Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Càn Long Hạ Giang Nam

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31




    Hồi Thứ Bốn Mươi Ba




    Lưu đại nhơn khai khoa thử sĩ
    Hồ Huệ Càng cậy mình táng mạng



    Nhị vị đại thần thấy Triệu Hổ đánh thắng gấu ấy thì rất mừng bèn phán rằng :

    - Từ rày đường dượt ngựa đã thuộc về Quảng Đông, không ai đặng phép léo tới đường ấy, nếu ai không tuân sẽ bị tội nặng.

    Các cử tử Quảng Đông đều tạ ơn lui về hội quán.

    Còn bọn Đơn Như Hoè đã tranh không đặng đường ấy, Diêu Văn Thăng lại bị gấu ấy giết thì mảng diện tâm tu, rủ nhau trở về hội quán.

    Ngày thứ nhị vị Đại thần lâm trào, thì có Binh bộ thượng thơ và Lễ bộ thượng thơ tâu rằng :

    - Ngày trước hai đứa tôi vâng lời đăng bảng cầu hiền, các cử tử đến chờ đã lâu mà thánh thuợng cũng chưa về trào, nếu để như vậy e cử tử tranh cạnh với nhau, ban đầu thì nhỏ, sau sanh việc lớn, chắc là chẳng khỏi chém giết lẫn nhau mà gây họa hoạn, cúi xin nhị vị liệu định lẻ nào ?

    Nhị vị đại thần nghe tâu như vậy thì gật đầu nói rằng :

    - Lời ấy rất phải. Vã chăng cử tử trong mười tám tĩnh gom lại nơi đây, trong ấy cũng có người lành kẻ dữ, nếu để thiên diêu ngày tháng, e khi chẳng khỏi sanh việc thị phi. Bây giờ thiên tử chưa về, ta phải thay mặt dự cuộc Đình thí phứt đi cho rồi, thì mới khỏi việc hậu hoạn.

    Bèn truyền chĩ cho Binh bộ thượng thơ và Lễ bộ thượng thơ khiến phải đăng bãng kỳ ngày cho văn võ cử tử ứng thí.

    Binh bộ và Lễ bộ vâng lịnh trở lại nha môn đăng bãng truyền rao cho các cử tử.

    Các cử tử thấy lời rao ấy thì áp tới đầu quyển mà xin thi văn. Cuộc thi Hội xong rồi lại truyền cho các cử tử chọn ngày Đình thí.

    Còn cuộc thí võ thì Tống Thành Ân, Lý Lưu Phương, Trần Kiễn Thăng và Bạch An Phước đều trúng đặng sáu mũi tên. Triệu Hỗ trúng đặng năm mũi, Tư Mã Thoại Long trúng đặng ba mũi, kỳ dư các cử tử khác kẻ thì trúng đặng hai mũi, người thì trúng đặng một mũi, đều chưa đúng lúc, cho nên nhiều người bị rớt.

    Cách ba ngày, Lễ bộ thượng thơ treo bãng truyền rao, định ngày mười tám tháng tư, các cử tử phải vào đại điện mà ứng thí.

    Lúc ấy Trần đại nhơn và Lưu đại nhơn thay mặt cho Thiên tử làm chủ khão cuộc Đình thí ấy.

    Cuộc Đình thí xong, có người truyền hô rằng :

    - Trạng ngươn bên văn là Nghiêm Ngã Tư, người tĩnh Giang Nam, Bảng Nhãn người Tích giang, Thám Hoa là người Sơn Tây, Trần Kiễn Thăng và Lý Lưu Phương đậu Hàn Lâm học sĩ, chỉ Tống Thành Ân, Bạch An Phước, Tư Mã thoại Long và Triệu Hỗ đều đậu Tấn sĩ bên võ và lại bổ cho Tống Thành Ân làm điểm Huê linh thị vệ, Triệu Hổ thì bổ về phủ mình, Bạch An Phước thì bổ làm Lam linh thị vệ, còn mấy người kia chờ có chỗ khuyết sẽ bỗ.

    Nói về Bạch An Phước nguyên là người trong cửa hàng Cẩm Luân, vì ngày trước bị Hồ Huệ Càng là học trò ở Thiếu Lâm tự đến đánh Cơ phòng, giết người trong tiệm rất nhiều, Bạch An Phước cũng bị nhiều điều xỉ nhục, cho nên mới phải tìm thầy mà học võ nghệ, nay may đậu đặng Tấn sĩ lại đặng bổ làm Thị vệ thì chắc rằng báo thù đặng rồi.

    Bèn mời Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương vào phòng mà thương nghị rằng :

    - Nguyên tôi là người trong tiệm dệt hàng, ngày trước bị Hồ Huệ Càng hiếp đáp nhiều điều, việc ấy thế khi nhị vị cũng đã biết rồi, vì vậy cho nên tôi tìm thầy học võ, ý muốn báo thù. Nay may đậu đặng Tấn sĩ bỗ làm Thị vệ như vầy, thiệt cũng là có trời già mở mắt. Tuy vậy tôi có một mình thế cùng độc lực nan thi, cho nên phải nhờ nhị vị mà hỏi mưu kế, vậy xin nhị vị giúp tôi việc ấy.

    Trần Kiển Thăng nói :

    - Việc ấy tôi đã hiểu hết, song bấy lâu thấy nó hung dữ thái quá, liệu sức cự địch không lại, cho nên mới phải tọa thị điềm nhiên. Bây giờ trong ý nhơn huynh muốn lấy sức mạnh hay là muốn lấy công pháp mà báo thù?

    Bạch An Phước nói :

    - Ý tôi muốn lấy công pháp mà trừ nó, tôi tính vào chầu tâu cùng nhị vị Đại nhơn mà xin trở về quê quán, đặng có tế tảo phần mộ ông bà và xin phê vào tờ biểu cho tôi mở một cuộc chay, đặng cầu siêu cho mấy người hiệp lỏa. Như người có nói chuyện ấy là chuyện nhỏ mọn há phải xin chiếu triều đình làm gì. Chừng ấy tôi sẽ tâu rỏ các điều Hồ Huệ Càng cậy mạnh làm ngang cho người nghe, chắc là người cũng thương tình mà phê tờ chiếu ấy. Nếu có tờ chiếu như vậy, mà Hồ Huệ Càng còn tới làm ngang thì sẽ thưa cùng quan Tuần phủ sở tại xin binh bắt nó, ắt nó chẳng khỏi thọ hình.

    Ai nấy đều khen hay.

    Bạch An Phước làm tờ biểu chương.

    Rạng ngay vào chầu và tâu y theo lời đã định trước đó.

    Nhị vị Đại thần xem tờ biểu chương ấy rồi, thì hỏi Bạch An Phước rằng :

    - Xin về tế tảo ấy là lệ thường, e việc làm chay là việc nhỏ sao lại dâng biểu làm gì ?

    Bạch Phước tâu rõ các việc Hồ Huệ Càng ngang tàng ngày trước cho nhị vị Đại thần nghe.

    Nhị vi Đại thần nói :

    - Trong tỉnh có người hung dữ như vậy chắc là bá tánh thọ hại cũng nhiều.

    Bèn phê vào tờ biểu chương cho Bạch An Phước về quê tế tảo và bày cuộc làm chay.

    Lời có phê rằng :

    Phê cho Bạch An Phước bày cuộc làm chay, như có người nào trong tỉnh đến đó làm dữ, thì Bach An Phước chỉ tên cho quan Tuần phủ bắt trị tội.

    Bạch An Phước lảnh lấy tờ phê ấy tạ ơn lui ra.

    Trần Kiển Thăng, Lý Lưu Phương, Tống Thành Ân ra tom góp hành lý vinh qui.

    Nhị vị Đại thần cũng nhậm theo lời xin.

    Ngày thứ Bạch An Phước, Tống Thành Ân, Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương tom góp hành lý trở về Quảng Đông.

    Bạch An Phước về đến nhà, bọn hiệp lỏa mừng rở tiếp rước và hỏi căn do.

    Bạch An Phước tỏ bày mưu kế của mình đã lập cho mấy người ấy nghe.

    Mấy người ấy đều mừng mà rằng :

    - Đã có chiếu mạng triều đình, dẫu có mười thằng Hồ Huệ Càng đi nữa cũng không thèm sợ.

    Từ ấy trong nhà an tâm lo sắm cuộc làm chay.

    Nói về Hồ Huệ Càng ở tại Tây Thiền tự dạy học trò, thường hay thị cường ngang ngược, nhiểu hại nhơn dân, người người đều giận, nhưng không dám nói chi. Vì vậy cho nên Hồ Huệ Càng không kiêng nễ ai, tụ tập những quân chồn bầy cáo lủ khiến phá tán nhơn dân thường làm nhiều điều ngang ngược.

    Ngày ấy bọn thủ hạ của Hồ Huệ Càng nghe đồn tại Cẩm Luân đường có cất giàn làm chay, thì thưa lại với Hồ Huệ Càng.

    Hồ Huệ Càng nói :

    - Không biết ý gì chúng nó, cả gan dám bày cuộc như vậy. Ta muốn đến đó phá tan giàn ấy làm nhục cho bõ ghét, các ngươi tưởng có nên làm hay chăng?

    Bọn thủ hạ đều thưa rằng :

    - Làm như vậy thì hay lắm, song phải chờ cho chúng nó cất giàn ấy hoàn thành, tốn nhiều tiền bạc rồi sẽ đến đó phá.

    Hồ Huệ Càng nói:

    - Vậy thì bây giờ chúng ta đến đó một phen, quở sơ mấy đứa chấp sự vài điều, khiến nó phải bảo hộ lân lý bình an, thì để cho nó làm, bằng có điều chi rủi ro, chúng ta sẽ đến trị tội.

    Nói rối bèn kéo nhau thẳng tới giàn chay đứng tại trước cửa hỏi lớn rằng :

    - Ai dám cả gan lập giàn chay nầy ?

    Các thợ thưa rằng :

    - Bạch lão gia thi đậu Tấn sĩ, nay mỡ cuộc chạy cầu siêu cho những ngươi hiệp lỏa đã qua đời rồi.

    Hồ Huệ Càng nghe nói cười rằng :

    - Chúng bây phãi phá giàn nầy cho mau bằng không thì ta đốt rụi tức thì.

    Bọn thợ ấy thấy nói như vậy thì thương nghị với nhau rằng :

    - Nếu chúng ta không vâng lời e Hồ Huệ Càng nói lửa đốt giàn thì chẳng những là uỗng công chúng ta mà thôi, lại còn làm họa cho người lân cận lối nầy nữa, chi bằng vâng theo lời ấy, đình lại ít ngày chờ Bạch An Phước tính toán cho êm, rồi sẽ gom nhau mà làm.

    Bèn kéo nhau về hết, người coi việc thấy vậy chạy về báo với Bạch An Phước.

    Bạch An Phước chạy ra hỏi rằng :

    - Ai ngang tàng lắm vậy ? Chúng ta mở cuộc chay này tổn phí rất lớn không phải chuyện chơi, can gì đến ai lại đến đây cản trở ?

    Hồ Huệ Càng cười rằng :

    - Thế khi thằng nầy chưa biết danh ta đây chăng ? Này ta nói cho mi rỏ, mi muốn bày cuộc chay này thì phải bảo hộ lối xóm cho đặng bình an, khỏi điều rầy rà hỏa hoạn, bằng mi bảo hộ không đặng, có điều bất trắc chi chi, thì ta cứ mi mà hành. Mấy lời ta giao như vậy, nếu mi biết trước liệu mình bảo hộ không nỗi thì phải giở hết giàn chay nội ngày nay, bằng mi không giở, ngày mai ta tới phá hết.

    Nói rồi liền rủ nhau trở về Tây Thiền tự.

    Lúc ấy Bạch An Phước hơi giận tràn hông, nói không ra tiếng, đứng nhìn trân trân một hồi.

    Ðến chừng Hồ Huệ Càng đi xa Bạch An Phước than rằng :

    - Ta bị Hồ Huệ Càng khi dễ nhiều phen, khó nổi nhịn nhục. Nếu ta nóng nãy, lấy sức đấu với nó thì cũng không lại, chi bằng tới chốn công môn để cho luật nước xữ trị thì hay hơn.

    Bèn sai người đi mời Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương đặng có thương nghị việc ấy.

    Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương lật đật đến nhà Bạch An Phước.

    Bạch An Phước tỏ thuật các điều ngang ngược của Hồ Huệ Càng cho hai người ấy nghe.

    Hai người ấy nói :

    - Thế nầy chúng ta phải đến Tuần phủ mà thưa, đặng người điều binh khiến tướng bắt nó làm tội.

    Bạch An Phước nói :

    - Xin mời nhị vị ngày mai chịu phiền đi với tôi một phen, đến dinh Tuần phủ khống cáo.

    Hai người ấy vâng chịu, từ giả trở về.

    Rạng ngày, Bạch An Phước thức dậy, gở chải vừa xong thì có gia đinh chạy vào báo rằng :

    - Hồ Huệ Càng dắt đến một bọn du thũ, phá hết giàn chay và các thần vị.

    Bách An phước nghe báo thì nỗi giận, liền sai ngươi đi mời Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Hương đến đó mà tỏ thnật các việc Hồ Huệ Càng phá tan giàn chay cho hai người ấy nghe.

    Hai người ấy nghe nói cũng đem dạ bất bình bèn nhứt định tính đi với Bạch An Phước đến dinh Tuần phủ khống cáo.

    Nói về Hồ Huệ Càng phá giàn chay của Bạch An Phước xong rồi thì cũng dắt bọn côn đồ trở về Tây Thiền tự.

    Tam Đức hay hoà thượng hay đặng chuyện ấy thì đến khuyên Hồ Huệ Càng rằng :

    - Lời xưa có nói : Hưu thế mạc y tận, hữu phước mạc hưỡng tận, ngươi đã giết thác anh em Ngưu Hoá Giao, thù ấy chưa dứt, bây giờ ngươi lại muốn buộc oan gia, gây thù với bọn Bạch An Phước như vậy nữa, e khi thù lại thêm thù, chẳng biết đời nào cho dứt. Vã chăng Bạch An Phước bày cuộc chạy nầy ý muốn siêu độ cho những ngươi đã bị ngươi giết ngày trước, nếu ngươi đeo đuổi phá hoài, e khi Bạch An Phước tức mình tìm người cao cường như Phùng Đạo Đức ngày xưa, chừng ấy e khi chẳng có Ngũ Mai đến cứu ngươi nữa.

    Hồ Huệ Càng làm thinh không nói chi hết.

    Ngày ấy Bạch An Phước cậy Trần Kiển Thăng làm tờ cáo trạng đặng dâng quan Tuần phủ mà thưa.

    Các thợ trong tiệm hay đặng chuyện ấy, ai nấy đều có lòng mừng, chắc rằng phen nầy trừ dặng Hồ Huệ Càng.

    Vì vậy cho nên trong lúc bọn thợ ấy về nhà thì bàn luận với nhau dọc đàng, chẳng dè đồ đệ của Hồ Huệ Càng mỗi buổi chiều thường hay dạo chơi ngoài đường, nghe mấy lời ấy thì trở về thuật cho Hồ Huệ Càng nghe.

    Hồ Huệ Càng nỗi giận, đêm ấy nằm ngủ không yên, chờ cho trời sáng đặng gây dữ với Bạch An Phước.

    Ngày thứ Bạch An Phước thức dậy ngồi chờ Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương đến, chừng Lý Lưu Phương và Trần Kiển Thăng đến đó, anh em ăn đồ điểm tâm, kế thấy gia đinh báo rằng :

    - Hồ Huệ Càng dắt bọn thủ hạ quyết đến làm dữ.

    Ba người nghe báo mới vừa ngồi dậy, ý muốn ra xem, xảy đâu Hồ Huệ Càng xốc vào điểm mặt Bạch An Phước mà mắng rằng :

    - Quân khốn này mi ỷ rằng mới đậu Tấn sĩ, mong lấy thế ấy mà cự với ta sao ?

    Nói rồi liền nhảy tới thộp ngực Bạch An Phước kéo thẳng ra đường.

    Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương thấy vậy kinh hải, lật đật chạy cửa sau kiếm đường trốn tránh.

    Bọn thợ thấy vậy lòng sợ Bạch An Phước bị Hồ Huệ Càng đánh chết cho nên mọi người đều áp lại năn nỉ với Hồ Huệ Càng rằng :

    - Hồ đại gia, xin buông Bạch Tấn sĩ ra, đặng chúng tôi nói chuyện cho mà nghe, chừng nào chúng tôi nói lời chi không phải, Thái gia sẽ đánh cũng chẳng muộn chi.

    Hồ Huệ Càng nghe nói thì nghĩ thầm rằng :

    - Thuở nay bọn thợ nầy chưa hề chống trã điều chi với ta, nay nó đã nói như vậy nỡ nào lại không thuận lời.

    Nghĩ như vậy bèn vật Bạch An Phước té đụi nơi đất rồi nói với bọn thợ ấy rằng :

    - Hôm trước ta đã đến đây nói trước với nó, khiến nó phải bảo hộ gia cư lối nầy cho khỏi rầy rà và hoả hoạn thì bằng lòng cho nó làm chay, còn nếu nó không dám lãnh diều ấy thì phải giở đi cho mau, bằng không thì ta sẽ đến phá. Té ra khi ta đi rồi nó cũng, không giở làm cho ta phải ra công đến phá giàn ấy, bây giờ nó lại muốn lấy thế quan mà dọa ta, ý nó tưởng ta là người hay sợ phép quan, cho nên nó tính như vậy. Nầy, các ngươi hãy nói lại cho nó rõ, ta là Hồ Huệ Càng, chẳng biết sợ phép quan chút nào.

    Nói rồi vừa muốn xốc tới đánh Bạch An Phước.

    Bọn thợ can lại mà năn nỉ rằng :

    - Ai học với Thái gia nói Bạch Tấn sĩ ý muốn lấy thế mong hại Thái gia như vậy, xin Thái gia cho chúng tôi biết.

    Hồ Huệ Càng nói :

    - Bọn đồ đệ của ta nó chơi ngoài đường nghe người đi đường bàn luận như vậy, cho nên về thuật với ta.

    Bọn thợ thưa rằng :

    - Tưởng là người trong nầy nói thì mới đủ tin, còn như những người đi đường, kẽ thì luận Đông, người thì luận Tây, Thái gia hơi đâu mà tin chuyện ấy.

    Hồ Huệ Càng nghe nói như vậy, nghĩ đi nghĩ lại thì cũng bớt giận. vài phân.

    Bọn thợ thấy nhơn dịp nên nói dối rằng :

    - Trong khi lão gia tôi xét biết nước lỗi, khiến gia đình đến tại tửu lầu đặt một tiệc rượu bĩ bàng, đặng có mời Thái gia đến đây mà tạ tội. Chẳng dè chưa kịp đi mời mà Thái gia lại đến nói thêm một điều lỗi lớn cho lão gia tôi nữa, như vậy thiệt là oan ức cho lão gia tôi thái qua.

    Hồ Huệ Càng nói :

    - Dừng có nói láo, Bạch An Phước là đứa vô tình, đời nào lại biết điều lỗi của nó.

    Bọn thợ ấy nói :

    - Bọn tửu bão đã khiêng cỗ bàn đến đây, vì thấy Thái gia rầy rà nên không dám vô, còn để trước cửa kia kìa, xin Thái gia ngó lại coi.

    Hồ Huệ Càng ngó lại thấy quả như vậy lòng lại bớt giận thêm vài phân.

    Nguyên cổ bàn ấy là của Bạch An Phước khiến người đặt trước cho Lý Lưu Phương, Trần Kiển Thăng đến Tuần phủ khống cáo xong rồi thì trở về đó vầy tiệc cùng nhau.

    Bọn thợ thấy bọn tửu bão đem tiệc đến cửa mà không dám vô, cho nên mượn cớ nói dối Hồ Huệ Càng như vậy.

    Hồ Huệ Càng cũng tưởng lời ấy là thiệt, cho nên bớt giận năm phần. Bèn nói vói bọn ấy rằng:

    - Việc nầy không lẻ người ngoài nói láo cho nó làm chi, chắc là nó cũng có tính như vậy, nhưng các ngươi kiếm điều che chở cho nó. Thôi, bây giờ ta đã đến đây, chẳng lẻ về không, ta phải đánh sơ vài cái rồi cũng rộng lòng dung thứ cho nó.

    Nói rồi liền xoè tay đánh vô mặt Bạch An Phước một vả bên tả, một vả bên hữu, đánh rồi liền thấy Bạch An Phước nhổ ra một búng máu.

    Bọn thợ thấy vậy lòng sợ Hồ Huệ càng đánh nữa, bèn áp lại năn nỉ xin dung.

    Hồ Huệ Càng khiến Bạch An Phước phải lạy bốn lạy mà chịu lùi với mình.

    Bọn thợ thưa rằng :

    - Bạch lão gia khi không mà bị điều oan uỗng. Thái gia đã vật đánh mẹp dưới đất, lại đánh đến nổi thổ huyết cả búng, bây giờ trong mình bải hoải lạy lục gì đặng, xin Thái gia rộng lòng để cho chúng tôi lạy thế.

    Nói rồi bèn lạy lục Hồ Huệ Càng và dắt Bạch An Phước thẳng vào nhà sau.

    Hồ Huệ Càng thấy vậy dắt bọn thủ hạ trở về Tây Thiền tự.

    Bạch An Phước vào đến hậu đường, giây lâu mới nói với Trần Kiển Thăng rằng :

    - Càng ngày càng thấy chuyện ngang của nó, nếu tính không kịp mạng tôi chẳng khỏi thác oan.

    Trần Kiển Thăng nói :

    - Chúng ta phải đi bây giờ đây, nhưng cũng phải sai người coi chừng nếu gia đinh bọn nó còn ở lối nầy thì khoan đi đã.

    Bạch An Phước nghe theo, bèn sai gia đinh bước ra coi chừng.

    Gia đinh đi rồi, trở lại báo rẳng :

    - Bọn nó đi đi xa rồi.

    Bạch An Phước, Trần Kiển Thăng, Lý Lưu Phương lật đật lên kiệu thẳng đến Viên môn quan Tổng đốc là Tăng Tất Trung.

    Tất Trung rước vào trung đường, mời ngồi thết đải trà xong rồi thì hỏi ba người ấy rằng:

    - Chẳng hay liệt vị tới đây có việc chi chăng ?

    Bạch An Phước tỏ thuật đầu đuôi các việc cho Tăng Tất Trung nghe, rồi lại trao tờ cáo trạng là lời phê của nhị vị Đại thần cho Tăng Tất Trung xem.

    Tăng Tất Trung xem rồi thì nói với ba người ấy rằng:

    - Hồ Huệ Càng ngang tàng như vậy, bá tánh bị hại càng nhiều, vậy mà bấy lâu các Phủ các Huyện không cho tôi hay, đặng tôi cứ phép mà trừng trị, nay có liệt vị đến cáo như vầy, để tôi sai người bắt cho đặng nó đến đây, sẽ mời liệt vị đối chứng. Bây giờ liệt vị hãy về nghĩ.

    Bạch An phước, Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương lạy tạ ra về.

    Khi ba người ấy về rồi, Tăng Tất Trung cho đòi Tri phủ Quảng châu là Lục Thọ Vân, rồi Tri huyện Nam Hãi là Vương hữu Lượng đến đó tỏ thuật các việc cho hai người ấy nghe.

    Hai người ấy rỏ biết Hồ Huệ Càng võ nghệ cao cường, khó nổi nã tróc, bèn xin truyền rao khắp nơi, như ai bắt đặng Hồ Huệ Càng thì thưởng năm trăm lượng bạc.

    Lúc ấy có một người Bộ khoái tên là Phương Khôi, sức mạnh vô cùng nội công môn không người đối địch.

    Bọn Bộ Khoái thương nghị với Phương Khôi rằng :

    - Quan truyền rao như vậy, chúng ta không lẽ làm ngơ, ấy tiên sanh có kế chi bắt đặng Hồ Huệ Càng hay không, xin hãy nói cho chúng tôi rõ.

    Phương khôi nói :

    - Việc ấy phải tính cho chắc rồi sau sẽ làm, chớ Hồ Huệ Càng là bọn Thiếu Lâm, chẳng phải như người tầm thuờng, để tôi dến nói với Bạch An Phước, hỏi va chịu thưởng bao nhiêu, như va không tiếc tiền bạc, thì tôi cũng ra sức một phen.

    Ai nấy đều khen phải.

    Phương Khôi thẳng đến Cẩm Luân đường, ra mắt Bạch An phước tỏ ý ấy, nhằm lúc có Trần Kiển Thăng đến viếng Bạch An Phước. nghe nói như vấy thì nói với Phương Khôi rằng :

    - Việc này cũng là việc công, tiên sanh là người trong công môn, hễ gặp việc công thì làm cớ sao lại đòi tiền bạc ?

    Phương Khôi cười rằng :

    - Tuy là người sai dịch trong công môn mặc lòng nhưng Hồ Huệ Càng là người thủ đoạn cao cường, thuỡ nay không ai dám bắt, nếu lấy phép công sai tôi, tôi cũng cứ nói không dám, thì tiên sanh biết liệu làm sao ?

    Bạch An Phước muốn báo thù cho mau, lật đật nói với Phương khôi rằng :

    - Túc hạ muốn chừng bao nhiêu, xin cho tôi biết.

    Phương khôi nói :

    - Nếu muốn bắt cho đặng Hồ Huệ Càng thì phải chịu tốn sáu ngàn lượng bạc, bây giờ đưa trước ba ngàn, còn lại ba ngàn chờ khi bắt đặng sẽ đưa.

    Bạch An Phước lấy bạc giao cho Phương Khôi.

    Phương Khôi lãnh lấy bạc ấy mà rằng :

    - Lữ Anh Bố có một người bạn thiết tên là Mã Hùng, học trò của Bach Mi đạo nhơn, Lữ Anh Bố bị thác tại tay Hồ Huệ Càng thì Mã Hùng hãy còn chưa hay, nay tôi lảnh lấy bạc nầy đến cậy Ngưu Cường là con của Ngưu Hóa Giao cầu viện cho đặng Mã Hùng tới đây thì bắt Hồ Huệ Càng mới nổi.

    Bạch An Phước nói :

    - Có nói đi thì đi cho mau kẻo Hồ Huệ Càng đến đây làm dữ.

    Phương Khôi từ giã thẳng qua Tứ Xuyên.

    Comment


    • #32
      Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn



      Kỳ Nguyệt đàm, tăng nhơn bất lực
      Nghi Phụng đình, kỹ nữ đa tình



      Nói về Thiên tử từ ngày ở phũ Kim Huê, từ giả Trần Kiển thăng và Lý Lưu Phương đi với Châu Nhựt Thanh thẳng qua Tích giang.

      Ngày kia đi đến Cang châu vào ở nơi nhà khách điếm, hiệu là Phước Tinh Chiếu.

      Khi ấy Thiên tử hỏi thăm tửu bảo, thì mới biết rằng :

      - Tây Hồ là chổ phồn hoa nên đến đó mà xem.

      Đến nơi, quả thấy phong cảnh rất tốt, có một cụm rừng, mà đường vô cụm rừng ấy lại có một tấm biển đề chữ : Tâm Đàm Ấn Nguyệt. Thiên tử thấy vậy nói với Châu Nhựt Thanh rằng :

      - Hai ta không đi đến đây thì mản đời chưa biết cảnh tốt chổ nầy và địa thế thế nào ?

      Nói rồi liền thẳng tới Tây Hồ mà xem, thấy phong cảnh nơi ấy rất xinh, rất đẹp thì khen rằng :

      - Hèn chi Tô Đông Pha có làm hai câu như vầy : Hồ quang liểm điệm tinh thiên hao, sơn sắc không mông võ diệc kỳ.

      Nếu không đến chổ nầy thì biết phong cảnh Tây Hồ sao đặng.

      Đứng xem mặt hồi rồi mới trở lại, vào chùa Án Nguyện đường mà xem.

      Lại khách và hòa thượng chùa ấy rước vào phương trượng thết trà xong rồi thì Châu Nhựt Thanh bạch cùng Hòa thượng ấy rằng :

      - Hòa thượng pháp hiệu là chi xin nói cho tôi biết.

