Cánh Lan Màu Tím
Nắng vừa nhô lên khỏi hàng cây khuynh diệp cao vút, thân và cành nhẵn bóng. Sương mù và hơi lạnh của ban đêm cuối xuân đầu hạ từ từ tan dần theo ánh nắng. Vài con chim nhỏ nhẩy nhót trên cành hoa 3 mầu có cái tên ngộ nghĩnh: Monday, Tuesday & Wednesday bởi vì ngày đầu khi hoa vừa mới nở có mầu xanh nhạt, hôm sau đổi sang tím và hôm sau nữa biến thành hồng trước khi tàn rụng. Sáng sớm hoa tím chưa nở, chỉ còn lác đác vài chiếc hoa mầu hồng úa bên những chùm lá xanh mầu mạ non mơn mởn. Bên cạnh hàng rào là những bông hoa Morning Glory giống như hoa rau muống nhưng mầu tím sẫm mọc bên hàng dậu đã từ từ nở bung ra như chào mừng ánh dương quang.
Nhìn qua cửa kính, Như Nguyệt chăm chú nhìn vào khoảng không gian tím ngắt đó và lòng dường như chùng hẳn xuống. Nhâm nhi ly cà phê đắng ngắt, nàng không thích bỏ đường hay sữa, từ từ uống từng ngụm nhỏ tận hưởng cái vị đăng đắng, bùi bùi của thứ nuớc cam lồ giúp cho con người trở nên tỉnh táo minh mẫn hơn.
Không gian lặng ngắt vì lũ con nàng hãy còn say sưa trong giấc ngủ vì hôm nay là thứ Bẩy. Do thói quen thường nhật, sáng nào Nguyệt cũng dậy sớm, lo vào phòng tắm trước khi lũ trẻ thức giấc, rồi sửa soạn bữa điểm tâm cho 3 đứa nhỏ, dẫn đứa con út đến truờng truớc khi đến sở làm. Chiều về lại lo sửa soạn bữa ăn, dọn dẹp, giặt giũ và kèm các con làm bài, công việc diễn tiến đều đều như chiếc kim đồng hồ không bao giờ ngừng nghỉ.
Chỉ vào những sáng cuối tuần vào giây phút hiếm hoi này, nàng mới có được một chút tự do riêng biệt cho mình. Mở cửa bước ra khoảng sân nhỏ hẹp, Nguyệt tiến đến gần những bông hoa tím ngắt, những bông hoa gợi nhớ đến thời áo tím năm xưa, mầu áo của những người nữ sinh năm cũ, mầu hoa của mối tình đầu ngây ngất.
Ngắt một nhánh có vài bông hàm tiếu còn lóng lánh sương đêm và vài bông đã mãn khai cắm vào chiếc bình hoa pha lê cao cổ. Nguyệt thả hồn trở về dĩ vãng, trở về với ngôi trường cổ kính với nhửng năm tháng cuối cùng của tuổi học trò. Tất cả đã nhạt nhòa theo thời gian và biến cố tang thương thay đổi nhưng chỉ còn một hình bóng duy nhất đã in sâu trong tâm khảm mà dù có muốn nàng cũng không bao giờ xóa nổi. Đó là bóng dáng của một chàng trai cao, gầy với ánh mắt dường như dán chặt vào người nàng. Ánh mắt này đã lẽo đẽo theo nàng từ trường về nhà, dưới tàn me già hay trên khúc đường vắng lặng. Chàng chỉ lẳng lặng theo sau và giữ một khoảng cách xa chừng mươi thước, không bao giờ gần hơn hay xa hơn mà cũng chưa bao giờ mở miệng ngỏ lời. Mới đầu Nguyệt rất thích thú vì có người theo đuổi, tự ái nàng được vuốt ve, nhưng tình trạng câm nín và khoảng cách không chịu thu lại gần làm Nguyệt khó chịu. Người gì mà ngu đần, nhút nhát dù rằng một đôi khi nàng cố tình đi chậm lại hay cả gan dừng bước ngó hẳn về phía sau khuyến khích cũng không hề thay đổi tình thế hay thu dần khoảng cách.
Một hôm cùng người chị họ đi xem triển lãm phong lan tại Thảo cầm viên, Nguyệt đang say sưa ngắm nghía vài bông hoa lan mầu tím sậm óng ánh, mượt mà như tấm nhung mịn có dát những viên kim cương nhỏ li ti. Nàng không hiểu tại sao thượng đế hay loài người lại có thể tạo ra những bông hoa đẹp đẽ đến như vậy. Bỗng có tiếng lao sao phía sau và một giọng nam nói gần như muốn nói với nàng:
Này sao mầu áo và mầu hoa lại giống nhau đến như thế! Nhưng không biết hoa hay người, ai đẹp hơn ai?
Quay hẳn người lại, Nguyệt muốn nhìn tận mặt con người buông lời cợt ghẹo. Ngạc nhiên tới tột độ, anh chàng mà Nguyệt và bạn bè thường đùa rỡn gọi là con cóc câm đang đứng trước mặt. Anh chàng mặt tứ tái ngắt đổi sang đỏ rừ miệng nói lí nhí:
Xin lỗi cô!
Có lẽ vì thêm người bạn đi kèm làm cho anh ta trở nên bạo dạn hơn.
Thành thực xin lỗi cô! Nhưng cô có thích bông hoa mầu tím không?
Người bạn cũng xen vào tiếp ứng và câu chuyện giữa bốn người trở nên tự nhiên bạo dạn và gần gũi hơn. Mấy ngày hôm sau chàng chờ Nguyệt ở gốc me ngoài cổng trường với chiếc hộp nhỏ. Mở ra nàng chỉ thấy một chùm hoa lục bình và vài bông hoa rau muống.
