"Nhất sinh đê thủ bái mai hoa"
Tết năm nay , nhà hắn chưng một cành mai khá đẹp. Cành cây khẳng khiu già cỗi nẩy ra những bông hoa vàng tươi rực rỡ hết sức tự nhiên chứự không có vẻ uốn nắn chăm chút như cành mai của người chuyên làm hàng kiểng. Điều thú vị là ra Giêng , khoảng mười rằm , cành mai lại nở thêm một đợt hoa mới. Hắn phát hiện ra điều kỳ diệu ấy , thấy vui vui , đang đêm không ngủ được bật dậy , tự rót cho mình một ly rượu ngâm tắc kè , ngồi uống nhâm nhi và ngắm hoa một mình. A ha , nhị độ mai ! Đúng là mai nở hai lần , dường như lần sau đẹp hơn lần trước. Tháng Giêng kéo dài hơn mọi tháng trong năm , bởi đến công sở nào cũng thấy người ta ngồi tán láo dăm ba câu chuyện phiếm về thời cuộc rồi rủ nhau uống rượu thưởng xuân. Hắn khoe năm nay nhà có cành mai nở hai lần. Hắn có niềm vui nào để khoe đâu. Có người cười bảo: " Coi chừng năm nay ông có thêm bà nhỏ ". Hắn bảo: " Không dám đâu ". Có người nghiêm túc nói: " Chắc là trúng số độc đắc ". Hắn cười hồn nhiên: " Tôi mua hoài à , có trúng đâu , chỉ một lần trúng an ủi được hai mươi lăm ngàn đãi bạn nhậu hết năm chục ngàn , đã lỗ càng thêm lỗ ". Duy chỉ có một bà hàng xóm chuyên bói bài Tây mà vợ hắn rất mê thì nói: " Năm nay chú gặp lại bạn cũ , gặp hai người cùng lúc "!
Bà thầy bói nói đúng. Người đầu tiên đến nhà hắn là Phước cựu giáo viên Hóa , hiện là đại diện thương mại cho hãng Dược phẩm Phác-ma-sa của nước ngoài đóng tại thành phố. Phước đi xe hơi đời mới gắn máy lạnh. Chiếc xe chật vật lắm mới vào nổi con hẻm , chủ nó cũng chật vật bưng thùng bia lon bước vào nhà hắn.
- Trời đất , rồng đến nhà tôm còn mang theo nước mưa. Hắn cười đỡ tay bạn
Phước vẫn tỉnh queo dù mười năm qua chưa hề gặp nhau , anh ta hỏi , giọng hơi nghẹt nơi cuống họng vì quá mập:
- Thằng Đức chưa đến à?
- ủa , nó về nước hồi nào?
- Mày quên lời hẹn rồi. Phước nói mà không trả lời , tao vẫn nhớ , lúc chia tay hẹn " Mười năm sau đúng ngày rằm tháng Giêng , thằng nào còn sống nhớ tìm nhau ".
- Ai mà quên ! Hắn chống chế và bỗng thấy buồn cười. Thằng Đức ở tít bên Mỹ, cón mày đổi nhà một năm vài bận. Nhớ cũng biết đâu mà tìm.
Vừa lúc ấy thì Đức đến , hắn ngớ ra nhìn bạn. Anh ta đi chiếc xe máy cọc cạch chỉ còn hai bánh, sườn tróc sơn loang lổ và ăn mặc trông chẳng khác mấy anh xe thồ chở lu sành miệt Lái Thiêu đi bán dạo. Không thể tin đây là một Việt Kiều giàu có và thành đạt trở về thăm quê hương. Phước sang trọng bao nhiêu thì Đức nhếch nhác bấy nhiêu. Điều lạ lùng hơn, Phước nói huyên thuyên như cái máy đủ thứ chuyện trên trời dưới bể còn Đức chỉ ngồi cười hưởng ứng tuyệt nhiên không nói câu nào...
