1. Nhà nằm e ấp trong sương, mái lá đao kệu xào xạc trước những cơn gió mùa đông bắc. Khi lạnh tràn về tước xơ những vườn chuối, thung lũng rạc cỏ khô, con suối trơ đá và rừng thì gào thét đầy uy vũ, lốc gió của đại ngàn.
Tôi sinh ra từ căn nhà ấy, và ra đi từ căn nhà ấy. Dường như bây giờ nó đã khác xưa, những cây cột gỗ lim vươn cánh tay vạm vỡ nâng đỡ cuộc sống con người đã được thay thế bằng những thân cột mới vàng xuộm, vẫn còn vết bào. Tôi bước đi vội vã trong sương, cảm nhận cái lạnh thấm vào da thịt mà buốt xót lòng. Nhà hiện dần ra, tòan vẹn mảnh vườn trồng tòan mận, mùa này trơ những cành. Dưới cầu thang vẫn đôi gáo bên vại nước, đôi bương treo ở đầu hiên. Khói bếp như ẩn dật trong mây. Chắc mẹ đang ngồi hâm nước uống. Con vện chạy xô ra, nhưng kịp nhận thấy ông chủ cũ, quấn quýt rên lên tha thiết.
Tôi bước lên cầu thang, cởi giày, múc nước rửa chân. Nước lạnh tê, đầu óc tôi tỉnh táo kì lạ:
- Mẹ! Tiếng gọi mẹ chỉ thốt được như thế rồi ngưng lại. Tô không dám nói một lời nào thêm nữa, cứ nghĩ nếu nói điều gì nữa lúc này đều là thừa thãi.
- Nguyên đấy ư con? Vào bếp sưởi cho ấm, trời lạnh thế này…
2, Bố mẹ đặt tên tôi là Nguyên, mong gửi sự an lành vào đứa con trai duy nhất. Bố tôi thợ rừng. Ông thường cùng người làng vào rừng đốt nghiến, xẻ gỗ. Những chuyến đi rừng bất thường và kéo dài cả tháng trời của bố đã kéo mẹ tôi thành người phụ nữ luôn chịu đựng, chờ đợi và nín nhịn. Mẹ bấm đốt ngón tay, khắc vạch than lên cột nhà từng ngày bố đi. Mỗi đêm khuya nghe tiếng chân hươu chạy qua trái nhà, ngỡ bố về, mẹ lại giật mình chạy ra khỏi bếp và mở cửa. Rồi thẫn thờ mẹ lại trở vào. Nằm trong tấm đệm, mẹ trở mình liên tục, tiếng thanh nứa kêu kẽo kẹt. Tôi lớn lên trong tiếng thở dài và sự đợi chờ của mẹ. Bố tôi đi rừng, mỗi khi về thường mang tiền và khi thì mang mật ong, khi thì nhung hươu, lại có khi cả một gói cao gấu lớn bằng bắp chân, bọc trong tấm áo bông bố thường mặc. Những ngày bố ở nhà, cuộc sống trở nên hấp dẫn gấp nhiều lần. Và có lúc tôi ước gì bố ở nhà mãi với tôi. Nhưng chưa bao giờ điều ước của tôi thành hiện thực.
Bố thường đi săn vào buổi trưa hoe nắng. Con vện là trợ lí đắc lực của bố. Tôi cũng muốn bám theo nhưng bố cấm vì tôi mới lên 10. Chưa một lần bố phải vác súng về không. Đó là những con thú lớn nhỏ, khi thì con nhím, con cáo, con cầy hương rồi thì cheo cheo, chồn, sóc… Nhiều hôm bố còn vác về con hươu chừng nửa tạ, thịt chia cho cả xóm. Làng tôi ở mỗi nhà một cánh rừng, đêm gọi nhau bằng tiếng tù và, đến thăm nhau phải bỏ ngày bỏ buổi. Bố mẹ tôi đều là người Kinh, nhưng di lên đây nên sống như người Trại. Chẳng hiểu chữ Trại nghĩa thế nào nhưng trong giấy khai sinh người ta ghi rõ Sán Trí với lại Cao Lan. Người Trại sống quây quần bên những cánh rừng. Đêm trăng sáng trai gái rủ nhau ra bờ suối ngồi nói chuyện. Vợ chồng cũng lấy nhau từ đây, hẹn thề cũng bằng hòn đá ném xuống vực nước, khi nào đá nổi mới thay đổi dạ lòng. Mẹ tôi sống bên làng, nhưng ít giao tiếp nên ít hiểu đặc điểm của người Trại. Bố tôi đi nhiều biết nhiều, bố còn trêu tôi: Mai sau lớn tao cho mày đi ở rể nhà Trại. Mẹ tôi nhìn bố, đầy ngụ ý. Bố im lặng. Lúc ấy tôi 12 tuổi, tôi đã biết bẫy gà gô, chim gáy, biết bẫy sóc, chồn. Bố cũng đã cho tôi đi theo mỗi khi đi săn. Tôi đã học lớp 6, bắt đầu hiểu cái nhìn của mẹ - Và tôi biết mẹ trông chờ vào một tương lai khác nơi tôi.