Xin lỗi, biết rằng Nguyệt thích hoa mầu tím, nhưng nhà nghèo nên không thể mua cành hoa lan tím để tặng. Lục bình và rau muống tuy là những thứ hoa hèn cỏ mọn của quê hương thực không xứng đáng nhưng tượng trưng cho tấm lòng quý mến của tôi, xin đừng từ chối.
Lời lẽ tuy có đượm đôi chút cải lương nhưng chân thật đó đã làm nàng cảm động. Dù đã hơn 30 năm qua Nguyệt vẫn còn nhớ như in trong lòng. Hơn 30 năm qua, 30 năm thay đổi cuộc đời từ một nữ sinh mơ mộng thành một thiếu phụ không chồng với 3 con nhỏ ở giữa một xã hội hoàn toàn khác biệt...
Sau một vài lần gặp gỡ và thề non hẹn biển chàng bỗng tuyệt vô âm tín, Nguyệt bồn chồn lo lằng hỏi thăm nhưng không một ai có thể giúp nàng những điều muốn biết về chàng. Nguyệt hối hận hôm xưa tuy đi chơi nhiều lần với chàng nhưng chưa kip hỏi thăm nhà và gia cảnh cho nên chẳng biết làm sao mà tìm. Những gì về chàng, Nguyệt chỉ có 2 chữ Thanh Phong kèm theo một nụ hôn còn ngay đến một tấm ảnh kỷ niệm cũng không có.
Nàng chỉ còn biết chờ đợi và một hôm nàng nhận được phong thư nhầu nát, vẻn vẹn vài giòng chữ:
Nguyệt thân mến!
Xin hãy tha thứ cho cái tội ra đi không một lời từ biệt. Bị bắt vì trốn tránh thi hành nghĩa vụ quân dịch cho nên hiện ở trong tình trạng đào binh tăm tối nên không mưốn Nguyệt phải phiền lòng. Tự nhủ rằng cố quên đi, nhưng không sao dằn được đành viết mấy lời tạ lỗi. Mong rằng Nguyệt hãy quên đi những gì đã qua và coi như người bạn xấu số này không còn trên cõi đời...
Lá thư mong đợi tưởng như mang lại cho nàng một niềm tin, một luồng sinh khí, nhưng tàn nhẫn thay bì thư không có địa chỉ hồi âm, cũng không có cả vài chữ KBC ngắn ngủi thông thường.
Thế rồi tháng 4 đen ập đến, trong chuyến vượt biên, định mạng oái oăm đã cướp cả gia đình thân yêu duy chỉ có một mình nàng sống sót sau khi đã bị bọn hải tặc làm ô nhục. Trên hòn đảo tỵ nạn, với tâm sự chán chường vô vọng, không người thân thích, không bạn bè nàng đã mấy lần tự kết liễu tấm thân ô uế và cuộc đời bi thảm, nhưng số phận hẩm hiu hình như vẫn cố bám chặt lấy nàng. Thuốc ngủ không đủ liều lượng, trầm mình xuống biển có người vớt lên, nàng lại không có can đảm nhảy từ trên núi xuống. Chết không xong và sống vất vưởng qua ngày. Những hình ảnh hãi hùng luôn luôn ám ảnh trong giấc ngủ và ngay cả trong đời sống hàng ngày. Nàng như một cái xác không hồn, như kẻ mộng du thẫn thờ biếng ăn mất ngủ, dung nhan tiều tụy. Và những ngày chờ đợi buồn nản trên đảo vắng trôi qua một cách vô vọng, nếu không có một chàng thanh niên luôn luôn săn sóc và đề nghị đưa nàng đến miền đất hứa, cuộc đời của nàng sẽ còn thê thảm đến đâu. Cảm động vì sự săn sóc tỉ mỉ và thật lòng đó Nguyệt buông thả lòng mình và chấp nhận cuộc sống chung thực thụ.
Với sự khích lệ của Văn và trước cơ hội tiến thân ngàn năm một thuở trong một xứ sở văn minh tân tiến, Nguyệt đã khôi phục tinh thần và đứng vững giữa cuộc đời. Qua những tháng năm mài miệt vừa học vừa làm, Nguyệt đã trở thành một kỹ sư điện tử với việc làm vững chắc và một rồi hai, rồi ba đứa con kháu khỉnh ra đời mang lại cho nàng niềm hạnh phúc tưởng chừng đã mất.
Cho đến một hôm Văn dẫn một thiếu phụ và 5 đứa trẻ vế nhà và giới thiệu đây là người vợ cũ và đàn con vừa mới được bảo lãnh theo diện đoàn tụ gia đình. Xây sẩm mặt mày, Nguyệt cảm thấy trời đất quay cuồng, vũ trụ như sụp đổ. Định mệnh éo le vẫn chưa chịu buông tha cho nàng. So sánh với hoàn cảnh hiện tại của nàng, người đàn bà và đám trẻ đó còn đáng thương gấp bội và cần có cánh tay của người đàn ông giúp đỡ, nhất là người đó lại là người cha của lũ con thơ dại.
Nhìn người đàn bà có nét mặt già nua héo hắt và đàn trẻ gầy gò dương cặp mắt nhìn nàng với vẻ mặt van lơn cầu khẩn, cầm lòng không nổi Nguyệt đành cố nén thương đau và trả lại người đàn ông mà nàng đã tưởng là cứu cánh của cuộc đời...
