Từ thuở nhỏ, Sáu Bộ theo một người bạn lên núi Cô Tô để học đạo nhưng không có đạo nào quyến rũ anh được lâu dài. Hết đạo Ớt qua tới đạo Ðất; từ giã ông đạo Ðất, anh đến thọ giới tại cốc của ông đạo Nằm. Chán ông đạo Nằm, anh đi lang thang qua núi Dài với ý định cuốc đất làm rẫy. buổi chiều đó, anh ngồi trên phiến đá, mắt đăm đăm nhìn cảnh núi rừng, chợt thấy một ông lão râu tóc bạc phơ, tay chống gậy trầm hương từ từ đi lại. Ðoán chừng đó là một trong số trăm ngàn đạo sĩ ở vùng Thất Sơn này, anh không để ý cho lắm. Nhưng ông lão nọ bỗng sừng bước trước mặt anh, nhịp gậy xuống đất ba lần, cười lên ba tiếng lớn mà rằng:
Chim bay về núi tối rồi.
Sao không lo liệu còn ngồi chi đây?
Anh đứng dậy, chắp tay chào. Ðạo sĩ ung dung nói:
- Chưa nghe lời ta ư? Thời kỳ này là thời kỳ “mạt pháp”... Chim đã bay về núi, trời đã tối.
Anh đáp:
- Con chưa hiểu rõ. Bạch đạo sĩ, “mạt pháp” nghĩa là thế nào? Phải chăn mạt pháp là người Pháp tàn mạt?
Ðạo sĩ gật đầu:
- Khá khen cho con. Hiềm vì con có chí mà thiếu tài. Nghe con nói, bần đạo vui vẻ biết mấy như giữa trưa nắng mà uống được nước Cam lồ. Mạt pháp có nghĩa là thời kỳ giáo pháp suy đồi, đạo đức của tiền nhân không còn được thịnh. Tại vì nhân tâm rối loạn ư? Cũng phải. Tại vì bọn Phù Lang Sa ư? Thậm phải... Con hiểu sai nhưng mà nói đúng.
- Bạch đạo sĩ, đó là chuyện quốc sự của kẻ còn nặng lòng trần tục.
- Nhưng ở đây chúng ta chưa phải là tiên. - đạo sĩ nói.
Ðuối lý, anh cố suy nghĩ để trả lời. Ðạo sĩ nói tiếp:
- Thời buổi mạt pháp nầy chưa có ai thành tiên hoặc gặp tiên được. Ai nói ngược lại tức là dối mình, dối người, dối với non cao, dối với bể rộng... Muốn thành tiên thì phải dày công tu luyện để ngày kia giữ được chức vị cao.
- Bạch đạo sĩ, công tu luyện ấy như thế nào... Chức vị ấy gọi là chi?
Ðạo sĩ nói lớn:
- Gọi là chức vị “chặt đầu Tây”. Con nghe chưa? Con nghe chưa? Xưa kia đức Nguyễn Trung Trực phá Kiên giang. Lúc sa cơ, Người không mảy may úy tử. Trước pháp trường, giặc khuyến dụ trăm điều, hứa ban cho... ôi thôi bao nhiêu là bạc vàng, chức vị! Người cả cười, chỉ xinh thọ lãnh một chức vị: chức nào mà Người có quyền chặt đầu tất cả bọn Tây.
Giọng đạo sĩ như nghẹn ngào:
- Hỡi ôi! Dũng tướng đã rơi đầu mà lời vàng ngọc nọ mãi rền vang trong lòng người, khắp non cao biển rộng... Chặt đầu Tây! chặt đầu Tây!
Dứt lời, đạo sĩ quay mình. Gió thổi mạnh. Lá rừng cát núi bốc lên xoay tròn mờ mịt như khỏa dấu chân, che dáng hình của đạo sĩ. Anh Sáu Bộ tất tả chạy theo, đôi mắt chóa lòa như vừa sống trong một giấc chiêm bao mầu nhiệm.
- Sư phụ! Cúi xin sư phụ thương con!
Giữa muôn trùng cỏ cây, anh chỉ nghe đá núi vọng lại:
- Chặt đầu Tây! Lời ấy không phải của ta nói. Con nghe không? Lời ấy của trời đất nói.
