Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Những Truyện Thật Ngắn

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • LOÀI CHIM KHÔNG BAY

    Nhà Minh chuyển đến nơi ở mới. Mừng tân gia, chú Út tặng cho Minh con chim khướu. Ngoài giờ học, Minh líu ríu với chim nơi hàng hiên. Chừng tuần sau, Minh phát hiện cô bé nhà bên thường chăm chú nhìn Minh chăm sóc chim với đôi mắt một mí thật dễ thương nhưng buồn lạ .

    Vốn tính xởi lởi, nó xách ù lồng chim lại tường rào giơ lên làm quen: “Bạn thích nuôi chim không? Bạn tên gì?”

    Cô bạn mới chầm chậm lăn chiếc xe lăn lại gần song sắt tường: “Em là Hoàng Yến!”


    Tuyển Minh
    ***************

    Comment


    • LỜI CON TRẺ
      (Thương tặng Trung Quốc yêu quý của dì)

      Cu Xệ lên năm. Thông minh và ngộ nghĩnh nên được mọi người rất thích. Tết rồi dành dụm tiền lì xì để mua một cái đầu lân. Chiều mồng một mừng tuổi bà nội về, cu Xệ cầm tờ năm ngàn đưa cho mẹ, nói như thanh minh: “Con nói bà nội đừng cho tiền mà bà nội cứ biểu con lấy hoài!”. Ngạc nhiên, dì Ba hỏi: “Sao vậy con?”. Cu Xệ đáp, vẻ áy náy: “Vì bà nội nghèo khổ lắm, đâu có tiền mà cho”.

      Ngọc Chi
      (TP.HCM)
      ***************

      Comment


      • THỪA TỰ


        Là con trai trưởng, tôi được thừa hưởng từ ba tôi ngôi nhà thờ đồ sộ. Tiền nhang đèn xấp xỉ khoản lương còm mỗi tháng. Đã thế, cứ lâu lâu, số ản thư và bát nhang lại được bổ sung. Có anh bạn Tết này đến thăm, hỏi chuyện gia cảnh thỉnh thoảng nhìn lên bàn thờ, nửa ái ngại, nửa băn khoăn…

        Bỏ dạy học, mấy năm nay anh sản xuất nhà, xe, tiền cho người ta đốt. Ngày mai, anh mời tôi dự lễ động thổ cái lầu ba tầng cho con trai.

        Hào Vũ
        (Phòng GD Phú Vang, TT-H)
        ***************

        Comment


        • VỀ QUÊ ĂN TẾT

          Cầm chứng chỉ cử nhân luật trong tay, và sau bao lần xin việc, tôi đã đi làm được ở công ty bao bì Thành phố.

          Nhận 800.000đ lương, năm nay tôi quyết định về quê ăn tết. Tính toán cả mấy ngày để mua quà cho bố, cho mẹ, cho em, cho cháu.

          Khi xe lăn bánh bỗng giật mình, không biết khi hết tết vào lại Thành phố đi làm, tiền đâu để trả tiền nhà, tiền ăn và tiền xe đi vào, chẳng lẽ lại xin tiền mẹ. Tôi bỗng thở dài.

          Phạm Hoa Phượng
          (Pleiku)
          ***************

          Comment


          • SINH NHẬT

            Chồng mất. Vốn kiến thức đã mai một không đủ để kiếm việc làm. Chị xin làm công cho một cửa hàng bánh ngọt trong thành phố. Khách ra vào tấp nập, người chọn kiểu này, kẻ chỉ kiểu kia. Mệt, đói, nhưng vẫn phải tươi cười.

            Khuya, chị trở về nhà. Bếp núc lạnh tanh. Đứa nhỏ hâm hấp nóng… Thằng anh nghèn nghẹn: “Buổi chiều con đưa em đi công viên, hôm nay sinh nhật em”.

            Chị ôm con vào lòng, rơi nước mắt. Từ ngày anh mất, gia đình chưa có một bữa cơm chung.



            Lê Nguyễn Thục Quyên
            (Đại học Kinh tế TP. HCM)
            ***************

            Comment


            • EM TÔI

              Bám đất Sài Gòn sau ba năm ra trường, tôi vẫn không xin được việc. Đôi cua dạy kèm, khi chẳng đủ trang trải lại phải nhờ nguồn “trợ cấp” ở quê. Vừa rồi, đau ruột thừa, nằm viện. Mẹ vượt ngàn cây số vào thăm. Ngày về, dúi vào tay tôi chỉ vàng, bảo: “Của cái Lan, nó dặn con dùng để hồi sức, viện phí và tiền gởi vào cho con trước đây cũng một tay nó cả. Tội nghiệp! Dạy thêm thì tít mù, còn nuôi thêm cả lợn”.

