Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Các cụ Trạng Việt nam

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Các cụ Trạng Việt nam

    Trạng Ác
    Trạng Ác chính tên là Giáp Hải đỗ trạng nguyên Khoa Mậu Tuất năm Đại Chính nhà Mạc (1538). Sở dĩ có tên ấy là vì ông ngay thẳng quá, nhiều người bất mãn thù oán và sau khi chết rồi, ông cũng vẫn không chừa tính ấy, còn hiện lên chửi cả tiến sĩ nguyễn Văn Thịnh làm cho ông Thịnh sợ hết hồn.
    Mẹ Giáp Hải là người làng Công Luận, huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên (Bắc Việt). Bà cụ ấy khi còn trẻ nghèo lắm chỉ có một gian nhà tranh ở cạnh đường bán hàng nước. Theo Phan kế Bính bấy giờ có một người Tầu đi qua đường, vào hàng nghỉ, lúc đi bỏ quên một túi bạc. Cách nửa tháng nữa mới hốt hoảng lại hỏi thì bà ấy đem cả túi bạc ra trả lại, vẫn nguyên như lúc trước.
    Người khách xin biếu lại một nửa, bà ấy không lấy nói rằng:
    - Tôi chỉ vì không ưa của bất nghĩa cho nên tôi mới nghèo thế nầy, sao bây giờ tôi lại chịu lấy của ông.
    Người khách cảm tạ bụng ấy, mới hỏi rằng:
    - Mồ mả đấng tiên nhân nhà bà ở đâu, tôi tìm giúp cho bà một ngôi đất hay.
    Bà kia nói:
    - Tôi là đàn bà, chỉ có trọi một mình, không có anh em nào cả. Nay đã ngoài bốn mươi tuổi, dù được đất hay bao giờ phát đạt? Mà phát đạt thì làm gì nữa?
    Người khách nói:
    Nếu được chỗ đất hay, thì dầu đàn bà cũng phát phúc.
    Bà ấy mới đưa người khách đến chỗ ngôi mộ cha bà ấy. Người khách lập tức tìm đất cho, rồi dặn rằng:
    - Về sau thấy ai có nạn đến đây sẵn lòng mà cứu người ta, thì sẽ có sự may mắn.
    Bà ấy ở đấy được nửa năm, xảy có người làng Bát Tràng, nhà nghèo, đi làm mướn kiếm ăn, khi ấy trời đã tối, gặp phải mưa gió, quần áo ướt lướt thướt rét run cầm cập, qua hàng ấy xin vào trọ một tối. Bà ấy hỏi đầu đuôi cặn kẽ, cho vào ngủ, rồi đốt lửa cho sưởi và dọn cơm cho ăn. Đêm hôm ấy rét lắm, mà nhà thì chỉ có độc một chiếc chiếu. Người kia thì rét không thể nào mà không nhường được chiếu cho. Mà để cho khổ thì chẳng đành lòng mới cho nằm chung một giường mà ngủ.
    Chàng kia đã được no ấm lại nằm chung với đàn bà lạ gì lửa gần rơm, té ra thành tư thông với nhau. Không ngờ chàng kia bị chứng hạn thấp, chỉ một lúc thì t¡t hơi. Bà ấy kinh hoảng vô cùng, sợ người ta phát giác ra, đang đêm phải lôi ra đám tha ma vùi xuống, mà bà ta cũng có mang từ đấy.
    Được vài tháng nữa, người Tàu lại đến hỏi rằng:
    - Từ khi táng mả đến giờ đã cứu được việc gì cho người nào chưa?
    Bà ấy đưa ra chỗ mả chàng kia. Người khách ngắm nghía một hồi rồi nói rằng:
    - Chỗ này là huyệt thiên tán đấy, nếu có thai thì tất sinh ra Trạng Nguyên tể tướng.
    Bà ấy đầy năm, quả nhiên sinh được một con trai, cốt cách lạ thường. Khi lên bốn tuổi, ra chơi ngoài bờ sông, xảy có người lái buôn ở làng Sinh Kế, huyện Phương Nhỡn, bơi thuyền qua bến, trông thấy thằng bé nhẵn nhụi, ăn cắp đem xuống thuyền đi mất.
    Bà kia tìm con đâu cũng không thấy tưởng là chết đuối dưới sông rồi, sầu thảm không biết ngần nào.
    Người lái từ khi đem đứa bé về, yêu mến lắm, khi mới lớn lên, tìm thầy cho đi học. Giáp Hải - tên đứa bé - học hành tấn tới, văn chương hay nhất trong làng. Đến năm ba mươi hai tuổi, thi đỗ Trạng nguyên.
    Hôm vinh qui về làng, phải phục dịch khó nhọc, có người biết nguyên ủy ông ấy, bảo riêng với nhau:
    - Không biết người ở xứ nào đến đây làm khổ dân ta thế này !
    Giáp Hải nghe lỏm được câu ấy, không biết vì cớ ra sao. Một hôm, xét xem các mồ mả tổ tiên, thì không có ngôi nào đáng phát Trạng Nguyên, trong bụng hồ nghi lắm. Nhân mới hỏi những người quen thuộc, có người biết chuyện nói với ông ấy. Giáp Hải mới đến tận làng Công Luận dò xem, thì thấy có bà cụ già ngoài bảy mươi tuổi, bán hàng bên cạnh đường, trông ra tình cảnh khốn đốn lắm.
    Giáp Hải sai người vào hỏi rằng:
    - Bà cụ kia có chồng con gì không, sao mà khốn khó đến thế?
    Bà cụ nói:
    - Tôi là người ở làng này, khi xưa có sinh được một mụn con trai, đã bốn, năm tuổi, chơi với trẻ con ở bờ sông, rồi không biết nó lạc đi đâu mất. Bây giờ chỉ một thân, không biết nương cậy vào ai, tình cảnh sầu thảm, nói ra không xiết.
    Giáp Hải độ là mẹ mình, mới sai người bảo rằng:
    - Bà cụ già cả mà không có ai trông nom, đi theo về với tôi để tôi nuôi cho, có bằng lòng không?
    Bà kia nói:
    - Nếu quan lớn có bụng thương tôi như thế thì phúc cho tôi lắm.
    Giáp Hải mới đem về nuôi nấng, nhưng cũng chưa dám chắc là mẹ. Chân Giáp Hải vốn có cái nốt ruồi đỏ, thường khi ngồi nhàn để lộ ra. Bà cụ ấy một hôm trôngthấy, cứ nhìn tròng trọc không chớp mắt.
    Người nhà quở rằng:
    - Quí thể quan lớn, bà cụ kia sao dám nhìn mãi thế ?
    Bà kia nói:
    - Tôi khi xưa, sinh được một đứa con trai cũng có cái nốt ruồi như thế nay tôi trông thấy, tôi lại nhớ đến con tôi, cho nên tôi nhìn ngắm một chút, xin quan lớn thứ lỗi cho tôi.
    Giáp Hải lập tức gọi bà ấy hỏi cặn kẽ từng tí, bà cụ ấy kể rạch ròi thủy chung. Giáp Hải buồn rầu mà than rằng:
    - Ta bậy bạ uổng mất một đời, có mẹ mà không biết; nay nhờ trời lại được gặp đây, mới biết đến mẹ.
    Về sau làm đến Lại bộ thượng thư, Tái bảo Sách quốc công, về nhà trí sĩ !
    Giáp Hải nhận tổ mộ ở làng Bát tràng cho nên văn chi huyện Gia Lâm phải thờ ông ấy. Đến sau có ông tiến sĩ Nguyễn văn Thịnh, cho Giáp Hải là người làng Sinh kế, và lại làm quan nhà Mạc muốn tước tên ông ấy ở trong sổ tiên hiền huyện Gia Lâm. Đêm nằm mơ thấy Giáp Hải mắng rằng:
    - Tao tội gì mà mày tước tên tao, mày là bọn hậu sinh, sao dám khinh lờn tiền bối, sẽ có báo ứng cho mà xem.
    Ông Thịnh sợ hãi, không dám xoá tên đi nữa. Nay huyện Gia Lâm vẫn có thờ, mà làng Bát Tràng cũng phải cúng tế.
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

