khung cửa sổ hai nhà cuối phố...... chẳng hiểu vì sao không khép bao giờ...
Nam bước tới quầy mua cà phê, Lũy nhìn theo dáng dấp vẫn còn phong độ trong bộ y phục đắt tiền của Nam, một cảm giác xao xuyến, gợn sóng trong lòng nàng. Người đàn ông ấy, người chồng ấy, đã từng chia nhau hạnh phúc ngắn ngủi trong những tháng ngày chiến tranh khốc liệt ở quê nhà. nàng nhớ lại cuộc sống phiêu bồng làm vợ lính, với những đêm dài nằm một minh, mắt cứ mở to nhìn nóc màn bởi Nam đi đóng đồn và hành quân liên tục. Lũy mĩm cười, má au au và ngời lên ánh mắt lạ lùng khi nhớ lại những lúc Nam trở về từ trận tuyến. Chàng như kẻ háu đói, ham muốn dồn dập, chàng đã làm cho giường nghiêng, gối lệch, bù lại những đêm dài trống vắng là những cuộc ái ân khi háo hức, lúc êm ái, mặn nồng. Cũng con người ấy, đã từng có thói quen thòng tay sau gáy nàng rồi lần vào cổ áo, đặt bàn tay lên vùng da thịt tròn trịa, mân mê đến ngủ thiếp đi trong hạnh phúc, bình an, Lúc ấy chàng trông dễ thương và đáng yêu làm sao. Lũy cố xua đuổi những kỷ niệm xưa đang dồn dập hiện về trong tâm trí bằng cách dùng ngón tay nhảy lò cò theo hạt nắng đang lung linh trên bàn để kéo mình về thực tại. Lũy vẫn hoang mang không biết trưa nay Nam gọi phôn, hẹn gặp nàng ra đây sẽ nói chuyện gì...
Nam với tay mở khoá cửa xe cho cô con gái ngồi vào. Nào là kiếng mát, quần áo mô-đen, Tóc hai-lai, đồng hồ, điện thoại di động... Tất cả cùng mùi nước hoa đều là những món đắt tiền trang điểm cho sự kiêu sa của cô gái tên Crystal, mới mười tám tuổi, năm thứ nhất đại học. Nam nhìn con gái của mình hát bài ca cũ là mắng yêu cho có lệ:
_ Con diện đẹp như thế làm sao thoải mái tập trung cho việc học, hở Crytal?
Crystal chỉ cười. Ông hỏi tiếp:
_ Còn đi học mà lấy tiền đâu mua sắm hoài vậy con?
_ Tiền ba má cho mỗi tuần chứ ở đâu ra. Quà của con đâu?
_ Quà gi?
_ Sinh nhật của con. Ba đã hứa cho con cái laptop mới mà.
_ Nhưng mẹ mua cho con cái kia chưa được bao lâu mà!
_ Con hứa với bạn nên đã cho nó rồi.
_ Được rồi! lúc về, cha con mình sẽ ghé mua.
_ Hôm nay ba lái xe của con thì hết đường chạy trốn nhá!
Nói xong Crytal với tay kéo tấm chắn nắng xuống để soi mặt trong gương, con bé nở nụ cười hài lòng vì sắc đẹp và cách trang điểm của mình. Nam loay hoay chỉnh lại ghế ngồi, Kính chiếu hâu xong, chàng lái chiếc BMW mới toanhcủa Crystal ra cổng.
Tuần tới Nam sẽ là nhân vật quan trọng trong đại hội cựu quân nhân, Hôm nay chàng theo con vào thư viện của trường đại học để tra cứu thêm về lịch sử chiến tranh cho bài diễn văn mà chàng sẽ đọc trong ngày đại hội. Ngoài việc làm cho nhà nước, Nam chỉ có duy nhất một thú đam mê là sinh hoạt chính trị ở hải ngoại, mặc cho bà vợ làm chủ hai tiệm móng tay lớn thu tiền như nước và con cái, ba đứa, tha hồ tiêu hoang, Nam đánh bóng tên tuổi của mình qua hội hè, họp mặt, và đình đám.
