Vẫn câu chuyện giữa trời
HÀ KỲ LAM
Những tảng mây khổng lồ nhiều tầng, trắng như bông gòn, lơ lửng trong bầu
trời xanh lơ qua cửa sổ máy bay, ở một tầm nhìn gần kề không thể có được
từ mặt đất, đã thôi thúc ông hành khách già lôi chiếc máy ảnh Polaroid trong túi xách tay dưới chân ghế ngồi. Ông muốn ghi lại cảnh trí này. Mây chập chùng trải rộng thành một bề mặt mênh mông; và bao trùm lên nền mây khói ấy là một màu xanh phơn phớt của bức màn trời cong vút huyền ảo chụp xuống.
Người nữ tiếp viên phi hành trong trang phục áo dài Việt Nam màu hồng nhạt vẫn đứng cạnh cửa sổ mải mê nhìn ra ngoài kia.
“Ô hay, tại sao phải chờ cô ta rời bỏ khung cửa”.
Ông Khanh, người khách già ấy, đưa máy ảnh lên ngắm và thu toàn bộ khung trời qua cửa sổ vào máy, cả khuôn mặt nhìn nghiêng của người con gái.
Máy tự động đẩy tấm phim vừa ghi hình nhô qua khe phía trước, bên dưới khẩu kính của máy.
Ông Khanh dùng tay phải kéo nốt tấm phim còn nguyên màu trắng đục, chưa có nét hình nào kịp hiện lên. Cô gái, như sực nhớ mình đã nhìn trời mây khá lâu, quay phắc lại, nhoẻn một nụ cười tươi nhưng ngượng ngập với ông khách rồi tiến về phía cuối máy bay. Hiển nhiên cô ta không hay biết gì về sự việc chụp ảnh kia.
Đường nét, màu sắc của cảnh trí từ từ hiện ra, lộ dần bức ảnh màu trong đó
khuôn mặt người con gái và khoảng trời mây chưa rõ nét lắm. Rồi màu sắc bức ảnh đậm dần. Tươi thắm nhất là những khoảng trời xanh xuyên qua những cụm mây trắng. Ông Khanh vẫn cho rằng đặc điểm của ảnh chụp bằng máy Polaroid là màu da trời bao giờ cũng trung thực hơn các màu khác. Và cuối cùng là một bức ảnh tuyệt đẹp:
Màu áo hồng phơn phớt với mái tóc xõa che một phần gò má của một khuôn mặt thiếu nữ nhìn nghiêng, sống mũi cao thanh tú, hai bờ môi hé mở vì chú ý quan sát; bên kia khuôn mặt là khung cửa, rồi xa hơn, tít tắp giữa không trung là mây trắng từng mảng lớn trên nền trời xanh lơ.
Bức ảnh làm ông cảm thấy cộm một cảm giác thân quen mơ hồ.
Rồi ông nhớ lại cách đây lâu lắm, dễ đã mấy mươi năm, mình đã từng làm một
công việc tương tự trên một chuyến bay từ miền Trung vào Sài Gòn.
“Quái, tại sao lại cũng chặng đường Đà Nẵng - Sài Gòn, lại cũng loại máy ảnh
Polaroid, và cũng một khuôn mặt con gái ngắm trời mây như hôm nay”.
Cái trùng hợp sau cùng này còn lạ lùng hơn nữa. Ngày xưa, động lực khiến ông
chụp vội bức ảnh là người con gái đang đứng bên khung cửa, và trời mây “vô
tình” bị kéo theo vào bức ảnh - dĩ nhiên, tuổi trẻ không quan tâm đến cảnh vật bằng quan tâm đến con gái! Bây giờ thì ngược lại - vì tuổi già thì ngược lại với tuổi trẻ, trong một chừng mực nào đó. Người con gái “vô tình” quá, nên cực chẳng đã ông đã đem cô ta vào bức hình.
Ngày đó ông đã tặng bức ảnh cho người con gái tiếp viên phi hành trong chiếc áo dài màu xanh da trời mà bây giờ ông không tài nào nhớ mặt. Chi tiết độc nhất ông còn nhớ là vẻ mặt rạng rỡ vì vui mừng của người con gái cùng lời cám ơn
rất chân tình.
Ông Khanh cố nhớ lại cái quãng thời gian mình chụp bức hình năm xưa. Cái
mốc giúp ông nhớ là thời điểm ông mua chiếc máy ảnh Polaroid: năm 1969. Và
cái mốc để ông đóng khung ký ức mình vào niên đại kia lại đến từ những gốc
rễ mối mớ của một không gian trong đó hiện về những con người cùng những
sự việc bây giờ đã xa khơi. Rồi ông nhớ lại khá rõ ràng chuyến bay năm ấy,
năm 1969, cất cánh từ Đà Nẵng, như hôm nay. Có một khác biệt nhỏ về chỗ
ngồi. Hôm nay ông Khanh ngồi ở hàng ghế sát phòng lái, về phía tay phải,
và cả dãy ghế chỉ có mỗi một mình ông - một chuyến bay thưa khách - còn
ngày ấy ông ngồi ở hàng ghế thứ nhì, bên tay trái và hàng ghế đầu bỏ trống
- lại cũng thưa khách. Người con gái trong chiếc áo dài xanh da trời của
Hàng Không Việt Nam thuở đó đứng ở khung cửa sổ bên trái và nhìn ra ngoài
về hướng mũi phi cơ. Ông Khanh đã chụp ảnh khuôn mặt nhìn nghiêng của
người con gái ở góc độ hơi chếch từ phía sau. Người con gái trong chiếc áo
dài phơn phớt hồng của Hàng Không Việt Nam hôm nay đứng ở khung cửa sổ bên phải và nhìn ra ngoài trời theo hướng ngược chiều bay của phi cơ. Ông
Khanh vừa chụp ảnh người con gái ở góc độ nhìn nghiêng hơi chếch từ phía
trước.