Thế là năm năm sau, chàng trai trẻ ấy xuống núi. tên Sáu Bộ được sửa lại là Tư Hiền, Tư Hiền chỉ mang theo cây roi dài một thước tám, bằng cây trắc. Với cây roi ấy và đường quờn Lưu Thủy, anh nghiễm nhiên trở thành chúa đảng Cánh Buồm Ðen, hùng cứ từ mũi Cà Mau đến hải phận Hà Tiên.
Sáng tinh sương,. Như thường lệ, Tư Hiền định cho ghe chạy dài theo mé biển. Vừa tách khỏi hòn Tre, gió nam thổi xuôi đưa anh về phía hòn Sơn Rái.
Kìa, một chiếc ghe trôi bềnh bồng theo sóng, lá buồm sụ xuống, cột buồm đứt hết dây chằng. Lập tức anh cập lại đoán có người vừa bị nạn. Trong ghe nọ chỉ thấy một ông lão nằm mê man bất tỉnh. Sau khi được cạy miệng uống hớp nước lạnh, ông tỉnh lại nhìn dáo dác:
- Ông đây là ai?
Tư Hiền đáp:
- Tôi là người đi mò ngọc điệp ở hòn Nhạn.
Ông lão khóc nức nở:
- Ăn cướp đánh tôi. Cha con tôi đi Rạch Giá bán tôm khô, về ngang đây bị nó chận lại giựt hết tiền, bắt luôn con gái; hẹn ba ngày sau đem trả lại.
Tư Hiền nói:
- Nó đi hướng nào? Lâu mau rồi? Tôi bắt tụi bất lương này đem về lập tức cho ông coi.
Tức thời buồm mũi và buồm lái xổ ra. Tay anh siết dây lèo thượng. Ghe phóng nhanh tới. Không mấy chút, đã thấy một đốm đen trước mặt.
anh thét to:
- Tụi bây coi tao!
Chiếc ghe trước vẫn giương hai cánh buồm màu đen chạy ngạo nghễ, khinh thường. Anh cho ghe sát lại, nhảy qua quơ roi đánh mạnh khiến sợi dây chằng ghe nọ phải đứt.
Buồm sụ xuống. Ghe chạy đảo nghiêng gần chìm.
Nghe vù một tiếng, Tư Hiền vội né mình. Biết rằng gặp tay đối thủ lợi hại, anh bình tĩnh chống đỡ. Chợt liếc phía sau, thấy ngọn lao phóng tời, anh lách qua. Ngọn lao đâm trúng bẹ ghe, ghìm sâu vào, tên nọ lỡ trớn té xuống biển.
- Biết ta là ai chưa?
Chưa dứt lời, Tư Hiền đã gài ngọn roi của tên còn lại xuống sạp. Hắn cố sức gỡ lên nhưng không xuể, rốt cuộc đành quì xuống:
- Nói thiệt với ông, tôi là ăn cướp biển. Lâu nay tôi từng gặp nhiều người tài giỏi nhưng chưa ai bằng ông. Tên thiệt tôi là Năm Bùn.
Tư Hiền đáp:
- Tại sao đánh một người già cả, nghèo hơn mình? Con gái của người ta mày giấu ở đâu? Mau trả lại. Ðồ du côn!
Năm Bùn năn nỉ:
- Trăm sự chỉ vì tôi chưa hiểu. Cô đó tôi giấu dưới khoang hầm.
Tư Hiền rất đỗi ngạc nhiên khi thấy nhan sắc khá lộng lẫy của cô nọ. Cô quì xuống lạy tạ ơn. Lập tức, anh bèn đưa cô sang ghe mình. Sau khi nhận lời hứa tái ngộ với Năm Bùn tại hòn Ðá Bạc, anh cho thuyền trở về gặp ông lão nọ.
Ðêm ấy anh ăn cơm ở Rạch Cóc, tại nhà ông lão. Nhơn bữa ăn, anh nhận thấy ông lão có ý tạ ơn mình bằng cách gả con gái cho, nếu anh muốn. Anh viện nhiều lẽ để từ chối. Trước lòng chân thành của gia đình, anh hứa sẽ trỡ về cưới, sau một thời gian hai năm.
