LINH TINH SÀI GÒN
Võ thị Điềm Đạm
Bài viết sau chuyến về Việt Nam, tháng 4. 2007
Bình Minh
Mũi tên trên màn ảnh trước mặt chỉ đến vùng Chiang Mai cũng vừa lúc tiếng reng thanh vui đánh thức mọi người.... Chờ cả tiếng đồng hồ! Tôi mừng rỡ, kéo ngay màn cửa sổ lên, nhìn ra. Phải tận dụng cái diễm phúc hiếm hoi này! Những chuyến máy bay về Việt Nam trước, người soát vé ở quầy bao giờ cũng ưu ái dành hàng ghế giữa cho cả bốn chúng tôi được ngồi bên nhau. Bây giờ, tôi về một mình, vui mừng cảm ơn ngay khi cô soát vé hỏi tôi có muốn ngồi bên cửa sổ không.
Cả một vùng không gian mờ mờ tối, thật bao la, thật huyền hoặc khi ở cuối chân trời hiện lên một đường dài mảnh ưng ửng sắc cam mà lại đượm chút nâu nâu. Mắt tôi dán chặt khung cửa sổ nhỏ tí, chờ, chờ đường dài cam sáng dần và lớn dần nơi vịnh Andaman Sea. Giống như hồi nhỏ, tôi nằm trên bộ ván ngựa vân nâu vàng trong phòng khách, mắt dán chặt lên cây kim phút trên chiếc đồng hồ có quả lắc vàng đong đưa và đánh tong tòng mỗi nửa giờ, đánh tong tòng tóng tong mỗi một giờ. Tôi canh, canh cây kim phút nhính tới. Vậy mà lần nào cũng vậy, tôi vừa quay lưng nhìn chỗ khác là cây kim phút ”thừa cơ nhính lẹ”. Nó lừa tôi!
Lần này tôi lão làng và kiên nhẫn hơn nên không bị ”lừa” như hồi còn bé. Chân trời rực sáng dần, ngay truớc mắt tôi, hừng hực, không dấu diếm. Mây chưa kéo đến để chực làm vẩn đục khoảng không gian tinh khiết sớm mai. Một khoanh tròn như cái bánh cam tiến nhanh đến nơi tôi ngồi, loa mắt, nhìn lần nữa. Cứ mỗi lần nhìn chăm chăm là khoanh tròn màu cam tươi đó lại nhấp nha nhấp nhửng muốn ”lao mình” đến tôi. Khoanh tròn càng lúc càng lớn, lớn hoài cho đến khi tôi mỏi mắt, tôi chán ”nó”, tôi không còn thiết tha coi ”nó” lớn cỡ nào thì cả bầu trời cũng đã hừng hừng sáng.
Hải Quan
Khá, khá lắm! Hai người mặc dân phục và một người mặc quân phục với dáng điệu thẳng cứng, gương mặt như đang nghe lời vị chủ tịch Đảng đọc huấn từ, đứng đón khánh từ phi cơ vừa bước ra khỏi đường nối giữa máy bay và tòa nhà phi trường, không đáng để tâm! Khá ở chỗ là thủ tục nhập cảnh không mất nhiều thì giờ nữa. Chỉ khá thôi là bởi thì là cách đây ba năm tôi đã đọc báo thấy lời vị chủ tịch thành phố Sài Gòn cho biết là sẽ mở khóa học cười cho các nhân viên phi trường vậy mà bây giờ phim cũ quay lai, cũng toàn ánh mắt không chút thiện cảm chứ nói chi đến một mỉm cười. Nghiệm ra, thấy cũng đúng thôi. Cái bảng với hàng chữ ”Đừng để một văn bản nào khác trong chiếu khán khi trình”, treo chần dần trước mỗi hàng chờ. Và thì, được vào học trường Công An, rồi được bổ nhiệm làm ở phi trường Tân Sơn Nhất, rồi được bổ nhiệm ngồi vào quầy kiểm tra chiếu khán nhập cảnh, là tốn biết bao ”công sức” của cha mẹ vậy mà nhà nước nỡ lòng nào treo tấm thông tin ân cần tĩ mĩ như thế, lỡ có người tin thiệt thì sao. Làm sao mà cười nổi!
Anh công an hỏi tôi, dĩ nhiên giọng Bắc, nhưng khá nhẹ nhàng:
- Chị về lần thứ nhất?
- Không, năm hay sáu lần chi đó, tôi không nhớ.
Hỏi lạ vậy, cứ nhìn trong sổ chiếu kháng thì biết mà, mỗi lần về là một trang có dán chiếu kháng, anh đã lật qua lật lại từng tờ, kỹ lắm mà.
Anh công an hỏi tiếp:
- Chị về thăm gia đình?
- Vâng.
Hỏi lạ chưa, thì tôi đã khai là tôi về thăm gia đình trong đơn xin chiếu kháng nhập cảnh và cũng đã khai như thế trong mẫu đơn nhỏ nhỏ được các cô Tiếp Đãi Viên Hàng Không Việt Nam phát trước trên máy bay.
- Chị nhớ giữ kỹ phần này nhá, để khi trở ra có mà trình. Còn phần này thì hải quan giữ.
- Vâng.
Ủa, sao tôi lại trả lời ”vâng”, giọng Bắc? Muốn lấy lòng công an hả? Hèn thế!
Tôi được cái tính “làm lơ”. Lơ kẹp vô chiếu khán một “văn bản” khác. Chưa bao giờ! Năm chuyến về, năm chuyến ra, hai lần bị đưa vô phòng kín, tháo tung cái va ly đã cài chốt được là do tôi đặt thân hình gần sáu mươi ký lô lên để ép. Tôi vẫn lơ. Bắt tôi tháo tung va ly thì tôi nhẩn nha xếp lại. Có giỏi thì giữ chân tôi lại đi, chuyến may bị trễ, lỗ ai cho biết. Không cho tôi đem món đó hả? Thì tôi đưa tặng anh bảo vệ. Mấy người khác bĩm môi bảo rằng tôi qua lọt hải quan mà không cần kẹp gì bên trong chiếu kháng vì bạn song hành của tôi thuộc dân mũi lỏ, không ai muốn phiền hà tôi. Lần này, một thân một mình, tôi cũng lơ, lơ hết mấy câu hỏi ân cần, câu hỏi câu giờ cho cái đầu óc chậm chạp hay quên hãy mau mau bừng tĩnh. Lơ luôn! Cứ mãi ngờ nghệch là an toàn. Mà an toàn thật! Lần này thì tôi có quyền hênh hoang với bạn bè.
Trong dòng xe
Cảnh nhà neo đơn, tôi đã biểu đừng đưa đừng đón, tôi tự tìm taxi về. Vậy mà cô em nhỏ thua tôi hơn một con giáp, coi tôi khờ khạo, tin rằng người chị sẽ trở thành con mồi ngon ngơ ngáo sau hơn hai mươi lăm năm không sống ở Việt Nam. Chưa chắc ai tiến bộ hơn ai! Tiến bộ mặt nào? Cô em không thích đi xe hơi có máy lạnh nên chỉ lên phi trường, kêu sẵn taxi, bỏ tôi vô taxi, cho tài xế địa chỉ nhà. Còn cho tài xế địa chỉ nhà nữa, nhà của ba má tôi, ngôi nhà tôi ở bao năm trước! Cho nên tôi đơn thân độc mã trên chiếc taxi bảy chỗ ngồi. Tài xế đúng là dân nam cởi mở, tính tôi khó ngồi yên lâu, thế là khi xe vừa ra khỏi khuôn viên phi trường có hàng cây cao bóng mát, dấn thân vào miền xe cộ ngợp người, câu chuyện dòn tan.
- Chà, trúng giờ trưa tan sở nên xe nhiều quá.
- Cả ngày cả đêm chị ơi.
- Cả đêm?
- Cả đêm, dân chơi đêm, dân làm đêm…
- Xe hơi cũng nhiều đó chớ, nhiều hơn ba năm trước.
- Nhưng đường xá chật quá, phải len lỏi, chạy mệt lắm chị.
- Kiểu này, Công An Công Lộ làm việc mệt nghỉ.
- Làm buổi sáng đủ tiền xài cả ngày rồi, làm nhiều chi cho mệt chị.
- Cái này là anh nói chớ không phải tui à nghen.
- Chị về mấy lần rồi?
- Năm lần. Nếu so với lần đầu cách đây mười sáu năm thì số lượng xe Honda hồi đó bằng số lượng xe hơi bây giờ, còn số lượng xe đạp hồi đó thì bằng số lượng Honda bây giờ.
Rõ láu táu, không ai hỏi mà khai!
- Xe hơi càng lúc càng nhiều mà đường thì không mở rộng…
- Tôi nghĩ cũng khó lắm anh. Chỗ đâu mà mở rộng đường. Chẳng lẽ mở đường sát tới cửa nhà, chẳng lẽ đập nhà dân. Cũng tội chính phủ, chắc muốn mở rộng đường mà không nỡ đập phá nhà dân.
- Nghe tới chữ mở đường, quy hoạch là dân chúng xanh mặt. Ra cái án quy hoạch mở đường, chỉ ra thôi là dân chúng cứng đơ, không bán, không sửa chữa, không nâng cấp chi được, chỉ có nước chờ, chờ đời cha qua đời con. Mà chờ năm năm, mười năm, chờ chừng nào nhà nước rảnh, chờ chừng nào nhà nước có tiền.
- Nhà nước giàu mà.
- Cán bộ là nhà nước mà chị.
- Thì đúng thôi.
- Mở đường không có lợi. Tiền bạc để đầu tư những công trình đẻ ra tiền. Mà khó lắm chị. Đường nào cũng có nhà cán bộ, mở đường là động mồ động mả.
- Vậy thì cách tốt nhất là mở đường hầm.
- Chị nói giỡn! Cầu xập còn có đường thoát. Hầm xập thì chỉ có nước kêu trời.
- Ở các thành phố lớn người ta mở đường hầm hà rầm, có cái nào xụp đâu.
- Chuyện đó tui không rành. Nhưng ở đây, mở đường hầm là chết người ở trên cả người ở dưới. Thôi… thôi… chẳng thà chịu chạy đường chật vậy mà yên.
- Công ty, văn phòng, hàng quán sao mà ngàn ngàn, coi bộ làm ăn tự do dữ a.
- Đúng đó chị, bây giờ tự do lắm chị.
Chết bà, gặp dân thứ thiệt, may mà mình cảnh giác, không láu ta láu táu… hừm… nghe vậy mà không phải vậy… đừng có tưởng bở!
- Anh muốn nói tự do…
- Thì tự do xả rác, tự do đái bậy, tự do chạy lấn đường, tự do dành dựt, tự do cướp dựt…
Lên đường
Hai chị em sửa soạn ra ngân hàng, sau đó mỗi người đi mỗi ngã. Chỉ chiếc xe Honda Cup màu xanh đậm, đời trước hai ngàn thì phải, cô em nói:
- Chị chạy xe này.
Tôi phản đối ngay:
- Cho Tư chạy cái xe Dream đi!
- Xe cộ bây giờ nhiều lắm, xe Dream nặng nề mà chị thì chạy lạng quạng.
- Bảo đảm tay lái còn ngon lành mà! Chưa già lắm đâu!
- Hơn nữa… he… he… chị chạy xe này… he… he… không ai thèm dựt. Mất xe thì cũng tiếc, nhưng không bằng mạng người. Chỉ sợ tụi nó giựt xe lại gây tai nạn cho mình, sợ tụi cướp vì cái xe mà sanh lòng tham hại mình. Chị ở nước ngoài về…
- Bộ mạng người nước ngoài đáng cẩn thận hơn sao?
- Chị bị chuyện gì, lơ ngơ một mình ngoài đường càng thêm rắc rối.
Thôi thì chịu phận lơ ngơ! Chưa kịp đeo lên vai cái giỏ da màu kem yêu dấu luôn luôn theo sát bên tôi, cô em lại nhắc:
- Chị đừng đeo giỏ.
- Tư đeo qua vai kia mà. Làm gì tụi nó giựt được.
- Tụi nó muốn giựt là giựt, mình té kệ mình. Tụi cướp bây giờ bạo lắm.
- Vậy chớ tiền để đâu?
- Túi quần là bảo đảm.
Kinh nghiệm những lần trước, kỳ này tôi xếp vô va ly vài cái quần có túi trước, túi càng sâu càng tốt, không cần”mốt mai” gì hết. Thế là, điện thoại cầm tay ở túi trái, tiền ở túi phải, cái passport màu đỏ to quá phải nhét vô lưng quần, quăng cái giỏ với trăm thứ lỉnh kỉnh ở nhà. Không có cái giỏ, tôi như mất đi một phần thân thiết. Từ nay tôi đành tay không mà nhỡn nhơ đường phố, nếu cần thì… xách cái bị nylon. Đời sao hết thẩm mỹ! Thật ra cũng có nhiều người mang bóp, đeo xách lý le ngoài đường phố lắm chớ. Chắc mấy người đó điếc nên không biết sợ súng. Vẫn còn ấm ức, tôi lẩm bẩm:
- Vậy chớ công an làm gì, cứ ra đường là sợ cướp giựt, cứ ra đường là sợ lừa đảo.
Tai nạn
Dáng điệu như dân buôn ngoài đường, hơi rút vai, tôi lật áo thun, rút cái pass port đã lận kỹ trong lưng quần, lật ra. Quái! Không phải mặt mình ở trang đầu. Lật từng trang, lắc đầu, đưa cho cô em, giọng tôi hơi hoảng:
- Cái passport này không phải của Tư.
- Cái gì? Rồi, tai nạn rồi! Sao chị lại lấy lộn của người ta? Còn cái pasport của chị đâu?
- Tư đâu có biết. Hải Quan đưa Tư chứ Tư đâu có tự lấy. Nhưng… ông công an ở Hải Quan không thể đưa lộn được. Ông giải quyết từng người mà.
Cô em ngắm nghía hình người đàn ông lạ hoắc trong passport, giọng nửa chọc nửa lo:
- Chà, coi mặt ông này ngầu quá, bụi quá. Chuyện này không nhỏ đâu. Chị có nhớ khi xếp hàng chờ làm thủ tục nhập cảnh, ông này đứng trước hay sau chị?
- Không trước cũng không sau. Nhưng Tư nhớ ông này đi cùng chuyến máy bay với Tư. Bởi gương mặt ngầu ngầu, mái tóc dài cột túm phía sau khi ông đi lên đi xuống nên Tư nhớ.
- Ông này người nước nào? Chừng nào thì ông phải ra khỏi Việt Nam?
Coi kỹ cái passport bên ngoài thì giống mà bên trong thì xa lạ, từng trang, từng trang, giọng tôi hơi lo:
- Cũng là người có quốc tịch Na Uy, nhưng tên nghe như người Mỹ Latin. Dấu in đã tới Thổ Nhĩ Kỳ, Tàu, Anh, Ý, Tiệp Khắc, Áo, Ba Lan… ôi, đúng là dân-du-lịch-ba-lô đây. Ông sẽ rời Việt Nam bốn ngày trước Tư.