              … Nhớ ngày Lan trượt đại học, thư về tôi mắng chẳng tiếc lời…

              Cầm món quà của em, tôi chỉ biết nuốt nước mắt vào trong.

              Lê Nguyên Vũ
              (B.Thạnh – TP.HCM)
              ***************

              Comment


              • LỜI HỨA

                Tết, anh chở con đi chơi. Về nhà, thằng bé khoe ầm với lũ bạn cùng xóm. Trong đám trẻ có thằng Linh, nhà nghèo, lặng lẽ nghe với ánh mắt thèm thuồng. Thấy tội, anh nói với nó: “Nếu con ngoan, tết năm sau chú sẽ chở con đi chơi”. Mắt thằng Linh sáng rỡ.

                Ngày lại ngày. Cuộc đời lại lặng lẽ trôi theo giòng thời gian.

                Thoắt mà đã hết năm. Lại tết. Đang ngồi cụng vài ly với đám bạn thì thằng Linh cứ đứng thập thò. Vẫy tay đuổi, nó đi được một chốc rồi lại lượn lờ. Cáu tiết, anh quát nó. Thằng Linh òa khóc nức nở. Tiếng nó nói lẫn trong tiếng nấc: “Chú hứa chở con đi chơi… cả năm qua con ngoan… không hư một lần nào…”

                Hải Âu
                (Tân Bình – TP. HCM)
                ***************

                Comment


                • THẦY VÀ TRÒ


                  Về hưu, tôi mở lớp dạy kèm tại nhà. Cô bé học lớp 9, chăm ngoan nhưng hơi chậm hiểu. Thôi thì lấy cần cù bù thông minh. Tôi kiên trì giảng đi giảng lại. Mỗi khi gương mặt cô bé bừng sáng vì đã hiểu, tôi thấy mọi mệt nhọc tan biến.

                  Mấy hôm nay, cô bé có vẻ lo ra không tập trung. Nhìn lên tờ lịch, tôi lờ mờ đọc được lý do. Cuối giờ, tôi chủ động bảo:

                  - Con đừng nhắc mẹ tiền học, khi nào đóng cũng được. Có điều con đừng vì chưa đóng tiền mà nghỉ học.

                  Cô bé thở ra như trút được gánh nặng. Ôi! Học trò của tôi...



                  sưu tầm
                  ***************

                  Comment


                  • BƯỚC ĐI

                    Đứa bé chập chững tập đi, một hai bước lại té, nhoẻn miệng cười đứng dậy đi tiếp. Nhiều lần té đau nhưng nó vẫn đứng dậy đi mặc cho đứa lớn đứng cười chê. Ý chí quyết tâm của nó đáng trân trọng. Mai này nó sẽ đi nhanh hơn đứa lớn.


                    sưu tầm
                    ***************

                    Comment


                    • TUỔI THƠ

                      Thằng Nhân vừa về đến nhà, chưa kịp rửa mặt mũi tay chân liền sà vào lòng bà Nội.

                      - Con đi thăm chị có vui không? Bà hỏi.

                      Thằng bé mặt buồn xo, phụng phịu:

                      - Chị Hiếu nói thương con, nhớ con. Vậy mà xin một cái áo mới để "tụ" trường mặc đi học chỉ cũng hổng cho. Nhà chỉ ở treo áo nhiều ơi là nhiều, đủ màu xanh đỏ tím vàng, đẹp ơi là đẹp...

                      Bà ái ngại nhìn cháu mà nước mắt ứa ra. Tội nghiệp con bé Hiếu của bà... Mười mấy tuổi đầu đã phải đi làm thuê cho người ta, mấy tháng rồi không dám về thăm nhà vì sợ hụt tiền đóng học phí cho em.


                      sưu tầm
                      ***************

                      Comment


                      • CHÙM TRUYỆN CỰC NGẮN của THÁI DOÃN HIỂU

                        Viết tiểu thuyết như người đi trên đại lộ, viết truyện ngắn như ngồi trong cửa sổ nhìn ra. Nó chỉ là một nhát cắt. Nhát cắt sắc hay cạn tùy thuộc ở tay nghề
                        và năng lực thẩm thấu cuộc sống của người cầm bút. Tôi vốn bình sinh viết nghiên cứu và phê bình văn học nhưng thể loại văn xuôi này chẳng xa lạ với tôi. Xin gửi tới bạn đọc một chùm truyện cực ngắn viết theo phong cách cố sự tân biên (truyện cũ viết lại) của văn hào Lỗ Tấn để thấy rằng lối tư duy hình tượng đã giúp cho những trang văn tư duy tư biện khảo cứu văn hóa của tôi thêm sinh khí.