Họ vốn là ba anh thầy giáo. Phước gốc người miền Trung, dòng tôn thất , thỉnh thoảng lại hứng lên khoe: " Tao ngang vai với anh Bảo Đại ", dạy môn Hoá. Đức là người Nam bộ, có một nửa gia đình ở bên Mỹ ,ông anh cả là chuyên viên hãng IBM , dạy môn toán. Hắn là bộ đội chuyển ngành , thi vào đại học Văn vì sau bao năm quân ngũ không còn nhớ nổi một hàm số lượng giác , dạy văn kiêm dạy môn Chính trị , gốc người Bắc. Bộ ba này dạy học ở một vùng kinh tế mới nghèo nàn , khi buồn thường rủ nhau uống rượu giải khuây. Ông Hiệu trưởng có lần khen: " Ba thầy chơi với nhau là tượng trưng cho khối thống nhất dân tộc ". Nói thế nhưng ông rất sợ Phước và Đức bỏ dạy còn hắn ông thường gặp riêng đe: " Coi chừng thoái hóa biến chất vì những viên đạn bọc đường ". Hắn bực lắm nổi máu lính lên: " Tôi sợ chúng nó không dám bắn bằng đạn ấy. Nó bắn, tôi sẽ mút hết đường rồi nhổ đạn ra ". Thực lòng nhiều khi cả ba đều có cảm giác mình là những kẻ bị lưu đày chỉ mong hết hạn để xin chuyển vùng về thành phố. Cứ mỗi khi say , hắn lại tạc một bài hát dựa theo nhịp hành khúc:
" Chúng ta là trí thức
Chúng ta là thầy giáo
Chứ không phải nhà nông
Chúng ta nghèo tiền nong
Nhưng lại giàu đạo đức
Tuy đời nhiều khổ cực
Nhưng nghề này vinh quang "
Ông Hiệu trưởng muốn trả bộ ba bất trị về Ty giáo dục nhưng ở Ty không chịu , trả họ thì biết lấy ai điều đến nơi khỉ ho cò gáy này.
Hắn là người đầu tiên chấm dứt quãng đời độc thân , lấy một cô vợ dạy nhạc trên tỉnh. Hắn chẳng ao ước gì hơn được chuyển theo lên trên ấy để hợp lý hóa gia đình. Phước rất tán thành: " Vợ ở mô , Thủ đô ở đó, mi ạ ". Còn Đức chỉ băn khoăn:" Mày lấy vợ rồi làm sao để sống?" Phước gắt: " Ra chợ trời! ". Hắn lúi húi tập viết văn gửi đăng các báo. Phước về Sài Gòn mang thuốc tây lên bỏ mối. Đức suốt ngày ôm các tậùp tài liệu Tin học ra nghiền ngẫm.
Khi hắn có quyết định thuyên chuyển về một tờ báo địa phương thì hai người bạn bắt đầu chao đảo như ngồi trên con đò không có bơi chèo. Bữa nhậu chia tay chỉ có chai rượu đế và mấy trái ổi chua. Phước tuyên bố sẽ bỏ nghề dạy học , về Sài Gòn , phụ mạ buôn bán. Đức vốn ít nói nhất , bỗng tiết lộ , vẫn ở lại dạy trường này cho đến khi móc nối xong chuyện bến bãi để... vượt biên !
Thế là họ chia tay nhau , chia tay trong cơn say kẻ sỹ không gặp thời. Họ hẹn nhau , hẹn trong cơn say ngất ngư vì đói và vì buồn. " Mười năm nữa gặp lại"!
Phước ngụp lặn mười năm chốn thương trường , nhờ thời mở cửa , nhờ có kinh nghiệm , trở thành đại diện cho một công ty dược phẩm nước ngoài. Đức ra đi vượt biên , nhờ ơn bề trên ban , nên trời yên bể lặng , nằm trại tị nạn vài năm sau đó sang Mỹ trót lọt , học thành tài làm Giám đốc một hãng điện tử chuyên chế tạo phần mềm vi tính ở Cali. Hắn sau mười năm ôm mộng văn chương tải đạo , in được vài cuốn sách. Bây giờ, cả người yêu lẫn người ghét đều gọi hắn là nhà văn. Hắn đang làm ông chủ một gia đình có hai đứa con , một gái một trai. Đứa gái theo học trường nhạc để nối nghề mẹ. Đứa trai học võ lớp ban đêm ở Câu lạc bộ giỏi hơn học ban ngày ở trường phổ thông.Có lúc hắn buồn vì thằng cu học dốt nhưng rồi tặc lưỡi , con trai chỉ cần lớn lên khỏe mạnh là đủ , ra đời đứa giỏi võ thường sống tử tế hơn đứa giỏi văn.Có lúc hắn lại buồn vì mình quá nghèo,thời này người ta đang ca ngợi những người giàu, đồng nghiệp hắn hôm qua còn vác bút đánh hôi người giàu,hôm nay đã trở bút khen và coi thời này nghèo là một cái tội, là do ngu.Nhưng hắn lại tự an ủi mình, nhà văn có mấy ai giàu đâu.