- Kim Thoa! Ðừng buồn nghe em. Anh thề chết sống gì cũng trở lại cưới em làm vợ. Bây giờ anh phải ra đi. Anh đi sao thì về vậy...
Từ giã xong. Tư Hiền cho ghe tách bến, nhắm hướng hòn Ðá Bạc đúng theo lời hứa với Năm Bùn.
Thấy ghe của Tư Hiền đến đúng hẹn, Năm Bùn vô cùng mừng rỡ, khâm phục và ra lịnh cho bộ hạ phải nghiêm chỉnh đón chào.
Ðể tỏ lòng thành thật của mình, Tư Hiền đi hai tay không, để cây roi dưới ghe. Chào hỏi xong xuôi anh nhờ Năm Bùn cho bộ hạ lấy roi lên giùm mình. Lúc ăn uống, Tư Hiền ao ước được thưởng thức võ nghệ của đảng Cánh Buồm Ðen. Ðể đáp tạ, anh biễn diễn cho ai nấy xem một đường roi Lưu Thủy đã học được trên núi. Lúc biểu diễn, người ở ngoài tự do ném đá hoặc phóng dao vào thử. Ngọn roi xoay chung quanh mình anh như nước chảy không dứt, không rời, chớp nhoáng như gió...
Kết quả là Năm Bùn sẵn sàng giao đảng Cánh Buồm Ðen cho Tư Hiền làm đảng trưởng. Nhờ vậy đảng được chỉnh đốn lại.
Hằng ngày, các bộ hạ phải luyện tập võ nghệ cho tinh thông, cấm tuyệt không xâm phạm tài sản của người chài lưới ở ven biển. Hai kẻ thù chánh cần đánh đổ không nương tay là đoàn tàu “đoan” của Tây và ghe buôn lậu Hải Nam.
Từ đó về sau, nhiều tin tức mới lạ được làm đầu đề bàn tán cho dân chúng miền duyên hải Rạch Giá, Cà Mau:
- Trời ơi! Hai thằng con trai của ông X. bị ghe Hải Nam bắt, tưởng biệt tích... Ai dè mấy ông Buồm Ðen giựt lại được.
- Sáng hôm qua, có cái chưn vịt tàu của tụi “tàu cáo” để sẵn trên sân chợ. Tây hoảng hồn nhìn ra đó là chưn vịt của chiếc ca nô tuần biển đi mấy bữa rày chưa thấy về.
- Mấy ông Buồm Ðen đốt ghe Hải Nam ở hòn Nhạn. Bên này chết ba, bên kia chết trọn tàu...
Ba năm sau, có tin đảng Cánh Buồm Ðen đã rã.
Người đồn rằng: Chúa đảng vì quá giàu có nên trốn qua Xiêm. Không tán thành ý đó, kẻ khác quả quyết rằng chính mắt mình đã thấy xác chúa đảng trôi tấp vào bãi. Từ sáu tháng nay, đảng Cánh Buồm Ðen là đảng giả mạo.
Gia Ðình của cô Kim Thoa khổ tâm hơn hết. Một đêm lạnh lẽo nọ, có tiếng gõ cửa. Tư Hiền bước vào, ôm ghì lấy người hôn thê:
- Anh phải về, không bao giờ anh làm nghề này nữa.
- Tây tập nã anh, phãi không?
- Số là anh vừa giết oan một người. Tụi ghe Hải Nam lên hòn để mua heo, chừng kéo neo chúng không chịu trả tiền; anh đánh chết năm đứa. Nhưng rủi thay gặp một đứa biết võ nghệ khá cao. Anh đánh roi xuống. Nó đứng trên bãi, đưa roi lên đỡ trúng. Ngặt anh xuống tay mạnh quá, nó lún xuống bùn, ngã lăn trào máu miệng. Lúc hấp hối, nó ngoắc anh lại mà nói: “Tôi không phải chủ ghe. Tôi ở mướn mãn đời, giết tôi mà chi!”. Cảm động quá, anh cúi xuống xin lỗi nó, nó khoát tay anh ra, nói tiếp: “Tôi tha lỗi thì được. Còn vợ con tôi ở Hải Nam cũng đương làm mướn, Làm sao anh xin lỗi được...”
