Đêm diễn cuối cùng tại đình Phú Cang cũng là đêm cuối đời của đoàn cải lương Trăng Thu, trước khi rã gánh. Ông bầu Các chơi hữu nghị, cho giảm giá phân nửa, không thu tiền trẻ em. Khán giả đông, ngồi gần kín sân đình. Có lẽ do tiếng “cuối” ám ảnh, nên cảm giác bùi ngùi bao trùm buổi diễn, đào kép hát ngọt, bốc, hay hơn thường ngày.
Đến màn 4, xảy ra một rắc rối nhỏ: Một gã say rượu từ đâu chạy xộc vào, múa may, la to: “Mệt tai! Chàng thì toàn khọm, nàng thì toàn móm, hát với hỏng!”. Hai thanh niên giữ trật tự đến kéo hắn ra đường, nhưng lát sau hắn lại chạy vào, hét: “Chàng khọm, nàng móm”, rồi nằm xuống tại chỗ, ngủ khì! Màn khép lại lúc 1 giờ sáng. Nhân viên hậu đài dọn dẹp, gói ghém đồ nghề để sáng lên đường sớm.
Nghệ sĩ của Trăng Thu ai cũng yêu nghề, nhưng chí tình, sống chết với đoàn hát là ông bầu Các và kép Ba Thúc… Tám năm lèo lái con thuyền nghệ thuật ọp ẹp này, bầu Các phải sống trong môi trường đầy biến động, nhiều bất trắc. Ông đã bán nhà, xe, vườn tược để kéo dài tuổi thọ cho Trăng Thu. Các con ông phản đối kịch liệt, vợ ông xin ly dị. Ông trở thành người đi ngược gió.
Trăng Thu cũng có một thời gian thong dong, vui sướng, nhưng không lâu, nó chấm dứt khi những xóm làng vùng sâu có điện. Truyền hình, máy hát len lách vào các hốc núi, ra tận những đảo nhỏ. Người ta bu vào xem sản phẩm hiện đại. Những đêm diễn bán được ba, bốn trăm vé mau chóng chìm vào quá khứ. Đoàn hát nhỏ thu mình lại, teo tóp dần, từ năm mươi người, xuống còn bốn mươi, rồi xuống tiếp, đến mức hai mươi lăm, không thể teo hơn nữa… Hai năm gần đây thật vất vả, bầu Các phải vật lộn với nhiều vấn đề nan giải. Đào kép trẻ nối gót nhau ra đi. Họ không bội bạc, nhưng không thể sống được với mức thu nhập quá thấp, nhiều lúc gần như chẳng thu gì. Có khi phải nằm chơi khan trọn tháng, không đất diễn. Nhiều đêm cố gắng mở màn, nhưng khán giả ít hơn diễn viên. Để tồn tại, đoàn phải thu dụng nhiều đào kép đã quá đát từ khuya, thiếu cả thanh lẫn sắc! Ông Các ra sức lau chùi, đánh bóng số “vật dụng” rỉ sét này, và cố tin rằng sẽ có ngày cải lương qua cơn khô hạn. Nhưng ông chờ mãi, chờ mãi…
2 giờ sáng, tiệc chia tay được dọn ra dưới bóng cây mít lớn sau đình. Đêm không ngủ. Sẽ ly biệt thật, không giống những pha giã từ mùi mẫn trên sàn gỗ. Hai mươi lăm người của sáu tỉnh, rất khó gặp lại nhau.
“Đây là đoàn thứ tư của đời mình”. Kép chánh Văn Nhiêu nói. “Có đoàn mình ở tới bảy năm, có đoàn chỉ sáu tháng”.
“Các chị phát biểu cảm tưởng nghe chơi, sao im re vậy?”. Hề Sửu khuấy động. “Mai Hương yêu mến, mai về làng còn ai nhớ chị không? Chị sẽ được gọi bằng gì?”.
“Tôi sẽ là Thị Mới, bà Bảy Mới!… Còn ai nhớ mình? Tôi cũng đang tự hỏi”.
Bầu Các nói vài lời khai mạc ngắn gọn, và mời mọi người nâng ly.
