Tràng điên đầu với mấy tờ giấy bổ túc, ngày chạy đôn chạy đáo, đêm mất ngủ cả tháng nay nhưng vẫn chưa đi vào đâu. Hồ sơ xuất cảnh theo diện HO vẫn gặp khó khăn về phía chính quyền Việt Nam. Các bạn cùng cấp bậc cũ và cùng chung thời gian "nín thở qua sông" đã có đủ giấy tờ, đang hân hoan tiệc tùng từ giã bạn bè người thân để lên đường định cư sang Mỹ. Thủ tục đầu tiên, Tràng không biết lý do gì, đã làm đi làm lại đến lần thứ ba, đúng nguyên tắc và đường đi nước bước yêu cầu từ phường quận cho đến thành phố, nhưng các giấy tờ cần thiết để bổ túc cho phía chính phủ Mỹ vẫn bị làm khó dễ, công an yêu cầu Tràng làm lại cả chục lần.
Thiếu tá, cấp bậc cũ trong quân đội miền Nam cộng thêm tám năm đi tù từ Nam chí Bắc, như vậy quá đủ điều kiện để ra đi dễ dàng theo chương trình nhân đạo, nhưng không hiểu lý do gì Việt Nam làm khó trong việc chuyển hồ sơ qua cơ quan thẩm quyền của Mỹ để cấp chiếu khán nhập cảnh. Đồ đạc trong nhà đã bán sạch, từ chiếc máy truyền hình cũ, tủ giường bàn ghế, áo quần cho đến những vật dụng cần thiết nhà bếp cũng ra chợ trời để gom góp tiền bạc lo tiếp hai đợt tiền giữa và tiền cuối, mới hy vọng được nhận giấy xuất cảnh. Những người đi trước cho biết, bình thường không dễ dàng gì để xin giấy tờ một cách nhanh chóng mà phải qua ba lần cửa ải. Việt nam đứng hàng đầu thế giới với nghệ thuật móc tiền của những người sắp bỏ nước ra đi. Một HO trước khi lên máy bay thường bị lột sạch những gì trên người, may mắn lắm, giữ lại được bộ áo quần che thân. Ba giai đoạn trong quá trình, từ cung cấp giấy tờ khai báo, bổ túc những thiếu sót giữa chừng, đến lúc hoàn chỉnh hồ sơ, chặng nào cũng phải làm lại bằng những thủ tục đầu tiên. Các cựu sĩ quan cũ muốn ra đi nhanh chóng, ai cũng đành nhắm mắt đóng góp để thoát sớm được ngày nào hay ngày đó.
Một hôm được công an thành phố kêu lên làm việc, Tràng cứ yên chí rằng hồ sơ đã được thông qua, nhưng không ngờ sau khi ngồi xuống, viên công an đẩy chồng hồ sơ đến trước mặt Tràng:
- Hồ sơ ông có sự cố! Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ và không thể chuyển qua chính quyền Mỹ.
Tràng tái mặt, run người hỏi lại:
- Dạ thưa ông... vì lý do gì?
Viên công an cười khỉnh:
- Ông nhớ lại trong thời gian cải tạo ông đã viết những lời khai thế nào?
- Dạ thưa ông, cách mạng biểu khai gì thì tôi khai cái đó.
Viên công an nhìn thẳng vào Tràng:
- Biết vậy, nhưng nếu người Mỹ đọc hồ sơ của ông thì...
- Thưa thì sao ạ?
- Dù có lòng nhân đạo cao độ nhưng chẳng một ai muốn chứa chấp một người phản bội ăn cháo đá bát như ông. Hãy về đi và nhớ lại những gì ông đã viết tự thú cả chục lần trong thời gian cải tạo thì ông sẽ rõ.
Chân tay bủn rủn, đâu óc quay cuồng, thế là hết mộng ra đi, Tràng không can đảm về nhà nhìn cảnh vợ con đang nóng lòng ngồi chờ tin. Tràng vào một quán ăn nhỏ kêu chai bia, uống một hơi rồi ôm đầu suy nghĩ.
