Chai rươu. ngã chúi nhào vô đáy cốc
Dập tím bầm khuôn mặt gã đàn ông
Đáy cốc nhỏ chở lòng chai quá chật
Một giọt thừa tràn lên mắt rưng rưng
Nàng là người đàn bà không đẹp, khuôn mặt trông phách lối. Còn gã chỉ là một tên làm công trong một tiệm grocery nhỏ. Nàng có thói quen mỗi chiều đều ghé lại để mua một xâu Budweizer 6 lon 12 oz. Mỗi lúc nàng đến gã thường lẳng lặng đứng nhìn. Chưa bao giờ nàng nở một nụ cười, dù chỉ một nụ cười dùng để xã giao giả tạo. Chắc có lẽ nàng nhận thấy gã quá tầm thường. Trái lại gã rất chú ý đến nàng, bởi vì nàng có một bản mặt khó ưa, nếu không nói là dễ ghét.
Cứ thế, ngày tháng lẳng lặng đi qua, sự ghét trong gã âm thầm tăng dần tỷ lệ thuận với thời gian. Gã có thể cảm nhận biết nàng khinh khi mình, nhưng không làm gì được, vì xét ra gã còn tầm thường hơn mức nàng nghĩ. Đôi lúc gã cũng buồn tủi với vị thế quá hèn mọn của mình, vì dù gì gã cũng từng có học, dẫu không nhiều lắm nhưng cũng vừa đủ làm cho gã mỗi lúc tiếc nuối về bao ước vọng tuổi trẻ không thành trong quá khứ để ấm ức cho một hiện tại không giống ai.
Đồng lương nhận hàng tháng là đồng lương thấp nhất, chẳng dư dả, nhưng gã cũng tạm lây lất mà không cần phải bon chen này nọ. Đôi khi gã tự xem đời mình kể như kết thúc. Sống để chờ ngày tháng trôi qua mỏi mòn... và chết. Thế thôi. Chuyện thế sự trần gian không còn màng đến, nếu không nói gã quá chán ba chuyện dài tị nạn lắm rồi. Cũng chỉ là những mị ngữ hô hào để che đậy những thê thảm trong tận cùng tâm ức thối rữa từ sự no đủ vật chất trên đất nước tạm bợ này thành những viên sáp hóa trang cho từng khuôn mặt. Lúc mới đến, gã có quá nhiều kỳ vọng một sự đổi thay đến nỗi dư thừa thành mòn mỏi và thất vọng. Cuối cùng, tự khoanh cuộc sống vào manh đời rách nát, gã cầu xin tâm linh chỉ lối đưa đường để mai kia mốt nọ có về với cát bụi cũng đừng nên vương lại một chút gì có thể làm ô nhiễm thêm bầu không khí mà loài người vì cần sống đã phải hít vào thở ra hàng ngày.
Trong lúc gã yên chí đời mình như thế đó thì nàng lại xuất hiện, dễ ghét đến nỗi khuấy động sự yên lành trong tâm tự Gã đâu còn trẻ để nôn nao bồi hồi, cũng chưa đến nỗi già để mất đi cảm giác trần tục của một con đực động tình trước một con cái do bản năng tự nhiên Thượng Đế ban phát. Nàng là người Việt họa hoằn đi lạc vào cái tiệm bán bia rượu vốn phần đông khách hàng người Mỹ. Nàng là người Việt, nhưng chưa bao giờ gã nghe nàng nói tiếng cha sanh mẹ đẻ ngay cả lúc đứng ở quày cashier tính tiền với thằng chủ cũng là người Việt một trăm phần trăm. Gã rất gai tính, gai đến nỗi hằn học tự nhủ: "Con quỷ cái này phách lối, khinh mạn không đáng cho ta để ý." Tự nhủ chỉ là tự nhủ vậy thôi, chứ con mắt trần tục của gã không thể nào không khẽ liếc vào cái vóc dáng thon thả với bộ ngực, cái mông quá tiêu chuẩn của một phụ nữ Á Đông. Nàng thường mặc loại áo pull thun, sát nách thành thử những gì chứa bên trong làn áo đó gọi là che đậy bị lớp vải thun bó chặt cứ lồ lộ hiện ra, lắc lư, lắc lự Tóm lại ghét nhưng lại thèm, dù gì gã cũng chỉ ngoài 40 còn sung sức chán. Đâu ở cái tuổi 20, gã nhớ, cũng đã có một vài lần biết mùi vị đàn bà, rồi thôi. Cuộc chiến tranh Quốc Cộng cuốn hút vào nhu cầu đòi hỏi chiến trường quá ư bận rộn, gã chưa kịp chuẩn bị xả láng đời trai một ngày thiệt đúng nghĩa thì thua trận. Ở tuổi nào bước vào đời, gã không còn nhớ. Bước vào đời hay bước ra đời nhỉ? Đằng nào thì cũng thê thảm chừng ấy thôi. Cái mốc thời gian để gã cảm nhận chắc có lẽ ngày vứt áo thư sinh lên đường. Gã là một sinh vật có cảm giác như trăm ngàn sinh vật khác. Tuổi chớm lớn làm sao tránh khỏi những nhu cầu rạo rực, những đòi hỏi thầm kín của con người. Gã cũng đã từng mơ ước một bàn tay, một làn môi dịu ngọt để điểm trang cho ngày tháng khô cằn. Chiến tranh, sau 9 tháng quân trường tằn mằn cùng súng đạn, học cách bắn giết, gã được vứt ra chiến trường khi sương nắng thời gian chưa kịp cháy đen làn da thư sinh trắng trẻo. Gã giữ chức trung đội trưởng tác chiến của một đại đội biệt lập trực thuộc Tiểu Khu Darlac. Đại đội có nhiệm vụ trấn giữ buôn M Rê, tiền đồn tỉnh lỵ về hướng Nam, cách Ban Mê Thuột 14 cây số. Ngày thứ ba, tính từ lúc về đơn vị, đang nửa đêm, đại đội bị một tiểu đoàn Việt Cộng tấn công biển người. Thằng lính mang máy PRC 25 lãnh nguyên một quả 82 ly biến mất ngay trước mắt gã trong những giây phút đầu tiên. Chỉ cần giây phút đó thôi, gã bỗng lớn bằng 20 năm gom lại. Hoa bướm thuở nào cho phút thăng hoa đã nhuộm đỏ trang giấy trắng học trò. Lòng gã bỗng dưng biết hận thù cho cuộc chiến mà trước khi bước vào gã cứ ngỡ là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn phi lý. Gã nhớ, lúc đó cảm giác mình nôn nao khó tả. Sương đêm lẫn vào khói súng mờ mịt cuồn cuộn. Dưới ánh hỏa châu soi sáng từ Tiểu Khu Darlac bắn lên yểm trợ, gã ngơ ngác kiếm tìm một cái gì còn sót lại để chứng minh chỉ vừa mới đây thôi thằng lính mang máy còn đứng trước mặt mình. Nếu không chứng kiến vùng lửa sáng lóe ụp lên một sinh vật biết khóc cười, thì gã cứ ngỡ thằng mang máy ba gai bỏ trốn đi đâu thôi. Vậy mà chớp mắt lại thêm 20 năm nữa trôi qua kể từ đêm lớn lên đó. Đất nước lọt vào tay giặc, gã bước vô trại tập trung năm 22 tuổi. Ở tù vào cái tuổi tràn đầy sức sống. Tám năm sau gã được vứt ra lề, trẻ không ra trẻ, già không ra già, ngơ ngơ ngác ngác không biết mình đang sống hay đang chết. Lẩn thẩn tính sổ cuộc đời thấy thật phi lý. Qui luật tạo hóa ban cho loài người, trước khi già, ai cũng phải đều trẻ. Thế mà gã không có, gã thảm thương đến nỗi không có tuổi trẻ để đánh rơi. Hoặc giả, tuổi trẻ bỏ quên gã trên niềm đau không tưởng, hoặc giả bởi gã hăm hở kỳ vọng vào lẽ tất nhiên quy luật điều thiện ác quên cả thanh xuân. Con quỉ thời gian từ lâu ẩn mình trong bộ nhớ đưa tay gõ nhẹ vào một sợi dây nào đó trong hệ thần kinh não tủy, gã đau đến nổ đom đóm, nước mắt chạy ngược vào trong, gã càng thấm thía nỗi phũ phàng. Tình yêu tổ quốc thực sự giữa những con người đúng nghĩa bị mất quê hương cứ muôn trùng. Muôn trùng vời vợi. Thế là gã đâm ra ươn hèn, co đầu rút cổ biến mình thành loài gỗ mục nép bên lề cuộc đời. Gã sắp trở thành tro bụi thì nàng lại xuất hiện. Một hôm, sau khi nàng rời khỏi quày cashier bước ra cửa, bắt gặp đôi mắt ngây dại của gã dán theo cái mông, thằng chủ cười cười gọi lại:
"Anh Việt, anh thấy con đó thế nào?"