3, Bố tôi di xẻ gỗ, xuôi mảng về mạn dưới bán. Có đận bị cướp mất cả chì lẫn chài. Ông bực bội, về bỏ cơm, ngồi uống hết chai rượu mật ong với thịt sóc rồi hùng hục vác rìu lên rừng. Mẹ tôi thất thần nhìn bố, không dám can ngăn. Tôi hỏi: Bố đi đâu? Bố nhìn tôi: Bố đi tìm tương lai cho con
- Tương lai của con bắt đầu từ bố?
Bố giật mình, nhìn cậu con trai 12 tuổi của mình. Rồi như có mạch nguồn trong tâm hồn đã chai sạn bởi năm tháng chống lại cái nghiệt ngã của rừng, bố khóc. Bố và mẹ khóc. Tôi ngơ ngác giữa hai người lớn đứng khóc nhìn nhau. Bố bảo: Con muốn sống với rừng thì cần phải biết tự vệ. Bố sẽ đem điều đó về cho con.
Bố dứt áo ra đi, mẹ lặng lẽ lau nước mắt. Rồi rất lâu sau bố mới lại quay về.
4, Tôi bước vào tuổi 17 với những bài tập võ triền miên từ thuở 13. Người dạy võ cho tôi là chú Sinh, bạn rừng của bố ở đâu mạn Yên Trạch – Chợ Mới gì đó. Chú Sinh có vòm ngực rộng, đôi mắt sáng và cắp lông mày xoáy trôn ốc. Trông chú dữ như trùm đảng trong phim võ thuật. Nhưng chú rất hiền, chưa bao giờ nổi cáu với tôi. Dẫn chú Sinh về, bố tôi lại đi rừng bạt ngày. Dăm bữa nửa tháng ghé về một hôm, nhâm nhi rượu rắn với chú Sinh, dặn dò mẹ bảo ban tôi rồi lại đi. Cứ thế cho đến khi tôi 17. Chú Sinh bảo: “Nếu cháu gắng tập sẽ khá hơn”. Tôi yên lặng. Sau này khi vào trường đại học, tôi được học những thế võ mới. Tôi đã có một thế tấn vững vàng như những cột gỗ lim nâng đỡ sàn nhà, nâng đỡ cuộc sống con người qua bao mùa nương rẫy.
5, Tôi lên đường về thành phố giữa tuổi 17 đầy ước vọng. Bố bán đi tám đôi nhưng hươu và bổ ống bương lấy tiền xẻ gỗ dự trữ được đưa cho mẹ tôi. Mẹ nấu xôi nếp nương thơm ngan ngát cả thung lũng. Làng tôi tự hào vì có một người được đi học xa. Bố đưa tôi ra xe còn dặn: Nhớ viết thư cho mẹ thường xuyên. Đừng lo gì cho bố. Bố sẽ gửi tiền hàng tháng.
Tôi câm lặng, biết không thể nói bất cứ lời nào. Nắm đôi bàn tay trầy sẹo đục của bố, thấy dòng máu trong hai cơ thể như giao hòa, chảy dần dật cùng một huyết quản và bất giác buốt xót con tim. Tuổi 17, con tim tôi không đau vì một chuyện tình yêu người con gái nào, mà là cơn đau của một thằng nhóc nhận ra sự hy sinh thầm lặng của người cha, khi biết mình bắt đầu trở thành người lớn.
