Chị tôi, trong bộ đồ bệnh nhân, bước đi theo người y tá vào phòng mổ. Nhìn dáng liêu xiêu của chị, tôi thấy chạnh lòng mà không dám khóc. Tôi chưa thấy ai sắp được mổ bước đi vô hồn mà vội vã như chị.
Năm mươi tuổi đời, xinh đẹp và độc thân. Giống như những bông hoa chưng trong mùa nắng; những cơn buồn nhiều hơn cuộc vui đã làm cho nhan sắc chị tàn phai nhanh dần theo năm tháng. Sống cởi mở với cuộc đời nhưng số phận vẫn như không buông tha cho chị. Một khối u nào đó, có lẽ hình thành từ những nỗi buồn lẻ loi trong nhiều năm tháng đã lớn dần lên trong người chị. Vài lần chị vẫn do dự chưa quyết định có nên cắt bỏ nó hay không. Vì sự tồn tại của nó hơn mười năm nay thật sự chưa phiền hà đến chị là bao, ngoài những cơn mệt mỏi vô cớ không thường xuyên mà chị nghĩ rằng do mình bắt đầu có tuổi. Thế rồi sau một đợt khám tổng quát rồi đến khám chi tiết, bác sĩ nói bằng một giọng thật nhẹ nhàng nhưng gây chấn động chẳng khác nào quan tòa vừa tuyên án tử hình: một u nang buồng trứng, một u xơ tử cung cần cắt bỏ vì nó không còn chức năng gì nữa ngoài việc có thể chuyển sang ung thư và gây tử vong.
Chiều hôm qua, lúc hai chị em ngồi ở phòng khám, miệng chị mếu xệch, chực khóc: “Nên mổ không em?”. Chao ôi, đó là câu hỏi khó trả lời nhất trong đời tôi. Thường ngày, tôi vẫn trả lời những bệnh nhân của mình bằng những câu hỏi hết sức tự tin và tế nhị: “Không sao đâu, mổ xong là hết bệnh”, “Bệnh này thường lắm, nhiều người mổ lắm, nghỉ ngơi một thời gian thì bình phục hoàn toàn, không có tai biến gì đâu”... Thế nhưng, với chị, sao tôi không có can đảm trả lời như vậy. Mỗi một ca mổ đều là một sự can thiệp bất thường của bàn tay con người vào những chức năng sống của cơ thể. Làm sao ai có thể chắc chắn được không có điều gì xảy ra? Ai có thể chắc chắn được không hề có một tai biến nào. Mỗi một ca mổ là một chuyến đi về định mệnh. Trông bề ngoài, chị vẫn như một người khỏe mạnh, đang đi đứng yên lành. Nếu tôi lắc đầu: không nên mổ, thì tôi đã ngăn chặn một cơ hội sống của chị tôi về sau. Tôi đã trả lời chị bằng một câu hỏi: “Bác sĩ còn đưa ra cho chị phương án nào nữa không?”. “Không còn cách nào khác em ạ”. Chị thở dài ảo não.
Chiều hôm qua, trong khi hai chị em ngồi đợi làm thủ tục nhập viện, chị đã nói với tôi: “Em ạ, hay là mình đi thẳng lên Đà Lạt chơi một chuyến rồi về Nha Trang quách cho rồi”. Lời đề nghị mới hấp dẫn như thể dường như cuộc sống thật tươi đẹp không biết gì là tật là bệnh. Quả thật, chỉ cần bước ra khỏi Bệnh viện Từ Dũ này, đón một chuyến xe đò thì đến tối hai chị em chúng tôi đã ở nơi nhà ông anh. Lâu nay bận rộn không có dịp đi thăm nhau. Chỉ một chuyến xe, chúng tôi có thể thoát khỏi thành phố Sài Gòn bụi bặm nóng bức này và tận hưởng một không khí mát lạnh của vùng cao nguyên; để rồi vài ngày sau cuộc sống lại trở lại bình lặng như thành phố biển tôi đang sống; để rồi khối u vẫn cứ thỉnh thoảng cuộn lên những cơn mệt mỏi bất thường trong người chị như cơn sóng ngầm. Cuộc sống là một bài thi trắc nghiệm mà trong đó buộc mình phải đánh dấu vào một ô vuông nào đó. Ô vuông của cuộc đời chị, tôi nào dám mạnh mẽ đánh dấu vào.