  • #2
    Trạng Ăn

    Ở Hưng Yên, huyện Tiên Lữ, làng Tiên Châu xưa có một người tên là Lê Như Hổ, nhà nghèo mà học giỏi, nhưng ăn khỏe quá, mỗi bữa ăn một nồi bảy cơm (đáng lẽ mười người ăn mới hết) mà không no. Cha mẹ ông không kiếm đủ cho con ăn, buồn l¡m, phải cho Lê Như Hổ gửi rể một nhà giàu ở làng Thiên Thiên.
    Ở nhà vợ, Lê Như Hổ ăn mỗi bữa một nồi năm, nhưng không dám đòi thêm, sợ cha mẹ vợ buồn. Vì thế, ông không mạnh nên việc học hành có ý hơi lơ đãng. Bố mẹ vợ phàn nàn với bố mẹ đẻ Lê Như Hổ.
    Ông bố đẻ mới hỏi:
    - Chớ tôi hỏi thực ông, mỗi bữa ông cho cháu ăn uống ra sao?
    - Mỗi bữa, tôi cho cháu ăn một nồi năm.
    - Thảo nào! Nhà tôi tuy nghèo mà còn phải cho cháu ăn mỗi bữa một nồi bảy. Ông cho cháu ăn ít nên nó biếng nhác là phải l¡m. Ông thử cho cháu ăn thêm coi.
    Ông bố vợ nghe lời, về cho con rể ăn mỗi bữa một nồi bảy. Lê Như Hổ học có ý chăm hơn trước một chút thôi. Mẹ vợ thấy con rể như thế phàn nàn với chồng:
    - Ăn một nồi bảy cơm mỗi bữa mà tối đến chỉ học được dăm ba tiếng. Ông khéo lựa rể quá. Cái ngữ này chỉ ăn khỏe cho mập thôi, chớ có gượng mà học cũng chỉ là học lấy lệ, chớ chẳng trông cậy gì được đâu.
    Ông bố vợ nói:
    - Nó ăn khỏe tất có sức hơn người. Trời cho nhà mình đủ ăn thì cứ việc gì nói ra nói vào lôi thôi.
    - Ông nói tức anh ách. Cứ ăn khỏe thì làm việc khỏe hay sao? Thì đấy, nhà ta có mấy mẫu ruộng bỏ hoang, cỏ mọc ngập đầu người đấy, ông nó đi dọn xem có được không nào.
    Lê Như Hổ nghe thấy mẹ nói thế, tức quá, hôm sau ăn cơm sáng xong vác con dao phát bờ ra ruộng. Đến nơi thấy, có cây cao bóng mát, ông nằm ngủ một giấc say sưa. Mẹ vợ đi chợ về qua đấy, thấy con rể gối đầu lên gốc cây ngáy pho pho, lật đật chạy về nhà g¡t với chồng:
    - Kìa, ông ra ruộng mà xem con rể ông kia. Tưởng là ăn xong vác dao ra ruộng làm gì, hóa ra ngủ khoèo. Ông còn bảo tôi thổi thật nhiều cơm cho nó ăn nữa hay thôi?
    Bà lôi cho được ông chồng ra ruộng để xem tận m¡t thằng con rể ăn khỏe mà "lười chẩy thây chẩy xác" ra. Bất ngờ ra đến nơi thì cả hai ông bà đã thấy ruộng sạch quang cả rồi. Thì ra trong khi bà mẹ vợ từ ruộng về nhà, ngầy ngà cãi nhau với chồng thì Lê như Hổ đã thức giấc, cầm dao phái cỏ như điên. Cỏ hoang bụi rậm đều bị chặt phăng phăng, thậm chí có những cái vũng lầy có cá cũng không kịp chạy, chết nổi lều bều cả lên mặt nước.
    Đến lúc ấy, bố mẹ vợ Lê Như Hổ mới biết kỳ tài của con rể. Cũng từ hôm ấy, bà mẹ vợ bữa nào cũng thổi riêng một nồi mười cho rể ăn cho đủ no thì quả Lê Như Hổ học hành không biết mệt.
    Một hôm, mẹ vợ Lê Như Hổ sai Lê Như Hổ đi kêu thợ về gặt lúa. Lê Như Hổ bảo:
    - Mẹ ở nhà cứ thổi cơm sẵn, con kêu họ về, họ ăn xong là làm việc liền.
    - Con kêu thợ gặt, nhưng không ai chịu làm. Thôi, để con ăn xong, làm một mình cũng được.
    Nói xong, Lê Như Hổ ngồi ăn hết cả một nồi hai mươi. Bố mẹ vợ trông thấy phát sợ, hỏi:
    - Con ăn như thế không sợ bể bụng ra?
    Lê Như Hổ cười:
    - Con ăn một nồi hai mươi cũng như người ta ăn ba bốn chén. Cha mẹ đừng lo, ăn xong, con đi làm liền. Con xin cam đoan làm một mình đến chiều tối thế nào cũng xong.
    Ăn xong nồi hai mươi, Lê Như Hổ đem liềm hái và gánh đòn càn ra ruộng. Quá trưa, đến chiều thì xong hết. Lê Như Hổ bó lúa lại làm bốn gánh chất cả lên đòn càn quảy về luôn một lúc. Bao nhiêu thợ cấy thấy ông một mình gánh nhiều như thế mà cứ đi phăng phăng như không, đều phải l¡c đầu le lưỡi.
    Từ đó, bố mẹ vợ Lê Như Hổ hết sức quí mến Lê Như Hổ.
    Hồi ấy ở một làng gần đấy, nhân tiết xuân có mở hội đánh vật hàng năm. Năm nào. Lê Như Hổ cũng đến phá giải. Đô vật nào thấy ông cũng đều chịu thua, vì ông ta mạnh như hổ, không ai sánh kịp (vì thế mới có tên Như Hổ).
    Võ đã giỏi, văn ông lại hay. Từ ngày được bố mẹ vợ cho ăn no, Lê như Hổ học hành tấn tới một cách lạ kỳ. Năm ba mươi tuổi, văn ông đã lừng lẫy hết cả vùng Hưng Yên, sang đến Thái Bình, Nam Định. Ông đỗ tiến sĩ trong thời Quang Hòa nhà Mạc.
    Bấy giờ có một người đỗ đồng khóa với Lê Như Hổ, tên là Nguyễn Thanh, người huyện Hoàng Hóa, tỉnh thanh Hóa. Một hôm, Nguyễn Thanh nói với Lê Như Hổ về nhà của mình:
    - Nhờ trời, tôi cũng khá, chẳng giàu có gì nhưng ăn cả đời chưa hết.
    Lê Như Hổ nói:
    - Cả gia tài của bác, may ra chỉ đủ cho tôi ăn vài tháng.
    Nguyễn Thanh nghe thấy nói thế, cho là Lê Như Hổ đùa giai, bèn nói:
    - Bác khinh tôi quá. Cả gia tài tôi như thế mà bác bảo chỉ đủ cho bác ăn ba tháng. Bác không sợ mang tiếng nói dóc sao?
    - Dóc hay không, chẳng cần nói lôi thôi làm gì? Hôm nào bác thử mời tôi ăn một bữa xem sao.
    Thấy Lê Như Hổ thách như vậy Nguyễn Thanh mời liền.
    Lê Như Hổ một hôm đến nhà Nguyễn Thanh thực nhưng chẳng may hôm ấy Thanh lại có việc quan v¡ng nhà.
    Như Hổ đi thẳng vào nhà nói với vợ Nguyễn Thanh:
    - Tôi với quan Nghè đây là bạn tâm giao, hôn nay có việc qua đây vào thăm bác và nhờ bữa cơm.
    Bà vợ Nguyễn Thanh ân cần tiếp rước, một mặt gọi gia đình đầy tớ làm heo làm gà, một mặt hỏi Lê Như Hổ có bao nhiêu quân lính để liệu đầu người mà thổi nấu.
    Lê Như Hổ nói:
    - Thưa phu nhân, không có bao nhiêu, chỉ có độ hơn ba mươi người.
    Bà Nguyễn Thanh sai làm ba mươi heo, dọn bảy tám mâm cỗ ra mời Lê Như Hổ dùng cơm, nhưng đợi mãi cũng chẳng thấy quân lính nào vào ăn cả. Lê Như Hổ cười mà bảo:
    - Ối chao, họ không tới thì mặc, để tôi ăn cả cũng được.
    Nói rồi ông ngồi ăn hết cả bảy tám mây cỗ, chỉ một lát thì làm bay hết cả mấy nồi hai mươi cơm, hai con heo, mấy mâm sôi, còn gà vịt, rau cải không thèm kể.
    Ăn xong, Lê Như Hổ từ tạ ra về.
    Đến chiều tối, ông Nguyễn Thanh trở về, bà vợ kể chuyện lại và lè lưỡi sợ ông bạn ăn khỏe như thần, Nguyễn Thanh vỗ đùi bảo:
    - Thôi, Lê Như Hổ rồi!
    Bà vợ nói:
    - Ờ, đúng đấy, ông ta ăn như hổ. Tôi ở nhà dưới nhìn lên thấy ông ta sới cơm ra chén chỉ và một miếng thì hết, còn sôi thì ông ta chỉ ăn độ mười miếng thì hết một mâm.
    Một bữa khác, Nguyễn Thanh đi qua làng Lê Như Hổ, bước vào nhà thăm, nhân thể để tạ lỗi, Lê Như Hổ sai người nhà cũng làm ba con lợn, thổi năm sáu mâm sôi, ba bốn nồi hai mươi cơm, y như hôm vợ ông Nguyễn Thanh đã đãi mình để đãi lại Nguyễn Thanh. Mỗi người ngồi riêng một bàn. Lê Như Hổ ăn hết bàn mình mà Nguyễn Thanh thì ng¡c ngứ ăn chưa hết một phần sáu. Lê Như Hổ đành lại phải ăn giùm cho Nguyễn Thanh. Ông Thanh hỏi:
    - Thế thì gia nhân đầy tớ còn gì mà ăn nữa?
    Lê Như Hổ nói:
    - Gia nhân thổi cơm và nấu đồ riêng để ăn rồi. Ông không cần phải lo.
    Nguyễn Thanh ch¡c lưỡi than:
    - Ông ăn như thế, mấy lúc mà hết nghiệp. Ngày xưa, ông Mộ Trạch nổi tiếng là người ăn khỏe mà chỉ ăn hết mười tám bát cơm, mười hai chén chanh là cùng. Bây giờ thấy ông ăn, mới biết ông Mộ Trạch còn kém ông xa l¡m.
    Hai người cùng cười ầm cả lên. Về sau, Lê Như Hổ làm đến thượng thư, được vua phong làm Thiếu bảo Lữ Quốc Công, thọ bảy mươi tuổi.
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

