Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Càn Long Hạ Giang Nam

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Hồi Thứ Mười Sáu



    Lôi Ðại Bàng lạy thầy hạ san
    Hồ Huệ Càng đưa con nhập tự


    Nói về khi Ngưu Cường và bọn Cẩm Luân Ðường cả thảy tám người đưa quan tài đến Võ Ðương sơn thì thấy một tòa miếu Huyền Thiên Thượng đế rộng lớn khéo lạ vô cùng.

    (Nguyên của vua Minh thái tổ ngự tạo khi trước, đặng đền ơn thần ủng hộ giúp vua trừ tuyệt phản nghịch là Trần Hữu Lượng, nay còn noi dấu tích tại đây, thiên hạ đến cúng kiến rất đông.)

    Bọn Cẩm Luân đường cậy tên đạo đồng dắt vào hậu điện ra mặt Phùng Ðạo Ðức.

    Lúc ấy lão đạo trưởng đương phiền nảo về sự chiêm bao, xảy thấy đạo đồng dắt Ngưu Cường và bọn Cẩm Luân đường đến quì thưa các việc.
    Ðạo Ðức nghe vừa dứt lời liền té ngữa chết giấc.

    Lôi Ðại Bàng và Ngưu Cường xúm đở kêu một hồi mới tĩnh dậy.

    Nguyên Ðạo Ðức thương Anh Bố và Hóa Giao như con bèn mời bọn Cẩm Luân đường ngồi rồi lấy lời phủ ủy rằng :

    - Nay hai tên học trò ta chẳng may táng mạng, chư vị cũng trọn niềm chung thủy, chẳng nài đường thiên sơn vạn hải đưa linh cửu đến đây, ơn ấy ta cảm đội vô cùng.

    Bạch An Phước đứng dậy vòng tay thưa rằng :

    - Vã chẳng oán cừu ấy sanh ra bởi bọn tôi làm cho nhị vị giáo đầu táng mạng, xét lại công ít tội nhiều, xin đạo trưởng hải hà đại độ, ra tay cứu chửa kẻ trầm luân, kẻo oan khuất bọn tôi sanh nghiệp làm ăn bất tiện, bị hại hằng ngày. Nay chúng tôi xin dung mọn nầy khẩn cầu đạo trưởng hạ san, trước trả cừu cho nhi vị giáo đầu, sau ra tay tế độ cứu vớt bọn tôi khỏi chốn gai chông.

    Nói rồi lạy tam thiên và dưng sáu ngàn lượng bạc và các vật khác.

    Phùng Ðạo Ðức đở dậy đáp rằng :

    - Ta hận Huệ Càng thâm cốt, chí vì nó đành ra tay độc thủ, nó không tưởng niềm đồng đạo, nên mói giết môn đệ ta, dẩu cho thầy nó có xuống Dương thành đi nữa thì ta cũng không dung.

    Nói rồi sửa soạn ra đi.
    Khi ấy Lôi Ðại Bàng quì thưa rằng :

    - Giết gà đâu dùng đao trâu, xin thầy cho con hạ san, trước tìm Huệ Càng đặng trả hờn cho nhị vị sư huynh, sau giết Phương Thế Ngọc báo thù cho cha luôn dịp.

    Ðạo Ðức gặt đầu đáp rằng :
    - Con đi thì phải lẽ, song hãy tiềm tâm cẩn thận để phòng kẻo bị ám hại.

    Ðại Bàng vâng lịnh từ tạ ra đi quảy đồ hành lý và vác một cây thiết côn nặng nổi tám mươi hai cân, hiệp cùng bọn Cẩm Luân đường xuống thuyền trở lại Dương thành.

    Ðây nói về này kia Huệ Càng xúm nhau ăn uống mầng rở và cám ơn Tạ Tam Phước có lòng giúp đở, khi ấy Huệ Càng kính dưng ba chén rượu cho Tạ Tam Phước và thưa rằng :

    - Nay mạng tôi vẹn toàn và khỏi nhục danh thầy, cũng nhờ sức huynh, nên tôi kính dưng rượu nầy xin anh nhậm lễ, và lạy một lạy đền ơn cứu tử.

    Tạ Tam Phước đáp rằng :
    - Vốn đó đây là niềm thủ túc phãi tương trợ cho nhau, có điều chi trọng hệ mà em phòng đáp lễ. Vậy anh xin em từ nầy về sau chớ nên sanh sự nữa, hảy lo an hưởng thái bình, nếu em nhậm lời an ủi thì anh khoái lạc vô cùng.

    Còn Tam Ðức huề thượng cũng hết lòng khuyên giải về vụ ấy, nên Huệ Càng nhẩn tâm không dám sanh sự với bọn Cơ phòng, cách vài ngày Huệ Càng từ biệt anh em trở về Tân Hội thăm mẹ và vợ con.

    Nguyên vợ Huệ Càng là Hạ thị, từ ngày chồng ra đi học võ, ở nhà Hạ thị đẻ được một đứa con trai đặt tên Hửu Ðức, lúc này được bảy tuổi.

    Khi Huệ Càng về thấy con hình dung xấu xa, không giống cha mẹ chút nào, đầu rắn mắt chuột lại thêm nhỏ thó, nhưng mà xương gân liền lạc thì không đẹp.

    Ngày nọ có một người anh em họ với Huệ Càng tính qua tĩnh Phước Kiến đặng buôn bán, sẳn dịp ấy Huệ Càng thưa cho mẹ và vợ hay đặng gởi Hữu Ðức theo người anh em ấy đến Thiếu Lâm tự học.

    Vợ Huệ Càng cũng thuận theo ý chồng, còn mẹ Huệ Càng cũng yên tâm, song ngại Hữu Ðức còn nhỏ không người săn sóc, nên nói cùng Huệ Càng rằng :

    - Theo ý con tính đó thì nhằm lẻ, nhưng mẹ e cháu nhỏ dại cô độc một mình, ở xứ người lấy làm tất tưởi.

    Huệ Càng thưa :

    - Việc ấy xin mẹ chớ lo, vả chăng thầy tôi là người tu hành nhơn đức lắm, bình sanh hay ưa mến con nít, chịu nhọc bảo dưỡng không phiền, chẵng những là thương người mà lại mến thương đến loài súc vật, nuôi những mèo chó, vượn, chim và kiển vật, săn sóc dường thể ngọc ngà.

    Mẹ Huệ Càng nghe nói bằng lòng.

    Khi ấy Huệ Càng viết thơ kính gởi cho thầy xin rộng lòng thương trẻ dại, xâm luyện gân cốt, dạy tập võ nghệ đặng phòng sau hiển đạt gia đình.

    Lúc bàn bạc xong xuôi, liền giao Hữu Ðức cho người anh em họ và châu cấp quần áo bạc tiền, Hữu Ðức vui mầng lạy bà và cha mẹ, từ biệt theo người chú họ ra đi, coi bộ không trìu mến ai hết, lại nhãy nhót vụt cười.

    Tuy Hữu Ðức tuổi còn ấu xuân, song thiên hạ thường đặt tên riêng là Thiết đầu lão thử.

    Khi Huệ Càng gởi con đi học xong rối, đi thăm viếng thân bằng cố hữu.

    Nguyên Huệ Càng có chí khí lớn, học võ nghệ tinh thông, đặng trả thù cho cha, nên tới đâu ai cũng yêu vì là hiếu tử.)

    Cách vài mươi ngày mới xong việc thăm viếng, kế đrợc thơ thầy trả lời rằng :

    - Ðã nhận Hữu Ðức làm đệ tử và dặn dò chuyên tập võ kinh, phòng khi chống cự cùng học trò Phùng Ðạo Ðức, và phải hòa nhả vui thuận với anh em, chớ nên thị cường sanh sự mà lỗi trong phép nước.

    Huệ Càng thơ rồi không thèm đem vào lòng,

    Nói về bọn anh hùng ở tại Quang Hiếu tự lần lần về quê quán thăm viếng cha mẹ không có sự chi lạ, duy có Lý Cẩm Luân khi hồi hương thấy cháu là Lý Khai, hình dung vạm vở, tài mạo đoan trang sức mạnh, nên Cẩm Luân truyền hết võ nghệ đã học nơi Thiếu Lâm tự.

    (Ðến sau Lý khai nầy ra làm Soái theo bọn Bạch Liên đánh Thường Ngộ Xuân thua ba phen, nhờ bọn anh hùng tại Thiếu Lâm tự bắt mới đặng Lý Khai, ấy là nói sơ lược về việc ngày sau ).

    Khi Lôi Ðại Bàng theo bọn Cẩm Luân đường về đến Dương thành vào công sở thết đãi ăn uống xong xuôi.

    Lôi Ðại Bàng khiến người dắt đến Tây Thiền tự kiếm Huệ Càng và Phương Thế Ngọc.

    Khi đến nơi thì Tam Ðức huề thượng hỏi rằng :

    - Chẳng hay sư đệ đến có việc chi mà hăm hở dường ấy ?

    Ðại Bàng đáp rằng :

    - Ta đến kiếm Huệ Càng và Thế Ngọc đặng báo cừu cho phụ huynh.

    Tam Ðức nói :

    - Sư đệ đến trể, mấy người đã về thăm quê quán gần một tháng nay.

    Ðại Bàng nói :

    - Vậy ngươi hay viết thơ cho bọn nó hay đến đây đặng giao chiến cùng ta, bằng chẳng y lời thì ngươi chớ trách ta sao lại vô nghĩa.

    Nói rồi quày quả trở về công sở Cẩm Luân đường.

    Bởi cớ ấy Tam Ðức huề thượng nghị luận với Hồng Hi Quan và Ðồng Thiên Cân đặng lập tức viết thơ cho ngươi đi báo tin cho chư huynh đệ hay.

    Khi Huệ Càng được tin liền đến Quang Hiếu tự mà tựu anh hùng, khi đến nơi thì chưa ai đến, bèn sang qua Tây Thiền tự mà ngụ, còn ba anh em Phương Thế Ngọc vì ở xa nên chưa đến kịp.

    Ngày ấy Ðại Bàng đến Quang Hiếu tự, xảy gặp anh em Lý Cẩm Luân vừa đến.

    Khi anh em Lý Cẩm Luân thấy Lôi Ðại Bàng thì biết là đến báo cừu, nên có ý sợ và giả lã làm bộ không biết, mời vào trà nước rồi hỏi :

    - Sao em không ở Võ Ðương sơn học luyện võ nghệ, về đây có việc chi, xin tỏ cho bọn ta biết ?

    Ðại Bàng nói :

    - Bọn bây khéo kiếm điều hỏi phơ phào, nay ta đến đây, chúng bay lại không biết hay sao ? Một là tìm Thế Ngọc mà báo cừu cho cha mẹ ta, hai là kiếm Huệ Càng đặng trả hận cho nhị vị sư huynh ta, thật bọn bay rất nên độc ác, chẳng tưởng niềm đồng đạo cùng nhau, còn tình nghĩa gì nữa mà hòng kêu sư thúc sư đệ ! Ta nói thiệt, quyết giết cho đặng Thế Ngọc với Huệ Càng, cùng tảo tận lũ bây để rữa hờn và cho thiên hạ biết danh ta học tại Võ Ðương sơn, võ nghệ hay dở dường nào.

    Bọn bào kiệt nghe những lời Lôi Ðại Bàng nhục mạ thì cả giận mắng rằng :

    - Ngươi là loài súc sanh, cả gan đến đây buông lời nói vô lễ hủy báng bọn ta, có lẻ ngươi phải chết vì bọn ta trong giây phút đây, như Ngưu Hóa Giao và Lữ Anh Bố là trang võ nghệ siêu quần hơn ngươi thập bội còn bị giết thay, nay ngươi làm phách theo thói cha mẹ ngươi ngày trước, tự thị coi thiên hạ không người, lại còn muốn tuyệt hại kẻ đồng đạo, bởi vậy trời mượn tay mẹ con Phương Thế Ngọc hủy tuyệt dòng ngươi, sao còn chưa tự hối, phòng ngày sau nối dỏi tổ tông, như vậy sao gọi là trang trí sĩ ? Nay đến đây buông lời nói kiêu căng, có phải là ngươi tìm nẻo chết không, rỏ lại cha ngươi có bịnh ngu nên sanh ngươi mang chứng u mê.

    Lôi Ðại Bàng bị nhiếc mắng nổi xung xốc lại vừa muốn đánh, Lý Cẩm Luân và tăng chúng cản lại khuyên giải hai đàng và nói với Ðại Bàng rằng :

    - Nếu sư đệ muốn chống cự cùng bọn ta thì cần gì phải nóng dường ấy, vậy hãy trở về Cẩm Luân đường viết thiệp cáo báo cho thiên hạ hay định ngày đến lôi đài tỷ võ, mà đánh sức một cùng nhau, ai chết nấy chịu, ấy là việc chánh lý, chớ sư đệ đánh cùng bọn ta chốn nầy, rủi có thua, thì thiên hạ nói bọn ta cậy đông, húng hiếp kẻ yếu, như vậy thì hổ thẹn cho phe ta không phải trang hảo hớn.

    Khi ấy có Bạch An Phước theo Lôi Ðại Bàng cũng gián can nên Ðại Bàng dằn lòng nhẫn nhục nghe theo ra về.

    Khi ấy Lý Cẩm Luân nói cùng chư huynh đệ rằng :

    - Ta đã từng nghe Ðại Bàng là thằng khốn nạn, khi còn thơ ấu lên Võ Ðương sơn học nghề cùng sư thúc ta, người xâm luyện châu thân nó cứng như đồng, và truyền dạy các món võ nghệ tinh thông, sức mạnh vô cùng, cữ đồng thiết côn nặng được tám mươi hai cân, xét thì hơn Ngưu Hóa Giáo và Lữ Anh Bố bội phần, coi trong bọn ta đây không ai đối địch lại với nó, duy có Phương Thế Ngọc họa may có sức chống trã cùng chăng. Là vì Thế Ngọc khi tuổi còn nhỏ thì đã xâm luyện gân cốt, chẳng kém chi Ðại Bàng, lại có miếng huê quờn tinh xảo, có lẽ chống ngăn được.

    Tạ Tam Phước đáp :

    - Theo ý tôi tưởng thì Phương Thế Ngọc tuy giỏi mặc dầu, song hình dung nhỏ thó yếu sức chắc là đương cự không lại binh khí của Ðại Bàng, còn huê quờn nhặm lẹ cũng khó gần đặng nó mà hạ thủ, vậy phải dùng trí mới xong.

    Bọn anh hùng nói :

    - Theo như lời sư huynh tính dùng trí hại Ðại Bàng, thì phải dùng cặp Thiết oan ương chăng ?

    Tạ Tam Phước vừa muốn đáp lại, xảy thấy ba anh em họ Phương và Huệ Càng đến, cả thảy đều mừng nói :

    - Bọn ta đương lo buồn sợ mấy anh em đến không kịp đặng đối địch cùng lại Ðại Bàng, nay đến thì rất may, vậy ngồi đây đàm đạo.

    Phương Thế Ngọc đáp rằng :

    - Bọn tôi đặng thơ của Tam Ðức sư huynh thì lật đật ra đi bất kể ngày đêm, lẽ nào đến trể, nay bọn ta đủ mặt tại đây, vậy việc ứng địch tính lẻ nào ?

    Lý Cẩm Luân bèn tỏ đầu đuôi về sự Ðại Bàng đến buông lời xúc phạm vô lễ.

    Thế Ngọc và Huệ Càng nghe nói nổi xung nghiến răng, song biết Ðại Bàng sức mạnh, sợ e đánh không lại, nên có ý buồn rầu.

    Tạ Tam Phước thấy vậy thì nói rằng :

    - Mấy em chớ khá lo sợ, để mặc anh lo mưu cự chiến ắt là xong việc. Theo ý anh tưởng Ðại Bàng lúc nầy tỷ võ cùng bọn ta thì chắc nó không dùng quờn, vì nó sợ ám toán hại nó, chắc nó dùng khí giới đối địch, song chẳng can chi. Như cặp Thiết oan ương này cấp dụng thì bất tiện, phải làm cho Ðại Bàng mệt mỏi gân cốt ắt đổ hào quang, khi ấy anh em dùng cặp Thiết oan ương nầy ra tay ám toán, chắc là thành việc, vậy chư huynh đệ hảy nghe theo kế ta, luân phiên thượng đài giao chiến cùng nó, làm cho nó giảm bớt sức mạnh, rồi sau đó Phương Thế Ngọc tiếp chiến cho nó mệt nhừ rồi sẽ hạ đài, để Huệ Càng bọc hậu cự chiến, lúc ấy ta sẽ tùy cơ hảm cận bên đài, dùng Thiết oan ương ám trợ thì xong.

    Cả thảy đều y theo kế.

    Ấy là :

    Gài bẩy toan mưu cầm mãnh hổ
    Thã mồi tính kế bắt giao long.

    Nói về Lôi Ðại Bàng khi trở về công sở tức thì viết thiệp dán các nơi, định ngày giao chiến.

    Lời thiệp ấy như vầy :

    " Bọn ta là Cẩm Luân đường có thĩnh được Lôi Ðại Bàng là Giáo sư ở tại Võ Ðương sơn. Nguyên Võ Ðương sơn cùng Thiếu Lâm tự có thù khích nhau, là vì học trò Thiếu Lâm tự ám toán binh khí hảm hại Lữ Anh Bố và Ngưu Hóa Giao, nhơn dịp oán ấy, Ðại Bàng vưng lời thầy hạ san đến báo cừu. Vậy Hồ Huệ Càng và Phương Thế Ngọc hãy đến tại Y Linh miểu, lên Nguyệt đài giao chiến cho biết tài cao thấp, hạn trong ba ngày nhằm lúc ban mai đến cự địch.
    Võ Ðương sơn, Lôi Ðại Bàng cẩn ký ".

    Thiên hạ thấy thiệp dán đều rũ nhau đến Nguyệt đài coi tỹ võ, kẻ buôn bán vật thực rất đông, đến ngày giao ước Ðại Bàng nai nịt tề chĩnh, tay cầm thiết côn nặng tám mươi hai cân, lên ngựa ra đi, có bốn tên sư điệt và bọn Cẩm Luân đường hộ tống, thẳng đến Nguyệt đài, thấy thiên hạ đông như kiến cỏ, và có bọn học trò Thiếu Lâm tự đã chực sẳn tại đó, coi lại mỗi người đều nai nịt tề chĩnh, bộ tướng đường đường, oai phuông lẩm lẩm, lúc ấy Ðại Bàng phòng nghi, liền sai kẻ thũ hạ gìn giử hai bên đài cho nghiêm nhặt, đừng cho bọn Thiếu Lâm tự hảm cận, chẳng dè Tạ Tam Phước giả dạng kẻ thương khách đứng nép bên đài chờ thời thấy máy đặng ra tay ám trợ, vì Ðại Bàng là người hữu dỏng vô mưu đều biết đặng máy sâu mà tránh. Khi Ðại Bàng phòng bị dặn bảo xong xuôi, liền xuống ngựa nhảy thẳng lên đài để thiết côn dựa bên mình, ngó ngoái xuống đài, chắp tay xá và nói rằng :

    - Tôi là Ðại Bàng, vì bạn đến trã cừu, xin các người coi đây làm chứng cho tôi.

    Xảy thấy Lý Cẩm Luân nhảy lên đài cầm thiết giản giơ ra và nói :

    - Ta đến tỷ võ cùng ngươi cho biết tài sao thấp.

    Nói rồi nhìn thấy Ðại Bàng đầu đội bao cân, mình mang giáp nhuyển, trước ngực đeo hộ tâm hửu cánh, chân đi khoái bài, mình cao tám thước, vai rộng có to, đầu như sao Bắc đẩu, cặp mắt tợ đồng linh, mặt mày rộng lớn, xem rất oai võ, tay cầm thiết côn dài tám thước.

    Ðại Bàng cũng nhìn Lý Cẩm Luân, thấy mình cao bảy thước năm, mắt tợ trăng tròn, râu ria um sùm, lưng rộng, cầm cặp thiết giản, đầu đội tiết thiết mao, mình mặc giáp nhuyển, trước bụng đeo đồng cảnh hộ thân, nịt dây hồng sa, chơn đi giày da nhĩ bì, liền nạt lớn và nói rằng :

    - Bớ Lý Cảm Luân, sao ngươi dám gánh vác sự cực khổ đến chịu chết thế ?

    Lý Cẩm Luân đáp rằng :

    - Ngươi đừng khoe lổ miệng, ta khuyên ngươi khá sớm trở về Võ Ðương sơn, thì đặng bảo toàn tánh mạng khỏi tuyệt dòng giống, bằng chấp nê không tự hối, ỷ mạnh khinh địch, ắt tử tại mục tiền, chẳng khác như Lữ Anh Bố và Ngưu Hóa Giao chết uổng mạng ăn năn không kịp.

    Ðại Bàng nghe đỏ mặt tía tai, hươi thiết côn nhắm ngay đầu Lý Cẩm Luân đánh xuống như núi Thái sơn.

    Lý Cẩm Luân lấy cặp giản ráng sức đở, làm cho hai cánh tay rủ liệt, bèn khen rằng : thiệt là binh khí ngươi rất nặng.

    Rồi hai đánh đánh nhau bảy tám hiệp, Lý Cẩm Luân biết sức cự không lại, bèn giơ song giãn, ra miếng hộ thân và nói rằng :

    - Ta đánh không lại ngươi.

    Rồi nhảy tuốt xuống đài, những người coi đều khen Ðại Bàng võ nghệ cao cường.

    Xảy thấy Hồng Hi Quan cầm thước sắt, nhảy lên đài đánh ngay đầu Ðại Bàng.

    Ðại Bàng lấy côn đở ra, hai đàng đại chiến hơn năm sáu hiệp, nguyên Hồng Hi Quan là người tư văn nên không đà sức đương cự lâu cùng Lôi Ðại Bàng, phải hạ đài thoát nạn, khi ấy thiên hạ càng khen rộ hơn nữa, còn phe Cơ Phòng trong lòng khoái huợt, chắc sao Ðại Bàng cũng báo cừu đặng.

    Ðại Bàng liền chiến với kẻ môn đệ Thiếu Lâm tự là Ðồng Thiên Cân, Ðặng Á Thánh, Lương Á Tùng, Huỳnh Khôn, Lâm Thắng, Phương Hiếu Ngọc, và Phương Mỹ Ngọc đã mòn sức, bốn phương thiên hạ và bọn Cơ Phòng khen ó om sòm nên Ðại Bàng đắc ý, vinh mặt song khí lực đã giảm hết hai ba phần, đứng trên đài cất tiếng hỏi lớn rằng :

    - Còn gã nào dám lên đài nạp mạng chăng ?

    Phương Thế Ngọc liền nhảy lên nạt lớn và nói :

    - Bở thất phu, chớ khá khoe khoang sức mạnh, ta lên lấy thủ cấp nhà ngươi đây.

    Nói rồi cầm thiết côn đánh tới, Ðại Bàng đở mà nói :

    - Nhà ngươi muốn chết thì tỏ tên họ cho ta biết.

    Thế Ngọc nói :

    - Cha mẹ ngươi hồi trước mạnh bạo biết dường nào còn bị thác tại tay mẹ con ta thay, huống chi ngươi nay dám đến lẩy lừng, e cho ngươi không khỏi cây côn ta, tên ta là Phương Thế Ngọc.

    Ðại Bàng nghe đến tên, trực nhớ cừu xưa, bèn trợn mắt, nghiến răng nạt lớn rằng :

    - Ta cùng ngươi mối phụ cừu khó đội chung trời, nổi mẫu hận không cùng đạp đất.

    Liền hươi côn đánh lia như mưa bấc, Thế Ngọc cũng giử thế chống trở đở gạt lẹ làng, hai đàng đánh nhau không kễ mạng, trời đất u ám, bụi bay mịt đất, thiên hạ đều khen, đánh hơn năm chục hiệp.

    (Nguyên Thế Ngọc sức không kịp Ðại bàng, mà chống trả được năm chục hiệp là nhờ lúc còn thơ ấu, mẹ là Miêu thị có xâm luyện gân cốt, và bà Ngũ Mai cùng ông Chí Thiện truyền dạy phép côn nhiều miếng biến cao cường, như so việc võ thì hơn Ðại Bàng ba phần, đã vậy thì chớ lại Ðại Bàng cũng đà đuối sức, nên Thế Ngọc mới chống trả được lâu dường ấy ).

    Sau Thế Ngọc biết sức đã mỏi, liền giả chước giá đánh Ðại Bàng một côn mà gạt Ðại Bàng đở, rồi thừa thế rút côn nhãy xuống đài chịu thua.
    Ðại Bàng tức giận nhảy nhót la hét om sòm vì ăn sống Thế Ngọc không đặng.

    Xảy có một người còn nhỏ, bộ tịcth tuấn tú cầm cây thương tỷ vĩ bằng sắt, nhặm lẹ lên đài như vượn, đầu đội bao cân, ngoài kết sô sa, mình mặc thiết diệp giáp hộ thân, trước ngực mang khải thiết cảnh, nịt đại hồng hồ sô, chơn đi giày mủi nhọn, có gắn sắt, mặt mày nở nang răng trắng, môi son, bộ tướng trang nhả.

    Ðại Bàng liền cất tiếng hỏi :

    - Ngươi thượng đài thọ tử, vậy chớ tên họ chi ?

    Huệ Càng cười nói rằng :

    - Ta sợ nói ra ngươi thất kinh đứng không vững. Nguyên ta phụng lịnh dưới âm ti làm chức Cầu hồn sứ, nên đã tuyệt mạng Ngưu Hóa Giao và Lữ Anh Bố, còn ngươi hôm nay không khỏi tay ta, có lẽ ngươi gặp bạn nơi cửu tuyền trong giây phút đây, ta tên là Hồ Huệ Càng.

    Ðại Bàng nghe nói như lửa chế thêm dầu, liền huơi thiết côn tận lực xáng ngay khắp sanh Huệ Càng.
    Huệ Càng giơ thương đỏ vẹt ra một bên, sẳn trớn day ngọn thương nhắm ngay yết hầu Ðại Bàng đâm tới.

    Ðại Bàng cả kinh vì mủi thương pháp rất nên độc thủ, tục danh là Tả hầu thương, liền ngồi sụp xuống khỏi, lại lấy côn quét ngang chơn Huệ Càng, đường côn ấy gọi là Ô long bãi vĩ, Huệ Càng thất kinh chống thương nhảy lên cao tám chín thước mà tránh, hai đàng qua lại như cọp giởn nơi giòng, xoang đánh tưng bừng không khác giao long giởn sóng, đánh ba chục hiệp tính hơn 60 miếng.

    Lúc ấy Huệ Càng mỏi sức khó nói chống ngăn, bèn dùng miếng huê thương nhãy nhót lẹ làng như vượn, nhưng mà Ðại Bàng khi còn nhỏ, đã luyện tập ngó mặt trời quen, nên côn một không tán loạn.

    Khi Huệ Càng dùng miếng ấy đánh hơn bảy chục hiệp đà hết sức chống trã cứ lo đở gạt mà thôi, thế gần nguy cấp, Tạ Tam Phước thấy biết không xong, liền lấy cặp Thiết oan ương nhắm ngay tay Ðại Bàng liệng đến, trúng đứt gân cốt Ðại Bàng đau quá chắc lưỡi nghiến răng, nên khiển côn không đặng lẹ như trước.

    Khi ấy Huệ Càng biết như vậy thì cã mầng, thừa thế cử thương đâm ngay yết hầu Ðại Bàng té xiểu, Huệ Càng đá tuốt xuống dài.

    Lúc Ðại Bàng đang nguy cấp thì Ngưu Cường và phe Cẩm Luân đường có ý lên đài đặng tiếp cứu, song không kịp nên phải cởi hài cốt Ðại Bàng về tẩn liệm, ai nấy đều biết hôm nay Ðại Bàng bị người ám toán, đều đem lòng hờn nhưng mà tính đánh không lại nên phải dằn lòng.

    Nói về chư huynh đệ của Hồ Huệ Càng đắc thắng, kéo nhau về Tây Thiền tự rần rần, pháo đốt vang tai, bày tiệc ăn mầng hăm hở.

    Còn bọn Cơ Phòng tẩn liệm hài cốt Ðại Bàng một cách trọng hậu, rồi hiệp cùng Ngưu Cường mướn thuyền chở quan tài thẳng về Võ Ðương sơn, thưa cho Phùng Ðạo Ðức hay về sự Ðại Bàng bị học trò Thiếu Lâm tự ám hại gãy tay, nên Hồ Huệ Càng mới giết đặng.

    Lão đạo sĩ nghe nói rơi lụy, than thở thương tiếc ba tên học trò yêu dấu đều bị tay Huê Càng hại, uổng công phu cực khổ giáo huấn bấy lâu, gay còn chi danh vọng núi này.

    Sẳn dịp ấy, bọn Cẩm Luân đường và Ngưu Cường cầu khẩn Phùng Ðạo Ðức hạ san xuống Dương thành, trước giết Huệ Càng trả hờn cho ba vị sư thúc, sau giãi oán cho bọn mình nhờ phước.

    Ðạo Bức dụ dự một hồi rồi nói rằng :

    - Bần đạo vốn ở theo núi đã lâu năm, đâu muốn nhiểm hồng trần, sanh điều phiền nảo sát hại sanh linh.
    Ai nấy nghe nói đều buồn bèn kiếm lời khiêu khích, làm cho Ðạo Ðức nổi xung quyết ý hạ san, bèn khiến đạo đồng cẩn thủ chùa chiền đặng xuống Dương thành đập chết Huệ Càng mà báo cừu cho ba tên học trò ruột.

    Khi ấy bọn Cẩm Luân đường và Ngưu Cường cả mầng, liền sắm sửa vật thực thĩnh Phùng Ðạo Ðức xuống thuyền thẳng chỉ Dương thành.

    Tu hành tua khá dằn lòng nóng
    Niệm Phật chăm lo việc đức nhơn

    Comment


    • #17
      Hồi Thứ Mười Bảy



      Biệt Ðương sơn, Ðao Ðức báo oán
      Dạo Dương thành, Ngũ Mai giải oan


      Nói về Phùng Ðạo Ðức khi từ biệt Võ Ðưong sơn thì suốt đêm tuốt xuống Dương thành quyết lòng báo hận.

      Việc ấy còn lâu xin đình lại đó.

      Ðây nói sang qua tĩnh Vân nam, có bà Ngũ Mai ni cô tại Bạch Hạc động. Bà ni cô nầy thường hay qua chơi nơi tĩnh Quãng Ðông, Tây quan, tại đó có một cái xóm tên Long Khánh phường, trong xóm ấy có một cái am, gọi là Long Khánh am, có một người ni cô tên là Tiểu Đường, bà ni cô này hay giao du với bà Ngũ Mai rất hậu, nên trong đôi ba năm thì hai đàng đến thăm viếng đàm luận với nhau tâm chí tương đầu, tình như giao tất, chẳng khác chi Bào Quảng, Lôi Trần.
      Ngày nọ Ngũ Mai đang ngồi trước Phật đường nhớ sực nhớ đến Tiểu Đường, bèn nói rằng :

      - Năm trước va có đến viếng ta, ở chơi vài bửa rồi về, từ ấy đến nay vắng bặt tin nhạn, không biết sức khõe thế nào, khiến lòng ta áo nảo, lại đã mấy năm nay ta chưa đến tỉnh Quảng Ðông du ngoạn, vậy thì ta nương dịp nầy trước là đi thăm Tiểu Đường, sau nữa nhàn du cho toại chí.

      Tính rồi liền kêu học trò là Tiểu Vân nói rằng :

      - Thầy có ý đem con theo qua Quảng Ðông du ngoạn, sẳn dịp ta đi thăm Tiểu Đường, và sau giả chước mãi võ khiêu khích anh hùng hào kiệt, họa may có thâu phục thêm một vài người đặng làm kẻ môn đệ, có phải là rỡ ràng cho am động ta chăng ? Chẳng biết ý con liệu ra thể nào ?

      Tiểu Vân cả mừng thưa rằng :

      - Theo lời thầy truyền bảo rất hiệp ý con, nguyên con nhờ công ơn thầy hết lòng dạy, học được võ nghệ tinh thông, con muốn đến đó triển khai thủ đoạn cho rõ danh tiếng thầy.

      Ngũ Mai nói :

      - Như con muốn như vậy thì phải cụ bị các vật đặng ứng dụng, và đem y phục theo thay đổi.

      Dặn dò xong xuôi, liền kêu tiểu ni cô và bà từ đốt nhang, dặn rằng :

      - Hãy gìn giữ động am, như có ai đến thăm thì nói ta qua Quảng Ðông du ngoạn, trong ít ngày ta sẽ trở về.

      Dặn bảo xong rồi liền khiến Tiểu Vân quảy gói lên đường.

      Ngày đi đêm nghĩ, trải gió dầm mưa, nhiều cơn hiểm trở, gần một tháng trời mới đến Dương thành, tìm vào Long Khánh am, Tiểu Đường thấy Ngũ Mai đến thì mừng rỡ bội phần, ân cần thết đãi trò chuyện không rời.

      Lúc ấy nhằm tiết Đoan dương, thiên hạ tĩnh nầy có thói quen du ngoạn long thuyền nơi sông Hà Nam, trước cảnh chùa Hải Tràng tự, vui vẻ vô cùng.

      Ngũ Mai sực nhớ năm trước cũng nhằm tiết này có đến cảnh chùa ấy du ngoạn và mãi võ, nay đến đây gặp dịp muốn qua đó chơi và mãi võ một lần nữa, bèn khiến Tiểu Đường và Tiểu Vân qua chốn ấy trước vài ngày đặng sửa soạn các món quân khí và bài trí một trăm lẻ tám độ mai huê cho sẳn.

      Nguyên Tiễu Ðường là người có của, lại ái mộ võ nghệ Ngũ Mai, nên đã thọ giáo cùng người học luyện tinh thông, còn Ngũ Mai thấy Tiểu Ðường có lòng ái kính và khoản đãi, không so đo tiền bạc, nên đem lòng thương mến và đãi như tình sư hữu.

      Nói về bà Ngũ Mai đi sau đến Tây pháo đài, xuống thuyền nhỏ thẳng đến Hải Tràng tự, khi thuyền đến nơi, liền lên bờ, thẳng vào chùa thì Tịnh Hải đại sư cùng các sư huynh đều bước ra cúi đầu tiếp rước một cách trọng hậu.

      Bởi mấy người tăng chúng nầy có thọ giáo cùng người, nên ái kính dường ấy ; khi rước vào phương trượng thì Tịnh Hải thưa rằng :
      - Tôi không dè sư bá giáng lâm, nên thất bề nghinh tiếp, xin miễn chấp.

      Ngũ Mai đáp rằng :

      - Ta đâu dám chấp nê điều ấy, nguyên ta vẫn nghĩ sư điệt thành tâm tu luyện ắt là cửa Phật hưng long, nên đến, trước mừng cho cháu, sau nhàn du mãi võ chơi, xin cháu chớ phiền ta nhiễu động, làm mất sự tịnh dưỡng an nhàn của cháu.

      Hai đàng trò chuyện sơ qua rồi thẳng đến tòa tam bữu bái yết Như Lai xong xuôi, liền trở vào phương trượng trà nước thấm giọng một hồi, bèn cáo từ Tịnh Hải và các tăng nhơn, dời gót thẳng qua Già Lam điện, có Trí Đường hòa thượng ra nghinh tiếp rước vào.
      Ngũ Mai ngước mặt xem thấy những công cuộc của mình đã bài trí từ từng lớp có thứ tự rất nên tề chỉnh, còn dưới đơn điện thì mai huê trang sắp đặt đường đi nước bước rất nên nhằm phép, trong lòng cả đẹp, khi xem rồi liền vào lạy tượng Quan phu tử lại cũng ra mắt Huề thượng xong việc, bèn cởi áo cà sa đi thẳng lên Nguyệt đài mà ngồi ngay chính giữa, bọn tả thì Tiểu Ðường cầm cây cửu tiết tiên bên hữu thì Tiểu Vân cây thiết lê côn, cả hai đứng hầu hai bên, kẻ du ngoạn đến chơi chốn ấy càng ngày càng đông.

      Ðây nói về Hồng Hi Quan vốn là con nhà phú hậu, tánh ưa nhàn du hứng cảnh, nay gặp lúc Ðoan dương thì có ý muốn đi du sơn dạo thủy, nên mướn một chiếc thuyền với những bạn học xuống thuyền du hồ mà sang qua Hãi Tràng tự coi đua long thuyền giải muộn, nhưng còn chờ anh em Phương Thế Ngọc trở về viếng mẹ thăm cha rồi sẽ tương hội nhau mà đi.

      Khi Hiếu Ngọc về thăm nhà xong xuôi liền dời gót đến Võ quán hội diện cùng chư huynh đệ, ai nấy đều mừng rỡ nhau, rồi vầy đoàn xuống thuyền thẳng chỉ qua Hải Tràng tự, khi đi dọc sông, chỉn thấy Châu giang rực rỡ, Việt Hải tốt tươi, ngóng xem tới trước phía Nam, gành bãi thấp cao, có ghe thuyền kị nữ đậu đó lều bêu, mỗi chiếc sơn phết vẻ vời rất nên đẹp mắt, cảnh tốt khoe tươi, trai xinh gái lịch, trống phách vang tai đờn ca đẹp dạ, làm cho lòng người mê mẩn, bởi vậy khiến xui cho kẻ sang giàu đản tánh mê đắm việc ăn chơi cho đến đổi táng gia bại sản.

      Khi chư huynh đệ trải xem cuộc ấy, thì thuyền đã đến bến đò, ai nấy đều lên bờ thẳng vào chùa, rồi thích tình ai muốn đi chơi đâu thì đi.

      Khi ấy Hồng Hi Quan và Ðồng Thiên Cân bước thẳng đến Già Lam điện, chợt thấy chính giữa có một cái Nguyệt đài trên có một bà ni cô ước chừng một trăm tuổi, hình dung vạm vở, cao lớn, đầu to mắt tròn, cặp nhãn tinh thần xem cất oai nghi, hai bên có hai người ni cô tuổi ước ba mươi, coi giống người thanh nhả tư văn, chẳng phải kẻ dỏng phu chi bột, Người bên kia cầm cây cửu tiết song tiên, còn người nọ thì cầm cây đơn đầu mộc côn, ai thấy cũng khiếp, song không biết có giỏi cùng chăng ?

      Hai người đang bàn luận cùng nhau về việc ấy, xảy thấy bà ni cô đứng dậy ngó xuống đài, chắp tay xá một cái mà nói với những kẻ đến coi tại đó rằng :

      - Nguyên trong quí cảnh này thường lệ vài năm thì tôi đến lập cuộc mai huê trang một trăm lẻ tám độ, và mười tám món khí giới để diễn võ, nay tôi có nghe trong qưới tĩnh nầy có nhiều đấng anh hùng, song tôi vô phước chưa gặp người địch thủ, xin chư vị ai có tài thì tỷ võ cùng hai người học trò tôi chơi cho biết thấp cao, như hơn chúng nó thì tôi xin thọ giáo.

      Nói rồi liền khiến Tiểu Vân và Tiểu Ðường lộng côn và roi cho thiên hạ coi.

      Tiểu Ðường vâng lịnh thầy, cầm cặp song tiên bước ra xá một cái mà nó với kẻ coi rằng :

      - Nay vâng lời thầy tôi diễn đường song tiên cho chư vị xem chơi, xin chớ cười chê và miễn chấp.

      Nói rồi day mình lại khoát hai tay ra, hai chơn liền nhảy thót qua bên đài mai huê trang dường như con lằn xanh đáp trên mặt nước, rồi vận động cặp cữu tiết thiết tiên tới lui có phép, ban đầu còn thấy dạng người, còn cặp thiết tiên múa nghe vùn vụt, đường thể giao long giởn sóng, giây lâu không thấy dạng, chỉ thấy lằn đi nháng sáng ra như bạc, khi múa đũ một trăm tám độ mai huê thì thấy một luồng trắng trắng đi cuồn cuộn, chổ cao chổ thấp giống tuồng mãnh hổ lộng phong, bởi phép roi tinh thục mới được như vậy.

      Những khán giả khen la rát cổ.

      Khi Tiểu Đường đi đường roi đũ rồi thì nhan sắc cũng như thường liền thâu roi bước lui về chổ củ.

      Kế Tiểu Vân ra sức nhảy qua đài mai huê trang cất tiếng nói sơ rằng :

      - Tôi xin diễn đường côn cho chư vị coi chơi cho thỏa chí.

      Tay trái liền cầm chót đầu côn cất nổi lên đứng sựng coi nhẹ như cặm đứng lọn nhang, tay mặt thì đánh cấn vô cây côn mà côn cũng đứng tự nhiên không xiêu ngã, chỉ thấy lung lay rung từ đầu chí đuôi dường như gió động nhành dương, ai nấy thấy đều le lưỡi lắc đầu khen là người sức mạnh.

      Khi ấy Tiểu Vân đưa côn ra đánh xuống một cái gần gảy rồi ra thế diễn côn, áng định bốn phía biến thành ra một trăm tám độ, ngó rất lẹ làng, xem ngọn côn lòa ra như một cái bát lớn, côn hươi như chong chóng trẻ chơi vì nghề đã giỏi lại sức mạnh nên khua động mà vẫn còn sức chẳng mỏi mệt, ai nấy đều khen rộ.

      Đương lúc ấy Hồng Hi Quan thấy vậy làm thinh, chẳng dè Ðồng Thiên Cân tự thị tài năng, chờ Tiểu Vân thâu đường côn rồi, liền nhãy lên mai huê trang, hét lớn lên rằng :

      - Ðồ xả rác ở đâu dám đến chốn nầy khoe khoang lỗ miệng coi thiên hạ vô nhơn, nói chẳng biết ta là Ðồng lão gia đây hay sao ?

      Tiểu Vân nhìn thấy Ðồng Thiên Cân hình dạng cao lớn, lưng dài vai rộng, mình cao bảy thước, mặt tợ con cua, râu ria um sùm, tiếng nói oai khí, tay cầm hai món binh khí giống như lưỡi mác; bộ hăm hở muốn chém tới, tướng mạo oai phong, khi ấy Tiểu Vân trao côn cho Tiểu Ðường cầm rồi day lại mắng rằng :

      - Sao mi vô lễ như vậy, nếu muốn tỷ võ cùng ta, thì phải ăn nói cho có lễ nghĩa, lẽ nào lại buông lời vô lễ như vậy, nay ngươi muốn tranh nghề cao thấp thì phải nói cái tên khốn của mi ra, đặng ta đưa về địa phũ cho rồi.

      Ðồng thiên Cân nghe nói thêm giận, như lửa chế thêm dầu, liền đáp lại rằng :

      - Vốn ta họ Ðồng tên Thiên Cân, tại Việt Ðông tỉnh thành đi lại chẳng kiêng, Nay mi gặp ta ắt đến số.

      Tiểu Vân mĩm cười, liền ra miếng Cao thám mã.

      Thiên Cân bèn dùng miếng Hắc hỗ tán tâm giải phá đánh tới.

      Tiểu Vân thấy thế ấy rất nên dõng mãnh thì biết khí lực cao cường không dám diên trì, liền thâu miếng quyền trước lại mà biến ra miếng giải pháp gọi là : Quĩ vương phát phiến, hai tay đánh vải vô ngực Thiên Cân, Thiên Cân hoảng kinh lật đật né ra một bên, rồi day chơn đá Tiểu Vân.

      Tiểu Vân tránh khỏi, hai đàng đối thủ cùng nhau như hổ đấu long tranh, những người coi đều ngó sững sốt.

      Lúc ấy bà Ngũ Mai ngồi trên Nguyệt đài, thấy vọi học trò mình bộ yếu sức, lật đật nhãy thót lên mai huê trang can hai người ra mà nói rằng :

      - Chớ khá động thủ nữa, để ta tỏ cho hai ngươi nghe.

      Ðang lúc Thiên Cân thủ thắng, thình lình bị mụ lão ni ngăn trở, thì nổi xung nói rằng :

      - Tao cho bây hùa nhau, tao chẳng sợ.

      Khi Hồng Hi Quan thấy bà Ngũ Mai nhãy lên mai huê trang thì muốn nhãy theo mà binh, xảy nghe bà Ngũ Mai nói sự giảng hòa nên ngưng lại đặng coi tình hình ra thế nào.

      Còn Tiểu Vân thấy thầy mình nhãy lên thì lui ra, đứng dẹp một bên đặng nghe phân đoán.

      Còn Thiên Cân tuy là giận song bị Ngũ Mai ngăn trở, nên phải ngừng quờn lại nói rằng :

      - Mụ vải già nầy có chuyện chi hãy nói cho mau, đặng ta ra tay đưa về địa phủ.

      Ngũ Mai mĩm cười hỏi rằng :

      - Chẳng hay ngươi danh tánh là chi, học với thầy nào pháp hiệu gì, khá tỏ cho ta biết ?

      Thiên Cân mắng rằng :

      - Vốn ta với ngươi không thân thích chi, lại cặn kẻ hỏi đến ngọn ngành, chẳng qua ngươi thấy học trò đánh không lại nên kiếm chước hỏi giả lã đặng giải huề đó chăng ?

      Ngũ Mai nghe nói nổi xung nạt lớn lên rằng :

      - Ngươi là đứa khốn kiếp, bất thức thời vụ, mở miệng khoe khoang, ngươi không rõ cái tay ta đây sát anh hùng hảo hớn vô số, hà huống chi ngươi là đồ xả rác, ta không nỡ ra tay tuyệt mạng nhà ngươi, vì ta đã tu hành từ thiện, bởi ta thấy ngươi dùng quờn khước đồng tông đồng phái với ta, sợ e rủi ro đánh nhau tuyệt mạng, ắt là xích mích bạn đồng môn, nên mới dùng lời tử tế hỏi cho phân minh, dầu ngươi muốn đối thủ cùng ta, thì ta sẽ ra tay.