Gã làm bộ ngơ ngác:
"Con nào?"
"Thôi đừng làm bộ. Con mẹ vừa bước ra đó. Băm mấy mà vẫn còn ngọt nước quá hén. Chửa chồng con gì, hết xẩy.
Đưa tay ngoắc ngoắc gã:
"Anh đến đây nói nhỏ cho mà nghẹ"
Thằng chủ liếc xung quanh làm ra vẻ xem có ai nghe lén không. Thật ra trong cái tiệm này, ngoài thằng chủ với gã là người Việt Nam, tất cả đều là người Mỹ. Cho dù thằng chủ có bắc loa hét lên cũng chẳng ai hiểu hai người nói gì. Tuy thế, tiếng nói chỉ nhỏ vừa đủ:
"Con mẹ đó chê người mình nhỏ con yếu sức nên ở vậy. Nó đang đợi thằng Mỹ nào vừa to vừa sung sức để thử."
"Bôi bác vừa phải thôi ông."
"Anh không tin? Cô ta vẫn thường nói với tôi như thế."
"Ông giỏi phịa, nhưng mà tôi thấy con mẹ đó ngạo mạn thấy mồ. Ông biết đó vào đây hằng ngày có bao giờ thèm chào tôi được một tiếng."
"Không thèm chào nhưng mà kết anh mới chết."
"Ông căn cứ vào đâu bảo con mẹ đó kết tôi?"
"Thì cô ta thường bình phẩm anh với tôi hoài."
"Bình phẩm thế nào?"
"Cô ta bảo ông giống con gà nuốt giây thun."
"Bình phẩm vậy mà ông bảo kết?"
"Chứ sao. Đàn bà kết đàn ông thường nói điều ngược lại."
"Còn gì nữa?"
"Cô ả nói cái mặt ông lịt lịt, nhưng coi chừng địt chết voi."
"Tôi mà địt chết nổi ai, thân cu ly lây lất qua ngày lo giữ mình chưa chắc đã nổi. Nhưng mà bỗng dưng nói chuyện thiên hạ làm gì không biết nữa."
"Thì thấy cặp mắt anh cứ dán vào đôi mông cô nàng muốn lọt tròng nên tôi nói cho vui vậy mà."
Gã đỏ mặt hơi ngượng, thầm công nhận thằng chủ thuộc loại không phải tay vừa:
"Hay suy bụng ta ra bụng người đó ông?"
"Cho kẹo tôi cũng không dám. Con vợ tôi dữ như cọp cái, tôi đâu dám léng phéng. Ở cái xứ đàn bà ưu tiên một này, lạng quạng có ngày bạch bu ra đường không còn một cắc. Mà tôi, như anh biết, giờ no đủ quá đâm ra hèn, thủ phận. Tôi rất sợ bất cứ rủi ro nào xẩy đến có thể thay đổi cuộc sống ngày hôm naỵ”
Tự nhiên gã thấy thương thằng chủ. Dù sao hắn cũng thật tình ở một điều mà hầu hết những người qua hơn 20 năm trước đây đều không dám nhận. Gã nhìn lại mình, thầm nghĩ vài ba năm, sau khi quen nước quen cái ở đây rồi có bằng một nửa "thật tình" của hắn hay không về cả hai phương diện vật chất lẫn tinh thần? Cũng có thể do tính tình thằng chủ như thế, nên suốt hai năm rồi gã vẫn bám vào làm công cho hắn, mặc bạn bè đôi lúc trà dư tửu hậu nhắc nhở nên tìm một cái job Mỹ nào thủ chắc tương lai. Người Việt Nam nói riêng, người Á Đông nói chung vừa bủn xỉn vừa bóc lột tham công tiếc việc, không tình không nghĩa. Gã hiểu điều đó bởi cũng từng thấm đòn với thứ tình nghĩa giả tạo ban phát mà người ban vì lý do thừa mứa cần phải ngụy trang để khỏi mang tiếng là người mất gốc. Riêng thằng chủ này thì gã không nghĩ như vậy, ít nhất là trong lúc này.
Chiều chủ nhật, gã định nằm nhà đọc sách thì thằng chủ ào đến như ăn cướp lôi đầu gã dậy để dẫn đi uống cà phệ Gã định từ chối nhưng bản tính vị nể nhút nhát khiến cho gã khó mở miệng. Thế là gã mặc áo quần, giao hồn lẫn xác mặc thằng chủ đưa đi đâu thì đi. Nơi hai người đến là một quán cà phê nhỏ nằm trên đường Manhattan, chung quanh cửa kính. Ngồi bên trong có thể nhìn được mọi sinh hoạt bên ngoài. Chẳng có gì thơ mộng để thả hồn từ quán cà phê trên đất khách. Gã nhìn xe cộ qua lại như mắc cửi, chỉ bấy nhiêu thôi. Chả bù những quán cà phê xa xưa tại quê nhà ngồi đốt hết nửa gói Capstan để qua làn khói mờ lãng đãng phất phơ những tà áo dài của người dưng khác họ qua đường cũng đủ làm ngây ngất. Bỏ cả buổi chiều ngày cuối tuần đâm đầu vào đây thiệt là uổng phí. Gã chẳng hiểu tại sao thằng chủ của mình khùng điên như vậy. Tất cả sẽ không còn gì đáng nhớ, đáng bận tâm nếu phải ngồi tán dóc cho qua hết những giờ vàng ngọc rồi lặng lẽ ra về. Ở đời, bởi những gì xẩy ra đều mắc míu vào chữ "nếu" đầy oái oăm, nên chỉ năm phút sau gã chợt hiểu tại sao một người kinh nghiệm như thằng chủ của gã lại chọn quán cà phê nhỏ này để không uổng phí buổi chiều cuối tuần. Người xuất hiện để tiếp hai người chính là nàng, mụ đàn bà gã ghét nhất trên đời. Nàng nhoẻn miệng cười, không biết cười với ai, nhưng gã vẫn cảm thấy mình ngầy ngật vô cớ. Nàng chào thằng chủ chưa chắc gã có phần, thế mà gã vẫn lớ ngớ, tay chân vụng về thừa thãi. Thằng chủ nói:
"Đâu cần phải lính quýnh lên như vậy, hồi hộp lắm à?"