      Hòa thượng nói :

      - Hiệu tôi là Lục Nhứt đầu đà.

      Thiên tử nghe nói cười rằng :

      - Nghe tên thì đã biết người, Hòa thượng chắc là thanh cao, chẳng phải như bọn tục tằng chổ khác, vậy chủ ý gì lại đặt hai chữ Lục Nhứt, xin hoà thượng cắt nghĩa cho tôi nghe. Vã chăng thuở xưa kia Âu Dương Tu làm quan Thái Thú, nơi Dương châu, có cất một cái nhà kêu là Bình Sơn đường sửa sang một cái suối kêu là Lục Nhứt tuyền, thường đem kỵ nữ và tân khách đến tại Bình Sơn đường mà ăn uống cho tới tối mới về đến.

      Đến sau lại cất thêm một cái lầu nữa kêu là Vọng Hồ lầu, hễ có rảnh rang thì ra lầu ấy mà ở, người lại xưng hiệu là Lục Nhứt cư sĩ, Ấy là việc cũ của Âu Dương Tu, sao Hòa thượng lại ngụ ý ấy mà đặt hiệu.

      Hòa thượng nói :

      - Nơi phía Tây Hồ nầy có một hòn núi, trên núi ấy có một cái suối tương tợ cái suối nơi Bình Sơn đường, Tô Đông Pha thường hay đến đó múc nước mà nấu trà. Thuỡ trước có một quan Thái Thú đến xem suối ấy bèn đặt hiệu là Lục Nhứt tuyền. Rồi đấy cũng họ Âu Dương cho nên ngụ lấy ý mà đặt hiệu.

      Thiên tử hỏi rằng :

      - Bây giờ Lục Nhứt tuyền hãy còn hay không ?

      Hoà thượng nói :

      - Tôi đã lấy đó mà đặt hiệu, lẻ đâu để cho mất suối ấy. Bây giờ trời hãy còn sớm, vậy xin nhị vị ở nán lại đây đặng tôi sai người lấy nước ấy mà nấu trà cho nhị vị nếm thử.

      Thiên tử nói :

      - Hòa thượng có lòng như vậy tôi cũng cám ơn.

      hoà thượng khiến người đi múc nước suối, còn Thiên tử thì đàm đạo văn chương cùng hòa thượng.

      Hoà thượng thấy thiên tử đối đáp như lưu thì có lòng khen, mà hỏi rằng :

      - Đàn việt quê quán ở đâu, tên họ là chi xin cho tôi biết ?

      Thiên tử nói :

      - Tôi là Cao Thiên Tứ ở Bắc kinh.

      Hòa thượng hỏi :

      - Ðàn việt tài cao như vậy thế khi tuồng chữ cũng hay chớ chẳng không, ý tôi muốn cậy viết giùm một đôi liễn không biết đàn việt chịu viết hay không ?

      Thiên tử nói :

      - Nếu hoà thượng không chê chữ dở thì tôi cũng viết giùm.

      Hoà thượng rất mầng liền lấy viết mực và một tờ giấy mà cậy thiên tử viết giùm một câu liễn năm chữ, đặng có dán tại văn phòng. Thiên tử cầm viết viết một đôi liễn rằng :

      Hải vi long thế giái, vân thị bạc gia hương.

      Hoà thượng thấy tuồng chữ của Thiên tử như long xà thí võ thì lòng rất mừng.

      Thiên tử viết rồi lại thêm hai hàng chữ nhỏ rằng : Lục nhứt đà đầu hữu đạo, Bắc kinh Cao Thiên Tứ thơ.

      Viết rồi rồi thì trao cho Hòa thượng.

      Hòa thượng khiến tiểu tăng đem liễn ra phơi, rồi hỏi Châu Nhựt Thanh rằng :

      - Còn đàn việt cũng là họ Cao phải chăng ?

      Châu Nhựt Thanh nói :

      - Không phải, tôi là con nuôi, tên là Châu Nhựt Thanh, vì có việc công muốn qua Giang Nam, cho nên tiện đường ghé đây xem chơi phong cảnh.

      Nói vừa dứt lời, kế thấy tiểu tăng đem nước suối về.

      Hoà thượng khiến lấy trà ngon nấu một bình mà đải Thiên tử và Châu Nhựt Thanh.

      Thiên tử uống trà ấy rồi lấy năm lượng bạc mà cúng hương đèn trong chùa.

      Hòa thượng từ chối đôi ba phen, Thiên tử nói lắm mới chịu lảnh của ấy.

      Rồi đó Thiên tử và Châu Nhựt Thanh từ giả Hòa thượng trở lại khách điếm.

      Đi dọc đàng, thấy những nam thanh nữ tú, xe ngựa dập dìu, đi đến một chỗ tửu lầu có để ba chữ "Nghi Phụng đình " rất lớn.

      Thiên tử và Châu Nhựt Thanh đi thẳng lên lầu, tiểu nhị bước lại hỏi rằng :

      - Khách quan muốn dùng vật chi ?

      Châu Nhựt Thanh nói :

      - Ngươi có vật chi ngon quí cứ việc đem ra, mắc rẻ bao nhiêu bất luận.

      Tiểu nhị rất mầng, vội vàng bưng lên một mâm đầy những trân tu mỹ vị và nói với Châu Nhựt Thanh rằng :

      - Nếu khách quan còn muốn vật chi nữa xin hãy kêu tôi mà sai khiến, tôi mắc nhiều việc, đứng hầu không đặng, cúi xin miễn chấp.

      Thiên tử thấy tiểu nhị ăn nói hòa nhả như vậy thì có lòng thương mà rằng :

      - Ngươi muốn đi đâu thì đi, đến chừng cần dùng vật chi thì ta kêu mà khiến.

      Tiểu nhị dạ dạ rồi chạy ra phía sau.

      Thiên tử ngồi lại ăn uống với Châu Nhựt Thanh.

      Rượu đặng vài tuần, ngó lại phía sau, thấy có ba bốn người thiếu niên, đương ngồi ăn uống với năm sáu con kỹ nữ, trong ấy có một con kỹ nữ, tác chừng mười sáu tuổi, dong nhan rất đẹp, tuy ngồi ăn uống với bọn ấy, nhưng gương mặt không vui.

      Thiên tử thấy vậy thì nghĩ thầm rằng :

      - Kỹ nữ ấy chắc là không phải con nhà hèn hạ, coi bộ nết na tề chỉnh, dung mạo đoan trang, chẳng phải như mấy kỹ nữ khác song không biết ý gì nó lại sa vào trong đám yêu hoa, điều ấy thiệt là đáng tiếc.

      Thiên tử còn đương nghi hoặc, xảy thấy một con kỹ nữ khác dắt con kỹ nữ ấy đến một chổ kia mà hỏi rằng :

      - Vậy chớ tình nhân của mi đã cưới mi chưa ?

      Kỹ nử ấy thở ra mà rằng :

      - Mạng tôi còn khổ, cho nên việc ấy không xong.

      Kỹ nữ kia hỏi rằng :

      - Sao lại không xong ?

      Kỹ nữ ấyđáp rằng :

      - Tình nhân tôi vốn là một tên học trò khó, mụ chủ lầu xanh đòi đến năm trăm lượng bạc, va cũng ráng kiếm đũ số ấy, chẳng dè mụ lại tham tiền, nghe lời Hồ Lại Tử muốn cho nó chuộc một ngàn lượng, chị nghĩ đó mà coi như vậy thì xong sao đặng.

      Nói rồi rơi lụy ròng ròng.

      Kỹ nữ kia nghe nói thì cũng trách móc mụ chủ thanh lầu rồi lại nói với kỹ nữ ấy rằng :

      - Thôi thôi, thủng thĩnh qua sẽ lo giùm việc ấy cho em, đừng rầu làm chi mà hao tỗn tinh thần.

      Bèn dắt kỹ nữ ấy trở lại ăn uống với mấy người kia.

      Mản tiệc bọn ấy dắt nhau xuống lầu mà về, lúc ấy Thiên tử và Châu Nhựt Thanh nghe lóng như vậy thì mười phần đã rõ đặng tám phần. Nên chừng thấy bọn ấy đi rồi thì Thiên tử nói với Châu Nhựt Thanh rằng :

      - Tình cãnh của con kỹ nữ ấy thiệt cũng đáng thương, song không biết Hồ Lại Tử và tên học trò khó ấy là ai ở đâu mà kiếm, nếu kiếm đặng thì cũng tính giùm việc ấy cho nó.

      Châu Nhựt Thanh nói :

      - Để hỏi lại tiểu nhị mới rỏ hết nguồn cơn.

      Nói vừa dứt lời, kế thấy tiểu nhị đến đó.

      Châu Nhựt Thanh kêu lại hỏi rằng :

      - Mấy con kỹ nữ ngồi ăn khi nảy đó, ngươi biết nó ở lầu nào thì nói giùm cho ta rỏ.

      Tiểu nhị nói :

      - Ở đây có một Thanh lầu xuất sắc gọi là Tụ Mỹ đường, lầu ấy vương tôn quí khách lui tới dập dìu, trong ấy có hai con kỹ nữ, một con tên là Lý Vịnh Hồng, một con tên là Trương Mộng Thanh, hai con ấy thiệt là tuyệt thế giai nhơn, nhan sắc đã đẹp, đờn địch lại hay, ai thấy cũng muốn. Con Lý Vịnh Hồng ấy bây giờ kết nghĩa với một người Tú tài tên là Từ Hườn Bích, vốn cũng con nhà thế gia, văn chương ít kẻ dám bì, trong nhà lại chưa có vợ, hôm nọ tôi nghe Từ hườn Bích đã chịu cưới nó năm trăm lượng, không biết cớ gì mụ chủ Thanh lầu lại không chịu gã, ý muốn để mà gã cho Hồ đại gia. Theo ý tôi tưởng Hồ đại gia là người nhiều tiền mà lại có thế, Từ Huờn Bích là một tên Tú tài không thế chi cả, rốt lại chắc Hồ đại gia cưới đặng con ấy. Uỗng thay tài mạo như vậy mà lại gặp người xấu xa hết sức, có lác đầy mình, con ấy thiệt là bạc mạng thái quá.

      Thiên tử nghệ nói mặt có sắc giận.

      Comment


      • #33
        Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm



        Cướp giai nhơn, Nhựt Thanh ra sức
        Thoát khổ hải, Lý thị mang ơn



        Lúc ấy Châu Nhựt Thanh hỏi tiểu nhị rằng :

        - Hồ đại gia là người thế nào mà ngươi gọi là có thế ?

        Tiểu nhị nói :

        - Nguyên cha của Hồ đại gia là Hồ Dụng Oai, ngày trước có làm Tuần phủ nơi Cam Túc, vì ông có tánh tham tài hại dân, bị quan Ngự Sử nơi Kinh sư tâu cùng Thiên tử.

        Thiên tử nổi giận, cách chức không cho làm nữa, ổng mới chở hết gia tài về ở chổ nầy là chổ quê quán. Từ ấy đến nay ổng mua ruộng sắm vườn không biết bao nhiêu, các quan sở tại xài thâm của công, đến ngày giảo lượng phải mượn của ổng mà đập vô đó, hằng năm thường có như vậy, cho nên ổng nói điều chi quan sở tại cũng nghe điều nấy, hễ ai thiếu nợ của ổng mà trả không nỗi thì quan sở tại hoặc biến mãi gia sản, vợ con mà trã cho ổng, hoặc giam vô ngục hành hạ đến nước mà khiến phải trã, nội thành Cang châu ai nấy đều sợ. Ổng lại có một đứa con trai mặt mũi xấu xa, lác nổi đầy mình, cho nên thiên hạ gọi là Hồ Lại Tử, thằng ấy lại dữ hơn nữa muốn hảm con ai thì hảm. Khi nảy Lý Vịnh Hồng nói Hồ Lại Tử là người ấy, nhiều khi nó tới tiệm nầy biểu dọn đồ ăn bĩ bàn, ăn uống no say rồi không trả tiền, mà chủ tiệm tôi cũng không dám nói gì hết.

        Nói vừa dứt, kế thấy có người kêu tiểu nhị mà khiến đem thêm đồ ăn.

        Tiểu nhị lật đật chạy lại chỗ ấy.

        Thiên tử nói với Châu Nhựt Thanh rằng :

        - Ta tưởng Hồ Lại Tử là ai, chẳng ngờ là con của Hồ Dụng Oai. Thằng Hồ Dụng Oai là đứa tham tàn, phạm tội rất nặng, ngày trước ta cũng rộng lòng dung thứ, cho nên nó mới khỏi chết. Chẳng dè bây giờ cha con nó lại về đây, làm ngang hiếp đáp bá tánh như vậy. Nếu không trừ nó, ắt là bá tánh xứ nầy không đặng bình yên.

        Châu Nhựt Thanh nói :

        - Lời của tiểu nhị cũng chưa đủ tin, xin dưỡng phụ trở về khách điếm hỏi lại cho chắc, rồi sẽ thẳng đến Tụ Mỹ đường xem chơi một phen, như thấy Từ Hườn Bích cưới đặng Lý Vịnh Hồng rồi thì thôi, như cưới không đặng thì sẽ ra tay giúp sức.

        Thiên tử khen phải, bèn kêu tiểu nhị lại trả tiền rồi đi với Châu Nhựt Thanh trở lại khách điếm.

        Đi chưa bao xa, lại gặp một tốp đàn ông kéo lôi một đứa con gái và mắng nhiếc rằng :

        - Đồ ngu. Mi thiệt không biết phải quấy chi cả, Công tử thương mi đem tiền mà chuộc ra khỏi chổ ấy, từ rày về sau mi đặng hưởng phước thanh nhàn, như vậy lẻ thì mừng rỡ hết sức, cớ gì mi lại còn chê tốt xấu mà không chịu về với Công tử ?

        Bây giờ chủ mi đã làm tờ lảnh bạc của Công tử rồi, mi không trốn tránh ngã nào nữa đặng.

        Đứa con gái ấy ngồi bẹp xuống đất, mà không chịu đi.

        Bọn ấy áp lại đứa thì nắm tay, đứa thì nắm chơn khiêng đại đưa con gái ấy.

        Đứa con gái ấy dãy dụa la hét om sòm.

        Châu Nhựt Thanh chen vô mà xem, té ra đứa con gái ấy là Lý Vịnh Hồng, ăn tiệc tại Nghi Phụng đình khi nảy.

        Lại nghe Lý Vịnh Hồng mắng bọn ấy rằng :

        - Chúng bây là chồn bầy cáo lũ, tưỡng đâu bắt buộc ta vầy duyên với thằng lác đó đặng, ta nói cho bây biết, phen nay ta nguyện liều mình, chớ không thèm vầy duyên với thằng lác ấy.

        Châu Nhựt Thanh nghe nói như vậy biết bọn ấy bắt về cho Hồ Lại Tử, tức thì nỗi trận lôi đình lưót vô kéo bọn ấy ra và nạt lớn rằng : - Quân nầy thiệt là không kiêng vương pháp, trong lúc ban ngày mà lại dám bắt con gái dọc đàng như vầy thiệt rất cả gan. Nếu bây biết khôn tha cho nó về thì bây khỏi chết, còn như không nghe lời ta, thì bây ắt hồn về chín suối.

        Nói rồi liền xô bọn ấy dang ra.

        Bọn ấy cũng nỗi giận bỏ Lý Vịnh Hồng xuống đất, điểm mặt Châu Nhựt Thanh mà mắng rằng :

        - Quân ăn cướp đâu đến đây ngang tàng như vậy ? Công tử của ta xuất tiền chuộc nó. Nó không chịu về thì ta bắt nó, can chi đến mi mà mi gánh bàn độc mướn, ấy có phải là ách giữa đàng lại mang lên cổ hay chăng ? Nay, ta nói cho mi biết, nếu mi biết khôn cho phận mình đừng có gánh vác việc người, còn như cải ta ắt phải mang gông mang trống, chịu đòn chịu bọng chớ chẳng chơi.

        Châu Nhựt Thanh nghe mấy lời ấy càng giận hơn nữa, bèn đánh vào mặt tên gia đinh ấy một vã.

        Bọn gia đinh ấy bênh nhau áp lại đánh nhầu với Châu Nhựt Thanh một trận.

        Châu nhựt Thanh tay đánh chơn đá gia đinh ấy văng ra ngoài xa.

        Đứa thì dập đầu lỗ óc, đứa thì trợt tay trầy chơn, kéo nhau chạy hết.

        Lúc ấy Thiên tử bước lại nói với Lý Vịnh Hồng rằng :

        - Bọn ấy tuy đã chạy hết, nhưng một lát nữa nó đến ắt đông, mi ở chổ nầy không đặng, vậy phải theo ta thẳng tới khách điếm, đặng ta sai người kêu Từ Huờn Bích mà khiến va rước mi về, vậy chớ quê quán của mi ở đâu, vì sao mà lạc vào chốn ấy ?

        Lý Vịnh Hồng thấy hai người có lòng trượng nghĩa như vậy thì rơi lụy mà rằng :

        - Tôi là con Ngô Vận Hoằng, khi trước cha tôi có làm Tri huyện tại huyện Tú Thủy, giữ lòng thanh chánh một mảy không tham, cho nên đến lúc lâm chung, không để lại gia sản chi hết, vã lại cha mẹ tôi sanh có một mình tôi, lúc ấy mẹ góa con côi, không thế làm ăn, mẹ tôi buồn rầu nhiễm bịnh chẳng bao lâu rồi cũng qua đời, tôi mới bán hết đò nữ trang của tôi và của mẹ tôi, mua sắm quan quách mà chôn cất. Chừng ấy tôi không biết ở với ai, nhớ lại có một người cô ở tại Kim Lăng, tôi muốn qua đó mà nương dựa, ngặt vì không biết đưòng sá, phải cậy mụ vú của tôi dắt đường sá, chẳng dè mụ vú này bất nhơn gạt tôi đến Tụ Mỹ đường, mà bán cho chũ thanh lầu, đổi tên tôi Lý Vịnh Hồng. Tôi đã tự vận đôi ba phen cũng đều bị người cứu khỏi, từ ấy đến nay giử gìn chặc chịa, không thể tự vận nữa đặng, cho nên tôi mới lây lất sống tới ngày nay. Mới đây có một văn nhơn xứ nầy là Từ Hườn BÍch, vốn cũng dòng dỏi nho gia, ông cha xưa kia đều đậu Hàn Lâm, bây giờ cha mẹ không còn, vợ con chưa có, va lại đi thì không đậu, nên phải theo nghề ruộng nương mà độ nhựt. Ngày ấy vì bằng hữu mời đến Tụ Mỹ đường mà ăn tiệc, tôi thấy va nết na tề chĩnh, nghe va đàm luận văn chương, biết ra chẳng phải là người tầm thường, hỏi lại biết va cũng chưa cưới vợ, tôi mới năn nỉ ân cần, tình nguyện trao thân gởi phận cho va, thì va cũng chịu. Kêu chủ Thanh lầu mà hỏi thân giá của tôi, mụ chủ ấy nói tới năm trăm lượng bạc, Từ công tử nhà nghèo lo không đủ số, nhờ có bằng hữu đậu tiền tư trợ mới đũ số năm tăm lượng, chẳng dè lại bị Hồ Lại Tử hay đặng chuyện ấy, đến nói với mụ chủ thanh lâu mà xin chuộc tôi một ngàn lượng, mụ chủ ấy tham nam trăm lượng nên nói ngược với Từ công tử mà không cho chuộc, nhứt định chờ cho Hồ Lại Tử đem bạc đến chuộc. Khi tôi ăn tiệc nơi Nghi Phụng đình chưa về thì chủ Thanh lâu đã làm giấy tờ lảnh bạc của Hồ Lại Tử trước rổi, đến chừng tôi về thì chũ Thanh lầu khiến tôi phãi theo bọn gia đinh ấy về nhà chồng, tôi cứ dùng dằng không đi, chúng nó trì kéo hết sức mới tới nỗi khiêng như vậy đó. Nay nhờ nhị vị thấy chuyện bất bình ra tay gánh vác như vậy, ơn ấy ví tày non biển.

        Nói rồi liền lạy Thiên tử và Châu Nhựt Thanh.

        Châu Nhựt Thanh nói :

        - Thôi đừng có lạy lục làm chi, phải theo cha con tôi thẳng tới khách điếm, kẻo bọn ấy tới nữa mà sanh rầy rà.

        Lý Vịnh Hồng thấy nói như vậy thì cũng đi theo Thiên tử và Châu nhựt Thanh mà thẳng tới khách điếm.

        Đến nơi, Châu Nhựt Thanh hỏi thăm nhà của Từ Hườn Bích mà tới, đặng có khiến đến khách điếm rước Lý Vịnh Hồng về.

        Chẳng bao lâu, Thiên tử nghe nói om sòm dưới lầu, ngó xuống mà xem, thấy có một bọn gia đinh đang đứng trước cửa nói với nhau rằng :

        - Hai đứa ấy tại tiệm này, các anh phải giử cho lắm, đừng để cho nó tẩu thoát còn mấy anh nầy phải đi với tôi lên bắt Lý Vịnh Hồng trước đã, rồi sẽ bắt hai đứa ấy giải tới quan.

        Nói rồi liền ập lên lầu, Thiên tử thấy vậy biết là bọn gia đinh ấy đến báo thù, bèn khiến Lý Vịnh Hồng vào phòng mà trốn, còn mình thì đứng trước cửa phòng mắng bọn ấy rằng :

        - Quân chó bầy nầy, không biết sợ chết hay sao còn dám tới đây gây dữ ? Có ta đứng đây, thằng nào cả gan vô đây bắt buộc cách gì thì làm cho ta coi thử.

        Bọn ấy áp lại mắng Thiên tử rằng :

        - Mi đã đón đường giựt vợ Hồ công tử bây giờ còn dám nói ngang như vậy sao ?

        Nói rồi liền hươi côn đánh Thiên tử.

        Thiên tử nổi giận ráng sức đánh đập chúng nó một hồi.

        Chủ tiệm Phước Tinh Chiếu chạy lên can gián Thiên tử rằng :

        - Khách quan là người qua đường, chẳng nên gánh vác việc người làm gì. Xin nghĩ lại coi, nếu làm như vậy chẳng những khách quan chịu khổ mà thôi, còn phận tôi đây e cũng chẳng khỏi liên lụy. Thiên tử nói :

        - Người chớ lo, ta làm ta chịu, không để liên lụy tới ngươi đâu mà ngươi phòng sợ.

        Nói vừa dứt lời lại thấy một người thiếu niên ước chừng hai mươi bốn, hai mươi lăm tuổi, mày xiên mắt xéo, mặt lại có lác lùi xùi dắt theo một bọn gia đinh thẳng vào khách điếm mắng chủ tiệm rằng :

        - Mi ở đâu, lạ lắm hay sao mà không biết ta ?

        Chủ tiệm vòng tay thưa rằng :

        - Tôi biết Công tử lắm chớ.

        Người ấy nói :

        - Mầy biết ta sao còn dám chứa quân hoang làm chi, cho nó làm ngang giựt vợ của ta như vậy ? Bây giờ thằng ấy hãy còn đương ở tiệm mi, mi phải bắt nó giao cho ta, thì mi đặng vô tội.

        Chủ tiệm run rẩy lập cập mà nói :

        - Trăm lạy Công tử rộng lòng dung thứ, người ấy còn đứng kia kìa, Công tử muốn bắt thì bắt chớ tôi không dám.

        Hồ công tử nghe nói liền dòm lên lầu, thay bọn gia đinh bị Thiên tử đánh đương nằm trên lầu, bọn ấy thấy Hồ Lại Tử thì la lớn rằng :

        - Xin Công tử kêu thêm cho nhiều bắt nó mới đặng, chúng tôi đều bị thương tích hết rồi.

        Hồ Lại Tử nghe nói nổi giận kêu bọn thủ hạ mà rằng :

        - Chúng bây phải bắt thằng ấy cho đặng, nếu dở thì ta đánh đòn. Bọn thủ hạ nghe vậy áp lên một lượt bắt Thiên tử.

        Comment


        • #34
          Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu



          Vào huyện nha, giận phá công đường
          Đến Phủ viện, thẳng tới hậu đường



          Lúc ấy Thiên tử nỗ lực đánh với bọn ấy, tuy đã giết đặng vài thằng, nhưng quả bất địch chúng, thế cùng khó nỗi trở đương. Lại thêm buổi sớm mai ấy Thiên tử ăn uống cũng nhiều, đã có hơi mệt và say, cho nên sức mạnh cũng giảm.

          Bọn ấy càng lâu tụ lại càng đông.

          Thiên tử cự địch không lại, bị bọn ấy bắt trói giải tới huyện nha.

          Trong lúc giải đến huyện nha, Tri huyện còn chưa thăng đường, Hồ Lại Tử dặn bọn gia đinh rằng :

          - Chúng bay phải giữ nó cho lắm, đặng ta vào đó tỏ hết sự tích cho Tri huyện nghe, xin người ngồi khách mà tra khảo.

          Nói rồi thì thẳng vào hậu đường.

          Lúc ấy Tri huyện thăng đường, nạt nộ nha dịch khiến dẫn nguyên phạm tới đó cho mình tra khảo.

          Nha dịch vâng lời dẫn Thiên tử tới trước mặt Tri huyện khiến Thiên tử quì xuống.

          Thiên tử làm thinh mỉm cười mà không chịu quì.

          Tri huyện nạt nộ quở mắng về việc đoạt người tiểu thiếp của Hồ công tử, lại thêm giết thác gia đinh.

          Thiên tử cười rằng :

          - Loài cẩu quan, thiệt là rất dại, ai đời xử đoán cái gì, lại không hỏi tình do chi hết, nghe theo nguyên cáo bõ hết luật phép triều đình, như vậy thì giúp việc quốc chánh sao đặng, thân oan cho bá tánh sao xong, mi nhậm cho nầy bấy lâu chắc là cứ việc thâu của hối lộ, binh vực nhà giàu mà hiếp đáp bá tánh đã nhiều, như mi vậy thì hưởng lộc triều đình rất uỗng.

          Tri huyện nghe mấy lời ấy hơi giận tràn hông, bèn nạt nha dịch khiến đè Thiên tử mà đánh một trăm hèo.

          Thiên tử nỗi giận chuyễn gân, làm cho dây trói đứt hết ra, lại nhảy tới đá ghế ngã lăn, thộp ngực Tri huyện mà nạt rằng :

          - Mi muốn đánh ta, ắt là mạng mi không kể.

          Tri huyện thuở nay chưa gặp chuyện dữ, nay bị Thiên tữ hành hung như vậy, rung rẩy lập cập mà rằng :

          - Tôi không dám biểu nha dịch đánh khảo và bắt buộc chi nữa, xin hảo hớn hay buông tôi ra !

          Bọn nha dịch thấy vậy không dám vô bắt Thiên tử.

          Thiên tử buông Tri huyện ra, tri huyện lật đật chạy vào hậu đường tuốt ra cửa sau, thẳng tới dinh quan Tuần phủ Tích giang mà cáo rằng :

          - Nay có một tên du thủ sang đoạt vợ người trong lúc ban ngày, lại còn giết thác hết hai mạng dân, đến chừng bắt nó giải tới huyện nha, nó lại bứt dây nhảy tới bắt tôi mà đánh, năn nỉ hết sức nó mới chịu buông, cho nên tôi chạy đến đây cáo báo. Xin đại nhơn sai quân đi bắt tên du thủ ấy.

          Quan Tuần phủ là Cung Ôn Như nghe nói như vậy, lật đật giao lịnh tiển cho Trung quân quan, khiến đem hai trăm quan binh đến huyện Tiền Đường bắt Thiên tử.

          Đến nơi thấy Thiên tử ngồi giữa huyện nha thì Trung quân nạt lớn rằng :

          - Chổ ấy là chổ Tri huyện xử đoán, mi là một tên du thủ, sao dám cả gan lên đó mà ngồi ?

          Thiên tử cười rằng :

          - Chỗ quí trọng hon nữa ta còn ngồi đặng, huống chi chỗ ngồi của quan Tri huyện, quí báu gì lắm hay sao, mà mi không cho ta ngồi.

          Bây giờ có quan Tuần phủ đến đây hay không, như có thì phải mời va vào đây đặng va xữ việc Tri huyện và Hồ Lại Tử.