      Thiên Cân nổi xung cử qườn nhắm mặt Ngũ Mai đánh tới.

      Ngũ Mai không giận.

      Khi ấy Tiểu Vân muốn chống trả, song Ngũ Mai không cho, rồi lấy tay đở nhẹ nhẹ, vì lòng bất nhẫn hại người, nên dùng công phu sơ lược chống trả trong vài ba hiệp rồi trá bại như tuồng đánh không lại Thiên Cân.

      Thiên Cân thấy vậy thừa thế mà đá.

      Bà Ngũ Mai bèn dùng ba ngón tay bên hữu thọc nhẹ vô đùi, Thiên Cân đau quá chịu không nổi la tợ ác là, dường như dao búa chặt vào xương, nên hoảng kinh thót xuống mai huê trang, có Hồng Hi Quan chạy lại vịn, Thiên Cân rủ riệt tay chơn đi không được.

      Ngũ Mai thấy vậy cười ré rồi ngồi lại chổ củ.

      Khi ấy Hồng Hi Quan sai người cõng Đồng Thiên Cân xuống ghe xức thuốc, giây phút mấy người anh em bạn của Hồng Hi Quan đi chơi về bước xuống thuyền thấy vậy thì rõ căn do, liền nổi giận.

      Lúc ấy Lý Cẩm Luân, Lương Á Tòng, Tạ Á Phước, Liễu Á Thắng và Đặng Thắng rủ nhau kéo đến Già Lam điện đặng báo cừu, thì thấy người ta coi tại chốn ấy vô số, song không ai dám tỷ thí, năm người anh hùng nầy ngước mặt lên thấy mai huê trang có chừng mười tám món quân khí, mỗi món xem rất nặng, thất là danh bất hư truyền ; lại thấy có bà ni cô còn ngồi xếp bằng lên ghế Nguyệt đài, hình dung cao lớn, bộ vững như núi Thái sơn, tinh thần khẳng khái, ai thấy cũng kinh.


      Khi ấy Lý Cẩm Luân lòng gấp báo cừu, nên xô vẹt người ta chen vào đến trước Nguyệt đài cất tiếng lên mắng rằng :

      - Ðồ quái gở, ở đâu dám đến đây làm thiệt hại cho chúng bạn ta, nay ta đến đây quyết giết đặng ngươi, thì mới đã nữ giận.

      Ngũ Mai đang ngồi, xảy nghe tiếng thét vang tai, liền ngó xuống đài, thấy trong đám đông có vài người hảo hớn lướt xông đến trước.

      Người thứ nhứt hình dạng khôi ngô, cổ cọp, lưng beo, mặt đỏ hồng hồng, tiếng nói rang rảng, quyết đến báo cừu, Ngũ Mai rõ biết tình hình liền đứng dậy nói rằng :

      - Ngươi muốn tỷ võ thì phải nói tên ra đã.

      Cẩm Luân bèn đáp rằng :

      - Ta họ Lý tên Cẩm Luân đây, còn ngươi là vải tu hành, sao dám cả gan đánh sư đệ của ta dường ấy ?

      Ngũ Mai nói :

      - Ta là người tu hành thường năm hay đi đến tỉnh này lập cuộc mãi võ, có ý tầm kẽ anh hùng giao kết cùng nhau, chẳng dè sư đệ của ngươi tự thị, ngỡ là không ai đánh lại mình, thị thiên hạ vô nhơn, mở miệng nhiếc người, nên ta giận tạm dụng ba phần khí lực làm cho nó nhìn biết ta là người ta là người ra thể nào. Sau nữa là bõ thói hồ đồ, đừng có ăn quen khi dễ đến người ắt mang hại, ấy là tại em ngươi gây việc giận hờn chớ chẳng phải là tại ta, nay ngươi đến đây không biết đường tấn thối xúc phạm đến ta gây dữ tại ngươi, trong thế ngươi không muốn sống, nên mới tìm đường tử lộ.

      Cẩm Luân nghe đến như lửa chế dầu, lại thêm bị chư huynh đệ nói đốc vô rằng :

      - Sao không đập chết mụ vãi trọc đi cho rồi còn để nói dang ca làm chi vô ích.

      Ngũ Mai nghe nói nổi gan bèn kêu mắng rằng :

      - Bớ lủ khốn kia, dẫu bây có lên đài hùa nhau mà đánh với mụ, mụ cũng không kiêng.

      Bọn anh hùng nấy nghe nói khó nổi dằn lòng, liền nhảy thót lên đài vây đánh.

      Ngũ Mai dặn dò hai tên học trò của mình đứng dẹp một bên mà coi, để cho mình đương cự.

      Dặn dò rồi liền nhảy lên Mai huê trang, còn bọn anh hùng cũng nhãy theo vây đánh.

      Lúc ấy Tiểu Ðường, Tiểu Vân vâng lời thầy đứng xa mà ngó và dự bị phòng khi tiếp ứng, bèn nghĩ thầm rằng :

      - Năm người ấy chắc đánh chẳng lại thầy mình đâu.

      Còn những kẻ đến coi tại đó, thấy vậy thất kinh, nhưng may cho hai đàng dụng quờn đánh nhau tay không, tưởng ắt không đến bề tuyệt mạng.

      Khi ấy năm người vây đánh bà Ngũ Mai rất nên dữ tợn, chống trả cùng nhau đã lâu thoi đá lẹ làng nhanh như chong chóng, coi đà chẳng kịp.

      Trong giây phút nghe té xuống đài một cái đụi, ngó lại thì thấy Cẩm Luân bị đạp rớt xuống mai huê trang, còn bốn người kia liều mạng vây đánh chẳng chịu ngã lòng.

      Ðây nói về ba anh em họ Phương là Hiếu Ngọc, Mỹ Ngọc, Thế Ngọc cùng Hồ Huệ Càng không hay biết chi hết, xảy nghe người nói lại liền lật đật xuống thuyền thăm Ðồng Thiên Cân, thấy Thiên Cân bị bịnh, bèn hỏi rõ nguồn cơn, liền nổi giận rủ nhau tuốt đến Già Lam điện tiếp ứng.

      Khi đến nơi thì Lý Cẩm Luân vừa bị rơi xuống đất tức thì xúm nhau chạy lại nưng đở, rồi muốn tuốt lên đài, chẳng dè Phương Thế Ngọc lanh mắt liếc thấy đại sư bá là Ngũ Mai thì thất kinh hồn vía, liền cất tiếng kêu lớn lên rằng :

      - Bớ chư huynh đệ, chớ nên động thủ, bà ấy là đại sư bá của chúng ta đó.

      Bọn anh hùng nghe nói hoảng hồn, liền rủ nhau nhảy xuống đất quì mọp tại đó xin lỗi.

      Ngũ Mai thấy vậy liền hạ đài đở mấy người ấy dậy mà tỏ rằng :

      - Bọn bây lầm lổi không biết ta, nên la miễn tội cho đó ; còn sự nầy gây ra đây phải là tại ta, bởi lúc ban sơ ta có tra hỏi Ðồng Thiên Cân học tập võ nghệ ở đâu mà giống khuôn phép ta như vậy, nó không khứng nói ra lại buông lời nói xúc phạm đến già, nên sanh điều bất tiện cho nó, song thương tích ấy nó bị nhẹ không can hại đến gân cốt, còn các ngươi ăn học với ai, công phu được cụ toàn võ nghệ lắm vậy ? Các ngươi khá tỏ cho ta biết.

      Thế Ngọc cúc cung thay lời thế mặt cho cha mẹ mình mà làm lễ lạy tạ nghĩa sư công.

      Ngũ Mai chợt thấy Thế Ngọc thì đem lòng hoan hỉ vì bởi bình sanh ưa mến Thế Ngọc lắm, nay đã lâu ngày mới gặp nhau đây, liền đở dậy kéo lại đứng gần một bên tỏ những lời yêu dấu như vầy :

      - Từ ngày bà dạy cháu luyện tập võ kinh, cách xa tính đà hai năm, nay cháu đã trưởng thành, diện mạo khôi ngô hơn trước rất nhiều ! Còn mẹ cháu mạnh giỏi thế nào, bây giờ cư trú nơi đâu ?

      Thế Ngọc thưa rằng :

      - Từ ngày mẹ con tôi theo cha tôi qua Nam kinh trở về, thì chư ngụ tôi tĩnh này và giúp Hồ Huệ Càng đánh Cơ Phòng, trả thù cho cha, khi ấy Cơ Phòng viện ba người học trò của tam sư thúc hạ san. Ba người chẳng tưởng nghĩa đồng đạo cùng nhau, tưởng bạc tiền là hơn, xem người dưng là trọng, thị kẻ đồng môn như thù nghịch, nên bị Huệ Càng sát hại, gây ra việc oan gịa, nên tôi e tam sư thúc ắt sẽ không dung. Còn bọn tôi đây là học trò Thiếu Lâm tự, thọ giáo cùng nhị sư bá là Chí Thiện thiền sư.

      Khi Thế Ngọc thưa nhón ít lời, thì thiên hạ mới nay là một nhà với nhau mà ra, nên không cần gì ở đó coi nữa, liền rủ lần nhau ra về.

      Còn Tiểu Vân, Triểu Đường bứoc đến trước, ra mắt cùng bọn học trò Thiếu Lâm tự, Ngũ Mai khiến Tiểu Vân lấy ra vài hườn thuốc ở trong rương, là thuốc của mình chế luyện trị về bịnh bị té, bị đánh gọi là "Hườn hồn như ý đơn" trao lại cho Phương Thế Ngọc đem xuống ghe trị bịnh Ðồng Thiên Cân, Lý Cẩm Luân.

      Thế Ngọc vâng theo lời dạy lập tức chạy riết xuống thuyền cho hai người ấy uống, trong giây lát mạnh lại như cũ.

      Thế Ngọc bèn thuật lại đầu đuôi cho hai người nghe ; hai người thất kinh, vì bởi sực nhớ lại lời thầy mình đã có nói rằng : công phu võ nghệ của đại sư bá giỏi hơn thầy mình. Nay thuốc uống nầy chế luyện càng hiệu nghiệm hơn thuốc của bọn ta nhiều lắm.

      Khen rồi dắt nhau đến Già Lam điện ra mắt lạy tạ Ngũ Mai về sự làm ơn cho thuôc.

      Ngũ Mai đở dậy, mời ngồi hai bên trà nước, chuyện vãn một hồi, rồi bọn anh hùng đứng đậy hết lòng mời thĩnh Ngũ Mai xuống thuyền trở về võ quán thết đải, mà tỏ sự hiếu kính của mình.

      Ngũ Mai thấy bọn hào kiệt nầy; mọi người đều vạm vở khôi ngô, oai phuông lẫm lẫm, như hổ, như long thì có lòng mừng, bèn nhậm lời mời thỉnh, liền khiến Tiểu Vân tém dẹp các đồ quân khí, thâu tóm võ trường, chĩnh bị vềt liệu tùy thân, từ biệt Hải Tràng tự, từ giã đạo hữu, sư huynh, sư điệt, liền hiệp với bọn hào kiệt Thiếu Lâm thẳng chĩ xuống thuyền.

      Ngày ấy Ngũ Mai không dùng đồ mặn, cho nên Hồng Hi Quan phải khiến người cần cấp dọn tiệc chay thết đãi.

      Bọn thấy trò ngồi dự tiệc bàn giữa còn chư huynh đệ Thiếu Lâm thì ngồi hai bên luân phiên rót rượu khuyên mời, ngày ấy du thuyền tại Hải châu, tinh đình thã trôi theo giòng nước, ăn chơi du ngoạn, một là xem long thuyền đưa bơi mặt nước, hai là coi sơn thủy giải buồn. Tuy bà Ngũ Mai hằng năm đều có đến Dương thành, song chẳng có lần nào du ngọan cao hứng như ngày nay, cho nên thầy trò nương dịp vầy đoàn, hoan lạc đồng tình bã trản vui say.

      Khi rượu đã xoàng xoàng thì Ngũ Mai hỏi chúng sư điệt rằng :

      - Khi tại Già Lam điện có thiên hạ đông, ta không có hỏi thăm về bọn ngươi làm sao sanh ra cừu oán với học trò của tam sư thúc ? Vã chăng nó với bọn ta là người đồng môn, sao chẳng tưởng tình nhau, nở lòng nào giết tuyệt mạng người chẳng kiêng phép nước hay sao ? Vậy bọn bây khá tỏ hết tính hình cho ta biết ai phải ai quấy, phòng khi tam sư thúc đến báo cừu thì có ta khuyên giải, vì Tam sư thúc hiệu là Bát tý na tra vốn người rất nên dữ tợn, bọn bây há chẳng biết hay sao ?

      Bọn anh hùng nghe mấy lời Ngũ Mai nói thì cả mừng bèn thưa rằng :

      - Nay đại sư bá có lòng chiếu cố thương đến bọn tôi thi ơn kia đức nọ ví tày trời, nghĩa nặng ân dày tợ núi.

      Lúc ấy Hồ Huệ Càng rơi lụy khóc ròng, bèn bước lại quì một bên bà Ngũ Mai thưa rằng :

      - Nay kẽ đệ tử bị kẻ sát phụ oán cừu, may nhờ chư huynh đệ giải cứu, nay khỏi họa đoan, xin sư bá mở lượng từ bi cứu đệ tử một phen, ơn ấy ngàn đời khắc cốt ghi tâm.

      Ngũ Mai đở đậy nói rằng :

      - Chớ nên khóc lóc, hãy tỏ sự oán cừu cho ta nghe cặn kẻ, ta sẽ toan tính cho ngươi.

      Huệ Càng bèn tố trần về việc ngày trước Cơ Phòng đánh chết cha mình, sau nữa gần tuyệt mạng đến mình, may nhờ anh em Thế Ngọc giải cứu đem thẳng lên chùa Thiếu Lâm tự học nghề cùng Chí Thiện thiền sư vừa được đôi năm, song bởi gấp việc báo cừu cho cha, mới lén trốn về.

      Lại nói rằng :

      - Thầy tôi sợ tôi có sơ sẩy làm nhục đến thầy tôi, nên thầy tôi sai chư huynh đệ hạ san tương trợ. Ðến sau bọn Cơ Phòng viết trường hồng (thiệp đỏ) thĩnh Ngưu Hóa Giao, Lữ Anh Bố, Lôi Ðại Bàng đến tuyệt hại mạng tôi, song nhờ chư huynh đệ ám trợ nên mới thành công. Nay tôi nghe Cẩm Luân đường đem trọng lễ lên Võ Ðương sơn cầu khẩn Bát Tý Na Tra, nếu người đến đây thì ắt là mạng tôi hưu hĩ, nhưng mà thân nầy đâu quán tử sanh, ngặt vì mẹ tôi già cả tuổi đã tám mươi không người phụng dưởng, xin đại sư bá thi ân, đoái thương niềm đệ tử, cứu mạng một phen, ơn ấy tôi đâu dám phụ.

      Ngũ Mai nghe qua liền gặt đầu thở ra vào khen rằng :

      - Lòng ngươi chí hiếu, lập chí báo cừu chẳng nài sống thác, thiệt nên trang chí khí. Vậy thì ta phải ở nán lại đây khuyên giải cho ngươi, như hậu nhựt có gặp tam sư thúc, thì phải thành lòng thĩnh tội, ngươi chớ tự thị dõng cường, hãy xuống nước nhỏ, tiên lễ hậu binh, thì ta sẽ bày phân giải nạn cho.

      Bọn hào kiệt nghe nói cả mừng ; lúc ấy trời vừa tối thì thuyền đà vừa đến bến Tây pháo đài, xúm nhau đưa thầy trò Ngũ Mai đến Long Khánh am rồi mới dắt nhau trở về đến võ quán.

      Qua rạng ngày bọn anh hùng đem ba cái kiệu đến Long Khánh am rước thầy trò Ngũ Mai đến Quang Hiếu tự bái yết phật Như Lai xong rồi, đàm đạo với nhau trong giây lát, liền cáo từ thẳng qua võ quán, khi đến nơi chúng anh hùng tiếp rước một cách trọng kính và cầu xin chỉ điễm quờn khước công phu.

      Ngũ Mai nhậm lời tận tâm truyền dạy các miếng bí yếu.

      Lúc ấy vợ chồng họ Miêu đặng tin Ngũ Mai ở tại Quang Hiếu tự, liền đến ra mắt lạy tạ ơn người tháp cứu năm trước.

      Từ ấy bà Ngũ Mai ở đó, ban ngày dạy dỗ võ kinh, tối lại về am mà nghĩ.

      Nói về Bát tý na tra Phùng Ðạo Ðức vừa đến Dương thành, ngồi kiệu thẳng đến hội quán Cẩm Luân đường, thì bọn nầy ra cung nghinh rước vào xúm nhau lạy tạ, liền bày tiệc kính dâng, khi ấy Phùng Ðạo Ðức khiến ngươi lập tức viết trường hồng đưa đến Quang Hiếu tự và Tây Thiền tự tỏ cho Huệ Càng hay đặng đến nạp mạng ; khi trường hồng đừ nơi bọn anh hùng thất kinh.

      Ngày ấy Ngũ Mai chưa đến võ quán, còn Huệ Càng mắc ở Tây Thiền tự luyện tập học trò của mình.

      Bởi vậy, Lý Cẩm Luân nhóm chư huynh đệ lại thuong nghị cũng nhau rằng :

      - Bọn ta khá mau đến Cẩm Luân đường trước là chịu tội, sau nữa dọ thám tình ý tam sư thúc dường nào, rồi sẽ toan tính .

      Ai nấy đều ưng ý, mới rũ nhau kéo đến đó cậy người giử cửa vào thưa giùm, nói rằng :

      - Bọn Thiếu lâm tự đến thỉnh tội cùng tam sư thúc.

      Phùng Ðạo Ðức còn đang uống rượu, xãy nghe nói làm vậy liền khiến người đòi vào.

      Bọn anh hùng nghe đòi thì Lý Câm Luân làm đầu đảng, dẫn nhau kéo rốc vào ra mắt lạy tạ.

      Phùng Ðạo Ðức liền hỏi rằng :

      - Trong bọn bây đứa nào tên là Hồ Huệ Càng, dám cả gan hảm hại kẻ đồ đệ của ta, nay lại đến đây ra mắt ta là ý gì ?

      Cẩm Luân thưa rằng :

      - Huệ Càng đã trở về Tân Hội không có ở chốn nầy, nay bọn tôi nghe sư thúc đến đây, trước là viếng thăm, sau cam chịu tội. Còn về việc đánh chết Hóa Giao, Anh Bố và Ðại Bàng, thì bọn tôi vô can, vậy xin sư thúc mở lòng từ bi, tưởng niềm đồng đạo với thầy tôi, nhiêu thứ cho bọn tôi một phen, ơn ấy ngàn đời muôn kiếp không quên.

      Phùng Ðạo Ðức nạt lớn và mắng rằng :

      - Bọn bây là đồ súc sanh, hùa nhau ám trợ Huệ Càng, tuyệt mạng đồ đệ của ta, lại còn đến đây xảo ngữ, ngoa ngôn, phải bây tưởng ta là sư thúc, thì đâu nỡ hại môn đệ của ta, bây khá mau trỡ về kêu Huệ Càng đến Nguyệt đài nạp mang ; lời tục có nói ráng : Giết người thường mạng, vay phải có lời, điều ấy là lẽ thường, có khó chi đâu.

      Phùng Ðạo Ðức mắng cho một hơi, ai nấy ngậm câm mà chịu không chổ trả lời, mắc cở lui ra thương nghị cùng nhau rằng :

      - Sự nầy liên họa tới bọn ta, ắt là không xong, vậy chúng ta phải mau mau đến cầu đại sư bá thiết kế giải cứu mới xong cho.

      Tính rồi lập tức thẳng đến Long Khánh am.

      Khi bọn anh hùng về rồi, thì Bạch An Phước là người của phe Cam Luân đường bẩm cùng Phùng Ðạo Ðức rằng :

      - Huệ Càng ở tại Tây Thiền tự chớ chưa về Tân hội, bởi sợ thầy nên ẩn mặt chốn ấy, ắt là chẳng dám đến Nguyệt đài tỷ võ, chi bằng bọn tôi dẫn thầy đến đó bắt nó đập chết mà trả cừu cho xong việc.

      Ai nấy nghe qua đều khen là lời nói có lý.

      Ðạo Ðức bèn y theo lời An Phước, liền biểu An Phước dẫn đưong và dắt Ngưu Cường theo mình thẳng đến Tây Thiền tự gặp Hồ Huệ Càng đang ở tại Võ quán dạy học trò.

      Huệ Cang liếc mắt xem thấy An Phước dẫn một ông đạo sĩ đến cửa thì trong lòng nghi quyết ông ấy là Bát Tý Na Tra lật đật bước xuống thềm nghinh tiếp và thưa rằng :

      - Ông có phải la tam sư thúc chăng ? Kẻ đệ tử tiếp rước trì diên, cúi xin sư thúc miễn tội.

      Hỏi rồi quì móp xuống đất:

      - Ðạo Ðức thầy Huệ Càng thì trong lòng sùng sục như hỏa thiêu tâm, muốn xáng xuống một quờn cho chết thì mới vừa lòng, song thấy tình hình Huê Càng cúc cung quì móp làm vậy thì giảm bớt nỗi hờn, và không đành ra tay độc thủ, nhưng không nguôi nổi oan cừu, bèn nạt lớn lên mắng rằng :

      - Ðồ súc sanh, ai là tình sư thúc của mi, mà mi hòng gọi sư thúc, chớ như ngươi sớm biết ta là nghĩa sư thúc cùng ngươi, thì ngươi chảng nỡ ra tay độc thũ hảm hại đồ đệ của ta, nay ta đến đây tìm ngươi mà trả hận ngày xưa, như ngươi có giỏi thì chờ dậy đương cự cùng ta, chớ đừng có làm bộ cúm núm, xão ngử ngoa ngôn mà dối trá với ta.

      Nói rồi liền nhãy a lại đạp Huệ Càng.

      Huệ Càng trớ qua một bên liền cất tiếng thưa rằng :

      - Xin sư thúc bớt cơn lôi đình, dung cho đệ tử trần thiết một lời, dầu có chết cũng cam bụng chịu.

      Ðạo Ðức mắng rằng :

      - Mi là đó nghiệt chướng, oan cừu ví tợ đất trời, sông biển rửa hờn đà chẳng sạch; dầu ngươi nói xuôi như nước đổ, ngôn ngử tợ gỡ thoi, ta cũng chẳng đem vào lòng vào dạ chút nào.

      Huệ Càng cáo nài rằng :

      - Vã chăng tiền nhựt Ngưu Hóa Giao tham tiền bạc của Cẩm Luân đưòng, tự thị bản lảnh cao cường, ra sức gánh vác việc của người dưng, chẳng tưởng niềm đồng đạo cùng nhau, khi thị tôi chẳng ra gì, tôi cũng đã hết lời khẩn cầu khuyên giải , bởi sợ đồng môn đạo hửu xích mích cùng nhau, song Hóa Giao tưởng tiền bạc là hơn, không kể lời trái phải, muốn kết việc sanh tử cùng tôi, cực chẳng đã phải tỷ võ cùng nhau, dầu chí thân cốt nhục đâu dám nhiêu dung, bởi do tại viết trường hồng mà loan thệ, ai chết nấy chịu, cố ý sát hại tôi cho tuyệt mạng, nên tôi phải gắng gượng chống đương rủi lỡ tay đánh chết Hóa Giao, chẳng khác nào cởi cọp lỡ vời, thế bất đắc dĩ mới ra cớ ấy.Ðến sau Anh Bố và Ðại Bàng quyết tình báo cừu muốn giết tôi mà trã hận, lúc ấy mạng tôi như sợi chỉ mành, nhờ trời ủng hộ nên mới được toàn thân, nay ba vị sư huynh táng mạng thì tội tôi trọng đại như thiên xin sư thúc mở lượng từ bi rộng dung đệ tử.

      Phùng Ðạo Ðức không thèm đem vào tai chút nào, lộng quờn đánh tới như mưa bấc, chơn đá tưng bừng, quyết tình hại Huệ Càng cho đã nư giận, song Huệ Càng sớm biết, nên sẳn ý đề phòng, túng thế phải gắng sức chống trả đánh lại trong mười hiệp có dư, thì Phùng Ðạo Ðức thầm nghĩ rằng :

      - Thằng nầy thiệt giỏi, các miếng võ nghệ luyện rất tinh thông, hèn chi ba tên học trò mình chết cũng phải.

      Khi ấy Ðạo Ðức giả tuồng sơ sẩy dẫn dụ Huệ Càng, liền biến ra một đường quờn rất hiễm nghèo. Miếng ấy gọi là: Tạo thiết giáp thủ, đánh xuống gảy lọi tay trái Huệ Càng.

      Huệ Càng chịu không nổi hoảng kinh ôm cánh tay gảy chạy dài.

      Bạch An Phước đón lại, bị Huệ Càng đá cho một đá, té ngửa lăn bò.

      Ngưu Cường thấy Huệ Càng bị trọng thương mà còn dỏng mạnh dường ấy, nên không dám đón lại, sọ e bị bịnh như Bạch An Phưóc.

      Còn Phùng Ðạo Ðức thì rượt riết theo Huệ Càng.

      Huệ Càng hoãng kinh đâm đầu chạy bất kể đường xá, khi chạy đến Thuận mẫu kiều thì Ðạo Ðức rượt theo gần kịp, coi vọi rất nên nguy cấp.

      Comment


      • #18
        Hồi Thứ Mười Tám


        Dòng Lưu Dung trọn đời vinh hiển
        Triệu Phương Khánh võ nghệ tinh thông




        Ðây nói về Lý Cẩm Luân hiệp cũng chư huynh đệ thẳng đến Long Khánh am ra mắt Ngũ Mai, cáo bẩm về chuyện ngày trước, và khẩn cầu người tìm phương giãi cứu trong bọn mình, ơn ấy cảm đội không cùng. Nói rồi liền quì móp xuống đất mà lạy.

        Ngũ Mai đỡ dậy, lấy lời an ủi và đáp rằng :

        - Việc ấy có ta đây liệu chẳng can chi mà sợ.

        Khi ấy Ngũ Mai liền thân hành hiệp với bọn anh hùng thẳng đến công sở Cẩm Luân đường, hỏi thăm tên giử cửa thì mới hay là Phùng Ðạo Ðức đã đến Tây Thiền tự tìm Huệ Càng mà báo cừu, cả thảy nghe nói hoảng kinh, lập tức bôn hành thẳng qua chốn ấy ; khi đi vừa đến Thuận Mẫu kiều, xảy thấy Huệ Càng dung ruổi bôn ba đến đó, gảy lọi hết một tay, mặt mày thì điếng ngắt thở chẳng ra hơi.

        Còn Phùng Ðạo Ðức rượt theo đã bén gót, lại dụng quờn tận lực đánh tới.

        Khi Bát Tý Na Tra rượt Huệ Càng đến Thuận Mẫu kiều thớt đ theo kịp bên chưn ; trong lòng cả mừng bèn dụng thần lực cử quờn đánh tới, ngó thấy chín ghê.

        Vả chăng Hụệ Càng đã bị thương rồi chống trả sao nổi, dầu có da đồng cốt sắt đở cũng không nổi một quờn ấy.

        Lúc ấy Ngũ Mai vừa đến, thấy tình hình như vậy biết là không xong, lật đật xông đến, triển khai tay mặt đưa ra đở và nói rằng :

        - Có Ngũ Mai đây, hiền đệ xin khá bớt tay.

        Nhơn bởi có lòng giải cứu Huệ Càng cho khỏi chết, nên dùng hết sức bình sanh đở ra mạnh quá, làm cho Bát Tý Na Tra phải dội lại hơn mười bước và hai tay rũ liệt.

        Ấy bởi xuất kỳ bất ý khiến cho Bát Tý hoảng kinh.

        Ngũ Mai giả lả vui cười, bước đến tiếp rước mà tỏ lời ngon ngọt như vầy :

        - Vì ta sợ e em giết chết Huệ Càng nên mới mạo phạm đến em, xin chớ ưu phiền.

        Nói rồi liền chắp tay xá một cái và xin lỗi.

        Bát Tý Na Tra Phùng Ðạo Ðức bèn nghĩ thầm :

        - Nguyên ta cùng ngươi xưa học một thầy thì sớm bíết người tài hơn mình, nay gặp ta đây đỡ sơ ra một cái còn chịu không nổi thay, nếu người dùng tận lực thì ta chống chỏi sao cho lại, và người ở với Chí Thiện rất nên thiết nghĩa, lại thương kẻ môn đệ của Chí Thiện bội phần, tánh ưa giúp kẻ lâm nguy, đánh chết thấy trò vợ chồng Lôi Lão Hổ, nay người đến trợ Huệ Càng, bằng ta không kiến cơ ắt là lâm hại.

        Khi thầm nghĩ rồi, bèn lật đật cúi đầu và tỏ rằng :

        - Bần đạo đầu dám chấp trách sư huynh, chẳng bịết sư huynh đến chốn nầy đã bao lâu, xin tỏ cho tôi rõ biết ?

        Ngũ Mai đáp rằng :

        - Bần đạo vân du tình cờ đến đây, xãy gặp hiền đệ chốn nầy, chẳng hay Huệ Càng với em cừu thù về sự gì mà em ra tay độc thũ dường ấy ?


        Bát Tý Na Tra rơi lụy khóc ròng tỏ đầu đuôi việc trước cho Ngũ Mai nghe, xin phân xữ công bình, đặng giải oan cho kẻ đệ tử của mình, ơn ấy dám đâu xao lãng.

        Ngũ Mai đáp rằng :

        - Xét lại vụ nầy, tại Hóa Giao tham ăn tiền bạc, chẳng kể niềm đồng đạo, không đếm xĩa nghĩa đệ huynh, do tại hiền đệ không lòng hiểm sát, ngộ thích ngoại nhơn, lại xui giục Anh Bố, Ðại Bàng hạ sơn báo cừu, vả chăng Huệ Càng là người hiếu tử có chí lớn báo cừu cho cha nó, chẳng can hại dính dấp cùng Võ Ðưong sơn và cũng không có lòng dễ khi dối trá đến em. Còn như ngày trước, hai đàng tranh đấu với nhau thì tánh mạng hệ trọng đâu dám nhượng nhau, kia thác, đó sống, đó sống đây thác, ấy là lẻ thường, nay em xuống đây báo cừu, đánh Huệ Càng gảy lọi một tay, tuy là chưa chết, song đã thành một đứa tật nguyền, tưởng lại hờn ấy cũng đã tiêu. Nếu nghe lời ta phân xử, trước là nghỉ tình Chí Thiện là người đồng sư học đạo cùng em, sau lại tưởng tình đây hết lòng can gián, rồi sẽ khiến cho chư huynh đệ Huệ Càng đậu tiền bạc lại châu cấp cho bọn gia quyến của Hóa Giao, Anh Bố, Ðại Bàng bớt nổi ưu phiền, và chung nhau một muôn đồng bạc làm chay siêu độ ba hồn, còn chúng nó cũng phải đến trước mặt em mà thĩnh tội, cũng là chẳng đặng tranh đấu cùng phe Cẩm Luân đường nữa, theo ý ta phán đoán như vậy, em có nghe cùng không thì mặc ý em.

        Bát Tý nghe qua thầm nghĩ trong bụng rằng :

        - Nếu không tuân theo lời thì chống cự cũng chẳng lại, bởi tại Hóa Giao là đứa súc sanh ham ăn tiền bạc mới dấy họa to, chi bằng nhẫn nhục kiến cơ thì tánh mạng mới đặng vẹn toàn.

        Thầm nghĩ rồi liền đáp rằng :

        - Theo lời sư huynh dạy biểu, tôi đâu làm cải, song ba tên môn đệ của tôi chết tại tay Huệ Càng rất ức, bởi tại phe nó đông nên bày mưu ám toán, hảm hại học trò của tôi thác rất thãm thiết, chớ chi dùng quờn tranh đấu, đánh không lại Huệ Càng, rủi ro có chết cũng cam tâm vô oán, nay lại tha Huệ Càng, ắt là bị chúng cười chê, xin sư huynh xét lại.

        Ngũ Mai đáp rằng :

        - Ðời thạnh trị thời bình, chẳng lẻ muốn dấy động cho kham, dấy việc báo cừu cho được ; tính như vậy thì việc báo cừu giết bỏ nhau luôn luôn biết năm tháng ngày giờ nào cho dứt. Làm như vậy một là coi phép nước như không, hai là đạo tu hành gây dữ như em làm vậy sẽ bị thiên hạ sĩ tiếu trên đời ; nay em quyết tình muốn đánh chết Huệ Càng, dầu ta đây không có ngú ngàng đến mặc dầu, song Chí Thiện hòa thượng cũng chẳng dung em, vậy xin em hãy tỉnh ngộ nghe theo lời ta can gián, kẻo mất niềm hòa khí.

        Bát Tý Na Tra chẳng biết tính làm sao, cực chẳng đã nên phải nghe theo.

        Còn phe Cẩm Luân đường nghe các lời Ngũ Mai biện bạch giải hòa thì lấy làm ưng ý, những kẻ qua đường cùng những người thương mi phố phường lân cận tại đó thảy đều đẹp dạ, đồng rập nhau khen ngợi bà Ngũ Mai là người tu hành nhơn đức sẽ nên chánh quả, vì lòng ở từ bi ăn nói ngay thẳng, bải nạn giải phân cho dân tình trong bổn cảnh hết nổi xào xáo cùng nhau, lại tiện bề buôn bán, ơn ấy đức nọ cảm đội vô cùng.

        Ngũ Mai lấy lời khiêm cung đáp rằng :

        - Bần đạo qua đường thấy sự bất bình trong bọn đồng môn của tôi, nên phải ra sức giảng hòa, nào có công đức chi đâu, mà dám chịu nhũng lời chư vị tặng khen.

        Nói rồi liền khiến Huệ Càng và bọn tiểu anh hùng đến trước mặt Bát Tý Na Tra quì xuống đất lạy mà xin lỗi, và ước định ngày giờ tụ tại Lôi đài lập đàn tràng thĩnh cao tăng đạo sĩ bốn mươi chín ông đặng chẩn tế và siêu độ cho vong hồn Hóa Giao, Anh Bố, Ðại Bàng, cha Hồ Huệ Càng và bọn Cơ phòng.

        Bát Tý Na Tra cực chẳng đả phải chìu theo.

        Khi việc giảng hòa giao kết xong xuôi thì đâu trở về đó, còn Bát Tý Na Tra khi trở về công sở Cẩm Luân đường, bèn tỏ cho phe Cơ Phòng rỏ biết về sự tài năng của Ngũ Mai rất nên dõng mảnh, võ nghệ siêu quần, khó bề chống cự nên bất đắc dĩ phải tùng quyền bải nại, sau sẽ toan tính, chờ khi rắn nọ không đầu thì ta sẽ ra tay.

        Ai nấy thấy Bát Tý Na Tra còn sợ Ngũ Mai thay, huống gì là bọn mình, nên làm thinh mà chịu không dám gây họa ra nữa.

        Ðây nói về bà Ngũ Mai không trở về Long Khánh am bèn theo bọn sư điệt của mình thẳng qua Quang Hiếu tự, vào nhà võ quán lấy thuốc đoạn cốt hoàn hồn đơn trao cho Huệ Càng uống. Còn ngoài thì dùng gà trống đậm lộn với thuốc bó tay Hồ Huệ Càng, trong giây lát bớt đau, gân cốt liền lại như xưa, rồi khiến Hồng Hi Quan cụ bị tiền bạc định ngày khai đàn, và viết thiếp tõ trước cho phe Cẩm Luân đường hay về sự ngày đã ước định chẩn tế khai đàn.

        Khi bài trí sắp đặt xong xuôi, thì Huệ Càng và bọn anh hùng ra lạy tạ ngũ Mai mà đến ơn cứu mạng.

        Ngũ Mai đở dậy nói rằng :

        - Bọn bây vốn niềm đệ tữ thiệt nghĩa chí thân, nào phải người dưng ; lạy lục mà làm chi.

        Ngày ấy bọn anh hùng dọn tiệc chay, bày rượu ra thết đải Ngũ Mai, xúm nhau ân cần dưng rượu khuyên mời, ăn uống đến tối mới thôi, bèn đem kiệu đưa Ngũ Mai về Long Khánh am an nghĩ.

        Cách ít ngày đến kỳ khai đàn siêu độ các vong linh ấy xong xuôi.

        Bát tý Na Tra liền trở về Võ Ðương sơn còn Ngũ Mai pháp bộ Vân Nam, chẳng bao lâu cha của Phương Hiếu Ngọc qua đời, ba anh em họ Phương và mẹ là Miêu thị phò linh cữu trở về Triệu Khánh an táng.

        Từ ấy bọn anh hùng từ biệt nhau, kẻ về thăm mẹ viếng cha, người thì đi viếng mồ mả.

        Duy có một mình Hồng Hi Quan và Ðồng Thiên Cân ở tại tĩnh, thấy chư huynh đệ của mình đã đi tứ tán, nên buồn, bèn dẹp các đồ quân khí gởi tại chùa Quang Hiếu tự ; rồi hai đàng từ giả nhau trở về nhà.

        Ðây nói về vua muốn xuống Tô châu du ngoạn, trước là xem phong cảnh dường bao, sau nữa tầm Bạch Thái Quan và Cam Phụng Trì là hai người anh hùng có danh tiếng bấy lâu nay đặng ra giúp nước nhà cho mình.
        Khi ý định đã quyết liền khai diên yến cùng bọn anh hùng tại Hải Ba trang vui vay một tiệc, rồi từ giả lên đường ; bọn anh hùng đều theo đưa đón một đổi xa, rồi từ giả vua mà trở lại.

        Còn Nhựt Thanh quảy gói theo sau.

        Nhân muốn qua Tô châu cho gần, thì do theo đường Sùng Minh đi ghe cũng dễ, đi bộ cũng mau, nhưng mà ý vua muốn đi dông dài bắt từ Hàng Hải cho đến Nam Hội, Thưọng Hải, Gia Ðịnh, Thái Thương, Côn Lôn, có ý xem chơi các chổ ấy, cùng là dọ hỏi phong tục cho tường, đêm nghĩ ngày đi, tính gần nữa tháng mới đến Tô châu.

        Lúc ấy mặt trời đà chen lặn, vua và Nhựt Thanh vội vả vào thành, chỉn thấy chợ búa đường sá đèn đuốc sáng lòa, tiếng người nghe rộn rực, ngước mắt lên xem thấy một cái tiệm ngũ, có treo cặp lồng đèn hiệu là : Chiêu Thương khách ngụ.
        Hai người liền bước vào, người chủ tiệm nầy họ Trương, hiệu là Thận An, vốn là người Ở Tô châu cảnh Ðộng Ðình, thấy khách bước vào thì lật đật ân cần tiếp rước.

        Nhựt Thanh chọn lựa phòng sạch sẻ, cất dẹp đồ hành lý, và khiến kẽ đầu bếp dọn ăn bửa cơm tối.

        Nói về Bạch Thái Quan khi đến Tô châu viếng bạn rồi, thì đi trớt, không ngụ tại tỉnh ấy, cùng Cam Phụng Trì đặng tin vua hoài vọng mình, bèn thầm nghĩ rằng :

        - Bấy lâu trôi nổi giang hồ chẳng có ích gì cho mình, chi bằng ta qua Tô châu tầm thánh gía, dâng thửa tài năng của ta ắt sẽ đặng lập nên công danh.
        Tính rồi liền dời gót ra đi, qua đến Tô châu tình cờ đi nhằm hướng Hộ Long đài, xãy gặp hai người đứng trong tiệm ngủ, bèn nhìn coi tướng mạo thì giống như vua và Nhựt Thanh. (Bởi biết đặng do tại thơ tín đã có trạng hình dạng của vua).

        Liền hỏi nhỏ người chũ tiệm căn do tông tích về hai người khách rất nhằm, không sai chạy chút nào, thì có lòng mừng, ngặt không người tiến dẫn. May đâu Nhựt Thanh vừa bước ra sân, hứng gió xem trăng, Cam Phụng Trì liền bước lại gần thi lễ, và han hỏi sự tình, thì mới nhìn biết nhau.

        Còn tên chủ tiệm ngở là người tri thức của Nhựt Thanh, nên không nghi ngại.

        Lúc ấy Nhựt Thanh vào mật tấu cho vua hay, bèn với Cam Phụng Trì vào, xem thấy tài mạo khôi ngô, hình dung lẩm lẩm, tướng mạo đường đường, thì lấy làm mầng rỡ, liền ngự phong chức Du Kích và mật phán cho đi trấn nhâm tỉnh khác, không cần gì hộ giá, vì vua ở Tô châu đã lâu thông thuộc nhiều chổ.
        Cam Phụng Trì mật lảnh thánh chỉ trở lui ra ngoài cùng Nhựt Thanh đàm luận kết cấu đệ huynh.

        Ðêm ấy Nhựt Thanh ăn bửa tối xong rồi mỏi mệt ngũ sớm. Còn vua một mình thân hành ra đi coi nhóm chợ đêm. Thấy đèn thắp đũ ngủ sắc sáng rỡ ánh trời, đường sá giăng giăng, chợ búa thinh thinh rộng lớn, phố lầu huê dạng dãy dọc dãy ngang cao ngó trật óc, tính theo đèn đốt mỗi từng là năm sáu chục cái, còn mỗi tiệm nhỏ đốt ít nữa là vài chục cái, các cửa phố ngó thấy tinh xảo lạ lùng. Còn tiệm cạo đầu đèn đốt cũng y như mấy phố khác, xem trong ba từng thì có thiên hạ ngồi đông chật nít, ngoài cửa có tấm bảng hiệu đề như vầy :

        Ðêm chuyên lo cạo đầu gióc bín
        Ngày chăm chỉ móc ráy cạy tai

        Vua xem thấy bèn lấy làm lạ, lẽ nào xứ Tô châu, ban ngày không cạo đầu gióc bín, lại để tối mới làm, thì trong dạ hồ nghi, bèn day lại hỏi thăm một ông già kia xin thuật chuyện về sự ấy.

        Ông già đáp rằng :

        - Nguyên khách quan mói đến không hiễu tục lệ xứ nầy cạo đầu ban đêm, để lão nói chuyện cho khách quan nghe : Nguyên xứ Tô châu cạo đầu ban ngày có hai thế, một là cạo đầu thuộc về thầy hù, hai là đấm bóp xương cốt làm cho mê mẩn tinh thần khoái lạc vô cùng, như nằm với điếm, điều ấy tại người Song Dương chế hóa ra, phải trả tiền công hoặc một lượng hoặc hai lượng còn như cạo đầu, bắt gió giốc bín, váy tai, cạo lông mặt, đấm bóp xương cốt, trong năm công sự ấy thì có năm người làm, mỗi người ăn tiền công năm chục đồng điếu, hoặc một trăm, hoặc hai trăm theo ý người mướn định trước. Khi công sự ấy hườn thành rồi tính tiền trả trọn cuộc, một, hoặc hai trăm đồng điếu, tính theo giá ấy thì một lắm nên ít người đến tiệm cạo đầu trong lúc ban ngày. Nên hay đến ban đêm nhiều lắm, bất cận sang hèn, làm trọn cuộc trả tiền ít hơn ước giá chừng mười sáu đồng điếu là nhiều.

        Vua nghe nói mới rỏ tình hình làm vậy thì nực cười, liền đáp lại rằng :

        - Mong ơn ông chĩ bão xin cảm tạ vô cùng.

        Nói rồi, đáp lễ từ biệt ra đi dạo chơi, đi dọc theo mé sông càng thêm vui hơn nữa.

        Bởi xứ Cô Tô (Tô châu) này hay nhóm chợ đêm đã có danh bấy lâu nay, nên dưới sông ghe thuyền xinh tốt lạ lùng, món ngon vật lạ cũng chẳng thiếu chi trà rượu ê hề, nam thanh nữ tú du ngoạn ghĩnh sông, đờn ca xướng hát nghe rất êm tai, đèn đốt rạng ngời mặt nước, ngó tợ sao giăng, đò giang lai vảng lao nhao thiệt là xứ phiền ba phú túc chẳng có đâu hơn.

        Vua xem thấy càng thêm đẹp dạ, sẳn trớn vui chơn bước thẳng đến bến đò thì có một bọn đàn bà đưa đò chạy rước mối và kiếm lời trau chuốt nói rằng :

        - Xin lão gia xuống đi đò tôi, đò nầy rộng lớn, sạch sẻ, nhẹ nhàng,vượt mặt nước như tên, xin lảo gia thạnh tình đi chơi một chuyến cho thích tình, giá cả bao nhiêu cũng được.

        Vua liền bước xuống thuyền ngồi trong mui, thuyền bơi, ra giữa vời.

        Chủ thuyền liền hỏi vua :

        - Chẳng hay lão gia muốn đi chơi chốn nào hoặc là đi du hồ hứng chí ; hoặc là trở về phũ nghỉ ngơi.

        Khi hỏi chưa dứt lời, xãy thấy hai đứa con gái ước chừng một kỷ có dư, ăn mặc tề chỉnh đằng sau bồng lái đi tới, đứa thì bưng bộ đồ trà, đứa thì bưng bình điếu đem để trước ghế cho vua dùng.

        Vua mới nói với chủ ghe rằng :

        - Chổ nào vui hơn hết, mà có kỷ nữ xen vào thì chèo ghe đến đó chơi.

        Chũ thuyền vâng theo lời, bèn thẳng chỉ ra khơi tìm chổ vui phăn tới.