- Cũng đỡ, như vậy ông sẽ giao trả passport của chị ở Hải Quan. Nhưng… mệt… mệt rồi! Em phải đi với chị ra phi trường, không thể chờ. Hai ngày, không biết người ta còn nhớ chị không đây. Không biết ông đó có giữ passport của chị không đây. Cũng chưa chắc là ông này giữa passport của chị. Phiền… phiền!
- Tội nghiệp ông này. Chắc chắn ông sẽ ở khách sạn, phải trình passport… rồi làm sao đây? Nhưng không thể lộn được. Hải Quan giải quyết từng người một mà. Có thể liên quan đến nhiều người! Cũng may hôm nay Tư cần passport để ra ngân hàng, còn nếu không là đến ngày ra phi trường, trình pas port, mới té ngửa.
Ngồi sau lưng cô em trên đường xa lộ xuống Sài Gòn, đầu óc tôi bắt đầu làm việc: Chắc tại cái tội làm lơ, không thèm nhét một “văn bản” nào khác vô passport nên hắn ghét đây, hắn cho mình một bài học đây. Mà như vậy là liên lụy đến nhiều người. Vô lý! Vô lý! Hải Quan giải quyết passport từng người mà. Nhưng biết đâu… biết đâu họ có cách dằn mặt những tên cứng đầu, làm lơ như mình.
Già Mà Ngớ
Trưa nắng chang chang, không nón bảo vệ, không khăn che miệng, không găng tay cao gần sát nách, không vớ; chỉ võn vẹn cặp kính mát, tôi gồng mình chịu… cháy. Hôm nay là ngày thứ ba tôi có mặt ở Việt Nam thế mà tôi vẫn chưa làm quen lại những thủ tục trước khi ra đường. Đó là nón, khăn che miệng, nếu che cả cổ càng tốt, găng tay cao quá cùi chỏ, kính mát. Khăn che miệng, chỉ miệng mũi thôi và kính mát thì tôi chấp nhận, còn những thứ kia thì… no thanks! Ấy cho nên cái trán, bàn chân, bàn tay và hai cánh tay đã bắt đầu thành than. Chỉ sau hai ngày! Ơi… nhớ thủa nào cùng nhỏ bạn thân trên chiếc PC thong dong đường phố, tóc thả dài lay lay trong gió chiều, khoái chí giả bộ làm ngơ những aii ngoái đầu nhìn lại… Bây giờ thì các cô chẳng được có người ngoái đầu nhìn lại vì cô nào chạy xe cũng trang phục như sắp sửa đi cướp nhà băng. Nét thơ mộng biết sao tìm được trong lòng Sài Gòn của tôi!
Tôi không ngờ chú công an trẻ măng gật đầu ngay khi tôi trình bày lý do muốn đi vào phía trong, nơi chỉ dành cho nhân viên và hành khách đang chờ qua đợt kiểm tra hành lý, hoàn tất thủ tục nhập cảnh. Tôi đưa passport cho một nhân viên sau quầy, trình bày, xin được gặp ngưòi có thẩm quyền giải quyết chuyện này.
Vừa lật trang đầu của sổ passport, ông ấy kêu to:
- Đây rồi, đây rồi, chính ông này rồi, ông có tóc dài cột túm phía sau nên dễ nhớ. Ông ta đến trả lại cái passport của chị mấy ngày nay rồi. Sao bữa nay chị mới đến?
Mừng húm, tôi trả lời:
- Cũng may là tôi cần passport nên mới khám phá ra hôm nay. Còn không, đến ngày đi, đến phi trường mới biết không phải passport của mình, chừng đó mới quýnh quýu. Anh có passport của tôi đây không?
- Chúng tôi không có ở đây, chị phải lên công an Hải Quan. Công An Hải Quan giữ. Sao chị lại lấy passport của ông ấy?
- Các anh đưa cho tôi chứ làm sao tôi tự lấy được. Nhưng làm sao lộn được khi công an hải quan giải quyết từng người?
- Lộn là lộn ở đây.
À ra thế! Thôi nhớ rồi! Khi đưa va ly cho chạy qua dây cuốn, người kiểm soát cứ nhận passport, chờ hành lý đi qua khỏi rồi trả lại, không cần ngó mặt người nhận có phù hợp hình hay không. Mà người nhận cũng hấp tấp, va ly qua cửa ải cuối cùng được an toàn nên cứ dơ tay nhận passport màu đỏ giống in hệt của mình, nhét vô giỏ, xong, thủng thẳng ra cửa. Vậy mà tôi nghi ngờ công an hải quan mưu mô làm khó dễ kẻ “làm lơ”. Xin lỗi! Xin lỗi!
- Anh chỉ dùm tôi đường lên phòng Công An Hải Quan.
Đúng là nơi tôi đã làm thủ tục nhập cảnh! Lại phải trình bày lần nữa, vấn đề coi bộ lạ với những người đang có ca này. Quang cảnh nơi đây có vẻ nghiêm khắc, lạnh lùng. Tận tâm, họ phải gọi điện thoại đi nhiều nơi. Cuối cùng, một cậu rất trẻ, đến, nói, giọng nam:
- Chúng tôi đang quản lý passport của cô.
Giật mình, hơi khớp khi nghe chữ quản lý. Tôi hỏi liền:
- Quản lý là gì?
Đôi mắt còn trong xanh của anh chàng công an mở to, hơi bất bình vì câu hỏi vừa ngơ ngáo vừa vô duyên của người đàn bà đáng tuổi mẹ mình. Cậu ráng lấy vẻ ôn hoà, nhìn thẳng vô mắt tôi, đo lường xem tôi hỏi thật hay đùa, nói:
- Là chúng tôi đang giữ pass port của cô.
Sao không nói giữ mà nói là quản lý, vừa dài dòng vừa khó hiểu… hừm… Hán rộng!
Tôi hỏi tiếp:
- Vậy em cho cô nhận lại được không?
- Cô phải xuống phòng tiếp dân để nhận. Người giữ passport của cô không có ca làm bây giờ, cháu đã gọi điện cho anh đó, anh trên đường đến đây.
- Phòng tiếp dân là phòng gì?
Lại hỏi ngu ngơ! Lại mở to mắt nhìn! Anh chàng công an hải quan kiên nhẫn hướng dẫn đường xuống phòng tiếp dân. Miệng lẩm bẩm… phòng tiếp dân… phòng tiếp dân… xuống hết cầu thang cuốn, đi ra khỏi khu vực, quẹo phải… chết bà… phòng gì ta… phòng gì ta?
Chạy ngược lên, hỏi:
- Hồi nãy em nói cô sẽ tới phòng gì?
Mặc kệ những đôi mắt nửa trêu cợt nửa tội nghiệp, tôi lại lẩm bẩm… phòng tiếp dân… phòng tiếp dân… gần lối đi vào của hành khách sẽ lên máy bay… phòng tiếp dân…
- Chị đưa passport cho tôi.
Giật mình, tôi quay lại. Cậu thanh niên mặc thường phục, cũng rất trẻ, cũng nói giọng nam, hơi hối hả, vừa nói vừa như muốn giựt cái passport tôi đang cầm trên tay. Một ý tưởng bén ngay trong đầu tôi: tiền trao cháo múc. Tôi lắc đầu mà trong bụng hơi hơi tự xấu hổ vì cử chỉ nghi ngờ của mình, trả lời:
- Chú em phải đưa passport của tôi.
Quả thật, cậu ta hơi bực mình vì tôi tỏ thái độ nghi ngờ. Nhập gia tùy tục mà! Phải biết nghi ngờ, phải biết đề phòng mới mong sống sót! Việt Nam ngày nay mà! Hay cậu ta bực mình vì tôi không xuống giọng? Giọng cậu ta khó chịu rõ ràng:
- Chị đừng lo, không ai lấy passport của chị làm gì đâu. Tôi kiếm nhà chị hai ngày nay mà không ra, chị khai địa chỉ nhà sai, chị khai gian.
Nghe hai tiếng “khai gian”, các đường gân mặt bắt đầu căng, nóng, tôi cáu, trả lời dấm dẳng:
- Tôi không khai gian, đó là số cũ, địa chỉ thay đổi số mới nên tôi không biết.
- Đáng lý chị phải trả tiền xăng cho tôi.
Không khí bỗng dưng căng thẳng giữa tôi và cậu công an này. Nhận được cái passport của mình, chắc ăn, tôi “trở mặt”, trả lời:
- Chú em cần bao nhiêu? Vài trăm đô? Rõ là giận mất khôn, lỡ hắn ta ừ thì sao? Tiền chùa sao! Anh chàng công an trẻ, người nam lắc đầu, bỏ đi. Chắc cậu ta chán cái bà “Việt Kiều” đanh đá này.
Sau lưng những người đàn ông lạ
Tôi đã quyết định là sẽ sống “bụi đời” trong lần này. Nghĩa là dùng phương tiện giao thông công cộng, ăn uống hàng quán bình dân, ăn mặc xềnh xoàng… để dễ mở to mắt, vểnh rộng tai, hỉnh mũi hít sâu… Cho nên mỗi khi có việc xuống Sài Gòn, tôi đều đi xe buýt, đến trạm gần đó, đón xe honda ôm tiếp tục. Cũng nhờ tôi cố ý tỏ ra ta đây rành Sài Gòn khi nói địa chỉ và cũng chẳng muốn trả giá chi cho mệt nên bao giờ cũng vui lòng cả hai, tôi và người chạy xe ôm. Hay một điều là tôi luôn luôn dùng tên đường cũ thế mà hầu như tài xế honda ôm nào cũng biết. Còn tên đường mới, những đường lớn thì tôi biết, những đường nhỏ, trăm ngàn đường nhỏ, là tôi chịu thua. Những cái tên hoàn toàn lạ quắc lạ quơ đối với một người khá rành sử Việt, văn học sử như tôi! Ôi… lịch sử Việt Nam hai ngàn năm văn hoá, hai ngàn năm dựng nước giữ nước, một ngàn năm đánh đuổi giặc Tàu, một trăm năm đánh đuổi giặc Tây mà sao danh sách anh hùng dân tộc “nghèo nàn” đến nổi không đủ người để đặt tên đường nên đành phải dùng những cái tên mà chắc chắn những người tuổi Đảng chất đầy ba lô muốn biết đó là ai. Nếu hỏi nguồn gốc tên trăm ngàn con đường nhỏ đó thì chỉ có một vài người “viết sử theo đơn đặt hàng” biết chứ đảng viên làm sao nhớ cho hết tên những em giao liên lỡ đạp trúnh mìn banh xác hay những em bắn hạ được một máy bay Mỹ trong khời kỳ đánh-Mỹ-cứu-nước, thời kỳ hột-gạo-tẻ-làm-hai-đặng-đem-chia-cho-miền-Nam-nghèo-khổ-đáng-thương.
Những người bạn thấy tôi đi xe ôm lại nhà, ai cũng lắc đầu, cho là tôi gan, dám đón xe ôm một mình. Sao ai cũng đánh giá “Việt Kiều” khù khờ lơ ngơ? Sao ai cũng đánh giá mạng sống “Việt kiều” đáng giá hơn những người dân khác? Con người, ai ai cũng có trái tim, có khối óc, cũng đều đáng quí đáng giữ như nhau mà và xe ôm là một trong những phương tiện giao thông “công cộng”, tôi đang sống trong lòng “công cộng” ấy.
Lần nào cũng vậy, ngồi chưa nóng yên xe là tôi bắt đầu gợi chuyện. Nhưng gợi như thế nào để người chạy xe ôm không cho mình ngờ nghệch? Được thôi, nếu “lố” thì cứ phịa là: “Đã ở Sài Gòn trước bảy lăm, dọn về quê ngoài Trung quá lâu nên thấy Sài Gòn có nhiều đổi mới…”. Thường là một lời phê bình bâng quơ, một câu hỏi chung chung… là câu chuyện bắt đầu. Có khi đường ngắn mà chuyện dài, cộng thêm sự “thuận khẩu” giữa hai người, vừa trả tiền, tôi vừa “vớt vát” lắng nghe thêm được chút “chuyện lòng”. Và rồi kết thúc bằng nụ cười thật tươi trên cả hai gương mặt. Và rồi đôi mắt mở to khi tôi nói: “Anh mua cho tụi nhỏ bịch bánh.”
Mà cũng lạ, không ai tỏ vẻ khó chịu vì những câu hỏi có-vẻ-moi-móc của người khách nhiều chuyện phía sau lưng mình. Trái lại là khác! In như được hỏi thăm, được có người lưu tâm đến việc làm của mình… là một niềm vui. Ấy cho nên những mẫu chuyện trên xe honda ôm bao giờ xanh mướt từ đầu đến cuối. Và dĩ nhiên là tôi tháo bỏ khăn “bảo khẩu” Sao không gọi là khăn che miệng? Đúng là thời đại Hán Rộng!, bỏ qua mấy hột bụi lăn tăn trong phố chợ, bỏ qua khói xăng vỡn vờ trong nắng gắt.
- Thường chạy chừng bao lâu thì lấy lại vốn chiếc xe vậy anh?
- Xe mướn mà chị.
- Ô? Mướn vậy làm sao chạy đủ sống?
- Chắt mót cũng đủ no chị. Nhưng có cái là tay làm hàm nhai, không bao giờ dành dụm được cái gì.
- Nếu bịnh hoạn thì sao đây?
- Tới đâu hay tới đó. Có bịnh thì ráng chịu, rồi cũng qua.
- Chắc phải hai vợ chồng làm mới có sống?
- Vợ em ngồi bán bánh bao cho tiệm, tháng được gần triệu bạc. Ráng cho ba đứa nhỏ đi học. Đây rồi tới chừng tụi nó bắt đầu lên cấp hai… không biết lo sao cho xuể… bảo hiểm, sách vở, đồng phục, bảo quản trường… chi chi cũng do cha mẹ đóng góp. Bây giờ em mướn xe chạy ngày chạy đêm. Đến chừng tụi nó lên cấp hai, em không biết phải chạy thêm ca nào nữa đây.
- Thời giờ đâu mà nghỉ ngơi?
- Nghỉ gần như cả ngày đó chớ chị.
- Ô?
- Thì cả ngày mà chạy được chục chuyến là may rồi. Xe ôm nhiều quá. Ngồi tán dóc với anh em chờ khách.
*****
- Trước tui cũng có cái cup, chạy cũng đỡ. Xe mình, chạy nhiều ăn nhiều, chạy ít ăn ít, chớ xe mướn mà chạy không đủ trả cho chủ thì nợ chồng nợ chất.
- Xe cũ quá sao?
- Mất, chị. Mất xe tui không ức, chỉ ức công an.
- Ô?
- Nhà ngủ, tụi nó cạy cửa. Tui đi trình công an, tui biết ai cạy cửa. Vậy mà công an biểu: Anh chỉ nghi ngờ thôi thì làm sao chúng tôi điều tra được. Chừng nào anh biết chắc người lấy cắp thì lại đây báo.