Mang cấp bậc thiếu tá, Tràng đâu còn ngây thơ tin vào miệng lưỡi cộng sản khi chúng cam kết mười lăm ngày học tập cải tạo. Khăn gói lên đường, Tràng cũng đoán lờ mờ ít nhất vài ba năm trở lên so với một sĩ quan cấp tá. Với chính sách nhồi sọ, quản giáo và chính trị viên trại tù ngày đêm nhét riết vào lỗ tai rằng, phải thành tâm với cách mạng, khai báo thật tình tội lỗi của mình và biết ăn năn hối cải sẽ được cách mạng ân xá trở về đoàn tụ với gia đình. Thời gian học tập lâu hay mau đều do các anh tự định đoạt. Nghe mãi nhập tâm, trong bản khai lý lịch đầu tiên Tràng đã tự buộc mình đủ thứ tội, ăn bám, mù quáng, cúi mình làm tay sai cho đế quốc, bắn phá và giết hại cách mạng. Tràng cũng không quên moi trong đầu, tìm xem trong họ hàng nội ngoại cũng như bên gia đình vợ, ai đã có công với cách mạng để kê khai vào mục đích đánh bóng cho tấm thân tù tội của mình, hy vọng sẽ lọt vào mắt quan tòa xét xử. Tràng đã ghi một dọc từ trên xuống dưới những liên hệ của gia đình với Việt Minh trước kia, các phong trào cứu quốc cũng như Mặt trận giải phóng sau này. Nhưng chờ mãi chẳng thấy kết quả, Tràng đổi kế hoạch, làm việc cho các quản giáo bằng cách theo dõi tất cả hành động, lời ăn tiếng nói của bạn tù trong trại để báo cáo lên trên. Ban giám thị trại giam nhiều lần gọi riêng lên khen thưởng và động viên tinh thần hăng say của Tràng. Về đoàn tụ đâu chưa thấy, Tràng được chuyển trại liên tục với những chỉ thị rõ ràng, đến các trại mới phải thi hành bổn phận hăng say hơn để khám phá thành phần lười biếng lao động, đầu óc ngoan cố và có ý đồ trốn trại cũng như chống đối cách mạng. Sau nhiều năm thi hành chỉ thị của quản giáo, âm thầm tố giác hành động đồng đội nhưng Tràng vẫn không thấy gì sáng sủa.
Ngược lại các quản giáo vẫn thường xuyên nhắc nhở Tràng nên thành khẩn khai báo với cách mạng để được khoan hồng sớm. Không còn con đường nào để rút ngắn giai đoạn tù tội của mình, Tràng đánh bạo dựng lên nhiều chuyện với đầy đủ chi tiết trong các đợt làm lại lý lịch và khai báo trong năm. Tràng hy vọng đây là lá bài chót lập công với cách mạng với hy vọng sẽ được cứu xét cho về đoàn tụ với gia đình sớm.
Tràng nhớ lại rõ những lời khai đã viết liên quan đến người Mỹ rằng, Tràng trong lúc hành quân hỗn hợp, đã âm thầm liên lạc với cách mạng, cung cấp chính xác tọa độ nghỉ đêm của một tiểu đoàn bộ binh Mỹ đang tham dự hành quân với quân cộng hòa, để cách mạng quay các họng pháo tiêu diệt nguyên đơn vị này. Sau lần khai báo nặng ký, Tràng ngày đêm trông đợi cách mạng cứu xét nhưng chuyện ân xá lại càng kéo xa thêm. Kết quả, sau tám năm đi tù mới được phóng thích cùng một lượt với những đồng đội đã bị Tràng bán đứng nhiều lần.
Đêm nằm không chợp mắt, nếu đúng như lời viên công an cho biết, Tràng không còn một hy vọng mỏng manh để nắm trong tay tờ hộ chiếu nhập cảnh của Mỹ. Tràng ân hận đã đánh sai con bài, bây giờ dưới mắt người Mỹ, nếu chuyện có thật, Tràng là một người phản bội đồng đội, phản bội người bạn đồng minh đã đem xương máu để bảo vệ vùng đất tự do. Trong trường hợp người Mỹ kiểm chứng lại và khám phá ra rằng đây chỉ là chuyện bịa đặt, thì dưới mắt họ, Tràng là một người láu cá tráo trở không thể xứng đáng hưởng những ân huệ của chính phủ Mỹ đã ưu ái dành cho sĩ quan thuộc chế độ cũ.
