Vài lời thưa trước
MỤC LỤC
Vài lời thưa trước
1. BỐN LỐI KẾT TRONG TIỂU THUYẾT
2. NỬA THẾ KỈ CHÁNH TẢ VIỆT NGỮ
3. TRÊN MƯỜI NĂM CẦM BÚT VÀ XUẤT BẢN
4. THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN KIỀU
5. CÁCH DÙNG TIẾNG “ĐÂU” TRONG TRUYỆN KIỀU
6. “HỒN ĐẠI VIỆT, GIỌNG HÀN THUYÊN”
7. ĐẤT HÀ TIÊN VỚI HỌ MẠC VÀ HỌ LÂM
8. “VĂN CHƯƠNG HẠ GIỚI”
9. HÔN NHÂN VÀ NGHỀ CẦM VIẾT
10. KỈ NGUYÊN TIÊU THỤ VÀ NGHỀ VIẾT VĂN
SÁCH CỦA NGUYỄN HIẾN LÊ
Trong Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn hoá, xuất bản năm 1993 (về sau viết tắt là Hồi kí), đoạn cuối tiểu mục Báo tôi đã hợp tác, tác giả viết:
“Tôi lựa các bài báo tôi đắc ý nhất cho vào cuốn Mấy vấn đề xây dựng văn hoá (1967), cuốn Mười câu chuyện văn chương (Trí Đăng – 1975) và hai tập nữa chưa in: Mười câu chuyện thời sự và Để tôi đọc lại”. (trang 425)
Trong tiểu mục Tiểu phẩm, tác giả cho biết thêm:
“Tiểu phẩm là những bài viết ngắn từ mười trang trở xuống viết về bất kì vấn đề gì, thuộc bất kì thể gì (tự sự, nghị luận, phê bình…) và có tính cách độc lập nghĩa là không trích từ một tác phẩm dài ra.
Trong loại tiểu phẩm tôi có thể kể nhiều bài mà tôi đã gom lại trong cuốn Mấy vấn đề xây dựng văn hoá, Mười câu chuyện văn chương đã xuất bản, và trong hai tập Để tôi đọc lại, Mười câu chuyện thời sự chưa in thành sách”. (tr.459-460)
Mười câu chuyện văn chương là tác phẩm thứ một trăm của cụ Nguyễn Hiến Lê, do Trí Đăng xuất bản, phát hành khoảng 20-4-1975. Tạp chí Bách khoa số 426, ngày 25-4-1975 có các bài viết về cụ Nguyễn Hiến Lê nhân sự kiện này[1] và bức chân dung của cụ do hoạ sĩ kiêm thi sĩ Tạ Tị vẽ trước đó khoảng mười ngày (theo Hồi kí, tr. 509). Nhà sách Khai Trí dự định tổ chức một cuộc triển lãm 100 tác phẩm của cụ Nguyễn Hiến Lê[2], nhưng thời cuộc chuyển biến nhanh quá, cuộc triển lãm đó đã không thực hiện được; và số báo Bách khoa đặc biệt đó trở thành số báo cuối cùng.
Chúng tôi không có bản Mười câu chuyện văn chương của Nxb Trí Đăng - 1975 và cũng không có bản của Nxb Văn học - 2005. Ở đây chúng tôi gõ lại bản của Nxb Văn Nghệ - 1986, bản quyền thuộc bà Trịnh Thị Tuệ và nhà Văn Nghệ (Copyrigth © 1986 Bà Trịnh Thị Tuệ & Văn Nghệ), bản scan do Website Tiếu Lùn cung cấp. Bản scan không có trang bìa nên chúng tôi tạm đưa vào đây ảnh mà chúng tôi đoán là trang 3, hoặc trang 5. Sách cũng không hình minh hoạ, các hình minh hoạ trong ebook là do chúng tôi sưu tầm trên mạng. Chúng tôi đoán rằng trong sách có bài Tựa tác giả và/hoặc bài Tựa của nhà xuất bản vì tiểu phẩm đầu tiên - Bốn lối kết trong tiểu thuyết - được in bắt đầu từ trang 9.