Hà Nội ồn ào kéo tôi đi, những bậc thang nhiều màu sắc và khó chối từ. Ngày đầy bao lạc lõng, bao nhớ thương. Những buổi tập võ thuật trên sàn xi măng, mồ hôi rơi ướt cả một vùng, tôi da diết nhớ về miền rừng ấy, có chú Sinh với sàn tập bằng cỏ đệm và những thân cây làm đích đấm, có mẹ cổ vũ, có bố mong chờ. Tôi lạc lõng trước mọi người, tôi lạ lẫm với những bộ đồng phục sinh viên trên mình với đầy đủ ve hàm, biển hiệu. Tôi khát khao trở về.
Chưa kịp trở về, bố đã xuống. Bố mặc chiếc áo trấn thủ đã sờn, đeo đôi tông Lào khố đế, tay khoác tay nải, đầu đội mũ lá cọ. Tôi nhìn bố, ngỡ ngàng. “Con gầy đi nhiều quá” – bố bảo. “Tại lâu bố không thấy con, con còn tăng cân đấy. Mọi người ở nhà thế nào, bố?”. “Tốt. Mẹ gửi quà cho con đây”. Bố đưa tôi một nắm tiền dầy cộm, nhăn nheo và món quà của mẹ. Rôi lật đật ra ga về sau khi hỏi han đủ chuyện. Tiễn bố lên tàu, tôi chỉ kịp hỏi: Bố đã thôi đi rừng chưa? Bố thóang bối rối rồi gật đầu. Tôi không tin. Cái gì đã ăn vào máu thịt từ thưở ấu thơ dễ gì có thể quên trong một sớm một chiều, nhất là niềm hoang dại lại đầy cám dỗ thế.
6,
Bố tôi nằm trên giường khi nóng hấp khi rét run bần bật. tôi bảo bố uống kí ninh rồi nằm yên. Bố nhìn tôi, đầy mệt nhọc. Mẹ đứng bên tôi, khẽ đưa tay vén mái tóc cha bết vào mắt. Mái tóc đã bạc vì năm tháng rừng rú và đã cõng tuổi xuân của mẹ đi qua bên này con dốc cuộc đời. Tôi nhìn mẹ, muốn nói với mẹ một câu, nhưng có lẽ tôi là con trai miền rừng, và mẹ là mẹ của tôi, sự im lặng sẽ nói hộ tất cả. Tôi cùng mẹ trở ra ngòai khi thấy cha thiêm thiếp. Nhìn thấy mẹt ớt mẹ phơi ngòai hiên, tôi chợt nhớ liền bảo: “Hồi trước mẹ sợ con “ngã nước” ở thành phố hay sao mà gửi cho con măng ngâm ớt?”. Mẹ bảo: măng và ớt, hai thứ đều là của rừng. Mẹ mang cho con, không phải vì mẹ sợ con “ngã nước”, mà vì sợ con quên mất lối về. Ôi, bố mẹ tôi! Những người ăn đời ở kiếp với rừng. Lẽ nào tôi lại quên? Mà quên sao được vị mật ong ruồi vẫn ngọt ướt đầu lưỡi. Vị măng đắng đót nơi tiềm thức vẫn còn. Và cơn đau đầu vẫn hành tôi mỗi khi trở trời vì thói tham ăn nhiều quả gắm trong bao tử hươu từ lúc thiếu thời. Nó vẫn hành tôi, hệt như lời nhắc nhở của đại ngàn.
7, Đêm đã buông. Đêm tĩnh lặng và huyền bí đến hoang sơ. Có tiếng chim vỗ cánh bên cánh rừng, tiếng nai tác khắc khỏai đợi chờ. Tôi ngồi bên bố, khẽ đưa đưa chiếc võng dù ngày xưa của tôi. Vậy mà bây giờ vẫn còn, có chú mèo con đang say ngủ. “Cái đó là mẹ nhớ con nên mắc lên đấy” – bố nói. “vâng!”. “Mai con đi?”. “Vâng, con chỉ được nghỉ ba 3 ngày”. “Thế chuẩn bị đi. Tiếc là bố không đưa con ra ga được. Nhưng có lẽ…con tự lo cho mình được rồi”. Tôi sửa thế nằm cho bố, rồi ra ngòai hiên. Có lẽ trong mắt bố mẹ, chúng tôi đều là lũ nhỏ nhít, vậy mà hôm nay, trong mắt bố, tôi đã trở thành người lớn thực sự. Tiếng gió, tiếng của vạn vật đang hòa tan vào bản tình ca của đêm. Bản ca dành cho bố mẹ, và tôi, và đại ngàn.