        Thuở ấy tại xứ Tô châu có một người phú hộ, ho Trương tên Ðình Hoài, tự hiệu Quân Khả, nhà giàu có lớn, tánh ưa giao nạp anh hùng, bốn phương hào kiệt, ý hay giúp hiểm phò nguy, chí khí khẳng khái, làm việc phải nghĩa coi vàng như rác, lại thêm văn võ song toàn, cho nên những kẻ ăn cướp nghe đến danh người thì có lòng kính sợ.

        Bởi cớ ấy mới gọi là người quân tử, tuy là mai danh ẩn tích xen lộn theo bọn cường đồ, song việc cử động ngay ngắn bố đức thi ân, tâm hoài trung nghĩa, không dạ gian tà hại người lương thiện.

        Nguyên ông bà Trương Ðình Hoài là tay buôn muối lậu nên mới được giàu lớn như vầy, và cũng như bọn lục lâm (ăn cướp) thông đồng với nhau, hay châu cấp, giúp đở cho Ðình Hoài, nên mấy năm dư việc bán muối lậu được lợi và cường thịnh rạt nhiều, còn trong nhà nhờ người vợ bé, tên là Cơ thị cai quãn việc nhà trăm bề giỏi gian, tánh ý thẳng ngay, đè ẹp vạy vò, nâng đở người lương thiện, lại không hay kiêu hãnh cùng ai, thường khi du ngoạn hễ gặp kị nữ tài mạo tương xứng thì đem lòng thương, xuất tiền chuộc cho ra tránh vòng lao khổ, bởi vậy cho nên trong làng xóm ai nấy thấy vậy cũng đều mang ơn, bèn kêu Trương Ðình Hoài là Trương viên ngoại.

        Ðêm ấy trăng thanh gió mát, sao ngó rạng trời Trương Ðình Hoài hứng cảnh du hồ, liền khiến gia đinh dọn thuyền, thẳng chỉ ra khơi, ghe chèo đi như tên bắn, khi ấy thuyền chèo xuôi theo nước chảy, xông lướt đụng nhằm thuyền vua, trẻ bạn đỡ ra không kịp, vấp gãy hết một cây chèo, chủ đò không nghe đòi bắt đền tiền.

        Bọn chèo của Ðình Hoài không chịu đền, hai đàng rầy lộn vói nhau om sòm.

        Trương Ðình Hoài lật đật chạy ra hỏi tự sự căn do bèn rầy trẻ bạn của mình rồi khiến kẻ hầu hạ đem tiền qua ghe mà đền và nói rằng :

        - Tiền nầy của Trương viên ngoại thưởng cho dì, xin mua cây chèo khác dùng.

        Lúc ấy vua vua bước ra đặng có bày nạn giản phân.

        Xảy thấy Trương Ðình Hoài phân xử rộng tình đặng bụng người dưng, ép tình kẻ ăn ở của mình chữ khỏi điều khẩu thiệt, vua thấy vậy định chắc là tay đại độ công bình thiệt rất nên trang hào kiệt, vua bèn dứt con mẹ đưa đò rằng :

        - Vốn cây chèo là vật nhỏ mọn của đáng bao nhiêu, hòng làm ngặt trẻ bạn của người, làm cho chủ nó thường tiền, vậy thiếm hãy trả lại cho chủ nó, rồi tôi cho một hai lượng bạc mua sắm cây khác.

        Chũ đò vưng theo lời vua lập lức trả lại.

        Trương Ðình Hoài thấy vua dạy bão đàng nọ làm vậy thì lật đật đáp lễ và thưa rằng :

        - Vốn trẻ bạn của tôi lổ mảng không cẩn thận để đụng nhằm thuyền của tiên sanh thì lỗi ấy ở tôi, nay ông không bắt tội tôi, lại khiến trả tiền lại, tuy lòng ông khoan hồng đại độ làm vậy, tôi rất cám đội ơn, nhưng mà xin ông nhậm lấy của nầy và tỏ danh tánh cho tôi biết, hòng biêu ngợi tiếng ấy về sau.

        Vua đáp rằng :

        - Việc nhỏ mọn xin nhơn huynh chớ há ngại tình, còn tên tôi là Thiên Tứ, họ Cao ở Thuận Thiên phũ, chẳng biết danh tánh nhơn huynh là chi, quê quán chốn nào, xin người cạn phân cho tôi biết với ?

        Ðình Hoài đáp rằng :

        - Tôi vốn người ở xứ nầy họ Trương tên Ðình Hoài, chữ đặt là Quân Khả, nhơn bởi tôi đi thăm bạn tương tri, tình cờ xảy gặp Cao huynh tại chốn nầy, thật là rất may, nhờ trời xui khiến đâu phải ngẫu nhiên. Vậy xin thĩnh Cao huynh bước qua thuyền tôi du hồ ngoạn thưởng một phen, và xin nhậm tình chớ ngại, lời ngạn ngữ nói rằng : "Bốn biển vấy nên một nhà đâu đâu cũng tình huynh nghĩa đệ, trước lạ sau quen, chẳng có can chi mà hòng từ chối ".

        Vua thấy Ðình Hoài có lòng gắn vó mời hoài thì liếc mắc xem bộ tướng Ðình Hoài ra thể nào, thì thấy tướng mạo Ðình Hoài rất nên nghi biễu, tuổi ước bốn mươi, mi thanh, mục tú, mặt nở nang nhự thu nguyệt, tiếng nói như chuông ngân, đi đứng đoan trang, thiệt là người phúc hậu anh hùng bèn nghỉ rằng :

        - Ðể trẫm gịao kết cũng ngươi coi tánh ý đó ăn ở ra làm sao, đặng ngày sau dùng người ra giúp nước nhà cho trẫm.

        Khi vua nhứt định trong lòng rồi thì làm bộ từ chối đáp đằng :

        - Nay tôi mới gặp nhơn huynh đây thì đũ biết là trang thanh nhã, hiềm vì tôi chưa đến nhà nhơn huynh lần nào thăm viếng. Vậy xin cho tôi kiếu, để khi khác sẽ vầy đoàn cùng nhau du ngoạn.

        Vã Trương Ðình Hoài là anh hùng, từng biết tướng mạo kẻ sang trọng người nghèo hèn, khi nghe vua nói làm vậy thì chăm chỉ ngó vua, thấy vua tướng mạo khôi ngô, mày rồng mắt phụng, mặt ngó oai nghi, tuổi tác sâm si với mình, tiếng nói như không kêu, cặp mắt tinh thần khí tượng dị thường, thật là bực vương hầu tướng mạo, Ðình Hoài khãn khắn ân cần cố ý lập tâm kết bạn cùng vua, nên bước gần be ghe bước qua chiếc huê thuyền của vua rồi vòng tay thi lễ nói rằng :

        - Vã chăng Cao huynh là người anh hùng độ lượng lớn rất đẹp lòng tôi. Nay tôi há nỡ làm ngơ, chẳng tưởng tình tiếp rước Cao huynh thì tôi đâu phải trang hảo hớn.

        Vua thấy vậy lật đật đáp lễ lại thốt lời rằng :

        - Nay nhơn huynh có lòng cố cập, tôi đâu đám từ nan.

        Nói rồi nắm tay vua dắt bước qua nghe của mình, mời vua đi thẳng vô khoang trong ngồi, vua thấy thuyền rất rộng lớn dọn dẹp trần thiết tề chỉnh hơn chiếc huê thuyền mướn của mình rất nhiều, liễn đối khắc chữ cổ tự, treo coi rực rỡ, đồ chưng chơi xem rất xuê xoang, ghế đẳng lau chùi ngó ngời con mắt, còn bạn chèo ngó ước dôi mươi, khi vua xem vừa rồi thì có kẻ đem trà nước và thuốc hút ra dâng.

        Lúc ấy Ðình Hoài khiến mụ chủ đò buộc dòng theo ghe mình thả riết theo giòng sông thẳng chỉ đến Nguyệt lầu, tìm điếm danh tiếng xứ Tô châu là Lý Vân Nương và Kim Phụng Kiều, vầy bạn cùng nhau cho vui một thuở, bạn chèo vâng lịnh gay chèo ra sức chèo bương đến đó.

        Khi ấy trong thuyền đã dọn đồ ăn lót lòng cùng là huê quả để ăn tráng miệng, dòm coi bề bộn trên bàn.

        Ðình Hoài mời vua ăn uống và đàm luận việc kinh luân ; khi ăn vừa xong, liền dùng trà, nương dịp ấy Ðình Hoài chỉ vẻ cho Vua nghe các phong tục cảnh Tô châu, những chốn phồn hoa, những miền cổ tích, kể từ đời Ngô vương soán nghiệp, Tử Tư xây dựng thành trì cho đến triều đời vua nầy, trị loạn hưng vong, thì trong bổn xứ trước sau thảy đều có kẻ hiền tài luôn luôn.

        Vua nghe các lời giảng giải ấy rồi, bèn dẫn kinh điển mấy chổ khúc mắc hỏi Ðình Hoài thì Ðình Hoài đối đáp như chơi, cùng là lời ăn tiếng nói hai đàng trò chuyện với nhau rất xứng ý, hại đàng rất tiếc vì gặp nhau rất muộn.

        Còn đang chuyện vãn thì thuyền đến Nguyệt lầu, chốn ấy đều là thuyền của kỷ nữ.

        Lúc thuyền xáp cận, bạn chèo ghe liền buộc ghe vào kề lan can.

        Vua ngước mắt ra xem, ngó thấy một chiếc huê thuyền rất nên to lớn, bề cao một trượng có dư, bề dài ước chừng bốn năm trựợng, cả thảy chạm trổ, sơn phết rở ràng. Còn trong khoang ghe rộng cao ước có tám chín thước, chia ra từ từng, bốn phía có làm song vẻ xem rất khéo lạ, đèn pha ly treo theo vách, ngoài có lan can sơn màu lục đậm, có màn vẽ năm sắc treo xung quanh lan can đặng án khí nắng, và có treo đũ đồ ngủ âm, lại có sắp ca nhi đứng hầu hai bên cầm đờn khãy tiếp rước.

        Khi nhị vị lão gia bước qua lầu thuyền, thì sắp ca nhi dứt tiếng đờn, thi lễ vấn an.

        Lúc ấy Trương Ðình Hoài nhượng vua bước đến trước, rồi nới với sắp ca nhi rằng :

        - Ta miễn lễ cho bọn bây.

        Vừa nói vừa bước tới, xãy thấy Lý Vân Nương tiếp rước vào trong khoang, chúm chím cười nói rằng :

        - Ngày hôm nay rất may cho tôi nên xui khiến cho nhị vị quới nhơn đến đây.

        Nói rồi liền bước xơm đến trước mặt hai người làm lễ chúc mừng.

        Vua và Ðình Hoài đáp lễ lại.

        Khi ấy Ðình Hoài mời vua ngồi giữa, còn hai người ngồi hai bên, kế kẻ a hườn đem hương trà dâng liền.

        Khi ấy vua xem thấy trong khoang ghe dọn đẹp trần thiết rất nên tươi đẹp, hai bên có treo nhiều thơ đề của chư tài tử kỉnh tặng, và nhắm xem diện mạo Lý Vân Nương cũng đẹp đẽ, chơn mày như trăng mới hiện, cặp mắt dường như sóng mùa thu, mặt trắng, môi son, mình vóc dịu dàng, tay chơn trau chuốt, tuy chẳng bì trang quốc sắc, song đâu kém bực tư dung. Vua xem vừa rồi, xảy nghe Lý Vân Nương cất tiếng hỏi tên, quê quán của mình, thì có Ðình Hoài đáp thế rằng :

        - Nguyên người bạn tôi đây, vốn người ở chốn Bắc Kinh, họ Cao tên Thiên Tứ, tôi tình cờ gặp người kết cấu bạn vàng, lại có tài tình lắm, làu thông kinh sử, việc học hơn ta mười phần. Nay người đã đến đây chơi, vậy trong bọn chị em nàng có ai tài mạo tương xứng, xin mời ra đây trò chuyện cùng người vầy vui một cuộc.

        Vua nghe nói liền lấy lời khiêm nhượng thốt rằng :

        - Vốn tôi theo với Trương huynh đến đây chơi cho có bạn, đâu dám vọng tưởng điều chi.

        Vân Nương đáp rằng :

        - Bọn tôi từng nghe danh ông bấy lâu, nay ông đã đến đây thì bọn tôi rất nên đại hạnh, xét lại bọn tôi đâu có trang tài mạo cho xứng mà trò chuyện cùng ông, sợ e bất tiện cùng chăng ? Vậy xin ông đại độ cho những kẻ quê hèn,đặng tôi soạn dưng cho ông một người tạm dùng một thuở mây mưa.

        Trong lúc trò chuyện về sự ấy, thì những tay lầu xanh, xung quanh lầu thuyền đã chẳng nghe lọt vào tai, đều đua nhau trau tria ngó tốt như tiên, đua nhau đến thuyền Vân Nương rước khách.

        Khi đến nơi làm lễ ra mắt hai người rồi ngồi vẹt hai bên, trong đám đoạn trường nầy, chỉ có một đứa tên là Kim Phụng Kiều, tuổi vừa đôi tám, đẹp đẻ huê dung, thì là bực nhứt lầu xanh trong tĩnh Tô châu, sắc đẹp sánh nàng Tô Tử, tài tình ví kịp Tiết Ðào, còn sánh với Lý Vân Nương thì hơn Lý Vân Nương rất nhiều, song tánh tình kiêu ngạo ỷ tài khi vật, chẳng khứng yễm cựu nghinh tân, lại không ý tưởng giàu phụ khó. Ví như Trương Ðình Hoài là người văn vật, giàu có lớn, có nói lỡ lầm điều chi không hợp ý thị ta thì thị ta khi thị cũng như không, chẳng có lòng dua bợ chút nào, chẳng khứng gió trăng với ai, chẳng ham cầu mị người yêu như mấy loại người kia, tuy nhiên tài mạo siêu quần, rất tiếc hường nhan bạc mạng. Nay nghe có người ở Bắc Kinh đến đây tìm người rước khách tài mạo song toàn, tưởng lại người nầy không phải là tran quyến luyến gió trăng, liền liếc mắt xem vua. Thấy diện mạo vua, long hành hổ bộ, khí khái phi phàm, thì khen thầm và nghĩ thầm rằng :

        - Tuy người tướng mạo hơn người, song chưa biết tài học thế nào ?

        Trong khi thầm nghĩ xãy nghe vua trò chuyện, nói năng lễ nghĩa đối đáp khiêm từ.

        Rồi thấy bọn a hườn mời cả thảy nhập tiệc, đồng ngồi lại xung quanh một cái bàn tròn lớn, trên bàn ấy dọn đồ thạnh soạn bĩ bàng.

        Khi nhập tiệc rượu uống vừa được vài tuần, chợt thấy trên trời, sao Ngân Hà tỏ rạng. (Nguyên đêm ấy thuộc về sơ tuần tháng bảy, trăng tỏ làu làu ).

        Nhơn dịp ấy vua liền làm ra môt câu liễn đối, trước là cho các chị lầu xanh cùng là Ðình Hoài đối chơi.

        Câu liễn đối vua đọc ra như vầy :

        Vầng trăng khuyết méo, khác chi thuyền
        Lững thững Ngân Hà tiên nữ tọa

        Ðình Hoài liền đối lại rằng :

        Mặt nhựt tròn vình, in tợ cảnh
        Chiếu soi Bích Hải ngọc nhơn quan

        Kim Phụng Kiều bèn khiến kẻ a hườn đem giấy viết mực rồi biên hai câu đối ấy ra coi, hòng có khen thưởng.

        Vua thấy chữ Phụng Kiều viết rất hay thì có lòng thương tưởng.

        Lúc ấy Ðình Hoài thấy sẳn viết mực, liền làm luôn một câu đối liễn nữa như vầy :

        Sáu cây dụm lại ngó sum suê

        (Là những : Ðào Lý, Hạnh, Mai, Tòng, Bá )


        Vua đối như vầy :

        Bốn núi chừng ra xem đồ sộ

        (Kìa như : Thái huê, Tung, Nhạc, Côn Lôn)

        Ðình Hoài xem thấy khen hay và trọng kỉnh vô cùng, nhưng đêm ấy tiết trời còn nóng nực, quạt chẳng hở tay, sẳn dịp ấy, Phụng Kiều bèn trao cây quạt của mình đưa cho vua xin vua viết cho mình một bài thi trong quạt ấy.

        Vua sè ra để trên bàn viết tám câu nguyên trong tám câu thì vua làm để nói về cây quạt, nhưng mà có ý chỉ dẫn cho Kim Phụng Kiều thoát chốn mê đồ, là nơi khốn đốn.

        Thơ ấy nói như vầy :

        Ấm lạnh tình đời khó vọng cầu
        Phất phơ gió mát đở lòng sầu
        Ðương cơn nóng nực nhiều tay chuộng
        Ðến lúc hàn lương ít kẻ thâu
        Say cuộc hồng nhan so cũng rửa
        Xét điều mạng bạc kém chi đâu
        Khá mau xa lánh vòng trường đoạn
        Trường đoạn dứt rồi vậy mới màu !

        Kim Phụng Kiều coi rồi thì cảm động muôn phần bèn cạn tỏ nổi mình mà thưa rằng :

        - Vốn tệ thiếp có ý tránh nơi khổ nảo đâu dám quyến luyến chốn nầy, ngặt vì phận hèn mạng bạc chưa gặp nguời sữa tráp nâng khăn, nay mong ơn người chỉ dẫn, tôi nguyện khắc cốt minh tâm.

        Vua trã lời rằng :

        - Hay mau lo lánh khỏi chớ khá lỗi nguyền.

        Nói rồi lại khiến Ðình Hoài làm một bài thi nói về điếm lịch sự.

        Ðình Hoài vâng lời làm như vầy :

        Tuổi vừa hai tám đẹp dung nhan
        Quyến luyện chổng chồng rất rộn ràng
        Má phấn trau trìa người nọc nếm
        Môi son chuốt ngót kẻ mê man
        Tơ hồng nhiều mối xe xăng xiếu
        Duyên nợ làng nhằng vướng nhiếu nhăng
        Sớm tối rước đưa khôn xiết kể
        Ðộng phòng, dời đổi bậc lang quân

        Lý Vân Nương coi rồi nói rằng :

        - Lang quân nói sao không biết hỗ, thấy bọn tôi làm vầy lại chê đè tôi đi, sao lang quân không suy nghỉ đúng lẻ rồi hay luận việc thanh lâu, vã chăng những kẻ vào chốn thanh lâu cũng có lẻ tánh nầy người ý khác Ví như nàng Lý Á Kiều cũng là phường lầu xanh, kết bạn với Trịnh Nguơn Hòa là người bán dầu (mải du lang), vậy chớ nàng ấy là điếm không có lòng với Trịnh Nguơn Hòa hay sao ? Còn như nàng Huê Khôi Nữ, Ðỗ Thập Nương chẳng ham của báu lại đem ném xuống sông, chẳng ham giàu mà hòng phụ nghĩa của gã Lý Sanh, suy đó mà coi thì kẻ thanh lâu cũng nhiều hiền ngu, đâu có hư hết hay sao mà lang quân tổng luận làm vậy ?

        Kim Phụng Kiều liền tiếp rằng :

        - Theo như lời thơ Trương viên ngoại (Ðình Hoài) nhục bọn tôi làm vậy, thì phạt uống một ly rượu.

        Khi tiệc rựợu mản rồi thì trời đã khuya.

        Vua cũng Kim Phụng Kiều dắt nhau vào phòng an nghĩ ; còn Ðình Hoài thì với Lý Vân Nương.

        Ðêm ấy cã bốn người đều hành sư khoái lạc vô cùng.

        Rạng ngày tương hội nhau tại lâu thuyền, trà nước xong xuôi thì Ðình Hoài lấy ra hai mươi lượng bạc mà hồi đáp việc vui chơi, và năm lượng tổn hao về tiền ăn uống, lại xuất luôn ba lượng cho kẻ ca nhi đờn hát.

        Khi phân phát xong rồi liền phân tay nhau ra về, cùng căn dặn việc hội ngộ ngày sau.

        Lúc ấy vua xuống huê thuyền còn Ðình Hoài xuống ghe mình, cã hai phân tay nhau ra về, vua lên bờ rồi thì trả tiền cho huê thuyền ba lượng, bồi thường luôn cho cây chèo gãy, vua tính toán an bài bèn trở về tiệm nói chuyện cho Nhựt Thanh nghe công cuộc đêm nọ ; kế lại dọn cơm ra, vua với Nhựt Thanh dùng xong rồi, thay quần đổi áo đi với Nhựt Thanh thẳng đến Trương gia trang (nhà Trương Ðình Hoài).

        Khi đến nơi, kẻ thũ hạ của Ðình Hoài nhìn biết là bạn của chủ mình, lật đật vào thơ phòng thưa cho chủ hay.

        Ðình Hoài cả mầng lật đật mang giày bước ra nghinh tiếp, mời vào nhà trong đem trà ngon thết đãi, chuyện vản cùng nhau ý hiệp tâm đầu.

        Vua thấy Ðình Hoài ý ăn nết ở rất hạp với mình, thì có lòng mầng, bèn tỏ xin kết làm bằng hữu.

        Ðình Hoài đáp rằng :

        - Tôi vẫn có tính ấy đã lâu, song không dám nói ra, nay Cao huynh dạy bảo rất hạp ý tôi, tôi đâu dám chối từ.

        Nói rồi bèn khiến kẻ gia đinh dọn đồ tam sanh và rượu, vái nguyện cùng trơi đất sanh tử bất ly.

        Còn vua lớn hơn Ðình Hoài một tuổi được làm anh, còn Ðình Hoài làm em.

        Châu Nhựt Thanh làm lễ ra mắt kính Ðình Hoài làm chú.

        Khi lập thệ cùng nhau rồi bèn dọn yến tiệc thết đãi ăn uống vừa xong, vua sai Nhựt Thanh đến tiệm lấy đồ hành lý đem về Trương gia trang mà cất.

        Lúc ấy Ðình Hoài có việc phải trẩy đi ra ngoài trót buổi chưa về. Còn Nhựt Thanh mắc đi lấy đồ, vua ở nhà có một mình buồn bực bèn dời gót dạo chơi thẳng riết theo đường cái, chẳng dè đi đến một tòa lâu các nguy nga, chạm trổ sơn phết rỡ ràng chẳng khác nào như hoàng cung của vua.

        Vua bước lên đến cửa cái mới rỏ biết là phủ của Lưu Dung quân cơ, dòm trên cửa có một tấm biễn có để năm chữ lớn như về : " Thiên hạ đệ nhứt gia ".

        Vua thấy cả giận thầm nghĩ rằng :

        - Nhà họ Lưu bất quá làm Tễ Tướng giàu sang mà thôi, có đâu lại xưng hơn cả và thiên hạ. Vã chăng trẫm đã ở bực chí tôn, giàu sang hơn trong thiên hạ, còn chưa dám xưng là đệ nhứt, nay gia thế nó xưng là bực nhứt trên đời, tự tôn mình là lớn, tưởng lại tấm biển nầy xưng hô ra đây cũng có duyên cớ chi đây. Chi bằng trẫm vào đó giã là bạn thiết nghĩa với Lưu Dung đi có việc quan, thuận nẻo ghé đây thăm viếng rồi hỏi tra cớ ấy mới minh bạch cho.

        Khi vua lập định chủ ý rồi bước sấn vào cửa trung môn nói vói ông già giử cửa rằng :

        - Tôi vốn là Cao Thiên Tứ người ở Bắc Kinh, bạn thiết cùng Lưu Dung, có việc đến thăm viếng.

        Kẻ gia nhơn nghe nói lảnh mạng vào trong thưa lại, giây lát trở ra thưa rằng :

        - Chủ tôi xin mời lão gia vào trong.

        Vua liền tiếp theo gia nhơn ấy, bước vào đơn điện, thấy tòa nhà cất bốn cột xem rất huê mỹ, lại có ba bốn người con trai, tuổi đương thơ ấu, bộ tướng phong nhã, bước đến thi lễ nghinh tiếp, lại thấy một đứa tiểu đồng đem trà nước ra đải.

        Lúc ấy người trai tráng hỏi rằng :

        - Không biết lão tiên sanh tên họ là gì, ở xứ nào ?

        Vua đáp rằng :

        - Tôi vốn họ Cao, tên Thiên Tứ, ở Bắc Kinh.

        Người con trai hỏi rằng :

        - Chằng hay bác ở Bắc Kinh, tại phòng quân cơ làm chức gì, xin tỏ cho tôi biết.

        Vua đáp rằng :

        - Ta do Hàn Lâm viện xuất thân cùng Lưu Thừa Tướng biện sự. Nay nhơn việc quan đã rảnh, xin phép đến quới tĩnh nhàn du, thuận nẻo đến đây thăm viếng.

        Thiếu niên đáp rằng :

        - Rất cảm đội ơn Cao lão.

        Vua liền hỏi qua sự tấm biển xưng là : Thiên hạ đệ thứt gia, chẳng hiểu được nói về ý gì, xin tỏ ra cho rỏ biết.

        Kẻ thiếu niên đáp rằng :

        - Việc ấy tôi nhỏ dại chẳng thông, xin mời bác vào tòa nhà thứ hai, hỏi cha tôi thì rõ.

        Vua nói :

        - Xin dẫn đường đến đó.

        Khi ấy ca hai thẳng vào đệ nhị tòa, vua xem coi giống như đơn điện thứ nhứt.

        Chổ đơn điện này cũng có kẻ canh gác, khi vua đến đó thì kẻ gia nhơn mời vua ngồi, rồi vào trong bẩm cho gia chủ hay, một chập có một người tuỗi ước bốn mươi, ăn mặc y quan tề chĩnh, bước đến chào hỏi mừng vua, và hối trẻ đem trà nước ra đãi, và nói rằng :

        - Tôi không dè Cao lão gia đến đây, thất lễ nghinh tiếp, xin Cao lão gia thứ tội.

        Vua đáp rằng :

        - Tiểu đệ nhơn thuận nẻo ghé đây thăm viếng cho thỏa tình ao ước.

        Người nầy hỏi vua rằng :

        - Chẳng hay Cao lão gia làm việc một phòng với anh tôi, đã được mấy năm rồi ?

        Vua nói :

        - Ðã được năm năm.

        Vua lại hỏi :

        - Tám biển đề làm vậy là nghĩa lý gì, tôi không rỏ, xin người dẫn giải cho tôi biết ?

        Người nầy đáp rằng :

        - Việc ấy tôi đâu hiểu được, xin mời Cao lão gia đến điện thứ ba hỏi cha tôi thì rỏ.

        Vua bèn xin người dẫn vua đến đó.

        Khi vua đến đơn điện thứ ba xem thấy càng tốt hơn hai cái trước nhiều lắm.
        Vua ngồi tại đó, giây lát có một người tuổi ước sáu mươi còn tráng kiện tinh thần, phong quang thanh nhã, bước thẳng lên đường thượng ra mắt trò chuyện cùng vua.

        Ông nầy hỏi :

        - Cao lão gia ỏ Bắc Kinh đến đây có chuyện chi cần kíp hay chăng ?

        Vua đáp rằng :

        - Tôi nhơn rãnh việc quan xuống Giang Nam, trước là để chơi, sau thăm Trang Tuần phủ, thuận đường sang chơi đến đây, nghe thiên hạ đồn nhà bác ở chốn này, nên tôi ghé đây thăm viếng.

        Ông già đáp rằng :

        - Tôi cám đội ơn.

        Và tỏ rằng :

        - Nguyên Cao lão gia với con tôi là bạn chí thân, nay đến đây, xin mời ở lại chốn nầy chơi vài ngày.

        Vua đáp rằng :

        - Vốn tôi ngụ tại nhà Trương viên ngoại, xin thứ dung lúc khác sẽ đến đây cư trú.

        Vua lại hỏi :

        - Cái tấm bịển để năm chữ ấy thữ nghĩa làm sao ? Xin bác chĩ dẫn cho tôi rỏ lý.

        Ông già đáp rằng :

        - Việc này vốn tôi không rõ, như Cao tiên sanh muốn biết hãy đến đơn điện thứ tư hỏi cha tôi thì rõ.

        Vua nghe nói lấy làm nghi hoặc, lẻ đâu việc ấy mà ba người đều không rỏ, cũng có nguyên cớ làm sao đây mới mời ta đến có mà hỏi cha người.

        Vua cũng muốn cho biết rỏ nguồn cơn không nài lao nhọc, bèn nói rằng :

        - Xin bác cho người dẫn tôi đến đó, trước là thăm ông già bác, sau rỏ việc ấy.

        Ông già lập tức sai người dẫn đến đơn điện thứ tư, xem thấy đơn điện nầy có bốn cái trụ lớn, hai bên chái có nhiều thơ phòng dọn coi đẹp mắt, sánh với mấy cái trước càng hơn nhiều, giữa điện ngó huy hoàng chối mắt, đồ báu lạ kể đà vô số.

        Vua thấy vậy bèn khen rằng :

        - Hèn chi lời tục nói không sai : Trên trời có Thần tiên phũ, nhơn gian có Tể Tướng gia, vốn hai chốn ấy là tốt hơn hết, vả lại cung điện của trẫm ví với nhà Tể Tướng nầy thì cung điện của trẫm cũng phải thua.

        Vua đương ngồi đó suy nghỉ việc đời, xảy thấy có một ông già đầu bạc phơ phơ chống gậy đi ra, ước hơn tám mươi tuổi, râu dài ba chờm bạc trắng, tinh thần tráng kiện ngó rất tốt người, bước đến ra mắt cùng vua, mời ngồi trò chuyện, hỏi thăm vua đến đây có sự chi.

        Vua cũng tìm cớ nói y như mấy lời đã tỏ trước đó, thì ông nầy thốt rằng :

        - Nay Cao tiên sanh mới đến chốn nầy; xin hãy ở ngụ lại đây vài tháng đặng du ngoạn Giang Nam, địa cảnh nầy rất tốt hơn hết.

        Vua đáp rằng :

        - Theo như ý ông hảo tâm, tôi rất cám đội ơn, song tôi đã có nơi sở trú, chẳng dám nào xin ông cắt nghĩa câu biển năm chữ "Thiên hạ đệ nhứt gia" cho kẻ hậu sanh rõ biết.

        Ông già đáp rằng :

        - Nguyên cha tôi khi được trăm tuổi thì thân bằng cố hữu có đi làm ba tấm biển, một tấm có trước cửa, còn hai tấm treo sau hậu đường, như Cao tiên sanh muốn biết hãy vào hậu đường hỏi cha tôi thì rõ biết nguồn cơn.

        Vua nghe ông già nầy nói làm vậy thì lấy làm lạ và không rỏ tấm biển kia nói về sự gì, bèn xin cho người dẫn đường đến đó.

        Khi vua bước đến cãnh hậu đường chỉ thấy những bông hoa rất lạ, xanh mịt bốn bề mùi bay thơm ngát coi ra dường thể động tiên.

        Vua thấy vậy thầm khen rằng :

        - Chổ nầy cảnh rất an nhàn vui thú.

        Vua bước sấn đến trước thấy có treo một tấm biển đề là Bách tuế đường (một trăm tuổi).

        Lúc ấy kẻ gia nhơn mời vua ngồi tại đó, rồi trở vào thông báo cho gia chũ hay, trong giây lát kẻ gia nhơn ra mời vua vào trong, vua theo chơn đến đó, xem thấy rất nên tinh khiết lại trước án có xông long diên hương đốt hơi bay nghi ngút thơm nực, hít vào tinh thần càng thêm sảng khoái xem ra chẳng kém gì tiên động nhứt ban, còn trện ghế có một ông già râu mày và tóc trắng bác phơ phơ, lại có hai đứa tíểu đồng chầu chực hai bên.
        Vua bước đến thi lễ ra mắt.

        Ông già nầy liền khiến hai đứa tiểu đồng đở ông đúng dậy vòng tay đáp lễ cùng vua, rồi mời vua ngồi mà hõi thăm rằng :

        - Nay Cao tiên sanh giáng lâm đến đấy có sự chi dạy biểu tôi chăng ?

        Vua đáp rằng :

        - Vốn cháu là người ở Bắc kinh cùng lịnh tôn làm quan đồng liêu với nhau, nhơn rãnh việc dạo chơi tỉnh nầy, may lại tiện bề ghé thăm gia quyến của ông rất nên hữu hạnh.

        Ông già ấy hỏi vua rằng :

        - Cháu đến đây đà có đi du ngơạn các nơi hay chưa ?

        Vua đáp rằng :

        - Ðã chơi đũ khắp chổ, song coi chưa hết, thật là cảnh tốt vô song.

        Ông già hỏi vua :

        - Chẳng hay cháu cư trú nơi đâu ?

        Vua tỏ rằng :

        - Ở tại nhà Trương viên ngoại.

        Vua lại hỏi thăm tuổi tác ông già được bao nhiêu?

        Ông già đáp rằng :

        - Một trăm tám tuổi.

        Vua nghe nói bèn khen rằng :

        - Ít ai đuợc trường thọ như vậy.

        Khen rồi lại hỏi rằng :

        - Có tấm biển đề năm chữ ấy nghĩa lý làm sao, xin chỉ cho cháu rỏ.

        Ông già đáp rằng :

        - Vốn tiên sanh chưa rỏ để lão hũ nói cho tiên sanh biết. Khi già được một trăm tuổi, thân bằng cố hữu chúc mầng đi cho già ba tấm khuôn biễn : tấm thứ nhứt đề là : Thiên hạ đệ nhứt gia ; tấm thứ nhì đề là : bách tuế đường ; còn tấm thứ ba Cao tiên sanh coi thì rỏ biết công cuộc nhà Lưu gia nầy.

        Vua ngước mặt lên xem, thấy tấm biển thứ ba tỏ khen ngợi nhà Lưu gia như vầy : Trời cũng không qua, đất cũng không hơn, vua cũng khó lày, nhơn gian đâu lấn được. Như thể : Cha vi Tể Tướng, con vi Tể Tướng, cháu vi Tể Tướng, đâu ai giàu đâu qua đây quí, đâu ai quí sao bằng cha con, con cháu nhà ta, liên đổ khoa trường ; dầu dòng ai liên đổ khoa trường cũng chẳng bằng kiến họ Lưu, liên kết năm đời hiện tại, sống được một trăm năm.

        Vua xem rồi thì khen rằng :

        - Thiệt là nhà Lưu gia đệ nhứt trong đời.

        Lúc ấy vua mới hiểu năm chữ : Thiên hạ đệ nhứt gia trong tấm biển ấy.

        Vua bèn cáo từ lui gót trớ rạ, về đến Trương gia trang thì Trương Ðình Hoài lật đật bước ra tiếp rước hỏi thăm vua đi chơi nơi đâu trót ngày nay.

        Vua đáp rằng :

        - Du ngoạn đến phũ Lưu gia, thấy treo tấm biển đề rằng : Thiên hạ đệ nhứt gia, không rỏ cớ làm sao, Bên đến đó hỏi thăm cho biết, nay mới rỏ là nhà Lưu gia tốt phước, hiện lại năm đời còn sống thấy nhau.

        Trương Ðình Hoài cũng khen rằng :

        - Nhà Lưu gia giàu sang, trường thọ thiệt là thiên hạ vô song.

        Khi vua ngụ tại Trương gia trang không được bao lâu thì tiết thu đã đến, nhằm trung tuần tháng tám, tục lệ xứ nầy thường lề hay đã lôi đài, nhằm tiết ấy Trương Ðình Hoài sớm biết tục lệ làm vậy, nên khiến gia đinh sớm bày diên yến, trước là đải vua ăn uống chơi, sau nữa thưởng giai tiết, rồi đi coi đả lôi đài.

        Vua nghe Ðình Hoài bàn soạn làm y thì trong dạ vui mừng.

        Lúc ăn uống rồi rủ nhau ra đi đến chốn Long vương đại miễu, thấy thiên hạ đến đó đông nứt như kiến cỏ, buôn bán vật thực vô số.
        nguyên người đã lôi đài nầy tên là Triệu Phương Khánh là nầy nghề võ dạy kẻ môn đồ có dư một trăm người).
        Lúc ấy vua với Ðình Hoài chen lên trước đài thấy có một đôi liễn để như vầy :

        Võ dõng trong đời có một
        Anh hùng thiên hạ không hai

        Lại xem thấy bên tả có một cái điều lệ dặn bảo như vầy : Phàm ai thượng đài chẳng đặng dùng lén binh khí đem theo mình, dụng quờn đánh nhau, chết sống không bắt đền nhơn mạng.

        Ðương coi điều lệ, xảy thấy thiên hạ xôn xao vẹt ra một đường lớn nhượng cho một trăm quân đi, có năm sắc cờ hộ tống ông thầy thủ đài, nhìn thấy hình dung người thủ đài nầy rất oai khí mạnh mẻ vô cùng, nai nịt như một vị đại tướng, khi đến đài liền nhãy phóc lên và cất tiếng nói rằng :

        - Ai giỏi hãy thượng đài tỷ võ cùng ta, còn ai dỡ thì thôi, đứng đó mà coi, chớ có nhãy lên đây mà chết uỗng mạng.

        Lúc ấy ấy Võ Thám Huê là Tiêu Hồng Kim cũng đến đó coi đả lôi đài.

        Xảy nghe Triệu Phương Khánh nói phách lắm vậy thì giận bèn nhảy tuốt lên đài cùng Phương Khánh tỹ võ.

        Phương Khánh nói với Tiêu Hồng Kim rằng :

        - Ngươi là danh vọng xứ nầy chớ khá tỷ võ cùng ta, sợ e sơ thất mà mất bề danh tiếng chăng ?

        Tiệu Hồng Kim đáp rằng :

        - Việc ấy chẳng cần, như ngươi có giỏi thì đương cự cùng ta, như liệu có dỡ, hãy xuống đài, chớ khá khoe khoang lổ miệng mà khi thiên hạ vô nhơn.

        Phương Khánh đáp rằng :
        - Việc ấy tại ngươi, vậy ngươi hãy ra miếng cho ta đánh phá.

        Tìêu Hồng Kim liền ra miếng gọi là Song Long xuất hải.

        Phương Khánh lập thế đại bàng triển súy giải phá, hai đàng đánh nhau hơn ba chục hiệp.

        Tiêu Hồng Kim lúc ấy mệt đừ, yếu sức khó nổi chống đương, bị Phương Khánh đá rớt xuống đài, máu chảy dầm dề, bất tỉnh nhơn sự, lại bị thiên hạ cười rộ, lúc ấy kẻ gia nhơn của Tiêu Hồng Kim cỏng đem về nhà .

        Vua xem thấy cã giận vì tưởng Tiêu Hồng Kim là tôi của mình,bèn nghĩ thầm rằng :

        - Phải chi ai bị đánh đá rớt xuống đài thì trẫm bỏ qua, nay nó nhục tôi của trẫm, nỡ làm thinh sao ! Chi bằng trẫm ra tay trừ hại cho nhơn dân.

        Ðang lúc thầm nghĩ làm vậy và vừa sửa soạn thượng đài, xãy nghe Ðình Hoài nói :

        - Cao huynh khoan thượng đài đã, để cho tiểu đệ ra tay, đánh nó rớt xuống đài mang xấu chơi.

        Vua liền dặn Ðình Hoài khá tua cẩn thận, Ðình Hoài nhãy thót lên đến nơi, liền nói rằng :

        - Ta đến đây tỷ võ cùng ngươi.

        Phương Khánh nhìn xem người nầy gương mặt nỡ nang, tướng mạo kinh nhơn, bèn cất tiếng nói rằng :

        - Ngươi khá bày danh tánh, rồi sẽ ra tay.

        Ðình Hoài đáp rằng :

        - Ta vốn họ Trương tên là Ðình Hoài đến đây tranh thắng bại cùng ngươi, bởi ngươi tự thị anh hùng coi chẳng có ai, vậy ngươi hảy ra tài đương cự cùng ta.
        Nói rồi bèn dùng miếng 'mảnh hỗ hạ san' đánh tới.

        Triệu Phương Khánh khen hay rồi trịch né qua một bên, lập tức dùng miếng 'song phi phò điệp' nhắm ngay mặt Ðình Hoài đánh xuống ; Ðình Hoài trờ khỏi lập thế 'xuất hải giao long' đánh trả lại, hai đàng đánh nhau có dư bảy tám chụp hiệp.

        Ðình Hoài thầm biết sức mình đã yếu, khó bề chống cự, bèn đánh vẹt xuống một quờn rồi nhảy phóc xuống đài.

        Lúc ấy Triệu Phương Khánh đắc ý bèn, cất tiếng hỏi rằng :

        - Trong đám đông nầy, còn người nào là anh hùng có tài giỏi khá thượng đài tỷ võ cùng ta.

        Vua thấy vậy nổi xung bốc nhảy lên nói rằng :

        - Ta đến đây tỷ võ cùng ngươi cho biết tài cho thấp.

        Comment


        • #19
          Hồi Thứ Mười Chín



          Triệu giáo đầu tri cơ biết Chúa
          Châu tri phủ ham lợi vong thân



          Đây nói về Triệu Phương Khánh thấy người thượng đài thì nhìn coi người ấy mày rồng, mắt phụng tướng mạo kinh nhơn, bèn cất tiếng nói :

          - Như ngươi có thượng đài tỷ võ cùng ta thì khá tỏ thưa tánh danh.

          Vua đáp :

          - Ta họ là Cao, tên Thiên Tứ lên đây tỷ võ cũng ngươi cho biết tài cao thấp.

          Phương Khánh đáp :

          - Vậy ngươi hãy ra miếng đi cho ta đả phá.

          Vua bên triển khai lưỡng thủ biến thành ra miếng sư tử khẩn cầu, chụp bốc đánh tới.

          Phương Khánh xem thấy khen hay, bèn dùng một đường "mảnh hổ cầm dương" giải phá.

          Rồi hai đàng đánh võ cùng nhau có dư một trăm hiệp, mà chưa thấy ai hơn.

          Khi ấy vua gắng sức chống đương , chống ngờ có vì Thái bạch kim tinh vân du đến đó, thấy vua đang ra sức đối địch cùng Phương Khánh, bèn cất tiếng kêu Phương Khánh mà rằng :

          - Người đương đấu võ cùng ngươi đó là vua đương trị vì ngày nay, vậy ngươi chớ nên ra tay chống cự rũi phạm đấng chí tôn, ắt là ngươi mang khốn.

          Phương Khánh nghe nói hoảng hồn, liền ngừng tay lại mà nói :

          - Cao nhân huynh chớ khá động thủ nữa, vì tôi sức yếu , đánh không lại nhân huynh.

          Vụa bèn ngừng tay lại hỏi rằng :

          - Vì cớ nào Giáo sư không đấu võ nữa , xin tỏ cho ta nghe ?

          Phương Khánh đáp :

          - Từ tôi khai lôi đài đã mấy năm dư , anh em trong thiên hạ anh hùng ít kẻ chống cự nổi cùng tôi. Nay gặp nhân huynh thượng đài tỷ võ, thì tôi biết tài nhân huynh hơn tôi bội phần, nên tôi nguyện xin thọ giáo cũng nhân huynh.

          Vua nghe nói cả mừng bèn đáp rằng :

          - Giáo sư chớ khá tự khiêm vậy xin mời Giáo sư đi với tôi lại nhà Trương gia trang đàm đạo cùng nhau cho biết. Phương Khánh vâng lời , khiến đồ đệ dẹp lôi đài , cùng là đồ quân khí, rồi đi theo vua và Trương Đình Hoài, cùng Nhựt Thanh thẳng đến Trương gia trang.

          Khi đến nơi mời ngồi trà nước thết đải xong xuôi, thì Phương Khánh liền đứng dậy quì xuống lạy vua mà thốt rằng :

          - Tôi vốn có mắt không ngươi, chẳng thức thấu ngọc lành, xin thứ tội cho tôi và tình nguyện kiến nhân huynh làm sư trưởng.

          Vua đở đậy đáp rằng :

          - Vả chăng võ nghệ Triệu giáo sư thì đây đã từng biết, vì bỡi lúc tôi thượng đài tỷ võ, Giáo sư có ý khiêm nhường, nay Giáo sư sẳn có lòng tốt xin khá ở đây chỉ điểm thêm giùm sự võ nghệ cho tôi chút đỉnh, tôi rất cám đội ơn, và xin mời ở đây dùng cơm với tôi và trò chuyện cho vui.

          ấy là :

          Gạp bạn ngàn chung rượu chẳng nhiều

          Nữa lời trái ý khó nhiêu dung.

          Khi mấy người đương vầy tiệc đàm đạo cùng nhau thì trời đã khuya rồi, trống điểm canh ba, tiệc vừa tàn , dọn phòng cho Phương Khánh an nghỉ, còn mỗi người kia đều có phòng sẳn.

          Qua rạng ngày ấy , ai nấy thức dậy rửa mặt gỡ đầu , lại dùng cơm bửa sớm mai.

          Sau khi ăn cơm rồi , Triệu Phương Khánh bèn cáo từ lui gót.

          Khi vua tả mật chiếu khiến người giao cho Tiêu Hồng Kim hồi trào thọ chức.

          Vua ở tại Trương gia trang vừa được nữa tháng , trong lòng áy náy không vui, ý muốn đi với Nhựt Thanh qua Hàng Châu du ngoạn.

          Ngày ấy vua liền khởi hành ra đi , vừa đến Hàng châu địa phương, chốn đó có một cái ngả tư , lại có một cái nhà ngũ hiệu là "Ngưu gia điếm" còn chủ tiệm tên là Ngưu Tiểu Nhị , thấy vua và Nhựt Thanh vừa đến thì lật đật chạy ra tiếp rước.