Cuộc hội ngộ của ba người bạn sau mười năm trời từ ba ngã đường đời tại nhà hắn thật đặc biệt.Đức kè tấm bảng màu trắng và cây chì dầu,viết những điều cần đối thoại.Hình như, Đức cảm thấy con người không cần đến tiếng nói trong khi giao tiếp nữa.Phước tỏ vẻ thông cảm bỏ qua, còn hắn thấy gợn lên cái gì đó rất khó chịu. Đức nhìn thái độ chủ nhà và hiểu ra rồi chìa tấm bảng viết:"Xin lỗi,tao đang tập đời sống giản đơn, nhịn nói được vài năm nay.Càng nhịn càng thấy khỏe người ra!" Đức cười,nụ cười hiền dịu như các bậc thánh nhân,mặc dù nghe Phước bô bô kể chuyện đủ thứ bậy bạ. Phước đã có người vợ kèm đứa con riêng xinh hơn mẹ và cứ làm lấy lạ cho mình:
- Nguy lắm tụi bây ạ,tao sinh bệnh thèm gái tơ.Hễ vào nhà hàng uống vài lon bia là tay chân ngứa ngáy , bắt đầu quờ quạng tùm lum vì chịu hết nổi. Không có món đó là đầu óc bí rị. Phước nói nhiều đến nỗi sau khi dùng cạn nửa thùng bia thì xin phép về khách sạn vì có bà xã đang chờ.
- Sao mày không đưa chị ấy vào chơi cho biết nhà?Hắn trách Phước.
- Mày chỉ là thằng khờ. Khách sạn nào thời này tao cũng có bà xã đang chờ.
- Coi chừng Si da nghe bồ.
- Hừ , Việt Nam làm gì có Si đa , mày yên chí tao làm nghề thuốc mà. Ê , hai cháu ra đây bác Phước lì xì.
Hình như hai đứa con hắn lấp ló suốt buổi chỉ để chờ có thế , chúng khoanh tay ngoan ngoãn bước ra. Đức cũng chỉ chờ có vậy , suốt buổi anh uống chưa hết một lon bia , liền rút hai tờ đô la màu xanh cho hai đứa , ghé tấm bảng ghi vội mấy chữ: " Chúc các cháu học giỏi ". Phước lè nhè giọng say:
-Bác Đức người Mỹ cho tụi bây hai trăm tiền Mỹ , bác người Việt lì xì hai trăm tiền Việt nghe.
Thằng cu con cười: " Hai trăm mua được cái pháo chuột "!
- Thằng này giỏi , nói tiền là nghĩ đến hàng. Hai trăm đồng là hai trăm ngàn. Bác gọi ngàn là đồng. Chỉ có ba mày mới gọi đồng là đồng thôi con ơi!
Hắn ngồi lặng người trước hai bạn. Chưa bao giờ hắn thấy người ta cho trẻ con món tiền lớn như vậy. Ngày Tết ai đến chúc xuân lì xì cho con , hắn đều có cảm giác áy náy như kiến cắn trong người , thường nói mấy câu chiếu lệ: " Thôi bác ơi, cháu lớn rồi " hoặc là " Hết Tết rồi bác đừng cho cháu nữa ". Nói thế nhưng khách vừa đi khỏi là hắn chìa tay xin con những đồng tiền mới để cầm đi chúc Tết và lì xì cho con nhà người ta. Có những nhà khấm khá hắn không dám đến chơi vì sợ không đủ tiền lì xì. Cái nghèo đã làm hắn thành người không biết điều. Giờ đây trước hai người bạn cũ hắn bỗng thấy mặc cảm kinh khủng cho cảnh nhà mình nhưng vẫn gắng thản nhiên cười nửa miệng , nụ cười như mếu. Thằng cu không ý tứ bằng con chị , chìa xấp tiền ta lẫn tiền Mỹ cho ba theo thói quen:
- Ba cất đi nè. Ba ơi tại sao không gọi là tiền Mỹ lại gọi là đô-la?
Hắn gắt con vì ngượng ngùng dâng lên đầy ngực:
- Ba không biết ! Cầm đưa vào nhà trong cho mẹ.
