Vào giờ ra chơi, Thục gặp tôi nơi phòng Ban giám hiệu, nét mắt vẫn nghiêm nghị như tự bao giờ. Nhận lấy ly trà nóng tôi rót mời, Thục hớp một ngụm, đặt ly xuống cái cạch, nói:- Thằng Hưng em ông khá đó chớ?
Tôi nhíu mày, hơi chột dạ, vì cứ sợ thằng em cà chớn của mình, đang học lớp 11A2 mà Thục là giáo viên chủ nhiệm, gây ra chuyện phiền phức bực bội gì đó đối với thầy giáo. Tôi nhìn người bạn đồng nghiệp, ái ngại và lo lắng, hỏi:
- Sao rồi? Có chuyện gì xảy ra chăng?
- Đâu có gì! - Thục nhướng mắt - Nó học khá thông minh, lanh lợi và mạnh dạn phát biểu, lại ngoan ngoãn, lễ phép, nên tôi khen ngợi một tiếng thật lòng cho ông vui.
- Thật vậy à? - Tôi không giấu được kinh ngạc.
- Ô kìa, sao ông lại lộ vẻ ngạc nhiên vậy? Bộ tôi đùa trêu ông à? Nó đang và sẽ là đứa học trò được tôi quan tâm, cưng nhất đó!
Tôi sững sờ thoáng chốc, rồi phì cười. Thục lại tự rót trà ra ly, mắt đăm đăm nhìn tôi, nước tràn ra bàn mà không hay, tôi chồm tới chặn tay Thục lại, nói:
- Khen quá té hen ra ngoài. Đầy quá thì đổ, ông ơi!
Thục cười khoái trá, gục gặc hỏi:
- Tôi khen không đúng hay sao? Không lẽ tôi khen thằng em của ông để được lòng thằng anh của nó? Lợi gì mà khen?
Tôi biết tính Thục ưa đùa cho vui, nên thản nhiên nói:
- Ông chẳng lợi gì mà có khi còn bị hại. Ông khen thằng em tôi khá giỏi, ngoan hiền... đó là theo cái nhìn hạn hẹp của ông. Tôi nghe ông khen, tôi không mừng, lại lo, và buồn nữa!
- Tại sao?
- Tôi lo có thể ông đang bị thằng em tôi nó gạt. Nó gạt bằng sự giả dối của nó. Nếu quả thật nó ngoan giỏi như ông khen thì... quá tốt. Nhưng, tôi buồn vì tôi không được diễm phúc có được một đứa em như vậy khi ở nhà. ở nhà, nó là một đứa em cà chớn, bướng bỉnh, hỗn láo với anh mình. Thật nực cười, tôi cũng là một người thầy như ông, nhưng tôi không dạy bảo nó được, cũng không được nể trọng như nó nể trọng ông...- à à à... ra vậy!Thục ngả người ra ghế, đăm chiêu. Tôi thở dài:
- Bụt nhà không thiêng. Tôi dạy được biết bao đứa học trò qua nhiều năm theo nghề, có đứa từ dốt đặc hoá thành thông minh, có đứa hoang đàng chi địa trở nên siêng năng ngoan ngoãn, vậy mà... khi về nhà, chỉ mỗi một thằng em trai nhưng tôi đã không thể dạy, khuất phục được nó, và bao năm bất lực nhìn con ngựa chứng không cương chạy nhảy trong nhà, trước mắt mình. Tôi buồn là vì vậy!
Thục trầm ngâm khi nghe được tâm sự kín đáo của tôi vừa bộc bạch. Anh ta hớp từng ngụm trà nóng với vẻ ưu tư, day dứt, một lúc lâu, khẽ hỏi:
- Đại loại, ông có một đứa em ứng xử với ông thế nào?