Người con gái lúc nãy lại xuất hiện. Khi vừa bước đến ngang chỗ ông Khanh
ngồi, đôi môi chợt hé mở như trong hình - vì đang chú ý quan sát - cô gái
nhìn bức hình rồi thốt lên:
"Ồ chú vừa chụp lúc nãy đấy à? Bức hình đẹp quá. Chú cho cháu mượn xem một tí nhé?"
Người khách trao bức ảnh cho cô gái. Cô nhìn chăm chú bức hình một lúc rồi
trả nó lại cho ông Khanh, vẻ mặt bỗng hơi xa vắng:
"Cháu thấy một sự trùng hợp lạ lùng, chú ơi. Mẹ cháu cũng có môt bức hình
giống hệt. Để cháu lấy cho chú xem."
Cô gái thoăn thoắt đi về phía đuôi máy bay. Ông Khanh nhìn theo, cảm thấy
tim mình như đập sai nhịp. Hoài niệm trong trí mình và những lời cô gái
vừa thốt ra giống như hai mảnh vỡ của cùng một viên đá, viên gạch của ký
ức; đem chúng ráp lại sẽ trùng khít. Và biết đâu hai người con gái đứng ở
hai cửa sổ đối diện, ở hai thời điểm cách nhau hai mươi bốn năm, và in
hình trong ống kính máy ảnh ở hai góc nghịch đảo lại chẳng là hai thế hệ
tiếp nối! Tự nhiên ông Khanh nghĩ thế, dù ông chợt thấy ý nghĩ thật lãng
mạn, viển vông. Cô gái trở lại với chiếc ví tay và lôi tấm ảnh nhỏ, cũ kỹ
đưa ông Khanh xem. Một bức ảnh màu Polaroid, với màu sắc hơi phai, nhưng
không có một vết nào làm vẩn mặt ảnh, một điều chứng tỏ sự gìn giữ kỹ
lưỡng. Ông Khanh nhìn tấm ảnh, bàng hoàng. Không thể lầm được. Chính bức
ảnh ông chụp cách đây hai mươi bốn năm. Cũng người con gái mặc chiếc áo
màu xanh da trời đứng ở khung cửa sổ bên trái nhìn ra ngoài về hướng mũi
phi cơ, cũng khuôn mặt được thu vào ống kính từ một góc độ hơi chếch từ
phía sau. Bức hình trong ký ức ông Khanh và bức hình người con gái vừa đưa
ra đã trùng nhau. Có điều là bức hình hiện tại đã mô tả rõ hơn chân dung
người trong trí nhớ của ông. Mây trắng ngày xưa, con người ngày xưa với
màu áo thiên thanh gieo vào lòng ông một tình cảm khó tả. Lật tấm ảnh lại,
ông liếc vội nhóm số viết nắn nót với mục đen, một lối viết rất con gái,
16-9-69. Ông Khanh biết được một điều “mới”: đó là ngày của chuyến bay năm
xưa. Ông thấy lòng bồi hồi, bâng khuâng. Ông mơ hồ thấy lại một mảng không
gian của tuổi trẻ mình. Cô gái nhìn chăm chú ông khách trong khi ông này
đang trầm ngâm với bức ảnh. Cô nghĩ chắc ông khách không ngờ lại có kẻ thứ
hai làm cái công việc giống hệt như mình. Ông Khanh chợt hỏi:
"Thì ra người này là mẹ của cô ? "
Cô gái cảm thấy hơi ngỡ ngàng vì câu hỏi không được “thông thường” cho
lắm. Tại sao lại “thì ra”, tại sao không là một câu hỏi thuần túy nghi vấn
như cô đã chờ đợi, một câu đại khái như “mẹ cô trước kia có làm tiếp viên
phi hành không?”, hoặc cùng lắm cũng là “người trong ảnh là mẹ cô?” và vân
vân. Nhưng cô vội gạt bỏ ngay điều thắc mắc kia mà cô cho là vớ vẩn.
"Dạ phải."
Ông Khanh im lặng. Chuyện khó tin mà lại có thật. Làm thế nào sự tình cờ
lại có thể xảy ra như trong mơ. Ông cầm hai tấm ảnh để kề nhau, hai tấm
ảnh do ông chụp cách nhau hai mươi bốn năm ố ảnh hai mẹ con cách nhau ngần
ấy thời gian dù người con không nhất thiết phải hai mươi bốn tuổi. Cô gái
nói tiếp:
"Má cháu mất cách nay bảy năm rồi."
