Trời vừa hừng sáng là khu rừng bắt đầu huyên náo. Từ sáu tháng nay, trướx sự xâm chiếm của lớp người“tay rìu” bao nhiêu chim cò, rắn, rít, khỉ, chồn, heo rừng phải nhượng bộ rút lui.
Bọn tay rìu vào rừng kinh ngang kin dọc dưới sự điều khiển củacặp rằng . Tất cảcặp rằng đều do một ông“chủ đường” chỉ huy. Ðường có nghĩa là con kinh lớn tập trung bao nhiêu củi đã cưa sẵn thành từng khúc hai tấc rưỡi hoặc một thước. Muốn có một đường củi như vậy phải là tay rất có thế lực đối với nhà cầm quyền thực dân thời bấy giờ.
Họ đấu giá một lô rừng cúp, loại rừng mà nhà nước cho phép khai thác cứ hai mươi hoặc hai mươi lăm năm một lần.
Sau khi đấu giá được, việc cấp bách nhứt là mộ nhân công (tay rìu) vì chung quanh khu rừng nói trên rất ít dânc ư. Phải có nhân công thật nhiều mới khai thác xong đúng thời gian cam kết với nhà nước. Vì vậy, người chủ đường phải mộ nhiều nhân công từ Cần Thơ, Hà Tiên, Long Xuyên... đem xuống tận cái lô rừng cúp rạch Thứ Sáu, làng Ðông Thái, tỉnh Rạch Giá này.
o0o
Anh Tư Bình Thủy tốc nóp, ngồi dậy. Anh ngáp dài, nhìn rừng, nhìn nước rồi từ từ nả lưng xuống với ý định dỗ lại giấc ngủ, bụng nghĩ thầm:
- Làm thêm đôi ba thước củi cũng chưa đũ trả nợ. Không khéo, lại lao lực sanh bịnh tim, bịnh phổi mà mang khốn...
Cum! Cum! Cum!
Tiếng búa bổ vào gốc tràm bắt đầu vang lên từ đầu đến cuối rừng nghe còn nhặt hơn tiếng mõ thầy chùa tụng kinh.
Ðùng! Ðùng! Ðùng!
Từng thân cây ngã xuống liên hồi mặt nước rung chuyển, sóng gợn lên chạy dài, vỗ vào vách chòi của anh nghe lát chát.
Các “tay rìu” bắt đầu nói chuyện cho qua cơn mệt nhọc. Anh Tư Bình Thủy nghiêng tai vào đầu nóp, lắng nghe tỏ rõ từng tiếng một:
- Rừng này gốc của ông Gia Long. Hồi xưa Gia Long cũng như mình...
Ðó là giọng của Hai Cờ Ðỏ. Gọi là Cờ Ðổ không phải vì cầm cờ Cộng sản đi biểu tình, nhưng vì quê quán anh này ở Cờ Ðỏ - một địa phương thuộc đồn điền của Tây “Êmory.” Anh có giấy chứng nhận riêng biệt của hãng Tây. Theo lời anh khoe khoang thì giấy đó mạnh hơn giấy thuế thân, bảo đảm không sợ bất cứ một thầy hương quản nào. Giọng Hai Cờ Ðỏ nói sang sảng:
- Ðố các cha vậy chớ rừng này hồi đời xưa có vua Gia Long đi ngang qua không?
Có tiếng cãi lại:
- Túng tiền thì lại đây, tôi cho mượng đỡ vài cắc, chớ đừng nói dóc. Nói phải có sách, mách phải có chứng...
- Dân ở Cờ Ðỏ không bao giờ nói dóc. Ðể tôi nói lại. Số là xưa kia... Gia Long bị Tây Sơn rượt, ngài phải dùng ghe biển mà chạy từ Cà Mau ra Phú Quốc. Chiếc ghe của ngài gọi là long thuyền... Ngài đứng trước mũi ghe, ngóng vào bờ mến tiếc lắm, vì ngài muốn làm vua ở đất liền chớ nào có mộng làm chúa ở cù lao...
Ai nấy nhốn nháo lên:
- Nghe lòng vòng quá. Nói cho lẹ thử coi... Muỗi cắn gần chết đây nè? Bà con nào cho tôi mượn bếp un, quạt khói lên dùm...