Gã chữa thẹn:
"Không ngờ ông ghê thiệt !"
"Ghê gì mà ghệ Bình tĩnh đi. Hà cớ gì phải lính quýnh, nước Mỹ có nhân quyền, sau những giờ đi cày cho vấn đề cơm áo, tất cả mọi người đều bình đẳng. Lúc này anh là khách, anh phải trưng dụng quyền làm khách của mình."
Lời nhắc nhở vàng ngọc khiến gã chợt nhớ chiều nay gã là người khách đến uống cà phê chớ không phải tên làm công của tiệm grocery nơi nàng thường ghé lại. Điều đó giúp gã bình tĩnh phần nào."
"Xin lỗi, ông uống gì?"
Nàng hỏi. Lần đầu tiên sau nửa năm đụng mặt. Khi con cóc mở miệng gọi trời mưa, lòng gã bỗng choáng ngợp. Gã lúng túng:
"Chị cho uống gì cũng được."
Nàng lại nhoẻn miệng cười, lần này gã hiểu nụ cười dành cho mình. Chỉ một nụ cười xã giao thôi nhưng không biết sao máu trong cơ thể rần rần dồn lên mặt. Gã ghét nàng lắm mà. Tại sao kỳ vậy? Mùi nước hoa... nhè nhẹ lùa vào khướu giác. Hơn hai mươi năm mới ngửi được mùi đàn bà dù qua không khí vẫn thảm thiết đầy êm ả như thường.
"Cho ảnh một cốc Hennessỵ"
Thằng chủ đỡ lời, gã hơi thắc mắc, tại sao quán cà phê lại bán rượu.
"Có gì đâu ngạc nhiên, ở đây bán cà phê cho Mỹ và rượu cho người Việt Nam, đặc biệt cho anh."
Cái mặt thằng chủ trông điếm đàng sao sao ấy. Hình như giữa hắn với nàng có một sự toa rập.
"Uống rượu nhé!"
Nàng hỏi, không cần gã trả lời, bước vào trong quày đem ra cho gã một lỵ Rất tự nhiên nàng kéo ghế ngồi vào bàn hai người.
"Anh có vẻ hiền ít nói quá nhỉ? Ở đây hiền lắm chỉ thiệt vào thân. Anh phải tự cải tạo mình mới được."
Gã ngu ngơ:
"Tôi đã từng cải tạo."
"Không, không phải cải tạo kiểu đó đâu. Ý tôi muốn nói, anh phải tự cởi bỏ quan điểm tự ti trong đầu để thực tế hội nhập vào chốn bình yên đầy hỗn loạn này."
Văn hoa gớm, không ngờ con mụ đàn bà khinh khỉnh cái mặt dễ ghét xài toàn tiếng Mỹ, khi nói chuyện trực diện với kẻ cùng đinh như gã lại dùng từ bóng bẩy mà giản dị, sâu sắc. À, thì ra nàng là người có học, còn yêu tha thiết tiếng cha sanh mẹ đẻ thiêng liêng đó. Nàng còn dùng trôi chẩy thứ ngôn ngữ đã sắp trở thành xa xí phẩm giữa những tầng lớp mặc nhiên tôn ti trật tự sau cuộc đổi đời. Sự tôn ti lớp lang rạch ròi, kẻ trên người dưới. Kẻ trên bao gồm những ai có tiền của, địa vị, xài ngôn ngữ nước ngoài như một mốt thời thượng. Người dưới thuộc loại ương ương, dở dở như gã, khi thưa thốt, khi dựa cột lắng nghe, phải uyển mình trong mọi tình huống lý lẽ không thì dễ trở thành kẻ phá hoại gây chia rẽ cộng đồng. Ôi, gã tự biết lòng mình thèm muốn vô bờ, tất cả dù ác độc, hiền lành, dù giàu sang hay nghèo khó, lúc nào cũng nhớ canh cánh bên lòng thân phận của người mất nước, chín bỏ làm mười, nhường nhịn thương yêu nhau cùng hướng về một phía. Điều mơ ước đó chỉ là không tưởng. Gã chỉ là người dưới, còn lâu kẻ trên thống hiểu một cách thật lòng. Ly rượu nàng đưa, đủ thấm sự can đảm, gã nóng mặt:
"Tại sao chị biết tôi tự tỉ"
"Gặp anh hoài tôi biết chứ. Nếu không thì tôi đâu có sắp đặt để chiều nay gặp anh."
Thì ra cuộc gặp gỡ này, nàng đã nắm thế chủ động. Hèn chi thằng chủ bắt cóc gã một cách cương quyết.
"Tôi có đáng cho chị sắp đặt hay không?"
"Đáng chớ."
"Tại sao?"
"Tại vì anh thù ghét tôi."
"Tại sao chị nghĩ tôi thù ghét chị?"
"Hai con mắt anh đầy "thù hận" như thế làm sao tôi không biết."
"Vậy mà tôi nghĩ chị không biết."
Nàng hỏi ngược lại:
"Tại sao?"
"Tại vì chị không được thông minh cho lắm."
"Chứ không phải tại đầu óc anh u ám chưa có người khai thông?"
Nàng thông minh hơn gã tưởng.
"Nhưng sao chị lại muốn gặp tôi chiều nay?"
"Tại vì anh giống một người đàn ông tôi từng gặp trong đời."
"Thì ra vậy. Người đàn ông đó giờ ở đâu?"
"Bỏ tôi rồi. Anh ta sau khi leo lên được chức giám đốc một công ty Mỹ chê tôi là một con mẹ nhà quê, không xứng đáng nên chia taỵ Cũng may tôi chưa kịp cưới anh ta làm chồng.
"Chị có hận anh ta không?"
"Ban đầu thì có. Sau đó thấy anh ta tự mãn với sự thành công quên cả cội nguồn, suy gẫm lại triết lý sống ở đời, ăn để ỉa, sống để rồi chết, đời người rốt cuộc chẳng còn gì. Cái còn chăng là nỗi nhục thiên thụ Tôi thấy anh ta quá nhỏ bé nên không thèm hận, đôi lúc muốn lấy đại một thằng Mỹ trắng hay đen nào đó để trả thù, nhưng niềm tự ái dân tộc vẫn còn tiềm tàng trong máu nên thôi."
"Hèn chi thấy mặt chị khinh khỉnh, đến nỗi dù muốn, tôi cũng không dám hạ mình làm quen."
"Tại anh mụ mẫn nên tự bế tắc mình. Anh nên nhớ mình muốn làm điều gì cứ làm. Ở đời tất cả mọi chuyện đều có thể xẩy ra kể cả những chuyện không tưởng. Lúc trước tâm trạng tôi giống như anh bây giờ, hy vọng chút ít kinh nghiệm trải qua khai thông cho anh một lối thoát."
"Cám ơn."
"Anh khỏi phải cám ơn. Tôi làm việc này cũng chỉ là để kiếm thêm cho tôi một người bạn còn chất phác. Sự thật thà chất phác ở một con người là thứ xa xí phẩm cao cấp không phải có tiền là mua được."
"Chắc lúc bị ruồng rẫy chị đau khổ lắm?"
"Tức tối nhiều hơn là đau khổ. Còn anh đã từng đau khổ chưa?"
"Làm gì tôi được diễm phúc đó."
"Sao vậy?"
"Có ai rảnh rỗi thì giờ để yêu rồi "đá" tôi một phát để tôi được nếm mùi đau khổ. Nhưng mà tôi từng có cảm giác đau đớn."