Ma quỷ thần ơi!
***
- Chú em chở tôi lại Hai Bà Trưng gần chợ Tân Định. Bao nhiêu?
- Chị cho mười ngàn.
- Ô… nhà thờ đẹp quá! Chú chạy vòng lại cho tôi xem chút.
- Chà… coi bộ nhà nước cũng chịu bỏ tiền lo cho chùa cho nhà thờ lắm đó chớ.
- Nhà nước gì… dân làm hết đó chị.
- Dân làm hết?
- Dạ… dân muốn tu sửa thì gom tiền mà sửa. Cha muốn làm đẹp nhà thờ của mình thì kêu gọi dân trong xứ của mình đóng góp.
- Đâu phải ai cũng có tiền dư mà đóng góp.
- Ai cũng ráng dành dụm mà làm nở mặt nở mày nhà thờ của mình. Như giáo xứ của em… đỡ có cái là mấy người giàu cho tiền xây sửa nhà thờ… bà con có góp thêm được bao nhiêu thì góp.
Khôn… khôn thiệt… cho sửa sang… cho trùng tu tự do… nhà thờ nào cũng đẹp, chùa nào cũng lộng lẫy… nhìn qua bộ mặt Sài Gòn, ai dám bảo tự do tôn giáo ở cái xứ Việt Nam này đang bị bóp chặt? Hừm… coi vậy mà không phải vậy… đừng tưởng cha mẹ cho con ăn mặt đẹp là cha mẹ thương con… hừm!
Khi tôi tiến lại hai người đàn ông ngồi trên hai chiếc xe mà kinh nghiệm cho tôi biết họ chạy xe ôm. Thường thì những người chạy xe ôm lanh mắt, tôi chưa kịp hỏi là họ đã chào mời. Lần này, tôi lại gần mà không ai thèm ngó tới tôi, hai người mãi mê nói chuyện. Tôi vừa hỏi thì một chiếc xe trông thật tồi tệ từ bên kia đường tấp lại. Hai người đàn ông hất hàm nói với người chạy chiếc xe cũ mèm: “Tài của mày.” Tôi đành nhủ lòng: “Người ta nghèo, người ta mới chạy cái xe cũ mèm, đừng bày đặt lựa chọn.” Vịn nhẹ hông người chạy xe ôm để lấy thế ngồi lên yên xe, tự nhiên tôi không thích cái thế ngồi này của ông ta. Người đàn ông này khá to con nên phần yên phía sau của tôi hơi ít. Xe chạy được vài chục mét, ông ta hơi nhích người về phía sau làm phần ngồi của tôi càng ít hơn và dĩ nhiên khoảng cách giữa ông và tôi gần hơn mặc dù tôi đã cố gắng ngồi hơi ngữa ra phía sau để tránh đụng vào ông ấy. Chạy được vài chục mét, ông nhích ra phía sau chút nữa. Người ông chạm đùi tôi. Ráng chịu đựng! Ông nhích ra sau chút nữa. Rợn người, tôi biểu ông ngừng lại. Không giải thích, trả tiền, không chờ thối lại, tôi quay lưng bước vài bước ngược chiều xe đậu, dơ tay ra dấu một chiếc xe khác đang đậu ở ngã tư gần đó.
May là mình không có hứng nói chuyện. Nếu không, hắn ta lại tưởng mình.... hừm... coi tui vậy chớ mà không phải vậy đâu nghen... đừng tưởng bở!
Trên Xe Buýt
Trở lại chuyện đi xe buýt. Một điều chắc chắn là những người đi xe buýt là học sinh sinh viên nghèo, người dân nghèo. Không ai bỏ công đi bộ từ nhà ra trạm xe buýt, bỏ công đứng chờ xe buýt đến bất cứ lúc nào, rồi lại bỏ công đi từ trạm xe buýt đến chỗ mình muốn đến. Vấn đề đi bộ là chuyện bất đắc dĩ đối với người dân Sài Gòn, cái xe là cái chân. Giá xe buýt rất rẻ. Hai ngàn cho một tuyến đường trong Sài Gòn, bất cứ gần xa. Ba ngàn cho tuyến đường ra ngoài Sài Gòn. Khá nhiều, không phải đợi lâu, mười lăm, hai mươi phút là cùng. Nhưng khổ cái là không biết chắc giờ xe buýt đến. Cũng không biết tuyến đường này sẽ đi qua những con đường nào, trạm nào. Không có sổ hướng dẫn trên xe, không có bảng hướng dẫn ở trạm chờ. Hừm…cứ việc đứng, cứ việc chờ, xe tới là may rồi, trả có mấy ngàn bạc mà bày đặt đòi hỏi. Từ đó tới giờ có ai đòi ai hỏi đâu!
Sáng sớm, xe buýt đầy các em áo trắng. Tôi phải đứng. Hàng ghế cạnh tôi đứng là hai em học sinh cở mười sáu mười bảy tuổi, một nam một nữ. Giọng nam sinh vui vẻ:
- Đã quá, được nghỉ lễ Hùng Vương, lễ ba mươi tháng tư, lễ lao động, cuối tuần.
Cô bé ngồi bên không mấy vui, trả lời cóc nhảy:
- Đã gì mà đã! Phải ôn bài thi chết luôn.
- Tao đi chơi.
- Má mày có tiền, mày đâu cần học.
- Má tao cũng bắt tao học chớ bộ. Mà sao bữa nào tao cũng thấy mày về trễ?
- Học thêm. Bữa nào cũng phải sáu bảy giờ mới về tới nhà, cơm nước, học bài là đi ngủ. Thứ bảy chủ nhật thì ôn bài. Tuần nào cũng có ít nhất ba bài kiểm. Còn thi thì phải thi thử rồi mới thi thiệt đặng lớp đạt điểm cao, đạt thành tích. Lớp đạt thành tích thì mấy ổng mấy bả được thưởng chớ lợi ích gì mình. Thi miết thành ra ngán tận cổ. Học thét thành khùng. Mà mày coi cái ông thày vật lý ngu ơi là ngu, mày thấy hông…
- Ờ, ổng ngu thiệt. Hỏi ổng thì ổng biểu về nhà đọc lại sách.
- Ổng tưởng tụi mình là thần đồng, cái gì cũng biểu ráng tự tìm hiểu. Năm nay sách dùng dấu hiệu này, ổng biểu mình dùng dấu hiệu này. Sang năm nhà trường đổi sách, dùng dấu hiệu khác, ổng biểu mình dùng dấu hiệu khác. Cũng một công thức mà nay dùng dấu hiệu này, mai dùng dấu hiệu khác, mỗi sách dùng một dấu hiệu khác nhau, làm như những dấu hiệu đó là phát minh của tác giả vậy. Hỏi thì ổng biểu ráng mà hiểu.
Trời ơi… phải chi mình bắt cóc được con bé này, đem vô một quán nước… “tra hỏi”… đáng đồng tiền bát gạo biết mấy…
Chia tay với TP ở trước trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, con đường tình ngày xưa của dân Khoa Học và Sư Phạm, tôi lên xe buýt. Xe đông nghịt, không còn ghế trống. Một ngày mệt mỏi vì ráng thu xếp nhiều công chuyện hiện rõ trên gương mặt, dáng điệu, tôi gồng tay vịn thanh sắt. Một em có vẻ học sinh, nói nhỏ: “Cô ngồi đây đi!” Chẳng phản đối vì mình chưa già đến nổi được nhường ghế trên xe buýt, tôi cảm động, ngồi xuống.
***
Trưa nắng chang chang, xe buýt cũng chẳng còn ghế trống, tôi cùng lên với hai người đàn bà hơi lụm khụm. Em bán vé kêu to: “Các em trẻ mạnh khỏe nhường chỗ cho bà ngoại!” Thế là lần lượt các em đứng dậy nhường ghế, không một lời phản đối, một cử chỉ thật bình thường. Dĩ nhiên tôi cũng là “bà ngoại”.
***
Cũng trưa nắng chang chang, tôi không cần lắng tai, lời qua tiếng lại của chú bán vé và một hàng khách đàn bà giọng bắc-bảy-mươi-lăm. Cái tật cố hữu từ hơn ba mươi năm là phải phân biệt giọng bắc để cân lường sự việc, đập vào đôi tai luôn vểnh cao:
- Địt mẹ! Chắc qua mẹ nó rồi.
- Chị xuống trạm nào?
- ĐM Gò Dưa!
- Qua Gò Dưa lâu rồi, sao chị không xuống?
- ĐM! Soát vé mà không biết trạm, ĐM không biết kêu, ĐM.
- Tới trạm thì chị lo mà xuống chớ.
- ĐM, tôi đã biểu tôi xuống trạm Gò Dưa, ĐM.
- Thì gần tới trạm, tôi kêu trạm Gò Dưa. Chị muốn xuống thì phải chuẩn bị xuống chớ khách hàng mấy chục người làm sao tôi nhớ nổi.
- Ngừng đây cho xuống, ĐM!
- Ngừng đây sao được mà ngừng, phải chờ trạm tới.
- ĐM! Xa quá làm sao đi được… ngừng… ngừng… ĐM…
- Chị xuống trạm tới rồi qua bên kia đường đón ngược lại. Gần tới trạm rồi đó, chị ra từ từ là vừa.
- ĐM…
Ơi… sao mà nhớ những người bạn bắc-kỳ-ăn-cá-rô-cây của tôi ngày xưa, nhớ lời ăn tiếng nói sao mà dịu dàng, nhớ lời đùa tiếng đáp sao mà êm tai.
Hồng Hay Đỏ?
Hàng trái cây đủ màu đủ loại, chất cao trông thật đẹp mắt, thật quyến rủ. Ô… mận… mận đỏ… mận hồng. Màu đỏ bắt mắt hơn, tôi cầm trái mận có dáng như trái lê thâu nhỏ lại, đỏ tươi, nặng chắc, hỏi:
- Bao nhiêu một ký đây em?
- Hai chục.
Lạng qua sàng mận hồng trái tròn tròn, lớn không thua gì trái mận màu hồng đỏ, dáng nguyên thủy của nó, da căng căng màu hồng phấn, cầm lên một trái, hơi nhẹ, chưa kịp hỏi thì em bán hàng nói, giọng thờ ơ:
- Mười ngàn.
- Ô… sao giá khác nhau dữ vậy?
- Mận này là mận Việt Nam.
- Ủa… chớ mận kia là mận của ai?
Không mấy tin ở tai mình, nhìn người đàn bà coi bộ cũng là dân-chợ-búa-hàng-ngày mà sao hỏi một câu lớ ngớ, em bán hàng trả lời:
- Mận Thái Lan.
- Mận mà cũng nhập cảng từ Thái Lan à?
Biết mình hỏi vô lý, hỏi không đúng đối tượng, nhưng cái miệng ưa hỏi, ưa thắc mắc không ngăn tôi được. Làm lơ ánh mắt em bán hàng, tôi với tay lấy trái mận Thái Lan, hai tay hai loại mận, cân cân. Phải công nhận mận Thái Lan hơi nặng hơn. Nhưng mình mua ký lô, nặng thì ít trái, nhẹ thì nhiều trái!
Mua bịch mận hồng tươi Việt Nam, mua thêm một trái mận Thái Lan đỏ sắc đặng ăn thử, lòng không vui lắm mặc dù mận Thái Lan hơi, chỉ hơi chắc thịt hơn. Không vui vì thấy chỉ vì mang tiếng mận Việt Nam mà phải chịu giá một nửa, phải nằm khuất phía sau sàng mận nước ngoài và như vậy là nông dân nước ngoài hưởng lợi tức. Không vui vì nghĩ đến lời than của một nông dân mà tôi đã đọc trên báo Lao Động. Đại khái là: “Mấy nhà vườn trồng cà rốt năm nay phá sản vì nhà nước cho nhập cà rốt từ Tàu qua quá nhiều. Cà rốt Tàu ngập chợ. Giá cà rốt Tàu rẻ hơn.” Một câu hỏi trong đầu tôi: “Tại sao phải nhập cảng trái cây và rau cải từ nước ngoài trong khi đa số người Việt mình vẫn là nông dân? Áp lực từ trên cao, từ phía ngoài? Túi người ký giấy phép nhập cảng được nặng thêm? Có ai để quyền lợi người dân mình phía trước mặt mỗi khi ký một giấy phép nhập cảng?”
Trời Hỡi!
Cái miệng chắc toàn là hỏi moi hỏi móc nên bị phạt cho một mụt lở trên môi. Sợ bị nhiễm trùng làm xấu thêm, tôi lại tiệm thuốc tây định mua chút thuốc chấm, chỉ định mua một chai thuốc nhỏ chấm cho mụt lở mau khô. Đến đây mới biết phòng phía trong của tiệm thuốc tây này phòng bác sĩ, cũng là nơi chữa trị. Cấp độ chữa trị như thế nào thì tôi không biết. Chỉ thấy rằng khi tôi vào phòng khám thì có một em tuổi độ hai mươi, nằm trên giường sau lưng bác sĩ, trông có vẻ đau đớn lắm, ráng ngồi dậy, không nổi, phải nằm xuống lại, than: “Đau quá bác sĩ ơi!” Và ông bác sĩ trả lời: “Phải nằm tới chiều cho tôi theo dõi.”
Chỉ cái môi không mấy tươi tắn vì thiếu son bóng, tôi hỏi thuốc chấm cho khô. Em bán thuốc đề nghị bác sĩ sẽ khám cho tôi. Thế là tôi phải ngồi vào hàng ghế chờ với bốn người nữa. Sau khi làm thủ tục bệnh lý, điền những mẫu giấy như khi nhập bệnh viện, bác sĩ ngắm nghía chỗ lở, cho toa, phán là tôi bị nhiễm vi trùng chi chi đó, phải uống thuốc trong năm ngày. Và dĩ nhiên là tôi phải mua thuốc ở quầy thuốc này. Rõ là độc quyền, bệnh nhân không có quyền đi chỗ khác mua thuốc. Nói rằng bệnh nhân không có quyền mua thuốc chỗ khác thì không đúng. Nhưng cách xếp đặt coi như phải mua thuốc ở đây. Tôi là người ưa thắc mắc mà cũng phải ngậm miệng tuân theo, để rồi ấm a ấm ức sau đó. Rõ là bác sĩ đã để cho những nơi cung cấp thuốc mua chuộc. Sao mà giống… quá vậy ta!