- Bảo học thì nó cứ đưa cái bản mặt khinh khỉnh lên, bỏ đi chơi. Nói gì cũng cãi. Bài vở làm sai, tôi chỉnh, tôi giảng, vậy mà nó vẫn cãi cối cãi chày, tỏ vẻ bất cần đến sự chỉ giáo của tôi. Do thói quen từ nhỏ, đến hôm nay nó vẫn gọi tôi bằng tên: "Thịnh ơi, Thịnh ơi!". Bảo nó sửa, nó đâu chịu. Lớn rồi, phải tập tánh tự lập cho quen, nhưng nó không hề biết giặt quần áo là gì, cứ bắt mẹ tôi lo, nhiều lần tôi dạy bảo nhưng nó ngoan cố. Ôi chao... còn cả trăm thứ đáng chê trách, kể sao cho hết. Thế nên, ông khen nó giỏi này ngoan nọ, tôi cứ tưởng mình nghe lầm, hoặc đang... chiêm bao!
Thục cười méo xệch cả miệng, lắc đầu ngao ngán nói:
- Tôi nghĩ, đây không phải là trường hợp "Bụt nhà không thiêng", mà là "Khôn nhà dại chợ". Đời phải có những nghịch lý tréo ngoe như vậy mới là cuộc đời, phải không, ông anh tội nghiệp của học trò tôi?
Tôi nhún vai, nhướng mắt như để chấp nhận những nghịch lý phải tồn tại giữa cuộc đời mà mình phải đương đầu, chịu đựng.
... Qua năm ngày liên tục, tôi ngẩn ngơ đi từ kinh ngạc này đến kinh ngạc khác, cứ như đi trong giấc mộng dài êm ả, có những tia nắng óng ả, những tiếng nhạc réo rắt, những cơn gió thoảng dịu dàng, và những kỳ hoa dị thảo hương đưa ngào ngạt... Tôi cứ lo sợ giật mình tỉnh giấc, để rồi đối diện với sự thật nhỡn tiền đầy xót xa bứt rứt mà mình đã bao năm phải kiên nhẫn đối diện. Nhưng tôi không phải đang đi vào mộng mơ huyền ảo. Tôi đang chứng kiến một sự thay đổi kỳ lạ có thật. Thằng Hưng gọi tôi bằng "Anh Thịnh". Nó mời tôi ăn cơm, nó tự giặt đồ, nó cầu cứu tôi giảng giải những bài tập, những thắc mắc mà nó chưa thông hiểu. Nó nhìn tôi bằng đôi mắt khác lạ - đôi mắt chứa đầy sự nể nang, kính phục - với nhiều thiện cảm... Tôi tưởng nó đóng kịch, nên thoạt đầu rất nghi ngại và thận trọng dò xét. Nhưng tôi biết nó đang sống thật. Sự thay đổi nơi nó thật tự nhiên, không gượng gạo, gò ép. Tôi sướng lắm, vui lắm, cảm thấy cuộc đời sao mà dễ dàng, đơn giản đến thế! Tôi không hỏi nó một tiếng, chỉ âm thầm đón nhận những món quà tặng tình cảm từ đứa em trai bất trị. Tôi như vừa mới tìm lại được của quý báu bị đánh mất bao năm, trưa nằm trăn trở, đêm nằm thao thức nghĩ về sự thay đổi của Hưng. Có lẽ ai trong cuộc mới hiểu được niềm vui khoan khoái kỳ lạ trong tôi, khi mỗi sáng đến trường hai anh em tôi chở nhau, rủ nhau cùng đi, trò chuyện vui vẻ. Chuyện chưa từng xảy ra. Tôi vui lắm, và nghĩ đến Thục. Tôi dám chắc Thục đã nhúng tay vào chuyện này. Khi bị tôi tra hỏi, Thục ngơ ngác lắc đầu:
- Tôi không hề nói năng gì với thằng em ông hết. Thầy trò tôi đâu có rảnh rang mà nói chuyện riêng. Vả lại, ông là anh của nó, ông không dạy nổi, thì tôi là người dưng sao đủ trình độ để làm một đứa cứng đầu bất trị giác ngộ mau mắn như vậy?