                        Ôm lấy của nợ đó mà làm gì ?


                        Đang thủng thỉnh giảng bài cho các môn đệ ở nhà học thì bỗng nghe tiếng lao xao ở đầu ngõ. Khổng Tử dứt mạch đàm đạo, cáo lỗi các môn sinh đến đứng bên gốc thiên tuế, nghe ngóng. Một lát, thấy hai vị nhà nho tóc xổ, quần áo xộc xệch, mặt đỏ gay, đang vừa đi vừa xỉa xói nhau riết róng. Nhà này tự cho mình là nho sĩ chân chính, mạt sát nhà kia là hủ lậu không hợp thời và ngược lại. Lời quăng qua, câu ném lại không biết bao hiệp mà chẳng ngã giá được thua. Không ai chịu ai, họ túm áo điệu nhau đến nhờ sư biểu phân giải.


                        Lắng nghe hai phía phân trần, Khổng Tử vội vàng xuống thềm thi lễ, chắp tay cung kính, nhỏ nhẹ :


                        - Học thuyết của ta rất uyển chuyển, rộng vô cùng và không bó buộc bắt ai cũng phải giống ai. Cả hai vị đều là những vị túc nho chân chính, Khâu này rất lấy làm kính mộ. Vị nào nói cũng đều có lý cả, làm sao ai lại có thể bài bác ai là kẻ hủ nho, vô dụng và giả dối được ?


                        Nghe được khen tặng, mặt nở mày nang mãn nguyện, hai nhà liền quên phắt ngay những quan điểm đất đồng vừa đấu khẩu, hể hả dương dương tự đắc ra về. Đám học trò rất đỗi ngạc nhiên quây lấy Khổng Tử, chất vấn :


                        - Thật là lạ lùng, tại sao thầy lại đưa lên tận mây xanh hai lão đồ gàn dốt nát lắm lời đó để làm gì ?


                        Khổng Tử vuốt râu bình đạm :


                        - Kẻ sĩ muôn đời có cái dở là bội thực tự hào về học vấn. Họ bao giờ cũng cho mình là tinh hoa của giống nòi, đứng trên muôn loài. Bọn sĩ nửa mùa thường hiếu thắng. Âu đó cũng là khiếm khuyết của hóa công. Thế gian thiếu gì loại người gàn quải này. Đối với họ chỉ cần nịnh khéo dăm ba câu để họ xéo đi cho khuất mắt là được, ôm lấy của nợ đó mà làm gì !?


                        Đám đệ tử nghe, thở phào.




                        Rượu bất tử


                        Có một sủng thần khúm núm dâng bình rượu “bất tử” lên Hán Vũ đế, văn thần Đông Phương Sóc liền nhón lấy, thản nhiên rót ngự tửu uống ngay giữa triều trước mắt bá quan văn võ. Hán Vũ đế nổi đóa, xuống lệnh thét võ sĩ chém đầu.


                        Rất điềm tĩnh, Sóc tâu :


                        - Thần vì ham sống sợ chết nên khi thấy rượu “bất tử” là ham ngay, liều uống. Bây giờ rượu đã trôi hỏi cổ họng, bệ hạ giết thần, thần cũng không chết. Nếu thần chết thì đúng là rượu dỏm, không phải là rượu “bất tử” nhằm sát hại đấng tối thượng, bệ hạ phải nghiêm trị thật nặng kẻ dâng rượu !


                        Hán Vũ đế nghe ra có lý, nguôi giận, cười, tha ngay !


                        LỜI BÌNH : Trong tất cả các lại bồ đào mỹ tửu làm gì có thứ rượu gọi là “bất tử”. Bọn nịnh thần nhan nhản thời nào cũng bày ra lắm tò ma để bịp. Khốn nỗi vua chúa xưa nay vốn thường ưa cái giả ngụy đó, vì nó ngọt tai, nên bọn nịnh thần mới có đất sống.
                        Bằng một phát tên, Đông Phương Sóc bắn trúng diệt một lúc hai đích : vạch mặt ngón lừa đảo của kẻ nịnh và thức tỉnh cái đầu u mê của người nghe nịnh (dẫu là vua).
                        Muốn diệt cho tiệt giống nịnh, trước hết phải chấn chỉnh những cái tai ưa nghe nịnh.