    Comment


    • #3
      Trạng Bùng

      Phùng Khắc Khoan là người làng Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (Bắc Việt).
      Theo sách sử để lại thì ông Phùng Khắc Khoan là anh em cùng mẹ khác cha với ông Trạng Trình. Nguyên bà mẹ ông Trạng Trình và Phùng Khắc Khoan là Từ Thục phu nhân là người họ Nhữ, con gái quan Hộ bộ thượng thư là Nhữ văn Lang ở làng An Tử, huyện Tiên Minh. Bà là người học giỏi, thơ hay, lại tinh thông lý số.
      Lấy ông Vân Định, sinh ra Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, bà Từ Thục phu nhân nửa đường đứt gánh, lên Sơn Tây lấy chồng khác rồi sinh ra Phùng Khắc Khoan. Cũng như Trạnh Trình, Phùng Khắc Khoan có tư chất thông minh từ nhỏ. Lúc lớn lên, bà cho xuống Hải Dương theo học ông anh là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
      Ông Khiêm hết lòng dạy dỗ em nên chẳng mấy lúc Phùng Khắc Khoan nổi tiếng văn chương tài đức.
      Lúc bấy giờ, nhà Lê giữ ở Thanh Hóa. Tính độn, Trạng Trình biết rằng nhà Lê thế nào cũng có thời trung hưng, ông bèn sai Phùng Khắc Khoan vào Thanh Hóa phò nhà Lê. Gặp Phùng Khắc Khoan, vua Lê Trang Tôn mừng lắm, đãi vào hàng quân sư. Phùng Khắc Khoan lập nhiều mưu kế, có nhiều kế hoạch để lấy lòng dân, thu dụng người ở các nơi lân cận. Vua Trang Tôn tin dùng hết sức. Đến thời vua Thế Tôn khôi phục thành Thăng Long, vua sai Phùng Khắc Khoan đi sứ nhà Minh để vận động phong tước. Nhà Minh phong vua Thế Tôn là "An Nam đô hộ sứ".
      Khắc Khoan trả lại sắc phong cho vua Minh và tâu:
      - Chúa tôi là họ Lê, nguyên là dòng dõi nước Nam, không có tội tình như họ Mạc mà thiên triều lại phong tước như họ Mạc, chúa tôi không nhận sắc mệnh được. Dám mong thiên triều xét lại, chớ quả là không dám nhận.
      Thấy Phùng Khắc Khoan trình thế, vua Minh tự nhủ "quan chức của Thế Tôn, mà ăn nói đàng hoàng, lý sự như thế, chắc hẳn Thế Tôn không phải người vừa".
      Bèn đổi sắc lệnh mà phong cho Thế Tôn làm "An Nam Quốc vương".
      Trong thời kỳ đi sứ nhà Minh bên Tàu, gặp ngày Tết Nguyên Đán, vua Minh ra lệnh cho các đình thần và các sứ thần ngoại quốc mỗi người phải làm một bài thơ chúc mừng. Ai cũng dâng lên một bài. Riêng Phùng Khắc Khoan ngay lúc đó dâng lên tới ba mươi sáu bài thơ, ý khác nhau, lời khác nhau, làm cho vua Minh phải kinh ngạc sao lại có người làm thơ hay mà nhanh đến như thế. Vua Minh bèn phê cho đỗ Trạng nguyên (Trạng nguyên cả nước Nam lẫn nước Tàu) vì thế mới có tên là Trạng Bùng (vì ông Phùng Khắc Khoan sinh ở làng Phùng xá, tức là làng Bùng).
      Tục truyền khi Trạng Bùng đi sứ về đến Lạng Sơn ông được thấy bà Liễu Hạnh hiện lên trên đỉnh núi mà ở dưới chân núi thì gỗ để ngổn ngang, lại có chữ "Liễu Hạnh" và chữ "Bùng". Ông biết ý Chúa Liễu liền cho lập đền thờ Chúa Liễu ngay tại đó.
      Về sau về đến Hồ Tây, bà Chúa Liễu lại hiện ra lần nữa để tạ ơn ông. Hai người làm thơ sướng họa với nhau rất nhiều, người sau bình phẩm không thể quyết thơ của người nào hay hơn thơ người nào.
      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

      Comment


      • #4
        Trạng Hầu

        Ngoài Phùng Kh¡c Khoan, ông Mạc Dĩnh Chi cũng là trạng nguyên của hai nước Nam và nước Tàu.
        Sách "Nam Hải Dị Nhân" chép rằng Mạc Đĩnh Chi tự là Tiết Phu, người làng Lũng Đổng huyện Chí Linh (Hải Dương, Bắc Việt) nguyên về giòng giõi quan thái thú Mạc Hiển Tích về triều nhà Lý (Hiển Tích đỗ trạng nguyên đời vua Trung Tôn nhà Lý, làm đến Lại bộ thượng thư) Tục truyền làng Lũng Đổng có một khu rừng rậm, cây cối bùm tum, lắm giống hầu (con khỉ) ở. Mẹ ông ấy thường khi vào rừng kiếm củi, phải con hầu đực bắt hiếp. Về nói với chồng, chồng ăn mặc giả làm đàn bà, giắt sẵn con dao sắc vào rừng, con hầu quen thói lại ra, bị ông kia chém chết bỏ thây tại đấy.
        Sáng hôm sau ra xem thì mối đã đùn đất lấp hết, thành gò mả.
        Bà kia từ đấy thụ thai, đủ tháng sinh ra Mạc Đĩnh Chi, mặt mũi xấu xí, người nhỏ lo¡ cho¡ tựa như giống hầu.
        Mạc Đĩnh Chi lớn lên bốn năm tuổi, tư chất thông minh hơn người. Bấy giờ Hoàng tử là Chiêu Quốc Công mở trường dạy học trò, Mạc Đĩnh Chi vào học. Đến năm gần hai mươi tuổi là năm Giáp Thìn đời vua Anh Tôn nhà Trần, Mạc Đĩnh Chi thi đình văn đáng đỗ đầu cả mọi người nhưng vua trông thấy người hình dáng xấu xa, toan không cho đỗ Trạng nguyên, Đĩnh Chi làm một bài phú "Ngọ tỉnh liêu" để ví vào mình, vua mới lại cho đỗ Trạng Nguyên.
        Khi Mạc Đĩnh Chi phụng mênh sang sứ nhà Nguyên bên Tàu, có hẹn trước với người Tàu ngày mở cửa ải. Bất ngờ hôm ấy trời lại mưa, Mạc Đĩnh Chi sai hẹn; hôm sau mới đến thì người Tầu đóng cửa không cho vào. Đĩnh Chi nói tử tế xin cho mở cửa. Người Tầu ra một câu từ trên ải ném xuống và bảo hễ đối được thì mở cửa.
        Câu ra:
        "Quá quan trì, quan quan bế; nguyện quá khách quá quan".
        Nghĩa là: Qua ải chậm, người coi ải đóng cửa ải, mời khách qua đường qua ải mà đi.
        Đĩnh Chi viết ngay một mảnh giấy, đối lại đưa lên:
        "Xuất đối dị, dối đối non, thỉnh tiên sinh tiên đối".
        Nghĩa là: Ra đối dễ, đối lại khó, mời tiên sinh đối trước.
        Người Tàu khen có tài nhanh nhẩu, mới mở cửa ải cho vào. Khi đến cửa Yên Kim, người tàu thấy ông xấu xa, có bụng khinh bỉ. Một hôm, viên tể tướng Tàu mời vào phủ đường ngồi chơi, Đĩnh Chi trông thấy trên bức tường có thêu con chim sẻ vàng đậu trên cành trúc, tưởng là chim thực, đứng dậy chạy lại bắt. Người Tàu cười ầm cả lên. Đĩnh Chi xé tan ngay bức trướng ấy ra.
        Chúng ngạc nhiên hỏi cớ làm sao thì thưa rằng:
        Tôi có nghe người ta thường vẽ chim sẻ đậu cành mai không ai vẽ đậu cành trúc. Nay tể tướng sao lại cho vẽ thế. Trúc là giống cây quân tử, chim sẻ là loài vật tiểu nhân, vẽ thêu như thế là ra cho tiểu nhân ở trên quân tử, tôi e rằng đạo tiểu nhân mỗi ngày thịnh lên, mà đạo quân tử mỗi ngày suy đi, nên tôi trừ giúp cho thánh triều đấy thôi:
        Chúng chịu là biện bác có lẽ.
        Đến khi vào chầu, nhân có ngoại quốc dâng một đôi quạt quý. Vua Tàu sai Đĩnh Chi và một người sứ Cao Ly, mỗi người đề một bài tán vào quạt.
        Sứ Cao Ly làm xong trước.
        Lời tâu rằng:
        "Uẩn lòng trùng trùng, y Doãn Chu Công, Vũ tuyết thê thê, Bá Di Thúc Tề".
        Nghĩa là: Đang lúc n¡ng nực, thì như ông Y Doãn, ông Chu Côn (ý là đ¡c dụng với thời). Đến khi mưa tuyết lạnh ng¡t thì như Bá Di, ông Thúc Tề (ý nói là xếp xó một chỗ).
        Bấy giờ Mạc Đĩnh Chi chưa nghĩ ra ý tứ làm sao, nhác trông sang quản bút bên kia, biết là lời lẽ như thế mới suy ra mà đề một bài như sau này:
        "Lưu kim thước thạnh thiên địa vi lô nhi ư tư thời hề Y Chu cự nho! B¡c phong kì lương, vủ tuyết tái đô; nhi ư tư thời hề Di Tề ngã phu. Y ! dụng chi t¡c hành xả chi t¡c tàng, dụng ngã nhữ hữu thị phù ?"
        Nghĩa là: Nắng chảy vàng tan đá, trời đất như lò lửa, người về lúc ấy ví như Y, Chu, hai ông quan to. Gió bấc lạnh lẽo, mưa tuyết lấp đường, người về lúc ấy ví như Di Tề, hai người chết đói. Than ôi ! Khi dùng đế thì ra khi không dùng đến thì cất đi, chỉ ta với người đuợc thôi.
        Đề xong dâng lên, vua Tàu cầm bút khuyên chữ "y", phê rằng "Lưỡng quốc trạng nguyên" nghĩa là trạng nguyên hai nước.
        Thường khi Mạc Đĩnh Chi cưỡi lừa đi đường, chạm phải ngựa Tàu. Người kia đọc lên một câu rằng:
        "Sú ngã kỵ mã, Đong di chi nhân dã ! Tây di chi nhân dã ! Tây di chi nhân dã".
        Nghĩa là: Chạm vào ngựa của ta cưỡi, ấy là người Đông di hay Tây di?
        Mạc Dĩnh Chi chả lời liền:
        "Át dư thừa lư, nam Phương chi cường dư ! Bắc Phương chi cường dư !"
        Nghĩa là: Chắn đường lừa ta đi, thử xem người Nam phương mạnh hay người Bắc phương mạnh.
        Lại thường đối đáp người Tàu, Tàu ra rằng:
        "An nữ khứ, thi nhập vi gia"
        Nghĩa là chữ an, bỏ chữ nữ, chữ vào là chữ gia.
        Đối rằng:
        "Tù, nhân xuất; vương lai thánh quốc"
        Nghĩa là: Chủ từ bỏ chữ nhân, chũ vương đến thì là chữ quốc.
        Người Tàu phê rằng:
        - Con cháu về sau tất cả người làm đến đế vương nhưng hiềm về chữ quốc đơn thì hưởng nước không được tràng cửu mấy nỗi.
        Lại ra:
        "Nhật hỏa vân yên; bạch chú thiêu tàn ngọc thỏ".
        nghĩa là: Lửa mặt trời khói đám mây, ngày trắng đốt tàn con thỏ ngọc.
        Đối:
        "Nguyệt cung tinh đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô".
        Nghĩa là: Cung mặt nguyệt, dạn nhôi sao chiều hôm b¡n rụng cái ô vàng.
        Người Tàu phê rằng:
        - Con cháu về sau tất có người cướp nước. (Mạc Đặng Dung về sau giết vua cướp nước).
        Một khi bà hoàng hậu ở Tàu mất, vua Tàu sai ông Mạc Đĩnh Chi vào đọc văn tế. Đến lúc quì xuống cầm bản văn đọc thì chỉ thấy một tờ giấy trắng, có bốn chữ "nhất". Đĩnh Chi không nghĩ ngợi gì, đọc ngay rằng:
        "Thanh thiên nhất đóa vân, hồng tô nhất điểm tuyết, ngọc uyển nhất chi hoa, giao trì nhất phiến nguyệt. Y ! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết".
        Nghĩa là: Một đám mây trên trời xanh, một giọt tuyết trong lò đỏ, một cành hoa vườn thượng uyển, một vầng trăng ao Giao trì. Than ôi, mây rã, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết.
        Bài văn này còn chép vào sử Tàu. Người Tàu ai cũng chịu tài ứng biến nhanh.
        Đĩnh Chi làm quan liêm chính hết sức, vua Minh Tôn thường sai người đem mười quan tiền, rình lúc tối bỏ vào cửa nhà ông ấy. Sớm mai, ông vào tâu ngay với vua, xin bỏ tiền ấy vào kho.
        Vua bảo rằng:
        - Tiền ấy không có ai nhận thì nhà ngươi cứ việc lấy mà tiêu.
        Bấy giờ Mạc Đĩnh Chi mới lấy. Đến triều vua Hiền Tôn, làm nên đến chứ Tả bộc xạ (Tể tướng). Văn chương lưu truyền lại về sau rất nhiều. Con ông là Khẩn, Trực, cùng làm đến ngoại lang. Cháu là Địch, Toại, Viên cùng có quyền thế, làm quan lúc nhà Minh cai trị. Đời cháu chắt thiên sang ở làng Cổ Trai, huyện Nghị dương thì có Đặng Dung là cháu bẩy đời, làm vua nhà Mạc.
        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