Đang thất vọng nằm nhà, Tràng nhận được giấy gọi lên làm việc. Lần này viên công an yêu cầu Tràng đọc lại những lời khai đã viết nhiều lần cách đây vài năm. Tràng không ngờ ngày trước đã phịa ra những chuyện động trời. Bây giờ bút sa gà chết, làm cách nào để tẩy xóa vết những chứng tích phản bội do mình đã dựng lên lập công với cách mạng.
Đang phân vân, viên công an nhìn Tràng lắc đầu:
- Như vậy ông chẳng còn hy vọng gì ra đi.
Trả lời thế nào bây giờ, đàng nào cũng kẹt, nếu thú thật ra, không mang tội phản bội với người Mỹ thì cũng bị ghép vào tội khai gian với cộng sản. Im lặng là cách tốt nhất, thà không được Mỹ chấp thuận hồ sơ vẫn còn nhẹ hơn khi bị cộng sản khép tội lừa dối cách mạng. Nếu bị đưa vào trại cải tạo một lần nữa xem đi tù lãnh án chung thân khổ sai. Tràng gục đầu ngồi chết trân trên ghế.
Viên công an từ từ đọc lại các lời khai của Tràng, gật đầu thích chí, hỏi thẳng Tràng:
- Gia tài ông còn gì nữa không?
Tràng nhìn lên thành thật trả lời:
- Thưa anh, đâu còn gì, đồ đạc trong nhà đã bán sạch, bây giờ ăn bốc nằm đất đợi ngày lên đường...
Viên công an cười lớn tiếng:
- Lên đường đi đâu? Chỉ còn cách đi xuống âm phủ, ông biết không?
Tràng năn nỉ:
- Dạ thưa anh, còn cách gì cứu vớt được không?
- Nếu anh còn tiền còn vàng thì có thể kiếm được đường chạy.
Tràng phân trần:
- Anh nghĩ xem, tám năm trong trại cải tạo, vợ bắt ốc hái rau nuôi con, nhà cửa bán hết.
Viên công an nói nhỏ với Tràng:
- Ông về chạy một số tiền, may ra hồ sơ của anh mới được thông qua. Ngoài ra không còn phương cách nào khác.
- Thưa anh, tôi muốn đi nhưng thú thật, tiền của thì chẳng còn đồng nào. Ngay chiếc xe đạp cũng mượn của anh em để chạy lo giấy tờ.
Viên công an đứng dậy khoát tay:
- Ông về đi, suy tính, lúc nào có tiền hãy trở lại gặp tôi. Đừng nói nhiều.
Tràng cố vớt vát hỏi thêm:
- Thưa anh cho biết chừng bao nhiêu tiền thì tôi có thể gặp được anh?
- Lấy rẻ, năm cây!
Không còn gì để hỏi thêm Tràng đứng dậy ra về.
Tràng đem chuyện này hỏi một người bạn thân cũng đi tù mới về, hồ sơ anh ta đã được thông qua, chỉ còn chờ khám sức khỏe và lên máy bay. Tuy kể hết ngọn ngành câu chuyện nhưng Tràng vẫn giấu kỹ làm mật báo viên cho quản giáo trong tù:
- Tôi vô tình bịa chuyện ra khai bậy có liên hệ với người Mỹ, bây giờ công an chúng nó đem chuyện này ra làm tiền tôi.
Thuận, người bạn hỏi lại:
- Sao anh dại thế, đi tù đúng là nín thở qua sông cho qua ngày, chỉ cần khai vớ vẩn nhưng đầu đuôi phải ăn khớp, trước sau như một cho qua chuyện. Chúng nó chẳng biết gì ngoài việc hù dọa, anh nào yếu bóng vía khai bậy ra là chết.
