20/10/1991
Vào đầu năm thứ mười sáu, sau ngày ba mươi tháng Tư năm một nghìn chín trăm bảy mươi lăm, những người khách của chung cư, nếu tinh ý một chút, sẽ cảm thấy được cái gì khang khác trong bầu không khí sinh hoạt vốn nổi tiếng là đầu ấm và nề nếp của chung cư Thắng Lợi. Nói khang khác vì có sự bất bình thường tuy chưa biết đó là may hay rủi, là tiến hay lùi. Chỉ có điều, bộ mặt chung cư có vẻ buồn bã, đìu hiu hơn, từ người gác dan vốn là một lão ông đã từng làm nô bộc cho nhà chủ từ bốn mươi năm nay, mà cho đến khi đổi chủ, ông Thậm - tên người gác dan - rất tự hào được trở thành người chủ tập thể của cao ốc mười tầng này. Không tự hào sao được, ngay trong những ngày tiếp quản, những người Việt Cộng bước vào chung cư này với cái băng đỏ trên tay áo, tất thảy đều gọi ông là đồng chí, là người của giai cấp. Ông Thậm cảm động đến phát khóc, bởi vì từ thuở nhỏ cho đến già từng này tuổi, chưa ai gọi lão là cụ, là bác là ba, là đồng chí như bây giờ. Thậm chí, lão còn được đi họp với cán bộ, để bàn bạc kế hoạch ăn ở, bảo vệ và về sau này lão còn được lãnh lương do mọi người đóng góp. Thế là từ một người đày tớ, lão đã trở thành ông chủ, lão có thể trừng mắt hoạch họe những ông Việt Cộng chính hiệu đã từng vào sanh ra tử - đã đánh thắng Huê Kỳ, nếu ông ta không giữ đúng giờ giấc, nội quy. Đối với những ông chủ giàu trước đây, thì lão chỉ có một nước quỳ mọp và vâng lời. Đấy trừ cái thiếu thốn đôi khi nhếch nhác trong những năm tháng ăn bo bo và cải tạo liên tu bất tận rồi sau đó là những năm tháng mất điện mất nước, còn thì lão cảm thấy mình đủ uy quyền trước mọi người hơn bất cứ lúc nào trước đây. Lão, Thậm chí có quyền không mở cửa khi đã qua mười giờ đêm đối với bất cứ ai về muộn kể cả người trả lương cho lão, tức đồng chí tổng giám đốc một Liên hiệp có tên là Mex ở đàng sau đuôi. Tuy nhiên, lão cũng có điều đáng tiếc thường ẩn hiện qua tiếng thở dài riêng tư trong những ngày khang khác vừa qua...
Câu chuyện bắt đầu từ cái hôm những người Hồng Kông giống như những chú xì thẩu trong Chợ Lớn được một cán bộ của ủy ban đầu tư dắt đến đi coi nhà. Lý do viết trên tấm bảng đen - tờ báo tường vô cùng hữu ích của chung cư - là tham quan để đầu tư ngoại tệ mạnh, làm cho lão Thậm vừa mừng mừng vừa lo lo. Nhưng trên hết là sự bực tức của lão đối với mấy ông Chệt Hồng Kông bất nhã với lão. Cả một bọn người hơn chục đứa chẳng tay nào coi lão là người chủ quan trọng nhất có quyền uy cho hoặc không cho người vào nhà. Bọn họ lội ào ào lên cầu thang, thử thang máy, yêu cầu các chủ hộ mở cửa các phòng, chui vào cả toa lét, leo lên cả sân thượng bỏ hóa mười năm, cỏ xanh vàng mọc dày đặc như một cái trảng trống hình vuông giữa trời và cuối cùng họ ra đi như một cơn gió. Họ gục gặt đầu, chỉ trỏ và xì xào với nhau bằng tiếng Tàu và tiếng Anh khi ngước nhìn lên toàn cảnh chung cư lần cuối cùng rồi bắt tay ông tổng giám đốc kiêm trưởng nhà nói lời cám ơn bằng tiếng Việt lơ lớ: "cam on, cam on"...
- Này chú Ba, có chuyện gì vậy? Khi Tổng giám đốc Ba Tuấn tiễn đoàn người ra xe và trở lại, lão Thậm liền chặn ngang cửa để hỏi
- Chưa có gì đâu bác ơi. Mọi sự còn đang bàn bạc chưa đi đến đâu hết.
- Nhưng mọi cái sự bàn bạc là cái gì?
- à, có lẽ bác chưa được phổ biến chớ gì. Đại loại như vầy chung cư này sẽ bị giải tỏa theo quy hoạch, nước ngoài sẽ đầu tư lớn để làm khách sạn năm sao
- Trời ơi, chết!
- Sao? Sao lại chết?
- Rồi anh em ở đâu? Còn tôi.... mấy chú cho tôi ở đâu?