Ngồi trong thư viện chưa đầy ba mươi phút, Nam đã bị ni-cô-tin hành hạ. Chàng ghiền thuốc lá nặng, mỗi ngày hút hơn một gói hai mươi điếu là thường. Nam bước ra ngoài tìm một nơi vắng vẻ để "kéo" vài hơi thuốc. Giờ này đã quá trưa, khuôn viên đại học im lìm, gió hiu hiu mát rượi. Nam ngồi xuống ghế đá moi thuốc ra hút, đang nghĩ ngợi tới dàn bài của diễn văn thì có tiếng bước chân rất gần rồi dừng lại sau lưng.
_ Bố! Con chào bố.
_ Ủa! Hiên! là con à!
Nam còn đang sửng sốt thì đứa con gái tròn to mắt hỏi:
_ Bố vào trường con có việc gì, Sao bố lại ngồi ở đây?
_ À, bố vào tìm sách trong thư viện, còn con, con học...
Nam ấp úng dừng ngang lời muốn hỏi bởi người thiếu nữ trong cái quần jean sờn rách, áo cánh đơn sơ và lưng cõng cái túi to như cái ba-lô hành quân của Nam ngày nào, Hiên chính là đứa con của chàng và Lũy, người vợ mới sang Mỹ chưa được bao lâu. Nam cứ ngỡ là nó còn đang ở trung học. Chàng sực nhớ ngày nó mời chàng đi dự lễ ra trường lại là ngày nhóm của chàng đi nhậu để chào đón một huynh trưởng từ xa mới đến, tiệc tàn, Nam quên bẵng chuyện lễ ra trường của Hiên, mãi cho đến hôm nay mới gặp lại con bé.
_...Con học... xong rồi à. bao giờ con về?
_ Dạ chưa bố! Con đang chờ đến lượt mình dùng máy vi tính.
_ Sao con không dùng máy ở nhà?
_ Dạ nhà con không có, nên mới xử dụng máy ở trường.
Nam nhìn con bé thương hại:
_ Vậy bố mua cho con một cái vi tính nhé, Hiên!
Hiên phản đối:
_ Không được đâu bố, mẹ con sẽ không bằng lòng.
Nam nhớ lại ngày hai mẹ con mới dọn về Cali, chàng đã mang đến cho một cái tivi nhưng hôm sau bị bà vợ mới ghen tuông, lấy lại đem cho nhà chú ruột của bà. Mẹ Hiên vừa giận vừa nguyền: "Từ nay trở đi mẹ con em sẽ không nhận một thứ gì anh mang tới nữa. Hãy để yên mẹ con em như em đã để yên cho anh với gia đình mới của anh". Nam đặt tay lên vai Hiên nói:
_ Để bố hỏi ý mẹ con. Nhất định bố sẽ cho con cái vi tính.
_Dạ thôi bố, con chưa cần lắm đâu.
Rồi Hiên nhin đồng hồ la lên:
_ Ấy chết! đến giờ con dùng máy rồi, con chào bố con đi. Bố về sau nhé!
Nam nhìn theo dáng mãnh mai và mái tóc dài bay trong gió của Hiên biến mất sau góc tường, chàng liên tưởng mới ngày nào cùng mẹ nó chia tay nơi góc phố lúc tiễn chồng đi vào vùng hỏa tuyến. Cuộc tình thơ mộng sau đó nên duyên cầm sắt rồi cùng nhau nỗi trôi trên bốn vùng chiến thuật cho đến ngày chàng trở về từ trại cải tạo và Hiên chào đời trong cảnh hết sức cơ bần. Nam bàn với Lũy là chàng muốn đi vượt biên, đi trước tìm tương lai tốt đẹp cho gia đình, cho tương lai của bé Hiên. Chuyến đi thành công trót lọt. Nam đến được trại tỵ nạn Songkhla Thái Lan, để lại quê nhà người vợ dấu yêu và bé Hiên chưa tròn hai tuổi. Lời người vợ trẻ đêm đêm vọng về: "Đi đi anh, hãy đi trong lúc này đừng để con mình lớn thêm sẽ bịn rịn khó đi đấy!"
Nam từ trại tị nạn được vớt sang Hoa Kỳ. Chàng may mắn có việc làm ngay. Mới đầu Nam còn đều đặn gửi quá về Việt Nam cho vợ con. Chàng luôn nóng lòng chờ đợi tin tức của đơn từ bảo lãnh cho đến một ngày kia có người cho hay Lũy đã có người đàn ông khác. Những thùng quà vơi dần, không còn thường xuyên nữa, những lá thư quê nhà bị Nam ném vào sọt rác không buồn mở ra xem. Tiền dành cho thuốc lá và rượu bia cứ tăng dần cho đến khi chàng ngưng hẳn việc gởi quà cho vợ con.
