Niềm Đau Sau Cuộc Chiến
Linh Vũ
Phải chăng cuộc sống chỉ là những chuỗi ngày của khổ đau và con người thì ngụp lặng trong vô thường không biết thế nào là hạnh phúc, yêu thương. Nhìn bức hình của nhiếp ảnh gia Jonh Moores đoạt giải thưởng Pulitzer trong ngày lễ chiến sĩ trận vong, với hình ảnh người con gái nằm úp mặt bên bia mộ người hôn phu đã làm lòng tôi chùng xuống một nỗi buồn. Tôi chợt nhớ về những tháng ngày trong quân đội, những lao đao của tuổi trẻ trên đất nước nghèo nàn, những tình yêu vỡ vụn đầy xót xa thời chinh chiến. Hôm nay đã hơn ba mươi năm, kỷ niệm chiến tranh đã mờ dần theo năm tháng, còn nhớ chăng cũng chỉ là những xót xa cho thân phận một kiếp người. Chiến tranh mãi mãi là điều phi lý, có lẽ những người lính sau cuộc chiến đều nhìn thấy rõ bề trái của chiến tranh và câu trả lời chính xác cho chính họ và lịch sử.
Chúng ta hãy nhìn bức ảnh một cô gái trẻ với đôi vai trĩu nặng niềm đau và nỗi chết, nằm úp mặt trong một nghĩa trang vắng lặng bên bia mộ người hôn phu với hai dòng nước mắt. Đó có phải là hào quang chiến thắng hay chỉ là sự phi lý và cay nghiệt của chiến tranh?
Theo nhà văn danh tiếng Benjamin Disraeli đã viết: “Mọi người sinh ra là để yêu thương. Đó là nguyên lý và là cứu nhân của cuộc sinh tồn” Nếu trên địa cầu này ai cũng hiểu như vậy thì làm gì trên quả đất có những hố bom, có xe tăng, hỏa tiễn, có đầu rơi máu đổ, có hằng triệu vành khăn tang và tiếng kêu khóc thảm thiết trong suốt 21 thế kỷ qua.
Tình yêu luôn gắn liền với cuộc sống, có yêu thương con người mới tìm được nguồn hạnh phúc. Chiến tranh là hành động của tội ác, là sự phi lý và tàn phá trên địa cầu. Từ lúc có chiến tranh con người luôn gánh chịu nhiều khổ đau hơn là hạnh phúc, hỗn loạn hơn là bình an.
Anh hùng cố Trung Sĩ James Regan đã nói lời rất khí khái đậm tình tổ quốc sau vụ 911 “ Nếu tôi không đi lính thì ai đi?” anh đã không đi học khóa sĩ quan mà vào trường HSQ để nhanh chóng qua Iraq chiến đấu. Anh là người thanh niên đầy nhiệt huyết sống vì người khác nhiều hơn là ích kỷ cá nhân. Anh là một sinh viên năng động với tương lai đầy hứa hẹn. Nhưng sau khi James Regan hứa hôn với cô sinh viên Y Khoa xinh đẹp Mary McHugh trường Đại Học Emory. Anh lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi bảo vệ quê hương chống khủng bố. Tình yêu chưa trọn vẹn, ngày về của anh không phải là vòng hoa chiến thắng của người yêu nơi hậu phương mà là màu cờ phủ chiếc áo quan. Anh tử trận tháng 02/2007 bởi một quả bom oan nghiệt bên lề đường ở chiến trường Iraq.
Rất tiếc, anh James Regan và nhiều người lính khác chỉ có quyền tuân theo mênh lệnh mà không có quyền nói lên tiếng nói đúng sai. Anh vì tự ái dân tộc, vì muốn bảo vệ quê hương mà không cần tìm hiểu nguyên nhân ai là người đã gây nên cảnh kinh hoàng trong ngày 911 và lý do tại sao họ phải hy sinh mạng sống để làm những việc như vậy trên quê hương anh, câu hỏi được đặc ra và hình như đã có câu trả.
Chiến tranh là lý do ngụy biện là sự kiện liên kết trong mưu đồ chính trị và chiến lược trên lợi ích Quốc Gia và tham vọng bá vương. Điều đó ai cũng biết, nhưng đến khi nào thì lịch sử sẽ trả lời đây?
Anh James chết đi với những tấm huy chương lóng lánh, với những phát súng lệnh, với lá cờ danh dự, với bản tuyên dương cao quí, nhưng những thứ đó không thể nào lau khô được giọt lệ trên đôi má người hôn thê thanh xuân cô Mary McHugh. Còn nỗi đau nào hơn khi cô mất đi người yêu vĩnh viễn và có ai thấy được giấc mơ nhỏ nhoi trong cuộc đời người con gái đã tan theo dòng lệ khổ đau. Cô đã sụt sùi thốt lên “ Thôi rồi còn đâu nữa những ước mơ là sáng thức dậy thấy anh vẫn nằm bên em”Than ôi ! ước mơ thật bình thường nhưng đó là một sự thật của cuộc đời, sự cần có trong đời sống thật đơn sơ nhưng đủ để cho con người hạnh phúc.
Anh James ra đi đã bỏ lại sau lưng người hôn thê trẻ đẹp, anh hy sinh cho Tổ Quốc vì lý tưởng làm trai. Nhưng sự hy sinh đã đổi lại bằng những dòng lệ xót xa trong mắt Mary. Anh sẽ không bao giờ nghe được tiếng bước chân buồn bã của Mary mỗi ngày trên khuôn viên trường Đại Học. Và hôm nay bên nấm mộ tiêu điều vắng vẻ ở nghĩa trang đang có người con gái úp mặt trước mộ, gọi tên anh nức nở. Anh James có nhìn thấy người con gái với chiếc áo đầm trắng mỏng lớm chớm những đóm hoa mà vài tháng trước đây anh đã từng sánh bước bên nhau trong những ngày hè nắng ấm. Chiếc áo còn đó, mớ tóc búi cao với chiếc cỗ trắng nõn nà đang nằm trước mộ anh hôm nay, nhưng anh không còn thấy nữa. Bây giờ là nghĩa trang tĩnh mịch, chỉ còn lại Mary với bó hoa đã héo khô, một chiếc ví tay quen thuộc chứa ngập nỗi buồn, một vài cọng cỏ úa vàng bay lơ thơ theo chiều gió bên cạnh bia mộ thật vắng lặng của ngày cuối đông.
Khi người yêu đã chết tức là chiến tranh cho cá nhân McHugh đã kết thúc mà tàn tích còn lại chính là nỗi đau, là nỗi buồn, là nỗi xót xa cắt xén con tim qua từng ngày tháng của cuộc đời nàng. Con người chỉ muốn được sống trong một thế giới đơn giản, an bình với tình yêu thương. Vinh danh và lý tưởng phải chăng là ngôn từ lừa đảo đầy hào nhoáng để đẩy con người vào hố sâu tuyệt vọng.
Hạnh phúc đến từ bên trong của mọi người và hạt giống hạnh phúc chính là tình yêu thương. Thật vậy, không ai có thể mang đến cho chúng ta niềm hạnh phúc ngoài con tim chúng ta. Chiến tranh không mang đến cho con người những điều mong muốn. Hay nhìn lại hai cuộc thế chiến, chúng ta thấy nhân loại có thật sự hạnh phúc không!
Tôi biết thời gian sẽ trôi qua, mặc dù con người đang sống trong chiến tranh, sau chiến tranh hay trong nỗi khổ đau đến dường nào thì con người vẫn sống, vẫn tiếp tục hành trang cho hết cuộc đời mình. Điều đáng sợ nhất là họ không làm sao ngăn cản được sự tàn phá trong tâm hồn với nỗi tuyệt vọng, hãi hùng, bi thảm, đớn đau. Thử hỏi ngôi mộ nào sẽ chôn lấp hết những niềm chua xót đó.