        Comment


        • #5
          Trạng Hiền

          Trong các ông trạng nước ta, Nguyễn Hiền là ông trạng đỗ trạng nguyên sớm nhất - từ lúc mới có mười hai tuổi.
          Ông họ Nguyễn tên Hiền, quê làng Hà Dương, huyện Thượng nguyên, tỉnh Nam Định (Bắc Việt) đỗ thủ khoa năm Bính ngọ thời vua Thái Tôn nhà Trần, đến năm sau thi đình đỗ Trạng.
          Lúc mới lên sáu, bảy tuổi, ông đi học nhà sư ở chùa, nhà sư mỗi buổi dạy mười tờ giấy, Nguyễn Hiền học qua là thuộc làu.
          Theo sách "Nam Hải Dị Nhân" của Phan Kế Bính, một hôm nhà sư tụng kinh vừa xong vào phòng nằm nghỉ, mơ thấy Phật giáng xuống bảo rằng: "Nhà sư sao không bảo Trạng cứ để cho lên chùa lờn với Phật ?" Nhà sư tỉnh dậy, soi đèn xem các tượng Phật thì thấy sau lưng mỗi tượng có chữ đề "Phạt 30 trượng" và sau mình hai tượng hộ pháp thì có chữ "Phạt 60 trượng" Nhận xét chữ thì chính chữ Nguyễn Hiền. Nhà sư quở mắng Nguyễn Hiền, bắt phải lấy nước tẩy đi.
          Nguyễn Hiền học các sách, qua mắt một lượt là nhớ ngay. Thơ từ phú sách, nói ra tức là văn chương. Năm mười một tuổi đã nổi tiếng thần đồng, bấy giờ có người học trò ở Kinh Bắc tên là Đặng Tính, tự thị tài mình hơn cả đời. Nghe tiếng Hà Dương có thần đồng đến chơi tận nhà, thử xem tài học ra làm sao. Khi đến ra một bài phú:
          "Phụng hoàng sào vu A cát Kì lân du vu Uyển hựu"
          Nghĩa là: Chim phụng hoàng làm tổ trên A cát, con Kì lân chơi ở vườn Uyển lựu.
          Nguyễn Hiền đọc ngay bốn câu dịch nghĩa như sau:
          Không phải con rùa ở sông Lạc Thủy Không phải con rồng ở sông Mạnh Hà Ấy kia nước Hữu hùng (hùng là con gấu) Đóng đô ở gò Trác lộc (lộc nghĩa là con hươu).
          (Bốn câu trên, câu nào cũng có tên càm thú cho nên hay) Đặng Tính mới nghe được bốn câu, đã lắc đầu lè lưỡi nói rằng:
          - Thiên tài xin nhường bậc trẻ tuổi này !
          Năm ấy thi đỗ thủ khoa. Năm sau vào thi đình, vua ra bài phúc "ấp từ từ kê mẫu phi hồ" nghĩa là con vịt từ giã mẹ gà về hồ. Văn Nguyễn Hiền hay nhất, vua cấy lên đỗ Trạng Nguyên, bấy giờ mới mười hai tuổi.
          Trạng vào bái mạng vua trong sân rồng, vua thấy còn bé lo¡ cho¡, lấy làm lạ hỏi rằng:
          - Trạng nguyên học ai ở nhà?
          Trạng thưa rằng:
          Tâu bệ hạ, tôi sinh ra đã biết ngay, còn chỗ nào không biết thì hỏi nhà sư một vài chữ mà thôi.
          Vua thấy Trạng ứng đối, chưa biết lễ phép, ăn nói không được khiêm tốn, mới cho về học lễ phép, ba năm rồi mới dùng làm quan.
          Nguyễn Hiền về nhà ở không được bao lâu có sứ Tầu đem một bài thơ ngụ ngôn sang thử nhân tài nước Nam. Thơ rằng:
          Lưỡng nhật bình đầu nhật, Tú sơn điên đảo sơn.
          Lưỡng vương tranh nhất quốc, Tứ khẩu tung hoành gian.
          Vua hỏi các quân thần thì không ai hiểu nghĩa lý ra làm sao. Phải sai hai quan văn võ đến nhà ông Nguyễn Hiền mời vào triều để hỏi. Hai quan sứ đến làng Hà dương, gặp một đứa trẻ trong nhà hàng, mặt mũi phương phi. Sứ giả hỏi gì đứa trẻ ấy không thèm đáp lại. Mới đọc một câu đối nôm rằng:
          "Tự là chữ, cất giằng đầu chữ tử là con, con ai con ấy?"
          Đứa trẻ đối ứng khẩu ngay:
          "Vu là chưng, bỏ ngang lưng chữ đinh là đứa, đứa nào đứa này?"
          Sứ giả biết đứa trẻ ấy là Trạng Hiền, mới hỏi thăm đến tận nhà thì thấy Trạng đang lúi cúi ở dưới bếp, nhân đọc một câu rằng:
          "Ngô văn quân từ viễn bảo trù; hà tu nự áo"
          Nghĩa là: Tôi nghe quân tử xa chỗ bếp nước, lọ là phải nịnh vua bếp.
          Trạng ứng khẩu đối rằng:
          "Ngã bản hữu quan cư đinh nại; khả tam điêu canh"
          Nghĩa là: ta cốt có chức làm được Tể tướng, nhưng còn tạm nấu nồi canh. Nấu canh lạt mặn tại tay cũng như chức làm tướng.
          Sứ giả thất ứng đối nhanh nhẩu và có ý cao, chịu là giỏi, mới bầy kế ý vua xin mời vào Kinh.
          Trạng nói rằng:
          - Thiên tử trước kia bảo ta chứa biết lễ phép, nhưng chẳng những là Trạng chưa biết lễ phép, cả đến Thiên tử cũng chưa biết lễ phép.
          Nói thế rồi nhất định không chịu đi.
          Sứ giả về tâu lại với vua, vua phải đem xe ngựa và đồ lễ đến đón, bấy giờ Trạng mới đi.
          Khi đến kinh, vua đưa bài thơ của Tầu ra hỏi. Trạng Hiền cầm bút viết ra một chữ và giải rằng:
          - Câu thơ thứ nhất nghĩa là chữ nhật, ngược suôi bằng đầu nhau; thứ nhì là bốn chữ san, ngược suôi cũng là chữ san cả; thứ ba hai chữ vương tranh nhau ở trong một nước, thứ tư là bốn chữ khẩu ngang dọc đều là khẩu cả. Tóm lại chỉ là một chữ điền.
          Giải xong, đưa cho sứ Tầu xem, sứ Tầu phải chịu vì thế vua cử Nguyễn Hiền làm Kim tử vĩnh lộc đại phu; sau làm đến Công bộ thượng thư, không được bao lâu thì ông mất.
          Vua thấy người đại tài như thế mà không được thọ, thương tiết vô cùng. Huyện ông ấy nguyên tên là huyện Thượng Hiền, vua mới kiêng tên ông ấy, đổi ra gọi là Thượng Nguyên. Lại cấp cho năm mẫu ruộng tư điền, bắt dân ấy phải lập miếu thờ.
          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

