Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Câu chuyện tình yêu

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Câu chuyện tình yêu

    Cánh đồng bồ công anh

    Người yêu ơi có biết câu chuyện về một loài hoa, không sắc không hương chỉ một tấm lòng, gửi tình yêu theo gió tới thinh không…
    Nếu không biết em kể anh nghe, chuyện tình loài hoa dại ẩn mình trong lòng đất, dai dẳng chờ mong ngày cựa mình đón nhận, một tình yêu chân thực sinh sôi.


    Hoa bé nhỏ thôi và trái tim rất nhỏ, dễ lao đao khi được chạm vào. Một ngày kia mặt trời sáng trên cao, đem động lòng trước hồn hoa run rẩy, muốn thử sức mình đem sự sống cho hoa. Dẫu mặt trời đang ở rất xa, vẫn mang sức ấm ngàn đời xuống sâu lòng mặt đất, trái tim kiêu hãnh nghĩ trong lòng rất thật, với loài hoa kia một tuần đã đủ yêu.

    Dù hoa không đẹp và cũng chẳng khó chiều, hoa bé nhỏ cũng vẫn là hoa dại. Loài hoa ít được nâng niu nhưng giàu tự ái, mê mải tự do trên những cánh đồng xanh. Hoa thử đo tình yêu bằng độ dài ánh sáng, bướng bỉnh nên không chịu nhú mình, chờ ngày đến mặt trời với tình yêu chân thật.

    Mặt trời vốn là chúa tể của mọi loài, đâu có chịu thua một bông hoa hoang hoải. Đem theo mình cả một khối tình có thể làm tan chảy trái tim băng giá nhất, đến với hoa trong một phút giây thật, anh cũng tự nhủ mình có lẽ đã bắt đầu yêu.

    Hoa ngẩn ngơ đón nhận diệu kỳ, trái tim ngây thơ run lên vì hạnh phúc, có lẽ nào giấc mơ này có thực, hoa đã yêu và cũng đã được yêu. E ấp hoa xòe cánh mỏng yêu kiều, màu rực rỡ như màu tình yêu ấy, trái tim hoa tan chảy thành bụi vàng lộng lẫy, dát sáng ngời trên gương mặt người yêu thương…



    Giá như chuyện tình mình được như truyện cổ tích ngày xưa, (anh nhỉ?) chấm dứt khi cô bé lọ lem cưới được chàng hoàng tử, rồi nghĩ họ sẽ sống bên nhau hạnh phúc cho tới cuối đời. Hoa như em trong hạnh phúc chơi vơi, đâu biết được trong mật ngọt kia tình yêu còn vị mặn.

    Anh thân yêu anh rạng rỡ như mặt trời, anh có mặt trăng anh có bầu trời anh có hoa hướng dương xinh đẹp. Anh cao sa, anh rạng ngời, anh kiêu hãnh. Anh là kẻ đi chinh phục đến ngàn đời. Một ngày kia anh phiêu bạt tới phương em, đặt dưới chân em trái tim anh kiêu bạc, anh nói lời yêu dễ dàng anh biết được, em sẽ trao lại anh trái tim bé nhỏ thơ ngây của một loài hoa.

    Anh nắm giữ tim em anh nắm giữ hồn hoa, trong lòng bàn tay rồi nhưng anh chưa thấy đủ. Anh muốn em thuần phục như người ta dạy bảo loài mãnh thú, ngoan ngoãn nghe lời lòng chẳng được nghĩ suy.

    Anh đâu biết dẫu em chỉ là bông hoa dại kia, thiếu thốn tình yêu và khát khao hạnh phúc, nhưng không phải vì bị vứt bỏ mà em chọn cuộc đời du mục, em vứt bỏ lồng son vì muốn tới cánh đồng xanh.

    Bởi thế nên em sinh ra là bồ công anh, không phải là hướng dương hiền lành ngày dõi theo hướng mặt trời để thỏa mãn lòng kiêu hãnh, cung cúc phục tùng những ý muốn của chủ nhân.

    Anh thân yêu dẫu cho anh rất giận, em không đánh đổi sự tự do của mình để làm thê thiếp của mình anh. Dẫu đời hoa bé nhỏ rất mong manh, em vẫn mong được sống trọn vẹn chỉ là người duy nhất, của người yêu em, chỉ riêng em, và cả tâm hồn em.