- Tôi nói ông Gia Long ngóng vô bờ, dòm dáo dác cái cụm rừng của tụi mình đương đứng bây giờ. Rồi ổng day qua nói với đình thần tả hữu:“Sơn bất cao, thủy bất thâm, phù sa chi địa nhơn tác bất thành tu hú giả. Nhứt phá sơn lâm, nhì đâm Hà Bá, cao phi viễn tẩu giả nan tàng...”
- Cắt nghĩa cho mau. Ở đây ai mà biết chữ nho.
Hai Cờ Ðỏ cười dòn:
- Câu đó ngụ ý về địa lý. Gia Long nói xứ Nam Kỳ này không có núi cao, không có sông sâu. Còn đất phù sa thì dở quá, vô dụng. Ðến đỗi móc đất lên nắn con tú hú để thổi cũng không kêu. Ðó là“bất thành tu hú giả.” Duy có hai nghề phá sơn lâm đâm Hà Bá là dễ làm ăn. Nhưng lưới trời lồng lộng không ai chạy khỏi: phá rừng, chài cá khiến con người phải nghèo mạt...
Cả bọn cười vang lên:
- Hay! Hay! Bây giờ tới phiên ông Tư Châu Xương nói cho anh em nghe một chuyện khác.
Nghe đến tên ông Châu Xương, anh Tư Bình Thủy chợt sáng mắt lên. Ông này nước da đen ngăm, mặt mày hung tợn nhưng lòng dạ thiệt thà. Trong số tay rìu quen biết chỉ có ông là tử tế với anh nhứt. Bằng cớ là hôm trước lúc anh đau rét suốt ba, bốn ngày, ông cho đứa con gái lại nấu cháo và cho tiền để mua mấy chai thuốc phát lãnh hoàn. Cô gái ấy tên là Mịn, tuy đen đúa nhưng có duyên. Lúc ban đầu Mịn kêu bằng chú. Anh phải đính chánh lại rằng tuổi anh còn nhỏ, mới có hăm ba vì quá lăn lóc với sanh kế nên mau già đó thôi.
Sau rốt, Mịn chịu gọi anh bằng anh, Mịn săn sóc châu đáo lắm, nhiều đêm ngồi quạt khói un muỗi cho anh đến quá mười giờ đêm mà không về. Những đêm về khuya đó, anh không bao giờ nghe tiếng ông Tư Châu Xương rầy con gái. Trái lại, có đêm nhiều khi cô Mịnh bơi xuồng đến thăm anh một lần thứ hai.
- Ba của em sợ anh đắng miệng, biểu em đem qua anh điếu thuốc rê này. Ba nói hễ khi nào anh hút thấy ngon là trong mình bớt đau.
Ðêm thanh vắng, giữa tứ bề rừng bụi, anh Tư lúc ấy thấy vui sướng không cùng. Anh cố tình nói một câu để dọ thử tấm lòng cô Mịn:
- Làm ơn thì làm ơn cho trót. Không lẽ tôi phải bước xuống sàn lại đằng bếp un để châm thuốc hút. Nhờ em đốt dùm.
Mịn e thẹn:
- Hồi giờ, em đâu biết đốt thuốc. Hay là em gắp cục than cho anh.
- Tội nghiệp. Bộ cô muốn đốt tôi luôn sao? Có gì là đắng. Cô cứ ngậm vô miệng, hút một hơi cha cháy trước.
Và Mịn đã ngoan ngoãn nghe lời của anh. Ðiếu thuốc rê hôm đó ngon làm sao!
Cô Mịn đã xuống về từ lâu mà anh còn ngồi đó, tiếc cái tàn thuốc đã cháy tới da tay, tâm trí mơ màng nhớ đến đôi mắt của Mịn, đôi mắt đen như nước rừng, có đôi vì sao chiếu xuống ngời lên lấp lánh...
Ông Tư Châu Xương bắt đầu kể chuyện. Anh Tư Bình Thủy lập tức ngồi dậy. Nghe có tiếng cưa củi, anh đoán chắc hôm nay thế nào cũng có cô Mịn đến giúp cha.
Ông nói:
- Hai Cờ Ðỏ nói dứt cái sấm truyền của vua Gia Long. Bây giờ tôi xin nói tiếp về lúc Tây qua đánh thành Long Hồ tức Vĩnh Long bây giờ. Tôi cắt nghĩa tại sao lính Tây có mang mỏ neo ở bâu nói, tại sao trên đồng bạc trắng của Tây có chạm hình người đàn bà...