Kim Thoa! Em nghe anh nói lại chưa? Ðây là lần đầu tiên trong đời mà anh đau đớn nhứt. Anh giết oan người ta. Ngọn roi này, anh xuống tay mạnh quá, bị ô uế rồi. Tội nghiệp, chết không nhắm mắt mà ngón tay hắn còn chỉ về phía biển khơi, nơi quê vợ con. Thấy phận người mà nhớ tới phận mình, anh vội về đây.
tháng hai năm 1946. Có tin: Tây trở lại chiếm gần tới Rạch Giá, chúng đã nhảy dù xuống biên giới Việt Miên gần núi Sam, Châu Ðốc. Dân chúng sục sôi căm hờn tập trung lại ngọn Cái Bắc để bày mưu kế. Có đến trên ba mươi thanh niên tình nguyện đi bắt sống bọn Tây nhảy dù ở xa cách quê nhà hằng hai trăm cây số. Họ thiết lập một bàn thờ Tổ quốc giữa rừng, lấy củi tràm đốt thế cho trầm hương và mượn mặt bất để làm đỉnh đồng. Y phục của họ khác nhau, nhưng giống nhau ở chất vải màu luốc luốc, chứa chấp bao nhiêu rận. Giữa quang cảnh mộc mạc, thiêng liêng đó, người ta thấy một ông lão râu tóc bạc phơ chống cây gậy cao khỏi đầu bước ra.
Ai nấy thầm thì:
- Ông Năm Lập thợ câu của xóm mình!
Ông lão nọ bỗng rưng rưng nước mắt:
- Không! tôi không phải Năm Lập. Tên thiệt của tôi là Sáu Bộ. Có mấy năm đó, tôi lấy danh hiệu Tư Hiền, cầm đầu đảng Cánh Buồm Ðen.
- Trời! Chúa Ðảng là đây sao?
- Nói thiệt với bà con, tôi mai danh ẩn tích. Hôm nay tôi phải ra mặt. Nếu ngồi ì ở nhà, không ai làm gì tôi, nhưng tôi cảm thấy nhục nhã như thiếu món nọ gì đối với trời đất, núi non. Nếu xét tôi có tội, anh em cứ giết tôi để tế cờ. Bằng không thì cho phép tôi truyền lại bí quyết nhiệm mầu của đường Lưu Thuỷ mà thầy tôi dạy hồi năm mươi năm trước. Ðường quờn này ít ai biết lắm, lúc tôi diễn, bà con cứ ném cây, phóng dao vô mà không bao giờ trúng tôi.
Ông đứng thẳng người, hai tay chắp cây roi lên bái tổ rất kính cẩn. Rồi thì vút một tiếng, ngọn roi xoay tròn che lấp thân ông như dải lụa, như nước từ trên thác tuôn xuống chấp chóa. Ðến kẻ ngỗ nghịch nhứt cũng không dám ném cây vào để thí nghiệm như ông cho phép.
Lại một cuộc bàn tán náo nhiệt, vô trật tự:
- Học được đường quờn của ổng, chắc Tây về nước rồi. Thời giờ cấp bách lắm!
- Ði bắt “Tây nhảy dù” chỉ cần thanh niên lanh lẹn. Ông đi không được đâu. Ðể tụi tôi đốn tầm vông vạt nhọn, lẹ hơn...
Giọng ông lão nói ngậm ngùi:
- Không lẽ tôi tự vận. Bà con thương tôi. Nó là cây roi có chức vị “chặt đầu Tây” của tổ sư tôi truyền lại ở núi Dài, năm đó.
- Thôi, lộn xộn quá. Ông cho tôi cây roi này để làm cán mác thì hợp thời hơn, chặt vắn lại vài tấc, đầu kia tra lưỡi mác thông. Có chất sắt thêm vô, ngọn roi của ông mới xài được. Tôi biết là hư cây roi, uổng lắm nhưng ông chịu phiền.
- Ừ. Làm gì thì làm, miễn dùng nó được thì thôi. Thiếu củi nấu cơm, chặt khúc nó mà chụm, lão đây cũng không tiếc. Mấy cháu biết không? Ðây là thời kỳ mạt pháp.
