Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Ăn Miếng Trả Miếng - Mây-cao-Nguyên

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ăn Miếng Trả Miếng - Mây-cao-Nguyên

    Ăn Miếng Trả Miếng


    Mây-cao-Nguyên






    Nếu bạn trải qua thời kỳ khó khăn và chán nản, đừng nên than trời, trách đất!

    Nhân tình, thế thái luôn luôn là tội đồ: Phán đoán sai lầm, ác y’, hoặc có y’ định không tốt. Sự ích kỷ của con người, sự thờ ơ, lãnh đạm, sự bạo động, sự dại dột, ngu dốt,

    nông cạn…là gốc rễ đem lại cho chúng ta khốn khổ và đau buồn.

    Trước khi mời bạn theo dõi bài biên khảo: “Ăn miếng, trả miếng”, tôi xin kể cho bạn nghe câu chuyện: “Chiếc quan tài con” có nội dung như sau:

    Người ta sở dĩ ham mê say đắm vào thanh sắc, danh, lợi, hay liều lĩnh tàn nhẫn dám làm những việc gian ác, là thường chỉ biết có cái sống ở trước mặt, chớ không chịu nghĩ tới cái chết nó vốn như con ma, ai cũng sợ, cũng ghét thật, nhưng cái chết lại chính là ông thầy, chính là bài thuốc chữa khỏi được bao nhiêu cái thói hư tật xấu xa ở đời. Người ta mà để tâm nghĩ đến cái chết, thì tự khắc mất cả lòng tham, tan cả máu ghen, hóa hết cả sự mê muội mà thành ra biết thương người đời, thương đời người thì mọi sự hay, dở, phải, trái ở đời không còn gì bợn đến tâm, sống rất thư nhàn, sung sướng và nhẹ nhàng vậy. “Tại chùa Tô Châu có một nhà sư tên gọi Viên-thủ-Trung tu hành đắc đạo.

    Nhà sư thường bày trên án thư, trước chỗ ngồi, một cái quan tài con bằng gỗ bạch đàn, dài độ ba tấc, có một cái nắp đậy, mở được. Khách đến chơi trông thấy, cười nói rằng:

    -Người chế ra cái này dùng để làm gì?

    Nhà sư nói:- Người ta sống tất có chết, mà chết thì vào ngay cái này. Ta thực lấy làm lạ, người đời ai ai cũng chỉ biết có phú quí, công danh, tài sắc, thị hiếu, lo buồn, vất vả suốt đời, chẳng biết đến cái chết là gì. Như ta đây mỗi khi có việc không được như y’, ta cầm lấy cái này mà ngắm xem, là tức khắc trong tâm ta được yên ổn mà muôn nghìn sự tư lự đều lâng lâng sạch như không. Cái quan tài con này đủ thay lời huấn, lời giới của bực nghiêm sư, bài minh treo bên chỗ ngồi vậy”.

    Xin bạn cùng tôi, chúng ta cùng suy ngẫm những điều sau đây:

    *Nhiều người đau khổ từ những sợ hãi không đâu sẽ tìm thấy nhẹ nhàng, khoan khoái nhờ tập được lòng can đảm, cái tánh cương quyết. Chính hai cái thái độ tinh thần này- Lòng can đảm và tánh cương quyết- sẽ xua đuổi mọi sợ hãi; mọi điều tuyệt vời sẽ đến với bạn. Niềm tin sắt đá, lòng can đảm và sự sợ hãi là kết quả do chính tư tưởng mà chúng ta suy nghĩ.

    *Coi chừng về cái tâm ly’ chủ bại. Kinh nghiệm là kết tinh của đau khổ. Nếu trong quá khứ bạn đã không được thành công mỹ mãn có thể làm cho tinh thần của bạn bị lung lay, đôi khi bỏ cuộc, nếu bạn không chịu cố gắng thử lại một lần nữa, tinh thần chủ bại có thể làm cho tâm trí của bạn bất mãn, sợ hãi, lo âu. Vì vậy, khi bạn bị đời hạ đo ván, tự đứng thẳng dậy và xông xáo, cung tay đấm mạnh vào sự thách thức kế tiếp. Con người đừng thấy chướng ngại vật mà lảng tránh, phải tìm cách vượt qua, được như vậy mới trở nên một con người phi thường. Đừng bao giờ để cho sự thất bại có đủ thì giờ phát triển trong tâm thức của bạn.

