Tôi quyết định chấp nhận hoàn cảnh. Cuộc chiến tranh giành tình ái của tôi đã kéo quá dài, tôi đã mệt mỏi, phần thắng không nghiêng về tôi. Tôi thấy không nên kéo dài thời kỳ những ảo vọng hơn nữa. Tôi cho rằng lấy một người cần đến mình là cách hay nhất để kết thúc cuộc đời đơn chiếc. Còn có giải pháp nào hay hơn bước vào đời với tư thế của người chiến thắng, một ông chủ?
Người tôi định lấy có chín điểm tốt: trẻ hơn tôi mười tuổi, tốt nghiệp đại học, làm cùng cơ quan, thông minh, có chí tiến thủ, được lòng cấp trên, sống một mình tại căn nhà tự thuê, có xe máy riêng, cuối cùng và là quan trọng nhất: dường như yêu tôi.
Ngẫu nhiên mà lại có chín điểm. Đó là con số tốt đẹp, biểu thị sự đầy đủ.
Thật ra tôi không yêu Nhi. Không bao giờ nhớ nhung, khao khát. Hình bóng Nhi chưa bao giờ ám ảnh tôi. Cũng có một lần, ngày xa xưa, tôi hầu như có xúc động thế nào đó. Đó là thời tôi hoàn toàn trắng tay trong liên hệ với phái nữ.
Nhưng mà Nhi, nói thế nào nhỉ, có vẻ kết tôi lắm. Nhi thường tìm cớ va chạm với tôi dựa người vào tôi, thậm chí có lần còn tìm được cách gác chân vào lòng tôi nữa.
Nhi nói rằng Nhi chán ghét những người đàn ông theo đuổi mình. Họ chỉ là những người đàn bà không vú. Mặc dù đã có thời gắn bó với người đàn ông nào đó, nhưng Nhi quả quyết rằng đó là cuộc tình rất đáng chán. Anh ta có chung với Nhi rất nhiều kỷ niệm, nhưng kỷ niệm đó thì có giá trị gì đâu. Tôi đã thấy mặt anh ta. Anh ta thật sự không có gì đặc biệt.
Tôi thấy yên tâm. Tôi có cái hơn anh ta và vài người khác nữa. Tôi mới có tiền mua riêng một ngôi nhà bốn tầng cỡ lớn, thuê một bà già giúp việc. Hơn nữa tầm vóc người tôi không đến nỗi nào. Tôi có khá đủ các yếu tố căn bản của một người đàn ông khi đặt vấn đề lấy vợ.
Tôi tự nhủ: sẽ có ngày Nhi là tiến sĩ, giáo sư. Mình cũng cỡ đó. Các con mình tất sẽ khá.
Thế là đám cưới được tổ chức.
Hôm thử áo cưới, Nhi đắc ý nhìn tôi, hỏi:
- Anh thấy em đẹp không?
- Rất đẹp.
Đồng thời tôi nghĩ:
- "Đằng nào đó cũng là vợ mình rồi".
Nhi luôn luôn hỏi tôi:
- Anh thấy em đẹp chứ?
Tôi nói dối:
- Đẹp lắm.
Nhi hay nói:
- Xinh đẹp như em mà mặc bộ quần áo này thì uổng quá.
Thỉnh thoảng tôi lại mua cho Nhi một bộ quần áo, hay váy, hay giày, mũ mới. Những mỹ phẩm thì tất nhiên. Từ hôm cưới đến nay, tôi đã đổi xe cho Nhi một lần, lấy chiếc Viva đen tuyền Nhi thích. Túi tiền của tôi đã hao khá nhiều. Nhi sang trọng hơn thì tôi cũng thích, nhưng Nhi càng sang trọng thì càng tự đắc. Vợ tôi bảo tôi:
- Mỹ nhân thành thị cũng chẳng hơn nổi gái quê này.
Rồi Nhi đi học. Hàng tuần, hàng tháng Nhi đòi tôi phải đem tiền dự trữ chi cho. Tôi cảm thấy mệt mỏi bởi cái ý chí không ngừng muốn hơn người của Nhi. Nào có phải tôi không hiểu tiến bộ là tốt. Nhưng trước khi cưới Nhi tôi quả thật chưa lường hết cái giá của tiến bộ.
Tiến bộ, đó là chiếc cân mà đầu này bổng thì đầu kia chìm, đối với tôi là như thế.