          Comment


          • #6
            Trạng Lợn

            Họ Dương ở làng Dừa thuộc tỉnh Hà Nam (Bắc Việt) là một quí tộc có nhiều người làm quan to trong triều. Đến đời ông Dương đình Lương thì xa xút, con cháu không nối được nghiệp cha ông, phải làm nghề bán thịt để sinh nhai.
            Hai vợ chồng ông này, tuy sống trong nghề giết heo, giết bò, nhưng bản tính thực thà, phúc đức, có tiền vẫn bố thí cho những người khó ở chung quanh và thờ trời sợ phật, chớ không ác nghiệt như phần đông bạn đồng nghiệp lúc bấy giờ.
            Một hôm, Lương ông đi lễ ở cái miếu đầu làng về thì gặp một ông cụ già vai đeo khăn gói, tay chống gậy, hỏi thăm tìm nhà trọ.
            Lương ông đáp:
            - Thưa cụ, ở đây không có quán trọ nào hết. Bây giờ trời sắp tối rồi, cụ mà đi nữa thì lỡ dỡ đường, âu là mời cụ về nhà tôi nghỉ. Tôi không có tiền nhưng đủ cơm nước đãi cụ mươi ngày.
            - Nếu cụ có lòng yêu chúng tôi muốn ở lại đây chơi ít ngày.
            Ông khách mừng rỡ.
            - Nếu được như thế thì còn gì hay bằng.
            Lương ông hẹn đưa ông khách về nhà, tiếp đãi rất chân thành, quí hóa. Cơm nước xong, ông khách hỏi chủ nhà làm gì. Lương ông cứ thực tình mà đáp.
            - Không dám dấu cụ, tổ tiên chúng tôi xưa làm quan to tại triều, nhưng đến chúng tôi tài hèn sức kém nên đành phải bán thịt để sinh nhai.
            Hai người trò truyện một đêm, tâm đầu ý hợp. Chủ nhất định lưu khách lại vài hôm, không ngờ ông khách lì lợm ở lại luôn ba tháng, ngày nào cũng hai bữa rượu rồi chống gậy đi chơi la cà hết gò này sang đống nọ, hết ruộng nọ lại đến ao kia.
            Thì hóa ra ông nọ đi xem địa lý, mà ông ta không ai khác hơn là ông thánh địa lý Tả Ao. Thấy Lương ông là một người phúc hậu, hiền lành Tả Ao muốn đáp ơn, quyết định ở lại liền ba tháng chính là để tìm cho Lương ông một ngôi đất quý.
            Tả Ao hỏi Lương ông:
            - Ông bà đãi tôi thành tâm quá, tôi cảm tạ lòng ông bà hết sức. Nay tôi tìm được một ngôi đất quí cho ông bà, vậy xin hỏi ông bà muốn gì?
            Lương ông đáp:
            - Bẩm cụ, tôi chẳng muốn gì cả, chỉ mong mỏi có một điều là sinh được một đứa con trai có học hơn tôi để nối nghiệp ông cha cho khỏi mang tai mang tiếng.
            Tả Ao gật đầu:
            - Tưởng gì, chớ nếu chỉ có thế thì dễ lắm. Ngôi đất tôi chọn cho ông phát trạng mà lại là Trạng không phải học. Vậy ông sửa soạn đi để tôi đặt đất cho, kẻo tôi có việc sắp sửa phải đi xa rồi.
            Lương ông bèn nhờ ông Tả Ao đặt lại ngôi mộ của thân phụ ông. Táng xong được vài tháng thì Lương ông làm ăn thịnh vượng hơn trước. Thấy trời thương như thế, vợ chồng Lươong ông lại càng cố tu nhân tích đức. Được gần một năm thì Lương bà có thai. Trong khi Lương bà có thai, Lương ông hàng ngày thấy một hiện tượng lạ:
            Nguyên từ nhà Lương ông ra chợ thì phải đi qua một cái gò kêu là gò Thần Đồng. Lần nào đi chọ về Lương ông cũng thấy trong lúm cây có tiếng trẻ con kêu the thé:
            - Thầy ơi lần sau đi chợ thầy nhớ mua quà cho con nhé.
            Lương Ông thoạt đầu không tin, nhưng sau thấy đứa trẻ cứ nói the thé ra như thế ông phải đáp:
            - Ờ để lần sau thầy mua quà cho con.
            Lương ông không muốn nói dối, hôm sau mua quà thật. Ông gọi:
            - Đứa nào đòi quà thì ra đây mà lấy.
            Tiếng đứa trẻ nói vọng ra:
            - Thầy cứ để đấy, con ra lấy ngay bây giờ.
            Lương ông để ý thì đi một quãng, quay lại xem, gói quà biến từ lúc nào không rõ. Từ đó lần nào đi chọ về, Lương ông cũng mua quà cho đứa trẻ. Mua được bảy mươi hai lần thì Lương bà sanh được một con trai. Về sau này, người ta tính ra thì con trai của Lương ông sống được bảy mươi hai tuổi.
            Đứa con ấy là Trạng Lợn sau này vậy.
            Lương ông đặt tên cho y là Chung Nhi. Tục truyền vua Thánh Tôn cũng ra đời cùng ngày với Chung Nhi cả Trạng Ăn, Trạng Vật cũng sinh năm ấy.
            Nói về Chung Nhi lên ba tuổi thì triều đình mở khoa thi có hai ông Trạng Nguyên và Bảng Nhỡn vinh quy về qua làng Rùa. Chung Nhi ra xem, thấy thế, cười mà hỏi cha rằng:
            - Ông kia là gì mà đột mão đẹp thế?
            - Ông ấy là quan Trạng.
            - Còn ông kia là gì?
            - Ông ấy là quan Bảng.
            - Vậy trong hai ông, ai hơn ai kém?
            - Quan Trạng hơn quan Bảng.
            - Thế thì ngày sau con phải làm quan Trạng.
            Từ đó Chung Nhi chỉ mơ ước làm Trạng Nguyên b¡t trẻ con làm cờ làm quạt rước mình như rước quan Trạng vinh quy bái tổ. Có người khách lạ, thấy thế, bĩu môi, bảo :
            - Trạng dở hay Trạng Nguyên?
            Chung Nhi đáp:
            - Khách quen chẳng hóa khách lạ.
            Khách thấy đứa trẻ đáp thế, giựt mình cho là lạ, bảo Lương ông nên cho Chung Nhi đi học.
            Chung Nhi hỏi mẹ:
            - Thầy đồ giỏi hơn Trạng Nguyên hay Trạng Nguyên giỏi hơn thầy đồ?
            Mẹ trả lời:
            - Trạng Nguyên giỏi hơn.
            - Thế thì con không đi học thầy đồ đâu.
            Mẹ khuyên:
            - Muốn làm Trạng, phải đi học thầy đồ mới được.
            Nghe mẹ nói thế, Chung Nhi mới chịu cắp sách đi học.
            Lương ông làm gà thổi sôi mang sang thầy đồ xin làm lễ nhập tràng cho con. Thầy bảo Chung Nhi vào lễ, Chung Nhi: "Lễ ai ?"
            Thầy nói:
            - Lễ trình đức Thánh Khổng Tử.
            Chung Nhi hỏi:
            - Thánh Khổng Tử có hơn Trạng ?
            Thầy nói:
            - Nhất Thánh nhì Trạng Bấy giờ Chung Nhi mới chị làm lễ.
            Lúc xong, Lương ông bảo vào làm lễ thầy. Trạng cho là thầy kém Trạng, nhất định không chịu lễ. thầy bảo:
            - Tiên học lễ hậu học văn.
            Trạng chịu là phải, lúc bấy giờ mới chịu lễ thầy. Thầy lại bảo:
            - Thứ nhất hay chữ, thứ nhì giữ đòn.
            Chung Nhi không bằng lòng, nói:
            - Phải đòn thì con không học đâu.
            Lương Ông phải dỗ:
            - Con chăm học thì không can gì phải đánh !
            - Thế học mấy hôm thì thành Trạng ?
            Thầy đồ nực cười:
            - Học dăm ba ngày thì thành Trạng.
            Chung Nhi tủm tỉm cười thích lắm.
            Thầy đọc một câu trong Tam Tự Kinh cho Chung Nhi học "Thiên tích thông minh, thánh phù công dụng".
            Thầy đọc xong thì Chung Nhi quên liền mà đọc trẹo ra là: "thiên tích thong manh, thánh phù chỏng gọng" chỉ có câu ấy mà bảy tám ngày không thuộc. Thầy đồ giận lắm bắt nằm xuống đánh Chung Nhi không chịu nằm xấp, cứ nằm ngửa tênh hênh ra. Chung Nhi nói: "Thiên tích thong manh, thánh nằm chỏng gọng" sao thầy bắt con nằm xấp ?
            Một hôm thầy đi vắng, có khách vào hỏi:
            - Thầy có nhà không?
            Chung Nhi nói vọng ra:
            - Thầy đi vắng rồi, chỉ có Trạng ở nhà thôi.
            Khách cười hỏi lại:
            - Trạng học đến đâu rồi ?
            Trạng nói văng mạng:
            - Trời đấy cao sâu. Trên trời dưới đất đâu đâu cũng tường. Khách hỏi:
            - Trời là gì? Đất là gì ?
            - Trời là thiên, đất là địa. Ông không học hành gì cả hay sao mà không biết ?
            Khách giận mắng:
            - Con cái nhà ai, mới nứt mắt đã láo xược ?
            Chung Nhi vênh mặt ra :
            - Ông tưởng ông giỏi thì tôi đố ông biết trên trời có gì và dưới đất có gì ?
            - Trên trời có trăng, có sao, dưới đất có núi có sông chứ gì !
            Trạng - từ giờ trở xuống Chung Nhi tự xưng mình là trạng.
            Trạng cười khanh khách và nói:
            - Ông này không học có khác, trên trời có hai người mà dưới đất có một người học trò chứ !
            Khách hỏi :