    *A. Harry Moore, một đứa trẻ nghèo khổ đã trở nên Thống Đốc của tiểu bang New Jersey trong ba nhiệm kỳ, là nhờ ở sự phấn đấu rất sớm. Ông thường chán nản và thưa với mẹ ông: “Mẹ ơi! Con nản quá. Con muốn làm một cái gì đó và thành công như người ta, nhưng con không có đủ bản lãnh. Ngoài ra con không có tiền và có uy tín”. Mẹ ông trả lời: “Con có nhiều thứ lắm chứ. Tất cả điều con cần phải có là Thượng Đế và Tài Tháo Vát”. Bạn nghĩ xem đó có phải là một công thức tuyệt vời hay không?: Thượng Đế và Tài Tháo Vát.

    *Một triết gia Hoa Kỳ, ông Henry Thoreau, mỗi buổi sáng thức dậy ông vẫn nằm nán trên giường và tự nghĩ đến những điều tốt đẹp nhất như là: ông có một thân thể khỏe mạnh, cường tráng, một tinh thần minh mẫn, linh hoạt, công việc làm của ông thật thích thú, quan trọng, tương lai của ông thật rực rỡ, con người tin tưởng nơi ông. Bởi nhờ vậy, khi ông bước xuống giường, ông cảm thấy tinh thần lạc quan, yêu đời, một ngày trong cuộc sống của ông ngập tràn những điều tốt đẹp, con người đối với ông đầy những chân, thiện, mỹ, và gặp nhiều cơ hội may mắn. Bạn thử thực tập xem sao?.

    *Khi ông vua xe hơi Henry Ford đã bảy mươi lăm tuổi được người ta phỏng vấn về sự bí mật gìn giữ sức khỏe và tâm trí bình thản, ông đã trả lời: “Có ba nguyên tắc: Không ăn quá nhiều, không lo lắng quá nhiều và khi tôi làm việc hết mình, tôi tin tưởng nó sẽ xảy ra một cách tốt đẹp nhất đúng như ước muốn của tôi”.

    Tôi còn nhớ đại ca sĩ Caruso khi ông ta lên mười tuổi, ông ước ao sau này sẽ trở nên ca sĩ, nhưng vị giáo sư âm nhạc đầu tiên của ông đã làm cho ông nản lòng bằng câu nói: “Mày không thể nào hát được, mày không có giọng gì cả. Mỗi một lần mày cất tiếng hát, tao nghe như gió va vào máng xối”.

    Nhưng bà mẹ của ông, một người đàn bà quê mùa, ôm và khen ngợi tài ca hát của ông. Bà đã đi chân đất để dành tiền trả cho những bài học nhạc ly’. Những lời khen ngợi và động viên tinh thần của người mẹ quê mùa đã thay đổi hẳn cuộc đời của đứa bé lên mười.

    Tại sao chúng ta không khen ngợi thay vì bình phẩm?. Chính những sự khuyến khích, khen ngợi của chúng ta sẽ tạo cho những người đang có tham vọng một nguồn cảm hứng lớn lao để họ thực hiện hoài bão của mình. Không những trên lãnh vực ca nhạc, mà còn trên những lãnh vực khác nữa.