Với một giọng điệu kể lể nỉ non của một chính khách hoạt đầu đang bán buôn thiện nguyện từ tâm mà vẫn bị mọi người ruồng rẫy, gã lẩm bẩm tâm sự với nàng:
"Cảm giác đau đớn một phần phát nguồn do cuộc chiến đã ném tôi vào cơn xoáy quê hương quá sớm. Đâu từ ở cái tuổi chưa kịp đón nhận lòng ưu ái của một bóng hồng thì trái tim bị bức tử. Chắc chị cũng hiểu khi trái tim đã chết thì đâu còn đau khổ nữa phải không?"
"Nghe anh nói thảm thương, tôi có cảm tưởng dường như anh chưa từng là lính, chưa từng bị tù tội hành hạ để thấu hiểu hơn, ngoài sự đau đớn nhỏ bé của một sinh vật trót sinh lầm thế kỷ, chúng ta còn có nỗi đau đớn lớn hơn phải chia xẻ, đó là nỗi đau ly tan mà hàng triệu người Việt Nam đang gánh chịu."
Gã chỉ biết trố mắt nhìn nàng. Con mụ đàn bà gã từng ghét cay ghét đắng càng lúc càng đưa gã vào mê hồn trận. Hèn chi thằng chủ tiệm grocery thường nói nàng trông vậy mà không phải vậy. Lòng ghét nàng không vì thế mà giảm, tuy nhiên lúc này gã bắt đầu cảm thấy thích thú. Mạnh dạn, gã đứng dậy vào trong quày hàng lấy nguyên chai Hennessy mời nàng.
"Tôi phải mời chị uống cùng tôi mới được. Có gì gây trở ngại cho chị không?"
"Không có gì, đêm nào trước khi ngủ tôi phải uống đủ 6 lon Budweizer mới chợp mắt được. Hôm nay phá lệ thử uống rượu xem sao."
Gã nhìn quanh quẩn tìm thằng chủ của mình, hắn biết điều lặn mất tự lúc nào. Chỉ còn gã với nàng trong quán cà phê vắng khách. Khung cảnh thật tuyệt vời cho một cuộc tấn công. Lòng gã nôn nao. Bỗng nhiên gã có cảm giác bồi hồi như lúc mới biết dậy thì. Thật là trái khoáy, gã tự sỉ vả mình, giữa lúc này lại loay hoay cùng dĩ vãng thiệt là không hợp thời, hợp cảnh. Gã nhắm mắt hít một hơi dài nhìn thẳng vào làn vải thun bó sát, tưởng tượng đó là con mẹ đàn bà lắc lư lắc lư chọc tức gã hằng ngày. Cuộc dằn co giữa thú và người trong nội tâm gã thật là dữ dội. Thoảng trong vô cùng gã nghe tiếng kiểng báo thức từ trại tập trung cải tạo boong... boong vang lên ngân nga dài vô tận. Tiếng kẻng ngộ trong gã đôi điều, gã buông nhẹ tiếng thở dài:
"Ước gì được trẻ lại, tôi sẽ cua chị."
"Sao bây giờ anh không cuả"
"Vì tôi đã già."
"Nhưng tôi đâu còn trẻ. Năm nay tôi đã ngoài 30. Hay là anh mong trẻ lại để gọi tôi là chị hai?"
"Chị quá trẻ so với tuổi, còn tôi thì ngược lại."
"Đó là lý do anh chùn bước?"
"Có lẽ."
"Anh lại khiếp nhược không thực tế. Anh đang sống trên một đất nước chủ nghĩa thực dụng, cơ hội đến hãy bám chặt. Anh muốn cua tôi thì cứ cuạ Còn vấn đề chịu hay không là vấn đề của tôi."
"Nhưng mà tôi đã từng ghét chị."
"Bây giờ còn ghét không?"
"Còn, có lẽ ghét hơn lúc trước."
Nàng chợt hỏi gã một câu gần như lạc đề:
"Anh có biết trong toán học, trừ với trừ thành cộng?"
"Biết."
"Biết là tốt, anh có muốn nghe tôi đọc thơ không?"
"Đọc thử xem."
"Ghét là thương, thương thương là ghét.
Thương là ghét, ghét ghét là thương."
"Ai là tác giả?"
"Tôi chứ ai."
"Chị? Hèn gì?"
"Hèn gì... sao?"
"Hèn gì... hay quá."
"Chê tôi không biết làm thơ phải không?"
Đôi mắt nàng thoáng lẳng lơ rất dễ chết người. Trong cơn say loáng choáng của hương vị Hennessy, gã nhìn nàng bằng đôi mắt thật của thằng con trai chưa thấm đòn đời. Nàng không đẹp, Thượng Đế khi tạo hình hài đã ban cho vóc dáng nàng quá hấp dẫn để bù lại phần nào nét đẹp sắc sảo thiếu trên khuôn mặt. Gã lẩm bẩm như thằng điên:
"Nếu bây giờ tôi nói với chị một điều rất thật, chị có tin hay không?"
"Hôm qua thì không tin, ngày mai còn xét lại. Còn hiện tại thì tin. Anh nói đị"
"Chi... "
Thấy gã ấp úng hoài, nàng bèn mớm lời:
"Nếu không đủ can đảm thì đưa bàn tay đây tôi nắm để lấy bình tĩnh."
Bàn xì phé gần như nàng xuống núi xả láng, thiếu điều lật con bài tẩy cho gã xem. Vậy mà thay vì đưa tay cho nàng nắm, gã lại đứng bằng đôi chân... run lẩy bẩy. Giờ phút này nếu hình ảnh trong quán được thu vào video, khán giả có cảm tưởng như sắp sửa được xem một đoạn phim tình cảm Hồng Kông đến đoạn mùi nhất. Một gã đàn ông ngây dại chuẩn bị sụm đầu gối xuống để thú nhận nỗi lòng. Nàng cũng tưởng thế nên sẵn sàng đón nhận điều đó như một lẽ tất nhiên. Trong lúc tất cả đều nghĩ như vậy thì gã lại nhoẻn miệng cười:
"Cái điều rất thật tôi muốn nói là chị đã ban cho tôi niềm tin".
Tiếp theo câu nói lãng xẹt đó, gã thòng thêm:
"Ngay từ bây giờ và mãi mãi."
Bây giờ và mãi mãi. Bây giờ và mãi mãi. Năm tháng bé thơ ngờ nghệch, tuổi trẻ bỏ quên trong chiến tranh tù ngục có phải đến lúc lãng quên? Với hai mươi năm ruồng rẫy tình người, bao đắng cay cằn cỗi đã ngọt ngào trở lại. Lòng tự ti mặc cảm được che giấu vỗ về bằng sự tự tôn không còn nữa. Kẻ đến trước, người đến sau, tất cả cuối cùng đều đã đến. Chỉ còn sự đi từ nơi đã đến, dù mù mịt xa vời vợi, nhưng mọi chuyện trên đời, như nàng đã nói có gì mà không thể xẩy ra. Hãy trang bị nồng nàn khi còn sung sức, bỏ mặc ngoài tai những mị ngữ, ganh ghét nhỏ nhoi. Gã phải lấy lại những gì mà gã đã mất, đó là tuổi trẻ. Tuổi trẻ già nua, cứ xem cuộc đời mình không có hai mươi năm trôi tấp. Hai mươi năm dư thừa, xin mi hãy là vết sẹo.
Gã nói với nàng:
"Bắt đầu từ lúc này tôi sẽ gọi chị bằng Em."
"OK."
Nàng trả lời bằng tiếng Mỹ thay vì tiếng Việt Nam. Nhưng bây giờ điều đó chẳng sao.
