Thật rõ ràng, cơn mơ vừa mới tinh. Định bụng, hôm nay có được chút rảnh rổi, sẽ khơi lại, viết ra câu chuyện vừa mơ. Thế mà khi cố nhớ lại thì câu chuyện trong mơ đã mất tiêu. Gợi mấy thì giấc mơ vẫn ù lì trong tiềm thức, không chịu lú ra, nó lẫn ở đâu đó trong cái đầu của mình, đang có triệu chứng của căn bệnh "Quên"??? Điều mà khi nhìn về mai sau, em đã nói với anh: khi đời mình bắt đầu vào quãng nhớ nhớ - quên quên, thì phải thường nhắc nhau những điều vừa quên, để nhớ. Nếu không, anh và em sẽ không còn nhận ra nhau!!! Đó là điều đáng sợ (ta-quên-ta) trước khi (người-quên-ta). Vậy là không công bằng cho dẫu có sự biện minh về sự thoái hóa đương nhiên. Ta không thể quên ta, càng không thể quên người. Quyết lòng như vậy, nhưng ngay cả vạn vật cũng bị chi phối bởi luật Vô Thường. Ta tránh được sao?
Như mới giữa tháng mười, mà những cây phong quanh nhà, lá đã chuyển vàng. Thời tiết không nhất quán theo chu trình hằng năm, nên màu sắc thiên nhiên cũng bị trái chứng. Mà điều gì trái chứng cũng mất cái đẹp tự nhiên. Ngay khi lá đang mùa rơi, vẫn bị chê là không đẹp, khi phiến lá đổi màu không theo trinh tự chuyển dịch các sắc tố: xanh - vàng - đỏ - tím - nâu... Nếu như vào Thu, chiếc lá chưa đủ độ vàng mà hóa đen do nhiệt độ lạnh, nóng đột biến thất thường, sẽ làm mất cái mỹ quan của mùa Thu.
Từ nơi Còn đi vào chỗ Mất, Người hay Lá đều qua một quá trình: Lìa - Rơi và Chạm. Trong mỗi thời đoạn, đều được xét nét theo cái mỹ quan đó, làm nổi bật cái dáng Rơi trên đường về Cội của Lá. Mà Cội cũng chỉ là khái niệm, vì ngay cả Lá, cũng khó lòng rơi theo chiều thẳng để về Cội. Sự không tuân thủ theo hấp lực rơi lại tạo nên nét đẹp riêng... của Lá, như bữa em nhìn những chiếc lá vừa rơi, vừa xoay quanh thân cây cho em cảm xúc về luyến lưu của một thời lá ở, lá đi.
Từ nơi mà Lá được cưu mang!
Lá xa cành thương cây, nhớ cội
Người xa người, tội lắm người ơi!
Mà người xa người, trong thời đoạn Rơi, liệu có được cái cảm nhận tuyệt vời như lá? Rất khó lòng hiểu thấu khi chính ta quên cái "ngã" của mình. Cứ nghĩ Sống và Chết là lẽ đương nhiên, thì sao thấy được cái đẹp của Rơi và Chạm???
Cũng may, trời phú cho anh và em có cái tâm nhạy cảm, nên đã nhờ nhau nhắc chừng những thứ dễ quên, có thể làm nghẽn tắt cái dòng nghĩ đang bồng bềnh trong ta, như giấc mơ vừa qua, anh tìm chưa thấy rõ. Mà chỉ là dường như có một Nàng Thơ giòng họ Biển, đọc cho anh nghe bài thơ về những cơn sóng rì rào dưới chân gộp đá rất quen. Lại cũng dường như, từ nơi đó, anh nhìn em mân mê nững cánh hoa li ti màu tím của loài hoa cúc biển. Loài hoa mà em đã viết một câu chuyện dễ thương: Hoa Vô Vi!
ST ! ( Tác Giả: Cao Nguyên )
Như mới giữa tháng mười, mà những cây phong quanh nhà, lá đã chuyển vàng. Thời tiết không nhất quán theo chu trình hằng năm, nên màu sắc thiên nhiên cũng bị trái chứng. Mà điều gì trái chứng cũng mất cái đẹp tự nhiên. Ngay khi lá đang mùa rơi, vẫn bị chê là không đẹp, khi phiến lá đổi màu không theo trinh tự chuyển dịch các sắc tố: xanh - vàng - đỏ - tím - nâu... Nếu như vào Thu, chiếc lá chưa đủ độ vàng mà hóa đen do nhiệt độ lạnh, nóng đột biến thất thường, sẽ làm mất cái mỹ quan của mùa Thu.
Từ nơi Còn đi vào chỗ Mất, Người hay Lá đều qua một quá trình: Lìa - Rơi và Chạm. Trong mỗi thời đoạn, đều được xét nét theo cái mỹ quan đó, làm nổi bật cái dáng Rơi trên đường về Cội của Lá. Mà Cội cũng chỉ là khái niệm, vì ngay cả Lá, cũng khó lòng rơi theo chiều thẳng để về Cội. Sự không tuân thủ theo hấp lực rơi lại tạo nên nét đẹp riêng... của Lá, như bữa em nhìn những chiếc lá vừa rơi, vừa xoay quanh thân cây cho em cảm xúc về luyến lưu của một thời lá ở, lá đi.
Từ nơi mà Lá được cưu mang!
Lá xa cành thương cây, nhớ cội
Người xa người, tội lắm người ơi!
Mà người xa người, trong thời đoạn Rơi, liệu có được cái cảm nhận tuyệt vời như lá? Rất khó lòng hiểu thấu khi chính ta quên cái "ngã" của mình. Cứ nghĩ Sống và Chết là lẽ đương nhiên, thì sao thấy được cái đẹp của Rơi và Chạm???
Cũng may, trời phú cho anh và em có cái tâm nhạy cảm, nên đã nhờ nhau nhắc chừng những thứ dễ quên, có thể làm nghẽn tắt cái dòng nghĩ đang bồng bềnh trong ta, như giấc mơ vừa qua, anh tìm chưa thấy rõ. Mà chỉ là dường như có một Nàng Thơ giòng họ Biển, đọc cho anh nghe bài thơ về những cơn sóng rì rào dưới chân gộp đá rất quen. Lại cũng dường như, từ nơi đó, anh nhìn em mân mê nững cánh hoa li ti màu tím của loài hoa cúc biển. Loài hoa mà em đã viết một câu chuyện dễ thương: Hoa Vô Vi!
ST ! ( Tác Giả: Cao Nguyên )