Và đây, năm loại thuốc cho một cái mụt tí ti bằng đầu đũa! Ba trăm ngàn đồng cho một chấm lở hơi rươm rướm máu! Quên, đó là tính luôn tiền khám bác sĩ. Tôi giật mình. Tôi ngớ mặt. Tôi chắc lưỡi như ông Thạch Sùng. Ba trăm ngàn đồng! Ba trăm ngàn đồng bằng một phần năm lương tháng của một công nhân hãng xưởng. Ba trăm ngàn đồng Việt Nam vị chi là gần hai mươi đô la Mỹ. Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột chăng? Nhưng ai biết tôi là dân giàu? Giàu thiệt tình chớ chơi sao, nếu đem lợi tức đi làm ngày tám tiếng của tôi ra làm bằng chứng để so sánh với mức sống của đa số ở đây. Nhưng ai biết tôi là Việt Kiều? Vậy nếu đau bao tử chắc phải uống chục loại thuốc và tốn bao nhiêu hở Trời! "Giàu" như tôi đây mà còn kêu Trời thì chắc ông Trời chỉ có nước đâm thủng màng nhĩ cho khỏi phải nghe tiếng kêu than mỗi khi ông đi ngang Việt Nam. Hay là chắc là sợ nghe nhiều quá nên ông Trời đi tránh đường khác. Cái vòng lẩn quẩn!
Nghìn Trùng Xa Cách... Người Có Thương Người....
Một trưa, mệt mỏi cộng với lười, tôi kêu taxi đi xuống Sài Gòn. Ôi… sướng vô biên… thoải mái vô ngần… mát rượi… yên tĩnh… chỉ cần đưa cái địa chỉ là có thể ngồi băng sau đọc báo cho đến khi xe ngừng. Nhưng, giá gấp bốn mươi lần so với giá xe buýt! Một ngày sống “sang”, sang theo kiểu bình thường thôi, nghĩa là đi xe taxi, ăn nhà hàng máy lạnh cửa kiếng. Tính nhẫm thì thấy chi phí gấp hai mươi lần so với một ngày sống bình thường như đa số, nghĩa là đi xe buýt hay honda, ăn cơm dĩa hay cơm phần. Nghiệm ra, thứ gì cũng vậy. Dịch vụ, món ăn, giá hàng hóa… nhất nhất đều biến chuyển từ thấp đến cao, gấp ba, gấp mười, gấp hai mươi, gấp bốn mươi, gấp năm mươi. Số người hưởng dịch vụ thấp sâu, xài món hàng rẻ mạt thì nhiều, nhiều vô số kể, nhiều gấp ngàn lần số người ở đầu cân bên kia.
Thật ra thì xã hội nào cũng thế, cũng có người giàu kẻ nghèo. Nhưng ở Việt Nam mình, cái vực chia cách xa nghìn trùng nhưng mà lại nhan nhãn trước mắt. Buồn một điều là khách du lịch chỉ nhìn thấy cái hào nhoáng bên ngoài và người ngoại quốc không cần biết ai làm chủ những cơ ngơi, những biệt thự rộng mát vắng người, để rồi khen: ”Việt Nam cũng khá đó chớ!” Họ đâu biết có chị bán đậu phọng luộc nơi gốc phố đã sáu năm qua mà vẫn còn tiếp tục ngồi bên thúng đậu phọng và bán một gói một ngàn đồng. Họ đâu biết có bác sửa giày bên lề đường cặm cụi kết quai đôi dép da, khâu khâu dán dán hơn mười lăm năm rồi mà vẫn còn cặm cụi, bởi nghỉ là đói. Nhiều lắm! Quay đâu cũng thấy. Kể sao cho vừa! Nói sao cho xiết! Ai có thấy chăng? Hỏi lạ vậy…hừm… người trên cao thấy đó chớ bởi người trên cao vẫn thường đem những hình ảnh đấy, những câu chuyện thương tâm đó mà kêu gọi “núm ruột ngàn dặm” mà nhử mồi ngoại viện… Nhưng không biết người trên cao có kể lễ than thở với những nhà tư bản đỏ để xin xỏ như xin xỏ ”Việt Kiều” không nhỉ? Hừm... hỏi gì lạ thế... thì những người trên cao với những nhà tư bản đỏ tuy hai mà là một, tuy một mà là hai.
Nghìn trùng xa cách… người có thương người…
Chợt nhớ đến bài thơ đã làm trong kỳ về Việt Nam năm 2004, tôi viết lại đây:
Tôi đã thấy
Ta thấy em.
Mắt chớp nỗi buồn tênh
Nhìn nhỏ bạn nhà bên
Được má đưa đi học.
Em, không tập không bài.
Niên học mới sáng mai
Ba chưa đóng tiền trường
Tiền bảo hiểm, bảo trường
Làm sao Ba đảm đương?
Cơm chỉ rau với mắm
Biết con chăm học lắm
Ba biết làm sao đây
Cho Ba khuất năm này.
***
Tôi thấy anh.
Cùng chiếc xe đạp cũ
Cả ngày dạo quanh vùng
Rao đầu xóm cuối làng.
Với giỏ mây sau xe.
Hành, tỏi, tiêu, gia vị
Chanh, muối, tương, chao, đường.
Anh chăm chút cho người
Bữa cơm ngon, tươi ngọt.
Cơm nhà anh hẩm hiu
Chỉ có mùi mắm mặn
Với cơm hẩm, rau xanh
Con anh còn thèm lắm.
Cha nghèo, anh mất học
Anh nghèo, con mất học
Cả thế hệ anh, con
Sống bám mấy đồng mòn.
***
Ta thấy em.
Mới chín hay mười tuổi
Mắt trong, môi hồng xinh
Bỏ chương trình thiếu nhi
Bỏ trò chơi dang dở
Tìm tập vở bút bi
Giải bài toán như chì
Tay hồng nhích cặp kính
Đè nặng sống mũi xinh.
***
Ta thấy em.
Giữa lòng thành phố trưa
Mẹ lách lỏi chiếc xe
Em phía sau cơm hộp
Vội vã từng muỗng cơm.
Lòng nặng chĩu nổi lo
Bài thầy cho còn đó
Hôm qua học về khuya
Mệt! Ngủ trong tay bố.
Không kịp ngó, kịp suy.
Thôi thì chờ chủ nhật
Lật đật rồi cũng xong
Thuộc lòng bài sử ký
Chép hết mấy đoạn văn
Chờ mong nội đến thăm
Ôm cháu than: "Tội lắm!
Còn đâu nữa tuổi thơ
Cả ngày học với hành
Tranh cái bằng tiên tiến
Quyết chiếm chỗ trường chuyên
Mong được trường ngoại tuyển.
Nhưng cháu còn may đấy
Biết bao trẻ ước ao
Được học sáng học chiều
Được ba lô nặng trĩu.
***
Tôi thấy anh.
Anh buồn, ngắm bàn tay
Bàn tay đầy bụi phấn
Nhưng không được góp phần
Dựng xây đời con trẻ.
Bởi trường thành nhà chợ
Buôn bán không dấu tay
Ông này kết bà kia
Xây lớp lấy thêm lời.
Anh thành người mời bán.
Xem bố mẹ tranh dành
Mua mảnh bằng cho con
Nuôi con bằng gian dối,
Dạy con: Tiền mua danh.
Ôi những đêm thao thức
Thấy đời mình lún sâu,
"Tôi chỉ có tim này,
Biết đau lời em khóc"
Anh tìm, tìm kiếm mãi
Người sinh viên năm nào
Mộng cao hiến dâng đời
Bằng tin yêu, tấm lòng
***
Tôi thấy anh.
Trong phòng đợi đông người
Chờ lấy số kêu tên
Được diễm phúc hiến dâng
Một quả thận trong anh.
"Con đau, ta dư thừa
Hiến dâng một phân nửa
Thôi cũng là làm phước:
Thuốc cho con, người khỏe"
Rồi bâng khuâng tự hỏi:
Mai đây con lại bệnh
Biết dâng bán phần nào?
Dòng máu nóng trong ta
Đủ chạy lo con ạ!
***
Tôi thấy chị.
Chấp tay lời van lạy:
Cho cháu mũi thuốc tây
Con nóng mê hai ngày
Nhưng không tiền nhập viện.
Cô y tá quay người
Dấu giọt nước chực rơi.
Thầy bác sĩ thở dài:
Câu tâm-y-hiền-mẫu
Ta đành vứt cống cầu
Bởi,
Hai đầu cân lương y
Đầu cân vàng trì nặng
Đầu cân xanh nhẹ tênh
Franklin màu xanh tươi
Làm nền tờ bệnh lý.
Cả từ trên xuống dưới
Ký máu bán tim người
Cầu van xin ngoại viện
Nhét túi ngoài túi trong
Và ta?
Cứu trẻ nghèo nóng mê
Sao lại không làm được?
Giọt Nước Long Lanh
Mỗi sáng sớm tôi thường đi bơi. Một sáng chủ nhật, trời lâm râm mưa, mưa từ khuya cho tới giờ, cơn mưa đầu mùa. Thôi kệ, cứ đi! Cổng hồ vừa hé mở, mưa đã tạnh nhưng vẫn lưu lại những giọt long lanh trên màu lá xanh mướt bụi hoa trang ngay cổng vào. Hồ vắng tanh, chỉ mình tôi và người canh hồ bơi đang dọn dẹp đâu đó. Bơi được vài vòng, bỗng nhiên đầu tôi căng căng. Tưởng đôi kính bơi mới mua quá chật, mở bỏ kính trên thành hồ, xoay người bơi tiếp, đầu vẫn căng đau. Rất ít khi tôi bị đau đầu, mà lại đau căng căng dựt dựt như thế này thì chưa bao giờ. Lên nghế ngồi, người choáng váng, nhắm mắt, tôi ráng chờ. Bụng nhủ lòng: “Không có chi, rồi cũng qua!”
Lâu lắm thì phải, cho đến khi người canh hồ bơi hỏi:
- Chị sao vậy?
- Sao tự nhiên tôi khó chịu trong người quá.
- Chị lại ghế này nằm nghỉ chút, tôi đi lấy dầu cho chị.
Nằm đã mười phút mà người tôi vẫn choáng váng, người bần thần. Vài ba người đến, họ bàn tán về tình trạng của tôi.
Bước chân lại gần, nhân viên hồ bơi hỏi giọng ân cần:
- Chị cho số điện thoại nhà, em gọi kêu người ra đón chị về.
- Không có ai ở nhà hết.
Tiếng nhân viên hồ hơi:
- Mày coi chở chị này về nhà, tao chạy xe của chị theo mày.
- Chị ngồi xe được không?
Hai em chở tôi về tận nhà, chờ tôi mở khóa cửa, dắt xe vô nhà. Hai em lặng lẽ khép cửa lại dùm tôi, nổ máy xe. Tôi chưa kịp nói một lời cám ơn.
Ơi… những giọt nước tươi trong cuốn trôi vài hạt “bụi cát” đã làm cay mắt tôi
Em ạ! Tìm Chỗ Khác Em Nhá!
Ngả tư trung tâm phố đông nghẹt xe từ sáng sớm cho tới chiều tối, những trưa nắng chói chang chang cũng như những tối trời thấp mây vần, không bao giờ ngớt xe, không bao giờ ngưng tiếng còi thúc dục. Mỗi tối tôi thường chạy honda về nhà bên kia phố, qua cái ngả tư đầy hiểm nguy này. Ở gốc ngả tư này, một hình ảnh làm tôi lưu ý, cũng hơn hai tuần. Đó là cảnh tượng người đàn bà nhỏ ốm, ẵm đứa bé độ dưới một tuổi, khi đang bú, khi ngủ, và đứa bé độ bốn hay năm tuổi “chơi” lẩn quẩn. Hơn hai tuần! Cô ấy và hai con ngồi trên vài tờ báo căng rộng, cái nón lá nằm ngửa chờ đợi những đồng tiền từ những chiếc xe phải ngừng chờ đèn xanh. Những chiếc xe chạy ngang qua hay ngừng chờ đèn xanh phải tránh, chừa một khoảng cho mấy tờ báo đó. Không quan tâm đến ánh mắt thương hại hay tò mò, không màng bụi đường khói xăng ngùn ngụt, không đếm xỉa đến tiếng xe nổ rền rền liên tục, cô gái và con ngồi đó. Với chai nước bên cạnh, ba mẹ con ngồi như ngồi trên bộ ván ở nhà của mình. Thật thản nhiên! Thật tư tại! Ngồi ngay gốc ngã tư đường xe cộ ngờm ngợp! Mỗi ngày! Chỉ vào chiều tối! Chỉ sau khi công an công lộ đã xong công tác canh đường cho một ngày!
Gởi xe, xách cái túi nylon có máy chụp hình mở sẵn, tôi băng qua đường, đến gần nơi “làm ăn” của ba mẹ con cô gái ấy. Bất ngờ, tôi lấy máy ảnh ra, chụp lia lịa hình ảnh quen thuộc từ hơn hai tuần nay ở ngã tư xe cộ tấp nập này. Mặc cho ánh đèn chói chang từ những chiếc xe đang ngừng chờ đèn xanh, biết là hình sẽ không rõ, quỵ chân lom khom, không cần nhìn khung hình, tôi bấm máy. Có tiếng ai đó từ những chiếc xe đang nổ máy, nói: “Chết bà rồi, nhà báo chụp hình.” Không phản đối, cô ấy ôm con đứng dậy, chợm đi. Không muốn tạo chú ý, tôi đi nhanh, tránh xa ba mẹ con ấy.
Đi được vài chục mét, nghe tiếng kêu, tôi quay lại. Thằng bé con cô gái chạy theo, giơ bàn tay mở rộng về hướng tôi. Lúc bấy giờ tôi mới nhớ ra. Đã chuẩn bị sẵn tiền trong túi quần, tôi chạy ngược trở lại, dúi tiền vào tay thằng bé. Trong lòng, tôi hơi bất bình vì hành động có vẻ ”chuyên nghiệp” của đứa bé và đồng thời cảm thấy xấu hổ về cách ”dùng tiền” vô ý thức cũng như hành động khiếm nhã của chính tôi. Đi xa một đoạn, tôi quay trở lại để lấy xe. Từ xa, nhìn thấy tôi đang hướng tới ngả tư, người đàn bà đứng dậy, lặng lẽ băng nhanh qua đường, đi nhanh vào con hẻm gần đó. Từ đó ngả tư trung tâm phố mất đi một hình ảnh… hình ảnh gì nhỉ… biết gọi sao đây! Một cái gai? Sao không ai muốn nhổ? Một hình ảnh đáng thương cùng đường? Sao không ai tìm cách giải quyết? Chính quyền ở đâu? Hay là quá quen nên không đáng nghĩ tới? Không đáng lưu tâm? Mình đã làm mất nồi cơm của ba mẹ con chăng? Đáng lý mình không nên làm như thế này. Đáng lý mình nên tìm cách làm quen, hỏi thăm hoàn cảnh sống của mẹ con cô ấy. Hừm… chỉ vì mình muốn có vài tấm hình ”độc đáo”… hừm!
Em ạ! Vì không có nơi dung thân nên em mới chọn góc ngã tư này, nơi không ai làm chủ, không ai đuổi em, phải thế không em? Túng quẩn quá phải không em?
Thôi thì mình chỉ biết cầu mong em ấy tìm được chỗ khác mà xin.
Em ạ! Tìm chỗ khác em nhá! Khói xăng dầu độc lắm.