Quan Dương - 1995
Dập tím bầm khuôn mặt gã đàn ông
Đáy cốc nhỏ chở lòng chai quá chật
Một giọt thừa tràn lên mắt rưng rưng
Nàng là người đàn bà không đẹp, khuôn mặt trông phách lối. Còn gã chỉ là một tên làm công trong một tiệm grocery nhỏ. Nàng có thói quen mỗi chiều đều ghé lại để mua một xâu Budweizer 6 lon 12 oz. Mỗi lúc nàng đến gã thường lẳng lặng đứng nhìn. Chưa bao giờ nàng nở một nụ cười, dù chỉ một nụ cười dùng để xã giao giả tạo. Chắc có lẽ nàng nhận thấy gã quá tầm thường. Trái lại gã rất chú ý đến nàng, bởi vì nàng có một bản mặt khó ưa, nếu không nói là dễ ghét.
Cứ thế, ngày tháng lẳng lặng đi qua, sự ghét trong gã âm thầm tăng dần tỷ lệ thuận với thời gian. Gã có thể cảm nhận biết nàng khinh khi mình, nhưng không làm gì được, vì xét ra gã còn tầm thường hơn mức nàng nghĩ. Đôi lúc gã cũng buồn tủi với vị thế quá hèn mọn của mình, vì dù gì gã cũng từng có học, dẫu không nhiều lắm nhưng cũng vừa đủ làm cho gã mỗi lúc tiếc nuối về bao ước vọng tuổi trẻ không thành trong quá khứ để ấm ức cho một hiện tại không giống ai.
Đồng lương nhận hàng tháng là đồng lương thấp nhất, chẳng dư dả, nhưng gã cũng tạm lây lất mà không cần phải bon chen này nọ. Đôi khi gã tự xem đời mình kể như kết thúc. Sống để chờ ngày tháng trôi qua mỏi mòn... và chết. Thế thôi. Chuyện thế sự trần gian không còn màng đến, nếu không nói gã quá chán ba chuyện dài tị nạn lắm rồi. Cũng chỉ là những mị ngữ hô hào để che đậy những thê thảm trong tận cùng tâm ức thối rữa từ sự no đủ vật chất trên đất nước tạm bợ này thành những viên sáp hóa trang cho từng khuôn mặt. Lúc mới đến, gã có quá nhiều kỳ vọng một sự đổi thay đến nỗi dư thừa thành mòn mỏi và thất vọng. Cuối cùng, tự khoanh cuộc sống vào manh đời rách nát, gã cầu xin tâm linh chỉ lối đưa đường để mai kia mốt nọ có về với cát bụi cũng đừng nên vương lại một chút gì có thể làm ô nhiễm thêm bầu không khí mà loài người vì cần sống đã phải hít vào thở ra hàng ngày.
Trong lúc gã yên chí đời mình như thế đó thì nàng lại xuất hiện, dễ ghét đến nỗi khuấy động sự yên lành trong tâm tự Gã đâu còn trẻ để nôn nao bồi hồi, cũng chưa đến nỗi già để mất đi cảm giác trần tục của một con đực động tình trước một con cái do bản năng tự nhiên Thượng Đế ban phát. Nàng là người Việt họa hoằn đi lạc vào cái tiệm bán bia rượu vốn phần đông khách hàng người Mỹ. Nàng là người Việt, nhưng chưa bao giờ gã nghe nàng nói tiếng cha sanh mẹ đẻ ngay cả lúc đứng ở quày cashier tính tiền với thằng chủ cũng là người Việt một trăm phần trăm. Gã rất gai tính, gai đến nỗi hằn học tự nhủ: "Con quỷ cái này phách lối, khinh mạn không đáng cho ta để ý." Tự nhủ chỉ là tự nhủ vậy thôi, chứ con mắt trần tục của gã không thể nào không khẽ liếc vào cái vóc dáng thon thả với bộ ngực, cái mông quá tiêu chuẩn của một phụ nữ Á Đông. Nàng thường mặc loại áo pull thun, sát nách thành thử những gì chứa bên trong làn áo đó gọi là che đậy bị lớp vải thun bó chặt cứ lồ lộ hiện ra, lắc lư, lắc lự Tóm lại ghét nhưng lại thèm, dù gì gã cũng chỉ ngoài 40 còn sung sức chán. Đâu ở cái tuổi 20, gã nhớ, cũng đã có một vài lần biết mùi vị đàn bà, rồi thôi. Cuộc chiến tranh Quốc Cộng cuốn hút vào nhu cầu đòi hỏi chiến trường quá ư bận rộn, gã chưa kịp chuẩn bị xả láng đời trai một ngày thiệt đúng nghĩa thì thua trận. Ở tuổi nào bước vào đời, gã không còn nhớ. Bước vào đời hay bước ra đời nhỉ? Đằng nào thì cũng thê thảm chừng ấy thôi. Cái mốc thời gian để gã cảm nhận chắc có lẽ ngày vứt áo thư sinh lên đường. Gã là một sinh vật có cảm giác như trăm ngàn sinh vật khác. Tuổi chớm lớn làm sao tránh khỏi những nhu cầu rạo rực, những đòi hỏi thầm kín của con người. Gã cũng đã từng mơ ước một bàn tay, một làn môi dịu ngọt để điểm trang cho ngày tháng khô cằn. Chiến tranh, sau 9 tháng quân trường tằn mằn cùng súng đạn, học cách bắn giết, gã được vứt ra chiến trường khi sương nắng thời gian chưa kịp cháy đen làn da thư sinh trắng trẻo. Gã giữ chức trung đội trưởng tác chiến của một đại đội biệt lập trực thuộc Tiểu Khu Darlac. Đại đội có nhiệm vụ trấn giữ buôn M Rê, tiền đồn tỉnh lỵ về hướng Nam, cách Ban Mê Thuột 14 cây số. Ngày thứ ba, tính từ lúc về đơn vị, đang nửa đêm, đại đội bị một tiểu đoàn Việt Cộng tấn công biển người. Thằng lính mang máy PRC 25 lãnh nguyên một quả 82 ly biến mất ngay trước mắt gã trong những giây phút đầu tiên. Chỉ cần giây phút đó thôi, gã bỗng lớn bằng 20 năm gom lại. Hoa bướm thuở nào cho phút thăng hoa đã nhuộm đỏ trang giấy trắng học trò. Lòng gã bỗng dưng biết hận thù cho cuộc chiến mà trước khi bước vào gã cứ ngỡ là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn phi lý. Gã nhớ, lúc đó cảm giác mình nôn nao khó tả. Sương đêm lẫn vào khói súng mờ mịt cuồn cuộn. Dưới ánh hỏa châu soi sáng từ Tiểu Khu Darlac bắn lên yểm trợ, gã ngơ ngác kiếm tìm một cái gì còn sót lại để chứng minh chỉ vừa mới đây thôi thằng lính mang máy còn đứng trước mặt mình. Nếu không chứng kiến vùng lửa sáng lóe ụp lên một sinh vật biết khóc cười, thì gã cứ ngỡ thằng mang máy ba gai bỏ trốn đi đâu thôi. Vậy mà chớp mắt lại thêm 20 năm nữa trôi qua kể từ đêm lớn lên đó. Đất nước lọt vào tay giặc, gã bước vô trại tập trung năm 22 tuổi. Ở tù vào cái tuổi tràn đầy sức sống. Tám năm sau gã được vứt ra lề, trẻ không ra trẻ, già không ra già, ngơ ngơ ngác ngác không biết mình đang sống hay đang chết. Lẩn thẩn tính sổ cuộc đời thấy thật phi lý. Qui luật tạo hóa ban cho loài người, trước khi già, ai cũng phải đều trẻ. Thế mà gã không có, gã thảm thương đến nỗi không có tuổi trẻ để đánh rơi. Hoặc giả, tuổi trẻ bỏ quên gã trên niềm đau không tưởng, hoặc giả bởi gã hăm hở kỳ vọng vào lẽ tất nhiên quy luật điều thiện ác quên cả thanh xuân. Con quỉ thời gian từ lâu ẩn mình trong bộ nhớ đưa tay gõ nhẹ vào một sợi dây nào đó trong hệ thần kinh não tủy, gã đau đến nổ đom đóm, nước mắt chạy ngược vào trong, gã càng thấm thía nỗi phũ phàng. Tình yêu tổ quốc thực sự giữa những con người đúng nghĩa bị mất quê hương cứ muôn trùng. Muôn trùng vời vợi. Thế là gã đâm ra ươn hèn, co đầu rút cổ biến mình thành loài gỗ mục nép bên lề cuộc đời. Gã sắp trở thành tro bụi thì nàng lại xuất hiện. Một hôm, sau khi nàng rời khỏi quày cashier bước ra cửa, bắt gặp đôi mắt ngây dại của gã dán theo cái mông, thằng chủ cười cười gọi lại:
"Anh Việt, anh thấy con đó thế nào?"