Ðoàn quân ra đi gấp. Làm sao họ có thời giờ để hỏi han ông về một đôi danh từ xa lạ đó? Họ tản ra bốn hướng trời, ít người được trở về xóm cũ. Sau đó vài tháng, giặc vào đốt xém. Ông lão nọ chết vì không chịu tản cư, lưu lại một tình cảm lạ lùng, khó dứt khoát đối với những ai chưa hiểu rõ hoàn cảnh đặc biệt của phần đất Cà Mau tận cùng này.
ST ! ( Tác Giả : Sơn Nam )
Chim bay về núi tối rồi.
Sao không lo liệu còn ngồi chi đây?
Anh đứng dậy, chắp tay chào. Ðạo sĩ ung dung nói:
- Chưa nghe lời ta ư? Thời kỳ này là thời kỳ “mạt pháp”... Chim đã bay về núi, trời đã tối.
Anh đáp:
- Con chưa hiểu rõ. Bạch đạo sĩ, “mạt pháp” nghĩa là thế nào? Phải chăn mạt pháp là người Pháp tàn mạt?
Ðạo sĩ gật đầu:
- Khá khen cho con. Hiềm vì con có chí mà thiếu tài. Nghe con nói, bần đạo vui vẻ biết mấy như giữa trưa nắng mà uống được nước Cam lồ. Mạt pháp có nghĩa là thời kỳ giáo pháp suy đồi, đạo đức của tiền nhân không còn được thịnh. Tại vì nhân tâm rối loạn ư? Cũng phải. Tại vì bọn Phù Lang Sa ư? Thậm phải... Con hiểu sai nhưng mà nói đúng.
- Bạch đạo sĩ, đó là chuyện quốc sự của kẻ còn nặng lòng trần tục.
- Nhưng ở đây chúng ta chưa phải là tiên. - đạo sĩ nói.
Ðuối lý, anh cố suy nghĩ để trả lời. Ðạo sĩ nói tiếp:
- Thời buổi mạt pháp nầy chưa có ai thành tiên hoặc gặp tiên được. Ai nói ngược lại tức là dối mình, dối người, dối với non cao, dối với bể rộng... Muốn thành tiên thì phải dày công tu luyện để ngày kia giữ được chức vị cao.
- Bạch đạo sĩ, công tu luyện ấy như thế nào... Chức vị ấy gọi là chi?
Ðạo sĩ nói lớn:
- Gọi là chức vị “chặt đầu Tây”. Con nghe chưa? Con nghe chưa? Xưa kia đức Nguyễn Trung Trực phá Kiên giang. Lúc sa cơ, Người không mảy may úy tử. Trước pháp trường, giặc khuyến dụ trăm điều, hứa ban cho... ôi thôi bao nhiêu là bạc vàng, chức vị! Người cả cười, chỉ xinh thọ lãnh một chức vị: chức nào mà Người có quyền chặt đầu tất cả bọn Tây.
Giọng đạo sĩ như nghẹn ngào:
- Hỡi ôi! Dũng tướng đã rơi đầu mà lời vàng ngọc nọ mãi rền vang trong lòng người, khắp non cao biển rộng... Chặt đầu Tây! chặt đầu Tây!
Dứt lời, đạo sĩ quay mình. Gió thổi mạnh. Lá rừng cát núi bốc lên xoay tròn mờ mịt như khỏa dấu chân, che dáng hình của đạo sĩ. Anh Sáu Bộ tất tả chạy theo, đôi mắt chóa lòa như vừa sống trong một giấc chiêm bao mầu nhiệm.
- Sư phụ! Cúi xin sư phụ thương con!
Giữa muôn trùng cỏ cây, anh chỉ nghe đá núi vọng lại:
- Chặt đầu Tây! Lời ấy không phải của ta nói. Con nghe không? Lời ấy của trời đất nói.
Thế là năm năm sau, chàng trai trẻ ấy xuống núi. tên Sáu Bộ được sửa lại là Tư Hiền, Tư Hiền chỉ mang theo cây roi dài một thước tám, bằng cây trắc. Với cây roi ấy và đường quờn Lưu Thủy, anh nghiễm nhiên trở thành chúa đảng Cánh Buồm Ðen, hùng cứ từ mũi Cà Mau đến hải phận Hà Tiên.
