Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Những Truyện Thật Ngắn

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • THỜI GIAN



    Tôi viết về người thầy cũ, dạy tôi cách đây ba mươi hai năm. Bài đăng. Con đường mười cây số, từ miệt huyện, tôi đạp xe cọc cạch về thành phố tặng thầy cuốn báo. Thầy đọc đi đọc lại mấy lần: “Bất ngờ quá, anh ạ!”.

    Phút chia tay, bất ngờ hơn: ngày xưa, tay tôi run như lạnh khi thầy đưa viên phấn lên bảng, bây giờ, tuổi tác làm bàn tay thầy run trong hai bàn tay tôi, nhưng điềm tĩnh, ấm áp.

    Nguyễn Thái Sơn
    (Hiệu sách báo Anh Hoa, Phú Quý – Ninh Phước – Ninh Thuận)
    ***************

    Comment


    • BÀ NỘI
      (Nén tâm thư kính viếng hương hồn bà yêu quý)


      Cha bệnh nặng, hôn mê… Bà suốt đêm không ngủ. Hai tháng sau, cha hồi phục dần. Bà bảo: “Nhờ phúc đức ông bà”.

      Mấy Tết qua… Mắt lòa, chân yếu, da nhăn thêm, nhưng bà vẫn nhắc tên con, cháu, chắt, chít, không sót ai. Mùng Một Tết, bà kêu cháu bế ra phòng khách, sum vầy cùng gia đình. Nhìn bà rạng rỡ, cả nhà vui. Tết xong, bà cảm nhẹ, hỏi hôm nay ngày mấy, đắp chăn nghỉ ngơi, rồi bất ngờ đi xa mãi. Cả nhà ngỡ ngàng trong suối nước mắt…


      Nhìn cháu sụt sùi rắc hoa lên quan tài bà, cha nghẹn ngào: “Cả đời, bà chỉ muốn để lại phúc đức cho cả nhà!”.

      Trần Vương Thuyên
      (TP.HCM)
      ***************

      Comment


      • SÁCH TẶNG


        Trong khi chờ chị H, thu mua giấy vụn, cân đống sách báo cũ tôi vừa đem lại, bất chợt nhìn thấy một cuốn sách quen quen đang nằm một góc trong giỏ quang gánh của chị, tôi vội cầm lên và không tin vào mắt mình khi đọc dòng chữ “tặng D, nhân ngày sinh nhật thứ 17” mà người tặng không ai khác chính là… tôi.

        Thấy tôi cầm cuốn sách hơi lâu, chị H nói: “Có mua không tôi để lại cho, bao nhiêu tiền mà đắn đo mãi”. Ừ, mà không đắn đo sao được, hồi đó tôi phải nhịn ăn sáng gần một tuần để dành tiền mua cuốn sách này tặng D. Vậy mà… Tôi tự an ủi mình: chắc D sơ ý để cuốn sách, nên…


        Võ Nguyên Vũ
        (Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. HCM)
        ***************

        Comment


        • CẢM THÔNG


          Chị buôn bán tảo tần để nuôi chồng ốm liệt giường và đàn con nhỏ dại. Nghe lời xúi bậy của kẻ xấu, chị vay vốn buôn bán lớn để rồi trắng tay. Chị trở lại buôn bán nhỏ. Cả gia đình người anh họ xa rất thích mua hàng của chị, kể cả dâu, rể.

          Sau này, thỉnh thoảng chị nhờ con chở đi thăm họ. Một hôm, bất chợt chị thấy trong kho toàn bộ những vật dụng mà chị bán ngày xưa được chất đống ở một xó. Chị chợt nghĩ, thì ra ngày xưa, họ không cần những thứ ấy! Nước mắt chị ứa ra vì cảm động.




          Nguyễn Thị Kim Dung
          (Bình Thạnh, TP. HCM)
          ***************

          Comment


          • BÊN BỒI BÊN LỞ


            Tôi có hai người bạn thân chí cốt, từ thuở còn đầu trần chân đất ở chốn quê nhà.

            Lớn lên, dòng đời đưa đẩy, tôi trôi dạt về thành phố. Đông Mỹ sang Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình. Nó viết thư về kể nhiều, khóc nhiều. Nó không nguôi nhớ quê hương, bè bạn.