Gã làm bộ ngơ ngác:
"Con nào?"
"Thôi đừng làm bộ. Con mẹ vừa bước ra đó. Băm mấy mà vẫn còn ngọt nước quá hén. Chửa chồng con gì, hết xẩy.
Đưa tay ngoắc ngoắc gã:
"Anh đến đây nói nhỏ cho mà nghẹ"
Thằng chủ liếc xung quanh làm ra vẻ xem có ai nghe lén không. Thật ra trong cái tiệm này, ngoài thằng chủ với gã là người Việt Nam, tất cả đều là người Mỹ. Cho dù thằng chủ có bắc loa hét lên cũng chẳng ai hiểu hai người nói gì. Tuy thế, tiếng nói chỉ nhỏ vừa đủ:
"Con mẹ đó chê người mình nhỏ con yếu sức nên ở vậy. Nó đang đợi thằng Mỹ nào vừa to vừa sung sức để thử."
"Bôi bác vừa phải thôi ông."
"Anh không tin? Cô ta vẫn thường nói với tôi như thế."
"Ông giỏi phịa, nhưng mà tôi thấy con mẹ đó ngạo mạn thấy mồ. Ông biết đó vào đây hằng ngày có bao giờ thèm chào tôi được một tiếng."
"Không thèm chào nhưng mà kết anh mới chết."
"Ông căn cứ vào đâu bảo con mẹ đó kết tôi?"
"Thì cô ta thường bình phẩm anh với tôi hoài."
"Bình phẩm thế nào?"
"Cô ta bảo ông giống con gà nuốt giây thun."
"Bình phẩm vậy mà ông bảo kết?"
"Chứ sao. Đàn bà kết đàn ông thường nói điều ngược lại."
"Còn gì nữa?"
"Cô ả nói cái mặt ông lịt lịt, nhưng coi chừng địt chết voi."
"Tôi mà địt chết nổi ai, thân cu ly lây lất qua ngày lo giữ mình chưa chắc đã nổi. Nhưng mà bỗng dưng nói chuyện thiên hạ làm gì không biết nữa."
"Thì thấy cặp mắt anh cứ dán vào đôi mông cô nàng muốn lọt tròng nên tôi nói cho vui vậy mà."
Gã đỏ mặt hơi ngượng, thầm công nhận thằng chủ thuộc loại không phải tay vừa:
"Hay suy bụng ta ra bụng người đó ông?"
"Cho kẹo tôi cũng không dám. Con vợ tôi dữ như cọp cái, tôi đâu dám léng phéng. Ở cái xứ đàn bà ưu tiên một này, lạng quạng có ngày bạch bu ra đường không còn một cắc. Mà tôi, như anh biết, giờ no đủ quá đâm ra hèn, thủ phận. Tôi rất sợ bất cứ rủi ro nào xẩy đến có thể thay đổi cuộc sống ngày hôm naỵ”
Tự nhiên gã thấy thương thằng chủ. Dù sao hắn cũng thật tình ở một điều mà hầu hết những người qua hơn 20 năm trước đây đều không dám nhận. Gã nhìn lại mình, thầm nghĩ vài ba năm, sau khi quen nước quen cái ở đây rồi có bằng một nửa "thật tình" của hắn hay không về cả hai phương diện vật chất lẫn tinh thần? Cũng có thể do tính tình thằng chủ như thế, nên suốt hai năm rồi gã vẫn bám vào làm công cho hắn, mặc bạn bè đôi lúc trà dư tửu hậu nhắc nhở nên tìm một cái job Mỹ nào thủ chắc tương lai. Người Việt Nam nói riêng, người Á Đông nói chung vừa bủn xỉn vừa bóc lột tham công tiếc việc, không tình không nghĩa. Gã hiểu điều đó bởi cũng từng thấm đòn với thứ tình nghĩa giả tạo ban phát mà người ban vì lý do thừa mứa cần phải ngụy trang để khỏi mang tiếng là người mất gốc. Riêng thằng chủ này thì gã không nghĩ như vậy, ít nhất là trong lúc này.
Chiều chủ nhật, gã định nằm nhà đọc sách thì thằng chủ ào đến như ăn cướp lôi đầu gã dậy để dẫn đi uống cà phệ Gã định từ chối nhưng bản tính vị nể nhút nhát khiến cho gã khó mở miệng. Thế là gã mặc áo quần, giao hồn lẫn xác mặc thằng chủ đưa đi đâu thì đi. Nơi hai người đến là một quán cà phê nhỏ nằm trên đường Manhattan, chung quanh cửa kính. Ngồi bên trong có thể nhìn được mọi sinh hoạt bên ngoài. Chẳng có gì thơ mộng để thả hồn từ quán cà phê trên đất khách. Gã nhìn xe cộ qua lại như mắc cửi, chỉ bấy nhiêu thôi. Chả bù những quán cà phê xa xưa tại quê nhà ngồi đốt hết nửa gói Capstan để qua làn khói mờ lãng đãng phất phơ những tà áo dài của người dưng khác họ qua đường cũng đủ làm ngây ngất. Bỏ cả buổi chiều ngày cuối tuần đâm đầu vào đây thiệt là uổng phí. Gã chẳng hiểu tại sao thằng chủ của mình khùng điên như vậy. Tất cả sẽ không còn gì đáng nhớ, đáng bận tâm nếu phải ngồi tán dóc cho qua hết những giờ vàng ngọc rồi lặng lẽ ra về. Ở đời, bởi những gì xẩy ra đều mắc míu vào chữ "nếu" đầy oái oăm, nên chỉ năm phút sau gã chợt hiểu tại sao một người kinh nghiệm như thằng chủ của gã lại chọn quán cà phê nhỏ này để không uổng phí buổi chiều cuối tuần. Người xuất hiện để tiếp hai người chính là nàng, mụ đàn bà gã ghét nhất trên đời. Nàng nhoẻn miệng cười, không biết cười với ai, nhưng gã vẫn cảm thấy mình ngầy ngật vô cớ. Nàng chào thằng chủ chưa chắc gã có phần, thế mà gã vẫn lớ ngớ, tay chân vụng về thừa thãi. Thằng chủ nói:
"Đâu cần phải lính quýnh lên như vậy, hồi hộp lắm à?"
