Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Những Truyện Thật Ngắn

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • 3- Học vấn một đằng, công nghệ một nẻo
    Phan Kế Bính
    (“Việt Nam phong tục,” năm 1915)


    Tính người mình không biết quý trọng công nghệ, người làm nghề tựa hồ như bất đắc dĩ không học được làm quan chẳng lẽ ngồi khoanh tay chịu chết mới phải xoay ra làm nghề thôi. Mà làm nghề thì không cần gì tinh xảo chỉ cốt bán rẻ tiền được nhiều người mua là hơn. Công nghệ suy nhược lại còn là vì người có học thức không chịu làm, người chịu làm thì lại là người không có học thức, chẳng qua chỉ theo lối cũ nghìn năm xưa chớ không nghĩ được cách thức nào mới.

    Ít năm nay, có trường bách công dạy dỗ, có lắm lời tân học cổ động thì cũng đã tỉnh ngộ ra ít nhiều và cũng đã có người sinh được nghề khéo, học được nghề mới tranh được lợi buôn bán. Song cái tính khinh đường công nghệ thì vẫn chưa bỏ được. Có người nhờ công nghệ mà nên giàu có song vẫn tự coi mình là đê tiện, phải mượn cái phẩm ông Hàn ông Bá mới là vẻ vang.

    Comment


    • 4- Khéo tay mà trí không khôn
      Phạm Quỳnh
      (“Pháp du hành trình nhật ký,” năm 1922)


      Xét ra ở nước Nam ta mới có các nghề mỹ nghệ là thịnh, phàm nghề khéo toàn là các nghề trang sức cả, còn mỹ thuật thì chưa có gì sánh được với các nước, nhưng ngay trong mỹ nghệ cũng chưa có kỷ luật, chưa có thể thống gì, chưa phân rõ các kiểu cách, các thời đại, các lề lối, các phương pháp, thợ thuyền phần nhiều là những người vô học, phi quen tay phóng lại lối cũ, thời bắt chước chép của người ngoài, thành ra tay có khéo mà trí không khôn, không biết biến báo mà vẫn giữ được tinh thần cốt cách cũ , tồn cổ mà khéo ứng dụng về đường sinh hoạt mời, nói tóm lại là không có trí sáng khởi (1) khôn ngoan, gây ra trong mỗi nghề một cái thể thức trang nghiêm mà đặc biệt. Cho nên các nhà nghề ta không thể bằng cả ở cái tay khéo được, cũng phải tập cho có cái trí khôn nữa.

      Nay muốn gây lấy cái trí khôn ngoan trong mỹ nghệ, khiến cho có tinh thần có thể thức, thời không gì bằng lập ra một nhà bảo tàng mỹ nghệ, sưu tập lấy những đồ đẹp trong nước, chia ra từng thời đại, bày cho có thống hệ (2), để cho những nhà nghề đến đấy mà xem, mà học cho biết nghề mình duyên cách (3) thế nào, thể cách làm sao, rồi hoặc trông đấy mà giữ lấy cái cốt cách tinh thần cũ, hoặc nhân đấy mà biển đổi dần

      Chú thích:
      (1) Bắt đầu dựng lên, ngày nay hay viết là “sáng tạo.”
      (2) Quan hệ của những cái liên tiếp nhau. Cũng nghĩa như hệ thống.
      (3) Duyên (có khi đọc diên) ở đây là thủ cựu, cách là đổi mới. “Duyên cách”: Tình hình trong một khu vực nào đó cái cũ thế nào, cái mới ra sao.

      Comment


      • 5- Thiếu tinh thần cầu học
        Nguyễn Văn Tố


        (theo Lê Thanh, “Cuộc phỏng vấn các nhà văn,” năm 1943)

        Phải nhận rằng người mình không ham học mấy. Thí dụ như người đỗ bằng tốt nghiệp, có công ăn việc làm thì thôi, không chịu học thêm. Tôi cho thế là nhầm lắm. Người ta dạy cho bấy nhiêu là để cho mình tạm đủ sức mà học lấy, khi ở trường ra mắt là chỗ khởi hành, mình lại tưởng đến nơi rồi. Nếu tôi được phép, tôi sẽ khuyên anh em thanh niên học rõ nhiều, vừa đọc văn Tây, vừa học lại tiếng ta, vì phần đông người ta mà viết văn ta còn sai nhiều.