Cuộc sống, cõi chết và chiến tranh là tác phẩm của đớn đau, tàn khóc và mất mát của những thế hệ trẻ, nhưng họ biết làm gì hơn để thoát khỏi bàn tay quyền lực và sự phi lý của chiến tranh.
Chiến tranh đã cướp mất một hạnh phúc đang nở hoa trong đời Mary McHugh, đã xé nát tuổi xuân thì của cô trong những tháng ngày còn lại. Ngày mai đây trên sân trường đại học không còn bóng dáng người tình đứng đợi, quán cà phê không còn chiếc ghế trống đợi chờ James trở lại. Rồi khi màn đêm buông xuống, Mary sẽ nhìn thấy gì xung quanh mình trong căn phòng buồn tẻ cô đơn, rồi những bữa ăn cuối tuần có còn bốc mùi hương thơm hay nhạt nhẽo trên môi của người ở lại. Có ai hiểu được rằng cuộc sống của Mary sẽ bi thảm từng giờ và ngu ngơ trong từng ảo giác.
Dù cô Mary có khóc đến bao nhiêu đi chăng nữa, thì anh James không bao giờ sống lại. Trong tình yêu có vị ngọt và vị đắng, khi mất đi con người mới thấy được trong nước mắt mình có nhiều vị đắng. Sự vinh danh hay tôn vinh anh hùng James Regan không phải là điều cần thiết cho cuộc sống của Mary hôm nay. Cô cũng biết, thời gian có thề thay đổi con người và vạn vật nhưng chắc chắn không thay đổi được tình yêu trong cô. Đứng bên xác người hôn phu, cô không biết phải trách ai, phải oán hận nơi nào, cô đành phải thốt lên lời ai oán thống thiết: “Chỉ có Chúa Trời là người duy nhất biết được tại sao chúng tôi bị tước mất cơ hội của tình yêu và hạnh phúc, nhưng điều này sẽ không bao giờ thay đổi được tình cảm của tôi yêu anh ấy”. Đúng vậy, con người không cãi lại quyền lực của Thượng Đế, nhưng con người vẫn có quyền giữ lại một tình yêu trong trái tim. Cuộc sống không có tình yêu, khác nào là những viên đá cuội nằm bên đường hoang lạnh. Tình yêu thương sẽ làm cuộc sống nhiều ý nghĩa và sự sống tồn tại.
Hình ảnh cô Mary nằm một mình trước mộ người hôn phu trong nghĩa trang Arlington, đây có phải là sự đau lòng và phi lý của chiến tranh?. Cô Mary không cần vị hôn phu của cô mang đạn bom đi giải phóng xứ người, không cần xe tăng hay máy bay để chở độc lập, tự do để đổi lấy hàng ngàn, hàng vạn xác người bị chết oan mỗi ngày.
Chúng ta hãy quay về với cuộc chiến Việt Nam trước kia, nào là đồng minh, nào là chiến lược (Domino) da beo, nào là thành trì chống cộng của phe tự do.vv và .v.v, nhưng bây giờ thì sao! Cộng Sản vẫn còn đó, thương hiệu tiếng Mỹ, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Hoa quảng cáo đầy đường, đầy phố. Lý tưởng gì đây, mục đích gì đây hay chỉ cần vài triệu xác người Việt Nam làm phân bón cỏ, lót đường.
Với thân phận một người lính già hôm nay, tôi đọc được trong lòng cô Mary nghĩ gì, nỗi uất ức trong lòng cô đến độ nào. Cô mất tất cả niềm hy vọng và hạnh phúc trong giấc mơ đầu đời, trong tình yêu vừa mới trổ hoa. Bây giờ chỉ còn lại cô đơn với những tiếng thở dài mỏi nản. Nơi đây chỉ còn là đất đá vô tri, vô giác của bia mộ lạnh lùng, những hẹn hò ngày xưa trong phút chóc đã trở thành kỷ niệm. Những chiều bên nhau, những lời hẹn ước trăm năm đã xa bay theo vùng trời miên viễn, bây giờ chỉ còn lại vành khăn tang oan nghiệt quấn chặt cuộc đời. Mary không còn gì để giữ lại ngoài tấm bia tô màu sơn trắng và một khoảng cách rất gần mà cô không bao giờ vói tới.
Nhìn tấm hình cô Mary McHugh làm tôi nhớ đến hình ảnh đứa em gái của tôi năm xưa cũng một lần đột quỵ khi nghe tin người chồng tử trận. Ngày đó em tôi cũng trạc tuổi như Mary, giấc mơ của em rất mộc mạc như nải chuối, buồng cau. Nhưng chiến tranh đã cướp đi người chồng yêu quí, đã bóp nát tình yêu và hạnh phúc của em khi vừa mới có đứa con đầu lòng.
Sau hơn ba mươi năm, tôi gặp lại em trong chuyến công tác từ thiện ở quê nhà. Nhìn em tôi sững sờ đến rơi nước mắt, người con gái xinh đẹp ngày xưa là một góa phụ già nua sống trong nỗi cô đơn đến ghê sợ. Em lạnh lùng không còn nước mắt để khóc mừng ngày gặp lại người anh. Em tôi bây giờ không còn là người em của ngày xưa! Đó phải chăng là hậu quả của chiến tranh? là ác nghiệt của đạn bom. Nếu ngày xưa không hận thù chinh chiến thì ít nhất hôm nay em tôi vẫn còn giữ lại một nụ cười thanh thản.
Chiến tranh đã chấm dứt sau ba mươi năm, nhưng lòng em càng dày thêm trăm nỗi buồn chua xót. Gia tài là một đứa con và tấm ảnh trắng đen của người chồng vắn số. Em tôi sống vì tình yêu năm xưa còn giữ lại, vì kỷ niệm ngàn năm không thể nhạt phai của buổi tình đầu. Những tấm huân chương đóng đầy lớp bụi gần như hoen rỉ, những thứ vô nghĩa đó có làm cuộc đời em tôi hạnh phúc, những miếng kim loại đó có ai biết đó là vật gì, hay chỉ là một miếng kẽm, miếng sắt vô tri đã đánh đổi một mạng người.
Tấm huân chương của anh James Regan hôm nay cũng vậy, sẽ là kỷ vật sau cùng vấy đầy máu và nước mắt.
Em tôi và cô Mary McHugh đâu cần tấm huân chương, đâu cần vinh danh anh hùng hy sinh vì Tổ Quốc, họ chỉ muốn sống một đời sống bình thường bên chồng con không hận thù, không chiến tranh, không ôm bom tự sát. Cô Mary hôm nay chỉ mong muốn trả lại cho cô anh James Regan bằng xương bằng thịt như thuở nào.
Con người luôn lý tưởng hóa cuộc đời qua nhiều màu sắc để tự đánh lừa chính mình rồi cuối cùng tự chôn mình vào thế giới thầm lặng để chết dần mòn. Mặc dù thời gian trôi qua con người đã ngụy biện nhiều cách, nhưng tình yêu thương vẫn là điều trăn trở, thao thức trong trái tim. Tình yêu là sự thật hiện hữu trong mỗi chúng ta, nó sống trong ký ức và kỷ niệm. Tình yêu là sức mạnh của tinh thần để thấy cuộc đời đáng sống là tia sáng để chiếu rọi trên vẽ đẹp, để thấy cuộc đời nhiều ý nghĩa. Chiến tranh chỉ là những quả bom giết chết tình yêu, giết chết tình người.
