Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Kim Vân Kiều Hà Nội

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Kim Vân Kiều Hà Nội

    Kim Vân Kiều Hà Nôi



    Tóm Lược câu chuyện

    Vào cuối thập niên 70, thời cộng hòa xã hội chủ nghĩa, khi miền bắc

    thôn tính miền Nam với danh nghĩa giải phóng người dân Nam Bộ

    Chiến tranh chấm dứt, người người

    ...nơm nớp an hưởng thái bình. Có nhà ông ,...họ Vương. Gia tư thì

    cũng như mọi người miền Nam bị đánh tư sản lúc bấy

    giờ, của hương hỏa ba đời ông cha để lại một sớm một chiều trở thành

    ...tài sản của chánh quyền. Vương ông sinh hạ ba người con, một trai,

    hai gái. Vương ông đặt tên cho con trai út là Quan, mang họ Vương để

    nối dõi tông đường. Người con gái lớn là Thúy Kiều. Cô em gái kế tên

    Thúy Vân. Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn. Một lần cười nghiêng thành, hai

    lần cười nghiêng nước, nổi tiếng hồ cầm có một không hai. ThúyVân

    trong sáng như trăng rằm. Tóc như mây. Da như tuyết. Môi cười như

    hoa. Miệng nói như ngọc. Nhà có hai người con gái đẹp như hai đóa trà

    mi khiến cho hai ông bà họ Vương ngày đêm khắc khoải không yên. Mỗi

    lần tên công an phường với đám lâu la của hắn đến nhà tìm cách lân

    la, buộc hai cô Thúy cùng với Vương Quan đi làm thủy lợi là Vương bà

    hồn vía lên mây, có bao nhiêu tiền trong nhà, lấy ra phân phát hết cho

    chúng.


    PHẦN 1

    Có đêm, Thúy Kiều sau một ngày bôn ba mua bán ở chợ trời về

    phải khóc thét lên:

    - Trời ơi, mẹ! Tiền con mới bán cái quần bò để dành mua hàng ngày

    mai đâu mất rồi?

    Vương bà mặt mày tái mét:

    - Mẹ...mẹ đưa cho mấy chú ấy hết rồi!

    Thúy Kiều nhìn mẹ, mày ngài dựng ngược, mắt phượng tròn xoe:

    - Mấy chú nào?

    Thúy Vân thấy dáng điệu áo não của mẹ, cầm lòng không đặng, dịu

    dàng lên tiếng:

    - Chị Hai, mẹ đưa cho bác Hồ trưởng khóm với mấy chú công an để

    đóng tiền thủy lợi cho mấy chị em mình hết rồi.

    Thúy Kiều ngồi phịch xuống ghế:

    - Cái quần bò cuối cùng cũng bán rồi, đâu còn gì để bán nữa! Số tiền

    đó con tính để làm vốn mua ít ổi, xoài , cóc gì để trước nhà bán đỡ...

    Thấy chị Hai giận đến muốn dằn mâm, xáng chén, Thúy Vân buồn xo:

    - Bác trưởng khóm với mấy chú đó làm dữ quá, nên mẹ sợ.

    Thúy Kiều đang bực bội, nạt ngang:

    - Dẹp đi mày! Mở miệng là bác bác, chú chú nghe mệt quá! Mấy thằng

    đó mà bác bác, chú chú với tao là tao đá cho sứt càng, gãy gọng.

    Quái gì phải sợ tụi nó, còn cái chó gì để mất nữa đâu mà sợ!

    Vương ông ngồi trầm ngâm nãy giờ nghe ba mẹ con tiếng lại, lời qua

    chợt thở dài lên tiếng:

    - Lần sao họ muốn làm tình làm tội gì cứ để họ làm đi. Con Kiều nó nói

    đúng đó, nhường nhịn riết rồi cũng không đi tới đâu. Ngày nào cũng bị

    chúng rỉa như thế này cũng chết!

    Vương bà đang hờn Thúy Kiều, quay sang ông sụt sùi, tủi thân:

    - Ông cứ bênh con Kiều. Ông coi, ông bênh nó riết rồi nó không giống

    ai! Ăn nói như đồ đá cá lăn dưa.