            - Trên trời có hai người là ai ? Mà dưới đất có một người là ai?
            Trạng lại cười diễu khách một hồi lâu mới nói :
            - Hai người là nhị nhân (chữ thiên có chữ nhị và chữ nhân). Còn dưới đất có một người là Sĩ (chữ Địa có chữ sĩ ở trong) - Người sĩ ấy là ai vậy ?
            - Là Trạng chớ còn ai nữa.
            Khách ra về, lòng băn khoăn suy nghĩ về thằng bé khôn ngoan. Một hôm, Trạng tự nhiên bỏ học về nhà. Lương bà hỏi tại sao thì trạng nói:
            - Tại con học hết sách rồi. Con về nhà để sửa soạn đi thi đây.
            Thấm thoát trạng được mười ba tuổi mà học quyển "Tam Tự Kinh" chưa thuộc. Lương ông rất buồn phiền.
            Một hôm, hai cha con đi sang làng bên mua lợn tại nhà một vị quan hồi hưu. Quan ông đang ngủ, quan bà đi vắng. Đợi cho quan dậy, Lương ông cùng con tiến vào. Ngái ngủ, ông quan thấy người mua lợn, đứng lên lấy tay chùi ngang mắt, vuốt bộ râu rẽ sang hai bên, đoạn búi tóc rồi quay vào trong nhà.
            Thấy thế, Trạng bảo cha cứ vào trong nhà mà bắt lợn, Lương ông hỏi tại sao thì Trạng đáp:
            - Thì vừa đây quan đã bằng lòng rồi mà. Ngài lại nói cho biết giá cả lợn là bao nhiêu, cha không trông thấy à ?
            - Quái, mày nói làm sao, chớ tao có thấy quan nói gì đâu?
            - Quan không nói vì quan khinh cha con mình nghèo, nhưng quan ra hiệu bằng tay.
            Bắt lợn xong, Trạng bảo người nhà quan cho Trạng nộp tiền. Người làm hỏi: "Thế anh đã thỏa thuận về giá heo với quan rồi à? Bao nhiêu?
            Trạng đáp:
            - Mười tám quan.
            Người nhà quan la lên:
            - Mười tám quan, rẻ quá. Ta phải vào bẩm quan mới được.
            Tên người nhà vào bẩm quan thực. Ngài hét lên:
            - Ai bán cho nó mười tám quan đâu.
            Trạng nói:
            - Bẩm quan, khi nãy chúng con hỏi giá, quan gật đầu rồi lấy tay chùi ngang mắt rồi lại vuốt từ hàm rồi vuốt hai bên râu mép. Như thế chẳng là thập bát là gì?
            Quan phì cười:
            - Mày nhỏ mà biện bác giỏi. Thôi, tao cũng bán cho mày.
            Mùa thu năm sau. Lương ông bị bịnh rồi mất. Trạng đói đi lang thang làng này xóm khác, hết rược chè lại cờ bạc. Mẹ buồn lắm. Trạng nói:
            - Mẹ đừng buồn. Nay mai con đỗ trạng, tha hồ sung sướng. Mẹ cười:
            - Cái thứ con có đỗ trạng họa chăng là Trạng Ăn, Trạng Rượu, Trạng Dổ Bác, Trạng Lông Bông.
            Tức quá, Trạng vào gặp mẹ xin đi quyết đỗ trạng mới nghe. Một hôm, đến làng kia, Trạng gặp hai người học trò lều chơng đi thi. Trạng chắp tay hỏi:
            - Thưa, hai ông đi đâu?
            - Chúng tôi chảy kinh đây. Còn ông đi đâu ?
            - Tôi cũng chảy kinh. Hay là ta cùng đi cho vui.
            Vì trạng lém lắm, nên mọi tiền chi phí hai người học trò kia cũng chi đỡ trạng.
            Đi đến một xóm kia thì trời tối. Có cái quán bên đường, cả ba cùng vào nghỉ đêm. Chẳng ngờ quán ấy lại là nơi tụ họp cờ bạc, đầu trộm đuôi cướp, chúng vẫn rình rập để cướp hành lý của ba nguời. Bất ngờ đêm ấy trạng lại nằm mê, bỗng dưng hét to lên :
            - Đây rồi, bắt chúng chói cả lại cắt tiết cho ta.
            Bọn trộm cướp thấy thế cắm đầu bỏ chạy. Hai người học trò nghe đầu đuôi câu truyện cảm ơn trạng hết lời và phục trạng là người can đảm, có biết đâu rằng trạng nằm mê thấy lợn, đòi bắt trói lợn lại để đem làm thịt bán.
            Hôm sau, ba người đi đến một làng kia, xin vào trọ đêm. Qua cổng thấy đề ba chữ "Thủ chư dự" lấy ở trong quẻ dự Kinh Dịch, trạng đọc thủ chư lại tưởng nghĩa là sỏ lợn, bảo hai ông kia:
            - Tối nay, anh em ta có thủ lợn đánh chén.
            Hai ông kia đùa:
            - Đi đường xa mà có người lại cho nhắm thủ lợn, chẳng là may lắm sao !
            Ngờ đâu tối hôm ấy họ vào trọ nhà ông thủ chi, nhân ngày xuân tế, ông pha một cái thủ lợn ra mời ba người đánh chén cho vui. Hai người bạn phục trạng biết việc sắp tới như thần và nói:
            - Chắc là bác giỏi lý số, tiên tri lắm mà bác giấu chúng tôi.
            - Không biết tiên tri, lý số, sao là trạng được.
            Đến một làng khác, thấy có một các bảng đề hai chữ "hạ mã", trạng đọc lầm là bất yên (vì chữ nho hai chữ hạ mã và bất yên gần giống nhau) trạng nói:
            - Làng này bất yên.
            Hai ông bạn tủm tỉm cười, không cải chính, và cũng chiều ý trạng không vào làng ấy. Thì vừa đi qua làng một lát, cả ba nghe thấy tiếng kêu la ầm ỹ, thì ra là đám cháy, cháy một lát một nửa làng ra tro.
            Lại một lần khác, đi đến một ngôi chùa kia, cả ba rủ nhau vào vãn cảnh. Nhà sư thấy ba ông cùng là thơ sinh, đề nghị làm thơ tức cảnh, Hai ông kia vẫy bút đề thơ nét bút như rồng bay phượng múa lời thơ hàm sức chứa chan ý vị. Thấy thế Trạng nghĩ "Mình không làm thơ thì chết". Nhưng làm thơ thì biết làm thế nào. Đánh liều. Trạng cũng viết "Thâm tinh lập lái" những vì dốt, Trạng lại viết thành "Thâm tinh huyền lý. Nhà sư đọc xong bốn chữ thấy nét không đẹp nhưng ý vị xâu xa, đập tay vào đùi bôm bốp thán phục trạng hết lời.
            - Tuyệt tác ! Tuyệt tác ! "Thâm tinh huyền lý" tức là tình xâu xa, lẽ nhiệm mầu, hay quá ! Thật hợp cảnh nhà chùa.
            Có biết đâu rằng chính ra trạng định viết bốn chữ "thâm tinh lập lái" tức là tiếng lóng của bọn lái lợn, có nghĩa là ba quan và mười hai quan.
            Nhà sư lưu ba thày ở chùa trọng đãi và ngâm không tiếc bốn chữ thần của trạng và cũng ngâm luôn cả hai bài thơ của ông học trò cùng đi với trạng. Trạng cúi đầu nghe và chỉ một lát thì thuộc lòng cả hai bài.
            Một hôm kia, ba người đi qua một trang trại, nhìn vào có một cô gái xinh đẹp tuyệt trần đang hái hoa trong vườn, có hai thị nữ theo hầu. Trạng mê quá, lập mưu từ giã hai người bạn, rồi quay lại vẩn vơ ở ngoài trang trại để tìm cách được gần người đẹp. Hỏi thăm người chung quanh thì biết giai nhân tuyệt sắc nọ là con quan trí sĩ họ Bùi.
            Bùi tướng công chỉ sinh được một mình nàng là con gái, đặt tên là Phấn Khanh...
            Tình cờ hôm ấy, Bùi Tướng Công đang ngủ mơ màng thì có người trong mơ đang đánh thức giậy và bảo "ra ngay ngoài cửa để đón quan trạng".
            Tỉnh giấc Bùi tướng Công vội đi thẳng ra cổng thì thấy trạng. Bùi tướng Công mời trạng vào nói chuyện.
            Hoảng sợ trạng tưởng là Bùi tướng Công bắt trạng giam, trạng nói:
            - Tôi là học trò, chảy kinh đi thi nhất định lấy cái trạng nguyên. Thấy trang trại của tướng công tươi tốt, tôi dừng chân lại ngắm chớ có tình ý gì đâu mà tướng công lại...
            Vừa nằm mê thấy có người bảo ra cổng đón trạng bây giờ gặp ngay một người học trò chảy kinh quyết giựt lấy cái trạng nguyên. Bùi tướng Công tin ngay đúng người nầy là trạng, bèn giữ lại thiết tiệc ở Uyên Ương Đình. Rượu ngà ngà say, Trạng súc cảnh sinh tình đọc vanh vách hai bài thơ của hai người bạn làm ở chùa mà trạng đã thuộc lòng. Bùi tướng Công lè lưỡi chịu là thơ hay, gọi tiểu thư lấy giấy bút lên chép lại để họa vần. Tiểu thư họa vần lại, lời thơ cũng không kém phần xuất sắc.
            Ưng ý quá, Bùi tướng Công bèn ngỏ ý muốn gả con gái cho trạng. Trạng nghiêm tốn trả lời.
            - Thưa tướng công, người con trai lấy công danh làm chính, chuyện vợ con là thứ yếu. Tướng công có lòng yêu, xin lãnh ý nhưng để cho khi nào đỗ trạng về mới có thể tính chuyện tiểu đăng khoa.
            Tướng công phục trạng sát đất. Vào phòng riêng để nghỉ. Trạng bỗng thấy ở trên tường có một bức hoạ tiên ghi mấy chữ như sau: "Bát đao phân mê phấn", nghĩa là chữ Bát, chữ Đao, chữ Phấn, chữ Mê, bốn chữ ấy chấp lại thành chữ Phấn. Bùi tiểu thư viết mấy chữ ấy là có ý đố ai đối được thì sẽ lấy làm chồng.