    Ví dụ như: Một thanh niên ở tại Luân Đôn, anh ta ao ước sẽ trở nên một văn sĩ. Nhưng tất cả hình như đi ngược lại với y’ muốn của mình. Anh ta chưa bao giờ đi học quá bốn năm. Thân phụ của anh đã bị tống giam vào tù vì không trả nợ nổi nợ nần, và người thanh niên này đã từng trải qua những giây phút đói khát. Cuối cùng, anh nhận được một công việc dán nhãn chai trong một nhà kho hôi hám; ban đêm anh cùng với những người bạn trẻ khác ngủ trên căn gát tối. Anh ít tự tin vào tài viết lách của mình nên anh lén và gửi những bản thảo vào lúc nửa đêm để không ai nhìn thấy vì sợ bị chế nhạo. Hàng loạt bài viết bị từ chối không đăng. Cuối cùng một ngày vĩ đại đến với anh với một tác phẩm được chấp nhận đăng. Thật vậy, người ta không trả cho anh một đồng xu, cắc bạc nào hết, nhưng vị chủ nhiệm đã hết lòng ca ngợi và công nhận. Anh ta sung sướng đến cái độ đi lang thang khắp cả ngả đường với đôi dòng lệ lăn dài trên má.

    Lời khen, sự thừa nhận mà anh ta đón nhận qua một cốt truyện được đăng, đã thay đổi hẳn sự nghiệp đời mình, vì nếu không có sự động viên tinh thần đó, thì suốt đời người thanh niên này đã chôn vùi trong nhà kho hôi hám. Tôi nghĩ trong số các bạn cũng đã từng nghe qua tiếng tăm lẫy lừng của nhà đại-văn-hào: Charles ****ens.

    Cũng một thanh niên khác tại Luân Đôn làm thư ky’ cho một hãng sản xuất thực phẩm khô. Mỗi buổi sáng anh thức dậy vào lúc năm giờ, quét dọn nhà kho, và lao động hùng hục mười bốn tiếng một ngày. Anh đã vất vả và tuyệt vọng. Sau hai năm, anh không thể chịu đựng được nữa, vì vậy, vào một buổi sáng anh ta thức dậy, và, không chờ ăn điểm tâm, lội bộ mười lăm dặm đường để nói chuyện với thân mẫu của anh đang làm quản gia gần đó.

    Anh đã điên cuồng, khóc lóc, năn nỉ bà mẹ. Anh đã thề sẽ quyên sinh nếu còn tiếp tục làm việc trong hãng đó. Sau đó anh viết một lá thư dài thật thương tâm cho người thầy cũ, cho biết anh ta đang nản chí và không còn muốn sống nữa. Người thầy cũ đã khen ngợi và quả quyết với anh ta là một người rất thông minh đáng được làm những công việc tốt đẹp hơn và ông đã cho người thanh niên đó về trường giảng dạy.

    Lời khen tặng của người thầy cũ đã thay đổi tương lai của chàng thanh niên mới lớn và đã đem lại một sắc thái bất hủ trong lịch sử văn chương Anh quốc. Bởi vì, người thanh niên đó không ai khác hơn là nhà đại-văn-hào H.G. Wells đã kiếm hơn một triệu đô la qua ngòi bút và đã viết được bảy mươi bảy cuốn sách để lại cho hậu thế.

    Và một ông giáo khác đã cảnh cáo cậu bé tên là Thomas A. Edison rằng nó quá ngu không thể nào theo ngành khoa học được! Sau này ông đã trở nên một nhà khoa học lẫy lừng, những phát minh của ông để lại cho nhân loại nào là: máy đánh chữ, điện thoại viễn liên, máy đánh tín hiệu, máy quay phim, bóng đèn điện, máy chụp quang tuyến X...v.v… Đừng bao giờ để cho bất cứ một người nào làm bạn nhủn chí, cướp đoạt những nguồn cảm hứng tuyệt vời trong đời bạn bằng những hành động và lời nói bất nhân của họ.

    Chỉ có một cách để tránh sự chỉ trích: là đừng bao giờ làm bất cứ gì, đừng bao giờ ganh đua với bất cứ ai. Đừng bao giờ ngẩng đầu lên trước đám đông để cho sự ganh tỵ chú y’ và tấn công. Sự chỉ trích là một dấu hiệu chứng tỏ con người của bạn có uy lực.