        Comment


        • 6- Mô phỏng đã thành thói quen
          Hoa Bằng


          (“Phải có cái gì để làm đặc tính của người mình chứ.” Tri tân, năm 1941)

          Hết thảy mọi phương diện, chẳng hạn, từ văn học tới nghệ thuật - chúng ta đều ăn của người, nhưng đã biết hóa để làm của riêng của mình chưa?

          Bình tĩnh mà xét, từ hình thức đến tinh thần ta nay cũng có một đôi phần tiến. Nhưng cái óc mô phỏng hay còn rõ sờ sờ trung hết thảy mọi mặt.

          "Chúng ta phải làm con cháu của cổ nhân chứ không nên làm nô lệ của cổ nhân.” Đối với cổ nhân ta nay còn phải dè dặt thay, huống chi đối với gió bốn phương, há lại nên bạ chiều nào che chiều ấy?!

          Comment


          • 7- Kiếp người bấp bênh văn chương sầu não
            Nguyễn Văn Huyên


            (“Văn minh Việt Nam,” năm 1944)

            Sự đơn điệu tẻ nhạt của cảnh sắc thiên nhiên, tính chất chu kỳ của thiên tai, sự cách biệt của các nhóm người, sự phân chia nam nữ, nền giáo dục khắc nghiệt và khô khan khiển người Việt thiên về u buồn và sầu não.

            Cá nhân bị giam hãm một cách chặt chẽ và giả tạo trong những khuôn khổ cứng ngắc như gia đình và làng mạc đến nỗi họ không quan niệm nổi họ có khả năng hành động một mình. Vì thế khi môi trường chung quanh không còn giữ họ lại bằng những mối ràng buộc thông thường mà lễ giáo quy định, người ta dễ đắm mình vào những bài hát buồn bã u sầu, khiến mọi nỗ lực trí tuệ tiêu tán.

            Nền văn hóa vốn thấm nhuần lòng từ bi Phật giáo cũng góp thêm phần dồn nén các dục vọng cá nhân. Rồi quan niệm siêu hình của đạo Lão khiển nhiều tác giả thiên về một cái nhìn bi quan sâu sắc và một sự mỉa mai chua chát. Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Thu dạ lữ hoài ngâm cũng như các tác phẩm của Trần Tế Xương, Nguyễn Khắc Hiếu… chỉ là những tiếng vọng của nỗi đau nhân loại. Trong nhiều tác phẩm khác, ta luôn luôn thấy cùng những đề tài giống nhau về nỗi đau khổ, ước mong và hối tiếc, phản ảnh tất cả sự dồn nén tinh thần của cá nhân, hoặc gần như vậy, sự sợ hãi muôn thuở của một kiếp người bấp bênh, một cuộc sống chật hẹp.

            Comment


            • 8- Một nền nghệ thuật thiếu tư tưởng
              Hoài Thanh

              (“Có một nền văn hóa Việt Nam,” năm 1946)

              Trong lịch sử ta biết bao thế hệ nhà nho kế tiếp nhau mài miệt trong sách vở của thánh hiền mà nào có sáng tác được gì đâu.

              Ta không có một nền quốc học nếu quốc học là học thuật riêng của nước. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử ta cơ hồ không có sáng tác gì về học thuật. Ấy cũng vì ta kém óc trừu tượng khái quát, điều kiện căn bản để phát minh về tư tưởng.

              Người phương Tây rất ngạc nhiên thấy ta hôm qua chỉ biết có “Tứ thư Ngũ kinh” mà hôm nay bỗng tin theo những thuyết rất mới mẻ, rất cấp tiến của khoa học hiện kim. Họ không biết rằng học thuật tư tưởng không phải là những căn bản tinh thần của dân tộc ta. Tư tưởng nào có lợi cho đời sống của dân tộc thì ta theo, nhưng một khi tình thế đổi thay, tư tưởng ấy trở nên có hại cho đời sống chung, ta sẽ trút bỏ dễ dàng không tiếc hối.