“Năm đó, Tây kéo tàu binh tới bến Long Hồ. Tụi nó bắn súng lên. Bên này, binh của An Nam mình lập tức nã đại bác thần công xuống. Hai bên kịch chiến khá lâu. Lính Tây chết nhiều quá. Quan đề đốc của Tây ra lịnh kéo neo rút lui về Mỹ Tho.
Thừa cơ, bên mình bắn súng như mưa bấc. Lính thủy Tây ráng sức kéo neo nhưng không xuể. Vì vậy, tàu chạy thối lui không được. Dè đâu, lúc đó trên tàu Tây một con đầm xuất hiện ra, tay cầm cờ phất tới. Ðó là vợ của quan đề đốc đứng ra thay chồng để xua binh đổ bộ lần thứ hai. Nhờ vậy, Tây thắng, chiếm thành Long Hồ. Sau đó, tụi nó nhớ ơn cái mỏ neo với con đầm nên mới ra lịnh ghi lại kỷ niệm... Bởi vậy, đàn ông nhiều khi cần có đàn bà giúp mới làm được việc lớn. Và ở đời, nhiều khi cái chuyện rủi ro như cái mỏ neo nọ lại biến thành dịp may...”
Ông Tư Châu Xương dứt lời, ai nấy cười vang. Có người chêm vô một câu:
- Bây giờ tới phía Tư Bình Thủy. Tư Bình Thủy đâu rồi? Nó mê ông lắm đó ông Tư.
Anh Tư ngồi trong này nín khe, lắng nghe ngoài rừng thiên hạ gọi anh ngày một gấp!
- Ðâu rồi? Hay là thua bài cào hồi tối rồi ngã luôn. Hồi tối, tôi thua hai chục đồng, nó thua có năm đồng, nhằm nhè gì. Ông Tư Châu Xương đâu? Kêu... thằng rẻ của ông thức dậy coi...
Anh Tư Bình Thủy lắng nghe chờ sự phản ứng của ông Tư Châu Xương. Nhưng êm tịnh, chập sau, thấy Hai Cờ Ðỏ chống xuồng tới chòi. Anh giả vờ như ngủ mới thức dậy mà nói:
- Bữa nay bịnh quá, tôi muốn ngủ luôn. Kêu ra có chuyện gì không?
- Ra rừng rồi hãy biết. Ông già vợ của mầy chờ ở ngoải.
- Ðừng nói bậy, ông bắt lỗi thì sao?
- Cam đoan không bắt lỗi. Thằng Tư mâỳ biết không? Hồi nãy ông nói: đàn ông cần có đàn bà mới lập sự nghiệp được. Chắc là ổng muốn mở hơi gả con gái cho thằng Tư mầy.
Anh Tư Bình Thủy lội xuống rừng. Nước rừng quá lạnh, ngập khỏi lưng quần, khiến anh tỉnh táo lại. Anh cầm búa lội qua gốc tràm gần đó. Nể lời yêu cầu của người chung quanh, anh không thể chối từ:
- Tôi chỉ biết bài thơ ông Tiều. Bà con có đọc Lục Vân Tiên đều biết. Tôi không muốn nói ra vì nó chua chát quá. Tay rìu đời nay là ông Tiều đời xưa đầu thai lại chớ gì...
Tiều rằng: Vốn lão tinh thông,
Một mình thơ thẩn non lòng hôm mai.
Tấm lòng chẳng muốn của ai,
Lánh nơi danh lợi chông gia mặc lòng.
Kìa non nọ nước thong dong,
Trăng thanh gió mát bạn cùng hươu nai.
Công hầu phú quí mặc ai,
Lộc rừng gánh vác hai vai tháng ngày.
Giọng của Tư Bình Thủy khá trong trẻo nên hấp dẫn được người nghe. Mặc dầu đó là tâm sự của người xưa nhưng những người lưu lạc ngày nay cũng nhờ đó mà sống lại đôi phút giây mát mẽ, thơ mộng. Họ im lặng nhìn nhau, chờ đợi lời bình luận sôi nổi. Cô Mịn liếc qua Tư Bình Thủy như khâm phục, hãnh diện.
