Rầm!
Tôi và hai thằng bạn vừa rà thắng xe đạp trước rạp Tân Tân để vào xem phim “Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ” thì bị một chiếc Vélo Solex húc từ đằng sau tới. Cả ba thằng ngã xuống đất. Riêng tôi còn bị cái xe của thằng bạn đè lên bụng đau muốn nín thở. Mới loi ngoi bò dậy, chưa kịp phủi bụi trên áo quần thì nghe tiếng quát tháo:
- Ê ! bộ ba “chàng ngự lâm pháo thủ” mù cả hà. Dừng ngựa mà chẳng coi chừng phía đàng sau ! Đáng đời!
Vừa ngượng vừa tức giận bởi tự dưng bị húc té nhào giữa thanh thiên bạch nhật và trước bao nhiêu nguời đẹp, chưa kịp nắm cổ áo cho một trận, thì bị thủ phạm tiếp tục tấn công phủ đầu. Đúng là cà chớn. Nhưng nhìn lên thì.. à..cả ba thằng khựng lại : đối phương là một cô gái, tuồi ô mai, tóc còn thắt bím, ngồi trên Vélo, vòng tay trước ngực, trề môi, rồi trợn đôi mắt to như hai cái đèn “ô tô”:
- Số còn hên đó. Cái vélo không bị hư gì.Tiểu thơ tha cho đó. Lần sau liệu hồn !
Nói xong cô bé nguýt một cái rồi rồ ga chạy mất tiêu.
Dù chưa bao giờ bị thầy Bửu Cân phán cho cái tội “con nhà không có lư hương”, bọn tôi cũng phải chửi thề một tiếng cho hả giận. Thằng Cường, đứa hiền lành ít nói nhất trong bọn tôi, xăn tay áo, xổ nho trước :
- con gái nhà ai trông đẹp thế mà đanh đá như bà chằn. Phải mà con trai thì biết tay tao.
Đúng là cô bé khá xinh, nhất là đôi mắt thật to và đôi môi mộng đỏ, dù có trề lên ngạo nghễ, cũng vẫn đáng yêu ghê lắm. Tôi nghĩ vẩn vơ như thế khi theo người soát vé dẫn tới chỗ ngồi. Trong rạp tối mò. Ba thằng chúng tôi vào trể. Trên màn ảnh đang chiếu phim thời sự: Tổng thồng Ngô Đình Diệm đang kinh lý Ban Mê Thuột (nhưng không thấy cảnh ông bị ám sát hụt).
Suốt buổi hôm ấy, mắt nhìn lên màn ảnh, mà tâm trí tôi thì chỉ thấy có đôi mắt cô bé, trừ khi nào có tiếng súng nổ của ba chàng ngự lâm, tôi mới giật mình trở lại với truyện phim đôi ba phút.
Cha tôi nói đúng, hồi mới ba tuổi, tôi đã khóc đến cả tháng trời khi mẹ tôi mất, ông bảo rồi sau này tôi sẽ là một thằng đa sầu đa cảm. Và hôm nay, dường như tôi bắt đầu biết tương tư đây.
Nha Trang cũng chẳng lớn hơn cái thành phố núi Pleiku là bao nhiêu, để ông nhà thơ nào đó “đi dăm phút trở về chốn cũ”, vậy mà cả mấy tháng rồi, tôi chưa gặp lại cô bé, mặc dù thời ấy Nha Trang đã có khá nhiều vélo solex, đủ làm tôi nhìn theo muốn ngoẹo cổ. Tôi nghĩ, chắc là cô bé từ đâu đến chơi. Trông nước da trắng hồng, có thể là từ Đà Lạt xuống thăm ai đó rồi lại biến mất như một nàng tiên trong cổ tích.
Quê tôi ở ngoài Vạn Giã. Vào Nha Trang học, ở nhà ông chú, trước ở gần rạp ciné Moderne của ông Bác Ái, sau này dọn lên gần Ty Thông Tin. Chú tôi, ngoài làm chủ tiệm bán mọi vật dụng về điện, còn thầu các công trình diện. Ông bà chỉ có một cô con gái rượu, cưng như trứng mỏng, nên mọi thứ ngược xuôi giao dịch ông cần tới tôi. Để tôi lên tinh thần, bỏ bớt cái tật ham chơi và lười biếng có lẽ từ khi còn trong bụng mẹ, ông thường bảo: “cháu còn nhỏ mà coi bộ có khả năng thương mại. Cố gắng theo chú học hỏi, sau này dám qua mặt tao nữa đó “. ( Cái này thì ông nói trật lất. Vì sau này tôi trở thành lính đánh giặc, nên cả đời có buôn bán được cái gì đâu ).
