Thằng Triều Châu lại ru con. Giọng nó vốn khàn khàn như mèo hen nhưng mỗi lần lời ru cất lên, y như rằng đứa bé sáu tháng tuổi hết khóc ngay. Tất nhiên nó hát bằng tiếng Tiều, quay đi quay lại chủ yếu là bài Kinh Thi số một: Đôi chim thư cưu gọi nhau “quan quan” trên bãi bồi ngoài sông. Người con gái nết na hiền lành, kẻ quân tử hằng cầu mong sánh duyên.
Mươi phút… đã thấy Triệu vừa lui cui sau quầy cà phê, vừa ngó nghiêng xem có ai gọi gì không. Quán nhỏ, hẻm vắng và thưa khách nhưng thái độ phục vụ của chủ rất chu toàn, thân thiện.
- Sao mày không để vợ ở nhà hẳn, có phải hay hơn không? Tôi hỏi.
- Cháu nhiều phước mới được chăm sóc con đó bác – Nó phân trần – Cho vợ ra chợ buổi sáng cho mau khôn. Quá trưa, tắm thằng nhỏ xong, cháu ngồi tiệm tới đêm. Hơi mệt, song xoay vòng vậy nhà cửa gọn gàng, khỏi phải nuôi vú.
- Tao hay nghe vợ mày ru tiếng Việt, mày dùng tiếng Tiều. Sợ tẩu hỏa nhập ma không mậy?
- Lão bá hàng xóm ơi, tiếng gì đi nữa cũng là chắt gạn thanh âm, làn điệu. Ngay cả người lớn, đọc thơ mới đi vô hình thức và nội dung; nghe thơ thì chỉ cảm bằng nhạc tính thôi… Thơ ra đời trước khi có chữ viết rất lâu. Thơ hoàn toàn sống khỏe ngoài văn bản.
“Bố khỉ” - tôi rủa thầm - Thằng bán chữ thâm Nho này lại bắt đầu đây. “Thơ ra đời trước khi có chữ viết rất lâu…” - Ý hắn nói gì nhỉ? Phải chăng mảnh đất mà thơ tươi tốt là mảnh đất ít chữ, không có chữ hay mù chữ? Rộng ra nữa thơ là “tình”, văn là “lý”? Có “lý” thì mới thành chương hồi, tư tưởng mới ở tầm “luận lý”?
***
Tôi cảnh giác với thằng Triệu lâu rồi. Trước kia, xóm giềng nhưng chúng tôi ít khi giao tiếp. Mấy năm gần đây, qua mai mối hắn lấy một cô thôn nữ xinh đẹp, trẻ hơn hắn nhiều. Của đáng tội, gái quê tận Bạc Liêu, hơi khờ và chậm chạp. Triệu mở quán cà phê cho vợ coi sóc, tôi thành khách ruột của quán. Hắn thuộc loại không bằng cấp nhưng đọc nhiều. Ngoài hai mươi Triệu đã trở thành cây bút chính trong một tiệm khắc chữ, thảo đơn, viết phướn liễn Việt – Hoa ở Chợ lớn.
Có lần tôi hỏi Triệu nguồn gốc của họ Nguyễn. Hắn bảo không biết gốc tích họ Nguyễn Việt Nam, nhưng Theo sách Thông Chí, thiên Thị tộc lược, Nguyễn là một nước chư hầu ở khu vực Kỳ sơn, sông Vị, sông Kính của nhà Thương (nay thuộc về tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc). Con cháu vua nước ấy sau lấy tên nước làm họ. Hắn nói về họ của mình: Theo Đường Thư, họ Triệu vốn trước là họ Doanh. Chu Mục Vương từng phân phong cho (Doanh) Tạo Phủ thành Triệu (nay nằm trong tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc). Từ đó con cháu nhà Doanh lấy chữ Triệu làm họ. Mẹ Tần Thủy Hoàng tên là Triệu Cơ, Tần Thủy Hoàng mang họ mẹ nên đôi khi người ta gọi ông là Triệu Chính, Doanh Chính hoặc Tần Doanh Chính.