Nhưng từ trong rừng, kìa tên cặp rằng Be chống xuồng ló ra. Hắn mặc áo bành tô vàng, miệng ngậm ống vố, hất hàm lên:
- Ê Từ Bình Thủy nói dóc cái gì đó? Thằng này bữa nay bày đặt o mèo nữa hả? Thi phú của mầy ăn nhập vào đâu?
Tư Bình Thủy trợn mắt nhìn cặp rằng Be. Hắn nhếch mép:
- Nói chơi không được nữa hả? Tao cho mầy hay: Cô Mịn muốn có hạnh phúc thì hãy tìm một người giống như tao. Cô sẽ có áo bông quần lãnh.
Rồi hắn day lại cô Mịn mà cười:
- Phải vậy không cô Mịn? Cưa củi làm chi mà áo rách vai, rách ngực. Người ta thấy da, thấy thịt của cô kìa... Cô dòm lại coi... trắng xát.
Nhanh như chớp, Tư Bình Thủy xách búa lội nước đùng đùng lại gần xuồng cặp rằng Be mà chửi:
- Ỷ làm cặp rằng hả? Ðồ tục tỉu! Tao chém mầy!
Cái chuyện cầm búa hăm he chém người như thế ra rất thường giữa cuộc làm ăn hỗn độn này. Ông Châu Xương, ông Hai Cờ Ðỏ thấy chưa cần can thiệp, vì ông biết cái tật xỏ lá của cặp rằng Be. Ðúng vậy, hắn vội vã chống xuồng ra xa rồi dừng lại, nói vài câu để cứu vớt thể diện:
- Bà con ơi! Thằng con nít thất học này làm gì mà biết thi phú, kinh sử. Nó nói dóc.
Tư Bình Thủy nói lớn:
- Thằng nào nói dóc? Chú mầy mới là thằng nói dóc. Hồi qua Bình Thủy rủ tao xuống đây, mầy nói ở dưới này sướng lắm. Sao mầy không nói ở dưới này muỗi mòng đỉa vắt nước ngập ngang lưng quần, nhà cửa không có. Mầy lại còn bày đặt chứa bài cào lấy xâu. Măn mùa, mồ hôi nước nắt của dân tứ xứ bị mầy cướp ráo.
Cặp rằng Be đành đuối lý, chống xuồng đi. Hắn nói với lại:
- Tao cho Tây hay. Nó vô bắn nát óc mầy. Xứ này, xứ của tây mầy biết chưa?
“Xứ này, xứ của Tây.” Mấy tiếng đó khiến cho ai nấy cười rộ lên, cười chua chát thiếu điều ra nước mắt. Gió rừng ngừng lại. Nước rừng bừng tỉnh soi rõ từng lá cây, dáng người. Chập sau, ông Tư Châu Xương nói ôn tồn:
- Mình dốt nát không biết tích Gia Long tẩu quốc, tích Tây đánh thành Long Hồ, nhưng chắc chắn mình không bao giờ nói một câu quá trật lất như thằng cặp rằng đó. Hơi đâu mà phiền, Từ Bình Thủy ơi! Trăm sự chỉ vì sinh kế. Ông Tiều này xưa nào có lúc rảnh rang tâm trí. Hồi nãy đọc thơ Lục Vân Tiên, cháu quên mấy câu trước:Mình rằng: đây đó hỏi han, xin vào chùa sẽ luận bàn cùng nhau. Nhưng ông Tiều không được rảnh:Tiều rằng: chẳng dám nói lâu, bởi vì còn phải vào rừng đốn củi bán hầu chợ phiên.
Trăm sự cũng bởi đồng tiền. Bây giờ, mưu kế hay nhứt là tối nay cháu lại nhà bác. Bác chỉ cho ni tấc từng cây cột, cây kèo. Mình nến thừa dịp này mà ăn cắp... của Tây một bộ cột. Cứ đốn sẵn, nhận lấp dưới sình. Hôm nào thuận lợi, mình sẽ lưu đi. Mai kia mốt lại, cuộc phá sơn lâm này mãn, chắc chắn thế nào mình cũng lời được một cái sườn nhà. Cháu chịu vậy không?