_ Nếu ông ấy không còn thương cô nữa thì cũng phải nghĩ tới đứa con chứ!
_ Tôi không biết tại sao, hay là tại ông đấy!
_ Việc gì đến tôi, tôi có làm gì đâu?
Nàng nhìn ông già bộ đội miền bắc tiêm thuốc lào nói:
_ Ông Thiêm này! Vì ông chiếm nhà tôi, dọn vào ở ngang xương, tôi nói sao chồng tôi cũng không tin.
Người lính già phập phập cái ống tre xong kéo một hơi thuốc lào, không thả khói ra, ông ta nói:
_ Nhà cô bị hóa giá, cô không có tiền nộp thuế, mất hộ khẩu vì diện đi kinh tế mới, tôi mua căn nhà này, có giấy tờ và nộp thuế hẳn hoi...Từ Kinh Tế Mới mẹ con cô trốn về ngủ ngoài hiên, cô còn nhớ chứ! tôi tội nghiệp con bé, sợ nó chết cóng, không đuổi đi mà còn nhường cả một nửa căn hộ còn gì. Cô bảo, có ai mà tốt với người dưng như thế đâu!
_ Tôi nghĩ thật bất công và buồn cười, tự nhiên lại phải mang ơn kẻ chiếm nhà mình! Cám ơn lòng tốt của kẻ thắng trận nhá!
_ Nếu tôi cho mình là kẻ thắng trận, tôi đã vinh quang về Bắc rồi. Cô không nhớ lời thề của tôi à?
Lũy lặng yên, nàng cầm que củi lùa đám than hồng lên củ khoai. Lũy nhớ một lần có người ghé ngang nhờ trao lại gói quà của mẹ ông từ miền Bắc. Lũy mời trà rồi hỏi người ấy về ông Thiêm. Những đêm vượt Trường Sơn, hai người nằm võng kể chuyện cho nhau nghe. Thiêm đang công tác thủy lợi thì có tên đi bộ đội vào Nam. Trước ngày lên đường Thiêm làm đám cưới với Mê. Đêm động phòng lại là lúc Mê đang kỳ kinh nguyệt, sáng hôm sau chàng Thiêm còn trinh trắng theo đoàn người vác bị ra trận. Qua nhiều mùa lá rụng, đường Trường Sơn mài mòn hết đôi dép râu thì Thiêm nhận được thư của Mê từ quê nhà xin ly hôn để được lấy chồng khác. Thiêm chấp nhận dễ dàng như sau đó hắn gửi lại chiến trường một cánh tay không luyến tiếc nhưng hắn thề đến chết cũng không về quê xưa nữa. Từ đó Lũy không thù ghét ông Thiêm, nàng xếp ông ta vào "nỗi buồn chinh chiến".
_ Cô cứ viết thư nói rõ với chồng cô nếu không tin tưởng thì hãy nhớ đến những ngày khói lửa có nhau của vợ chồng cô.
Nói rồi ông đứng lên lấy chăn đáp cho bé Hiên và đong đưa cái võng con bé đang nằm ngủ mê man.
_ Thôi tôi lên gác nằm để cô viết thư cho ông ấy.
Thế đấy, chỉ vì nỗi kinh hoàng bị đày đi kinh tế mới, vì bám víu căn nhà tổ bao đời của gia đình chàng mà đã gây nên hiểu lầm đau đớn. Bề ngoài như kẻ vô tình nhưng bên trong già Thiêm nuông chìu bé Hiên lắm. Hiên đi học, ông ta đưa đón, Hiên thèm quà, ông mua cho ăn, thèm rong chơi, ông ta, dù chỉ còn một cánh tay cũng đạp xe đưa nó đi đây đi đó. Bé Hiên thường ngây ngô hỏi:
_ Mẹ ơi! sao tối ngày ông cứ hát có một câu.
_ À, "khung cửa sổ hai nhà cuối phố"...chứ gì!
_ Mẹ! Mẹ! câu đấy đấy "chẳng hiểu vì sao không khép bao giờ"
_Chắc ông có tâm sự gì đấy con ạ!
_Ông kỳ ghê! ông hát câu đầu rồi con chờ mãi thật lâu ông mới hát câu thứ hai
_Tánh ông thế, con chờ ông hát tiếp chi cho mệt
_ Ông bỏ nửa chừng chưa hát câu sau là con cứ chờ, chờ mãi cho đến khi nào hát xong..không khép bao giờ, con mới ăn được, học được, ngủ được.