Tôi vẫn nghi ngờ, nói:
- Nhất định là ông đang chối. Không phải ông, thì chẳng còn ai dính dấp vào cái vụ tình cảm riêng tư của anh em nhà tôi!
Thục cười trừ, nói lảng sang chuyện khác.
Bất chợt, Hưng hỏi tôi khi hai anh em đang ngồi trong rạp chiếu bóng ế ẩm vào tối thứ bảy:
- Thầy Thục có thằng em trai học lớp của anh à?
Tôi trố mắt ngạc nhiên, nhưng hiểu ngay vấn đề, vội hỏi:
- Ai nói với em như thế?
- Thầy Thục nói. Tụi em nghe thầy kể về người em trai đang học lớp 11A5 do anh làm chủ nhiệm. Nghe nói thằng đó đến trường học giỏi lắm, lại ngoan ngoãn lễ phép, được thầy cô, bạn bè thương mến. Nhưng khi về nhà, nó lại hiện yêu hiện quỷ, cứng đầu lỳ cổ, hỗn láo xấc xược với anh chị em trong nhà, nhất là đối với chính thầy Thục, một người thầy giáo được bao học trò kính trọng...
- Thầy Thục kể vậy à? - Tôi hứng thú hỏi tới - Rồi sao nữa?
- Sở dĩ thầy kể về thằng em trai cà chớn đó, là vì đang giảng câu tục ngữ "Khôn nhà dại chợ", thầy cười đau khổ nói rằng em của thầy thực ra là "Dại nhà khôn chợ", ở nhà hỗn láo với người thân là dại, ra đường hay đến trường lễ phép ngoan ngoãn với người dưng là khôn...
- Thầy Thục có tính ưa đùa, hay ăn nói như vậy.
- Tụi em nghe thầy tâm sự mà tức anh ách, xót xa và buồn giùm thầy. Thầy đã thực lòng nói: "Tôi được hàng nghìn học trò kính nể, dạy cho hàng nghìn học sinh trở nên khôn ngoan, vậy mà không dạy được chỉ mỗi một đứa em trong nhà mình, đó là nỗi đau, một nỗi nhục trong nhà chưa tẩy xoá được!". Nghe mà tội nghiệp cho thầy quá. Em và mấy đứa bạn định hỏi thăm cho biết mặt thằng em của...
- Để làm gì? - Tôi ngắt.
- Hăm nó, nếu cần thì... dạy cho nó một bài học nên người.
Tôi cố nén tiếng cười không bật ra, đồng thời nuốt cục nghẹn vì xúc động xuống, hỏi khẽ Hưng:
- Em tin lời thầy Thục không?
- Tin chớ. Nhưng... sao anh hỏi vậy?
- Vì lớp 11A5 không hề có đứa học sinh nào là em trai của thầy Thục cả. Em gái cũng không. Bởi nếu có thì anh đã biết, như thầy Thục đã biết em là em trai của anh vậy!
- Vậy ra... thầy Thục bịa đặt?
Tôi tủm tỉm, gật đầu:
- Nói xạo là một tính xấu. Nhưng đôi khi điều đó cũng đẹp, nếu dùng vào mục đích tốt, có lợi cho người bị nghe xạo. Thầy Thục làm điều đó với lớp 11A2, ấy là muốn dạy cho các em một bài học về đạo đức, cái xạo của thầy là một cái xạo rất thánh thiện, vượt lên trên khỏi những cái xạo của người đời phàm tục. Các em được nghe thầy nói vậy, đừng nên chê trách thầy, mà phải cám ơn, phải càng kính trọng thầy hơn, ngay cả anh cũng phải nghiêng mình ngả nón mà cảm ơn thầy Thục của em. Không chỉ các em học được bài học quý báu từ thầy Thục, mà thầy giáo Thịnh này, anh của em đây, cũng được một bài học ngoài sách vở, ngoài giáo án văn tự.
