Hôm ấy trời mát, ông có vẻ phởn chí... Đi khám bệnh về, bác sĩ là người cùng quê vợ cho một chai "Ngũ tinh đại bổ", dặn bữa uống một ly mắt trâu, có đồ nhắm tươi thì càng tốt, ông đặt chai rượu lên bàn, đi thẳng vào bếp. Người vợ trẻ mặt đỏ hồng vì lửa đang phi hành mỡ trong một cái chảo gang nhỏ. "Thơm nhỉ", ông nói, cười cười với vợ. Vợ ông không quay lại, hỏi: "Cái gì thơm?". "Đấy", ông đến gần vợ, vừa dài giọng hắng " e hèm", vừađưa tay vỗ vỗ vào mông bà.Người vợ gắt: "Thôi ông ra ngoài cho tôi làm. Suốt ngày quẩn quanh..."
Ông tủm tỉm cười, ra bàn ngồi. Ông ngắm chai rượu thuốc. Một chai sáu lăm, nhãn giấy in chữ màu xanh nhoè nhoẹt, nút có gắn xi màu mận. Rượu bên trong mầu đen nâu, sóng sánh như mật ong. Thứ này bổ lắm lắm, bác sĩ bảo thế. Tăng sức mạnh, đỏ da thắm thịt, ăn ngon ngủ yên , thơ thới tâm hồn...
Người vợ đã rán xong món thịt gà. Bà bày lên đĩa bốn miếng, cà chua thái lát xếp dưới, phiá trên là nước sốt phủ vài nhánh rau thơm. Bà nhìn ông. Ông đứng dậy, vào chạn lấy hai cái bát, hai đôi đũa và hai cái ly thuỷ tinh chân cao loại nhỏ.
Lúc người vợ gắp cho ông một cái đùi gà vàng rộm, ông cũng đã mở xong cái nút chai, rót đầy rượu vào hai cái ly, đẩy một ly về phía vợ. Bà vợ cầm ly rượu lên, nhắm mắt uống cái ực. Ông cười: "Uống được đấy" và nhấp môi vào ly của mình, hỏi: " Gà trống hay gà mái?". Người vợ ngạc nhiên, hỏi lại: "Ông hỏi thế nghĩa là thế nào?". "Là gà trống hay là gà mái, thịt này này", ông nói. Người vợ bỏ ly rượu xuống: "Dớ dẩn! Trống hay mái thì sao? Không ăn được à?. Ông gắt: "sao lại thì sao? Tôi đã nói nhà mình không ăn thịt gà máí! Bà hiểu chưa?". "Nhưng hôm nay là thịt gà trống. Thôi, ông ăn đi..."
Hai vợ chồng lặng lẽ ăn. Câu chuyện dấm dẳng làm ông mất hứng; ông đổ ly rượu trở lại chai, và vội một bát cơm rưới ít nước sốt rồi buông đũa, đi ra phòng khách, nằm dài trên chiếc đi- văng gỗ...
Người vợ bỏ bát, quên cả lau miệng, uể oải lên gác, đôi mắt trống rỗng, chờ đợi... "Giả dối", bà nghĩ "Cả một đời giả dối. Kẻ này dối kẻ kia, chẳng dám sống thật con người mình..."
Bà nằm, nhớ lại ngày xưa. Lúc ấy hình như bà mới hăm hai, đẹp nhất làng. Bà mê chính mình mỗi khi soi bóng xuống cầu ao trong veo. Khối anh trai cày tối tối đến nhà cô y tá trẻ hút thuốc lào vặt. Mấy cậu giáo dạy cấp một ngoài xã cũng hay đến chơi với ông cụ, bàn thơ phú, câu đối và thi thoảng biếu cụ lạng chè Thái, gói thuốc lào Vĩnh Bảo...
Thế mà bà chẳng để ý đến ai. Duyên bà đến thật bất ngờ. Chả là bà có bà cô ở trên tỉnh. Bà cô già hay đưa các vị chức sắc về thăm quê vào chủ nhật. Bà lọt vào mắt ông, lúc ấy đã sắp tứ tuần , "kén vợ đến mức không lấy được người phụ nữ nào nữa" như lời bà cô giới thiệu. Bà thấy thinh thích khi ông nói chuyện. Có lần nghe ông nói với bố là không nên ăn thịt gà mái, vì gà mái là giống đẻ ra trứng, làm cho giống gà tồn tại và phát triển, bà cười phá lên và bị bố mắng là vô duyên. Ông đã gặp bà ở cầu ao rửa bát và nói bà rất có duyên. Bà vờ hỏi ông về chuyện ăn thịt gà, ông bảo: "Chẳng qua là để phát triển sản xuất. Nói chung, để phát triển sản xuất, không nên ăn bất cứ con giống nào thuộc giống cái". Bà lại phá lên cười, thêm: "Cả giống đực nữa...". Ông bảo: "Giỏi" rồi nắm lấy tay bà. Bà nhớ tay ông ram ráp, đầy những vết chai: Làm cán bộ tuyên huấn, chắc ông viết nhiều lắm!