            Riêng Mười thì vẫn còn ở dưới quê lam lũ, vất vả. Bao năm gặp lại, nó vẫn còn giữ nét tươi tắn, nói cười vồn vã như xưa.

            Hai người bạn, bên bồi bên lở.



            Võ Thị Cẩm Hằng
            (76 Phan Xích Long, P2, Phú Nhuận, TP. HCM)
            ***************

            Comment


            • Ôiiiii, bên lỡ bên bồi , chạnh lòng con quốc quốc. Ủa ,mà sao ai cũng khoái làm passport để ra nước ngoài hết vậy cà?

              Comment


              • Tại sao ông Huy Cận thành thi sĩ

                Mới gần đây thôi tôi mới biết ông Huy Cận thực ra ổng nói
                Một hôm trận gió tình yêu lại:
                Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ.
                Vậy mà từ trước đến nay tôi vẫn nhớ thành “Đứng ngẩn ngơ nhìn áo tiểu thơ”, và thấy ông thi sĩ này sao…giống mình ghê. Hic!
                Nhưng nghĩ lại thấy hơi ấm ức. Đứng ngẩn trông vời là đứng …làm sao?
                Hôm qua, tôi hỏi vợ rằng, ngày mới gặp nhau anh đứng ngẩn ngơ nhìn hay đứng ngẩn trông vời…em? Nàng nói “ Hỏi lãng xẹt. Dĩ nhiên là đứng ngẩn ngơ nhìn, em mới biết mà nhìn lại, chứ đứng ngẩn trông vời thì có… trời mới biết. Ai biết đâu mà thương !”
                Đó thấy chưa, tôi cá với các bạn là ông Huy Cận ổng phải mắc bệnh thất tình kinh niên, vì ổng đứng...kiểu đó thì đâu cô nào biết mà thương?
                Nhưng có phải vì vậy mà ông thành thi sĩ?

                ThaiNC

                Comment


                • MÊ KHÚC
                  (tặng gia đình 107)




                  Lúc mới dọn nhà, ông hay đùa: – “Người quân tử phải chọn đại lộ mà đi”… khi ai đó bày ông đi ngõ tắt.

                  Đùng một cái bà nghe người ta kể “hay gặp ông…” – Hỏi, ông bảo: “Tiểu lộ ít người dễ đi…”.

                  Rồi “tiểu lộ” cũng dần… bại lộ, mà “đại lộ” thì vẫn cứ bất biến. Đàn ông mà… Chỉ thích “thêm” chứ ít ai muốn “bớt”

                  Chiều nay, bà vẫn chăm sóc bàn tay ông, dù giận. Vàng rơi trên sợi bạc. Ông trộm nhìn. Chợt bàng hoàng “mới đó mà”…Sao đại lộ đã hoàng hôn?






                  Kim Thúy
                  ***************

                  Comment


                  • BÀI ĐĂNG





                    Đứa con gái học lớp ba tíu tít khoe: “Ba ơi, bài con được đăng báo của lớp!”. Tôi vừa ghi ghi chép chép, vừa gật gù qua quýt: “À…!”. một chốc, con lại đến bên tôi: “Hồi còn đi học, ba có bài đăng không ba?”. Tôi quát:”Lấy bài học đi, không được quấy rầy ba, con thấy ba đang… “. Con lảng đi.

                    Nhìn con tiu nghỉu, tôi chợt nhớ những mùa bích báo thời áo trắng… Mãi lớp mười tôi mới được có bài đăng trên báo lớp – đâu “hay” như con bây giờ – ; lúc ấy, tôi cũng vui mừng khôn xiết, muốn “loa” cho cả thế giới biết, đừng nói gì chỉ một mình “ông ba”.





                    Nguyễn Thái Sơn
                    ***************

                    Comment


                    • HAI CHỊ EM



                      Ông Út lặn lội vào thăm Nội. Hai chị em tóc đều bạc trắng. Suốt đêm ông Út không ngủ được vì Nội ho nhiều, sổ mũi và đấm lưng thùm thụp. Ông Út bảo:

                      - Chị xoa chút dầu vào cho đỡ nghẹt mũi.

                      Nội mò lấy chai dầu đã hết, Nội không xoa mà lại hít hít từng hơi dài.

                      Sáng hôm sau ông Út ra xe về sớm. Nội thức dậy tìm chai dầu… Nội cầm chai dầu miên loại lớn còn nguyên lên săm soi rồi nói:

                      - Cậu Út nó lại cầm nhầm chai dầu của chị rồi!