    Bây giờ tôi xin trở lại hầu chuyện cùng bạn. Tôi đã từng dẫn chứng một câu của một trong những nhân vật trong tác phẩm của nhà đại-văn-hào Nga, ông Dostoevski: “Yêu thương con người bạn phải bịt mũi và nhắm mắt lại, nhưng bạn PHẢI yêu thương họ. Trong sự sinh hoạt của cộng đồng nhân loại đầy cả hỷ, nộ, ái, ố, bi, lạc, dục. Bạn bước vào tiệm ăn, người bồi bàn nhìn bạn như một người đi ăn chùa, bưng đĩa thức ăn đặt hơi mạnh tay. Người bạn lâu ngày không gặp chưa kịp tay bắt, mặt mừng đã mở miệng ăn nói vô duyên làm cho bạn hậm hực hết cả hứng thú để tâm sự, chuyện trò….Nói một cách khác, con người cố tìm cách để trừng phạt những người đối xử bất-lịch-sự đối với họ. Bạn hãy nhớ, phương cách đối xử tử tế hay bất lịch sự, con người sẽ ăn miếng trả miếng. Hình như đó là một quy luật. Đây là những sự kiện rất là hiển nhiên; nhưng thật là phiền không một ai, ngay cả những người bẩm sinh mở miệng đã có người ghét, vẫn nghĩ họ đâu phải là người bất-lịch-sự!?

    Nhiều năm về trước, một bà lão đi lang thang ngang qua cửa tiệm bách hóa Pttsburgh, hẳn nhiên là để tiêu khiền cho qua ngày. Bà đi hết quày hàng này đến quày hàng khác mà không một ai thèm chú y’ đến bà. Tất cả những người thư ky’ bán hàng đều xem bà như một người khách nhàn du. Họ nhìn đi chỗ khác khi bà đứng trước quày hàng của họ. Sự sao lãng đã làm mất đi cơ hội bằng vàng.

    Cuối cùng bà đến quày hàng do người thư ky’ trẻ trông coi, anh ta cúi đầu chào hỏi một cách lễ phép và hỏi xem bà cần gì. Bà trả lời: “Không. Tôi chỉ coi chơi giết thì giờ, chờ cho mưa tạnh để về nhà”. Người bán hàng trẻ tuổi mỉm cười: “Dạ thưa bà không sao. Mời bà ngồi ghế”.

    Sau khi mưa tạnh, người thư ky’ đỡ bà dậy, đưa bà ra đường và chào tạm biệt. Trước khi đi, bà xin người thư ky’ tấm danh thiếp.

    Vài tháng sau người chủ tiệm nhận được một lá thư, yêu cầu gửi người thư ky’ trẻ tuổi kia sang Tô-Cách-Lan để nhận phiếu đặt hàng, trang hoàng nhà cửa. Người chủ tiệm viết thư trả lời ông ta rất lấy làm tiếc vì người thanh niên không còn làm việc ở bộ phận bán dụng cụ trong nhà. Tuy nhiên, ông ta giải thích rằng, ông ta sẽ gửi một người khác rất có kinh nghiệm để thay thế.

    Bức thư được trả lời, không có ai có thể làm công việc này, ngoại trừ người thanh niên đặc biệt đó. Bức thư do ông Andrew Carnegie ky’ tên và “căn nhà” ông muốn trang hoàng, là lâu đài Skibo ở Tô-Cách-Lan. Bà già kia chính là mẹ của ông Carnegie. Chàng thanh niên được phái sang Tô-Cách-Lan. Anh ta nhận được một phiếu đặt hàng lên tới mấy trăm ngàn Mỹ kim cho những đồ đạt trang hoàng trong nhà, và cùng với tấm chi phiếu mua hàng là một chi phiếu cổ phần trong cửa tiệm. Người thanh niên đó về sau trở thành chủ nhân của một nửa lợi tức trong cửa tiệm.

    Mưa ngoài kia vẫn rơi, tôi dõi mắt nhìn ra song cửa, cây lá đang bắt đầu đổi màu, mùa thu lại về. Tôi chợt nhớ đến những lời vàng ngọc của cổ nhân thật là thâm thúy: “Yêu người ta mà yêu vô ly’, thành ra làm hại người ta. Ghét người ta mà ghét vô ly’, thành ra làm hại cho thân mình” và “Người quân tử, ta nên thân, song không nên quá chiều mà phụ họa. Kẻ tiểu nhân, ta nên tránh, song không nên ruồng rẫy như hằn thù”.

