Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Lời Cảm Ơn Khi Đưa Đến Nghĩa Trang

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Lời Cảm Ơn Khi Đưa Đến Nghĩa Trang

    Cùng đám đông khi đưa tiễn ông về nơi an nghỉ. Ca sỹ nói:
    -Tôi nói ông ấy tử tế nên nay tiễn đưa người tử tế đến nơi an nghỉ. Ông còn nói tiếp:
    -Trong lòng tôi mơ ước chính phủ mình có nhiều người tử tế hơn. Nói xong ông quay qua nhìn đám đông chỗ bao người ngồi, nhiều người đàn bà miền nam vùng đồng bằng sông Cửu long cũng đến từ sớm để tiễn đưa ông, “người tử tế”. Một danh từ đám đông tặng hay gán cho cũng vậy.
    Đây là cả một sự ý thức hệ lớn lao làm cho biết bao người dân cùng bào tộc yêu mến mang hàm ý đây tính chất Việt tộc.
    Trên báo vài ngày sau cũng có viết. Và chính ông xuất ngôn này cũng nói rõ:
    -Tôi mong những người trong chính phủ có nhiều người tử tế như vậy.

    Trong ý đó vậy không tử tế là sao, thử đặt vài câu trái ngược mà luận bàn thử, hay còn dùng chữ trong quốc hội là phản biện thử, nếu kẻ có học, dù chỉ khoảng trung học đệ nhị cấp mà thôi, nắm chặt được vài cách đơn giản nhất là nghị luận. Thì trái với tử tế là mất dậy, hay còn nói nặng hơn nữa.
    Không lẽ lại là những người mất dậy sao, mà lại trong hàng ngũ những người cầm quyền, đầy lòng yêu nước, có tâm huyết, cần và đã quyết liệt chữ chủ quyền, nhưng không có chữ nhân quyền, mà có những tính cách thô thiển, đơn giản vậy sao.

    Những tư tưởng không mấy lành mạnh chợt ào vào tâm tư, đủ để suy nghĩ về sự sống của toàn dân Việt những thể kỷ sau, dù mai đây ta, tôi chẳng còn hiện diện trên thế gian.
    Ngay đúng lúc chú du kích. Nói cho đúng cái mấy thằng ăn tàn hớt việc, xin việc mới đúng, đến tận từng nhà đưa tôi ký nhận văn bản gia đình văn hóa, nhìn thấy bản mặt thằng cô hồn, mất dậy, lừa đảo, càng tăng thêm ý nghĩ không mấy thuần khiết về nhà nước, làm tôi hoảng sợ, vì văn hóa là cái gì, và ai văn hóa trong gia đình văn hóa, nếu là văn hóa phải như thế nào, và sống ra sao mới là gia đình văn hóa.
    Tôi suy nghĩ chúng kiếm cớ xài tiền dân chúng đây.
    Những câu hỏi mang nhiều cốt lõi sự việc không mấy văn hóa, càng làm tôi suy nghĩ mông lung, những điều không muốn kể ra nên cũng thinh lặng luôn.

    Trên màn hình tivi đang diễn tả cơn lụt đến cả thước, người đi lặn hụp dưới đường ngay tại thủ đô văn vật mà duy chỉ một khu bơm hút nước.
    Ta thử hỏi vậy bao nhiêu năm tiền xây dựng đê, kè ngăn nước đâu, và công trình tự hào thay đổi cống chảy xưa có từ đời pháp thuộc nay biến thành cống hư, và để rồi lặng thinh, sự lặng thinh đáng sợ, chưa nói đến đã có dự báo thời tiết học và bao học vị tiến sỹ nữa mới chết, đến đâu và dùng để sử dụng vào việc gì, tiền làm gì hết nhiều tiền thế, và chỉ có duy nhất một khu chạy máy hút nước. Vẳng bài vè:
    -Hà nội mùa này có mấy cơn mưa..Khu phố thành sông muôn năm cho chúng lội..hoa sữa thôi rơi khi bên hiên những ngày tan lớp...đường cổ ngư xưa lặn lội lúc ta về…...hà nội ngày này..dù mưa hay nắng….