Đêm tiễn mẹ con Hiên trồn đi vượt biên, người lính già cụt tay ôm Hiên vào lòng không nói nên lời, Hiên khóc nức nở "cháu đi ông nhé, từ đây cháu không còn nghe ông hát nữa". Ông già siết chặc Hiên vào lòng rồi bồng nhiên cất tiếng "khung cửa sổ hai nhà cuối phố...chẳng hiểu vì sao không khép bao giờ.", lần đầu tiên Hiên nghe ông hát liền hai câu. Ông nghẹn ngào bên tai Hiên "lớn lên con sẽ hiểu vì sao cửa sổ không khép bao giờ... Thôi con đi nhá, ông về!" Hiên kể chuyện ông già bộ đội tên Thiêm, lúc chia tay và chuyện lênh đênh trên biển qua những lá thư gửi cho bố làm Ông Nam càng thêm ghen tức, cả đứa con cũng dành hết tình cảm cho người dưng và người vợ thì không viết một chữ gì thăm hỏi hay nhắn lời cần giúp đỡ. Ông Nam bỏ mặc, bất cần, tối ngày bận rộn nhóm họp, hội hè và với tổ ấm mới của mình.
Rồi mẹ con Lũy cũng được bảo trợ qua Mỹ. Ở xứ tuyết nơi đồng không mông quạnh của người bảo trợ, chịu không nổi, nàng đành dẫn con về California. Sau bao nhiêu cố gắng, Lũy đã lấy được bằng làm móng tay nhưng rồi cũng đành bỏ nghế vì dị ứng hoá chất. Lũy đi xin việc nhiều nơi nhưng không ai nhận, cuối cùng cũng được một việc là dọn rác ban đêm cho những cơ sở chính quyền. Tất cả khó nhọc và thiếu thốn cũng chỉ vì Lũy không muốn Nam kẹt tội song hôn, nghiã là một chồng hai vợ. Người vợ mới ở với chàng được ba đứa con. Chúng đã khôn lớn và cũng như mẹ, gây khó khăn rất nhiều cho việc đi lại cũng như giúp đỡ của cha chúng với mẹ con người vợ trước, Lũy và Hiên.
Đưa Crystal đi mua Laptop xong, Nam gọi điện cho Lũy ngay:
_ Anh muốn gặp em để ta bàn chút chuyện của bé Hiên, được không em?
Bên kia im lặng khá lâu,..
_ Vâng, vậy em sẽ gặp anh năm giờ chiều ở cái quán hôm nọ.
_ Em nhớ mang theo dù nhé, trời sắp mưa to đấy
_...
Chàng chỉ nghe tiếng gác điện thoại.
Nam trở lại bàn với hai tách cà phê nóng hỗi. chàng vừa khuấy đường trong ly vừa kể chuyện gặp bé Hiên lúc ban trưa, Nam đẩy ly về phía Lũy nói tiếp:
_ Anh muốn cho bé Hiên cái máy vi tính, nó ngại không dám nhận vì biết em không bằng lòng.
_ Vâng, anh đã biết thế nhưng anh không biết là chính nó cũng không muốn nhận đâu.
_ Nhìn nó thiếu thốn mọi thứ và phải cực khổ ngồi chờ máy ở trường, anh đau lòng lắm!
_ Anh còn đi lễ nhà thờ không?
_ Vâng, anh vẫn đi lễ mỗi Chúa nhật...
_ Anh vẫn còn đức tin chứ?
_ Vâng, nhưng sao em hỏi thế?
_ Anh yên tâm, Chúa đã hiểu lòng anh, Vậy xin anh đừng bận tâm đến em và con nữa. Một món quà bé nhỏ cũng sẽ làm xáo trộn cuộc sống bình an của nó.
_ Nhưng...
_ Thôi em về!
Nói xong nàng đứng lên, băng qua đường. Nam đứng lặng người nhìn theo dáng gầy guộc của người vợ một thời dấu yêu, mặn nồng ân ái, chìm dần vào cơn mưa đang bắt đầu nặng hạt.
Nhạc trong quán ngẫu nhiên vang giọng hát ca sĩ B.Y "...khung cửa sổ hai nhà cuối phố..." Nam ném người vào mưa, ngập lụt trong hồn.