“Mọi tích tuồng đều có hồi kết thúc. Chớ buồn!”. Quả thực, ông ít buồn. Ông đã chuẩn bị đón cái đêm này từ lâu, như người bệnh dọn mình đón cái chết. Uống liền hai ly bia, ông đứng lên hát hai bài, một theo điệu Khốc hoàng thiên, một Sơn đông hướng mã.
Kép Sáu Cao hỏi đào thương Quỳnh Hoa:
“Chị về Phù Cát?”.
“Không, về Hoài Nhơn, quê ngoại”. Chị thở dài. “Chẳng còn ai thân thích ở Phù Cát, mình xa quê quá lâu”.
Mai này kép Văn Muộn sẽ về phụ vợ nấu rượu, nuôi heo. Anh Kim, nhân viên kỹ thuật, sẽ “chơi” xe thồ, tải hàng rau cho vợ. Đào chánh Ngọc Nữ sẽ chăm sóc mấy cháu, giữ nhà cho con gái… Đó là đời thường. Rời xa ánh đèn màu. Xa ngai vàng điện ngọc, áo mão cân đai. Từ biệt vua quan, trống kèn! Không còn những đêm nằm đong đưa trên võng, bên hiên chợ, nhìn trời sao, túi nhẹ tênh, nhưng lòng thanh thản! Cái nghiệp cầm ca, nghề như không nghề, ăn thật mà làm giống đùa giỡn, liêu phiêu, lãng đãng!
Không ai hỏi kép Ba Thúc. Ông ngồi nhìn hai bóng điện nhỏ trên cành mít, phù du bám đầy. Ông buồn, tất nhiên là buồn… Trong đoàn hát, Ba Thúc thường đảm nhiệm các vai phụ loại ba, quân hầu. Ông làm dự bị cho các kép phụ, thua xa diễn viên đóng thế của điện ảnh, thủ môn thứ ba của bóng đá! Tuy đã quá quen ánh sáng sân khấu, nhưng Ba Thúc không tiến bộ trong nghề. Ông chỉ hát các bản nhỏ, ngăn ngắn. Nét mặt ông lúc nào cũng vô cảm, dáng người cứng đơ, chân tay lóng ngóng. Chỉ tình yêu ông dành cho nghệ thuật là to lớn! Ông coi đi hát là cuộc chơi, không phải một nghề. Vốn nhà giàu có, việc rong chơi dài ngày của ông chẳng ảnh hưởng nhiều đến nồi gạo, túi tiền của vợ con ông. Nhưng về mặt tình cảm thì có chỗ không êm. Thiên hạ nói, mấy đứa con nhỏ bà Thúc cho ra đời mười năm gần đây là con “bá tánh”. Ông nghe, dửng dưng, như nghe chuyện người khác. Thật khó hiểu, tiền bạc, tình yêu nam nữ, hai vấn đề lớn của con người, lại chẳng tác động gì đến đầu óc của anh kép phụ…
Một nhà gần đình dậy sớm, bật đèn thềm, mở máy hát. Một điệu rock vang lên, rộn ràng. Dù không thích, cũng phải nhìn nhận thứ nhạc này sôi động, trẻ khỏe. Cải lương cũng có thể hát vui, hùng, nhưng người nghe thường thích nó mùi. Mùi thì buồn, dễ quá đà, rơi vào bi lụy.
“Về quê, anh Năm?”. Văn Muộn hỏi kép độc Út Tảo.
“Ờ, còn đi đâu nữa… về ôm vợ!”.
Nhiều người nói sẽ về nhà, Ba Thúc chẳng thể nói ngược, nhưng ý ông không nghĩ vậy… Mới cách đây vài hôm, đào phụ Mai Hương tâm sự:
“Em sẽ không về nhà, đâu có ai chờ em… nhưng cũng chưa biết đi đâu”.
“Chưa tính? Chỉ còn mấy ngày nữa”.
Trên sàn diễn Mai Hương chuyên đóng vai phụ, ngoài đời chị cũng sống lặng lẽ, mờ nhạt. Ngót nghét năm mươi, không chồng con, sau non ba mươi năm đi hát, sự nghiệp của chị mỏng tang, tài sản chỉ nằm gọn trong hai túi xách nhỏ.