Tự nhiên ông thấy buồn, một nỗi buồn không đâu, vì “cố nhân” trong ảnh
không còn nữa. Ông Khanh hỏi:
"Chắc vì bệnh?"
"Vâng ạ."
Lại im lặng. Cô gái hỏi:
"Chú thấy cảnh trí của hai bức ảnh giống nhau không?"
Bối rối, nhưng ông Khanh cũng bình tĩnh đáp:
"Nó giống bức hình tôi vừa chụp quá, làm tôi ngạc nhiên."
"Thoạt nhìn cháu đã thấy nó giống ngay. Không ngờ mẹ cháu và cháu lại giao
nhau trên cùng một chặn đường như thế này."
Ông Khanh chưa vội xác nhận với cô gái mình là tác giả bức ảnh. Biết đâu
đây chỉ là một sự trùng hợp kỳ lạ ố một bức ảnh khác cũng giống như đúc là
một điều rất hi hữu, nhưng cái việc từ xa nửa vòng trái đất về thăm quê
nhà để cầm lại tấm ảnh ngày xưa mình chụp giữa tầng không là một tình cờ
còn hi hữu hơn nữa kia. Ông hỏi thăm dò:
"Bức ảnh chắc là do một người bạn của má cô chụp?"
"Theo mẹ cháu kể thì bức ảnh do một hành khách trên một chuyến bay chụp,
trên lộ trình Đà Nẵng ố Sài Gòn. Bức ảnh chụp tình cờ này rất vừa ý mẹ
cháu. Mặc chiếc áo dài màu xanh của tiếp viên phi hành, đứng cạnh cửa sổ
máy bay, nhìn ra không trung mây trắng vần vũ trong bầu trời bao la, bức
hình đã nói lên được mộng ước và thỏa nguyện của mẹ cháu. Bà trân quí nó
lắm."
"Sau chuyến bay hai người có quen thân nhau không?"
Cô gái khẽ nghiêng nghiêng đầu nhìn ông Khanh và cười rất hóm hỉnh, lộ ra
hai hàm răng trắng và đều:
"Người hành khách tình cờ đó chẳng để lại một ấn tượng gì rõ rệt trong trí
mẹ cháu; thậm chí mẹ cháu không biết tên, cũng không nhớ rõ khuôn mặt ông
ta. Nhưng bà không quên ông ta mỗi khi nhìn bức hình. Ở nhà còn một tấm mà
mẹ cháu đã cho chụp lại và rọi lớn ra.
Ông Khanh lại hỏi một câu thăm dò khác:
"Mẹ cô không biết gì về người khách ấy?"
"Mẹ cháu chỉ biết ông ta là một sĩ quan Dù, căn cứ theo quân phục đang mặc. Mẹ cháu kể rằng lúc bà hỏi ông khách vì sao không đáp máy bay quân sự cho đỡ tốn tiền thì ông khách trả lời, “phải đi máy bay này mới chụp ảnh người đẹp được.”
Đến đây thì ông Khanh không còn hồ nghi gì nữa. Ông không nhớ đã nói những
gì với người con gái. Nhưng “sĩ quan Dù” thì không trật đi đâu được. Ông tin mình đã nói mấy lời kia. Hơn ai hết, ông hiểu mình thời trai trẻ lắm: về ngôn từ thì luôn luôn “rộng rãi” với phái nữ. Ôi, một lời nói bình thường như trăm nghìn lời nói có tính cách phản xạ của một người con trai trước một người con gái, nhưng người đón nhận lời nói đã trang trọng nó trong ký ức. Người con gái nào lại không thích được khen đẹp. Ông Khanh chăm chú nghe. Mắt ông nhìn thẳng vào gương mặt xinh xắn có đôi mắt đen to và nụ cười lúc nào như cũng sẵn sàng nở trên đôi môi hay hé mở khi nghe chuyện hay khi nhìn người đối diện. Ông không dằn được nữa:
"Tôi là tác giả bức hình này."
"Sao cơ? Chú vừa nói gì? Chú đã chụp tấm ảnh này ngày xưa? Chú là người
khách tình cờ kia? Chú không đùa với cháu đấy chứ?"
"Tôi nói thật đấy. Nãy giờ những câu hỏi có vẻ bâng quơ của tôi là để kiểm
chứng lại xem mình có lầm không. Những gì cô cho biết đều ăn khớp với
những gì tôi đã làm. Thật tôi không ngờ có ngày mình còn nhìn lại được bức
hình đã xa lắc xa lơ trong quên lãng ..."
Giọng một xướng ngôn viên nữ báo máy bay “sắp vào không phận thành phố Hồ
Chí Minh.” Cô gái nói:
"Cháu phải đi làm việc. Tiếc quá, phải chi có thì giờ. Cháu muốn nói chuyện nhiều với chú."
"Cũng như tôi chụp bức ảnh cho cô bây giờ, hồi đó tôi cũng không biết gì về mẹ cô cả."