Ba Tuấn chỉ mỉn cười rồi bỏ đi với lời "xin lỗi bác, cháu bận". Lão Thậm chỉ biết đứng như trồng, bụng hoang mang cực độ. Ba Tuấn chính là người mười mấy năm trước đây gọi lão là đồng chí, phân công cho lão công tác bảo vệ, là người đứng ra quyên góp nuôi cơm lão thay vì tống lão vào trại nuôi người già cô đơn. Ông là niềm tin của lão, là chỗ dựa của lão, chỉ có ông mới đưa lão lên địa vị làm chủ. Đúng như vậy, chỉ có mình Ba Tuấn, người có chức lớn nhất, ở căn hộ to nhất trong chung cư hạng sang này mới là người đủ uy quyền để lão tin cậy. Những người khác đều thấp bé hơn, tầm cỡ chẳng bao lăm, thậm chí nhiều người trong họ còn xoàng hơn lão. Lão nhớ tới cái tay Hơn, người từ bỏ chung cư ra đi sớm nhất. Cái tay tư sản mới tên Hơn ấy đã chạy chọt có nhà riêng bị lão coi là con người đáng ghê tởm hơn cả ông chủ cũ trong một lần thuê lão kích cho bà chủ lớn lên cơn sản hậu mà chết để ông đường hoàng sống với cô vợ bé xinh đẹp. Ông chủ ấy bây giờ đang ở Mỹ cùng vợ sau và các con đâu biết rằng chính cái người đầy tớ ngày xưa ấy đang là công cụ đắc lực, tích cực nhất của chung cư khi nó về tay cách mạng. Thế mà có kẻ là cách mạng lại dễ dàng từ bỏ cái chung cư để tìm cuộc sống riêng. Nhưng đáng ghê tởm nhất có lẽ là một con người khác, sau Hơn, đó là Quýnh. Anh ta thuộc loại mà lão coi là "giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước" là người dày dạn kinh nghiệm trong cuộc sống đô thị thời bao cấp, thời đó thế nào lão không biết, nhưng trong cái thời mà những người cách mạng về tiếp quản chung cư này, ông đã hiểu rõ thế nào là một con người tháo vát như Quýnh. Chung cư có căn phòng sang nhất của chủ cũ, sàn trải thảm Ba Tư, toàn bộ salon, sập gụ, tủ chè, búp phê quý giá bóng lộn đắt tiền như ngà như ngọc, trước đây chỉ có giới chủ cỡ tai to mặt lớn với dáng ngồi chễm chệ, tướng đi bệ vệ oai phong như ông tướng, chỉ có những bậc cao sang quyền quý mới vào đó mà ngồi, đàm đạo, mà nếm những sơn hào hải vị. Lão thậm chí không dám nhìn vào gian phòng mênh mông ấy dù đã hơn ba mươi năm làm nô bộc cho nhà chủ. Thế mà, ào một cái, cái tay Quýnh tháo vát ấy đưa vợ con tới ở đàng hoàng chỉ cần trưng một tấm giấy nhỏ cho tập thể. Ai cũng nghĩ hắn ta được giao ở đấy để làm nhiệm vụ đặc biệt. Chẳng ngờ, chỉ? sau một thời gian ngắn, bằng cách này hay cách khác, cái tên vô lại Quýnh đã qua mặt lão bảo vệ để đưa tất cả các thứ đồ đạc quý giá ấy ra khỏi nhà. Sau đó nữa, cả nhà hắn cuốn xéo đi đâu mất với lời tuyên bố xanh dờn trước khi bước ra khỏi cửa: "Chỉ có bọn rồ dại mới ở nhà tập thể! Tớ đã trót dại mười mấy năm. Bây giờ tớ đã khôn. Chủ nghĩa xã hội của tớ là nhà riêng, xe riêng, tiền riêng, tất cả là của riêng. Xin vĩnh biệt những người anh hùng tập thể!". Hắn nói thế và ra đi để rồi không thấy hắn ló mặt trở lại chung cư này nữa.
Chung cư thở phảo trút khỏi gánh nặng của một thằng đầu trộm đuôi cướp. Song mọi người đã phải trả giá, những hộ còn lại nhao nhao đòi Ba Tuấn phải tạo điều kiện cho họ chạy nhà để ra riêng. Chung cư bị phạt vì xài điện quá định mức rồi bị cúp điện (cúp điện cũng có nghĩa là cúp nước vì máy bơm không chạy được), số người xin nhà tăng lên. Người ta viết khẩu hiệu lên báo tường. Mất nước là mất tất cả. Rồi đến cái nạn phải đun nấu bằng củi, lại một số người giã từ cao ốc. Hết lượt người này đi đến lượt kia đến, họ thay như thay quân trực ở nơi chiến hào biên giới. Người đã trải qua chung cư thì đoạn tuyệt với nó, tìm kiếm nhà mặt tiền, nhà trệt để rộng đường làm ăn xoay sở. Người chưa có nhà thì lục tục kéo đến chung cư như đi tìm định mệnh! Mười mấy năm mọi người quay cái vòng nhà cửa đến chóng mặt, duy chỉ có mình Ba Tuấn và lão Thậm là bán trụ không hề suy suyển
Ba Tuấn đã làm cho lão nể phục sát đất khi khoảng bốn năm trở lại đây ông đã cầm đầu 20 hộ góp công góp sức duy tu phòng ốc điện nước chung cư, sửa sang quét dọn cầu thang, trần nhà, các ngõ ngách sạch bóng như khách sạn năm sao. Hai chục hộ sinh con đẻ cái, cưới vợ gã chồng, nẩy nở ra thêm làm cho cái chung cư chật cứng và đầm ấm. Tất cả mọi người gắn bó lo toan cùng một việc là chăm sóc chung cư như chính cái căn hộ của mình. Một dạo, để tìm giải pháp cho những chung cư Thắng Lợi. Báo chí đến làm tin, viết phóng sự, chụp hình, phỏng vấn Ba Tuấn và lão Thậm. Thật là những ngày sôi động đầy tư hào của những người vốn bất hạnh vì bất đắc dĩ phải ở cao ốc trong cái thành phố đã bị nông thôn hóa đến mức báo động. Chính niềm tự hào như một liều thuốc ngủ, một lời ru mộng mị, làm cho mọi người có ảo tưởng là sẽ giữ vững ngọn cờ chung cư tiên tiến mà không cần có tiền để duy tu, không cần có điện nước thường xuyên, chỉ cần gàu xách nước và củi nhóm bếp là đủ. Nhưng? mới nửa đường đi tới chung cư tiên tiến thì những người Hồng Kông đã đến....