Sau mấy năm dành dụm, Nguyệt đã mua được căn nhà nhỏ với khoảnh vuờn khiêm tốn và mảnh vườn đó là nơi Nguyệt thả hồn vào dĩ vãng, mơ tưởng đến người xưa. Nàng trồng khá nhiều giống hoa và toàn những hoa mang mầu tím. Có những cây không tìm thấy ở quê nhà như Delphinium cao hơn một thước mầu hoa tím xanh, Solanium hoa mầu tím xứ Huế mọc thành một bụi và cây hoa mầu thiên thanh mà Nguyệt không rõ tên, mang mầu áo của các cô tiếp viên Hàng KhôngViệt Nam khi trước. Phải chăng ở đây đời sống yên lành, cây cỏ cũng được hưởng mọi sư ưu đãi của một nền văn minh nông nghiệp cho nên thứ nào cũng to và đẹp hơn những bông hoa còm cõi ở quê hương nghèo khổ bên nhà.
Nhớ đến cánh hoa lan tím năm xưa, Nguyệt cũng cố gắng tạo cho mình một vườn lan nho nhỏ và toàn những cây lan mang mầu tím. Nào là Cattleya Elizabeth Bohn cánh xanh phơn phớt như hoa lục bình lưỡi hoa mầu tím sậm, Cattleya bowringiana tím hồng, Laelia purpurata cánh như tuyết trắng lưỡi mầu tím đỏ như nhung, Vanda Tokyo Blue mầu của tà áo dài trường cũ, Zygopetalum Mackaii có những lằn tím nâu tỏa huơng thơm ngát. Mỗi khi hoa vừa hé nở, nàng lại bâng khuân thẫn thờ trở về dĩ vãng, trở về mối tình đầu mà nàng chẳng rõ là có đẹp hay không?
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở! Có lẽ cái ông thi sĩ nào đó, khi con ong đã tỏ đường đi lối về, đã được toại nguyện rồi bỗng dưng chán ngán, đâm ra mơ tưởng cái chuyện dang dở hão huyền? Hay là giọng nói oanh vàng thánh thót, thanh nhẹ dịu dàng bỗng nhiên trở thành sư tử hống hay chua ngoa như dấm...
Năm tháng tiếp tục trôi qua, đàn con khôn lớn và lần lượt giã từ mái nhà êm ấm để lại bà mẹ chưa hẳn là già nhưng cũng không còn xa cái tuổi hồi hưu. Đàn con này cũng như lũ chim đã đủ lông đủ cánh, đã có gia đình riêng biệt, chừa lại cho nàng một căn nhà trống vắng và nỗi quạnh hiu buồn tẻ. Nguyệt tự nhủ thầm sẽ cố gắng đành lòng yên phận với số kiếp cô đơn và tiếp tục sống nốt cuộc đời thầm lặng.
Có tiếng điện thoại reo vang:
Thưa! tôi xin được gặp bà Như Nguyệt!
Xin lỗi ai ở đầu giây, tôi là Nguyệt đây.
Thưa bà, trước kia có phải bà ở 294/7 Phan đình Phùng hay không?
Dạ phải, nhưng ông là ai?
Thưa tôi là Phong và xin phép được gặp bà vào khoảng 20 phút nữa.
Nguyệt chưa kịp hỏi lại, bên kia đầu giây điện thoại đã ngắt. Như bị một nhát búa giáng lên đầu, nàng vội vàng ngồi xuống ghế. Tay chân run rẩy, tim đập loạn xạ, hơi thở dường như đứt quãng. Quá súc động với cái tin bất ngờ, nàng không hiểu người vừa gọi có phải chính là người xưa năm cũ hay không? Hay chỉ là một người tên Phong nào đó? Nếu không phải là người tình cũ làm sao lại biết số nhà nàng ở Phan đình Phùng? Nàng lính quýnh đi ra đi vào chờ đợi, nhìn kim đồng hồ thấy sao những chiếc kim vô tình kia lại chậm chạp đến như vậy. Mới 30 phút trôi qua, mà nàng tưởng chừng như nửa thế kỷ. Ngồi bên cửa sổ, nhìn ra ngoài đường, chàng hoàng tử Bạch mã của nàng ở đâu sao mà quá chậm chạp. Sự chậm chạp có lẽ là bản tính cố hữu của chàng dễ gì thay đổi. Bao nhiêu ngày lẽo đẽo theo sau không dám tỏ tình vì quá nhút nhát hay quá vụng về? Xe cộ qua lại quá vô tình mà chẳng chiếc nào chịu ngừng. Cuối cùng cũng có một chiếc chịu dừng lại đậu bên kia đường và một trung niên ăn mặc chỉnh tề tay cầm bó hoa bước vào nhà nàng. Chuông cửa vừa reo, Nguyệt vội bước ra, hồi hộp mở tung cánh cửa.
Nguyệt có nhận ra tôi hay không? Xin lỗi đường bị kẹt xe!
Phải rồi người đó chính là Phong của nàng. Tuy đã 30 năm qua đi, nhưng dáng người cao ráo và ánh mắt sáng như sao đó, nàng đâu có thể quên được dù rằng năm tháng đã hằn sâu thêm vào mâý nét nhăn trên trán và mái đầu điểm thêm những chiếc tóc bạc. Nguyệt sững sờ, chết trân đứng ngó.
Nguyệt không mời tôi vào trong nhà hay sao?