"Không chỉ hỏi chuyện về quãng đời nghề nghiệp của mẹ cháu; tự nhiên cháu
thích cái lối của chú. Cháu tên Vân. Chú có bút không? Để cháu ghi số điện
thoại của cháu."
Ông Khanh bỗng thấy mình trẻ lại. Lòng tự ái đàn ông được vuốt ve vì câu nói có lẽ vô tư của một cô bé chỉ trạc tuổi con mình! Ông rút cây bút từ túi áo, trao cho cô gái. Ông trả bức ảnh cũ lại cho cô tiếp viên và, trong mối cảm tình nẩy sinh thoáng chốc, ông kèm theo tấm ảnh mới của mình:
"Tặng cô để kỷ niệm một chuyến bay."
Người con gái lộ vẻ vui mừng:
"Cám ơn chú. Cháu không ngờ người chụp bức ảnh cho mẹ cháu hôm nay lại
chụp cho cháu một tấm giống hệt như vậy."
"Hy vọng sau này cô sẽ kể lại lai lịch bức ảnh cho các con của mình, như mẹ cô đã kể cho cô nghe về bức ảnh kia."
Cô gái thoáng một vẻ cảm động, cười nhẹ, bước đi:
"Dạ..."
Một nam tiếp viên vừa bước đến nhắc ông Khanh cài dây an toàn. Qua cửa sổ
ông Khanh thấy những thữa ruộng loáng nước trãi dài bên dưới. Ông lại nghĩ
ngợi. Sự việc vừa xảy ra thật lạ lùng. Tình cờ, may rũi, định mệnh, vân vân, vốn là những gì con người vẫn gọi một khi không giải thích nỗi những sự kiện khó hiểu trong đời sống. Ông Khanh cũng tin tình cờ, may rủi, hoặc định mệnh chi phối vạn vật, duy có điều những gì ông gặp cách đây hai mươi bốn năm lại đối xứng với những điều vừa xảy ra hôm nay làm ông càng thấy khó quan niệm nổi “luật” tình cờ của sự vật. Mẹ đối xứng với con, hai tấm ảnh Polaroid đối xứng nhau qua hai khung cửa sổ, hai chuyến bay trong hai xã hội đối xứng nhau, và chính ông đang đối xứng với ông của hai mươi bốn năm xưa! Thật ly kỳ, từng cặp sự vật lẫn sự việc đều đồng bộ với nhau, vì nếu không “cùng loại thì sự đối xứng đã không có.
Bảo rằng mọi sự đều có nguyên ủy của nó là một lối nói mơ hồ. Một viên gạch rơi xuống vì chịu tác động của một lực nào đó. Một người bước đi vì cơ bắp được ý chí điều khiển. Nhưng làm sao giải thích tại sao bước chân đã xê dịch tấm thân người ấy đến vừa vặn điểm giao nhau với viên gạch đang rơi từ trên cao độ ba mươi thước, gây nên cái chết bất đắc kỳ tử của một thiếu nữ tên Trang, nhân vật trong một truyện của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn?
Ngày xưa ông Khanh chụp bức ảnh người thiếu nữ đứng bên cửa sổ máy bay vì
cảnh trí ấy quyến rũ ông. Ngày nay cảnh trí ấy lại hiện ra, niềm ham thích, niềm say mê cảnh trời mây trắng bên khung cửa vẫn chưa bị thời gian đào thải, và ông đã làm lại cái công việc xưa cũ. Nhưng còn đối tượng trong hình, và bao nhiêu yếu tố khác xoay quanh tấm ảnh bây giờ, làm sao giải thích được sự đan bện, tròng tréo giữa chúng với nhau. Với sự kiện đơn lẻ thường dễ hiểu nguyên ủy. Nhưng những sự kiện đơn lẻ ấy tập họp lại để làm nên những sự việc, những biến cố của đời sống, ai có thể giải thích được lý do quần tụ của chúng? Chúng quần tụ do ngẫu nhiên? Vâng. Nhưng ngẫu nhiên là gì? Nó có nguyên lý, định luật của nó không? Hình như chưa có nhà luận lý học nào giải đáp thỏa đáng cho chúng ta. Hay chúng quần tụ do một bàn tay siêu nhiên nào sắp đặt? Máy bay vừa chạm đất, làm sàn phi cơ khẽ rung theo đường lăn bánh, cắt đứt giòng suy nghĩ của ông Khanh.
Hành khách lao xao chuẩn bị rời ghế. Máy bay dừng hẳn, ông Khanh đứng dậy,
nối đuôi theo giòng người tiến ra cửa. Các tiếp viên phi hành đứng thành
hàng dọc lối ra để tiễn khách. Đi ngang qua trước mặt cô con gái của “cố
nhân”, ông Khanh chỉ kịp mỉm cười từ giã, trong khi bên tai nghe một câu
nói khẽ, “cám ơn chú về bức ảnh.” Người hành khách già lững thững bước
xuống cầu thang phi cơ, thấy lòng mình không tẻ nhạt như mọi lần; hình như
ông vừa có một niềm vui nho nhỏ. “Tự nhiên cháu thích cái lối của chú.”