Nói đến chiến tranh có lẽ không ai muốn mong đợi, nhưng chiến tranh vẫn đến, vẫn tiếp diễn nhiều hơn theo năm tháng. Đất nước Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến, đã để lại bao cảnh đổ nát, điêu tàn, biết bao xương máu trên mảnh đất nhỏ bé mà mãi đến hôm nay vẫn chưa thấy sự yên bình hay mầm hy vọng mọc lên giữa trời Tổ Quốc. Chúng ta đã có hơn 1000 năm bị lệ thuộc Tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây và hơn 30 năm chiến tranh tương tàn với cùng màu da, huyết thống. Chúng ta thử nghĩ xem còn gì bất hạnh cho bằng với một Quốc Gia nhỏ bé, nghèo nàn như thế!
Chúng tôi xin xếp lại mọi quan điểm chính trị, mọi đúng sai hận thù, lý tưởng. Tôi muốn nói lên sự đổ nát của chiến tranh và nỗi khổ đau của giống dòng dân Việt, sự mất mát mẹ cha, anh chi, vợ chồng, con cái, bạn bè thử hỏi còn đau đớn nào hơn cho số phận dân tộc Việt Nam.
Có nhiều người sau cuộc chiến đã tự hỏi chính mình trong những suy nghĩ của chiến tranh, câu trả lời cuối cùng chính là sức ép đẩy con người vào thầm lặng và giết lần mòm số phận một kiếp người với muôn ngàn trăn trở.
Cũng có người quay về với dĩ vãng, để tự hào, để phân vân, để tự hỏi. Người lính chiến đấu trên chiến trường vì lý tưởng gì? cho ai? cho lợi ích cá nhân? cho tập đoàn? Có người trả lời vì Tổ Quốc, có người trả lời vì niềm tin, có người nói vì quyền lợi.v.v
Tất cả chỉ là những lý do để an ủi chính mình, nhiều người không dám sống với sự thật của chính mình mà chỉ dựa trên nhân danh, trên bánh vẽ của lý tưởng để tự lừa đảo, để cho những người quyền lực thực hiện những tham vọng cuồng ngông, những ác tâm hung bạo, những thủ đoạn đê hèn để chiến thắng.
Người lính Palestine thì cho là vì Tổ Quốc, người Taliban thì vì niềm tin, người Việt Nam thì chiến đấu vì muốn gia đình của họ sống trong hạnh phúc, hòa bình.v.v.
Người Pháp, người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh Quốc, Spain, Nga Sô trước đây vì tham vọng thâu gồm thuộc địa đã gây nên bao cảnh máu xương, hãy nhìn lại lịch sử loài người qua 15 thế kỷ với chế độ quân chủ ở Âu Châu (Đức, Áo Nga, Thổ) đã giết chết biết bao con người, tạo khổ đau cho bao nhiêu dân tộc. Hãy nhìn lại quân phiệt Nhật đã giết bao sinh mạng con người, bao nhiêu quốc gia Á Châu điêu linh khốn khổ. Hôm nay người Al Queda chiến đấu để khi chết sẽ mau lên Thiên Đàng. Người Hoa Kỳ chiến đấu để bảo vệ đất nước, để truyền bá chủ nghĩa dân chủ, tự do, nhân quyền trên toàn cầu. Người Trung Hoa hôm nay đủ mạnh để bành trướng bá quyền, để cướp đất, cướp tài nguyên của các Quốc Gia nhược tiểu. Người Nga trước kia chiến đấu để truyền bá thuyết Cộng Sản vô thần để thống lãnh toàn cầu, để cai trị dưới xiềng xích búa liềm.v.v. Nhưng kết quả sau cùng là gì ! Con người đã bị lợi dụng và hy sinh một cách oan uổng. Trước đây người lính Đức quan niệm sự chiến đấu của họ vì Tổ Quốc, cho dân tộc chứ không cho Đức Quốc Xã Hitler, nhưng họ đã bị lãnh tụ biến thành công cụ để phục vụ tham vọng của họ từ danh xưng bảo vệ thành kẻ xăm lăng, dân Do Thái đã bị họ tàn sát gần như diệt chủng thành kẻ mất quê hương. Lịch sử hãy nói đi, ai là kẻ tôi đồ nhân loại?
Thế chiến thứ I, thứ II đã giết chết hằng trăm triệu người, đã làm cho nhiều Quốc Gia phải điêu đứng, đổ nát mà mãi cho đến hôm nay chưa ngoi lên được. Thế kỷ hôm nay con người thông minh hơn, tiến hóa hơn họ đã chọn chiến tranh bằng nguyên tử, bằng vi trùng để thanh toán lẫn nhau, nếu một ngày nào đó cuộc chiến xảy ra, thì liệu loài người có thể tránh được hiểm họa diệt vong?
Nhìn bức hình cô Mary McHugh trước bia mộ người tình tôi thấy xót xa cho thân phận con người nhiều hơn là hào quang của anh hùng, là chiến thắng, là tư do dân chủ. Tất cả chỉ là những điệp khúc ru ngủ con người để phụng sự, để hy sinh.
Hãy nhìn lại cuộc chiến Việt Nam có biết bao người con gái, người vợ, người mẹ đã dìu dắt nhau tránh lằn bom đạn, có biết bao tiếng khóc, tiếng kêu gào thảm thiết trên mọi miền đất nước vì mất chồng, mất con, mất người yêu thương nhất. Chúng ta hãy trở lại thành phố Huế năm xưa, hãy tưởng tượng lại hình ảnh người con gái Việt Nam ôm xác người yêu với viên đạn còn ghim sâu trong lồng ngực. Hãy nhìn những người vợ đầu chít vành khăn tang, tay chưa lấp hết đất cho mộ chồng thì một loạt pháo rơi xuống tung tóe thịt xương. Hãy tưởng tượng một chiếc xe đò bị mìn gữa chợ, một khu trường học với hằng trăm quả pháo gầm thét banh xé thân xác những em học sinh vô tội. Đó phải chăng là sự tàn ác của chiến tranh hay đó là hạnh phúc ấm no, hòa bình độc lập?
Nhìn bức ảnh cô Mary McHugh tôi càng thấy thương cho thân phận những người đàn bà Việt Nam. Dù sao sau những tháng ngày đau khổ của Mary, cô còn có thể đứng dậy để bước đi trong một đất nước giàu có. Nhưng với những người đàn bà Việt Nam thời ly loạn đó chỉ có con đường tối tăm thênh thang trước mặt.
Chiến tranh có thật sự mang lại cơm no áo ấm cho con người, chủ trương chiến tranh có thật sự mang đến tự do dân chủ với thật lòng họ mong muốn? hay chỉ là những mỹ ngữ, là bức bình phong che dấu dã tâm của lãnh tụ, của Quốc Gia giàu mạnh, của quyền lực đầy tham vọng. Chiến tranh có phải vì quyền lợi, vì tranh giành ảnh hưởng, hay vì muốn làm bá quyền trên quả đất?
Kosovo, chechnya mong mỏi được độc lập hòa bình, nhưng tại sao không được chấp nhận. Việt Nam muốn độc lập hòa bình nhưng sao phải trải qua hơn ba mươi năm cốt nhục tương tàn, Việt Nam đâu cần người Pháp bảo hộ, người Tàu anh em môi hở răng lạnh, người Mỹ đồng minh, người Cộng sản giải phóng!