ST ! ( Tác Giả: Dương Bình Nguyên )
Tôi sinh ra từ căn nhà ấy, và ra đi từ căn nhà ấy. Dường như bây giờ nó đã khác xưa, những cây cột gỗ lim vươn cánh tay vạm vỡ nâng đỡ cuộc sống con người đã được thay thế bằng những thân cột mới vàng xuộm, vẫn còn vết bào. Tôi bước đi vội vã trong sương, cảm nhận cái lạnh thấm vào da thịt mà buốt xót lòng. Nhà hiện dần ra, tòan vẹn mảnh vườn trồng tòan mận, mùa này trơ những cành. Dưới cầu thang vẫn đôi gáo bên vại nước, đôi bương treo ở đầu hiên. Khói bếp như ẩn dật trong mây. Chắc mẹ đang ngồi hâm nước uống. Con vện chạy xô ra, nhưng kịp nhận thấy ông chủ cũ, quấn quýt rên lên tha thiết.
Tôi bước lên cầu thang, cởi giày, múc nước rửa chân. Nước lạnh tê, đầu óc tôi tỉnh táo kì lạ:
- Mẹ! Tiếng gọi mẹ chỉ thốt được như thế rồi ngưng lại. Tô không dám nói một lời nào thêm nữa, cứ nghĩ nếu nói điều gì nữa lúc này đều là thừa thãi.
- Nguyên đấy ư con? Vào bếp sưởi cho ấm, trời lạnh thế này…
2, Bố mẹ đặt tên tôi là Nguyên, mong gửi sự an lành vào đứa con trai duy nhất. Bố tôi thợ rừng. Ông thường cùng người làng vào rừng đốt nghiến, xẻ gỗ. Những chuyến đi rừng bất thường và kéo dài cả tháng trời của bố đã kéo mẹ tôi thành người phụ nữ luôn chịu đựng, chờ đợi và nín nhịn. Mẹ bấm đốt ngón tay, khắc vạch than lên cột nhà từng ngày bố đi. Mỗi đêm khuya nghe tiếng chân hươu chạy qua trái nhà, ngỡ bố về, mẹ lại giật mình chạy ra khỏi bếp và mở cửa. Rồi thẫn thờ mẹ lại trở vào. Nằm trong tấm đệm, mẹ trở mình liên tục, tiếng thanh nứa kêu kẽo kẹt. Tôi lớn lên trong tiếng thở dài và sự đợi chờ của mẹ. Bố tôi đi rừng, mỗi khi về thường mang tiền và khi thì mang mật ong, khi thì nhung hươu, lại có khi cả một gói cao gấu lớn bằng bắp chân, bọc trong tấm áo bông bố thường mặc. Những ngày bố ở nhà, cuộc sống trở nên hấp dẫn gấp nhiều lần. Và có lúc tôi ước gì bố ở nhà mãi với tôi. Nhưng chưa bao giờ điều ước của tôi thành hiện thực.
Bố thường đi săn vào buổi trưa hoe nắng. Con vện là trợ lí đắc lực của bố. Tôi cũng muốn bám theo nhưng bố cấm vì tôi mới lên 10. Chưa một lần bố phải vác súng về không. Đó là những con thú lớn nhỏ, khi thì con nhím, con cáo, con cầy hương rồi thì cheo cheo, chồn, sóc… Nhiều hôm bố còn vác về con hươu chừng nửa tạ, thịt chia cho cả xóm. Làng tôi ở mỗi nhà một cánh rừng, đêm gọi nhau bằng tiếng tù và, đến thăm nhau phải bỏ ngày bỏ buổi. Bố mẹ tôi đều là người Kinh, nhưng di lên đây nên sống như người Trại. Chẳng hiểu chữ Trại nghĩa thế nào nhưng trong giấy khai sinh người ta ghi rõ Sán Trí với lại Cao Lan. Người Trại sống quây quần bên những cánh rừng. Đêm trăng sáng trai gái rủ nhau ra bờ suối ngồi nói chuyện. Vợ chồng cũng lấy nhau từ đây, hẹn thề cũng bằng hòn đá ném xuống vực nước, khi nào đá nổi mới thay đổi dạ lòng. Mẹ tôi sống bên làng, nhưng ít giao tiếp nên ít hiểu đặc điểm của người Trại. Bố tôi đi nhiều biết nhiều, bố còn trêu tôi: Mai sau lớn tao cho mày đi ở rể nhà Trại. Mẹ tôi nhìn bố, đầy ngụ ý. Bố im lặng. Lúc ấy tôi 12 tuổi, tôi đã biết bẫy gà gô, chim gáy, biết bẫy sóc, chồn. Bố cũng đã cho tôi đi theo mỗi khi đi săn. Tôi đã học lớp 6, bắt đầu hiểu cái nhìn của mẹ - Và tôi biết mẹ trông chờ vào một tương lai khác nơi tôi.