HÀ KỲ LAM
trời xanh lơ qua cửa sổ máy bay, ở một tầm nhìn gần kề không thể có được
từ mặt đất, đã thôi thúc ông hành khách già lôi chiếc máy ảnh Polaroid trong túi xách tay dưới chân ghế ngồi. Ông muốn ghi lại cảnh trí này. Mây chập chùng trải rộng thành một bề mặt mênh mông; và bao trùm lên nền mây khói ấy là một màu xanh phơn phớt của bức màn trời cong vút huyền ảo chụp xuống.
Người nữ tiếp viên phi hành trong trang phục áo dài Việt Nam màu hồng nhạt vẫn đứng cạnh cửa sổ mải mê nhìn ra ngoài kia.
“Ô hay, tại sao phải chờ cô ta rời bỏ khung cửa”.
Ông Khanh, người khách già ấy, đưa máy ảnh lên ngắm và thu toàn bộ khung trời qua cửa sổ vào máy, cả khuôn mặt nhìn nghiêng của người con gái.
Máy tự động đẩy tấm phim vừa ghi hình nhô qua khe phía trước, bên dưới khẩu kính của máy.
Ông Khanh dùng tay phải kéo nốt tấm phim còn nguyên màu trắng đục, chưa có nét hình nào kịp hiện lên. Cô gái, như sực nhớ mình đã nhìn trời mây khá lâu, quay phắc lại, nhoẻn một nụ cười tươi nhưng ngượng ngập với ông khách rồi tiến về phía cuối máy bay. Hiển nhiên cô ta không hay biết gì về sự việc chụp ảnh kia.
Đường nét, màu sắc của cảnh trí từ từ hiện ra, lộ dần bức ảnh màu trong đó
khuôn mặt người con gái và khoảng trời mây chưa rõ nét lắm. Rồi màu sắc bức ảnh đậm dần. Tươi thắm nhất là những khoảng trời xanh xuyên qua những cụm mây trắng. Ông Khanh vẫn cho rằng đặc điểm của ảnh chụp bằng máy Polaroid là màu da trời bao giờ cũng trung thực hơn các màu khác. Và cuối cùng là một bức ảnh tuyệt đẹp:
Màu áo hồng phơn phớt với mái tóc xõa che một phần gò má của một khuôn mặt thiếu nữ nhìn nghiêng, sống mũi cao thanh tú, hai bờ môi hé mở vì chú ý quan sát; bên kia khuôn mặt là khung cửa, rồi xa hơn, tít tắp giữa không trung là mây trắng từng mảng lớn trên nền trời xanh lơ.
Bức ảnh làm ông cảm thấy cộm một cảm giác thân quen mơ hồ.
Rồi ông nhớ lại cách đây lâu lắm, dễ đã mấy mươi năm, mình đã từng làm một
công việc tương tự trên một chuyến bay từ miền Trung vào Sài Gòn.
“Quái, tại sao lại cũng chặng đường Đà Nẵng - Sài Gòn, lại cũng loại máy ảnh
Polaroid, và cũng một khuôn mặt con gái ngắm trời mây như hôm nay”.
Cái trùng hợp sau cùng này còn lạ lùng hơn nữa. Ngày xưa, động lực khiến ông
chụp vội bức ảnh là người con gái đang đứng bên khung cửa, và trời mây “vô
tình” bị kéo theo vào bức ảnh - dĩ nhiên, tuổi trẻ không quan tâm đến cảnh vật bằng quan tâm đến con gái! Bây giờ thì ngược lại - vì tuổi già thì ngược lại với tuổi trẻ, trong một chừng mực nào đó. Người con gái “vô tình” quá, nên cực chẳng đã ông đã đem cô ta vào bức hình.
Ngày đó ông đã tặng bức ảnh cho người con gái tiếp viên phi hành trong chiếc áo dài màu xanh da trời mà bây giờ ông không tài nào nhớ mặt. Chi tiết độc nhất ông còn nhớ là vẻ mặt rạng rỡ vì vui mừng của người con gái cùng lời cám ơn
rất chân tình.
Ông Khanh cố nhớ lại cái quãng thời gian mình chụp bức hình năm xưa. Cái
mốc giúp ông nhớ là thời điểm ông mua chiếc máy ảnh Polaroid: năm 1969. Và
cái mốc để ông đóng khung ký ức mình vào niên đại kia lại đến từ những gốc
rễ mối mớ của một không gian trong đó hiện về những con người cùng những
sự việc bây giờ đã xa khơi. Rồi ông nhớ lại khá rõ ràng chuyến bay năm ấy,
năm 1969, cất cánh từ Đà Nẵng, như hôm nay. Có một khác biệt nhỏ về chỗ
ngồi. Hôm nay ông Khanh ngồi ở hàng ghế sát phòng lái, về phía tay phải,
và cả dãy ghế chỉ có mỗi một mình ông - một chuyến bay thưa khách - còn
ngày ấy ông ngồi ở hàng ghế thứ nhì, bên tay trái và hàng ghế đầu bỏ trống
- lại cũng thưa khách. Người con gái trong chiếc áo dài xanh da trời của
Hàng Không Việt Nam thuở đó đứng ở khung cửa sổ bên trái và nhìn ra ngoài
về hướng mũi phi cơ. Ông Khanh đã chụp ảnh khuôn mặt nhìn nghiêng của
người con gái ở góc độ hơi chếch từ phía sau. Người con gái trong chiếc áo
dài phơn phớt hồng của Hàng Không Việt Nam hôm nay đứng ở khung cửa sổ bên phải và nhìn ra ngoài trời theo hướng ngược chiều bay của phi cơ. Ông
Khanh vừa chụp ảnh người con gái ở góc độ nhìn nghiêng hơi chếch từ phía
trước.