Nhi bỗng nhiên có cái thú mà tôi trước kia chưa gặp, đó là phân tích, tổng kết và giảng giải. Bất cứ vấn đề nào tôi đưa ra, Nhi đều thấy ngay cơ sở của nó. Cô ấy saÜn sàng đánh gục tôi về lý luận.
Ở cơ quan, chúng tôi làm cùng một phòng. Nhi tím mặt lại mỗi khi tôi có sai lầm. Cuối cùng cũng đến một hôm Nhi bảo tôi:
- Anh phải khéo léo chứ. Ai lại có sơ suất thế nếu có phải giấu đi. Anh lắm lúc làm em phát ngượng.
Cô ấy có ý làm trưởng phòng.
Tôi bảo:
- Chúng ta phải có một đứa con.
Nhi nũng nịu:
- Anh, chúng mình phải tiến bộ chứ. Bao giờ em làm xong luận án tiến sĩ, thì có phải chúng mình được hoàn toàn tự do không. Bấy giờ làm gì chẳng được?
Tuy nhiên, do tôi kiên trì đấu tranh nên Nhi đổi ý, bằng lòng sinh con. Có điều ý trời không thuận, Nhi lại xẩy thai. Từ đó cô ấy quyết chí đợi bảo vệ luận án tiến sĩ xong mới đầu tư vào việc nối dõi tông đường. Lúc đó, Nhi hai mươi sáu tuổi.
Năm Nhi ba mươi nhăm tuổi thì tôi có bà vợ là tiến sĩ, trưởng phòng và một con trai học lớp một.
Tôi xin chuyển phòng. Tại phòng mới, tôi được đề bạt phó phòng.
Vợ tôi mong làm giáo sư.
Người ngoài bảo gia đình tôi gia giáo, thành đạt.
Tôi cũng mong là giáo sư, tiến sĩ. Nhưng chết cái gia đình tôi, thậm chí thằng nhỏ sáu tuổi đều đã quá quen với tiện nghi hiện đại Tôi không thể để gia cảnh sa sút. Mà vợ tôi thì bận tiến bộ, hơn nữa cô ấy không biết kiếm tiền. Do đó mặc nhiên tôi phải lao động hết sức mình. Một năm tôi chạy chọt để viết ít nhất một cuốn sách.
Lao tâm khổ tứ đâm ra người tôi quắt queo, tóc xù ra như lông và đã hoa râm. Trông tôi như thằng nghiện.
Vợ tôi thất vọng lắm. Giờ cô ta đã béo xụ, cái lưng vốn gù càng gù thêm, giọng nói ngày càng cứng ra.
Vợ bảo:
- Anh phải tẩm bổ đi. Trông cứ như ông cụ. Mặc tử tế vào. Đi thẳng người lên. Nói năng với người ta tinh tướng hơn nữa. Xấu chàng hổ ai, hử?
Tôi đáp:
- Giờ ăn sâm, nhung cũng chẳng béo nổi.
Cô vợ tôi cười tít mắt, liếc tình với anh láng giềng. Có lẽ cô ta thích vẻ trẻ khỏe của anh ta. Tôi vờ như không thấy.
Tôi nghĩ:
- "Mình thử tán một cô bé xem dạo này phong độ thế nào".
Việc đó thử chưa xong thì vợ tôi khám phá ra. Cô ta dường như có tai mắt khắp nơi. Cô ta hét:
- Vừa chứ.
Trong khi giận dữ, cô ta quay sang bảo thằng con:
- Học đi, cho tử tế vào, liệu mà ra dáng đàn ông. Không chó nó mê.
Tôi thấy câu đó có ý nhằm vào tôi. Tôi nuốt hận. Cũng tìm kế phục hận, nhưng không thành công. Cơ quankhông phải chốn để tôi cởi áo cho người xem lưng, hơn thế giờ đây cơ quan cũng là chiến trường mà toi là bên yếu thế lực. Ở gia đình, thì thằng con tôi đã bị mẹ nó mua chuộc mất rồi. Mẹ nó muốn có đồng minh. Còn kẻ trung gian bé xíu ấy thì lại sợ tôi. Con nào không sợ bố.
Ngày giỗ bà giúp việc cũ của tôi, tôi sực nhớ ra, định mua quà gửi con cháu bà, gọi là chút nhớ thương. Nhi biết chuyện, cầm phắt bọc quà, nói:
- Vớ vẩn, mẹ mình chẳng cúng, cúng người dưng. Mở ra mà ăn còn hơn.