          Trung quân thấy Thiên tử ăn nói hẳn hòi và lớn lối như vậy, nghi là quới nhơn nên không dam mắng nhiếc chi nữa, bèn hỏi Thiên tử rằng :

          - Bây giờ quan Tuần phủ sai ta đem binh đến bắt, vậy ngươi chịu trói hay không.

          Thiên tử nghĩ rằng :

          - Nếu ta cự với bọn này thì lại gây việc ra nữa, chi bằng đi theo chúng nó đến dinh Tuần phủ đặng có thương nghị với Cung Ôn Như thì hay hơn.

          Nghĩ như vậy bèn nói với Trung quân ấy rằng :

          - Nếu quả Cung Ôn Như sai mi đến dây, thì mi đừng làm lộn xộn, để ta đến đó nói cho va nghe, còn mi ỷ có quân sĩ bắt ta giải đi thì đà bắt ta không đặng lại tánh mạng chẳng còn.

          Nói rồi liền đi ra cửa Trung quân thấy vậy định chắc Thiên tữ không trốn, bèn chạy theo chĩ đường sá, không nói đến chuyện bát buộc.

          Đi đến nha môn quan Tuần phủ, Trung quân khiến Thiên tữ ngồi đó chờ và khiến hai trăm quan binh giử gìn nghiêm nhặt, còn mình chạy vào hậu đường báo cho quan Tuần phủ.

          Tuần phũ là Cung Ôn Như nghe báo như vậy lật đật thay đổi y phục ra khách.

          Thiên tử thấy Cung Ôn Như thì hỏi lớn rằng :

          - Cung niên huynh biết tôi là Cao Thiên Tứ hay chăng ?

          Cung Ôn Như nghe hỏi như vậy lòng đà sanh nghi, nhìn đi nhìn lại một hồi nhớ mại cũng có quen mặt, nhưng không biết tên gì, đứng nghĩ giây lâu nhớ tới Thiên tử dạo chơi các xứ Giang Nam đỗi tên là Cao Thiên Tứ, bèn nhìn lại một hồi, nhớ chắc là Thiên tử thì lòng rất kinh mang, vừa muốn quì xuống lạy.

          Thiên tử biết trước nháy mắt lắc đầu nói rằng :

          - Đừng, đừng, đã biết tôi rồi thì thôi, chẳng cần phải dùng trọng lễ, vậy xin truyền tan hầu cho tôi nói chuyện.

          Cương Ôn Như nghe vậy biết là Thiên tử e lậu phong thinh, bèn khiến Trung quân, các quân sĩ và các nha dịch lui ra, còn mình thì đứng nép một bên, vòng tay mà hầu.

          Lúc ấy Trung quân và các quân sĩ không biết Thiên tử làm đến chức chi mà quan Tuần phủ cung kính như vậy.

          Cung Ôn Như thấy ai nấy lui ra hết rồi thì quì lạy Thiên tử và tâu rằng :

          - Thiệt tôi không dè Bệ hạ đến đây cho nên khi có điều phạm đến long thể, tội tôi rất nặng, cúi xin Bệ hạ rộng lòng dung thứ.

          Thiên tử cười rằng :

          - Điều ấy có tội gì đâu, bây giờ cần kíp một chuyện Hồ Dụng Oai, vậy khanh phải bắt cha con nó trị tội, lại phải giấu cho kín nhẹm, chẳng nên làm cho tẩu lậu phong thinh, trẩm đi nữa không đặng. Nếu có người hỏi đến trẩm, thì khanh cứ nói là người môn sanh của Trần Hoằng Mưu, vì đi việc công cho nên mới đến xứ nầy.

          Bèn tỏ thuật các việc Hồ Lại Tử sang đoạt Lý Vịnh Hồng cho Cung Ôn Như nghe.

          Chừng ấy Cung Ôn Như mới rõ sự tích Hồ Lại Tử, bèn tâu rằng :

          - Bệ hạ dạy tôi bắt cha con Hồ Dung Oai trị tội bây giờ đây, hay là chờ thánh chĩ rồi sẽ cứ đó thi hành ?

          Thiên tử nói :

          - Ðễ trẫm trở về chỗ ngụ, coi thữ Châu Nhựt Thanh kiếm đặng Từ Hườn Bích hay không, rồi sẽ truyền chỉ cho khanh cứ đó mà làm.

          Nói rồi liền ra cửa trở lại khách điếm.

          Đến nơi, chủ tiệm mừng rỡ mà hỏi Thiên tử rằng :

          - Khách quan khỏi bị tù rạc hay sao ?

          Thiên tử cười rằng :

          - Tuần phủ với ta là người đồng niên, nở nào lại hại ta kìa. Giận thay Tri huyện dua phe với cha con Hồ Dụng Oai làm như vậy, để ta về Kinh tâu cùng Thiên tử xin chém cha con Hồ Dụng Oai cùng là cách chức Tri huyện đặng trừ hại cho dân.

          Chủ tiệm nghe nói như vậy biết là quí nhơn bèn hỏi rằng :

          - Khách quan là người ở đâu, tên họ là chi, sao lại có thế mạnh mẽ như vậy ?

          Thiên tử nói :

          - Ta tên là Cao Thiên Tứ, quê ở Bắc Kinh, môn sanh của Trần Hoằng Mưu vì có việc công, muốn qua Giang Nam, đi ngang qua đây, nghe đồn phong cảnh Tây Hồ rất đẹp cho nên mới ở nán lại xem chơi cho biết, té ra gặp chuyện bất bình như vậy, không nở làm ngơ, nên phải ra tay gánh vát. Vậy chớ khi chúng ta bị nó bắt rồi, thì Lý Vịnh hồng có bị bắt luôn hay không ? Còn Châu Nhựt Thanh là con nuôi của ta có về đây kiếm ta không ?

          Chủ tiệm nói :

          - Khi khách quan bị bọn ấy bắt rồi thì Lý Vịnh Hồng cũng bị chúng nó bắt đại khiêng về nhà, còn người con của khách quan đó đã có về đây, nghe tôi nói lại thì cũng đi nữa.

          Thiên tữ khiến tiểu nhị đốt đèn trong phòng, ngồi đó chờ Châu Nhựt Thanh.

          Giây lâu tiểu nhị vào thưa với Thiên tử rằng :

          - Có một Tú tài đến viếng lão gia.

          Thiên tữ nghe nói thì nghĩ rằng :

          - Vốn ta không quen với ai, sao lại có người đến viếng ta kìa.

          Bèn khiến tiểu nhị ra mời người ấy vào phòng.

          Người ấy vào phòng thi lễ cùng Thiên tử và nói :

          - Tôi với đại nhơn vốn chưa biết mặt, đại nhơn có lòng khẳng khái như vầy, thiệt là đáng kính.

          Thiên tử thấy người ấy ăn mặc tầm thường, nhưng khí lượng hiên ngang, hình dung tuấn tú, thì nghi là Từ Hườn Bích thì hỏi rằng :

          - Túc hạ có phải là Từ Hườn Bích hay không ?

          Người ấy thưa rằng :

          - Phải, tôi là Từ Hườn Bích đây, đại nhơn có sai lịnh lang đến mời, cho nên tôi phải vâng lịnh, vậy chớ việc ấy đại nhơn đã tính xong chưa, có chút đỉnh gì liên lụy đến đại nhơn không ?

          Thiên tử nói :

          - Nhơn huynh ngồi chờ trong giây phút, sao sao cũng có giai âm chớ chẳng không. Bèn tõ các việc bị bọn gia đinh bắt giải đến Huyện và đến dinh Tuần phủ cho Từ Hườn Bích nghe.

          Từ Hườn Bích nói :

          - Nhà tôi ở chẳng bao xa, xin đại nhơn đến chơi vài bửa, đặng có đàm đạo cùng nhau.

          Thiên tử nói :

          - Hãy chờ Châu Nhựt thanh về đây, rồi sẽ định bề hành chỉ.

          Từ Hườn Bích nghe nói như vậy thì cũng ở đó chờ Châu Nhựt Thanh.

          Giây lâu Châu Nhựt Thanh về, Thiên tử hỏi rằng :

          - Mi đã dọ biết chuyện ấy thể nào, Lý Vịnh Hồng bây giờ ở đâu ?

          châu Nhựt Thanh nói :

          - Khi tôi về đây không thấy dưỡng phụ, lật dật thẳng tới Huyện nha, không thấy chi hết, tôi lại tuốt qua nha môn Tuần phủ thì cũng chẳng thấy chi cả. Khi ấy lòng rất kinh mang, hỏi thăm những người ở gần lối đó thì họ tỏ bày các việc cho tôi nghe. Họ lại có nói bây giờ Cao lão gia đã về chổ ngụ quan Tuần phũ sai người đi rước Lý Vịnh Hồng vá bắt cửa con họ Hồ rồi.

          Nghe vậy tôi mới an lòng trở về đây.

          Thiên tử kêu tiểu nhị hỏi rằng :

          - Vậy chớ những thây ta đánh chết, mi để chổ nào ?

          Tiểu nhị nói :

          - Không biết cớ gì Tri huyện sai người đến đây tẩn liệm, rồi lại đem để tại chùa trước kia.

          Thiên tử nghe nói làm thinh, bèn khiến Châu Nhựt Thanh trả tiền phòng, thâu xếp hành lý đi với Từ Hườn Bích.

          Comment


          • #35



            Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy



            Cang châu thành, tướt trừ ô lại
            Gia Hưng hnyện, xảo ngộ anh hùng



            Lúc ấy Từ Huờn Bích dắt Thiên tử và Châu Nhựt Thanh thẳng tới nhà mình.

            Ðến nơi, Thiên tử xem thấy nhà cửa xịch xạc nhưng sách vở rất nhiều, thì biết quả là nho gia, bèn hỏi Từ Huờn Bích rằng :

            - Nhơn huynh vốn dòng nho gia, lại thông kinh sử, sao không gắng sức công thơ mà lấy công danh với đời, lại trở theo nghề ruộng rẩy là ý gì vậy ?

            Từ Hườn Bích nghe nói thì thở ra và nói rằng :

            - Nói như đại nhơn cũng phải, ngặt vì ra thi không đậu, gia đạo lại nghèo, cho nên tôi mới theo nghề ruộng rẩy mà độ nhựt. Hôm nọ có người bằng hữu mời đến ăn tiệc nơi Tụ Mỹ đường. Lý Vịnh Hồng thấy tôi thì đem lòng lưu luyến lại có các vị bằng hữu chung nhau tư trợ, cho nên mới có chuyện nầy, nay việc giở giang như thế cũng bởi đa tình mà hoá vô tình, làm cho nhọc sức đại nhơn, lòng tôi rất nên hỗ thẹn.

            Thiên tử thấy Từ Huờn Bích ăn nói nho nhã, cũng có lòng khen mà nghĩ rằng :

            - Ăn nói như vậy không biết sức học thấp cao, để ta thử sức cho biết thể nào, rồi sẽ tùy tài xử dụng.

            Nghĩ như vậy bèn hõi Từ Huờn Bích rằng :

            - Nhơn huynh bỏ học bấy lâu, vậy chớ bài vở trong lúc đương học, bây giờ còn đây hay không ?

            Từ Huờn Bích nói :

            - Bài vở còn đũ.

            Thiên tử khiến soạn các bài vỡ cho mình xem.

            Từ Hườn Bích vâng lời soạn các bài vỡ ngày trước đem ra cho Thiên tữ xem.

            Thiên tử xem thấy bài ấy tuồng chữ đã tốt, văn chương lại cao thì khen rằng :

            - Văn chương của nhơn huynh rất nên cao kỳ, nếu không tấn thủ công danh thiệt là uỗng lắm. Vậy chớ nhơn huynh vào thi năm nào, khoa ấy ai làm chũ khảo ?

            Từ Huờn Bích thưa rằng :

            - Tôi thi trong khoa Quách tôn sư làm chủ khảo, nữa chừng người lại qua đời.

            Thiên tữ nói :

            - Thi đã không đậu, sao không thẳng tới Kinh sư, cậy người tiến dẫn.

            Từ Hườn Bích than rằng :

            - Từ đây đến Kinh sư, đường sá xa xuôi, tỗn phí chẳng ít, gia đạo nghèo túng thế nầy, lấy chi mà đi cho đặng. Vã lại mẹ già không người bảo hộ, cho nên tôi phải ở đây mà chịu nghèo.

            Thiên tử nghe nói như vậy, cũng có lòng thương mà rằng :

            - Nhơn huynh chớ lo, Cung Ôn Như là bạn đồng niên của tôi, tôi đã khiến va sai người đi rước Lý Vịnh Hồng, chẳng bao lâu ắt có giai âm, để tôi viết cho nhơn huynh hai phong thơ, ngày mai nhơn huynh chờ tôi đi rồi sẽ lấy một phong đem đến cho Cung Ôn Như thì va sẽ giao Lý Vịnh Hồng cho nhơn huynh, chừng ấy có người thế việc tân hôn. Nhơn huynh lại đem một phong thơ đến tại Kinh sư, giao cho Trần Hoằng Mưu, thì nhơn huynh ắt đặng trọng dụng còn như lộ phí không có, nhơn huynh phãi hỏi Cung Ôn Như, va củng sẳn lòng tư trợ.

            Từ Hườn Bích rất mầng, dọn một bữa cơm mà đải Thiên tử và Châu Nhựt Thanh.

            Ăn uống rồi, Từ Hườn Bích dọn chổ cho Thiên tử nghỉ.

            Rạng ngày Thiên tữ làm hai đạo chiếu chỉ rồi niêm phong lại trao cho Từ Huờn Bích mà dặn rằng :

            - Khi tôi đi rồi nhơn huynh ắt đặng tin lành, còn như nhơn huynh lai Kinh thì cũng gặp nhau có lúc.

            Bèn từ giã mà thẳng qua Gia Hưng huyện.

            Trong khi Thiên tử đi rồi, Từ Huờn Bích lấy một phong thơ thẳng đến dinh quan Tuần phủ mà nói với nguoi giử cửa rằng :

            - Có thơ của Cao lão gia khiến tôi đến dâng cho quan Tuần phủ.

            Người giử cửa nghe nói có thơ của Cao lão gia, thì cũng không dám trễ nải, lật đật vào báo cho quan Tuần phủ hay.

            Quan Tuần phũ nghe báo lật đật thay đổi y phục, chạy ra nghinh tiếp.

            Từ Huờn Bích thấy quan Tuần phũ nghinh tiếp một cách cung kính như vậy thì lấy làm lạ mà nghĩ rằng :

            - Vốn ta là người sanh viên, cớ gì quan Tuần phũ lại nghênh tiếp một cách cung kính như vậy kìa ? Dầu cho vị tình Cao lão gia đi nữa thì cũng không lẽ cung kính thái quá như vậy ? Chuyện này không rõ thế nào.

            Tuần phũ dắt Từ Hườn Bích thẳng vào trung đường, mời ngồi xong rồi thì đuổi hết quan hầu lui ra rồi đóng cửa lại, mà dọn hương án một mình.

            Từ Huờn Bích thấy vậy lại lấy làm lạ hơn nữa.

            Đến chừng sắp đặt hương án xong rồi, Tuần phũ thi lễ và nói với Từ Hườn Bích rằng :

            - Tôi đã đặt bày hương án xong rồi, xin Thiên sứ để đạo thánh chỉ lên đó, đặng tôi bái mạng mà đọc.

            Từ Hườn Bích đứng dậy đáp lễ và thưa rằng :

            - Vốn tôi là người sanh viên, không phải Thiên sứ. Hôm qua đây Cao lão gia thấy việc bất bình ra tay gánh vác việc ấy, lão gia khi đã biết rồi, hồi hôm nay Cao lão gia ở lại nhà tôi, người viết một phong thơ khiến tôi đem dâng cho lão gia, còn người đã đi chổ khác.

            Nói rồi bèn trao phong thơ cho Tuần phủ.

            Quan Tuần phũ tiếp đạo thánh chỉ, để lên hương án rồi nói với Từ Hướn Bích rằng :

            - Cao lão gia đó thiệt là Thiên tử, người muốn dạo chơi cho khắp cả xứ Giang Nam nên phải giấu tiếng như vậy, đặng có đi đến chổ khác.

            Nói rồi liền quì trước bàn hương án mà đọc thánh chỉ.

            Ðọc thánh chỉ ấy rồi, Tuần phủ mở cửa mời Từ Hườn Bích trở ra khách đường, khiến quân dọn tiệc mà thết đãi.

            Lúc ấy Từ Huờn Bích mới biết thánh chỉ dạy mình phãi chọn ngày tốt mà cưới Lý Vịnh Hồng, lại dạy quan Tuần phủ đứng làm chủ hôn biện việc gã cưới, thì cũng vâng theo thánh chỉ, trở về chọn ngày sắm lễ mà cưới Lý Vịnh hồng.

            Viễc ấy xong rồi thì Từ Hườn Bích giao nhà cho Lý Vịnh Hồng mà thẳng tới Kinh sư.

            Còn quan Tuần phủ là Cung Ôn Như vâng theo thánh chỉ tướt chức Tri huyện Tiền Đường, bắt cha con Hồ Dụng Oai mà xử quyết, còn gia tài cùa Hồ Dụng Oai thì tịch ký làm của công.



            Nói về Thiên tử và Châu Nhựt Thanh đi đến Gia Hưng xem thấy phong cảnh tao nhả, phồn hoa đô hội, tuy không bì kịp Cang châu, song cũng xấp xỉ với Tòng giang phủ, Thiên tử cũng có lòng mừng, bèn kiếm khách điếm mà ở.

            Khi vào tiệm, dọn phòng xong rồi Thiên tữ kêu tiểu nhị mà bảo rằng :

            - Mi có đồ ngon vật lạ chi chi cứ ddo.8n cho ta một bửa cơm, mắc rẻ bao nhiêu bất luận.

            Tiếu nhị nghe nói biết người xài rộng thì cỏ ý mầng liền thưa rằng :

            - Xứ Gia Hưng nầy chẳng có vật chi lạ, có một món thịt, gọi là thịt Gia Hưng, những khách viễn phương, người người đều chuộng, như khách quan muốn dùng, tôi dọn một bửa rượu thịt cho khách quan ăn thử.

            Thiên tữ nói :

            - Ta có nghe đồn thứ thịt Gia Hưng ngon lắm, vậy thì hãy dọn cho ta ăn thử.

            Tiểu nhị vâng lời bèn dọn một mâm rượu thịt cho Thiên tử ăn uống.

            Lúc đang ăn uống, xãy nghe nơi phòng ở gần đó có người vỗ ghế quở trách tiểu nhị ấy rằng :

            - Ta ở tiệm này chẳng phãi là không trã tiền, cớ sao ban đầu mi còn dọn ăn kha khá, bây giờ mi dọn không có một món vừa miệng, còn người mới tới, mi lại dọn thịt Gia Hưng cho người ta ăn, ta hỏi mi, ai ai cũng phải trã tiền, có gì mi ở hậu bạc khác nhau như vậy?

            Tiểu nhị nói :

            - Khách quan chớ nóng, để tôi nói rõ cho mà nghe. Vã chăng thịt Gia Hưng nầy không phải là rẻ, khi khách quan mới đến, tôi đã dành nốt bửa thịt cho khách quan dùng thử, nay có nhị vị khách quan nầy là người phương xa mới đến, cho nên tôi phãi dọn một bửa thịt cho người ăn thử, nào có hậu bạc khác nhau bao giờ, nếu khách quan muốn cho mỗi bửa có thịt thì phải thêm tiền riêng, lề luật tiệm nầy đã định như vậy, khách quan, bằng lòng thì ở, như không bằng lòng thì đi, tôi không ép.

            Người ấy nghe nói nỗi giận, liền thộp ngực tiểu nhị mà đánh.

            Tiểu nhị la khóc om sòm.

            Thiên tử và Châu Nhựt Thanh biết là bởi cớ thịt Gia Hưng mà sanh chuyện nầy, bèn bước tại phòng ấy mà xem, thấy người khách ấy tác chừng bốn mươi trở xuống, mình cao vóc lớn, miệng rộng mũi to, tướng mạo khôi ngô, oai phong lẩm liệt, thì Thiên tử bước lại can rằng :

            - Túc hạ bớt giận, hãy buông nó ra đặng tôi nói cho mà nghe.

            Người ấy nghe nói liền buông tiễu nhị ấy ra.

            Thiên tử nói :

            - Vã chăng nó là tiểu nhon, túc hạ đường đường diện mạo như vậy mà đánh thằng tiểu nhị thì cũng nhẹ thể một ít, nếu đánh cho đã nư giận thì lại mang hoạ không vừa, vậy xin túc hạ bước lại phòng tôi đặng tôi tạ tội và tỏ điều hơn thiệt cho túc hạ nghe.

            Người ấy nghe theo.

            Thiên tử liền dắt người ấy lại phòng mình mà hỏi tên họ.

            Người ấy đáp rằng :

            - Tôi là Bạch Long, quê tại huyện An Huy. Vậy chớ nhị vị tên họ là chi, quê quán ở đâu xin cho tôi rõ.

            Thiên tử nói :

            - Tên tên là Cao Thiên Tứ, quê ở Bắc Kinh, còn thằng con nuôi toi đây tên là Châu Nhựt Thanh, nay tôi có muốn tới An Huy một phen mà xem cho biết phong cảnh, vậy khi túc hạ trở về xin cho cha con tôi theo với.

            Bạch Long nói :

            - Nguyên tôi có làm Thập trưởng (chức Cai) tại An Huy dinh, vì có một người em con nhà cô ở tại huyện nầy, trong nhà giàu có, tôi nghĩ phận tôi theo việc quẩn lính đã lâu mà không phát đạt chi hết, cho nên tôi tính bõ lính qua dây đặng có nương dựa em tôi mà buôn bán, chẳng dè lại gặp hồi đen, khi vừa đến đây thì em tôi đã bị người hãm hại đương giam tại ngục, trong nhà còn những đàn bà con nít khóc lóc cả ngày, tôi không lẻ ở, nên phải ra chổ này, lại bị tiểu nhơn khinh thị.

            Thiên tử nói :

            - Tiểu nhơn thường có lòng ấy, túc hạ chớ nên cố chấp làm gì.

            Comment


            • #36
              Hồi Thứ Bốn Mươi Tám



              Hại Đông gia, chàng Vương lập kế
              Thấy hào khách, gã Bạch ra tài




              Thiên tử bèn kêu tiểu nhị khiến dọn một mâm mời Bạch Long ăn uống với mình.

              Trong khi ăn uống, Thiên tử hỏi Bạch Long rằng :

              - Khi nãy túc hạ có nói em của túc hạ bị người hãm hại, song tôi chưa kịp hỏi kỹ, vậy xin túc hạ tỏ bày tên họ người ấy và thuật các việc lợi hại cho tôi nghe thữ.

              Bạch Long nói :

              - Em tôi tên là Quách Lễ Văn, nhờ nghề thương mãi làm giàu, nó có lập một tiệm gạo nơi đường Đại Bài gần lối nha môn Tri huyện, nó phú tiệm ấy cho người đầu gia là Vương Hoài hết các việc trong tiệm, giao mãn một năm thì trả cho người ấy hai muôn đồng điếu mà đền công lao. Em tôi là người tiết kiệm, ý tưởng trả bấy nhiêu cũng đã nhiều rồi. Còn Vương Hoài thì giận em tôi sao trả tiền công rất thấp, tuy giận thì giận nhưng không chịu nói ra, cứ để ăn gian lần lần làm cho trong tiệm phải lỗ. Ngày kia em tôi tra xét sổ sách thấy mất hết năm mươi hai muôn đồng điếu, khi ấy em tôi giận lắm, song cũng nghĩ tình bằng hữu lại nghi nó tính lầm cho nên không nỡ làm dữ, rầy rà một hồi rồi tính ghi sỗ để cho nó thường, sau nầy cứ trừ tiền công của nó, chẳng dè cách đôi ba tháng, nó lại ăn gian ba trăm đồng bạc, em tôi thấy vậy tính bề không buôn bán nữa. Song cũng còn chưa tính thôi. Kế thấy căn phố cách vách là tiệm chứa khách, bị hỏa hoạn trong lúc canh ba. Đêm ấy em tôi có ngụ tại tiệm, hay đặng lửa cháy, mãng lo hối người trong tiệm dọn đồ của mình, không rảnh lo chửa lửa, thằng Vương Hoài ấy xúi người chủ tiệm bị cháy tới quan khống cáo rằng : Khi lửa mới phát em tôi thấy trước không cho cứu cũng không la, cho nên nhà ấy mới cháy,nếu em tôi không có lòng hiểm thì nhà ấy không đến nỗi cháy như vậy. Chủ tiệm bị cháy nghe lời Vương Hoài cáo gian cho em tôi, lại mời Vương Hoài đối chứng. Vương Hoài tới quan cũng nói y như lời người ấy, cho nên em tôi bị giam. Tri huyện vốn biết em tôi là người có tiền, cho nên hành hạ hết sức, đặng có lòi tiền lo lót. Còn chủ tiệm bị cháy cũng mượn một người quen việc kiện cáo, nhận là thân tình hầu thế cho mình, đặng có bắt em tôi thường đủ gia tài đã cháy ấy. Em tôi có tánh nhát lắm, đến quan Huyện tra khảo, chịu đau không nỗi túng phải xưng rằng mình đốt tiệm ấy, té ra nước lả khuấy nên hồ, em tôi khi không bị tội, không biết quan trên xử đoán lẻ nào, tôi đến đây thấy chuyện như vậy không nỡ trở về nên phải làng nhàng ở đây đã hơn một tháng, nhị vị nghĩ đó mà coi, Vương Hoài gian ác như vậy, tội đáng phân thân hay không ? Nếu ít ngày nữa em tôi bị xứ án nặng thì tôi phải giết Vương Hoài mà báo thù.

              Thiên tử nói :

              - Túc hạ chớ lo, để mai tôi dến Huyện nha, ra sức thân oan cho lịnh đệ, may khi khỏi chốn lao tù. Tôi thấy túc hạ có lòng trọng nghĩa như vậy chắc rằng không phải là vô năng. Vậy chớ võ nghiệp của túc hạ thể nào, xin cho tôi biết.

              Bạch Long nói :

              - Nếu nhị vị không chê là đứa thô lổ, thì tôi cũng nói thiệt tình. Trong việc võ nghệ, tôi cũng ít chịu thua ai, nhưng có tánh cứng cỏi không hay cầu mị bề trên, cho nên ở lính đã lâu mà không đặng lên chức gì cho đáng, phải chi kẻ bề trên ấy sự công bình thưởng phạt phân minh, thì không đến nỗi phải mai một anh hùng như thế.

              Thiên tử nghe nói than rằng :

              - Thuở nay tôi tưởng trong đám văn thần sửa trị bá tánh nhà giàu có đem lể mể nhiều, cho nên họ mới giữ lòng thanh liêm không đặng, bây giờ mới biết trong đám võ biền cũng có nhiều người thưởng phạt bất minh như vậy nữa.

              Bạch Long nói :

              - Đời nào cũng có người trung kẻ nịnh, người ngay kẻ gian, văn võ hai bên đều có như vậy.

              Thiên tử nói :

              - Ý tôi muốn biết võ nghệ của túc hạ, xin ra nơi sân phía sau đi vài thiệu võ cho tôi coi thử.

              Bạch Long muốn trổ nghề hay, cho nên vui lòng nghe theo lời ấy, bèn ra nơi sân phía sau tiệm ấy mà đi đường côn và đường quờn.

              Lúc ấy trời tối Thiên tữ không thấy cho rõ, duy nghe roi xuống vùn vụt thì cũng biết là võ nghệ cao cường.

              Thiên tữ khen rằng :

              - Võ nghệ cao cường như vậy, bấy lâu không người tiến dẫn thì cũng mai một anh hùng.

              Bèn khiến Bạch Long dừng đường roi lại.

              Bạch Long để roi xuống đất mà rằng :

              - Như có chỗ nào con thiếu, xin chớ chê bai.

              Thiên tử nói :

              - Đường roi như vậy, còn ai chê bai gì nữa. Vậy chớ túc hạ muốn tới kinh sư đặng kiếm công danh hay không ?