- Chú Ba! Lão Thậm lại đón đường Ba Tuấn. Chú nói thật xem, họ làm gì chúng ta? Họ hạ cờ tiên tiến của chung cư à, cái đám Hồng Kông ấy? Có thật là họ đưa ta đôla không?
Bình tĩnh, ông Hai! Rồi mọi chuyện sẽ rõ thôi mà!
Sáu tháng trời Ba Tuấn cứ nói cái kiểu y chang như vậy. Lão Thậm hỏi ai người ta cũng nói vậy. Càng ngày lão phát hiện ra lời nói và việc làm họ không còn đi đôi nữa. Trên con đường cầu thang, nơi giữ xe, tiếng sập cửa phòng, tiếng tháo dở mỗi ngày một hối hả, cập rập hơn. Các cặp vợ chồng, các cô cậu mới lớn có vẻ xăng xái khẩn trương hơn trong chuyện đi về. Ba Tuấn cũng vậy. Ông ít la cà ngoài cổng bảo vệ với lão Thậm để bàn với ông về công việc làm chủ tập thể cao ốc. Câu chuyện giữa lão và ông giám đốc ngày càng bâng quơ và tẻ nhạt hơn. Hình như ông đang đổi thay, đang hướng tới một cái gì đó, lão không thể nào hiểu được.
Rồi cái gì đến cũng đã đến: lầu I dọn nhà một lúc bốn hộ. Họ ra đi chỉ chào lão Thậm một tiếng như mới quen lần đầu, thậm chí coi như là khách lạ. Lão-nhân lúc người ta bận khuân vác đồ đạc - kéo tay một chú bé bảy tuổi mà lúc nó còn nhỏ lão là người giữ trẻ không công, lão còn hay cho quà.
- Này cu Tí - Lão mở cho nó viên kẹo cao su - bố mẹ cháu đi thật à?
- Sao lại không thật! Bố mẹ cháu được cho nhiều vàng lắm. Người ta bồi thường đấy! Toàn vàng lá! Bố mẹ cháu đã mua nhà rồi. Sang lắm ông ạ.
Lão Thậm không tin vào tai mình nữa! Nếu có thật vậy thì cái chung cư tiên tiến này sẽ ra sao. Cái hôm nhận được bằng khen, tất cả mọi người từ già đến trẻ lớn bé đều hứa trong tiệc liên hoan rằng sẽ giữ vững ngọn cờ. Đâu phải một mình lão nhớ, có cả mọi người đấy chứ,? có cả đại diện chính quyền, công an đường phố, cả người của Mặt Trận Tổ Quốc chứng kiến. Lão không hiểu nổi, lẽ nào chính những người này lại đi xử tử hình một điển hình?
Dần dần lão nghiệm ra, những người lớn tiếng nhất trong trách nhiệm bám chungcư lại là những người hưởng ứng việc sang bán nó một cách nhanh nhẩu nhất. Như cái tay văn sĩ? lão thành tiếng tăm lừng lẫy nọ. Hắn tự xưng như vậy để chiếm căn hộ sang nhất và xơi cái gì ngon nhất còn lại, diện tích mặt tiền, dưới trệt để mở tiệm buôn. Hắn ranh ma đến nổi cái hành vi lỡ chiếm? bất hợp pháp của tập thể rồi cũng được nhà chức trách công nhận và hoàn tất thủ tục hợp pháp. Đùng một cái hắn sang bán tất cả cho Hồng Kông bằng con đường "mật giao" làm cho mọi người té ngửa vì bị bất ngờ, hụt hẫng. Rồi sau đó, cuộc thương lượng mới từ từ đến với những người khác. Hóa ra, cái tay tự xưng lão thành ấy lại có cái lão thành đúng nghĩa nhất, đó là sựa lừa dối, sự phản trắc với bạn bè và đồng đội. Lão Thậm chẳng những ghét mà còn thù cái con người đầy gian xảo ấy. Nhưng dù sao thì ông ta cũng để lại cho lão một gánh nặng thắc mắc: những con người haydạy dỗ người ta phải sống với lý tưởng, với tập thể, phải vì mọi người thì chính họ lại sống đê hèn nhất, bần tiện nhất cho cái riêng của họ. Vậy thì như cái thân lão đây, cái ước mơ nhỏ nhoi được làm người chủ tập thể chung cư liệu có tồn tại được hay không? Lão Thậm chỉ biết thở dài trước câu hỏi quá lớn so với khả năng ít ỏi? của bộ óc teo tóp vì bị nhốt chặt gần nửa thế kỷ trong cái gầm cầu thang và trên đầu nó (cái bộ óc ấy) là cả một núi Ngũ Hành đầy những con người tai to mặt bự đa mưu túc trí đè lên, biến lão thành một thứ nô bộc chuyên nghiệp không gì có thể đổi đời hay cứu rỗi được. Bây giờ đây, lão còn biết dựa vào ai trong cái thành đô đang được tư nhân hóa với cái tuổi gần bảy mươi, cái chân thọt, con mắt chột và cái tổng thể tứ cố vô thân mà ngoài cái nhà này lão sẽ chẳng còn ai và chẳng còn gì. Lão Thậm có chết đi, giỏi ắm cũng chỉ nhập vào quân đội ma trơi sẽ được ân huệ duy nhất trong dịp cúng cô hồn, vào ngày rằm tháng bảy xá tội vong nhân. Trong ngày ấy - có lần Quýnh đã triết lý với lão rằng - may ra đời lão chỉ có một người thương yêu thật sự, người đó là cụ Nguyễn Du, người viết Chiêu Hồn Thập Loại Chúng Sinh. Cái tay Quýnh đểu cáng ấy đã làm cụ mất ăn mất ngủ vì mấy câu chiêu hồn mà cụ Nguyễn Du viết ra như là để dành riêng cho loại người như lão: "Cũng có kẻ nằm cầu gối đất - Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi - thương thay cũng một kiếp người - Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan" và "Hương lửa đã không nơi nương tựa - Hồn mồ côi lần lữa đêm đen. Còn chi ai khá ai hèn - Còn chi mà nói kẻ hiền người ngu". Và giờ đây - lão nghĩ, không biết giữa cái tay Quýnh độc mồn độc miệng kia với ông tổng giám đốc Ba Tuấn thần tượng của lão, luôn có giọng ngọt ngào và trang trọng chỉ dành riêng cho lão, ai là kẻ đáng tin, ai là kẻ đáng ngờ, cuối cùng lão phải biết theo ai, tựa vào ai...