Cô ấy ném gói quà lên bàn. Tôi đột nhiên tát Nhi. Cô ta long sòng sọc mắt:
- Thà anh ngủ với con ở gái bây giờ, tôi còn thích hơn anh làm những chuyện hão huyền.
Tôi tự hỏi, phải chăng đây là một tiến sĩ.
Cơ quan đánh giá vợ tôi có nhiều cống hiến, quyết định xin Chính Phủ phong học hàm phó giáo sư. Chính Phủ công nhận Nhi.
Nhưng tôi là một nhà chuyên môn và là chồng Nhi, tôi biết rõ giá trị sản phẩm của Nhi. Đó là sự sao chép lại những giá trị mà người khác đã nghĩ ra, hoặc cũng đã sao chép. Tựu trung, đó là một sự hiểu biết khô cứng, không vô nghĩa hoàn toàn nhưng cũng chẳng có gì đáng ngợi khen, khâm phục.
Vợ tôi khoản đãi bạn bè một bữa say, no. Tôi uống thật say, cho mềm toàn thân, rồi cáo mệt đi nằm sớm. Những đêm qua, Nhi luôn từ chối tôi.
Lòng Nhi lâu nay đã khác.
Và lòng tôi, vốn đã lạnh từ lúc lấy Nhi, càng lạnh.
Nhi không thành công trong cuộc đấu tranh giành ghế giám đốc. Cô ấy luôn trầm uất.
Tôi biết vì sao cơ quan không viện trợ Nhi. Người ta sợ một người đàn bà nhiều tham vọng mà lại cứng rắn, thủ đoạn. Vợ tôi đầu tiên chỉ là cô gái nhiều tham vọng, nhưng cùng với năm tháng, ý chí hơn đời và thống trị đời ngày càng táng lên. Cuộc sống chung với Nhi đã cho tôi hiểu, khi không yêu một người đàn bà thì đừng lấy người ta làm gì. Nếu, lại lấy phải một người có cá tính gang thép của đàn ông thì cảnh nô lệ cũng không đáng sợ hơn. Kẻ nô lệ thực sự chống chủ nô là chuyện hợp đạo, nhưng người chồng gây chiến tranh với vợ thì thiên hạ xem là không hợp đạo. Dù anh có kể lể nguyên cớ của xung khắc thì người ta cũng thờ ơ, thiếu tin cậy anh. Nhất là khi anh định chống một người đàn bà mà về nguyên tắc, người đó có vị thế hơn, có giá trị xã hội cao hơn anh...
Tôi bảo Nhi:
- Chúng ta không hợp nhau.
Nhi thản nhiên:
- Sao ngày đó anh đòi lấy tôi bằng được?
- Vì tôi nghĩ cô yêu tôi, cần tôi.
Nhi lạnh nhạt nói:
- Ngày ấy anh không lấy tôi thì chó nó lấy anh. Anh chẳng kể lể với mọi người rằng anh thất tình là gì. Những cô bé da trắng đùi dài nó cho anh hít khói, phải không nào. Anh lúc nào cũng hếch mắt lên. Chẳng có tôi thì anh đâu có ngày nay.
- Cô đối với tôi thật xa lạ. Cái tôi cần là một người đàn bà thực sự.
- Thế tôi chẳng cho anh cái thực sự đàn bà đó là gì.
Ngu xuẩn. Thật ngu xuẩn hết chỗ nói.
- Anh ngu hay tôi ngu?
Tất cả đều ngu. Cô ngu vì cô nghĩ kiểu cô. Tôi ngu vì tôi ảo tưởng. Chúng ta sẽ ly dị.
- Nếu ly dị tôi, anh được cái gì?
- Được tự do. Được thoát khỏi cái ảo tưởng là mình có vợ. Từ lâu nay, hàng chục năm nay, đã nghĩ rằng cô là gã đàn ông có sinh thực khí đàn bà.
Nhi cười nhạo:
- Ý kiến đó không có cơ sở lý luận. Thật ra anh sẽ gặp một người khác, mà anh sẽ vỡ mộng. Những người khác liệu có cái gì hơn tôi?