                        Sáng ba chiều bốn…


                        Đâu đó có tiếng đồn Thư Công nước Tống ưa khỉ nên nuôi trong nhà một bầy khỉ khá đông đúc. Ai được may mắn vào thăm đều khá khen : chuồng trại tinh tươm, thức ăn cho khỉ xài toàn hạt dẻ. Thiên hạ nghĩ chắc là túc hạ muốn triết lý một cái gì đó chứ chẳng phải để chơi kiếng như những kẻ nhàn cư rỗi tiền vẫn thích đua đòi chơi hoang !?


                        Năm đó, ông trời quái ác làm hạn hán kéo dài, mất trắng mùa dẻ. Thư Công bấm bụng nhìn đám khỉ ông, khỉ bố, khỉ mẹ, khỉ lau nhau chí chóe lúc nhúc cả một bầy háu đói đến thê thảm, thở dài lẩm nhẩm tính toán.


                        Bấy khỉ tinh ý nhận ra ông chủ có ý định bớt khẩu phần ăn của chúng liền nhảy nhót tứ tung khọt khẹt nhao nhao phản đối.


                        Thư Công trấn an :


                        - Việc gì phải nhặng xị ngậu lên kêu gào. Trước đây, ta cho mỗi ngươi mỗi ngày : sáng ba hạt, chiều bốn hạt, nay các người không ưng ý thì ta đổi lại vậy: sáng bốn, chiều ba, được chưa nào ?


                        Bầy khỉ tưởng được tăng lương, reo hò ầm ĩ !


                        LỜI BÌNH : 3+4 = 7; 4+3 cũng bằng 7. Trong sách toán cấp I, mấy đứa nhỏ thường ra rả đọc : “Khi ta thay đổi vị trí các số hạng thì tổng của nó không thay đổi”. Lợi dụng sự thay đổi vị trí như một ảo ảnh, nhà triết học đã khéo léo đánh lừa được khá trót lọt tổ tiên của loài người. Thảo nào về sau này con cháu của khỉ toàn bị đánh lừa theo kiểu thô thiển đó !
                        Không tin, bạn thử ngẫm xem ?

                        Comment


                        • Khoảng năm 2012, tôi được đọc trên mạng chuyện do chính bà mẹ kể lại :

                          Khi thất thủ Ban Mê Thuột, là gia đình Sĩ Quan QLVNCH, con bế con giắt trong lúc hỗn loạn đã bị thất lạc đứa con trai đầu lòng 4 tuổi. Sau định cư ở Mỹ 20 năm đi du lịch Việt Nam, vợ - chồng lên thăm lại chốn cũ để nhớ kỷ niệm thời trẻ đau lòng không làm sao quên được!

                          Trong lúc Ông - Bà ra xem chợ miền Thượng mua bán trao đổi phẩm vật săn, nhặt, thì bà tình cờ thấy một thanh niên người Thượng, có nốt ruồi trên cánh tay ngồi bán phẩm vật. Đã làm Bà ngạc nhiên thấy giống hệt nốt ruồi son của con trai 4 tuổi của bà bị thất lạc. Mà bà đã từng hôn lấy hôn để lên đó mổi khi tắm rửa, hay thay quần áo cho đi chơi.

                          Bà nghi vấn tò mò đi theo về đến tận nhà sàn ở sâu trong rừng sau khi xin phép công an địa phưong, thì được cha mẹ nuôi công nhận. Đã nhặt về nuôi khi thấy nó bị lạc không có ai nhận đứng khóc ở giữa đường, trong lúc súng nổ dân và lính hốt hoảng chạy tán loạn.

                          Ông - Bà có đem thử máu thì đúng là con tìm lại được và lo thủ tục bảo lãnh sang Mỹ nhưng bất ngờ anh này đã từ chối. Lý do, vì đã quen sống ở rừng rồi và cho biết có lần bị trưng dụng lên tỉnh làm đưòng lộ thời hạn có mấy tháng. Đã đưọc sống tiện nghi ở thành thị và trả lưong, nhưng không làm sao thích hợp được không khí ồn ào tối ngày. Nên càng nhớ da diết rừng già thiên nhiên êm ả không làm sao bỏ được. Dù phải sống vất vả , canh tác, chăn nuôi. săn nhặt,

                          Chuyện cảm động, dưng dưng ngậm ngùi!

                          Từ Đình Trần bá Đầm

                          Comment


                          • Cám on nhiều.

                            Comment


                            • Lời giới thiệu:

                              Không hiểu cuốn sách “Người Trung Quốc xấu xí” của Bá Dương (“Bo Yang”) được xuất bản cách đây gần hai chục năm có liên quan gì đến sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc hôm nay hay không?