Người con gái lúc nãy lại xuất hiện. Khi vừa bước đến ngang chỗ ông Khanh
ngồi, đôi môi chợt hé mở như trong hình - vì đang chú ý quan sát - cô gái
nhìn bức hình rồi thốt lên:
"Ồ chú vừa chụp lúc nãy đấy à? Bức hình đẹp quá. Chú cho cháu mượn xem một tí nhé?"
Người khách trao bức ảnh cho cô gái. Cô nhìn chăm chú bức hình một lúc rồi
trả nó lại cho ông Khanh, vẻ mặt bỗng hơi xa vắng:
"Cháu thấy một sự trùng hợp lạ lùng, chú ơi. Mẹ cháu cũng có môt bức hình
giống hệt. Để cháu lấy cho chú xem."
Cô gái thoăn thoắt đi về phía đuôi máy bay. Ông Khanh nhìn theo, cảm thấy
tim mình như đập sai nhịp. Hoài niệm trong trí mình và những lời cô gái
vừa thốt ra giống như hai mảnh vỡ của cùng một viên đá, viên gạch của ký
ức; đem chúng ráp lại sẽ trùng khít. Và biết đâu hai người con gái đứng ở
hai cửa sổ đối diện, ở hai thời điểm cách nhau hai mươi bốn năm, và in
hình trong ống kính máy ảnh ở hai góc nghịch đảo lại chẳng là hai thế hệ
tiếp nối! Tự nhiên ông Khanh nghĩ thế, dù ông chợt thấy ý nghĩ thật lãng
mạn, viển vông. Cô gái trở lại với chiếc ví tay và lôi tấm ảnh nhỏ, cũ kỹ
đưa ông Khanh xem. Một bức ảnh màu Polaroid, với màu sắc hơi phai, nhưng
không có một vết nào làm vẩn mặt ảnh, một điều chứng tỏ sự gìn giữ kỹ
lưỡng. Ông Khanh nhìn tấm ảnh, bàng hoàng. Không thể lầm được. Chính bức
ảnh ông chụp cách đây hai mươi bốn năm. Cũng người con gái mặc chiếc áo
màu xanh da trời đứng ở khung cửa sổ bên trái nhìn ra ngoài về hướng mũi
phi cơ, cũng khuôn mặt được thu vào ống kính từ một góc độ hơi chếch từ
phía sau. Bức hình trong ký ức ông Khanh và bức hình người con gái vừa đưa
ra đã trùng nhau. Có điều là bức hình hiện tại đã mô tả rõ hơn chân dung
người trong trí nhớ của ông. Mây trắng ngày xưa, con người ngày xưa với
màu áo thiên thanh gieo vào lòng ông một tình cảm khó tả. Lật tấm ảnh lại,
ông liếc vội nhóm số viết nắn nót với mục đen, một lối viết rất con gái,
16-9-69. Ông Khanh biết được một điều “mới”: đó là ngày của chuyến bay năm
xưa. Ông thấy lòng bồi hồi, bâng khuâng. Ông mơ hồ thấy lại một mảng không
gian của tuổi trẻ mình. Cô gái nhìn chăm chú ông khách trong khi ông này
đang trầm ngâm với bức ảnh. Cô nghĩ chắc ông khách không ngờ lại có kẻ thứ
hai làm cái công việc giống hệt như mình. Ông Khanh chợt hỏi:
"Thì ra người này là mẹ của cô ? "
Cô gái cảm thấy hơi ngỡ ngàng vì câu hỏi không được “thông thường” cho
lắm. Tại sao lại “thì ra”, tại sao không là một câu hỏi thuần túy nghi vấn
như cô đã chờ đợi, một câu đại khái như “mẹ cô trước kia có làm tiếp viên
phi hành không?”, hoặc cùng lắm cũng là “người trong ảnh là mẹ cô?” và vân
vân. Nhưng cô vội gạt bỏ ngay điều thắc mắc kia mà cô cho là vớ vẩn.
"Dạ phải."
Ông Khanh im lặng. Chuyện khó tin mà lại có thật. Làm thế nào sự tình cờ
lại có thể xảy ra như trong mơ. Ông cầm hai tấm ảnh để kề nhau, hai tấm
ảnh do ông chụp cách nhau hai mươi bốn năm ố ảnh hai mẹ con cách nhau ngần
ấy thời gian dù người con không nhất thiết phải hai mươi bốn tuổi. Cô gái
nói tiếp:
"Má cháu mất cách nay bảy năm rồi."