              Bạch Long nói :

              - Ý tôi muốn lắm, nhưng mà không người tiến dẫn, e khi đến đó vô ích cho nên không đi. Chứ chi có người tiến dẫn thì tôi đến ở Kinh sư đã lâu rồi.

              Thiên tử nói :

              - Để mai tôi đến Huyện nha, minh oan cho lịnh đệ xong rồi tôi sẽ làm một phong thơ giao cho túc hạ đem đến Kinh sư mà đưa cho Trần Hoằng Mưu, túc hạ ắt đặng quan chức.

              Bach Long rất mầng mà rằng :

              - Nếu nhơn huynh tiến cử cho tôi đặng chữ công danh, ơn ấy ví tày non biển.

              Bèn đàm luận võ kinh cùng Thiên tử cho đến canh ba mới đi ngủ.

              Rạng ngày Thiên tử thúc dậy qua phòng Bạch Long rủ đi với mình đặng có thẳng tới huyện nha minh oan việc ấy.

              Té ra bước qua tới phòng, thấy cửa đã khóa thì Thiên tử lấy làm lạ mà nghĩ rằng :

              - Lạ nầy, Bạch Long đã hẹn với ta sáng ngày đều tới huyện nha minh oan việc ấy, cớ sao bây giờ va lại bõ ta mà đi một mình, thế khi va còn chưa tin lời ta là thiệt hay chăng ?

              Nghĩ như vậy bèn trở về phòng mình nằm xuống mà nghỉ. Kế thấy Bạch Long trở về, vào phòng.

              Thiên tử nói rằng :

              - Tôi mới lại kiếm túc hạ, song thấy khóa cửa nên phải về đây.

              Bạch Long nói :

              - Hôm qua nhơn huynh đã hứa như vậy, thì tôi cũng có lòng màng, cho nên lật đật dậy sớm, đi nói cho cô tôi hay, đặng người bõ chuyện buồn rầu và không đem tiền lo lót với kẻ khác.

              Thiên tử khiến Châu Nhựt Thanh khóa cửa, rồi đó ba người đều đi một đoàn mà thẳng tới Huyện nha.

              Đi vừa đến cửa nha môn, thấy treo một tấm bảng nhỏ có để hai chữ "Công xuất".

              Thiên tử nói với Bạc Long rằng :

              - Chúng ta đi đây rất rủi, hôm nay Tri huyện đi khỏi, cho nên có để hai chữ Công xuất trên bảng kia kìa.

              Bạch Long nói :

              - Nếu vậy chúng ta vào đó cũng không ích gì. Vậy xin nhị vị đứng đây chờ tôi, đặng tôi hỏi thăm cho biết chừng nào quan Huyện trở về.

              Thiên tử khen phải, bèn đứng bên đường mà chờ, đặng cho Bạch Long kiếm người hỏi thăm.

              Bạc Long đến hỏi một người thơ lại rằng :

              - Chẳng hay quan Huyện đi có việc chi, chừng nào người mới trở về.

              Người thơ lại đáp rằng :

              - Hôm trước có tờ quan Tuần phủ dạy người đổi qua Tiền đường huyện, thế khi hôm nay người đi đến tỉnh, muốn nói chổ nầy là chổ trọng dịa, một lần giao lảnh rất khó, đặng xin cho người ở lại đây chăng ?

              Bạc Long nói :

              - Ôi thôi, Tri huyện Tiền đường là người tham lam, nếu đổi lại đây, càng thêm khuấy rối dân tình.

              Thơ lại nói :

              - Không phải vậy đâu, ngươi còn chưa rỏ, để ta nói lại cho mà nghe. Nguyên Tri huyện Tiền Đường vì tham của hối lộ, binh vực nhà giàu. Ngày nọ Thiên tử dạo chơi đến đó, thấy việc như vậy, người tước chức Tri huyện ấy rồi, cho nên mới dòi quan Huyện nầy bổ khuyết, song còn chưa biết huyện nay về ai trấn nhậm.

              Bạch Long hỏi nữa rằng :

              - Không biết người đi chừng nào mới về ?

              Thơ lại nói :

              - Người đi nội trong ba ngày, nếu đặng hay không, người cũng trở lại.

              Bạch Long nghe nói như vậy, trở lại nói cùng Thiên tử.

              Thiên tử nói :

              - Vậy thì phải đợi vài ngày người về sẽ tính. Khi tôi ở kinh, nghe đồn huyện nay có mộ nàng Tô tiểu tiểu rất nên xinh đẹp, vậy chớ túc hạ có biết mộ ấy ở tại chổ nào chăng ?

              Bạch Long nói :

              - Tôi biết, ngày nọ tôi có đi ngang qua đó cho nên mới biết, nếu nhị vị muốn đến mả ấy xem chơi, thì tôi dẫn dường cho đi.

              Thiên tử nghe nói rất mầng, bèn khiến Bạch Long đi với mình đến mả Tô tiểu tiểu.

              Đi đặng ba bốn dặm, xem thấy trước mặt có một lùm cây bao phũ một cái mả đá, Bạch Long dắt Thiên tử và Châu Nhựt Thanh vào đó mà xem thì thấy mã ấy có một tấm bia chạm bốn chữ lớn : Tô tiểu tiểu mộ.

              Thiên tử thấy tấm bia ấy, ngó lại mà nói với Châu Nhựt Thanh rằng :

              - Con người ở đời bất luận trai, gái, giàu nghèo, sang, hèn, hễ biết lập chí thì đặng bia danh đời sau, Tô tiểu tiểu đây vốn là một con kỹ nữ có danh đời trước, vì biết lập chí cho nên để tiếng đời sau, thấy vậy mà thẹn giùm cho kẻ tham tài ái mạng, ham điều bình an trước mắt, không kể danh tiếng ngày sau, làm trai mà không bì với con kỹ nữ đặng, thiệt là hỗ thẹn vô cùng.

              Bạch Long cười rằng :

              - Lời ấy rất nhằm, đời này nhiều kẻ râu mày lập chí không bằng con kỹ nữ ấy.

              Thiên tử khen phải.

              Comment


              • #37
                Hồi Thứ Bốn Mươi Chín



                Trọng thân tình, quên kiêng luật phép
                Vì nghĩa sĩ, đánh phá công đường



                Lúc ấy Thiên tử đi xem xung quanh mã ấy, rồi ngồi trước mả đàm luận cùng Bạch Long, xảy thấy hai người đi ngang qua đó, vừa đi vừa nới nho nhỏ, Thiên tử chẳng biết là ai nên không lưu tâm xem kỹ làm gì.

                Còn Bạch long thấy hai người ấy thì lật đật nom theo nghe trộm, nghe người kia hỏi nguời nọ rằng :

                - Anh đến chổ ấy làm gì ?

                Người nọ đáp :

                - Tôi cũng tưởng là nghe anh mà nên việc, cho nên vô đơn cáo gian cho Quách Lễ Văn, muốn cho nó thường gia tài, đặng lấy bạc ấy làm vốn, té ra lộng giả thành chơn, nó bị ở tu, còn tôi long nhong mà chịu túng, bây giờ nếu tôi vào xin bải nại, lại e Tri huyện làm tội vu oan, cho nên chưa biết tính lẽ nào, tôi phải ra đó đón kiếm thương khách, họa may gặp người quen lớn, quơ tạm đôi ba chục lượng mà xài đở.

                Người kia nói :

                - Mới đây tôi có nghe đồn Tri huyện nầy đổi đi chổ khác, trong ít ngày nữa có Tri huyện khác bổ khuyết, chừng ấy anh sẽ đến viếng Tri huyện mà nói Quách Lễ Văn giàu lớn, thì Tri huyện lẻ nào lại không tham tiền mà gở tội cho nó sao. Hễ gở cho nó khỏi tội thì phải dạy nó thường bồi cho anh bải nại, khi bải nại đó lẻ nào anh lại không tiền.

                Nói vừa dứt lời Bạch Long nhãy tới điểm mặt người mới nói đó mà màng rằng :

                - Thằng khốn kiếp này đã hại cho người ở tù, lại còn toan mưu giựt của người nữa. Ta hỏi mi, Quách Lễ Văn có thù gì với mi, mà mi hại nó như vậy.

                Bèn nắm đầu người ấy vật ngữa xuống đất mà đánh vô sườn một hồi.

                Người ấy không la chi đặng, hộc máu chết tươi.

                Còn người kia thì đã kiếm đường trốn mất.

                Thiên tử thấy vậy, lòng sợ Bạch Long đánh quá tay mà chết người ấy, cho nên chạy lại can gián, té ra Bạch Long ngừng tay thì người ấy đã chết rồi.

                Bach Long nói với Thiên tử rằng :

                - Thằng nầy là thằng mà tôi nói với nhơn huynh hôm qua đó, tên nó thiệt là Vương Hoài, đã hại em tôi ở tù lại còn toan mưu giựt của, chờ cho tân quan đến đây thì nó sẽ làm kế ấy, như vậy mà còn để nó làm gì.

                Thiên tử nói :

                - Túc hạ giết nó như vậy, quyến thuộc của nó kêu nài thì trốn đi đâu cho khỏi.

                Bach Long nói :

                - Đứng trượng phu phạm phép thì chịu phép, lẻ nào lại trốn đi đâu, tôi phải đem thây đến quan chịu tội bây giờ đây.

                Nói rồi liền nắm hai giò Vương Hoài vác lên vai mình mà chạy tuốt.

                Thiên tử thấy vậy nói với Châu Nhựt Thanh rằng :

                - Ngươi ấy thiệt đáng anh hùng, nếu để nó chết thì uỗng lắm.

                Vừa muốn chạy theo kêu Bạch Long ngừng lại, xảy thấy tám chín người cầm cây hèo, áp đến la lớn rằng :

                - Loài hung thủ, mi đã giết thác mạng dân lại còn vác thây mà chạy đi đâu vậy ?

                Bèn áp lại bắt Bạch Long mà trói ké.

                Thiên tử thấy vậy nói với bọn ấy rằng :

                - Lão ấy đi vừa đến đây, khi không thỗ huyết chết tươi, nào phải ai giết mà các ngươi phòng trói người ta. Vậy các ngươi phải mở người ấy đặng va đến quan đối nại, bằng không thì ta đánh chết.

                Bọn đó nghe mấy lời ấy thì nói với nhau rằng :

                - Người nầy chắc là đồng mưu với người sát nhơn đây, cho nên kiếm điều yễm sức cho nhau như vậy. Chúng ta cũng nên bắt nó giải nạp đến quan luôn thể.

                Bèn áp lại bắt Thiên tử.

                Thiên tử đá một đứa một đá văng ra xa lắc.

                Bọn ấy quì lạy xin dung, thiên tử khiến phải mở trói cho Bạch Long.

                Bọn ấy vâng lời mở trói cho Bạc Long, song cũng sợ trốn nên theo sau mà giữ.

                Nguyên người đi với Vương Hoài đó thiệt là người bị hỏa hoạn, khi ấy chạy về báo với người nhựt thừa nơi nha môn, cho nên bọn ấy đã bắt Bạch Long như vậy đó.

                Bạch Long thẳng tới huyện nha, đứng tai giữa cữa mà nói lớn rằng :

                - Tôi đã giết thác Vương Hoài tại đường trước mả Tô tiểu tiểu, cho nên đến đây chịu tội.

                Người thơ lại lật đật chạy ra hỏi lại, thì Bạch Long cứ việc khai ngay, chẳng giấu chút nào.

                Thơ lại giam đở Bạch Long vào trại mà chờ Tri huyện trở về.

                Lúc ấy thiên tử cũng có đi theo Bạch Long, thấy Thơ lại giam Bạch Long vào trại, lòng e Bạch Long chịu đói không nỗi, thì hối Châu Nhựt Thanh mua bánh điểm tâm mà cho Bạch Long ăn, rồi mới đi với Châu Nhựt Thanh trở về khách điếm mà ăn cơm.

                Ăn rồi Thiên tử đi với Châu Nhựt Thanh thẳng tới Huyện nha đặng có coi thử Tri huyện đã về hay chưa.

                Đến nơi, thấy các nha dịch đến nói :

                - Lão gia đã về, chút nữa thì người ra khách. Ai nấy đứng cho an chỗ, chẳng nên qua lại lộn xộn mà tôi bị quở.

                Thiên tử và Châu Nhựt Thanh đều đứng trước thềm mà chờ Tri huyện ngồi khách đặng có coi thử xử đoán thế nào.

                Giây lâu, tri huyện ra khách.

                Thiên tữ xem thấy Tri huyện ấy tác chừng năm mươi, mặt đen mày dài, miệng rộng mắt lớn coi bộ phải mặt trị dân.

                Tri huyện truyền đòi mấy tên đi bắt Bạch Long mà hỏi trước.

                Mấy người ấy cứ việc khai ngay.

                Tri huyện khiến dẫn Bạch Long ra đó hỏi rằng :

                - Em mi là Quách Lễ Văn đốt nhà người ta, ta đã tra hỏi minh bạch, thì nó cũng chịu án rồi và khi ta hỏi thì cũng chưa hề đánh khảo tới nó, chẳng phải là ta quật giả thành chiêu, ức gì lắm sao, mà mi lại giết Vương Hoài là đứa vô can như vậy ?

                Bạch Long khai hết đầu đuôi, y như mấy lời đã nói với Thiên tử trước đó.

                Tri huyện nói :

                - Mấy lời mi khai đều không bằng cớ chi hết, để ta khám nghiệm rỏ ràng, nếu quả cố sát ta sẽ chiếu luật mà xử.

                Bèn nhứt diện khiến giam Bạch Long vào ngục, nhứt diện lên kiệu đến mả Tô tiểu tiểu mà khám nghiệm tử thi.

                Đến nơi, quả thấy tử thi đều không lằn roi dấu đao chi hết, duy có mấy cái dấu tay đánh nhằm chổ hại, cho nên phải chết.

                Khám nghiệm xong rồi, Tri huyện lên kiệu trở lại nha môn, thẳng vào hậu đường mà nghỉ.

                Lúc ấy mẹ của Quách Lễ Văn nghe đồn Bạch Long đã giết Vương Hoài mà bị án sát nhơn thì lòng rất kinh hãi lật đật thẳng đến nha môn mà xem, thấy quả như vậy thì khóc rằng :

                - Vậy mà hồi sớm mai này nó lại hăm hở về nói với tôi rằng: Có một người họ Cao nào hứa chịu kêu nài cho em nó khỏi tù, té ra chẳng thấy họ Cao nào cứu, mà nó lại mắc tội to như vầy !

                Thiên tử thấy bà ấy khóc thì động lòng thương, ngặt vì Tri huyện đã thẳng vào hậu đường khó nỗi kêu nài gì đặng.

                Bèn bước lại đánh trống kêu oan om sòm.

                Tri huyện lật đật xốc đến thăng đường truyền quan bắt người đánh trống lại đó cho mình tra hỏi.

                Thiên tử bước lại trước mặt Tri huyện mà rằng :

                - Tôi có hai người bằng hữu đều bị tội oan, cho nên đến xin Tri huyện vị tôi chút đĩnh, cho hai người ấy ở ngoài hầu tra, như có sợ trốn thì để tôi bảo lãnh.

                Tri huyện nạt rằng :

                - Ngươi là người gì lại dám đến đây bảo lảnh cho tù nhơn, thiệt là ách giữa đàng muốn mang vào cổ. Thôi ta cũng chẳng muốn làm tội nhũng kẻ không biết. Ngươi phải mau mau lui ra, đặng cho khỏi chịu đòn bọng. Từ rày về sau đừng tới nha môn đánh trống la om như vậy nữa.

                Thiên tử cười rang:

                - Chừng ta muôn đánh thì đánh, dẫu quan Tuần phủ cũng không làm chi ta đặng, huống chi là Tri huyện. Nầy ta nói cho Tri huyện biết, thằng Vương Hoài đó là đứa tữ hữu dư cô, Bạch Long giết nó là rất đáng. Vậy xin Tri huyện hãy tha Bạch Long ra khỏi ngục, bằng không ắt là khó lắm.

                Tri huyện nghe nói nổi giận nạt rằng :

                - Mi có bịnh điên phải chăng ? Ta đã rộng lòng dung thứ, sao mi còn chưa chịu ra. Hay là mi nói ta không làm gì mi đặng. Nầy, ta nói cho mi biết, dầu cho hoàng thân quốc thích đi nữa, đến đây làm ngang như vậy ta cũng không dung.

                Thiên tử cười rằng :

                - Ta là Cao Thiên Tứ, quen biết với quan quyền nhiều lắm, lẽ nào lại sợ một chú Tri huyện sao ? Nầy ta nói cho ngươi biết, nếu ngươi muốn lấy thế lực mà hiếp ta thì ta ra oai làm trước cho mà coi nói rồi liền giở chơn đạp vô bình phong.

                Bình phong ngã xuống tức thì.

                Tri huyện thấy vậy nổi giận, kêu quân nha dịch mà khiến bắt.

                Quân nha dịch áp lại muốn bắt Thiên tử.

                Thiên tữ đá bọn ấy lăn cù.

                Bọn ấy đã bị Thiên tử nơi trước mả Tô tiểu tiểu thì đã kinh tâm, bây giờ Tri huyện sai khiến cũng phải gắng gượng vâng lời, kỳ thiệt ý không muốn bắt.

                Ðến chừng bọn ấy bị đánh trước mặt Tri huyện, thì lấy cớ ấy mà không bắt nữa.

                Tri huyện vỗ bàn vỗ ghế, nạt nộ nha dịch khiến phải áp vô bắt Thiên tử.

                Thiên tử nỗi giận nhảy tới muốn bắt Tri huyện.

                Tri huyện thất kinh chạy vào hậu đường mà trốn.

                Comment


                • #38
                  Hồi Thứ Năm Mươi



                  Châu Nhựt Thanh vào cứu Quách Lễ Văn
                  Lý Đắc Thắng đánh cùng Bạch dõng sĩ



                  Lúc ấy Châu Nhựt thanh thấy Tri huyện đã chạy vào hậu đường, nhắm bề lấy lý mà luận không đặng, bèn thẳng tới cửa ngục, đánh bọn ngục tốt một hồi, rồi mới hỏi rằng :

                  - Bây giam Bạch Long tại đâu, chỉ ra cho mau kẻo mà chết.

                  Bọn ngục tốt khóc rằng :

                  - Chúng tôi không đám tự chuyên, để đợi lịnh Tri huyện thì mới dám tha.

                  Châu Nhựt Thanh thẳng vào trong ngục kêu lớn rằng:

                  - Bạch huynh ở đâu, có tôi là Châu Nhựt Thanh đến cứu.

                  Bạch Long nghe kêu rất mừng lật đật đáp rằng :

                  - Có tôi ở đây.

                  Châu Nhựt Thanh chạy lại bẻ xiềng cho Bạch Long rồi hỏi rằng :

                  - Còn Quách Lễ Văn ở đâu ?

                  Bạch Long kêu Quách Lễ Văn rằng có Châu lão gia đến cứu hiền đệ đây nầy.

                  Quách Lễ Văn nghe kêu run rẩy lập cập.

                  Châu Nhựt Thanh chạy lại bẽ xiềng khiến Bạch Long cỏng Quách Lễ Văn chạy theo mình thẳng tới huyện nha.

                  Thiên tử xem thấy Châu Nhựt Thanh đã cứu Bạch Long và Quách Lễ Văn ra khỏi ngục rồi thì đứng giữa Huyện nha nói lớn rằng :

                  - Bớ Tri huyện, ta dung thứ cho ngươi một phen nếu ngày sau ngươi còn như vậy thì ta không dung nữa.

                  Nói rồi liền bước ra cửa hỏi Bạch Long rằng :

                  - Bây giờ tính phải đi đâu ?

                  Bạch Long nói :

                  - Nay đã ra việc như vầy thì ở đây không đặng, tôi tính về nhà em tôi đem theo tiền bạc chút đỉnh dắt gia quyến chạy qua xứ khác mà ở.

                  Thiên tử nói :

                  - Không nên đâu, nếu làm như vậy thì phải bỏ hết sự nghiệp của Quách Lễ Văn. Thôi, thôi, cứ việc ở đây. Chẳng cần phải qua xứ khác. Nếu có việc lớn bằng trời thì ta giúp sức cũng đặng.

                  Bạch Long nói :

                  - Nếu tính không đi xứ khác, thì xin mời nhơn huynh lại nơi nhà em tôi, như có việc chi gấp rút, chúng ta hiệp sức trở đương.

                  Thiên tử phen phải, bèn khiến Châu Nhựt Thanh trở lại khách điếm, lấy hết hành lý rồi hiệp một đoàn thẳng tới nhà Quách Lễ Văn.

                  Ðến nơi mẹ của Quách Lễ Văn thấy con về đặng thì lòng rất vui mừng, lật đật chạy ra hỏi thăm sự cớ.

                  Bạch Long sợ Quách Lễ Văn nói thiệt thì cô mình kinh hải, bèn tiếp lấy đáp rằng :

                  - Nhờ có Cao lão gia kiếm phương giải cứu cho nên anh em tôi mới ra khỏi ngục. Xin cô cứ việc tạ ơn người cứu mà thôi, còn điều chi khác không cần phải hỏi làm gì.

                  Mẹ của Quách Lễ Văn nghe nói như vậy thì lạy Thiên tử mà tạ ơn.

                  Giây lâu có tên gia đinh về báo rằng :

                  - Tôi nghe thiên hạ đồn nói người Bắc Kinh phá ngục cứu tướng công, bây giờ Tri huyện đã đi báo cùng quan tỉnh, nội vài ngày nữa ắt có quan binh đến bắt chớ chẳng không.

                  Quách Lễ Văn nghe báo run rẩy lập cập, bèn than với Thiên tử rằng :

                  - Họa của tôi thì để tôi chịu một mình, lão gia làm chi như vậy ắt là chẳng khõi liên can.

                  Thiên tử nói :

                  - Để ta làm một phong thơ khiến Châu Nhựt Thanh đem đến Cang châu giao cho Tuần phủ, thì ắt bình yên vô sự.

                  Bèn làm một phong thơ khiến Châu Nhựt Thanh đem đến Cang châu.

                  Nói về Tri phủ Gia Hưng tên à Dương Trường Kỳ, tuy là khoa mục xuất thân, nhưng võ nghệ cao cường ít ai bì kịp.

                  Ngày ấy Tri huyện chạy đến thuật rõ sự tích với Tri phủ.

                  tri phủ lật đât điểm binh kéo đến vây nhà Quách Lễ Văn.

                  Thiên tử xem thấy quan binh kéo tới vây nhà thì lật đật ra trước cửa ngỏ nói với Tri phủ rằng :

                  - Ngươi làm Tri phủ, hưởng lộc Triều đình, sao không xem xét, để cho Quách Lễ Văn bị tội rất oan, nay ta đã cứu nó khỏi ngục, ngươi còn đem binh tới đây làm gì.

                  Tri phủ nghe nói nỗi giận hươi roi xốc tới đánh Thiên tữ.

                  Thiên tử huơi roi cự lại.

                  Hai đàng đánh nhau hơn mười hiệp, Thiên tử nạt một tiếng lớn.

                  Tri phủ bải hoãi tay chơn, huơi roi không nổi, lòng lấy làm lạ.

                  Bèn quày ngựa chạy dài.

                  Nguyên Thiên tư là chúa. Tri phủ là tôi, tôi không phép cự với chúa, cho nên chư thần xui khiến tay chơn bản rủn đặng cho Tri phủ thất kinh mà chạy.

                  Lúc ấy quan Tuần thành là Lý Đắc Thắng thấy Tri phủ thua thì giục ngựa xốc tói đánh với Thiên tử.

                  Còn bọn quan quân áp lại vây phủ.

                  Bạch Long thấy vẫy ráng sức trợ chiến, nhưng quả bất địch chúng, Bạch Long bị Lý đắc Thắng đánh xuống một roi liền sa xuống ngựa.

                  Bọn quan quân áp lại bắt Bạch Long mà trói.

                  Thiên tử thấy Bạch Long bị bắt lòng đà kinh hải, song cũng ráng sức cự địch.

                  Khi ấy Thổ địa, Sơn thần lòng sợ Thiên tử bị thương, bèn chạy đi kiếm người cứu giá.

                  Comment


                  • #39





                    Hồi Thứ Năm Mươi Mốt



                    Tin mộng mị Hồng Phước cứu vua
                    Tưởng nghĩa xưa, Huê Kỳ cầm khách




                    Lúc ấy thổ địa, Sơn thần chạy đến miễu Lữ tỗ, thấy có một người nằm ngủ trước miếu tiếng ngáy như sấm, lại bay mùi rượu nực nồng, bèn kêu người ấy rằng :

                    - Nguơi bị khốn bấy lâu, nay đã đến ngày phát tích. Vậy phải mau mau chạy ra cứu giá đặng có lấy chữ công danh với đời.

                    Nói rồi thì đạp người ấy một đạp.

                    Người ấy giựt mình thức dậy, ngồi nghĩ rằng :

                    - Thánh thần mách bão, lẻ cũng phải vâng, song le không biết thánh giá ở đâu đặng đi cứu.

                    Lúc đương suy nghĩ, xảy nghe có tiếng la ó vang dầy.

                    Người ấy đứng dậy ra cửa xem thấy có mặt người vừa đánh vừa chạy, một tốp quan quân rượt theo vây phủ, người bị thua đó tả xông hữu đột coi sức đã mệt, nhưng ra cũng không khỏi.

                    Người ấy xách cây đòn gánh bằng sắt, chạy ra xông vào trong đám quân sĩ, đánh phá một hồi, quân sĩ cự địch không lại, vở chạy tứ tán.

                    Nguyên người say rượu đó tên là Hồng Phúc hiệu là Thại kim cang, võ nghệ cao cường, khi trước ông nội là quan Đề đốc nơi Cam Túc, để lại sự nghiệp truyền lần đến tay Hồng Phước. Cha mẹ mất sớm, Hồng Phước không biết gìn giử, cờ bạc rượu chè phá hết của cải. Bây giờ nghèo túng mới phải đốn cũi đổi tiền độ nhựt. Cây đòn gánh bằng sắt đó, nguyên là cây roi thường cầm thuở nay.

                    Tri phủ và Lý Đắc Thắng thấy vậy nỗi giận áp lại đánh với Hồng Phước, song đánh không lại, cũng phải giục ngựa chạy dài.

                    Hồng Phước thi lễ cùng Thiên tử và hỏi sự tích.

                    Thiên tử nói :

                    - Khoan đã, khoan đã, hãy trở lại nhà Quách Lễ Văn cứu luôn gia quyến của nó, kiếm chổ tị nạn xong xuôi, tôi sẽ tỏ bày duyên cớ cho nghe.

                    Bèn dắt Hồng Phước trở lại nhà Quách Lễ Văn.

                    Đi đọc đàng, lại gặp một bọn quân sĩ trói ké Bạch Long dẫn đi.

                    Thiên tử vừa muốn ra tay giải cứu, Hồng Phước biết ý nhảy tới đánh họn quân sĩ vở chạy tứ tán, rồi mới bước lại mở trói cho Bạch Long.

                    Ba người vầy đoàn trở lại nhà Quách Lễ Văn, dắt hết gia quyến của Quách Lễ Văn kiếm nơi tị nạn.

                    Đi đặng năm bảy dặm đường, Thiên tử hỏi Quách Lễ Văn rằng :

                    - Ngươi có nhà nào quen lối nầy thì dắt chúng ta vào đó tạm nghỉ.

                    Quách Lễ Văn nói :

                    - Còn chừng một dặm nữa thì tới nhà một người bằng hữu của tôi tên là Huê Kỳ.

                    Thiên tử nói :

                    - Vậy thì vào đó nghĩ nột đêm, rồi mai sẽ tính.

                    Quách Lễ Văn dắt Thiên tử và nội bọn kiếm nhà Huê Kỳ đi tới.

                    Lúc ấy trời tối như mực đường sá quanh co.

                    Quách Lễ Văn vốn đã thuộc đường, song cũng phãi lầm đôi ba chỗ rồi mới tới nhà Huê Kỳ đặng.

                    Đến nơi, Huê Kỳ mừng rỡ rước vào hỏi thăm sự tích.

                    Quách Lễ Văn thuật rỏ nguồn cơn cho Huê Kỳ.