Người Iraq đâu cần dân chủ với giá hằng trăm ngàn người dân vô tội chết oan trong bao năm qua. Người Hồi Giáo có thấy Thiên Đàng chưa sao mỗi ngày cứ ôm bom tự sát để mau về với Thượng Đế. Phải chăng con người đang sống trong ảo tưởng đầy tối tăm, đang sống trong tuyệt vọng. Hay con người sinh ra trong thế giới đầy tương phản của tạo hóa giống như Đại Văn Hào Leo Tolstoy viết trong quyển “ Chiến Tranh & Hòa Bình” sung sướng với khổ đau, vui với buồn, tinh thần với vật chất, ích kỷ với nhân đạo, hy vọng với thất vọng, vô luân với đạo đức với yêu thương.
Con người chỉ còn một chút nghị lực để thay đổi cuộc đời, con người là sự chịu đựng là sự hy sinh. Mặc dù có những hy sinh vô lý nhưng con người vẫn phải làm, như vậy anh hùng là gì, hành động ra sao, vĩ nhân như thế nào? Hãy ngược thời gian thử đặt câu hỏi, Hoàng Đế Napoleon là tượng trưng cho tự do nhân loại hay là mối đe dọa hòa bình ở Âu Châu? Ở Việt Nam người ta thường tranh luận về lãnh tụ Hồ Chí Minh, có người cho là Cha già dân tộc, có kẻ cho là tội đồ dân tộc, Lịch sử sẽ tìm hiểu để trả lời ư ?
Hôm nay nhìn bức ảnh của Mary McHugh nằm trước bia mộ của người tình lòng tôi đã thật sự chùng xuống, những vết thương từ trái tim khổ đau của một giống dân nhược tiểu như bị xé toẹt ra từng mảnh. Ngồi nhớ lại những đồng đội năm xưa, những thân xác phủ lấp lá cây rừng trên dốc núi, đèo cao, những bạn bè chết chưa kịp vuốt mắt, tôi thấy quá ư ngậm ngùi thương xót.
Đối với Cố Trung Sĩ James Regan còn quá nhiều may mắn, anh được yên thân trong khu nghĩa địa xinh đẹp có vòng hoa đưa tiễn, có người tình thầm gọi tên anh, có thân nhân thăm viếng mỗi năm, có đèn hương ấm mộ. Chứ không như những chiến hữu của tôi đã hơn ba mươi năm không được yên thân dưới huyệt sâu. Họ đang bị cày xới lên để làm khu qui hoạch, để thỏa mãn hận thù. Những mộ phần đã lạnh lẽo hằng bao năm qua không một nén hương tưởng nhớ trong những ngày xuân về hay lễ giỗ. Những tấm mộ bia xiêu vẹo, bể nát dưới những vũng nước sình lầy không có ai tu sửa, chiếc cổng nghĩa địa đã khóa chặt với xích sắt, với kẽm gai không còn lối vào thăm viếng.
Nhìn bức hình nghĩa trang Quốc Gia Arlington nơi an nghỉ cuối cùng của những người lính anh hùng trong chiến trường Afghanistan và Iraq tôi thấy đau xót cho thân phận những người lính VNCH năm xưa. Thân xác họ hôm nay đã thành cát bụi, thế mà vẫn chưa được một chỗ nằm bình yên. Cuộc chiến dù đúng hay sai những người sống không có quyền trút đổ hận thù lên bia mộ họ. Trong những cuộc chiến trải qua hằng bao thề kỷ dù tàn bạo như các vương triều Hohenzollern, Habsburg, Romanov hay Ottoman họ vẫn còn chút lương tâm tôn trọng những nấm mồ liệt sĩ. Ngoài trừ bàn tay khát máu Stalin đã giết chết trên 35 triệu người không chút tiếc thương, không cần nấm mồ chôn cất .
Bức hình dự thi của John Moores trong giải thưởng Pulitzer trong ngày lễ chiến sĩ trận vong đã làm cho nhiều người rơi lệ, bức hình tuy chỉ lớn bằng một bàn tay nhưng đã nói lên sự tột cùng đau khổ của người con gái mất người yêu. Bức hình đã nói lên hậu quả của chiến tranh, sự mất mát của con người, sự ghê tởm của chiến tranh. Bức hình tuy đơn sơ nhưng nói lên cả niềm quặn đau từ trái tim của những người mất chồng, mất con, mất cha, mất mẹ. Không phải chỉ bức ảnh của John Moorre là lần đầu tiên ghi lại những hình ảnh đau thương sau cuộc chiến, mà đã từng có hằng trăm, hàng ngàn bức ảnh đau thương khác đã ghi lại những bi thương trên thế giới trong suốt chiều dài lịch sử chiến tranh.
Dĩ nhiên chiến tranh là máu lửa, là khổ đau, là tan nát không có giấy bút nào tả hết, hay có những thước phim nào có thể ghi lại đầy đủ. Mới đây hội nhà báo thế giới đã tổ chức cuộc thi ảnh cho năm 2007 với 125 Quốc Gia tham dự với số lượng 80.536 ảnh của 5.019 nhíp ảnh gia, giải nhất thuộc về Tim Hertherington Anh Quốc với bức hình diễn tả nỗi chán chường của người lính đồn trú ở chiến trường Afghanistan. Trong cuộc thi còn nhiều hình ảnh khác nữa, nhưng dù có cố gắng phơi bày sự thật về hệ lụy chiến tranh thê thảm đến đâu, cũng không đánh động được lương tâm của nhân loại. Có nhiều nhà làm phim muốn cảnh báo cho nhân loại sự tàn phá và chết chóc của chiến tranh nhưng không ai muốn đoái hoài quan tâm đến.
Trong lịch sử nhân loại có rất nhiều tội ác chiến tranh, nhưng con người vẫn giấu kín trong ngăn tủ tối mật của Quốc Gia, có những hành vi núp bóng nhân đạo để mưu đồ lợi ích, ngụy tạo chính nghĩa để chém giết lẫn nhau. Tất cả cũng chỉ là mưu đồ bá chủ, quyền lợi Quốc Gia, sức mạnh vô địch mà họ không cần quan tâm đến sinh mạng của tuổi trẻ đã hy sinh một cách vô lý. Họ vô cảm trước những dòng lệ khổ đau, những giọt máu tươi tuôn chảy từ trái tim của những người lính trẻ. Họ không nhìn thấy sự xót xa trong lòng người mẹ khi nhận được tin con tử trận ngoài chiến trường. Tôi nhớ một đoạn phim “Saving Private Ryan” Steven Spiellerg 1998 với hình ảnh người mẹ quị ngã trước thềm nhà khi nhận tin ba người con đã tử trận cùng một lúc ngoài chiến trường. Chúng ta hãy tưởng tượng xem còn nỗi xót xa nào bằng, còn khổ đau nào hơn trong trái tim người mẹ ngày đêm mong ngóng những người con trở lại.
Dù là lý tưởng cao đẹp hay sự bù đắp to lớn cũng không lấp hết hố sâu buồn đau trong tim người ở lại, hay dù có ban thưởng những huân chương vinh danh cao quí, cũng không thể nào xóa được vết thương hay sự mất mát to tát trong lòng những người mẹ, người góa phụ trong nỗi lặng lẽ nhớ thương.
Bức ảnh cô Mary McHugh trước bia mộ người hôn phu là hình ảnh khổ đau của những người đàn bà, con gái trên địa cầu trong oan nghiệt của chiến tranh. Tiếng khóc, tiếng thở dài là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhân loại hãy vì tình yêu thương mà sống, hãy san sẻ, hãy cảm thông đừng gây thêm đổ nát, hoang tàn.
Mary McHugh bị chiến tranh cướp mất người hôn phu, bị dập tắt lửa tin yêu trong trái tim thanh xuân, đó là nỗi xót xa chung cho những nạn nhân chiến tranh trên thế giới mà nhân loại hôm nay đã quay măt trên sự phi lý của chiến tranh, sự ác độc của kẻ nhân danh và lợi dụng sự văn minh để hủy diệt con người.