              Comment


              • 9- Đằng sau thói quen đẽo gọt là sự nhu nhược
                Phan Kế Bính

                (“Việt Nam phong tục,” năm 1915)

                Văn chương gọt từng tiếng khác nào như người gọt củ thủy tiên, cái lá này bắt cho quăn, cài giò kia hãm cho thấp trông thì hoa nở đều nhau đẹp đẽ nhưng động vào đã gãy, để chưa mấy ngày đã úa. Cốt lấy cái khéo nhỏ nhặt làm mất đi cái khí mạnh, gọi là "nhu nhược chi văn chương!"

                Comment


                • 10- Xu thế trang sức quá nặng
                  Đào Duy Anh

                  (“Việt Nam văn hóa sử cương,” năm 1938)

                  Nghệ thuật Việt Nam thường bị bó buộc trong lề lối cổ. Phải tôn trọng những phép tắc xưa, cho nên nhà nghệ tài giỏi mấy cũng chỉ phỏng lại những hình thức có sẵn cho khéo, chứ không được theo tự ý mà sáng kiến những cách thức mới.

                  Nhà nghệ thuật Việt Nam không phải là người biểu diễn ý chí tâm tình của mình, cũng không phải người quan sát và biểu hiện tự nhiên mà chỉ là người giỗi bắt chước những kiểu mẫu sẵn. Có muốn hơn người thì họ chỉ cốt ra tay cho khéo cốt làm cho thật tỉ mỉ, thật tinh tế, thật dụng công, chỉ cốt xếp đặt các bộ phận cho xinh xắn lộng lẫy.

                  Tính chất đặc biệt của nghệ thuật Việt Nam là tính trang sức. Nó thiếu hẳn hoạt khí, vì cách biển hóa tuy lưu động mà ở trong phạm vi hình thức, cách phối hợp tuy phiền phức mà ở trong phạm vi thái độ chế kiểu.

                  Comment


                  • Thôi Quê mình h mùa mưa li ngp. Hi y, con chp chng vào lp Mt, ngày ngày vượt hai cây sđến trường. Có ba, mưa giăng đy tri, nước ngp đến gi. Con nhìn ra, rơm rm... M bo:
                    -Thôi, hôm nay đ m cõng.



                    M cp chiếc nón lá, cõng con trên lưng vượt qua dòng nước.



                    Con đu Đi hc, ra trường, ly được v giàu, thành đt.
                    Cu
                    i tun, con đưa mđến siêu th.

                    -Thôi Mẹ ... đường ngược chiu ri. M chu khóđi vào một mình nhé. Tin đây ...


                    Võ sĩ

                    Thy dy kèm Anh văn ca tôi là hàng xóm.
                    Khi thi lên đai Thái cc đo rt, anh k cho tôi nghe. Lúc được tuyn vào đi tuyn quc gia, anh li giu. Hát cho phường b chê: k; đot gii nht karaoke: li giu...
                    Có bn trai, tôi k, anh lng thinh. Chia tay vi bn trai, tôi k, anh cũng làm thinh... Khi nghe tôi nói đã t hôn vi gã Vit kiu, anh không làm thinh na:
                    - Ti sao vy?
                    - Vì... em... yêu anh.
                    Thy dy, ca sĩ, võ sĩ ca tôi như b "knock-out", khuu chân xung, ri... khóc.

                    Comment


                    • Hai ngàn

                      Hc lp 12, tôi không có thi gian v nhà xin tin Ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho Ba ri Ba đích thân lên đưa cho tôi. T nhàđến ch tôi tr hc chng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, Ba phi đi xe đp. Chiếc xe gy ... ging Ba.
                      Cui năm, làm h sơ thi đi hc, tôi li nhn Ba. Ln này, sau khi đưa cho tôi mt trăm ngàn, Ba hi: Có dưđng nào không con?. Tôi đáp: Còn dư bn ngàn Ba . Ba nói tiếp: Cho ba bt hai ngàn, đ lát v, xe có hư như ln trước thì Ba có tin sa.
                      Ba v, tôi đng đó, nước mt rưng rưng

                      Comment


                      • Ngày không nhiu nng


                        Ba đi làm v
                        m hôi ướt đm vai áo. Má tt bt nu 2 ba cơm lm lem tro bếp.