                    Huê Kỳ kinh hãi lòng không muốn chứa, song thấy Quách Lễ Văn tới đã lở rồi cũng không lẻ đuổi bèn than rằng :

                    - Nhà cửa tôi đây không phải là chật hẹp gì, nhưng đại ca ở lâu chổ nầy không đặng, tôi e chẳng mai, thì mốt ắt có quan binh đến bắt. Vậy xin đại ca tạm đở một đêm, ngày mai phải đi chổ khác.

                    Thiên tử thấy Huê Kỳ sợ sệt như vậy thì an ủi rằng :

                    - Túc hạ chẳng nên sợ sệt làm gì, dầu có việc chi tôi với Bạch Long gánh vác cũng nỗi.

                    Hồng Phước nói :

                    - Một cây đòn gánh của tôi đây, dầu có ba vạn hùng binh đi nữa tôi cũng không sợ.

                    Huê Kỳ thấy mấy người đều nói cứng cỏi như vậy thì cũng bớt lòng sợ sệt. Bèn hối gia đinh dọn cổ ra thết dài.

                    Nói về Tri phủ là Dương Trường Kỳ, quan Tuần thành là Lý Đắc Thắng bị thua Hồng Phước, kéo binh về thành mà thương nghị với nhau rằng :

                    - Chúng ta binh gia rất đông mà cự không lại đôi ba đứa du thủ như vậy thiệt là ức lắm.

                    Tri huyện nói:

                    - Nội đêm nay chúng nó chạy cũng chưa xa, bây giờ ta phải niêm phong nhà của Quách Lễ Văn, rạng ngày ta đem binh truy cản.

                    Tri phũ khen phải. Bèn đến niêm phong tài vật trong nhà Quách Lễ Văn rồi mới trở về nha môn an nghỉ.

                    Nói về Châu Nhựt Thanh đem thánh chĩ giao cho quan Tuần phũ là Cung Ôn Như.

                    Cung Ôn Nhu dọn bàn hương án đọc thánh chỉ rồi thì mời Châu Nhựt Thanh ngồi lại mà hỏi rằng :

                    - Khi Thiên sứ ra đi thì Thánh thượng có đặng bình an hay không ?

                    Châu Nhựt Thanh tỏ bày việc trước cho Cung Ôn Như nghe.

                    Cung Ôn Như nói :

                    - Vậy thì Thiên sứ phải mau mau trở về đặng tôi sai người đem binh cứu giá.

                    Châu Nhựt Thanh từ giã lui ra.

                    Về tới nhà Quách h Văn, Châu Nhựt Thanh thấy trong nhà vắng tanh mà lại niêm phong các cửa thì thất kinh bèn nghĩ rằng :

                    - Nếu vậy Thiên tử đả bị bọn nầy bắt rồi còn gì đâu !

                    Bên đi dọc theo lối xóm hỏi thăm bá tánh.

                    Bá tánh tỏ bày việc trước cho Châu Nhựt Thanh nghe.

                    Châu Nhựt Thanh rất mừng. Bèn đi theo phía ấy mà kiếm Thiên tử.



                    Hồi Thứ Năm Mươi Hai



                    Châu Nhựt Thanh gắng công tìm Thánh chúa
                    Dương Trường Kỳ chịu tội lạy Thiên nhan



                    Nói về Châu nhựt Thanh tìm kiếm Thiên tử, từ lúc ban trưa cho tới chiều tối mới dọ đặng tin, vào nhà Huê Kỳ mà hỏi thăm.

                    Thiên tử nghe tiếng Châu Nhựt Thanh hỏi, lật đật bướt ra.

                    Tôi chúa gặp nhau, mừng rỡ hết sức.

                    Châu Nhựt Thanh tỏ bày các việc cho Thiên tử nghe.

                    Thiên tử cũng tỏ bày các việc Hồng Phước cứu giá cho Châu Nhựt Thanh nghe. Cả nhà Nghe đến việc ấy lòng rất vui mừng.

                    Rạng ngày Thiên tử nói với Quách Lễ Văn rằng :

                    - Chẳng nay thì mai, quan Tuần phủ cũng sai người tiếp rước gia quyến Quách huynh về nhà. Chừng ấy ắt đặng an ổn, không có điều chi lo sợ. Bây giờ đây cha chỉ tôi tính phải từ giả đi qua xứ khác.

                    Quách Lễ Văn nói :

                    - Ân công đã hết lòng hết sức cứu giúp chúng tôi như vầy, ơn ấy ví tày non biển, nhưng bây giờ việc chưa đặng an, nên tôi không biết lấy chi báo đáp, vậy xin ân công ở nán vài ngày, chờ tôi trở về nhà đặng rồi sê đền ơn cho ân công lên đường.

                    Nói rồi rơi lụy ròng ròng.

                    Thiên tử thấy Quách Lễ Văn có lòng trung hậu như vậy thì an ủi rằng :

                    - Tôi đi đây có công vụ cho nên không dám diên trì, để tôi nói thiệt cho mà nghe : Nguyên tôi là môn sanh của Trần Hoằng Mưu, còn quan Tuần phủ Tích Giang đó là anh em bạn thiết với tôi, hể trong thơ tôi muốn điều chi thì va cũng làm y như vậy, và tôi đã có khiến va phãi truyền lại cho Tri phủ, khiến Tri phủ phải làm cho minh bạch các chuyện oan khúc của Quách huynh, rồi rước Quách huynh và quí quyến về nhà mà ở yên như cũ.

                    Quách Lễ Văn nghe nói như vậy liền quì lạy mà rằng :

                    - Té ra lãon gia là một vị quí nhơn mà tôi không biết, cúi xin lão gia miễn chấp.

                    Thiên tử nói :

                    - Nào có lỗi chi mà tôi phòng chấp.

                    Bạc Long cũng quì lạy Thiên tử mà rằng :

                    - Nay lão gia có công vì muốn ra đi, thì tôi cũng không dám cầm. song lão gia với tôi thuở nay chua từng quen biết, mới gặp một lần mà lại ra công cứu vớt như vậy ơn đáng ghi xương tạc dạ, không biết từ rày đến sau còn khi nào gặp mặt lão gia hay không.

                    Nói rồi thì cũng rơi lụy ròng ròng.

                    Thiên tử nói :

                    - Nếu Bạc huynh có lòng bịn rịn, muốn cho ngày sau gặp nhau, vậy thì để tôi viết một phong thư, đặng cho Bạc huynh đem đến Kinh sư giao cho Trần Hoằng Mưu tin đã đặng hai chữ công danh, lại được có ngày gặp mặt.

                    Bạc Long nghe nói cảm tạ vô cùng.

                    Hồng Phước thấy vậy đứng dậy thưa cùng Thiên tử rằng :

                    - Nếu lão gia có thế như vậy thì xin lão gia làm ơn cho tôi một phong thơ, đặng tôi đi với Bạc huynh thẳng đến Kinh sư mà lập công với đời.

                    Thiên tử nói :

                    - Dầu ngươi không nói ta cũng chẳng quên. Thôi, để ta làm một phong thư, nhị vị đem đến giao cho Tuần phủ Tích Giang, thì người giúp cho tiền bạc mà làm lộ phí, lại có sai người đưa tới Kinh Sư kẻo nhị vị còn chưa biết đường.

                    Bạc Long và Hồng Phước mầng rỡ khôn cùng.

                    Thiên tử viết hai đạo thánh chỉ, một đắ thì dặn Cung Ôn Như phải xuất của kho mà cấp tiền lộ phí cho Bạc Long và Hồng Phước, lại phải sai người đưa tới Kinh sư, một đạo thì khiến Trần Hoằng Mưu phong cho Hồng Phước làm chức Đô ti còn Bạc Long thì làm chức Tổng binh, như chưa có chỗ khuyết thì để kinh mà chờ.

                    Viết rồi niêm phong thư lại, giao cho Bạc Long mà rằng :

                    - Khi có phủ huyện đến đây rước Quách huynh về nhà xong rồi, thì Bạc huynh phải đi với Hồng huynh đến dinh Tuần phủ trao thơ này cho người xem, rồi phải lãnh lấy tiền bạc thẳng đến Kinh Sư trao thơ này cho Trần Hoằng Mưu thì anh em ta ắt có ngày gặp mặt.

                    Bạc Long, Hồng Phước quì lạy Thiên tử mà tạ ơn.

                    Lúc ấy Quách Lễ Văn dắt hết gia quyến ra đó quì lạy Thiên tử mà tạ ơn cứu vớt.

                    Huê Kỳ dọn một tiệc rượu đặng đưa thiên tử lên đường.

                    Mãn tiệc rồi Thiên tử từ giã mấy người ấy đi với Châu Nhựt Thanh mà qua phủ Kim Huê.

                    Nói về Dương Trường Kỳ từ lúc bị thua Thiên tử, kéo binh về thành an nghĩ một đêm.

                    Rạng ngày lại điểm binh thêm quyết ý tìm bắt Thiên tử cho đặng, nhưng quân sĩ nơi Gia Hưng thuở nay chưa gặp giặc giử, nay bị Thiên tử giết thác rất nhiều, lòng đã kinh hải cho nên tuy nhiều kẻ biết thiên tử ở nhà Huê Kỳ, song người nào cũng nói không biết, đặng cho khỏi việc chinh chiến. Vì vậy cho nên trong mấy ngày ấy Quách Lễ Văn ăn ở đặng bình an.

                    Ngày kia Tri phủ là Dương Trương Kỳ đương ngồi bàn tính về việc tập nã, xãy có quân sĩ chạy vào báo rằng :

                    - Quan Tuần phủ sai một vị Trúng quân đến nói có việc cần kíp, xin ra mắt lão gia.

                    Dương trường Kỳ nghe báo thì lấy làm lạ mà nghĩ rằng :

                    - Lạ nầy, việc chi mà quan Tuần phủ lại sai Trung quân đến đây làm gì kìa, không lẻ người lại rõ biết trong việc giao chiến mấy ngày!

                    Bèn lật đật bước ra, rước Trung quân vào, rồi mời ngồi mà hỏi rằng :

                    - Quan Tuần phũ sai nhơn huynh đến đây, chẳng hay có việc chi chăng ?

                    Trung quân nói :

                    - Nay có việc cơ mật, xin lão gia đuổi hết quân hần ra ngoài tôi tỉ sẽ tỏ cho mà nghe.

                    Tri phủ nghe theo, bèn đuổi quân hầu ngoài rồi hỏi Trung quân rằng :

                    - Quan Tuần phủ dạy việc chi xin nhơn huynh nói cho tôi rõ.

                    Trung quân nói :

                    - Vì lão gia nghe lời Tri huyện mà lầm lỗi lớn, còn Tri huyện thì xử đoán không minh, mắc tội cùng Thiên tử cho nên Thiên tử truyền chỉ cho quan Tuần phủ dạy phải lập tức đem tờ thánh chỉ đến truyền cho lão gia hay.

                    Nói rồi bèn lấy tờ tư của quan Tuần phủ trao cho Tri huyện xem. Tri huyện xem rồi lật đật đặt bày hương án mà đọc thánh chỉ. Trung quân để tờ thánh chỉ trên hương án.

                    Tri phủ quì đọc thánh chỉ xong rồi thì run rẩy lập cập mà rằng :

                    - Tội tôi thiệt đáng muôn thác !

                    Bèn quì lạy hương án ba lạy rồi mới đứng đậy nói với Trung quân rằng :

                    - Nhờ nhơn huynh về bẩm với quan Tuần phủ, xin người giúp tôi một phen, tâu cùng Thiên tử mà nói việc ấy thiệt tôi không biết, cho nên mới lỗi lầm. Vã lại các điều oan khúc của Quách Lễ Văn, tôi chưa hỏi đến, mà Tri huyện cũng chưa tỏ thiệt cho tôi nghe. Bây giờ Quách Lễ Văn đến ở nhà nào không biết, phải chi biết rõ Thiên tử ở đâu thì tôi đến đó nà chịu tội.

                    Bèn ngồi suy nghĩ một hồi, mới kêu vài tên quân tâm phúc khiến phải ra thành dọ thám cho biết Quách Lễ Văn ở tại nhà nào, rồi sẽ trở về thưa lại.

                    Hai tên quân tâm phúc ấy vâng lịnh ra đi.

                    Giây lâu có Tri huyện Gia Hưng là Châu Thể Văn đến ra mắt. Dương Trường Kỳ tỏ thuật các việc cho Tri huyện nghe.

                    Tri huyện kinh hãi lật đật cởi mảo quì mọp trước bàn hương án mà chịu tội.

                    Trung quân trách Tri huyện rằng :

                    - Ngày trước quan Tuần phủ có kể các điều gian ác của Châu Dụng Oai cho lão gia nghe, người lại có thuật chuyện Thiên tử cải tên là Cao Thiên Tứ dạo khắp các tĩnh miệt Giang Nam, trừ khử tham quan ô lại đã nhiều, cớ sao lão gia hãy còn không biết Thiên tử mà làm lỗi lớn như vậy, có phải là tự chiêu kỳ hoạ chăng ?

                    Tri huyện làm thinh không nói chi đặng.

                    Giây lâu hai tên quân tâm phúc của Tri phủ trở về báo rằng :

                    - Tôi đã dọ đặng tin chắc Quách Lễ Văn và gia quyến đều ở tại nhà Huê Kỳ, cách thành chừng năm sáu dặm.

                    Tri phũ nghe báo như vậy, còn đương suy nghĩ, ý cũng muốn đi, song còn nhút nhát.

                    Trung quân nói :

                    - Nay đã rỏ biết tông tích Thiên tử thì phải đến đó xin người dung thứ, họa may người có rộng lượng cho mà nhờ.

                    Tri phủ khen phải, liền hối Tri huyện đi với mình đến nhà Huê Kỳ.

                    Trung quân nói :

                    - Tôi đã đến đây thì cũng nên đi với nhị vị lão gia một phen, cho đặng một là thấy mặt Thiên tử, hai là xin người dung thứ cho nhị vị lão gia.

                    Tri phũ và Tri huyện đều khen phải.

                    Bèn dắt nhau ra thành, kiếm nhà Huê Kỳ đi tới.

                    Ðến nơi Tri phũ và Tri huyện vào nhà, thấy có một người đương đứng trước cửa thì hỏi người ấy rằng :

                    - Nhà này có phải là nhà của Huê Kỳ chăng ?

                    Người ấy đáp rằng :

                    - Phải, vày chớ liệt vị là ai, đến đây hỏi về việc chi, xin nói cho tôi rõ.

                    Tri phũ nói :

                    - Tôi chẳng phải là có ý muốn kiếm Huê Kỳ làm chi, vì có một người bằng hữu của tôi tên là Quách Lễ Văn đến ngụ nhà nầy, cho nên tôi muốn hỏi thăm và nói chuyện cùng người ấy.

                    Trung quân bước lại chỉ Tri phủ và Tri huyện mà nói với người ấy rằng :

                    - Nhị vị lão gia đây, một người là Tri phủ, một người là Tri huyện đều nhậm tại đây, nay nghe Thiên tử ngụ tại nhà nầy, che nên đến đây triều kiến.

                    Người ấy nghe nói như vậy mới rõ là Tri phũ, Tri huyện đến kiếm Quách Lễ Văn thì run rẩy lập cập quì mọp xuống đất mà thưa rằng :

                    - Tôi là gia đinh của Huê Kỳ, thuở nay chưa tới nha môn, cho nên không biết nhị vị lão gia mà cung kỉnh, nếu có điều chi thất lễ, xin nhị vị rộng lượng thứ dung.

                    Tri phủ nói :

                    - Ta chẳng chấp nhứt chi đâu mà phòng sợ, ta muốn đến đây ra mắt thiên tử, nếu ngươi biết người ở đâu, mau mau chỉ giùm ta cám ơn hết sức.

                    Tên gia đinh ấy nói :

                    - Ở đây chẳng có Thiên tử nào hết, duy có ba người đờn ông và một bọn đờn bà con nít đến ngụ nhà nầy đã mấy ngày rày, ba người đờn ông ấy, một người họ Quách, một người họ Bạc và một người họ Hồng. Bây giờ còn ở nơi nhà sau, chớ không có Thiên tử nào hết.

                    Tri phũ nói :

                    - Ngươi hãy vào đó báo lại thì mới rõ biết có không.

                    Tên gia đinh ấy chạy vào nhà sau thuật các lời Tri phủ đã nói với mình cho bọn Quách Lễ Văn nghe.

                    Chừng ấy bọn Quách Lễ Văn mới biết Cao Thiên Tứ là đương triều thánh chúa, thì ai nấy đều thất kinh mà thương nghị với nhau, hỏi lại có ai làm điều tội lỗi cùng Thiên tử hay không. Ai nấy cũng nói không có.

                    Còn Tri phũ và Tri huyện đứng chờ giây lâu không thấy gia đinh ấy ra thì thẳng vào nhà sau mà hỏi Quách Lễ Văn rằng :

                    - Thiên tử đâu xin chỉ cho tôi ra mắt ?

                    Quách Lễ Văn đứng run lập cập không biết lời chi đáp lại.

                    Bạc Long bước tới thi lễ mà thưa rằng :

                    - Ở đây duy có một người quê ở Bắc kinh, tên là Cao Thiên Tứ, hôm trước ra sức cứu giúp anh em tôi mà dắt đến ở nhà nầy, bây giờ người ấy đã từ giả qua phủ Kim Huê rồi, còn Thiên tử thì chúng tôi không biết.

                    Tri phủ nghe nói như vậy thì định chắc là bọn Bạc Long cũng không biết Thiên tử. Bèn tỏ bày các việc và trao tờ tư của quan Tuần phũ cho bọn Bạc Long xem.

                    Quách Lễ Văn thấy trong tờ ấy nói mình là người vô tội, lại dạy làm tội bọn vu cáo và đòi Tri huyện về tỉnh thì lòng rất mừng, bèn day mặt qua hướng Bắc quì lạy tạ ơn Thiên tử.

                    Lúc ấy Huê Kỳ, Bạc Long, Hồng Phước cũng day mặt qua hướng Bắc mà lạy Thiên tử.

                    Tri phủ và Tri huyện đưa Quách Lễ Văn về nhà giao hết gia tài rồi mới từ giả trở lại nha môn.

                    Cách vài ngày Bạc Long và Hồng Phước thấy Quách Lễ Văn về ở nhà bình yên vô sự, mói biết Thiên tử là người rộng lượng thì đem lòng cảm tạ vô cùng.

                    Bèn khiến Quách Lễ Văn dọn bàn hương án nơi giữa trời, khiến gia quyến day mặt qua hướng Bắc quì lạy tạ ơn Thiên tử.

                    Comment


                    • #40
                      Hồi Thứ Năm Mươi Ba



                      Phong Khoái đầu hỏi rõ việc kiết hung
                      Cao tướng sĩ đoán chắc điều hưu cựu



                      Rạng ngày Bạc Long nói với Quách Lễ Văn rằng :

                      - Cũng vì việc họa của em mà qua gặp phước, nay phải vâng lời Thiên tử đem thơ giao cho quan Tuần phủ, đặng có lãnh tiền lộ phí thẳng tới Kinh sư. Nay qua nói cho em rõ, rồi sẽ thưa lại với cô nhứt định ngày mai qua lên đường.

                      Quách Lễ Văn cũng có lòng mừng. Bèn dọn một tiệc đưa Bạc Long lên đường.

                      Mãn tiệc rồi, Quách Lễ Văn lại lấy một trăm lượng bạc trao cho Bạc Long mà rằng :

                      - Nhơn huynh hãy lấy số nầy làm lộ phí, như đến Kinh sư rồi, thì phải trả lời cho em hay.

                      Nói rồi lại lấy một trăm lượng bạc trao cho Hồng Phước mà rằng :

                      - Xin nhơn huynh cất lấy bạc này mà đi đường.

                      Hai người đều tạ ơn lãnh lấy bạc ấy từ giả mẹ con Quách Lễ Văn thẳng tới dinh quan Tuần phủ.

                      Đến nơi trao tờ thánh chỉ cho quan Tuần phủ.

                      Quan Tuần phủ dọn bàn hương án đọc tờ thánh chỉ xong rồi thì xuất cửa kho cho Bạc Long và Hồng Phước, lại sai một vị Trung quân đi cùng hai người ấy thẳng tới Kinh sư.

                      Nói về Thiên tử và Châu Nhựt Thanh từ lúc ra khỏi nhà Huê Kỳ rồi thì Thiên tử hỏi Châu Nhựt Thanh rằng:

                      - Vã chăng từ đây trở lại Kim Huê phủ chẳng là gần hơn, ngươi biết vì ý gì trẩm còn trở lại chỗ ấy ?

                      Châu Nhựt Thanh nói :

                      - Thiệt tôi không biết.

                      Thiên tử nói :

                      - Vì ta không rõ Trần Kiễn Thăng và Lý Lưu Phương thi cử thế nào, cho nên ta phải trở lại chỗ ấy đặng hỏi thăm cho biết.

                      Châu Nhựt Thanh nói :

                      - Nếu đến đó hỏi thăm sự tích của hai người ấy rồi, xin dưỡng phụ trở về Kinh sư luôn, kẻo quần thần đem lòng trông đợi.

                      Thiên tử nói :

                      - Ý ta cũng tính như vậy đó.

                      Châu Nhựt Thanh rất mừng.

                      Đến chừng tới Kim Huê, Thiên tử khiến Châu Nhựt Thanh vào thành dọ thăm tin tức của Lý Kiển Thăng.

                      Châu Nhựt Thanh vâng lịnh ra đi, giây lâu trở lại thưa rằng :

                      - Lý Kiễn về Quảng Đông từ ấy đến nay chưa thấy trở lại. Con của Lý Kiễn là Lý Lưu Phương thi đậu Tấn sĩ, Trần Kiễn Thăng thi đậu Hàn lâm, hai người ấy xin phép Triều đình trở về quê quán tế tảo. Tôi dọ đặng tin như vậy thì chắc rằng việc ấy đã an, theo ý tôi tưởng chẵng nên lo tới làm gì nữa, trở lại Kinh sư thì hay hơn.

                      Thiên tử nói :

                      - Nếu muốn trở về kinh sư thì phải vòng ngã Tô châu, noi theo đường huyện Vô Tích và Sơn Dương qua sông thẳng tới Thanh Giang phố, đặng có xem chơi phong cảnh cho biết, rồi sẽ trở về Kinh sư.

                      Châu Nhựt Thanh vâng lời, bèn mướn một chiếc đò đi ngã ấy.

                      Đi đến Tô Châu, Thiên tử khiến Châu Nhựt Thanh lên bờ, tìm khách điếm cho sẳn rồi mình sẽ lên.

                      Châu Nhựt Thanh vâng lời, lên bờ kiếm đặng một chỗ khách điếm gần chùa Ngươn Diệu, tiệm ấy là Hồng Vận Lai. Hỏi xong giá cả rồi Châu Nhựt Thanh mới trở lại rước Thiên tử lên bờ thẳng đến tiệm ấy.

                      Đến nơi tiểu nhị rước vào dọn phòng và thết trà xong rồi thì tiểu nhị hỏi Thiên tử rằng :

                      - Khách quan tên chi, họ chi xin cho tôi biết.

                      Thiên tử hỏi :

                      - Ngươi muốn biết tên họ ta làm chi ?

                      Tiểu nhị thưa rằng :

                      - Muốn bị tên họ đặng có đăng bài.

                      Thiên tử hỏi :

                      - Thế khi ngươi sợ ta trốn tiền phòng, cho nên phải hỏi tên họ xứ sở cho biết, đặng có tìm đến đòi phải chăng ?

                      Tiểu nhị cười rằng :

                      - Khách quan mới đến, chưa biết luật lệ xứ nầy, để tôi nói lại cho khách quan nghe : Nguyên Tô Châu đây là chổ đô hội, ngoại quốc tới đây cũng nhiều, thường có gian nhơn trà trộn nhiễu hại bá tánh, cho nên quan sở tại truyền rao các chỗ khách điếm, các chỗ chùa chiền, hễ có khách thương đến ngủ, bất luận sang hèn đều phải ghi tên vào sỗ đặng có nạp cho quan sở tại tra xét. Vì vậy nên tôi phải theo phép quan mà làm, chớ không khải sợ mất tiền phòng, xin khách quan đừng nghi điều ấy.

                      Thiên tử nghe nói thì cười rằng :

                      - Té ra cũng có điều ấy sao ? Nầy ta đây là Cao Thiên Tứ còn thằng này là Châu Nhựt Thanh, ngươi hãy cứ đó mà ghi vào sổ, rồi phải dọn cho ta một bửa ăn cho bỉ bàn, bất luận mắc rẻ bao nhiêu, hễ ngươi nói mấy thì ta trả mấy.

                      Tiểu nhị vâng lời ghi tên vào sổ xong rồi thì dọn một mâm cơm, đầy những miếng ngon vật lạ đặng cho Thiên tử và Châu Nhựt Thanh ăn.

                      Rạng ngày Thiên tử đi cùng Châu Nhựt Thanh xem phường phố, đi ngang trước cửa chùa Ngươn Diệu, xem thấy thiên hạ rất đông, trà phường tửu điếm rất nhiều, thì ghé lại đó coi.

                      Trong lúc vừa đi vừa coi, xảy đến một chỗ có một cái ghế vuông để những sách vở, trên cái ghế ấy có dựng một tấm bảng để ba chữ : Cao Thiết Chỉ rất lớn, lại có để một hàng chữ nhỏ rằng : Thiên tướng thiên hạ sĩ.

                      Thiên tử đứng xem một hồi rồi nghĩ thầm rằng :

                      - Để ta khiến lão thầy nầy coi tướng cho ta coi thữ lão biết tướng mạo của ta là Thiên tử hay chăng ?

                      Bèn chen vào ngồi gần ghế ấy đặng có cậy Cao Thiết Chỉ coi tướng cho mình.

                      Cao Thiết Chỉ đang ngó bốn phía rồi nói rằng :

                      - Tôi là Cao Thiết Chỉ, quê ở tại phủ Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên, tự nhỏ đến lớn học lập thi thơ cũng nhiều. Bây giờ thông hiểu các phép coi tướng, nói đâu có đó, chẳng hề sai sót chút nào, ngày nay ý tôi muốn biết anh hùng hào kiệt trong đời, cho nên mới đến đây coi tướng. Như có vị nào muốn hỏi về việc ngày sau thì bước lại đây mà hỏi tiền công bất luận ít nhiều, muốn cho bao nhiêu cũng đặng.

                      Nói vừa dứt lời thì có một người tác chừng bốn mươi tuổi đứng dậy thi lễ và nói với Cao Thiết Chỉ rằng :

                      - Thấy thầy xưng hiệu là Cao Thiết Chỉ, biết ý thầy không chịu nói dua, cho nên tôi muốn cậy thầy coi tướng, chỉ vẻ các điều kiết hung, đặng tôi biết trước mà tránh.

                      Cao Thiết Chỉ nghe nói đứng nhắm diện mạo người ấy một hồi, rồi khiến người ấy đưa tay cho mình xem.

                      Xem rồi thì nói với người ấy rằng :

                      - Tướng mạo của túc hạ tuy không phải là người giàu sang bực nhứt nhưng có số đặng dựa công môn, hai con mắt xem rất có oai, mũi cao miệng rộng chắc là đặng làm quan võ, lại có phát hiện huỳnh quang nơi ấn đường, chắc là mới đây tài hào đại phát.

                      Người ấy hỏi rằng :

                      - Tài hào phát tại chỗ nào, và việc kiết hung thể nào xin thầy đoán cho cho tôi rõ.

                      Cao Thiết Chỉ nói :

                      - Lấy theo tướng nầy mà đoán, hai góc con mắt của túc hạ có hơi ửng đỏ thì tôi định chắc có việc tranh nanh.

                      Bèn nhằm lại một hồi, rồi vỗ ghế nói lớn rằng :

                      - Cha chả ! Khốn dữ dử a ! Túc hạ tuy đặng phát tài, nhưng bị nhiều việc hiểm, nội trong tháng nầy cả nhà túc hạ tuy có phát tài mà ra họa lớn, túc hạ không phải là người xứ nầy, như ở tỉnh nào thì phải mau mau trở về, họa may gở khỏi tai nạn.