Linh Vũ
Linh Vũ
Phải chăng cuộc sống chỉ là những chuỗi ngày của khổ đau và con người thì ngụp lặng trong vô thường không biết thế nào là hạnh phúc, yêu thương. Nhìn bức hình của nhiếp ảnh gia Jonh Moores đoạt giải thưởng Pulitzer trong ngày lễ chiến sĩ trận vong, với hình ảnh người con gái nằm úp mặt bên bia mộ người hôn phu đã làm lòng tôi chùng xuống một nỗi buồn. Tôi chợt nhớ về những tháng ngày trong quân đội, những lao đao của tuổi trẻ trên đất nước nghèo nàn, những tình yêu vỡ vụn đầy xót xa thời chinh chiến. Hôm nay đã hơn ba mươi năm, kỷ niệm chiến tranh đã mờ dần theo năm tháng, còn nhớ chăng cũng chỉ là những xót xa cho thân phận một kiếp người. Chiến tranh mãi mãi là điều phi lý, có lẽ những người lính sau cuộc chiến đều nhìn thấy rõ bề trái của chiến tranh và câu trả lời chính xác cho chính họ và lịch sử.
Chúng ta hãy nhìn bức ảnh một cô gái trẻ với đôi vai trĩu nặng niềm đau và nỗi chết, nằm úp mặt trong một nghĩa trang vắng lặng bên bia mộ người hôn phu với hai dòng nước mắt. Đó có phải là hào quang chiến thắng hay chỉ là sự phi lý và cay nghiệt của chiến tranh?
Theo nhà văn danh tiếng Benjamin Disraeli đã viết: “Mọi người sinh ra là để yêu thương. Đó là nguyên lý và là cứu nhân của cuộc sinh tồn” Nếu trên địa cầu này ai cũng hiểu như vậy thì làm gì trên quả đất có những hố bom, có xe tăng, hỏa tiễn, có đầu rơi máu đổ, có hằng triệu vành khăn tang và tiếng kêu khóc thảm thiết trong suốt 21 thế kỷ qua.
Tình yêu luôn gắn liền với cuộc sống, có yêu thương con người mới tìm được nguồn hạnh phúc. Chiến tranh là hành động của tội ác, là sự phi lý và tàn phá trên địa cầu. Từ lúc có chiến tranh con người luôn gánh chịu nhiều khổ đau hơn là hạnh phúc, hỗn loạn hơn là bình an.
Anh hùng cố Trung Sĩ James Regan đã nói lời rất khí khái đậm tình tổ quốc sau vụ 911 “ Nếu tôi không đi lính thì ai đi?” anh đã không đi học khóa sĩ quan mà vào trường HSQ để nhanh chóng qua Iraq chiến đấu. Anh là người thanh niên đầy nhiệt huyết sống vì người khác nhiều hơn là ích kỷ cá nhân. Anh là một sinh viên năng động với tương lai đầy hứa hẹn. Nhưng sau khi James Regan hứa hôn với cô sinh viên Y Khoa xinh đẹp Mary McHugh trường Đại Học Emory. Anh lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi bảo vệ quê hương chống khủng bố. Tình yêu chưa trọn vẹn, ngày về của anh không phải là vòng hoa chiến thắng của người yêu nơi hậu phương mà là màu cờ phủ chiếc áo quan. Anh tử trận tháng 02/2007 bởi một quả bom oan nghiệt bên lề đường ở chiến trường Iraq.
Rất tiếc, anh James Regan và nhiều người lính khác chỉ có quyền tuân theo mênh lệnh mà không có quyền nói lên tiếng nói đúng sai. Anh vì tự ái dân tộc, vì muốn bảo vệ quê hương mà không cần tìm hiểu nguyên nhân ai là người đã gây nên cảnh kinh hoàng trong ngày 911 và lý do tại sao họ phải hy sinh mạng sống để làm những việc như vậy trên quê hương anh, câu hỏi được đặc ra và hình như đã có câu trả.
Chiến tranh là lý do ngụy biện là sự kiện liên kết trong mưu đồ chính trị và chiến lược trên lợi ích Quốc Gia và tham vọng bá vương. Điều đó ai cũng biết, nhưng đến khi nào thì lịch sử sẽ trả lời đây?
Anh James chết đi với những tấm huy chương lóng lánh, với những phát súng lệnh, với lá cờ danh dự, với bản tuyên dương cao quí, nhưng những thứ đó không thể nào lau khô được giọt lệ trên đôi má người hôn thê thanh xuân cô Mary McHugh. Còn nỗi đau nào hơn khi cô mất đi người yêu vĩnh viễn và có ai thấy được giấc mơ nhỏ nhoi trong cuộc đời người con gái đã tan theo dòng lệ khổ đau. Cô đã sụt sùi thốt lên “ Thôi rồi còn đâu nữa những ước mơ là sáng thức dậy thấy anh vẫn nằm bên em”Than ôi ! ước mơ thật bình thường nhưng đó là một sự thật của cuộc đời, sự cần có trong đời sống thật đơn sơ nhưng đủ để cho con người hạnh phúc.
Anh James ra đi đã bỏ lại sau lưng người hôn thê trẻ đẹp, anh hy sinh cho Tổ Quốc vì lý tưởng làm trai. Nhưng sự hy sinh đã đổi lại bằng những dòng lệ xót xa trong mắt Mary. Anh sẽ không bao giờ nghe được tiếng bước chân buồn bã của Mary mỗi ngày trên khuôn viên trường Đại Học. Và hôm nay bên nấm mộ tiêu điều vắng vẻ ở nghĩa trang đang có người con gái úp mặt trước mộ, gọi tên anh nức nở. Anh James có nhìn thấy người con gái với chiếc áo đầm trắng mỏng lớm chớm những đóm hoa mà vài tháng trước đây anh đã từng sánh bước bên nhau trong những ngày hè nắng ấm. Chiếc áo còn đó, mớ tóc búi cao với chiếc cỗ trắng nõn nà đang nằm trước mộ anh hôm nay, nhưng anh không còn thấy nữa. Bây giờ là nghĩa trang tĩnh mịch, chỉ còn lại Mary với bó hoa đã héo khô, một chiếc ví tay quen thuộc chứa ngập nỗi buồn, một vài cọng cỏ úa vàng bay lơ thơ theo chiều gió bên cạnh bia mộ thật vắng lặng của ngày cuối đông.
Khi người yêu đã chết tức là chiến tranh cho cá nhân McHugh đã kết thúc mà tàn tích còn lại chính là nỗi đau, là nỗi buồn, là nỗi xót xa cắt xén con tim qua từng ngày tháng của cuộc đời nàng. Con người chỉ muốn được sống trong một thế giới đơn giản, an bình với tình yêu thương. Vinh danh và lý tưởng phải chăng là ngôn từ lừa đảo đầy hào nhoáng để đẩy con người vào hố sâu tuyệt vọng.
Hạnh phúc đến từ bên trong của mọi người và hạt giống hạnh phúc chính là tình yêu thương. Thật vậy, không ai có thể mang đến cho chúng ta niềm hạnh phúc ngoài con tim chúng ta. Chiến tranh không mang đến cho con người những điều mong muốn. Hay nhìn lại hai cuộc thế chiến, chúng ta thấy nhân loại có thật sự hạnh phúc không!
Tôi biết thời gian sẽ trôi qua, mặc dù con người đang sống trong chiến tranh, sau chiến tranh hay trong nỗi khổ đau đến dường nào thì con người vẫn sống, vẫn tiếp tục hành trang cho hết cuộc đời mình. Điều đáng sợ nhất là họ không làm sao ngăn cản được sự tàn phá trong tâm hồn với nỗi tuyệt vọng, hãi hùng, bi thảm, đớn đau. Thử hỏi ngôi mộ nào sẽ chôn lấp hết những niềm chua xót đó.