Trí não chai lì mê ngủ của lão bổng hồi sinh, đưa lão vào trận mê hồn của tư duy đầy ảo giác và cuối cùng lão lịm đi trên chiếc ghế xích đu què quặt khập khiễng với lớp bố vá chằng vá đụp lão dùng để ngã lưng trong khi làm nhiệm vụ trông coi xe cộ, khách khứa ra vào.
Chính vào cái lúc nữa mê nửa tỉnh ấy, Ba Tuấn xuất hiện như một La Hán trầm tư với quá nhiều nếp nhăn trên trán. Ông sờ trán lão để yên tâm là lão vẫn khỏe mạnh rồi quan sát căn phòng xép của lão. Ba Tuấn lầm bầm:
- Không đến nổi thấp
- Chú Ba nói cái gì không đến nổi thấp?
- Tôi nói cái giá căn phòng người ta trả cho bác đấy, bác Hai ạ. Bây giờ bác ký tên vào đây
Lão Thậm chưng hửng, nhìn Ba Tuấn trân trân. Ba Tuấn thản nhiên đưa tờ giấy? cho lão, lão ký chữ thập vào đó, xong Ba Tuấn mở xắc cốp lấy ra một bọc nằng nặng mở ra đếm từng cây một. Chẳn bảy cây vàng 9999. Ba Tuấn chờ đợi lão Thậm đưa bàn tay run run ra vồ lấy ôm vào lòng rồi mở lời cám ơn theo kiểu nhờ ơn Đảng ơn Chính phủ lão mới có được bảy cây, chớ nếu không thì cả đời lão nữa chỉ cũng không sao có được. Nhưng không, lão Thậm tỏ ra hết sức dưng dửng, lạnh nhạt nữa. Lão nói:
- Như vậy là chấm hết phải không chú Ba? Mười bảy năm xây dựng cái mô hình chungcư tiên tiến như vậy là xong hả chú Ba? Như vậy là mấy chú đã đồng ý bán đứng cái chung cư này cho Hồng Kông rồi phải không chú Ba? Như vậy là tất cả cô chú đều sẽ đi đến một ngôi nhà mới? Còn lão, thì lão biết đi đâu bây giờ?
- Bác Hai vô nhà dưỡng lão là tốt nhất. Còn bảy cây vàng thì gởi ngân hàng lấy lãi mà sống sung sướng tới cuối đời!
Ba Tuấn cố thuyết phục lão Thậm về tương lai sáng mà bảy cây vàng sẽ đem lại cho lão nhưng tuyệt nhiên không một tín hiệu ơn nghĩa nào được phát ra từ con mắt kéo mây đục mờ của lão, từ những nếp nhăn nheo vỏ táo phơi khô của ông già gần đất xa trời. Ba Tuấn thất vọng, đứng dậy và bước đi
Kể từ hôm đó lão Thậm trở thành một con người, một ông lão khác. Suốt ngày lão lụm cụm làm cái việc trông nom xe cộ khách khứa ra vào như một cái máy rôbốt già cỗi hết năng lượng hoặc bị vi khuẩn xâm nhập phần mềm. Công việc của lão bỗng chốc trở nên vô nghĩa vì không còn cái đích để tới, như một con thuyền không bến bờ. Lão rạc đi trông thấy. Lão không gượng nổi dù là một nụ cười để tiễn những người ra đi. Cứ mỗi lần có một căn hộ dọn đi là thêm một lần lão cảm thấy chới với như con tàu mất thêm những mảnh ván cuối cùng trong giông bão.
Cho đến cái hôm người cuối cùng là Ba Tuấn dọn đi, người ta không thấy lão nằm bất động trên cái ghế xích đu rách nát đặt tại cửa ra vào nữa. Ba Tuấn linh cảm điều chẳng lành khi phát hiện một đàn kiến đông vô kể từ phía hồ nước hành quân hối hả về phía nhà khô, nơi có căn phòng xép của ông Hai Thậm. Ba Tuấn lần theo con đường hành quân zíc zắc của đàn kiến và cuối cùng biết được chúng đang tiến thẳng vào phòng xép của ông Hai qua kẽ hở dưới cánh cửa cái. Cánh cửa để ngỏ Ba Tuấn đẩy cửa bước vào. Ba Tuấn sững người lại, miệng ú ớ không ra lời. Mọi người chạy đến tò mò nhìn vào chiếc giường đơn. Lão Thậm nằm nhắm mắt xuôi tay như hàng đêm ông vẫn nằm, tấm chăn đơn mong manh đắp ngang bụng, hai bàn chân thò ra ngoài khô đét, trên gối, đàn kiến đang xếp hàng tiến về phía mắt và tai. Mọi người nhận ra, cạnh gối là cái gói vàng mà Ba Tuấn đã giao cho lão. Cái gói còn nguyên, không có dấu vết của một lần săm soi nào.
Lão Thậm đã yên giấc ngàn thu.