3, Bố tôi di xẻ gỗ, xuôi mảng về mạn dưới bán. Có đận bị cướp mất cả chì lẫn chài. Ông bực bội, về bỏ cơm, ngồi uống hết chai rượu mật ong với thịt sóc rồi hùng hục vác rìu lên rừng. Mẹ tôi thất thần nhìn bố, không dám can ngăn. Tôi hỏi: Bố đi đâu? Bố nhìn tôi: Bố đi tìm tương lai cho con
- Tương lai của con bắt đầu từ bố?
Bố giật mình, nhìn cậu con trai 12 tuổi của mình. Rồi như có mạch nguồn trong tâm hồn đã chai sạn bởi năm tháng chống lại cái nghiệt ngã của rừng, bố khóc. Bố và mẹ khóc. Tôi ngơ ngác giữa hai người lớn đứng khóc nhìn nhau. Bố bảo: Con muốn sống với rừng thì cần phải biết tự vệ. Bố sẽ đem điều đó về cho con.
Bố dứt áo ra đi, mẹ lặng lẽ lau nước mắt. Rồi rất lâu sau bố mới lại quay về.
4, Tôi bước vào tuổi 17 với những bài tập võ triền miên từ thuở 13. Người dạy võ cho tôi là chú Sinh, bạn rừng của bố ở đâu mạn Yên Trạch – Chợ Mới gì đó. Chú Sinh có vòm ngực rộng, đôi mắt sáng và cắp lông mày xoáy trôn ốc. Trông chú dữ như trùm đảng trong phim võ thuật. Nhưng chú rất hiền, chưa bao giờ nổi cáu với tôi. Dẫn chú Sinh về, bố tôi lại đi rừng bạt ngày. Dăm bữa nửa tháng ghé về một hôm, nhâm nhi rượu rắn với chú Sinh, dặn dò mẹ bảo ban tôi rồi lại đi. Cứ thế cho đến khi tôi 17. Chú Sinh bảo: “Nếu cháu gắng tập sẽ khá hơn”. Tôi yên lặng. Sau này khi vào trường đại học, tôi được học những thế võ mới. Tôi đã có một thế tấn vững vàng như những cột gỗ lim nâng đỡ sàn nhà, nâng đỡ cuộc sống con người qua bao mùa nương rẫy.
5, Tôi lên đường về thành phố giữa tuổi 17 đầy ước vọng. Bố bán đi tám đôi nhưng hươu và bổ ống bương lấy tiền xẻ gỗ dự trữ được đưa cho mẹ tôi. Mẹ nấu xôi nếp nương thơm ngan ngát cả thung lũng. Làng tôi tự hào vì có một người được đi học xa. Bố đưa tôi ra xe còn dặn: Nhớ viết thư cho mẹ thường xuyên. Đừng lo gì cho bố. Bố sẽ gửi tiền hàng tháng.
Tôi câm lặng, biết không thể nói bất cứ lời nào. Nắm đôi bàn tay trầy sẹo đục của bố, thấy dòng máu trong hai cơ thể như giao hòa, chảy dần dật cùng một huyết quản và bất giác buốt xót con tim. Tuổi 17, con tim tôi không đau vì một chuyện tình yêu người con gái nào, mà là cơn đau của một thằng nhóc nhận ra sự hy sinh thầm lặng của người cha, khi biết mình bắt đầu trở thành người lớn.
Hà Nội ồn ào kéo tôi đi, những bậc thang nhiều màu sắc và khó chối từ. Ngày đầy bao lạc lõng, bao nhớ thương. Những buổi tập võ thuật trên sàn xi măng, mồ hôi rơi ướt cả một vùng, tôi da diết nhớ về miền rừng ấy, có chú Sinh với sàn tập bằng cỏ đệm và những thân cây làm đích đấm, có mẹ cổ vũ, có bố mong chờ. Tôi lạc lõng trước mọi người, tôi lạ lẫm với những bộ đồng phục sinh viên trên mình với đầy đủ ve hàm, biển hiệu. Tôi khát khao trở về.