Đám trai làng và các cậu giáo ớ người ra khi nghe tin ông lấy bà. Bất ngờ nhất là bà cô già. Bà giận cháu gái mà há miệng mắc quai... Nghe phong thanh bà cô nói ông rể quí mắc bệnh ung thư tim... Bố bà chẳng quan tâm đến chuyện đó. Rể ông có ô tô đi về làng, cả tỉnh nể vì. Con gái ông chỉ là y tá trạm xá xã, lấy chồng làm cán bộ tỉnh, như thế là nhà đại phúc rồi...
Liền mấy năm bà sinh được một trai, một gái. Đứa nào cũng sởn sơ, lớn nhanh như thổi. Rồi một tay ông lo liệu, bây giờ đứa ở Nga, đứa ở Ba Lan, học xong chúng chưa chịu về nước. Đã hai mươi lăm năm...
Hai mươi lăm năm! Người đàn bà sinh hai đứa con trong vòng năm năm. Hai mươi năm còn lại, từ đó đến nay, bà có chồng cũng như không.
Bà vẫn còn nhớ rõ mồn một vẻ đau khổ của ông cách đây hai mươi năm khi ông bác sĩ vốn là bạn học hồi phổ thông với bà, báo cho ông biết là ông đã bị ung thư... Anh ta nói ông sẽ phát bệnh rất nhanh và chết bất đắc kỳ tử nếu còn quan hệ xác thịt với phụ nữ. Hôm ấy, ông đã giấu bà người tiết lộ bệnh tật của mình. Ông chỉ bảo vợ: " Người ta lấy nhau là duyên nợ. Tôi và em đều nợ hai con. Mà giời thì cũng không nỡ hại một người... Em còn nhớ chuyện thịt gà trống và thịt gà mái chứ? Cố mà nhịn vì tương lai..."
Bà đã không nhịn. Bà mắc một chứng bệnh một tháng ba bốn lần, tùy theo thời tiết, phải đến bác sĩ. Và hai mươi năm nay bà có đến hai người đàn ông. "Thôi, cũng chỉ ăn thịt con gà trống. Gà mái...". Ông đúng là một con gà mái. Con gà mái giữ cho gia đình vẫn là một gia đình êm ấm, tương lai rực rỡ đang ở trước mặt.
Con gà trống sắp bỏ vợ. Y sẽ lấy bà. Y đã ngầm tính loại con gà mái bằng một chai rượu độc. Y dặn bà sau khi ông uống, phải đổ phần rượu còn lại đi... Trời ơi! Thế mà lúc chồng hỏi chuyện gà mái gà trống, rồi tự tay rót cho mỗi người một ly, cười nụ cười tinh quái, bà nghĩ ông đã biết tất cả. Và không hiểu sao, bà đã chọn cái chết.
Bà ngạc nhiên khi nghe ông dội nước ào ào trong nhà tắm và cảm thấy mình vẫn hoàn toàn tỉnh táo...
Sáng hôm sau bà đến bệnh viện. Con gà trống lạnh lùng bảo: "Em gan quá! Anh sợ! Và tiện đây anh cũng nói luôn, từ hôm nay em khỏi bệnh...". Bà xénát tờ đơn thuốc, định ném vào mặt kẻ bội tình nhưng y đã ra khỏi phòng, chạy về phía một người đàn bà mà bà biết đó là người vợ bé nhỏ của y...
Về đến nhà, bà vô cùng ngạc nhiên. Bàn ăn đã dọn. Món thịt gà sốt bày còn vụng về nhưng nói được sự cố gắng phi thường của ông. Lúc rót rượu ra hai cái ly nhỏ, ông tươi cười bảo bà: "Tôi chưa nói để em mừng. Hôm qua, bác sĩ nói bệnh của tôi kỳ lạ quá, tự nhiên biến mất. Tiếc quá, tôi đã ngoài sáu chục...". Rồi cười: "Bác sĩ bảo cứ uống đều đều rượu này, tôi cũng có thể còn gáy được mấy hồi cơ đấy..."