ST ! ( Tác Giả: Trần Đại )
Nam bước tới quầy mua cà phê, Lũy nhìn theo dáng dấp vẫn còn phong độ trong bộ y phục đắt tiền của Nam, một cảm giác xao xuyến, gợn sóng trong lòng nàng. Người đàn ông ấy, người chồng ấy, đã từng chia nhau hạnh phúc ngắn ngủi trong những tháng ngày chiến tranh khốc liệt ở quê nhà. nàng nhớ lại cuộc sống phiêu bồng làm vợ lính, với những đêm dài nằm một minh, mắt cứ mở to nhìn nóc màn bởi Nam đi đóng đồn và hành quân liên tục. Lũy mĩm cười, má au au và ngời lên ánh mắt lạ lùng khi nhớ lại những lúc Nam trở về từ trận tuyến. Chàng như kẻ háu đói, ham muốn dồn dập, chàng đã làm cho giường nghiêng, gối lệch, bù lại những đêm dài trống vắng là những cuộc ái ân khi háo hức, lúc êm ái, mặn nồng. Cũng con người ấy, đã từng có thói quen thòng tay sau gáy nàng rồi lần vào cổ áo, đặt bàn tay lên vùng da thịt tròn trịa, mân mê đến ngủ thiếp đi trong hạnh phúc, bình an, Lúc ấy chàng trông dễ thương và đáng yêu làm sao. Lũy cố xua đuổi những kỷ niệm xưa đang dồn dập hiện về trong tâm trí bằng cách dùng ngón tay nhảy lò cò theo hạt nắng đang lung linh trên bàn để kéo mình về thực tại. Lũy vẫn hoang mang không biết trưa nay Nam gọi phôn, hẹn gặp nàng ra đây sẽ nói chuyện gì...
Nam với tay mở khoá cửa xe cho cô con gái ngồi vào. Nào là kiếng mát, quần áo mô-đen, Tóc hai-lai, đồng hồ, điện thoại di động... Tất cả cùng mùi nước hoa đều là những món đắt tiền trang điểm cho sự kiêu sa của cô gái tên Crystal, mới mười tám tuổi, năm thứ nhất đại học. Nam nhìn con gái của mình hát bài ca cũ là mắng yêu cho có lệ:
_ Con diện đẹp như thế làm sao thoải mái tập trung cho việc học, hở Crytal?
Crystal chỉ cười. Ông hỏi tiếp:
_ Còn đi học mà lấy tiền đâu mua sắm hoài vậy con?
_ Tiền ba má cho mỗi tuần chứ ở đâu ra. Quà của con đâu?
_ Quà gi?
_ Sinh nhật của con. Ba đã hứa cho con cái laptop mới mà.
_ Nhưng mẹ mua cho con cái kia chưa được bao lâu mà!
_ Con hứa với bạn nên đã cho nó rồi.
_ Được rồi! lúc về, cha con mình sẽ ghé mua.
_ Hôm nay ba lái xe của con thì hết đường chạy trốn nhá!
Nói xong Crytal với tay kéo tấm chắn nắng xuống để soi mặt trong gương, con bé nở nụ cười hài lòng vì sắc đẹp và cách trang điểm của mình. Nam loay hoay chỉnh lại ghế ngồi, Kính chiếu hâu xong, chàng lái chiếc BMW mới toanhcủa Crystal ra cổng.
Tuần tới Nam sẽ là nhân vật quan trọng trong đại hội cựu quân nhân, Hôm nay chàng theo con vào thư viện của trường đại học để tra cứu thêm về lịch sử chiến tranh cho bài diễn văn mà chàng sẽ đọc trong ngày đại hội. Ngoài việc làm cho nhà nước, Nam chỉ có duy nhất một thú đam mê là sinh hoạt chính trị ở hải ngoại, mặc cho bà vợ làm chủ hai tiệm móng tay lớn thu tiền như nước và con cái, ba đứa, tha hồ tiêu hoang, Nam đánh bóng tên tuổi của mình qua hội hè, họp mặt, và đình đám.
Ngồi trong thư viện chưa đầy ba mươi phút, Nam đã bị ni-cô-tin hành hạ. Chàng ghiền thuốc lá nặng, mỗi ngày hút hơn một gói hai mươi điếu là thường. Nam bước ra ngoài tìm một nơi vắng vẻ để "kéo" vài hơi thuốc. Giờ này đã quá trưa, khuôn viên đại học im lìm, gió hiu hiu mát rượi. Nam ngồi xuống ghế đá moi thuốc ra hút, đang nghĩ ngợi tới dàn bài của diễn văn thì có tiếng bước chân rất gần rồi dừng lại sau lưng.