    Bạn cũng dư biết, những tình bạn tốt đẹp nhất đôi khi cũng có những sự hiểu lầm và đều trải qua những cuộc thử thách. Thật vậy, một trong những sự bí mật để giữ cho sự liên hệ được tốt đẹp là biết cách chấp nhận những cơn giông tố này. Bạn phải y’ thức rằng mỗi một sự liên hệ lâu dài sẽ có những lúc khó khăn, không thể một sớm, một chiều dứt bỏ tình bạn đã từ lâu mình cố công vun bồi. Sau đây tôi xin đề nghị với bạn một số y’ kiến:

    -Tìm hiểu nguyên nhân: Bạn để y’ xem, có những người đã một thời đánh bạn rất tâm đầu ? hiệp, chỉ một sự hiểu lầm nhỏ nhặt, từ bạn đổi thành thù. Đi bêu rêu, nói xấu, gặp nhau ngoảnh mặt làm ngơ. Tôi rất đau buồn khi gặp phải cảnh này. Tại sao họ không để ra một giây phút nào đó để tìm hiểu nguyên nhân đưa đến xích mích?. Nếu bạn có một chiếc xe hơi bị trục trặc máy móc, bạn tự sửa hoặc đem đến cho thợ phải không? Đâu phải mỗi lần xe bị hư hỏng, bạn vứt nó đi để chạy mua một chiếc xe mới. Bạn phải biết dìm tự ái nông nổi của mình và phải biết khoan hồng, độ lượng đối với bạn bè, người thân hoặc vợ con cho những sự đầu tư về tinh thần khỏi bị phá sản. Dành một đôi phút trong ngày, ngồi tĩnh tâm nhìn lại và cố gắng tự phân tích tại sao đem đến sự hiểu lầm này. Trình độ giáo dục rất quan trọng đối với đời sống của con người. Khi giận hờn, ai cũng cho rằng mình đúng, mình phải, chứ không biết ăn năn, hối cải.

    -Xin lỗi khi mình cảm thấy sai quấy: Khi xem phim “love story” do hai tài tử gạo cội Ali MacGraw và Ryan O’neal đóng, họ đã kết luận cuốn phim đó như thế này: “Tình yêu có nghĩa là không bao giờ phải nói bạn cảm thấy hối tiếc”. Điều này chỉ đúng trong phim ảnh chứ không đúng với sự thật ở ngoài đời. Chắc chắn vậy, một sự liên hệ tốt đẹp bạn không bao giờ cần phải biết xin lỗi, chính cái chổ không biết đến điều phải, quấy để mà xin lỗi nhau cho nên bạn thấy vô số những cặp vợ chồng đưa đến ly dị, những bạn bè một thời gắn bó, nay nhìn nhau gần như muốn ăn tươi, nuốt sống. Trong gia đình cũng như ngoài xã hội, những vấn đề xung đột có thể tránh né được bằng cách xử dụng bốn chữ: “ANH CÓ THỂ ĐÚNG”. Cố gắng tránh né những tranh luận nhỏ nhặt.

    Tất cả chúng ta đều sai quấy-rất nhiều lần. Một điều khùng điên của nhân loại là cứ để cho niềm kiêu hãnh và tự ái vặt ngăn cản không cho chúng ta làm lành và hàn gắn lại mối dây tình cảm. Một lời tạ lỗi thật sự còn hơn là sự hiểu biết về lầm lỗi mình đã gây ra. Dĩ nhiên, bạn đã nói hoặc làm cái gì đó mới gây sứt mẻ, tổn thương đến bạn của mình, nếu bạn thực tâm muốn tiếp tục đánh bạn, xin bạn đừng ngại ngùng cố gắng hết mình để vuốt ve tự ái của họ bằng những hành động và lời xin lỗi chân thật tự đáy lòng mình. Nếu đối tượng vẫn ngoan cố, khi đó thì chịu thua thôi.