Tôi và hai thằng bạn vừa rà thắng xe đạp trước rạp Tân Tân để vào xem phim “Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ” thì bị một chiếc Vélo Solex húc từ đằng sau tới. Cả ba thằng ngã xuống đất. Riêng tôi còn bị cái xe của thằng bạn đè lên bụng đau muốn nín thở. Mới loi ngoi bò dậy, chưa kịp phủi bụi trên áo quần thì nghe tiếng quát tháo:
- Ê ! bộ ba “chàng ngự lâm pháo thủ” mù cả hà. Dừng ngựa mà chẳng coi chừng phía đàng sau ! Đáng đời!
Vừa ngượng vừa tức giận bởi tự dưng bị húc té nhào giữa thanh thiên bạch nhật và trước bao nhiêu nguời đẹp, chưa kịp nắm cổ áo cho một trận, thì bị thủ phạm tiếp tục tấn công phủ đầu. Đúng là cà chớn. Nhưng nhìn lên thì.. à..cả ba thằng khựng lại : đối phương là một cô gái, tuồi ô mai, tóc còn thắt bím, ngồi trên Vélo, vòng tay trước ngực, trề môi, rồi trợn đôi mắt to như hai cái đèn “ô tô”:
- Số còn hên đó. Cái vélo không bị hư gì.Tiểu thơ tha cho đó. Lần sau liệu hồn !
Nói xong cô bé nguýt một cái rồi rồ ga chạy mất tiêu.
Dù chưa bao giờ bị thầy Bửu Cân phán cho cái tội “con nhà không có lư hương”, bọn tôi cũng phải chửi thề một tiếng cho hả giận. Thằng Cường, đứa hiền lành ít nói nhất trong bọn tôi, xăn tay áo, xổ nho trước :
- con gái nhà ai trông đẹp thế mà đanh đá như bà chằn. Phải mà con trai thì biết tay tao.
Đúng là cô bé khá xinh, nhất là đôi mắt thật to và đôi môi mộng đỏ, dù có trề lên ngạo nghễ, cũng vẫn đáng yêu ghê lắm. Tôi nghĩ vẩn vơ như thế khi theo người soát vé dẫn tới chỗ ngồi. Trong rạp tối mò. Ba thằng chúng tôi vào trể. Trên màn ảnh đang chiếu phim thời sự: Tổng thồng Ngô Đình Diệm đang kinh lý Ban Mê Thuột (nhưng không thấy cảnh ông bị ám sát hụt).
Suốt buổi hôm ấy, mắt nhìn lên màn ảnh, mà tâm trí tôi thì chỉ thấy có đôi mắt cô bé, trừ khi nào có tiếng súng nổ của ba chàng ngự lâm, tôi mới giật mình trở lại với truyện phim đôi ba phút.
Cha tôi nói đúng, hồi mới ba tuổi, tôi đã khóc đến cả tháng trời khi mẹ tôi mất, ông bảo rồi sau này tôi sẽ là một thằng đa sầu đa cảm. Và hôm nay, dường như tôi bắt đầu biết tương tư đây.
Nha Trang cũng chẳng lớn hơn cái thành phố núi Pleiku là bao nhiêu, để ông nhà thơ nào đó “đi dăm phút trở về chốn cũ”, vậy mà cả mấy tháng rồi, tôi chưa gặp lại cô bé, mặc dù thời ấy Nha Trang đã có khá nhiều vélo solex, đủ làm tôi nhìn theo muốn ngoẹo cổ. Tôi nghĩ, chắc là cô bé từ đâu đến chơi. Trông nước da trắng hồng, có thể là từ Đà Lạt xuống thăm ai đó rồi lại biến mất như một nàng tiên trong cổ tích.
Quê tôi ở ngoài Vạn Giã. Vào Nha Trang học, ở nhà ông chú, trước ở gần rạp ciné Moderne của ông Bác Ái, sau này dọn lên gần Ty Thông Tin. Chú tôi, ngoài làm chủ tiệm bán mọi vật dụng về điện, còn thầu các công trình diện. Ông bà chỉ có một cô con gái rượu, cưng như trứng mỏng, nên mọi thứ ngược xuôi giao dịch ông cần tới tôi. Để tôi lên tinh thần, bỏ bớt cái tật ham chơi và lười biếng có lẽ từ khi còn trong bụng mẹ, ông thường bảo: “cháu còn nhỏ mà coi bộ có khả năng thương mại. Cố gắng theo chú học hỏi, sau này dám qua mặt tao nữa đó “. ( Cái này thì ông nói trật lất. Vì sau này tôi trở thành lính đánh giặc, nên cả đời có buôn bán được cái gì đâu ).
Comment