Cuộc sống, cõi chết và chiến tranh là tác phẩm của đớn đau, tàn khóc và mất mát của những thế hệ trẻ, nhưng họ biết làm gì hơn để thoát khỏi bàn tay quyền lực và sự phi lý của chiến tranh.
Chiến tranh đã cướp mất một hạnh phúc đang nở hoa trong đời Mary McHugh, đã xé nát tuổi xuân thì của cô trong những tháng ngày còn lại. Ngày mai đây trên sân trường đại học không còn bóng dáng người tình đứng đợi, quán cà phê không còn chiếc ghế trống đợi chờ James trở lại. Rồi khi màn đêm buông xuống, Mary sẽ nhìn thấy gì xung quanh mình trong căn phòng buồn tẻ cô đơn, rồi những bữa ăn cuối tuần có còn bốc mùi hương thơm hay nhạt nhẽo trên môi của người ở lại. Có ai hiểu được rằng cuộc sống của Mary sẽ bi thảm từng giờ và ngu ngơ trong từng ảo giác.
Dù cô Mary có khóc đến bao nhiêu đi chăng nữa, thì anh James không bao giờ sống lại. Trong tình yêu có vị ngọt và vị đắng, khi mất đi con người mới thấy được trong nước mắt mình có nhiều vị đắng. Sự vinh danh hay tôn vinh anh hùng James Regan không phải là điều cần thiết cho cuộc sống của Mary hôm nay. Cô cũng biết, thời gian có thề thay đổi con người và vạn vật nhưng chắc chắn không thay đổi được tình yêu trong cô. Đứng bên xác người hôn phu, cô không biết phải trách ai, phải oán hận nơi nào, cô đành phải thốt lên lời ai oán thống thiết: “Chỉ có Chúa Trời là người duy nhất biết được tại sao chúng tôi bị tước mất cơ hội của tình yêu và hạnh phúc, nhưng điều này sẽ không bao giờ thay đổi được tình cảm của tôi yêu anh ấy”. Đúng vậy, con người không cãi lại quyền lực của Thượng Đế, nhưng con người vẫn có quyền giữ lại một tình yêu trong trái tim. Cuộc sống không có tình yêu, khác nào là những viên đá cuội nằm bên đường hoang lạnh. Tình yêu thương sẽ làm cuộc sống nhiều ý nghĩa và sự sống tồn tại.
Hình ảnh cô Mary nằm một mình trước mộ người hôn phu trong nghĩa trang Arlington, đây có phải là sự đau lòng và phi lý của chiến tranh?. Cô Mary không cần vị hôn phu của cô mang đạn bom đi giải phóng xứ người, không cần xe tăng hay máy bay để chở độc lập, tự do để đổi lấy hàng ngàn, hàng vạn xác người bị chết oan mỗi ngày.
Chúng ta hãy quay về với cuộc chiến Việt Nam trước kia, nào là đồng minh, nào là chiến lược (Domino) da beo, nào là thành trì chống cộng của phe tự do.vv và .v.v, nhưng bây giờ thì sao! Cộng Sản vẫn còn đó, thương hiệu tiếng Mỹ, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Hoa quảng cáo đầy đường, đầy phố. Lý tưởng gì đây, mục đích gì đây hay chỉ cần vài triệu xác người Việt Nam làm phân bón cỏ, lót đường.
Với thân phận một người lính già hôm nay, tôi đọc được trong lòng cô Mary nghĩ gì, nỗi uất ức trong lòng cô đến độ nào. Cô mất tất cả niềm hy vọng và hạnh phúc trong giấc mơ đầu đời, trong tình yêu vừa mới trổ hoa. Bây giờ chỉ còn lại cô đơn với những tiếng thở dài mỏi nản. Nơi đây chỉ còn là đất đá vô tri, vô giác của bia mộ lạnh lùng, những hẹn hò ngày xưa trong phút chóc đã trở thành kỷ niệm. Những chiều bên nhau, những lời hẹn ước trăm năm đã xa bay theo vùng trời miên viễn, bây giờ chỉ còn lại vành khăn tang oan nghiệt quấn chặt cuộc đời. Mary không còn gì để giữ lại ngoài tấm bia tô màu sơn trắng và một khoảng cách rất gần mà cô không bao giờ vói tới.
Nhìn tấm hình cô Mary McHugh làm tôi nhớ đến hình ảnh đứa em gái của tôi năm xưa cũng một lần đột quỵ khi nghe tin người chồng tử trận. Ngày đó em tôi cũng trạc tuổi như Mary, giấc mơ của em rất mộc mạc như nải chuối, buồng cau. Nhưng chiến tranh đã cướp đi người chồng yêu quí, đã bóp nát tình yêu và hạnh phúc của em khi vừa mới có đứa con đầu lòng.
Sau hơn ba mươi năm, tôi gặp lại em trong chuyến công tác từ thiện ở quê nhà. Nhìn em tôi sững sờ đến rơi nước mắt, người con gái xinh đẹp ngày xưa là một góa phụ già nua sống trong nỗi cô đơn đến ghê sợ. Em lạnh lùng không còn nước mắt để khóc mừng ngày gặp lại người anh. Em tôi bây giờ không còn là người em của ngày xưa! Đó phải chăng là hậu quả của chiến tranh? là ác nghiệt của đạn bom. Nếu ngày xưa không hận thù chinh chiến thì ít nhất hôm nay em tôi vẫn còn giữ lại một nụ cười thanh thản.
Chiến tranh đã chấm dứt sau ba mươi năm, nhưng lòng em càng dày thêm trăm nỗi buồn chua xót. Gia tài là một đứa con và tấm ảnh trắng đen của người chồng vắn số. Em tôi sống vì tình yêu năm xưa còn giữ lại, vì kỷ niệm ngàn năm không thể nhạt phai của buổi tình đầu. Những tấm huân chương đóng đầy lớp bụi gần như hoen rỉ, những thứ vô nghĩa đó có làm cuộc đời em tôi hạnh phúc, những miếng kim loại đó có ai biết đó là vật gì, hay chỉ là một miếng kẽm, miếng sắt vô tri đã đánh đổi một mạng người.
Tấm huân chương của anh James Regan hôm nay cũng vậy, sẽ là kỷ vật sau cùng vấy đầy máu và nước mắt.
Em tôi và cô Mary McHugh đâu cần tấm huân chương, đâu cần vinh danh anh hùng hy sinh vì Tổ Quốc, họ chỉ muốn sống một đời sống bình thường bên chồng con không hận thù, không chiến tranh, không ôm bom tự sát. Cô Mary hôm nay chỉ mong muốn trả lại cho cô anh James Regan bằng xương bằng thịt như thuở nào.
Con người luôn lý tưởng hóa cuộc đời qua nhiều màu sắc để tự đánh lừa chính mình rồi cuối cùng tự chôn mình vào thế giới thầm lặng để chết dần mòn. Mặc dù thời gian trôi qua con người đã ngụy biện nhiều cách, nhưng tình yêu thương vẫn là điều trăn trở, thao thức trong trái tim. Tình yêu là sự thật hiện hữu trong mỗi chúng ta, nó sống trong ký ức và kỷ niệm. Tình yêu là sức mạnh của tinh thần để thấy cuộc đời đáng sống là tia sáng để chiếu rọi trên vẽ đẹp, để thấy cuộc đời nhiều ý nghĩa. Chiến tranh chỉ là những quả bom giết chết tình yêu, giết chết tình người.