Nàng ôm chầm lấy Phong và nước mắt tuôn trào. Những giọt nước mắt từ lâu nàng cố nén trong lòng, cố nén trước mặt các con, cố nén mỗi khi nhìn thấy những cánh lan mang mầu hoa năm cũ. Những giọt nước mắt và những buồn tủi trong tâm can nay được dịp thả lỏng buông trôi. Phong dìu Nguyệt vào chiếc ghế dành cho những kẻ yêu nhau. Phong ôm lấy Nguyệt, để nàng dựa vào ngực mình, tay soa vuốt nhẹ bờ vai và để cho tiếng khóc tức tưởi, uẩn ức tiếp tục tuôn ra. Hồi lâu Nguyệt mới bình tâm ngồi ngay ngắn trở lại để nghe Phong kể lại những gì đã xẩy trong thời gian đã qua.
Sau khi miền Nam sụp đổ, Phong trở về nhà giữa lúc đời sống trở nên khó khăn, ngột ngạt. Cha chàng là một thư ký cho một công ty thương mại nay đã đóng cửa, chỉ còn biết lang thang kiếm việc mà cũng không ra. Mẹ chàng một người đàn bà xưa nay chỉ đảm đang công việc nội trợ nay lại là người duy nhất chạy ngược chạy suôi để kiếm gạo cho gia đình. Chàng là con một, từ trước đến giờ chỉ biết cắp sách đến trường cho nên chẳng có một chút kinh nghiệm nào trong cuộc mưu sinh. Khi có phong trào vượt biên, chàng được cha mẹ mấy lần thu xếp cho đi nhưng không có lần nào trót lọt. Vào tù ra khám rồi lại ra đi, cuối cùng chàng theo một đoàn người đi bộ sang Cao miên rồi dùng thuyền tới trại ty nạn tại Mã Lai.
Mấy lần được phỏng vấn nhưng đều bị từ chối vì không thân nhân và không người bảo trợ ở Hoa kỳ. Nhưng vào giây phút tuyệt vọng nhất, chàng được quý nhân phù trợ. Người thiếu phụ hàng xóm của chàng vừa may mắn đến đảo cùng với 2 đứa con thơ dại. Lan trước kia say mê Phong như điếu đổ, nhưng chàng lúc đó đã có người em trong mộng, chàng đâu còn chú ý đến nàng. Gặp chàng, Lan cho biết đã lạc mất người chồng trong cơn hỗn loạn vì công an đuổi bắt vào lúc xuống thuyền. Sợ gặp phải cảnh thân đơn gái chiếc trên đảo, Lan nhận Phong làm chồng để tránh chuyện nhòm ngó của đám thanh niên độc thân trong trại. Được người anh ruột bảo lãnh, cặp vợ chồng hờ này mau lẹ rời đảo và bắt đầu cuộc sống mới. Chàng vẫn cố công tìm Nguyệt nhưng chẳng biết gì hơn ngoài số 294/7 Phan đình Phùng. Chàng và Lan ước hẹn là không ai được đả động hay chất vấn đối phương trong công việc tìm kiếm người chồng hay người tình.
Mấy năm nay khi nghe bất cứ ai có tên Nguyệt chàng đều điện thoại hỏi thăm hoặc cất công đến tận nơi tìm kiếm nhưng hoàn toàn vô vọng. Cũng như Nguyệt và nhiều người đến Mỹ, Phong vừa làm vừa học. Khi vừa tốt nghiệp đại học chàng dự định sẽ cùng chị hàng xóm chính thức thành hôn, nhưng cuộc đời chàng đã rẽ sang ngả khác. Đúng vào buổi chiều khi Phong định ngỏ lời cầu hôn, Lan dẫn một người Mỹ về nhà giới thiệu với chàng là chồng sắp cưới và chàng chỉ là người em họ. Cũng có thể vì người chồng cũ đã tuyệt vô tăm tích, còn Phong lại luông luôn tìm kiếm Nguyệt, cho nên Lan không mấy tin tưởng ở chàng mà phải tìm lối thoát trước khi chàng bỏ ra đi hay tuổi già sắp đến
Ngỡ ngàng trước hoàn cảnh éo le, Phong lặng lẽ rút lui và dời sang tiểu bang khác. Chàng vẫn tìm và vẫn đợi cho đến hôm vừa qua một người bạn cho biết có một bà tên Nguyệt làm cùng sở nhưng không tiện hỏi vì Nguyệt quá trang nghiêm, nên chỉ có thể cho điện thoại. Chàng gọi điện thoại nhưng lòng vẫn nhủ thầm chắc gì đã phải vì khi còn ở nhà chàng có đến hỏi thăm láng giềng của nàng, họ đều nói cả nhà chẳng còn ai sống sót. Nhưng chàng vẫn có linh tính cho rằng nàng còn sống và ở đâu đó vì trong danh sách của Hội Hồng Thập Tự có tên Như Nguyệt nhưng không có điạ chỉ...
Bây giờ mộng tưởng đã thành sự thực tuy có muộn màng, tuy có nhiều gian truân vất vả nhưng it ra còn gặp lại nhau vào lúc xế chiều. Tay trong tay, Nguyệt ngả người vào lòng Phong để cho hai trái tim cằn cỗi cùng hòa theo một nhịp, họ cùng nhìn vào căp mắt xưa kia sáng như ngôi sao nay đã mờ theo tháng năm chồng chất. Ho ôm chặt lấy nhau như sợ rằng người kia sẽ biến mất. Họ quên cả không gian, thời gian và quên hẳn bóng chiều đã đổ dài trên còn đường vắng lặng.