_ Bố! Con chào bố.
_ Ủa! Hiên! là con à!
Nam còn đang sửng sốt thì đứa con gái tròn to mắt hỏi:
_ Bố vào trường con có việc gì, Sao bố lại ngồi ở đây?
_ À, bố vào tìm sách trong thư viện, còn con, con học...
Nam ấp úng dừng ngang lời muốn hỏi bởi người thiếu nữ trong cái quần jean sờn rách, áo cánh đơn sơ và lưng cõng cái túi to như cái ba-lô hành quân của Nam ngày nào, Hiên chính là đứa con của chàng và Lũy, người vợ mới sang Mỹ chưa được bao lâu. Nam cứ ngỡ là nó còn đang ở trung học. Chàng sực nhớ ngày nó mời chàng đi dự lễ ra trường lại là ngày nhóm của chàng đi nhậu để chào đón một huynh trưởng từ xa mới đến, tiệc tàn, Nam quên bẵng chuyện lễ ra trường của Hiên, mãi cho đến hôm nay mới gặp lại con bé.
_...Con học... xong rồi à. bao giờ con về?
_ Dạ chưa bố! Con đang chờ đến lượt mình dùng máy vi tính.
_ Sao con không dùng máy ở nhà?
_ Dạ nhà con không có, nên mới xử dụng máy ở trường.
Nam nhìn con bé thương hại:
_ Vậy bố mua cho con một cái vi tính nhé, Hiên!
Hiên phản đối:
_ Không được đâu bố, mẹ con sẽ không bằng lòng.
Nam nhớ lại ngày hai mẹ con mới dọn về Cali, chàng đã mang đến cho một cái tivi nhưng hôm sau bị bà vợ mới ghen tuông, lấy lại đem cho nhà chú ruột của bà. Mẹ Hiên vừa giận vừa nguyền: "Từ nay trở đi mẹ con em sẽ không nhận một thứ gì anh mang tới nữa. Hãy để yên mẹ con em như em đã để yên cho anh với gia đình mới của anh". Nam đặt tay lên vai Hiên nói:
_ Để bố hỏi ý mẹ con. Nhất định bố sẽ cho con cái vi tính.
_Dạ thôi bố, con chưa cần lắm đâu.
Rồi Hiên nhin đồng hồ la lên:
_ Ấy chết! đến giờ con dùng máy rồi, con chào bố con đi. Bố về sau nhé!
Nam nhìn theo dáng mãnh mai và mái tóc dài bay trong gió của Hiên biến mất sau góc tường, chàng liên tưởng mới ngày nào cùng mẹ nó chia tay nơi góc phố lúc tiễn chồng đi vào vùng hỏa tuyến. Cuộc tình thơ mộng sau đó nên duyên cầm sắt rồi cùng nhau nỗi trôi trên bốn vùng chiến thuật cho đến ngày chàng trở về từ trại cải tạo và Hiên chào đời trong cảnh hết sức cơ bần. Nam bàn với Lũy là chàng muốn đi vượt biên, đi trước tìm tương lai tốt đẹp cho gia đình, cho tương lai của bé Hiên. Chuyến đi thành công trót lọt. Nam đến được trại tỵ nạn Songkhla Thái Lan, để lại quê nhà người vợ dấu yêu và bé Hiên chưa tròn hai tuổi. Lời người vợ trẻ đêm đêm vọng về: "Đi đi anh, hãy đi trong lúc này đừng để con mình lớn thêm sẽ bịn rịn khó đi đấy!"
Nam từ trại tị nạn được vớt sang Hoa Kỳ. Chàng may mắn có việc làm ngay. Mới đầu Nam còn đều đặn gửi quá về Việt Nam cho vợ con. Chàng luôn nóng lòng chờ đợi tin tức của đơn từ bảo lãnh cho đến một ngày kia có người cho hay Lũy đã có người đàn ông khác. Những thùng quà vơi dần, không còn thường xuyên nữa, những lá thư quê nhà bị Nam ném vào sọt rác không buồn mở ra xem. Tiền dành cho thuốc lá và rượu bia cứ tăng dần cho đến khi chàng ngưng hẳn việc gởi quà cho vợ con.