    Vương ông thở dài:
    - Bà trách tui là trách làm sao? Con gái tui mới chừng đó tuổi đầu mà đã hồng nhan bạc mệnh. Tui đi cải tạo ngót ngoét ba năm trời. Nó ở nhà vừa lo buồn cho thằng Kim Trọng đi vùng kinh tế mới mút mùa lệ thủy, vừa kê vai gánh vác gia đình, ngày nào cũng chạy rong ngoài chợ trời. Lá ngọc cành vàng nào mà chịu cho nỗi!

    Vương bà cay đắng:

    - Ông bà mình có câu Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn mà ông.

    Vương ông trợn mắt:

    - Bộ bà không thấy gia đình mình đang sống trong vũng bùn hả? Nó

    thối hoắc kìa bà không thấy sao?

    Vương bà tiu nghỉu làm thinh. Thúy Kiều đằng hắng, hạ giọng, nhỏ nhẹ

    thưa với cha:
    - Ba à, con đang tính như thế này...Mấy ngày nay con có quen được

    mấy tay tổ chức vượt biên. Giá cũng rẻ thôi ba à, mỗi đầu người là

    mười cây.

    Thúy Vân kêu lên:

    - Nhà mình không còn lấy nửa chỉ, mười cây ở đâu mà có. Huống hồ gì

    mình cần tới năm chục cây cho năm người.

    Thúy Kiều chậc lưỡi, háy em bằng con mắt có đuôi:

    - Mày im đi, tao nói đã hết đâu!

    Vương bà có ý bênh Thúy Vân:

    - Mẹ nghe nói vượt biên lúc này nguy hiểm lắm! Người ta gặp hải tặc

    tùm lum.

    Thúy Kiều nói nhỏ, giọng chắc nịch:

    - Con sẽ đi.

    Cả nhà tròn mắt nhìn cô, không chờ cho họ nói thêm điều gì, cô giải thích:

    - Con quen với thằng chủ tàu tên Mã Giám Sinh, nếu con không lầm thì

    nó muốn cho con theo. Thoát được một người là cứu được cả nhà.

    Bằng mọi giá, con cũng phải đi.

    Vương ông lộ vẻ lo lắng:

    - Mấy tay chủ tàu như Mã Giám Sinh không tin được đâu con ơi! Nhiều

    khi là công an biên phòng trá hình đó con à! Đi không xong là mệt lắm!

    Phản quốc đó nghen con! Đàn bà thì bị cạo trọc đầu, đàn ông thì bị tù.

    Nếu không chết vì đắm tàu thì cũng bị hải tặc. Hy vọng tới đất nước tự

    do thật là mong manh đó con.

    Thúy Kiều dư biết đến những hiểm họa không lường trước được nhưng

    cũng rán gượng cười, ngậm ngùi ngâm lên hai câu thơ trong Cõi Người

    Ta của Thông Biện Tiên Sinh để nhắc nhở cha mẹ và cũng để tự trấn an mình:

    - Ra đi là sự đã liều.

    Những người ở lại, lại càng liều hơn.

    Ba ơi, con đã tính kỹ rồi! Có nguy hiểm thế nào thì Kiều nhi xin chịu

    hết. Dù cho ngọc nát vàng tan con cũng quyết ra đi. Nếu rủi con có bề

    gì,... ba mẹ vẫn còn một con đường khác để đi.

    Cả nhà nhìn Thúy Kiều buồn bã, hoang mang; Thúy Vân sợ bị chị rầy

    như trước nên khép nép đứng im. Thúy Kiều từ tốn quay sang em,

    giọng buồn rầu:

    - Nếu sau này chị có bỏ thây trên biển khơi thì chuyện nhà phải do em

    gánh vác. Trăm sự, chị cậy nhờ em..., chứ thằng Vương Quan thì chả làm gì nên tích sự.

    Thúy Vân bối rối:
    - Cha mẹ là cha mẹ chung, đương nhiên em phải trả hiếu, chị đâu cần phải khẩn thiết xin em.

    Thúy Kiều lắc đầu, mắt hồ thu long lanh:

    - Chị biết em là con gái mới lớn, chưa một lần yêu ai. Tâm hồn và thể

    xác của em tinh khiết như băng tuyết. Nhưng mà vì chị mà...mà,...chị

    xin em hãy hiểu cho chị. Này, em hãy ngồi xuống đây cho chị lạy. Một

    lạy xin em hãy thay chị mà lo cho ba mẹ. Hai lạy xin em hãy tha tội cho

    chị, vì chị lo lắng mưu toan như tú bà mà khiến em phải mất đi chuỗi

    ngày đẹp nhất của đời con gái...Ba lạy,..