[
SIZE="3"]Placentia 7-05
BÙI XUÂN ĐÁNG[/SIZE]
Nắng vừa nhô lên khỏi hàng cây khuynh diệp cao vút, thân và cành nhẵn bóng. Sương mù và hơi lạnh của ban đêm cuối xuân đầu hạ từ từ tan dần theo ánh nắng. Vài con chim nhỏ nhẩy nhót trên cành hoa 3 mầu có cái tên ngộ nghĩnh: Monday, Tuesday & Wednesday bởi vì ngày đầu khi hoa vừa mới nở có mầu xanh nhạt, hôm sau đổi sang tím và hôm sau nữa biến thành hồng trước khi tàn rụng. Sáng sớm hoa tím chưa nở, chỉ còn lác đác vài chiếc hoa mầu hồng úa bên những chùm lá xanh mầu mạ non mơn mởn. Bên cạnh hàng rào là những bông hoa Morning Glory giống như hoa rau muống nhưng mầu tím sẫm mọc bên hàng dậu đã từ từ nở bung ra như chào mừng ánh dương quang.
Nhìn qua cửa kính, Như Nguyệt chăm chú nhìn vào khoảng không gian tím ngắt đó và lòng dường như chùng hẳn xuống. Nhâm nhi ly cà phê đắng ngắt, nàng không thích bỏ đường hay sữa, từ từ uống từng ngụm nhỏ tận hưởng cái vị đăng đắng, bùi bùi của thứ nuớc cam lồ giúp cho con người trở nên tỉnh táo minh mẫn hơn.
Không gian lặng ngắt vì lũ con nàng hãy còn say sưa trong giấc ngủ vì hôm nay là thứ Bẩy. Do thói quen thường nhật, sáng nào Nguyệt cũng dậy sớm, lo vào phòng tắm trước khi lũ trẻ thức giấc, rồi sửa soạn bữa điểm tâm cho 3 đứa nhỏ, dẫn đứa con út đến truờng truớc khi đến sở làm. Chiều về lại lo sửa soạn bữa ăn, dọn dẹp, giặt giũ và kèm các con làm bài, công việc diễn tiến đều đều như chiếc kim đồng hồ không bao giờ ngừng nghỉ.
Chỉ vào những sáng cuối tuần vào giây phút hiếm hoi này, nàng mới có được một chút tự do riêng biệt cho mình. Mở cửa bước ra khoảng sân nhỏ hẹp, Nguyệt tiến đến gần những bông hoa tím ngắt, những bông hoa gợi nhớ đến thời áo tím năm xưa, mầu áo của những người nữ sinh năm cũ, mầu hoa của mối tình đầu ngây ngất.
Ngắt một nhánh có vài bông hàm tiếu còn lóng lánh sương đêm và vài bông đã mãn khai cắm vào chiếc bình hoa pha lê cao cổ. Nguyệt thả hồn trở về dĩ vãng, trở về với ngôi trường cổ kính với nhửng năm tháng cuối cùng của tuổi học trò. Tất cả đã nhạt nhòa theo thời gian và biến cố tang thương thay đổi nhưng chỉ còn một hình bóng duy nhất đã in sâu trong tâm khảm mà dù có muốn nàng cũng không bao giờ xóa nổi. Đó là bóng dáng của một chàng trai cao, gầy với ánh mắt dường như dán chặt vào người nàng. Ánh mắt này đã lẽo đẽo theo nàng từ trường về nhà, dưới tàn me già hay trên khúc đường vắng lặng. Chàng chỉ lẳng lặng theo sau và giữ một khoảng cách xa chừng mươi thước, không bao giờ gần hơn hay xa hơn mà cũng chưa bao giờ mở miệng ngỏ lời. Mới đầu Nguyệt rất thích thú vì có người theo đuổi, tự ái nàng được vuốt ve, nhưng tình trạng câm nín và khoảng cách không chịu thu lại gần làm Nguyệt khó chịu. Người gì mà ngu đần, nhút nhát dù rằng một đôi khi nàng cố tình đi chậm lại hay cả gan dừng bước ngó hẳn về phía sau khuyến khích cũng không hề thay đổi tình thế hay thu dần khoảng cách.
Một hôm cùng người chị họ đi xem triển lãm phong lan tại Thảo cầm viên, Nguyệt đang say sưa ngắm nghía vài bông hoa lan mầu tím sậm óng ánh, mượt mà như tấm nhung mịn có dát những viên kim cương nhỏ li ti. Nàng không hiểu tại sao thượng đế hay loài người lại có thể tạo ra những bông hoa đẹp đẽ đến như vậy. Bỗng có tiếng lao sao phía sau và một giọng nam nói gần như muốn nói với nàng:
Này sao mầu áo và mầu hoa lại giống nhau đến như thế! Nhưng không biết hoa hay người, ai đẹp hơn ai?
Quay hẳn người lại, Nguyệt muốn nhìn tận mặt con người buông lời cợt ghẹo. Ngạc nhiên tới tột độ, anh chàng mà Nguyệt và bạn bè thường đùa rỡn gọi là con cóc câm đang đứng trước mặt. Anh chàng mặt tứ tái ngắt đổi sang đỏ rừ miệng nói lí nhí:
Xin lỗi cô!
Có lẽ vì thêm người bạn đi kèm làm cho anh ta trở nên bạo dạn hơn.
Thành thực xin lỗi cô! Nhưng cô có thích bông hoa mầu tím không?
Người bạn cũng xen vào tiếp ứng và câu chuyện giữa bốn người trở nên tự nhiên bạo dạn và gần gũi hơn. Mấy ngày hôm sau chàng chờ Nguyệt ở gốc me ngoài cổng trường với chiếc hộp nhỏ. Mở ra nàng chỉ thấy một chùm hoa lục bình và vài bông hoa rau muống.