Sẵn dịp Triệu giải thích họ của tôi: Cũng theo sách Thông Chí, thiên Thị tộc lược, họ Trương vốn là một nhánh của họ Cơ (thuộc dòng tôn thất nhà Chu). Ở nước Tấn (thời Xuân thu - Chiến quốc) Trương là họ lớn. Khi Tấn bị chia làm ba nước Triệu - Ngụy – Hàn, Trương thành dòng họ lớn của nước Hàn.
Nói chung, mấy cái họ chính mà người Việt đang dùng, trên phương diện chữ nghĩa, đều có xuất xứ từ trung lưu Hoàng Hà cả. Tất nhiên tôi phật ý nhưng không bác lại được. Một bữa hắn kể tôi nghe truyện Khổng Minh Gia Cát Lượng từng đem họ Trương tặng một tù trưởng nam man khi ông ta tiến hành chiến tranh nô thuộc, mở rộng đất Thục.
Mãi lâu sau, đọc ở đâu đó việc nhà Nguyễn lấy các họ Thạch, Sơn… dùng cho người Khơ me miền tây nam bộ, tôi mới hiểu ý ngầm thằng Triệu. Tôi định chửi nó một trận, nhưng nghĩ đi nghĩ lại chẳng có cớ gì chính đáng, nên đành biến tức khí thành nghi kị trong từng lời nó phát ra.
Phải nói thằng Triệu ăn ở với xung quanh không có lời qua tiếng lại. Hắn ít thổ lộ đời tư. Xóm hẻm mới, dân cũng hiền. Chơi với hắn, trừ việc bàn đến chữ nghĩa là bực mình, còn lại cũng khuây khỏa tuổi hưu của tôi nhiều lắm. Tết, Triệu hay tặng tôi đôi ba Hán tự dán ngược như Xuân, Phúc hay Tài, Lộc. Thì ra người Hoa dán ngược chữ để chơi, “đảo” đồng âm với “đáo”, tức là đến, tới.
- Mày nghĩ sao về thư pháp Việt hả Triệu?
- Cũng khá hay, rồng bay phượng múa - Hắn trả lời mà cặp mắt cứ trơ ra.
- Chắc mày đang so sánh với chữ của mày?
- Cháu nói thực, phải là họa sĩ ưu hạng mới nên viết thư pháp Việt. Chữ Hán thì khác, ngoài giá trị tượng hình, tượng ý, nó mang trong mình cả một nền văn hóa. Nếu chữ xấu thì còn nhiều cái gỡ gạc. Ví như chữ “tính” tức là “họ” cháu để trên bàn thờ gồm chữ Nữ bên cạnh chữ Sinh: xưa Hoa Hạ theo chế độ mẫu hệ, con theo họ mẹ. Ước là thời Nghiêu - Thuấn, ở Trung Quốc vẫn tồn tại mẫu hệ. Bằng chứng: người ta chưa quan trọng hóa họ nên hay gọi thẳng tên tù trưởng, chứ hai ông ấy họ Đường và họ Ngu; hơn nữa Nghiêu truyền ngôi cho Thuấn là con rể của mình.
- Vậy, cái đuôi mẫu hệ bảo thủ của người Việt là cách gọi tên nhau thân mật ư?
- Thôi mà, có sao cháu nói vậy bác đừng suy diễn.
***
Triệu bắt đầu dạy chữ Tàu cho con. Hắn mua bộ bàn ghế mẫu giáo xinh xắn đặt cạnh cửa sổ, hướng vào tấm bảng trắng nhơ nhỡ. Thằng bé An chớm bốn tuổi, đôi ngày ê a một từ cụt lủn bố nó vẽ sẵn bằng bút lông dầu. Tiếng trẻ thơ sóng sánh quyện vào nắng. Mảnh sân nhỏ lác đác hai ba bộ bàn ghế mây thô. Vài chậu hoa Đỗ quyên đủ màu rung rinh khoe sương. Uống cà phê trong khung cảnh ấy, quả thật rất thi vị.
- Chừng nào mày sẽ dạy tiếng Anh cho nó?
- Lớp sáu, học theo chương trình phổ thông đại chúng là vừa bác à. Như vậy các ngôn ngữ không xung đột trong não trẻ ở quá trình định hình.