    Thúy Vân hoảng hốt kêu lên:

    - Có phải chị vì muốn theo Mã Giám Sinh nên muốn gã em cho Kim

    Trọng không?


    Thúy Kiều lắc đầu khăng khăng, giọng buồn bã:

    - Dẹp anh chàng Kim Trọng qua một bên đi em. Hắn chẳng qua là một

    gã thư sinh trói gà không chặc, hắn còn lo cho thân hắn chưa xong,

    lấy gì mà nghĩ đến chị! Giờ này chắc hắn đang đứng soát vé ở lăng ông

    Hồ rồi! Em lấy hắn thì càng khổ đời em. Chị nghĩ...À không, chị biết một

    anh chàng người Hoa rất giàu có nhưng thiếu chân đứng trong xã hội,

    hắn và gia đình đang bị đuổi về nước. Khoảng hơn một tháng nữa thì

    họ đi. Nếu em lấy hắn, không những em sẽ sung sướng về sau, mà còn

    cứu được gia đình, đem ba má đi, đem thằng Vương Quan đi. Nó ở đây,

    nếu không trở thành cháu ngoan của bác Hồ thì cũng có ngày trở

    thành du đảng. Còn mấy ông bộ đội thì như mán trên rừng, lấy nó làm

    chồng thêm uổng phí cả đời hoa. Thà làm quỷ cái của nước Nam còn hơn làm vợ mấy anh bộ đội, em à!

    Trong khi Thúy Vân cúi đầu đắn đo suy nghĩ, Vương bà buột miệng:

    - Miễn nó giàu có là được rồi, có chân đứng trong xã hội hay không

    đâu cần thiết.



    Vương ông gắt :

    - Nó có tiền thì muốn mua gì mà không được. Chắc thằng này là family

    man, thích ở nhà lo cho vợ chứ không muốn chen chân với đời.

    Thúy Kiều nghe cha mẹ nói đến đây, cúi đầu ấp úng:

    - Không phải ba à! Nó...nó bị thọt chân.

    Vương bà và Vương ông cùng kêu trời một lượt trong khi Thúy Vân mặt

    dàu dàu đứng dậy bỏ vô buồng trong. Thúy Kiều nhìn theo em, nén

    tiếng thở dài.


    (Đón xem tiếp phần 2)

  • #2
    Phần 2



    Xế trưa khi Thúy Kiều đang sửa soạn ra khỏi nhà thì nhìn thấy Vương bà đang dọn dẹp cái bàn máy may cũ mèm,

    khệ nệ bưng đi dấu sau tủ thờ. Lòng vẫn còn áy náy vì đã cau có với mẹ đêm qua, Thúy Kiều nấn ná

    gợi chuyện với Vương phu nhân:

    - Mẹ may cái gì vậy mẹ?

    Vương bà nhăn mặt, cầm cái quần mới may, màu sắc diêm dúa đưa cho con gái:

    - Con coi, năm nay mẹ với con Vân đứng chầu chực cả ngày trời mà mỗi đầu người chỉ được năm tấc vải,

    không đủ may một cái quần chứ đừng nói một bộ đồ. Đã vậy mỗi xấp mỗi màu khác nhau. Nhà nước nhà

    non gì mà ngoan cố quá mà cứ khăng khăng mắng người dân là ngoan cố.

    Mẹ năn nỉ hết lời, xin một màu giống nhau để có gì chấp nối mà may được một cái quần hay cái áo gì cho lành lặn dễ coi mà họ bày đặt làm

    khó! Bực mình quá mẹ ghép ba màu lại may thành cái quần này đây. Kệ, cho ba mày mặc trong nhà. Quần áo của ổng rách nát hết rồi!

    Thúy Kiều nhìn cái quần chế biến kỳ quái ba màu trắng, xanh, đỏ của mẹ, phì cười:

    - Bắt ba mặc cái này ba quê tội nghiệp! Để con kiếm tiền, may cho ba bộ đồ mới.

    Vương ông cùng với Vương Quan trong buồng vén rèm bước ra, Vương ông lớn tiếng:

    - Mấy thằng ăn trên đầu của dân nó không quê thì thôi chứ mắc gì mà ba phải quê hả con? Để đó ba mặc cho mà coi, mặc đi cùng khắp hết chớ sợ gì ai!