Mới sáng hôm qua, hai chị em còn đi siêu thị lựa thứ này thứ kia, chị ướm thử hết áo này áo nọ, tỉ mỉ chọn lựa từng màu son môi, từng chiếc túi xách. Mỗi lần vào thành phố, chị không bao giờ quên việc đi mua sắm. Chị như luôn cảm thấy hạnh phúc trong công việc này. Mua sắm cho mình và mua quà cho mọi người trong nhà. Chị luôn có sở thích mua sắm và ăn hàng. Mỗi khi buồn, chị đi mua sắm. Mỗi khi buồn, chị đi ăn hàng. Mỗi lần chị rủ tôi đi ăn là tôi biết chị có điều không vui. Chị thích nói với tôi một câu: “Cuộc sống là món ăn mà buồn vui như gia vị”. Mới sáng hôm qua, chị hồn nhiên bên những chiếc tủ lạnh như những cô gái mới lớn mà buổi chiều chị đã như một bà già, lưng còng hẳn xuống và vai so lại ủ rũ như con gà mái đứng dưới mưa, mặc dù chị đang diện một bộ đồ thật đẹp. Ngồi trên hàng ghế đợi, có lẽ, chị cũng không nghĩ đến điều gì xa xôi quá hăm bốn tiếng đồng hồ. Chị đang chờ nghe gọi tên mình, chờ thủ tục nhập viện, rồi sau đó sẽ chờ phẫu thuật, chờ kết quả. Cả phần đời còn lại như được quyết định bằng hăm bốn tiếng đồng hồ nữa thôi. Tất cả quá khứ cũng trở nên vô nghĩa, tương lai thì miễn dự định. Vậy mà ngay trong chính cái thời khắc hăm bốn tiếng đồng hồ này, chị không làm gì được cho mình, và tôi không biết làm gì cho chị ngoài việc ngồi chờ.
Sáng hôm qua, tôi chở chị đi mua chim phóng sinh. Có ai đó mách rằng phóng sinh chim sẽ được mạnh khỏe và sống lâu. Những con chim nhỏ bé bay lên cao bên trên tháp chùa Vĩnh Nghiêm trông thật dễ thương. Chúng bỗng gieo trong lòng tôi một niềm tin mạnh mẽ rằng chị tôi sẽ khỏi bệnh. Những con chim như mang theo một lời nguyện cầu của tôi trình lên đấng tối cao nào đó, cầu xin cho chị tôi được an lành. Một người bạn của tôi nói đùa: “Chim ở đây quen rồi, chúng nó bay một vòng rồi quay trở lại chui vào lồng của người bán chim thôi”. Mong sao không phải như vậy. Nếu không thì số phận của người phụ nữ như chị tôi cũng luẩn quẩn như những con chim sẻ chỉ biết đường về lồng chim.
Cánh cửa tự động của phòng mổ khép lại sau lưng chị. Tôi có cảm tưởng mình không còn biết gì về chị nữa. Ngay cả bộ đồ mặc cho bệnh nhân mổ trên người chị cũng quá lạ lẫm. Chẳng lẽ nào đó là hình ảnh cuối cùng của chị mà tôi ghi nhận lại? Bây giờ có lẽ chị đang trả lời những câu hỏi của nhân viên gây mê. Những câu hỏi người ta thường hỏi cho đến lúc bệnh nhân không trả lời được nữa và chìm lỉm trong giấc ngủ của cơn tiền mê. Bây giờ có lẽ bác sĩ đang “khai đao”. Tôi bỗng hoảng hốt. Dường như tôi đang lạc mất chị. Tôi cố nhớ lại chị. Tôi cố tưởng tượng ra lúc hai chị em đang sóng sánh cùng nhau. Nhưng tôi bất lực. Ngày ngày chị chăm sóc cho mỗi người trong gia đình. Mọi thứ đều có bàn tay chăm chút của chị, nhưng dường như trong nhà không ai bận tâm đến những gì chị đã làm, cứ như một sự hiển nhiên. Bây giờ, thời gian như ngừng lại. Những kỷ niệm của tôi và chị như ngừng tại đây. Tôi không còn biết gì về chị nữa. Tôi nhìn quanh lục tìm. Chỉ còn chiếc điện thoại di động của chị. Tôi cầm nó lên tay, tôi có cảm tưởng nó chực reo.