Sáng tinh sương,. Như thường lệ, Tư Hiền định cho ghe chạy dài theo mé biển. Vừa tách khỏi hòn Tre, gió nam thổi xuôi đưa anh về phía hòn Sơn Rái.
Kìa, một chiếc ghe trôi bềnh bồng theo sóng, lá buồm sụ xuống, cột buồm đứt hết dây chằng. Lập tức anh cập lại đoán có người vừa bị nạn. Trong ghe nọ chỉ thấy một ông lão nằm mê man bất tỉnh. Sau khi được cạy miệng uống hớp nước lạnh, ông tỉnh lại nhìn dáo dác:
- Ông đây là ai?
Tư Hiền đáp:
- Tôi là người đi mò ngọc điệp ở hòn Nhạn.
Ông lão khóc nức nở:
- Ăn cướp đánh tôi. Cha con tôi đi Rạch Giá bán tôm khô, về ngang đây bị nó chận lại giựt hết tiền, bắt luôn con gái; hẹn ba ngày sau đem trả lại.
Tư Hiền nói:
- Nó đi hướng nào? Lâu mau rồi? Tôi bắt tụi bất lương này đem về lập tức cho ông coi.
Tức thời buồm mũi và buồm lái xổ ra. Tay anh siết dây lèo thượng. Ghe phóng nhanh tới. Không mấy chút, đã thấy một đốm đen trước mặt.
anh thét to:
- Tụi bây coi tao!
Chiếc ghe trước vẫn giương hai cánh buồm màu đen chạy ngạo nghễ, khinh thường. Anh cho ghe sát lại, nhảy qua quơ roi đánh mạnh khiến sợi dây chằng ghe nọ phải đứt.
Buồm sụ xuống. Ghe chạy đảo nghiêng gần chìm.
Nghe vù một tiếng, Tư Hiền vội né mình. Biết rằng gặp tay đối thủ lợi hại, anh bình tĩnh chống đỡ. Chợt liếc phía sau, thấy ngọn lao phóng tời, anh lách qua. Ngọn lao đâm trúng bẹ ghe, ghìm sâu vào, tên nọ lỡ trớn té xuống biển.
- Biết ta là ai chưa?
Chưa dứt lời, Tư Hiền đã gài ngọn roi của tên còn lại xuống sạp. Hắn cố sức gỡ lên nhưng không xuể, rốt cuộc đành quì xuống:
- Nói thiệt với ông, tôi là ăn cướp biển. Lâu nay tôi từng gặp nhiều người tài giỏi nhưng chưa ai bằng ông. Tên thiệt tôi là Năm Bùn.
Tư Hiền đáp:
- Tại sao đánh một người già cả, nghèo hơn mình? Con gái của người ta mày giấu ở đâu? Mau trả lại. Ðồ du côn!
Năm Bùn năn nỉ:
- Trăm sự chỉ vì tôi chưa hiểu. Cô đó tôi giấu dưới khoang hầm.
Tư Hiền rất đỗi ngạc nhiên khi thấy nhan sắc khá lộng lẫy của cô nọ. Cô quì xuống lạy tạ ơn. Lập tức, anh bèn đưa cô sang ghe mình. Sau khi nhận lời hứa tái ngộ với Năm Bùn tại hòn Ðá Bạc, anh cho thuyền trở về gặp ông lão nọ.
Ðêm ấy anh ăn cơm ở Rạch Cóc, tại nhà ông lão. Nhơn bữa ăn, anh nhận thấy ông lão có ý tạ ơn mình bằng cách gả con gái cho, nếu anh muốn. Anh viện nhiều lẽ để từ chối. Trước lòng chân thành của gia đình, anh hứa sẽ trỡ về cưới, sau một thời gian hai năm.
- Kim Thoa! Ðừng buồn nghe em. Anh thề chết sống gì cũng trở lại cưới em làm vợ. Bây giờ anh phải ra đi. Anh đi sao thì về vậy...
Từ giã xong. Tư Hiền cho ghe tách bến, nhắm hướng hòn Ðá Bạc đúng theo lời hứa với Năm Bùn.
Thấy ghe của Tư Hiền đến đúng hẹn, Năm Bùn vô cùng mừng rỡ, khâm phục và ra lịnh cho bộ hạ phải nghiêm chỉnh đón chào.