- Có chứ. Có tình yêu. Có nữ tính. Người ta sẽ yêu công việc bếp núc mà ít ngửa cổ lên nóc nhà. Người ta sẽ trọng thành quả của chồng mình, biết thế nào là đủ chứ không chạy theo những chân trời hão. Hão huyền, quá hão huyền. Cô cứ nghĩ cô xinh đẹp. Nhìn lại xem, thật ra thời trẻ cô đen, già, thô. Cô muốn cô là bác học. Thực ra đó là học vấn sao chép. Cô muốn làm bà chủ, từ trong nhà đến ngoài đời. Cô muốn tôi ăn, ở, ngủ, đi lại theo ý cô. Cô muốn tôi hoàn mỹ theo kiểu cô quan niệm. Sao mà tôi ngu thế, lại lấy cô chứ.
- Anh tiếc à?
- Phải, tôi tiếc.
- Anh có biết rằng anh là một đàn bà không?
Tôi nghiến răng:
- Người như cô tất nhiên coi tôi yếu đuối. Nhưng những gì cô có nhờ ai? Cô đã leo lên trên bậc thang nào? Lúc nào cô cũng nói: "Chúng ta chỉ có thế thôi à". Tôi mòn mỏi vì cô. Chết vì người không yêu, thật khổ sở quá.
Nhi cười nhạt.
Tôi choàng tỉnh dậy.
Ánh ban mai chiếu qua cửa sổ lớn, căn phòng đầy ánh sáng mờ mờ của sự khởi đầu, như đầy ắp những vi sinh vật li ti, những bụi hoa và sương trời tinh khôi.
Tôi nhìn đồng hồ. Đã quá sáu rưỡi. Sắp đến giờ đi làm.
Tôi vội vàng vào phòng tắm. Vừa xoa bọt sữa tắm lan khắp người, tôi vừa nghĩ đến giấc mơ đêm qua, đến Nhi, mà sáng nay tôi sẽ gặp và sẽ lại hỏi thăm:
Tình hình của em thế nào?
Tôi sẽ lại mỉm cười thông cảm, sẽ lại pha trò, sẽ tiếp tục từ chối Nhi.
Tôi sẽ tiếp tục cuộc chinh phục một người phụ nữ đáng yêu, cho đến khi hợp duyên.
Bởi vì tôi đã lấy Nhi đâu. Cuộc sống kinh hoàng, buồn tẻ mà tôi đã trải qua, đó chỉ là ác mộng ngẫu nhiên đến trong một đêm.
Người ta có thể lầm, song đàn ông bình thường không ai mnốn sống đời ở kiếp với một người không phải đàn bà.
ST !
Người tôi định lấy có chín điểm tốt: trẻ hơn tôi mười tuổi, tốt nghiệp đại học, làm cùng cơ quan, thông minh, có chí tiến thủ, được lòng cấp trên, sống một mình tại căn nhà tự thuê, có xe máy riêng, cuối cùng và là quan trọng nhất: dường như yêu tôi.
Ngẫu nhiên mà lại có chín điểm. Đó là con số tốt đẹp, biểu thị sự đầy đủ.
Thật ra tôi không yêu Nhi. Không bao giờ nhớ nhung, khao khát. Hình bóng Nhi chưa bao giờ ám ảnh tôi. Cũng có một lần, ngày xa xưa, tôi hầu như có xúc động thế nào đó. Đó là thời tôi hoàn toàn trắng tay trong liên hệ với phái nữ.
Nhưng mà Nhi, nói thế nào nhỉ, có vẻ kết tôi lắm. Nhi thường tìm cớ va chạm với tôi dựa người vào tôi, thậm chí có lần còn tìm được cách gác chân vào lòng tôi nữa.
Nhi nói rằng Nhi chán ghét những người đàn ông theo đuổi mình. Họ chỉ là những người đàn bà không vú. Mặc dù đã có thời gắn bó với người đàn ông nào đó, nhưng Nhi quả quyết rằng đó là cuộc tình rất đáng chán. Anh ta có chung với Nhi rất nhiều kỷ niệm, nhưng kỷ niệm đó thì có giá trị gì đâu. Tôi đã thấy mặt anh ta. Anh ta thật sự không có gì đặc biệt.
Tôi thấy yên tâm. Tôi có cái hơn anh ta và vài người khác nữa. Tôi mới có tiền mua riêng một ngôi nhà bốn tầng cỡ lớn, thuê một bà già giúp việc. Hơn nữa tầm vóc người tôi không đến nỗi nào. Tôi có khá đủ các yếu tố căn bản của một người đàn ông khi đặt vấn đề lấy vợ.