                      Bèn đứng nhằm một hồi nữa, rồi lại nói với người ấy rằng :

                      - Ôi thôi ! Ngày nay đã bị họa rồi, dầu túc hạ có về thì cũng không kịp.

                      Người ấy mặt mày tái lét, bèn nói với thầy coi tướng ấy rằng :

                      - Tôi là người ở Quảng Đông, vì có việc công cho nên phải qua Tứ xuyên mà tính, không biết việc nhà lành dử thể nào, xin thầy đoán lại cho chắc.

                      Cao Thiết Chỉ cói :

                      - Cứ theo tướng mà đoán, chắc là ở nhà túc hạ đã bị nạn lớn, người chết nhà hư. Tuy vậy túc hạ còn có phước tinh chiếu mạng, ngày sau ắt đặng hai chữ công danh.

                      Người ấy nghe nói rồi mặt buồn dàu dàu từ giả Cao Thiết Chỉ bước ra.

                      Thiên tử thấy vậy thì nghĩ rằng :

                      - Thầy coi tướng xưng mình là Thiết Chỉ sao lại đoán đâu không chắc vào đâu, mới nói phát tài, lại nói mang họa, mới nói mang họa lại nói đặng chữ công danh, coi tướng như vậy mà dám xưng mình là Thiết Chỉ, Thiết Chỉ gì trở tráo nhiều lời lắm vậy. Để ta kêu người ấy lại hỏi, rồi cắt nghĩa mấy lời tráo trở của thầy coi tướng đó cho va nghe, kẻo y đem dạ buồn rầu tội nghiệp.

                      Nghĩ như vậy bèn kêu lớn rằng :

                      - Bớ anh kia, dừng chơn cho tôi nói chuyện.

                      Người ấy nghe kêu thì đứng lại chờ Thiên tử đến.

                      Thiên tử chạy đến hỏi rằng :

                      - Khi nảy túc hạ nói rằng quê ở Quảng Đông, chẳng hay ở tại tỉnh thành hay là thuộc về ngoại phủ ?

                      Người ấy đáp rằng :

                      - Tôi thiệt là người ở lại tĩnh thành, túc hạ là người ở đâu, tên họ là chi sao lại hỏi đến việc tôi làm chi ?

                      Thiên tử đáp :

                      - Tôi tên là Cao Thiên Tứ qnê ở Bắc Kinh, chẳn hay túc hạ tên chi, xin nói cho tôi rõ ?

                      Người ấy nghe nói đứng nhắm diện mạo Thiên tử, biết rằng không phải là bọn tầm thường, bèn tỏ thiệt rằng :

                      - Tôi là Phương Khôi làm chức Khoái đầu tại Quảng Đông, ngày nay vâng lịnh quan trên, sai qua Tứ Xuyên tìm kiếm một người bằng hữu, lúc này gặp lúc giông gió rất lớn, không đám đi thuyền, cho nên tôi phải đi vòng đường bộ noi theo ngã Hán Khẫu vào Tứ Xuyên. Hôm qua tôi đi đến đây cảm lấy phong sương nên phải ở lại một ngày, vì việc dạo xem phong cảnh, gặp thầy coi tướng đoán chắc như vậy, nên lòng tôi buồn rầu hết sức.

                      Nói vừa dứt lời thì có Cao Thiết Chỉ chạy đến nói với Thiên tử và Phương Khôi rằng :

                      - Chỗ nầy không phải là chỗ luận đàm tâm sự, xin nhị vị dắt tôi trở lại chỗ ngụ, rồi tôí sẽ nói cho nhị vị nghe.

                      Thiên tử nghe Cao Thiết Chĩ nói như vậy thì lòng cũng sanh nghi mà nghĩ rằng :

                      - Thế khi lão nầy ta biết tướng mạo của ta cho nên mới nói lời ấy.

                      Nghĩ như vậy bèn nói với Cao Thiết Chỉ rằng :

                      - Chỗ ngụ của tôi gần lắm, xin mời tiên sanh đến đó một phen.

                      Cao Thiết Chỉ nói :

                      - Vậy thì hãy đi cho mau.

                      Phương Khôi thấy Cao Thiết Chỉ nói với Thiên tử như vậy thì đem lòng hồ nghi, cũng muốn đến đó mà nghe cho biết.

                      Bèn nói với Thiên tử rằng :

                      - Để tôi đến đó một phen cho biết chổ ngụ của túc hạ.

                      Thiên tử thấy ý Phương Khôi muốn đi thì cũng không nỡ cản trở bèn khiến Châu Nhựt Thanh đi trước còn mình đi sau với hai người ấy.

                      Comment


                      • #41
                        Hồi Thứ Năm Mươi Bốn



                        Cao Tấn Trung biết người chơn chúa
                        Hà Nhơn Hậu dọ đặng sự tính


                        Về tới chỗ ngụ, Châu Nhựt Thanh mở cửa phòng cho hai người ấy vào.

                        Thiên tử mới vừa mở miệng mời ngồi.

                        Cao Thiết Chỉ quì lạy trước mặt Thiên tử mà lạy ba lạy.

                        Lúc ấy Cao Thiết Chỉ quì lạy Thiên tử mà rằng :

                        - Tôi biết thánh giá mà không dám nghinh tiếp thì cũng có tội trễ nải, cúi xin Bệ hạ rộng lòng dung thứ, vậy chớ Bệ hạ đến đây vì việc chi, có ai bảo giá hay không ? Xin hãy nói lại cho tôi rõ.

                        Thiên tử nói :

                        - Tôi là Cao Thiên Tứ, quê ở Bắc Kinh không phải là Thiên tử, tiên sanh chớ nói như vậy mà gây họa lớn cho tôi.

                        Cao Thiết Chỉ nói :

                        - Tướng pháp của tôi không sai một mảy, trong thiên hạ duy có một mình Bệ hạ mới đặng diện mạo như vậy, cúi xin Bệ hạ chớ giấu.

                        Thiên tử thấy Cao Thiết chỉ đoán chắc như vậy, liệu bề giấu nữa không đặng, bên tỏ thiệt việc mình dạo xem phong cảnh Giang Nam cho Cao Thiết Chỉ nghe, lại dặn đừng có nói với người khác.

                        Lúc ấy Phương Khôi biết Thiên tử thì lật đật quì lạy mà rằng :

                        - Kẻ tiểu nhơn hữu nhãn vô châu, không biết thánh giá, cúi xin Bệ hạ rộng dung.

                        Thiên tử nói :

                        - Bất tri đã bất tội, khanh hãy đứng dậy tỏ hết các việc bên Quảng Đông cho trẫm nghe.

                        Phương khôi đem các việc Hồ Huệ Càng đánh thác Ngưu Hóa Giao, đến lúc Bạch An Phước thưa với quan Tuần phủ, quan Tuần phủ sai mình qua Tứ Xuyên tìm người cáo thú, mà thuật cho Thiên tử nghe.

                        Thiên tử hỏi :

                        - Vậy chớ ngươi có quen biết với Trần Kiễn Thăng và Lý Lưu Phương hay không ?

                        Phưong Khôi nói :

                        - Có quen, Trần Kiễn Thăng và Lý Lưu Phương cũng đồng lòng với Bạch An Phước muốn dẹp Hồ Huệ Càng mà trừ hại cho dân. Thiên tử nói :

                        - Nếu trong xứ có người hung thủ như vậy thì nhơn dân chịu hại cũng đã nhiều rồi, nay ngươi muốn tới Tứ Xuyên, để trẩm hạ chỉ đặng ngươi đem tới chổ ấy giao cho quan sở tại mà khiến tìm kiếm. Trẩm lại hạ chỉ sai người đem về Quảng Đông giao cho Tăng Tất Trung khiến phải lập thế mà bắt cho đặng Hồ Huệ Càng. Như việc xong rồi, trẫm sẽ luận công mà thăng thưởng.

                        Nói rồi liền làm một đạo thánh chỉ giao cho Phương Khôi và dặn rằng :

                        - Khanh phải giữ cho cẩn thận chẳng nên dĩ lộ cơ quan.

                        Phương Khôi tạ ơn mà lãnh thánh chỉ.

                        Cao Thiết Chỉ nghe nói Phương Khôi muốn qua Tứ Xuyên, thì bước lại nói với Phương Khôi rằng :

                        - Thầy tôi là Bạch Mi đạo nhơn bây giờ đương ở nơi Thành Đô nếu Phương huynh thẳng tới Nga Mi sơn thì chắc là không ích gì hết.

                        Phương Khôi còn chưa kịp nói, Thiên tử nói với Cao Thiết Chỉ rằng :

                        - Nếu vậy khanh là anh em bạn học với Mã Hùng cũng là học trò của Bạch Mi đạo nhơn, chắc là võ nghệ không phải tầm thường, vậy thì khanh cũng nên qua Quảng Đông mà tính việc ấy, nếu may mà đặng thành công thì trẩm sẽ trọng thưởng.

                        Phương Khôi nghe nói mới biết Cao Thiết Chỉ là đồ đệ của Bạch Mi đạo nhơn thì rất mầng mà rằng :

                        - Té ra Cao huynh cũng là đồ đệ của Bạch Mi đạo nhơn mà tôi không biết cho nên eó điều thất lễ, cúi xin miễn chấp. Bây giờ tôi không biết Bạch Mi đạo nhơn và Mã Hùng ở đâu mà kiếm, nếu Cao huynh ra sức trừ đặng bọn ấy, một là lập công với triều đình, hai nữa trừ hại cho bá tánh thì cũng là một việc nên làm, cúi xin Cao huynh nhứt định.

                        Cao Thiết Chĩ nói :

                        - Tuy tôi với Mã Hùng học một thầy nhưng tôi luyện bề ngoài, va luyện bề trong, hai đàng khác nhau xa lắm, nếu có hai người hiệp lại thì việc ấy ắt đặng thành công. Bây giờ đây Mã Hùng đang ở nơi Thành Đô. Từ đây đến đó vừa đi vừa về ước chừng hai tháng thì tới. Ấy vậy Phương huynh đến đó rước và thẳng tới Quảng Đông thì trừ Hồ Huệ Càng ắt đặng, còn phần tôi đã có thánh chỉ sai khiến, thì cũng phải đi bây giờ, nhờ có oai phước của Bệ hạ may khi tôi cũng gỡ họa cho Phương huynh đặng, song tôi còn e một nỗi Chí Thiện thiền sư báo cừu, thì dẩu có ông Phùng Đạo Đức và bà Ngũ Mai đi nữa, cự cũng không lại người ấy ; phải chi rước đặng Bạch Mi đạo nhơn thì trừ Chí Thiện thiền sư mới đặng. Vậy thì để tôi làm một phong thơ, Phương huynh đem thơ ấy đến rước cho đặng Bạch Mi đạo nhơn và Mã Hùng thì việc ắt vẹn toàn vô hại.

                        Thiên tử nói :

                        - Khanh biết việc trừ Hồ Huệ Càng là khó, thì trong thơ của khanh phải nói với Bạch Mi và Mã Hùng cho rành, khiến hai người vâng lịnh trẩm, thẳng đến Quảng Đông trừ khử cho đặng Hồ Huệ Càng thì trẩm sẽ định công mà ban thưởng.

                        Cao Thiết Chỉ vâng lịnh làm một phong thơ trao cho Phương Khôi. Phương Khôi lãnh thơ trở về chỗ ngụ, thu xếp hành lý mà thẳng tới Thành Đô.

                        Lúc ấy thiên tử nói với Cao Thiết Chỉ rằng :

                        - Khanh đã có tài như vậy sao lại không ra lập chữ công danh. Vậy chớ tên họ là chi, quê quán ở đâu nói cho trẩm rõ ?

                        Cao Thiết Chỉ tâu rằng :

                        - Tên tôi là Cao Tấn Trung, lưu lạc giang hồ bấy lâu, ý cũng muốn vào trong đám quân dinh, đặng lập chữ công danh với đời, ngặt vì không người tiến dẫn, không biết làm sao, cho nên mới phải noi theo nghề nầy mà độ nhật. Nay may đặng thấy Thiên nhan, lòng tôi mầng rỡ hết sức.

                        Thiên tử nghe nói hai chữ Tấn Trung thì có ý mầng mà rằng :

                        - Tên khanh đã đặt hai chữ Tấn Trung như vậy thì phải giữ lòng trung cho bền thủy chung như nhứt.

                        Cao Tấn Trung nghe nói quì lạy mà rằg :

                        - Ngữa vâng lịnh thánh.

                        Nói vừa dứt lời kế thấy tiểu nhị dọn cơm. Ba người ngồi lại ăn uống với nhau.

                        Ăn xong rồi, Thiên tử nói với Cao Tấn Trung rằng :

                        - Ta muốn thử xem võ nghệ của ngươi, nhưng tại nơi đây hẹp hòi, không chổ dụng võ, cho nên không tính việc ấy. Bây giờ tại Quảng Đông có một người ác bá, nhiễu hại nhơn dân, ngươi phải đến đó một phen đặng kiến công lập nghiệp, để ta làm một đạo thánh chỉ đặng ngươi đem đến Quảng Đông giao cho Tuần phủ là Tăng Tất Trung thì va thuật rõ đầu đuôi cho nghe, rồi sẽ ra tay mà trừ bọn dữ.

                        Bèn làm một đạo thánh chĩ giao cho Cao Tấn Trung.

                        Cao Tấn Trung lảnh lấy thánh chỉ từ giả Thiên tử trở về chỗ ngụ, thâu xếp hành lý đặng có thẳng qua Quảng Đông.

                        Còn Thiên tử ở đó dạo xem phong cảnh vài ngày rồi cũng noi theo đường Dương Châu trở lại Kinh sư.

                        Nói về bạch An Phước từ ngày phương Khôi đi rồi cũng đem lòng lo sợ vì Hồ Huệ Càng gây dữ, cho nên không dám bày cuộc làm chay, chờ cho Phương Khôi trở về, như có rước đặng Mã Hùng thì mới dám bày việc ấy.

                        Còn Hồ Huệ Càng sau khi đánh Bạch An Phước rồi thì trở về Tây Thiền tự mắng chưởi mấy tên đồ đệ rằng :

                        - Ta với bọn ấy vì có phụ thù cho nên ta mới gây dữ với chúng nó. Từ ngày ta giết Ngưu Hóa Giao, có Ngũ Mai khuyên giải, đến nay thì ta cũng thường tới phá tán bọn thợ ấy, nhưng mỗi lần phá tán đều có cớ mà nói. Còn hôm qua nầy Bạch An Phước đã hết lòng chìu luỵ, mà chúng bây hãy còn bày việc thị phi, xúi giục ta đến đánh nó, làm cho bọn thợ của nó xin la kêu người đối nại, thì ta biết ai mà kêu, ta nghĩ lại mới biết là bọn bây nói láo cho nên ta cũng kiếm chuyện tháo lui. Từ rày về sau nếu bây còn kiếm điều vô cớ, làm cho ta phải cùng lời như vậy thì ta đánh thác chẳng dung.

                        Bọn đồ đệ bị mắng như vậy lòng giận căm căm, song cũng không thế đối chứng. Bèn dụm năm dụm bảy nói thầm với nhau rằng :

                        - Việc ấy chúng ta nghe thấy dọc đường, cho nên mới về thưa lại, té ra đã chẳng đặng công lại thêm bị quỡ như vậy thì ức cho chúng ta biết là bao nhiêu. Thôi, từ rày chúng ta ráng sức dọ thám cho biết bọn thợ ấy động tịnh thế nào, lại phải dọ cho chắc cớ rồi sẽ về thưa với thầy.

                        Mấy người kia đều khen phải. Bèn phân nhau đi dọ thám.

                        Ngày mai bọn đồ đệ của Hồ Huệ Càng đến trước nhà chay của Bạch An Phước ngó vô, xem thấy đồ đạc dọn hết thì lòng sanh nghi bèn thương nghị với nhau rằng :

                        - Thế khi bọn này bị thầy ta phá, cho nên không dám bày cuộc làm chay rồi đây.

                        Bèn bõ đi tứ tán.

                        Cách nữa tháng, trong đám đồ đệ của Hồ Huệ Càng có một người tên là Hà Nhơn Hậu, vốn cũng con nhà thế gia. Bây giờ hoang đàng nhập theo phe đảng Hồ Huệ Càng nhiễu hại nhơn dân.

                        Hà Nhơn Hậu có một người anh rể đương làm thơ lại tại dinh Tuần phủ, hay đặng việc bắt Hồ Huệ Càng, lòng e Hà Nhơn Hậu chẳng khỏi liên luỵ theo đám ấy. Bèn tỏ thiệt với vợ mình là Hà thị.

                        IIà thị nghe nói thất kinh, lật đật sai người đi kiếm Hà Nhơn Hậu.

                        Té ra kiếm đến năm bảy ngày, không thấy tông tích chi cả.

                        Hà thị than thở hằng ngày.

                        Ngày kia Hà Nhơn Hậu đi theo một bọn anh em bạn ra đường gây dử với người, xảy gặp người anh rễ đi ngang qua đó.

                        Người anh rể thấy Hà Nhơn Hậu thì khiến lại nhà mình đặng có tỏ bày việc ấy.

                        Hà Nhơn Hậu vâng lời, bèn nói với mấy người anh em bạn rằng :

                        - Các anh đi trước, tôi ghé lại đây một chút, rồi sẽ chạy theo.

                        Nói rồi thì đi cùng anh rễ đến viếng chị.

                        Đến nơi, Hà thị thấy mặt Hà Nhơn Hậu thì lật đật chào hỏi rồi lại trách rằng :

                        - Mi đi đâu mấy bữa rày ta đã sai người tìm kiếm hết sức mà cũng không gặp, làm cho lòng ta rầu rĩ cả ngày.

                        Hà Nhơn Hậu hỏi :

                        - Chị muốn kiếm tôi làm chi ?

                        Hà thị nói :

                        - Ta muốn kiếm mi nói cho mi biết, kẻo mi cứ việc theo quân hung thủ, ra đường nhiểu hại nhơn dân. Này, chẳng nay thì mai đại họa lâm thân, ắt là tánh mạng nan bảo.

                        Hà Nhơn Hậu nghe nói thì lấy làm lạ mới hỏi rằng ?:

                        - Cách một tháng nay tôi chẳng hề sát nhơn phóng hỏa, cũng chẳng hề cấm họa chiêu phi ; nói cho cùng mà nghe, dẫu tôi có làm điều ấy đi nữa thì có thầy tôi bảo hộ, lẻ nào lại đến nổi mang tai ?

                        Hà thị nghe nói liền khóc rằng :

                        - Mi chẳng biết tới công ơn cha mẹ, cứ theo bọn dử ăn uống hàng ngày, sao mi không nghĩ, mi đã hai mươi tuổi rồi, lẻ phải cưới vợ đặng lo việc nối dòng, mi lại không lo việc ấy, cứ theo thầy mi ỷ mạnh hại người. Mi tưởng thầy mi là người cao cường trong thiên hạ không ai dám làm chi nỗi, chớ mi không biết chẳng nay thì mai có người đến bắt thầy mi, ta hỏi mi chừng ấy thế đâu mà dựa, mạng gì mà ỷ ?

                        Hà Nhơn Hậu nghe nói liền hỏi rằng :

                        - Chị nghe điều chi xin hãy nói lại cho em rõ.

                        Hà thị nói :

                        - Nếu mi muốn biết cho rành, phải hỏi anh rễ mi mới rõ.

                        Thơ lại thấy vợ nói như vậy thì đem hết các việc Bạch An Phước thưa với Tuần phủ, Tuần phủ sai Phương Khôi qua Tứ Xuyên rước Mã Hùng thuật rỏ cho Hà Nhơn Hậu nghe.

                        Hà nhơn Hậu nghe nói lòng giận căm căm, có ý muốn thẳng tới Cẩm Luân đường bắt Bạch An Phước đánh chết, song sợ chị mình cản trở, cho nên dằn lòng mà giã chước hỏi rằng :

                        - Lời ấy anh nghe có chắc hay không ?

                        Thơ lại nói :

                        - Sao lại không chắc, nếu mi muốn biết để mai ta dắt mi đến nha môn cho mi nghe, song việc ấy là việc cơ mật, mi có biết thì để bụng, chẳng nên thuật lại với ai.

                        Hà Nhơn Hậu nói dối rằng :

                        - Nếu quả như vậy chắc là tánh mạng thầy tôi không còn. Thôi thôi, từ rày tôi không dám theo thầy tôi nữa, để tôi trở về thưa lại với mẹ, rồi sẻ đến đây nương dựa cùng anh tị hoạ.

                        Hà thị nghe nói như vậy tưởng là lời thiệt, có ý vui mầng, bèn dặn Hà Nhơn Hậu rằng :

                        - Em ôi ! Việc đó là việc rất kín, em đừng dĩ lậu với ai.

                        Hà Nhơn Hậu dạ dạ vâng lời từ giả bước ra.

                        Comment


                        • #42
                          Hồi Thứ Năm Mươi Lăm



                          Giết mẹ con, Hồ Huệ Càng đem lòng độc
                          Thầm mai phục, Tấn Trung dụng mưu sâu



                          Nói về Hà Nhơn Hậu nghe rõ mấy lời anh rễ thuật lại thì lòng rất giận, lật đật từ giã lui ra trở về Tây Thiền tự.

                          Đến nơi thấy mấy người anh em bạn học đương tập võ nghệ thì bước vào nói lớn rằng :

                          - Các anh tập luyện làm gì, chẳng nay thì mai họa lớn ắt tới. Vậy chớ sư phụ ở đâu hãy nói cho tôi biết đặng tôi thưa lại với người.

                          Mấy người nghe nói như vậy lật đật hỏi rằng :

                          - Việc chi mà gọi rằng họa lớn ?

                          Hà Nhơn Hậu nói :

                          - Ai hơi sức nào mà nói cho các anh nghe, nếu ai muốn biết thì phải theo tôi vô đây mà nghe lỏm.

                          Mấy người ấy bèn dắt Hà Nhơn Hậu thẳng vào đại điện mà kiếm Hồ Huệ Càng.

                          Đến nơi Hà Nhơn Hậu tỏ bày các việc cho Hồ Huệ Càng nghe.

                          Hồ Huệ Càng nghe nói nỗi giận mắng rằng:

                          - Quân khốn ấy lòng không muốn sống, cho nên mới dám gây dử với ta.

                          Tam Đức hoà thượng nói :

                          - Ngươi đừng ỷ mình như vậy. Ta đã biết sức Phương Khôi là đồ đệ của Bạch Mi đạo nhơn, mà Bạch Mi đạo nhơn là người võ nghệ cao cường, Thầy chúng ta là Chí Thiện thiền sư còn phải chịu sút, huống chi là anh em ta. Nếu Bạch Mi đến đây thì bọn ta chẳng khỏi tan xương nát thịt. Bây giờ phãi tính như vầy. Ngươi phải trở về Thiếu Lâm tự lánh mặt ít ngày, chờ cho Bạch Mi đạo nhơn và Mã Hùng trở về Tứ Xuyên, rồi sẽ trở lại đây toan bề báo oán.

                          Hồ Huệ Càng nói :

                          - Sư huynh sao nhát lắm vậy ? Tôi nghe ngày trước Bạch Mi sư bá có thề không chịu xuống núi tranh hoành với ai nữa cho nên chắc là Phương Khôi cầu khẩn cho mấy, người cũng không đi. Còn Mã Hùng tuy là võ nghệ cao cường, song anh em ta cũng có thể cự nổi. Bây giờ đây không lẽ nhịn thua Bạch An Phước, để tôi đến đó bắt nó giết phứt đi cho rồi.

                          Nói xong liền ra đi.

                          Đến nơi Hồ Huệ Càng khiến một người đồ đệ vào nói với người giữ cửa:

                          - Mi phải vào trong kêu Bạch An Phước ra đây đặng cho thầy ta nói chuyện.

                          Người giữ cửa nghe nói biết là Hồ Huệ Càng muốn tới gây dử thì run rẩy lập cập mà thưa rằng :

                          - Lão gia tôi đi khỏi chưa về.

                          Tên đồ đệ ấy mắng rằng :

                          - Đi khỏi là đi đâu, mi phải chỉ ra cho mau kẽo ta đánh chết.

                          Người giử cửa thưa rằng :

                          - Thiệt tôi không biết. Tù ngày bị Hồ lão gia đánh đến nay thì va không về đây nữa, nếu muốn kiếm va xin tới nhà riêng của va mà kiếm.

                          Tên đồ đệ ấy nghe nói như vậy, liền bước ra thưa với Hồ Huệ Càng rằng Bạch An Phước không có đây vậy thì chúng ta phải đến nhà nó mà đánh.

                          Hồ Huệ Càng nghe nói liền đi với bọn đồ đệ thẳng tới nhà Bạch An Phước.

                          Lúc ấy trong nhà Bạch An phước có quân canh giử mỗi ngày, ngày ấy nhóm con của Phương Khôi là Phương Đức đốc quãn canh giử.

                          Khi Hồ Huệ Càng đến đó thấy có quân giử cửa thì lòng nỗi giận liền bước tới trước cửa kêu tên Bạch An Phước mà mắng rằng :

                          - Mi là quân khốn, sao dám cả gan muốn cự với ta như vậy ? Nào mi có tài cán chi, hãy ra đây đánh với ta một trận.

                          Mắng rồi lại khiến bọn đồ đệ mình kêu tên Bạch An Phước mà chưởi mắng đến điều.

                          Lúc ấy có tên khoái ban canh giử thấy Hồ Huệ Càng khiến đồ đệ chưởi mắng thái quá như vậy, bước lại thi lễ với Hồ Huệ Càng và thưa rằng :

                          - Hôm trước lão gia đã đánh Bạch huynh một trận, bây giờ bịnh còn chưa lành, đến nổi phải bải các việc làm chay mà không dám làm, hôm nay ức gì lão gia lại còn đến đây chưởi bới nữa. Thế khi lão gia tưởng là trong thiên hạ không còn người võ nghệ cao hơn lão gia nữa chăng ?

                          Hồ Huệ Càng nghe nói nỗi trận lôi đình bèn đánh tên khoái ban ấy một vã té đụi xuống đất, rồi lại mắng rằng :

                          - Ta với Bạch An Phưóc thù oán thể nào, mi biết việc chi mà dám gánh bàn độc mướn như vậy ?

                          Bèn đạp tên khoái ban ấy một đạp hồn về chín suối !

                          Phương Đức thấy vậy dằn lòng không đặng nhãy ra nạt lớn rằng :

                          - Hồ Huệ Càng, tội mi không biết bao nhiêu, quan trên chưa xữ, cớ sao mi lại gây thêm ra nữa, hay là mi nói không ai làm tội mi đặng cho nên mi mới tung hoành thái quá như vậy.

                          Nói rồi liền nhảy tới đánh vô mặt Hồ Huệ Càng.

                          Hồ Huệ Càng nhãy dang ra tránh khỏi rồi lại nhảy tới đánh với Phương Đức.

                          Hai đàng giáp chiến với nhau đặng ba mươi hiệp.

                          Phương Đức cự địch không lại, song cũng ráng sức chống trả.

                          Hồ Huệ Càng thấy võ nghệ của Phương Đức cao cường như vậy thì khen thầm mà nghĩ rằng :

                          - Thằng nhỏ võ nghệ bực nầy, ta đánh không chết, đến chừng cha nó và Mã Hùng hiệp sức đánh ta thì ta cự địch sao cho lại.

                          Bèn nạt một tiếng lớn xốc tới đánh Phương Đức.

                          Phương Đức mệt mỏi liệu bề cự địch không lại bèn đá Hồ Huệ Càng một đá làm cho Hồ Huệ Càng phải nhãy dang ra, rồi nhơn thế ấy co giò nhảy lên nóc nhà mà chạy.

                          Hồ Huệ Càng cũng nhảy theo truy cản.

                          Bọn đồ đệ của Hồ Huệ Càng chạy theo mà la lớn rằng :

                          - Bớ thầy, đừng thèm theo nó làm gì, trở lại đánh Bạch An Phước một hồi lại sẽ về chùa mà nghỉ cho khoẽ.

                          Hồ Huệ Càng nghe nói nghĩ cũng có lý bèn nói với Phương Đức rằng :

                          - Ta cũng nghe theo đồ đệ của ta, mà cho mi sống ít ngày nữa.