    Không thỏa mãn vì tình hoa chân chất, không thể yêu hoa chỉ đơn giản vì hoa, mặt trời lại rong ruổi những bước xa, trên chặng đường chinh phục những tình yêu khác. Có sao đâu chàng mỉm cười rất bạc, dẫu thế nào cũng có hướng dương kia.

    Chàng để lại tim hoa vết cắt chia lìa, chàng để lại hồn hoa những lặng câm run rẩy. Hoa giấu mình vào xù xì trái tim đang tan chảy, không phải vì tình yêu mà vì lệ của tình yêu. Nhưng không sao nhỉ, dẫu đời hoa có ngắn bao nhiêu, hoa sẽ vẫn dai dẳng chờ tình yêu chân thật từ đời này sang đời khác, mỗi cọng tơ trắng rủ mình bay theo nỗi buồn man mác, mang tình yêu hoa về với thinh không.

    Em gượng tay vụng vuốt ánh cầu vồng, trong sắc trắng đồng hồ hoa trắng quá. Từng chiếc tơ gai tua tủa đẹp rạng ngời mà vẫn không chói lóa (@unknown), vụng về bay theo từng cơn gió ngang qua. Em chúm môi thổi đi thật xa, tình yêu em giữ xót xa và âm ỉ, cái niềm đau mà từ ngày anh ra đi vẫn chưa bao giờ ngơi nghỉ, vẫn nhói lòng em mỗi khi nghĩ về anh.

    Như tình yêu hoa vàng trên cánh đồng xanh, như tình yêu vô sắc vô hình của gió, em chờ mong ngày chợt nhận ra xung quanh mình vẫn có, một tình yêu vĩnh cửu đến muôn đời.

  • #2
    Cái chết đầy bí ẩn của Hoàng Đế Lê Thái Tông

    - Tại sao Hoàng Đế Thái Tông chết?
    - Vua có bị giết hay không?
    - Quan hệ giữa vua và Thị Lộ ra sao?
    - Thế nào là chết bất đắc kỳ tử trong y học hiện đại?
    - Các nguyên nhân dẫn đến đột tử.