- Chẳng lẽ tiếng Việt và tiếng Tàu lại hòa hợp được sao?
- Bác để ý nghen, cháu dạy con nhận mặt chữ tượng hình là chính. Chữ nào có âm quan thoại và âm Hán Việt gần nhau con mới dùng. Ví như “Pỉng an” là “Bình an” vậy. Học mà chơi, chơi mà học chứ chẳng nên gò ép, đó mới là bí quyết.
- Thằng nhỏ sẽ trở thành người Việt hay Tàu?
- Việt chớ bác! Triệu cười rất tươi – Nó phải hòa hợp với chốn dung thân của mình. Khai sanh nó con có ghi dân tộc Hoa đâu, theo mẹ cũng tốt thôi. Văn hóa là của con người nói chung. Trói buộc văn hóa trong phạm vi một dân tộc, một chủng tộc là thiển cận!
Úi trời! Tôi xuýt thốt lên lời cảm thán. Thằng này coi bộ bài bản ra phết. Tôi bỗng muốn tìm hiểu cái chất “Tàu” trong nó.
Triệu kể: “Ông nội con từ vùng quê Triều Châu nghèo xơ xác ở Quảng Đông, qua Bạc Liêu khai hoang đầu thế kỷ 20. Người Triều Châu vốn là cư dân nước Triệu thời chiến quốc. Họ theo đoàn quân viễn chinh của Tần Thủy Hoàng do Đồ Thư cầm đầu nam tiến cách đây hơn 2200 năm. “Châu”, thời Chu vốn mang nghĩa một đơn vị hành chính khoảng 2500 nóc nhà. Triều có thể là biến âm, biến tự của Triệu vì buổi tiên Tần chữ Hoa chưa thống nhất. Thậm chí Triều đã hóa thành Thiều trong từ vải thiều. Giống quả ngon tuyệt này đã đến Việt Nam trên con tàu buôn nào đó của người Triều Châu, hàng trăm năm nay… Một trong những người Triều Châu đầu tiên chính là Triệu Đà. Ông từng quản chức huyện lệnh Long Xuyên. Địa danh Long Xuyên ắt hẳn phải có sông, nó chính là vùng Triều Châu duyên hải Quảng Đông tiếp giáp Mân Việt (Phúc Kiến), từ Sán Vĩ đến Sán Đầu với cửa Hà Giang chảy ra biển”.
- Hóa ra mày là con cháu Triệu Đà – Tôi ngắt lời Triệu.
- Chắc vậy, nếu không có những đứt đoạn hoặc cải họ trong gia tộc từ xưa mà con không rõ.
- Vấn đề Triệu Đà trong nhận thức lịch sử Việt Nam còn phức tạp lắm, cho dù Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi và một số quyển sử xưa đã xem nhà Triệu là triều đại chính thống.
- Con biết chứ, nhưng con nhất nhất theo phương châm “Dân vi bản”, mặc dù tố chất chính trị trong máu thịt dân tộc Triều Châu không ít chút nào. Ngoài Triệu Đà còn có Trịnh Quốc Anh từng tiếm đoạt ngai vàng nước Thái lập ra triều đại Thonbury ngắn ngủi ở thế kỷ thứ 18.
- Cháu về quê ở bển chưa?
- Dạ rồi. Làng cũ ông nội con, họ tộc còn nhiều. Cũng vấn vương chút nghĩa tình ruột rà. Đến khi đi xe lửa qua thành phố Trịnh Châu và vượt dòng Hoàng Hà, nhìn nước mênh mông màu hoàng thổ con đã khóc. Nhưng mọi nơi con qua, từ miền bắc Hà Nam, tỉnh Hà Bắc, Sơn Tây, đất đai nước Tấn tam phân xưa xa lạ lắm. Giọt máu lưu lạc mấy ngàn năm vẫn còn nóng, nhưng ánh mắt biết đâu mà hồi cố. Tự nhiên lúc ấy nhớ nhà da diết. Câu thơ Nguyễn Bính trong “Hành phương nam” dội ra nhói lòng:
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
***
Bé An sáu tuổi thì mẹ nó bỏ nhà ra đi. Tóc Triệu bạc nhiều. Mảnh sân nhỏ hoang tàn. Mấy chậu Đỗ quyên bị dẹp vào một góc thiếu sáng, lá loang lỗ, gốc đầy cứt sâu, thân toàn rệp trắng.