Gã chữa thẹn:
"Không ngờ ông ghê thiệt !"
"Ghê gì mà ghệ Bình tĩnh đi. Hà cớ gì phải lính quýnh, nước Mỹ có nhân quyền, sau những giờ đi cày cho vấn đề cơm áo, tất cả mọi người đều bình đẳng. Lúc này anh là khách, anh phải trưng dụng quyền làm khách của mình."
Lời nhắc nhở vàng ngọc khiến gã chợt nhớ chiều nay gã là người khách đến uống cà phê chớ không phải tên làm công của tiệm grocery nơi nàng thường ghé lại. Điều đó giúp gã bình tĩnh phần nào."
"Xin lỗi, ông uống gì?"
Nàng hỏi. Lần đầu tiên sau nửa năm đụng mặt. Khi con cóc mở miệng gọi trời mưa, lòng gã bỗng choáng ngợp. Gã lúng túng:
"Chị cho uống gì cũng được."
Nàng lại nhoẻn miệng cười, lần này gã hiểu nụ cười dành cho mình. Chỉ một nụ cười xã giao thôi nhưng không biết sao máu trong cơ thể rần rần dồn lên mặt. Gã ghét nàng lắm mà. Tại sao kỳ vậy? Mùi nước hoa... nhè nhẹ lùa vào khướu giác. Hơn hai mươi năm mới ngửi được mùi đàn bà dù qua không khí vẫn thảm thiết đầy êm ả như thường.
"Cho ảnh một cốc Hennessỵ"
Thằng chủ đỡ lời, gã hơi thắc mắc, tại sao quán cà phê lại bán rượu.
"Có gì đâu ngạc nhiên, ở đây bán cà phê cho Mỹ và rượu cho người Việt Nam, đặc biệt cho anh."
Cái mặt thằng chủ trông điếm đàng sao sao ấy. Hình như giữa hắn với nàng có một sự toa rập.
"Uống rượu nhé!"
Nàng hỏi, không cần gã trả lời, bước vào trong quày đem ra cho gã một lỵ Rất tự nhiên nàng kéo ghế ngồi vào bàn hai người.
"Anh có vẻ hiền ít nói quá nhỉ? Ở đây hiền lắm chỉ thiệt vào thân. Anh phải tự cải tạo mình mới được."
Gã ngu ngơ:
"Tôi đã từng cải tạo."
"Không, không phải cải tạo kiểu đó đâu. Ý tôi muốn nói, anh phải tự cởi bỏ quan điểm tự ti trong đầu để thực tế hội nhập vào chốn bình yên đầy hỗn loạn này."
Văn hoa gớm, không ngờ con mụ đàn bà khinh khỉnh cái mặt dễ ghét xài toàn tiếng Mỹ, khi nói chuyện trực diện với kẻ cùng đinh như gã lại dùng từ bóng bẩy mà giản dị, sâu sắc. À, thì ra nàng là người có học, còn yêu tha thiết tiếng cha sanh mẹ đẻ thiêng liêng đó. Nàng còn dùng trôi chẩy thứ ngôn ngữ đã sắp trở thành xa xí phẩm giữa những tầng lớp mặc nhiên tôn ti trật tự sau cuộc đổi đời. Sự tôn ti lớp lang rạch ròi, kẻ trên người dưới. Kẻ trên bao gồm những ai có tiền của, địa vị, xài ngôn ngữ nước ngoài như một mốt thời thượng. Người dưới thuộc loại ương ương, dở dở như gã, khi thưa thốt, khi dựa cột lắng nghe, phải uyển mình trong mọi tình huống lý lẽ không thì dễ trở thành kẻ phá hoại gây chia rẽ cộng đồng. Ôi, gã tự biết lòng mình thèm muốn vô bờ, tất cả dù ác độc, hiền lành, dù giàu sang hay nghèo khó, lúc nào cũng nhớ canh cánh bên lòng thân phận của người mất nước, chín bỏ làm mười, nhường nhịn thương yêu nhau cùng hướng về một phía. Điều mơ ước đó chỉ là không tưởng. Gã chỉ là người dưới, còn lâu kẻ trên thống hiểu một cách thật lòng. Ly rượu nàng đưa, đủ thấm sự can đảm, gã nóng mặt:
"Tại sao chị biết tôi tự tỉ"
"Gặp anh hoài tôi biết chứ. Nếu không thì tôi đâu có sắp đặt để chiều nay gặp anh."
Thì ra cuộc gặp gỡ này, nàng đã nắm thế chủ động. Hèn chi thằng chủ bắt cóc gã một cách cương quyết.
"Tôi có đáng cho chị sắp đặt hay không?"
"Đáng chớ."
"Tại sao?"
"Tại vì anh thù ghét tôi."
"Tại sao chị nghĩ tôi thù ghét chị?"
"Hai con mắt anh đầy "thù hận" như thế làm sao tôi không biết."
"Vậy mà tôi nghĩ chị không biết."
Nàng hỏi ngược lại:
"Tại sao?"
"Tại vì chị không được thông minh cho lắm."
"Chứ không phải tại đầu óc anh u ám chưa có người khai thông?"
Nàng thông minh hơn gã tưởng.
"Nhưng sao chị lại muốn gặp tôi chiều nay?"
"Tại vì anh giống một người đàn ông tôi từng gặp trong đời."
"Thì ra vậy. Người đàn ông đó giờ ở đâu?"
"Bỏ tôi rồi. Anh ta sau khi leo lên được chức giám đốc một công ty Mỹ chê tôi là một con mẹ nhà quê, không xứng đáng nên chia taỵ Cũng may tôi chưa kịp cưới anh ta làm chồng.
"Chị có hận anh ta không?"
"Ban đầu thì có. Sau đó thấy anh ta tự mãn với sự thành công quên cả cội nguồn, suy gẫm lại triết lý sống ở đời, ăn để ỉa, sống để rồi chết, đời người rốt cuộc chẳng còn gì. Cái còn chăng là nỗi nhục thiên thụ Tôi thấy anh ta quá nhỏ bé nên không thèm hận, đôi lúc muốn lấy đại một thằng Mỹ trắng hay đen nào đó để trả thù, nhưng niềm tự ái dân tộc vẫn còn tiềm tàng trong máu nên thôi."
"Hèn chi thấy mặt chị khinh khỉnh, đến nỗi dù muốn, tôi cũng không dám hạ mình làm quen."
"Tại anh mụ mẫn nên tự bế tắc mình. Anh nên nhớ mình muốn làm điều gì cứ làm. Ở đời tất cả mọi chuyện đều có thể xẩy ra kể cả những chuyện không tưởng. Lúc trước tâm trạng tôi giống như anh bây giờ, hy vọng chút ít kinh nghiệm trải qua khai thông cho anh một lối thoát."
"Cám ơn."
"Anh khỏi phải cám ơn. Tôi làm việc này cũng chỉ là để kiếm thêm cho tôi một người bạn còn chất phác. Sự thật thà chất phác ở một con người là thứ xa xí phẩm cao cấp không phải có tiền là mua được."
"Chắc lúc bị ruồng rẫy chị đau khổ lắm?"
"Tức tối nhiều hơn là đau khổ. Còn anh đã từng đau khổ chưa?"
"Làm gì tôi được diễm phúc đó."
"Sao vậy?"
"Có ai rảnh rỗi thì giờ để yêu rồi "đá" tôi một phát để tôi được nếm mùi đau khổ. Nhưng mà tôi từng có cảm giác đau đớn."