Tôi tự nhủ: sẽ có ngày Nhi là tiến sĩ, giáo sư. Mình cũng cỡ đó. Các con mình tất sẽ khá.
Thế là đám cưới được tổ chức.
Hôm thử áo cưới, Nhi đắc ý nhìn tôi, hỏi:
- Anh thấy em đẹp không?
- Rất đẹp.
Đồng thời tôi nghĩ:
- "Đằng nào đó cũng là vợ mình rồi".
Nhi luôn luôn hỏi tôi:
- Anh thấy em đẹp chứ?
Tôi nói dối:
- Đẹp lắm.
Nhi hay nói:
- Xinh đẹp như em mà mặc bộ quần áo này thì uổng quá.
Thỉnh thoảng tôi lại mua cho Nhi một bộ quần áo, hay váy, hay giày, mũ mới. Những mỹ phẩm thì tất nhiên. Từ hôm cưới đến nay, tôi đã đổi xe cho Nhi một lần, lấy chiếc Viva đen tuyền Nhi thích. Túi tiền của tôi đã hao khá nhiều. Nhi sang trọng hơn thì tôi cũng thích, nhưng Nhi càng sang trọng thì càng tự đắc. Vợ tôi bảo tôi:
- Mỹ nhân thành thị cũng chẳng hơn nổi gái quê này.
Rồi Nhi đi học. Hàng tuần, hàng tháng Nhi đòi tôi phải đem tiền dự trữ chi cho. Tôi cảm thấy mệt mỏi bởi cái ý chí không ngừng muốn hơn người của Nhi. Nào có phải tôi không hiểu tiến bộ là tốt. Nhưng trước khi cưới Nhi tôi quả thật chưa lường hết cái giá của tiến bộ.
Tiến bộ, đó là chiếc cân mà đầu này bổng thì đầu kia chìm, đối với tôi là như thế.
Nhi bỗng nhiên có cái thú mà tôi trước kia chưa gặp, đó là phân tích, tổng kết và giảng giải. Bất cứ vấn đề nào tôi đưa ra, Nhi đều thấy ngay cơ sở của nó. Cô ấy saÜn sàng đánh gục tôi về lý luận.
Ở cơ quan, chúng tôi làm cùng một phòng. Nhi tím mặt lại mỗi khi tôi có sai lầm. Cuối cùng cũng đến một hôm Nhi bảo tôi:
- Anh phải khéo léo chứ. Ai lại có sơ suất thế nếu có phải giấu đi. Anh lắm lúc làm em phát ngượng.
Cô ấy có ý làm trưởng phòng.
Tôi bảo:
- Chúng ta phải có một đứa con.
Nhi nũng nịu:
- Anh, chúng mình phải tiến bộ chứ. Bao giờ em làm xong luận án tiến sĩ, thì có phải chúng mình được hoàn toàn tự do không. Bấy giờ làm gì chẳng được?
Tuy nhiên, do tôi kiên trì đấu tranh nên Nhi đổi ý, bằng lòng sinh con. Có điều ý trời không thuận, Nhi lại xẩy thai. Từ đó cô ấy quyết chí đợi bảo vệ luận án tiến sĩ xong mới đầu tư vào việc nối dõi tông đường. Lúc đó, Nhi hai mươi sáu tuổi.
Năm Nhi ba mươi nhăm tuổi thì tôi có bà vợ là tiến sĩ, trưởng phòng và một con trai học lớp một.
Tôi xin chuyển phòng. Tại phòng mới, tôi được đề bạt phó phòng.
Vợ tôi mong làm giáo sư.
Người ngoài bảo gia đình tôi gia giáo, thành đạt.
Tôi cũng mong là giáo sư, tiến sĩ. Nhưng chết cái gia đình tôi, thậm chí thằng nhỏ sáu tuổi đều đã quá quen với tiện nghi hiện đại Tôi không thể để gia cảnh sa sút. Mà vợ tôi thì bận tiến bộ, hơn nữa cô ấy không biết kiếm tiền. Do đó mặc nhiên tôi phải lao động hết sức mình. Một năm tôi chạy chọt để viết ít nhất một cuốn sách.
Lao tâm khổ tứ đâm ra người tôi quắt queo, tóc xù ra như lông và đã hoa râm. Trông tôi như thằng nghiện.