Đèn tắt. Rạp chìm trong bóng tối. Nhưng tôi vẫn thấy rõ một gương mặt nghiêm nghị hiện ra, nhoẻn miệng cười, nheo mắt với tôi. Tôi nhắm mắt lại, vẫn thấy gương mặt ấy, thấy rõ hơn khi mở mắt, gương mặt sáng ngời trí tuệ, rất điềm tĩnh giữa bóng đêm mịt mù. Gương mặt người đồng nghiệp của tôi, Thục, có lẽ cũng đang chập chờn lảng vảng trước mắt, trong đầu óc, và trong trái tim của Hưng em tôi đang trong giờ phút màn bạc hiện lên những hình ảnh nửa hư nửa thực của cuộc đời. Tôi nhìn sang Hưng. Mắt nó long lanh. Tôi nắm lấy bàn tay em trai. Hưng siết chặt bàn tay tôi, nói:
- Thầy Thục xạo ve kêu luôn!
Tôi phì cười, hỏi:
- Em có giận thầy Thục không?
- Dạ không. Thầy làm thế rất hay, vui, lạ và... bổ nữa!
- ừ, em cứ xem như ở lớp 11A5 của anh có một học sinh là em của thầy Thục đang hiện hữu. Phải có một tấm gương tốt, và một tấm gương xấu để tự mình soi lấy mình, em trai ạ!Hưng gật gù, chân tình:
- Đúng vậy. Em trai của thầy Thục là có thật, và vẫn còn đó. Nhưng, em trai thầy Thịnh thì đã biến mất rồi. Phải vậy không anh?
Tôi cười, siết chặt tay Hưng nhìn lên màn bạc mà không hề thấy gì. Tôi ôm nỗi vui sướng ngồi cho đến khi đèn sáng hết phim, ra khỏi rạp, bước ra đường phố với một giáo án mới toanh mang theo.../.
ST ! ( Tác Giả: Uất Kim Hương )
Tôi nhíu mày, hơi chột dạ, vì cứ sợ thằng em cà chớn của mình, đang học lớp 11A2 mà Thục là giáo viên chủ nhiệm, gây ra chuyện phiền phức bực bội gì đó đối với thầy giáo. Tôi nhìn người bạn đồng nghiệp, ái ngại và lo lắng, hỏi:
- Sao rồi? Có chuyện gì xảy ra chăng?
- Đâu có gì! - Thục nhướng mắt - Nó học khá thông minh, lanh lợi và mạnh dạn phát biểu, lại ngoan ngoãn, lễ phép, nên tôi khen ngợi một tiếng thật lòng cho ông vui.
- Thật vậy à? - Tôi không giấu được kinh ngạc.
- Ô kìa, sao ông lại lộ vẻ ngạc nhiên vậy? Bộ tôi đùa trêu ông à? Nó đang và sẽ là đứa học trò được tôi quan tâm, cưng nhất đó!
Tôi sững sờ thoáng chốc, rồi phì cười. Thục lại tự rót trà ra ly, mắt đăm đăm nhìn tôi, nước tràn ra bàn mà không hay, tôi chồm tới chặn tay Thục lại, nói:
- Khen quá té hen ra ngoài. Đầy quá thì đổ, ông ơi!
Thục cười khoái trá, gục gặc hỏi:
- Tôi khen không đúng hay sao? Không lẽ tôi khen thằng em của ông để được lòng thằng anh của nó? Lợi gì mà khen?
Tôi biết tính Thục ưa đùa cho vui, nên thản nhiên nói:
- Ông chẳng lợi gì mà có khi còn bị hại. Ông khen thằng em tôi khá giỏi, ngoan hiền... đó là theo cái nhìn hạn hẹp của ông. Tôi nghe ông khen, tôi không mừng, lại lo, và buồn nữa!