Ðể tỏ lòng thành thật của mình, Tư Hiền đi hai tay không, để cây roi dưới ghe. Chào hỏi xong xuôi anh nhờ Năm Bùn cho bộ hạ lấy roi lên giùm mình. Lúc ăn uống, Tư Hiền ao ước được thưởng thức võ nghệ của đảng Cánh Buồm Ðen. Ðể đáp tạ, anh biễn diễn cho ai nấy xem một đường roi Lưu Thủy đã học được trên núi. Lúc biểu diễn, người ở ngoài tự do ném đá hoặc phóng dao vào thử. Ngọn roi xoay chung quanh mình anh như nước chảy không dứt, không rời, chớp nhoáng như gió...
Kết quả là Năm Bùn sẵn sàng giao đảng Cánh Buồm Ðen cho Tư Hiền làm đảng trưởng. Nhờ vậy đảng được chỉnh đốn lại.
Hằng ngày, các bộ hạ phải luyện tập võ nghệ cho tinh thông, cấm tuyệt không xâm phạm tài sản của người chài lưới ở ven biển. Hai kẻ thù chánh cần đánh đổ không nương tay là đoàn tàu “đoan” của Tây và ghe buôn lậu Hải Nam.
Từ đó về sau, nhiều tin tức mới lạ được làm đầu đề bàn tán cho dân chúng miền duyên hải Rạch Giá, Cà Mau:
- Trời ơi! Hai thằng con trai của ông X. bị ghe Hải Nam bắt, tưởng biệt tích... Ai dè mấy ông Buồm Ðen giựt lại được.
- Sáng hôm qua, có cái chưn vịt tàu của tụi “tàu cáo” để sẵn trên sân chợ. Tây hoảng hồn nhìn ra đó là chưn vịt của chiếc ca nô tuần biển đi mấy bữa rày chưa thấy về.
- Mấy ông Buồm Ðen đốt ghe Hải Nam ở hòn Nhạn. Bên này chết ba, bên kia chết trọn tàu...
Ba năm sau, có tin đảng Cánh Buồm Ðen đã rã.
Người đồn rằng: Chúa đảng vì quá giàu có nên trốn qua Xiêm. Không tán thành ý đó, kẻ khác quả quyết rằng chính mắt mình đã thấy xác chúa đảng trôi tấp vào bãi. Từ sáu tháng nay, đảng Cánh Buồm Ðen là đảng giả mạo.
Gia Ðình của cô Kim Thoa khổ tâm hơn hết. Một đêm lạnh lẽo nọ, có tiếng gõ cửa. Tư Hiền bước vào, ôm ghì lấy người hôn thê:
- Anh phải về, không bao giờ anh làm nghề này nữa.
- Tây tập nã anh, phãi không?
- Số là anh vừa giết oan một người. Tụi ghe Hải Nam lên hòn để mua heo, chừng kéo neo chúng không chịu trả tiền; anh đánh chết năm đứa. Nhưng rủi thay gặp một đứa biết võ nghệ khá cao. Anh đánh roi xuống. Nó đứng trên bãi, đưa roi lên đỡ trúng. Ngặt anh xuống tay mạnh quá, nó lún xuống bùn, ngã lăn trào máu miệng. Lúc hấp hối, nó ngoắc anh lại mà nói: “Tôi không phải chủ ghe. Tôi ở mướn mãn đời, giết tôi mà chi!”. Cảm động quá, anh cúi xuống xin lỗi nó, nó khoát tay anh ra, nói tiếp: “Tôi tha lỗi thì được. Còn vợ con tôi ở Hải Nam cũng đương làm mướn, Làm sao anh xin lỗi được...”