    Đọc lịch sử Hoa Kỳ, vào năm 1755, giữa cuộc chạy đua giành ghế vào Hạ Viện tại tiểu bang Virginia, vị đại tá hai mươi ba tuổi có tên là George Washington nói điều gì đó có vẻ làm sỉ nhục một người nhỏ thó nóng tính tên là Payne, tên này tức giận đánh ông George một hèo té lăn cù. Lính hầu cận chạy đến đỡ ông dậy và định hành hung trả thù cho ông, nhưng ông cản họ và nói ông có thể tự giải quyết một mình được.

    Ngày hôm sau ông viết một lá thư cho tên Payne yêu cầu được gặp mặt tại một tửu quán. Khi tên Payne đến, ai cũng tưởng ông muốn hắn ta xin lỗi và thách đấu hắn đấu kiếm. Thay vì, ông George Washington đã thật tình xin lỗi về những lời sỉ nhục của chính ông đã gây ra cớ sự như vậy, và ông chìa tay cho tên Payne bắt để giải hòa.

    Bạn thấy không, người biết ăn năn, hối lỗi đâu phải là những kẻ yếu đuối?. Phải mạnh lắm mới nhận rằng mình sai quấy. Tình bạn cũng như tiền bạc, rất dễ kiếm nhưng khó giữ. Bởi vì những sự liên hệ giữa con người và con người là những điều khó khăn nhất mà chúng ta đã cố gắng kiếm tìm trong cuộc sống này, dĩ nhiên “nhân vô thập toàn”, tất cả chúng ta đều có những lỗi lầm khác nhau, không nhiều thì ít. Và khi chúng ta phạm lỗi, chúng ta có thể tự mình tránh những khốn khổ mà con người đem đến cho nhau để rồi trong những lần gặp gỡ kế tiếp khỏi phải có những giây phút khó chịu, bực mình.

    -Bệnh mặt sưng, mày sỉa: Không cần biết bạn giàu sang, phú quí, học cao hiểu rộng đến mức độ nào, trước kia bạn bước ra khỏi ngõ được kẻ hô, người ủng đã một thời hét ra lửa thì cũng mặc. Ngày nay trên bước đường tỵ nạn, nếu bạn chịu hòa mình cùng với họ để đánh bạn, vui chơi để khuây khỏa nỗi buồn nơi xứ người thì bạn phải biết hòa mình và quí trọng nhau trên phương diện tình người. Nếu bạn hành xử được như vậy, thì giá trị con người của bạn sẽ được mọi người quí trọng. Tất cả chúng ta đều là những du khách ngắn hạn trên cái hành tinh này, trước sau gì cũng làm phân cho cây cỏ mà thôi. Bạn để y’ xem, trong nhóm bạn làm gì cũng có một, hai người có bệnh chê bai, chỉ trích người này, người nọ. Dĩ nhiên sống trên đời làm gì mình được mọi người quí mến? Kể cả thánh nhân. Có một sự khác biệt lớn lao giữa thánh nhân và kẻ hay chỉ trích ở chỗ: Kẻ chỉ trích chỉ biết nhìn vào lỗi lầm của người khác, và thánh nhân chỉ biết nhìn vào tội lỗi của mình để được thánh thiện. Trong các buổi ăn nhậu, hoặc trong các cuộc điện đàm giữa các bà thân nhau…làm gì không chê người này, không khen người nọ? Nếu không có nói những chuyện tầm phào của thế nhân thì làm sao có hứng để nói chuyện?. Đến đây tôi cũng xin nhắc khéo bạn một điều: “Chơi thân với ai thì cũng nên cẩn thận những lúc hết còn thân”. Nếu bí đề tài để nói chuyện cứ việc đem Mây-cao-Nguyên ra mổ xẻ: khen cũng được, mà chê cũng xong. Nếu bạn cảm thấy đau khổ trong việc chỉ trích bạn bè, bạn cứ an nhiên tự tại chỉ trích đi. Nhưng bạn cảm thấy khoái cảm cho thỏa lòng ganh ghét của mình, tôi khuyên bạn nên dừng lại. Bởi vì, người bị chỉ trích họ chẳng bị hề hấn gì, mà chính tư cách của bạn bị bạn bè coi thường, xa lánh. Và cũng có vài người dùng những tên lẻo mép, chuyên môn đi học hớt để xem bạn bè nói gì về mình. Tôi khuyên nếu bạn mắc phải tâm bệnh này thì đừng nên làm như vậy: “Có cứng mới đứng đầu gió”. Cứ vui vẻ, chân tình, cởi mở, thân thiện, tay bắt mặt mừng với tất cả mọi người, bạn sẽ được mọi người quí mến. Bạn còn lạ gì cái quai hàm của con người là một loại “bắp thịt” được xử dụng nhiều nhất trong toàn thân thể của mình.