    Những câu ca biến thành câu vè độc địa chẳng thể nào thoát ra khỏi cái đầu mê muội cho chính bản thân nhẹ nhõm được lúc nào.
    Chúng tôi theo con đường mòn khác của khu phố không ngập lụt, vừa đi vừa nghĩ về lời cám ơn của người đưa tang, nghĩ mà cũng hay thật. Cho đến chính ngày hôm nay nhà cầm quyền sợ báo chí vô cùng, nên dần dà biến thành, mất cả nhân quyền, quyền tự do làm người, tự do báo chí, và mọi điều kiện khác. Tôi nghĩ rồi cũng đến lúc nhân dân, con người lại phải đòi hỏi mất thôi, thế tất nhiên là xuống đường chống đối, đòi hỏi, từ bất bạo động cho đến bạo động.v..v…
    Và mọi sự xẩy ra đúng như ý nghĩ đơn giản, thô thiển của tôi, và hầu như mọi sự cũng đã chín mùi và chỉ là chưa đạt mục đích gì vì chính những cái độc tài của độc quyền, giữ ghế.
    Cái bản chất tôi không muốn dính dáng đến chính trị, tôn giáo, nhưng rồi vào thế chẳng đặng đừng, từ bao sự giải quyết lúng túng cho đến đối xử nhau như vô học, vân vân và vân vân…
    Đau khổ này nối tiếp khác quẩn quanh như sợi tơ nhện khó chịu, khó khổ cho mọi người, mọi giới, khổ đói càng tăng thêm. Trong tâm luôn căng thẳng về câu chuyện kể như đùa.
    Thiệt hết chỗ nói.
    Chiều đến về đến nhà vô tình mở thùng đá dự trữ thấy chứng tỏ riêng mình vẫn còn hơn nhiều người, nào vài miếng thịt heo, vài cây rau cải, vài quả trứng gà và một hai hột vịt. Cảm thấy đời mình còn dễ chịu hơn nhiều người.
    Tôi lắng nghe ông nói:
    -Trên truyền hình khi bị chất vấn, dù chỉ là màn trình diễn cũng quá lúng túng, thiếu kiến thức, thiếu căn bản, kể cả chữa ngập nước trong ngay thủ đô, cho đến bán lúa gạo để cứu đói nhân dân và nhất là chưa biết phát triển bán hàng trong nội địa, trong lúc nhà nông đã làm ra lúa, nay làm mái che giữ gìn gạo ngay giữa đồng để chờ khất nợ.
    Chưa biết bao giờ người nông dân thoát khỏi bị cảnh nhà nước “cấy lúa trên lưng người nông dân”.
    Tôi cúi đầu đi trong vũng bùn lại mới ngập tràn về đồng, về thành phố Sài gòn, nhiều năm văn vật. Kể cả từ khi biến đổi tên thành phố mang tên lãnh tụ, hoặc cố ý cho người mang tên đền tội. Luôn nghĩ đến lại mỗi buổi tối, nào cũng vậy, phải nhai lại như loài ăn cỏ, những câu chuyện sờm bờm của các màn trình diễn vào các kênh truyền hình tiếp tay cho bao màn cảnh trước cho đẹp, cho có lý, gần như xin lại sự an ủi, cảm thông trong dân chúng, thật loại mặt dầy, không còn gì để mà nói nữa.
    Bao nhiêu chuyện, việc mà toàn những bọn ăn hại trên đầu trên cổ, làm khổ thêm dân chúng.
    Ngày hôm nay tôi mang như một truyền thông chính đáng của một con người bị o ép, dồn dập. Nói với đám đông rằng:
    -Dù gì còn sống thì còn phải phấn đấu cho đến hết hơi thở. Để làm gì? Để đời sau con cháu được thừa hưởng tránh khỏi tiếng xú vạn niên.
    Để rồi chiều về đến nhà nhìn vào nồi cơm ngon nhưng đã bị ngả mầu vì người nhà mua gạo vừa ngon, nở, cũ tuy nhiên điểm trong nồi bao mầu khác vì gạo mọt, ngả mầu, ỉu, đã bị nở mà nhăn nhở với chính bản thân, bên tai vẫn vẳng tiếng tivi về đường Nguyễn lương Bằng chưa đâu vào đâu. Nghĩa là vẫn còn trên giấy chưa biết làm ăn ra sao nữa.
    Ai chết mặc ai, tiền thầy cứ bỏ túi.
    Tôi chợt nhớ đế câu chuyện trên sân cầu lông. Một hội viên mới đề nghị:
    -Bầu người trông coi sân, thấy ai không đóng tiền mà đến chơi thì nói khéo cho họ đừng đến. Tôi lấy làm lạ. Tôi nghĩ và biến thành câu trả lời:
    -Tốt thôi bầu coi sân là tốt.
    Không lịch sự, mà chính bản thân cũng xưa kia đến chẳng đóng xây dựng sân lúc đó ai xử lý tình huống đó. Tôi nói:
    -Các ông con nít quá, lại kiếm cớ lấn chiếm sân, quyền, nữa sao, nhà người họ cho xây dựng sân là quá tốt, còn định tiếm quyền rồi chiếm đất nữa sao?

    Đúng ra ông chủ đất cũng chẳng tốt lành chi khi cho người làm sân cầu lông cũng nhiều dụng ý.
    -Che khuất phần nào khu công nghiệp của con gái, bởi vậy khi treo bảng hội cầu lông người cao tuổi họ bắt bỏ xuống ngay.
    Vừa mang ấm trà kẻ nhọ miệng đã nói:
    -Không mang cái đít ra.
    -Cái đĩa lót chứ ai nói thô thiển vậy.
    Vừa ngồi xuống thì cũng người ấy nói:
    -Chỗ đâu mà ngồi đấy.
    -Vừa giữ ghế vừa bợ ư?.
    -Thì phải mang đủ lệ bộ.
    -Để làm gì mấy thứ đó, vất đi còn hay hơn có chúng.
    Không lẽ đây là lời kết, nên cho qua đi.
    Tự lẩm bẩm:
    -Khó mà sửa chữa sai được cả bọn này, khó, tuy vậy phải bền bỉ, trì chí.
    Chán quá tôi quay qua nhìn kẻ mới đến sân và bắt đầu vào cuộc đánh vài ván thì về cho khỏe cái thân khổ tội.
    Mà để lắng nghe những tiếng ngao ngán của dân tộc, từ gạo, điện, cho đến dự bái thời tiết, và bao việc chẳng đâu ra đâu.

    ST ! ( Tác Giả: Thái San )
    ** Đừng khi nào cười kẻ đau khổ và đôi khi nên đau khổ với kẻ đã cười.

    ** Khi người ta nói xấu bạn , nếu đúng bạn hãy sửa mình. Nếu sai bạn hãy mỉm cười.

    ** Khi thất bại nên soi gương để đừng nhăn nhó. Khi thành công càng nên soi gương để thấy bản mặt hợm hĩnh.
Working...
X