ST ! ( Tác Giả: Nguyễn Hồ )
Vào đầu năm thứ mười sáu, sau ngày ba mươi tháng Tư năm một nghìn chín trăm bảy mươi lăm, những người khách của chung cư, nếu tinh ý một chút, sẽ cảm thấy được cái gì khang khác trong bầu không khí sinh hoạt vốn nổi tiếng là đầu ấm và nề nếp của chung cư Thắng Lợi. Nói khang khác vì có sự bất bình thường tuy chưa biết đó là may hay rủi, là tiến hay lùi. Chỉ có điều, bộ mặt chung cư có vẻ buồn bã, đìu hiu hơn, từ người gác dan vốn là một lão ông đã từng làm nô bộc cho nhà chủ từ bốn mươi năm nay, mà cho đến khi đổi chủ, ông Thậm - tên người gác dan - rất tự hào được trở thành người chủ tập thể của cao ốc mười tầng này. Không tự hào sao được, ngay trong những ngày tiếp quản, những người Việt Cộng bước vào chung cư này với cái băng đỏ trên tay áo, tất thảy đều gọi ông là đồng chí, là người của giai cấp. Ông Thậm cảm động đến phát khóc, bởi vì từ thuở nhỏ cho đến già từng này tuổi, chưa ai gọi lão là cụ, là bác là ba, là đồng chí như bây giờ. Thậm chí, lão còn được đi họp với cán bộ, để bàn bạc kế hoạch ăn ở, bảo vệ và về sau này lão còn được lãnh lương do mọi người đóng góp. Thế là từ một người đày tớ, lão đã trở thành ông chủ, lão có thể trừng mắt hoạch họe những ông Việt Cộng chính hiệu đã từng vào sanh ra tử - đã đánh thắng Huê Kỳ, nếu ông ta không giữ đúng giờ giấc, nội quy. Đối với những ông chủ giàu trước đây, thì lão chỉ có một nước quỳ mọp và vâng lời. Đấy trừ cái thiếu thốn đôi khi nhếch nhác trong những năm tháng ăn bo bo và cải tạo liên tu bất tận rồi sau đó là những năm tháng mất điện mất nước, còn thì lão cảm thấy mình đủ uy quyền trước mọi người hơn bất cứ lúc nào trước đây. Lão, Thậm chí có quyền không mở cửa khi đã qua mười giờ đêm đối với bất cứ ai về muộn kể cả người trả lương cho lão, tức đồng chí tổng giám đốc một Liên hiệp có tên là Mex ở đàng sau đuôi. Tuy nhiên, lão cũng có điều đáng tiếc thường ẩn hiện qua tiếng thở dài riêng tư trong những ngày khang khác vừa qua...
Câu chuyện bắt đầu từ cái hôm những người Hồng Kông giống như những chú xì thẩu trong Chợ Lớn được một cán bộ của ủy ban đầu tư dắt đến đi coi nhà. Lý do viết trên tấm bảng đen - tờ báo tường vô cùng hữu ích của chung cư - là tham quan để đầu tư ngoại tệ mạnh, làm cho lão Thậm vừa mừng mừng vừa lo lo. Nhưng trên hết là sự bực tức của lão đối với mấy ông Chệt Hồng Kông bất nhã với lão. Cả một bọn người hơn chục đứa chẳng tay nào coi lão là người chủ quan trọng nhất có quyền uy cho hoặc không cho người vào nhà. Bọn họ lội ào ào lên cầu thang, thử thang máy, yêu cầu các chủ hộ mở cửa các phòng, chui vào cả toa lét, leo lên cả sân thượng bỏ hóa mười năm, cỏ xanh vàng mọc dày đặc như một cái trảng trống hình vuông giữa trời và cuối cùng họ ra đi như một cơn gió. Họ gục gặt đầu, chỉ trỏ và xì xào với nhau bằng tiếng Tàu và tiếng Anh khi ngước nhìn lên toàn cảnh chung cư lần cuối cùng rồi bắt tay ông tổng giám đốc kiêm trưởng nhà nói lời cám ơn bằng tiếng Việt lơ lớ: "cam on, cam on"...
- Này chú Ba, có chuyện gì vậy? Khi Tổng giám đốc Ba Tuấn tiễn đoàn người ra xe và trở lại, lão Thậm liền chặn ngang cửa để hỏi
- Chưa có gì đâu bác ơi. Mọi sự còn đang bàn bạc chưa đi đến đâu hết.
- Nhưng mọi cái sự bàn bạc là cái gì?
- à, có lẽ bác chưa được phổ biến chớ gì. Đại loại như vầy chung cư này sẽ bị giải tỏa theo quy hoạch, nước ngoài sẽ đầu tư lớn để làm khách sạn năm sao
- Trời ơi, chết!
- Sao? Sao lại chết?
- Rồi anh em ở đâu? Còn tôi.... mấy chú cho tôi ở đâu?