Với một giọng điệu kể lể nỉ non của một chính khách hoạt đầu đang bán buôn thiện nguyện từ tâm mà vẫn bị mọi người ruồng rẫy, gã lẩm bẩm tâm sự với nàng:
"Cảm giác đau đớn một phần phát nguồn do cuộc chiến đã ném tôi vào cơn xoáy quê hương quá sớm. Đâu từ ở cái tuổi chưa kịp đón nhận lòng ưu ái của một bóng hồng thì trái tim bị bức tử. Chắc chị cũng hiểu khi trái tim đã chết thì đâu còn đau khổ nữa phải không?"
"Nghe anh nói thảm thương, tôi có cảm tưởng dường như anh chưa từng là lính, chưa từng bị tù tội hành hạ để thấu hiểu hơn, ngoài sự đau đớn nhỏ bé của một sinh vật trót sinh lầm thế kỷ, chúng ta còn có nỗi đau đớn lớn hơn phải chia xẻ, đó là nỗi đau ly tan mà hàng triệu người Việt Nam đang gánh chịu."
Gã chỉ biết trố mắt nhìn nàng. Con mụ đàn bà gã từng ghét cay ghét đắng càng lúc càng đưa gã vào mê hồn trận. Hèn chi thằng chủ tiệm grocery thường nói nàng trông vậy mà không phải vậy. Lòng ghét nàng không vì thế mà giảm, tuy nhiên lúc này gã bắt đầu cảm thấy thích thú. Mạnh dạn, gã đứng dậy vào trong quày hàng lấy nguyên chai Hennessy mời nàng.
"Tôi phải mời chị uống cùng tôi mới được. Có gì gây trở ngại cho chị không?"
"Không có gì, đêm nào trước khi ngủ tôi phải uống đủ 6 lon Budweizer mới chợp mắt được. Hôm nay phá lệ thử uống rượu xem sao."
Gã nhìn quanh quẩn tìm thằng chủ của mình, hắn biết điều lặn mất tự lúc nào. Chỉ còn gã với nàng trong quán cà phê vắng khách. Khung cảnh thật tuyệt vời cho một cuộc tấn công. Lòng gã nôn nao. Bỗng nhiên gã có cảm giác bồi hồi như lúc mới biết dậy thì. Thật là trái khoáy, gã tự sỉ vả mình, giữa lúc này lại loay hoay cùng dĩ vãng thiệt là không hợp thời, hợp cảnh. Gã nhắm mắt hít một hơi dài nhìn thẳng vào làn vải thun bó sát, tưởng tượng đó là con mẹ đàn bà lắc lư lắc lư chọc tức gã hằng ngày. Cuộc dằn co giữa thú và người trong nội tâm gã thật là dữ dội. Thoảng trong vô cùng gã nghe tiếng kiểng báo thức từ trại tập trung cải tạo boong... boong vang lên ngân nga dài vô tận. Tiếng kẻng ngộ trong gã đôi điều, gã buông nhẹ tiếng thở dài:
"Ước gì được trẻ lại, tôi sẽ cua chị."
"Sao bây giờ anh không cuả"
"Vì tôi đã già."
"Nhưng tôi đâu còn trẻ. Năm nay tôi đã ngoài 30. Hay là anh mong trẻ lại để gọi tôi là chị hai?"
"Chị quá trẻ so với tuổi, còn tôi thì ngược lại."
"Đó là lý do anh chùn bước?"
"Có lẽ."
"Anh lại khiếp nhược không thực tế. Anh đang sống trên một đất nước chủ nghĩa thực dụng, cơ hội đến hãy bám chặt. Anh muốn cua tôi thì cứ cuạ Còn vấn đề chịu hay không là vấn đề của tôi."
"Nhưng mà tôi đã từng ghét chị."
"Bây giờ còn ghét không?"
"Còn, có lẽ ghét hơn lúc trước."
Nàng chợt hỏi gã một câu gần như lạc đề:
"Anh có biết trong toán học, trừ với trừ thành cộng?"
"Biết."
"Biết là tốt, anh có muốn nghe tôi đọc thơ không?"
"Đọc thử xem."
"Ghét là thương, thương thương là ghét.
Thương là ghét, ghét ghét là thương."
"Ai là tác giả?"
"Tôi chứ ai."
"Chị? Hèn gì?"
"Hèn gì... sao?"
"Hèn gì... hay quá."
"Chê tôi không biết làm thơ phải không?"
Đôi mắt nàng thoáng lẳng lơ rất dễ chết người. Trong cơn say loáng choáng của hương vị Hennessy, gã nhìn nàng bằng đôi mắt thật của thằng con trai chưa thấm đòn đời. Nàng không đẹp, Thượng Đế khi tạo hình hài đã ban cho vóc dáng nàng quá hấp dẫn để bù lại phần nào nét đẹp sắc sảo thiếu trên khuôn mặt. Gã lẩm bẩm như thằng điên:
"Nếu bây giờ tôi nói với chị một điều rất thật, chị có tin hay không?"
"Hôm qua thì không tin, ngày mai còn xét lại. Còn hiện tại thì tin. Anh nói đị"
"Chi... "
Thấy gã ấp úng hoài, nàng bèn mớm lời:
"Nếu không đủ can đảm thì đưa bàn tay đây tôi nắm để lấy bình tĩnh."
Bàn xì phé gần như nàng xuống núi xả láng, thiếu điều lật con bài tẩy cho gã xem. Vậy mà thay vì đưa tay cho nàng nắm, gã lại đứng bằng đôi chân... run lẩy bẩy. Giờ phút này nếu hình ảnh trong quán được thu vào video, khán giả có cảm tưởng như sắp sửa được xem một đoạn phim tình cảm Hồng Kông đến đoạn mùi nhất. Một gã đàn ông ngây dại chuẩn bị sụm đầu gối xuống để thú nhận nỗi lòng. Nàng cũng tưởng thế nên sẵn sàng đón nhận điều đó như một lẽ tất nhiên. Trong lúc tất cả đều nghĩ như vậy thì gã lại nhoẻn miệng cười:
"Cái điều rất thật tôi muốn nói là chị đã ban cho tôi niềm tin".
Tiếp theo câu nói lãng xẹt đó, gã thòng thêm:
"Ngay từ bây giờ và mãi mãi."
Bây giờ và mãi mãi. Bây giờ và mãi mãi. Năm tháng bé thơ ngờ nghệch, tuổi trẻ bỏ quên trong chiến tranh tù ngục có phải đến lúc lãng quên? Với hai mươi năm ruồng rẫy tình người, bao đắng cay cằn cỗi đã ngọt ngào trở lại. Lòng tự ti mặc cảm được che giấu vỗ về bằng sự tự tôn không còn nữa. Kẻ đến trước, người đến sau, tất cả cuối cùng đều đã đến. Chỉ còn sự đi từ nơi đã đến, dù mù mịt xa vời vợi, nhưng mọi chuyện trên đời, như nàng đã nói có gì mà không thể xẩy ra. Hãy trang bị nồng nàn khi còn sung sức, bỏ mặc ngoài tai những mị ngữ, ganh ghét nhỏ nhoi. Gã phải lấy lại những gì mà gã đã mất, đó là tuổi trẻ. Tuổi trẻ già nua, cứ xem cuộc đời mình không có hai mươi năm trôi tấp. Hai mươi năm dư thừa, xin mi hãy là vết sẹo.
Gã nói với nàng:
"Bắt đầu từ lúc này tôi sẽ gọi chị bằng Em."
"OK."
Nàng trả lời bằng tiếng Mỹ thay vì tiếng Việt Nam. Nhưng bây giờ điều đó chẳng sao.
Quan Dương - 1995