Xưa nay, tôi chưa bao giờ tò mò nhìn vào điện thoại ai, vậy mà, bây giờ tôi hối hả lục tìm trong điện thoại của chị. Tôi hối hả nắm giữ những gì còn sót lại, có thể liên quan đến chị. Tôi đọc điện thoại của chị, như thế nó có thể nói cho tôi biết chị tôi bây giờ ra sao. Những cái tên riêng trong danh bạ không bỏ dấu, tôi chẳng biết ai ngoài một số người thân trong gia đình. Bỗng dưng trong tôi xuất hiện một ý tưởng ngớ ngẩn. Tôi muốn gởi đi một tin nhắn hàng loạt cho tất cả mọi người trong danh bạ: “Ai biết chị tôi bây giờ ra sao không?”. Tôi chợt oán ghét những cái tên này. Sao chẳng ai gọi đến một cú điện thoại nào hỏi thăm chị tôi cả. Tôi lục tìm tin nhắn. Tôi chợt sững người khi chợt thấy một mẩu tin mới nhất của một ai đó với cái tên được lưu là QD. “Can đảm lên, anh luôn ở bên cạnh em. Anh sẽ là người đầu tiên gọi cho em khi em tỉnh giấc”. Đọc xong tin nhắn, tôi vội vàng tắt điện thoại của chị. Tôi sợ nghe tiếng người đó gọi. Hiện giờ thì tôi chưa thể trả lời cho ai biết tình trạng của chị. Tôi sợ sẽ gây thất vọng cho một ai đó. Có lẽ, chị cũng muốn nghe được giọng nói của QD đầu tiên sau khi mình tỉnh thuốc mê. Bỗng dưng, tất cả những ý nghĩ của tôi về chị bây giờ tò mò chuyển sang một nhân vật khác. QD là ai, tôi chưa từng nghe chị nói. Một điều gì đó thôi thúc tôi bật mở điện thoại của chị trở lại. Tại sao tôi lại tắt điện thoại khi không còn biết chút gì về chị nữa sau khi chị bước qua cánh cửa phòng mổ. Thông tin duy nhất mà tôi còn biết về chị chỉ còn là chiếc điện thoại này mà thôi. Tôi lại bật lên. Một lời chào xuất hiện trên máy: “Chúc một ngày hạnh phúc”. Tội nghiệp chị của tôi. Chị đã ngày ngày tự chúc cho mình có một ngày hạnh phúc. Tôi bỗng chắp tay nói thầm: “Em chúc chị một ngày hạnh phúc”. Bỗng nhiên, bao nỗi lo lắng trong tôi tan biến. Tôi biết sau vài giờ nữa, chị sẽ được đưa ra khỏi phòng mổ, và tôi, và mọi người trong gia đình, và cả QD nữa, sẽ có một ngày hạnh phúc.
ST ! ( Tác Giả: Diễm Tuyết )
Năm mươi tuổi đời, xinh đẹp và độc thân. Giống như những bông hoa chưng trong mùa nắng; những cơn buồn nhiều hơn cuộc vui đã làm cho nhan sắc chị tàn phai nhanh dần theo năm tháng. Sống cởi mở với cuộc đời nhưng số phận vẫn như không buông tha cho chị. Một khối u nào đó, có lẽ hình thành từ những nỗi buồn lẻ loi trong nhiều năm tháng đã lớn dần lên trong người chị. Vài lần chị vẫn do dự chưa quyết định có nên cắt bỏ nó hay không. Vì sự tồn tại của nó hơn mười năm nay thật sự chưa phiền hà đến chị là bao, ngoài những cơn mệt mỏi vô cớ không thường xuyên mà chị nghĩ rằng do mình bắt đầu có tuổi. Thế rồi sau một đợt khám tổng quát rồi đến khám chi tiết, bác sĩ nói bằng một giọng thật nhẹ nhàng nhưng gây chấn động chẳng khác nào quan tòa vừa tuyên án tử hình: một u nang buồng trứng, một u xơ tử cung cần cắt bỏ vì nó không còn chức năng gì nữa ngoài việc có thể chuyển sang ung thư và gây tử vong.
Chiều hôm qua, lúc hai chị em ngồi ở phòng khám, miệng chị mếu xệch, chực khóc: “Nên mổ không em?”. Chao ôi, đó là câu hỏi khó trả lời nhất trong đời tôi. Thường ngày, tôi vẫn trả lời những bệnh nhân của mình bằng những câu hỏi hết sức tự tin và tế nhị: “Không sao đâu, mổ xong là hết bệnh”, “Bệnh này thường lắm, nhiều người mổ lắm, nghỉ ngơi một thời gian thì bình phục hoàn toàn, không có tai biến gì đâu”... Thế nhưng, với chị, sao tôi không có can đảm trả lời như vậy. Mỗi một ca mổ đều là một sự can thiệp bất thường của bàn tay con người vào những chức năng sống của cơ thể. Làm sao ai có thể chắc chắn được không có điều gì xảy ra? Ai có thể chắc chắn được không hề có một tai biến nào. Mỗi một ca mổ là một chuyến đi về định mệnh. Trông bề ngoài, chị vẫn như một người khỏe mạnh, đang đi đứng yên lành. Nếu tôi lắc đầu: không nên mổ, thì tôi đã ngăn chặn một cơ hội sống của chị tôi về sau. Tôi đã trả lời chị bằng một câu hỏi: “Bác sĩ còn đưa ra cho chị phương án nào nữa không?”. “Không còn cách nào khác em ạ”. Chị thở dài ảo não.