Phước đã đứng lên liền kéo thằng nhỏ lại gần:
- Gọi là đô-la vì khi cầm nó người ta nghe có tiếng nhạc phát ra từ trong lòng con ạ. Đấy con nhìn bác Đức coi , bác có mang trong bóp một bản giao hưởng Mùa xuân đấy.Gái lớn , cháu học nhạc có biết bản giao hưởng Mùa xuân của Bết-thô-ven không? Đức xua tay , chìa tấm bảng trắng ra:" Đừng đùa cợt chuyện tiền bạc làm trẻ con chóng già ".
Phước đi rồi , bữa nhậu đã tàn. Chỉ còn lại hai người. Hắn hỏi Đức:
- Có phải mầy theo giáo phái " tịnh khẩu " không?
Đức viết vào tấm bảng: " Tao không tin vào tôn giáo nào cả , tao chỉ tin vào con người "!
- Thế hàng ngày khi cần cãi nhau , mày nhờ máy vi tính chửi hộ à? Tấm bảng lại hiện ra dòng chữ viết tay rất chân phương: " Bên Mỹ người ta chỉ cãi nhau ở Quốc hội , còn ngoài đời có chuyện gì để cãi nhau. "
- Mày xạo ! Làm giám đốc hãng không nói làm sao điều khiển nhân viên?
" Nhân viên chỉ nhìn vào mắt tao là họ hiểu! "
- Thếvợ mày nó không buồn khi phải sống với anh câm ư?
" Vợ tao bỏ tao lấy một thằng Mỹ rồi "!
Hắn sững sờ , tỉnh hẳn cơn say. Hắn thấy mình chẳng còn gì để trò chuyện với bạn nữa. Thật buồn khi ngồi với nhau mà không còn biết phải nói với nhau điều gì.
Đức vẫn cúi xuống tấm bảng màu trắng viết tiếp vào đấy: " Mày là người hạnh phúc vì mày có hai đứa con. Phải lo cho chúng. Chúng là tương lai còn thế hệ ta coi như đồ bỏ "! Hắn thở dài ngước nhìn cành mai nở muộn. Cơn gió tháng Giêng mang đầy hơi xuân làm những cánh hoa vàng rung rinh nhè nhẹ.
ST ! ( Tác Giả: Nguyễn Đức Thọ )
Tết năm nay , nhà hắn chưng một cành mai khá đẹp. Cành cây khẳng khiu già cỗi nẩy ra những bông hoa vàng tươi rực rỡ hết sức tự nhiên chứự không có vẻ uốn nắn chăm chút như cành mai của người chuyên làm hàng kiểng. Điều thú vị là ra Giêng , khoảng mười rằm , cành mai lại nở thêm một đợt hoa mới. Hắn phát hiện ra điều kỳ diệu ấy , thấy vui vui , đang đêm không ngủ được bật dậy , tự rót cho mình một ly rượu ngâm tắc kè , ngồi uống nhâm nhi và ngắm hoa một mình. A ha , nhị độ mai ! Đúng là mai nở hai lần , dường như lần sau đẹp hơn lần trước. Tháng Giêng kéo dài hơn mọi tháng trong năm , bởi đến công sở nào cũng thấy người ta ngồi tán láo dăm ba câu chuyện phiếm về thời cuộc rồi rủ nhau uống rượu thưởng xuân. Hắn khoe năm nay nhà có cành mai nở hai lần. Hắn có niềm vui nào để khoe đâu. Có người cười bảo: " Coi chừng năm nay ông có thêm bà nhỏ ". Hắn bảo: " Không dám đâu ". Có người nghiêm túc nói: " Chắc là trúng số độc đắc ". Hắn cười hồn nhiên: " Tôi mua hoài à , có trúng đâu , chỉ một lần trúng an ủi được hai mươi lăm ngàn đãi bạn nhậu hết năm chục ngàn , đã lỗ càng thêm lỗ ". Duy chỉ có một bà hàng xóm chuyên bói bài Tây mà vợ hắn rất mê thì nói: " Năm nay chú gặp lại bạn cũ , gặp hai người cùng lúc "!
Bà thầy bói nói đúng. Người đầu tiên đến nhà hắn là Phước cựu giáo viên Hóa , hiện là đại diện thương mại cho hãng Dược phẩm Phác-ma-sa của nước ngoài đóng tại thành phố. Phước đi xe hơi đời mới gắn máy lạnh. Chiếc xe chật vật lắm mới vào nổi con hẻm , chủ nó cũng chật vật bưng thùng bia lon bước vào nhà hắn.