- Đâu biết trước chương trình nhân đạo của Mỹ đối với anh em sĩ quan chế độ cũ. Cứ tưởng vào tù là xong cuộc đời. Nếu được thả về cũng phải nhắm đường kinh tế mới mà bước. Nghĩ đến vợ con, tôi đã khai liều để kiếm điểm, mong được lọt sổ tù tội sớm, ai ngờ phút chót Mỹ quay trở lại cứu vớt chúng ta thế mới kẹt. Nếu biết trước thì nín thở qua sông cho yên thân, đâu tin được tụi nó. Bây giờ bể chuyện ra, mới thấy được cái thâm độc của cộng sản, tôi hối hận việc đã làm, nhưng làm được gì bây giờ?
- Nhưng anh khai chuyện gì?
- Thì khai ghét cay ghét đắng tụi Mỹ, trong cuộc hành quân hỗn hợp tôi thông báo mục tiêu để chúng nó tấn công bằng pháo tiêu diệt trọn một tiểu đoàn bộ binh Mỹ.
- Ồ, chuyện đó quan trọng chứ không phải đùa đâu. Bây giờ mấy tên công an muốn sao?
- Đòi năm cây vàng để chạy chọt.
- Chạy cái gì, Mỹ đâu ăn hối lộ. Chỉ có bọn công an bày vẽ ra để ăn của anh.
Tràng gải đầu:
- Nhưng cũng kẹt khi chúng chuyển hồ sơ này đến tay người Mỹ.
- Kể ra năm cây vẫn còn nhẹ để gỡ rối hồ sơ của anh.
- Nhưng đào đâu ra vàng bây giờ!
- Anh xem lại có ai ứng trước cho anh, qua Mỹ lãnh tiền trợ cấp hay làm việc trả lại sau.
- Tôi cũng đang nghĩ đến chuyện đó.
Tràng không thể nói quanh, dối vợ con năm cây vàng đút lót để thông qua hồ sơ, nên buộc lòng nói hết sự thật. Bà Tràng mau mắn đứng ra mượn trước bên gia đình vợ và bắt Tràng viết giấy nợ hứa trả trong vòng một năm sau khi đặt chân đến đất Mỹ.
Cầm năm lượng vàng trong tay, ngày hôm sau Tràng hân hoan xin gặp nhân viên phụ trách hồ sơ. Viên công an vui vẻ bắt tay và đặt câu hỏi ngay:
- Ông đã đem đến số vàng theo yêu cầu của tôi?
- Thưa anh vâng.
- Như vậy tốt. Bây giờ ngồi xuống đây chúng ta làm việc.
Đếm đủ năm lượng vàng, gói lại cẩn thận, kéo hộc bàn để vào xong viên công an nhìn Tràng:
- Như ông đã biết, lời khai của ông trong thời gian cải tạo trước sau gì người Mỹ cũng từ chối việc nhập cảnh.
Thiếu tá, cấp bậc cũ trong quân đội miền Nam cộng thêm tám năm đi tù từ Nam chí Bắc, như vậy quá đủ điều kiện để ra đi dễ dàng theo chương trình nhân đạo, nhưng không hiểu lý do gì Việt Nam làm khó trong việc chuyển hồ sơ qua cơ quan thẩm quyền của Mỹ để cấp chiếu khán nhập cảnh. Đồ đạc trong nhà đã bán sạch, từ chiếc máy truyền hình cũ, tủ giường bàn ghế, áo quần cho đến những vật dụng cần thiết nhà bếp cũng ra chợ trời để gom góp tiền bạc lo tiếp hai đợt tiền giữa và tiền cuối, mới hy vọng được nhận giấy xuất cảnh. Những người đi trước cho biết, bình thường không dễ dàng gì để xin giấy tờ một cách nhanh chóng mà phải qua ba lần cửa ải. Việt nam đứng hàng đầu thế giới với nghệ thuật móc tiền của những người sắp bỏ nước ra đi. Một HO trước khi lên máy bay thường bị lột sạch những gì trên người, may mắn lắm, giữ lại được bộ áo quần che thân. Ba giai đoạn trong quá trình, từ cung cấp giấy tờ khai báo, bổ túc những thiếu sót giữa chừng, đến lúc hoàn chỉnh hồ sơ, chặng nào cũng phải làm lại bằng những thủ tục đầu tiên. Các cựu sĩ quan cũ muốn ra đi nhanh chóng, ai cũng đành nhắm mắt đóng góp để thoát sớm được ngày nào hay ngày đó.