            Vốn mù chữ, trong năm chữ ấy Trạng chỉ biết có chữ "Phấn" đoán là tên của tiểu thư; sẵn trên ấn có bút nghiên cũng vạch tên mình là "Chung" vào. Viết xong, nằm quèo ra ngủ. Đến sáng, Phấn tiểu thư thấy chữ "Chung" tán ra câu đối là "Thiên lý trong kim chung", nghĩa là chữ Thiên, chữ Lý, chữ Kim chắp lại thành chữ Chung. Nàng nức nở khen hay và cho rằng chỉ có người này mới xứng đáng là chồng nàng. Bèn bày lễ ra giữa trời cảm tạ trời đất đã run rủi cho nàng được người chồng xứng đáng. Đoạn nàng và trạng cùng làm lễ thề nguyền, lấy trời đất chứng từ cho mối duyên lành hiếm thấy.
            Bùi tướng Công mừng rỡ sai đặt tiệc ở Thủy Đình trên hồ Bán Nguyệt ăn mừng và đưa một mâm vàng cho Trạng để làm tiền lộ phí. Khi từ biệt. Phấn tiểu thư đưa cho chàng một phong thư. Đi được một quãng đường dở đọc thì là một bài thơ tứ tuyệt:
            Bán nguyệt chi trung tương hội sứ, Uyên ương đình nội bá bôi thi.
            Nguyên quãn kiên sấn thanh vân lộ, Tảo tháp hồi lai đan quế nhi.
            Tạm dịch là:
            Gặp nhau bán nguyệt hồ này, Uyên ương đình nọ cùng nhau tạc thù.
            Mong chàng sớm chảy đường cũ, Bẻ cành đan quế cho phụ tấm lòng.
            Xem thơ xong, hả quá, Trạng quên mất cả đường đi, rồi lạc vào một cái miếu hoang ở giữa đồng. Trong miếu có một ông cụ đầu râu tóc bạc đang ngồi uống nước. Trạng mon men lại gần cụ, ông cụ hỏi:
            - Chảy kinh sao lại vơ vẩn vào đây ?
            Trạng thưa là bị lạc đường. Ông cụ cầm cái gậy chọc vào bụng Trạng một cái và bảo:
            - Muốn chảy kinh, hãy ngồi xuống bóp chân tay cho lão một lát, lão sẽ chỉ đường cho.
            Trạng chịu liền. Bóp chân tay xong, Trạng hỏi:
            - Bẩm cụ, thế bây giờ cụ đã bằng lòng chỉ cho cháu đường vào kinh chưa.
            Ông lão cười khà khà.
            - Đâu có dễ dàng thế được. Lão hỏi thực,thầy chảy kinh làm gì ?
            - Bẩm, để thi lấy Trạng nguyên.
            - Tốt lắm. Nhưng muốn đỗ trạng nguyên, phải nghe lời lão.
            - Thưa cụ, dạy làm sao ?
            - Thầy phải cơng lão vào tới kinh thì thầy đỗ trạng.
            Trạng lại chịu liền. Cơng ông lão một lát. Trạng nghe thấy ông lão hỏi:
            - Thầy vào kinh đỗ trạng làm gì ? Sao không ở luôn Uyên Ương Đình làm con rể Bùi tướng Công có hơn không ?
            Trạng giựt nảy mình, quay lại hỏi:
            - Ủa, sao cụ biết. Cụ là thần phải không ?
            Ông cụ đáp.
            - Ta chẳng phải là thần mà cũng chẳng phải là ma. Ta chỉ là một người đối với thầy có tiền duyên túc hải. Mai sau, ta còn có phen hậu hội. Nhưng ta bảo cho thầy biết thầy sẽ còn lận đận năm năm nữa, và hai năm nữa mới chiêm được trạng nguyên. Năm nay muốn đậu cũng chưa được vì kỳ thi hoãn.
            Nhưng thầy nhớ lấy điều này: tháng giêng năm tới thầy nhớ ra ngồi ở thành phía Đông thấy ai gieo mình từ trên xuống thì chạy lại cứu lấy và cơng chạy ngay đi, không cần hỏi han gì cả.
            Nay lão hãy tạm dạy cho thày phép bói toán để làm kế sinh nhai và cũng là để tiện bề giao tiếp hầu rộng đường thi thố sau này với đất nước.
            Mừng quá. Trạng chấp tay lạy cụ già và tôn làm thầy. Ông cụ dạy cho trạng đủ các cách tiên tri bói toán. Dạy đến đâu trạng nhớ đến đó. Thì ra từ lúc ông lão cầm cái gậy chọc và bụng Trạng, Trạng từ một người ngu dốt tối tăm đã hóa ra một người thông minh, học một biết mười.
            Thấy Trạng đã giỏi, ông lão mới chống gậy đi vào rừng mất tích. Còn trạng thì mở một ngôi hàng bói toán. Tình cờ, lại gặp hai người bạn cũ. Hai người này nhờ Trạng bói cho một quẻ để biết khoa này có đậu hay chẳng. Trạng gieo quẻ bảo: "Quẻ này là quẻ quan long vô chủ, kỳ thi phải hoãn không có ai đậu mà cũng không có ai rớt".
            Hai người bạn cho là trạng nói láo. Không ngờ năm ấy hoãn thi thực. Ai cũng xanh mặt chịu là trạng tiên tri trúng phóc như thần.
            Một hôm có quan thượng thư trong triều mất con thiên lý mã, nghe đồn trạng bói cát hung đúng lắm, cho người ra mời vào dinh xem một quẻ. Thằng kẻ trộm thấy quan cho người ra xem bói lo lắm, bèn lẻn vào nhà trạng, đứng nghe trộm. Nguyên trạng thấy ông thượng thư cho người đến bói, lấy làm lo lắm, cả đêm trằn trọc suy nghĩ không ngủ được. Gần sáng trạng lấy quyển Tam Tự Kinh ra đọc đến câu "Mã ngửa ngực đương thử lực sức, nhân sở tự" thì đọc to lên.
            Tên kẻ trộm tên là Tự, đứng nghe lỏm, thấy thầy đọc trúng tên mình, vội bỏ ra cắn rơm cắn cỏ lạy thầy đừng nói tên mình với quan thượng thư.
            Trạng hét lên:
            - Ừ, mày lấy cắp ngựa ngày nào và để đâu. Phải nói ngay thì tao tha tính mạng cho, không hô danh nữa.
            Hôm sau, vào dinh quan thượng thư, Trạng reo quẻ suýt soa khấn vái rồi cứ lời tên trộm kể lại vanh vạch. quan thượng thư cho người đến nơi, quả thấy ngựa quý thưởng cho rất nhiều vàng bạc. Từ đó, trạng nổi tiếng như cồn, ai ai cũng phục trạng là trạng bói.
            Một hôm trong cung, công chúa mất đôi vòng ngọc rất quí mang từ bên Tàu về. Nghe có trạng bói, Công Chúa cho mời Trạng vào xem một quẻ. Bí quá, Trạng "tranh thủ thời gian" bảo phải làm một cái lầu cao suy nghĩ và lạy trời lạy đất mới xem được quẻ bói này. Công Chúa cũng chịu. Trạng hẹn nửa tháng thể nào cũng tìm ra được thủ phạm. Nằm mười ngày ở trên lầu cao mà chẳng tính toán được gì mà cũng không tìm ra được mưu mẹo gì bịp công chúa Trạng buồn muốn chết, than thân : "Mình có ngờ đâu lại đến nước này. Một thằng ăn cắp một thằng chịu chết lây, thực là quýt làm cam chịu.
            Bấy giờ tên thị vệ phụ trách canh gác tên là thằng Cam. Nửa đêm thanh vắng, nghe thấy trạng nói thế Cam sợ cuống lên, sụp xuống lạy trạng mà rằng: "Con cắn rơm cắn cỏ xin thầy tha cho, con chết dại chơi với thằng Quýt dính líu vào trong vụ này, nhưng bao nhiêu tội lỗi là do thằng Quýt cả chứ con tuyệt nhiên là chỉ theo đóm ăn tàn mà thôi. Thầy có trị tội thì trị tội thằng Quýt, chớ phần con, con xin thề là con không có tội. Thầy hô danh con ra, đức vua mà giết con thì quả là oan uổng quá.
            Cố nhịn cười, Trạng quát lên. "Ừ, mày thú tội thì ta cũng tha cho, nhưng thằng Quýt nó ăn trộm ra sao, đôi vòng nó dấu ở đâu, mày cứ thực khai ra thì ta tha tội chết.
            Thằng Cam kể vanh vách sự tình đầu đuôi cho Trạng nghe. Hôm sau, Trạng mời Công chúa lên lầu, reo quẻ rồi cứ lời thằng Cam khai mà thuật lại. Nhà vua cho bắt thằng Quýt thì nó thú tội, không sai một mảng.
            Lấy lại được đôi vòng, công chúa đem vàng bạc thưởng cho Trạng Bói. Từ đó Trạng Bói thành một vị thần, bàn dân thiên hạ đều lắc đầu lè lưỡi chịu là một vị tiên xuống hạ giới.
            Một hôm có ba người đi thi, nghe thấy danh tiếng của Trạng như thế, rủ nhau sửa một cái lễ để vào xem. Lúc trò truyện, mới biết ba người ấy là những người nổi tiếng: một người là Trạng Ăn, một người là Trạng Vật, một người là Trạng Cờ.
            Trạng Bói reo quẻ xong, nói: "Bốn chúng ta tuổi còn trẻ, đường bay nhảy còn dài nhưng số còn lận đận vài năm nữa, phải chờ thời mới được".
            Bốn người ở với nhau rất tâm đầu ý hợp. Mùa xuân năm ấy. Trạng Bói nhớ lời thần dặn, rủ ba trạng kia hằng ngày ra đứng ở cửa thành phía đông. Thì vào một đêm đông, khoảng canh ba, Hoàng cung tự nhiên bốc cháy, dân chúng nổi làm loạn, ngoài đường giặc cướp như rươi.
            Thấy biến, bốn trạng đang đứng xem thì Trạng Bói trông thấy một người mặc áo xanh, nhảy từ mặt thành xuống đấy Trạng Bói không nói năng gì hết chạy ngay lại cơng người mặc áo xanh lên vai. Và chạy không quay đầu trở lại.
            Người ấy là Vua Thánh Tôn.
            Thấy có người cơng vua Thánh Tôn chạy trốn một bọn người mang võ khí hùa lại đuổi theo. Trạng Ăn, Trạng Vật và Trạng Cờ xông ra cản lại, thành ra Trạng Bói chạy thoát về mạn Chùa thầy.