Các bài viết trong sách được tác giả sắp xếp theo chủ đề (tạm cho là như vậy). Trong mục lục sau, chúng tôi tạm sắp xếp - vì bài Cách dùng tiếng “đâu” trong truyện Kiều tác giả chỉ ghi năm chứ không ghi ngày tháng - theo thứ tự thời gian; và chúng tôi ghi thêm tên báo và số báo (căn cứ vào Mục lục các bài báo trích trong cuốn Đời viết văn của tôi của cụ Nguyễn Hiến Lê):
- Thân phận con người trong truyện Kiều
Ngày 5-5-1965
Bách khoa 209
- Bốn lối kết trong tiểu thuyết
Ngày 15-6-1965
Bách khoa 289-291
- Cách dùng tiếng “đâu” trong truyện Kiều
Năm 1965
Tác giả không nhớ[3]
- Trên mười năm cầm bút và xuất bản
Ngày 4-12-1966
Bách khoa 241-243
- Nửa thế kỉ chánh tả Việt ngữ
Ngày 27-8-1968
Tác giả không ghi
- “Văn chương hạ giới”
Ngày 28-8-1968
Bách Khoa 313-314[4]
- “Hồn Đại Việt, giọng Hàn Thuyên”
Ngày 1-3-1970
Bách khoa 317
- Hôn nhân và nghề cầm viết
Ngày 1-12-1970
Bách khoa 337-339
- Đất Hà Tiên với họ Mạc và họ Lâm
Ngày 1-3-1971
Bách khoa 340-341
- Kỉ nguyên tiêu thụ và nghề viết văn
Ngày 15-12-1972
Bách khoa 385-386
Ngoài mười bài viết trên, sách còn có danh mục Sách của Nguyễn Hiến Lê. Trong đó:
Văn học: 9; Ngữ pháp: 2; Triết học: 7; Lịch sử: 8; Kinh tế - Chính trị: 8; Gương danh nhân: 10; Cảo luận – Tuỳ bút: 13; Giáo dục – Giáo khoa: 13; Tự luyện trí đức (tức loại Học làm người): 21; Tiểu thuyết dịch: 7; Du kí: 2 tác phẩm.
Trong một trăm tác phẩm đó có 46 là sáng tác và 44 là dịch.
Ta có thể kể thêm:
* Những người đứng tên chung với tác giả (theo thứ tự thời gian): P. Hiếu, Thiên Giang, Trương Văn Chình, Giản Chi, Đông Hồ, Hoài Khanh. Tất cả sáu người.
* Các nhà xuất bản (theo thứ tự abc): Bạn Trẻ, Ca Dao, Cảo Thơm, Duy Tuệ, Đại học Huế, Lá Bối, Lửa Thiêng, Mặt Đất, Nguyễn Hiến Lê, P. Văn Tươi, Phạm Quang Khai, Phục Hưng, Tao Đàn, Thanh Tân, Thanh niên Cộng hoà, Thời Mới, Tiến Bộ, Trí Đăng, Tuổi Hoa, Văn Chánh. Ngoài 20 nhà xuất bản vừa nêu, ta có thể kể thêm Khai Trí: các sách của Nguyễn Hiến Lê do nhà này xuất bản hoặc tái bản đều ghi tên nhà xuất bản là Nguyễn Hiến Lê và ghi nhà phát hành là Khai Trí.
Chú thích:
[1] Tức bài Nhân đọc bản thảo cuốn Nguyễn Hiến Lê của Châu Hải Kỳ của Võ Phiến và bài Ông Nguyễn Hiến Lê và tôi của Đỗ Hồng Ngọc. [Goldfish]
[2] Theo đề nghị của ông “Khai Trí” Nguyễn Hùng Trương, cụ Nguyễn Hiến Lê sẽ tham dự và sẽ ký tên trên các cuốn sách bán ra trong cuộc triển lãm đó (theo Nguyễn Hiến Lê – Cuộc đời và Tác phẩm của Châu Hải Kỳ). [Goldfish]
[3] Trong mục lục các bài viết cho báo Tân Văn, tác bảo không kiếm ra bài “Tiếng ĐÂU trong truyện Kiều” in trong số nào.
[4] Theo Đời viết văn của tôi hai số báo này ra năm 1970 và tên bài báo là Văn chương hạ giới rẻ như bèo.
"Trong thời gian gõ Mười câu chuyện văn chương, chúng tôi được bác Vvn và bác Natphung nhiệt tình góp ý trong việc thực hiện một số chú thích liên quan đến chữ Hán và chữ Pháp. Chúng tôi xin chân thành cám ơn bác VVN, bác Natphung; và xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn.
