Con bé đen đuốc, nhỏ nhắn, độ chừng năm sáu tuổi chạy theo Tịnh. Nó nắm lấy vạt quần của Tịnh lúc lắc. Con bé nhướng đôi mắt nhìn anh. Ánh mắt nó long lanh, im lặng và chờ đợi trả lời. Tịnh hiểu nó muốn gì. Anh nhìn nó ái ngại...
Tịnh đưa mắt nhìn quanh hầu tìm một chổ để đổi tiền. Tịnh thấy bản hiệu của một ngân hàng, VinaBank, ở cuối đường. Anh đi thật nhanh đến đấy, con bé chạy theo sau như một con vịt nhỏ đeo chân mẹ. Những người quẫy gánh hàng rong, bác phu xe, cụ già bán vé số, người đi đường... họ đều dừng lại đưa mắt nhìn cảnh Tịnh chạy trước con bé ăn xin chạy theo sau. Chốc lác, họ tiếp tục với công việc. Người Tịnh run lên, anh sợ con bé. Anh không biết tại sao mình lại sợ con bé "ăn mày con" đến thế. Có lẽ trong mười mấy năm sống ở xứ người anh chưa từng tiếp xúc với trường hợp như vậy. Nên anh sợ con bé?
Tịnh mở cửa vào ngân hàng, máy điều hòa mát lạnh làm dễ thở đôi chút; khác xa với cái nóng hừng hực bên ngoài của thành phố được mệnh danh là "Hòn Ngọc Viễn Đông". Tịnh đưa tay áo lên trán, quẹt giọt mồ hôi lấm tấm. Tịnh thở. Cô nhân viên ngân hàng trong chiếc áo dài đưa mắt nhìn anh. Thấy có người vào. Cô hỏi:
− Anh cần chi ạ?
− Xin hỏi chị, ở đây có đổi tiền đô?
− Vâng, anh muốn đổi bao nhiêu? Đô hôm nay một triệu rưỡi năm mươi hai.
− Dạ, chị đổi giùm em 200 nhé. Đổi nhanh giùm em.
Tịnh lấy ví và rút hai tờ tờ tiền ra đưa cho cô thu ngân. Cô ta đưa lên ánh sáng đèn, lật qua, lại, và nói:
− Anh ơi, có tờ nào khác không? Tờ này bị sờn và gẫy góc. Nếu anh muốn đổi, chúng em sẽ trừ tiền. Trừ năm ngàn.
Tịnh gật đầu và nói:
− Sao cũng được, chị giúp giùm nhanh nhanh nhé. Em còn cho tiền con bé ăn mày ở ngoài kia.
Miệng thì nói vậy, nhưng Tịnh vẫn lầm bầm trong bụng rằng tiền nào cũng là tiền. Còn bày đặt mới, cũ rồi cò kè giảm giá. Đúng là Việt Nam có khác.
Cô nhân viên nhìn Tịnh trả lời:
− Vâng! Mà anh muốn tiền năm, một, hay năm chục?
− Là sao?
− Tiền chẵng hay lẻ đó?
− Lẻ càng tốt. Cho ăn xin mà.
Tịnh nhét cọc tiền vào túi quần và rời khỏi ngân hàng. Đứng trước cửa, Tịnh nhìn quanh hầu tìm cái dáng nhỏ nhắn, đen đuốc của con bé ăn xin kia. Nhưng, tìm hoài anh không thấy nó ở đâu. Tịnh đi vòng xung quanh tìm con bé. Tịnh tự trách mình sao nhút nhát. Con bé ăn mày có làm gì đâu mà lại sợ. Tịnh tự trách mình sao không dặn nó đứng chờ ở ngoài cửa để giờ không thấy nó nữa?
Tịnh đi lang thang trên con phố, mong hầu tìm con bé ăn mày; nhưng, chắc có lẽ anh sẽ không gặp lại nó nữa.
− oOo-
Đêm qua Tịnh vừa đáp máy bay xuống phi trường Tân Sơn Nhất sau mười một năm xa cách. Mười một năm sống ở xứ người, làm sao Tịnh không có những cảm giác sợ sệt. Tịnh biết những lo sợ đó thật phi lý. Sợ đủ thứ chuyện ngay khi sống trên quê hương của chính mình.