          Nhựt Thanh bèn nói rằng :

          - Hai bọn ta chẳng qua là đi tìm tiệm ngủ rộng rải khoãng khoát và sạch sẽ đặng tạm nghĩ ngơi.

          Tiểu nhị đáp :

          - Chốn nầy quả có như lời khách quan nói.

          Nhựt Thanh tin như lời , giao đồ hành lý đem lên phòng từng trên mà cất, kế đến bửa ăn dọn ra, vua và Nhựt Thanh tạm đở dạ.

          Lúc ấy trời đã tối, cả hai ở đó ngủ một đêm.

          Rạng ngày rửa mặt gở đầu và trà nước xong xuôi.

          Vua bèn hỏi chủ tiệm rằng :

          - Xứ nầy có chổ nào đi chơi vui cùng chăng. Xin chỉ giùm làm ơn.

          Tiểu nhị đáp :

          - Xứ này nhiều chổ vui chơi không kể xiết , vậy khách quan đi ra thì ngó thấy.

          Vua nghe nói cả mầng liền dặn tiểu nhị :

          - Bữa nay khá dọn cợm chiều cho hai ta ăn sớm đặng có đi đạo chơi chợ đêm.

          Tiểu nhị vâng theo lời dạy , bèn lo sắm sửa dọn buổi cơm chiều.

          Khi cơm dọn rồi thì trời đã xế qua , vua với Nhựt Thanh ngồi lại ăn uống no say , rồi dời gót ra đi, gặp người hỏi thăm chổ nhóm chợ đêm.

          Vua với Nhựt Thanh đi lần đến đó , chỉ thấy người ta đông như kiến cỏ, và buôn bán những món quí lạ vô cùng, cùng là những vật ăn ngon ngọt cũng chẳng thiếu chi.

          Có bài thì làm chứng như vầy :

          Thử địa rất dị kỳ

          Khuyên người khá tường tri :

          Ban ngày chớ du thị,

          Lúc tối lánh hạ trì.

          Cừu hận tua khỏa lấp,

          Hữu tình khá bền ghi

          Hàng châu vui không xiết,

          Sanh sự bị chúng khi.

          Đêm ấy vua đi du ngoạn đã thèm, rồi lại mua bánh trái vật thực trở về tiệm, khiến chủ tiệm nấu trà ngon ăn bánh uống nước chơi, và trò chuyện một hồi rồi đi ngủ.

          (Nguyên chủ tiệm nầy có một đứa con gái gả cho quan phủ tỉnh Hàng châu làm vợ bé, nên cậy lấy oai thế cũa chàng rễ,

          chuyên lo nóc tiền bạc cũa người thương khách ở ngụ ).

          Ngày đó thấy vua và Nhựt Thanh đi chơi khỏi, còn đồ hành lý gởi tại tiệm mình coi rất nặng nề, tưởng chắc có tiền bạc nhiều, bèn sanh thói xấu khui ra coi, thấy vàng bạc và vật quí báu nhiều, bèn sang đoạt ráo túi, nhưng vua và Nhựt Thanh chưa hay biết.

          Qua rạng ngày vua với Nhựt Thanh thức dậy rửa mặt mày xong xuôi, qua cãnh khác xem chơi , mới khiến chủ tiệm đem gói hành lý giao lại cho mình.

          Vua mở ra coi chẳng còn một món thì thất kinh, lập tức tra hõi chũ tiệm thì chũ tiệm từ chối, không chịu là cha ăn cướp, bèn dẫn nhau đến công đường quan Phũ mà cầu người minh lý.

          (Nguyên ông Phũ nầy họ châu tên Nhơn Thanh là quan ưa ăn hối lộ nên bá tánh xứ nầy thường đặt tên riêng người là Châu Phách Tán , là bợm ưa ăn hối lộ của người. Còn thằng cha Ngưu Tiểu Nhị nầy là cha vợ Ông Phủ nọ, nên dân tình thảy đều kiêng nó luôn luôn ).

          Ngày là quan Phũ đang ngồi tại lậu đường, xảy nghe trống chầu đánh rất nhặt thúc, lập tức truyền kẻ nha dịch rằng :

          - Nả tróc kẻ đánh trống ấy đem đến công đường cho ta.

          Quân nha dịch vâng lời hăm hở đến nơi nả tróc vua và Ngưu Tiểu Nhị dắt thẳng đến công đường, biểu hai đàng quì xuống.

          Vua không thèm quì, quan phũ thấy dóa nổi xung nạt hỏi :

          - Mi là quân côn đồ cả mật to gan, đã đến trước mặt ta sao không bái quì ?

          Quở sơ một hồi rồi day lại hỏi Ngưu Tiểu Nhị :

          - Ngươi đến thưa bẩm về việc chi ?

          Tiểu Nhị quì bẩm rằng :

          - Ngày nọ có hai tên côn đồ đến ngụ tại tiệm tôi, không tiền mà trả thì chớ, lại vu cho tôi là ăn cắp bạc của chúng nó, vậy nên oan ức , tôi phải dẫn chúng đến đây minh oan.

          Quan Phủ nghe nói liền day lại vua :

          - Mi tên họ chi, ăn uống của người không trả tiền thì chớ, lại vu họa cho người, thì tội ngươi nặng biết dường nào !

          Nói rồi khiến nha dịch bắt căng nọc vua, phạt tội đánh một trăm roi.

          Vua nghe nói cả giận, cát tiếng mắng rằng :

          - Mi là ô quan , tham lam ăn hối lộ của lang gian ác nầy, khuất lấp bỏ qua không minh sự lý cho người thời chớ, lại khiến bắt ta mà đánh ép, rất uổng cho mi ăn trên ngồi trước chúng. Còn ta đây tên là Cao thiên Tứ ở Bắc kinh, ngươi có biết chăng ?

          Quan Phủ nghe nói thì ngó sửng vua một hồi, rồi khiến kẻ nha dịch áp bắt vua.

          Thưong hại cho mấy tên cai, bếp, thơ lại nầy nghe lời quan. Phủ áp lại bắt vua , bị vua dùng quờn khước, thoi đá , chú nào chú nấy lăn bò, lại thêm lổ đầu, dập mặt.

          Quan Phủ xem thấy thất kinh, lật đật chạy trốn ra hậu dinh, cáo báo cho quan Hiệp Trấn tên Mã Như Long hay.

          Mã Như Long liền truyền lịnh cho Thủ Bị tên Phùng Đức Phiêu và bên Tả dinh Thiên tổng binh là Lý Khai Thi, cả hai người dẫn một trăm binh đến vây nha Tri phủ.

          Vua thấy tình hình làm vậy bíết là không xong, ráng sức tính thế đánh giải vây, còn Nhựt Thanh cũng đánh nhầu với quân lính, giết rất nhiều, song vua quả bất địch chúng, đánh không lại bị quan áp bắt trói , dẫn đến công đường.

          Tri phủ vừa muốn dụng hình khảo vua, chẳng dè bị Du thần làm xây xẩm mày mặt, té nhào xuống đất, quân nha dịch đở dậy đem vào hậu đường, còn vua giam lại ngục hình ; lại tư tờ cáo bẩm cho quan Nghiệp Đài hay công sự ấy.

          Còn Nhựt Thanh đã thoát khỏi ra ngoài đi dọ thám coi tình hình làm sao, song có một mình không phương chi cứu cấp.

          Đương lúc ấy Nhựt Thanh vừa đi vừa tính, xãy gặp Giáo đầu là Triệu Phương Khánh , bèn tỏ hết căn do cho Triệu Phương Khánh nghe.

          Phường Khánh thất kinh bèn tỏ rằng :

          - Việc đã dĩ lở làm vậy, biết tính.làm sao cho tiện việc .Vậy hai ta trở lại Tô châu tìm Trương Đình Hoài thương nghị, thì cứu mới được.

          Tính rồi cả hai bèn lập tức thẳng đến Tô châu.

          Đi đã hai ngày mới đến Trương gia trang , thì Nhựt Thanh khóc tỏ cho Trương Đình Hoài hay công cuộc đó, và xin Đình Hoài ra ơn lập thế gíãi cứu một phen.

          Đình Hoài nghe nói hoảng hồn. Bèn hỏi Phương Khánh tính mưu gì cho vẹn toàn.

          Phương Khánh đáp :

          - Vả chăng Châu tri phủ và người ham ăn hối lộ lắm , chi bằng đem châu báu , vàng bạc đến lo lót với va, xin thục tội cho vua thì va sẽ tha vua ra , rồi sẽ tính kế khác lấy đồ hành lý của vua lại, kế ấy rất nhọm lại hay, xin nhơn huynh y kế ấy thi hành.

          Đình Hoài nghe nói vừa lòng, kế thấy trời tối, cơm nước xông xuôi rồi đi ngơi nghĩ.

          Qua rạng ngày Đình Hoài đi cùng Phương Khánh, Nhựt Thanh, và đem vàng bạc châu báu theo.

          Ngày đi, đêm nghĩ mới đến Hàng châu tìm tiệm nghĩ ngơi, xong xuôi thì Phương Khánh bàn soạn với Đinh Hoài rằng :

          - Vốn đây có một người tên là Thân Khâm là bạn thiết với Tri phủ, vậy thì đem bạc cậy va nói giùm ắt xong công việc.

          Đình Hoài đáp :

          - Vả tôi cũng có một người tri kỷ ở tỉnh nầy tên là Lý Văn Chấn, mấy năm trước thi đậu Tấn sĩ, vốn người rất chí thiết với Tri phủ, cậy va nói năng giùm ắt xong.

          Qua rạng ngày thân hành đến nhà Lý tấn sĩ.

          Khi đến nơi , Đình Hoài viết tên mình, cậy kẻ giữ cửa đem vào thưa cho chủ nó hay rằng:

          - Có cố nhơn đến đây thăm viếng.

          Gia nhơn vưng lời đem thiệp vào thưa cho chủ mình hay.

          Giãy lâu xảy thấy nó trở ra thưa rằng :

          - Chủ tôi cho mời ông vào.

          Đình Hoài liền bước sấn đến nhà trong.

          Lý tấn sĩ lật đật đến trước nghênh tiếp , mừng rỡ mời ngồi rồi khiến kẻ gia đồng đem trà nước ra thết đải.

          Lý tấn sĩ bèn hỏi rằng :

          - Chẳng hay anh đến tôi có sự chi, mà tôi không hay biết trước đặng đi tiếp rước cho sớm, vậy xin anh miễn chấp.

          Đình Hoài đáp :

          - Có việc tôi mới dám đến đây, trước là thăm viếng, sau cậy nhơn huynh ra sức giúp một việc.

          Nói rồi liền tự trần đầu đuôi các việc Cao huynh bị Tri phủ giam cầm rất nên oan ức, và nói :

          - Bởi vậy tôi đến đây sỡ cậy nhơn huynh đem vàng bạc đến Phũ người lo lót giùm đặng tha Cao huynh ra, ơn ấy cám đội ngàn đời.

          Lý tấn sĩ nói :

          - Việc ấy để mặc tôi liệu ắt xong, nhưng số tiền bạc bao nhiêu phải dự bị cho đũ , đặng mai tôi sẽ thân hành đến đó nói

          giùm thì ắt sẽ thả Cao Thiên Tứ ra, không có sao mà nhơn huynh hòng sợ.

          Đình Hoài đáp :

          - Việc bạc tiền tôi lo đã sẳn , xin nhơn huynh chớ ngại.

          Khi ấy Lý tấn sĩ cầm Đình Hoài ở lại nhà mình vài ngày chờ vụ ấy.

          Qua rạng ngày, Lý tấn sĩ ăn cơm nước xong rồi, liền lên kiệu đi thẳng đến nha môn Tri Phủ, khi đến nơi liền trao thiệp cho kẻ nha dịch cậy đem giùm vô trình với Tri phủ, kẻ nha dịch vưng lời lảnh thiệp đem vào hậu đường, giây lát trở ra thưa với Lý tấn sĩ rằng :

          - Lão gia tôi cho mời ngài vào.

          Lý tấn sĩ liền bước thẳng đến hậu đường thì Tri phủ lật đật xuống thềm bước ra tiếp rước mời vào trà nước đải đằng.

          Lúc ấy Tri phủ nói rằng :

          - Tôi không dè ngài đến chốn nầy nên nghinh tiếp chậm trể. Xin ngài thứ tội, và chẳng hay ngài đến đây có sự chi, xin cạn phân cho tôi rõ biết.

          Lý tấn sĩ đáp :

          - Có việc tôi mới dám đến chốn nầy.

          Nói rồi liền tự trần rằng :

          - Công việc Cao Thiên Tứ lỗi lầm xúc phạm đến ông. Nay nó cậy người đến nói với tôi đem dưng cho ông mươi muôn lượng mà chuộc tội cho nó. Xin ông hải hà chi độ tưởng đến tình tôi, nhậm lấy của nầy mà tha tội cho người một phen.

          Quan Phủ nghe nói mầng quính, song không nói bèn kiếm lời đổ tội cho Cao Thiên Tứ là người hoành hành bạo ngược, tội ấy nan nhiêu. Nhưng nghỉ đến tình Lý tấn sĩ là bạn thiết nên phải y theo lời, song bạc ấy phải cho đủ số mới được.

          Lý tấn sĩ thấy Tri phũ đành chịu, bèn từ biệt trở về và hẹn mai sáng đem bạc đến.

          Khi Lý tấn sĩ lên kiệu về đến nhà đi thẳng vào thơ phòng thì Đình Hoài hỏi thăm :

          - Công sự ấy tính thể nào ?

          Lý tấn sĩ đáp :

          - Việc ấy đã an bài, song số tiền bạc phải cho đũ mới được.

          Đình Hoài bèn lấy châu báu và tiền bạc đưa ra cả thãy tính là mười lăm muôn lượng, giao Lý tấn sĩ chấp thủ.

          Qua rạng ngày mai trời xế qua.

          Lý tấn sĩ sửa soạn ra đi, thì nói với Đình Hoài phải làm tờ bảo lảnh về tội Cao Thiên Tứ , và năm muôn lượng tiền thế chưn cho mình cầm.

          Đình Hoài ưng chịu làm tờ ấy giao cho Lý tấn sĩ.

          Lý tấn sĩ cụ bị tiền bạc lên kiệu ra đi, đi đến Phủ đường , cậy kẻ nha dịch thông tin cho Tri phủ hay.

          Tri phũ liền ra nghinh tiếp vào trò chuyện hõi thăm bạc tiền đũ số chưa ?

          Lý tấn sĩ nói :

          - Việc ấy đã đũ, nên tôi đem dâng cho ông, xin ông kiểm soát lại.

          Tri phủ liền khiến kẻ tâm phúc xem xét lại đũ số rồi đem đi cất.

          Khi ấy Tri phủ sai kẽ nha dịch đến khám dẫn Cao Thiên Tứ giao cho Lý tấn sĩ lảnh ra.

          Ấy là :

          Không tiền khó nói năng cùng quĩ,

          Có bạc khiến qui? dễ như chơi.

          Lý tấn sĩ từ biệt Tri phủ, đồng lên kiệu đi với vua thẳng riết về nhà vào thẳng thơ phòng, thì Trương Đình Hoài lật đật bước ra tiếp rước, và nói với vua rằng :

          - Bấy lâu nay Cao huynh bị khốn đốn, em không hay biết đặng hòng giúp đỡ, nay hay vụ này đến đây thì đã trể rồi , xin anh miễn chấp.

          Vua đáp rằng :

          - Vì qua mà nhọc đến em, khiến lòng đây xốn xang khó chịu.

          Nói rồi liền day lại tạ Ơn Lý tấn sĩ có tình cứu giúp, ơn ấy ngàn đời muôn kiếp không quên.

          Lý tấn sĩ đáp :

          - Việc ấy nhõ mọn không can hệ chi mà nhơn huynh phòng ngại.

          Lúc ấy vua và Đình Hoài sợ Nhựt Thanh có lòng trông đợi , bèn lật đật bái biệt Lý tấn sĩ, Phương Khánh ra đi, đến tiệm ngũ tương hội cùng nhau.

          Qua rạng ngày dùng cơm nước tại tiệm, xong xuôi tính tiền trả cho tiệm rồi vầy đoàn lên đường chỉ dặm trở về Trương gia trang.

          Khi đến nơi vua bèn bái tạ Trương Đình hoài có tình thương xót đến mình nên mới xuất phát tiền bạc nhiều đặng cứu mình khỏi vòng lao lý, ơn ấy khắc cốt minh tâm, song giận vì Tri phủ làm việc hồ đồ không minh lý, do cũng bởi Ngưu Nhị sang đoạt tài vật của mình.

          Vua nói :

          - Vậy xin hai vị nhơn huynh kiếm kế chi hay, trước là lấy của ấy lại, sau nữa giết lũ ấy cho được, thì oán nọ mới nguôi. Xin nhị vị nhân huynh tính giùm cám đức vô cùng. Còn tôi lúc nầy với Nhựt Thanh, gấp đi du ngoạn nơi núi Quan Âm sơn vài bửa sẽ trở về, xin nhị vị nhơn huynh ở nhà ráng lo giùm sự ấy cho kíp.

          Tính rồi vua cùng Nhựt Thanh từ biệt quảy gói lên đường.

          Đây nói về Triệu Phương Khánh vâng theo lời vua truyền dạy bèn thương nghị với Đình Hoài rằng :

          - Gần đây có một hòn núi tên là Ngưu đầu sơn , có hai người anh hùng tựu chốn ấy ăn cướp một người tên là Phùng Trung, một người nữa tên là Trần Phiêu, vốn hai người nầy võ nghệ cao cường, mười phần dõng mãnh, lại thêm kết nghĩa kim bằng cũng tôi rất thiết. Chi bằng để tôi đến đó trần tình , mượn binh lâu la xuống Hàng châu thi hành việc nọ mới xong.

          Đình Hoài nghe nói rất mầng, bèn cậy Phương Khánh đi viện binh giúp giùm, sát hại kẻ ô quan ấy mà cứu dân lành.

          Qua rạng ngày Phương Khánh ăn cơm nước xong rồi liền từ biệt quảy gói lên đường thẳng riết ngày đêm, đi vừa được hai bửa mới tới Ngưu đầu sơn ; khi đến cữa trại thì thấy sắp lâu la canh giữ tại cữa, bèn cậy nó trở vào thông báo cho nhị vị đại vương hay, trong giây lát thấy kẻ lâu la trở ra mời Phương Khánh vào trong.

          Phưong Khánh vừa bước đến nói, chĩn thấy nhị vị đại vương ra tiếp rước, hai đàng mừng rở nhau nắm tay dẫn đến Tụ nghĩa đường mời ngồi, rồi khiến lâu la đem trà ngon thết đải, sau khi dùng trà mản cuộc thì Phùng Trung hỏi thăm Phương Khánh rằng :

          - Từ ngày phân tay nhau kẻ Nam người Bắc tính đã được hai năm, chẳng hay việc làm ăn anh có thạnh lợi thể nào. Xin anh cạn phân cho bọn tôi rõ biết.

          Phương Khánh đáp :

          - Từ ngày xa cách nhau thì anh ngụ lại Tô châu lập võ quán dạy nghề võ, học trò học được dư một trăm cũng đủ chi tiêu, lại mỗi năm thường lập lôi đài nhằm rằm tháng tám, song chưa gặp người địch thũ, chẳng ngờ năm nay xảy gặp một người anh hùng ở tại Bắc kinh tên là Cao Thiên Tứ võ nghệ cao cường, đến lôi đài tỷ võ cùng anh, đánh nhau cầm đồng. Nên anh thương mến tài người kết làm bằng hữu. Nay người đi qua Hàng châu bị hoạn nạn, may nhờ hối lộ mới thoát khỏi lao tù, song đồ báu vật của người mất chưa lấy lại được nên người tức giận cậy anh lập thế báo cừu. Bởi vậy anh mới sang đây cầu cứu với hai em, xin ra sức trợ nguy một thưở, trước là đem binh mã xuống sát hại Tri phũ trả cừu xưa, sau là đoạt thâu tài vật, còn anh cũng dẫn thêm vài ba trăm thũ hạ đến trợ chiến cùng em cho xong việc, xin hai em nhậm lời chớ nài lao nhọc.

          Trần Phiêu nói :

          - Anh đến rất may vì lúc nầy trên son trại lương hướng gần hết. Vậy hai anh em tôi thừa dịp này khắc kỳ cùng nhau kéo binh mã xuống đó trước là giúp nhân huynh , sau là tóm thâu tài vật.

          Phương Khánh nói :

          - Nếu như hiền đệ có khứng chịu làm vậy thì ước định ngày hai mươi tháng nầy , chọn lựa vài trăm lâu la cho tráng kiện phân nhau đi làm bốn tốp gom tại ngoài thành Hàng châu, còn anh dẫn đến đó cũng chừng ba trăm tâm phúc quân đến tương trợ. Đương lúc thương nghị vừa xong thì trời đã tối rồi, liền bày tiệc ra ăn uống ngỏa nghê một thuở , vì bởi lâu ngày mới gặp nhau đây.

          Đêm ấy Phương Khánh ngủ trên sơn trại.

          Qua rạng ngày cơm nước xong xuôi thì Phương Khánh từ biệt hạ sơn thẳng chỉ Tô châu, khi trở về chừng mấy ngày thì đã đến Trương gia trang, bước thẳng đến thơ phòng thì Đình Hoài hỏi thăm rằng :

          - Công sự lên Ngưu đầu sơn thể nào ?

          Phương Khánh đáp :

          - Sự ấy đã tính xong, hẹn ngày hai mươi hội binh phía ngoài thành Hàng châu, vậy chúng ta hãy thông tin cho bọn ta hay trước, gom lại chùng một trăm người, chia nhau nhiều bọn phân nhau từ tốp mà đi, mỗi bọn phải đái tùy khi giái, nay chúng ta hãy trẩy đi trước nhằm ngày mười tám tháng nầy thì mới kịp ngày ấy, kẻo trể thì sự ắt lậu cơ quan.

          Tính rồi thì Đình Hoài giã làm đạo sĩ du phương dẫn theo hai mươi tên quân giã kẻ bậu bạn đi đường.

          Phương Khánh giã là bợm đi mải võ.

          Còn Hồ Thanh Sơn dẫn hai mươi tên giả làm ăn mày đi thẳng vào thành tìm đình miễu cư trú.

          Ngày ấy binh hai đàng hội với nhau rồi.

          Áy là :

          Không có trí đâu gọi người quân tư?

          Chẳng lượng mưu sao phải mặt trượng phu.

          Nói về Phùng Trung và Trần Phiêu, mỗi người đều dắt gia đinh ròng mạnh vài mươi tên, giã làm bọn cửu lưu, giấu binh khí trong mình tuốt xuống thành , phân ở lải rải theo mấy tiệm nghĩ.

          Ngày ấy Phương Khánh cũng đến, liền tìm mướn một chổ phòng kín vắng vẻ rồi thĩnh Trần Phiêu, Thanh Sơn và nói :

          - Nay binh mã đã sẳn sàng, vậy thì ngày mai giờ thìn hành sự, Phương huynh phải dẫn năm chục tên quân giả làm dân thường đi tuốt vào nha Tri phủ, thừa lúc Tri phũ ra khách giết phứt đi, còn Thanh Sơn thì cũng dẫn binh năm chục tên, đến gần nha môn nổi lửa lên, rồi đánh thẳng vào ngục thả hết tội nhơn ra.

          Phùng Trung cũng dẫn binh mã bốn chục tên, giữ chặc nơi Hiệp trấn nha môn, lại đặt hai chục tên giử chặc Thiên tổng nha môn chớ cho binh họ lọt ra một người, còn phần tôi thì cũng dẫn binh mã hai chục tên bắt cả nhà Ngưu Tiểu Nhị giết sạch, rồi lấy châu báu kim ngân và kim ấn lại ; còn Trần huynh thì dẫn binh mã bốn chục tên giữ chặc cửa Nam môn, hễ coi chừng lửa dậy thì ra tay một lượt , những bọn của mình thì phải buộc một sợ vải đỏ nơi tay tả làm hiệu. Ai nấy đều y theo , rồi cứ theo việc bổn phận tuân lịnh mà làm.

          Nói về Thanh Sơn đem những đồ dẫn hỏa theo, ra phía sau nhà Tri phủ qua đến giờ thìn liền nổi lửa lên.

          Lúc ấy quan Tri phủ còn ngủ mơ màng, bỗng nghe quân báo phía sau nhà có lửa dậy, liền thức dậy chạy ra, truyền cho sai dịch mau đi chữa lửa, kế nghe quân báo phía trước có mấy người dân vào nha xin lảnh thưởng.

          Tri phủ vội vàng ra khách, bị bọn Phương Khánh bao vây chung quanh , lại nghe quân báo tội nhơn phá ngục ra hết rồi, Tri phủ kinh hồn hoảng vía, muốn chạy mà chạy không đặng.

          Phương Khánh đốc chúng áp vào rút đao giơ ra mắng rằng :

          - Loài tham quan, còn để làm chi. Vừa mắng vừa hươi đao chém Tri phủ đứt làm hai đoạn , rồi chạy tuốt vào phòng lục soát lấy hết kim ngân châu báu bao nhiêu tôi trai tớ gái thảy đều giết sạch, rồi hiệp với Thanh Sơn tuốt ra khỏi nha , có binh mã chực sẵn tiếp ứng dắt nhau ra đi cửa Nam môn.

          Còn Trương Đình Hoài dẫn hai chục người, xông tới Ngưu gia điếm, bắt Ngưu Tiểu Nhị giết đi, rồi tuốt vào phòng bửa rương lấy hết kim ngân châu báu và kim ấn đẵng vật, rồi kéo ra hiệp nhau tuốt về Ngưu đầu sơn.

          Lúc ấy các võ quan thấy có binh mã giử chặc trước nha nên chẳng dám ra ; chừng thấy đi hết rồi, bèn điểm binh mã vài ngàn rượt theo hơn hai ba mươi dặm song theo không kịp, bèn thâu binh trở về ; rồi đem việc Trương Đình Hoài và Hồ Thanh Sơn thông đồng với bọn ăn cướp giết thác quan Phủ cùng bà Thái thái với bọn nô tỳ và nhà Ngưu Tiểu Nhị, nhứt nhứt các việc làm một bức văn thơ hội đồng với quan Huyện Hàng châu , bẩm cho quan Niết đài và quan Án sát Tô châu hay, quan Tri phủ Tô châu liền treo thưởng, như ai bắt đặng bọn Trương Đình Hoài thì đặng thưởng

          Comment


          • #20
            Hồi Thứ Hai Mươi



            Tô châu thành, Bạch huê xà cướp ngục
            Ngưu đầu sơn, Huỳnh hiệp trấn táng sư




            Nói về quan Hàng châu Niết đài tiếp đặng văn thơ thì thất kinh, liền nội ngày ấy làm tờ di văn cho Tô châu Niết ti, đặng xuất trát cho Tô châu phủ, huyện cùng các võ dinh phải bắt cho đặng Trương Đình Hoài chớ cho thoát khỏi.

            Ngày ấy Tô châu Niết ti tiếp đặng tờ di văn của quan Niết đài Hàng châu bên lập tức xuất trát cho Tô châu phủ, huyện.

            Quan Tri phủ Tô châu lại làm cáo thị mà dán khắp chổ.

            Tò cáo thị như vầy :

            Lời rao cho ai nấy đặng hay : Nay bổn Phủ vâng lịnh quan Thượng-ti làm lời cáo thị nầy. Nguyên vì hôm hai mươi nầy có người ác-hào ở Tô châu tên là Trương Đình Hoài thông đồng với lủ ăn cướp trên Ngưu Đầu sơn đốt phá nha quan phủ Hàng-châu, lại giết hết cả nhà quan phủ, cướp lấy bạc kho hơn năm chục muôn lượng, lại thả hết tội nhơn hơn ba chục ngoài người, cũng nội ngày ấy giết hết cả nhà Ngưu-Tiểu Nhị và cướp hết kim ngân châu báu, rồi ra cử Nam-môn đi mất ; theo bắt chẳng kịp, nay có quan trên trát xuống cho bổ Phủ, phê xuất hành văn cho văn võ quan viên cùng quân dân nhơn đẳng , bất kỳ là ai, hễ bắt đặng Trương- Đình Hoài, thì thưởng bạc một muôn lượng, còn như bọn Triệu Phương Khánh thì thưởng năm ngăn lượng , hễ đem phạm nhơn đến nạp thì lãnh thưởng liền, quyết chẳng nuốt lời.

            Nay tờ biểu thị.

            Năm nầy, tháng nầy, ngày nầy, thưởng cách.

            Nói về Trương Đình Hoài, Triệu Phương Khánh, Hồ Thanh Sơn , Phùng Trung và Trần Phiêu, từ giết quan Phủ và Ngưu Tiểu Nhị rồi, đem nhau về Ngưu đầu sơn nghĩ ngơi ít ngày.

            Trương Đình Hoài vì có việc nhà nên phải trở về, chẳng dè bị quân thám thính thấy đặng, về phi báo cho quan Tri phủ và Hiệp trấn hay ; lập tức sai binh đinh mấy trăm đến vây chặc nhà Trương Đình Hoài, gia nhơn chạy vào phi báo rằng :

            - Nay có quan binh đến vây nhà rồi.

            Trương Đình Hoài biết việc Hàng châu đã lậu liền lấy thiết côn cầm nơi tay , vừa mới bước ra, gặp quan Đô ti dẫn vài mươi tên quân tuốt vào trong nhà.

            Đô ti tay cầm song đao nạt quân xốc tới vây, bị Đình Hoài hươi thiết côn đánh phá.

            Đánh thôi, một bọn binh đinh đứa thì bể đầu đứa thì nát óc, bị thương chẳng biết là bao nhiêu.

            Đô ti thấy đánh không lại, liền hối quân dùng cung tên mà bắn, có vài mươi tên quân đao bài lớp bắn, lớp lăn vào vây bắt.

            Lúc ấy Trương Đình Hoài tay mặt bị tên ngăn đở chẳng nổi , phần bị dây giăng vấn chơn, còn Hồ Thanh Sơn thì mắc đi khỏi, Phương Khánh thì ở trên Ngưu đầu sơn, không có giúp sức, những tráng đinh tuy có mười mấy người, mà đều là tay nhu nhược không cứu giúp đặng nên phải bị bắt.

            Khi Đô ti bắt được Trương Đình Hoài rồi, liền hối quân trói lại dẫn về nha nạp cho Tri phu?

            Ngày ấy Tri phủ đang ngồi nơi hậu đường bỗng thấy quân sĩ báo rằng :

            - Nay có bổn thành Lại đô ti đã bắt đặng cưòng nhơn là Trương Đình Hoài, giãi đến lãnh thưởng.

            Tri phủ nghe báo bèn dạy rằng :

            - Vậy thì mi hãy ra thỉnh Đô ti vào đây, còn Trương Đình Hoài thì giao cho Sai áp giam lại rồi sẽ tra hỏi.

            Quân sĩ vâng lịnh ra ngoài nói lại.

            Đô ti bèn đem Trương Đình Hoài giao cho Sai áp giữ gìn, rồi sắm sữa áo mảo , đi ngay vào hậu đường.

            Tri phủ bước ra nghinh tiếp.

            Hai người vào đến khách thính, phân ngôi chủ khách mà ngồi.

            Tri phủ bèn nói rằng :

            - Cái công lớn ấy, lão huynh đã chiếm đặng rồi, thiệt tôi vui mừng chẳng xiết , giận vì Trương Đình Hoài là đứa hung ác, nó phạm tội lớn bằng trời, nếu chẳng có lão huynh có tài thủ đoạn làm vậy, thì khó bắt cho đặng nó ; còn những bạc thưởng thì hiện tại nơi kho tôi sẽ chiếu theo số định mà thưởng tức thì.

            Lại đô ti nói :

            - Ấy là nhờ oai đức của triều đình và phước lớn của cộng lão gia, chớ tôi có tài chi dám xưng ; vả lại Trương Đình Hoài thiệt là tay hung ác, ban đầu tôi ỷ nó có một mình, nên khiến quân vây bắt, nó đánh bị bịnh hơn mấy mươi người, tôi thấy vậy nên phải khiến đao bài cung tiển bắn nó bị bịnh nơi tay hữu, nên mới bắt đặng, nếu không thì cũng khó làm chi cho nổi nó, nay may bắt đặng rồi thì đã hết lo , duy còn bọn Triệu Phương Khánh, chưa biết trốn ở xứ nào, cũng phải tìm bắt cho đặng thì mới yên cho , vậy những bạc thưởng ấy xin cho tôi lảnh.

            Tri phủ nói :

            - Tôi xin tuân mạng, còn bọn Triệu Phương Khánh thì xin lão huynh hãy ráng gia tâm bắt cho đặng , thì tôi sẽ đem cái công lao của lão huynh mà bẩm với Thượng ti , đặng chuẩn tâu với triều đình , thì lão huynh ắt đặng thăng chức.

            Đô ti nói :

            - Nhờ ơn công tổ lão gia.

            Tri phủ bèn khiến gia nhơn lấy bạc đem ra , đếm đũ muôn lượng giao cho Đô ti.

            Trà nước xong rồi , Lại đô ti bèn đứng dậy từ biệt Tri phủ , rồi khiến binh đinh khiêng bạc về nhà , chia ra phần mình ba ngàn lượng , còn bao nhiêu thì phát cho binh đinh , những kẻ bị thương nặng thì ba chục lượng, còn những kẻ bị nhẹ thì một chục lượng , ai nấy đều lảnh bạc , về nhà lo thuốc thang trị thương.

            Khi Đô ti đi rồi, Tiêu tri phủ bèn xóc sửa áo mão ra ngồi nơi công án, khiến quân nha lệ dẫn Trương Đình Hoài ra.

            Trương Đình Hoài ra đến công đường đứng đó chớ không chịu quì , quan Phủ nạt rằng :

            - Loài cường đạo, mi ra giữa công đường trước mặt bản Phủ, sao mi không quì, hảy đem việc thông đồng với quân ăn cướp, giết thác quan Tri phũ và Ngưu Tiểu Nhị, phá ngục thả tội nhơn nhứt nhứt khai ra cho mau, nếu trể nải thì chẳng khỏi bị hình.

            Trương Đình Hoài nói :

            - Ta là người giàu có đất nầy, an phận thủ thường, chớ chẳng hề quen biết với bọn an cướp nào bao giờ, còn việc giết quan Tri phủ ta cũng không biết, nếu ngươi vu họa làm khó cho ta, thì lẻ trời ắt khó dung ngươi cho đặng.

            Quan Phủ cả giận nạt rằng :

            - Mi thường tới lui với bọn ăn cướp, ai chẳng biết, nay có tờ di văn của quan Thiết đài Hàng châu làm bằng, mi phải khai cho mau, cho khỏi dụng hình.

            Trương Đình Hoài nói :

            - Ta thường ở tại nhà, chớ chẳng hề ra khỏi cửa bao giờ , hay là ngươi thấy ta có tiền, nên kiếm chuyện vu cho ta đặng có đòi đôi ba mươi muôn lượng chì chăng ?

            Quan Phủ nghe nói cả giận bèn nạt rằng :

            - Mi làm ra tội lớn bằng trời, chẳng chịu khai, lại trả lời nói bổn phủ thấy mi giàu có nên vu cho mi mà kiếm tiền ; thằng nầy thiệt ác, nếu chẳng đánh đòn, thì chắc nó chẳng khai.

            Nói rồi liền khiến quân nha lệ đè xuống đánh cho đủ một trăm roi.

            Hai bên nha lệ xông ra đè Trương Đình Hoài xuống.

            Lúc ấy Trương Đình Hoài cũng muốn ra oai, nhưng vì bị trói, phần thì tay hữu đả bị thương, nên bị quân nha lệ xô té xuống đất, đánh hơn năm chục bảng.

            Quan phủ biểu thôi, rồi hỏi rằng :

            - Mi có khai hay không ?

            Đình Hoài nói :

            - Đau lắm , không biết chi mà khai.

            Quan Phủ nói :

            - Thằng nầy còn cứng cỏi dữ bây, đánh thêm năm chục roi nữa coi nó ra thể nào.

            Quân nha lệ lại đánh thêm năm chục bảng nữa , da rách thịt văng, máu ra lai láng, Đình Hoài nằm mê dưới đất.

            Lúc ấy có tên Thơ lại bước ra bẩm rằng :

            - Va bị thương đã nặng rồi, không lẽ đánh nữa, xin để cho tôi khuyên va hoặc may va có khai chăng ?

            Quan Phủ nói :

            - Vậy thì ngươi hay khuyên nó thử coi.

            Thơ lại bèn nói với Trương Đình Hoài rằng :

            - Việc ngươi làm đó ai nấy đều biết, nếu ngươi không khai thì lão gia ắt chẳng dung đâu, nay ngươi bị đòn đã nặng rồi, chịu nữa sao nổi, chi bằng khai đở đi rồi sẽ liệu bề khác chẳng là hay hơn.

            Trương Đình Hoài nghe mấy lời Thơ lại nói, thì nghĩ thầm rằng :

            - Va nói cũng phải, chi bằng ta khai đở, bọn Triệu Phương Khánh ở ngoài có khi cũng lập kế mà cứu ta.

            Nghĩ rồi bèn nói với thơ lại rằng :

            - Nay ta chịu hình không nổi, tình nguyện khai phứt đi cho rồi.

            Thơ lại nghe nói bèn day lại bẩm với Tri phủ rằng :

            - Va chịu khai rồi.

            Quan Phủ cả mừng, bèn khiến Thơ lại đem bút giấy cho Trương Đình Hoài làm tờ khai.

            Trương Đình Hoài viết rồi giao cho Thơ lại.

            Thơ lại tiếp dâng cho quan Phủ xem.

            Tờ khai như vầy :

            Vì làm lời khai. Tôi là Trương Đình Hoài ở tại huyện nầy. Nguyên có một người anh em bạn, bị quan phủ Hàng châu bắt giam ngục, nhơn vì bạn tương tri, nên phải lo lót với quan Phủ mà lãnh ra, sau nghe quan Phủ lại lên án bắt giam lại nữa, nên tôi phải thương nghị với mấy anh em đánh vào nha môn quan phủ Hàng châu , phá ngục thả tội ra, lại giết cả nhà quan Phủ, chí như Nguyễn Tiểu Nhị đã có sang đoạt châu báu kim ngân của người anh em bạn tôi , nên tôi cũng giết luôn cho đã nư giận, lời triệt khai ngay, chẳng hề nói dối.

            Năm nầy, tháng nay, ngày nầy

            Trương Đình Hoài đứng khai.

            Khi quan Phủ xem rồi thì gặt đầu mà nói rằng :

            - Khi nó khai cũng đà minh bạch.

            Nói rồi dặn dò Thơ lại, dạy theo lời khai của Trương Đình Hoài, làm ra một bức văn thơ, bẩm cho quan Thượng đài rõ.

            Còn Trương Đình Hoài thì dạy giam vào ngục.

            Cắt việc xong rồi , quan Phủ liền lui lại hậu đường.

            Nói về bọn anh hùng trên Ngưu đầu sơn, ngày ấy đang ngồi đàm luận vói nhau.

            Bỗng có tráng đinh chạy về báo rằng :

            - Lão gia ôi ! Không xong rồi , tôi vưng lệnh xuống núi đi thám thính những việc Hàng châu ; cách mấy bửa trước đây Trương lão gia đã bị Lại đô ti bắt giải về nha Tri phủ Tô châu, dụng nghiêm hình tra khảo, Trương lão gia đã khai ra rồi, nay còn đang giam tại ngục. Quan Phủ lại ra thưởng cách cáo thị, tìm bắt bọn ta, tôi có sao tờ cáo thị đem về đây dâng cho liệt vị lão gia. Xin liệt vị lão gia liệu định.

            Nói rồi liền dâng tờ cáo thị lên.

            Phùng Trung tiếp lấy trải trên bàn, anh em xúm lại coi với nhau.

            Triệu Phương Khánh bèn hỏi Phùng Trung và Tần Phiêu rằng :

            - Việc đã như vậy, chẳng hay mấy anh em có kế chi cứu cho đặng Đình Hoài ra khỏi ngục chăng ?

            Phùng Trung nói :

            - Tôi dẫn hết gia đinh đánh nhầu vào nha Tri phủ mà giựt Trương Đình Hoài ra đặng chăng ?

            Phùng Khánh nói :

            - Đâu dễ như vậy, trong thành Tô châu binh mã cường tráng, chớ chẳng phãi vô dụng như lũ tham quan bên Hàng Châu vậy đâu ; phải lo mưu cho hay mới xong. Nay hãy cho Hồ Thanh Sơn đi với vài tên gia đinh, đem nhiều tiền bạc theo tuốt xuống Tô châu, tìm vào ngục lo với tên giử ngục đặng thông tin cho Đình Hoài hay, và để tiền bạc cho người chi dụng, rồi lại đến nhà Đình Hoài mà cho vợ con người hay, xin đừng lo sợ, anh em ta sẽ lo thế cứu ra.

            Phùng Trung nghe nói liền lấy một ngàn lượng bạc ròng ra cho Hồ Thanh Sơn dặn dò y theo kế ấy mà làm, rồi phải trở về báo tin cho sớm.

            Hồ Thanh Sơn lảnh bạc rồi dẫn vài tên gia đinh lanh lợi vội vã ra đi.

            Chừng vài ngày xuống đến phủ thành , tìm vào đến ngục, lo lót với tên giử ngục mà tỏ ý mình.

            Tên giử ngục thấy bạc thì mừng.

            Hắn dắt Thanh Sơn vào ngục ra mắt Đình Hoài, Thanh Sơn coi chừng không ai rồi nói nhỏ với Đình Hoài rằng :

            - Nay mấy anh em sai tôi xuống đây, cho anh hay, xin chớ có lo, mấy anh em ở ngoài sẽ lo kế cứu anh ra.

            Trương Đình Hoài nói :

            - Nay tôi ở trong này không tiền mà chi dùng, còn nhà cửa của tôi thể nào?

            Thanh Sơn nói :

            - Tôi có đem bạc ròng theo một ngàn lượng trừ lo lót với quân giữ ngục, và mua đồ thực vật cung mấy thầy trò tôi chi phí, thì còn sáu trăm lượng, tôi giao hết cho anh, còn như nhà cửa của anh, thì tôi sẽ đến đó an trí cho xong, anh chớ lo chi.

            Nói rồi liền lấy bạc ra giao cho Đình Hoài, và dặn rằng :

            - Những bạc nầy thì anh cứ việc xài rộng đi chớ có tiếc làm chi, hoặc là cho sắp giữ ngục mà mua lòng nó, chừng đến kỳ rồi thì anh em tôi sẽ cứu anh ra.

            Trương Đình Hoài thâu bạc và đồ thực vật rồi, Thanh Sơn bèn từ giả ra khỏi ngục, dắt hai tên gia đinh thẳng đến tửu lầu đặng ăn uống; khi vào đến tiệm bèn đi thẳng lên lầu, lựa một bàn sạch sẻ ngồi , rồi kêu tên tửu bảo mà dặn rằng :

            - Ngươi có rượu ngon thịt tốt thì đem lên cho ta dùng.

            Tửu bảo nói :

            - Tiệm tôi đồ ăn đũ hết, chẳng hay quí khách muốn dùng vật chi?

            Thanh Sơn nói :

            - Thịt bò hai cân, gà mập một con, vịt quay nữa con , rượu ngon hai cân, canh lòng heo một tộ. Đem cho ta dùng cho mau, vì ta có việc gấp.

            Tửu bảo nói :

            - Tôi hiểu rồi.

            Vừa nói vừa chạy xuống lầu, trong giây phút bưng lên một mâm y như lời dặn, sắp ra nơi bàn.

            Thanh Sơn bèn ngồi lại với hai tên gia đinh, vừa uống đặng vài chén, bỗng thấy một người ở dưới thang lầu bước lên ngồi ngồi bàn ngay đó cũng kêu tửu bảo mà dặn đồ ăn.

            Thanh Sơn xem thấy người ấy mình cao tám thước, mặt như trùng táo.

            Thanh Sơn xem kỷ làm người ấy, thì là người ở Tòng Bá lảnh, hiệu Bạch Huê xà tên Dương Xuân ; bèn nghĩ thầm rằng :

            - Lúc này là lúc dụng người không lẻ bỏ qua.

            Nghĩ rồi bèn bước tới thi lễ và nói rằng :

            - Cha chả đã hèn lâu, tôi mới gặp Dương huynh, anh mạnh giỏi thể nào?

            Dương Xuân nghe hỏi bèn nhìn sửng một hồi, rồi chụp tay Thanh Sơn mà nói rằng :

            - Cơ khổ ! Vậy mà nãy giờ tôi tưởng là ai, té ra Hồ huynh, vậy chớ mấy năm nay anh ở tại đâu, bề làm ăn thể nào?

            Thanh Sơn nói :

            - Nói sao cho cùng, vậy tôi xin mời anh qua đây ăn chung một bàn và nói chuyện cho vui.

            Dương Xuân bèn qua ngồi chung một tiệc.

            Thanh Sơn liền kêu tửu bão, dặn đem thêm thịt bò hai cân , rượu ngon hai cân, canh lòng heo một tô.

            Tữu bảo chạy tuốt xuống lầu bưng lên đũ số.

            Hai người ngồi lại ăn uống với nhau.

            Khi uống đặng vài chén, Thanh Sơn bèn nói rằng :

            - Từ lúc anh em mình cách biệt nhau cho đến bây giờ, anh có làm nghề gì chăng ?

            Dương Xuân nói :

            - Chổ nầy đông người ta lắm, không phải chổ nói chuyện, phải tìm chổ khác vắng vẽ, rồi sẽ tình tự với nhau.

            Thanh Sơn nói :

            - Vậy thì ăn uống rồi sẽ tìm chổ khác nói với nhau cho hết chuyện.