“Anh có ông bạn cũ ở Tiền Giang, xưa từng hát cho đoàn Hoa Biển lừng danh… Chắc anh sẽ vô đó nghỉ chơi ít lâu, rồi tính sau”.
Ba Thúc nói thật với Mai Hương. Đó là chuyện riêng, ông giấu kỹ. Hơi khó nói ra. Ông bầu, đào chánh, kép chánh, những trụ cột của đoàn đều lui về vườn, còn mình, một con tép, lại định tiến lên phía trước… Anh bạn cho Ba Thúc biết, vùng sông nước miền Tây còn nhiều đoàn hát nhỏ, những ghe hát rong, sống như dân thương hồ, len lỏi trên kinh rạch. Nam bộ là nôi cải lương. Có điều, lớp người thôn quê hâm mộ đờn ca ở đó sống rải rác, rúc sâu trong các xẻo, vàm heo hút.
“Em có nghe nói về các ghe hát chưa?”.
“Có, chắc chúng nhỏ, chật hẹp, tù túng?”.
“Dân vùng đó đi học đi chợ bằng xuồng, quán tạp hóa nằm trên ghe, trạm xá của xã, huyện cũng trên ghe”.
“Hay là ta thử sống kiểu giang hồ vặt một lần?”. Mai Hương nói nhỏ, thì thầm.
“Em nói gì?”.
“Mình vào đó theo ghe hát cho biết… Anh cho em đi với”.
Ba Thúc ngạc nhiên, không ngờ có người nghĩ như mình. Ban ngày, lau phấn son, gương mặt Mai Hương xám mốc, nhăn nheo, tàn tạ.
“Chàng khọm, nàng móm!”. Gã say ấy vui. Ba Thúc bật cười. Mai Hương ghé sát tai ông:
“Anh cười gì vậy?”.
“Anh nhớ tới mấy chiếc ghe hát”.
“Em cũng nghĩ về chúng… Ở đó ta sẽ nghe nói thơ Vân Tiên… trưa ngủ dưới bóng ô môi, vú sữa… chiều chiều ngồi ngắm lục bình trôi trên rạch!”.
Ông bầu Các pha trò:
“Một ngày nào đó chúng ta sẽ tụ họp lại, đông đủ, vui hơn hôm nay, nếu tôi… trúng số!”.
Cử tọa không cười. Tâm trạng ai cũng rối bời, ngổn ngang. Có vẻ như chẳng ai muốn về.
“Đâu phải chỉ có chúng ta khốn đốn, hát bội, chèo cũng vậy thôi”.
Hình như ông nói để an ủi mình. “Máy móc, đài điện, khoa học kỹ thuật mỗi tháng mỗi khác, mỗi năm mỗi mới, còn ta… ta cứ đứng yên!”.
Bầu Các đề nghị mỗi người nói một câu cảm tưởng ngắn, súc tích, ông sẽ ghi vào óc làm kỷ niệm. Nhiều anh kêu: “Gay đấy, gấp quá nghĩ sao kịp!”. Bảy anh bí, chịu thua. Năm người nói cùng một ý: Suốt đời nhớ Trăng Thu. Bốn người có cùng một ý: Xin đừng quên nhau. Đúc kết, ông Các khen câu: “Chia tay, nhưng tôi luôn nghĩ về một ngày đoàn tụ” của Ba Thúc, và “Mong sao đêm nay dài ra, không bao giờ sáng” của Văn Nhiêu.
Bầu Các phát lương lần cuối. Ông tặng mỗi người một gói bánh kẹo, đem về cho con cháu. Các chị khóc. Ông nói: “Nghĩ tới cảnh, rồi đây sáng ngủ dậy chỉ trơ xác một mình, không còn anh em xung quanh, tôi buồn quá!”. Ông khóc.