                      Hoàng Nguyên
                      (Quân Tân Bình – TP.HCM)
                      ***************

                      Comment


                      • ĐỂ SỚM GẶP BA

                        Bi vừa đi học về đã chạy đến ôm mẹ hỏi: “Mẹ ơi! Bạn con đứa nào cũng có ba, còn ba con đâu? Mẹ bất ngờ trước câu hỏi của Bi.

                        - Ba con đi làm xa, lâu lắm mới về

                        - Lâu là khi nào hả mẹ?

                        - À! Khi nào hết cuốn lịch kia

                        … Bi vốn dĩ đã thích bóc lịch vào mỗi sáng, nay lại càng thích hơn. Nhưng Bi không bóc từng tờ như mọi ngày mà tới 2 tờ, có khi đến 3 tờ… Thấy lạ mẹ hỏi, Bi bảo “Lịch mau hết thì con sớm được gặp ba”.

                        Mẹ nghe và khóc. Không biết bên gia đình mới, ông ta có nhớ Bi không?!!!






                        Võ Thị Khiếp Vĩnh
                        (41 tổ 8 Văn Đăng – Vĩnh Lương – Nha Trang – Khánh Hòa)
                        ***************

                        Comment


                        • HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG



                          Mẹ vắng nhà. Mấy hôm nay cha con nó xoay quanh nồi thịt kho hột vịt được mẹ chuẩn bị sẵn.

                          Chiều, nó nấu canh chua bông điên điển và cá linh kho, nghĩ rằng cha sẽ khen nó. Bác Hạnh đi Bắc vào “biếu” lọ cà pháo cùng ít mắm nêm. Cha gắp trái cà vào chén nó, “con ăn đi”. Nó lắc đầu nguầy nguậy, “con không ăn cà này, nhà mình có cha là thích ăn”.

                          Cha trầm ngâm, “Cha thích cà pháo cũng như mẹ con thích canh chua bông điên điển với ca linh kho vậy! Vì nó có hương vị quê hương con ạ!”







                          Nhữ Thị Trúc Linh
                          (Phòng 13C3 Ký túc xá Trường đại học Cần Thơ)
                          ***************

                          Comment


                          • NGƯỜI CHA



                            Nhà có cậu con trai duy nhất ba cưng. Lớn lên con trai với ba như người bạn tâm tình, đi đâu cũng đi cùng, cả khi ăn sáng, uống cà-phê…

                            Học xong đại học, con trai thành đạt, lấy vợ. Bận nọ cùng vợ vào quán nước thấy ba ngồi một mình, con trai cùng vợ đến chào ba, ba vui ra mặt bảo ngồi cùng ba đãi.

                            Bây giờ con trai mới hiểu, từ khi lấy vợ , ba vẫn hay đi đâu đó một mình. Mẹ trách phải: “Con trai dễ quên cha mẹ khi… lấy vợ”.







                            Võ Thành An
                            (Trường PTTH chuyên Thoại Ngọc Hầu, Long Xuyên)
                            ***************

                            Comment


                            • VÒNG CẨM THẠCH




                              Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường… Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo

                              Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía, cười:

                              - Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui.

                              Chị em không ai bảo ai, nước mắt rưng rưng.






                              Jang My
                              (Quận 1 – TP.HCM)
                              ***************

                              Comment


                              • NGƯỜI TỐT, NGƯỜI XẤU




                                Trong lần đi công tác lên Đà Lạt, chiếc xe hơi cũ kỹ bò lên dốc đồi, trời sẩm tối, đường vắng, anh thấy sợ. Chợt có một bóng người đàn ông tất tả xách một chiếc túi nhào ra đường vẫy tay đón đường xin quá giang.

                                Nhìn tới nhìn lui, anh bỗng ngại. Nhưng đôi mắt kia van xin, tuyệt vọng.

                                Anh dừng xe chép miệng:

                                - Thôi đành vậy! Tôi chỉ sợ gặp phải người xấu.

                                - Xin ông hãy trói tay chân tôi lại và cho tôi đi nhờ lên Thị xã. Con tôi đang nằm viện.







                                Dương Thị Hồng
                                (Quận 2 – TP.HCM)
                                ***************

                                Comment

                                Working...
                                X