            Rồi đó , hai người uống luôn một hồi mới dùng cơm.

            Khi cơm nước xong rồi, Thanh Sơn nói nhỏ với Dương Xuân rằng :

            - Nay tôi ở tại Ngưu đầu sơn có một việc cần kíp, muốn nghị với Dưong huynh, xin ráng sức giúp giùm, mựa chớ nài công khó nhọc, để tôi trã tiền cơm rồi sẽ qua nhà họ Trương nói chuyện một chút, rồi tôi sẽ trỡ về đây đi với Dương huynh.

            Dương Xuân nói :

            - Tôi còn đồ hành lý để tại tiệm họ Châu nơi ngoài thành cửa phía Nam môn, tôi trở về đó đợi anh, khi anh đi qua Trương gia mà tính việc anh xong rồi anh sẽ đến đó kiếm tôi.

            Hai người dặn dò nhau xong rồi, bèn xuống lầu tính trã tiền cơm rồi phân nhau ai đi đường nấy.

            Thanh Sơn bèn dắt hai tên gia đinh thẳng đến nhà Trương Đình Hoài, bước ngay vào thơ phòng ngồi xuống và cho mời vợ Đình Hoài là Lý thị ra nói rằng :

            - Nay tôi vâng lời mấy vị anh hùng trên Ngưu đầu sơn đem một ngàn lượng bạc xuống đây tính việc cho Trương huynh, tôi đã đem đồ thực vật và mấy trăm lượng bạc vào ngục giao cho Trương huynh chi dụng, nên phải đến đây nói cho chị hay, xin chị chớ lo, mấy anh em tôi sẽ lo mưu cứu ảnh ra.

            Lý thị nói :

            - Tôi rất cám ơn liệt vị.

            Thanh Sơn dặn dò các việc xong rồi liền từ biệt Lý thị dẫn hai tên gia đinh quảy đồ hành lý thẳng ra cửa Nam môn tìm đến tiệm họ Châu, nhằm lúc Dương Xuân đang đứng ngóng trông, lúc thấy Thanh Sơn đi đến liền quảy đồ hành lý, lấy gươm đeo vào, rồi hiệp nhau tuốt về Ngưu đầu sơn.

            Lúc ấy bọn Triệu Phương Thanh đương trông đợi , thấy Thanh Sơn đi về thì hỏi rằng :

            - Công việc thể nào?

            Hồ Thanh Sơn bước tới nói rằng :

            - Tôi vâng lịnh xuống đó, vào đến ngục, chúng nó thấy bạc thì mừng, liền dắt tôi vào giáp mặt Trương huynh còn bao nhiêu bạc tôi giao cho Trương huynh để phòng chi dụng , rồi trở ra an trí việc nhà của Trương huynh ; các việc xong rồi, tôi mới đi tìm quán dùng cơm. Khi đi vào tửu lầu, tôi lại gặp Bạch huê xà Dương Xuân, tôi có dắt theo về đây đặng thương lượng việc ấy.

            Mấy anh em nghe nói thấy liền mừng rỡ, liền hối Thanh Sơn ra rước vào.

            Thanh Sơn chạy ra nói với Dương Xuân rằng :

            - Mấy anh em cho mời anh vào.

            Dương Xuân liền theo Thanh Sơn vào, ra mắt mọi người.

            Triệu Phương Khánh hỏi rằng :

            - Mấy năm xa nhau đã lâu , lúc nầy hiền đệ thể nào?

            Dương Xuân nói :

            - Từ ngày cách biệt hai anh đến nay, lưu lạc giang hồ đã gần hai nătm, mới năm ngoái đây tôi về ký ngụ lại Thái hồ, kết bạn rất nhiều, bề thế bây giờ khá hơn khi trước, còn nhơn huynh ở đây làm ăn nghề chi, xin nói cho tôi rõ với?

            Triệu Phương Khánh nói :

            - Từ ngày phân biệt nhau rồi thì anh dạo chơi khắp xứ , gặp việc cũng nhiều.

            Bèn đem hết đầu đuôi các việc, và việc Trương Đình Hoài thưa lại một hồi, rồi lại nói rằng :

            - Nay may mà gặp hiền đệ đây, vậy xin bày mưu chi cứu cho Đình Hoài ra khỏi.

            Dương Xuân nghe nói ngẫm nghĩ một hồi. rồi đứng dậy đáp rằng :

            - Việc như vậy thì phải dấy binh đánh thẳng vào ngục mà cướp Đình Hoài, ấy là chước haỵ Phùng huynh dẫn binh mã một trăm, Triệu huynh dẫn binh mã một trăm , tôi cũng trở về Thái hồ dắt binh mã một trăm, qua đây hiệp nhau khởi sự, thì việc ắt xong.

            Triệu Phương Khánh nói :

            - Kế ấy rất hay, vậy thì Trần huynh phải dẫn binh mã một trăm ở nơi ngoài thành Tô châu, cách chừng hai dặm mai phục nơi ngoài cửa Nam môn, chờ cho bế thành, hễ nghe súng nổ , thì cũng phải ào ra tiếp ứng ; tôi và Hồ huynh cũng dẫn binh mã hai trăm, ở phía trong cữa Nam môn, mai phục các chổ, hễ thấy các nha môn có binh ra, thì phải đánh cho chúng nó lui lại, bằng không thì thôi, cứ việc mai phục đừng ra.

            Dương huynh và Thanh Sơn dẫn binh mã một trăm đánh tuốt vào ngục mà cướp Đình Hoài ra ; rồi tôi sẽ đánh thẳng vào phủ đường giết phứt Tri phủ ; hạn trong tháng nầy ngày mười tám, giờ thìn thì dấy việc. Trước khi dấy việc thì Thanh Sơn phải đem rượu mà vào ngục mà dụ quân giử ngục uống cho say mê rồi sẽ ra tay.

            Thương nghị xong rồi chờ cho đến kỳ mà dấy việc.

            Đêm ấy Dương Xuân nghỉ ngơi tại đó.

            Sáng ra , bửa sau dùng cơm lót lòng rồi, từ biệt mấy anh em tuốt về nhà.

            Khi Dương Xuân đi rồi, mấy anh em dặn dò Hồ Thanh Sơn rằng :

            - Ngươi hãy đem hai trăm lượng bạc, và một gói thuốc mê tuốt xuống Tô châu, vào ngục thương nghị với Đình Hoài, cứ theo kế ấy mà làm, chớ nên sơ lậu, việc ấy là việc chí yếu phải cẩn thận cho lắm.

            Thanh Sơn lãnh mạng, dắt hai tên gia đinh ra đi, nhằm Tô châu tấn phát.

            Đi chừng vài ngày xuống đến Tô châu, ba người tìm quán nghĩ ngơi , qua bửa sau dùng cơm lót lòng xong xuôi bèn đi vào ngục ra mắt Đình Hoài đem hết các việc như vậy nói nhỏ với Đinh Hoài, rồi từ giả lui ra trở về chổ ngụ , chờ cho đến kỳ hành sự.

            Lần hồi ngày lụn tháng qua như bay, bóng thiều quang qua như thoi trở.

            Đến ngày mồng mười tháng tám, gần tiết Trung thu, thiên hạ lăng xăng lo mua trà bánh khánh thưởng tiết lành, ấy là lệ thường năm nào cũng vậy.

            Nói về Dương Xuân từ biệt mấy anh em rồi, tuốt về Thái hồ.

            Mấy tên đầu mục chạy ra nghinh tiếp.

            Dương Xuân bèn hỏi rằng :

            - Nhị vị đại vương ở tại trại nào?

            Mấy tên têm Đầu mục đáp rằng :

            - Nhị vị đại vương đều ở nơi đại trại.

            Dương Xuân nghe nói bèn khiến lâu la dọn một chiếc thuyền nhỏ đi qua đại trại.

            Khi đến nơi bèn bước lên bờ đi thẳng tới trước Tụ thắng đường.

            Nguyên hai vị đại vương ấy một người tên là Châu Giang, còn một người tên là Trương Văn Chiêu.

            Ngày nọ đang ngồi trong Ngưu bì trướng , nghe nói Dương Xuân đã về bèn bước ra nghinh tiếp và hỏi rằng :

            - Chẳng hay đại ca đi thám thính trong thành Tô châu sự thể dường nào?

            Dưong Xuân đáp :

            - Sự thể tốt lắm, nay có một cuộc buôn bán rất lớn, nên anh phải về đây thương nghị với hai em.

            Bèn đem hết nhưng việc gặp Thanh Sơn dắt về Ngưu đầu sơn ra mắt mấy vị anh hùng thương nghị đi cướp nghe thuật lại một hồi.

            Châu Giang lại hai việc như vậy đại ca liệu thể nào?

            Dương Xuân đáp rằng :

            - Anh ở tại Ngưu đầu sơn đã ước định với mấy vị anh hùng ấy rồi, nay bọn anh em ta phải dấy binh hai trăm hạn trong tháng nầy ngày mười sáu giờ thìn dấy việc. Vậy thì đến ngày mười hai, mười ba này phải khởi hành, anh với em dẫn binh ra đi còn tam đệ thì ở nhà giữ trại.

            Châu Giang nói :

            - Vậy thì hay lắm, song ngày giờ cũng đã cận rồi, phải chọn binh mã ròng mạnh sắm sửa cho kịp kỳ.

            Dương Xuân liền truyền lệnh cho mấy tên đầu mục, coi chọn hai trăm lâu la cho mạnh mẻ và thao luyện cho thuần thục, rồi kéo hết ra tôi.

            Nói về bọn Ngưu Đầu sơn cũng lo chọn binh ròng hai trăm.

            Triệu Phương Khánh dẫn hết một bọn đồ đệ đến kéo đi một lượt nhắm Tô châu tấn phát.

            Khi ấy Dương Xuân và Châu Giang đã đến Tô châu, ở nơi ngoài thành cách chừng mười dặm hạ trại.

            Chưa đầy nữa ngày binh mã Ngưu Đầu sơn cũng đến, hai đàng bèn hội nhau lại thương nghị.

            Ngày ấy là ngày mười ba, Dương Xuân xem thấy binh mã tụ đến đũ rồi, bèn nói với mấy vị anh hùng rằng :

            - Nay hạn kỳ đã gần đến, vậy thì mấy anh em hãy tính lẻ nào?

            Ai nấy đều nói :

            - Cứ y theo lời nghị hôm trước mà làm thì xong.

            Dương Xuân bèn nói với Triệu Phương Khánh rằng :

            - Triệu huynh hãy coi mà điều khiển binh mã cho đặng vẹn toàn.

            Triệu Phương Khánh nói với Dương Xuân rằng :

            - Em hãy đi với Thanh Sơn đến nhà Đình Hoài, biểu nội nhà phải thâu góp những đồ tế nhuyễn rồi chở hết lên Ngưu Đầu sơn mà ở, lại khiến Thanh Sơn ngày ấy dắt đường cho em vào ngục, còn Châu đại vương thì dẫn một trăm năm chục binh mã vào ngục cứu Đình Hoài ra, còn Trần huynh dẫn một trăm binh mã mai phục cách thành chừng hai dặm . Còn Phùng huynh cũng dẫn binh mã một trăm ở nơi ngoài thành Tô châu mai phục, hễ nghe súng nổ thì ào ra tiếp ứng, hễ đến ngày rằm giờ thân thì vào thành chớ nên lầm việc. Ai nấy đều tuân lịnh cứ theo thứ lớp mà đi.

            Ngày ấy Thanh Sơn đang ở trong tiệm kêu hai tên gia đinh dặn rằng :

            - Nay đã mười bốn tháng tám rồi, hai ngươi hãy đi dọ coi hai xứ binh mã đã đến chưa, mi phải về báo cho ta hay.

            Gia đinh lảnh mạng đi liền, Thanh Sơn sai gia đinh đi rồi, thì cũng sắm sửa mua trà bánh đem vào trong ngục nói với mấy tên giử ngục rằng :

            - Anh tôi là Trương Đình Hoài ở tại trong nầy, nhờ có mấy anh thương tưởng, thiệt tôi không biết lấy chi báo đáp ; vậy đến mai nầy là tiết Trung thu nên tôi phải đem cho mấy anh một trăm cân bánh và hai chục lượng bạc, để thưởng tiết lành, xin mấy anh tạm dùng lấy thảo.

            Vừa nói vừa đưa bánh cùng bạc ra.

            Mấy tên giử ngục mừng rở bội phần liền ngữa tay thọ lảnh và nói rằng :

            - Thiệt anh có lòng tốt quá, anh em tôi không biết lấy chi đáp lại.

            Thanh Sơn nói :

            -Lễ hèn chút đỉnh có đủ chi mà cảm tạ.

            Nói rồi liền bước vào ngục nói với Đình Hoài rằng :

            - Tôi đã đem rượu và bánh mứt cho mấy vị nhân huynh rồi, vậy thì ngày mai anh hãy ăn uống chơi với mấy anh em đặng giải muộn.

            Nói rồi lại coi chừng mấy tên quân đi ra ngoài , liền bảo nói nhỏ với Đình Hoài rằng :

            - Ngày mai anh hãy cứ y như vầy , như vầy. . mà làm.

            Trương Đình Hoài gặt đầu.

            Thanh Sơn liền từ giả trở ra về chổ ngụ thì thấy hai tên gia đinh và Dương Xuân đang chờ sẳn đó.

            Thanh Sơn bèn hỏi rằng :

            - Sự thế dường nào?

            Dương Xuân nói :

            - Binh mã ta đến rồi, ngày mai giờ thân thì vào thành, những công việc phần anh thì phải sắp đặt cho rồi đi, qua bửa mười sáu giờ thìn thì phải ở tại tiệm đây mà chờ tôi đến , rồi dắt đường cho tôi vào ngục đặng có ra tay : nay anh phải đi đến nhà Trương Đình Hoài biểu nội nhà phải góp đồ tế nhuyễn rồi chuyển lần ra ngoài thành ; sẽ có người tiếp ứng.

            Nói rồi từ giả ra đi.

            Dương Xuân đi rồi , Thanh Sơn liền tuốt qua nhà Trương Đình Hoài, vào ngồi nơi thơ phòng thĩnh Lý thị ra rồi nói rằng :

            - Nay binh mã đã tựu đến rồi, chờ đến ngà mười sáu , gìờ thìn thì dấy việc ; chị hãy góp nhóp những đồ báu vật, khiến gia đinh chuyển lần ra cửa Nam môn, sẽ có người tiếp ứng, phải cho cẩn thận, chớ có sai lầm.

            Lý thị nghe nói, lập tức hối tôi trai tớ gái, lo sắm sửa sắp đặt trong ngoài rồi rút lần ra thành.

            Thanh Sơn liền từ biệt trở về chổ ngụ . ‡

            Qua bửa sau là chánh ngày rằm, hai bên phố xá, nhà nhà đều khánh thưởng Trung thu , cờ cặm đèn treo trong ngoài rực rỡ.

            Đêm ấy trăng tỏ lâu lâu, mấy tên quân giử ngục nhờ có hai chục lượng bạc của Thanh Sơn mới cho, bèn mua vịt ngỗng, gà rượu dọn ra hơn hai mươi tiệc, ăn uống vui vầy với bọn tội nhơn.

            Còn Đình Hoài nhờ có bạccủa Thanh Sơn đem vào, bèn xài phí với mấy tên tội mạnh mẻ trong ngục đặng mua lấy lòng , lại tỏ hết việc mình cho bọn ấy biết.

            Đêm ấy vừa lúc canh ba, Trương Đình Hoài với bọn tri kỷ tội nhơn bước ra nói với mấy tên giử ngục rằng :

            - Từ ngày tôi vào đây đến nay, nhờ có mấy anh chiếu cố, không biết lấy chi báo nghĩa cho phỉ tình, nay nhơn dịp Trung thu giai tiết, nên phải dâng vài chung rượu mà báo đức cho mấy anh.

            Mấy tên quân liền đứng dậy nói rằng :

            - Trương huynh xài phí đã nhiều, nay còn dâng rượu nữa thiệt là lòng anh rất tốt.

            Trương Đình Hoài nói :

            - Ấy là viêc bổn phận của tôi, xin mấy anh chớ ngại.

            Vừa nói vừa rót rượu ra mỗi người vài chén.

            Trương Đình Hoài thừa dịp lén bỏ thuốc mê vào rượu, rồi ngồi lại chổ cũ, mấy tên quân giử ngục thấy vậy bèn nói với nhau rằng :

            - Bọn ta lính coi ngục đã gần vài mươi năm rồi, tù tội cũng nhiều mà chưa hề thấy có ai sơ tài trượng nghĩa như Trương Đình Hoài làm vầy, hèn chi mà va làm việc cả thể như vậy mới đặng. Thôi, đêm nay nhờ có va hậu tình thế nấy, thì anh em ta cứ việc uống vui mà chơi , sáng ra sẽ lo việc bổn phận.

            Rồi đó mạnh ai nấy uống, say đà bê bết, kẻ nằm trên giường, người nằm dưới đất mà ngũ chỉnh chòng , không biết đầu đít chi nữa.

            Trương Đình Hoài cả mừng bèn bẻ gông cho mình, rồi bẽ luôn cho mười mấy người tri kỷ , sắp đặt sẳn sàng chờ đến giờ mà dấy việc.

            Nói về Dương Xuân và Châu Giang hai người dẫn binh một trăm lục tụ vào thành, phân nhau lãi rải tìm quán nghĩ ngơi, lại tìm đến tiệm họ Châu mà thương nghị với Thanh Sơn.

            Sáng ra bửa sau là ngày mười sáu, Dương Xuân với Thanh Sơn đi tìm Châu Giang dặn đò nhau , cơm nước xong xuôi , Thanh Sơn và Châu Giang liền dẫn năm mươi binh mã kéo thẳng vào ngục mà cứu Đình Hoài, còn Dương Xuân thì dẫn năm mươi tên tuốt vào nha Tri phủ.

            Lúc ấy Trương Đình Hoài xem thấy Thanh Sơn đã dẫn binh đến, còn mấy tên giử ngục thì say mèm, liền phá cửa ngục, dắt bọn tội nhơn xông ra một lượt.

            Thanh Sơn liền khiến một tên gia đinh mạnh mẻ cõng Đình Hoài chạy ra khỏi nha, mấy tên tội phạm cũng chạy theo sau ; vừa gặp Phương Khánh tiếp ứng tuốt ra khỏi thành.

            Nói về Tri phủ đang ở trong nhà, vùng nghe súng nổ vang đầy, lại thấy gia đinh vào báo :

            - Có giặc cướp ngục, thả hết tội nhơn ra rồi.

            Tri phủ thất kinh mặt mày tái ngắt , vừa muốn ra xem thì Dương Xuân đã dẫn binh đánh tới nội đường rồi.

            Những bọn nha lệ thấy binh mã đông lắm, không dám chống ngăn, tìm đường mà trốn ráo.

            Tri phũ liệu thế không xong, vừa muốn chạy trốn, bị Dương Xuân chạy tới nắm cổ và nạt rằng :

            - Loài ô quan, mi biết ta chăng ?

            Vừa nói vừa chém sả một đao, đứt làm hai đoạn, rồi đánh tuốt vào nội phòng, bắt hết vợ con mỗi người một đao, phân phát rất đều không ai nhiều ai ít. Mấy người ấy thấy chia đều như vậy, bèn an tâm, lảnh mỗi người mỗi đao dắt nhau về âm phủ.

            Xong rồi Dương Xuân bèn ra khỏi nhà, nổ súng lên hội binh lại kéo tuốt ra thành, mấy đạo binh ở ngoài thành tiếp ứng, hiệp nhau lại kéo tuốt về Ngưu đầu sơn.

            Lúc ấy các võ dinh nghe súng nổ vang biết là có giặc, song không biết binh giặc ít nhiều nên chẳng dám ra chừng thấy đi hết rồi, mới dẫn binh ra thành mà rượt theo.

            Nói về bọn anh hùng khi ra khỏi binh rồi, thì để cho Dương Xuân bảo hộ Đình Hoài đi trước, còn Triệu Phương Khánh với mấy anh em thì đoạn hậu, khi đang đi, thì thấy phía sau bụi bay mịt trời.

            Triệu Phương Khánh bèn nói với Trần Phiêu và Phùng Trung rằng :

            - Ấy chắc có quan binh đuổi theo, vậy thì phải đánh họ một trận, cho họ biết bọn ta lợi hại.

            Phùng Trung nói :

            - Tôi xin tuân lịnh, song chẳng biết làm kế nào?

            Phương Khánh nói :

            - Phùng huynh phải dẫn binh mã mai phục nơi chân núi phía tã, chờ cho binh họ qua khõi rồi, sẽ xông ra chận.

            Phùng Trung lãnh lịnh dẫn binh đi liền.

            Triệu Phương Khánh lại nói với Trần Phiêu rằng :

            - Trần huynh cũng dẫn binh mã mai phục nơi chân núi phía hữu, chờ cho quân đi qua phân nữa, thì phải ra chận khúc giữa mà đánh làm cho binh họ phải rã hai, chừng ấy tôi sẽ có kế hay mà đánh.

            Trần Phiêu cũng lãnh binh đi liền, đạo nào đạo nấy đều lấy tiếng súng làm hiệu.

            Khi hai đạo binh ấy đi rồi, Triệu Phương Khánh liền cứ việc dẫn binh hưởn hưởn mà đi.

            Nói về Lại đô ti với Tã dinh Thiên tổng, Hữu dinh Thiên tổng, ba người dẫn ba trăm binh mã đuổi nà theo, nhơn thấy binh giặc chẳng xa, Lại đô ti bèn giục ngựa lướt xông tới trước, thôi thúc binh đinh nỗ lực rượt theo.

            Lúc binh đang đi , vùng nghe tiếng súng nổ vang, có một đạo binh ở phía bên hữu xông ra, chận ngang khúc giữa mà đánh ; Trần Phiêu tay cầm trường thương nạt lớn lên rằng :

            - Ngươi đến đây chịu chết hay sao?

            Lại đô ti liền hươi đao rước đánh.

            Hai người đánh nhau hơn hai chục hiệp, chưa phân hơn thua, lại nghe tiếng súng nổ vang, Triệu Phương Khánh quày binh trở lại, tay cầm giáo lướt tới, hai phía đánh dồn lại, còn hai viên Thiên tổng thì đã bị Phùng Trung chận lại mà đánh, cho nên tới giúp không đặng.

            Lại đô ti thấy binh mình đổ hết, liệu thế không xong, vừa muốn bõ chạy, song chạy chẳng khỏi, trở tay chẳng kịp, bị Triệu Phương Khánh chém sả một đao đứt làm hai đoạn.

            Còn hai tên Thiên tổng đang đánh với Phùng Trung.

            Phùng Trung vừa muốn đuổi theo, vùng nghe chiêng gióng thâu binh, liền dẫn binh trở lại hiệp nhau kéo về Ngưu đầu sơn, anh em chuyện vãn với nhau thảy đều mừng rở.

            Rồi khiến lâu la làm thịt trâu bò ăn mừng.

            Lúc ấy gia quyến của Trương Đình Hoài đã về trên núi trước rồi.

            Trương Đình Hoài liền bước ra tạ Ơn mấy anh em và nói rằng :

            - Mong ơn mấy anh em có lòng cứu tôi, lại lo lắng rước gia quyến tôi về trước cho đặng bảo toàn, thì cái ơn nầy dầu xương tan thịt nát cũng không trả đặng.

            Dương Xuân nói :

            - Hễ anh em thì là tay chơn xương thịt, hoạn nạn giúp nhau, lẻ thưòng phải vậy , lựa phải tạ Ơn làm chi, duy có một điều cướp ngục giết quan thì việc lớn bằng trời, chẳng bao lâu cũng có đạo binh đến đây, phải lo mưu chi mà ngừa trước.

            Phùng Trung nói :

            - Duy nhờ Dương huynh và Triệu huynh liệu định.

            Dương Xuân nói :

            - Phải sai người xuống núi thám thính rồi sẽ thương nghị, như có quan binh tiến nữa thì phải dụng kế đánh họ một trận, rồi sẽ kéo hết binh mã dời qua Thái hồ mà tụ nghĩa với nhau, vì tại đó bút mã đặng năm ngàn, lương thảo cũng đũ dùng trong vài ba năm , nay phải đem hết gia quyến cùng châu báu tiền bạc qua đó trước đã , chẳng hay liệt vị tưởng ra thế nào?

            Mấy vị anh lùng thãy đều khen phải, bèn tuân theo kế ấy mà làm.

            Nói về hai vị Thiên tổng dẫn binh chạy về Tô châu, vào đến giáo trường điểm tra quân sĩ lại thì chết hết bảy mươi tám tên, còn bị bịnh chẳng biết bao nhiêu ; sai người dọ coi mới biết bọn ấy ở tại Ngưu Đầu sơn , liền vội vã chạy tờ bẩm cho quan Hiệp trấn và cho quan Niết đài hay, xin hỏa tốc phát binh tiêu diệt, và trừ hậu hoạn.

            Quan Hiệp trấn là Huỳnh Đắc Thắng, tiếp đặng văn thơ, liền đến quan Thiết đài là Trần Văn Thạnh mà nói rằng :

            - Nay lũ Ngưu đầu sơn hung hăng như vậy, ấy là hoạn trong lâm phúc, phen trước nó cướp giựt Hàng châu giết hết cả nhà quan Phủ, nay lại đến Tô châu cướp giựt tội nhơn, giết quan Phủ và quân lính cũng nhiều ; nếu chẳng phát đại binh đi chinh liệu cho sớm , để lâu ngày ắt sanh họa to, thành Tô châu này ắt là phải khốn. Xin đại nhơn hãy nghĩ lấy.

            Trần niết đài nói :

            - Bổn ti có nghe Thánh thượng cải tên đổi họ đi du ngoạn khắp xứ Giang Nam, tìm kiếm hiền tài, tham cách những tham quan ô lại chẳng biết là bao nhiêu ; nếu nay đi tiêu trừ lũ ấy thắng thì có công, bại thì phải chết, thoãng như Thánh thượng hay đặng thì thưa làm sao?

            Huỳnh hiệp trấn giận nói :

            - Việc lớn như vậy, thì để tôi dẫn đại binh đi đánh, như có công thì tôi nhượng cho đại nhơn, bằng có sơ thất thì tôi chịu lấy.

            Trần niết đài nói :

            - Ngài tự quyết muốn đi, tôi không lẻ cản , nhưng ngài phải châm chước liệu dùng.

            Huỳnh hiệp trấn mặt giận hầm hầm, bèn bỏ ra ngoài mà nói rằng :

            - Những bọn dung nhu, khó tính chi với nó đặng.

            Liền dẫn kẻ tùng nhơn về nha, lập tức phát binh truyền cho Tả dinh Thủ bị là La Đại Quan, Hữu dinh Thủ bị là Khu Trấn Oai, Tiền dinh Thiên tổng, Hậu dinh Thiên tổng, mỗi người đem binh một ngàn, tựu đến giáo trường tháo luyện ba ngày rồi sắm sửa tế cờ ra binh.



            Ngày ấy Huỳnh hiệp trấn ngồi tại tướng đài phát lịnh rằng :

            - La Đại Quan phải dẫn binh ba trăm làm Tiên phuông đi trước cách Ngưu Đầu sơn năm dặm hạ trại, chớ nên vi lịnh.

            La Đại Quan vâng lịnh dẫn binh đi liền.

            Huỳnh hiệp trấn lại kêu Hữu dinh Thủ bị truyền lịnh rằrg :

            - Hãy dẫn binh ba trăm làm đạo thứ hai kéo đến Ngưu Đầu sơn cách chừng năm dặm hạ trại, gần đạo binh La Đại Quan, chớ binh ta đến đó sẽ hay.

            Khu Trấn Oai vâng lịnh dẫn binh ra đi.

            Huỳnh hiệp trấn lại kêu hai viên Thiên tổng truyền lịnh rằng :

            - Hai ngươi dẫn binh theo ta, làm tả hữu , chừng lên đến đó ta sẽ điều độ.

            Hai viên Thiên tổng vâng lịnh lui ra.

            Hiệp trấn phát lịnh xong rồi, liền nổ ba tiếng súng kéo binh ra đi , nhắm Ngưn đầu sơn tấn phát.

            Nói về bọn anh hùng đang ở trên sơn trại, nghị luận với nhau, bổng thấy quân chạy về phi báo rằng :

            - Nay có quan Hiêp trấn Tô châu là Huỳnh Đắc Thắng , dẫn một ngàn binh đến gần chân núi cách chừng năm dặm hạ trại xong, xin lão gia liệu định.

            Mấy vị anh hùng nghe báo bèn thương nghị với nhau.

            Trương Đình Hoài bước ra nói rằng :

            - Tôi bị nạn tại Tô châu nhờ có mấy anh em cứu khỏi, ơn ấy đến thác tôi cũng chẳng quên, nay tôi xin ra một chước mọn làm cho chúng nó chẳng còn manh giáp.

            Nói rồi liền lên trướng mà ngồi rồi truyền lịnh rằng :

            - Trần Phiêu phải dẫn binh mã một trăm, đem những lưu hoàng và đồ dẫn lửa, đêm nay lối chừng canh hai đến gần đại binh của chúng nó, lên phía trên gió nổi lửa lên, chớ nên vi lịnh ; Phùng Trung cũng dẫn binh mã một trăm, đem đồ dẫn lửa, lối chừng canh hai, xuống đốt tả dinh , hễ lửa dậy rồi thì ra sức đánh nhầu vào , tôi sẽ cho người tiếp ứng.

            Dương Xuân và Châu Giang cũng dẫn binh mã hai trăm , đi vòng phía sau núi ra khỏi chừng mười dặm mà chận đường về , hễ binh nó thua chạy đến đó thì phải chận lại mà giết cho sạch ; Triệu Phương Khánh và Nhiệm Thiên phải dẫn binh mã một trăm, hễ thấy lửa dậy thì đánh rốc vào trung dinh chớ nên vi lịnh.

            Chư tướng vâng lịnh ai theo phận nấy lục tục kéo đi.

            Lúc ấy nhằm lúc sơ tuần tháng chín, gió Bắc mới thổi, nếu dùng hỏa công lẻ nào chẳng thắng.

            Nói về Huỳnh Đắc Thắng dẫn binh kéo đến Ngưu đầu sơn, xa núi chừng năm dặm , cách dinh La Đại Quan chừng nữa dặm hạ trại, rồi đòi hai viên Thủ bị mà nói rằng :

            - Nay binh ta mới đến , hãy nghỉ ngơi một đêm rồi mai sẽ hay.

            Hữu dinh Thủ bị là Khu Trấn Oai bước tới nói rằng :

            - Binh ta mới đến chưa biết tin tức binh giặc thể nào, thoãng như chúng nó kéo đến cướp trại, thì họa chẳng nhõ, xin đại nhơn phãi đề phòng lấy.

            Huỳnh hiệp trấn nói :

            - Nhưng bọn ong bầy kiến lủ mà có mưu trí gì, hễ nó nghe đại binh của ta đến, thì chúng nó đã thót ruột, há dám đến đây mà cướp dinh sao?

            Hữu thủ bị chẳng nói nữa, bèn lui về trướng nói với La thủ bị rằng :

            - Hiệp trấn khi giặc như vậy ắt là phải bại, vậy tôi với anh đêm nay phải ráng đề phòng.

            La thủ bị nói :

            - Lời anh nói đó rất nên nhằm lý.

            Bèn truyền lịnh cho các đội, người không lìa giáp, ngựa chẳng lìa yên , ai nấy đều thức dự bị đề phòng.

            Đêm ấy gió Bắc thổi mạnh, vừa bước qua đầu canh hai , Trần Phiêu dẫn binh đến đại dinh của Huỳnh hiệp trấn , lựa phía trên gió nổi lửa lên.

            Lúc ấy Huỳnh hiệp trấn và hai viên Thiên tổng đang ngủ mê man, nghe quân vào báo ngoài dinh lửa dậy, liền vội vả chạy ra, bị Phi San hổ là Nhiệm Thiên dẫn binh riết vào trong trướng.

            Huỳnh hiệp trấn hươi thương lên ngựa chạy càn, lại bị Trần Phiêu dẫn binh đón đánh, liền giục ngựa chạy dông ; chạy xa chừng mười dặm, có một đạo binh là Dương Xuân và Châu Giang xông ra đón lại, Huỳnh hiệp trấn gắng gượng mà đánh, chưa đầy vài hiệp trong lòng rối loạn , khí lực đã suy, bị Dương Xuân chém sả một đao, đầu rơi xuống đất, còn bao nhiêu quân sĩ thãy đều cúi đầu xin dung mạng.

            Dương Xuân thấy vậy chẳng nở giết bèn tha về hết rồi thâu binh trở lại.

            Nói về hai viên Thiên tổng đều cầm đại đao ngăn chống, lúc ấy quân sĩ đã tứ tán chạy hết, bị đại binh Trần Phiêu gặp đâu chém đó, giết chết rất nhiều, Hữu dinh Thiên tổng đánh với Nhiệm Thiên, chưa đặng vài hiệp, bị Nhiệm Thiên đập cho một thương té nhào xuống ngựa , Tả dinh Thiên tổng quày ngựa bỏ chạy thì bị Trần Phiêu đón lại chém sả một đao đứt làm hai đoạn ; binh mã vỡ tan chạy ráo.

            Nói về Phùng Trung đêm ấy qua đến canh hai, dẫn binh đi đến tả dinh, ở phía trên gió mà nổi lửa , song Hữu thủ bị cũng biết binh cơ, cho nên hiệp với Tả thũ bị mà dự bị trước rồi.

            Khi nghe lửa dậy vội vàng mang giáp lên ngựa hươi thương, truyền lịnh binh đinh chẳng cho diêu động.

            Khi ấy binh mã của Triệu Phương Khánh tuy là riết đến, song Thủ bị Khu Trấn Oan ngăn đánh, cho nên không vào trại đặng ; hai đàng đánh nhau cho tới trời sáng , quân lính bị thương trốn gần hết, còn Phùng Trung đánh với La Đại Quan cũng chưa phân hơn thua, chừng hai dinh Thũ bị nghe báo, đại dinh đã thất, hai viên Thiên tổng tử trận, thì không dám đánh nữa, bèn tìm đường mà chạy.

            Triệu Phương Khánh xua binh đuổi theo, hai viên Thủ bị đang chạy, bị Trần Phiêu và Nhiệm Thiên chận lại mà đánh một trận, hai người quày ngựa chạy qua nẻo khác ; chẳng dè có binh Nhiệm Thiên giăng ra chận trước rồi.

            Khu thũ bị kinh hồn hoảng vía, liền xuống ngựa cúi đầu nói rằng :

            - Tôi không dè đại vương giá lâm, bọn tôi vâng lời quan trên sai khiến nên phải đến đây , nay xin tình nguyện thọ tội.

            La thũ bị thấy vậy cũng phải xuống ngựa quì mọp dưới đất mà nói rằng :

            - Bọn tôi tình nguyện đầu hàng.

            Nhiệm Thiên bèn nói với hai viên Thủ bị rằng :

            - Nay ta tha cho hai ngươi, hãy trở về chĩnh đốn binh mã, lên đây đánh nữa, nếu ta bắt một lần thứ nhì, thì ta quyết chẳng dung.

            Hai viên Thủ bị Ôm đầu chạy như chuột.

            Nhiệm Thiên và Châu Giang bèn hiệp binh lại kéo về Ngưu Đầu sơn.

            Còn Khu Trấn Oai và La Đại Quan thâu góp binh tàn chạy về thành, bỗng thấy trước mặt có hai người ở đàng kia đi tới, chừng đến gần Khu Trấn Oai coi kỹ lại, liền nhãy xuống cúi đầu quì mọp nơi dưới đất.

            Comment


            • #21
              Hồi Thứ Hai Mươi Mốt



              Tiếp Thánh giá, Khu Trấn Oai lên chức
              Kết sui gia , Châu Nhựt Thanh ngâm thơ



              Nói về Cao Thiên Tứ và Châu Nhựt Thanh đi du ngoạn nơi Quan âm sơn mấy ngày, trải xem phong cảnh nơi mấy chổ vui , ngày ấy nghe dân đồn rằng :

              - Quan binh đánh với bọn Ngưu đầu sơn mấy trận mà đánh không lại, binh chết hết nhiều .

              Thiên tử bèn dắt Nhựt thanh trở về nhà Trương Ðình Hoài ; đi đến nữa đường vừa gặp hai viên Thủ bị thâu binh về thành.

              Khu Trấn Oai biết là Thiên tử, bên quì xuống tâu rằng :

              - Từ tôi về Kinh dẩn kiến biết đặng hình dung, sau lãnh chức ra tùng sự tại Giang Nam đã hai năm rồi, không hay Thánh giá hạnh lâm, thấy việc bảo hộ, tội đáng muôn thác.

              Nói rồi lại đem việc đi đánh Ngưu Ðầu sơn và Hiệp trấn Huỳnh Ðắc Thắng chẳng nghe lời phải, đến đổi bại binh và tử trận , mà tâu hết một hồi.

              Thiên tử nói với Khu Trấn Oai rằng :

              - Ngươi dụng binh rất có thao lược trẫm biết đã lâu, nay trẫm phong cho ngươi làm chức Hiệp trấn thế cho Huỳnh Ðắc Thắng, La Ðại Quan thì làm chức Ðô ti ; còn việc Ngưu đầu sơn hoặc phát binh chinh tiện, hoặc khiến tướng chiêu hàng, thì phải chờ có lịnh chỉ của trẫm ra rồi sẽ thi hành ; hai người trở về huấn luyện binh mã , nay phải tạm bải binh cho sanh linh khởi bị nơi đồ thán ; trẫm với Nhựt Thanh còn qua Dương châu dạo chơi; bọn ngươi chớ khá thinh dương, và cũng chẳng cần chi hộ tống.

              Hai người quì lạy đưa đi, Thiên tử đi rồi mới đứng dậy dẫn binh vào thành, vào ra mắt Trần niết đài đem việc Huỳnh hiệp trấn chẳng nghe lời phải đến đổi bại binh và tử trận, bẩm hết một hồi , rồi lại nói rằng :

              - Khi anh em tôi về đến nữa đàng, vừa gặp thánh thượng, may nhờ lúc tôi về Kinh dẫn kiến, cho nên mới biết đặng thánh dung, tôi bèn quì xuống bên đường thỉnh tội, Thánh thượng liền phong cho tôi làm chức Thụ lý Hiệp trấn, còn La thủ bị thì làm Thụ lý đô ti, người lại dặn dò chớ nên thinh dương cho ai biết , còn việc Ngưu đầu sơn thì phải dẹp lại đó, chẳng bao lâu có thánh chỉ đến đây, rồi sẽ thi hành .

              Trâu niết đài nói :

              - Vậy thì Khu hiệp trấn và La đô ti hãy về nha mà nghĩ chờ cho thánh chỉ ra đây sẽ hay.

              Hai người từ tạ lui ra, ai về nhà nấy.

              Ngày ấy quan Tuần phủ Giang Tô là Trang Hữu Cung tiếp đặng một tờ mật chỉ dạy đem bọn giặc Ngưu đầu sơn và Thái hồ phân tán ra, cho về theo nông nghiệp, còn những mấy tay tướng tài, võ nghệ siêu quần, thì soạn danh mả cử dụng.

              Trang Hữu Cung liền tuân chỉ thi hành, bèn đem bọn Trương Ðình Hoài, Dương Xuân, Triệu Phương Khánh, Phùng Trung , Trần Phiêu , Nhiệm Thiên, Châu Giang, Hồ Thanh Sơn, và Trương Văn Chiêu, đẳng đẳng thảy đều bảo cử.

              Nói về thiên tử và Châu Nhựt Thanh qua đến Dương châu, nơi dọc đường gặp một ông già, đầu bạc mà tác còn trẻ, sau lưng thì có quảy một tấm bãng để bốn chữ rằng " Tướng pháp như thần " (coi tướng như thần).

              Ông già ấy xem thấy thiên tử bèn dừng chơn lại nói rằng :

              - Chẳng hay quí khách đi đâu, hoặc là tìm anh em bạn chăng ? Trời đã tối rồi sao chưa vào tiệm mà nghĩ ?

              Thiên tử đáp rằng :

              - Tôi đi tìm bạn mà chưa gặp, còn ông nầy tấm bảng sao dám đề bốn chữ : "Tướng pháp như thần" , hay là khoe miệng mà chơi chăng, nếu như thiệt ông xem tướng giỏi, thì ông xem thử tướng tôi đây coi ra thể nào ?

              Ông già nói :

              - Vậy thì vào tiệm mà nghĩ, rồi thủng thẳng tôi sẽ coi cho.

              Rồi đó ba người đồng hiệp nhau, qua khỏi Tiểu giáo trường; trở qua phía Nam môn, tìm nào một tiệm, hiệu là Lý gia điếm, chọn một phòng sạch sẻ , vào ngồi nghĩ ngơi .

              Ông già bèn nói rằng :

              - Phàm xem tướng mà luận việc sang hèn thì tại nơi xương thịt, còn mạng nếu thì tại nơi dung sắc , nên hư thì tại nơi quyết đoán , lấy đó mà xét ra, thì ngôn điều không sai một.

              Thiên tử nói :

              - Tiên sanh xem tướng tôi thể nào ?

              Ông già nói :

              - Xem ông nơi mặt thì trên bực công hầu , xem ông nơi lưng, thì sang không biết đâu mà nói.

              Thiên tử lại hỏi :

              - Tuy vậy là thể nào ?

              Ông già nói :

              - Ông là mày rồng mắt phụng , tướng mạo khác thường, tôi đoán chắc tướng ông là Thiên tử.

              Thiên tử nói :

              - Nếu ông coi như vậy thì không linh nghiệm rồi ; tôi là người ở tĩnh Trực Lệ, vốn là lái buôn, nếu tiên sanh nói vậy chẳng là sai lầm.

              Ông già nói :

              - Nếu ông quả là dân bình thường thì tôi phải đập bể tấm bảng của tôi đi, quyết không biết tiếc ; ông xưa rày đã bị nhiều phen hung hiểm, mạng lớn trùng trùng ; may nhờ có tả phụ hữu bật, cho nên nguy mà lại an, hiện bây giờ đây thì ấn đường sáng sủa, dữ đi lành tới, rất mừng, rất mừng.

              Nói rồi bèn day lại coi tướng Nhựt Thanh, coi rồi lại nói rằng :

              - Cậu nầy mi thanh mục tú, tuổi nhỏ mà đã đắc rồi , lại thêm hai bên ấn đường cũng là sáng suốt , ắt có sự mừng gần tới, nội ngày nay chắc gặp tin hôn nhơn.

              Thiên tử cười ngất lên rằng :

              - Hai cha con tôi đang lúc giữa đường, có lẻ đâu gặp cuộc ấy , ông khéo nói lếu thì thôi.

              Ông già nói :

              - Nếu như vậy thì tôi coi sao đặng.

              Nói rồi liền bỏ ra đi, chẳng thèm từ biệt chi hết .

              Nguyên ông già nầy là Lữ Thuần Dương lão tổ, vì thấy Thiên tử ghe phen gặp nạn, nên giả đến chĩ điểm một phen.

              Khi ông già ấy đi rồi, Thiên tử bèn nghĩ rằng :

              - Ông già nầy không phải là người thường, công việc của ta ông đã biết hết, ông lại nói nội ngày nay sẽ có tin hôn nhơn, để ta coi quả có hay chăng ?

              Khi chủ tiệm là Lý Thái Công đem cơm vào phòng, rồi lại nói rằng :

              - Cách đây chừng năm dặm có một nhà họ Sài, Sài viên ngoại lại có một người con gái đương kén chồng, va ra đề thơ như ai làm đặng thì va gã con cho, nhị vị khách quan sao không đến đó làm thử chơi, hoặc may đặng cũng không biết chừng ; đến ngày rằm tháng nầy thì khai cuộc.

              Thiên tử nghe nói bèn đáp rằng :

              - Vậy thì đến kỳ tôi cũng đi coi chơi.

              Qua đến ngày rằm , Thiên tử bèn dắt Châu Nhựt Thanh tìm đến Sài gia trang, quả thấy lầu cao rực rở, những trai tơ tựu đến đông dầy .

              Lúc ấy Thể Loan tiểu thơ, tuổi vừa mười tám, môi son má phấn, mắt phụng mày ngài, hình dung bế nguyệt tu hoa, nhan sắc ngư trầm lạc nhạn.

              Ngày nọ vâng mạng cha lên chổ thể lầu ra một câu đối, trao cho a hườn đem xuống nói với mấy vị thi ông rằng :

              - Nay Tiểu thơ tôi ra một câu đối này, trong liệt vị như ai đối cho thông, ngâm cho thông, thì đặng chiêu thân.

              Ai này đều lấy câu đối ấy xem.

              Câu đối như vầy :

              Bạch diện thơ sanh, trong bụng không tài đừng tưởng quí.

              Lúc ấy ai nấy đều cúi đầu suy nghĩ , song chẳng ai đối cho đặng thông.

              Thiên tử thấy vậy mỉm cười, bèn dạy Nhựt Thanh rằng :

              - Hồng nhan nữ tữ , bên hông có vật ngạo anh hiền.

              Nhựt Thanh bèn lấy viết viết ra, rồi trao cho a huờn đem dưng cho Tiểu thơ.

              Tiểu thơ xem thấy cả mừng, bỗng nhiên thấy có một con thiềm thừ nhãy trên mặt đất, Tiểu thơ bèn rút cây trâm đâm chết , rồi khiến a huờn đem ra dâng cho mấy vị thi ông, xin lấy đó làm đề , mỗi người đều làm một bài thơ, ai nấy cũng làm chưa đặng.