Họ ra đi lúc trời chưa sáng. Hai nhân vật không quan trọng lên đường sau cùng. Họ chở nhau trên chiếc gắn máy cà tàng, bụi bẩn, ho khục khục, nổ to như sấm. Ai cũng tưởng một người về Tuy Hòa, một về Nha Trang. Nhưng không, họ đi nam, vô Tiền Giang, nơi có những chiếc ghe hát lênh đênh trên sông ./.
Lê văn Thiện
Đến màn 4, xảy ra một rắc rối nhỏ: Một gã say rượu từ đâu chạy xộc vào, múa may, la to: “Mệt tai! Chàng thì toàn khọm, nàng thì toàn móm, hát với hỏng!”. Hai thanh niên giữ trật tự đến kéo hắn ra đường, nhưng lát sau hắn lại chạy vào, hét: “Chàng khọm, nàng móm”, rồi nằm xuống tại chỗ, ngủ khì! Màn khép lại lúc 1 giờ sáng. Nhân viên hậu đài dọn dẹp, gói ghém đồ nghề để sáng lên đường sớm.
Nghệ sĩ của Trăng Thu ai cũng yêu nghề, nhưng chí tình, sống chết với đoàn hát là ông bầu Các và kép Ba Thúc… Tám năm lèo lái con thuyền nghệ thuật ọp ẹp này, bầu Các phải sống trong môi trường đầy biến động, nhiều bất trắc. Ông đã bán nhà, xe, vườn tược để kéo dài tuổi thọ cho Trăng Thu. Các con ông phản đối kịch liệt, vợ ông xin ly dị. Ông trở thành người đi ngược gió.
Trăng Thu cũng có một thời gian thong dong, vui sướng, nhưng không lâu, nó chấm dứt khi những xóm làng vùng sâu có điện. Truyền hình, máy hát len lách vào các hốc núi, ra tận những đảo nhỏ. Người ta bu vào xem sản phẩm hiện đại. Những đêm diễn bán được ba, bốn trăm vé mau chóng chìm vào quá khứ. Đoàn hát nhỏ thu mình lại, teo tóp dần, từ năm mươi người, xuống còn bốn mươi, rồi xuống tiếp, đến mức hai mươi lăm, không thể teo hơn nữa… Hai năm gần đây thật vất vả, bầu Các phải vật lộn với nhiều vấn đề nan giải. Đào kép trẻ nối gót nhau ra đi. Họ không bội bạc, nhưng không thể sống được với mức thu nhập quá thấp, nhiều lúc gần như chẳng thu gì. Có khi phải nằm chơi khan trọn tháng, không đất diễn. Nhiều đêm cố gắng mở màn, nhưng khán giả ít hơn diễn viên. Để tồn tại, đoàn phải thu dụng nhiều đào kép đã quá đát từ khuya, thiếu cả thanh lẫn sắc! Ông Các ra sức lau chùi, đánh bóng số “vật dụng” rỉ sét này, và cố tin rằng sẽ có ngày cải lương qua cơn khô hạn. Nhưng ông chờ mãi, chờ mãi…
2 giờ sáng, tiệc chia tay được dọn ra dưới bóng cây mít lớn sau đình. Đêm không ngủ. Sẽ ly biệt thật, không giống những pha giã từ mùi mẫn trên sàn gỗ. Hai mươi lăm người của sáu tỉnh, rất khó gặp lại nhau.
“Đây là đoàn thứ tư của đời mình”. Kép chánh Văn Nhiêu nói. “Có đoàn mình ở tới bảy năm, có đoàn chỉ sáu tháng”.
“Các chị phát biểu cảm tưởng nghe chơi, sao im re vậy?”. Hề Sửu khuấy động. “Mai Hương yêu mến, mai về làng còn ai nhớ chị không? Chị sẽ được gọi bằng gì?”.
“Tôi sẽ là Thị Mới, bà Bảy Mới!… Còn ai nhớ mình? Tôi cũng đang tự hỏi”.
Bầu Các nói vài lời khai mạc ngắn gọn, và mời mọi người nâng ly.
“Mọi tích tuồng đều có hồi kết thúc. Chớ buồn!”. Quả thực, ông ít buồn. Ông đã chuẩn bị đón cái đêm này từ lâu, như người bệnh dọn mình đón cái chết. Uống liền hai ly bia, ông đứng lên hát hai bài, một theo điệu Khốc hoàng thiên, một Sơn đông hướng mã.