Xin lỗi, biết rằng Nguyệt thích hoa mầu tím, nhưng nhà nghèo nên không thể mua cành hoa lan tím để tặng. Lục bình và rau muống tuy là những thứ hoa hèn cỏ mọn của quê hương thực không xứng đáng nhưng tượng trưng cho tấm lòng quý mến của tôi, xin đừng từ chối.
Lời lẽ tuy có đượm đôi chút cải lương nhưng chân thật đó đã làm nàng cảm động. Dù đã hơn 30 năm qua Nguyệt vẫn còn nhớ như in trong lòng. Hơn 30 năm qua, 30 năm thay đổi cuộc đời từ một nữ sinh mơ mộng thành một thiếu phụ không chồng với 3 con nhỏ ở giữa một xã hội hoàn toàn khác biệt...
Sau một vài lần gặp gỡ và thề non hẹn biển chàng bỗng tuyệt vô âm tín, Nguyệt bồn chồn lo lằng hỏi thăm nhưng không một ai có thể giúp nàng những điều muốn biết về chàng. Nguyệt hối hận hôm xưa tuy đi chơi nhiều lần với chàng nhưng chưa kip hỏi thăm nhà và gia cảnh cho nên chẳng biết làm sao mà tìm. Những gì về chàng, Nguyệt chỉ có 2 chữ Thanh Phong kèm theo một nụ hôn còn ngay đến một tấm ảnh kỷ niệm cũng không có.
Nàng chỉ còn biết chờ đợi và một hôm nàng nhận được phong thư nhầu nát, vẻn vẹn vài giòng chữ:
Nguyệt thân mến!
Xin hãy tha thứ cho cái tội ra đi không một lời từ biệt. Bị bắt vì trốn tránh thi hành nghĩa vụ quân dịch cho nên hiện ở trong tình trạng đào binh tăm tối nên không mưốn Nguyệt phải phiền lòng. Tự nhủ rằng cố quên đi, nhưng không sao dằn được đành viết mấy lời tạ lỗi. Mong rằng Nguyệt hãy quên đi những gì đã qua và coi như người bạn xấu số này không còn trên cõi đời...
Lá thư mong đợi tưởng như mang lại cho nàng một niềm tin, một luồng sinh khí, nhưng tàn nhẫn thay bì thư không có địa chỉ hồi âm, cũng không có cả vài chữ KBC ngắn ngủi thông thường.
Thế rồi tháng 4 đen ập đến, trong chuyến vượt biên, định mạng oái oăm đã cướp cả gia đình thân yêu duy chỉ có một mình nàng sống sót sau khi đã bị bọn hải tặc làm ô nhục. Trên hòn đảo tỵ nạn, với tâm sự chán chường vô vọng, không người thân thích, không bạn bè nàng đã mấy lần tự kết liễu tấm thân ô uế và cuộc đời bi thảm, nhưng số phận hẩm hiu hình như vẫn cố bám chặt lấy nàng. Thuốc ngủ không đủ liều lượng, trầm mình xuống biển có người vớt lên, nàng lại không có can đảm nhảy từ trên núi xuống. Chết không xong và sống vất vưởng qua ngày. Những hình ảnh hãi hùng luôn luôn ám ảnh trong giấc ngủ và ngay cả trong đời sống hàng ngày. Nàng như một cái xác không hồn, như kẻ mộng du thẫn thờ biếng ăn mất ngủ, dung nhan tiều tụy. Và những ngày chờ đợi buồn nản trên đảo vắng trôi qua một cách vô vọng, nếu không có một chàng thanh niên luôn luôn săn sóc và đề nghị đưa nàng đến miền đất hứa, cuộc đời của nàng sẽ còn thê thảm đến đâu. Cảm động vì sự săn sóc tỉ mỉ và thật lòng đó Nguyệt buông thả lòng mình và chấp nhận cuộc sống chung thực thụ.
Với sự khích lệ của Văn và trước cơ hội tiến thân ngàn năm một thuở trong một xứ sở văn minh tân tiến, Nguyệt đã khôi phục tinh thần và đứng vững giữa cuộc đời. Qua những tháng năm mài miệt vừa học vừa làm, Nguyệt đã trở thành một kỹ sư điện tử với việc làm vững chắc và một rồi hai, rồi ba đứa con kháu khỉnh ra đời mang lại cho nàng niềm hạnh phúc tưởng chừng đã mất.
Cho đến một hôm Văn dẫn một thiếu phụ và 5 đứa trẻ vế nhà và giới thiệu đây là người vợ cũ và đàn con vừa mới được bảo lãnh theo diện đoàn tụ gia đình. Xây sẩm mặt mày, Nguyệt cảm thấy trời đất quay cuồng, vũ trụ như sụp đổ. Định mệnh éo le vẫn chưa chịu buông tha cho nàng. So sánh với hoàn cảnh hiện tại của nàng, người đàn bà và đám trẻ đó còn đáng thương gấp bội và cần có cánh tay của người đàn ông giúp đỡ, nhất là người đó lại là người cha của lũ con thơ dại.
Nhìn người đàn bà có nét mặt già nua héo hắt và đàn trẻ gầy gò dương cặp mắt nhìn nàng với vẻ mặt van lơn cầu khẩn, cầm lòng không nổi Nguyệt đành cố nén thương đau và trả lại người đàn ông mà nàng đã tưởng là cứu cánh của cuộc đời...