Chưa kịp trở về, bố đã xuống. Bố mặc chiếc áo trấn thủ đã sờn, đeo đôi tông Lào khố đế, tay khoác tay nải, đầu đội mũ lá cọ. Tôi nhìn bố, ngỡ ngàng. “Con gầy đi nhiều quá” – bố bảo. “Tại lâu bố không thấy con, con còn tăng cân đấy. Mọi người ở nhà thế nào, bố?”. “Tốt. Mẹ gửi quà cho con đây”. Bố đưa tôi một nắm tiền dầy cộm, nhăn nheo và món quà của mẹ. Rôi lật đật ra ga về sau khi hỏi han đủ chuyện. Tiễn bố lên tàu, tôi chỉ kịp hỏi: Bố đã thôi đi rừng chưa? Bố thóang bối rối rồi gật đầu. Tôi không tin. Cái gì đã ăn vào máu thịt từ thưở ấu thơ dễ gì có thể quên trong một sớm một chiều, nhất là niềm hoang dại lại đầy cám dỗ thế.
6,
Bố tôi nằm trên giường khi nóng hấp khi rét run bần bật. tôi bảo bố uống kí ninh rồi nằm yên. Bố nhìn tôi, đầy mệt nhọc. Mẹ đứng bên tôi, khẽ đưa tay vén mái tóc cha bết vào mắt. Mái tóc đã bạc vì năm tháng rừng rú và đã cõng tuổi xuân của mẹ đi qua bên này con dốc cuộc đời. Tôi nhìn mẹ, muốn nói với mẹ một câu, nhưng có lẽ tôi là con trai miền rừng, và mẹ là mẹ của tôi, sự im lặng sẽ nói hộ tất cả. Tôi cùng mẹ trở ra ngòai khi thấy cha thiêm thiếp. Nhìn thấy mẹt ớt mẹ phơi ngòai hiên, tôi chợt nhớ liền bảo: “Hồi trước mẹ sợ con “ngã nước” ở thành phố hay sao mà gửi cho con măng ngâm ớt?”. Mẹ bảo: măng và ớt, hai thứ đều là của rừng. Mẹ mang cho con, không phải vì mẹ sợ con “ngã nước”, mà vì sợ con quên mất lối về. Ôi, bố mẹ tôi! Những người ăn đời ở kiếp với rừng. Lẽ nào tôi lại quên? Mà quên sao được vị mật ong ruồi vẫn ngọt ướt đầu lưỡi. Vị măng đắng đót nơi tiềm thức vẫn còn. Và cơn đau đầu vẫn hành tôi mỗi khi trở trời vì thói tham ăn nhiều quả gắm trong bao tử hươu từ lúc thiếu thời. Nó vẫn hành tôi, hệt như lời nhắc nhở của đại ngàn.
7, Đêm đã buông. Đêm tĩnh lặng và huyền bí đến hoang sơ. Có tiếng chim vỗ cánh bên cánh rừng, tiếng nai tác khắc khỏai đợi chờ. Tôi ngồi bên bố, khẽ đưa đưa chiếc võng dù ngày xưa của tôi. Vậy mà bây giờ vẫn còn, có chú mèo con đang say ngủ. “Cái đó là mẹ nhớ con nên mắc lên đấy” – bố nói. “vâng!”. “Mai con đi?”. “Vâng, con chỉ được nghỉ ba 3 ngày”. “Thế chuẩn bị đi. Tiếc là bố không đưa con ra ga được. Nhưng có lẽ…con tự lo cho mình được rồi”. Tôi sửa thế nằm cho bố, rồi ra ngòai hiên. Có lẽ trong mắt bố mẹ, chúng tôi đều là lũ nhỏ nhít, vậy mà hôm nay, trong mắt bố, tôi đã trở thành người lớn thực sự. Tiếng gió, tiếng của vạn vật đang hòa tan vào bản tình ca của đêm. Bản ca dành cho bố mẹ, và tôi, và đại ngàn.
ST ! ( Tác Giả: Dương Bình Nguyên )