_ Nếu ông ấy không còn thương cô nữa thì cũng phải nghĩ tới đứa con chứ!
_ Tôi không biết tại sao, hay là tại ông đấy!
_ Việc gì đến tôi, tôi có làm gì đâu?
Nàng nhìn ông già bộ đội miền bắc tiêm thuốc lào nói:
_ Ông Thiêm này! Vì ông chiếm nhà tôi, dọn vào ở ngang xương, tôi nói sao chồng tôi cũng không tin.
Người lính già phập phập cái ống tre xong kéo một hơi thuốc lào, không thả khói ra, ông ta nói:
_ Nhà cô bị hóa giá, cô không có tiền nộp thuế, mất hộ khẩu vì diện đi kinh tế mới, tôi mua căn nhà này, có giấy tờ và nộp thuế hẳn hoi...Từ Kinh Tế Mới mẹ con cô trốn về ngủ ngoài hiên, cô còn nhớ chứ! tôi tội nghiệp con bé, sợ nó chết cóng, không đuổi đi mà còn nhường cả một nửa căn hộ còn gì. Cô bảo, có ai mà tốt với người dưng như thế đâu!
_ Tôi nghĩ thật bất công và buồn cười, tự nhiên lại phải mang ơn kẻ chiếm nhà mình! Cám ơn lòng tốt của kẻ thắng trận nhá!
_ Nếu tôi cho mình là kẻ thắng trận, tôi đã vinh quang về Bắc rồi. Cô không nhớ lời thề của tôi à?
Lũy lặng yên, nàng cầm que củi lùa đám than hồng lên củ khoai. Lũy nhớ một lần có người ghé ngang nhờ trao lại gói quà của mẹ ông từ miền Bắc. Lũy mời trà rồi hỏi người ấy về ông Thiêm. Những đêm vượt Trường Sơn, hai người nằm võng kể chuyện cho nhau nghe. Thiêm đang công tác thủy lợi thì có tên đi bộ đội vào Nam. Trước ngày lên đường Thiêm làm đám cưới với Mê. Đêm động phòng lại là lúc Mê đang kỳ kinh nguyệt, sáng hôm sau chàng Thiêm còn trinh trắng theo đoàn người vác bị ra trận. Qua nhiều mùa lá rụng, đường Trường Sơn mài mòn hết đôi dép râu thì Thiêm nhận được thư của Mê từ quê nhà xin ly hôn để được lấy chồng khác. Thiêm chấp nhận dễ dàng như sau đó hắn gửi lại chiến trường một cánh tay không luyến tiếc nhưng hắn thề đến chết cũng không về quê xưa nữa. Từ đó Lũy không thù ghét ông Thiêm, nàng xếp ông ta vào "nỗi buồn chinh chiến".
_ Cô cứ viết thư nói rõ với chồng cô nếu không tin tưởng thì hãy nhớ đến những ngày khói lửa có nhau của vợ chồng cô.
Nói rồi ông đứng lên lấy chăn đáp cho bé Hiên và đong đưa cái võng con bé đang nằm ngủ mê man.
_ Thôi tôi lên gác nằm để cô viết thư cho ông ấy.
Thế đấy, chỉ vì nỗi kinh hoàng bị đày đi kinh tế mới, vì bám víu căn nhà tổ bao đời của gia đình chàng mà đã gây nên hiểu lầm đau đớn. Bề ngoài như kẻ vô tình nhưng bên trong già Thiêm nuông chìu bé Hiên lắm. Hiên đi học, ông ta đưa đón, Hiên thèm quà, ông mua cho ăn, thèm rong chơi, ông ta, dù chỉ còn một cánh tay cũng đạp xe đưa nó đi đây đi đó. Bé Hiên thường ngây ngô hỏi:
_ Mẹ ơi! sao tối ngày ông cứ hát có một câu.
_ À, "khung cửa sổ hai nhà cuối phố"...chứ gì!
_ Mẹ! Mẹ! câu đấy đấy "chẳng hiểu vì sao không khép bao giờ"
_Chắc ông có tâm sự gì đấy con ạ!
_Ông kỳ ghê! ông hát câu đầu rồi con chờ mãi thật lâu ông mới hát câu thứ hai
_Tánh ông thế, con chờ ông hát tiếp chi cho mệt
_ Ông bỏ nửa chừng chưa hát câu sau là con cứ chờ, chờ mãi cho đến khi nào hát xong..không khép bao giờ, con mới ăn được, học được, ngủ được.