Kim Thoa! Em nghe anh nói lại chưa? Ðây là lần đầu tiên trong đời mà anh đau đớn nhứt. Anh giết oan người ta. Ngọn roi này, anh xuống tay mạnh quá, bị ô uế rồi. Tội nghiệp, chết không nhắm mắt mà ngón tay hắn còn chỉ về phía biển khơi, nơi quê vợ con. Thấy phận người mà nhớ tới phận mình, anh vội về đây.
tháng hai năm 1946. Có tin: Tây trở lại chiếm gần tới Rạch Giá, chúng đã nhảy dù xuống biên giới Việt Miên gần núi Sam, Châu Ðốc. Dân chúng sục sôi căm hờn tập trung lại ngọn Cái Bắc để bày mưu kế. Có đến trên ba mươi thanh niên tình nguyện đi bắt sống bọn Tây nhảy dù ở xa cách quê nhà hằng hai trăm cây số. Họ thiết lập một bàn thờ Tổ quốc giữa rừng, lấy củi tràm đốt thế cho trầm hương và mượn mặt bất để làm đỉnh đồng. Y phục của họ khác nhau, nhưng giống nhau ở chất vải màu luốc luốc, chứa chấp bao nhiêu rận. Giữa quang cảnh mộc mạc, thiêng liêng đó, người ta thấy một ông lão râu tóc bạc phơ chống cây gậy cao khỏi đầu bước ra.
Ai nấy thầm thì:
- Ông Năm Lập thợ câu của xóm mình!
Ông lão nọ bỗng rưng rưng nước mắt:
- Không! tôi không phải Năm Lập. Tên thiệt của tôi là Sáu Bộ. Có mấy năm đó, tôi lấy danh hiệu Tư Hiền, cầm đầu đảng Cánh Buồm Ðen.
- Trời! Chúa Ðảng là đây sao?
- Nói thiệt với bà con, tôi mai danh ẩn tích. Hôm nay tôi phải ra mặt. Nếu ngồi ì ở nhà, không ai làm gì tôi, nhưng tôi cảm thấy nhục nhã như thiếu món nọ gì đối với trời đất, núi non. Nếu xét tôi có tội, anh em cứ giết tôi để tế cờ. Bằng không thì cho phép tôi truyền lại bí quyết nhiệm mầu của đường Lưu Thuỷ mà thầy tôi dạy hồi năm mươi năm trước. Ðường quờn này ít ai biết lắm, lúc tôi diễn, bà con cứ ném cây, phóng dao vô mà không bao giờ trúng tôi.
Ông đứng thẳng người, hai tay chắp cây roi lên bái tổ rất kính cẩn. Rồi thì vút một tiếng, ngọn roi xoay tròn che lấp thân ông như dải lụa, như nước từ trên thác tuôn xuống chấp chóa. Ðến kẻ ngỗ nghịch nhứt cũng không dám ném cây vào để thí nghiệm như ông cho phép.
Lại một cuộc bàn tán náo nhiệt, vô trật tự:
- Học được đường quờn của ổng, chắc Tây về nước rồi. Thời giờ cấp bách lắm!
- Ði bắt “Tây nhảy dù” chỉ cần thanh niên lanh lẹn. Ông đi không được đâu. Ðể tụi tôi đốn tầm vông vạt nhọn, lẹ hơn...
Giọng ông lão nói ngậm ngùi:
- Không lẽ tôi tự vận. Bà con thương tôi. Nó là cây roi có chức vị “chặt đầu Tây” của tổ sư tôi truyền lại ở núi Dài, năm đó.
- Thôi, lộn xộn quá. Ông cho tôi cây roi này để làm cán mác thì hợp thời hơn, chặt vắn lại vài tấc, đầu kia tra lưỡi mác thông. Có chất sắt thêm vô, ngọn roi của ông mới xài được. Tôi biết là hư cây roi, uổng lắm nhưng ông chịu phiền.
- Ừ. Làm gì thì làm, miễn dùng nó được thì thôi. Thiếu củi nấu cơm, chặt khúc nó mà chụm, lão đây cũng không tiếc. Mấy cháu biết không? Ðây là thời kỳ mạt pháp.
Ðoàn quân ra đi gấp. Làm sao họ có thời giờ để hỏi han ông về một đôi danh từ xa lạ đó? Họ tản ra bốn hướng trời, ít người được trở về xóm cũ. Sau đó vài tháng, giặc vào đốt xém. Ông lão nọ chết vì không chịu tản cư, lưu lại một tình cảm lạ lùng, khó dứt khoát đối với những ai chưa hiểu rõ hoàn cảnh đặc biệt của phần đất Cà Mau tận cùng này.
ST ! ( Tác Giả : Sơn Nam )