Ba Tuấn chỉ mỉn cười rồi bỏ đi với lời "xin lỗi bác, cháu bận". Lão Thậm chỉ biết đứng như trồng, bụng hoang mang cực độ. Ba Tuấn chính là người mười mấy năm trước đây gọi lão là đồng chí, phân công cho lão công tác bảo vệ, là người đứng ra quyên góp nuôi cơm lão thay vì tống lão vào trại nuôi người già cô đơn. Ông là niềm tin của lão, là chỗ dựa của lão, chỉ có ông mới đưa lão lên địa vị làm chủ. Đúng như vậy, chỉ có mình Ba Tuấn, người có chức lớn nhất, ở căn hộ to nhất trong chung cư hạng sang này mới là người đủ uy quyền để lão tin cậy. Những người khác đều thấp bé hơn, tầm cỡ chẳng bao lăm, thậm chí nhiều người trong họ còn xoàng hơn lão. Lão nhớ tới cái tay Hơn, người từ bỏ chung cư ra đi sớm nhất. Cái tay tư sản mới tên Hơn ấy đã chạy chọt có nhà riêng bị lão coi là con người đáng ghê tởm hơn cả ông chủ cũ trong một lần thuê lão kích cho bà chủ lớn lên cơn sản hậu mà chết để ông đường hoàng sống với cô vợ bé xinh đẹp. Ông chủ ấy bây giờ đang ở Mỹ cùng vợ sau và các con đâu biết rằng chính cái người đầy tớ ngày xưa ấy đang là công cụ đắc lực, tích cực nhất của chung cư khi nó về tay cách mạng. Thế mà có kẻ là cách mạng lại dễ dàng từ bỏ cái chung cư để tìm cuộc sống riêng. Nhưng đáng ghê tởm nhất có lẽ là một con người khác, sau Hơn, đó là Quýnh. Anh ta thuộc loại mà lão coi là "giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước" là người dày dạn kinh nghiệm trong cuộc sống đô thị thời bao cấp, thời đó thế nào lão không biết, nhưng trong cái thời mà những người cách mạng về tiếp quản chung cư này, ông đã hiểu rõ thế nào là một con người tháo vát như Quýnh. Chung cư có căn phòng sang nhất của chủ cũ, sàn trải thảm Ba Tư, toàn bộ salon, sập gụ, tủ chè, búp phê quý giá bóng lộn đắt tiền như ngà như ngọc, trước đây chỉ có giới chủ cỡ tai to mặt lớn với dáng ngồi chễm chệ, tướng đi bệ vệ oai phong như ông tướng, chỉ có những bậc cao sang quyền quý mới vào đó mà ngồi, đàm đạo, mà nếm những sơn hào hải vị. Lão thậm chí không dám nhìn vào gian phòng mênh mông ấy dù đã hơn ba mươi năm làm nô bộc cho nhà chủ. Thế mà, ào một cái, cái tay Quýnh tháo vát ấy đưa vợ con tới ở đàng hoàng chỉ cần trưng một tấm giấy nhỏ cho tập thể. Ai cũng nghĩ hắn ta được giao ở đấy để làm nhiệm vụ đặc biệt. Chẳng ngờ, chỉ? sau một thời gian ngắn, bằng cách này hay cách khác, cái tên vô lại Quýnh đã qua mặt lão bảo vệ để đưa tất cả các thứ đồ đạc quý giá ấy ra khỏi nhà. Sau đó nữa, cả nhà hắn cuốn xéo đi đâu mất với lời tuyên bố xanh dờn trước khi bước ra khỏi cửa: "Chỉ có bọn rồ dại mới ở nhà tập thể! Tớ đã trót dại mười mấy năm. Bây giờ tớ đã khôn. Chủ nghĩa xã hội của tớ là nhà riêng, xe riêng, tiền riêng, tất cả là của riêng. Xin vĩnh biệt những người anh hùng tập thể!". Hắn nói thế và ra đi để rồi không thấy hắn ló mặt trở lại chung cư này nữa.
Chung cư thở phảo trút khỏi gánh nặng của một thằng đầu trộm đuôi cướp. Song mọi người đã phải trả giá, những hộ còn lại nhao nhao đòi Ba Tuấn phải tạo điều kiện cho họ chạy nhà để ra riêng. Chung cư bị phạt vì xài điện quá định mức rồi bị cúp điện (cúp điện cũng có nghĩa là cúp nước vì máy bơm không chạy được), số người xin nhà tăng lên. Người ta viết khẩu hiệu lên báo tường. Mất nước là mất tất cả. Rồi đến cái nạn phải đun nấu bằng củi, lại một số người giã từ cao ốc. Hết lượt người này đi đến lượt kia đến, họ thay như thay quân trực ở nơi chiến hào biên giới. Người đã trải qua chung cư thì đoạn tuyệt với nó, tìm kiếm nhà mặt tiền, nhà trệt để rộng đường làm ăn xoay sở. Người chưa có nhà thì lục tục kéo đến chung cư như đi tìm định mệnh! Mười mấy năm mọi người quay cái vòng nhà cửa đến chóng mặt, duy chỉ có mình Ba Tuấn và lão Thậm là bán trụ không hề suy suyển
Ba Tuấn đã làm cho lão nể phục sát đất khi khoảng bốn năm trở lại đây ông đã cầm đầu 20 hộ góp công góp sức duy tu phòng ốc điện nước chung cư, sửa sang quét dọn cầu thang, trần nhà, các ngõ ngách sạch bóng như khách sạn năm sao. Hai chục hộ sinh con đẻ cái, cưới vợ gã chồng, nẩy nở ra thêm làm cho cái chung cư chật cứng và đầm ấm. Tất cả mọi người gắn bó lo toan cùng một việc là chăm sóc chung cư như chính cái căn hộ của mình. Một dạo, để tìm giải pháp cho những chung cư Thắng Lợi. Báo chí đến làm tin, viết phóng sự, chụp hình, phỏng vấn Ba Tuấn và lão Thậm. Thật là những ngày sôi động đầy tư hào của những người vốn bất hạnh vì bất đắc dĩ phải ở cao ốc trong cái thành phố đã bị nông thôn hóa đến mức báo động. Chính niềm tự hào như một liều thuốc ngủ, một lời ru mộng mị, làm cho mọi người có ảo tưởng là sẽ giữ vững ngọn cờ chung cư tiên tiến mà không cần có tiền để duy tu, không cần có điện nước thường xuyên, chỉ cần gàu xách nước và củi nhóm bếp là đủ. Nhưng? mới nửa đường đi tới chung cư tiên tiến thì những người Hồng Kông đã đến....