Đêm tiễn mẹ con Hiên trồn đi vượt biên, người lính già cụt tay ôm Hiên vào lòng không nói nên lời, Hiên khóc nức nở "cháu đi ông nhé, từ đây cháu không còn nghe ông hát nữa". Ông già siết chặc Hiên vào lòng rồi bồng nhiên cất tiếng "khung cửa sổ hai nhà cuối phố...chẳng hiểu vì sao không khép bao giờ.", lần đầu tiên Hiên nghe ông hát liền hai câu. Ông nghẹn ngào bên tai Hiên "lớn lên con sẽ hiểu vì sao cửa sổ không khép bao giờ... Thôi con đi nhá, ông về!" Hiên kể chuyện ông già bộ đội tên Thiêm, lúc chia tay và chuyện lênh đênh trên biển qua những lá thư gửi cho bố làm Ông Nam càng thêm ghen tức, cả đứa con cũng dành hết tình cảm cho người dưng và người vợ thì không viết một chữ gì thăm hỏi hay nhắn lời cần giúp đỡ. Ông Nam bỏ mặc, bất cần, tối ngày bận rộn nhóm họp, hội hè và với tổ ấm mới của mình.
Rồi mẹ con Lũy cũng được bảo trợ qua Mỹ. Ở xứ tuyết nơi đồng không mông quạnh của người bảo trợ, chịu không nổi, nàng đành dẫn con về California. Sau bao nhiêu cố gắng, Lũy đã lấy được bằng làm móng tay nhưng rồi cũng đành bỏ nghế vì dị ứng hoá chất. Lũy đi xin việc nhiều nơi nhưng không ai nhận, cuối cùng cũng được một việc là dọn rác ban đêm cho những cơ sở chính quyền. Tất cả khó nhọc và thiếu thốn cũng chỉ vì Lũy không muốn Nam kẹt tội song hôn, nghiã là một chồng hai vợ. Người vợ mới ở với chàng được ba đứa con. Chúng đã khôn lớn và cũng như mẹ, gây khó khăn rất nhiều cho việc đi lại cũng như giúp đỡ của cha chúng với mẹ con người vợ trước, Lũy và Hiên.
Đưa Crystal đi mua Laptop xong, Nam gọi điện cho Lũy ngay:
_ Anh muốn gặp em để ta bàn chút chuyện của bé Hiên, được không em?
Bên kia im lặng khá lâu,..
_ Vâng, vậy em sẽ gặp anh năm giờ chiều ở cái quán hôm nọ.
_ Em nhớ mang theo dù nhé, trời sắp mưa to đấy
_...
Chàng chỉ nghe tiếng gác điện thoại.
Nam trở lại bàn với hai tách cà phê nóng hỗi. chàng vừa khuấy đường trong ly vừa kể chuyện gặp bé Hiên lúc ban trưa, Nam đẩy ly về phía Lũy nói tiếp:
_ Anh muốn cho bé Hiên cái máy vi tính, nó ngại không dám nhận vì biết em không bằng lòng.
_ Vâng, anh đã biết thế nhưng anh không biết là chính nó cũng không muốn nhận đâu.
_ Nhìn nó thiếu thốn mọi thứ và phải cực khổ ngồi chờ máy ở trường, anh đau lòng lắm!
_ Anh còn đi lễ nhà thờ không?
_ Vâng, anh vẫn đi lễ mỗi Chúa nhật...
_ Anh vẫn còn đức tin chứ?
_ Vâng, nhưng sao em hỏi thế?
_ Anh yên tâm, Chúa đã hiểu lòng anh, Vậy xin anh đừng bận tâm đến em và con nữa. Một món quà bé nhỏ cũng sẽ làm xáo trộn cuộc sống bình an của nó.
_ Nhưng...
_ Thôi em về!
Nói xong nàng đứng lên, băng qua đường. Nam đứng lặng người nhìn theo dáng gầy guộc của người vợ một thời dấu yêu, mặn nồng ân ái, chìm dần vào cơn mưa đang bắt đầu nặng hạt.
Nhạc trong quán ngẫu nhiên vang giọng hát ca sĩ B.Y "...khung cửa sổ hai nhà cuối phố..." Nam ném người vào mưa, ngập lụt trong hồn.
ST ! ( Tác Giả: Trần Đại )