Một chiều muộn, đưa con đi khám bệnh về, thấy tôi Triệu hỏi:
- Theo bác “Ầu ơi” là gì?
- À ừ… chắc tiếng đệm lấy đà, lấy hơi, lấy nhịp hát ru vậy mà.
- Chán thiệt - Triệu lắc đầu - Vậy mà bác cứ nghĩ mình là người Việt ròng. Theo giả thuyết của cháu “Ầu ơi” là mẹ ơi. Nó xuất phát từ âm Âu. Âu nghĩa là U, Bu, Rú (núi, tiếng Việt cổ), Núi, Non, Đất, Mẹ. Khái niệm Đất nước, Nước non (xứ sở) của người Việt cổ được người Hán ký âm là Âu Lạc. Trong danh xưng Âu cơ, cơ là Hán Việt chỉ người phụ nữ quyền quí sang trọng, Âu là mẹ. Người Việt hay nói “đất mẹ” chứ gần như không tồn tại từ “đất cha”…
Triệu chưa diễn hết ý, thằng An đã la toáng lên đòi vào nhà uống nước.
Cả đêm thằng bé chắc sốt cao, nó khóc ngằn ngặt gọi mẹ trong mê sảng. Tôi lại nghe tiếng Triệu ru con. Lần này Kinh thi chẳng còn tác dụng. Sau đó hắn chuyển điệu:
Ầu ơ…
Bầu ơi tin lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Không gian trở về thanh tịnh. Sâu thẳm đâu đó tiếng mèo hoang gọi bầy. Trăng cuối tháng theo gió gõ nhè nhẹ vào bức màn trúc trước hiên. Tiếng ru của Triệu cứ nhỏ dần, nhỏ dần nhưng không mất hẳn. Phải chăng hắn vẫn ru con khi ngủ, ru bằng câu hát dân dã Việt Nam đã thấm vào tim óc, đã trở thành máu thịt hắn, từ cánh nôi của những người phụ nữ phương nam mà hắn gọi là bà nội, là mẹ…
Ầu ơ…
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Thung lũng Đa Thiện,
Đà Lạt tháng 3.2006
ST
Mươi phút… đã thấy Triệu vừa lui cui sau quầy cà phê, vừa ngó nghiêng xem có ai gọi gì không. Quán nhỏ, hẻm vắng và thưa khách nhưng thái độ phục vụ của chủ rất chu toàn, thân thiện.
- Sao mày không để vợ ở nhà hẳn, có phải hay hơn không? Tôi hỏi.
- Cháu nhiều phước mới được chăm sóc con đó bác – Nó phân trần – Cho vợ ra chợ buổi sáng cho mau khôn. Quá trưa, tắm thằng nhỏ xong, cháu ngồi tiệm tới đêm. Hơi mệt, song xoay vòng vậy nhà cửa gọn gàng, khỏi phải nuôi vú.
- Tao hay nghe vợ mày ru tiếng Việt, mày dùng tiếng Tiều. Sợ tẩu hỏa nhập ma không mậy?
- Lão bá hàng xóm ơi, tiếng gì đi nữa cũng là chắt gạn thanh âm, làn điệu. Ngay cả người lớn, đọc thơ mới đi vô hình thức và nội dung; nghe thơ thì chỉ cảm bằng nhạc tính thôi… Thơ ra đời trước khi có chữ viết rất lâu. Thơ hoàn toàn sống khỏe ngoài văn bản.
“Bố khỉ” - tôi rủa thầm - Thằng bán chữ thâm Nho này lại bắt đầu đây. “Thơ ra đời trước khi có chữ viết rất lâu…” - Ý hắn nói gì nhỉ? Phải chăng mảnh đất mà thơ tươi tốt là mảnh đất ít chữ, không có chữ hay mù chữ? Rộng ra nữa thơ là “tình”, văn là “lý”? Có “lý” thì mới thành chương hồi, tư tưởng mới ở tầm “luận lý”?