Võ Thị Điềm Đạm
Võ thị Điềm Đạm
Bài viết sau chuyến về Việt Nam, tháng 4. 2007
Bình Minh
Mũi tên trên màn ảnh trước mặt chỉ đến vùng Chiang Mai cũng vừa lúc tiếng reng thanh vui đánh thức mọi người.... Chờ cả tiếng đồng hồ! Tôi mừng rỡ, kéo ngay màn cửa sổ lên, nhìn ra. Phải tận dụng cái diễm phúc hiếm hoi này! Những chuyến máy bay về Việt Nam trước, người soát vé ở quầy bao giờ cũng ưu ái dành hàng ghế giữa cho cả bốn chúng tôi được ngồi bên nhau. Bây giờ, tôi về một mình, vui mừng cảm ơn ngay khi cô soát vé hỏi tôi có muốn ngồi bên cửa sổ không.
Cả một vùng không gian mờ mờ tối, thật bao la, thật huyền hoặc khi ở cuối chân trời hiện lên một đường dài mảnh ưng ửng sắc cam mà lại đượm chút nâu nâu. Mắt tôi dán chặt khung cửa sổ nhỏ tí, chờ, chờ đường dài cam sáng dần và lớn dần nơi vịnh Andaman Sea. Giống như hồi nhỏ, tôi nằm trên bộ ván ngựa vân nâu vàng trong phòng khách, mắt dán chặt lên cây kim phút trên chiếc đồng hồ có quả lắc vàng đong đưa và đánh tong tòng mỗi nửa giờ, đánh tong tòng tóng tong mỗi một giờ. Tôi canh, canh cây kim phút nhính tới. Vậy mà lần nào cũng vậy, tôi vừa quay lưng nhìn chỗ khác là cây kim phút ”thừa cơ nhính lẹ”. Nó lừa tôi!
Lần này tôi lão làng và kiên nhẫn hơn nên không bị ”lừa” như hồi còn bé. Chân trời rực sáng dần, ngay truớc mắt tôi, hừng hực, không dấu diếm. Mây chưa kéo đến để chực làm vẩn đục khoảng không gian tinh khiết sớm mai. Một khoanh tròn như cái bánh cam tiến nhanh đến nơi tôi ngồi, loa mắt, nhìn lần nữa. Cứ mỗi lần nhìn chăm chăm là khoanh tròn màu cam tươi đó lại nhấp nha nhấp nhửng muốn ”lao mình” đến tôi. Khoanh tròn càng lúc càng lớn, lớn hoài cho đến khi tôi mỏi mắt, tôi chán ”nó”, tôi không còn thiết tha coi ”nó” lớn cỡ nào thì cả bầu trời cũng đã hừng hừng sáng.
Hải Quan
Khá, khá lắm! Hai người mặc dân phục và một người mặc quân phục với dáng điệu thẳng cứng, gương mặt như đang nghe lời vị chủ tịch Đảng đọc huấn từ, đứng đón khánh từ phi cơ vừa bước ra khỏi đường nối giữa máy bay và tòa nhà phi trường, không đáng để tâm! Khá ở chỗ là thủ tục nhập cảnh không mất nhiều thì giờ nữa. Chỉ khá thôi là bởi thì là cách đây ba năm tôi đã đọc báo thấy lời vị chủ tịch thành phố Sài Gòn cho biết là sẽ mở khóa học cười cho các nhân viên phi trường vậy mà bây giờ phim cũ quay lai, cũng toàn ánh mắt không chút thiện cảm chứ nói chi đến một mỉm cười. Nghiệm ra, thấy cũng đúng thôi. Cái bảng với hàng chữ ”Đừng để một văn bản nào khác trong chiếu khán khi trình”, treo chần dần trước mỗi hàng chờ. Và thì, được vào học trường Công An, rồi được bổ nhiệm làm ở phi trường Tân Sơn Nhất, rồi được bổ nhiệm ngồi vào quầy kiểm tra chiếu khán nhập cảnh, là tốn biết bao ”công sức” của cha mẹ vậy mà nhà nước nỡ lòng nào treo tấm thông tin ân cần tĩ mĩ như thế, lỡ có người tin thiệt thì sao. Làm sao mà cười nổi!
Anh công an hỏi tôi, dĩ nhiên giọng Bắc, nhưng khá nhẹ nhàng:
- Chị về lần thứ nhất?
- Không, năm hay sáu lần chi đó, tôi không nhớ.
Hỏi lạ vậy, cứ nhìn trong sổ chiếu kháng thì biết mà, mỗi lần về là một trang có dán chiếu kháng, anh đã lật qua lật lại từng tờ, kỹ lắm mà.
Anh công an hỏi tiếp:
- Chị về thăm gia đình?
- Vâng.
Hỏi lạ chưa, thì tôi đã khai là tôi về thăm gia đình trong đơn xin chiếu kháng nhập cảnh và cũng đã khai như thế trong mẫu đơn nhỏ nhỏ được các cô Tiếp Đãi Viên Hàng Không Việt Nam phát trước trên máy bay.
- Chị nhớ giữ kỹ phần này nhá, để khi trở ra có mà trình. Còn phần này thì hải quan giữ.
- Vâng.
Ủa, sao tôi lại trả lời ”vâng”, giọng Bắc? Muốn lấy lòng công an hả? Hèn thế!
Tôi được cái tính “làm lơ”. Lơ kẹp vô chiếu khán một “văn bản” khác. Chưa bao giờ! Năm chuyến về, năm chuyến ra, hai lần bị đưa vô phòng kín, tháo tung cái va ly đã cài chốt được là do tôi đặt thân hình gần sáu mươi ký lô lên để ép. Tôi vẫn lơ. Bắt tôi tháo tung va ly thì tôi nhẩn nha xếp lại. Có giỏi thì giữ chân tôi lại đi, chuyến may bị trễ, lỗ ai cho biết. Không cho tôi đem món đó hả? Thì tôi đưa tặng anh bảo vệ. Mấy người khác bĩm môi bảo rằng tôi qua lọt hải quan mà không cần kẹp gì bên trong chiếu kháng vì bạn song hành của tôi thuộc dân mũi lỏ, không ai muốn phiền hà tôi. Lần này, một thân một mình, tôi cũng lơ, lơ hết mấy câu hỏi ân cần, câu hỏi câu giờ cho cái đầu óc chậm chạp hay quên hãy mau mau bừng tĩnh. Lơ luôn! Cứ mãi ngờ nghệch là an toàn. Mà an toàn thật! Lần này thì tôi có quyền hênh hoang với bạn bè.
Trong dòng xe
Cảnh nhà neo đơn, tôi đã biểu đừng đưa đừng đón, tôi tự tìm taxi về. Vậy mà cô em nhỏ thua tôi hơn một con giáp, coi tôi khờ khạo, tin rằng người chị sẽ trở thành con mồi ngon ngơ ngáo sau hơn hai mươi lăm năm không sống ở Việt Nam. Chưa chắc ai tiến bộ hơn ai! Tiến bộ mặt nào? Cô em không thích đi xe hơi có máy lạnh nên chỉ lên phi trường, kêu sẵn taxi, bỏ tôi vô taxi, cho tài xế địa chỉ nhà. Còn cho tài xế địa chỉ nhà nữa, nhà của ba má tôi, ngôi nhà tôi ở bao năm trước! Cho nên tôi đơn thân độc mã trên chiếc taxi bảy chỗ ngồi. Tài xế đúng là dân nam cởi mở, tính tôi khó ngồi yên lâu, thế là khi xe vừa ra khỏi khuôn viên phi trường có hàng cây cao bóng mát, dấn thân vào miền xe cộ ngợp người, câu chuyện dòn tan.
- Chà, trúng giờ trưa tan sở nên xe nhiều quá.
- Cả ngày cả đêm chị ơi.
- Cả đêm?
- Cả đêm, dân chơi đêm, dân làm đêm…
- Xe hơi cũng nhiều đó chớ, nhiều hơn ba năm trước.
- Nhưng đường xá chật quá, phải len lỏi, chạy mệt lắm chị.
- Kiểu này, Công An Công Lộ làm việc mệt nghỉ.
- Làm buổi sáng đủ tiền xài cả ngày rồi, làm nhiều chi cho mệt chị.
- Cái này là anh nói chớ không phải tui à nghen.
- Chị về mấy lần rồi?
- Năm lần. Nếu so với lần đầu cách đây mười sáu năm thì số lượng xe Honda hồi đó bằng số lượng xe hơi bây giờ, còn số lượng xe đạp hồi đó thì bằng số lượng Honda bây giờ.
Rõ láu táu, không ai hỏi mà khai!
- Xe hơi càng lúc càng nhiều mà đường thì không mở rộng…
- Tôi nghĩ cũng khó lắm anh. Chỗ đâu mà mở rộng đường. Chẳng lẽ mở đường sát tới cửa nhà, chẳng lẽ đập nhà dân. Cũng tội chính phủ, chắc muốn mở rộng đường mà không nỡ đập phá nhà dân.
- Nghe tới chữ mở đường, quy hoạch là dân chúng xanh mặt. Ra cái án quy hoạch mở đường, chỉ ra thôi là dân chúng cứng đơ, không bán, không sửa chữa, không nâng cấp chi được, chỉ có nước chờ, chờ đời cha qua đời con. Mà chờ năm năm, mười năm, chờ chừng nào nhà nước rảnh, chờ chừng nào nhà nước có tiền.
- Nhà nước giàu mà.
- Cán bộ là nhà nước mà chị.
- Thì đúng thôi.
- Mở đường không có lợi. Tiền bạc để đầu tư những công trình đẻ ra tiền. Mà khó lắm chị. Đường nào cũng có nhà cán bộ, mở đường là động mồ động mả.
- Vậy thì cách tốt nhất là mở đường hầm.
- Chị nói giỡn! Cầu xập còn có đường thoát. Hầm xập thì chỉ có nước kêu trời.
- Ở các thành phố lớn người ta mở đường hầm hà rầm, có cái nào xụp đâu.
- Chuyện đó tui không rành. Nhưng ở đây, mở đường hầm là chết người ở trên cả người ở dưới. Thôi… thôi… chẳng thà chịu chạy đường chật vậy mà yên.
- Công ty, văn phòng, hàng quán sao mà ngàn ngàn, coi bộ làm ăn tự do dữ a.
- Đúng đó chị, bây giờ tự do lắm chị.
Chết bà, gặp dân thứ thiệt, may mà mình cảnh giác, không láu ta láu táu… hừm… nghe vậy mà không phải vậy… đừng có tưởng bở!
- Anh muốn nói tự do…
- Thì tự do xả rác, tự do đái bậy, tự do chạy lấn đường, tự do dành dựt, tự do cướp dựt…
Lên đường
Hai chị em sửa soạn ra ngân hàng, sau đó mỗi người đi mỗi ngã. Chỉ chiếc xe Honda Cup màu xanh đậm, đời trước hai ngàn thì phải, cô em nói:
- Chị chạy xe này.
Tôi phản đối ngay:
- Cho Tư chạy cái xe Dream đi!
- Xe cộ bây giờ nhiều lắm, xe Dream nặng nề mà chị thì chạy lạng quạng.
- Bảo đảm tay lái còn ngon lành mà! Chưa già lắm đâu!
- Hơn nữa… he… he… chị chạy xe này… he… he… không ai thèm dựt. Mất xe thì cũng tiếc, nhưng không bằng mạng người. Chỉ sợ tụi nó giựt xe lại gây tai nạn cho mình, sợ tụi cướp vì cái xe mà sanh lòng tham hại mình. Chị ở nước ngoài về…
- Bộ mạng người nước ngoài đáng cẩn thận hơn sao?
- Chị bị chuyện gì, lơ ngơ một mình ngoài đường càng thêm rắc rối.
Thôi thì chịu phận lơ ngơ! Chưa kịp đeo lên vai cái giỏ da màu kem yêu dấu luôn luôn theo sát bên tôi, cô em lại nhắc:
- Chị đừng đeo giỏ.
- Tư đeo qua vai kia mà. Làm gì tụi nó giựt được.
- Tụi nó muốn giựt là giựt, mình té kệ mình. Tụi cướp bây giờ bạo lắm.
- Vậy chớ tiền để đâu?
- Túi quần là bảo đảm.
Kinh nghiệm những lần trước, kỳ này tôi xếp vô va ly vài cái quần có túi trước, túi càng sâu càng tốt, không cần”mốt mai” gì hết. Thế là, điện thoại cầm tay ở túi trái, tiền ở túi phải, cái passport màu đỏ to quá phải nhét vô lưng quần, quăng cái giỏ với trăm thứ lỉnh kỉnh ở nhà. Không có cái giỏ, tôi như mất đi một phần thân thiết. Từ nay tôi đành tay không mà nhỡn nhơ đường phố, nếu cần thì… xách cái bị nylon. Đời sao hết thẩm mỹ! Thật ra cũng có nhiều người mang bóp, đeo xách lý le ngoài đường phố lắm chớ. Chắc mấy người đó điếc nên không biết sợ súng. Vẫn còn ấm ức, tôi lẩm bẩm:
- Vậy chớ công an làm gì, cứ ra đường là sợ cướp giựt, cứ ra đường là sợ lừa đảo.
Tai nạn
Dáng điệu như dân buôn ngoài đường, hơi rút vai, tôi lật áo thun, rút cái pass port đã lận kỹ trong lưng quần, lật ra. Quái! Không phải mặt mình ở trang đầu. Lật từng trang, lắc đầu, đưa cho cô em, giọng tôi hơi hoảng:
- Cái passport này không phải của Tư.
- Cái gì? Rồi, tai nạn rồi! Sao chị lại lấy lộn của người ta? Còn cái pasport của chị đâu?
- Tư đâu có biết. Hải Quan đưa Tư chứ Tư đâu có tự lấy. Nhưng… ông công an ở Hải Quan không thể đưa lộn được. Ông giải quyết từng người mà.
Cô em ngắm nghía hình người đàn ông lạ hoắc trong passport, giọng nửa chọc nửa lo:
- Chà, coi mặt ông này ngầu quá, bụi quá. Chuyện này không nhỏ đâu. Chị có nhớ khi xếp hàng chờ làm thủ tục nhập cảnh, ông này đứng trước hay sau chị?
- Không trước cũng không sau. Nhưng Tư nhớ ông này đi cùng chuyến máy bay với Tư. Bởi gương mặt ngầu ngầu, mái tóc dài cột túm phía sau khi ông đi lên đi xuống nên Tư nhớ.
- Ông này người nước nào? Chừng nào thì ông phải ra khỏi Việt Nam?
Coi kỹ cái passport bên ngoài thì giống mà bên trong thì xa lạ, từng trang, từng trang, giọng tôi hơi lo:
- Cũng là người có quốc tịch Na Uy, nhưng tên nghe như người Mỹ Latin. Dấu in đã tới Thổ Nhĩ Kỳ, Tàu, Anh, Ý, Tiệp Khắc, Áo, Ba Lan… ôi, đúng là dân-du-lịch-ba-lô đây. Ông sẽ rời Việt Nam bốn ngày trước Tư.