- Tại sao?
- Tôi lo có thể ông đang bị thằng em tôi nó gạt. Nó gạt bằng sự giả dối của nó. Nếu quả thật nó ngoan giỏi như ông khen thì... quá tốt. Nhưng, tôi buồn vì tôi không được diễm phúc có được một đứa em như vậy khi ở nhà. ở nhà, nó là một đứa em cà chớn, bướng bỉnh, hỗn láo với anh mình. Thật nực cười, tôi cũng là một người thầy như ông, nhưng tôi không dạy bảo nó được, cũng không được nể trọng như nó nể trọng ông...- à à à... ra vậy!Thục ngả người ra ghế, đăm chiêu. Tôi thở dài:
- Bụt nhà không thiêng. Tôi dạy được biết bao đứa học trò qua nhiều năm theo nghề, có đứa từ dốt đặc hoá thành thông minh, có đứa hoang đàng chi địa trở nên siêng năng ngoan ngoãn, vậy mà... khi về nhà, chỉ mỗi một thằng em trai nhưng tôi đã không thể dạy, khuất phục được nó, và bao năm bất lực nhìn con ngựa chứng không cương chạy nhảy trong nhà, trước mắt mình. Tôi buồn là vì vậy!
Thục trầm ngâm khi nghe được tâm sự kín đáo của tôi vừa bộc bạch. Anh ta hớp từng ngụm trà nóng với vẻ ưu tư, day dứt, một lúc lâu, khẽ hỏi:
- Đại loại, ông có một đứa em ứng xử với ông thế nào?
- Bảo học thì nó cứ đưa cái bản mặt khinh khỉnh lên, bỏ đi chơi. Nói gì cũng cãi. Bài vở làm sai, tôi chỉnh, tôi giảng, vậy mà nó vẫn cãi cối cãi chày, tỏ vẻ bất cần đến sự chỉ giáo của tôi. Do thói quen từ nhỏ, đến hôm nay nó vẫn gọi tôi bằng tên: "Thịnh ơi, Thịnh ơi!". Bảo nó sửa, nó đâu chịu. Lớn rồi, phải tập tánh tự lập cho quen, nhưng nó không hề biết giặt quần áo là gì, cứ bắt mẹ tôi lo, nhiều lần tôi dạy bảo nhưng nó ngoan cố. Ôi chao... còn cả trăm thứ đáng chê trách, kể sao cho hết. Thế nên, ông khen nó giỏi này ngoan nọ, tôi cứ tưởng mình nghe lầm, hoặc đang... chiêm bao!
Thục cười méo xệch cả miệng, lắc đầu ngao ngán nói:
- Tôi nghĩ, đây không phải là trường hợp "Bụt nhà không thiêng", mà là "Khôn nhà dại chợ". Đời phải có những nghịch lý tréo ngoe như vậy mới là cuộc đời, phải không, ông anh tội nghiệp của học trò tôi?
Tôi nhún vai, nhướng mắt như để chấp nhận những nghịch lý phải tồn tại giữa cuộc đời mà mình phải đương đầu, chịu đựng.