***
Tôi cảnh giác với thằng Triệu lâu rồi. Trước kia, xóm giềng nhưng chúng tôi ít khi giao tiếp. Mấy năm gần đây, qua mai mối hắn lấy một cô thôn nữ xinh đẹp, trẻ hơn hắn nhiều. Của đáng tội, gái quê tận Bạc Liêu, hơi khờ và chậm chạp. Triệu mở quán cà phê cho vợ coi sóc, tôi thành khách ruột của quán. Hắn thuộc loại không bằng cấp nhưng đọc nhiều. Ngoài hai mươi Triệu đã trở thành cây bút chính trong một tiệm khắc chữ, thảo đơn, viết phướn liễn Việt – Hoa ở Chợ lớn.
Có lần tôi hỏi Triệu nguồn gốc của họ Nguyễn. Hắn bảo không biết gốc tích họ Nguyễn Việt Nam, nhưng Theo sách Thông Chí, thiên Thị tộc lược, Nguyễn là một nước chư hầu ở khu vực Kỳ sơn, sông Vị, sông Kính của nhà Thương (nay thuộc về tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc). Con cháu vua nước ấy sau lấy tên nước làm họ. Hắn nói về họ của mình: Theo Đường Thư, họ Triệu vốn trước là họ Doanh. Chu Mục Vương từng phân phong cho (Doanh) Tạo Phủ thành Triệu (nay nằm trong tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc). Từ đó con cháu nhà Doanh lấy chữ Triệu làm họ. Mẹ Tần Thủy Hoàng tên là Triệu Cơ, Tần Thủy Hoàng mang họ mẹ nên đôi khi người ta gọi ông là Triệu Chính, Doanh Chính hoặc Tần Doanh Chính.
Sẵn dịp Triệu giải thích họ của tôi: Cũng theo sách Thông Chí, thiên Thị tộc lược, họ Trương vốn là một nhánh của họ Cơ (thuộc dòng tôn thất nhà Chu). Ở nước Tấn (thời Xuân thu - Chiến quốc) Trương là họ lớn. Khi Tấn bị chia làm ba nước Triệu - Ngụy – Hàn, Trương thành dòng họ lớn của nước Hàn.
Nói chung, mấy cái họ chính mà người Việt đang dùng, trên phương diện chữ nghĩa, đều có xuất xứ từ trung lưu Hoàng Hà cả. Tất nhiên tôi phật ý nhưng không bác lại được. Một bữa hắn kể tôi nghe truyện Khổng Minh Gia Cát Lượng từng đem họ Trương tặng một tù trưởng nam man khi ông ta tiến hành chiến tranh nô thuộc, mở rộng đất Thục.
Mãi lâu sau, đọc ở đâu đó việc nhà Nguyễn lấy các họ Thạch, Sơn… dùng cho người Khơ me miền tây nam bộ, tôi mới hiểu ý ngầm thằng Triệu. Tôi định chửi nó một trận, nhưng nghĩ đi nghĩ lại chẳng có cớ gì chính đáng, nên đành biến tức khí thành nghi kị trong từng lời nó phát ra.
Phải nói thằng Triệu ăn ở với xung quanh không có lời qua tiếng lại. Hắn ít thổ lộ đời tư. Xóm hẻm mới, dân cũng hiền. Chơi với hắn, trừ việc bàn đến chữ nghĩa là bực mình, còn lại cũng khuây khỏa tuổi hưu của tôi nhiều lắm. Tết, Triệu hay tặng tôi đôi ba Hán tự dán ngược như Xuân, Phúc hay Tài, Lộc. Thì ra người Hoa dán ngược chữ để chơi, “đảo” đồng âm với “đáo”, tức là đến, tới.
- Mày nghĩ sao về thư pháp Việt hả Triệu?
- Cũng khá hay, rồng bay phượng múa - Hắn trả lời mà cặp mắt cứ trơ ra.
- Chắc mày đang so sánh với chữ của mày?