              Thiên tử làm thế cho Nhựt Thanh một bài tứ tuyệt như vầy :

              Thiềm thừ vật nọ hởi đi đâu

              Nên nổi trâm kia xắn trúng đầu

              Vì bởi khi xưa ăn giả nguyệt

              Ngày nay nàng Tố báo oan cừu.

              Nhựt Thanh liền viết ra rồi giao cho a huờn đem dâng cho Tiểu thơ.

              Tiểu thơ ngâm tụng một hồi rồi khen rằng :

              - Thiệt quả là tài tử.

              Liền khiến a huờn đem dâng cho Viên ngoại xem, rồi trở về phòng .

              Còn mấy vị kia thấy tiểu thơ chấm lấy bài thơ của Nhựt Thanh rồi thì biết mình không có phận, nên dắt nhau về hết.

              Khi Viên ngoại xem rồi bèn hỏi a huờn rằng :

              - Bài thơ nầy cô mi chấm đậu thứ nhứt hay sao ?

              A huờn thưa :

              - Phải.

              Viên ngoại bèn cho thĩnh Thiên tử và Nhựt Thanh vào đến thính đường, phân ngôi chủ khách mời ngồi , rồi hh gia đồng dọn trà thết đải.

              Trà nước xong rồi, Viên ngoại bèn hỏi rằng :

              - Chẳng hay nhơn huynh tên họ là chi, người ở xứ nào, xin nói cho tôi biết. Nay con gái tôi có phước đặng sánh với hiền lang , thiệt là hay lắm.

              Thiên tử đáp :

              - Tôi là người ở kinh đô , họ Cao tên Thiên Tứ , con nuôi tôi là Châu Nhựt Thanh, học hành còn thưa thớt, may đặng chọn vào làm rễ , tôi cũng hổ thầm, nay mong ơn Viên ngoại chẳng bỏ . Vậy thì tôi phải chọn ngày nạp sánh lễ cho con tôi .

              Nói rồi liền từ biệt Sài viên ngoại, dắt Nhựt Thanh trở về chổ ngụ, lấy tiền ra trao cho chủ tiệm , cậy vào thành mua giùm những bánh trái và các lễ vật , rồi cho người khiêng đến Sài gia trang .

              Sài viên ngoại tiếp đặng lễ vật rồi, liền khiến gia đinh bày tiệc mời hết bà con họ hàng đến vui vầy một tiệc , ăn uống đến khuya mới tan .

              Cách chừng năm ngày đã đến giai kỳ, Thiên tử bèn sắm vật làm lễ thân nghinh, mướn người khiêng đi vì khiến Nhựt Thanh đưa lễ vật qua nhà Sài viên ngoại rồi nội đêm ấy làm lễ thành hôn.

              Vợ chồng bèn lạy trời đất, lạy Viên ngoại rồi dắt nhau vào chốn động phòng ; a huờn đã dọn tiệc huê chúc trong phòng sẳn rồi.

              Hai người bèn đâu chén uống với nhau, gọi là giao bôi.

              Xong rồi tiểu thơ lại nói với Nhựt Thanh rằng :

              - Tôi xin ra một câu đối nữa, như chàng đối đặng thông thì mới đặng bắt tay.

              Nhựt Thanh nói :

              - Nàng muốn ra câu chi thì ra đi.

              Tiểu thơ liền viết ra một câu đối như vầy :

              Hảo mạo hão tài chơn khã ái.

              Châu Nhựt Thanh ngẫm nghĩ một hồi, rồi đối lại rằng :

              Đồng khâm đồng chẩm mạc hiềm bần.

              Thích nghĩa ra nôm như vầy :

              Tốt mạo tốt tài nên đáng kính.

              Chung mền chung gối chớ chê nghèo.

              Thể Loan tiểu thơ xem rồi khen rằng :

              - Thiệt rỏ ràng là bực tài lang .

              Nói rồi hai người bèn thay đổi y phục mà vầy cuộc gió trăng với nhau ; đêm ấy loan điên phụng đảo vui chẳng hay cùng , vả lại trong đời có đêm nào vui cho bằng đêm động phòng huê chúc, ấy là lẻ thường, ai ai cũng biết . Sáng ra bửa sau, hai vợ chồng đều thức dậy rửa mặt mày xong rồi, bèn dắt nhau ra lạy Viên ngoại.

              Viên ngoại nói với Nhựt Thanh rằng :

              - Hiền tế tài cao bắc đẩu, thi phú đều hay, con gái lão mà đặng sánh đôi, thiệt là may lắm.

              Nhựt Thanh nói :

              - Tiểu tế tài thường, nhạc gia khen chi quá.

              Viên ngoại lại hỏi :

              - Chẳng hãy mấy bửa rày tôn đại nhơn ở ngụ tại đâu ?

              Nhựt Thanh nói :

              - Cha tôi ngụ tại tiệm Lý gia.

              Viên ngoại nói :

              - Nay đã thành sui gia rồi, nhà nầy cũng rộng rãi ; vậy thì thĩnh lịnh tôn về đây mà ở , chẳng là tiện hơn, lại hôm sớm đặng chuyện vản với nhau, chẳng hay hiền tế ý ra thể nào ?

              Nhựt Thanh nói :

              - Mong ơn nhạc phụ có lòng như vậy . Xin để tôi bẩm lại với cha tôi. Như người đẹp ý thì tôi sẽ mướn người đem đồ hành lý về đây .

              Nói rồi liền trở vào phòng nói lại cho Tiểu thơ hay .

              Tiểu thơ cả mừng nói rằng :

              - Nếu cha chịu về đây thì tôi đặng cung phụng hôm sớm cho trọn đạo dâu con , mà rồi lang quân cũng đặng thần tỉnh mộ khang, cha con gần gũi, vậy thì lang quân hay đi đi .

              Nhựt Thanh nhơn thấy cha vợ và vợ thảy đều một ý, liền qua tiệm Lý gia, vào ra mắt Thiên tử rồi nói rằng :

              - Nay cha vợ và vợ tôi thấy cha ở tại tiệm một mình, e không người cung phụng, nên sai tôi về đây rước cha qua đó ở, vậy thì xin cha sắm sửa đi theo tôi .

              Nguyên vì Thiên tử thấy vắng Nhựt Thanh thì buồn , nay thấy Nhựt Thanh về rước thì mầng vui chẳng xiết, liền sắm sửa hành lý, mướn người khiêng đi theo Nhựt Thanh qua Sài gia trang mà ở .

              Khi về đến nơi, Nhựt Thanh chạy vào báo trước.

              Sài viên ngoại cả mầng, chạy ra nghinh tiếp, vào đến trung đường , phân ngôi chủ khách ngồi .

              Thiên tử bèn nói rằng :

              - Mong ơn Viên ngoại chẳng bỏ nên tôi phải đến đây, chớ thiệt lòng tôi còn ngại .

              Viên ngoại nói :

              - Nay đã là sui gia với nhau rồi còn ngại ngùng làm chi .

              Nói rồi liền khiến gia dinh quét dọn một phòng phía bên Ðông thính cho sạch sẽ cho ông sui nghỉ ngơi .

              Từ ấy Thiên tử ngụ lại Sài gia trang, ngày thì đi du ngoạn các nơi, tối lại trở về mà nghĩ, hoặc ngâm thi vịnh phú , hoặc uống rượu đánh cờ chơi, lần hồi ngày tháng như thoi đưa, ở đó đã hơn vài tháng.

              Lúc ấy nhằm sơ tuần tháng tư , cảnh sắc đượm nhuần, Thiên tử với Nhựt Thanh dắt nhau dạo chơi, đi đến Mã vương miễu , xem thấy miễu võ rộng rải, thiên hạ tới lui đông đảo , những kẻ buôn bán bánh hàng, và thầy bán thuốc, thầy tướng cùng thầy coi quẻ cũng đông ; bước vaò cửa thứ hai, lai. thấy có người đang ngồi nói chuyện, Thiên tử và Nhựt Thanh dừng chơn lại nghe coi nói chuyện gì, ai ngờ người ấy đang nói tới Đai. Minh Chánh đưc hoàng đế giá du Giang Nam, tại tửu lầu Hí phụng. Thiên tử nghe nói tích ấy thì khen rằng :

              - Thiệt quả phong cảnh Giang Nam rất tốt , xem chơi chẳng nhàm, rất đổi là đế vương xưa còn đến đây thay huống chi là trẫm.

              Xem chọi một hồi trời đã gần tối , bèn dắt Nhựt Thanh ra khỏi cửa miễu, ý muốn về nhà ; đi đến giữa đàng vùng gặp một người thiếu niên vừa đi vừa khóc .

              Thiên tử bèn bước tới hỏi thăm lai do.

              Comment


              • #22
                Hồi Thứ Hai Mươi Hai



                Huỳnh thổ hào ỷ giàu hiếp khó
                Trương tú tài sợ khảo chết oan


                Nguyên tại Dương châu phủ thành, ở nơi phía ngoài thành có một xóm kia kêu là Đồng An Lý , có một người nhà giàu họ Huỳnh tên Nhơn, tự Đắc Minh , gia tài ước có mấy mươi muôn, ruộng đất rất nhiều, tôi trai mọi gái cũng đông, có bốn đứa con trai, con lớn tên là Phi Long, cưới vợ là Châu thị ; con thứ hai tên là Phi hổ , cưới vợ là Vương thị, con thứ ba tên Phi Hồng , con út tên Phi Bưu đều chưa vợ, Phi Long và Phi Hổ đã vào nhà võ học, còn Huỳnh Nhơn thì mua chức Đồng Tri hảm, thường hay ỷ thế cướp đoạt vườn ruộng của người, lại gian dâm vợ con người ta, không có điều ác nào mà chẳng làm ; ngày kia nhằm lúc Thanh Minh giai tiết, nhà nhà đều đi tảo mộ. Thuở ấy lại có một người đàn bà, tên là Dương thị , tuổi mới năm mươi, chồng là Kế Xương mới mất, có để lại một người con gái tên là Nguyệt Kiều. Ngày ấy mẹ con dắt nhau đi tảo mộ, vừa gặp cha con Huỳnh Nhơn cũng đi tảo mộ , người con thứ ba là Phi Hồng ngó thấy Nguyệt Kiều dung nhan đẹp đẽ, cốt cách phương phi, cứ ngó theo hoài không nháy mắt, trong lòng khoan khoái yêu thương, song chẳng biết là con nhà ai, nên khi tảo mộ xong rồi, cứ đi sau lưng mẹ con Nguyệt Kiều theo về tới nhà , hõi thăm lối xóm mới biết là con gái của Kế Xương, bèn trở về nhà nói cho mẹ là Lý thị hay, muốn cưới Nguyệt Kiều làm vợ.

                Ðêm ấy Lý thị nói với Huỳnh Nhơn rằng :

                - Hôm nay Phi Hồng đi tảo mộ, nó gặp một đứa con gái rất nên xinh đẹp, lấy làm vừa ý, muốn cưới làm vợ, nó đã hỏi thăm rồi, nàng ấy tên là Nguyệt Kiều , cha nàng là Kế Xương đã qua đời rồi, duy còn mẹ goá con côi, nếu mình đi nói thì không lẻ họ để làm chi mà không gả , vậy thì ông hãy cậy mai đi qua đó nói thử coi ra thể nào ?

                Huỳnh Nhơn nói :

                - Hèn chi hôm nay không thấy nó lạy mồ mả chi hết , khi lên tới mộ nó gặp hai mẹ con nàng ấy thì nó theo đi mất, tôi cũng lấy làm lạ, không biết nó đi đâu , nay mụ nói lại thì tôi mới hay, thôi, hể trúng ý nó, thì ta cậy mai nói phứt cho rồi .

                Nói rồi liền kêu gia nhơn là Huỳnh An vào dặn rằng :

                - Ngươi hãy đi qua Hoà An Lý kêu mụ Trần má qua đây, vì ta có việc cậy va .

                Huỳnh An lãnh mạng đi liền.

                Qua đến nơi vào nhà nói với Trần má rằng :

                - Lão gia có việc cậy dì, nên cho tôi qua đây kêu dì, vậy thì dì phải sắm sửa đi cho mau .

                Trần má nói :

                - Việc chi gấp dữ vậy, thôi để ta đóng cửa rồi sẽ đi , vừa nói vừa khoá cửa lại , rồi theo Huỳnh An tuốt qua Huỳnh gia trang, vào nhà ra mắt Huỳnh Nhơn , rồi nói rằng :

                - Chẳng hay lão gia có việc chi đòi hỏi đến tôi ?

                Huỳnh Nhơn nói :

                - Chị chưa rõ vì hôm qua cha con tôi đi tảo mộ, gặp con gái của Kế Xương là nàng Nguyệt Kiều, dung nhan đẹp đẻ, cốt cách phương phi, tôi muốn cưới cho thằng con thứ ba của tôi là Phi Hồng, vậy nên tôi phải kêu chị qua đây mà cậy chị một phen, như chị nói cho thành việc rồi, thì tôi sẽ đền ơn cho chị, xin chị hãy ráng công một phen.

                Trần má nói :

                - Lão gia giàu có, lẽ nào va lại không gả ; vậy để tôi qua đó nói thử coi, như va nói lẻ nào thì tôi sẽ về thưa lại .

                Nói rồi liền từ biệt Huỳnh Nhơn tuốt qua nhà Dương thị .

                Dương thị ra rước vào nhà mời ngồi rồi hỏi rằng :

                - Chẳng hay chị qua đây có việc chi ?

                Trần má nói :

                - Tôi qua đây nói với chị một chuyện, vì nay Huỳnh gia trang Tam công tử là Phi Hồng muốn đi nói con chị, nên cậy tôi làm mai , chẳng hay ý chị thể nào ?

                Dương thị nói :

                - Việc ấy thì tốt lắm ngặt vì lúc chồng tôi còn sanh tiền, đã hứa gả cho người khác rồi.

                Trần má lại hỏi :

                - Hứa gã cho ai ?

                Dương thị nói :

                - Hứa gả cho con trai Trương Đình Hiển, tên là Trương Chiêu, đã đậu Tú tài rồi ; ngặt năm ngoái anh sui tôi mới mất, tang phục chưa mản, cho nên chưa đặng thành hôn.

                Trần má nói :

                - Nếu lịnh ái đã hứa gả cho Trương tú tài rồi thì thôi, để tôi về nói cho Huỳnh lão gia rõ .

                Nói rồi liền từ biệt Dương thị trở về nói với Huỳnh Nhơn rằng :

                - Nguyệt Kiều đã có chồng rồi, vì lúc cha nó là Kế Xương còn sống, thì đã hứa gả cho Trương tú tài , nhơn vì hài đàng đều mắc tang cha, cho nên chưa cưới.

                Huỳnh Nhơn nói :

                - Thôi, nhứ vậy thì để tôi coi có nơi nào khác rồi tôi sẽ cậy chị.

                Trần má bèn từ biệt ra về .

                Khi Trần má về rồi thì Huỳnh Nhơn bèn kêu Phi Hồng nói rằng :

                - Cha đã cậy Trần má đi nói Nguyệt kiều cho con, té ra mẹ nó là Dương thị nói rằng : Đã hứa gả cho Trương tú tài rồi, song hai đàng đều mắc tang cha, nên chưa cưới. Thôi, để cha đi kiếm chổ khác cưới cho con cũng đặng.

                Phi Hồng nghe nói, miệng tuy làm thinh nhưng trong lòng chẳng đẹp , bèn trở vào phòng trằn trọc xốn xang, vùng phát bịnh lên, nằm liệt hơn mấy ngày không dậy.

                Vợ chồng Huỳnh Nhơn vào phòng hỏi rằng :

                - Con đau bịnh chi mà nằm hoài vậy hả , nói cho cha mẹ biết, đặng chạy thuốc cho con .

                Phi Hồng đáp :

                - Từ hôm đi tảo mộ về cho đến nay , trong lòng buồn bực chẳng an, nên mới sanh bịnh ra như vầy .

                Nói rồi liền nhắm mắt lại nằm thiêm thiếp chẳng nói rằng chi nửa.

                Vợ chồng Huỳnh Nhơn bèn trở ra ngoài thương nghị với nhau rằng : Nếu nó đau như vậy thì phải rước thầy đến coi mạch cho nó mói xong.

                Nói rồi liền kêu Huỳnh An sai đi rước thầy .

                Huỳnh An lãnh mạng đi rước về một ông thầy tên là Hà Hữu Tế ; về đến nơi, Huỳnh An để ông thầy ngồi ngoài, rồi chạy tuốt vào phòng nói với Phi Hồng rằng : ông với bà dạy tôi đi rước thầy coi mạch cho cậu . Nay tôi đã rước thầy về đó, vậy xin cậu ráng ra ngoài cho thầy coi mạch .

                Phi Hồng nói :

                - Trong mình ta bủn rủn, dậy không nỗi, vậy thì mời ông thầy vào đây mà coi .

                Huỳnh An bèn chạy ra mới ông thầy vào .

                Ông thầy theo vaò trong phòng đặt tay coi mạch, coi rồi lại hỏi thăm căn bịnh phát tại ngày nào , xong rồi bèn trở ra ngoài nói với Huỳnh Nhơn rằng :

                - Trong mình của lệnh lang âm hỏa vọng lên, tim gan không đặng nở , ấy là tại trong lòng có việc chi không đặng xứng ý , nên mới sanh ra bịnh như vậy, nếu chẳng làm thang an tâm đều lý thì không mạnh đặng.

                Liền lấy thuốc trao ra rồi từ biệt lui về .

                Đêm ấy Phi Hồng uống thuốc vào rồi, bịnh chẳng thấy bớt chút nào hết, uống luôn hơn mấy bửa, bịnh càng thêm nặng .

                Huỳnh Nhơn lo rầu, bèn nói với vợ rằng :

                - Mụ hãy vào phòng hỏi thiệt nó lại coi, vì cớ chi nó đau như vậy ?

                Lý thị nghe lời chồng, đêm ấy vào phòng hỏi Phi Hồng rằng vậy chớ duyên cớ làm sao con đau như vậy , con hãy nói thiệt cho mẹ tính cho .

                Phi Hồng nói :

                - Căn bịnh của con đây có khi mẹ đã biết hết rồi, từ ngày con thấy mặt Nguyệt Kiều tới nay trong lòng hằng thương nhớ , cho nên mới sanh bịnh như vầy, nay dẫu cho ông Biển Thước có sống lại đi nữa, thì cũng khó trị bịnh con , tưởng có khi con sống lâu chẳng đặng rồi .

                Nói rồi liền nhắm mắt .

                Lý thị nghe lời con nói như vậy liền trở ra ngoài nói với chồng rằng :

                - Con mình đau đó là vì nó tư tưởng con Nguyệt Kiều, nên mới sanh ra bịnh như vậy, tôi tưởng có thuốc chi đi nữa thì cũng vô dụng ; vậy ông phải lo thế nào cứu mạng cho con, bằng để vậy thì tôi e bất tiện.

                Huỳnh Nhơn ngẩm nghĩ một hồi rồi nói rằng :

                - Nguyệt Kiều đã hứa gã cho người rồi , dẫu có lo thế nào đi nữa cũng không phải dễ, vậy thì để mai tôi kêu Trần má qua đây coi va có kế chi chăng ?

                Qua bữa sau, Huỳnh Nhơn lại sai Huỳnh An đi kêu Trần má .

                Huỳnh An vâng lịnh đi chẳng bao lâu, đã dắt Trần má về tới .

                Huỳnh Nhơn bèn nói với Trần má rằng :

                - Cũng vì đi nói Nguyệt Kiều không đặng, cho nên Phi Hồng mang lấy bịnh tương tư , thuốc men điều trị hết hơi mà không mạnh, nên tôi phải kêu chị qua đây, coi có mưu chi đặng giải cứu .

                Trần má nói :

                - Nếu đau bịnh ấy thì có thuốc chi cứu cho đặng, duy có cưới cho ông Nguyệt Kiều thì bịnh mới lành , lão gia phải lo mới đặng .

                Huỳnh Nhơn nói :

                - Nguyệt Kiều đã hứa gả cho Trương tú tài rồi , lo làm sao cho đặng ?

                Trần má nói :

                - Việc ấy lão gia chẳng muốn thì thôi, chớ lão gia muốn, thì tôi ra một kế, Nguyệt Kiều ắt đặng về tay .

                Huỳnh Nhơn nói :

                - Kế ra thể nào ?

                Trần má nói :

                - Tôi nhắm Trương Chiêu là một tên Tú tài nghèo khổ, cho một người tới lui làm quen với hán, rồi thừa cơ khuyên hắn nhượng vợ lại, bất quá cho hắn đôi ba trăm lượng bạc thì hắn ắt mầng, bằng nếu hắn chẳng chịu, thì lão gia sai người đem tang vật phao cho hắn, rồi vu cáo cho hắn chứa ăn cướp , vã lại lão gia vẫn có thân thiết với quan Phủ lắm, hãy cầu người sai quân đến bắt hắn đem giam vào ngục, rồi hại hắn cho chết đi, chừng ấy có lo chi là Nguyệt Kiều không đặng về tay ; tôi tính như vậy, song chưa biết lão gia tưởng ra thế nào ?

                Huỳnh Nhơn nghe nói cã mầng , bèn khen rằng :

                - Tôi không dè chị có mưu cao như vậy , thôi, để mai tôi sai người qua đó thử coi .

                Ðêm ấy Trần má ỡ tại Huỳnh gia dùng cơm tối, ăn uống no say rồi mới về nhà .

                Ngày thứ Huỳnh Nhơn bèn chọn đặng một người , tên là Ngũ Bình, vốn có quen biết với Trương Chiêu , liền giao cho Ngũ Bình mười lượng bạc ròng, khiến đi làm việc ấy .

                Ngũ Bình lảnh bạc rồi bèn tìm đến nhà Trương Chiêu nói rằng :

                - Tôi có một người bạn hữu, muốn mướn anh vẽ ít cây quạt , chẳng hay anh tính bao nhiêu ?

                Trương Chiêu nói :

                - Anh em quen biết nhau rồi, bao nhiêu cũng đặng, lựa là phải nói giá làm chi .

                Ngũ Bình bèn giao quạt và tiền công cho Trương Chiêu, rồi lại nói rằng :

                - Hôm nay tôi được mấy lượng bạc hoạnh tài, muốn lên tiên lầu kiếm rượu tốt uống chơi, như Tú tài chẳng bỏ bụng tôi thì đi với tôi cho vui .

                Trương Chiêu nói :

                - Tôi không muốn làm cho anh tốn tiền như vậy.

                Ngũ Bình nói :

                - Anh em với nhau ngại ngùng làm chi.

                Rồi đó hai người dắt nhau tìm đến tửu lầu , lựa chổ ngồi xong rồi liền kêu tửu bảo đem rượu ngon lại.

                Tửu bảo vâng lời, đem đồ ăn và rượu lại để nơi trên bàn ; hai người liền rót ra uống.

                Ngũ Bình bèn mở vỉ ra nói rằng :

                - Cách nhau đã lâu, chẳng hay năm nay bề làm ăn thể nào, bác còn mạnh giỏi hay chăng , vợ con đã cưới hay chưa ?

                Trương Chiêu nói :

                - Năm ngoài cha tôi đã mất, vì có tang nên chưa cưới vợ , trong mấy năm nay tôi duy có vẽ quạt mướn cho họ kiếm chác mà chi độ cho qua ngày, không lấy chi làm khá.

                Ngũ Bình lại giã ý hỏi rằng :

                - Lúc bác còn sanh tiền đã nói con ai cho anh, trong bọn anh em với nhau chẳng hề chi, anh hãy nói cho em biết với.

                Trương Chiêu nói :

                - Lúc cha tôi còn sanh tiền, đả nói con gái của Ân Kế Xương, song nhạc gia của tôi cũng đã qua đời rồi, hai bên đều có tang phục, cho nên việc cưới gả phải đình lại đó.

                Ngũ Bình lại hỏi :

                - Có phải là con bà Dương thị, bà ấy trạc chừng năm chục ngoài tuổi, nàng ấy phải tên là Nguyệt Kiều chăng ?

                Trương Chiêu nói :

                - Phải đa, sao anh biết đặng ?

                Ngũ Bình nói :

                - Như ai thì tôi không nói, chớ tôi với anh đã quen biết lâu năm, kết giao đã hậu, cho nên không lẻ mà tôi không nói, vì người đàn bà ấy thiệt là chẳng hiền , lúc còn nhỏ thì ở đã chẳng ra gì, nay lại dạy con làm điều bất chánh, trai gái với người ta, người người đều biết, không lẻ anh không hay.

                Trương Chiêu nghe nói làm thinh ngẩm nghĩ hồi lâu , rồi mới mở miệng hỏi rằng :

                - Lời anh nói quả thiệt như vậy sao, còn người trai gái với nó là ai ?

                Ngũ Bình nói :

                - Tôi nghe người ta nói rằng người trai gái vói nó là Phi Hồng, là người con thứ ba của Huỳnh Nhơn , thường tới lui với nhau hoài, may là chưa cưới hỏi chi, như chừng cưới hỏi rồi, thì anh phải cẩn thận cho lắm, nếu để qua lại với người tình nhơn nhiều lần, thì tánh ma5ng anh ắt chẳng khỏi lầm tay độc thủ; anh hãy tính trước cho sớm.

                Trương Chiêu nghe Ngũ Bình nói vậy thì không yên, song cũng không biết chơn giã thể nào , bèn uống sơ sịa một hồi rồi nói với Ngũ Bình rằng :

                - Lời anh chỉ là nghe người ta nói, chớ mắt cũng chưa thấy thiệt rõ ràng, còn như tôi thì nghèo sát đất lấy chi mà lo tính bây giờ . Ngũ huynh có kế chi hay, xin dạy biểu giùm tôi với .

                Ngũ Bình nói :

                - Tôi có một lời , song chưa biết anh có bằng lòng cho tôi noí hay chăng ?

                Trương Chiêu nói :

                - Nếu anh có lời chi hay xin chớ ngại, hãy nói ra cho tôi rõ với.

                Ngũ Bình nói :

                - Những đờn bà không hiền như vậy, dù có cưới về nhà thì cũng không tốt gì , mà lại còn sợ nó sanh hậu hoạn ra nữa, chi bằng hồi phứt nó đi , cho nó lấy Phi Hồng, mình lại khiến người đến nói với Phi Hồng mà khấu bán vài ba trăm lượng, đi kiếm chổ khác cho hiền lương mà cưới , anh liệu ra thể nào ?

                Trương Chiêu nói :

                - Sự tình như vậy, thì phải suy xét cho chắn, lời người ta nói chẳng nên vội tin, để tôi dọ cho minh bạch rồi bửa khác sẽ hay.

                Khi hai người ăn uống rồi, bên xuống lầu từ biệt nhau mà đi, ai về nhà nấy.

                Ðêm ấy Trương Chiêu về nhà nằm ngủ chẳng yên, trông cho mau sáng, sai người qua bên nhà mẹ vợ, đem những việc ấy mà tra hỏi một hồi, mới hay Huỳnh Nhơn đã có cậy Trần má làm mai qua nó mà mẹ vợ mình không gả, chừng ấy mới biết Ngũ Bình gạt mình , bèn lập chủ ý, lo vẽ cho rồi hết mấy cây quạt của Ngũ Bình, rồi đợi va qua sẽ hay.

                Chừng mấy ngày Ngũ Bình qua lấy .

                Trương Chiêu bèn giao hết quạt cho Ngũ Bình và nói rằng :

                - Ngũ huynh, như mấy lời anh nói hồi trước đó tôi đã dọ lai. chắc chắn rồi, ấy là tại anh nghe họ đồn huyển , may chớ không thì tôi đã hồi vợ tôi đi rồi còn gì, anh hãy về nói lại với Huỳnh Nhơn , chó có tưởng quấy mà uỗng công.

                Nói bấy nhiêu điều rồi bỏ mà đi vaò chẳng thèm chuyện vản chi với Ngũ Bình nữa.

                Ngũ Bình mắc cở liền lấy quạt rồi đi về một nước.

                Tuốt qua Huỳnh gia trang, vào đến thơ phòng, ra mắt Huỳnh Nhơn mà nói rằng :

                - Việc ấy chẳng xong, tôi đã đến làm bộ mướn Trương Chiêu vẽ quạt , rồi dắt va lên tiên lầu uống rượu , kiếm lời dụ gạt va, chẳng dè va dọ lai. hơn mấy ngày , hôm nay tôi đến lấy quạt, bị va mắng cho một hồi, va lại nhắn tôi về nói lại với cha con Thức thai, chớ có tưởng quấy mà phiền lòng. Va nói bấy nhiêu lời rồi quày quả vào trong chẳng thèm nói chuyện vói tôi nữa, thiệt va khi đời quá , tôi lấy làm tức giận . Thức thai phải có phương pháp gì làm cho hắn chết đi, vả lại Thức thai với quan Phủ có tình thân thiết với nhau lắm, sá chi một tên học trò khó như vậy mà để cho nó địch thể với mình sao , phải làm cho tới chuyện thử coi Nguyệt Kiều có về tay ta hay không cho biết, chẳng hay Thức thai có kế chi chăng ?

                Huỳnh Nhơn nói :

                - Việc ấy có khó chi, để mai ta làm một lá đơn, vào nha quan Phủ mà báo rằng ta bị ăn cướp, cầu người sai bắt Trương Chiêu, nói rằng nó là đứa ngồi không mà chia của, đồng loa? với ăn cướp ; còn ngươi đem đồ tang giấu vào nhà nó cho sẳn, hễ bắt đặng đồ tang, thì còn chi là nó, kế ấy ngươi liệu thế nào ?

                Ngũ Bình nói :

                - Hay lắm, vậy thì phải làm cho mau, chớ nên để lâu.

                Huỳnh Nhơn bèn viết một lá đơn rồi trao cho Ngũ Bình xem thử.

                Ðơn như vầy :

                Bẩm vì tôi là Huỳnh Nhơn, niên canh sáu mươi tuổi người ở đất Dương châu , nhơn bị ăn cướp, nay dọ đặng thiệt tang chứng rõ ràng, nên đến nhờ ơn Công tổ lão gia sai người đi bắt : Nguyên vì tên ấy ở tại Đồng An Lý, thuở nay cũng chẳng chi lạ, chẳng dè hôm ngaỳ mồng năm tháng tư năm nầy , chừng lúc canh ba, có một bọn ăn cướp hơn ba mươi người, đều cầm binh khí phá cửa xông vào cướp giựt vàng bạc và đồ nữ trang rất nhiều , tri hô không kịp . Qua bửa sau, tôi mới cho người dọ coi, rỏ đặng đồ tang tại nhà Tú tài Trương Chiêu, và bọn ăn cướp thường vảng lai với va, thiệt rõ ràng là va đồng mưu với nó, ngồi không mà chia của , nếu chẳng bẩm thỉnh xét bắt, thì địa phương sao đặng an ninh , nên phải sai gia nhơn là Huỳnh An, dâng lá đơn nầy, ngữa trông lượng trên, sai quân xét bắt, như quả có đồ tang, thì cứ công pháp mà làm án, tôi rất cảm đội muôn đời Công tổ đại lão gia đài tiền.

                Tôi xin kể những đồ mất ra sau nầy, xin ngài ra ơn mà thi hành.

                Năm.. tháng tư... ngày

                Huỳnh kim chúc năm đôi, nặng nổi năm mươi lượng ; vàng lá ba trăm lượng , bạc ròng hai ngàn lượng ; trân châu hai hộp, hơn trăm ngoài hột ; áo bào năm mớ ; quần hàng quần kiễu đàn ông đàn bà, mỗi thứ mười cái ; ngọc chúc năm đôi, triều châu hai bộ ; kim giaí chỉ bốn cái ; lư đồng ba bộ , đồ thiếc hơn ba trăm cân , mền hàng tám cái ; đồ cổ ngoạn hơn sáu mươi món ; đồng hồ năm cái ; san hô thọ lớn nhỏ hơn ba mươi cây ; đồ thủ suất bằng vàng ước hơn hai trăm món ; bằng bạc cũng hơn hai trăm món , đồ đồng tạp vật lớn nhỏ tính hơn ba trăm món ; đồ ngọc khí hơn một trăm cái ; bảng chĩ ba cái , áo hàng hơn năm chục cái ; áo vải hơn hai trăm cái , còn nhiều vật khác khó kể cho hết .

                Cọng kể hết thảy, ước đáng giá bạc hơn ba muôn dư lượng.

                Ngũ Bình xem rồi, bèn trao lại cho Huỳnh Nhơn và nói rằng :

                - Ðơn này làm rất hay , vậy phải sai người đầu độ cho sớm.

                Huỳnh Nhơn liền viết một phong thơ riêng nữa rồi trao cho Huỳnh An, đem đến nha Tri phủ, giao cho hiệu phòng dâng vào .

                Ngày ấy Tri phủ tiếp đặng lá đơn và thơ của Huỳnh Nhơn, liền vội vả sai Tử ban nha dịch hơn hai chục người , hiệp với Ngũ Bình đi đến nhà Trương Chiêu, chẳng nói chi hết cứ áp vào bắt đại Trương Chiêu còng lại , còn Ngũ Bình thì đã có giấu sẳn đồ tang trong mình, giả vào phòng Trương Chiêu xét, rồi lấy ra cầm nơi tay tri hô lên rằng mình xét đặng.

                Quân nha dịch liền dẫn về công đường.

                Lúc quan Phủ đã ngồi tại công đường chờ sẳn ; thấy dẫn Trương Chiêu về thì hét lên rằng :

                - Hãy đem phạm nhơn vào đây cho mau.

                Quan nha dịch liền dẫn Trưong Chiêu và đem đồ tang vào dâng lên rồi biểu Trương chiêu quì xuống .

                Tri phủ bèn nạt rằng :

                - Sao ngươi dám cả gan, mình đã làm một tên Tú tài , sao chẳng giử bổn phận, lại chứa lủ gian, đặng ăn cướp tài vật của Huỳnh gia, hôm nay đã bắt đặng tang tích rõ ràng ,còn lẻ gì chối cải nữa sao ?

                Trương Chiêu bèn khóc bẩm rằng :

                - Tôi con nhà học trò, thường an phận thủ pháp, đâu dám kết liên với bọn phỉ đồ mà ăn cướp hay sao, nhơn vì Huỳnh Nhơn dòm thấy vợ tôi có nhan sắc, muốn cưới cho con va nên sai Ngũ Bình đến dụ tôi bán vợ cho Phi Hồng, tôi không chịu , lại mắng nhiếc Ngũ Bình, nên mới sanh ra điều oán hận ; nay va lại vu cho tôi đồng lỏa với quân gian, ngồi không chia của , xin Công tổ đại lão gia tra cho minh bạch tha tôi về thì ơn ấy sánh tầy non biển.

                Tri phũ nói :

                - Ngươi nói rằng ngươi chẳng phải đồng lỏa với quân ăn cướp, vì cớ nào đồ tang có tại trong phòng ngươi, nếu chẳng khảo ngươi thì ắt chẳng chịu khai.

                Nói rồi liền nạt quân nha dịch biểu đánh cho đau .

                Lúc ấy Huỳnh Nhơn đã hối lộ với quân nha dịch rồi, cho nên khi chúng nó nghe có lịnh quan Phủ dạy đánh, liền áp ra bắt Trương Chiêu lột hết y phục, dè xuống đánh hơn năm chục roi.

                Quan phủ nói :

                - Hỏi nó coi có chịu khai hay không ?

                Trương Chiêu nói :

                - Oan tôi lắm, không biết chi mà khai.

                - Quan Phủ nói :

                - Nếu chẳng dụng trọng hình thì nó không chịu khai.

                Bèn khiến quân trói ké lại rồi treo lên hỏng chơn. Treo đặng chừng một khắc, có tên thơ lại bẩm rằng :

                - Treo nó đã chết giấc rồi, xin lão gia hãy thả nó xuống, chờ nó tĩnh rồi sẽ dổ nó mà hỏi thì mới xong cho.

                Quan Phủ nghe nói liền khiến quân thả xuống.

                Lúc ấy Trương Chiêu bị treo hồn bất phụ thể, mở xuống giây lâu mới tĩnh lại đặng.

                Tên thơ lại bèn lại gần dỗ rằng :

                - Trương tú tài , nếu ngươi chẳng chịu khai, thì chịu khảo nữa sao nổi, vậy thì khai đở di rồi sẽ liệu toan thế khác chẳng là hay hơn.

                Trương Chiêu bèn nghĩ thầm rằng :

                - Hôm nay nếu ta chẳng khai thì ắt là phải chết, chi bằng khai đở đi cho khỏi bị khổ hình.

                Nghĩ rồi bèn nói với quân nha dịch rằng :

                - Thôi, để ta khai phứt cho rồi .

                Quân nha dịch liền bước tới bẩm rằng :

                - Hắn đã chịu khai rồi .

                Tri phũ cả mừng , bèn khiến mở trói ra, lại giao giấy mực cho làm tờ khai .

                Trương Chiêu không biết làm sao, phải lảnh giấy viết ra một tờ khai như vầy :

                Bẩm vì làm lời khai, tôi là Trương Chiêu hai mươi hai tuổi , ở tại phủ Dương châu, nhơn vì nghèo khổ, không đũ ăn, nên phải kết liên với bọn ăn cướp, hôm ngày rằm tháng tư , dắt nhau đến đánh nhà Huỳnh Nhơn, giựt dặng bạc vàng chia nhau mà xài , nay đã bị bắt nên phải khai ngay .

                Năm . . . tháng . . . ngày . . .

                Quan Phủ xem tờ khai rồi, liền dạy đem giam vào ngục.

                Ngày ấy Ngũ Bình dọ đặng minh bạch, bèn chạy về nói với Huỳnh Nhơn rằng :

                - Nay Trương Chiêu đã chịu khai rồi , quan Phủ đã giam chàng vào ngục, vậy thì phải lấy bạc cho quân giử ngục, khiến nó tuyệt lương cho hắn chết phứt đi, rồi sẽ khiến người ôm lễ vật đến nhà Dương thị , như va chẳng chịu thì lại làm một lá đơn khác bẩm nữa, nói rằng va loại hôn ( lường gạt của mà không gả con) . Chừng bắt va đến Phủ rồi thì có lo chi là va không gả .

                Huỳnh Nhơn nói :

                - Vậy thì cứ y theo kế mà làm.

                Nói rồi lấy bạc ra, giao cho Ngũ Bình đem vào ngục hành sử .

                Ngu Bình lảnh bạc lộn vào lưng đem vào trong ngục, nói với quân giử ngục rằng :

                - Nay tôi vâng lịnh Huỳnh lão gia, đem bạc vào đây cho nhơn huynh, xin tuyệt lương cho Trương tú tài chết đi, như quả nên việc thì người còn tạ ơn thêm nữa, còn như bạc nầy đây, chẳng qua là làm tình chút đỉnh đó mà thôi .

                Quân giử ngục nói :

                - Anh hãy về nói lại với Huỳnh lão gia việc ấy xin để mặc tôi .

                Nói rồi liền thò tay lảnh lấy gói bạc.

                Ngũ Bình giao bạc xong rồi liền trở về ra mắt Huỳnh Nhơn và nói rằng :

                - Việc ấy đã xong rồi, vậy thì phải sắm sửa bạc vàng lễ vật cho sẳn, chờ chừng ít ngày rồi ta sẽ tính.

                Huỳnh Nhơn lại đưa bạc cho Ngũ Bình và nói rằng :

                - Ngươi hay đem bạc ra tiệm bánh đặt bánh cho sẳn .

                Ngũ Bình lấy bạc đi liền .

                Nói về quân giữ ngục tên là Huỳnh Giang, ăn lót bạc của Huỳnh Nhơn rồi, thiệt quả nó bỏ đói Trưong Chiêu hơn mấy ngày, rồi lấy mở heo rang một chén cơm nguội mà cho ăn ; khi ấy Trương Chiêu đã đói quá rồi, thấy cơm thì ăn liền, đêm ấy quả nhiên sanh bịnh, trong mình nóng vùi, Huỳnh Giang lại lấy nước bã đậu cho uống .

                Trương Chiêu uống chén bả đậu vào rồi thì chảy ngay sống trường, chẳng đầy hai ngày, hồn về địa phủ.

                Huỳnh Giang liền đi báo bẩm cho quan Phủ hay rằng :

                - Trương Chiêu lâm bịnh mà bỏ mình.

                Khi ấy Ngũ Bình vào ngục dọ đã rỏ ràng, bèn trở về ra mát Huỳnh Nhơn và nói rằng :

                - Trương Chiêu nay đã thác rồi, vậy thì phải kêu Trần má qua thi hành việc ấy.

                Huỳnh Nhơn liền sai Huỳnh An đi kêu Trần má đến rồi dặn rằng :

                - Hôm nay chị phải ở đây mà nghĩ, ngày mai sẽ đi với Ngũ Bình, đem trà bánh lễ vật bạc vàng qua bỏ đại bên nhà Dương thị và nói rằng : Ngày mồng hai tháng sáu sẽ qua rước dâu, coi va nói làm sao cho biết.

                Trần má vàng lời ; qua bửa sau dắt Ngũ Bình đi theo và nhũng phu nhơn hơn mười người, khiêng hơn mười tạ bánh trái và lễ vật, đem qua nhà Dương thị .

                Khi đến nơi vừa bước chơn vào, bèn nói với Dương thị rằng :

                - Kính mừng, kính mừng.

                Dương thị hỏi :

                - Có chi mà mừng .

                Còn Nguyệt Kiều ngó thấy Trần má đến nhà thì bỏ đi vào phòng.

                Dương thị chưa kịp nói chi, bỗng thấy hơn mười người khiêng lễ vật hơn mười tạ dư, đem thẳng vào nhà .

                Dương thị sửng sốt, không biết là việc gì, bèn hỏi rằng :

                - Các người làm chi vậy ? Hay là đem lộn nhà hay chăng ?

                Trần má nói :

                - Có lộn gi đau, vì hôm tháng trước tôi vâng mạng Huỳnh lão gia đến đây làm mai nói lịnh ái cho tam công tử , lúc ấy An nhơn đã hứa chịu rồi, nay lại quên hay sao mà nói như vậy . Nay đặng tốt ngày nên phải đem 1ễ vật qua định ngày, chừng mồng hai tháng sáu sẽ qua rước dâu .

                Nói dứt lời, liền sắp hết trà bánh lễ vật ở nơi giữa nhà.

                Dương thị nói :

                - Hôm trước tôi đã có nói rằng : Con tôi đã hứa gã cho Trương tú tài, lẻ đâu một gái mà gã hai chồng, hôm nay còn qua mà nói chi lạ vậy ?

                Trần má nói :

                - Nhơn vì rể của chị là Trương tú tài đồng lỏa với bọn phỉ đồ mà đi ăn cướp, quan Phủ bắt về tra vấn, va đã khai thiệt, nên phải bị giam vào ngục, nay đã chết rồi, tôi tưởng lại Huỳnh Nhơn đây là một người giàu có tiền của dẩy đầy, đất vườn chẳng thiếu, nếu gã lịnh ái vào đó chẳng là có phước lắm sao , dẫu cho chị không chịu cũng không đặng.

                Dương thị nói :

                - Việc cưới gả thì hai nhà khứng chịu mới xong, chớ có lý nào lại ép uỗng hiếp bức người gả con cho mình , nếu vậy thì chẳng có phép vua hay sao ?

                Trần má cười rằng :

                - Nay Tri phủ với Huỳnh lão gia thân thiết với nhau lắm , nếu chị không chịu, thì tôi e mẹ con chị chẳng khõi bị bắt đến công đường, chừng ấy ăn năn đã muộn.

                Dương thị nói :

                - Vậy thì lể vật chị hảy đem về để tôi thương nghị với cháu tôi là Lâm Phiêu, bữa khác chị đến tôi sẽ trả lời cũng chẳng muộn chi.

                Trần má nói :

                - Lễ vật thì để đở đó trong chừng ba ngày tôi sẽ qua nói chuyện.

                Nói rồi bèn dắt Ngũ Bình và mười đứa nhơn phu ra về .

                Dương thị biết mình có thể khó nổi cự đương , thiệt là khó khóc với trời mà khôn than cùng , bèn trở vào phòng nói với con mình là Nguyệt Kiều rằng :

                - Nay Trần má lại đến cưỡng bức mẹ gả con hoài va lại nói rằng chồng con đã bị quan phủ bắt giam , thác tai. trong ngục rồi . Như vậy làm sao mẹ con ta không hay không biết chi hết , vậy thì để mẹ cho người đi kêu anh con là Lâm Phiêu qua đây , biểu nó dọ coi việc ấy thể nào, rồi sẽ lo liệu .

                Nguyệt Kiều nói :

                - Nó hiếp người như vậy thiệt là vô lý , thoãng như nó có đến nữa thì con duy có thác mà thôi ; xin mẹ hãy đi kiếm anh con , đặng cậy đi dọ nghe coi cho biết chồng con bị người naò mưu hại, và vì làm sao mà thác cho biết.

                Dương thị nghe lời con nói bèn cậy người lối xóm đi kiếm Lâm Phiêu .

                Chẳng bao lâu Lâm Phiêu đến nhà hỏi rằng :

                - Chẳng hay dì kêu cháu đến đây có việc chi chăng ?

                Dương thị nói :

                - Cháu chưa rỏ, nhọn vì ngày hôm qua này có Trần má dắt người khiêng lễ vật qua đây, nói rằng Huỳnh Nhơn muộn cưới em cháu cho con va, dì nói rằng đã hứa gả cho họ Trương rồi, Trần má lại nói : Trương tú tài hiệp lỏa ăn cướp, nên bị quan Phủ bắt giam nay đã thác rồi , vậy thì chaú phải lam ơn đi dọ giùm tin em rể của cháu, coi bị người nào mưu hại, rồi cháu về đây nói cho dì nghe thử coi việc ấy thể nào .