Chiều hôm qua, trong khi hai chị em ngồi đợi làm thủ tục nhập viện, chị đã nói với tôi: “Em ạ, hay là mình đi thẳng lên Đà Lạt chơi một chuyến rồi về Nha Trang quách cho rồi”. Lời đề nghị mới hấp dẫn như thể dường như cuộc sống thật tươi đẹp không biết gì là tật là bệnh. Quả thật, chỉ cần bước ra khỏi Bệnh viện Từ Dũ này, đón một chuyến xe đò thì đến tối hai chị em chúng tôi đã ở nơi nhà ông anh. Lâu nay bận rộn không có dịp đi thăm nhau. Chỉ một chuyến xe, chúng tôi có thể thoát khỏi thành phố Sài Gòn bụi bặm nóng bức này và tận hưởng một không khí mát lạnh của vùng cao nguyên; để rồi vài ngày sau cuộc sống lại trở lại bình lặng như thành phố biển tôi đang sống; để rồi khối u vẫn cứ thỉnh thoảng cuộn lên những cơn mệt mỏi bất thường trong người chị như cơn sóng ngầm. Cuộc sống là một bài thi trắc nghiệm mà trong đó buộc mình phải đánh dấu vào một ô vuông nào đó. Ô vuông của cuộc đời chị, tôi nào dám mạnh mẽ đánh dấu vào.
Mới sáng hôm qua, hai chị em còn đi siêu thị lựa thứ này thứ kia, chị ướm thử hết áo này áo nọ, tỉ mỉ chọn lựa từng màu son môi, từng chiếc túi xách. Mỗi lần vào thành phố, chị không bao giờ quên việc đi mua sắm. Chị như luôn cảm thấy hạnh phúc trong công việc này. Mua sắm cho mình và mua quà cho mọi người trong nhà. Chị luôn có sở thích mua sắm và ăn hàng. Mỗi khi buồn, chị đi mua sắm. Mỗi khi buồn, chị đi ăn hàng. Mỗi lần chị rủ tôi đi ăn là tôi biết chị có điều không vui. Chị thích nói với tôi một câu: “Cuộc sống là món ăn mà buồn vui như gia vị”. Mới sáng hôm qua, chị hồn nhiên bên những chiếc tủ lạnh như những cô gái mới lớn mà buổi chiều chị đã như một bà già, lưng còng hẳn xuống và vai so lại ủ rũ như con gà mái đứng dưới mưa, mặc dù chị đang diện một bộ đồ thật đẹp. Ngồi trên hàng ghế đợi, có lẽ, chị cũng không nghĩ đến điều gì xa xôi quá hăm bốn tiếng đồng hồ. Chị đang chờ nghe gọi tên mình, chờ thủ tục nhập viện, rồi sau đó sẽ chờ phẫu thuật, chờ kết quả. Cả phần đời còn lại như được quyết định bằng hăm bốn tiếng đồng hồ nữa thôi. Tất cả quá khứ cũng trở nên vô nghĩa, tương lai thì miễn dự định. Vậy mà ngay trong chính cái thời khắc hăm bốn tiếng đồng hồ này, chị không làm gì được cho mình, và tôi không biết làm gì cho chị ngoài việc ngồi chờ.
Sáng hôm qua, tôi chở chị đi mua chim phóng sinh. Có ai đó mách rằng phóng sinh chim sẽ được mạnh khỏe và sống lâu. Những con chim nhỏ bé bay lên cao bên trên tháp chùa Vĩnh Nghiêm trông thật dễ thương. Chúng bỗng gieo trong lòng tôi một niềm tin mạnh mẽ rằng chị tôi sẽ khỏi bệnh. Những con chim như mang theo một lời nguyện cầu của tôi trình lên đấng tối cao nào đó, cầu xin cho chị tôi được an lành. Một người bạn của tôi nói đùa: “Chim ở đây quen rồi, chúng nó bay một vòng rồi quay trở lại chui vào lồng của người bán chim thôi”. Mong sao không phải như vậy. Nếu không thì số phận của người phụ nữ như chị tôi cũng luẩn quẩn như những con chim sẻ chỉ biết đường về lồng chim.