            Mấy hôm sau, tình hình l¡ng dịu. Trạng Bói cắt Trạng Ăn và Trạng Vật túc trực bên vua Thánh Tôn còn mình và Trạng Cờ thì hoá trang về thành xem xét sự tình. Đến lúc bấy giờ mới biết là Nghi Dân tiếm vị và sát hại trung thần, may nhờ hai ông Nguyễn Sĩ và Đinh Liệt chiêu binh mãi mã, trừ được Nghi Dân. Hai vị trung thần bèn tâu với Thư Hậu sai người đi tìm Thánh Tôn nhưng tìm đâu cũng không thấy.
            Trạng Bói nghĩ kế, cho người môi giới với Thái Hậu mời ông vào xem bói. Trạng nói riêng với Thái Hậu đã cứu được nhà vua và hiện để ở chùa Thầy.
            Mừng rỡ, Nguyễn Sĩ và Đinh Liệt đem binh sĩ về chùa Thầy đón rước.
            Vua Thánh Tôn phong thưởng cho hết thảy các công thần, ai cũng cảm ơn, riêng có Trạng thì cho chức tước gì cũng không lấy, chỉ xin ban cho hai chữ "Trạng nguyên".
            Có quan đại thần quỳ tâu:
            - Muôn tâu bệ hạ, chức Trạng Nguyên chỉ dành riêng cho các bậc văn hay chữ tốt tài ba xuất chúng. Kẻ có công thì thưởng vàng bạc gấm vóc hay phong cho đến quan là cùng, không thể phong cho chức Trạng Nguyên.
            Vua Thánh Tôn nói :
            - Tài giỏi đến như trạng, văn chương nào bằng ? Ngài cứ phong Trạng là Trạng Nguyên.
            Một hôm vua ngự giá đến chùa Thầy lễ tạ và ban cho các vị sư trụ trì rất nhiều vàng bạc để tu bổ lại chùa. Đến khi sửa đến gác chuông, nhà vua đọc "Thiên lý trọng kim chung" rồi hỏi bách quan có ai đối được không. Tất cả đều đứng ra như phỗng".
            Nhớ lại câu của Phấn Khanh tiểu thư, trạng liền đọc: "Bá đao phân mễ phấn". Vua hết lời ca ngợi Trạng là bực tài học siêu phàm và bảo:
            - Ta phong cho trạng chức Trạng Nguyên quả thật là đúng quá.
            Sau đó vua ban cho cờ biển, tặng rất nhiều bạc vàng và ba chữ. "Chân Trạng Nguyên" cho về vinh quy bái tổ.
            Đi qua trang trại họ Bùi, Trạng rẽ vào lạy nhạc phụ, làm lễ thành hôn với Phấn tiểu thư rồi về nhà lạy mẹ. Lúc đó Lương Bà đã già lắm ! Phụng dưỡng mẹ mấy tháng, Trạng và Phấn tiểu thư cùng rước mẹ vào Kinh vì có chiếu chỉ khẩn cấp. Đến nơi mới biết nhà vua cho vời Trạng đi dẹp giặc Xiêm La.
            Trạng Lợn - tức Trạng Bói - mời Trạng Vật làm tiên phong Trạng Cờ đốc thúc thủy lộ, Trạng Ăn phụ trách bộ binh. Phấn Khanh cũng lĩnh ấn, đeo gươm theo chồng đánh giặc. Ta thắng trận, hai nước Xiêm Lào chịu hàng phục, năm năm lại mồi lần triều cống.
            Năm ấy vua Tàu sai sứ sang nước ta để phong vương cho vua Thánh Tôn. Như vua Tàu còn có ý muốn thử xem vua ta ra sao. Một hôm sứ Tàu rủ nhà vua đánh cờ. Vua lo lắm, gọi Trạng Lợn vào hỏi làm cách gì để thắng cờ. Trạng tâu:
            - Bệ hạ cứ cho bầy bàn cờ ra giữa sân rồi sai Trạng Cờ ăn mặc giả làm lính che lọng đứng hầu. Trên lọng, dùi một lỗ thủng. Hễ Trạng Cờ xoay lọng, ánh n¡ng chiếu vào chỗ nào thì bệ hạ cứ nhắc quân đi vào chỗ ấy.
            Vua khen phải sai lập bàn cờ. Quả nhiên đánh một lúc sứ Tàu bị dồn vào nước bí phải chịu thua.
            Tuy vậy sứ tàu chưa chịu thôi. Hôm sau y lấy cây gỗ lớn ngầm đem bào nhẵn đầu đuôi như nhau rồi đố vua Thánh Tôn xem đầu nào là ngọn.
            Vua lại hỏi Trạng, Trạng tâu:
            - Bệ hạ chớ lo, hạ thần đã có cách.
            Đêm đến bèn sai người ra phóng uế bừa bãi vào mấy cây gỗ,. Sáng, Trạng kêu rầm lên là dơ bẩn b¡t khiêng gỗ ra sông rửa và dặn hễ thả xuống hấy đầu nào chìm thì đánh dấu. Khi đem gỗ về, trạng ung dung chỉ vào đầu có dấu bảo đó là gốc.
            Sứ Tầu lại càng tức, lấy cây gỗ bào nhẵn rồi sơn kín cả đi đề ba chữ "Hồ bất thực" rồi đố vua biết là cây gỗ gì:
            Trạng ứng khẩu tâu vua:
            - Hồ bất thực là cáo chẳng ăn, cáo chẳng ăn thì cáo đói, cáo đói thì cáo gầy, cáo gầy là cây gạo.
            Sứ Tàu thua mấy lần than rằng:
            - Ai ngờ nước Nam lại có nhiều nhân tài.
            Từ đó, không dám dở trò gì nữa.
            Về phần ta thì cứ ba năm lại phải cử người đi sứ một lần, Nhà vua cử trạng đi. Trạng Ăn, Trạng Vật, Trạng Cờ cùng đi theo.
            Tới Tam Quan, quân canh không mở cửa, một lát đem ra một cái biển có viết chữ thập, lấy tay chỉ đông chỉ tây Trạng bực mình quay lại bảo viên phó sứ :
            - Nó muốn dọc ngang thì khoanh cho nó một cái vòng tròn.
            Thấy cái vòng tròn, quân Tàu giật mình nghĩ rằng: "Ta nói tung hoàng vũ trụ, thế mà nói biết đối lại là bao quát càn khôn. Giỏi thật !
            Qua tam quan rồi, đến một quãng đồng bát ngát, trông thấy một ả con gái đương vạch quần đái, trạng bảo viên phó sứ:
            - Chép đi !
            Viên phó sứ thưa "Chép gì".
            Trạng chặc lưỡi nói:
            - "Nong tay chí bẹn đỏ hân hân".
            Viên phó sứ nghễnh ngãng chép ra.
            "Đông Tây chí biện đỏ hân hân".
            Khi đến Yên Kinh, quan sở tại ra đón vào rồi viết một vế câu đối. "Nam Bắc lai triều đố tể tể" rồi xin sứ đối cho. Trạng quay lại bảo viên phó sứ cứ giơ cái giấy biên lúc nãy đọc lên. Viên phó sứ đọc: "Đông Tây chí biện đỏ hân hân".
            Quan Tầu kinh sợ nói: "Thật là Thần Đồng phù thủy" chớ đâu lại có người giỏi đến thế.
            Vua Tầu cùng các sứ dạo vườn ngự đầy hoa thơm cỏ lạ, dưới có hồ bán nguyệt, trên hồ có đình bác giác bốn bề bỏ trống giữa đình treo hai chữ ngự thi, đó là "chùng nhị". Vua Tàu hỏi sứ có biết đó là ý gì không. Trạng vô tình ứng khẩu đọc ngay "Phong nguyệt vô biên".
            Vua Tàu có ý tả cái đình này gió trăng vẫn không tường. Thấy Trạng ứng khẩu nhanh nhẹn và thích ứng, vua Tàu phục sát đất.
            Tháng năm năm ấy, trời không mưa, vua Tàu yêu cầu sứ ta lập đàn cầu mưa, Trạng nhân lời nhưng lo lắm vì không biến cầu bảo cách nào cho có mưa. Chợt nhớ tục bên ta thường bảo khi nào cỏ lang và rễ si trắng là trời s¡p mưa. Trạng bèn bảo lập một cái chòi cao, trên dán la liệt các thứ bùa, các thứ bát quái, các vị sao, các vị thần ra trợ, một mặt sai người đi xem hễ thấy rau lang già, rễ si trắng thì về bảo ngay.
            Vài hôm sau có người về báo tin rau lang già rồi, rễ si trắng rồi. Trạng lên đài xõa tóc chống gươm bài quyết rồi đọc một tràng toàn những tiếng lóng lái heo, ai nghe cũng không hiểu mô tê gì cả như mộc tinh, thâm tinh cổ tinh, kẹo tinh, chó... tinh rồi kết cục bằng loạt linh tinh beng, linh tinh beng ma, linh tinh quỷ... Đoạn cầm một bình nước lấy mỗi cành lá vẩy lên trời, hét ba tiếng khóc ba tiếng. Lễ chưa xong thì sấm sét ù, mưa xuống như trút. Vua Tàu và các quan Tàu khiếp sợ và cho rằng gia cát Vũ Hầu ngày xưa nhất định không thể nào sánh kịp.
            Hết hạn đi sứ, trạng được về nhưng vì phục tài của trạng ngài cố nằn nì trạng ở lại để dạy Hoàng tử. Trạng bèn sai lập một cái chòi thật cao, bắt Hoàng tử phải trèo lên. Vì sung sướng quen thân, Hoàng Tử mệt muốn chết, trèo lên tới lầu thì thở hồng hộc.
            Trạng hét mắng, dặn Hoàng Tử sao không chào thầy lại đứng thở như bò. Như thế là hỗn, tiên học lễ nhiên hậu mới học văn. Trạng sai nẹt hoàng tử ra đánh, đánh rồi mắng, mắng rồi lại đánh, không dạy một chữ nào.
            Thấy thầy dữ đòn quá. Hoàng hậu đành phải nói với vua Tàu xin để cho Trạng về kẻo "sứ Việt Nam nhớ nước nhớ nhà, cáu kỉnh đánh con mình có khi chết mất".
            Thế là Trạng thành công trong việc thiết mưu lập kế để được vua Tàu cho về nước.
            Về sau, Trạng Lợn được phong làm Thượng Quốc Công, còn Phấn Nương được phong làm Thất Phẩm Phu Nhân, cả hai vợ chồng cùng ngao du sơn thuỷ đàn địch ca hát nay bến này, mai bến khá
            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

            Comment

            Working...
            X