Goldfish
Đầu năm 2009
MỤC LỤC
Vài lời thưa trước
1. BỐN LỐI KẾT TRONG TIỂU THUYẾT
2. NỬA THẾ KỈ CHÁNH TẢ VIỆT NGỮ
3. TRÊN MƯỜI NĂM CẦM BÚT VÀ XUẤT BẢN
4. THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN KIỀU
5. CÁCH DÙNG TIẾNG “ĐÂU” TRONG TRUYỆN KIỀU
6. “HỒN ĐẠI VIỆT, GIỌNG HÀN THUYÊN”
7. ĐẤT HÀ TIÊN VỚI HỌ MẠC VÀ HỌ LÂM
8. “VĂN CHƯƠNG HẠ GIỚI”
9. HÔN NHÂN VÀ NGHỀ CẦM VIẾT
10. KỈ NGUYÊN TIÊU THỤ VÀ NGHỀ VIẾT VĂN
SÁCH CỦA NGUYỄN HIẾN LÊ
Trong Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn hoá, xuất bản năm 1993 (về sau viết tắt là Hồi kí), đoạn cuối tiểu mục Báo tôi đã hợp tác, tác giả viết:
“Tôi lựa các bài báo tôi đắc ý nhất cho vào cuốn Mấy vấn đề xây dựng văn hoá (1967), cuốn Mười câu chuyện văn chương (Trí Đăng – 1975) và hai tập nữa chưa in: Mười câu chuyện thời sự và Để tôi đọc lại”. (trang 425)
Trong tiểu mục Tiểu phẩm, tác giả cho biết thêm:
“Tiểu phẩm là những bài viết ngắn từ mười trang trở xuống viết về bất kì vấn đề gì, thuộc bất kì thể gì (tự sự, nghị luận, phê bình…) và có tính cách độc lập nghĩa là không trích từ một tác phẩm dài ra.
Trong loại tiểu phẩm tôi có thể kể nhiều bài mà tôi đã gom lại trong cuốn Mấy vấn đề xây dựng văn hoá, Mười câu chuyện văn chương đã xuất bản, và trong hai tập Để tôi đọc lại, Mười câu chuyện thời sự chưa in thành sách”. (tr.459-460)
Mười câu chuyện văn chương là tác phẩm thứ một trăm của cụ Nguyễn Hiến Lê, do Trí Đăng xuất bản, phát hành khoảng 20-4-1975. Tạp chí Bách khoa số 426, ngày 25-4-1975 có các bài viết về cụ Nguyễn Hiến Lê nhân sự kiện này[1] và bức chân dung của cụ do hoạ sĩ kiêm thi sĩ Tạ Tị vẽ trước đó khoảng mười ngày (theo Hồi kí, tr. 509). Nhà sách Khai Trí dự định tổ chức một cuộc triển lãm 100 tác phẩm của cụ Nguyễn Hiến Lê[2], nhưng thời cuộc chuyển biến nhanh quá, cuộc triển lãm đó đã không thực hiện được; và số báo Bách khoa đặc biệt đó trở thành số báo cuối cùng.
Chúng tôi không có bản Mười câu chuyện văn chương của Nxb Trí Đăng - 1975 và cũng không có bản của Nxb Văn học - 2005. Ở đây chúng tôi gõ lại bản của Nxb Văn Nghệ - 1986, bản quyền thuộc bà Trịnh Thị Tuệ và nhà Văn Nghệ (Copyrigth © 1986 Bà Trịnh Thị Tuệ & Văn Nghệ), bản scan do Website Tiếu Lùn cung cấp. Bản scan không có trang bìa nên chúng tôi tạm đưa vào đây ảnh mà chúng tôi đoán là trang 3, hoặc trang 5. Sách cũng không hình minh hoạ, các hình minh hoạ trong ebook là do chúng tôi sưu tầm trên mạng. Chúng tôi đoán rằng trong sách có bài Tựa tác giả và/hoặc bài Tựa của nhà xuất bản vì tiểu phẩm đầu tiên - Bốn lối kết trong tiểu thuyết - được in bắt đầu từ trang 9.