Hai vợ chồng cụng ly.
Tự nhiên bà mong bây giờ trời đã chiều. Bà nhìn chồng lóng ngóng gắp một miếng thịt gà bỏ vào bát mình. Đôi đũa ấy hơi vênh nhưng không lệch...
ST ! ( Tác Giả: Nguyễn Quốc Văn )
Ông tủm tỉm cười, ra bàn ngồi. Ông ngắm chai rượu thuốc. Một chai sáu lăm, nhãn giấy in chữ màu xanh nhoè nhoẹt, nút có gắn xi màu mận. Rượu bên trong mầu đen nâu, sóng sánh như mật ong. Thứ này bổ lắm lắm, bác sĩ bảo thế. Tăng sức mạnh, đỏ da thắm thịt, ăn ngon ngủ yên , thơ thới tâm hồn...
Người vợ đã rán xong món thịt gà. Bà bày lên đĩa bốn miếng, cà chua thái lát xếp dưới, phiá trên là nước sốt phủ vài nhánh rau thơm. Bà nhìn ông. Ông đứng dậy, vào chạn lấy hai cái bát, hai đôi đũa và hai cái ly thuỷ tinh chân cao loại nhỏ.
Lúc người vợ gắp cho ông một cái đùi gà vàng rộm, ông cũng đã mở xong cái nút chai, rót đầy rượu vào hai cái ly, đẩy một ly về phía vợ. Bà vợ cầm ly rượu lên, nhắm mắt uống cái ực. Ông cười: "Uống được đấy" và nhấp môi vào ly của mình, hỏi: " Gà trống hay gà mái?". Người vợ ngạc nhiên, hỏi lại: "Ông hỏi thế nghĩa là thế nào?". "Là gà trống hay là gà mái, thịt này này", ông nói. Người vợ bỏ ly rượu xuống: "Dớ dẩn! Trống hay mái thì sao? Không ăn được à?. Ông gắt: "sao lại thì sao? Tôi đã nói nhà mình không ăn thịt gà máí! Bà hiểu chưa?". "Nhưng hôm nay là thịt gà trống. Thôi, ông ăn đi..."
Hai vợ chồng lặng lẽ ăn. Câu chuyện dấm dẳng làm ông mất hứng; ông đổ ly rượu trở lại chai, và vội một bát cơm rưới ít nước sốt rồi buông đũa, đi ra phòng khách, nằm dài trên chiếc đi- văng gỗ...
Người vợ bỏ bát, quên cả lau miệng, uể oải lên gác, đôi mắt trống rỗng, chờ đợi... "Giả dối", bà nghĩ "Cả một đời giả dối. Kẻ này dối kẻ kia, chẳng dám sống thật con người mình..."
Bà nằm, nhớ lại ngày xưa. Lúc ấy hình như bà mới hăm hai, đẹp nhất làng. Bà mê chính mình mỗi khi soi bóng xuống cầu ao trong veo. Khối anh trai cày tối tối đến nhà cô y tá trẻ hút thuốc lào vặt. Mấy cậu giáo dạy cấp một ngoài xã cũng hay đến chơi với ông cụ, bàn thơ phú, câu đối và thi thoảng biếu cụ lạng chè Thái, gói thuốc lào Vĩnh Bảo...
Thế mà bà chẳng để ý đến ai. Duyên bà đến thật bất ngờ. Chả là bà có bà cô ở trên tỉnh. Bà cô già hay đưa các vị chức sắc về thăm quê vào chủ nhật. Bà lọt vào mắt ông, lúc ấy đã sắp tứ tuần , "kén vợ đến mức không lấy được người phụ nữ nào nữa" như lời bà cô giới thiệu. Bà thấy thinh thích khi ông nói chuyện. Có lần nghe ông nói với bố là không nên ăn thịt gà mái, vì gà mái là giống đẻ ra trứng, làm cho giống gà tồn tại và phát triển, bà cười phá lên và bị bố mắng là vô duyên. Ông đã gặp bà ở cầu ao rửa bát và nói bà rất có duyên. Bà vờ hỏi ông về chuyện ăn thịt gà, ông bảo: "Chẳng qua là để phát triển sản xuất. Nói chung, để phát triển sản xuất, không nên ăn bất cứ con giống nào thuộc giống cái". Bà lại phá lên cười, thêm: "Cả giống đực nữa...". Ông bảo: "Giỏi" rồi nắm lấy tay bà. Bà nhớ tay ông ram ráp, đầy những vết chai: Làm cán bộ tuyên huấn, chắc ông viết nhiều lắm!