Nói đến chiến tranh có lẽ không ai muốn mong đợi, nhưng chiến tranh vẫn đến, vẫn tiếp diễn nhiều hơn theo năm tháng. Đất nước Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến, đã để lại bao cảnh đổ nát, điêu tàn, biết bao xương máu trên mảnh đất nhỏ bé mà mãi đến hôm nay vẫn chưa thấy sự yên bình hay mầm hy vọng mọc lên giữa trời Tổ Quốc. Chúng ta đã có hơn 1000 năm bị lệ thuộc Tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây và hơn 30 năm chiến tranh tương tàn với cùng màu da, huyết thống. Chúng ta thử nghĩ xem còn gì bất hạnh cho bằng với một Quốc Gia nhỏ bé, nghèo nàn như thế!
Chúng tôi xin xếp lại mọi quan điểm chính trị, mọi đúng sai hận thù, lý tưởng. Tôi muốn nói lên sự đổ nát của chiến tranh và nỗi khổ đau của giống dòng dân Việt, sự mất mát mẹ cha, anh chi, vợ chồng, con cái, bạn bè thử hỏi còn đau đớn nào hơn cho số phận dân tộc Việt Nam.
Có nhiều người sau cuộc chiến đã tự hỏi chính mình trong những suy nghĩ của chiến tranh, câu trả lời cuối cùng chính là sức ép đẩy con người vào thầm lặng và giết lần mòm số phận một kiếp người với muôn ngàn trăn trở.
Cũng có người quay về với dĩ vãng, để tự hào, để phân vân, để tự hỏi. Người lính chiến đấu trên chiến trường vì lý tưởng gì? cho ai? cho lợi ích cá nhân? cho tập đoàn? Có người trả lời vì Tổ Quốc, có người trả lời vì niềm tin, có người nói vì quyền lợi.v.v
Tất cả chỉ là những lý do để an ủi chính mình, nhiều người không dám sống với sự thật của chính mình mà chỉ dựa trên nhân danh, trên bánh vẽ của lý tưởng để tự lừa đảo, để cho những người quyền lực thực hiện những tham vọng cuồng ngông, những ác tâm hung bạo, những thủ đoạn đê hèn để chiến thắng.
Người lính Palestine thì cho là vì Tổ Quốc, người Taliban thì vì niềm tin, người Việt Nam thì chiến đấu vì muốn gia đình của họ sống trong hạnh phúc, hòa bình.v.v.
Người Pháp, người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh Quốc, Spain, Nga Sô trước đây vì tham vọng thâu gồm thuộc địa đã gây nên bao cảnh máu xương, hãy nhìn lại lịch sử loài người qua 15 thế kỷ với chế độ quân chủ ở Âu Châu (Đức, Áo Nga, Thổ) đã giết chết biết bao con người, tạo khổ đau cho bao nhiêu dân tộc. Hãy nhìn lại quân phiệt Nhật đã giết bao sinh mạng con người, bao nhiêu quốc gia Á Châu điêu linh khốn khổ. Hôm nay người Al Queda chiến đấu để khi chết sẽ mau lên Thiên Đàng. Người Hoa Kỳ chiến đấu để bảo vệ đất nước, để truyền bá chủ nghĩa dân chủ, tự do, nhân quyền trên toàn cầu. Người Trung Hoa hôm nay đủ mạnh để bành trướng bá quyền, để cướp đất, cướp tài nguyên của các Quốc Gia nhược tiểu. Người Nga trước kia chiến đấu để truyền bá thuyết Cộng Sản vô thần để thống lãnh toàn cầu, để cai trị dưới xiềng xích búa liềm.v.v. Nhưng kết quả sau cùng là gì ! Con người đã bị lợi dụng và hy sinh một cách oan uổng. Trước đây người lính Đức quan niệm sự chiến đấu của họ vì Tổ Quốc, cho dân tộc chứ không cho Đức Quốc Xã Hitler, nhưng họ đã bị lãnh tụ biến thành công cụ để phục vụ tham vọng của họ từ danh xưng bảo vệ thành kẻ xăm lăng, dân Do Thái đã bị họ tàn sát gần như diệt chủng thành kẻ mất quê hương. Lịch sử hãy nói đi, ai là kẻ tôi đồ nhân loại?
Thế chiến thứ I, thứ II đã giết chết hằng trăm triệu người, đã làm cho nhiều Quốc Gia phải điêu đứng, đổ nát mà mãi cho đến hôm nay chưa ngoi lên được. Thế kỷ hôm nay con người thông minh hơn, tiến hóa hơn họ đã chọn chiến tranh bằng nguyên tử, bằng vi trùng để thanh toán lẫn nhau, nếu một ngày nào đó cuộc chiến xảy ra, thì liệu loài người có thể tránh được hiểm họa diệt vong?
Nhìn bức hình cô Mary McHugh trước bia mộ người tình tôi thấy xót xa cho thân phận con người nhiều hơn là hào quang của anh hùng, là chiến thắng, là tư do dân chủ. Tất cả chỉ là những điệp khúc ru ngủ con người để phụng sự, để hy sinh.
Hãy nhìn lại cuộc chiến Việt Nam có biết bao người con gái, người vợ, người mẹ đã dìu dắt nhau tránh lằn bom đạn, có biết bao tiếng khóc, tiếng kêu gào thảm thiết trên mọi miền đất nước vì mất chồng, mất con, mất người yêu thương nhất. Chúng ta hãy trở lại thành phố Huế năm xưa, hãy tưởng tượng lại hình ảnh người con gái Việt Nam ôm xác người yêu với viên đạn còn ghim sâu trong lồng ngực. Hãy nhìn những người vợ đầu chít vành khăn tang, tay chưa lấp hết đất cho mộ chồng thì một loạt pháo rơi xuống tung tóe thịt xương. Hãy tưởng tượng một chiếc xe đò bị mìn gữa chợ, một khu trường học với hằng trăm quả pháo gầm thét banh xé thân xác những em học sinh vô tội. Đó phải chăng là sự tàn ác của chiến tranh hay đó là hạnh phúc ấm no, hòa bình độc lập?
Nhìn bức ảnh cô Mary McHugh tôi càng thấy thương cho thân phận những người đàn bà Việt Nam. Dù sao sau những tháng ngày đau khổ của Mary, cô còn có thể đứng dậy để bước đi trong một đất nước giàu có. Nhưng với những người đàn bà Việt Nam thời ly loạn đó chỉ có con đường tối tăm thênh thang trước mặt.
Chiến tranh có thật sự mang lại cơm no áo ấm cho con người, chủ trương chiến tranh có thật sự mang đến tự do dân chủ với thật lòng họ mong muốn? hay chỉ là những mỹ ngữ, là bức bình phong che dấu dã tâm của lãnh tụ, của Quốc Gia giàu mạnh, của quyền lực đầy tham vọng. Chiến tranh có phải vì quyền lợi, vì tranh giành ảnh hưởng, hay vì muốn làm bá quyền trên quả đất?
Kosovo, chechnya mong mỏi được độc lập hòa bình, nhưng tại sao không được chấp nhận. Việt Nam muốn độc lập hòa bình nhưng sao phải trải qua hơn ba mươi năm cốt nhục tương tàn, Việt Nam đâu cần người Pháp bảo hộ, người Tàu anh em môi hở răng lạnh, người Mỹ đồng minh, người Cộng sản giải phóng!
Người Iraq đâu cần dân chủ với giá hằng trăm ngàn người dân vô tội chết oan trong bao năm qua. Người Hồi Giáo có thấy Thiên Đàng chưa sao mỗi ngày cứ ôm bom tự sát để mau về với Thượng Đế. Phải chăng con người đang sống trong ảo tưởng đầy tối tăm, đang sống trong tuyệt vọng. Hay con người sinh ra trong thế giới đầy tương phản của tạo hóa giống như Đại Văn Hào Leo Tolstoy viết trong quyển “ Chiến Tranh & Hòa Bình” sung sướng với khổ đau, vui với buồn, tinh thần với vật chất, ích kỷ với nhân đạo, hy vọng với thất vọng, vô luân với đạo đức với yêu thương.