- Cũng đỡ, như vậy ông sẽ giao trả passport của chị ở Hải Quan. Nhưng… mệt… mệt rồi! Em phải đi với chị ra phi trường, không thể chờ. Hai ngày, không biết người ta còn nhớ chị không đây. Không biết ông đó có giữ passport của chị không đây. Cũng chưa chắc là ông này giữa passport của chị. Phiền… phiền!
- Tội nghiệp ông này. Chắc chắn ông sẽ ở khách sạn, phải trình passport… rồi làm sao đây? Nhưng không thể lộn được. Hải Quan giải quyết từng người một mà. Có thể liên quan đến nhiều người! Cũng may hôm nay Tư cần passport để ra ngân hàng, còn nếu không là đến ngày ra phi trường, trình pas port, mới té ngửa.
Ngồi sau lưng cô em trên đường xa lộ xuống Sài Gòn, đầu óc tôi bắt đầu làm việc: Chắc tại cái tội làm lơ, không thèm nhét một “văn bản” nào khác vô passport nên hắn ghét đây, hắn cho mình một bài học đây. Mà như vậy là liên lụy đến nhiều người. Vô lý! Vô lý! Hải Quan giải quyết passport từng người mà. Nhưng biết đâu… biết đâu họ có cách dằn mặt những tên cứng đầu, làm lơ như mình.
Già Mà Ngớ
Trưa nắng chang chang, không nón bảo vệ, không khăn che miệng, không găng tay cao gần sát nách, không vớ; chỉ võn vẹn cặp kính mát, tôi gồng mình chịu… cháy. Hôm nay là ngày thứ ba tôi có mặt ở Việt Nam thế mà tôi vẫn chưa làm quen lại những thủ tục trước khi ra đường. Đó là nón, khăn che miệng, nếu che cả cổ càng tốt, găng tay cao quá cùi chỏ, kính mát. Khăn che miệng, chỉ miệng mũi thôi và kính mát thì tôi chấp nhận, còn những thứ kia thì… no thanks! Ấy cho nên cái trán, bàn chân, bàn tay và hai cánh tay đã bắt đầu thành than. Chỉ sau hai ngày! Ơi… nhớ thủa nào cùng nhỏ bạn thân trên chiếc PC thong dong đường phố, tóc thả dài lay lay trong gió chiều, khoái chí giả bộ làm ngơ những aii ngoái đầu nhìn lại… Bây giờ thì các cô chẳng được có người ngoái đầu nhìn lại vì cô nào chạy xe cũng trang phục như sắp sửa đi cướp nhà băng. Nét thơ mộng biết sao tìm được trong lòng Sài Gòn của tôi!
Tôi không ngờ chú công an trẻ măng gật đầu ngay khi tôi trình bày lý do muốn đi vào phía trong, nơi chỉ dành cho nhân viên và hành khách đang chờ qua đợt kiểm tra hành lý, hoàn tất thủ tục nhập cảnh. Tôi đưa passport cho một nhân viên sau quầy, trình bày, xin được gặp ngưòi có thẩm quyền giải quyết chuyện này.
Vừa lật trang đầu của sổ passport, ông ấy kêu to:
- Đây rồi, đây rồi, chính ông này rồi, ông có tóc dài cột túm phía sau nên dễ nhớ. Ông ta đến trả lại cái passport của chị mấy ngày nay rồi. Sao bữa nay chị mới đến?
Mừng húm, tôi trả lời:
- Cũng may là tôi cần passport nên mới khám phá ra hôm nay. Còn không, đến ngày đi, đến phi trường mới biết không phải passport của mình, chừng đó mới quýnh quýu. Anh có passport của tôi đây không?
- Chúng tôi không có ở đây, chị phải lên công an Hải Quan. Công An Hải Quan giữ. Sao chị lại lấy passport của ông ấy?
- Các anh đưa cho tôi chứ làm sao tôi tự lấy được. Nhưng làm sao lộn được khi công an hải quan giải quyết từng người?
- Lộn là lộn ở đây.
À ra thế! Thôi nhớ rồi! Khi đưa va ly cho chạy qua dây cuốn, người kiểm soát cứ nhận passport, chờ hành lý đi qua khỏi rồi trả lại, không cần ngó mặt người nhận có phù hợp hình hay không. Mà người nhận cũng hấp tấp, va ly qua cửa ải cuối cùng được an toàn nên cứ dơ tay nhận passport màu đỏ giống in hệt của mình, nhét vô giỏ, xong, thủng thẳng ra cửa. Vậy mà tôi nghi ngờ công an hải quan mưu mô làm khó dễ kẻ “làm lơ”. Xin lỗi! Xin lỗi!
- Anh chỉ dùm tôi đường lên phòng Công An Hải Quan.
Đúng là nơi tôi đã làm thủ tục nhập cảnh! Lại phải trình bày lần nữa, vấn đề coi bộ lạ với những người đang có ca này. Quang cảnh nơi đây có vẻ nghiêm khắc, lạnh lùng. Tận tâm, họ phải gọi điện thoại đi nhiều nơi. Cuối cùng, một cậu rất trẻ, đến, nói, giọng nam:
- Chúng tôi đang quản lý passport của cô.
Giật mình, hơi khớp khi nghe chữ quản lý. Tôi hỏi liền:
- Quản lý là gì?
Đôi mắt còn trong xanh của anh chàng công an mở to, hơi bất bình vì câu hỏi vừa ngơ ngáo vừa vô duyên của người đàn bà đáng tuổi mẹ mình. Cậu ráng lấy vẻ ôn hoà, nhìn thẳng vô mắt tôi, đo lường xem tôi hỏi thật hay đùa, nói:
- Là chúng tôi đang giữ pass port của cô.
Sao không nói giữ mà nói là quản lý, vừa dài dòng vừa khó hiểu… hừm… Hán rộng!
Tôi hỏi tiếp:
- Vậy em cho cô nhận lại được không?
- Cô phải xuống phòng tiếp dân để nhận. Người giữ passport của cô không có ca làm bây giờ, cháu đã gọi điện cho anh đó, anh trên đường đến đây.
- Phòng tiếp dân là phòng gì?
Lại hỏi ngu ngơ! Lại mở to mắt nhìn! Anh chàng công an hải quan kiên nhẫn hướng dẫn đường xuống phòng tiếp dân. Miệng lẩm bẩm… phòng tiếp dân… phòng tiếp dân… xuống hết cầu thang cuốn, đi ra khỏi khu vực, quẹo phải… chết bà… phòng gì ta… phòng gì ta?
Chạy ngược lên, hỏi:
- Hồi nãy em nói cô sẽ tới phòng gì?
Mặc kệ những đôi mắt nửa trêu cợt nửa tội nghiệp, tôi lại lẩm bẩm… phòng tiếp dân… phòng tiếp dân… gần lối đi vào của hành khách sẽ lên máy bay… phòng tiếp dân…
- Chị đưa passport cho tôi.
Giật mình, tôi quay lại. Cậu thanh niên mặc thường phục, cũng rất trẻ, cũng nói giọng nam, hơi hối hả, vừa nói vừa như muốn giựt cái passport tôi đang cầm trên tay. Một ý tưởng bén ngay trong đầu tôi: tiền trao cháo múc. Tôi lắc đầu mà trong bụng hơi hơi tự xấu hổ vì cử chỉ nghi ngờ của mình, trả lời:
- Chú em phải đưa passport của tôi.
Quả thật, cậu ta hơi bực mình vì tôi tỏ thái độ nghi ngờ. Nhập gia tùy tục mà! Phải biết nghi ngờ, phải biết đề phòng mới mong sống sót! Việt Nam ngày nay mà! Hay cậu ta bực mình vì tôi không xuống giọng? Giọng cậu ta khó chịu rõ ràng:
- Chị đừng lo, không ai lấy passport của chị làm gì đâu. Tôi kiếm nhà chị hai ngày nay mà không ra, chị khai địa chỉ nhà sai, chị khai gian.
Nghe hai tiếng “khai gian”, các đường gân mặt bắt đầu căng, nóng, tôi cáu, trả lời dấm dẳng:
- Tôi không khai gian, đó là số cũ, địa chỉ thay đổi số mới nên tôi không biết.
- Đáng lý chị phải trả tiền xăng cho tôi.
Không khí bỗng dưng căng thẳng giữa tôi và cậu công an này. Nhận được cái passport của mình, chắc ăn, tôi “trở mặt”, trả lời:
- Chú em cần bao nhiêu? Vài trăm đô? Rõ là giận mất khôn, lỡ hắn ta ừ thì sao? Tiền chùa sao! Anh chàng công an trẻ, người nam lắc đầu, bỏ đi. Chắc cậu ta chán cái bà “Việt Kiều” đanh đá này.
Sau lưng những người đàn ông lạ
Tôi đã quyết định là sẽ sống “bụi đời” trong lần này. Nghĩa là dùng phương tiện giao thông công cộng, ăn uống hàng quán bình dân, ăn mặc xềnh xoàng… để dễ mở to mắt, vểnh rộng tai, hỉnh mũi hít sâu… Cho nên mỗi khi có việc xuống Sài Gòn, tôi đều đi xe buýt, đến trạm gần đó, đón xe honda ôm tiếp tục. Cũng nhờ tôi cố ý tỏ ra ta đây rành Sài Gòn khi nói địa chỉ và cũng chẳng muốn trả giá chi cho mệt nên bao giờ cũng vui lòng cả hai, tôi và người chạy xe ôm. Hay một điều là tôi luôn luôn dùng tên đường cũ thế mà hầu như tài xế honda ôm nào cũng biết. Còn tên đường mới, những đường lớn thì tôi biết, những đường nhỏ, trăm ngàn đường nhỏ, là tôi chịu thua. Những cái tên hoàn toàn lạ quắc lạ quơ đối với một người khá rành sử Việt, văn học sử như tôi! Ôi… lịch sử Việt Nam hai ngàn năm văn hoá, hai ngàn năm dựng nước giữ nước, một ngàn năm đánh đuổi giặc Tàu, một trăm năm đánh đuổi giặc Tây mà sao danh sách anh hùng dân tộc “nghèo nàn” đến nổi không đủ người để đặt tên đường nên đành phải dùng những cái tên mà chắc chắn những người tuổi Đảng chất đầy ba lô muốn biết đó là ai. Nếu hỏi nguồn gốc tên trăm ngàn con đường nhỏ đó thì chỉ có một vài người “viết sử theo đơn đặt hàng” biết chứ đảng viên làm sao nhớ cho hết tên những em giao liên lỡ đạp trúnh mìn banh xác hay những em bắn hạ được một máy bay Mỹ trong khời kỳ đánh-Mỹ-cứu-nước, thời kỳ hột-gạo-tẻ-làm-hai-đặng-đem-chia-cho-miền-Nam-nghèo-khổ-đáng-thương.
Những người bạn thấy tôi đi xe ôm lại nhà, ai cũng lắc đầu, cho là tôi gan, dám đón xe ôm một mình. Sao ai cũng đánh giá “Việt Kiều” khù khờ lơ ngơ? Sao ai cũng đánh giá mạng sống “Việt kiều” đáng giá hơn những người dân khác? Con người, ai ai cũng có trái tim, có khối óc, cũng đều đáng quí đáng giữ như nhau mà và xe ôm là một trong những phương tiện giao thông “công cộng”, tôi đang sống trong lòng “công cộng” ấy.
Lần nào cũng vậy, ngồi chưa nóng yên xe là tôi bắt đầu gợi chuyện. Nhưng gợi như thế nào để người chạy xe ôm không cho mình ngờ nghệch? Được thôi, nếu “lố” thì cứ phịa là: “Đã ở Sài Gòn trước bảy lăm, dọn về quê ngoài Trung quá lâu nên thấy Sài Gòn có nhiều đổi mới…”. Thường là một lời phê bình bâng quơ, một câu hỏi chung chung… là câu chuyện bắt đầu. Có khi đường ngắn mà chuyện dài, cộng thêm sự “thuận khẩu” giữa hai người, vừa trả tiền, tôi vừa “vớt vát” lắng nghe thêm được chút “chuyện lòng”. Và rồi kết thúc bằng nụ cười thật tươi trên cả hai gương mặt. Và rồi đôi mắt mở to khi tôi nói: “Anh mua cho tụi nhỏ bịch bánh.”
Mà cũng lạ, không ai tỏ vẻ khó chịu vì những câu hỏi có-vẻ-moi-móc của người khách nhiều chuyện phía sau lưng mình. Trái lại là khác! In như được hỏi thăm, được có người lưu tâm đến việc làm của mình… là một niềm vui. Ấy cho nên những mẫu chuyện trên xe honda ôm bao giờ xanh mướt từ đầu đến cuối. Và dĩ nhiên là tôi tháo bỏ khăn “bảo khẩu” Sao không gọi là khăn che miệng? Đúng là thời đại Hán Rộng!, bỏ qua mấy hột bụi lăn tăn trong phố chợ, bỏ qua khói xăng vỡn vờ trong nắng gắt.
- Thường chạy chừng bao lâu thì lấy lại vốn chiếc xe vậy anh?
- Xe mướn mà chị.
- Ô? Mướn vậy làm sao chạy đủ sống?
- Chắt mót cũng đủ no chị. Nhưng có cái là tay làm hàm nhai, không bao giờ dành dụm được cái gì.
- Nếu bịnh hoạn thì sao đây?
- Tới đâu hay tới đó. Có bịnh thì ráng chịu, rồi cũng qua.
- Chắc phải hai vợ chồng làm mới có sống?
- Vợ em ngồi bán bánh bao cho tiệm, tháng được gần triệu bạc. Ráng cho ba đứa nhỏ đi học. Đây rồi tới chừng tụi nó bắt đầu lên cấp hai… không biết lo sao cho xuể… bảo hiểm, sách vở, đồng phục, bảo quản trường… chi chi cũng do cha mẹ đóng góp. Bây giờ em mướn xe chạy ngày chạy đêm. Đến chừng tụi nó lên cấp hai, em không biết phải chạy thêm ca nào nữa đây.
- Thời giờ đâu mà nghỉ ngơi?
- Nghỉ gần như cả ngày đó chớ chị.
- Ô?
- Thì cả ngày mà chạy được chục chuyến là may rồi. Xe ôm nhiều quá. Ngồi tán dóc với anh em chờ khách.
*****
- Trước tui cũng có cái cup, chạy cũng đỡ. Xe mình, chạy nhiều ăn nhiều, chạy ít ăn ít, chớ xe mướn mà chạy không đủ trả cho chủ thì nợ chồng nợ chất.
- Xe cũ quá sao?
- Mất, chị. Mất xe tui không ức, chỉ ức công an.
- Ô?
- Nhà ngủ, tụi nó cạy cửa. Tui đi trình công an, tui biết ai cạy cửa. Vậy mà công an biểu: Anh chỉ nghi ngờ thôi thì làm sao chúng tôi điều tra được. Chừng nào anh biết chắc người lấy cắp thì lại đây báo.