Cánh cửa tự động của phòng mổ khép lại sau lưng chị. Tôi có cảm tưởng mình không còn biết gì về chị nữa. Ngay cả bộ đồ mặc cho bệnh nhân mổ trên người chị cũng quá lạ lẫm. Chẳng lẽ nào đó là hình ảnh cuối cùng của chị mà tôi ghi nhận lại? Bây giờ có lẽ chị đang trả lời những câu hỏi của nhân viên gây mê. Những câu hỏi người ta thường hỏi cho đến lúc bệnh nhân không trả lời được nữa và chìm lỉm trong giấc ngủ của cơn tiền mê. Bây giờ có lẽ bác sĩ đang “khai đao”. Tôi bỗng hoảng hốt. Dường như tôi đang lạc mất chị. Tôi cố nhớ lại chị. Tôi cố tưởng tượng ra lúc hai chị em đang sóng sánh cùng nhau. Nhưng tôi bất lực. Ngày ngày chị chăm sóc cho mỗi người trong gia đình. Mọi thứ đều có bàn tay chăm chút của chị, nhưng dường như trong nhà không ai bận tâm đến những gì chị đã làm, cứ như một sự hiển nhiên. Bây giờ, thời gian như ngừng lại. Những kỷ niệm của tôi và chị như ngừng tại đây. Tôi không còn biết gì về chị nữa. Tôi nhìn quanh lục tìm. Chỉ còn chiếc điện thoại di động của chị. Tôi cầm nó lên tay, tôi có cảm tưởng nó chực reo.
Xưa nay, tôi chưa bao giờ tò mò nhìn vào điện thoại ai, vậy mà, bây giờ tôi hối hả lục tìm trong điện thoại của chị. Tôi hối hả nắm giữ những gì còn sót lại, có thể liên quan đến chị. Tôi đọc điện thoại của chị, như thế nó có thể nói cho tôi biết chị tôi bây giờ ra sao. Những cái tên riêng trong danh bạ không bỏ dấu, tôi chẳng biết ai ngoài một số người thân trong gia đình. Bỗng dưng trong tôi xuất hiện một ý tưởng ngớ ngẩn. Tôi muốn gởi đi một tin nhắn hàng loạt cho tất cả mọi người trong danh bạ: “Ai biết chị tôi bây giờ ra sao không?”. Tôi chợt oán ghét những cái tên này. Sao chẳng ai gọi đến một cú điện thoại nào hỏi thăm chị tôi cả. Tôi lục tìm tin nhắn. Tôi chợt sững người khi chợt thấy một mẩu tin mới nhất của một ai đó với cái tên được lưu là QD. “Can đảm lên, anh luôn ở bên cạnh em. Anh sẽ là người đầu tiên gọi cho em khi em tỉnh giấc”. Đọc xong tin nhắn, tôi vội vàng tắt điện thoại của chị. Tôi sợ nghe tiếng người đó gọi. Hiện giờ thì tôi chưa thể trả lời cho ai biết tình trạng của chị. Tôi sợ sẽ gây thất vọng cho một ai đó. Có lẽ, chị cũng muốn nghe được giọng nói của QD đầu tiên sau khi mình tỉnh thuốc mê. Bỗng dưng, tất cả những ý nghĩ của tôi về chị bây giờ tò mò chuyển sang một nhân vật khác. QD là ai, tôi chưa từng nghe chị nói. Một điều gì đó thôi thúc tôi bật mở điện thoại của chị trở lại. Tại sao tôi lại tắt điện thoại khi không còn biết chút gì về chị nữa sau khi chị bước qua cánh cửa phòng mổ. Thông tin duy nhất mà tôi còn biết về chị chỉ còn là chiếc điện thoại này mà thôi. Tôi lại bật lên. Một lời chào xuất hiện trên máy: “Chúc một ngày hạnh phúc”. Tội nghiệp chị của tôi. Chị đã ngày ngày tự chúc cho mình có một ngày hạnh phúc. Tôi bỗng chắp tay nói thầm: “Em chúc chị một ngày hạnh phúc”. Bỗng nhiên, bao nỗi lo lắng trong tôi tan biến. Tôi biết sau vài giờ nữa, chị sẽ được đưa ra khỏi phòng mổ, và tôi, và mọi người trong gia đình, và cả QD nữa, sẽ có một ngày hạnh phúc.
ST ! ( Tác Giả: Diễm Tuyết )