                          Nói rồi liền nhãy xuống đất, chạy thẳng vô nhà mà kiếm Bạch An Phước.

                          Nguyên lúc ấy bọn khoái ban đả chạy trốn mất, còn Bạch An Phước cũng chun xuống hầm mà trốn rồi.

                          Hồ Huệ Càng kiếm khắp cã nhà chẳng thấy một người bèn đập hết tài vật trong nhà, rồi lại kêu tên Bạch An Phước mà chưởi.

                          Trong lúc Hồ Huệ Càng đương chưởi Bạch An Phước, xảy có một người nhãy tới muốn đánh vào mặt, Hồ Huệ Càng liền nhãy dang ra.

                          (Nguyên người ấy là em của Phương Đức tên là Phưong Hưng, khi ấy nghe người báo nói Phương Đức đánh với Hồ Huệ Càng, lòng e Phương Đức cự địch không lại cho nên chạy tới tiếp ứng. Đi dọc đàng lại gặp Phương Đức. Phương Đức hối em chạy tới đánh với Hồ Huệ Càng cầm chừng, đặng cho Bạch An Phước trốn khỏi. Vì vậy cho nên Phương Hưng chạy tới đánh với Hồ Huệ Càng như vậy đó ).

                          Lúc ấy Hồ Huệ Càng nhảy dang ra rồi lại dụng thế "Hải để tọa hoa" ngồi xuống đất đặng có nhảy tới mà đánh vào cánh chỏ của Phương Hưng. Nhưng Phương Hưng biết sức Hồ Huệ Càng cho nên chăm chỉ ngó chừng, chẳng chờ Hồ Huệ Càng nhãy vô, liền dụng thế "Tuyết hoa cải đảnh" mà cự với thế ấy.

                          Hai đàng đánh nhau đặng vài mươi hiệp, Hồ Huệ Càng thấy Phương Hưng không có chỗ nào sai sót thì nghĩ rằng :

                          - Nếu ta không giết thằng nầy ắt là không ở đây đặng.

                          Nghĩ như vậy, bèn dùng thế huê quờn, nhãy tới nhảy lui, chạy qua chạy lại, không khác loài khỉ chơi giỡn với nhau, vừa nhảy vừa đánh lia đánh lịa một hồi, làm cho Phương Hưng chóa mắt, bị Hồ Huệ Càng đánh cho một thoi nhằm hông.

                          Phương Hưng liền nhào xuống đất, hộc máu chết tươi !

                          Hổ Huệ Càng lại đi tìm kiếm các nơi gặp đặng ba bốn con tỳ tất trốn trong tấm ván dựng gần góc vách thì giở tấm ván ấy ra coi.

                          Bọn tỳ tất run rẩy quì lạy xin dung tha.

                          Hồ Huệ Càng nói :

                          - Ta không giết bây làm chi, song bây phải chỉ Bạch An Phước cho ta đánh nó.

                          Bọn tỳ tất đều thưa rằng :

                          - Trong lúc lão gia đi gần tới nhà, thì bọn tôi mạnh ai nấy trốn, cho nên không biết chủ tôi trốn tại chỗ nào.

                          Hồ Huệ Càng nghe nói có lý thì cũng dung cho bọn tỳ tất ấy.

                          Bọn tỳ tất mừng rỡ, mạnh ai nấy chay.

                          Hồ Huệ Càng tìm kiếm không đặng nói lớn rằng :

                          - Bớ Bạch An Phước, ta cũng dung cho ngươi sống đở một đêm nữa, ngày mai sẽ hay, nếu mi đi cho xa tỉnh Quảng Đông nầy thì trốn ta mới khỏi chết, chớ mi ở đây, dẫu mi tốn khỏi ngày nay thì ngày mai mi cũng phải chết, ta nói thiệt từ nay về sau mỗi ngày ta đến hai lần, đặng mi có sức thì trốn cho khỏi.

                          Nói rồi liền bước ra cửa, xem thấy Phương Hưng chết nằm giữa đất thì lật mặt lên cười rằng :

                          - Cũng tại cha mi mong lòng gây dử với ta, cho nên mi mới phải chết, nếu mi khôn vong thì xuống Diêm la làm trạng mà cáo cha mi, chớ ta không muốn giử mi làm gì.

                          Nói rồi liền kều bọn đồ đệ gom lại đi thẳng tới nhà Phương Khôi.

                          Đến nơi thì có một người đàn bà tác hơn bốn mươi đương ngồi dựa cửa.

                          Hồ Huệ Càng định chắc người ấy là vợ Phương Khôi, thì xốc tới một tay nắm đầu nguời đàn bà ấy giở hỏng chơn lên mà mắng rằng :

                          - Con đĩ già nầy không biết can chồng, để nó mong lòng gây dử, đi tìm Bạch Mi đạo nhơn đặng có đối đầu với ta. Bây giờ chồng mi chưa về, để ta giết mi, coi thử ngày sau chồng mi làm gì ta nỗi.

                          Nói rồi liền vật ngươi đàn bà ấy xuống đất, rút đao cắt lấy thủ cấp.

                          Lại thấy hai đứa con nít đứng gần lối đó thì cũng chém luôn.

                          Lúc ấy Phưong Đức chạy về thấy mẹ và hai đứa con mình đều bị Hồ Huệ Càng giết thác một cách thảm thiết như vậy thì rất đau lòng, vùng khóc oà lên mà rằng :

                          - Bớ Hồ Huệ Càng, mi giết mẹ ta như vậy thù ấy rất lớn, ta nguyện liều thác đánh với mi.

                          Nói rồi liền huơi côn đánh ngay đầu Hồ Huệ Càng.

                          Hồ Huệ Càng cũng huơi đao cự lại.

                          Đánh đặng ba bốn mươi hiệp, kế thấy bọn khoái ban ước hai trăm người kẻ thì cầm đao, người thì cầm hèo, rùng rùng chạy lới, đặng có giúp sức cùng Phương Đức.

                          Bọn đồ đệ của Hồ Huệ Càng, cản trở đánh với bọn khoái ban.

                          Bọn khoái ban nỗi giận áp lại đánh nhầu với bọn đồ đệ ấy.

                          Bọn khoái ban thấy mẹ và con của Phưong Đức chết nằm tại cửa thì lại thêm giận, áp tới một lượt mà quyết chiến với Hồ Huệ Càng. Hồ Huệ Càng thấy bọn ấy tới đông e cự địch không lại, bèn đở côn của Phương Đức, nhảy phóc lên nóc nhà mà nói lớn rằng :

                          - Ta cũng để cho mi sống thêm ít ngày đặng cha mi về, mi thuật lại với nó, khiến nó hồi tâm tỉnh ngộ đưng có đối đầu với ta mà bị tuyệt tộc.

                          Phương Đức nỗi giận, muốn nhãy theo đánh với Hồ Huệ Càng. Bọn khoái ban chạy đến cản trở, không cho nhảy theo.

                          Phương Đức khóc lớn rằng :

                          - Nó giết mẹ tôi, thù ấy rất nặng, xin liệt vị để tôi liều thác đánh với nó, dầu tôi có thác đi nữa thì cũng còn có cha tôi báo thù.

                          Bọn khoái ban nói :

                          - Võ nghệ của Hồ Huệ Càng chắc là ngươi đánh không lại, nếu ngươi liều thác thì còn ai lo việc tống chung cho mẹ và con của ngươi.

                          Phương Đức nghe bọn ấy nói như vậy, nghĩ cũng có lý, bèn khóc một hồi rồi mới lo việc tống táng.

                          Lúc ấy Phương Đức đến nhà Bạch An Phưóc, đặng có tỏ việc thảm thiết của mình.

                          Bạch An Phước nghe tiếng Phương Đức khóc lóc thì giở ván chun lên khuyên giải, rồi lấy ba trăm lượng bạc trao cho Phương Đức, đặng có mua quan quách mà tẩn liệm.

                          Phương Đức và bọn khoái ban lo việc tẩn liệm xong rồi thì đem vào chùa mà quàn, chờ cho Phương Khôi về sẽ chôn.

                          Rồi đó Phương Đức thẳng tới huyện nha, tỏ bày các việc đại biến của mình cho Tri huyện nghe để Tri huyện bẩm với quan trên, xin thêm quan binh, hiệp sức với mình bắt Hồ Huệ Càng.

                          Tri huyện nhậm lời, lên kiệu đến dinh Tuần phủ tõ các việc cho Tăng Tất Trung nghe và xin Tăng Tất Trung cho thêm quân sĩ đặng có hiệp sức với Phương Đức mà bắt Hồ Huệ Càng.

                          Tăng Tất Trung nói :

                          - Tuy phương Đức võ nghệ cũng cao, nhưng yếu sức cự địch không lại Hồ Huệ Càng. Vã lại Hồ Huệ Càng phe đảng cũng đông, nếu tính gấp bây giờ e khi làm không lại nó mà thêm rối nữa. Vậy thì phải chờ Phương Khôi về đây, như có người nào giúp sức thì sẽ tính quyết một lần.

                          Tri huyện thấy nói như vậy, cũng không dám cải bèn từ giả trở về huyện nói lại với Phương Đức.

                          Nói về Hồ Huệ Càng về tới Tây Thiền tự, thuật lại cho Tam Đức hoà thượng nghe.

                          Tam Đức hoà thượng trách rằng:

                          - Ngươi sao không hay suy nghĩ. Vã chăng Phương Khôi ra làm việc ấy là cũng tại nơi lịnh trên chớ không phải tại va muốn đi làm gì. Bây giờ ngươi giết gia quyến của nó, chắc là thù ấy rất sâu, thế này ngươi phải trở về Thiếu Lâm tự, tránh đở ít ngày, như việc bình yên ta sẽ gởi thơ cho ngươi hay mà trở lại.

                          Hồ Huệ Càng nói :

                          - Tôi giết không đặng Bạch An Phước, còn chưa bằng lòng, nếu sư huynh sợ chết thì đi lấy một mình, chớ tôi quyết chí ở đây trừ cho đặng bọn ấy.

                          Tam Đức làm thinh.

                          Ngày ấy Hồ Huệ Càng làm một phong thơ sai người về Thiếu Lâm tự xin Chí Thiện thiền sư đến giúp.

                          Nói về Phương Đức thám thính nơi Tây thiền tự biết đặng binh tình của Hồ Huệ Càng, thì tới huyện nha nói lại cho Tri huyện rõ.

                          Tri huyện dắt Phưong Đức đến ra mắt Tăng Tất Trung.

                          Tăng Tất Trung hỏi Phương Đức đôi ba phen, thì Phương Đức cũng nói bọn thủ, hạ của Hồ Huệ Càng đều là một phồn vô dụng, duy chỉ sợ Hồ Huệ Càng và Tam Đức hòa thượng mà thôi. Chừng ấy Tăng Tất Trung mới dám cấp cho Phương Đức ba trăm cung nỏ thủ khiến phải cẩn mật, đừng cho tiết lậu, lén tới Tây Thiền tự mà vây phủ xa xa đừng cho bọn ấy tẩu thoát.

                          Comment


                          • #43





                            Hồi Thứ Năm Mươi Sáu



                            Tây Thiền tự, Huệ Càng kinh khủng
                            Đại hùng điện, Tấn Trung giao phong



                            Nói về Cao Tấn Trung từ lúc lãnh thánh chỉ thì mau mau thẳng tới Quảng Đông ra mắt Tăng Tất Trung mà giao thánh chỉ.

                            Tăng Tất Trung lật đật đặt bàn hương án mà xem thánh chỉ.

                            Đọc rồi thì dọn tiệc đải đằng Cao Tấn Trung.

                            Trong khi ăn tiệc Cao Tấn Trung hỏi Tăng Tất Trung rằng:

                            - Gia quyến của Phương Khôi có bị tai biến chi không, xin lão gia nói cho tôi rõ.

                            Tăng Tất Trung nghe hỏi thì lấy làm lạ liền hỏi lại rằng :

                            - Túc hạ là ngưòi xứ xa, cớ sao biết đặng chuyện ấy mà hỏi ?

                            Cao Tấn Trung tỏ thuật các việc coi tướng nơi Ngươn điện quán cho Tăng Tất Trung nghe.

                            Tăng Tất Trung cũng thuật các việc đại biến của Phương Khôi cho Cao Tấn Trung nghe, rồi lại nói với Cao Tấn Trung rằng :

                            - Túc hạ đả vâng thánh chỉ đến đây giúp sức, vậy thì phải ráng mà trừ bọn ấy cho đặng một là trừ hại cho dân, hai là kiến công lập nghiệp với đời.

                            Cao Tấn Trung nói :

                            - Xin lão gia truyền đòi Phương Đức đến đây cho tôi bàn tính phương thế rồi sẽ hiệp sức mà làm.

                            Tăng Tất Trung khen phải bèn sai người đi đòi Phương Đức đến đó.

                            Cao Tấn Trung tỏ thuật các việc mình gặp Phương Khôi và Thiên tử cho Phương Đức nghe.

                            Phương Đức thấy có Cao Tấn Trung giúp sức thì lòng rất mầng, bèn gọi Cao Tấn Trung là sư thúc mà đàm đạo các việc binh tình. Cao Tấn Trung nói :

                            - Bây giờ phải dụng cung nỏ thủ mai phục gần lối chùa ấy, chớ cho chúng nó thoát ra một đứa, còn bọn ta thì ráng sức cự với Hồ Huệ Càng và Tam Đức hòa thượng, như trừ hai người ấy đặng rồi, thì bọn đồ đệ của nó không cần lo nữa.

                            Phương Đức khen phải, bèn làm y theo kế ấy.

                            Qua đến canh ba, Cao Tấn Trung, Phương Đức kéo binh thẳng tới Tây Thiền tự, vây phủ bốn phía xong rồi, thì Cao Tấn Trung và Phương Đức chạy thẳng vô chùa mà kiếm Hồ Huệ Càng và Tam Đức hòa thượng.

                            Lúc ấy Hồ Huệ Càng đang ngủ, nghe tiếng la không biết việc gì lật đật thức dậy xách đao ra trước mà xem.

                            Tam Đức hòa thượng eũng xách đao ra đó.

                            Hồ Huệ Càng hỏi rằng :

                            - Việc chi mà có tiếng la om sòm vậy ?

                            Tam Đức hòa thượng nói :

                            - Ta e chẳng phải việc lành, chắc là quan binh vây chùa mà bắt chúng ta đây.

                            Hồ Huệ Càng nghe nói như vậy có ý kinh mang, song cũng nói cứng rằng :

                            - Ôi thôi ! Quan binh, dân binh gì cũng thây kệ nó, để tôi ra đó coi thử, nếu quả như lời sư huynh đã nói, thì tôi giết hết bọn nó cho sư huynh xem.

                            Tam Đức hòa thượng nói :

                            - Chớ có ỷ như vậy, xưa nay quả bất địch chúng, trận này thiệt là nan địch chớ chẳng chơi đâu. Ngươi coi hễ quan binh đông lắm thì phải về Thiếu Lâm tự lánh mặt ít ngày, lại rước sư phụ đến đây giúp sức thì mới thoát khỏi nạn to.

                            Hồ Huệ Càng làm thinh chạy thẳng ra cửa, xãy gặp vài bọn đồ đệ mình chạy tới báo rằng :

                            - Thầy ôi ! Binh mã ít nhiều không biết, kéo tới vây phủ chùa này. chúng tôi nghe nói lao xao với nhau rằng : Đừng để cho nó chạy thoát một đứa. Xin thầy ráng sức giãi vây kẻo mà chết hết.

                            Hồ Huệ Càng nghe nói mặt có sắc sợ.

                            Tam Đức hoà thượng nói :

                            - Hiền đệ đừng nghe lời ấy. Xin hãy nhãy lên nóc chùa toan bề đào tẩu thì hay hơn.

                            Hồ Huệ Càng vừa muốn ra sân đặng có nhãy lên nóc chùa, xảy thấy một người chạy vào.

                            Hồ Huệ Càng liền hỏi người ấy rằng :

                            - Nhĩ ngã vô thù, cớ sao mi muốn đối đầu với ta làm chi vậy ? Vậy chớ tên mi, họ mi là chi, phải nói cho ta biết.

                            Người ấy nói :

                            - Ta là Cao Tấn Trung, đồ đệ của Bạch Mi đạo nhơn. Hôm trước ta gặp sư huynh ta là Phương Khôi, sư huynh ta nói mi ở xứ nầy nhiễu hại bá tánh mỗi ngày cho nên ta phải đến đây đặng có làm phước cứu bá tánh.

                            Nói rồi liền huơi đao nhảy tới chém Hồ Huệ Càng.

                            Hồ Huệ Càng liền nhãy dang ra tránh khỏi, rồi lại dùng thế "Lão ưng thám hoa" mà đâm Cao Tấn Trung.

                            Cao Tấn Trung gạt ngọn đao ấy rồi nhãy dang ra.

                            Hồ Huệ Càng nghĩ thầm rằng :

                            - Người nầy võ nghệ cao cường nếu vậy ta đã gặp nhằm đối thủ rồi.

                            Bèn dùng thế "huê đao" mà phĩnh Cao Tấn Trung, song le Cao Tấn Trung đã thạo biết nghề ấy, cho nên mĩm cười mà rằng :

                            - Mi dùng thế huê đao đó phĩnh ta sao đặng. Dễ tưởng ta không biết phá thế ấy hay sao ?

                            Bèn đứng ngay thẳng dùng một thế, nữa thì giống Đồng tử bái Quan Âm, nữa thì giống Kim kê độc lập chờ cho Hồ Huệ Càng múa đao gần mình thì dụng thế "Võ đả tân huê" nạt một tiếng lớn mà chém xuống cánh tay Hồ Huệ Càng.

                            Hồ Huệ Càng không thế giải kịp, túng phải quăng đao mà chạy.

                            Nguyên phép phá huê đao đó, trừ Chí Thiện thiền sư, Bạch Mi đạo nhơn, Ngũ Mai đại sư và Phùng Đạo Đức thì duy có một mình Cao Tấn Trung biết phá mà thôi.

                            Lúc ấy Hồ Huệ Càng bị Cao Tấn Trung phá thế huê đao, thì biết mình không thể thâu đao lại đặng, duy có một thế quăng đao chạy thì mới khỏi chết. Vì vậy cho nên Hồ Huệ Càng mới phải quăng đao ra sàn, muốn nhãy lên nóc chùa tẩu thoát.

                            Té ra phía ngoài ấy có bọn cung nỏ thủ chực sẳn, chúng nó thấy có một người ở trong chạy ra không dùng ám hiệu thì biết không phải là Phương Đức và Cao Tấn Trung, bèn giương cung bắn như mưa.

                            (Nguyên lúc đến vây, Cao Tấn Trung đã dặn ám hiệu cho nên bọn cung nỏ thủ cứ đó mà làm !).



                            Hồi Thứ Năm Mươi Bảy




                            Phá huê đao, Hồ Huệ Càng táng mạng
                            Quăng thủ cấp, Tam Đức vong thân



                            Hồ Huệ Càng vùa nhảy lên tới nóc chùa, xảy có tên bay tới như mưa, tránh né không kịp, bị một mũi tên nơi sau ót và một mũi nơi bấp vế, túng phải nhãy trở xuống đất, vừa rút tên vừa nghĩ rằng :

                            - Thế nầy phải trở vô đánh liều mạng với Cao Tấn Trung một trận. Bèn day mặt lại mà vào chùa.

                            Té ra Cao Tấn Trung đã ở trước mặt, giơ đao muốn chém Hồ Huệ Càng.

                            Hồ Huệ Càng nhảy dang ra nói rằng :

                            - Nếu mi bỏ đao đánh quờn với ta, thì mới thiệt là người hảo hớn, chớ ta tay không, còn mi cầm đao như vậy, dẫu mi giết ta đặng cũng không phải mặt anh hùng.

                            Cao Tấn Trung nói :

                            - Ta cũng nghe theo, bỏ đao đánh quờn với mi, không lẻ mi biết tháp cánh bay lên trời đặng.

                            Bèn giắt đao ấy vào lưng đánh quờn với Hồ Huệ Càng.

                            Đánh hơn một trăm hiệp, chưa định hơn thua.

                            Cao Tấn Trung nghĩ rằng :

                            - Nếu đánh với nó như vầy hoài thì biết chừng nào mới bắt nó đặng. Thôi, ta phãi dùng thế sát mà giết phức nó đi cho rồi.

                            Nghĩ như vậy, bèn đỗi ít đường cho lộn lộn, rồi dùng thế "Huỳnh phong trấn động", nhắm ngay màng tang Hồ Huệ Càng mà đánh.

                            Hồ Huệ Càng dùng thế "Thoát bào nhượng vị" mà giải.

                            Cao Tấn Trung sẳn trớn dùng thế "Độc tí huê sơn" đánh luôn vô mặt Hồ Huệ Càng một thoi rất nặng.

                            Hồ Huệ Càng tránh né không kịp, bị cái thoi ấy la lớn rằng :

                            - Chao ôi !

                            Cao Tấn Trung đánh luôn một thoi nơi sau ót.

                            Hồ Huệ Càng bễ óc té xuống chết tươi.

                            Cao Tấn Trung rút đao cắt lấy thủ cấp, rồi xách đầu ấy đi kiếm Tam Đức hòa thượng.

                            Nói về Tam Đức hoà thượng, trong lúc Hồ Huệ Càng đánh với Cao Tấn Trung thì cũng lướt vô trợ chiến, song bị Phương Đức xốc tới cản lại, cho nên Tam Đức hòa thượng không tiếp Hồ Huệ Càng đặng.

                            Còn Cao Tấn Trung giết đặng Hồ Huệ Càng thì muốn tìm Tam Đức hòa thượng để giết luôn.

                            Chạy tới đại điện thấy Phuơng Đức đương đánh với Tam Đức.

                            Hai đàng chưa định hơn thua.

                            Cao Tấn Trung thấy vậy thì nghĩ rằng :

                            - Để ta quăng cái thủ cấp nầy vô đầu lão Tam Đức, cho lão kinh hải, rồi sẽ giết lão mới dễ.

                            Nghĩ như vậy bèn quăng cái thủ cấp nhằm đầu Tam Đức.

                            Tam Đức đương đánh với Phương Đức, bị thủ cấp rớt nhằm giữa óc, lòng đã kinh hải, kế thấy thủ cấp rớt ngay trước mặt, thì giơ đao chém xuống rất mạnh, thủ cấp đứt ra làm hai, rồi nhảy dang ra xa nhìn lại chắc chắn, thấy quả là thủ cấp của Hồ Huệ Càng thì nỗi giận mắng Cao Tấn Trung rằng :

                            - Bớ Cao Tấn Trung, ta với mi thề không lưỡng lập nữa rồi ! Mi đã giết thác em ta, lại lấy thủ cấp quăng trên đầu ta như vậy, thù ấy thiệt rất lớn.

                            Nói rồi liền huơi đao chém Cao Tấn Trung.

                            Cao Tấn Trung hươi đao cự lại.

                            Phương Đức lướt tới giúp Cao Tấn Trung.

                            Tam Đức tuy là võ nghệ cao cường, song có một mình cự không lại, ráng sức chống ngăn với hai người ấy cũng đã mệt rồi. Bèn nghĩ rằng :

                            - Một mình Phương Đức mà còn không thắng nỗi thay, huống chi là thêm Cao Tấn Trung nữa, phen này mạng ta phải chết. Ôi thôi ! Trước sau cũng không khỏi chết, chẳng nên đánh lâu làm chi cho mệt, xốc vô đánh liều với nó, nó giết thì giết phứt đi cho rồi.

                            Nghĩ như vậy bèn huơi đao xốc tới đánh nhầu với hai người ấy.

                            Cao Tấn Trung chém một đao nhằm cánh tay tả của Tam Đức.

                            Tam Đức la một tiếng lớn, đao cầm trên tay liền rớt xuống đất.

                            Phương Đức thấy vậy chém luôn một đao nơi tay hữu.

                            Tam Đức hét một tiếng lớn, té ngữa xuống đất, hồn về chín suối !

                            Lúc ấy bọn đồ đệ của Hồ Huệ Càng và của Tam Đức thấy Hồ Huệ Càng và Tam Đức đều bị giết rồi thì kinh hãi bỏ chạy hết.

                            Té ra chạy ra bao nhiêu đều bị bọn cung nỏ thủ bắn chết hết.

                            Cao Tấn Trung và Phương Đức kêu bọn quân sĩ kiếm bắt cho hết nội bọn đồ đệ của Hồ Huệ Càng và Tam Đức.

                            Comment


                            • #44
                              HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM


                              Tuyệt hậu hoạn, nghị bắt gia thuộc
                              Báo phụ cừu, toàn thỉ thiền sư



                              Lúc ấy bá tánh nơi Quảng Đông nghe tin Hồ Huệ Càng và Tam Đức bị gíết, thì ai nấy cũng đều vui mừng.

                              Trừ bọn Tây Thiền tự xong rồi thì quan Tuần phủ để lại một trăm binh giử chùa ấy, còn bao nhiêu thì rút về hết.

                              Cao Tấn Trung và Phương Đức trở lại ra mắt quan Tuần phủ và tỏ thuật các điều trong lúc giao chiến cho quan Tuần phủ nghe.

                              Quan Tuần phủ rất mừng.

                              Kế thấy Trung quân vào bẩm rằng :

                              - Quân sĩ bắt đặng ít tên đồ đệ của Hồ Huệ Càng và của Tam Đức, xin lão gia liệu định lẽ nào ?

                              Tuần phủ nói :

                              - Hãy giao cho Tri huyện giam lại ít ngày, chờ kỳ thu thẩm rồi sẽ xữ trảm.

                              Trung quân lại bẩm rằng :

                              - Ngày nay tuy đã trừ đặng Hồ Huệ Càng, nhưng gia quyến cũa nó còn đó, xin lão gia truyền lịnh cho anh em tôi bắt hết xử trảm luôn thể.

                              Quan Tuần phủ nói :

                              - Tội nhơn bất nả. Thánh thượng đã có lòng nên ra luật ấy, nỡ nào toàn hại gia quyến của nó làm gì, nay đã giết đặng Hồ Huệ Càng thì thôi, để cho gia quyến của nó đi đâu thì đi.

                              Cao Tấn Trung thưa rằng :

                              - Lòng nhơn của lão gia như vậy cũng phải, nhưng bọn nó không biết tội lỗi chắc là đem lòng oán hận mà toan việc báo cừu chớ chẳng không. Vậy xin lão gia bắt hết gia quyến của Hồ Huệ Càng, đặng cho khỏi điều hậu hoạn thì hay hơn.

                              Quan Tuần phủ nghe nói như vậy thì khiến Cao Tấn Trung, Phương Đức và Trung quân đem binh vây nhà Hồ Huệ Càng, song gia quyến nó đã trốn hết rồi, tìm kíếm không đặng, túng phải trở về phục mạng với quan Tuần phủ.

                              Quan Tuần phủ truyền tờ tập nả các nơi, lại sai Tri huyện đến Tây Thiền tự biên hết tài vật từng chùa rồi kiếm thầy khác đến ở chùa ấy.

                              Lúc ấy quan Tuần phủ cho Cao Tấn Trung làm chức Thiên tổng rồi mới dâng biểu tâu các việc với triều đình.

                              Bạch An Phước hay đặng việc ấy, đến viếng Cao Tấn Trung và Phương Đức mà tạ ơn.

                              Phương Đức rước vào mời ngồi xong rồi thì Bạch An Phước đứng dậy thi lễ cùng Cao Tấn Trung và nói :

                              - Nay Cao huynh trừ đặng Hồ Huệ Càng, chẳng những bọn tôi cám ơn mà thôi, bá tánh cả tĩnh Quảng Đông thảy đều cám ơn Cao huynh hết sức. Từ rày chắc là bá tánh đều đặng bình yên, chẳng sợ ai nữa.

                              Cao Tấn Trung nói :

                              - Tuy vậy còn có một điều chưa an, nhưng nhơn huynh không rõ. Bạch An Phước hỏi :

                              - Còn điều chi nữa mà Cao huynh gọi rằng chưa an ?

                              Cao Tấn Trung nói :

                              - Hồ Huệ Càng là đồ đệ của Chí Thiện thiền sư, nếu Thiền sư hay đặng việc này, thì người ắt đến báo cừu, chừng ấy ắt là tôi cự không lại. Vái trời cho Phương sư huynh rước đặng Bạch Mi đạo nhơn, thì nhơn dân xứ nầy mới đặng an cư lạc nghiệp.