Một hôm được công an thành phố kêu lên làm việc, Tràng cứ yên chí rằng hồ sơ đã được thông qua, nhưng không ngờ sau khi ngồi xuống, viên công an đẩy chồng hồ sơ đến trước mặt Tràng:
- Hồ sơ ông có sự cố! Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ và không thể chuyển qua chính quyền Mỹ.
Tràng tái mặt, run người hỏi lại:
- Dạ thưa ông... vì lý do gì?
Viên công an cười khỉnh:
- Ông nhớ lại trong thời gian cải tạo ông đã viết những lời khai thế nào?
- Dạ thưa ông, cách mạng biểu khai gì thì tôi khai cái đó.
Viên công an nhìn thẳng vào Tràng:
- Biết vậy, nhưng nếu người Mỹ đọc hồ sơ của ông thì...
- Thưa thì sao ạ?
- Dù có lòng nhân đạo cao độ nhưng chẳng một ai muốn chứa chấp một người phản bội ăn cháo đá bát như ông. Hãy về đi và nhớ lại những gì ông đã viết tự thú cả chục lần trong thời gian cải tạo thì ông sẽ rõ.
Chân tay bủn rủn, đâu óc quay cuồng, thế là hết mộng ra đi, Tràng không can đảm về nhà nhìn cảnh vợ con đang nóng lòng ngồi chờ tin. Tràng vào một quán ăn nhỏ kêu chai bia, uống một hơi rồi ôm đầu suy nghĩ.
Mang cấp bậc thiếu tá, Tràng đâu còn ngây thơ tin vào miệng lưỡi cộng sản khi chúng cam kết mười lăm ngày học tập cải tạo. Khăn gói lên đường, Tràng cũng đoán lờ mờ ít nhất vài ba năm trở lên so với một sĩ quan cấp tá. Với chính sách nhồi sọ, quản giáo và chính trị viên trại tù ngày đêm nhét riết vào lỗ tai rằng, phải thành tâm với cách mạng, khai báo thật tình tội lỗi của mình và biết ăn năn hối cải sẽ được cách mạng ân xá trở về đoàn tụ với gia đình. Thời gian học tập lâu hay mau đều do các anh tự định đoạt. Nghe mãi nhập tâm, trong bản khai lý lịch đầu tiên Tràng đã tự buộc mình đủ thứ tội, ăn bám, mù quáng, cúi mình làm tay sai cho đế quốc, bắn phá và giết hại cách mạng. Tràng cũng không quên moi trong đầu, tìm xem trong họ hàng nội ngoại cũng như bên gia đình vợ, ai đã có công với cách mạng để kê khai vào mục đích đánh bóng cho tấm thân tù tội của mình, hy vọng sẽ lọt vào mắt quan tòa xét xử. Tràng đã ghi một dọc từ trên xuống dưới những liên hệ của gia đình với Việt Minh trước kia, các phong trào cứu quốc cũng như Mặt trận giải phóng sau này. Nhưng chờ mãi chẳng thấy kết quả, Tràng đổi kế hoạch, làm việc cho các quản giáo bằng cách theo dõi tất cả hành động, lời ăn tiếng nói của bạn tù trong trại để báo cáo lên trên. Ban giám thị trại giam nhiều lần gọi riêng lên khen thưởng và động viên tinh thần hăng say của Tràng. Về đoàn tụ đâu chưa thấy, Tràng được chuyển trại liên tục với những chỉ thị rõ ràng, đến các trại mới phải thi hành bổn phận hăng say hơn để khám phá thành phần lười biếng lao động, đầu óc ngoan cố và có ý đồ trốn trại cũng như chống đối cách mạng. Sau nhiều năm thi hành chỉ thị của quản giáo, âm thầm tố giác hành động đồng đội nhưng Tràng vẫn không thấy gì sáng sủa.
Ngược lại các quản giáo vẫn thường xuyên nhắc nhở Tràng nên thành khẩn khai báo với cách mạng để được khoan hồng sớm. Không còn con đường nào để rút ngắn giai đoạn tù tội của mình, Tràng đánh bạo dựng lên nhiều chuyện với đầy đủ chi tiết trong các đợt làm lại lý lịch và khai báo trong năm. Tràng hy vọng đây là lá bài chót lập công với cách mạng với hy vọng sẽ được cứu xét cho về đoàn tụ với gia đình sớm.