Buổi sáng, sau khi thức dậy, chị Ngọc, chị em cô cậu của Tịnh, căn dặn:
− Chị đã mua đồ ăn cho em rồi. Chị để trên bàn. Trái cây và nước suối trong tủ lạnh, khi nào cần thì lấy ăn nhé. Hôm nay chị phải đi trực ca. Bệnh viện cần vì cuối năm. Em về gấp quá, chị không xin nghỉ được. Ở nhà đừng đi đâu nhé. Tí chiều chị về rồi chị chở đi tham quan đất Sài Gòn.
− Dạ.
Chị Ngọc đi rồi, ở nhà một mình Tịnh cảm thấy buồn chán. Ở Mỹ, Tịnh không bao giờ chịu ở trong nhà cả ngày. Tịnh thích được đi đây, đi đó. Vậy thì, ở đây, trên quê hương của chính mình, lý do gì mà không đi? Với lại, chờ chị Ngọc về thì mất toi một ngày. Lần này, Tịnh quyết định về thăm quê hương đột xuất, nên không kịp xin nghỉ dài hạn. Thời gian anh nghỉ phép mùa Đông cũng sẽ qua mau. Tịnh quyết định không lãng phí từng giây phút trong chuyến trở về này.
Tịnh thay quần áo và mang máy ảnh ra phố. Tịnh vừa ra khỏi phố định bụng tìm một nơi nào đó để đổi tiền tiêu xài vãnh vặt. Anh mới đi được vài bước là gặp ngay con bé ăn mày. Và con bé đã đi theo anh cả đoạn đường. Vậy mà, anh không cho con bé được đồng nào. Anh ấy nấy lắm.
Từ ngân hàng VinaBank ra, Tịnh cứ thơ thẩn như người mất hồn.
Kể từ đó, những ngày ở Sài Gòn, sáng nào Tịnh cũng đi tìm con bé ăn xin. Tịnh muốn tìm lại con bé nhỏ nhắn, đen đuốc kia. Con bé có ánh mắt long lanh, trong sáng, tội nghiệp đang chờ đợi ở Tịnh một phần ăn trưa, một miếng bánh lót dạ. Vậy mà....
Con bé ăn xin đó, Tịnh không hề biết tên, tuổi của nó. Và nó lẫn anh chưa từng mở miệng nói một lời nào, nhưng ánh mắt của nó đã làm anh thao thức mãi về sau.
Làm sao Tịnh tìm được con bé ấy giữa biển người mênh mong?
VÕ PHÚ !
Tịnh đưa mắt nhìn quanh hầu tìm một chổ để đổi tiền. Tịnh thấy bản hiệu của một ngân hàng, VinaBank, ở cuối đường. Anh đi thật nhanh đến đấy, con bé chạy theo sau như một con vịt nhỏ đeo chân mẹ. Những người quẫy gánh hàng rong, bác phu xe, cụ già bán vé số, người đi đường... họ đều dừng lại đưa mắt nhìn cảnh Tịnh chạy trước con bé ăn xin chạy theo sau. Chốc lác, họ tiếp tục với công việc. Người Tịnh run lên, anh sợ con bé. Anh không biết tại sao mình lại sợ con bé "ăn mày con" đến thế. Có lẽ trong mười mấy năm sống ở xứ người anh chưa từng tiếp xúc với trường hợp như vậy. Nên anh sợ con bé?
Tịnh mở cửa vào ngân hàng, máy điều hòa mát lạnh làm dễ thở đôi chút; khác xa với cái nóng hừng hực bên ngoài của thành phố được mệnh danh là "Hòn Ngọc Viễn Đông". Tịnh đưa tay áo lên trán, quẹt giọt mồ hôi lấm tấm. Tịnh thở. Cô nhân viên ngân hàng trong chiếc áo dài đưa mắt nhìn anh. Thấy có người vào. Cô hỏi:
− Anh cần chi ạ?
− Xin hỏi chị, ở đây có đổi tiền đô?
− Vâng, anh muốn đổi bao nhiêu? Đô hôm nay một triệu rưỡi năm mươi hai.
− Dạ, chị đổi giùm em 200 nhé. Đổi nhanh giùm em.
Tịnh lấy ví và rút hai tờ tờ tiền ra đưa cho cô thu ngân. Cô ta đưa lên ánh sáng đèn, lật qua, lại, và nói:
− Anh ơi, có tờ nào khác không? Tờ này bị sờn và gẫy góc. Nếu anh muốn đổi, chúng em sẽ trừ tiền. Trừ năm ngàn.