... Qua năm ngày liên tục, tôi ngẩn ngơ đi từ kinh ngạc này đến kinh ngạc khác, cứ như đi trong giấc mộng dài êm ả, có những tia nắng óng ả, những tiếng nhạc réo rắt, những cơn gió thoảng dịu dàng, và những kỳ hoa dị thảo hương đưa ngào ngạt... Tôi cứ lo sợ giật mình tỉnh giấc, để rồi đối diện với sự thật nhỡn tiền đầy xót xa bứt rứt mà mình đã bao năm phải kiên nhẫn đối diện. Nhưng tôi không phải đang đi vào mộng mơ huyền ảo. Tôi đang chứng kiến một sự thay đổi kỳ lạ có thật. Thằng Hưng gọi tôi bằng "Anh Thịnh". Nó mời tôi ăn cơm, nó tự giặt đồ, nó cầu cứu tôi giảng giải những bài tập, những thắc mắc mà nó chưa thông hiểu. Nó nhìn tôi bằng đôi mắt khác lạ - đôi mắt chứa đầy sự nể nang, kính phục - với nhiều thiện cảm... Tôi tưởng nó đóng kịch, nên thoạt đầu rất nghi ngại và thận trọng dò xét. Nhưng tôi biết nó đang sống thật. Sự thay đổi nơi nó thật tự nhiên, không gượng gạo, gò ép. Tôi sướng lắm, vui lắm, cảm thấy cuộc đời sao mà dễ dàng, đơn giản đến thế! Tôi không hỏi nó một tiếng, chỉ âm thầm đón nhận những món quà tặng tình cảm từ đứa em trai bất trị. Tôi như vừa mới tìm lại được của quý báu bị đánh mất bao năm, trưa nằm trăn trở, đêm nằm thao thức nghĩ về sự thay đổi của Hưng. Có lẽ ai trong cuộc mới hiểu được niềm vui khoan khoái kỳ lạ trong tôi, khi mỗi sáng đến trường hai anh em tôi chở nhau, rủ nhau cùng đi, trò chuyện vui vẻ. Chuyện chưa từng xảy ra. Tôi vui lắm, và nghĩ đến Thục. Tôi dám chắc Thục đã nhúng tay vào chuyện này. Khi bị tôi tra hỏi, Thục ngơ ngác lắc đầu:
- Tôi không hề nói năng gì với thằng em ông hết. Thầy trò tôi đâu có rảnh rang mà nói chuyện riêng. Vả lại, ông là anh của nó, ông không dạy nổi, thì tôi là người dưng sao đủ trình độ để làm một đứa cứng đầu bất trị giác ngộ mau mắn như vậy?
Tôi vẫn nghi ngờ, nói:
- Nhất định là ông đang chối. Không phải ông, thì chẳng còn ai dính dấp vào cái vụ tình cảm riêng tư của anh em nhà tôi!
Thục cười trừ, nói lảng sang chuyện khác.
Bất chợt, Hưng hỏi tôi khi hai anh em đang ngồi trong rạp chiếu bóng ế ẩm vào tối thứ bảy:
- Thầy Thục có thằng em trai học lớp của anh à?
Tôi trố mắt ngạc nhiên, nhưng hiểu ngay vấn đề, vội hỏi:
- Ai nói với em như thế?
- Thầy Thục nói. Tụi em nghe thầy kể về người em trai đang học lớp 11A5 do anh làm chủ nhiệm. Nghe nói thằng đó đến trường học giỏi lắm, lại ngoan ngoãn lễ phép, được thầy cô, bạn bè thương mến. Nhưng khi về nhà, nó lại hiện yêu hiện quỷ, cứng đầu lỳ cổ, hỗn láo xấc xược với anh chị em trong nhà, nhất là đối với chính thầy Thục, một người thầy giáo được bao học trò kính trọng...
- Thầy Thục kể vậy à? - Tôi hứng thú hỏi tới - Rồi sao nữa?
- Sở dĩ thầy kể về thằng em trai cà chớn đó, là vì đang giảng câu tục ngữ "Khôn nhà dại chợ", thầy cười đau khổ nói rằng em của thầy thực ra là "Dại nhà khôn chợ", ở nhà hỗn láo với người thân là dại, ra đường hay đến trường lễ phép ngoan ngoãn với người dưng là khôn...
- Thầy Thục có tính ưa đùa, hay ăn nói như vậy.