Tự nhiên ông thấy buồn, một nỗi buồn không đâu, vì “cố nhân” trong ảnh
không còn nữa. Ông Khanh hỏi:
"Chắc vì bệnh?"
"Vâng ạ."
Lại im lặng. Cô gái hỏi:
"Chú thấy cảnh trí của hai bức ảnh giống nhau không?"
Bối rối, nhưng ông Khanh cũng bình tĩnh đáp:
"Nó giống bức hình tôi vừa chụp quá, làm tôi ngạc nhiên."
"Thoạt nhìn cháu đã thấy nó giống ngay. Không ngờ mẹ cháu và cháu lại giao
nhau trên cùng một chặn đường như thế này."
Ông Khanh chưa vội xác nhận với cô gái mình là tác giả bức ảnh. Biết đâu
đây chỉ là một sự trùng hợp kỳ lạ ố một bức ảnh khác cũng giống như đúc là
một điều rất hi hữu, nhưng cái việc từ xa nửa vòng trái đất về thăm quê
nhà để cầm lại tấm ảnh ngày xưa mình chụp giữa tầng không là một tình cờ
còn hi hữu hơn nữa kia. Ông hỏi thăm dò:
"Bức ảnh chắc là do một người bạn của má cô chụp?"
"Theo mẹ cháu kể thì bức ảnh do một hành khách trên một chuyến bay chụp,
trên lộ trình Đà Nẵng ố Sài Gòn. Bức ảnh chụp tình cờ này rất vừa ý mẹ
cháu. Mặc chiếc áo dài màu xanh của tiếp viên phi hành, đứng cạnh cửa sổ
máy bay, nhìn ra không trung mây trắng vần vũ trong bầu trời bao la, bức
hình đã nói lên được mộng ước và thỏa nguyện của mẹ cháu. Bà trân quí nó
lắm."
"Sau chuyến bay hai người có quen thân nhau không?"
Cô gái khẽ nghiêng nghiêng đầu nhìn ông Khanh và cười rất hóm hỉnh, lộ ra
hai hàm răng trắng và đều:
"Người hành khách tình cờ đó chẳng để lại một ấn tượng gì rõ rệt trong trí
mẹ cháu; thậm chí mẹ cháu không biết tên, cũng không nhớ rõ khuôn mặt ông
ta. Nhưng bà không quên ông ta mỗi khi nhìn bức hình. Ở nhà còn một tấm mà
mẹ cháu đã cho chụp lại và rọi lớn ra.
Ông Khanh lại hỏi một câu thăm dò khác:
"Mẹ cô không biết gì về người khách ấy?"
"Mẹ cháu chỉ biết ông ta là một sĩ quan Dù, căn cứ theo quân phục đang mặc. Mẹ cháu kể rằng lúc bà hỏi ông khách vì sao không đáp máy bay quân sự cho đỡ tốn tiền thì ông khách trả lời, “phải đi máy bay này mới chụp ảnh người đẹp được.”
Đến đây thì ông Khanh không còn hồ nghi gì nữa. Ông không nhớ đã nói những
gì với người con gái. Nhưng “sĩ quan Dù” thì không trật đi đâu được. Ông tin mình đã nói mấy lời kia. Hơn ai hết, ông hiểu mình thời trai trẻ lắm: về ngôn từ thì luôn luôn “rộng rãi” với phái nữ. Ôi, một lời nói bình thường như trăm nghìn lời nói có tính cách phản xạ của một người con trai trước một người con gái, nhưng người đón nhận lời nói đã trang trọng nó trong ký ức. Người con gái nào lại không thích được khen đẹp. Ông Khanh chăm chú nghe. Mắt ông nhìn thẳng vào gương mặt xinh xắn có đôi mắt đen to và nụ cười lúc nào như cũng sẵn sàng nở trên đôi môi hay hé mở khi nghe chuyện hay khi nhìn người đối diện. Ông không dằn được nữa:
"Tôi là tác giả bức hình này."
"Sao cơ? Chú vừa nói gì? Chú đã chụp tấm ảnh này ngày xưa? Chú là người
khách tình cờ kia? Chú không đùa với cháu đấy chứ?"
"Tôi nói thật đấy. Nãy giờ những câu hỏi có vẻ bâng quơ của tôi là để kiểm
chứng lại xem mình có lầm không. Những gì cô cho biết đều ăn khớp với
những gì tôi đã làm. Thật tôi không ngờ có ngày mình còn nhìn lại được bức
hình đã xa lắc xa lơ trong quên lãng ..."
Giọng một xướng ngôn viên nữ báo máy bay “sắp vào không phận thành phố Hồ
Chí Minh.” Cô gái nói:
"Cháu phải đi làm việc. Tiếc quá, phải chi có thì giờ. Cháu muốn nói chuyện nhiều với chú."
"Cũng như tôi chụp bức ảnh cho cô bây giờ, hồi đó tôi cũng không biết gì về mẹ cô cả."