- Cháu nói thực, phải là họa sĩ ưu hạng mới nên viết thư pháp Việt. Chữ Hán thì khác, ngoài giá trị tượng hình, tượng ý, nó mang trong mình cả một nền văn hóa. Nếu chữ xấu thì còn nhiều cái gỡ gạc. Ví như chữ “tính” tức là “họ” cháu để trên bàn thờ gồm chữ Nữ bên cạnh chữ Sinh: xưa Hoa Hạ theo chế độ mẫu hệ, con theo họ mẹ. Ước là thời Nghiêu - Thuấn, ở Trung Quốc vẫn tồn tại mẫu hệ. Bằng chứng: người ta chưa quan trọng hóa họ nên hay gọi thẳng tên tù trưởng, chứ hai ông ấy họ Đường và họ Ngu; hơn nữa Nghiêu truyền ngôi cho Thuấn là con rể của mình.
- Vậy, cái đuôi mẫu hệ bảo thủ của người Việt là cách gọi tên nhau thân mật ư?
- Thôi mà, có sao cháu nói vậy bác đừng suy diễn.
***
Triệu bắt đầu dạy chữ Tàu cho con. Hắn mua bộ bàn ghế mẫu giáo xinh xắn đặt cạnh cửa sổ, hướng vào tấm bảng trắng nhơ nhỡ. Thằng bé An chớm bốn tuổi, đôi ngày ê a một từ cụt lủn bố nó vẽ sẵn bằng bút lông dầu. Tiếng trẻ thơ sóng sánh quyện vào nắng. Mảnh sân nhỏ lác đác hai ba bộ bàn ghế mây thô. Vài chậu hoa Đỗ quyên đủ màu rung rinh khoe sương. Uống cà phê trong khung cảnh ấy, quả thật rất thi vị.
- Chừng nào mày sẽ dạy tiếng Anh cho nó?
- Lớp sáu, học theo chương trình phổ thông đại chúng là vừa bác à. Như vậy các ngôn ngữ không xung đột trong não trẻ ở quá trình định hình.
- Chẳng lẽ tiếng Việt và tiếng Tàu lại hòa hợp được sao?
- Bác để ý nghen, cháu dạy con nhận mặt chữ tượng hình là chính. Chữ nào có âm quan thoại và âm Hán Việt gần nhau con mới dùng. Ví như “Pỉng an” là “Bình an” vậy. Học mà chơi, chơi mà học chứ chẳng nên gò ép, đó mới là bí quyết.
- Thằng nhỏ sẽ trở thành người Việt hay Tàu?
- Việt chớ bác! Triệu cười rất tươi – Nó phải hòa hợp với chốn dung thân của mình. Khai sanh nó con có ghi dân tộc Hoa đâu, theo mẹ cũng tốt thôi. Văn hóa là của con người nói chung. Trói buộc văn hóa trong phạm vi một dân tộc, một chủng tộc là thiển cận!
Úi trời! Tôi xuýt thốt lên lời cảm thán. Thằng này coi bộ bài bản ra phết. Tôi bỗng muốn tìm hiểu cái chất “Tàu” trong nó.
Triệu kể: “Ông nội con từ vùng quê Triều Châu nghèo xơ xác ở Quảng Đông, qua Bạc Liêu khai hoang đầu thế kỷ 20. Người Triều Châu vốn là cư dân nước Triệu thời chiến quốc. Họ theo đoàn quân viễn chinh của Tần Thủy Hoàng do Đồ Thư cầm đầu nam tiến cách đây hơn 2200 năm. “Châu”, thời Chu vốn mang nghĩa một đơn vị hành chính khoảng 2500 nóc nhà. Triều có thể là biến âm, biến tự của Triệu vì buổi tiên Tần chữ Hoa chưa thống nhất. Thậm chí Triều đã hóa thành Thiều trong từ vải thiều. Giống quả ngon tuyệt này đã đến Việt Nam trên con tàu buôn nào đó của người Triều Châu, hàng trăm năm nay… Một trong những người Triều Châu đầu tiên chính là Triệu Đà. Ông từng quản chức huyện lệnh Long Xuyên. Địa danh Long Xuyên ắt hẳn phải có sông, nó chính là vùng Triều Châu duyên hải Quảng Đông tiếp giáp Mân Việt (Phúc Kiến), từ Sán Vĩ đến Sán Đầu với cửa Hà Giang chảy ra biển”.
