Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Những Truyện Thật Ngắn

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • BIỂN VÀ NHỮNG GIẤC MƠ

    Bố và con dạo biển. Bố chỉ tay về phía chân trời:

    “Con còn trẻ, hãy như sóng miệt mài… Bố già rồi, sẽ làm bờ cát cho con…”
    Mắt bố dõi nhìn mặt biển xa xăm và gieo vào lòng con một giấc mơ.

    Thời gian theo chân sóng. Con học giỏi. Lòng bố vui và một ước mơ…

    Ngày giỗ mẹ, bố đau nặng. Con nhận tin thi trượt. Sợ người thêm đau, con nói dối.

    Một tháng sau, bố khỏe lại với nụ cười rạng rỡ.

    Con lại xa nhà…
    Giấc mơ vẫn còn dang dở!






    Nguyễn Hữu Tình
    (35 Ngô Gia Tự, Qui Nhơn, Bình Định)
    ***************

    Comment


    • HẠNH PHÚC



      Hai cốc cà phê không đường trên bàn.
      - Chồng con em sao rồi? Em sống hạnh phúc chứ?
      - Em rất hạnh phúc! Thế còn anh?
      - Ừ, anh cũng sắp có hạnh phúc.

      Một tấm thiệp cưới được chìa ra.

      Hai cốc cà phê vẫn thế. Hai người đứng dậy chào nhau.
      - Em sẽ đến chứ?
      - Ừ, chắc là em sẽ đến!

      Chủ nhật đẹp trời hôm ấy, có một chú rể cứ mãi ngóng chờ ai đó, không phải cô dâu. Cách đó gần lắm thôi, cũng có một người vợ bước ra từ tòa án, chị vừa đặt bút ký vào tờ giấy ly hôn.

      Họ đều nhìn lên trời cao, kiếm tìm hạnh phúc.






      Thu Tâm
      (67/236H Bùi Đình Túy, P12, Bình Thạnh, TpHCM)
      ***************

      Comment


      • CON BÉ VÀ THẰNG BÉ


        Hai đứa thân nhau từ hồi cùng học phổ thông.

        Mùa đông trước, vì những chuyện vặt vãnh thời sinh viên, hai đứa giận nhau. Không gặp gỡ, chẳng liên lạc. Tự gặm nhấm nỗi buồn dẫu trong lòng vẫn biết thiếu bóng dáng một người.

        Mùa đông này, con bé nhân được tin nhắn: “Dạo này trời bắt đầu lạnh. N nhớ mặc nhiều áo vào, kẻo cảm lạnh”.

        Con bé chợt bật khóc. Nó nhớ thằng bé nhiều lắm.

        Nó nhận ra mình thật cố chấp. Hình như nó nợ ai đó một lời xin lỗi. Tối đó, nó có giấc mơ đẹp.






        Ngô Thị Kim Nguyên
        (356/6 – Đường Hòa Hảo, P12, Q10, Tp HCM)
        ***************

        Comment


        • XE ÔM

          Chiều muộn. Tôi đón xe ôm đi từ chợ Tân Định đến chợ Phú Nhuận bên kia cầu Kiệu. Bác xe ôm trông hiền lành: “Cho chú bốn ngàn được không?”

          Đến nơi, giở kiếm trong xấp tiền lẻ, bác lái xe rút tờ hai ngàn đưa cho tôi: “Thôi, gần quá, chú lấy ba ngàn thôi”. Dù bất ngờ nhưng tôi vẫn kịp dúi tờ tiền vào tay bác: “Cháu gởi bác luôn”. Bác ta đẩy vội tay tôi: “Thôi cháu cầm đi” rồi rồ xe chạy mất…

          Tôi ngẩn người hồi lâu. Một cảm giác ân hận tràn ngập trong lòng.



          Ngọc Chi
          ***************

          Comment


          • LÝ DO


            Giờ ra chơi. Bi đánh nhau với mấy đứa bạn cùng lớp. Quần áo xộc xệch. Mặt, mũi bê bết đất. Vào lớp thầy phân xử. Hỏi lý do, Bi đáp: “Chúng nó bảo con là con hoang, không có bố”. Thầy lặng nhìn xa.

            Ngày xưa, thầy cũng đánh nhau với các bạn vì lý do đó.