Kép Sáu Cao hỏi đào thương Quỳnh Hoa:
“Chị về Phù Cát?”.
“Không, về Hoài Nhơn, quê ngoại”. Chị thở dài. “Chẳng còn ai thân thích ở Phù Cát, mình xa quê quá lâu”.
Mai này kép Văn Muộn sẽ về phụ vợ nấu rượu, nuôi heo. Anh Kim, nhân viên kỹ thuật, sẽ “chơi” xe thồ, tải hàng rau cho vợ. Đào chánh Ngọc Nữ sẽ chăm sóc mấy cháu, giữ nhà cho con gái… Đó là đời thường. Rời xa ánh đèn màu. Xa ngai vàng điện ngọc, áo mão cân đai. Từ biệt vua quan, trống kèn! Không còn những đêm nằm đong đưa trên võng, bên hiên chợ, nhìn trời sao, túi nhẹ tênh, nhưng lòng thanh thản! Cái nghiệp cầm ca, nghề như không nghề, ăn thật mà làm giống đùa giỡn, liêu phiêu, lãng đãng!
Không ai hỏi kép Ba Thúc. Ông ngồi nhìn hai bóng điện nhỏ trên cành mít, phù du bám đầy. Ông buồn, tất nhiên là buồn… Trong đoàn hát, Ba Thúc thường đảm nhiệm các vai phụ loại ba, quân hầu. Ông làm dự bị cho các kép phụ, thua xa diễn viên đóng thế của điện ảnh, thủ môn thứ ba của bóng đá! Tuy đã quá quen ánh sáng sân khấu, nhưng Ba Thúc không tiến bộ trong nghề. Ông chỉ hát các bản nhỏ, ngăn ngắn. Nét mặt ông lúc nào cũng vô cảm, dáng người cứng đơ, chân tay lóng ngóng. Chỉ tình yêu ông dành cho nghệ thuật là to lớn! Ông coi đi hát là cuộc chơi, không phải một nghề. Vốn nhà giàu có, việc rong chơi dài ngày của ông chẳng ảnh hưởng nhiều đến nồi gạo, túi tiền của vợ con ông. Nhưng về mặt tình cảm thì có chỗ không êm. Thiên hạ nói, mấy đứa con nhỏ bà Thúc cho ra đời mười năm gần đây là con “bá tánh”. Ông nghe, dửng dưng, như nghe chuyện người khác. Thật khó hiểu, tiền bạc, tình yêu nam nữ, hai vấn đề lớn của con người, lại chẳng tác động gì đến đầu óc của anh kép phụ…
Một nhà gần đình dậy sớm, bật đèn thềm, mở máy hát. Một điệu rock vang lên, rộn ràng. Dù không thích, cũng phải nhìn nhận thứ nhạc này sôi động, trẻ khỏe. Cải lương cũng có thể hát vui, hùng, nhưng người nghe thường thích nó mùi. Mùi thì buồn, dễ quá đà, rơi vào bi lụy.
“Về quê, anh Năm?”. Văn Muộn hỏi kép độc Út Tảo.
“Ờ, còn đi đâu nữa… về ôm vợ!”.
Nhiều người nói sẽ về nhà, Ba Thúc chẳng thể nói ngược, nhưng ý ông không nghĩ vậy… Mới cách đây vài hôm, đào phụ Mai Hương tâm sự:
“Em sẽ không về nhà, đâu có ai chờ em… nhưng cũng chưa biết đi đâu”.
“Chưa tính? Chỉ còn mấy ngày nữa”.
Trên sàn diễn Mai Hương chuyên đóng vai phụ, ngoài đời chị cũng sống lặng lẽ, mờ nhạt. Ngót nghét năm mươi, không chồng con, sau non ba mươi năm đi hát, sự nghiệp của chị mỏng tang, tài sản chỉ nằm gọn trong hai túi xách nhỏ.
“Anh có ông bạn cũ ở Tiền Giang, xưa từng hát cho đoàn Hoa Biển lừng danh… Chắc anh sẽ vô đó nghỉ chơi ít lâu, rồi tính sau”.