Vợ tôi thất vọng lắm. Giờ cô ta đã béo xụ, cái lưng vốn gù càng gù thêm, giọng nói ngày càng cứng ra.
Vợ bảo:
- Anh phải tẩm bổ đi. Trông cứ như ông cụ. Mặc tử tế vào. Đi thẳng người lên. Nói năng với người ta tinh tướng hơn nữa. Xấu chàng hổ ai, hử?
Tôi đáp:
- Giờ ăn sâm, nhung cũng chẳng béo nổi.
Cô vợ tôi cười tít mắt, liếc tình với anh láng giềng. Có lẽ cô ta thích vẻ trẻ khỏe của anh ta. Tôi vờ như không thấy.
Tôi nghĩ:
- "Mình thử tán một cô bé xem dạo này phong độ thế nào".
Việc đó thử chưa xong thì vợ tôi khám phá ra. Cô ta dường như có tai mắt khắp nơi. Cô ta hét:
- Vừa chứ.
Trong khi giận dữ, cô ta quay sang bảo thằng con:
- Học đi, cho tử tế vào, liệu mà ra dáng đàn ông. Không chó nó mê.
Tôi thấy câu đó có ý nhằm vào tôi. Tôi nuốt hận. Cũng tìm kế phục hận, nhưng không thành công. Cơ quankhông phải chốn để tôi cởi áo cho người xem lưng, hơn thế giờ đây cơ quan cũng là chiến trường mà toi là bên yếu thế lực. Ở gia đình, thì thằng con tôi đã bị mẹ nó mua chuộc mất rồi. Mẹ nó muốn có đồng minh. Còn kẻ trung gian bé xíu ấy thì lại sợ tôi. Con nào không sợ bố.
Ngày giỗ bà giúp việc cũ của tôi, tôi sực nhớ ra, định mua quà gửi con cháu bà, gọi là chút nhớ thương. Nhi biết chuyện, cầm phắt bọc quà, nói:
- Vớ vẩn, mẹ mình chẳng cúng, cúng người dưng. Mở ra mà ăn còn hơn.
Cô ấy ném gói quà lên bàn. Tôi đột nhiên tát Nhi. Cô ta long sòng sọc mắt:
- Thà anh ngủ với con ở gái bây giờ, tôi còn thích hơn anh làm những chuyện hão huyền.
Tôi tự hỏi, phải chăng đây là một tiến sĩ.
Cơ quan đánh giá vợ tôi có nhiều cống hiến, quyết định xin Chính Phủ phong học hàm phó giáo sư. Chính Phủ công nhận Nhi.
Nhưng tôi là một nhà chuyên môn và là chồng Nhi, tôi biết rõ giá trị sản phẩm của Nhi. Đó là sự sao chép lại những giá trị mà người khác đã nghĩ ra, hoặc cũng đã sao chép. Tựu trung, đó là một sự hiểu biết khô cứng, không vô nghĩa hoàn toàn nhưng cũng chẳng có gì đáng ngợi khen, khâm phục.
Vợ tôi khoản đãi bạn bè một bữa say, no. Tôi uống thật say, cho mềm toàn thân, rồi cáo mệt đi nằm sớm. Những đêm qua, Nhi luôn từ chối tôi.
Lòng Nhi lâu nay đã khác.
Và lòng tôi, vốn đã lạnh từ lúc lấy Nhi, càng lạnh.
Nhi không thành công trong cuộc đấu tranh giành ghế giám đốc. Cô ấy luôn trầm uất.
Tôi biết vì sao cơ quan không viện trợ Nhi. Người ta sợ một người đàn bà nhiều tham vọng mà lại cứng rắn, thủ đoạn. Vợ tôi đầu tiên chỉ là cô gái nhiều tham vọng, nhưng cùng với năm tháng, ý chí hơn đời và thống trị đời ngày càng táng lên. Cuộc sống chung với Nhi đã cho tôi hiểu, khi không yêu một người đàn bà thì đừng lấy người ta làm gì. Nếu, lại lấy phải một người có cá tính gang thép của đàn ông thì cảnh nô lệ cũng không đáng sợ hơn. Kẻ nô lệ thực sự chống chủ nô là chuyện hợp đạo, nhưng người chồng gây chiến tranh với vợ thì thiên hạ xem là không hợp đạo. Dù anh có kể lể nguyên cớ của xung khắc thì người ta cũng thờ ơ, thiếu tin cậy anh. Nhất là khi anh định chống một người đàn bà mà về nguyên tắc, người đó có vị thế hơn, có giá trị xã hội cao hơn anh...