Anh Tư Bình Thủy liếc sang cô Mịn rồi cúi đầu trả lời nhỏ:
- Dạ, bác thương con cháu. Con cháu đội ơn bác không hết chớ có dám cãi lại bao giờ.
Bọn tay rìu vào rừng kinh ngang kin dọc dưới sự điều khiển củacặp rằng . Tất cảcặp rằng đều do một ông“chủ đường” chỉ huy. Ðường có nghĩa là con kinh lớn tập trung bao nhiêu củi đã cưa sẵn thành từng khúc hai tấc rưỡi hoặc một thước. Muốn có một đường củi như vậy phải là tay rất có thế lực đối với nhà cầm quyền thực dân thời bấy giờ.
Họ đấu giá một lô rừng cúp, loại rừng mà nhà nước cho phép khai thác cứ hai mươi hoặc hai mươi lăm năm một lần.
Sau khi đấu giá được, việc cấp bách nhứt là mộ nhân công (tay rìu) vì chung quanh khu rừng nói trên rất ít dânc ư. Phải có nhân công thật nhiều mới khai thác xong đúng thời gian cam kết với nhà nước. Vì vậy, người chủ đường phải mộ nhiều nhân công từ Cần Thơ, Hà Tiên, Long Xuyên... đem xuống tận cái lô rừng cúp rạch Thứ Sáu, làng Ðông Thái, tỉnh Rạch Giá này.
o0o
Anh Tư Bình Thủy tốc nóp, ngồi dậy. Anh ngáp dài, nhìn rừng, nhìn nước rồi từ từ nả lưng xuống với ý định dỗ lại giấc ngủ, bụng nghĩ thầm:
- Làm thêm đôi ba thước củi cũng chưa đũ trả nợ. Không khéo, lại lao lực sanh bịnh tim, bịnh phổi mà mang khốn...
Cum! Cum! Cum!
Tiếng búa bổ vào gốc tràm bắt đầu vang lên từ đầu đến cuối rừng nghe còn nhặt hơn tiếng mõ thầy chùa tụng kinh.
Ðùng! Ðùng! Ðùng!
Từng thân cây ngã xuống liên hồi mặt nước rung chuyển, sóng gợn lên chạy dài, vỗ vào vách chòi của anh nghe lát chát.
Các “tay rìu” bắt đầu nói chuyện cho qua cơn mệt nhọc. Anh Tư Bình Thủy nghiêng tai vào đầu nóp, lắng nghe tỏ rõ từng tiếng một:
- Rừng này gốc của ông Gia Long. Hồi xưa Gia Long cũng như mình...
Ðó là giọng của Hai Cờ Ðỏ. Gọi là Cờ Ðổ không phải vì cầm cờ Cộng sản đi biểu tình, nhưng vì quê quán anh này ở Cờ Ðỏ - một địa phương thuộc đồn điền của Tây “Êmory.” Anh có giấy chứng nhận riêng biệt của hãng Tây. Theo lời anh khoe khoang thì giấy đó mạnh hơn giấy thuế thân, bảo đảm không sợ bất cứ một thầy hương quản nào. Giọng Hai Cờ Ðỏ nói sang sảng:
- Ðố các cha vậy chớ rừng này hồi đời xưa có vua Gia Long đi ngang qua không?
Có tiếng cãi lại:
- Túng tiền thì lại đây, tôi cho mượng đỡ vài cắc, chớ đừng nói dóc. Nói phải có sách, mách phải có chứng...
- Dân ở Cờ Ðỏ không bao giờ nói dóc. Ðể tôi nói lại. Số là xưa kia... Gia Long bị Tây Sơn rượt, ngài phải dùng ghe biển mà chạy từ Cà Mau ra Phú Quốc. Chiếc ghe của ngài gọi là long thuyền... Ngài đứng trước mũi ghe, ngóng vào bờ mến tiếc lắm, vì ngài muốn làm vua ở đất liền chớ nào có mộng làm chúa ở cù lao...
Ai nấy nhốn nháo lên:
- Nghe lòng vòng quá. Nói cho lẹ thử coi... Muỗi cắn gần chết đây nè? Bà con nào cho tôi mượn bếp un, quạt khói lên dùm...