                        Tôi buông sách đng dy ly cho Ba ly nước và quay xung bếp đnh ph Má nu cơm thì b c hai nhc: "Con lên hc bài đi, ngày mai thi ri; ôn thêm được ch nào thìôn con , 12 năm đèn sách, ráng lên nghen con” … “Khi nào đ đt, có bng cp, con s sng đ kh hơn Ba Má”.
                        Giđây tôi đang làm mt công ty ln nhưng mi ln đến mùa thi Đi hc là mi k nim xưa li ùa v, li rơm rm nước mt vì bây gi tôi ch cu-ki mt mình, chưa lp gia đình dù đã ngoài 30.

                        Má và Ba đã qua đi cách nhau 1 năm sau ngày tôi ra trường.

                        ... Đã có lúc tôi lẩm bẩm 1 mình: -Nhng ước mơ ca Ba M con đã thc hin được… sao không li vi con?

                        Comment


                        • Giọt Mật

                          Một ly rémy martin pha rhum morgan, tựa mình nơi sofa, lim dim mắt thả hồn về một hướng xa vời theo tiếng nhạc lời ca từ những tình khúc của nhạc sĩ Nguyễn Ánh Chín và Đỗ Lễ, trong chương trình "70 năm tình ca Việt Nam".

                          Anh lại nghĩ đến em, và rơi vào vùng lãng mạn của thơ và nhạc. Những giọt mật trong ly rượu cay, thậm chí là ly rượu đắng trong tình khúc buồn. Vậy mà những giọt mật vẫn tồn tại, sự tồn tại sáng giá như những đóa hoa tim , vĩnh viễn đẹp cho dầu hoa mang sắc màu nào!



                          Cao Nguyên
                          (truyện thật ngắn)
                          Last edited by Poupi; 28-05-2015, 10:12 AM.

                          Comment


                          • Nghẽn Mạch

                            Lâu lắm, không thấy hắn viết gì. Chiều qua điện hỏi, Hắn bảo: chữ đầy quá làm nghẽn mạch tim.
                            - Sao không nhờ ai thông mạch ?
                            - Duy nhất chỉ một người, nhưng Nàng bận đi nhận của hồi môn từ một nơi khác !


                            Cao Nguyên
                            (Truyện Thật Ngắn)

                            Comment


                            • LẦM

                              Cứ mỗi lần chuyển đổi từ trại tù này sang trại tù khác, các tù binh phải qua một cuộc khám xét tư trang rất nghiêm ngặt. Và mỗi lần bị khám, cái máy trợ thính nhét trong tai Hắn lại bị tịch thu với lời cáo buộc: Đã vào tù mà còn mang máy nghe lén.

                              Vật bị thu và trả lại tái diễn nhiều lần, đã làm Hắn thật sự bực mình. Nên trong đợt khám xét ngày hôm qua, khi cai tù cầm chiếc máy trợ thính trong tay và hỏi Hắn:
                              - Tại sao anh cứ ngoan cố mang cái máy này?
                              Hắn nổi quạu, đáp cộc lốc:
                              - Tui điếc.
                              - Điếc sao còn bị bắt đi lính?
                              Sẵn đang quạu, Hắn phạng luôn:
                              - Anh lầm! Thằng Điếc và thằng Dốt mới là những thằng lính tốt nhất!

                              Cao Nguyên
                              (Trích Truyện Thật Ngắn)

                              Comment


                              • Về Việt nam tôi đi chợ thích nhất là trả giá, người ta nói giá thật cao, tôi mua được thật thấp mới cảm thấy vui.
                                Với mấy trái mảng cầu, tôi tiếp tục trả giá, trả giá đến khi nào thật rẻ mới mua.
                                Nhìn thấy đôi bàn tay già nua run rẩy đếm những đồng tiền lẻ, tôi đã mua mấy trái mảng cầu bằng giá tiền có thể mua hết trái cây ở chợ.


                                Lần đầu tiên viết truyện ,đọc xin đừng cười
                                Last edited by ĐồngXanh; 28-06-2015, 12:38 AM.

                                Comment

                                Working...
                                X