Ma quỷ thần ơi!
***
- Chú em chở tôi lại Hai Bà Trưng gần chợ Tân Định. Bao nhiêu?
- Chị cho mười ngàn.
- Ô… nhà thờ đẹp quá! Chú chạy vòng lại cho tôi xem chút.
- Chà… coi bộ nhà nước cũng chịu bỏ tiền lo cho chùa cho nhà thờ lắm đó chớ.
- Nhà nước gì… dân làm hết đó chị.
- Dân làm hết?
- Dạ… dân muốn tu sửa thì gom tiền mà sửa. Cha muốn làm đẹp nhà thờ của mình thì kêu gọi dân trong xứ của mình đóng góp.
- Đâu phải ai cũng có tiền dư mà đóng góp.
- Ai cũng ráng dành dụm mà làm nở mặt nở mày nhà thờ của mình. Như giáo xứ của em… đỡ có cái là mấy người giàu cho tiền xây sửa nhà thờ… bà con có góp thêm được bao nhiêu thì góp.
Khôn… khôn thiệt… cho sửa sang… cho trùng tu tự do… nhà thờ nào cũng đẹp, chùa nào cũng lộng lẫy… nhìn qua bộ mặt Sài Gòn, ai dám bảo tự do tôn giáo ở cái xứ Việt Nam này đang bị bóp chặt? Hừm… coi vậy mà không phải vậy… đừng tưởng cha mẹ cho con ăn mặt đẹp là cha mẹ thương con… hừm!
***
Khi tôi tiến lại hai người đàn ông ngồi trên hai chiếc xe mà kinh nghiệm cho tôi biết họ chạy xe ôm. Thường thì những người chạy xe ôm lanh mắt, tôi chưa kịp hỏi là họ đã chào mời. Lần này, tôi lại gần mà không ai thèm ngó tới tôi, hai người mãi mê nói chuyện. Tôi vừa hỏi thì một chiếc xe trông thật tồi tệ từ bên kia đường tấp lại. Hai người đàn ông hất hàm nói với người chạy chiếc xe cũ mèm: “Tài của mày.” Tôi đành nhủ lòng: “Người ta nghèo, người ta mới chạy cái xe cũ mèm, đừng bày đặt lựa chọn.” Vịn nhẹ hông người chạy xe ôm để lấy thế ngồi lên yên xe, tự nhiên tôi không thích cái thế ngồi này của ông ta. Người đàn ông này khá to con nên phần yên phía sau của tôi hơi ít. Xe chạy được vài chục mét, ông ta hơi nhích người về phía sau làm phần ngồi của tôi càng ít hơn và dĩ nhiên khoảng cách giữa ông và tôi gần hơn mặc dù tôi đã cố gắng ngồi hơi ngữa ra phía sau để tránh đụng vào ông ấy. Chạy được vài chục mét, ông nhích ra phía sau chút nữa. Người ông chạm đùi tôi. Ráng chịu đựng! Ông nhích ra sau chút nữa. Rợn người, tôi biểu ông ngừng lại. Không giải thích, trả tiền, không chờ thối lại, tôi quay lưng bước vài bước ngược chiều xe đậu, dơ tay ra dấu một chiếc xe khác đang đậu ở ngã tư gần đó.
May là mình không có hứng nói chuyện. Nếu không, hắn ta lại tưởng mình.... hừm... coi tui vậy chớ mà không phải vậy đâu nghen... đừng tưởng bở!
Trên Xe Buýt
Trở lại chuyện đi xe buýt. Một điều chắc chắn là những người đi xe buýt là học sinh sinh viên nghèo, người dân nghèo. Không ai bỏ công đi bộ từ nhà ra trạm xe buýt, bỏ công đứng chờ xe buýt đến bất cứ lúc nào, rồi lại bỏ công đi từ trạm xe buýt đến chỗ mình muốn đến. Vấn đề đi bộ là chuyện bất đắc dĩ đối với người dân Sài Gòn, cái xe là cái chân. Giá xe buýt rất rẻ. Hai ngàn cho một tuyến đường trong Sài Gòn, bất cứ gần xa. Ba ngàn cho tuyến đường ra ngoài Sài Gòn. Khá nhiều, không phải đợi lâu, mười lăm, hai mươi phút là cùng. Nhưng khổ cái là không biết chắc giờ xe buýt đến. Cũng không biết tuyến đường này sẽ đi qua những con đường nào, trạm nào. Không có sổ hướng dẫn trên xe, không có bảng hướng dẫn ở trạm chờ. Hừm…cứ việc đứng, cứ việc chờ, xe tới là may rồi, trả có mấy ngàn bạc mà bày đặt đòi hỏi. Từ đó tới giờ có ai đòi ai hỏi đâu!
***
Sáng sớm, xe buýt đầy các em áo trắng. Tôi phải đứng. Hàng ghế cạnh tôi đứng là hai em học sinh cở mười sáu mười bảy tuổi, một nam một nữ. Giọng nam sinh vui vẻ:
- Đã quá, được nghỉ lễ Hùng Vương, lễ ba mươi tháng tư, lễ lao động, cuối tuần.
Cô bé ngồi bên không mấy vui, trả lời cóc nhảy:
- Đã gì mà đã! Phải ôn bài thi chết luôn.
- Tao đi chơi.
- Má mày có tiền, mày đâu cần học.
- Má tao cũng bắt tao học chớ bộ. Mà sao bữa nào tao cũng thấy mày về trễ?
- Học thêm. Bữa nào cũng phải sáu bảy giờ mới về tới nhà, cơm nước, học bài là đi ngủ. Thứ bảy chủ nhật thì ôn bài. Tuần nào cũng có ít nhất ba bài kiểm. Còn thi thì phải thi thử rồi mới thi thiệt đặng lớp đạt điểm cao, đạt thành tích. Lớp đạt thành tích thì mấy ổng mấy bả được thưởng chớ lợi ích gì mình. Thi miết thành ra ngán tận cổ. Học thét thành khùng. Mà mày coi cái ông thày vật lý ngu ơi là ngu, mày thấy hông…
- Ờ, ổng ngu thiệt. Hỏi ổng thì ổng biểu về nhà đọc lại sách.
- Ổng tưởng tụi mình là thần đồng, cái gì cũng biểu ráng tự tìm hiểu. Năm nay sách dùng dấu hiệu này, ổng biểu mình dùng dấu hiệu này. Sang năm nhà trường đổi sách, dùng dấu hiệu khác, ổng biểu mình dùng dấu hiệu khác. Cũng một công thức mà nay dùng dấu hiệu này, mai dùng dấu hiệu khác, mỗi sách dùng một dấu hiệu khác nhau, làm như những dấu hiệu đó là phát minh của tác giả vậy. Hỏi thì ổng biểu ráng mà hiểu.
Trời ơi… phải chi mình bắt cóc được con bé này, đem vô một quán nước… “tra hỏi”… đáng đồng tiền bát gạo biết mấy…
***
Chia tay với TP ở trước trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, con đường tình ngày xưa của dân Khoa Học và Sư Phạm, tôi lên xe buýt. Xe đông nghịt, không còn ghế trống. Một ngày mệt mỏi vì ráng thu xếp nhiều công chuyện hiện rõ trên gương mặt, dáng điệu, tôi gồng tay vịn thanh sắt. Một em có vẻ học sinh, nói nhỏ: “Cô ngồi đây đi!” Chẳng phản đối vì mình chưa già đến nổi được nhường ghế trên xe buýt, tôi cảm động, ngồi xuống.
***
Trưa nắng chang chang, xe buýt cũng chẳng còn ghế trống, tôi cùng lên với hai người đàn bà hơi lụm khụm. Em bán vé kêu to: “Các em trẻ mạnh khỏe nhường chỗ cho bà ngoại!” Thế là lần lượt các em đứng dậy nhường ghế, không một lời phản đối, một cử chỉ thật bình thường. Dĩ nhiên tôi cũng là “bà ngoại”.
***
Cũng trưa nắng chang chang, tôi không cần lắng tai, lời qua tiếng lại của chú bán vé và một hàng khách đàn bà giọng bắc-bảy-mươi-lăm. Cái tật cố hữu từ hơn ba mươi năm là phải phân biệt giọng bắc để cân lường sự việc, đập vào đôi tai luôn vểnh cao:
- Địt mẹ! Chắc qua mẹ nó rồi.
- Chị xuống trạm nào?
- ĐM Gò Dưa!
- Qua Gò Dưa lâu rồi, sao chị không xuống?
- ĐM! Soát vé mà không biết trạm, ĐM không biết kêu, ĐM.
- Tới trạm thì chị lo mà xuống chớ.
- ĐM, tôi đã biểu tôi xuống trạm Gò Dưa, ĐM.
- Thì gần tới trạm, tôi kêu trạm Gò Dưa. Chị muốn xuống thì phải chuẩn bị xuống chớ khách hàng mấy chục người làm sao tôi nhớ nổi.
- Ngừng đây cho xuống, ĐM!
- Ngừng đây sao được mà ngừng, phải chờ trạm tới.
- ĐM! Xa quá làm sao đi được… ngừng… ngừng… ĐM…
- Chị xuống trạm tới rồi qua bên kia đường đón ngược lại. Gần tới trạm rồi đó, chị ra từ từ là vừa.
- ĐM…
Ơi… sao mà nhớ những người bạn bắc-kỳ-ăn-cá-rô-cây của tôi ngày xưa, nhớ lời ăn tiếng nói sao mà dịu dàng, nhớ lời đùa tiếng đáp sao mà êm tai.
Hồng Hay Đỏ?
Hàng trái cây đủ màu đủ loại, chất cao trông thật đẹp mắt, thật quyến rủ. Ô… mận… mận đỏ… mận hồng. Màu đỏ bắt mắt hơn, tôi cầm trái mận có dáng như trái lê thâu nhỏ lại, đỏ tươi, nặng chắc, hỏi:
- Bao nhiêu một ký đây em?
- Hai chục.
Lạng qua sàng mận hồng trái tròn tròn, lớn không thua gì trái mận màu hồng đỏ, dáng nguyên thủy của nó, da căng căng màu hồng phấn, cầm lên một trái, hơi nhẹ, chưa kịp hỏi thì em bán hàng nói, giọng thờ ơ:
- Mười ngàn.
- Ô… sao giá khác nhau dữ vậy?
- Mận này là mận Việt Nam.
- Ủa… chớ mận kia là mận của ai?
Không mấy tin ở tai mình, nhìn người đàn bà coi bộ cũng là dân-chợ-búa-hàng-ngày mà sao hỏi một câu lớ ngớ, em bán hàng trả lời:
- Mận Thái Lan.
- Mận mà cũng nhập cảng từ Thái Lan à?
Biết mình hỏi vô lý, hỏi không đúng đối tượng, nhưng cái miệng ưa hỏi, ưa thắc mắc không ngăn tôi được. Làm lơ ánh mắt em bán hàng, tôi với tay lấy trái mận Thái Lan, hai tay hai loại mận, cân cân. Phải công nhận mận Thái Lan hơi nặng hơn. Nhưng mình mua ký lô, nặng thì ít trái, nhẹ thì nhiều trái!
Mua bịch mận hồng tươi Việt Nam, mua thêm một trái mận Thái Lan đỏ sắc đặng ăn thử, lòng không vui lắm mặc dù mận Thái Lan hơi, chỉ hơi chắc thịt hơn. Không vui vì thấy chỉ vì mang tiếng mận Việt Nam mà phải chịu giá một nửa, phải nằm khuất phía sau sàng mận nước ngoài và như vậy là nông dân nước ngoài hưởng lợi tức. Không vui vì nghĩ đến lời than của một nông dân mà tôi đã đọc trên báo Lao Động. Đại khái là: “Mấy nhà vườn trồng cà rốt năm nay phá sản vì nhà nước cho nhập cà rốt từ Tàu qua quá nhiều. Cà rốt Tàu ngập chợ. Giá cà rốt Tàu rẻ hơn.” Một câu hỏi trong đầu tôi: “Tại sao phải nhập cảng trái cây và rau cải từ nước ngoài trong khi đa số người Việt mình vẫn là nông dân? Áp lực từ trên cao, từ phía ngoài? Túi người ký giấy phép nhập cảng được nặng thêm? Có ai để quyền lợi người dân mình phía trước mặt mỗi khi ký một giấy phép nhập cảng?”
Trời Hỡi!
Cái miệng chắc toàn là hỏi moi hỏi móc nên bị phạt cho một mụt lở trên môi. Sợ bị nhiễm trùng làm xấu thêm, tôi lại tiệm thuốc tây định mua chút thuốc chấm, chỉ định mua một chai thuốc nhỏ chấm cho mụt lở mau khô. Đến đây mới biết phòng phía trong của tiệm thuốc tây này phòng bác sĩ, cũng là nơi chữa trị. Cấp độ chữa trị như thế nào thì tôi không biết. Chỉ thấy rằng khi tôi vào phòng khám thì có một em tuổi độ hai mươi, nằm trên giường sau lưng bác sĩ, trông có vẻ đau đớn lắm, ráng ngồi dậy, không nổi, phải nằm xuống lại, than: “Đau quá bác sĩ ơi!” Và ông bác sĩ trả lời: “Phải nằm tới chiều cho tôi theo dõi.”
Chỉ cái môi không mấy tươi tắn vì thiếu son bóng, tôi hỏi thuốc chấm cho khô. Em bán thuốc đề nghị bác sĩ sẽ khám cho tôi. Thế là tôi phải ngồi vào hàng ghế chờ với bốn người nữa. Sau khi làm thủ tục bệnh lý, điền những mẫu giấy như khi nhập bệnh viện, bác sĩ ngắm nghía chỗ lở, cho toa, phán là tôi bị nhiễm vi trùng chi chi đó, phải uống thuốc trong năm ngày. Và dĩ nhiên là tôi phải mua thuốc ở quầy thuốc này. Rõ là độc quyền, bệnh nhân không có quyền đi chỗ khác mua thuốc. Nói rằng bệnh nhân không có quyền mua thuốc chỗ khác thì không đúng. Nhưng cách xếp đặt coi như phải mua thuốc ở đây. Tôi là người ưa thắc mắc mà cũng phải ngậm miệng tuân theo, để rồi ấm a ấm ức sau đó. Rõ là bác sĩ đã để cho những nơi cung cấp thuốc mua chuộc. Sao mà giống… quá vậy ta!