Đám trai làng và các cậu giáo ớ người ra khi nghe tin ông lấy bà. Bất ngờ nhất là bà cô già. Bà giận cháu gái mà há miệng mắc quai... Nghe phong thanh bà cô nói ông rể quí mắc bệnh ung thư tim... Bố bà chẳng quan tâm đến chuyện đó. Rể ông có ô tô đi về làng, cả tỉnh nể vì. Con gái ông chỉ là y tá trạm xá xã, lấy chồng làm cán bộ tỉnh, như thế là nhà đại phúc rồi...
Liền mấy năm bà sinh được một trai, một gái. Đứa nào cũng sởn sơ, lớn nhanh như thổi. Rồi một tay ông lo liệu, bây giờ đứa ở Nga, đứa ở Ba Lan, học xong chúng chưa chịu về nước. Đã hai mươi lăm năm...
Hai mươi lăm năm! Người đàn bà sinh hai đứa con trong vòng năm năm. Hai mươi năm còn lại, từ đó đến nay, bà có chồng cũng như không.
Bà vẫn còn nhớ rõ mồn một vẻ đau khổ của ông cách đây hai mươi năm khi ông bác sĩ vốn là bạn học hồi phổ thông với bà, báo cho ông biết là ông đã bị ung thư... Anh ta nói ông sẽ phát bệnh rất nhanh và chết bất đắc kỳ tử nếu còn quan hệ xác thịt với phụ nữ. Hôm ấy, ông đã giấu bà người tiết lộ bệnh tật của mình. Ông chỉ bảo vợ: " Người ta lấy nhau là duyên nợ. Tôi và em đều nợ hai con. Mà giời thì cũng không nỡ hại một người... Em còn nhớ chuyện thịt gà trống và thịt gà mái chứ? Cố mà nhịn vì tương lai..."
Bà đã không nhịn. Bà mắc một chứng bệnh một tháng ba bốn lần, tùy theo thời tiết, phải đến bác sĩ. Và hai mươi năm nay bà có đến hai người đàn ông. "Thôi, cũng chỉ ăn thịt con gà trống. Gà mái...". Ông đúng là một con gà mái. Con gà mái giữ cho gia đình vẫn là một gia đình êm ấm, tương lai rực rỡ đang ở trước mặt.
Con gà trống sắp bỏ vợ. Y sẽ lấy bà. Y đã ngầm tính loại con gà mái bằng một chai rượu độc. Y dặn bà sau khi ông uống, phải đổ phần rượu còn lại đi... Trời ơi! Thế mà lúc chồng hỏi chuyện gà mái gà trống, rồi tự tay rót cho mỗi người một ly, cười nụ cười tinh quái, bà nghĩ ông đã biết tất cả. Và không hiểu sao, bà đã chọn cái chết.
Bà ngạc nhiên khi nghe ông dội nước ào ào trong nhà tắm và cảm thấy mình vẫn hoàn toàn tỉnh táo...
Sáng hôm sau bà đến bệnh viện. Con gà trống lạnh lùng bảo: "Em gan quá! Anh sợ! Và tiện đây anh cũng nói luôn, từ hôm nay em khỏi bệnh...". Bà xénát tờ đơn thuốc, định ném vào mặt kẻ bội tình nhưng y đã ra khỏi phòng, chạy về phía một người đàn bà mà bà biết đó là người vợ bé nhỏ của y...
Về đến nhà, bà vô cùng ngạc nhiên. Bàn ăn đã dọn. Món thịt gà sốt bày còn vụng về nhưng nói được sự cố gắng phi thường của ông. Lúc rót rượu ra hai cái ly nhỏ, ông tươi cười bảo bà: "Tôi chưa nói để em mừng. Hôm qua, bác sĩ nói bệnh của tôi kỳ lạ quá, tự nhiên biến mất. Tiếc quá, tôi đã ngoài sáu chục...". Rồi cười: "Bác sĩ bảo cứ uống đều đều rượu này, tôi cũng có thể còn gáy được mấy hồi cơ đấy..."
Hai vợ chồng cụng ly.
Tự nhiên bà mong bây giờ trời đã chiều. Bà nhìn chồng lóng ngóng gắp một miếng thịt gà bỏ vào bát mình. Đôi đũa ấy hơi vênh nhưng không lệch...
ST ! ( Tác Giả: Nguyễn Quốc Văn )