Tôi bảo Nhi:
- Chúng ta không hợp nhau.
Nhi thản nhiên:
- Sao ngày đó anh đòi lấy tôi bằng được?
- Vì tôi nghĩ cô yêu tôi, cần tôi.
Nhi lạnh nhạt nói:
- Ngày ấy anh không lấy tôi thì chó nó lấy anh. Anh chẳng kể lể với mọi người rằng anh thất tình là gì. Những cô bé da trắng đùi dài nó cho anh hít khói, phải không nào. Anh lúc nào cũng hếch mắt lên. Chẳng có tôi thì anh đâu có ngày nay.
- Cô đối với tôi thật xa lạ. Cái tôi cần là một người đàn bà thực sự.
- Thế tôi chẳng cho anh cái thực sự đàn bà đó là gì.
Ngu xuẩn. Thật ngu xuẩn hết chỗ nói.
- Anh ngu hay tôi ngu?
Tất cả đều ngu. Cô ngu vì cô nghĩ kiểu cô. Tôi ngu vì tôi ảo tưởng. Chúng ta sẽ ly dị.
- Nếu ly dị tôi, anh được cái gì?
- Được tự do. Được thoát khỏi cái ảo tưởng là mình có vợ. Từ lâu nay, hàng chục năm nay, đã nghĩ rằng cô là gã đàn ông có sinh thực khí đàn bà.
Nhi cười nhạo:
- Ý kiến đó không có cơ sở lý luận. Thật ra anh sẽ gặp một người khác, mà anh sẽ vỡ mộng. Những người khác liệu có cái gì hơn tôi?
- Có chứ. Có tình yêu. Có nữ tính. Người ta sẽ yêu công việc bếp núc mà ít ngửa cổ lên nóc nhà. Người ta sẽ trọng thành quả của chồng mình, biết thế nào là đủ chứ không chạy theo những chân trời hão. Hão huyền, quá hão huyền. Cô cứ nghĩ cô xinh đẹp. Nhìn lại xem, thật ra thời trẻ cô đen, già, thô. Cô muốn cô là bác học. Thực ra đó là học vấn sao chép. Cô muốn làm bà chủ, từ trong nhà đến ngoài đời. Cô muốn tôi ăn, ở, ngủ, đi lại theo ý cô. Cô muốn tôi hoàn mỹ theo kiểu cô quan niệm. Sao mà tôi ngu thế, lại lấy cô chứ.
- Anh tiếc à?
- Phải, tôi tiếc.
- Anh có biết rằng anh là một đàn bà không?
Tôi nghiến răng:
- Người như cô tất nhiên coi tôi yếu đuối. Nhưng những gì cô có nhờ ai? Cô đã leo lên trên bậc thang nào? Lúc nào cô cũng nói: "Chúng ta chỉ có thế thôi à". Tôi mòn mỏi vì cô. Chết vì người không yêu, thật khổ sở quá.
Nhi cười nhạt.
Tôi choàng tỉnh dậy.
Ánh ban mai chiếu qua cửa sổ lớn, căn phòng đầy ánh sáng mờ mờ của sự khởi đầu, như đầy ắp những vi sinh vật li ti, những bụi hoa và sương trời tinh khôi.
Tôi nhìn đồng hồ. Đã quá sáu rưỡi. Sắp đến giờ đi làm.
Tôi vội vàng vào phòng tắm. Vừa xoa bọt sữa tắm lan khắp người, tôi vừa nghĩ đến giấc mơ đêm qua, đến Nhi, mà sáng nay tôi sẽ gặp và sẽ lại hỏi thăm:
Tình hình của em thế nào?
Tôi sẽ lại mỉm cười thông cảm, sẽ lại pha trò, sẽ tiếp tục từ chối Nhi.
Tôi sẽ tiếp tục cuộc chinh phục một người phụ nữ đáng yêu, cho đến khi hợp duyên.
Bởi vì tôi đã lấy Nhi đâu. Cuộc sống kinh hoàng, buồn tẻ mà tôi đã trải qua, đó chỉ là ác mộng ngẫu nhiên đến trong một đêm.
Người ta có thể lầm, song đàn ông bình thường không ai mnốn sống đời ở kiếp với một người không phải đàn bà.
ST !