    Ngày 27, tháng 7 vào mùa thu, năm Nhâm Tuất (Đại Bảo) thứ 3 (1442), vua đi tuần về miền Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh. Nguyễn Trãi mời vua ngự chùa Côn Sơn ở hương của Trãi. Vua đi thuyền từ bến Đông vào sông Thiên Đức, qua mộ Bạch Sư ở cầu Bông, xã Đại Toán, huyện Quế Dương, thì thuyền ngự không đi lên được. Các quân hết sức kéo dây cũng không nhúc nhích, hình như có người giữ lại...
    Tháng 8 ngày mồng 4, vua về đến vườn vải huyện Gia Định, bỗng bị bạo bệnh rồi băng.
    Các quan bí mật đưa về.
    Ngày mồng 6 về tới kinh, nữa đêm đem vào cung rồi mới phát tang. Mọi người đều nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua.
    Ngày 16, giết Hành khiển Nguyễn Trãi và vợ là Nguyễn Thị Lộ, bắt tội đến ba họ.
    Tháng 9, ngày 9, giết bọn hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng vì khi Nguyễn Trãi sắp bị hành hình có nói là: "Hối không nghe lời của Thắng và Phúc."
    Đó là tất cả dữ kiện có được của bi kịch về cái chết của gia đình Nguyễn Trãi mà các sử gia để lại cho đời sau được trích ra từ bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (quyển XI trang 351).
    Chỉ trong chừng ấy chữ mà chúng ta có thể rút ra một số chi tiết để qua đó thử tìm hiểu và phát họa ra bi kịch đó được hình thành như thế nào.
    Hai câu hỏi được nêu ra để làm sáng tỏ vấn đề về nguyên nhân cái chết của vua:
    - Vua chết vị bạo bệnh
    - Hay do Thị Lộ giết?
    - Vì bạo bệnh thì do bệnh gì?
    Nếu bị giết thì hung thủ dùng phương tiện gì để gây án, vật nhọn như dao, kiếm... dây siết cổ...thuốc độc... hay là một hình thức khác!!!
    Nơi vua chết là ở chùa Côn Sơn như lời mời của Nguyễn Trãi, hay tại nhà riêng của Nguyễn Trãi - Thị Lộ.
    Theo nghi lễ của bậc thiên tử khi ra khỏi cung điện vua không bao giờ ở nhà dân, cho dù đó là nhà cha mẹ vợ mà chỉ ở hành cung là nơi đã được sửa soạn trước trong các chuyến vi hành, hoặc ở một nơi tôn nghiêm như đình, chùa...
    Thông thường khi muốn thăm một ai thì vua cho triệu người ấy đến chỗ vua ở, chứ không bao giờ vua đến nhà của họ chỉ trừ trường hợp đi thăm viếng để tìm hiểu dân tình làm ăn sinh sống hoặc các vị đại thần đau yếu sắp chết không đi được vua mới đến nhà.
    Và nếu vua chết tại nhà riêng của Nguyễn Trãi thì tại sao vậy? Có lý do gì để giải thích điều này không?
    Khi vua chết có những ai chứng kiến, nếu chết vì bạo bệnh thì thời gian từ lúc có triệu chứng đe dọa tử vong cho đến lúc chết thực sự là bao nhiêu phút hay bao nhiêu giờ, các ngự y đi theo vua có cấp cứu cho vua không?
    Nếu vua bị Thị Lộ hạ sát thì có ai giúp Thị Lộ trong việc giết vua hay không?
    Các vệ sĩ, các hoạn quan, các thị nữ lúc nào cũng túc trực bên cạnh vua kể cả lúc vua đang ngũ có can thiệp hành động sát nhân của thích khách không?
    Hung thủ có bị bắt ngay tại hiện trường hay không?
    Đó là một số câu hỏi để làm cho cái chết của Hoàng Đế Thái Tông được sáng tỏ.
    Rải rác trong bộ ĐVSKTT ta cũng có thể tìm ra vài chi tiết đôi khi mâu thuẫn nhau, đó là do sự kém cõi của các sử gia hay do cố ý của các bậc tiền bối khi muốn mô tả một sự kiện khó nói, một điều cấm kỵ mà các sử gia mô tả theo một lối khác thay vì bạch văn, thì bắt buộc người đọc, thế hệ hậu sinh phải nhạy cảm, phải suy luận mới hiểu được ý đồ của các bậc sử gia tiền bối
    Thí dụ trang 352, quyển XI, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép:
    Vua về đến vườn vải huyện Gia Định, bỗng bị bạo bệnh rồi băng.
    Ở một đoạn khác lại chép:
    Mọi người đều nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua.
    Câu thứ nhất là một câu xác định sự việc rất rõ ràng chính xác và dứt khoát là vua chết vị bị bệnh nặng.
    CÂu thứ hai là một câu rất mơ hồ có ý xấu, muốn ghép tội cho Thị Lộ.
    Mọi người ở đây là ai? Những người chứng kiến cái chết tại hiện trường của vua hay là những kẻ thù của Nguyễn Trãi, của Thị Lộ?
    Thị Lộ giết vua. Chữ giết ở đây được hiểu như thế nào, nó có ẩn ý gì không? Giết là một hành động bạo lực hay chỉ cách nói gợi ý là Thị Lộ có tham dự một cái gì đó làm cho vua chết, vì trong một đoạn khác của ĐVSKTT, trang 352, dòng 17 có chép rằng: "TRước đây Nguyễn Thị Lộ ra vào cung cấm, Thái Tông trông thấy rất ưa, liền cợt nhả với thị..."
    Hay ở dòng 5 lại chép thêm: "Trước đây vua thích vợ của thừa chỉ Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, người rất đẹp, văn chương rất hay, gọi vào cung phong làm Lễ nghi học sĩ, ngày đêm hầu bên cạnh. Đến khi đi tuần miền Đông, xa giá về tới vườn vải, xã Đại Lại, ven sông Thiên Đức, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng."
    Có phải vì vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ đã gây ra cái chết của vua không? Chữ Thức có ẩn ý gì không?
    Có phải vì cợt nhã, vì vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ mà có một số ít người cho rằng vua chết vì thượng mã phong, thượng mã phong không phải là một loại bệnh mà chỉ trường hợp chết bất đắc kỳ tử, một trường hợp chết trong lúc đang hoặc động tình dục.
    Phan Huy Chú trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí chép vua chết vì bị giết hay do chất độc!!??
    Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục viết vua chết vì bệnh sốt rét
    Và gần đây nhất là một khám phá làm ngạc nhiên mọi người là vua chết vì bị cảm!!??
    Y học Tây phương và Y học hiện đại gọi cái chết đó là đột tử (sudden death), cho nên một số người khác lại cho rằng vua Lê Thái Tông chết là vì bệnh nhồi máu cơ tim (myocardial infartion) hay tai biến mạch máu não là những nguyên nhân thường gặp nhất trong các trường hợp đột tử.