- Tụi em nghe thầy tâm sự mà tức anh ách, xót xa và buồn giùm thầy. Thầy đã thực lòng nói: "Tôi được hàng nghìn học trò kính nể, dạy cho hàng nghìn học sinh trở nên khôn ngoan, vậy mà không dạy được chỉ mỗi một đứa em trong nhà mình, đó là nỗi đau, một nỗi nhục trong nhà chưa tẩy xoá được!". Nghe mà tội nghiệp cho thầy quá. Em và mấy đứa bạn định hỏi thăm cho biết mặt thằng em của...
- Để làm gì? - Tôi ngắt.
- Hăm nó, nếu cần thì... dạy cho nó một bài học nên người.
Tôi cố nén tiếng cười không bật ra, đồng thời nuốt cục nghẹn vì xúc động xuống, hỏi khẽ Hưng:
- Em tin lời thầy Thục không?
- Tin chớ. Nhưng... sao anh hỏi vậy?
- Vì lớp 11A5 không hề có đứa học sinh nào là em trai của thầy Thục cả. Em gái cũng không. Bởi nếu có thì anh đã biết, như thầy Thục đã biết em là em trai của anh vậy!
- Vậy ra... thầy Thục bịa đặt?
Tôi tủm tỉm, gật đầu:
- Nói xạo là một tính xấu. Nhưng đôi khi điều đó cũng đẹp, nếu dùng vào mục đích tốt, có lợi cho người bị nghe xạo. Thầy Thục làm điều đó với lớp 11A2, ấy là muốn dạy cho các em một bài học về đạo đức, cái xạo của thầy là một cái xạo rất thánh thiện, vượt lên trên khỏi những cái xạo của người đời phàm tục. Các em được nghe thầy nói vậy, đừng nên chê trách thầy, mà phải cám ơn, phải càng kính trọng thầy hơn, ngay cả anh cũng phải nghiêng mình ngả nón mà cảm ơn thầy Thục của em. Không chỉ các em học được bài học quý báu từ thầy Thục, mà thầy giáo Thịnh này, anh của em đây, cũng được một bài học ngoài sách vở, ngoài giáo án văn tự.
Đèn tắt. Rạp chìm trong bóng tối. Nhưng tôi vẫn thấy rõ một gương mặt nghiêm nghị hiện ra, nhoẻn miệng cười, nheo mắt với tôi. Tôi nhắm mắt lại, vẫn thấy gương mặt ấy, thấy rõ hơn khi mở mắt, gương mặt sáng ngời trí tuệ, rất điềm tĩnh giữa bóng đêm mịt mù. Gương mặt người đồng nghiệp của tôi, Thục, có lẽ cũng đang chập chờn lảng vảng trước mắt, trong đầu óc, và trong trái tim của Hưng em tôi đang trong giờ phút màn bạc hiện lên những hình ảnh nửa hư nửa thực của cuộc đời. Tôi nhìn sang Hưng. Mắt nó long lanh. Tôi nắm lấy bàn tay em trai. Hưng siết chặt bàn tay tôi, nói:
- Thầy Thục xạo ve kêu luôn!
Tôi phì cười, hỏi:
- Em có giận thầy Thục không?
- Dạ không. Thầy làm thế rất hay, vui, lạ và... bổ nữa!
- ừ, em cứ xem như ở lớp 11A5 của anh có một học sinh là em của thầy Thục đang hiện hữu. Phải có một tấm gương tốt, và một tấm gương xấu để tự mình soi lấy mình, em trai ạ!Hưng gật gù, chân tình:
- Đúng vậy. Em trai của thầy Thục là có thật, và vẫn còn đó. Nhưng, em trai thầy Thịnh thì đã biến mất rồi. Phải vậy không anh?
Tôi cười, siết chặt tay Hưng nhìn lên màn bạc mà không hề thấy gì. Tôi ôm nỗi vui sướng ngồi cho đến khi đèn sáng hết phim, ra khỏi rạp, bước ra đường phố với một giáo án mới toanh mang theo.../.
ST ! ( Tác Giả: Uất Kim Hương )