Sau mấy năm dành dụm, Nguyệt đã mua được căn nhà nhỏ với khoảnh vuờn khiêm tốn và mảnh vườn đó là nơi Nguyệt thả hồn vào dĩ vãng, mơ tưởng đến người xưa. Nàng trồng khá nhiều giống hoa và toàn những hoa mang mầu tím. Có những cây không tìm thấy ở quê nhà như Delphinium cao hơn một thước mầu hoa tím xanh, Solanium hoa mầu tím xứ Huế mọc thành một bụi và cây hoa mầu thiên thanh mà Nguyệt không rõ tên, mang mầu áo của các cô tiếp viên Hàng KhôngViệt Nam khi trước. Phải chăng ở đây đời sống yên lành, cây cỏ cũng được hưởng mọi sư ưu đãi của một nền văn minh nông nghiệp cho nên thứ nào cũng to và đẹp hơn những bông hoa còm cõi ở quê hương nghèo khổ bên nhà.
Nhớ đến cánh hoa lan tím năm xưa, Nguyệt cũng cố gắng tạo cho mình một vườn lan nho nhỏ và toàn những cây lan mang mầu tím. Nào là Cattleya Elizabeth Bohn cánh xanh phơn phớt như hoa lục bình lưỡi hoa mầu tím sậm, Cattleya bowringiana tím hồng, Laelia purpurata cánh như tuyết trắng lưỡi mầu tím đỏ như nhung, Vanda Tokyo Blue mầu của tà áo dài trường cũ, Zygopetalum Mackaii có những lằn tím nâu tỏa huơng thơm ngát. Mỗi khi hoa vừa hé nở, nàng lại bâng khuân thẫn thờ trở về dĩ vãng, trở về mối tình đầu mà nàng chẳng rõ là có đẹp hay không?
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở! Có lẽ cái ông thi sĩ nào đó, khi con ong đã tỏ đường đi lối về, đã được toại nguyện rồi bỗng dưng chán ngán, đâm ra mơ tưởng cái chuyện dang dở hão huyền? Hay là giọng nói oanh vàng thánh thót, thanh nhẹ dịu dàng bỗng nhiên trở thành sư tử hống hay chua ngoa như dấm...
Năm tháng tiếp tục trôi qua, đàn con khôn lớn và lần lượt giã từ mái nhà êm ấm để lại bà mẹ chưa hẳn là già nhưng cũng không còn xa cái tuổi hồi hưu. Đàn con này cũng như lũ chim đã đủ lông đủ cánh, đã có gia đình riêng biệt, chừa lại cho nàng một căn nhà trống vắng và nỗi quạnh hiu buồn tẻ. Nguyệt tự nhủ thầm sẽ cố gắng đành lòng yên phận với số kiếp cô đơn và tiếp tục sống nốt cuộc đời thầm lặng.
Có tiếng điện thoại reo vang:
Thưa! tôi xin được gặp bà Như Nguyệt!
Xin lỗi ai ở đầu giây, tôi là Nguyệt đây.
Thưa bà, trước kia có phải bà ở 294/7 Phan đình Phùng hay không?
Dạ phải, nhưng ông là ai?
Thưa tôi là Phong và xin phép được gặp bà vào khoảng 20 phút nữa.
Nguyệt chưa kịp hỏi lại, bên kia đầu giây điện thoại đã ngắt. Như bị một nhát búa giáng lên đầu, nàng vội vàng ngồi xuống ghế. Tay chân run rẩy, tim đập loạn xạ, hơi thở dường như đứt quãng. Quá súc động với cái tin bất ngờ, nàng không hiểu người vừa gọi có phải chính là người xưa năm cũ hay không? Hay chỉ là một người tên Phong nào đó? Nếu không phải là người tình cũ làm sao lại biết số nhà nàng ở Phan đình Phùng? Nàng lính quýnh đi ra đi vào chờ đợi, nhìn kim đồng hồ thấy sao những chiếc kim vô tình kia lại chậm chạp đến như vậy. Mới 30 phút trôi qua, mà nàng tưởng chừng như nửa thế kỷ. Ngồi bên cửa sổ, nhìn ra ngoài đường, chàng hoàng tử Bạch mã của nàng ở đâu sao mà quá chậm chạp. Sự chậm chạp có lẽ là bản tính cố hữu của chàng dễ gì thay đổi. Bao nhiêu ngày lẽo đẽo theo sau không dám tỏ tình vì quá nhút nhát hay quá vụng về? Xe cộ qua lại quá vô tình mà chẳng chiếc nào chịu ngừng. Cuối cùng cũng có một chiếc chịu dừng lại đậu bên kia đường và một trung niên ăn mặc chỉnh tề tay cầm bó hoa bước vào nhà nàng. Chuông cửa vừa reo, Nguyệt vội bước ra, hồi hộp mở tung cánh cửa.
Nguyệt có nhận ra tôi hay không? Xin lỗi đường bị kẹt xe!
Phải rồi người đó chính là Phong của nàng. Tuy đã 30 năm qua đi, nhưng dáng người cao ráo và ánh mắt sáng như sao đó, nàng đâu có thể quên được dù rằng năm tháng đã hằn sâu thêm vào mâý nét nhăn trên trán và mái đầu điểm thêm những chiếc tóc bạc. Nguyệt sững sờ, chết trân đứng ngó.
Nguyệt không mời tôi vào trong nhà hay sao?