"Không chỉ hỏi chuyện về quãng đời nghề nghiệp của mẹ cháu; tự nhiên cháu
thích cái lối của chú. Cháu tên Vân. Chú có bút không? Để cháu ghi số điện
thoại của cháu."
Ông Khanh bỗng thấy mình trẻ lại. Lòng tự ái đàn ông được vuốt ve vì câu nói có lẽ vô tư của một cô bé chỉ trạc tuổi con mình! Ông rút cây bút từ túi áo, trao cho cô gái. Ông trả bức ảnh cũ lại cho cô tiếp viên và, trong mối cảm tình nẩy sinh thoáng chốc, ông kèm theo tấm ảnh mới của mình:
"Tặng cô để kỷ niệm một chuyến bay."
Người con gái lộ vẻ vui mừng:
"Cám ơn chú. Cháu không ngờ người chụp bức ảnh cho mẹ cháu hôm nay lại
chụp cho cháu một tấm giống hệt như vậy."
"Hy vọng sau này cô sẽ kể lại lai lịch bức ảnh cho các con của mình, như mẹ cô đã kể cho cô nghe về bức ảnh kia."
Cô gái thoáng một vẻ cảm động, cười nhẹ, bước đi:
"Dạ..."
Một nam tiếp viên vừa bước đến nhắc ông Khanh cài dây an toàn. Qua cửa sổ
ông Khanh thấy những thữa ruộng loáng nước trãi dài bên dưới. Ông lại nghĩ
ngợi. Sự việc vừa xảy ra thật lạ lùng. Tình cờ, may rũi, định mệnh, vân vân, vốn là những gì con người vẫn gọi một khi không giải thích nỗi những sự kiện khó hiểu trong đời sống. Ông Khanh cũng tin tình cờ, may rủi, hoặc định mệnh chi phối vạn vật, duy có điều những gì ông gặp cách đây hai mươi bốn năm lại đối xứng với những điều vừa xảy ra hôm nay làm ông càng thấy khó quan niệm nổi “luật” tình cờ của sự vật. Mẹ đối xứng với con, hai tấm ảnh Polaroid đối xứng nhau qua hai khung cửa sổ, hai chuyến bay trong hai xã hội đối xứng nhau, và chính ông đang đối xứng với ông của hai mươi bốn năm xưa! Thật ly kỳ, từng cặp sự vật lẫn sự việc đều đồng bộ với nhau, vì nếu không “cùng loại thì sự đối xứng đã không có.
Bảo rằng mọi sự đều có nguyên ủy của nó là một lối nói mơ hồ. Một viên gạch rơi xuống vì chịu tác động của một lực nào đó. Một người bước đi vì cơ bắp được ý chí điều khiển. Nhưng làm sao giải thích tại sao bước chân đã xê dịch tấm thân người ấy đến vừa vặn điểm giao nhau với viên gạch đang rơi từ trên cao độ ba mươi thước, gây nên cái chết bất đắc kỳ tử của một thiếu nữ tên Trang, nhân vật trong một truyện của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn?
Ngày xưa ông Khanh chụp bức ảnh người thiếu nữ đứng bên cửa sổ máy bay vì
cảnh trí ấy quyến rũ ông. Ngày nay cảnh trí ấy lại hiện ra, niềm ham thích, niềm say mê cảnh trời mây trắng bên khung cửa vẫn chưa bị thời gian đào thải, và ông đã làm lại cái công việc xưa cũ. Nhưng còn đối tượng trong hình, và bao nhiêu yếu tố khác xoay quanh tấm ảnh bây giờ, làm sao giải thích được sự đan bện, tròng tréo giữa chúng với nhau. Với sự kiện đơn lẻ thường dễ hiểu nguyên ủy. Nhưng những sự kiện đơn lẻ ấy tập họp lại để làm nên những sự việc, những biến cố của đời sống, ai có thể giải thích được lý do quần tụ của chúng? Chúng quần tụ do ngẫu nhiên? Vâng. Nhưng ngẫu nhiên là gì? Nó có nguyên lý, định luật của nó không? Hình như chưa có nhà luận lý học nào giải đáp thỏa đáng cho chúng ta. Hay chúng quần tụ do một bàn tay siêu nhiên nào sắp đặt? Máy bay vừa chạm đất, làm sàn phi cơ khẽ rung theo đường lăn bánh, cắt đứt giòng suy nghĩ của ông Khanh.
Hành khách lao xao chuẩn bị rời ghế. Máy bay dừng hẳn, ông Khanh đứng dậy,
nối đuôi theo giòng người tiến ra cửa. Các tiếp viên phi hành đứng thành
hàng dọc lối ra để tiễn khách. Đi ngang qua trước mặt cô con gái của “cố
nhân”, ông Khanh chỉ kịp mỉm cười từ giã, trong khi bên tai nghe một câu
nói khẽ, “cám ơn chú về bức ảnh.” Người hành khách già lững thững bước
xuống cầu thang phi cơ, thấy lòng mình không tẻ nhạt như mọi lần; hình như
ông vừa có một niềm vui nho nhỏ. “Tự nhiên cháu thích cái lối của chú.”
HÀ KỲ LAM