            Lê Nghi Tùng
            (133/24S Ngô Đức Kế, P.12. Q.BT, TP.HCM)
            ***************

            Comment


            • CÂY CỦA MẸ



              Khi còn sống, mẹ trồng một cây đu đủ trước hiên nhà. Nhà ở thành phố chỉ có một chút đất phía trước để trồng cây cảnh, anh thầm trách mẹ lẩn thẩn.

              Ngày mẹ mất, cây đu đủ ra trái bói, anh hái một trái đặt lên bàn thờ. Trái đu đủ chín, mấy đứa nhỏ bổ ra ăn khen ngọt. Trên bàn thờ, đôi mắt mẹ như đang hấp háy cười hiền dịu trong làn hương khói. Cầm miếng đu đủ con đưa, anh quay đầu lén chùi nước mắt, trong lòng vẫn gọi thầm: Mẹ ơi!




              Thông
              (Đà Lạt)
              ***************

              Comment


              • CHUYỆN GIA ĐÌNH



                Tôi có để cho mẹ anh thiếu thứ gì mà bà phải đi xin ăn làm xấu mặt tôi.

                - Anh xin em, để anh khuyên mẹ.

                Thằng bé chui sâu vào cầu thang, nó gọi:

                - Bà ơi, cháu để cho bà phần ăn sáng của cháu, bà ăn xong ra uống nước nhé. Cháu đi học đây!

                - Con nhớ khóa cửa đừng để bà ra ngoài, mẹ biết lại mắng nhe!

                Chị sập cửa xe, nói với tài xế:

                - Kệ nhà họ, tôi mời anh đi ăn tiệm.

                - Bà lẩm nhẩm “Cháu tôi lại quên lời mời trước bữa ăn ...

                Thức ăn còn nguyên.






                Thạnh Hoan
                ***************

                Comment


                • BÁNH TÉT



                  Tết. Thấy nhà bên gói bánh tét, mấy chị em đòi, mẹ bảo: “Năm sau nhà mình khá hơn… mẹ sẽ gói”.

                  Hơn mười lần Tết đến. Mẹ lại phải lặp lại điệp khúc “… năm sau”.

                  Nhiều năm sau. Anh thành đạt. Tết, mẹ bảo anh mua nếp về cho mẹ gói bánh. Anh nói: “Thôi, để con mua về cúng… “ Anh sợ mẹ cực, già rồi… Mà còn ai thèm bánh nữa đâu. Ba mất, hai chị đều có chồng xa…





                  Nguyễn Minh Hiếu
                  ***************

                  Comment


                  • HÀNG XÓM



                    Hai nhà cách nhau cái hàng rào dâm bụt. Sáng, lũ trẻ đứng trong sân gọi nhau đi học í ới. Bữa nào nấu món ngon, dì Lành, dì Hoa sai tụi nó bưng qua “trao đổi”. Tình nghĩa như bát nước đầy.

                    Nhà dì Lành có Việt kiều về thăm. Dì Hoa ý tứ, chở con đi học sớm, dặn không đứa nào xớ rớ qua bên ấy “Kẻo người ta hiểu lầm mình bắt quàng làm họ!”

                    Chiều. Dì Lành qua, dắt theo thằng cháu 6 tuổi bập bẹ tiếng Việt. Lát sau, ngoài sân đã vang tiếng nô đùa!…





                    Dương Thanh Vân
                    (Bình Thạnh, TP. HCM)
                    ***************

                    Comment


                    • Nguyên Văn Bài Viết Của Hiểu Kỳ View Post
                      XE ÔM

                      Chiều muộn. Tôi đón xe ôm đi từ chợ Tân Định đến chợ Phú Nhuận bên kia cầu Kiệu. Bác xe ôm trông hiền lành: “Cho chú bốn ngàn được không?”

                      Đến nơi, giở kiếm trong xấp tiền lẻ, bác lái xe rút tờ hai ngàn đưa cho tôi: “Thôi, gần quá, chú lấy ba ngàn thôi”. Dù bất ngờ nhưng tôi vẫn kịp dúi tờ tiền vào tay bác: “Cháu gởi bác luôn”. Bác ta đẩy vội tay tôi: “Thôi cháu cầm đi” rồi rồ xe chạy mất…

                      Tôi ngẩn người hồi lâu. Một cảm giác ân hận tràn ngập trong lòng.



                      Ngọc Chi
                      Chợ Phú Nhuận ,và Cầu Kiệu là nơi mà HK đã trãi qua thời thơ ấu .
                      Chợ Tân Định là nơi mà mỗi ngày HK đạp xe đạp đi học ngang qua .
                      "Life is like a river, let it flow.
                      Cuộc đời giống như một dòng sông. Cứ để nó trôi."