Nàng ôm chầm lấy Phong và nước mắt tuôn trào. Những giọt nước mắt từ lâu nàng cố nén trong lòng, cố nén trước mặt các con, cố nén mỗi khi nhìn thấy những cánh lan mang mầu hoa năm cũ. Những giọt nước mắt và những buồn tủi trong tâm can nay được dịp thả lỏng buông trôi. Phong dìu Nguyệt vào chiếc ghế dành cho những kẻ yêu nhau. Phong ôm lấy Nguyệt, để nàng dựa vào ngực mình, tay soa vuốt nhẹ bờ vai và để cho tiếng khóc tức tưởi, uẩn ức tiếp tục tuôn ra. Hồi lâu Nguyệt mới bình tâm ngồi ngay ngắn trở lại để nghe Phong kể lại những gì đã xẩy trong thời gian đã qua.
Sau khi miền Nam sụp đổ, Phong trở về nhà giữa lúc đời sống trở nên khó khăn, ngột ngạt. Cha chàng là một thư ký cho một công ty thương mại nay đã đóng cửa, chỉ còn biết lang thang kiếm việc mà cũng không ra. Mẹ chàng một người đàn bà xưa nay chỉ đảm đang công việc nội trợ nay lại là người duy nhất chạy ngược chạy suôi để kiếm gạo cho gia đình. Chàng là con một, từ trước đến giờ chỉ biết cắp sách đến trường cho nên chẳng có một chút kinh nghiệm nào trong cuộc mưu sinh. Khi có phong trào vượt biên, chàng được cha mẹ mấy lần thu xếp cho đi nhưng không có lần nào trót lọt. Vào tù ra khám rồi lại ra đi, cuối cùng chàng theo một đoàn người đi bộ sang Cao miên rồi dùng thuyền tới trại ty nạn tại Mã Lai.
Mấy lần được phỏng vấn nhưng đều bị từ chối vì không thân nhân và không người bảo trợ ở Hoa kỳ. Nhưng vào giây phút tuyệt vọng nhất, chàng được quý nhân phù trợ. Người thiếu phụ hàng xóm của chàng vừa may mắn đến đảo cùng với 2 đứa con thơ dại. Lan trước kia say mê Phong như điếu đổ, nhưng chàng lúc đó đã có người em trong mộng, chàng đâu còn chú ý đến nàng. Gặp chàng, Lan cho biết đã lạc mất người chồng trong cơn hỗn loạn vì công an đuổi bắt vào lúc xuống thuyền. Sợ gặp phải cảnh thân đơn gái chiếc trên đảo, Lan nhận Phong làm chồng để tránh chuyện nhòm ngó của đám thanh niên độc thân trong trại. Được người anh ruột bảo lãnh, cặp vợ chồng hờ này mau lẹ rời đảo và bắt đầu cuộc sống mới. Chàng vẫn cố công tìm Nguyệt nhưng chẳng biết gì hơn ngoài số 294/7 Phan đình Phùng. Chàng và Lan ước hẹn là không ai được đả động hay chất vấn đối phương trong công việc tìm kiếm người chồng hay người tình.
Mấy năm nay khi nghe bất cứ ai có tên Nguyệt chàng đều điện thoại hỏi thăm hoặc cất công đến tận nơi tìm kiếm nhưng hoàn toàn vô vọng. Cũng như Nguyệt và nhiều người đến Mỹ, Phong vừa làm vừa học. Khi vừa tốt nghiệp đại học chàng dự định sẽ cùng chị hàng xóm chính thức thành hôn, nhưng cuộc đời chàng đã rẽ sang ngả khác. Đúng vào buổi chiều khi Phong định ngỏ lời cầu hôn, Lan dẫn một người Mỹ về nhà giới thiệu với chàng là chồng sắp cưới và chàng chỉ là người em họ. Cũng có thể vì người chồng cũ đã tuyệt vô tăm tích, còn Phong lại luông luôn tìm kiếm Nguyệt, cho nên Lan không mấy tin tưởng ở chàng mà phải tìm lối thoát trước khi chàng bỏ ra đi hay tuổi già sắp đến
Ngỡ ngàng trước hoàn cảnh éo le, Phong lặng lẽ rút lui và dời sang tiểu bang khác. Chàng vẫn tìm và vẫn đợi cho đến hôm vừa qua một người bạn cho biết có một bà tên Nguyệt làm cùng sở nhưng không tiện hỏi vì Nguyệt quá trang nghiêm, nên chỉ có thể cho điện thoại. Chàng gọi điện thoại nhưng lòng vẫn nhủ thầm chắc gì đã phải vì khi còn ở nhà chàng có đến hỏi thăm láng giềng của nàng, họ đều nói cả nhà chẳng còn ai sống sót. Nhưng chàng vẫn có linh tính cho rằng nàng còn sống và ở đâu đó vì trong danh sách của Hội Hồng Thập Tự có tên Như Nguyệt nhưng không có điạ chỉ...
Bây giờ mộng tưởng đã thành sự thực tuy có muộn màng, tuy có nhiều gian truân vất vả nhưng it ra còn gặp lại nhau vào lúc xế chiều. Tay trong tay, Nguyệt ngả người vào lòng Phong để cho hai trái tim cằn cỗi cùng hòa theo một nhịp, họ cùng nhìn vào căp mắt xưa kia sáng như ngôi sao nay đã mờ theo tháng năm chồng chất. Ho ôm chặt lấy nhau như sợ rằng người kia sẽ biến mất. Họ quên cả không gian, thời gian và quên hẳn bóng chiều đã đổ dài trên còn đường vắng lặng.
[
SIZE="3"]Placentia 7-05
BÙI XUÂN ĐÁNG[/SIZE]
Comment