Ba Thúc nói thật với Mai Hương. Đó là chuyện riêng, ông giấu kỹ. Hơi khó nói ra. Ông bầu, đào chánh, kép chánh, những trụ cột của đoàn đều lui về vườn, còn mình, một con tép, lại định tiến lên phía trước… Anh bạn cho Ba Thúc biết, vùng sông nước miền Tây còn nhiều đoàn hát nhỏ, những ghe hát rong, sống như dân thương hồ, len lỏi trên kinh rạch. Nam bộ là nôi cải lương. Có điều, lớp người thôn quê hâm mộ đờn ca ở đó sống rải rác, rúc sâu trong các xẻo, vàm heo hút.
“Em có nghe nói về các ghe hát chưa?”.
“Có, chắc chúng nhỏ, chật hẹp, tù túng?”.
“Dân vùng đó đi học đi chợ bằng xuồng, quán tạp hóa nằm trên ghe, trạm xá của xã, huyện cũng trên ghe”.
“Hay là ta thử sống kiểu giang hồ vặt một lần?”. Mai Hương nói nhỏ, thì thầm.
“Em nói gì?”.
“Mình vào đó theo ghe hát cho biết… Anh cho em đi với”.
Ba Thúc ngạc nhiên, không ngờ có người nghĩ như mình. Ban ngày, lau phấn son, gương mặt Mai Hương xám mốc, nhăn nheo, tàn tạ.
“Chàng khọm, nàng móm!”. Gã say ấy vui. Ba Thúc bật cười. Mai Hương ghé sát tai ông:
“Anh cười gì vậy?”.
“Anh nhớ tới mấy chiếc ghe hát”.
“Em cũng nghĩ về chúng… Ở đó ta sẽ nghe nói thơ Vân Tiên… trưa ngủ dưới bóng ô môi, vú sữa… chiều chiều ngồi ngắm lục bình trôi trên rạch!”.
Ông bầu Các pha trò:
“Một ngày nào đó chúng ta sẽ tụ họp lại, đông đủ, vui hơn hôm nay, nếu tôi… trúng số!”.
Cử tọa không cười. Tâm trạng ai cũng rối bời, ngổn ngang. Có vẻ như chẳng ai muốn về.
“Đâu phải chỉ có chúng ta khốn đốn, hát bội, chèo cũng vậy thôi”.
Hình như ông nói để an ủi mình. “Máy móc, đài điện, khoa học kỹ thuật mỗi tháng mỗi khác, mỗi năm mỗi mới, còn ta… ta cứ đứng yên!”.
Bầu Các đề nghị mỗi người nói một câu cảm tưởng ngắn, súc tích, ông sẽ ghi vào óc làm kỷ niệm. Nhiều anh kêu: “Gay đấy, gấp quá nghĩ sao kịp!”. Bảy anh bí, chịu thua. Năm người nói cùng một ý: Suốt đời nhớ Trăng Thu. Bốn người có cùng một ý: Xin đừng quên nhau. Đúc kết, ông Các khen câu: “Chia tay, nhưng tôi luôn nghĩ về một ngày đoàn tụ” của Ba Thúc, và “Mong sao đêm nay dài ra, không bao giờ sáng” của Văn Nhiêu.
Bầu Các phát lương lần cuối. Ông tặng mỗi người một gói bánh kẹo, đem về cho con cháu. Các chị khóc. Ông nói: “Nghĩ tới cảnh, rồi đây sáng ngủ dậy chỉ trơ xác một mình, không còn anh em xung quanh, tôi buồn quá!”. Ông khóc.
Họ ra đi lúc trời chưa sáng. Hai nhân vật không quan trọng lên đường sau cùng. Họ chở nhau trên chiếc gắn máy cà tàng, bụi bẩn, ho khục khục, nổ to như sấm. Ai cũng tưởng một người về Tuy Hòa, một về Nha Trang. Nhưng không, họ đi nam, vô Tiền Giang, nơi có những chiếc ghe hát lênh đênh trên sông ./.
Lê văn Thiện