    Tại sao chúng ta không học hỏi kỹ thuật của kẻ chiến thắng vĩ đại nhất trong nghệ thuật đánh bạn mà trên cõi đời này ai cũng biết đến? Nó là ai vậy? Ngày mai bạn đi trên đường có thể gặp được nó. Khi bạn cách xa nó chừng vài thước, nó bắt đầu ve vẫy đuôi. Nếu bạn dừng lại vuốt ve, nó gần như lột xác nhảy chồm lên bạn để chứng tỏ nó ưa thích bạn chừng nào. Và bạn cũng nên hiểu cho sự biểu lộ cảm tình nồng hậu của nó, không có một chủ đích nào hết: nó không muốn bán cho bạn một bất-động-sản, một món bảo hiểm, và cũng không muốn bạn kết hôn với nó.

    Bạn có bao giờ dành một phút nào đó để suy nghĩ con chó là một gia súc không cần phải làm việc để kiếm sống? Con gà mái thì còn đẻ trứng; con bò cái cho sữa; và con chim hoàng oanh ca hót líu lo để chúng ta vui tai. Nhưng con chó mưu sinh bằng cách không cho bạn gì cả ngoại trừ TÌNH YÊU THƯƠNG. Học giả Dale Carnegie kể lại một câu chuyện dễ thương như sau: “Khi tôi lên năm, cha tôi mua cho tôi một con chó nhỏ lông vàng giá năm mươi xu. Nó là ánh sáng và niềm vui của thuở ấu thời. Mỗi buổi chiều vào khoảng 4 giờ 30, nó ngồi trước sân với đôi mắt xinh đẹp nhìn đăm đăm trên con đường nhỏ, và ngay khi nó nghe thấy tiếng nói và đu đưa cái cặp sách xuyên qua lùm cây, nó phóng nhanh như tên bắn, chạy hụt cả hơi lên khu đồi để đón tôi với tiếng sủa vang sung sướng gần như kích ngất.

    Con chó Tippy là người bạn liên tục trong năm năm trời. Rồi một đêm bi thảm-tôi không bao giờ quên được. Nó bị sấm sét đánh chết cách chỗ tôi nằm chỉ vài ba thước. Cái chết của chó Tippy là một tấm thảm kịch trong tuổi ấu thời của tôi.

    Tippy chưa bao giờ đọc một cuốn sách về tâm-ly’-học. Nó không cần phải đọc. Nó đã có sẵn thiên tư tuyệt vời trong nghệ thuật đánh bạn bằng cách quan tâm đến người khác hơn là làm cho người khác quan tâm đến mình.

    Từ câu chuyện này, chúng ta có thể rút ra một triết ly’ để sống ở đời, bạn có thể làm bạn với rất nhiều người chỉ cần tốn hai tháng bằng cách quan tâm đến họ, hơn là bạn phải tốn cả năm này đến năm khác để làm cho họ quan tâm đến bạn.

    Tuy nhiên bạn và tôi đều biết có người suốt cuộc đời của họ muốn ai cũng tùng phục mình, muốn ai cũng làm “đệ tử” của mình. Dĩ nhiên, điều này không được hữu hiệu. Con người đâu có quan tâm đến bạn- đến tôi. Sáng, chiều, tối họ chỉ quan tâm đến họ mà thôi.