- Trời đất , rồng đến nhà tôm còn mang theo nước mưa. Hắn cười đỡ tay bạn
Phước vẫn tỉnh queo dù mười năm qua chưa hề gặp nhau , anh ta hỏi , giọng hơi nghẹt nơi cuống họng vì quá mập:
- Thằng Đức chưa đến à?
- ủa , nó về nước hồi nào?
- Mày quên lời hẹn rồi. Phước nói mà không trả lời , tao vẫn nhớ , lúc chia tay hẹn " Mười năm sau đúng ngày rằm tháng Giêng , thằng nào còn sống nhớ tìm nhau ".
- Ai mà quên ! Hắn chống chế và bỗng thấy buồn cười. Thằng Đức ở tít bên Mỹ, cón mày đổi nhà một năm vài bận. Nhớ cũng biết đâu mà tìm.
Vừa lúc ấy thì Đức đến , hắn ngớ ra nhìn bạn. Anh ta đi chiếc xe máy cọc cạch chỉ còn hai bánh, sườn tróc sơn loang lổ và ăn mặc trông chẳng khác mấy anh xe thồ chở lu sành miệt Lái Thiêu đi bán dạo. Không thể tin đây là một Việt Kiều giàu có và thành đạt trở về thăm quê hương. Phước sang trọng bao nhiêu thì Đức nhếch nhác bấy nhiêu. Điều lạ lùng hơn, Phước nói huyên thuyên như cái máy đủ thứ chuyện trên trời dưới bể còn Đức chỉ ngồi cười hưởng ứng tuyệt nhiên không nói câu nào...
Họ vốn là ba anh thầy giáo. Phước gốc người miền Trung, dòng tôn thất , thỉnh thoảng lại hứng lên khoe: " Tao ngang vai với anh Bảo Đại ", dạy môn Hoá. Đức là người Nam bộ, có một nửa gia đình ở bên Mỹ ,ông anh cả là chuyên viên hãng IBM , dạy môn toán. Hắn là bộ đội chuyển ngành , thi vào đại học Văn vì sau bao năm quân ngũ không còn nhớ nổi một hàm số lượng giác , dạy văn kiêm dạy môn Chính trị , gốc người Bắc. Bộ ba này dạy học ở một vùng kinh tế mới nghèo nàn , khi buồn thường rủ nhau uống rượu giải khuây. Ông Hiệu trưởng có lần khen: " Ba thầy chơi với nhau là tượng trưng cho khối thống nhất dân tộc ". Nói thế nhưng ông rất sợ Phước và Đức bỏ dạy còn hắn ông thường gặp riêng đe: " Coi chừng thoái hóa biến chất vì những viên đạn bọc đường ". Hắn bực lắm nổi máu lính lên: " Tôi sợ chúng nó không dám bắn bằng đạn ấy. Nó bắn, tôi sẽ mút hết đường rồi nhổ đạn ra ". Thực lòng nhiều khi cả ba đều có cảm giác mình là những kẻ bị lưu đày chỉ mong hết hạn để xin chuyển vùng về thành phố. Cứ mỗi khi say , hắn lại tạc một bài hát dựa theo nhịp hành khúc:
" Chúng ta là trí thức
Chúng ta là thầy giáo
Chứ không phải nhà nông
Chúng ta nghèo tiền nong
Nhưng lại giàu đạo đức
Tuy đời nhiều khổ cực
Nhưng nghề này vinh quang "
Ông Hiệu trưởng muốn trả bộ ba bất trị về Ty giáo dục nhưng ở Ty không chịu , trả họ thì biết lấy ai điều đến nơi khỉ ho cò gáy này.
Hắn là người đầu tiên chấm dứt quãng đời độc thân , lấy một cô vợ dạy nhạc trên tỉnh. Hắn chẳng ao ước gì hơn được chuyển theo lên trên ấy để hợp lý hóa gia đình. Phước rất tán thành: " Vợ ở mô , Thủ đô ở đó, mi ạ ". Còn Đức chỉ băn khoăn:" Mày lấy vợ rồi làm sao để sống?" Phước gắt: " Ra chợ trời! ". Hắn lúi húi tập viết văn gửi đăng các báo. Phước về Sài Gòn mang thuốc tây lên bỏ mối. Đức suốt ngày ôm các tậùp tài liệu Tin học ra nghiền ngẫm.