- Tôi nói ông Gia Long ngóng vô bờ, dòm dáo dác cái cụm rừng của tụi mình đương đứng bây giờ. Rồi ổng day qua nói với đình thần tả hữu:“Sơn bất cao, thủy bất thâm, phù sa chi địa nhơn tác bất thành tu hú giả. Nhứt phá sơn lâm, nhì đâm Hà Bá, cao phi viễn tẩu giả nan tàng...”
- Cắt nghĩa cho mau. Ở đây ai mà biết chữ nho.
Hai Cờ Ðỏ cười dòn:
- Câu đó ngụ ý về địa lý. Gia Long nói xứ Nam Kỳ này không có núi cao, không có sông sâu. Còn đất phù sa thì dở quá, vô dụng. Ðến đỗi móc đất lên nắn con tú hú để thổi cũng không kêu. Ðó là“bất thành tu hú giả.” Duy có hai nghề phá sơn lâm đâm Hà Bá là dễ làm ăn. Nhưng lưới trời lồng lộng không ai chạy khỏi: phá rừng, chài cá khiến con người phải nghèo mạt...
Cả bọn cười vang lên:
- Hay! Hay! Bây giờ tới phiên ông Tư Châu Xương nói cho anh em nghe một chuyện khác.
Nghe đến tên ông Châu Xương, anh Tư Bình Thủy chợt sáng mắt lên. Ông này nước da đen ngăm, mặt mày hung tợn nhưng lòng dạ thiệt thà. Trong số tay rìu quen biết chỉ có ông là tử tế với anh nhứt. Bằng cớ là hôm trước lúc anh đau rét suốt ba, bốn ngày, ông cho đứa con gái lại nấu cháo và cho tiền để mua mấy chai thuốc phát lãnh hoàn. Cô gái ấy tên là Mịn, tuy đen đúa nhưng có duyên. Lúc ban đầu Mịn kêu bằng chú. Anh phải đính chánh lại rằng tuổi anh còn nhỏ, mới có hăm ba vì quá lăn lóc với sanh kế nên mau già đó thôi.
Sau rốt, Mịn chịu gọi anh bằng anh, Mịn săn sóc châu đáo lắm, nhiều đêm ngồi quạt khói un muỗi cho anh đến quá mười giờ đêm mà không về. Những đêm về khuya đó, anh không bao giờ nghe tiếng ông Tư Châu Xương rầy con gái. Trái lại, có đêm nhiều khi cô Mịnh bơi xuồng đến thăm anh một lần thứ hai.
- Ba của em sợ anh đắng miệng, biểu em đem qua anh điếu thuốc rê này. Ba nói hễ khi nào anh hút thấy ngon là trong mình bớt đau.
Ðêm thanh vắng, giữa tứ bề rừng bụi, anh Tư lúc ấy thấy vui sướng không cùng. Anh cố tình nói một câu để dọ thử tấm lòng cô Mịn:
- Làm ơn thì làm ơn cho trót. Không lẽ tôi phải bước xuống sàn lại đằng bếp un để châm thuốc hút. Nhờ em đốt dùm.
Mịn e thẹn:
- Hồi giờ, em đâu biết đốt thuốc. Hay là em gắp cục than cho anh.
- Tội nghiệp. Bộ cô muốn đốt tôi luôn sao? Có gì là đắng. Cô cứ ngậm vô miệng, hút một hơi cha cháy trước.
Và Mịn đã ngoan ngoãn nghe lời của anh. Ðiếu thuốc rê hôm đó ngon làm sao!
Cô Mịn đã xuống về từ lâu mà anh còn ngồi đó, tiếc cái tàn thuốc đã cháy tới da tay, tâm trí mơ màng nhớ đến đôi mắt của Mịn, đôi mắt đen như nước rừng, có đôi vì sao chiếu xuống ngời lên lấp lánh...
Ông Tư Châu Xương bắt đầu kể chuyện. Anh Tư Bình Thủy lập tức ngồi dậy. Nghe có tiếng cưa củi, anh đoán chắc hôm nay thế nào cũng có cô Mịn đến giúp cha.
Ông nói:
- Hai Cờ Ðỏ nói dứt cái sấm truyền của vua Gia Long. Bây giờ tôi xin nói tiếp về lúc Tây qua đánh thành Long Hồ tức Vĩnh Long bây giờ. Tôi cắt nghĩa tại sao lính Tây có mang mỏ neo ở bâu nói, tại sao trên đồng bạc trắng của Tây có chạm hình người đàn bà...