    Hay vua chết vì một bệnh khác
    Hiện tại muốn tìm nguyên nhân gây ra tử vong thì dụng biện pháp giải phẫu tử thi để xác định, với một trường hợp cách đây trên 550 năm thì thật khó lòng, chúng ta phải cố gắng tìm trong bệnh án, trong tiểu sử hay trong đời sống sinh hoạt để tìm ra một dấu chỉ nào đó cho phép suy luận cái chết của nhà vua. Y học hiện đại chứng minh và thống kê cho thấy rằng bệnh cảm hay sốt rét không thể xảy ra trường hợp đột tử được, đột tử thường xảy ra ở các bệnh về tim mạch hay các dị dạng hệ tuần hoàn trong não bộ hay cơ quan nội tạng mà thôi.
    Những chi tiết về Hoàng Đế Lê Thái Tông mà chúng ta có được trong ĐVSKTT vô cùng nghèo nàn. Trang 309 chép rằng:
    Năm Quý Mão (1423), mùa Đông tháng mười một ngày 20, sinh ra vua. năm thứ 6 (1433), tháng 9 ngày mồng 8 lên ngôi. Bấy giờ vua mới 11 tuổi.
    Năm Nhâm Tuất (Đại Bảo) thứ ba (1442), tháng 8 ngày mồng 4, vua về đến vườn vải huyện Gia Định, bỗng bị bạo bệnh rồi băng.
    Như vậy ta có thể tính chính xác tuổi của nhà vua cho đến khi chết.
    Sinh 20 tháng 11 năm Quý Mão (1423), chết ngày 4 tháng 8 năm Nhâm Tuất (1442), tức là vua chết vào khoảng 18 tuổi 9 tháng theo tuổi tây, tính theo tuổi ta là 19 tuổi.
    Chi tiết tuổi tác trong y khoa rất quan trọng, nhất là trong các trường hợp đột tử.
    ĐVSKTT chép rằng:
    "Vua thiên tư sáng suốt, song đam mê tửu sắc, đến nỗi thình lình băng ở bên ngoài cũng là tự mình chuốc lấy tai họa."
    HOặc "Vua hằng ngày vui đùa với bọn hầu cận trong cung, các đại thần muốn khuyên vua học, cùng nhau xin cử sáu văn thần là bọn Hành khiển thừa chỉ Nguyễn Trãi, trung thư thị lang Trình Thuấn Du... đi theo hai, ba đại thần chia phiên nhau vào hầu kinh diên. Vua sai Đinh Phúc trả lại tờ tâu không nhận."
    Về hôn nhân thì vua có vợ lúc 14 tuổi và có rất nhiều cung tần mỹ nữ hầu hạ bên cạnh, trong đó có cả Thị Lộ.
    "Trước đây vua thích vợ của Thừa chỉ Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, người rất đẹp, văn chuơng rất hay, gọi vào cung phong làm Lễ nghi học sĩ, ngày đêm hầu bên cạnh."
    Mặc dù có nhiều vợ vua cũng thích gái đẹp. Trang 350 ĐVSKTT chép: "Năm Tân Dậu (1441), ra lệnh chỉ tuyển con gái đẹp ở các huyện. Mùa thu, tháng 8, tuyển chọn con gái đẹp ở sân điện..."
    Cho đến 20 ngày trước khi băng hà vua đã có 4 con trai đó là các hoàng tử Nghi Dân, Bang Cơ, Khắc Xương và Tư Thành, chưa kể các con gái. Với một số con nhiều như vậy ở tuổi 18, 19 thì cũng có thể hình dung được hoạt động tình dục của vua rất cao và vấn đề suy nhược không thể nào tránh khỏi, cho nên mới có câu: "song đam mê tửu sắc, đến nỗi thình lình băng ở bên ngoài" là thế.
    Tóm lại chi tiết chính àm chúng ta có được là:
    - Vua chết ở tuổi rất trẻ, gần 19 tuổi.
    - Là một cậu bé vừa tới tuổi trửong thành ham mê tửu sắc.
    - Có rất nhiều vợ và con.
    - Chết trong tình trạng bạo bệnh, sau khi nói chuyện suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ.
    - Chết trong tình trạng đột tử.
    Với chừng ấy chi tiết có được chúng ta phải tìm cho ra nguyên nhân cái chết của vua.