- Chú Ba! Lão Thậm lại đón đường Ba Tuấn. Chú nói thật xem, họ làm gì chúng ta? Họ hạ cờ tiên tiến của chung cư à, cái đám Hồng Kông ấy? Có thật là họ đưa ta đôla không?
Bình tĩnh, ông Hai! Rồi mọi chuyện sẽ rõ thôi mà!
Sáu tháng trời Ba Tuấn cứ nói cái kiểu y chang như vậy. Lão Thậm hỏi ai người ta cũng nói vậy. Càng ngày lão phát hiện ra lời nói và việc làm họ không còn đi đôi nữa. Trên con đường cầu thang, nơi giữ xe, tiếng sập cửa phòng, tiếng tháo dở mỗi ngày một hối hả, cập rập hơn. Các cặp vợ chồng, các cô cậu mới lớn có vẻ xăng xái khẩn trương hơn trong chuyện đi về. Ba Tuấn cũng vậy. Ông ít la cà ngoài cổng bảo vệ với lão Thậm để bàn với ông về công việc làm chủ tập thể cao ốc. Câu chuyện giữa lão và ông giám đốc ngày càng bâng quơ và tẻ nhạt hơn. Hình như ông đang đổi thay, đang hướng tới một cái gì đó, lão không thể nào hiểu được.
Rồi cái gì đến cũng đã đến: lầu I dọn nhà một lúc bốn hộ. Họ ra đi chỉ chào lão Thậm một tiếng như mới quen lần đầu, thậm chí coi như là khách lạ. Lão-nhân lúc người ta bận khuân vác đồ đạc - kéo tay một chú bé bảy tuổi mà lúc nó còn nhỏ lão là người giữ trẻ không công, lão còn hay cho quà.
- Này cu Tí - Lão mở cho nó viên kẹo cao su - bố mẹ cháu đi thật à?
- Sao lại không thật! Bố mẹ cháu được cho nhiều vàng lắm. Người ta bồi thường đấy! Toàn vàng lá! Bố mẹ cháu đã mua nhà rồi. Sang lắm ông ạ.
Lão Thậm không tin vào tai mình nữa! Nếu có thật vậy thì cái chung cư tiên tiến này sẽ ra sao. Cái hôm nhận được bằng khen, tất cả mọi người từ già đến trẻ lớn bé đều hứa trong tiệc liên hoan rằng sẽ giữ vững ngọn cờ. Đâu phải một mình lão nhớ, có cả mọi người đấy chứ,? có cả đại diện chính quyền, công an đường phố, cả người của Mặt Trận Tổ Quốc chứng kiến. Lão không hiểu nổi, lẽ nào chính những người này lại đi xử tử hình một điển hình?
Dần dần lão nghiệm ra, những người lớn tiếng nhất trong trách nhiệm bám chungcư lại là những người hưởng ứng việc sang bán nó một cách nhanh nhẩu nhất. Như cái tay văn sĩ? lão thành tiếng tăm lừng lẫy nọ. Hắn tự xưng như vậy để chiếm căn hộ sang nhất và xơi cái gì ngon nhất còn lại, diện tích mặt tiền, dưới trệt để mở tiệm buôn. Hắn ranh ma đến nổi cái hành vi lỡ chiếm? bất hợp pháp của tập thể rồi cũng được nhà chức trách công nhận và hoàn tất thủ tục hợp pháp. Đùng một cái hắn sang bán tất cả cho Hồng Kông bằng con đường "mật giao" làm cho mọi người té ngửa vì bị bất ngờ, hụt hẫng. Rồi sau đó, cuộc thương lượng mới từ từ đến với những người khác. Hóa ra, cái tay tự xưng lão thành ấy lại có cái lão thành đúng nghĩa nhất, đó là sựa lừa dối, sự phản trắc với bạn bè và đồng đội. Lão Thậm chẳng những ghét mà còn thù cái con người đầy gian xảo ấy. Nhưng dù sao thì ông ta cũng để lại cho lão một gánh nặng thắc mắc: những con người haydạy dỗ người ta phải sống với lý tưởng, với tập thể, phải vì mọi người thì chính họ lại sống đê hèn nhất, bần tiện nhất cho cái riêng của họ. Vậy thì như cái thân lão đây, cái ước mơ nhỏ nhoi được làm người chủ tập thể chung cư liệu có tồn tại được hay không? Lão Thậm chỉ biết thở dài trước câu hỏi quá lớn so với khả năng ít ỏi? của bộ óc teo tóp vì bị nhốt chặt gần nửa thế kỷ trong cái gầm cầu thang và trên đầu nó (cái bộ óc ấy) là cả một núi Ngũ Hành đầy những con người tai to mặt bự đa mưu túc trí đè lên, biến lão thành một thứ nô bộc chuyên nghiệp không gì có thể đổi đời hay cứu rỗi được. Bây giờ đây, lão còn biết dựa vào ai trong cái thành đô đang được tư nhân hóa với cái tuổi gần bảy mươi, cái chân thọt, con mắt chột và cái tổng thể tứ cố vô thân mà ngoài cái nhà này lão sẽ chẳng còn ai và chẳng còn gì. Lão Thậm có chết đi, giỏi ắm cũng chỉ nhập vào quân đội ma trơi sẽ được ân huệ duy nhất trong dịp cúng cô hồn, vào ngày rằm tháng bảy xá tội vong nhân. Trong ngày ấy - có lần Quýnh đã triết lý với lão rằng - may ra đời lão chỉ có một người thương yêu thật sự, người đó là cụ Nguyễn Du, người viết Chiêu Hồn Thập Loại Chúng Sinh. Cái tay Quýnh đểu cáng ấy đã làm cụ mất ăn mất ngủ vì mấy câu chiêu hồn mà cụ Nguyễn Du viết ra như là để dành riêng cho loại người như lão: "Cũng có kẻ nằm cầu gối đất - Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi - thương thay cũng một kiếp người - Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan" và "Hương lửa đã không nơi nương tựa - Hồn mồ côi lần lữa đêm đen. Còn chi ai khá ai hèn - Còn chi mà nói kẻ hiền người ngu". Và giờ đây - lão nghĩ, không biết giữa cái tay Quýnh độc mồn độc miệng kia với ông tổng giám đốc Ba Tuấn thần tượng của lão, luôn có giọng ngọt ngào và trang trọng chỉ dành riêng cho lão, ai là kẻ đáng tin, ai là kẻ đáng ngờ, cuối cùng lão phải biết theo ai, tựa vào ai...