“Năm đó, Tây kéo tàu binh tới bến Long Hồ. Tụi nó bắn súng lên. Bên này, binh của An Nam mình lập tức nã đại bác thần công xuống. Hai bên kịch chiến khá lâu. Lính Tây chết nhiều quá. Quan đề đốc của Tây ra lịnh kéo neo rút lui về Mỹ Tho.
Thừa cơ, bên mình bắn súng như mưa bấc. Lính thủy Tây ráng sức kéo neo nhưng không xuể. Vì vậy, tàu chạy thối lui không được. Dè đâu, lúc đó trên tàu Tây một con đầm xuất hiện ra, tay cầm cờ phất tới. Ðó là vợ của quan đề đốc đứng ra thay chồng để xua binh đổ bộ lần thứ hai. Nhờ vậy, Tây thắng, chiếm thành Long Hồ. Sau đó, tụi nó nhớ ơn cái mỏ neo với con đầm nên mới ra lịnh ghi lại kỷ niệm... Bởi vậy, đàn ông nhiều khi cần có đàn bà giúp mới làm được việc lớn. Và ở đời, nhiều khi cái chuyện rủi ro như cái mỏ neo nọ lại biến thành dịp may...”
Ông Tư Châu Xương dứt lời, ai nấy cười vang. Có người chêm vô một câu:
- Bây giờ tới phía Tư Bình Thủy. Tư Bình Thủy đâu rồi? Nó mê ông lắm đó ông Tư.
Anh Tư ngồi trong này nín khe, lắng nghe ngoài rừng thiên hạ gọi anh ngày một gấp!
- Ðâu rồi? Hay là thua bài cào hồi tối rồi ngã luôn. Hồi tối, tôi thua hai chục đồng, nó thua có năm đồng, nhằm nhè gì. Ông Tư Châu Xương đâu? Kêu... thằng rẻ của ông thức dậy coi...
Anh Tư Bình Thủy lắng nghe chờ sự phản ứng của ông Tư Châu Xương. Nhưng êm tịnh, chập sau, thấy Hai Cờ Ðỏ chống xuồng tới chòi. Anh giả vờ như ngủ mới thức dậy mà nói:
- Bữa nay bịnh quá, tôi muốn ngủ luôn. Kêu ra có chuyện gì không?
- Ra rừng rồi hãy biết. Ông già vợ của mầy chờ ở ngoải.
- Ðừng nói bậy, ông bắt lỗi thì sao?
- Cam đoan không bắt lỗi. Thằng Tư mâỳ biết không? Hồi nãy ông nói: đàn ông cần có đàn bà mới lập sự nghiệp được. Chắc là ổng muốn mở hơi gả con gái cho thằng Tư mầy.
Anh Tư Bình Thủy lội xuống rừng. Nước rừng quá lạnh, ngập khỏi lưng quần, khiến anh tỉnh táo lại. Anh cầm búa lội qua gốc tràm gần đó. Nể lời yêu cầu của người chung quanh, anh không thể chối từ:
- Tôi chỉ biết bài thơ ông Tiều. Bà con có đọc Lục Vân Tiên đều biết. Tôi không muốn nói ra vì nó chua chát quá. Tay rìu đời nay là ông Tiều đời xưa đầu thai lại chớ gì...
Tiều rằng: Vốn lão tinh thông,
Một mình thơ thẩn non lòng hôm mai.
Tấm lòng chẳng muốn của ai,
Lánh nơi danh lợi chông gia mặc lòng.
Kìa non nọ nước thong dong,
Trăng thanh gió mát bạn cùng hươu nai.
Công hầu phú quí mặc ai,
Lộc rừng gánh vác hai vai tháng ngày.
Giọng của Tư Bình Thủy khá trong trẻo nên hấp dẫn được người nghe. Mặc dầu đó là tâm sự của người xưa nhưng những người lưu lạc ngày nay cũng nhờ đó mà sống lại đôi phút giây mát mẽ, thơ mộng. Họ im lặng nhìn nhau, chờ đợi lời bình luận sôi nổi. Cô Mịn liếc qua Tư Bình Thủy như khâm phục, hãnh diện.