Các bài viết trong sách được tác giả sắp xếp theo chủ đề (tạm cho là như vậy). Trong mục lục sau, chúng tôi tạm sắp xếp - vì bài Cách dùng tiếng “đâu” trong truyện Kiều tác giả chỉ ghi năm chứ không ghi ngày tháng - theo thứ tự thời gian; và chúng tôi ghi thêm tên báo và số báo (căn cứ vào Mục lục các bài báo trích trong cuốn Đời viết văn của tôi của cụ Nguyễn Hiến Lê):
- Thân phận con người trong truyện Kiều
Ngày 5-5-1965
Bách khoa 209
- Bốn lối kết trong tiểu thuyết
Ngày 15-6-1965
Bách khoa 289-291
- Cách dùng tiếng “đâu” trong truyện Kiều
Năm 1965
Tác giả không nhớ[3]
- Trên mười năm cầm bút và xuất bản
Ngày 4-12-1966
Bách khoa 241-243
- Nửa thế kỉ chánh tả Việt ngữ
Ngày 27-8-1968
Tác giả không ghi
- “Văn chương hạ giới”
Ngày 28-8-1968
Bách Khoa 313-314[4]
- “Hồn Đại Việt, giọng Hàn Thuyên”
Ngày 1-3-1970
Bách khoa 317
- Hôn nhân và nghề cầm viết
Ngày 1-12-1970
Bách khoa 337-339
- Đất Hà Tiên với họ Mạc và họ Lâm
Ngày 1-3-1971
Bách khoa 340-341
- Kỉ nguyên tiêu thụ và nghề viết văn
Ngày 15-12-1972
Bách khoa 385-386
Ngoài mười bài viết trên, sách còn có danh mục Sách của Nguyễn Hiến Lê. Trong đó:
Văn học: 9; Ngữ pháp: 2; Triết học: 7; Lịch sử: 8; Kinh tế - Chính trị: 8; Gương danh nhân: 10; Cảo luận – Tuỳ bút: 13; Giáo dục – Giáo khoa: 13; Tự luyện trí đức (tức loại Học làm người): 21; Tiểu thuyết dịch: 7; Du kí: 2 tác phẩm.
Trong một trăm tác phẩm đó có 46 là sáng tác và 44 là dịch.
Ta có thể kể thêm:
* Những người đứng tên chung với tác giả (theo thứ tự thời gian): P. Hiếu, Thiên Giang, Trương Văn Chình, Giản Chi, Đông Hồ, Hoài Khanh. Tất cả sáu người.
* Các nhà xuất bản (theo thứ tự abc): Bạn Trẻ, Ca Dao, Cảo Thơm, Duy Tuệ, Đại học Huế, Lá Bối, Lửa Thiêng, Mặt Đất, Nguyễn Hiến Lê, P. Văn Tươi, Phạm Quang Khai, Phục Hưng, Tao Đàn, Thanh Tân, Thanh niên Cộng hoà, Thời Mới, Tiến Bộ, Trí Đăng, Tuổi Hoa, Văn Chánh. Ngoài 20 nhà xuất bản vừa nêu, ta có thể kể thêm Khai Trí: các sách của Nguyễn Hiến Lê do nhà này xuất bản hoặc tái bản đều ghi tên nhà xuất bản là Nguyễn Hiến Lê và ghi nhà phát hành là Khai Trí.
Chú thích:
[1] Tức bài Nhân đọc bản thảo cuốn Nguyễn Hiến Lê của Châu Hải Kỳ của Võ Phiến và bài Ông Nguyễn Hiến Lê và tôi của Đỗ Hồng Ngọc. [Goldfish]
[2] Theo đề nghị của ông “Khai Trí” Nguyễn Hùng Trương, cụ Nguyễn Hiến Lê sẽ tham dự và sẽ ký tên trên các cuốn sách bán ra trong cuộc triển lãm đó (theo Nguyễn Hiến Lê – Cuộc đời và Tác phẩm của Châu Hải Kỳ). [Goldfish]
[3] Trong mục lục các bài viết cho báo Tân Văn, tác bảo không kiếm ra bài “Tiếng ĐÂU trong truyện Kiều” in trong số nào.
[4] Theo Đời viết văn của tôi hai số báo này ra năm 1970 và tên bài báo là Văn chương hạ giới rẻ như bèo.
"Trong thời gian gõ Mười câu chuyện văn chương, chúng tôi được bác Vvn và bác Natphung nhiệt tình góp ý trong việc thực hiện một số chú thích liên quan đến chữ Hán và chữ Pháp. Chúng tôi xin chân thành cám ơn bác VVN, bác Natphung; và xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn.
Goldfish
Đầu năm 2009
Comment