Tràng nhớ lại rõ những lời khai đã viết liên quan đến người Mỹ rằng, Tràng trong lúc hành quân hỗn hợp, đã âm thầm liên lạc với cách mạng, cung cấp chính xác tọa độ nghỉ đêm của một tiểu đoàn bộ binh Mỹ đang tham dự hành quân với quân cộng hòa, để cách mạng quay các họng pháo tiêu diệt nguyên đơn vị này. Sau lần khai báo nặng ký, Tràng ngày đêm trông đợi cách mạng cứu xét nhưng chuyện ân xá lại càng kéo xa thêm. Kết quả, sau tám năm đi tù mới được phóng thích cùng một lượt với những đồng đội đã bị Tràng bán đứng nhiều lần.
Đêm nằm không chợp mắt, nếu đúng như lời viên công an cho biết, Tràng không còn một hy vọng mỏng manh để nắm trong tay tờ hộ chiếu nhập cảnh của Mỹ. Tràng ân hận đã đánh sai con bài, bây giờ dưới mắt người Mỹ, nếu chuyện có thật, Tràng là một người phản bội đồng đội, phản bội người bạn đồng minh đã đem xương máu để bảo vệ vùng đất tự do. Trong trường hợp người Mỹ kiểm chứng lại và khám phá ra rằng đây chỉ là chuyện bịa đặt, thì dưới mắt họ, Tràng là một người láu cá tráo trở không thể xứng đáng hưởng những ân huệ của chính phủ Mỹ đã ưu ái dành cho sĩ quan thuộc chế độ cũ.
Đang thất vọng nằm nhà, Tràng nhận được giấy gọi lên làm việc. Lần này viên công an yêu cầu Tràng đọc lại những lời khai đã viết nhiều lần cách đây vài năm. Tràng không ngờ ngày trước đã phịa ra những chuyện động trời. Bây giờ bút sa gà chết, làm cách nào để tẩy xóa vết những chứng tích phản bội do mình đã dựng lên lập công với cách mạng.
Đang phân vân, viên công an nhìn Tràng lắc đầu:
- Như vậy ông chẳng còn hy vọng gì ra đi.
Trả lời thế nào bây giờ, đàng nào cũng kẹt, nếu thú thật ra, không mang tội phản bội với người Mỹ thì cũng bị ghép vào tội khai gian với cộng sản. Im lặng là cách tốt nhất, thà không được Mỹ chấp thuận hồ sơ vẫn còn nhẹ hơn khi bị cộng sản khép tội lừa dối cách mạng. Nếu bị đưa vào trại cải tạo một lần nữa xem đi tù lãnh án chung thân khổ sai. Tràng gục đầu ngồi chết trân trên ghế.
Viên công an từ từ đọc lại các lời khai của Tràng, gật đầu thích chí, hỏi thẳng Tràng:
- Gia tài ông còn gì nữa không?
Tràng nhìn lên thành thật trả lời:
- Thưa anh, đâu còn gì, đồ đạc trong nhà đã bán sạch, bây giờ ăn bốc nằm đất đợi ngày lên đường...
Viên công an cười lớn tiếng:
- Lên đường đi đâu? Chỉ còn cách đi xuống âm phủ, ông biết không?
Tràng năn nỉ:
- Dạ thưa anh, còn cách gì cứu vớt được không?
- Nếu anh còn tiền còn vàng thì có thể kiếm được đường chạy.
Tràng phân trần:
- Anh nghĩ xem, tám năm trong trại cải tạo, vợ bắt ốc hái rau nuôi con, nhà cửa bán hết.
Viên công an nói nhỏ với Tràng:
- Ông về chạy một số tiền, may ra hồ sơ của anh mới được thông qua. Ngoài ra không còn phương cách nào khác.
- Thưa anh, tôi muốn đi nhưng thú thật, tiền của thì chẳng còn đồng nào. Ngay chiếc xe đạp cũng mượn của anh em để chạy lo giấy tờ.