Tịnh gật đầu và nói:
− Sao cũng được, chị giúp giùm nhanh nhanh nhé. Em còn cho tiền con bé ăn mày ở ngoài kia.
Miệng thì nói vậy, nhưng Tịnh vẫn lầm bầm trong bụng rằng tiền nào cũng là tiền. Còn bày đặt mới, cũ rồi cò kè giảm giá. Đúng là Việt Nam có khác.
Cô nhân viên nhìn Tịnh trả lời:
− Vâng! Mà anh muốn tiền năm, một, hay năm chục?
− Là sao?
− Tiền chẵng hay lẻ đó?
− Lẻ càng tốt. Cho ăn xin mà.
Tịnh nhét cọc tiền vào túi quần và rời khỏi ngân hàng. Đứng trước cửa, Tịnh nhìn quanh hầu tìm cái dáng nhỏ nhắn, đen đuốc của con bé ăn xin kia. Nhưng, tìm hoài anh không thấy nó ở đâu. Tịnh đi vòng xung quanh tìm con bé. Tịnh tự trách mình sao nhút nhát. Con bé ăn mày có làm gì đâu mà lại sợ. Tịnh tự trách mình sao không dặn nó đứng chờ ở ngoài cửa để giờ không thấy nó nữa?
Tịnh đi lang thang trên con phố, mong hầu tìm con bé ăn mày; nhưng, chắc có lẽ anh sẽ không gặp lại nó nữa.
− oOo-
Đêm qua Tịnh vừa đáp máy bay xuống phi trường Tân Sơn Nhất sau mười một năm xa cách. Mười một năm sống ở xứ người, làm sao Tịnh không có những cảm giác sợ sệt. Tịnh biết những lo sợ đó thật phi lý. Sợ đủ thứ chuyện ngay khi sống trên quê hương của chính mình.
Buổi sáng, sau khi thức dậy, chị Ngọc, chị em cô cậu của Tịnh, căn dặn:
− Chị đã mua đồ ăn cho em rồi. Chị để trên bàn. Trái cây và nước suối trong tủ lạnh, khi nào cần thì lấy ăn nhé. Hôm nay chị phải đi trực ca. Bệnh viện cần vì cuối năm. Em về gấp quá, chị không xin nghỉ được. Ở nhà đừng đi đâu nhé. Tí chiều chị về rồi chị chở đi tham quan đất Sài Gòn.
− Dạ.
Chị Ngọc đi rồi, ở nhà một mình Tịnh cảm thấy buồn chán. Ở Mỹ, Tịnh không bao giờ chịu ở trong nhà cả ngày. Tịnh thích được đi đây, đi đó. Vậy thì, ở đây, trên quê hương của chính mình, lý do gì mà không đi? Với lại, chờ chị Ngọc về thì mất toi một ngày. Lần này, Tịnh quyết định về thăm quê hương đột xuất, nên không kịp xin nghỉ dài hạn. Thời gian anh nghỉ phép mùa Đông cũng sẽ qua mau. Tịnh quyết định không lãng phí từng giây phút trong chuyến trở về này.
Tịnh thay quần áo và mang máy ảnh ra phố. Tịnh vừa ra khỏi phố định bụng tìm một nơi nào đó để đổi tiền tiêu xài vãnh vặt. Anh mới đi được vài bước là gặp ngay con bé ăn mày. Và con bé đã đi theo anh cả đoạn đường. Vậy mà, anh không cho con bé được đồng nào. Anh ấy nấy lắm.
Từ ngân hàng VinaBank ra, Tịnh cứ thơ thẩn như người mất hồn.
Kể từ đó, những ngày ở Sài Gòn, sáng nào Tịnh cũng đi tìm con bé ăn xin. Tịnh muốn tìm lại con bé nhỏ nhắn, đen đuốc kia. Con bé có ánh mắt long lanh, trong sáng, tội nghiệp đang chờ đợi ở Tịnh một phần ăn trưa, một miếng bánh lót dạ. Vậy mà....
Con bé ăn xin đó, Tịnh không hề biết tên, tuổi của nó. Và nó lẫn anh chưa từng mở miệng nói một lời nào, nhưng ánh mắt của nó đã làm anh thao thức mãi về sau.
Làm sao Tịnh tìm được con bé ấy giữa biển người mênh mong?
VÕ PHÚ !