                      Comment


                      • Nguyên Văn Bài Viết Của Hiệp Khách View Post
                        Chợ Phú Nhuận ,và Cầu Kiệu là nơi mà HK đã trãi qua thời thơ ấu .
                        Chợ Tân Định là nơi mà mỗi ngày HK đạp xe đạp đi học ngang qua .
                        ..bây chừ mà về nhìn lại sẽ thấy nhiều thay đổi , chỉ trong lòng mỗi người luôn mãi nhớ " thời thơ ấu "
                        ***************

                        Comment


                        • PHÙ DU

                          Trên bầu trời cuồn cuộn mây, những cánh phù du nương theo chiều gió bay đi muôn hướng. Những lời thơ anh, đan kết bằng những con chữ nhớ nhung, là những cánh phù du đang tìm về mảnh-đất-thơ-em.
                          Em đang trú ngụ phương nào trên giòng trăng vô định xứ? Biết chăng phù-du-thơ-anh đang mòn mỏi lối về.
                          Ngẫu nhiên nào trong vô lượng kiếp sẽ là yếu tố hồ như, để phù-du-thơ-anh về được mảnh-đất-thơ-em

                          Hoàng Vũ Luân

                          Comment


                          • NHỮNG TỜ BÁO CỦA TÔI

                            Mẹ tôi già, nguồn giải trí duy nhất là đọc báo. Mẹ thích đọc những bài báo của tôi. Có bài tôi mua một tờ để đọc, tờ báo biếu để lưu. Tờ lưu tôi đã cất kỹ cho mới. Mẹ qua nhà tôi, lấy báo về đọc: “Mẹ đọc hết, không sót mục nào”. Bài viết của tôi, khi mẹ khen, khi mẹ chê. Thỉnh thoảng, cần lục tìm những tờ báo, không thấy, tôi cằn nhằn: “Đọc xong mà mẹ không đem qua cho con”.

                            Bị tiểu đường, mắt mẹ mờ. Đi khám. Có hai hạt cườm đang che lấp dần con ngươi. Chưa mổ được, vì phải trị hết tiểu đường. Mắt mẹ mờ dần. Những tờ báo của tôi bây giờ nằm im gọn gàng trên kệ, hàng ngày từng lớp bụi áo lên. Chẳng có ai qua lấy báo về đọc, để tôi có dịp cằn nhằn mỗi khi tìm không thấy nữa.

                            Bình An
                            (Nha Trang)
                            ***************

                            Comment


                            • CÂY KHẾ

                              Em tôi theo chồng định cư ở nước ngoài. Cuộc mưu sinh vất vả khiến đã lâu em không về lại quê xưa. Hôm rồi, em thư về: “… Con gửi ít tiền để ba má nâng nền nhà chống lụt! Nhưng xin đừng chặt cây khế ngoài sân. Con đã kể chuyện cổ tích “Ăn khế trả vàng” cho bọn trẻ nghe, và chúng rất muốn biết cây khế trông như thế nào…”. Xem thư, cả nhà vừa cảm động, vừa bối rối… Qua mấy mùa nước ngập, cây khế không chịu nổi đã chết năm rồi.

                              Chiều qua, ba tôi khệ nệ mang về một cây khế con. Hy vọng đến lúc các cháu về thì cây đã lớn.

                              Hoàng Lan
                              (Thủ Đức)
                              ***************

                              Comment


                              • NHƯ THẬT

                                Sinh thời, ông rất thích ăn trái cây. Con cháu ở xa, thi thoảng có đứa về thăm, biếu vài thức quả lạ, ông mừng lắm. Thế mà chẳng phải đứa nào cũng nhớ…

                                Ông mất. Mỗi dịp giỗ chạp, cháu con lại hạ mâm quả nhựa trên bệ thờ xuống rồi đặt lên đó cơ man nào là trái cây mọi miền, toàn loại hảo hạng cả, để ông được hưởng chút “hương hoa gọi là…”.

                                Vãn cuộc, chúng lại “truống đồ cúng” xuống, ăn tráng miệng và đặt lên đó mâm quả nhựa đầy bụi bặm… Thứ quả nhựa, mà nhìn xa, cứ y như quả thật!

                                Nguyễn Vĩnh Nguyên
                                (Lâm Đồng)
                                ***************

                                Comment

                                Working...
                                X