                Lâm Phiêu nghe nói bèn đứng dậy từ giả đi liền, qua đến giờ thân mới trở về , đem hết đầu đuôi các việc mình đã dọ nghe rõ ràng mà thuật lại một hồi .

                Nguyệt Kiều bèn khóc rống lên nói rằng :

                - Loaì cường nhơn rất nên độc ác , nó âm mưu hại thác chồng tôi , nếu nó đến nhà làm bức tôi , thí dầu có thác tôi cũng chẳng nghe .

                Nói rồi liền lấy đồ tang phục và lập một chổ linh vị mà thờ chồng .

                Dương thị thấy con trinh tiết như vậy thì cũng chìu theo ý con , rồi cầm Lâm Phiêu như Trần má có đến thì có người giúp đở .

                Cách ít ngày quả có Trần má đến nữa, Lâm Phiêu bước tới mắng rằng :

                - Bây quả là đồ súc vật , nay còn dám tới nữa sao, bây dùng mưu hại em rể ta thác rồi, nay còn đến làm bức em gái ta nữa sao ? Có đâu mà ngang ngược như vậy , nếu mi chẳng về đi, thì ta ắt đánh chết.

                Trần má nói :

                - Ngươi là người chi mà dám nói ngang như vậy . Nguyệt Kiều đã hứa gả cho nhà họ Huỳnh, trà bánh lễ vật đã thâu nạp rồi , sao ngươi cả gan lại dám mắng ta, ngươi tên họ là chi hãy nói cho ta biết.

                Lâm Phiêu nói :

                - Ta là Lâm Phiêu, Nguyệt Kiều là em ta, Dương thị là dì ta, mi chẳng biết ta sao, để ta làm cho mi biết mặt.

                Vừa nói vừa huơi tay, thoi Trần má hai thoi rất nặng.

                Dương thị e Lâm Phiêu giận đánh sảy tay mà mang hoa. , bèn bước tới khuyên giải Lâm phiêu rằng :

                - Cháu đánh nó làm chỉ , hãy đuổi nó ra cho khỏi cửa thì thôi .

                Lâm Phiêu nghe lời bèn vói nắm tay Trần má kéo tuốt ra ngoài, thoi thêm ít thoi, đá thêm vài đá, rồi bỏ đó vào đóng cửa lại, chẳng thèm nói tới .

                Lối xóm thảy đều sợ thế Huỳnh Nhơn, chẳng ai dám nói rằng chi hết ; duy có một vài người biết việc mẹ con Dương thị bị hiếp, hậm hực ra khuyên giải rằng :

                - Hôm nay cũng đã tối rồi, chị đây gây gỗ làm chi, hãy về cho rồi thì tốt hơn. Lại năm ba chú thiếu niên can đảm, chẳng biết sợ ai, thấy việc như vậy thì cũng bất bình dùm cho mẹ con Dương thị, bèn chưởi mắng Trần má om sòm.

                Trần má thấy vậy nên phải nhịn thua chạy tuốt về ra mắt Huỳnh Nhơn, đem việc Dương thị chẳng chịu , Lâm Phiêu chưởi mắng đánh đuổi thuật lại một hồi .

                Huỳnh Nhơn cã giận nói rằng :

                - Nó đã thọ lễ vật và tiền bạc của ta, sao nay không chịu, lại còn xúi cháu làm hung , nếu ta chẳng ra tay độc, thì nó chẳng biết ta lợi hai. thể nào.

                Trần má nói :

                - Phải hại nó như rể nó vậy, thì mới gọi là tay thủ đoạn.

                Huỳnh Nhơn nói :

                - Có khó chi .

                Ngẩm nghĩ một hồi rồi làm một lá đơn nữa như vầy :

                Bẩm vì tôi là Huỳnh Nhơn sáu mươi tuổi chẳn, ở tại Dương châu, nhơn vì sự gạt gẩm lễ vật, gian loại hôn nhơn, xin quan trên ra ơn cho người đi bắt, và khiến va gã phứt cho rồi, cho trọn nghĩa nhơn luân. Nguyên thằng con thứ ba của tôi tên là Phi Hồng, có cậy mai dong là Trần má, hồi tháng tư nầy đi đến nói con gái của Dương thị là Nguyệt Kiều, lễ vật bạc vàng thảy đều nạp đủ, hiện có hôn thơ để làm bằng cớ ; mới hôm mồng hai tháng sáu nầy, Trần má qua đó đặng trình ngày chẳng dè Dương thị lại trở lòng mà cự chẳng chịu giao con, lại xúi người cháu tên là Lâm Phiêu, xông ra chưởi mắng đánh đuổi mai dong ra cửa, mai dong về nói lại, tôi lấy làm kỳ dị, sau hỏi dọ nghe coi mới hay rằng anh em nó thông gian với nhau, nên mới không chịu lấy chồng , bởi nó gian trá gạt gẫm lễ vật, thông gian loại hôn, thiệt là coi vương pháp như không, nên tôi phải đến cầu quan trên ; Xin bắt mẹ con Dương thị và thông hung thủ là Lâm Phiêu, đến chốn công đường hỏi tra cho rõ ngay gian, làm cho Dương thị đưa con qua nhà tôi cho xong cuộc hôn nhơn, thì ơn lão gia rất nặng.

                Công tổ đại lão gia đài tiền , ấn chuẩn thi hành.

                Năm... tháng... ngày...

                Khi Huỳnh Nhơn viết đơn rồi, lại viết thêm một phong thơ riêng, sai gia nhơn là Huỳnh An đem đi.

                Huỳnh An vâng lịnh lảnh đơn và thơ đi đến Tri phủ nha môn, tìm vào Hiệu phòng đầu đệ .

                Ðêm ấy quan Phủ ngồi tại nội đường xem những đơn từ, xem đến lá đơn và phong thơ của Huỳnh Nhơn rồi nghĩ rằng : Phen trước đã hại Trương Chiêu rồi , nay lại còn bẩm việc loại hôn nữa ; thôi để mai ta sai người đến hỏi va mà mượn một ngàn lượng bạc , như va chịu cho thì ta ra sức còn như va không cho thì ta bỏ qua, coi va liệu thể nào cho biết.

                Nghĩ rồi bèn viết thơ , sáng ra sai người đem cho Huỳnh Nhơn. Trong thơ ấy có câu như vầy :

                Việc Dương thị đó thì tôi đã sai người bắt rồi, song hôm nay tôi có túng xài chừng một ngàn lượng, xin nhơn huynh nghĩ tình anh em cho tôi mượn đở ít ngày, chừng lương vụ xong rồi thì tôi huờn lại .

                Khi Huỳnh Nhơn tiếp đặng thơ ấy thì biết ý quan Phủ, rõ ràng muốn khấu mình một ngàn lượng bạc thì mới chịu làm, cực chẳng đã không biết làm sao, phải đếm y số giao cho Huỳnh An đem đến dâng cho Tri phủ.

                Tri phủ bèn nói với Huỳnh An rằng :

                - Ngươi trở về nói với Huỳnh lão huynh rằng : Ta rất cám ơn, còn việc ấy để mặc ta liệu định .

                Huỳnh An từ tạ lui về nói lại cho Huỳnh Nhơn hay .

                Còn quan Phủ, khi Huỳnh An về rồi, thì lập tức đòi sai dịch vào trong dặn rằng : Ngươi phải đi bắt Dương thị, Nguyệt Kiều và Lâm Phiêu cho mau, chớ nên chậm trể mà lầm công sự.

                Tên sai dịch vâng lịnh ra ngoài kêu thêm ít tên, tuốt qua nhà Dương thị chẳng nói chi hết, áp vào bắt hai mẹ con Dương thị và Lâm Phiêu ba người, trói lại dẫn về công đường, vào bẩm cho Tri phủ hay .

                Tri phủ liền ra giữa công đường, hai bên thơ lại và sai dịch đứng hầu.

                Tri phủ liền nạt quân sai dịch dẫn Dương thị vào trước.

                quân sai dịch tuân lịnh dẫn Dương thị vào để quì trước án đường, quan Phủ bèn nạt rằng :

                - Huỳnh Nhơn kiện ngươi rằng gạt gẩm tài vật, lại dung túng cho con gái thông gian với cháu là Lâm Phiêu, nên chẳng chịu gả, nay ta dạy ngươi phải mau mau về gả cho Huỳnh Phi Hồng lập tức, thì ta dung thứ , bằng nghịch ý thì pháp luật khó dung.

                Dương thị bẩm ràng :

                - Nào tôi có thâu nạp lễ vật của va bao giờ, vì con thứ ba của va lúc đi tảo mộ, thấy con gái tôi xinh đẹp, nên có cậy Trần má đến nói con tôi, ngặt vì con tôi đã hứa gả cho Trương tú tài, không lẽ mà gã hai chồng nên tôi không dám chịu, từ chối đôi ba phen , hôm tháng trước đây va lại sai nhiều người đem lễ vật qua nói rằng , rể tôi ăn cướp bị giam đã chết rồi, ép tôi phải gả con tôi, song tôi cũng không chịu, va lại bỏ lễ vật đó không chịu đem về, tôi bèn sai cháu tôi là Lâm Phiêu đi dọ nghe thì mới rõ là rể tôi bị va mưu hại. Tôi nghĩ lại va là cừu nhơn, lẻ đâu đi gả con cho quân gian ác, và lại con gái tôi tình nguyện thủ tiết , chớ không thèm cãi giá mà lấy kẻ thù ; đến nay lễ vật cũng còn y nguyên , một mãy tôi không động tới , xin lão gia tra hỏi lại cho minh bạch, mà tha mẹ con tôi về, còn lễ vật ấy của va thì va lấy lại ; xin lão gia rộng xét cho mẹ con tôi nhờ.

                Quan Phủ nạt rằng :

                - Ngươi chớ nói hồ đồ, thiệt rõ ràng là ngươi dung túng cho anh em hắn thông gian, lại gạt người lấy của ; hãy tuân lời ta phán cho mau, cho khỏi bị hình.

                Dương thị nói :

                - Hôn nhân là việc lớn , hai bên ý muốn mới đặng ; chớ như nay xử hiếp cho con tôi phải lấy kẻ thù, thì thà là chết, chớ tôi không tuân mạng .

                Tri phủ nói :

                - Mụ nầy già hàm thiệt nếu không đánh thì ắt chẳng tuân.

                Bèn nạt quân sai dịch vả miệng cho đau.

                Quân sai dịch vâng lịnh xốc lại, vả luôn một hơi hơn hai mươi vả, thương hại cho Dương thị, miệng mồm sưng vù, lại gãy hết hai cái răng, máu me lai láng. Song cũng ráng nói rằng :

                - Hiếp đáp ta thế nào, dẫu cho đánh chết ta cũng chẳng tuân.

                Tri phủ nổi giận hối quân đánh nữa.

                Quân sai dịch lại và thêm hơn mười vã nữa.

                Dương thị chịu không nổi té xiểu xuống đất chết ngay .

                Quan Phủ dạy khiêng ra ngoài. Còn Nguyệt kiều và Lâm Phiêu thì đem giam vào ngục.

                Comment


                • #23
                  Hồi Thứ Hai Mươi Ba



                  Bá Chế Quân , mấy phen kiếm chúa
                  Đường giáo đầu, hai bận giãi vây


                  Nói về quan Phủ dạy Dương thị gã Nguyệt Kiều cho con họ Huỳnh, chẳng dè Dương thị quyết ý chẳng gã, lại nói nhiều lời cứng cỏi, bèn nổi giận mà đánh chết đi . Chừng nghĩ lại thì trong lòng không an, nên không nỡ làm bức Nguyệt Kiều nữa, song mắc hối lộ của Huỳnh Nhơn đã nhiều nên phải làm cho hết lòng đặng nuốt cho trơn cổ , bèn dạy giam Nguyệt Kiều và Lâm Phiêu vào ngục, rồi khiến bọn đờn bà bị giam thủng thẳng dỗ lần, chẳng dè Nguyệt Kiều quả nhiên trinh tiết, chẳng hề đổi chí .

                  Tri phủ cũng không biết làm sao, sang nói dối vời Huỳnh Nhơn rằng :

                  - Mình dỗ lần phải đặng , chẳng nay thì mai Nguyệt Kiều cũng phải về tay .

                  Phi Hồng nghe vậy thì tin rằng thiệt, cho nên trong mình giảm bịnh hết nhiều , lần lần đi ra đi vào mạnh lành như cũ .

                  Việc ấy còn lâu. Đây nói về quan Chế quân là Bá Đạt, từ ngày gặp đặng Thiên tử tại Trấn giang, Đơn đồ huyện khuyên thỉnh Thiên tử hồi trào, ngặt vì người đi chơi chưa đủ nên chưa chịu về .

                  Bá Đạt đã tuân thánh chỉ , sai trung quân quan đem binh đến bắt cả nhà Thái Chấn Võ mà giải về tỉnh, lại đem mật chỉ giao cho Trang tuần phủ , bắt hết cả nhà Diệp binh bộ giải về kinh , rồi dẫn bổn bộ binh đinh đi tuần miệt Trường Giang mãn kỳ một năm, bèn trở về trào phục mạng , lại đem việc mình gặp Thiên tử tại Đơn đồ huyện tâu cho Thái hậu hay .

                  Thái hậu liền sai Bá Đạt đi tuần theo miệt Trường Giang một lần nữa, lại dặn dò phải ráng mà tìm Thiên tử , khuyên thỉnh về trào, chớ nên lưu luyến ở ngoài lâu ngày không ổn.

                  Bá Đạt lãnh mật chỉ của Thái hậu rồi vội vã dẫn kẻ tùng nhơn dọn thuyền nhắm Giang Nam tấn phát.

                  Khi đi đến nơi , thuyền vừa đậu vào bờ, quan địa phương liền nghinh tiếp vào nhà công quán mà nghĩ .

                  Bá Đạt bèn sai người tâm phúc đi rảo khắp nơi tìm Thiên tử, kiếm hơn mấy tháng mà chưa đặng tin, bèn dắt bốn tên gia đinh qua Dương châu tìm quán ở ngụ, đặng có dạo chơi các chỗ , trước là dọ tin Thiên tử , sau là thăm coi các quan địa phương hiền dữ thể nào.

                  Nói về Thiên tử và Châu Nhựt Thanh, ngày ấy đi dạo chơi nơi Ma vương miếu mà về, đi đến giữa đường, vùng gặp một người thiếu niên than khóc cùng đường, bèn đón lại hỏi thăm duyên cớ.

                  Thiếu niên ấy liền bước tới vừa khóc vừa nói rằng :

                  - Tôi họ Lâm tên Báo , nhơn vì dượng tôi tên là Ân Kế Xương, vốn là người ở Quảng Đông, cửa nhà giàu có, dì tôi là Dương thị sanh đặng một gái tên là Nguyệt Kiều, ở tại xứ này buôn bán, năm ngoái nấy dượng tôi đã mất sớm rồi , qua năm nay hai mẹ con dì tôi dắt nhau đi tảo mộ, trong xứ nầy lại có một người thổ hào , họ Huỳnh tên Nhơn, cũng dắt người con thứ ba là Phi Hồng đi tảo mộ , nhơn thấy Nguyệt Kiều xinh đẹp nên muốn cưới thiếp cho mình, dì tôi không chịu vì đã có hứa gã cho Trương tú tài rồi . Huỳnh Nhơn bèn lo với quan Phủ sở tại, phao vu cho Trương tú tài là ăn cướp, quan Phủ nghe lời bèn bắt Trương tú tài giam cầm cho đến chết đi ; rồi Huỳnh Nhơn lại khiến người khiêng lễ vật qua bỏ đại trong nhà dì tôi . Dì tôi nổi giận mắng nhiếc va một hồi, va bèn làm hôn thơ giả bẩm với quan Phủ, nói rằng bọn tôi gạt gẫm lễ vật và loại hôn . Quan phủ lại nghe lời bắt hết hai mẹ con dì tôi , với anh tôi là Lâm Phiêu mà giam và tra hỏi dì tôi ; vì bởi dì tôi ăn nói khẳng khái, nên bị tham quan đánh chết tại giữa công đường ; nay còn anh tôi và em tôi còn giam tại ngục, chắc chết chớ không sống đặng ; tôi không biết phương chi cứu đặng , nên mới than khóc mà thôi .

                  Thiên tử nghe nói nổi giận, bèn muốn phát tác, song nhớ lại mấy lần trước ghe phen gặp nhiễu nguy hiểm, nên phải dằn lòng, bèn nói với Lâm Báo rằng :

                  - Thôi, để ta làm giùm cho mi một lá đơn , mi đem đến nha Tri phủ mà đầu đệ, như va chẳng chấp, thì mi phải về cho hãy đặng ta lo phương khác, ta ở tại tiệm Lý gia chờ mi.

                  Lâm Báo nghe nói liền tạ ơn và hỏi thăm tên họ.

                  Thiên tử nói :

                  - Ta họ Cao tên Thiên Tứ.

                  Nói rồi bèn dắt Lâm Báo vào quán mua giấy mực mà viết đơn, viết rồi coi lại một hồi , lại khiến Nhựt Thanh chép lại, rồi mới giao cho Lâm Báo, lại khiến Nhựt Thanh lấy ra một đính bạc ròng mà cho và dặn rằng : Ngươi hãy cứ việc đem đi chớ có sợ chi .

                  Lâm Báo lãnh bạc và đơn rồi từ tạ Thiên tử tuốt đến nha Tri phủ .

                  Lúc ấy nhằm ngày mồng tám, là ngày xử kiện, bá tánh đến nha thưa kiện rất đông , trời vừa đúng ngọ quan Phủ mới ra hầu, hai bên sai dịch hầu hạ nghiêm trang, bá tánh lục tục đem đơn vào dâng lên, Lâm Báo cũng dâng theo, quan phủ tiếp lấy đơn Lâm Báo, liền mở thư ra xem .

                  Đơn như vầy :

                  Tôi là Lâm Báo, tuổi vừa mười chín . người Dương châu, bẩm vì thô hào ỷ thế, hiếp buộc việc hôn nhơn. Nguyên vì tôi có một bà dì, nhơn lúc tháng ba, dắt em tôi là Nguyệt Kiều đi tảo mộ, cha con Huỳnh Nhơn là người thổ hào xứ nầy , thấy em tôi có nhan sắc, bèn muốn cưỡng bức cưới cho đặng, lại đem lễ vật bỏ vãi vào nhà, dì tôi không chịu , va lại làm hôn thơ giả và vu việc hiệp loã ăn cướp , thông gian loại hôn mà cáo dì tôi, làm cho mẹ con dì tôi và anh tôi đến đổi bị giam ; cũng vì vụ ấy mà Trương tú tài uổng mạng, dì tôi lại bỏ mình, nay còn anh tôi là Lâm Phiêu, và em tôi là Nguyệt Kiều, còn đang bị giam xin ngài tha ra cho khỏi thác . Chí như cha con Huỳnh Nhơn, mai dong là Trần má, ác ôn là Ngũ Bình, xin hãy bắt hết đem về tra cứu , nhờ ơn Công tổ đại lão gia . Muôn đời tôi vẫn ghi tạc.

                  Năm.. tháng.. ngày..

                  Lâm Báo cúi bẩm

                  Tri phủ xem đơn của Lâm Báo rồi bèn nổi giận vỗ án mắng rằng :

                  - Mi chớ nói hồ đồ ; anh của mi gian dâm dâu người, chiếm đoạt vợ người , ta tra đã rõ ràng, mi còn dám đến đây cáo gian nữa sao, lẽ thì bắt mi trị tội, song ta nghĩ vì mi tuổi còn thơ ấu vốn chẳng biết chi, nên ta tạm tha cho đó .

                  Nói rồi liền xé nát lá đơn và hối lính đuổi ra.

                  Khi Lâm Báo bị lính đuổi ra rồi, chạy tuốt về tiệm Lý gia, ra mắt Thiên tử và thuật việc ấy lại.

                  Thiên tử nghe nói cả giận, bèn nói rằng :

                  - Thôi, để ta làm một lá đơn khác nữa, ngươi hãy đem đến tỉnh thành tìm vào nha Án sát mà cáo .

                  Lâm Báo nói :

                  - Vậy thì xin khách quan viết giùm, đặng tôi đi một phen nữa.

                  Thiên tử ngẫm nghĩ một hồi, liền lấy viết ra não, rồi khiến Nhựt Thanh chép lại, và cũng lấy thêm một đính bạc nữa giao cho Lâm Báo và dặn rằng :

                  Ngươi hãy đem lá đơn nầy đến tỉnh thành đầu đệ, mựa chớ dần dà, ta sẽ ở đây chờ ngươi.

                  Lâm Báo lãnh bạc và đơn rồi vội vã xuống bến sông tìm đò mà đi.

                  Ngày kia đi đến tỉnh thành, Lâm Báo bèn bước lên bờ, thấy trời còn tối phải tìm quán xá nghỉ ngơi.

                  Sáng ra bữa sau kêu chủ tiệm dọn cơm, lót lòng , rồi tuốt vào thành tìm đến nha Án sát, hỏi thăm lại thì ngày ấy Niết đài chẳng có xuất nha, nên phải trở lại tiệm mà nghĩ .

                  Qua bữa sau là bữa Niết đài ra hầu , bá tánh lăng xăng đem đơn vào nạp .

                  Nguyên quan Niết đài này họ Hoát tên Đạt Thanh , người ở tỉnh Quảng Đông , làm quan thanh liêm chánh trực , xử đoán cẩn thận, duy có một điều là nhu nhược lắm mà thôi.

                  Ngày ấy ra ngồi nơi công án, thâu hết đơn của bá tánh ; khi thu tới đơn của Lâm Báo , thấy cáo quan Tri phủ Dương châu, thì trong lòng kinh hãi.

                  Đơn như vầy :

                  Người đứng đơn là Lâm Báo, mười chín tuổi, ở tại phủ Dương châu. Bẩm vì sự vũ đoán vầy vò, giết oan người vô tội, xin quan trên lấy đức cứu sanh, và rửa oan cho người cơ quả . Nguyên tôi có một bà dì, người quán Quảng Đông, dượng tôi buôn bán, bất hạnh đã mất sớm đi rồi, có để lại một người con gái ; đã định hôn vói một viên Tú tài tên là Trương Chiêu . Khi nhằm tiết tháng ba , dì tôi với em tôi là Nguyệt Kiều nhơn đi tảo mộ , cha con thổ hào là Huỳnh Nhơn ngó thấy em tôi xinh đẹp , nên muốn cưỡng bức , quyết cưới cho được mới nghe, lại đem lễ vật bỏ vãi trong nhà, bởi dì tôi không chịu, nên va vu cáo dì tôi . Quan phủ lại chẳng xét trước sau cho rõ, trước đã ăn hối lộ , hại Trương tú tài chịu thác oan , sau lại bắt dì tôi, anh tôi và em tôi giam và ngục, xử ép dì tôi phải gả con cho họ Huỳnh, dì tôi không chịu, cho nên quan Phủ dạy quân sai dịch đánh vã dì tôi cho đến bõ mạng, nay còn giam anh tôi và em tôi nơi ngục. Tôi thấy vậy nên phải làm đơn đến phủ đường kêu oan ; chẳng dè quan Phủ mắc ăn hối lộ đám kia, cho nên chẳng hề thương xót dân lành, bèn xé lá đơn của tôi, lại khiến nha dịch đánh đuổi tôi ra cho khỏi cửa ; việc rất nên oan ức, nếu chẳng bẩm nơi quan trên, thì cái oan nầy làm sao cho rõ đặng, nên phải đến đây khẩn cầu xin quan trên hãy tra lại Dương châu Tri phủ, và tha giùm anh tôi là Lâm Phiêu, em tôi à Nguyệt Kiều là người không tội mà bị giam , còn nhưng thổ hào là cha con Huỳng Nhơn, mai dong là Trần má, ác côn là Ngũ Bình, xin bắt chúng nó đến trị tội ; thiệt là tôi cảm đức muôn đời .

                  Cúi trông quan cả án chuẩn thi hành.

                  năm . . . . . tháng . . . . .ngày . . . . .

                  Lâm Báo cúi bẩm.

                  Khi Hoát niết đài xem lá đơn rồi, bèn nói với Lâm Báo rằng :

                  - Ngươi cáo quan Tri phủ ăn hối lộ và giết oan người vô tội, việc ấy hoặc chơn hoặc giả ta chưa tin đặng, vậy thì để ta sai người đi thám cho rõ ràng, rồi sẽ thẩm tra minh bạch.

                  Lâm Báo bẩm rằng :

                  - Việc ấy chắc chắn rõ ràng, nếu có gian dối tôi cam chịu tội .

                  Niết đài nói :

                  - Vậy thì ngươi hãy về mà chờ lịnh , để ta ta hỏi cho ra rồi ta sẽ xử .

                  Lâm Báo thấy nói làm vậy không biết làm sao, nên phải từ tạ lui ra khỏi nha, về chỗ ngụ quảy đồ hành lý xuống đò trở lại Dương châu, tìm đến tiệm Lý gia ra mắt Thiên tử và đem hết những lời Niết đài mà thuật lại một hồi .

                  Thiên tử nói :

                  - Như quan Niết đài nói vậy thì đễ chờ chừng nữa tháng hoặc mười ngày, coi ra làm sao rồi sẽ liệu bề khác nữa .

                  Lâm Báo nói :

                  - Cao khách quan có lòng cố cập, tôi phải vưng lời .

                  Nói rồi liền từ biệt trở về nhà đợi hơn một tháng có dư , lại cậy người dọ nghe công việc trong phủ , thì chẳng có tin tức chi của Niết đài hết.

                  Nguyên quan Niết đài nầy vốn là anh em bạn thiết với quan Tri phủ, nên khi thấy lá đơn của Lâm Báo cáo quan Tri phủ thì yểm đi không ngó tới Lâm Báo dọ đặng tin ấy bèn tìm đến tiệm tõ cho Thiên tử nghe, và xin người lập kế chi khác giải cứu .

                  Thiên tử nghe nói cả giận mắng rằng :

                  - Loài cẩu quan thiệt là đáng giận, để mai ta vào thành luận biện với nó mới xong.

                  Đêm ấy nghỉ ngơi, sáng ra bữa sau hối người chủ tiệm dọn cơm lót lòng, ba người dùng rồi, liền dắt nhau vào thành , đến nha Tri phủ.

                  Thiên tử bèn khiến Lâm Báo đánh trống lên.

                  Tri phủ nghe trống vội vã ra trước công đường, nạt quân sai dịch rằng :

                  - Hãy bắt người đánh trống vào đây cho mau.

                  Sai dịch áp ra bắt Lâm Báo dẫn vào để quì trước công án .

                  Quan Phủ ngó thấy Lâm Báo thì nổi giận nạt rằng :

                  - Mi đến có việc chi, dám cả gan đánh trống om sòm như vậy ?

                  Lâm báo nói :

                  - Hôm tháng trước tôi có vào đơn, nhưng lão gia không thèm chấp, nay phải đến một lần nữa mà cầu lão gia, xin tha đại ca và biểu muội tôi ra, và bắt cha con Huỳnh Nhơn mà tra hỏi , thì tôi rất cảm đức muôn đời.

                  Quan Phủ nạt rằng :

                  - Mi thiệt lớn gan, hôm tháng trước đến đây cáo gian cho người , ta thấy ngươi nhỏ dại nên ta chẳng bắt tội, ngươi lại tìm qua nha Niết đài cáo ta rằng thiên đoán, nếu chẳng trừng trị mi, thì kẻ sau hay bắt chước.

                  Nói rồi liền khiến kẻ tả hữu đè xuống mà đánh một trăm roi .

                  Thiên tử liền bước tới nói rằng :

                  - Ngươi làm quan Phủ, sao lại hiếp đáp bá tánh như vậy, đã giết oan Trương tú tài và đánh chết Dương thị là người vô tội, ấy cũng là lớn gan về sự làm quấy đã rồi, nay còn dám đánh hiếp người lương thiện nữa sao ; ta khuyên ngươi hay nghe lời ta , phải mau mau thả Lâm phiêu và Nguyệt Kiều ra, bằng dụ dự thì phép vua ngươi khó thoát.

                  Tri phủ nạt rằng :

                  - Ngươi ở đâu dám đến đây mà nói lẽ thể ấy , ngươi biết chỗ nầy là chỗ chi chăng ?

                  Thiên tử nói :

                  - Sá chi một cái nha Tri phủ như vầy, nơi tướng phủ kia ta còn coi cũng như không.

                  Tri phủ nói :

                  - Ngươi khi bổn Phủ là nhỏ, để ta làm cho mi biết lợi hại thế nào.

                  Nói rồi liền nạt quân sai dịch đuổi ra.

                  Quân sai dịch vâng lịnh ào ra, bị Thiên tử tay thoi chơn đá, quân sai dịch ngã lăn , Tri phủ liệu thế không xong, liền chạy vào nhà trong, xảy có mấy mươi sai dịch tay cầm binh khí áp ra phủ vây thiên tử.

                  Lúc ấy Lâm Báo và Nhựt Thanh thấy việc chẳng hiền , nên đã chạy trước ra ngoài , còn Thiên tử thấy có một tên sai dịch cầm thương đâm tới liền né qua một bên, rồi thừa cơ giựt đặng cây thương đánh với bọn kia mở đường chạy tuốc ra ngoài, quân sai dịch rượt theo .

                  Thiên tử vừa đánh vừa chạy tuốt ra khỏi thành, vừa đến Mã vương miễu .

                  Nói về Đường Hoán, từ ngày cứu giá đến nơi Anh võ viện đến sau, đã ghe phen muốn vào Kinh sư , ngặt không tiền lộ phí, lại không dám về Anh võ viện, nên phải lánh mặt đi xa, đi dọc đường cứ chuyên một nghề mãi võ mà nuôi miệng, đến Dương châu đã hơn một tháng.

                  Ngày ấy vừa muốn khai tràng mãi võ nơi miễu Ma vương, bỗng thấy một người tay cầm thương bén , hơ hải chạy tới còn sau lưng hơn mấy mươi người đều cầm binh khí rượt theo .

                  Đường Hoán coi kỹ lại, mới biết là Thiên tử, mà mình đã gặp nơi Anh võ viện lúc trước ; trong lòng thất kinh liền hươi thiết côn xốc ra kêu lớn lên rằng :

                  - Cao lão gia chớ sợ, có tôi đến đây .

                  Thiên tử coi lại thì là Đường Hoán, hai người liền hiệp lực trở lại rượt đánh, quân sai dịch rượt theo vừa đến bị Đường Hoán hươi thiết côn đánh lia, đánh thôi, quân sai dịch kẻ bể đầu , người nát óc, máu chảy dầm dề, liền dắt nhau chạy ráo .

                  Đường Hoán vừa muốn đuổi theo, Thiên tử cản lại mà nói rằng :

                  - Chớ rượt nữa làm chi, hãy theo trẫm về tiệm rồi sẽ chuyện vãn với nhau .

                  Đường Hoán liền dẹp hết võ cụ, theo Thiên tử về tiệm.

                  Nhựt Thanh và Lâm Báo đang ở trong mà chờ, thấy Thiên tử về tới thì mầng rỡ hỏi thăm, Thiên tử bèn đem việc Đường Hoán giúp sức mà thuật lại một hồi , rồi xuất tiền ra trao cho chủ tiệm đi mua ngỗng, và rượu, thịt về làm tiệc đặng có ăn uống với nhau .

                  Rồi đó Thiên tử hỏi Đường Hoán rằng :

                  - Đường khanh , từ ngày biệt trẫm nơi Anh võ quán đến nay bề ăn ở thế nào ?

                  Đường Hoán nói :

                  - Từ tôi cách biệt Thánh thượng đến sau, chẳng dám trở về Anh võ viện, cũng muốn tìm xuống Kinh sư, song không biết Thánh thượng đã về trào hay chưa, nên chưa dám ra đi , phần thì lộ phí không có nên phải chuyên nghề mãi võ cho qua ngày ; còn thánh thượng chẳng hay vì cớ chi mà bị chúng quân rượt theo dữ vậy ?

                  Thánh thiên tử nói :

                  - Ấy cũng là tại tánh trẫm hào hiệp, thấy sự bất bình thì không nín đặng nên mới có chuyện như vậy .

                  Nói rồi bèn đem việc gặp Lâm Báo khóc lóc dọc đường, đầu đuôi thuật hết một hồi rồi lại hỏi rằng :

                  - Chẳng hay Đường khanh ở đâu; có anh em chi chăng ? Đặng có dùng một chước cho hay mà cứu Lâm Phiêu , Nguyệt Kiều ra , và giết phứt Tri phủ ấy đi mà trả hờn cho trẫm .

                  Đường Hoán tâu rằng :

                  - Thánh thượng là một vì thiên tử, xin chớ làm điều nguy hiểm như vậy, hãy làm một tờ mật chỉ, giao cho Chiết giang Tuần phủ lấy lẽ công mà xử đoán ; vã chăng hôm trước đây, có một người tùng nhơn mang bịnh ở tại nơi tiẹm Đường gia . Tôi cho thuốc mạnh rồi, bèn hỏi thăm người chủ là ai ; người ấy xưng mình là kẻ tùng nhơn của quan Khâm mạng tuần giang Bá Tổng đốc, nhơn đến đây phỏng sát dân tình, vậy xin thánh thượng giao cho người biện thẩm vụ nầy thì mới tiện cho , chớ chẳng nên đạp vào nơi nguy hiểm .

                  Thiên tử nói :

                  - Bá đạt đến đây phen nầy chắc là tìm trẫm về trào, ý trẫm cũng muốn về trào đã lâu , ngặt vì vụ nầy chưa xong, về không an dạ ; vậy thì khanh hãy đi đến tiệm ấy nói với kẻ tùng nhơn, và giao cái nang chỉ của trẫm cho khanh lúc trước đó cho hắn, biểu hắn dâng cho Bá Đạt, hễ Bá Đạt xem thấy thì phải ra mặt với khanh, chừng ấy khanh sẽ nói thiệt với Bá Đạt rằng trẫm ở tại Sài gia thành, lại dặn va, hễ khi thấy trẫm thì đừng có làm đại lễ mà thiên hạ biết.

                  Đường Hoán vâng mạng.

                  Kế lấy chủ tiệm dọn ra một tiệc bỉ bàn, mấy người đều ngồi lại ăn uống,

                  ăn uống rồi bèn phân nhau đi nghĩ .

                  Sáng ra bửa sau, Thiên tử dạy Lâm Báo về nhà , còn Đường Hoán thì trở qua tiệm Đường gia .

                  Khi hai người đi rồi , Thiên tử bèn tính tiền cơm , tiền phòng trả cho tiệm, rồi dắt Nhựt Thanh trở về Sài gia trang .

                  Sài viên ngoại chạy ra rước vào mừng và hỏi thăm rằng :

                  - Hổm nay anh sui dạo chơi xứ nào .

                  Thiên tử nói :

                  - Tôi đi cùng các xứ , chỗ nào cũng có dạo chơi.

                  Chuyện vãn một hồi , rồi bước qua Đông thính thay đồ mà nghĩ.

                  Nói về Đườn Hoán qua đến tiệm Đường gia vào nói với kẻ tùng nhơn ấy rằng :

                  - Nay ta vâng mạng Cao Thiên Tứ lão gia, muốn ra mắt chủ ngươi, như không tin, thì đem cái nang chỉ nầy giao cho người xem thì rõ minh bạch.

                  Kẻ tùng nhơn lãnh cái nang chỉ đem vào , chẳng bao lâu liền trở ra nói với Đường Hoán rằng :

                  - Chủ tôi thỉnh ngài vào trong.

                  Đường Hoán nói :

                  - Xin dắt dùm tôi vào .

                  Tùng nhơn dắt Đường Hoán vào ra mắt Bá chế quân.

                  Bá chế quân bèn hỏi rằng :

                  - Chẳng hay thai huynh tên họ là chi ? Ở tại đâu mà gặp đặng Thánh thượng, xin hãy ngồi đây nói chuyện cùng nhau .

                  Đường Hoán nói :

                  - Đại nhơn ngồi đó tôi đâu đám ngồi.

                  Bá chế quân nói :

                  - Thai huynh vâng mạng chúa tới đây, thì khác chi như một vị Khâm sai, có lý nào chẳng dám ngồi.

                  Đường Hoán thấy Bá chế quân khiêm nhường lắm , nên phải cáo lỗi rồi mới ngồi xuống mà nói rằng :

                  - Tôi họ Đường tên Hoán, người ở tĩnh Phước Kiến , lúc trước tôi ở nơi Anh võ viện của Diệp hoằng Cơ là em của Diệp binh bộ mà làm giáo đầu ; nhơn vì thánh chúa vào đó xem chơi, sau gây việc ra, bi sắp gia đinh vây khổn , tôi đang ngủ ngày, có thần nhơn mách bảo, nên tôi mới hay mà cứu giá, thánh thượng bèn cho tôi một cái nang chỉ, rồi chúa tôi phân biệt nhau ai đi đàng nấy, từ ấy đến nay tôi trôi nổi giang hồ, duy có mãi võ mà độ nhựt, mới đây tôi đến Dương châu ở tại miễu Mã vương mãi võ, thì gặp Thánh thượng cũng đương bị khổn, tôi liều ra sức bảo giá đặng an, rồi dắt nhau về tiệm, chúa tôi chuyện vãn với nhau, mới hay Tri phủ Dương châu ăn hối lộ mà giết oan người vô tội.

                  Nói rồi liền đem chuyện Huỳnh Nhơn muốn cưới thiếp Nguyệt Kiều và Thiên tử làm đơn giùm cho Lâm Báo, quan Phủ chẳng chấp, lại xé mà quăng đi, đầu đuôi nhứt nhứt thuật hết một hồi .

                  Rồi lại nói rằng :

                  - Nay nghe đại nhơn đã đến đây , nên tôi vâng mạng thánh thượng đến đây cậy Đại nhơn biện tra vụ ấy .

                  Bá chế quân nghe nói bèn trả lời rằng :

                  - Tôi cũng đang lo tìm kiếm Thánh thượng hơn mấy tháng nay mà không gặp, nay may mà người ở đây, xin Thai huynh dắt tôi đến nơi đặng lạy mừng Thánh thượng, ước có nên chăng ?

                  Đường Hoán nói :

                  - Lúc tôi ra đi, thì Thánh thượng có dặn tôi rằng : Người về ở tại Sài gia trang, như đại nhơn có đến ra mắt thì chớ có làm đại lễ mà thiên hạ biết, duy làm theo bằng hữu mà thôi.

                  Bá chế quân nói :

                  - Nếu có mạng vua thì tôi phải vâng theo.

                  Nói rồi liền dẫn hai đứa tùng nhơn theo Đường Hoán thẳng đến Sài gia trang.

                  Khi đến nơi khiến người thông báo .

                  Thiên tử liền cho Nhựt Thanh ra rước vào trong, hai người theo Nhựt Thanh vào đến thơ phòng, lấy lễ thường mà ra mắt Thiên tử.

                  Lúc ấy Thiên tử dã làm một đạo mật chỉ sẵn rồi , bèn khiến Nhựt Thanh lấy ra trao cho Bá Đạt và dặn rằng :

                  - Khanh hãy cứ y theo đó mà làm.

                  Bá Đạt lãnh tờ mật chỉ rồi, lại lấy tờ ý chỉ của Thái hậu mà dâng cho Thiên tử và tâu rằng :

                  - Xin Thánh thượng hãy tuan theo trong chỉ ấy, mựa chớ ở lâu, mà Thái hậu nhọc lòng trông đợi.

                  Thiên tử nói :

                  - Ta đã hiểu rồi, để chờ vụ nầy cho xong thì ta sẽ trở về, khanh hãy dắt Đường khanh theo với mà biện việc ấy cho xong.

                  Bá chế quân dâng lịnh, rồi với Đường Hoán dắt kẻ tùng nhơn trở về chỗ ngụ mở thánh chỉ mà xem .

                  Tờ mật chỉ như vầy :

                  Vâng trời nương vận, Hoàng đế chiếu rằng : Trẫm đi dạo chơi Giang Nam đây . Một là tìm kẻ hiền lương , hai là tra sát quân gian nịnh. Hôm tháng trước đến phủ Dương châu gặp một người tuổi trẻ tên là Lâm Báo khóc lóc cũng đường, trẫm hỏi ra duyên cớ thì người trẻ ấy nói rằng : Dượng nó là Ân Kế Phong, dì nó là Dương-thị sanh đặng một đứa con gái tên là Nguyệt Kiều, dượng nó chẳng may mất sớm, dì nó mẹ goá con côi, hủ hỉ mẹ con cho qua ngày tháng, mới hồi tháng ba năm nay, hai mẹ con dắt nhau đi tảo mộ, bị cha con Huỳnh Nhơn ngó thấy Nguyết Kiều vốn có nhan sắc, nên muốn cưỡng bức mà cưới cho đặng, lại đem lễ vật bỏ vãi trong nhà, hai mẹ con Dương thị từ chối , rằng mình đã hứa gã cho Trương tú tài rồi.

                  Huỳnh Nhơn lại âm mưu hạ thác Trương tú tài đi , rồi làm hôn thơ giả và hối lộ với Tri phủ là Quế Văn Phương vu cho Dương thị loại hôn và giựt của. Quan phủ chẳng xét lại bắt hết mẹ con Nguyệt Kiều và Lâm Phiêu mà giam, ép uỗng đánh khảo làm cho Dương thị vô tội bị thác oan ; còn Nguyệt Kiều và Lâm Phiêu thì giam vào ngục , Lâm Báo viết đơn kêu oan, Tri phủ lại xé mà quăng đi và đánh đuổi ra ngoài. Lâm Báo lại làm đơn khác, đến với Niết đài đã hơn một tháng mà chưa thấy hỏi tới, thiệt là coi dân mạng như không. Nay trẫm đã tra rõ, khanh phải xuất trát cho Niết đài là Hoát Đạt thành, lập tức bắt Tri phủ Quế văn Phương đến nha mà tra hỏi : và bắt cha con thổ hào là Huỳnh Nhơn và Huỳnh Phi Hồng, mai dong là Trần má , côn đồ là Ngũ Bình, giam hết vào ngục, rồi phân biệt án luật trượng khinh mà xử đoán, chớ nên vi mạng ; khanh hãy tuân lấy.

                  Khi Bá chế quân xem tờ mật chỉ ấy rồi, liền viết trát, sai người đem qua Niết đài nha môn ; rồi khiến Đường Hoán làm Trung quân quan, dắt nhau qua đó hiệp đồng tra biện .

                  Ngày ấy Niết đài đang ngồi trong nha thự, bỗng nghe quan báo có trát của Bá chế sai đến, Niết đài tiếp lấy mở xem.

                  Trát như vầy :

                  Khâm mạng tuần dượt Trường giang Thuỷ sư quân vụ Tổng đốc Bổ đường Bá.

                  Vì trát xuất sự, cứ theo đơn Lâm Báo cáo bẩm, nguyên dượng nó là Ân Kế Xương đã thác, để mẹ con dì nó lập là Dương thị với Nguyệt Kiều, nhơn lúc tháng ba năm nay dắt nhau đi tảo mộ, bị cha con thổ hào là Huỳnh Nhơn ngó thấy Nguyệt Kiều có nhan sắc, muốn cưới về làm dâu, Dương thị có nói rằng con mình đã hứa gã cho Tú tài Trương Chiêu, không lẽ mà gả hai chồng.

                  Thổ hào lại sai người đem đồ lễ vật bỏ vãi trong nhà. Dương thị chẳng chịu, thổ hào lại vu rằng loại hôn, rồi hối lộ với quan Phủ mà hiếp bức cho Dương thị với Trương tú tài chết đi, lại bắt Nguyệt kiều với Lâm Phiêu giam nữa ; vì sự oan ức nên nó đã có đến nha Tri phủ đặng cầu tha, quan phủ lại giận mà xé đơn rồi lại đuổi nó ra. Nay ta đã rõ những điều tình tệ nên phải , phú cho Gai ti tuân chiếu biện , hễ trát đến ngày nào thì phải lập tức truyền đòi Tri phủ Quế Văn Phương đến án đường mà hầu tra, và phải bắt cho đặng cha con Huỳnh Nhơn, cùng Trần má với Ngũ Bình giam lại mà tra hỏi . Chớ nên trễ nải, phải tuân theo trát này.

                  Khi Hoạt niết đài đặng trát của Bá chế quân rồi, thì chẳng dám trễ nảy , vội vàng cho đòi Tri phủ đến nha mà hầu tra, lại khiến quân sai dịch đi bắt Huỳnh Nhơn, Phi Hồng, Trần má và Ngũ Bình đem về giam hết vào ngục ; lại sai người qua bên nha Tri phủ mở ngục tha Nguyệt Kiều và Lâm Phiêu ra , rồi dắt hết về nha để quì trước công án.

                  Hoạt niết đài bèn lấy lời dịu ngọt mà vỗ về rằng :

                  - Ta đã rõ biết những việc oan ức của mi nên nay ta tha hai anh em mi về nhà, và phải làm tội hành hình cha con Huỳnh Nhơn mà báo cừu cho mẹ và chồng mi.

                  Nguyệt Kiều nghe nói vùng khóc rống lên.

                  Hoạt niết đài bảo :

                  - Nay ta đã quyết báo cừu cho mi, sao mi còn khóc là cớ chi vậy ?

                  Nguyệt Kiều nói :

                  - Chồng tôi bị cha con Huỳnh Nhơn mà thác, vậy xin đại nhơn cho tôi đến nơi mộ chồng tôi mà lạy một phen, thì tôi đội ơn đại nhơn vô cùng.

                  Niết đài nói :

                  - Nếu mi muốn như vậy thì để ta cho người đi với mi.

                  Nói rồi liền sai người dắt Nguyệt Kiều đến mộ Trương tú tài.