Khi hắn có quyết định thuyên chuyển về một tờ báo địa phương thì hai người bạn bắt đầu chao đảo như ngồi trên con đò không có bơi chèo. Bữa nhậu chia tay chỉ có chai rượu đế và mấy trái ổi chua. Phước tuyên bố sẽ bỏ nghề dạy học , về Sài Gòn , phụ mạ buôn bán. Đức vốn ít nói nhất , bỗng tiết lộ , vẫn ở lại dạy trường này cho đến khi móc nối xong chuyện bến bãi để... vượt biên !
Thế là họ chia tay nhau , chia tay trong cơn say kẻ sỹ không gặp thời. Họ hẹn nhau , hẹn trong cơn say ngất ngư vì đói và vì buồn. " Mười năm nữa gặp lại"!
Phước ngụp lặn mười năm chốn thương trường , nhờ thời mở cửa , nhờ có kinh nghiệm , trở thành đại diện cho một công ty dược phẩm nước ngoài. Đức ra đi vượt biên , nhờ ơn bề trên ban , nên trời yên bể lặng , nằm trại tị nạn vài năm sau đó sang Mỹ trót lọt , học thành tài làm Giám đốc một hãng điện tử chuyên chế tạo phần mềm vi tính ở Cali. Hắn sau mười năm ôm mộng văn chương tải đạo , in được vài cuốn sách. Bây giờ, cả người yêu lẫn người ghét đều gọi hắn là nhà văn. Hắn đang làm ông chủ một gia đình có hai đứa con , một gái một trai. Đứa gái theo học trường nhạc để nối nghề mẹ. Đứa trai học võ lớp ban đêm ở Câu lạc bộ giỏi hơn học ban ngày ở trường phổ thông.Có lúc hắn buồn vì thằng cu học dốt nhưng rồi tặc lưỡi , con trai chỉ cần lớn lên khỏe mạnh là đủ , ra đời đứa giỏi võ thường sống tử tế hơn đứa giỏi văn.Có lúc hắn lại buồn vì mình quá nghèo,thời này người ta đang ca ngợi những người giàu, đồng nghiệp hắn hôm qua còn vác bút đánh hôi người giàu,hôm nay đã trở bút khen và coi thời này nghèo là một cái tội, là do ngu.Nhưng hắn lại tự an ủi mình, nhà văn có mấy ai giàu đâu.
Cuộc hội ngộ của ba người bạn sau mười năm trời từ ba ngã đường đời tại nhà hắn thật đặc biệt.Đức kè tấm bảng màu trắng và cây chì dầu,viết những điều cần đối thoại.Hình như, Đức cảm thấy con người không cần đến tiếng nói trong khi giao tiếp nữa.Phước tỏ vẻ thông cảm bỏ qua, còn hắn thấy gợn lên cái gì đó rất khó chịu. Đức nhìn thái độ chủ nhà và hiểu ra rồi chìa tấm bảng viết:"Xin lỗi,tao đang tập đời sống giản đơn, nhịn nói được vài năm nay.Càng nhịn càng thấy khỏe người ra!" Đức cười,nụ cười hiền dịu như các bậc thánh nhân,mặc dù nghe Phước bô bô kể chuyện đủ thứ bậy bạ. Phước đã có người vợ kèm đứa con riêng xinh hơn mẹ và cứ làm lấy lạ cho mình:
- Nguy lắm tụi bây ạ,tao sinh bệnh thèm gái tơ.Hễ vào nhà hàng uống vài lon bia là tay chân ngứa ngáy , bắt đầu quờ quạng tùm lum vì chịu hết nổi. Không có món đó là đầu óc bí rị. Phước nói nhiều đến nỗi sau khi dùng cạn nửa thùng bia thì xin phép về khách sạn vì có bà xã đang chờ.
- Sao mày không đưa chị ấy vào chơi cho biết nhà?Hắn trách Phước.
- Mày chỉ là thằng khờ. Khách sạn nào thời này tao cũng có bà xã đang chờ.
- Coi chừng Si da nghe bồ.
- Hừ , Việt Nam làm gì có Si đa , mày yên chí tao làm nghề thuốc mà. Ê , hai cháu ra đây bác Phước lì xì.