- Hóa ra mày là con cháu Triệu Đà – Tôi ngắt lời Triệu.
- Chắc vậy, nếu không có những đứt đoạn hoặc cải họ trong gia tộc từ xưa mà con không rõ.
- Vấn đề Triệu Đà trong nhận thức lịch sử Việt Nam còn phức tạp lắm, cho dù Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi và một số quyển sử xưa đã xem nhà Triệu là triều đại chính thống.
- Con biết chứ, nhưng con nhất nhất theo phương châm “Dân vi bản”, mặc dù tố chất chính trị trong máu thịt dân tộc Triều Châu không ít chút nào. Ngoài Triệu Đà còn có Trịnh Quốc Anh từng tiếm đoạt ngai vàng nước Thái lập ra triều đại Thonbury ngắn ngủi ở thế kỷ thứ 18.
- Cháu về quê ở bển chưa?
- Dạ rồi. Làng cũ ông nội con, họ tộc còn nhiều. Cũng vấn vương chút nghĩa tình ruột rà. Đến khi đi xe lửa qua thành phố Trịnh Châu và vượt dòng Hoàng Hà, nhìn nước mênh mông màu hoàng thổ con đã khóc. Nhưng mọi nơi con qua, từ miền bắc Hà Nam, tỉnh Hà Bắc, Sơn Tây, đất đai nước Tấn tam phân xưa xa lạ lắm. Giọt máu lưu lạc mấy ngàn năm vẫn còn nóng, nhưng ánh mắt biết đâu mà hồi cố. Tự nhiên lúc ấy nhớ nhà da diết. Câu thơ Nguyễn Bính trong “Hành phương nam” dội ra nhói lòng:
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
***
Bé An sáu tuổi thì mẹ nó bỏ nhà ra đi. Tóc Triệu bạc nhiều. Mảnh sân nhỏ hoang tàn. Mấy chậu Đỗ quyên bị dẹp vào một góc thiếu sáng, lá loang lỗ, gốc đầy cứt sâu, thân toàn rệp trắng.
Một chiều muộn, đưa con đi khám bệnh về, thấy tôi Triệu hỏi:
- Theo bác “Ầu ơi” là gì?
- À ừ… chắc tiếng đệm lấy đà, lấy hơi, lấy nhịp hát ru vậy mà.
- Chán thiệt - Triệu lắc đầu - Vậy mà bác cứ nghĩ mình là người Việt ròng. Theo giả thuyết của cháu “Ầu ơi” là mẹ ơi. Nó xuất phát từ âm Âu. Âu nghĩa là U, Bu, Rú (núi, tiếng Việt cổ), Núi, Non, Đất, Mẹ. Khái niệm Đất nước, Nước non (xứ sở) của người Việt cổ được người Hán ký âm là Âu Lạc. Trong danh xưng Âu cơ, cơ là Hán Việt chỉ người phụ nữ quyền quí sang trọng, Âu là mẹ. Người Việt hay nói “đất mẹ” chứ gần như không tồn tại từ “đất cha”…
Triệu chưa diễn hết ý, thằng An đã la toáng lên đòi vào nhà uống nước.
Cả đêm thằng bé chắc sốt cao, nó khóc ngằn ngặt gọi mẹ trong mê sảng. Tôi lại nghe tiếng Triệu ru con. Lần này Kinh thi chẳng còn tác dụng. Sau đó hắn chuyển điệu:
Ầu ơ…
Bầu ơi tin lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Không gian trở về thanh tịnh. Sâu thẳm đâu đó tiếng mèo hoang gọi bầy. Trăng cuối tháng theo gió gõ nhè nhẹ vào bức màn trúc trước hiên. Tiếng ru của Triệu cứ nhỏ dần, nhỏ dần nhưng không mất hẳn. Phải chăng hắn vẫn ru con khi ngủ, ru bằng câu hát dân dã Việt Nam đã thấm vào tim óc, đã trở thành máu thịt hắn, từ cánh nôi của những người phụ nữ phương nam mà hắn gọi là bà nội, là mẹ…
Ầu ơ…
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Thung lũng Đa Thiện,
Đà Lạt tháng 3.2006
ST