    Bước tiên khởi để sống hòa thuận với họ là cố tạo cho mình một thói quen nhìn vào những bản tính tốt của họ. Nếu bạn nhìn kỹ, bạn sẽ tìm thấy. Có những người khi lớn lên thù ghét xã hội, thù ghét nhân loại họ chỉ nhìn thấy ở con người những bản chất xấu xa, dối trá, nhỏ mọn, bần tiện, tham lam, lừa đảo, dua nịnh..v.v…bởi vì những người này lớn lên trong một bối cảnh gia đình bị ngược đãi, bị khống chế, bị bỏ bê, bị hất hủi..v..v..khi lớn lên bước ra ngưỡng cửa cuộc đời họ bị tự ti mặc cảm đủ thứ chuyện.

    Chúng ta phải cố gắng, ít nhất, phải thông cảm với hạng người này. Trừng phạt họ thì cũng vô ích vì họ không y’ thức tại sao và do đâu họ hành động như vậy. Nếu chúng ta không thể tự mình giúp đỡ họ, thì nên tránh né họ là phương cách tốt nhất.

    Ưa thích hay ghét bỏ con người là một vấn đề có tính cách thói quen của mỗi cá nhân hay triết ly’ sống cá thể, không phải chung cho tất cả mọi người.

    Bạn quí mến,

    Chúng ta hãy cùng nhau để trí tưởng tượng cái tiến trình văn minh của nhân loại từ cái thuở Thượng Đế dựng con người còn ăn lông, ở lỗ cho đến thời đại điện toán ở thế kỷ 21 này. Từ những bàn tay lông lá vốc từng miếng thịt thú rừng đưa vào mồm nhai ngấu nghiến máu chảy ròng ròng vì chưa khám phá ra lửa để nấu chín, đến những dĩa vàng, mâm bạc, ly tách bằng thủy tinh trong vắt, trên bàn khăn trải trắng bóc, hoa chưn bày sặc sỡ, thật là kiểu cách. Tay nào cầm dao, tay nào cầm nĩa được dạy dỗ cặn kẽ. Tư thế ngồi ngay ngắn lịch sự, nhai phải từ tốn không được ngốn ngáo, há miệng và nhai quá lớn….Nghệ thuật biểu lộ sự quan tâm đến những người khác trở nên lễ nghi ngay chính trên bàn ăn.

    Cuộc chạy đua của nhân loại đã tìm ra những phương cách thực tế và hữu dụng cho mỗi cá nhân để điều chỉnh thái độ cho phù hợp với đà tiến của con người.

    Trên bình diện tình thần và đạo đức, mỗi một người trong chúng ta cũng được dạy dỗ phải trau dồi thói quen độ lượng và yêu thương đồng loại. Ví dụ như hai câu ca dao: “Bầu ơi, thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

    Tôi có một người bạn, anh ta được bổ nhiệm làm quản ly’ một bộ phận của một công ty lớn, trong số đó có đủ các sắc dân. Một người tỵ nạn với vốn liếng tiếng Anh thông thường như anh, dĩ nhiên có sự va chạm và ganh ghét của một số công nhân. Nhưng thật là lạ lùng anh này đã hòa đồng với tất cả mọi người. Mỗi cuộc họp anh đều được chủ khen thưởng. Vì chỗ tình thân, tôi đã hỏi anh cái bí quyết đó, anh đã cười trả lời: Cái tâm y’ của tôi đối với mọi người luôn luôn tốt. Tôi biết nếu có một người nào đó không thích hay ghét tôi bởi vì họ thật sự không biết hay không hiểu những chủ tâm của tôi mà thôi. Câu nhật tụng của tôi là phải tìm hiểu con người. Xa hơn thế, bất cứ khi nào tôi nghe người nào đó chỉ trích hoặc có ác cảm với tôi, tôi tìm đủ mọi cách để giúp đỡ. Khi tôi đã tỏ những thiện y’ và làm những hành động tốt đẹp, hữu ích cho họ thì không ly’ do gì họ nuôi ác cảm với tôi mãi mãi. Bất cứ sắc dân nào cũng có kẻ tốt, người xấu. Chúng ta phải tìm hiểu con người.
Working...
X