Hình như hai đứa con hắn lấp ló suốt buổi chỉ để chờ có thế , chúng khoanh tay ngoan ngoãn bước ra. Đức cũng chỉ chờ có vậy , suốt buổi anh uống chưa hết một lon bia , liền rút hai tờ đô la màu xanh cho hai đứa , ghé tấm bảng ghi vội mấy chữ: " Chúc các cháu học giỏi ". Phước lè nhè giọng say:
-Bác Đức người Mỹ cho tụi bây hai trăm tiền Mỹ , bác người Việt lì xì hai trăm tiền Việt nghe.
Thằng cu con cười: " Hai trăm mua được cái pháo chuột "!
- Thằng này giỏi , nói tiền là nghĩ đến hàng. Hai trăm đồng là hai trăm ngàn. Bác gọi ngàn là đồng. Chỉ có ba mày mới gọi đồng là đồng thôi con ơi!
Hắn ngồi lặng người trước hai bạn. Chưa bao giờ hắn thấy người ta cho trẻ con món tiền lớn như vậy. Ngày Tết ai đến chúc xuân lì xì cho con , hắn đều có cảm giác áy náy như kiến cắn trong người , thường nói mấy câu chiếu lệ: " Thôi bác ơi, cháu lớn rồi " hoặc là " Hết Tết rồi bác đừng cho cháu nữa ". Nói thế nhưng khách vừa đi khỏi là hắn chìa tay xin con những đồng tiền mới để cầm đi chúc Tết và lì xì cho con nhà người ta. Có những nhà khấm khá hắn không dám đến chơi vì sợ không đủ tiền lì xì. Cái nghèo đã làm hắn thành người không biết điều. Giờ đây trước hai người bạn cũ hắn bỗng thấy mặc cảm kinh khủng cho cảnh nhà mình nhưng vẫn gắng thản nhiên cười nửa miệng , nụ cười như mếu. Thằng cu không ý tứ bằng con chị , chìa xấp tiền ta lẫn tiền Mỹ cho ba theo thói quen:
- Ba cất đi nè. Ba ơi tại sao không gọi là tiền Mỹ lại gọi là đô-la?
Hắn gắt con vì ngượng ngùng dâng lên đầy ngực:
- Ba không biết ! Cầm đưa vào nhà trong cho mẹ.
Phước đã đứng lên liền kéo thằng nhỏ lại gần:
- Gọi là đô-la vì khi cầm nó người ta nghe có tiếng nhạc phát ra từ trong lòng con ạ. Đấy con nhìn bác Đức coi , bác có mang trong bóp một bản giao hưởng Mùa xuân đấy.Gái lớn , cháu học nhạc có biết bản giao hưởng Mùa xuân của Bết-thô-ven không? Đức xua tay , chìa tấm bảng trắng ra:" Đừng đùa cợt chuyện tiền bạc làm trẻ con chóng già ".
Phước đi rồi , bữa nhậu đã tàn. Chỉ còn lại hai người. Hắn hỏi Đức:
- Có phải mầy theo giáo phái " tịnh khẩu " không?
Đức viết vào tấm bảng: " Tao không tin vào tôn giáo nào cả , tao chỉ tin vào con người "!
- Thế hàng ngày khi cần cãi nhau , mày nhờ máy vi tính chửi hộ à? Tấm bảng lại hiện ra dòng chữ viết tay rất chân phương: " Bên Mỹ người ta chỉ cãi nhau ở Quốc hội , còn ngoài đời có chuyện gì để cãi nhau. "
- Mày xạo ! Làm giám đốc hãng không nói làm sao điều khiển nhân viên?
" Nhân viên chỉ nhìn vào mắt tao là họ hiểu! "
- Thếvợ mày nó không buồn khi phải sống với anh câm ư?
" Vợ tao bỏ tao lấy một thằng Mỹ rồi "!
Hắn sững sờ , tỉnh hẳn cơn say. Hắn thấy mình chẳng còn gì để trò chuyện với bạn nữa. Thật buồn khi ngồi với nhau mà không còn biết phải nói với nhau điều gì.
Đức vẫn cúi xuống tấm bảng màu trắng viết tiếp vào đấy: " Mày là người hạnh phúc vì mày có hai đứa con. Phải lo cho chúng. Chúng là tương lai còn thế hệ ta coi như đồ bỏ "! Hắn thở dài ngước nhìn cành mai nở muộn. Cơn gió tháng Giêng mang đầy hơi xuân làm những cánh hoa vàng rung rinh nhè nhẹ.
ST ! ( Tác Giả: Nguyễn Đức Thọ )