Và đây, năm loại thuốc cho một cái mụt tí ti bằng đầu đũa! Ba trăm ngàn đồng cho một chấm lở hơi rươm rướm máu! Quên, đó là tính luôn tiền khám bác sĩ. Tôi giật mình. Tôi ngớ mặt. Tôi chắc lưỡi như ông Thạch Sùng. Ba trăm ngàn đồng! Ba trăm ngàn đồng bằng một phần năm lương tháng của một công nhân hãng xưởng. Ba trăm ngàn đồng Việt Nam vị chi là gần hai mươi đô la Mỹ. Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột chăng? Nhưng ai biết tôi là dân giàu? Giàu thiệt tình chớ chơi sao, nếu đem lợi tức đi làm ngày tám tiếng của tôi ra làm bằng chứng để so sánh với mức sống của đa số ở đây. Nhưng ai biết tôi là Việt Kiều? Vậy nếu đau bao tử chắc phải uống chục loại thuốc và tốn bao nhiêu hở Trời! "Giàu" như tôi đây mà còn kêu Trời thì chắc ông Trời chỉ có nước đâm thủng màng nhĩ cho khỏi phải nghe tiếng kêu than mỗi khi ông đi ngang Việt Nam. Hay là chắc là sợ nghe nhiều quá nên ông Trời đi tránh đường khác. Cái vòng lẩn quẩn!
Nghìn Trùng Xa Cách... Người Có Thương Người....
Một trưa, mệt mỏi cộng với lười, tôi kêu taxi đi xuống Sài Gòn. Ôi… sướng vô biên… thoải mái vô ngần… mát rượi… yên tĩnh… chỉ cần đưa cái địa chỉ là có thể ngồi băng sau đọc báo cho đến khi xe ngừng. Nhưng, giá gấp bốn mươi lần so với giá xe buýt! Một ngày sống “sang”, sang theo kiểu bình thường thôi, nghĩa là đi xe taxi, ăn nhà hàng máy lạnh cửa kiếng. Tính nhẫm thì thấy chi phí gấp hai mươi lần so với một ngày sống bình thường như đa số, nghĩa là đi xe buýt hay honda, ăn cơm dĩa hay cơm phần. Nghiệm ra, thứ gì cũng vậy. Dịch vụ, món ăn, giá hàng hóa… nhất nhất đều biến chuyển từ thấp đến cao, gấp ba, gấp mười, gấp hai mươi, gấp bốn mươi, gấp năm mươi. Số người hưởng dịch vụ thấp sâu, xài món hàng rẻ mạt thì nhiều, nhiều vô số kể, nhiều gấp ngàn lần số người ở đầu cân bên kia.
Thật ra thì xã hội nào cũng thế, cũng có người giàu kẻ nghèo. Nhưng ở Việt Nam mình, cái vực chia cách xa nghìn trùng nhưng mà lại nhan nhãn trước mắt. Buồn một điều là khách du lịch chỉ nhìn thấy cái hào nhoáng bên ngoài và người ngoại quốc không cần biết ai làm chủ những cơ ngơi, những biệt thự rộng mát vắng người, để rồi khen: ”Việt Nam cũng khá đó chớ!” Họ đâu biết có chị bán đậu phọng luộc nơi gốc phố đã sáu năm qua mà vẫn còn tiếp tục ngồi bên thúng đậu phọng và bán một gói một ngàn đồng. Họ đâu biết có bác sửa giày bên lề đường cặm cụi kết quai đôi dép da, khâu khâu dán dán hơn mười lăm năm rồi mà vẫn còn cặm cụi, bởi nghỉ là đói. Nhiều lắm! Quay đâu cũng thấy. Kể sao cho vừa! Nói sao cho xiết! Ai có thấy chăng? Hỏi lạ vậy…hừm… người trên cao thấy đó chớ bởi người trên cao vẫn thường đem những hình ảnh đấy, những câu chuyện thương tâm đó mà kêu gọi “núm ruột ngàn dặm” mà nhử mồi ngoại viện… Nhưng không biết người trên cao có kể lễ than thở với những nhà tư bản đỏ để xin xỏ như xin xỏ ”Việt Kiều” không nhỉ? Hừm... hỏi gì lạ thế... thì những người trên cao với những nhà tư bản đỏ tuy hai mà là một, tuy một mà là hai.
Nghìn trùng xa cách… người có thương người…
Chợt nhớ đến bài thơ đã làm trong kỳ về Việt Nam năm 2004, tôi viết lại đây:
Tôi đã thấy
Ta thấy em.
Mắt chớp nỗi buồn tênh
Nhìn nhỏ bạn nhà bên
Được má đưa đi học.
Em, không tập không bài.
Niên học mới sáng mai
Ba chưa đóng tiền trường
Tiền bảo hiểm, bảo trường
Làm sao Ba đảm đương?
Cơm chỉ rau với mắm
Biết con chăm học lắm
Ba biết làm sao đây
Cho Ba khuất năm này.
***
Tôi thấy anh.
Cùng chiếc xe đạp cũ
Cả ngày dạo quanh vùng
Rao đầu xóm cuối làng.
Với giỏ mây sau xe.
Hành, tỏi, tiêu, gia vị
Chanh, muối, tương, chao, đường.
Anh chăm chút cho người
Bữa cơm ngon, tươi ngọt.
Cơm nhà anh hẩm hiu
Chỉ có mùi mắm mặn
Với cơm hẩm, rau xanh
Con anh còn thèm lắm.
Cha nghèo, anh mất học
Anh nghèo, con mất học
Cả thế hệ anh, con
Sống bám mấy đồng mòn.
***
Ta thấy em.
Mới chín hay mười tuổi
Mắt trong, môi hồng xinh
Bỏ chương trình thiếu nhi
Bỏ trò chơi dang dở
Tìm tập vở bút bi
Giải bài toán như chì
Tay hồng nhích cặp kính
Đè nặng sống mũi xinh.
***
Ta thấy em.
Giữa lòng thành phố trưa
Mẹ lách lỏi chiếc xe
Em phía sau cơm hộp
Vội vã từng muỗng cơm.
Lòng nặng chĩu nổi lo
Bài thầy cho còn đó
Hôm qua học về khuya
Mệt! Ngủ trong tay bố.
Không kịp ngó, kịp suy.
Thôi thì chờ chủ nhật
Lật đật rồi cũng xong
Thuộc lòng bài sử ký
Chép hết mấy đoạn văn
Chờ mong nội đến thăm
Ôm cháu than: "Tội lắm!
Còn đâu nữa tuổi thơ
Cả ngày học với hành
Tranh cái bằng tiên tiến
Quyết chiếm chỗ trường chuyên
Mong được trường ngoại tuyển.
Nhưng cháu còn may đấy
Biết bao trẻ ước ao
Được học sáng học chiều
Được ba lô nặng trĩu.
***
Tôi thấy anh.
Anh buồn, ngắm bàn tay
Bàn tay đầy bụi phấn
Nhưng không được góp phần
Dựng xây đời con trẻ.
Bởi trường thành nhà chợ
Buôn bán không dấu tay
Ông này kết bà kia
Xây lớp lấy thêm lời.
Anh thành người mời bán.
Xem bố mẹ tranh dành
Mua mảnh bằng cho con
Nuôi con bằng gian dối,
Dạy con: Tiền mua danh.
Ôi những đêm thao thức
Thấy đời mình lún sâu,
"Tôi chỉ có tim này,
Biết đau lời em khóc"
Anh tìm, tìm kiếm mãi
Người sinh viên năm nào
Mộng cao hiến dâng đời
Bằng tin yêu, tấm lòng
***
Tôi thấy anh.
Trong phòng đợi đông người
Chờ lấy số kêu tên
Được diễm phúc hiến dâng
Một quả thận trong anh.
"Con đau, ta dư thừa
Hiến dâng một phân nửa
Thôi cũng là làm phước:
Thuốc cho con, người khỏe"
Rồi bâng khuâng tự hỏi:
Mai đây con lại bệnh
Biết dâng bán phần nào?
Dòng máu nóng trong ta
Đủ chạy lo con ạ!
***
Tôi thấy chị.
Chấp tay lời van lạy:
Cho cháu mũi thuốc tây
Con nóng mê hai ngày
Nhưng không tiền nhập viện.
Cô y tá quay người
Dấu giọt nước chực rơi.
Thầy bác sĩ thở dài:
Câu tâm-y-hiền-mẫu
Ta đành vứt cống cầu
Bởi,
Hai đầu cân lương y
Đầu cân vàng trì nặng
Đầu cân xanh nhẹ tênh
Franklin màu xanh tươi
Làm nền tờ bệnh lý.
Cả từ trên xuống dưới
Ký máu bán tim người
Cầu van xin ngoại viện
Nhét túi ngoài túi trong
Và ta?
Cứu trẻ nghèo nóng mê
Sao lại không làm được?
Giọt Nước Long Lanh
Mỗi sáng sớm tôi thường đi bơi. Một sáng chủ nhật, trời lâm râm mưa, mưa từ khuya cho tới giờ, cơn mưa đầu mùa. Thôi kệ, cứ đi! Cổng hồ vừa hé mở, mưa đã tạnh nhưng vẫn lưu lại những giọt long lanh trên màu lá xanh mướt bụi hoa trang ngay cổng vào. Hồ vắng tanh, chỉ mình tôi và người canh hồ bơi đang dọn dẹp đâu đó. Bơi được vài vòng, bỗng nhiên đầu tôi căng căng. Tưởng đôi kính bơi mới mua quá chật, mở bỏ kính trên thành hồ, xoay người bơi tiếp, đầu vẫn căng đau. Rất ít khi tôi bị đau đầu, mà lại đau căng căng dựt dựt như thế này thì chưa bao giờ. Lên nghế ngồi, người choáng váng, nhắm mắt, tôi ráng chờ. Bụng nhủ lòng: “Không có chi, rồi cũng qua!”
Lâu lắm thì phải, cho đến khi người canh hồ bơi hỏi:
- Chị sao vậy?
- Sao tự nhiên tôi khó chịu trong người quá.
- Chị lại ghế này nằm nghỉ chút, tôi đi lấy dầu cho chị.
Nằm đã mười phút mà người tôi vẫn choáng váng, người bần thần. Vài ba người đến, họ bàn tán về tình trạng của tôi.
Bước chân lại gần, nhân viên hồ bơi hỏi giọng ân cần:
- Chị cho số điện thoại nhà, em gọi kêu người ra đón chị về.
- Không có ai ở nhà hết.
Tiếng nhân viên hồ hơi:
- Mày coi chở chị này về nhà, tao chạy xe của chị theo mày.
- Chị ngồi xe được không?
Hai em chở tôi về tận nhà, chờ tôi mở khóa cửa, dắt xe vô nhà. Hai em lặng lẽ khép cửa lại dùm tôi, nổ máy xe. Tôi chưa kịp nói một lời cám ơn.
Ơi… những giọt nước tươi trong cuốn trôi vài hạt “bụi cát” đã làm cay mắt tôi
Em ạ! Tìm Chỗ Khác Em Nhá!
Ngả tư trung tâm phố đông nghẹt xe từ sáng sớm cho tới chiều tối, những trưa nắng chói chang chang cũng như những tối trời thấp mây vần, không bao giờ ngớt xe, không bao giờ ngưng tiếng còi thúc dục. Mỗi tối tôi thường chạy honda về nhà bên kia phố, qua cái ngả tư đầy hiểm nguy này. Ở gốc ngả tư này, một hình ảnh làm tôi lưu ý, cũng hơn hai tuần. Đó là cảnh tượng người đàn bà nhỏ ốm, ẵm đứa bé độ dưới một tuổi, khi đang bú, khi ngủ, và đứa bé độ bốn hay năm tuổi “chơi” lẩn quẩn. Hơn hai tuần! Cô ấy và hai con ngồi trên vài tờ báo căng rộng, cái nón lá nằm ngửa chờ đợi những đồng tiền từ những chiếc xe phải ngừng chờ đèn xanh. Những chiếc xe chạy ngang qua hay ngừng chờ đèn xanh phải tránh, chừa một khoảng cho mấy tờ báo đó. Không quan tâm đến ánh mắt thương hại hay tò mò, không màng bụi đường khói xăng ngùn ngụt, không đếm xỉa đến tiếng xe nổ rền rền liên tục, cô gái và con ngồi đó. Với chai nước bên cạnh, ba mẹ con ngồi như ngồi trên bộ ván ở nhà của mình. Thật thản nhiên! Thật tư tại! Ngồi ngay gốc ngã tư đường xe cộ ngờm ngợp! Mỗi ngày! Chỉ vào chiều tối! Chỉ sau khi công an công lộ đã xong công tác canh đường cho một ngày!
Gởi xe, xách cái túi nylon có máy chụp hình mở sẵn, tôi băng qua đường, đến gần nơi “làm ăn” của ba mẹ con cô gái ấy. Bất ngờ, tôi lấy máy ảnh ra, chụp lia lịa hình ảnh quen thuộc từ hơn hai tuần nay ở ngã tư xe cộ tấp nập này. Mặc cho ánh đèn chói chang từ những chiếc xe đang ngừng chờ đèn xanh, biết là hình sẽ không rõ, quỵ chân lom khom, không cần nhìn khung hình, tôi bấm máy. Có tiếng ai đó từ những chiếc xe đang nổ máy, nói: “Chết bà rồi, nhà báo chụp hình.” Không phản đối, cô ấy ôm con đứng dậy, chợm đi. Không muốn tạo chú ý, tôi đi nhanh, tránh xa ba mẹ con ấy.
Đi được vài chục mét, nghe tiếng kêu, tôi quay lại. Thằng bé con cô gái chạy theo, giơ bàn tay mở rộng về hướng tôi. Lúc bấy giờ tôi mới nhớ ra. Đã chuẩn bị sẵn tiền trong túi quần, tôi chạy ngược trở lại, dúi tiền vào tay thằng bé. Trong lòng, tôi hơi bất bình vì hành động có vẻ ”chuyên nghiệp” của đứa bé và đồng thời cảm thấy xấu hổ về cách ”dùng tiền” vô ý thức cũng như hành động khiếm nhã của chính tôi. Đi xa một đoạn, tôi quay trở lại để lấy xe. Từ xa, nhìn thấy tôi đang hướng tới ngả tư, người đàn bà đứng dậy, lặng lẽ băng nhanh qua đường, đi nhanh vào con hẻm gần đó. Từ đó ngả tư trung tâm phố mất đi một hình ảnh… hình ảnh gì nhỉ… biết gọi sao đây! Một cái gai? Sao không ai muốn nhổ? Một hình ảnh đáng thương cùng đường? Sao không ai tìm cách giải quyết? Chính quyền ở đâu? Hay là quá quen nên không đáng nghĩ tới? Không đáng lưu tâm? Mình đã làm mất nồi cơm của ba mẹ con chăng? Đáng lý mình không nên làm như thế này. Đáng lý mình nên tìm cách làm quen, hỏi thăm hoàn cảnh sống của mẹ con cô ấy. Hừm… chỉ vì mình muốn có vài tấm hình ”độc đáo”… hừm!
Em ạ! Vì không có nơi dung thân nên em mới chọn góc ngã tư này, nơi không ai làm chủ, không ai đuổi em, phải thế không em? Túng quẩn quá phải không em?
Thôi thì mình chỉ biết cầu mong em ấy tìm được chỗ khác mà xin.
Em ạ! Tìm chỗ khác em nhá! Khói xăng dầu độc lắm.
Võ Thị Điềm Đạm