Viên công an đứng dậy khoát tay:
- Ông về đi, suy tính, lúc nào có tiền hãy trở lại gặp tôi. Đừng nói nhiều.
Tràng cố vớt vát hỏi thêm:
- Thưa anh cho biết chừng bao nhiêu tiền thì tôi có thể gặp được anh?
- Lấy rẻ, năm cây!
Không còn gì để hỏi thêm Tràng đứng dậy ra về.
Tràng đem chuyện này hỏi một người bạn thân cũng đi tù mới về, hồ sơ anh ta đã được thông qua, chỉ còn chờ khám sức khỏe và lên máy bay. Tuy kể hết ngọn ngành câu chuyện nhưng Tràng vẫn giấu kỹ làm mật báo viên cho quản giáo trong tù:
- Tôi vô tình bịa chuyện ra khai bậy có liên hệ với người Mỹ, bây giờ công an chúng nó đem chuyện này ra làm tiền tôi.
Thuận, người bạn hỏi lại:
- Sao anh dại thế, đi tù đúng là nín thở qua sông cho qua ngày, chỉ cần khai vớ vẩn nhưng đầu đuôi phải ăn khớp, trước sau như một cho qua chuyện. Chúng nó chẳng biết gì ngoài việc hù dọa, anh nào yếu bóng vía khai bậy ra là chết.
- Đâu biết trước chương trình nhân đạo của Mỹ đối với anh em sĩ quan chế độ cũ. Cứ tưởng vào tù là xong cuộc đời. Nếu được thả về cũng phải nhắm đường kinh tế mới mà bước. Nghĩ đến vợ con, tôi đã khai liều để kiếm điểm, mong được lọt sổ tù tội sớm, ai ngờ phút chót Mỹ quay trở lại cứu vớt chúng ta thế mới kẹt. Nếu biết trước thì nín thở qua sông cho yên thân, đâu tin được tụi nó. Bây giờ bể chuyện ra, mới thấy được cái thâm độc của cộng sản, tôi hối hận việc đã làm, nhưng làm được gì bây giờ?
- Nhưng anh khai chuyện gì?
- Thì khai ghét cay ghét đắng tụi Mỹ, trong cuộc hành quân hỗn hợp tôi thông báo mục tiêu để chúng nó tấn công bằng pháo tiêu diệt trọn một tiểu đoàn bộ binh Mỹ.
- Ồ, chuyện đó quan trọng chứ không phải đùa đâu. Bây giờ mấy tên công an muốn sao?
- Đòi năm cây vàng để chạy chọt.
- Chạy cái gì, Mỹ đâu ăn hối lộ. Chỉ có bọn công an bày vẽ ra để ăn của anh.
Tràng gải đầu:
- Nhưng cũng kẹt khi chúng chuyển hồ sơ này đến tay người Mỹ.
- Kể ra năm cây vẫn còn nhẹ để gỡ rối hồ sơ của anh.
- Nhưng đào đâu ra vàng bây giờ!
- Anh xem lại có ai ứng trước cho anh, qua Mỹ lãnh tiền trợ cấp hay làm việc trả lại sau.
- Tôi cũng đang nghĩ đến chuyện đó.
Tràng không thể nói quanh, dối vợ con năm cây vàng đút lót để thông qua hồ sơ, nên buộc lòng nói hết sự thật. Bà Tràng mau mắn đứng ra mượn trước bên gia đình vợ và bắt Tràng viết giấy nợ hứa trả trong vòng một năm sau khi đặt chân đến đất Mỹ.
Cầm năm lượng vàng trong tay, ngày hôm sau Tràng hân hoan xin gặp nhân viên phụ trách hồ sơ. Viên công an vui vẻ bắt tay và đặt câu hỏi ngay:
- Ông đã đem đến số vàng theo yêu cầu của tôi?
- Thưa anh vâng.
- Như vậy tốt. Bây giờ ngồi xuống đây chúng ta làm việc.
Đếm đủ năm lượng vàng, gói lại cẩn thận, kéo hộc bàn để vào xong viên công an nhìn Tràng:
- Như ông đã biết, lời khai của ông trong thời gian cải tạo trước sau gì người Mỹ cũng từ chối việc nhập cảnh.
Comment