Con người chỉ còn một chút nghị lực để thay đổi cuộc đời, con người là sự chịu đựng là sự hy sinh. Mặc dù có những hy sinh vô lý nhưng con người vẫn phải làm, như vậy anh hùng là gì, hành động ra sao, vĩ nhân như thế nào? Hãy ngược thời gian thử đặt câu hỏi, Hoàng Đế Napoleon là tượng trưng cho tự do nhân loại hay là mối đe dọa hòa bình ở Âu Châu? Ở Việt Nam người ta thường tranh luận về lãnh tụ Hồ Chí Minh, có người cho là Cha già dân tộc, có kẻ cho là tội đồ dân tộc, Lịch sử sẽ tìm hiểu để trả lời ư ?
Hôm nay nhìn bức ảnh của Mary McHugh nằm trước bia mộ của người tình lòng tôi đã thật sự chùng xuống, những vết thương từ trái tim khổ đau của một giống dân nhược tiểu như bị xé toẹt ra từng mảnh. Ngồi nhớ lại những đồng đội năm xưa, những thân xác phủ lấp lá cây rừng trên dốc núi, đèo cao, những bạn bè chết chưa kịp vuốt mắt, tôi thấy quá ư ngậm ngùi thương xót.
Đối với Cố Trung Sĩ James Regan còn quá nhiều may mắn, anh được yên thân trong khu nghĩa địa xinh đẹp có vòng hoa đưa tiễn, có người tình thầm gọi tên anh, có thân nhân thăm viếng mỗi năm, có đèn hương ấm mộ. Chứ không như những chiến hữu của tôi đã hơn ba mươi năm không được yên thân dưới huyệt sâu. Họ đang bị cày xới lên để làm khu qui hoạch, để thỏa mãn hận thù. Những mộ phần đã lạnh lẽo hằng bao năm qua không một nén hương tưởng nhớ trong những ngày xuân về hay lễ giỗ. Những tấm mộ bia xiêu vẹo, bể nát dưới những vũng nước sình lầy không có ai tu sửa, chiếc cổng nghĩa địa đã khóa chặt với xích sắt, với kẽm gai không còn lối vào thăm viếng.
Nhìn bức hình nghĩa trang Quốc Gia Arlington nơi an nghỉ cuối cùng của những người lính anh hùng trong chiến trường Afghanistan và Iraq tôi thấy đau xót cho thân phận những người lính VNCH năm xưa. Thân xác họ hôm nay đã thành cát bụi, thế mà vẫn chưa được một chỗ nằm bình yên. Cuộc chiến dù đúng hay sai những người sống không có quyền trút đổ hận thù lên bia mộ họ. Trong những cuộc chiến trải qua hằng bao thề kỷ dù tàn bạo như các vương triều Hohenzollern, Habsburg, Romanov hay Ottoman họ vẫn còn chút lương tâm tôn trọng những nấm mồ liệt sĩ. Ngoài trừ bàn tay khát máu Stalin đã giết chết trên 35 triệu người không chút tiếc thương, không cần nấm mồ chôn cất .
Bức hình dự thi của John Moores trong giải thưởng Pulitzer trong ngày lễ chiến sĩ trận vong đã làm cho nhiều người rơi lệ, bức hình tuy chỉ lớn bằng một bàn tay nhưng đã nói lên sự tột cùng đau khổ của người con gái mất người yêu. Bức hình đã nói lên hậu quả của chiến tranh, sự mất mát của con người, sự ghê tởm của chiến tranh. Bức hình tuy đơn sơ nhưng nói lên cả niềm quặn đau từ trái tim của những người mất chồng, mất con, mất cha, mất mẹ. Không phải chỉ bức ảnh của John Moorre là lần đầu tiên ghi lại những hình ảnh đau thương sau cuộc chiến, mà đã từng có hằng trăm, hàng ngàn bức ảnh đau thương khác đã ghi lại những bi thương trên thế giới trong suốt chiều dài lịch sử chiến tranh.
Dĩ nhiên chiến tranh là máu lửa, là khổ đau, là tan nát không có giấy bút nào tả hết, hay có những thước phim nào có thể ghi lại đầy đủ. Mới đây hội nhà báo thế giới đã tổ chức cuộc thi ảnh cho năm 2007 với 125 Quốc Gia tham dự với số lượng 80.536 ảnh của 5.019 nhíp ảnh gia, giải nhất thuộc về Tim Hertherington Anh Quốc với bức hình diễn tả nỗi chán chường của người lính đồn trú ở chiến trường Afghanistan. Trong cuộc thi còn nhiều hình ảnh khác nữa, nhưng dù có cố gắng phơi bày sự thật về hệ lụy chiến tranh thê thảm đến đâu, cũng không đánh động được lương tâm của nhân loại. Có nhiều nhà làm phim muốn cảnh báo cho nhân loại sự tàn phá và chết chóc của chiến tranh nhưng không ai muốn đoái hoài quan tâm đến.
Trong lịch sử nhân loại có rất nhiều tội ác chiến tranh, nhưng con người vẫn giấu kín trong ngăn tủ tối mật của Quốc Gia, có những hành vi núp bóng nhân đạo để mưu đồ lợi ích, ngụy tạo chính nghĩa để chém giết lẫn nhau. Tất cả cũng chỉ là mưu đồ bá chủ, quyền lợi Quốc Gia, sức mạnh vô địch mà họ không cần quan tâm đến sinh mạng của tuổi trẻ đã hy sinh một cách vô lý. Họ vô cảm trước những dòng lệ khổ đau, những giọt máu tươi tuôn chảy từ trái tim của những người lính trẻ. Họ không nhìn thấy sự xót xa trong lòng người mẹ khi nhận được tin con tử trận ngoài chiến trường. Tôi nhớ một đoạn phim “Saving Private Ryan” Steven Spiellerg 1998 với hình ảnh người mẹ quị ngã trước thềm nhà khi nhận tin ba người con đã tử trận cùng một lúc ngoài chiến trường. Chúng ta hãy tưởng tượng xem còn nỗi xót xa nào bằng, còn khổ đau nào hơn trong trái tim người mẹ ngày đêm mong ngóng những người con trở lại.
Dù là lý tưởng cao đẹp hay sự bù đắp to lớn cũng không lấp hết hố sâu buồn đau trong tim người ở lại, hay dù có ban thưởng những huân chương vinh danh cao quí, cũng không thể nào xóa được vết thương hay sự mất mát to tát trong lòng những người mẹ, người góa phụ trong nỗi lặng lẽ nhớ thương.
Bức ảnh cô Mary McHugh trước bia mộ người hôn phu là hình ảnh khổ đau của những người đàn bà, con gái trên địa cầu trong oan nghiệt của chiến tranh. Tiếng khóc, tiếng thở dài là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhân loại hãy vì tình yêu thương mà sống, hãy san sẻ, hãy cảm thông đừng gây thêm đổ nát, hoang tàn.
Mary McHugh bị chiến tranh cướp mất người hôn phu, bị dập tắt lửa tin yêu trong trái tim thanh xuân, đó là nỗi xót xa chung cho những nạn nhân chiến tranh trên thế giới mà nhân loại hôm nay đã quay măt trên sự phi lý của chiến tranh, sự ác độc của kẻ nhân danh và lợi dụng sự văn minh để hủy diệt con người.
Linh Vũ
Comment