    Thế Nào Là Đột Tử

    Theo GS Eugene Brauwald và Burton E, Sobel (Đại học y khoa Harvard) trong Harrison's principles of Internal Medicine (trang 279), một sách Y học nổi tiếng trên thế giới Đột Tử được định nghĩa như sau: "Tử vong xảy ra bất ngờ và tức khắc hoặc trong vòng 1 giờ từ khi bắt đầu có triệu chứng ở một người mà trước đó có biết hay không biết có bệnh tim. Thường là từ khi trụy mạch đột ngột tới lúc xuất hiện tổn thương không hồi phục do thiếu máu hệ thần kinh trung ương chỉ tính theo phút..."
    Hamman đã thống kê hàng ngàn trường hợp cho thấy nguyên nhân và tỷ lệ đột tử như sau:
    Bệnh do động mạch vành 40%
    Do phòng và vỡ động mạch chủ 12%
    Bệnh van tim 12%
    Bệnh cơ tim 8%
    Xuất huyết não 8%
    Thuyên tắc động mạch phổi 5%
    Xuất huyết trong phổi 5%
    Các trường hợp khác 10%

    Trong Cecil Essential of Medicine, GS William M, Miles cho rằng bệnh do động mạch vành như nhồi máu cơ tim, xuất huêết não do cao huyết áp, suy tim do hở hẹp van tim, chế độ ăn prrotein lỏng, thoái hóa tiên phát hệ thống dẫn truyền nhĩ thất chỉ xảy ra ở những bệnh nhân sau 40 tuổi hay có một quá trình bệnh lý lâu dài.
    Thống kê của Wolf Edmund thì những trường hợp đột tử của những người dưới 20 tuổi thường có nguyên nhân từ:
    Não: Như xuất huyết não do di dạng mạch máu não (Hemorrhage from vascular malformation), di dạng này có thể ở trong intracerebral hoặc paranchymal
    Tim: Như hẹp van động mạch chủ bẩm sinh hay tắc đông mạch phổi diện lớn thường gây ra đột tử trong vòng vài phút.
    Thường thường đột tử chỉ xảy ra sau một cố gắng như ho sặc sụa kéo dài, lên cầu thang, rặn trong lúc đại tiện, rùng mình khi tắm nước lạnh, sợ hãi hay xúc động mạnh, hay một vận động gắng sức, hoặc một thao tác quá đáng như đang hoạt động tình dục. Hoạt động đó ẽ làm gia tăng đột ngột áp lực trong mạch máu và làm vỡ chỗ dị dạng, kết quả là bệnh nhân rơi vào hôn mê sâu và tử vong tức khắc hay sau một giờ.
    Đột tử thường ra gấp 5 lần đối với người nghiện rượu và thuốc lá
    Tỷ lệ đột tử ở thanh thiếu niên nam có nguyên nhân di dạng mạch máu não cao hơn nhiều lần đối với hẹp van động mạch chủ bẩm sinh hay thuyên tắc động mạch phổi.
    Cá nhân vua Lê Thái Tông có những yếu tố bệnh lý như tuổi tác, say mê tửu sắc, hoạt động gắng sức, tất cả gần với trường hợp đột tử có nguyên nhân dị dạng mạch máu não hơn bất cứ nguyên nhân nào khác.
    Nếu như nhà vua không bị Nguyễn Thị Lộ hay một ai đó đầu độc thì chỉ có một chuyện "vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng." Chữ Thức ở đây có ẩn ý gì không? Ta có thể phỏng đoán nguyên nhân cái chết của Lê Thái Tông Hoàng Đế là do bị vỡ dị dạng mạch máu não.
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

    Comment

    Working...
    X