                              Bèn thuật rõ các việc Thiên tử sai Phương Khôi qua rước Bạch Mi đạo nhơn cho Bạch An Phước nghe.

                              Bạch An Phước nghe rồi thì rất mừng và nói :

                              - Nếu có thánh chỉ như vậy ắt là đạo nhơn cũng phải vâng theo.

                              Bèn từ giả trở về, đem lễ vật tạ ơn Cao Tấn Trung lại mời Cao Tấn Trung đến nhà đãi tiệc.

                              Nói về gia quyến của Hồ Huệ Càng ngày ấy nghe đặng tin dữ lật đật rũ nhau đi kiếm một chổ vắng mà trốn, rồi lại cậy người thám thính.

                              Khi nghe Tuần phủ sai người đến bắt thì không trở lại nhà.

                              Con của Hồ Huệ Càng là Hồ Kế Tổ tính với mẹ rằng :

                              - Để con kiếm chổ cho má ở yên, đặng con thẳng qua Phước Kiến tới Thiếu Lâm tự, ra mắt Chí Thiện thiền sư xin người ra sức báo thù.

                              Trần thị cũng chịu.

                              Hồ Kế Tổ kiếm chổ gởi mẹ và gia quyến rồi mới lạy mẹ ra đi.

                              Nói về Phương Khôi từ giã Thiên tử và Cao Tấn Trung đi một tháng trường mới tới Tứ Xuyên, ra mắt quan Tổng đốc mà trao tờ thánh chỉ.

                              Quan Tổng đốc dọn bàn hương án đọc tờ thánh chĩ xong rồi thì sai người đi với Phương Khôi mà tìm kiếm Mã Hùng.

                              Mã Hùng thấy Phương Khôi đến thì mầng rỡ tiếp rước và hỏi rằng :

                              - Hiền đệ đến đây có việc chi chăng ?

                              Phương Khôi tỏ bày các việc cho Ma Hùng nghe.

                              Mã Hùng nói :

                              - Cao Tấn Trung tướng pháp như thần. Biết hết các việc quá khứ vị lai, va đã đoán quyết như vậy, chắc là gia quyến của em chẳng khỏi nạn to. Bây giờ ý em muốn rước sư phụ đến trừ Hồ Huệ Càng thì cũng là một việc đáng làm, song sư phụ có lời thề trước, e khi người chẳng chịu đi. Tuy vậy anh em ta năn nỉ với người cho hết sức, hoạ may người cũng nghĩ tình mà nghe theo.

                              Phương Khôi khen phải. Bèn dắt nhau thẵng đến Quảng Huệ tự, ra mắt Bạch Mi đạo nhơn mà tỏ bài các việc.

                              Bạch Mi đạo nhơn cười rằng :

                              - Con đã có lòng thành kính mà đến đây, lại có thánh chỉ truyền dạy như vậy thì ta cũng phải đến đó một phen, chớ bấy lâu ta đã có thề không chịu gánh vác việc người làm chi nữa

                              Phương Khôi rất mầng.



                              Hồi Thứ Năm Mươi Chín




                              Nằm chiêm bao, Phương khoái đầu rơi lụy
                              Dọ tin tức, Mã tráng sĩ ra tài



                              Đêm ấy phương Khôi nằm chiêm bao thấy vợ mình đến đứng đầu giường khóc lóc mà tõ các việc bị hại, bèn khóc rống lên, giựt mình thức dậy suy nghĩ mấy lời Cao Tấn Trung đoán trước thì rơi lụy ròng ròng, ngồi mà chờ sáng.

                              Rạng ngày thuật rõ các điều trong lúc chiêm bao cho Mã Hùng nghe, rồi lại nói với Mã Hùng rằng :

                              - Lấy theo lời đoán của Cao Tấn Trung và điềm chiêm bao nầy thì chắc là việc nhà của tôi hung đa kiết thiểu, xin anh đi với tôi vào thưa với thầy, xin người tính việc lên đường, kẻo tôi nóng nảy việc nhà lắm.

                              Mã Hùng nói:

                              - Nếu em nóng nảy việc nhà thì anh em ta vào thưa với thầy mà xin đi trước, để người thủng thỉnh theo sau, còn việc thôi thúc người đi cho

                              mau thì qua không dám.

                              Phương Khôi khen phải, bèn dắt nhau đến trước phương trượng ra mắt Bạch Mi đạo nhơn mà tỏ việc ấy.

                              Bạch Mi đạo nhơn nói :

                              - Hai ngươi đã nói như vậy thì phải sắm sửa đi trước, còn phần thầy thì nữa tháng nữa thầy mới lên đường. Ấy vậy hai ngươi về đến Quảng Đông, độ chừng nữa tháng thì phải tới Tây Thiền tự mà kiếm ta.

                              Phương Khôi và Mã Hùng từ giả Bạch Mi đạo nhơn trở lại Quảng Đông.

                              Đi đến địa phận Quảng Đông, Phương Khôi ghé vào tiệm rượu muốn kiếm người quen mà hỏi thăm việc nhà.

                              Mới vừa tới tiệm thấy có một người trong tiệm đi ra, người ấy thấy mặt Phương Khôi thì la lớn rằng :

                              - Trời đất ôi ! Phương lão gia ngày nay mới về tới đây sao ?

                              Phương Khôi nhìn mặt người ấy, nhớ cũng có quen nhưng không biết tên họ, bèn hỏi người ấy rằng :

                              - Anh nầy là ai, tôi không quen, sao lại biết tôi mà hỏi ?

                              Người ấy nói :

                              - Té ra lão gia đã quên tôi rồi sao, tôi là Từ Tam, đương làm Nha dịch tại huyện Thiên Nguỵ.

                              Phương Khôi đứng nghĩ một hồi rồi mới vỗ vỗ mà rằng:

                              - Phải rồi ! Phải rồi. Tôi mắc đi chói nắng cho nên choá mắt nhìn không ra, bây giờ nhắc lại mới nhớ, lẻ ra cũng là một bọn anh em với nhau, vậy chớ bấy lâu ngươi có hay việc Hồ Huệ Càng thế nào, xin nói cho ta rõ.

                              Từ Tam nói :

                              - Việc ấy dài lắm, dài lắm, xin lão gia kiếm chỗ ngồi cho an nơi, rồi tôi sẽ thuật lại cho nghe.

                              Phương Khôi thấy nói như vậy thì dắt Mã Hùng và Từ Tam thẳng vảo phía trong kiếm chỗ mà ngồi rồi nói với Từ Tam rằng :

                              - Ta đi lâu ngày không việc nhà thế nào, ngươi hãy thuật hết nguồn cơn cho ta rõ.

                              Từ Tam than thở một hồi rồi mới tỏ bày các việc cho Phương Khôi nghe.

                              Phương Khôi mới nghe việc nhà thì rơi lụy ròng ròng, đến chừng nghe tới các việc Cao Tấn Trung đã giết Hồ Huệ Càng thì bằng lòng, nhưng tình nghĩa vợ chồng nghe đến việc dử như vậy thì dằn lòng không đặng khóc rống một hồi rồi mới từ giả Từ Tam đi cùng Mã Hùng trở về nhà mình.

                              Đến nơi, Phương Đức rơi lụy mà tõ bày các việc cho Phương Khôi nghe.

                              Phương Khôi khóc lóc một hồi rồi mới hỏi Phương Đức rằng :

                              - Bây giờ Cao Tấn Trung ở đâu.

                              Phương Đức nói :

                              - Cao Tấn Trung đã làm chức Thiên tổng đương ở tại sở Tuần phòng, vậy chớ Bạch Mi đạo nhơn chịu đi hay không, xin cha nói lại cho con rõ ?

                              Phương Khôi thuật lại các lời Bạch Mi đạo nhơn đã hứa cho Phương Đức nghe.

                              Phương Đức rất mầng khiến vợ dọn một tiệc rượu đặng cho cha mình thết đãi Mã Hùng.

                              Rạng ngày Phương Khôi dắt Mã Hùng đến viếng Cao Tấn Trung. Cao Tấn Trung nghe Mã Hùng đã tới thì lật đật chạy ra rước vào. Phương Khôi quì lạy tạ ơn Cao Tấn Trung.

                              Cao Tấn Trung đở dậy tõ bày các việc tính bắt gia quyến Hồ Huệ Càng cho Phương Khôi nghe.

                              Mã Hùng nói :

                              - Hiền đệ toan liệu như vây cũng phải. Nay ta ở đây cũng không có việc chi, vậy thì để ta thẳng qua Phước Kiến một phen, dọ thám tin tức thể nào đặng có lo phương gỡ trước.

                              Cao Tấn Trung và Phương Khôi đều mầng mà rằng :

                              - Nếu sư huynh chịu khó như vậy thì đở cho anh em tôi biết là bao nhiêu.

                              Cao Tấn Trung hối người dọn tiệc đãi Mã Hùng và Phương Khôi.

                              Rạng ngày Mã Hùng từ giả...người ấy quảy gói hành lý thẳng qua Phước Kiến.

                              Nói về Thiên tử sau khi sai Cao Tấn Trung và Phương Khôi đi rồi thì ở lại đó vài ngày, rồi mới mướn thuyền đi ngã Dương Châu mà trở về Kinh sư.

                              Đi đến Dương Châu trả tiền đò xong, Thiên tử và Châu Nhựt Thanh lên bờ, thẳng tới khách điếm hiệu là Đồng khánh mà ở.

                              Rạng ngày điểm tâm xong rồi, Thiên tử đi với Châu Nhựt Thanh thẳng lên Bình Sơn dương dạo chơi phong cảnh một lần nữa.

                              Đến nơi, Thiên tử vào chùa thì có chủ trì trong chùa ấy bước ra nghinh tiếp.

                              Thiên tử thấy chủ trì ấy không phải người quen ngày trước, thì cũng có ý muốn hỏi.

                              Vào đến phương trượng thết trà xong rồi thì chủ trì ấy hỏi rằng :

                              - Quí khách tên chi họ chi, quê quán ở đâu, xin cho tôi rõ.

                              Thiên tử nói :

                              - Tôi là Cao Thiên Tứ quê ở Bắc kinh, còn thằng con nuôi tôi đây tên là Châu Nhựt Thanh, vậy chớ pháp hiệu của hòa thuợng là chi, xin nói cho tôi rõ.

                              Chủ trì ấy dáp :

                              - Hiệu tôi là Thiên Nhiên.

                              Thiên tử đàm đạo với Thiên Nhiên giây lâu, coi ý biết người ham tiền bạc không phải quyết dạ tu hành, thì đã đem lòng ghét, song cũng rộng dung, không muốn nói ra làm gì.

                              Châu Nhựt Thanh thấy vậy cũng muốn phân biện ít điều, song sợ Thiên tử nên không dám nói, còn Thiên Nhiên thấy Thiên tử xưng mình là người Bắc kinh mà không quân hàm chi hết, lại không đem đồ hành lý, biết rằng không phải bọn cúng chùa, thì có lòng khi, không muốn nói chuyện.

                              Bèn kiếm cớ hỏi Thiên tử rằng :

                              - Khách quan muốn xem phong cảnh thì đi xem chơi cho biết.

                              Thiên tử độ lượng khoan hồng không có ý đến chuyện nhỏ mọn, còn Châu Nhựt Thanh cũng chưa biết là ý Thiên tử không muốn nói chuyện nữa.

                              Thiên tử nói :

                              - Nếu Hòa thượng có lòng tốt dắt tôi đi xem thì tôi cũng đi.

                              Thiên Nhiên nói :

                              - Khách quan muốn xem thì đi, bằng không thì thôi, còn tôi mắc có việc riêng, đi cùng khách quan không đặng.

                              Châu Nhựt Thanh nói :

                              - Hòa thượng là người xuất gia, hễ xuất gia thì tứ đại giai không, nhứt trần bất nhiễm, cớ sao Hòa thuợng lại có việc riêng kìa ? Điều ấy rất lạ, thiệt tôi không biết.

                              Thiên Nhiên hổ thẹn làm thinh, không biết lời chi đáp lại.

                              Thiên tử thấy vậy nói vớt cho Thiên Nhiên rằng :

                              - Đã biết người xuất gia thì nhứt trần bất nhiễm, chẳng có việc riêng chi cả. Tuy vậy hòa thuợng đã làm chủ trì, cũng phải coi sóc cho tiểu tăng làm việc công quả trong chùa, việc ấy cũng như việc riêng của người thế gian vậy. Thôi, chẳng nên ép người làm chi, mi còn nhớ đường thì đi với ta mà xem.

                              Châu Nhựt Thanh không dám nghịch mạng, nên phải dằn lòng đi với Thiên tử.

                              Khi ấy Thiên Nhiên ép mình đưa Thiên tử và Châu Nhựt Thanh ra khỏi phương trượng, rồi trở vô dặn tiểu tăng rằng :

                              - Nếu hai người ấy trở lại thì mi phải nói ta đã xuống núi đi viếng anh em rồi, đừng có làm theo thói quen, vào bửa với ta như khi trước.

                              Tiểu tăng dạ dạ vâng lời.

                              Thiên Nhiên mời vào tịnh thất chưa đặng bao lâu, kế thấy tiểu tăng chạy vô báo rằng :

                              - Có Vương Bắc lão gia đến viếng, bây giờ thuyền đã tới bến rồi. Thiên Nhiên nghe báo lật đật chạy ra nghinh tiếp.

                              Nguyên Vương Bắc lão gia đây chẳng phải dự bực quan viên, mà cũng chẳng phải vương tôn công tử chi hết. Vốn là một người đầu gia của nhà buôn lớn, vì người chủ tiệm tin cậy giao hết các việc cho va, cho nên va mới nhờ việc ăn gian mà làm giàu, bây giờ cất nhà cửa, mua ruộng đất, cưới vợ bé, mua tôi tớ trong nhà nhứt hô bá ứng, các quan sở tại lại theo dua mị với va cho nên thầy sải này cũng bắt chước theo mà làm thói a dua như vậy đó.

                              Trong lúc Thiên Nhiên chạy ra đến bến, không thấy có Vương Bắc, thì cúc cung thi lễ, chào hỏi một cách kính nhường.

                              Mấy người tiểu thiếp và tỳ tất của Vương Bắc lên bờ không đặng, thì Thiên Nhiên hối bọn tiểu tăng kiếm tre làm tay vươn cho mấy người ấy lên.

                              Khi bọn tiểu thiếp và tỳ tất của Vương Bắc lên bờ rồi, Thiên Nhiên lại đứng khép nép bên đường mà hầu hạ và nghinh tiếp.

                              Đến chừng bọn ấy dắt nhau lên chùa, Thiên Nhiên ở lại sau hỏi bọn thủy thủ rằng :

                              - Chuyến này sao lại không thấy lão gia ?

                              Thủy thủ nói :

                              - Lão gia làm biếng không thèm đi, để cho mấy bà tiểu thiếp và mấy chị tỳ tất của người lên chơi một chuyến. Vậy Hòa thượng mau chạy theo, mời các bà vào chùa, kẻo ngày sau lão gia bắt lỗi. Thiên Nhiên lật dật chạy theo, đến nỗi vấp đá té sấp lở trán trầy chơn mà cũng không biết đau đớn chi cả.

                              Comment


                              • #45
                                Hồi Thứ sáu Mươi




                                Tục hòa thượng buông lời vô phép
                                Tiểu anh hùng nỗi giận hành hung




                                Thiên Nhiên theo kịp bọn ấy, mời vào phương trượng, thết trà xong rồi, hối thúc tiểu tăng lo việc cơm nước còn mình thì đứng chắp tay mà hầu. Trong bọn tiểu thiếp ấy có người làm đầu là vợ thứ ba của Vương Bác.

                                Nàng ấy nói với Thiên Nhiên rằng :

                                - Chị em tôi đi chơi thất công Hòa thượng châu toàn hết sưc như vầy thế cũng cực lòng cực trí, từ rày về sau chị em tôi không dám tới nữa.

                                Thiên Nhiên nói :

                                - Tôi làm như vậy e chưa đũ lễ, như có điều chi sai sót cúi xin các bà miễn chấp.

                                Người ấy nói :

                                - Chị em tôi ăn chay không đặng, nên đã sắm sẳn tiệc rượu đem theo, Hòa thượng đừng lo về việc cơm nước.

                                Thiên Nhiên nói :

                                - Tôi đã sai người đi đặt một tiệc đồ mặn, như bà có sẳn thì xin để dùng bửa trưa, chớ bây gìờ tiểu tăng đi đặt rồi ; để tôi dắt đường cho các bà dạo xem phong cảnh một lát, rồi sẽ trở lại vầy tiệc.

                                Nói rồi liền đứng dậy dắt bọn đờn bà ấy dạo xem cãnh núi.

                                Nguyên người vợ thứ ba của Vương Bác đó, vốn là một con kỹ nữ có nhan sắc, Vương Bác phải lòng đem bạc chuộc về làm vợ thứ ba, nàng ấy tên là Lục Tương nga.

                                Lúc ấy Thiên Nhiên dắt bọn đờn bà ấy đi tới suối thứ năm mà xem, vừa gặp Thiên tử và Châu Nhựt Thanh đang đi coi Thiên tử thấy bọn đờn bà thì đứng nẹp một bên đường, nhường cho bọn ấy đi qua, đến chừng thấy có Thiên Nhiên theo sau, thì Thiên tử cũng làm ngơ dường như đã quên chuyện trước ; còn Châu Nhựt Thanh thấy Thiên Nhiên theo sau bọn đàn bà ấy thì lòng nổi giận mà nghĩ rằng : Khi nãy Thiên tử khiến nó dắt đi dạo xem phong cãnh nó đã kiếm điều thối thác mà nói mình có việc riêng, bây giờ nó lại đi với đòn bà như vậy thiệt là đáng giết.

                                Nghĩ như vậy, vừa muốn kêu Thiên nhiên mà hỏi, song thấy Thiên tử chẳng có sắc giận thì lại không dám tự chuyên.

                                Bèn theo sau Thiên Nhiên mà xem cữ chỉ.

                                Lúc ấy Châu Nhựt Thanh thấy Thiên Nhiên đối đáp với bọn đàn bà ấy rất nên cung kính, lại chỉ chổ nầy chổ kia có dạ ân cần. Cắt nghĩa tích xưa cho bọn đờn bà ấy nghe chừng ấy lòng lã nổi xung, Châu Nhựt Thanh dằn nữa không đặng, bèn chạy lại nói với Thiên tử rằng :

                                - Phụ vương thấy lão sãi ấy a dua thái quá chăng ?

                                Thiên tử nói :

                                - Sao lại không thấy, song chẳng nên nói làm gì.

                                Châu Nhựt Thanh nói :

                                - Tôi thấy sãi ấy đem lòng khi rẻ Phụ vưong, mà lại a dua với bọn đàn bà như vậy, lòng tôi giận lắm, xin Phụ vương cho tôi răn nó một hồi thì mới hết giận.

                                Thiên tử làm thinh.

                                Châu Nhựt Thanh bíết ý liền chạy theo muốn bắt Thiên Nhiên mà đánh.

                                Té ra Thiên Nhiên đã dắt bọn đàn bà ấy trở lại phương trượng rồi.

                                Châu Nhựt thanh trở lại đi theo Thiên tử lên Bình Thiên đường xem chơi một hồi nữa, rồi mới trở lại phương trượng.

                                Ði vừa tới cửa, có một tiểu tăng cản lại mà rằng :

                                -Hai chú nầy không đặng vô đấy, trong ấy có khách đàn bà, nếu hai chú muốn vô thăm chùa, thì ra cửa trước mà xem, xin đừng vào nơi phương trượng.

                                Châu Nhựt Thanh nói :

                                - Ta muốn vào đó đặng hỏi hòa thượng một điều.

                                Tiểu tăng nói :

                                - Tại phương trượng đương đải khách quí, cho nên tôi mới biểu ra tiền đường.

                                Châu Nhựt Thanh hỏi :

                                - Khách nào ở đâu lại gọi là khách quí ?

                                Tiểu tăng nói :

                                - Khách quí ấy là vợ thứ ba của Vương lão gia, người giắt chị em đến xem phong cảnh chùa nầy, cho nên Hòa thượng tôi phải thết đãi.

                                Châu Nhựt Thanh hỏi :

                                - Vương lão gia có bà con gì với hòa thượng chăng ?

                                Tiểu tăng nói :

                                - Không, người là thí chủ, và cúng tiền bạc cũng nhiều, cho nên Hòa thượng tôi phải trọng.

                                Châu Nhựt Thanh nghe nói như vậy thì nổi trận lôi đình mà kêu lớn lên rằng :

                                - Bớ Thiên Nhiên, mi phải mau mau ra đây cho ta nói chuyện, nếu mi không ra thì ta vô đó đánh mi bể đầu.

                                Tiểu tăng thấy vậy chạy vào báo với Thiên Nhiên.

                                Thiên Nhiên nghe báo bước ra nói với Châu Nhựt Thanh rằng :

                                - Ðu`wng có ngang tàng lắm vậy. Hôm nay ta mắc thết đải khách sang, cho nên mới khiến tiểu tăng nói trước với ngươi có gì ngươi mong lòng gây dữ như vậy ?

                                Châu Nhựt Thanh thấy mặt Thiên Nhiên thì đã giận rồi đến chừng nghe mấy lời ấy, lại càng giận thêm hơn nữa, bèn nhảy tới dang tay đánh vô mặt Thiên Nhiên một vã mà mắng rằng :

                                - Sải khốn nầy mi dám chống trả với ta sao ?

                                Thiên Nhiên bị đánh một vả rất nặng, gảy hai cái răng, lại thêm sưng mặt chù vù, khi ấy Thiên Nhiên, một là ỷ chùa ấy có sắc vua cho, hai là ỷ có quan viên thường tới dạo xem phong cảnh, ba là giận Châu Nhựt Thanh đánh mình sưng mặt, cho nên buông lời măng nhiết đến điều.

                                Thiên tử thấy vậy nổi giận khiến Châu Nhựt Thanh rằng :

                                - Nơi phương trượng có khách đàn bà, mi đừng rầy ở đây làm người ta sợ, hãy kéo lão sải ấy ra trước khách đường phân phải quấy cho nó nghe.

                                Nhựt Thanh vâng lịnh thộp ngực Thiên Nhiên kéo đi.

                                Thiên nhiên trì kéo không lại, cứ việc chạy theo Châu Nhựt thanh.

                                Khi ấy bọn đàn bà thất kinh xuống thuyền về hết.

                                Châu Nhựt Thanh kéo Thiên Nhiên ra tới khách đường bảo đứng dựa cửa.

                                Thiên tữ ngồi nơi ghế giữa mà nạt Thiên Nhiên rằng :

                                - Mi còn chưa chịu quì xuống đó mà nghe ta nói hay sao.

                                Thiên Nhiên đứng sửng mà không chịu quì.

                                Châu Nhựt Thanh nắm tay Thiên Nhiên dắt tới trước mặt Thiên tử, rồi đạp một đạp nơi nhượng làm cho Thiên Nhiên phải quị xuống đó.

                                Thiên tử điểm mặt Thiên Nhiên mà rằng :

                                - Mi là quân khốn, đã đem thân vào chốn không môn, mà còn học thói tiểu nhơn, a dua với người giàu có, chẳng kể đến ta chút nào. Mi biết ta đây là ai chăng ? Nầy, ta nói cho mi rõ ta là Cao Thiên Tứ, môn sanh Trình Hoằng Mưu, bạn đồng niên của quan Tuần phủ tĩnh nầy. Nay ta phụng chỉ qua Giang Nam tra xét một án lâu năm, đi ngang qua đây, nên mới ghé lại dạo xem phong cảnh. Khi nảy ta bảo mi dắt ta đi xem phong cảnh cho biết, mi đã thối thác nói có việc riêng, cớ gì bây giờ mi lại dắt bọn đàn bà dạo xem như vậy. Nay ta không thèm tranh luận với mi làm gì, để ta bắt mi giãi tới quan tĩnh, coi thử mi có lỗi gì hay không.

                                Thiên Nhiên nghe nói lật đật quì lạy xin dung.

                                Thiên Nhiên nghe Thiên tử nói bấy nhiêu lời, mới biết Thiên tử cũng là quí nhơn nơi Bắc kinh, thì lật đật quì lạy mà rằng :

                                - Tôi thiệt là đứa hữu nhãn vô châu, cúi xin nhị vị rộng lòng dung thứ, từ rày về sau, tôi không dám làm như vậy nữa.

                                Nói rồi lại quỳ lạy Châu Nhựt Thanh mà xin tha lỗi.

                                Thiên tử thấy vậy thì nghĩ rằng :

                                - Nó đã biết lỗi thì thôi, so đo làm gì vô ích.

                                Bèn hỏi Thiên Nhiên rằng :

                                - Vậy chớ Hòa thrợng chùa nầy tên là Liễu Không bây giờ ở đâu ?

                                Thiên Nhiên nói :

                                - Hòa thượng Liễu Không viên tịch đã ba năm nay.

                                Thiên tử nghe nói Liễu Không đã viên tịch rồi thì đem lòng thương mà khen rằng : Như Liễu Không vậy mới phải là người tu hành, còn như mi đó thiệt là Hòa thượng rượu thịt. Thôi, ta cũng không thèm so đo với mi làm gì, ấy vậy từ rày về sau mi đừng quen theo thói cũ mà chết.

                                Thiên Nhiên rất mừng, đứng dậy chắp tay mà hầu.

                                Thiên tử từ giã Thiên Nhiên trở về khách điếm.

                                Ngày thứ Thiên tử làm một phong thơ sai tiểu nhị đem đến giao cho Tri phủ Dương châu, còn mình thì trả tiền phòng cho chủ tiệm rồi mướn đò về kinh sư.

                                Tiểu nhị đem thơ giao cho Tri phủ Dương châu rồi.

                                Tri phủ cầm thơ mở xem, thấy có ba chữ Cao Thiên Tứ, biết là thánh chỉ thì lật đật bàn hương án quì xuống mà đọc.

                                Ðọc rồi mới biết Thiên tử có tới Bình Sơn đường, thấy Thiên Nhiên khinh bần trọng phú, cho nên truyền chỉ khiến đuổi Thiên Nhiên ra khỏi chùa.

                                Tri phủ vâng theo thánh chỉ đuổi Thiên Nhiên ra, rồi chọn sãi khác ở giử chùa ấy.

                                Nói về con của Hồ Huệ Càng là Hồ kế Tỗ thẳng đến Thiếu Lâm tự khóc lóc tỏ các việc cha mình bị hại cho Chí Thiện thiền sư nghe.

                                Chí Thiện thiền sư nghe nói, thì nổi giận nói lớn rằng :

                                - Cao Tấn Trung tài cán bực nào lại dám cả gan sát hại đồ đệ của ta như vậy kìa nếu ta không giết nó lại, ắt nó khi dể đến ta chớ chẳng không.

                                Ðồ đệ là Ðồng Thiên Cân và Tạ Á Phước bước ra thưa rằng :

                                - Ðồ đệ của Bạch Mi đạo nhơn đã hại Hồ huệ Càng và Tam Ðức thác rồi, bây giờ sư phụ đến đó đối địch với Cao Tấn Trung thì cũng không đáng xin để cho hai anh em tôi đến đó báo cừu thì phải hơn.

                                Chí Thiện thiền sư nói :

                                - Hai ngươi nói như vậy cũng phải, song ta biết Cao Tấn Trung tập luyện nội công nhiều lắm, e khi hai ngươi đi cự địch không lại.

                                Ðồng thiên Cân và Tạ Á Phước đều nói :

                                - Sư phụ sao lại muốn nêu chí khí của chúng mà dẹp oai phong của mình như vậy ! Nếu hai đứa tôi báo thù cho sư huynh không đặng, thì chẳng nên trở lại chùa này.

                                Chí Thiện thiền sư thấy hai người ấy quyết chí, thì cũng bằng lòng cho đi.

                                Tạ Á Phước và Ðồng Thiên Cân đều mừng.

                                Bên sắm sanh nang thác, đi với Hồ kế Tỗ thẳng qua Quảng Ðông.




                                Comment

                                Working...
                                X