Trí não chai lì mê ngủ của lão bổng hồi sinh, đưa lão vào trận mê hồn của tư duy đầy ảo giác và cuối cùng lão lịm đi trên chiếc ghế xích đu què quặt khập khiễng với lớp bố vá chằng vá đụp lão dùng để ngã lưng trong khi làm nhiệm vụ trông coi xe cộ, khách khứa ra vào.
Chính vào cái lúc nữa mê nửa tỉnh ấy, Ba Tuấn xuất hiện như một La Hán trầm tư với quá nhiều nếp nhăn trên trán. Ông sờ trán lão để yên tâm là lão vẫn khỏe mạnh rồi quan sát căn phòng xép của lão. Ba Tuấn lầm bầm:
- Không đến nổi thấp
- Chú Ba nói cái gì không đến nổi thấp?
- Tôi nói cái giá căn phòng người ta trả cho bác đấy, bác Hai ạ. Bây giờ bác ký tên vào đây
Lão Thậm chưng hửng, nhìn Ba Tuấn trân trân. Ba Tuấn thản nhiên đưa tờ giấy? cho lão, lão ký chữ thập vào đó, xong Ba Tuấn mở xắc cốp lấy ra một bọc nằng nặng mở ra đếm từng cây một. Chẳn bảy cây vàng 9999. Ba Tuấn chờ đợi lão Thậm đưa bàn tay run run ra vồ lấy ôm vào lòng rồi mở lời cám ơn theo kiểu nhờ ơn Đảng ơn Chính phủ lão mới có được bảy cây, chớ nếu không thì cả đời lão nữa chỉ cũng không sao có được. Nhưng không, lão Thậm tỏ ra hết sức dưng dửng, lạnh nhạt nữa. Lão nói:
- Như vậy là chấm hết phải không chú Ba? Mười bảy năm xây dựng cái mô hình chungcư tiên tiến như vậy là xong hả chú Ba? Như vậy là mấy chú đã đồng ý bán đứng cái chung cư này cho Hồng Kông rồi phải không chú Ba? Như vậy là tất cả cô chú đều sẽ đi đến một ngôi nhà mới? Còn lão, thì lão biết đi đâu bây giờ?
- Bác Hai vô nhà dưỡng lão là tốt nhất. Còn bảy cây vàng thì gởi ngân hàng lấy lãi mà sống sung sướng tới cuối đời!
Ba Tuấn cố thuyết phục lão Thậm về tương lai sáng mà bảy cây vàng sẽ đem lại cho lão nhưng tuyệt nhiên không một tín hiệu ơn nghĩa nào được phát ra từ con mắt kéo mây đục mờ của lão, từ những nếp nhăn nheo vỏ táo phơi khô của ông già gần đất xa trời. Ba Tuấn thất vọng, đứng dậy và bước đi
Kể từ hôm đó lão Thậm trở thành một con người, một ông lão khác. Suốt ngày lão lụm cụm làm cái việc trông nom xe cộ khách khứa ra vào như một cái máy rôbốt già cỗi hết năng lượng hoặc bị vi khuẩn xâm nhập phần mềm. Công việc của lão bỗng chốc trở nên vô nghĩa vì không còn cái đích để tới, như một con thuyền không bến bờ. Lão rạc đi trông thấy. Lão không gượng nổi dù là một nụ cười để tiễn những người ra đi. Cứ mỗi lần có một căn hộ dọn đi là thêm một lần lão cảm thấy chới với như con tàu mất thêm những mảnh ván cuối cùng trong giông bão.
Cho đến cái hôm người cuối cùng là Ba Tuấn dọn đi, người ta không thấy lão nằm bất động trên cái ghế xích đu rách nát đặt tại cửa ra vào nữa. Ba Tuấn linh cảm điều chẳng lành khi phát hiện một đàn kiến đông vô kể từ phía hồ nước hành quân hối hả về phía nhà khô, nơi có căn phòng xép của ông Hai Thậm. Ba Tuấn lần theo con đường hành quân zíc zắc của đàn kiến và cuối cùng biết được chúng đang tiến thẳng vào phòng xép của ông Hai qua kẽ hở dưới cánh cửa cái. Cánh cửa để ngỏ Ba Tuấn đẩy cửa bước vào. Ba Tuấn sững người lại, miệng ú ớ không ra lời. Mọi người chạy đến tò mò nhìn vào chiếc giường đơn. Lão Thậm nằm nhắm mắt xuôi tay như hàng đêm ông vẫn nằm, tấm chăn đơn mong manh đắp ngang bụng, hai bàn chân thò ra ngoài khô đét, trên gối, đàn kiến đang xếp hàng tiến về phía mắt và tai. Mọi người nhận ra, cạnh gối là cái gói vàng mà Ba Tuấn đã giao cho lão. Cái gói còn nguyên, không có dấu vết của một lần săm soi nào.
Lão Thậm đã yên giấc ngàn thu.
ST ! ( Tác Giả: Nguyễn Hồ )