    Vương Quan cười:

    - Ba chịu chơi thiệt, mốt đó ba!

    Thúy Kiều lườm em:

    - Thằng mắc dịch, mày đi đâu từ hôm qua tới giờ?

    Vương Quan sợ hãi, đứng nép bên cha, ấp úng chưa nói được thành câu đã bị Thúy Kiều xỉa xói:

    - Cả ngày tao chạy rong ngoài đường để kiếm ăn cho cả nhà còn mày đi chơi hả? Ở nhà mà lo việc nhà, gánh nước, rửa rau phụ chị ba mày, trốn đi chơi nữa là biết tay tao!

    Mắng em xong, Thúy Kiều thong thả dắt xe đạp ra khỏi nhà. Ngang qua hai cánh cửa sắt mở toang của căn nhà lầu bốn tầng mà nhà nước đã tiếp thu của ông thầu khoán hãng xi măng của chế độ cũ, người đàn ông
    đang ngồi trong bậc tam cấp trước sân tíu tít kêu:

    - Kìa, cô Kiều! Thúy Kiều! Đồng chí Kiều!

    Thúy Kiều đứng lại, bẽn lẽn nhìn người đàn ông mặc chiếc quần cụt và chiếc áo thun lá đang lếch thếch băng qua khoảng sân rộng, chạy đến bên nàng. Hắn vừa thở phì phò, vừa nói:

    - Chào đồng chí Kiều! À không, chào cô Kiều.

    Kiều rụt rè chào:

    - Chào ông Thúc Sinh Tỉnh Ủy

    Người đàn ông thở hồng hộc:

    - Cô đi nàm?

    Thúy Kiều mặt mày đỏ bừng, quay đi không dám nhìn bộ đồ kém thuần phong mỹ tục của ông tỉnh ủy, lí nhí trả lời:

    - Dạ, còn ông?

    Thúc Sinh Tỉnh Uỷ cười khề khà, đưa tay chỉ ra đầu ngõ:

    - Tôi đang chờ gánh bún riêu đi qua, muốn xử ný một tô cho đã thèm, nhân tiện cũng hy vọng được gặp cô.

    Tôi nghe đồn cô nà hoa hậu, à không!...hoa khôi của xóm lày. Ngoài sắc đẹp cô còn nà một người tài hoa,

    lói tiếng Tây như ró. Thơ văn thì nhả ngọc phun châu. Cầm kỳ thi họa, thứ nào cô cũng sõi cả.

    Tôi,...tôi nghe tiếng cô đã nâu, ái mộ cô đã nâu. Tôi,...tôi...tôi muốn được kết bạn với cô.

    Thúy Kiều cười mỉm:

    - Dạ không dám! Chẳng qua là tiếng đồn thôi. Tôi chỉ là một cô gái miền Nam tầm thường

    Thúc Sinh Tỉnh Uỷ trầm trồ, chắc lười, lắc lư cái đầu như con gà nòi mới được phun nước:

    - Không, không,...sao nại miền Lam tầm thường, các cô gái miền Lam của cô đáo để nắm! Mấy cô ở ngoài tớ sao sánh bằng. Sao đằng í cứ khiêm nhường thế ấy!

    Thúy Kiều cúi đầu, tủm tỉm cười một mình. Người đàn ông cười hề hà, giọng khẩn khoản:

    - Nếu không chê, xin cô nhín ít thì giờ chỉ bảo thêm cho tôi. Tôi sẵn nòng trả lương cho cô.

    Tôi ở trong lày nhàn nhã quá! Bà vợ Hoạn Thư của tôi thì đi công tác ngoài Hà Nội mỗi tuần.

    Nhà thì quá rộng, ra vào có mỗi mình tôi cũng buồn.

    Kiều làm lơ giả bộ không hiểu, ra vẻ đắn đo:

    - Dạ, ông cho tôi có thì giờ suy nghĩ...

    Thúc Sinh Tỉnh Ủy gật gù, mừng rỡ:

    - Vâng, vâng, vâng cô Kiều ạ! Tiền bạc đối với tôi đều vô tư, miễn cô bằng nòng nàm bạn, chỉ bảo tôi.

    Thúy Kiều ầm ừ, cắm đầu đi thẳng một nước.

    (Đón xem tiếp phấn 3)

    Comment

    Working...
    X