Nhưng từ trong rừng, kìa tên cặp rằng Be chống xuồng ló ra. Hắn mặc áo bành tô vàng, miệng ngậm ống vố, hất hàm lên:
- Ê Từ Bình Thủy nói dóc cái gì đó? Thằng này bữa nay bày đặt o mèo nữa hả? Thi phú của mầy ăn nhập vào đâu?
Tư Bình Thủy trợn mắt nhìn cặp rằng Be. Hắn nhếch mép:
- Nói chơi không được nữa hả? Tao cho mầy hay: Cô Mịn muốn có hạnh phúc thì hãy tìm một người giống như tao. Cô sẽ có áo bông quần lãnh.
Rồi hắn day lại cô Mịn mà cười:
- Phải vậy không cô Mịn? Cưa củi làm chi mà áo rách vai, rách ngực. Người ta thấy da, thấy thịt của cô kìa... Cô dòm lại coi... trắng xát.
Nhanh như chớp, Tư Bình Thủy xách búa lội nước đùng đùng lại gần xuồng cặp rằng Be mà chửi:
- Ỷ làm cặp rằng hả? Ðồ tục tỉu! Tao chém mầy!
Cái chuyện cầm búa hăm he chém người như thế ra rất thường giữa cuộc làm ăn hỗn độn này. Ông Châu Xương, ông Hai Cờ Ðỏ thấy chưa cần can thiệp, vì ông biết cái tật xỏ lá của cặp rằng Be. Ðúng vậy, hắn vội vã chống xuồng ra xa rồi dừng lại, nói vài câu để cứu vớt thể diện:
- Bà con ơi! Thằng con nít thất học này làm gì mà biết thi phú, kinh sử. Nó nói dóc.
Tư Bình Thủy nói lớn:
- Thằng nào nói dóc? Chú mầy mới là thằng nói dóc. Hồi qua Bình Thủy rủ tao xuống đây, mầy nói ở dưới này sướng lắm. Sao mầy không nói ở dưới này muỗi mòng đỉa vắt nước ngập ngang lưng quần, nhà cửa không có. Mầy lại còn bày đặt chứa bài cào lấy xâu. Măn mùa, mồ hôi nước nắt của dân tứ xứ bị mầy cướp ráo.
Cặp rằng Be đành đuối lý, chống xuồng đi. Hắn nói với lại:
- Tao cho Tây hay. Nó vô bắn nát óc mầy. Xứ này, xứ của tây mầy biết chưa?
“Xứ này, xứ của Tây.” Mấy tiếng đó khiến cho ai nấy cười rộ lên, cười chua chát thiếu điều ra nước mắt. Gió rừng ngừng lại. Nước rừng bừng tỉnh soi rõ từng lá cây, dáng người. Chập sau, ông Tư Châu Xương nói ôn tồn:
- Mình dốt nát không biết tích Gia Long tẩu quốc, tích Tây đánh thành Long Hồ, nhưng chắc chắn mình không bao giờ nói một câu quá trật lất như thằng cặp rằng đó. Hơi đâu mà phiền, Từ Bình Thủy ơi! Trăm sự chỉ vì sinh kế. Ông Tiều này xưa nào có lúc rảnh rang tâm trí. Hồi nãy đọc thơ Lục Vân Tiên, cháu quên mấy câu trước:Mình rằng: đây đó hỏi han, xin vào chùa sẽ luận bàn cùng nhau. Nhưng ông Tiều không được rảnh:Tiều rằng: chẳng dám nói lâu, bởi vì còn phải vào rừng đốn củi bán hầu chợ phiên.
Trăm sự cũng bởi đồng tiền. Bây giờ, mưu kế hay nhứt là tối nay cháu lại nhà bác. Bác chỉ cho ni tấc từng cây cột, cây kèo. Mình nến thừa dịp này mà ăn cắp... của Tây một bộ cột. Cứ đốn sẵn, nhận lấp dưới sình. Hôm nào thuận lợi, mình sẽ lưu đi. Mai kia mốt lại, cuộc phá sơn lâm này mãn, chắc chắn thế nào mình cũng lời được một cái sườn nhà. Cháu chịu vậy không?
Anh Tư Bình Thủy liếc sang cô Mịn rồi cúi đầu trả lời nhỏ:
- Dạ, bác thương con cháu. Con cháu đội ơn bác không hết chớ có dám cãi lại bao giờ.