                              [Nên biết bên Mỹ có cuốn sách nổi tiếng tương tự là "The ugly American" của WILLIAM J. LEDERER AND EUGENE BUR**** xuất bản năm 1958 đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất thời đó].

                              Tuy nhiên, hình như có nhiều liên quan giữa sự can đảm nhìn nhận ra những yếu kém của chính mình và sức vươn lên mạnh mẽ cho dân tộc (!)

                              Ở hoàn cảnh Việt Nam, đã gần một thế kỷ rồi, thế hệ cha ông của chúng ta cũng đã có rất nhiều người dám vạch thẳng những tính xấu, những hủ tục của người Việt mình để biết mà sửa đổi (!) Nhưng mà không thấy có ai chịu nghe??? Để xét cái kết quả (“không khá”) này, cứ việc nhìn vào hiện tình dân tộc Việt ở trong nước lẫn ở hải ngọai; cứ nhìn vào chính bản thân mình, đồng bào và các tổ chức / hội đoàn chung quanh mình chứ chẳng cần tìm đâu xa! Đến lúc này, thế hệ chúng ta, giữa những thay đổi lớn lao đang và vừa mới xẩy đến cho dân tộc chúng ta, giữa khát vọng phục hưng dân tộc… đây là một cơ hội thật tốt để cùng nhau đọc lại những nhận định mà các vị tiền bối đã viết về nhũng cái xấu xa của người mình và rồi tự đặt câu hỏi cho bản thân và cộng đồng của mình phải làm gì để cho dân tộc mình khá hơn?

                              “Có lẽ ta đâu mãi thế này …”
                              (Nguyễn Công Trứ - “Quân tử cố cùng”)



                              Trần Văn Giang



                              1- Chơi bời lãng phí

                              Trần Chánh Chiếu
                              (“Lục tỉnh tân văn,” năm 1907)

                              Theo tục ông bà để lại, hễ mãn một năm thì ăn Tết một lần ấy cũng là phải. Sao tôi thấy hễ tới ngày ấy, ai ai cũng đốt pháo, dựng nêu, treo bùa tứ tung ngũ hoành, đánh đáo đánh quần tới bảy bữa, rồi nào me, nào lú (1), bài cào, xóc đĩa, tổ tôm đủ thứ. Thậm chí có ông ăn Tết rồi thì bán nhà bán cửa, nợ réo trước nợ réo sau. Đã “bần nhược” (2) lại “đãi đọa” (3) vậy thì biết chừng nào mà giàu có như người ta đặng?



                              Chú thích:
                              (1) Theo Huỳnh Tịnh Của, “Đánh me” là "gây ăn thua trong cuộc chơi tiền,” còn “Lú” là "cuộc chơi con nít dùng tiền mà đánh đố.”
                              (2) Nghèo đói.
                              (3) Biếng nhác.

                              Comment


                              • 2- Ở đâu cũng thấy học đòi làm dáng
                                Hoa Bằng

                                (“Hiếu thượng,” Tri tân, năm 1943)

                                Cái hiếu thượng (1) của số đông người mình đã lộ rõ ở từ ngôn ngữ đến cử chỉ, từ hành vi trong gia đình đến động tác ngoài xã hội. Người ta chơi câu đối? Phần đông không phải vì thích chữ tốt yêu văn hay nhưng vì muốn sĩ diện ở mấy cái lạc khoản (2) có chức tước. Người ta in danh thiếp? Không phải vì cốt thông tính danh tỏ địa chỉ, song hình như chỉ cốt trưng những chức sắc tước trật và phẩm hàm. Người ta đăng cáo phó? Có lẽ ít vì cốt để báo tang, nhưng phần nhiều cốt để lợi dụng cái chết của ông bà cha mẹ mà quảng cáo cái danh phận của con cháu.

                                Cái bệnh hiếu thượng ấy truyền nhiễm đến cả nữ giới làm cho lắm người cũng mắc lây. Một dạo ở xã hội ta nổi lên cái phong trào “phi cao đẳng bất thành phu phụ.” Vì thế trong cuộc hôn nhân đã xảy ra lắm chuyện buồn cười. Hoặc mượn văn bằng của người khác để đưa nhà gái sát hạch lúc cầu hôn, hoặc giả làm nhà tòng sự (3) suốt mấy tháng để nhà gái nếu có dò la vẫn thấy sớm vác ô đi tối vác về...


                                Chú thích:
                                (1) Thích hướng lên trên, tức hiếu danh, bon chen...
                                (2) Tự đề tên họ chức tước ở một góc câu đối.
                                (3) Làm công chức.

                                Comment

                                Working...
                                X