                  Nguyệt Kiều vừa ngó thấy mộ , liền lăn khóc một hồi rồi đập đầu vào bia đá mà thác .

                  Tuy đã thác rồi mà thây không chịu ngã , người ấy sững sốt vội vã chạy về bẩm lại cho quan Niết đài hay .

                  Quan Niết đài thất kinh liền đi theo người ấy đến đó mà coi, thấy thây đứng trơ như sống, mặt không đổi sắc, bèn hứa rằng :

                  - Thôi, để ta đem cha con Huỳnh Nhơn đến đây mà chém, còn Trần má và Ngũ Bình thì mỗi đứa đánh một trăm roi, rồi đóng gông cả hai trói để nơi trước mộ cho đủ một tháng mà răn chúng, Quế Tri phủ thì ta lại đày ra chốn Quân đài đặng lấy công mà chuộc tội .

                  Quan Niết đài liền trở về nha làm văn thơ gởi cho Bá chế quân xin tâu cho trào đình hay, đặng truyền cho quan địa phương lập miếu mà thờ, bốn mùa tế tự .

                  Nói về Đường Hoán đã biện cái án ấy xong rồi liền từ giã Bá chế quân trở về Sài gia trang mà tâu hết đầu đuôi cho Thiên tử hay.

                  Thiên tử nghe đến việc Nguyệt Kiều liều mình mà thác thì khen rằng :

                  - Thiệt rõ ràng là trang liệt nữ.

                  Thiên tử khen rồi viết một bức chiếu chỉ giao cho Hoát niết đài đem về kinh đặng thăng bố đi nơi khác.

                  Hoát niết đài lãnh chiếu đem về Kinh giao cho quan lại học sĩ là Lưu Dung.

                  Lưu Dung tiếp lấy rồi mở ra xem .

                  Chiếu rằng :

                  Vâng trời nương vận Hoàng đế chiếu rằng : Trẫm đạo chơi Giang Nam, đi ngang qua Dương châu thấy có một người liệt nữ tên là Nguyệt Kiều, đã hứa gã cho Trương tú tài mà chưa kịp cưới, bị thổ hào là Huỳnh Nhơn cưỡng bức mà cưới, lại hối lộ với tri phủ là Quế Văn Phương bắt chồng giam cho đến chết, lại còn bắt Nguyệt Kiều cầm ngục, khi trẫm hay đặng thì trẫm khiến Hoạt án sát tha nàng ấy ra, chẳng dè nàng lại đến nơi mã chồng than khóc rồi đập đầu vào bia đá mà thác đi ; khi thác rồi thây không ngã, trẫm thấy người trinh tiết như ấy thiệt rất đáng thương, khanh hãy khiến quan địa phương lập tại chỗ đó một liệt nữ từ, bốn mùa tế tự cho an trinh hồn, phải xuất bạc kho tại xứ ấy ra chừng vài ngàn lượng mua điền sản, lấy huê lợi chi phí việc tế tự mỗi năm, khanh hãy tuân theo mà làm, chớ phụ ý trẫm.

                  Khi Lưu Dung đọc chiếu rồi, liền tuân theo đó, khiến quan địa phương tại phủ Dương châu lo lập liệt nữ từ, và xuất bạc kho ra hai ngàn lượng mua điền sản , bốn mùa tế tự hương hoa? chẳng dứt.

                  Đến sau thường hay hiển thánh hò hộ dân gian. Còn Hoạt Đạt Thành thì thăng lên chức Bố chánh , bổ đi trấn nhậm lại Chiết giang .

                  Nói về Thiên tử từ ngày hạ chỉ rồi, nhưng còn nghĩ Nguyệt Kiều trinh tiết, người mẹ là Dương thị lại bị Tri phủ đánh chết , thương tiếc chẳng cùng, bèn viết một tờ mật chiếu khiến Lâm Phiêu nối dòng cho Ân Kế Xương mà giữ phần hương hoả, còn những sự nghiệp của Ân Kế Xương cũng giao lại cho Lâm Phiêu gìn giữ và thưởng thêm một ngàn lượng bạc cho Lâm Phiêu để cưới vợ, như sau có sanh đặng con trai thì để một đứa nối dòng cho Trương Chiêu ; lại thưởng áo mão theo hàng Thất phẩm , bổ làm chức Bá tổng, cho học trập cung mã, chừng nào Lâm Phiêu học đặng tinh thục rồi sẽ đến chỗ nhậm lãnh chức cho tỏ lòng trung nghĩa.

                  Khi viết mật chỉ rồi liền giao cho Lâm Báo , khiến đem trao lại cho anh, lại dặn dò chẳng cần chi phải đến tạ ơn.

                  Lâm Báo lãnh chỉ đi rồi, Thiên tử lại nói với Đường Hoán rằng :

                  - Nay trẫm với Nhựt thanh còn đi các chỗ khác dạo chơi ít bữa, khanh hãy theo Bá Đạt tuần thị các xứ, chừng nào công việc xong rồi sẽ về Kinh, thì khanh phải đến ra mắt đại học sĩ Lưu Dung, hễ người thấy chiếu chỉ của trẫm thì người ắt sai khanh đi trấn nhậm, nay trẫm gia phong khanh làm chức Hiệp trấn .

                  Nói rồi liền viết một tờ mật chỉ giao cho Đường Hoán.

                  Đường Hoán lãnh chỉ rồi cúi đầu tạ ơn lui ra, tìm qua theo Bá chế quân đi tuần thị các xứ.

                  Comment


                  • #24



                    Hồi Thứ Hai Mươi Bốn




                    Đãi nguyệt lầu, Phấn Bàng hộ giá
                    Tầm phương thị, Lương Hải vong thân



                    Nói về Thiên Tử thưởng hai ngàn lượng bạc cho quan địa phương lập miễu liệt nữ từ mà thờ Nguyệt Kiều, lại ra ơn nhuần phong quan chức và thưởng bạc cho Lâm Phiêu, rồi lại viết một tờ mật chỉ giao cho Đường Hoán, dạy hễ công việc xong rồi thì phải về Kinh ra mắt lưu đại học sĩ thì ắt đặng phong làm Hiệp trấn, chừng có chỗ khuyết thì đặng bổ liền. Đường Hoán tạ Ơn lãnh chỉ đi liền. Rồi đó Thiên Tử và Nhựt Thanh từ biệt Sài gia trang dạo chơi chỗ khác, đi đến một chỗ kia, nhà cửa đông đầy, thiên hạ đông đảo, kêu là chợ Tầm phương thị, lúc ấy trời đã trưa rồi, hai người bèn vào chỗ tửu lầu, mười phần u nhả, trên có tấm biển hiệu đề ba chữ lớn bằng vàng :

                    - "Đãi Nguyệt Lầu" hai cha con lựa một bàn sạch sẽ mà ngồi, tiểu nhị dâng trà xong, Thiên Tử kêu tử bảo dặn dò uống rượu, cha con vừa uống đặng vài tuần, bỗng nghe dưới lầu có tiếng cãi lẫy om sòm, không biết là việc chi, trong giây lát lại nghe có tiếng nói rằng:

                    - Thằng du côn, mi đã uống rượu sao không trả tiền?

                    Rồi lại nghe có tiếng trả lời rằng:

                    - Ta là Tái kim Cang thuở nay thường thường như vậy, mi dám đòi tiền ta sao?

                    Chủ tiệm hỏi nữa thì nó xoang tay xoang chơn mà đánh, thiên hạ tư đến đổi đầy, tên du côn ấy lại rút ra một cặp trước diệp bảng đao nặng hơn mười mấy cân, hươi lia chém lịa, những người trong tiệm đều chạy trốn hết, còn người ngoài đường thì tư đến càng đông đứng vây trước tiệm, tên du côn ấy đi ra không đặng, nguyên nó có dắt theo một đứa học trò, hai thầy trò liền ra sức tung hoành đạp bàn đá ghế la hét om sòm. Nhựt Thanh ở trên lầu thấy vậy nhịn không đặng, liền bước ra lan can nhảy phóc xuống chẳng nói chi hết cứ việc đánh nhầu.

                    Tên du côn thấy có người ra tay, liền nạt lớn rằng:

                    - Mi chẳng biết thời vụ, dám đến trước đầu cọp bắt rận sao, như muốn còn tánh mạng thì hãy chạy đi cho mau.

                    Nhựt Thanh nghe nói như lửa chế dầu, bèn thuận tay giựt đặng cặp đao lớn trong tiệm đánh với tên du côn, đánh đặng chừng mười hiệp, sức đà muốn đuối, Thiên Tử ở trên lầu thấy vậy, liền nhảy xuống xô hai người dang ra rồi hỏi rằng:

                    - Mi là du côn ở đâu mà đến đây, đang giữa thanh thiên bạch nhựt lại dám làm điều vi phép như vậy, chẳng sợ vương pháp quan hình sao?. Tên du côn ấy xem thấy Thiên Tử tướng mạo nho nhả thì liệu chắc không phải là tay đối thủ, liền hét lên rằng:

                    - "Mi là một đứa thơ sanh ốm yếu, nếu ta chẳng chém đứt đầu ngươi, chẳng đánh gãy xương ngươi, thì người chắng biết ta là tay thủ đoạn, tại xứ Tầm phương thị này, ai chẳng biết ta là Tái kim cang Lương Hải, và sư đệ của ta là Thiết Tý Từ Lý Giao hay sao, mà mi dám cả gan khua môi múa mỏ.

                    Thiên tử nói rằng:

                    - Mi uống rượu của người đã chẳng trả tiền thì chớ, lại còn ỷ mạnh hiếp người, chắng vậy thì vương pháp vô thân, nếu mi chẳng nghe, để vào đến quan nha thì ắt phải bị trọng hình, chừng ấy ăn năn sao kịp.

                    Tái kim cang chẳng nghe còn khá, chớ nghe rồi lại càng nổi giận, trợn mắt nghiến răng, hươi đao chém đại. Thiên Tử liền lấy tay tã dùng thế thoát san đỡ khỏi, còn tay hự thì giựt đòn cân tạ trong tiệm làm roi mà đánh lại hai người đánh vùi với nhau hơn mấy mươi hiệp, lúc ấy Thiên Tử bụng còn đang đói, bị uống mấy chén rượu nên sức muốn yếu, coi mòi ngăn đánh chẳng lại, Nhựt Thanh thấy vậy vừa muốn vào tiếp. Thiết Lý Tử thấy Nhựt Thanh vào tiếp, liền rút song tiên chận lại mà đánh. Bốn người đánh vùi với nhau một chỗ. Nhựt Thanh liệu đánh không lại, bèn thừa thế nhảy phóc khỏi đầu những kẻ đứng coi, tuốt ra phía ngoài, Thiết Lý Tử thấy Nhựt Thanh chạy rồi thì chẳng rượt theo, bèn trở lại giúp thầy mình mà đánh Thiên Tử. Lúc ấy Thiên Tử mệt đổ mồ hôi, hai cánh tay đỡ sao nỗi bốn cây binh khí, muốn thừa dịp mà chạy, song mắc người ta đứng coi vây chặt, chạy ra không khỏi trong lòng rất nên bối rối, nhưng người là chơn mạng Thiên Tử có bá linh phò trợ, những thần tướng hộ trì cùng Du thần Thổ địa thấy Thiên Tử nguy cấp như vậy liền chạy đi kiếm cứu tinh đến giúp.

                    Thuở ấy nơi phía tây cách chợ Tầm phương thị năm mươi dặm, có một làng kia kêu là Trung tín thôn, trong làng ấy có mười mấy người thiếu niên, cả ngày thường tập quyền bỗng, tuy xưng là vô loại, song thuở nay chẳng hề sanh sự, chẳng trộm cướp của ai, duy xưng mình là anh hùng mà thôi, những kẻ phú hộ trong làng đều nhờ bọn ấy mà khỏi canh giờ chi hết, cho nên hễ đến lễ tiết nào thì thảy đều đem tiền bạc lễ vật mà dâng, quan địa phương thấy không sanh sự chi, cho nên cũng chẳng màng nói tới, người đầu đảng vẫn là người xứ Tô châu, họ Lý tên Phấn Bàng, ở với anh và mẹ rất nên hiếu đễ, tánh nết khoan hoà, bởi cớ ấy cho nên thiên hạ đều gọi là Sanh di Đà. Ngày ấy dùng cơm sớm mai vừa rồi, liền dắt chúng bằng hự đến Tầm phương thị mà chơi, vừa vào đến chợ thì nghe những người qua lại đồn chuyền với nhau rằng:

                    - Hôm nay hai thầy trò Lương lão Hổ lại ỷ mạnh mà khi người, vào Đãi nguyệt lầu uống rượu, đã không chỉ trả tiền lại còn hành hung ăn hiếp một người học trò nho nhả không ai gián can cho đặng.

                    Mấy anh em Sanh di Đà nghe nói, liều dắt nhau tất đến Đãi nguyệt lầu, xô vẹt những kẻ đứng coi ra, lướt vào giữa đám, ngó thấy một người lạ mặt, nghi biểu phi phàm, chừng coi lại còn quyền thấy còn sức đỡ ngăn, chớ hết phương đánh lại, nguyên Lý Phấn Bàng vẫn đã biết Lương Lão Hổ thường hay ỷ sức mà khi người, liền lướt xông vào đỡ ba người dang ra và nói rằng:

                    - Xin liệt vị dừng tay.

                    Ba người nghe nói liền dừng tay lại, Lý Phấn Bàng hỏi rằng:

                    - Chắng hay vì cớ chi mà liệt vị đánh nhau như vậy, người này giết người kia chẳng tốt, người kia giết người nọ cũng chẳng hay chi, xin hãy nghe theo lời tôi, hai đàng hoà nhau, cho khỏi gàn trở việc buôn bán, như có muốn đánh cũng xin nói cho tôi rõ minh bạch rồi sẽ đánh cũng chẳng muộn chi.

                    Lương Lão Hổ nói:

                    - Việc này là việc của ta, can cớ chi mi mà hỏi.

                    Lý Phấn Bàng nói:

                    - Đã biết rằng ng can chi đến tôi, nhưng tôi khuyên ba vị hoà nhau đó mà thội Lương Lão Hổ nói:

                    - Nội chợ này hơn ngàn dư phố cùng bốn phương đường sá, ai chẳng biết ta là Lương Hải, ta với chủ tiệm rầy lộn, cái thằng vong mạng cuồng đồ này nó lại ra giúp mà đánh với ta, vả lại xứ này biết bao nhiêu là anh hùng còn phải sợ ta, huống chi nó là người lạ mặt, ngươi chớ có làm khôn mà giải hoà, hãy đi đi cho rảnh, để ta giết nó cho rồi, cho nó biết thủ đoạn của Lương Lão Hổ.

                    Nói rồi lại day vào đánh với Thiên Tử nữa. Lý Phấn Bàng thấy vậy nổi xung, liền rút song tiên nhắm ngay đầu Lão Hổ mà đánh xuống rất mạnh, Lương Lão Hổ khen giỏi, liền hươi song đao rưởc đánh, hai người đánh nhau hơn mấy mươi hiệp chưa phân hơn thua, những kẻ đứng coi thảy đều sững sốt, hai người đánh với nhau chừng nào tinh thần càng thêm sức mạnh chừng nấy. Thiết lý Tử thấy thầy mình đánh Phấn Bàng chẳng xuể, liền bước tới đánh giúp, Thiên Tử chận lại mà đánh. Còn Lương Lão Hổ liệu đánh Phấn Bàng chẳng đặng, bèn nghiêng mình né qua rồi day lại chém ngang hông một dao rất mạnh, Phấn Bàng lẹ mắt, tràn lại một bên mà tránh, Lão Hổ liền rùng xuống, hươi song đao chém quết qua một cái. Phấn Bàng giậm chơn nhảy lên, tay tả cầm roi đỡ vẹt ra, còn tay hửu thì hươi roi đánh xuống. Lão Hổ né chẳng kịp, bị trúng nhằm một roi, từ trên đầu trợt xuống tới vai, lại đánh bồi thêm một roi nửa. Lương Lão Hổ chết tốt. Thiết lý Tử thấy thầy đã chết trong lòng sớn sác vừa chậm tay một chút, bị Thiên Tử đánh cho một đòn cân, thầy trò liền theo nhau một lượt. Những kẻ đứng coi thảy đều khen dậy, rồi đem nhau tản lần đi hết, trời đã gần tối, chủ tiệm chạy ra mời vào tiệm uống trà và khen tạ chẳng cùng, rồi lại nói rằng:

                    - Chẳng biết nhị vị tên họ là chi, quê quán ở đâu, hôm nay tuy là vì tiệm tôi mà trừ loài hung bạo, ngặt vì hai cái nhơn mạng tại đó, nếu quan trên hay đặng thì liệu làm sao Thiên Tử nói:

                    - Tôi là người ở Bắc Kinh, họ Cao tên Thiên Tứ, nhơn đi với con tôi là Nhựt Thanh đến đây thăm bạn hữu, nãy giờ mắc đánh lộn, không biết nó chạy đi đâu.

                    Nói chưa dứt lời Nhựt Thanh đà bước vào tiệm, chủ tiệm cũng mời vào uống trà. Thiên Tử bèn hỏi người chủ tiệm ấy rằng:

                    - Chẳng hay ông chủ tiệm tên họ là chi, quê quán ở đâu đến đây buôn bán đã bao lâu rồi?

                    Người chủ tiệm đáp rằng:

                    - Tôi là người ở Chiết Giang, họ Khu tên Vấn, hiệp với bạn đồng hương, đến đây lập cái tử lầu này mới đặng ba bốn tháng nay, chắng hay ông này tên họ là chi, mà anh hùng thế ấy?

                    Lý Phấn Bàng nói:

                    - Tôi ở lại làng Trung tín thôn, cách chợ này năm chục dặm, họ Lý tên Phấn Bàng, bổn hiệu là Sanh di Đà, nhơn dắt anh em dạo chơi đến đây, gặp việc bất bình nên phải ra tay cứu giúp.

                    Chủ tiệm liền mời hết mấy người bạn hữu vào tiệm hỏi thăm tên họ và mời uống trà, rồi thương nghị với nhau về việc hai cái nhơn mạng ấy. Thiên Tử nói:

                    - Việc ấy chớ lo, quan Phủ tại đây là bạn tri giao với tôi để tôi tính thì xong.

                    Nói rồi liền lên lầu, lén viết một tờ mật chỉ, giao cho Nhựt Thanh đem cho quan Phủ.

                    Nói về quan Phủ xứ ấy vẫn là người ở Hồ nam, họ Huỳnh tên Trung Tồn, làm quan rất nên thanh chánh, Thiên Tử vẫn thường nghe đanh, cho nên viết mật chỉ sai Nhựt Thanh đem đi, trong tờ mật chỉ, có dặn rằng:

                    - Khanh hãy bỏ qua cái án ấy đi, và cũng đừng đến mà nhìn trẫm sợ e người ngoài biết đặng.

                    Khi Nhựt Thanh đi rồi bèn trở yề tiệm, cùng nhau vầy tiệc ăn uống chuyện trò. Thiên Tử bèn hỏi Phấn Bàng rằng:

                    - Nay Lý huynh có làm nghề nghiệp chi chẳng Phấn Bàng nói:

                    - Tôi nhơn nhà nghèo không có nghề chi làm ăn, duy cứ mỗi ngày dạy võ mà nuôi miệng, cũng thường muốn rủ anh em đi xuống đầu quân, đặng ra sức với trào đình mà lập thân, ngặt không biết chỗ nào mà đến, phần thì không ai tiến dẫn, lại thêm lúc này là lúc thái bình, võ tướng cũng chẳng ai dùng, cho nên phải chịu mai một, ngày nào qua ngày nấy.

                    Thiên Tử nói:

                    - Việc ấy rất dễ, quan Đề đài tỉnh này là Lý Công cũng là anh em tôi, như Lý huynh chịu đi, thì đi với tôi, đến ra mắt quan Đề đài thì người ắt dùng, chừng có chỗ khuyết thì lại dùng dịp ấy mà xuất thân rất dễ.

                    Lý Phấn Bàng cả mừng liền đứng dậy tạ Ơn rằng:

                    - Mong ơn Cao lão gia có lòng tiến dẫn, thiệt ơn rất sâu nhưng ở nhà tôi còn có mẹ già, xin để cho tôi về bẩm lại rồi tôi sẽ đến, ước đặng cùng chăng Thiên Tử nói:

                    - Lẽ thì phải vậy, song đêm nay tôi tính đi qua xứ khác khó đợi anh, vậy thì tôi viết một bức thơ, anh cầm đem đến ra mắt quan Đề đài cũng đặng, song người có hỏi thăm tôi, thì anh nói tôi đã đi rồi.

                    Dặn rồi liền viết một tờ mật chỉ phong niêm tử tế giao cho Phấn Bàng. Phấn Bàng lãnh thơ rồi từ tạ đi liền.

                    Khi Thiên Tử thấy Lý Phấn Bàng đi rồi bèn tử biệt chủ tiệm dắt Nhựt Thanh đi tìm nhà khách sạn nghĩ một đêm Sáng ra bữa sau liền quảy gói dạo chơi nơi khác, chừng Huỳnh tri phủ đến tiệm tìm thì người đã đi rồi, bèn trở về nhà mà biện sự và dạy người đem chôn hai thây thầy trò Lương Lão Hổ.

                    Nói về Lý Phấn Bàng đặng thơ tiến cử thì mừng rỡ bội phần, khi về đến nhà liền thưa với mẹ rằng:

                    - "Hôm nay con đi chơi với mấy anh em ra đến Tấm phương thị, gặp một người ở xa đang đánh lộn với Lương Lão Hổ tại tiêm Đãi nguyệt lầu, tôi bèn đánh chết Lương Lão Hổ, chẳng ngờ người ấy là bạn thiết với quan Tri phủ, cho nên cái án ấy đã bỏ qua, không ai truy cừ, người ấy là người ở Bắc Kinh họ Cao tên Thiên Tứ, lại là bà cọn với quan Đề đài tỉnh nầy, cho nên người tiến cử tôi cho quan Đề đài hễ có khuyết đâu thì bổ đó, nay tôi bẩm cho mẹ hay đặng ngày mai tôi đến đó trao thơ, chắc làm sao cũng đặng chô xuất thận Nguyên Phấn Bàng có một người anh, tên là Phấn Biêu, cũng là người nghĩa khí thâm trượng, võ nghệ cũng tinh thục, song chẳng bằng người em, nay nghe em nói vậy thì mừng, chờ cho em lập đặng thân rồi thì sẽ theo em mà ra sức với Triều đình. Khi Lý Phấn Bàng từ biệt mẹ và anh rồi liền tìm đến nha môn quan Đề đài, trao bức thơ ấy cho người giữ cửa mà vào. Quan Đề đài xem thơ rồi liền vội vã sai người ra thỉnh Phấn Bàng vào rồi mời ngồi. Phấn Bàng nói:

                    - Đại nhơn là người trên trước, tôi đâu dám ngồi ngang.

                    Quan Đề đài nói:

                    - Người mà nhơn huynh gặp đó là Đương kim Thiên Tử, nhơn huynh chẳng biết hay sao.

                    Lý Phấn Bàng nghe nói, chừng ấy mới biết Cao Thiên Tứ là Đương kim Hoàng đế, trong lòng cả mừng. Rồi đó quan Đề đài bèn truyền quân dọn bàn hương án rồi mở chiếu ra đọc rằng:

                    - "Vầng trời nương vận, Hoàng đế chiếu rằng:

                    - Nay trẫm dạo chơi đến đây có nghe danh khanh là người mưu dõng, lại hết lòng vì nước vì dân, thiệt đáng tôi lương đống, trẫm lại gặp Lý Phấn Bàng là người trung dũng lưỡng toàn, nên khiến va đến theo làm bộ hạ, như có khuyết chức chi chừng lối tam tứ phẩm thì phải bổ Lý Phấn Bàng vào đó, chờ trẫm về trào thì trẫm sẽ triệu về mà dùng, khanh thấy chiếu nầy thì phải tuân theo, và 'chẳng cần phải đến ra mắt trẫm làm chi, nội ngày mai "trẫm đi xứ khác du ngoạn, khanh hãy tuân lấy.

                    Quan Đề đài đọc chiếu rồi liền day qua phía Bắc tạ Ợn Rồi đòi Trị nhựt quan vào dạy điểm tra lại, thì có khuyết một chức Đô phủ, liền khiến Lý Phấn Bàng bái tạ và lãnh văn bảng rồi từ biệt đi ra chỗ nhậm. Đến sau vua triệu về kinh cho làm quan lớn rất nên vinh hiển.

                    Nói về Thiên Tử và Nhựt Thanh đi tới một làng kia mười phần u nhả, thương tòng trăm cội, tuý trúc ngàn cây hoa trổ sắc ngần, nước khoe màu bích, trên nhành chim múa, dưới suối cá đua, phong cảnh rườm rà, trăm hoa đua nở. Thiên Tử và Nhựt Thanh xem chơi mê mẩn, còn đang ngó nước nhìn hoa, bỗng nghe tiếng sấm nổ vang, dường như đá lăn núi sập, Thiên Tử và Nhựt Thanh cả kinh.

                    Comment


                    • #25
                      Không biết sao truyện lại nhảy tới trang này ( có sao cpy dzậy nha thông cảm )



                      Hồi Thứ Ba Mươi Bảy



                      Chúa Bảo Ân thầy tu sang đoạt
                      Am Quảng Pháp mụ vãi vong thân



                      Tại địa phận Tô châu có một cái chùa lên là chùa Báo Ân.

                      Nguyên của người thiện sĩ tên là An Thạnh Ban cất ra. Chùa ấy có một ông thầy cả tên là Trí Quảng thiền sư đã hơn tám mươi tuổi, mặt đỏ tóc bạc, tướng mạo mạnh mẽ, tu hành có công trong chùa có hơn năm mươi tăng chúng, Trí Quảng thiền sư ép phải giử việc trai gái chính chắn, nhưng trong chùa nhiều người, thì cũng chẳng khỏi một người làm quấy trái điều pháp giới trong chùa.

                      Lúc ấy có một tiểu tăng tên là Thường Vị Pháp mới mười chín tuổi, có tánh hung dữ, ưa uống rượu, tham tiền bạc, làm nhiều điều quấy, Trí Quảng thiền sư không hay một điều, chớ chi Thiền sư ấy hay đặng, thì cũng chẳng dung. Bởi vậy cho nên hể đôi ba tháng thì Thường Vị Pháp xuống làng một lần. Mỗi lần xuống làng thì ỷ có võ nghệ của mình, cướp bóc của dân đem về chùa đặng có để dành ăn uống, làm như vậy cũng đà nhiều phen mà các tiểu tăng trong chùa không hay chi hết.

                      Ngày kia có một thương khách đi ngang qua chùa, lở gặp trời tối, vào chùa xin ngũ nhờ một đêm. Trong khi người ấy vào chùa, lạy Phật xong rồi, thẳng vào phương trượng ra mắt Trí Quảng thiền sư Trí Quảng thiền sư hỏi rằng :

                      - Khách quan tên họ là chi, ở đâu đến đây ?

                      Người khách bạch rằng :

                      - Tên tôi là Ngưu Dõng, cũng ở xứ nầy, nay tôi đi với mấy người anh em bạn buôn bán lụa hàng, về tới đây, kẻ thì ghé thăm bà con, người tách đường về nhà, còn có một mình tôi đi ước chừng năm dặm nữa thì cũng tới nhà anh em bạn, nhưng trời đã tối rồi, lại trong mình tôi có vài trăm lượng bạc, e khi đi đường đêm hôm, gặp bọn cường đồ đoạt thu bạc ấy, cho nên ghé chùa này xin ngủ nhờ một đêm rồi mai sẽ đi.

                      Nói rồi mở túi lấy ra một đính bạc hai lượng cúng tiền dầu đèn.

                      Trí Quảng thiền sư nói:

                      - Khách quan ngủ nhờ một đêm mà làm như vậy ra lẻ đền ơn, tôi không dám lảnh. Thôi, khách quan hãy để làm lộ phí.

                      Ngưu Dõng nài nỉ đôi ba phen, Trí Quảng thiền sư thấy nói cạn lời như vậy mới chịu, khiến tiểu tăng thâu lấy của ấy.

                      Rồi đó thiền sư lại khiến dọn bữa cơm chạy đải Ngưu Dõng.

                      Ăn uống rồi Thiền sư khiến tiểu tăng dọn khách phòng nơi Đông viên cho Ngưu Dõng an nghỉ.

                      Đêm Ngưu Dõng vì đi mệt mõi, cho nên nằm xuống chiếu chưa được bao lâu thì đã ngủ ngon một giấc.

                      Lúc ấy Thường Vị Pháp nghe biết trong mình Ngưu Dõng có vài trăm lượng bạc thì đã dong dạ bất lương.

                      Đêm ấy chờ đến canh ba trong chùa ngủ hết, Thường Vị Pháp thẳng đến Đông viên, đi nhè nhẹ tới phòng Ngưu Dõng mà rình.

                      Khi dòm vô phòng thấy đèn leo lét lại nghe tiếng ngấy phò phò, thì biết Ngưu Dõng đa ngủ mê rồi, bèn rút đao vắn trong mình, cạy cửa vào, thấy có mặt túi bạc nặng chừng bốn trăm lượng, bèn lấy bạc ấy lui ra và khép cửa lại như củ, rồi mới lại phòng mình.

                      Rạng ngày Ngưu Dõng thức dậy thấy mất túi bạc thì kinh hãi, liền la lớn lên rằng :

                      - Huyết bổn của tôi duy có bao nhiêu, đêm nay ngủ tại chùa nầy, bị người đoạt thủ hết rồi còn gì đâu !

                      Bọn tiểu tăng nghe la lật đật chạy tới phòng ấy hỏi thăm.

                      Nguyên lúc ấy Thường Vị Pháp nghe tiếng Ngưu Dõng la lớn, lòng e Thiền sư lục soát phòng mình, bèn lật đật cạy gạch trong phòng, đào một giấu bạc ấy, rồi đậy gạch lại như cũ.

                      Đến chừng Trí Quảng thiền sư hay đặng chuyện ấy liền đến đó hỏi sự tích.

                      Ngưu Dõng lời thiệt bày ngay, Thiền sư nghe rồi thì hỏi các tiểu tăng rằng :

                      - Từ khi trời mới sáng cho đến bây giờ đã có ai ra khỏi chùa hay chưa ?

                      Các tăng chúng nói :

                      - Chưa có ai ra hết.

                      Thiền sư dẫn Ngưu Dỏng lục soát các chổ kín đáo trong chùa, cũng chẳng thấy tông tích chi hết, rồi lại xét trong mình các tăng chúng ấy thì cũng chẳng có vật chi.

                      Trí Quảng thiền sư xét đã không ra, bèn nói vói Ngưu Dõng rằng :

                      - Thế khi khách quan đi dọc đường, không được cẩn thận, để bọn gian nhơn dòm thấy tiền bạc của mình cho nên nó mới nom theo đến chùa mà trộm của ấy rồi đây.

                      Ngưu Dõng thấy nói như vậy, không biết trả lời thế nào, cứ ngồi than thân trách mình thời vận gian truân, nên mới gặp chuyện ấy. Ngày ấy Ngưu Dõng tính bề đến trước bàn Phật xin một cây xâm. Liền đốt hương đến quì lạy vái rằng :

                      - Tôi là ngưu Dõng quê ớ xứ nầy, vì đi buôn bán mới về trong mình có bạc không dám đi đêm, cho nên phải ghé chùa nầy đặng nghỉ nhờ, chẳng dè hồi hôm này bị gian nhơn đoạt hết tiền bạc, mà không biết nghi cho ai, cúi xin Phật tổ cho tôi một cây xâm chỉ bão cho rành, đặng tôi biết mà lấy lại.

                      Vái rồi liền cầm ống xâm mà lắc, giây lâu rớt ra một cây xâm, bèn lấy số xâm ấy tìm ra lời đoán rằng :

                      Thường thường an phận dinh sanh
                      Vị tất thương thiên khuy phụ
                      Pháp luật như thử sum nghiêm
                      Du thuyết hà năng thoát lộ

                      Ngưu Dỏng xin đặng quẻ xâm ấy, coi đi coi lại đôi ba phen, cũng không rõ ý gì, túng phải từ giả Trí Quảng thiền sư và các tiểu tăng mà trở về nhà.

                      Thường Vị Pháp thấy Ngưu Dõng đi rồi thì có lòng mừng.

                      Qua ngày thứ Thường Vị Pháp lấy bạc lên, thay đổi y phục đi tuốt ra chợ thẳng đến tữu lầu ăn uống no say, rồi lại vào chốn thanh lâu kia tên là Lưu Tỳ viện, đặng có giao hoan vói một con kỹ nử lên là Nghinh Nhi.

                      Nguyên con Nghinh Nhi nầy nhan sắc xinh đẹp, có tánh khi bần trọng phú, hể thấy người nào đến chơi mà trong lưng nhiều tiền

                      thì nó hết lòng trọng đải, đến chừng dòm biết trong người ấy có hơi nhẹ, thì nó làm bộ giận hờn mà đuổi đi cho mau.

                      Thường Vị Pháp tới lui với nó cũng đã nhiều lần thì cũng đã bị sự nhục ấy rồi, song bởi lòng ưa nhan sắc thái quá nên chẳng giận nó đặng.

                      Ngày ấy Thường Vị Pháp đi vừa đến cửa, Nghinh Nhi lật đật chạy ra tiếp rước dắt thẳng lên lầụ

                      Thường Vị Pháp hối dọn một tiệc đầy những trân tu mỹ vị mà ăn uống với Nghinh Nhi.

                      Nghinh Nhi rỏ biết rằng mình Thường Vị Pháp có nhiều tiền bạc, nên bày điều hiếu mị, trổ hết nghề hay riêng mà kiếm tiền.

                      Hôm sau, Thường Vị Pháp ý muốn về nhà, nhưng vì bịn rịn đi không dứt, lại bị Nghinh Nhi ràng buộc không cho về. Vì vậy cho nên ở đó thêm hai ngày nữa.

                      Ngày kia Nghinh Nhi hỏi rằng :

                      - Lúc nầy thầy làm nghề gì mà nhiều tiền lắm vậy ?

                      Thường Vị Pháp tỏ thiệt việc lấy trộm bạc của Ngưu Dõng cho Nghinh Nhi nghe.

                      Nghinh Nhi khen rằng :

                      - Như vậy mới thiệt là người có thủ đoạn cao cường. Lúc nầy tôi túng thiếu lắm, lại đến ngày mai đây thì đúng kỳ phải góp hai mươi lượng bạc, xin thầy vui lòng cho tôi mượn đủ số bạc ấy, ngày sau tôi sẽ trả lại cho.

                      Thường Vị Pháp mở túi lấy bạc ra trao cho Nghinh Nhi.

                      Nghinh Nhi rất mừng liền cầm lấy bạc mà khoe với Vương bà là chủ lầu xanh và tỏ thiệt sự tích Thường Vị Pháp được bạc cho Vương bà nghe.

                      Vương bà nghe nói rất mừng, lật đật vào phòng chào hỏi Thường Vị Pháp, đàm đạo ít lời, rồi trao cho Thường Vị Pháp một cục ngọc mà rằng :

                      - Tôi có cục ngọc nầy, sư phụ coi thữ có phải là vật quí hay chăng ?

                      Thường Vị Pháp cầm xem, rồi hỏi rằng :

                      - Ngọc nầy mua ở đâu vậy ?

                      Vương bà nói :

                      - Tôi mới mua của người chị em bạn, như ý Thầy muốn thì tôi nhường lại cho.

                      Thường Vị Pháp hỏi :

                      - Ngọc nầy giá định bao nhiêu ?

                      Vương bà đáp :

                      - Thầy với tôi chẳng phải là người xa lạ, thầy hãy liệu mà trã bao nhiêu cũng được.

                      Thường Vị Pháp nói :

                      - Chừng ba chục lượng thì vừa hay chưa ?

                      Vương bà nói :

                      - Như vậy cũng vừa.

                      Thường Vị Pháp cả mừng, lấy bạc ra trả cho Vương bà, rồi cũng ngồi lại ăn uống với Nghinh Nhi.

                      Ngày kia,Thường Vị Pháp về chùa, gây lộn với một người tiểu tăng, bị tiểu tăng ấy dòm biết cơ quan, đến bạch với Trí Quảng thiền sư, Thiền sư nghe nói lòng cũng sanh nghi mà rằng :

                      - Hèn chi mấy bữa rày vắng mặt Thường Vị Pháp, không thấy vào ra chốn nấy.

                      Bèn sai tiểu tăng khác kêu Thường Vị Pháp đến cật vấn về việc bạc của Ngưu Dõng.

                      Ban đầu Thuờng Vị Pháp chưa chịu xưng thiệt, rốt lại mắc lấy tàng đầu lộ vĩ, Thiền sư bắt mẹo mà hỏi lần lần.

                      Thường vị pháp chối nữa không đặng, túng phải khai ngay.

                      Thiền sư nghe rồi trong lòng giận lắm, song cũng lấy lời ngon ngọt mà an ủi rằng :

                      - Tù rày về sau ngươi đừng làm quấy như vậy nữa, e khi người ngoài hay đặng thì ta đây cũng chẳng khỏi mang tiếng, lần nầy ta dung cho, song phải răn chừa thói xấu.

                      Thường Vị pháp dạ dạ lui ra.

                      Đêm ấy Trí Quảng thiền sư chờ lúc Thường Vị Pháp ngũ mê, khiến bọn tiểu tăng trói lại mà nạp cho Tri huyện.

                      Tri huyện tra ra bạc ấy còn lại hơn một trăm lượng thì đòi Ngưu Dõng mà trả, rồi dâng sớ tâu với trào đình xin xữ trảm Thường Vị Pháp.

                      Nói về phủ Tòng Giang nơi phía Tây Nam có một cái am tên là Quảng Pháp, trong am ấy có một bà vải già hơn bảy mươi tuổi mà gương mặt như người năm mươi. Bà vải nầy tên là Huệ Pháp có công tu hành đã lâu, lại hay phò nguy tế hiểm, chẳng phải như các vải khác. Có lòng trọng phú khinh bần. Ấy đâu chùa ấy có một vải nhỏ tên là Diệu Năng mới mười bảy tuổi, nhan sắc rất xin, thiệt là cá đắm nhạn sa, hoa nhường nguyệt thẹn. Tuy không dùng màu son phấn, nhưng nhan sắc tự nhiên ít kẻ dám bì.

                      Gần lối chùa ấy có một người nhà giàu tên là Vương Bá Vạn, vợ là Trương thị, sanh đặng một đứa con trai đặt tên là Vương Bửu Châu, đã mười bảy tuổi, vợ chồng Vương Bá Vạn cũng muốn kiếm dâu cho sớm, ngặt vì chọn kén nhan sắc, cho nên chưa kiếm đặng. Vương Bửu Châu này, diện mạo xấu xa mà lại hay làm biếng họv, chuyên ưa trau chuốt đến quần áo, thường ngày tới chốn thanh lâu, giao du cũng kỹ nữ. Vã lại có tánh máu dê, hễ thấy con gái thì ngó đeo tho, rồi lại làm bộ như ruồi thấy máu. Vì vậy cho nên tới lui trong chùa thấy mặt Diệu Năng thì thường hay mi lai nhãn khứ, nhưng Diệu Năng là người tu hành, không lòng tà niệm, mà cũng không thèm nói đến làm gì.

                      Vương Bửu Châu tưởng là Diệu Năng đã bằng lòng rồi, bèn nói vói mẹ là Trương thị mà xin cưới Diệu Năng cho mình.

                      Trương thị có tánh cưng con, nên tính đi với con đến am coi một phen hể thấy mặt. Liền sắm sánh lễ vậy đem theo ít người gia đinh, giã chước đến am dâng hương đặng có coi mắt Diệu Năng.

                      Lên tới am, Huệ Pháp tiếp rước vào sảnh, thết trà xong rồi thì hỏi rằng :

                      - Chẳng hay Phu nhơn đến đây có việc chi chăng ?

                      Trương thị nói :

                      - Con tôi muốn cho trong nhà bình an, cho nên khiến tôi đến đây cầu nguyện ba đêm ba ngày, xin thầy chớ nại công lao, lo bề kinh kệ giúp lo việc ấy.

                      Nói rồi thì lấy ra vài chục lượng bạc mà cúng tiền dầu.

                      Huệ Pháp thâu bạc ấy, hối người dọn một bữa cơm chạy thết đãi mẹ con Vương Bửu Châu.

                      Đêm ấy Huệ pháp lo việc kinh kệ, Trương thị lo việc quì hương. Còn Bữu Châu cứ việc quản theo mà chọc ghẹo Diệu Năng.

                      Diệu Năng làm thinh, không thèm nói đi nói lại, mà Bửu Châu cũng chưa dám làm hổn.

                      Đến chừng Diệu Năng đi ngũ, Bữu Châu đứng rình cho tới canh ba, thấy Diệu Năng đã ngũ mê rồi thì lén lén vào phòng giở mùng mà xem. Xem thấy Diệu Năng nằm day mặt ra thì đứng mà ngắm một hồi, rồi lại nằm ghé bên giường ôm cứng Diệu Năng mà nựng nịụ

                      Diệu Năng tỉnh giấc thấy mặt Vương Bửu Châu thì la lớn lên rằng :

                      - Vương tướng công sao dám cả gan vào phòng tôi làm chi vậy kìa ?

                      Nói rồi liền bước xuống giường mà chạy.

                      Vương Bữu Châu thất kinh, lòng e mang họa, muốn tính cho êm, bèn nắm áo Diệu Năng lại mà dộng một đạp, rủi nhắm chỗ nghiệt Diệu Năng hồn xuống huỳnh tuyền !

                      Vương Bửu Châu thấy Diệu Năng thác rồi thì bồng để lên giường, bõ mùng xuống y như củ, rồi bước ra khép cửa lại.

                      Rạng ngày Huệ Pháp thức dậy ngồi chờ Diệu Năng lâu không thấy ra, ngỡ là Diệu Năng thức đêm mệt mỏi cho nên không dậy, ý muốn làm lơ để Diệu năng ngũ cho thẳng giấc. Chẳng dè chờ cho đến trưa cũng không thấy nên phải sai một vải nhõ vào kêu Diệu Năng thức dậy.

                      Vãi nhỏ vâng lời đến đứng tại trước cửa phòng kêu ba tiếng, không thấy trả lời, thì bước lại bên giường giở mùng xô đẩy Diệu Năng mới biết Diệu Năng đã thác.

                      Bèn lật đật chạy tới thưa với Huệ Pháp.

                      Huệ Pháp thất kinh, té xỉu xuống đất, giây lâu mới tỉnh khóc lớn rằng :

                      - Trời đất ôi, Diệu Năng đương lành mạnh, không biết cớ gì lại chết vội như vầy !

                      Vừa đi vừa nói đến phòng Diệu Năng giở mùng lên xem, thấy quả đã thác, không biết đau về chứng gì, bèn lo sửa quan quách chôn cất.

                      Nói về mẹ con Vương Bửu Châu cầu nguyện xong rồi tính trở về nhà thì Vương Bửu Châu cũng không tỏ thiệt với mẹ mình là Trương thị, cho nên Trương thị thường ngày than thở thương tiếc Diệu Năng hết sức.

                      Nói về vong hồn của Diệu Năng vì chuyện thác oan, cho nên hồn phách dật dờ, ý muốn tới nhà Vương Bữu Châu đòi mạng.

                      Lúc ấy Vương Bữu Châu vượng khí trượng thanh cho nên Diệu Năng làm gì không nỗi phải ở ngoài đồng chờ cho gặp dịp rồi sẽ ra tay.

                      Ngày kia Vương Bửu Châu đang học nơi thơ phòng vùng phát bịnh nặng. Trương thị hối người rước thầy điều trị, song uống thuốc đã năm bảy thầy cũng không thấy ra gì.

                      Một hôm Vương Bữu Châu đương nằm mơ màng, chiêm bao thấy Diệu Năng đến đứng bên giường, nghiến răng trợn mắt, điểm mặt mắng nhiếc, rồi lại cầm cây roi sắt đánh ngay lầu Bửu Châu.

                      Bữu Châu la lên một tiếng bất tỉnh nhân sự.

                      Vợ chồng Vương Bá Vạn nghe la lật đật kiếm thuốc đổ cho con, giây lâu tỉnh lại, Vương Bửu Châu tỏ thuật việc mình làm quấy ngày trước và chuyện chiêm bao thấy Diệu Năng đánh mình một cây roi sắt cho cha mẹ nghe, rồi lại trối rằng :

                      - Số con đã đến, thì không khỏi đặng, cha mẹ sanh có một mình con thôi, người nối dòng họ Vương, té ra con lại chết sớm như vậy thiệt cũng khổ tâm cho cha mẹ lắm. Ấy cũng bởi nơi cha mẹ thương con, không nỡ ngăn cấm nghiêm nhặt, chừng nên mới háo sắc tham dâm mà mang hoạ lớn.

                      Trối rồi liền tắt hơi.

                      Vợ chồng Vương Bá Vạn khóc lóc đến nỗi hôn mê, gia đinh và người lối xóm khuyên lơn hết sức, vợ chồng mới phải gắng gượng lo việc quan quách chôn con.

                      Comment


                      • #26



                        Hồi Thứ Ba Mươi Tám




                        Diệp công tử thông gian hại bá tánh
                        Sài Hàn Lâm vì cháu thấy Thiên nhan



                        Nói về Thiên tử ở phủ Tòng giang mỗi ngày đi cùng Châu Nhựt Thanh du sơn ngoạn thủy, khắp các châu quận rồi lại hỏi thăm tánh nết các quan sở tại, ăn ở với dân thể nào. Nghe lại nhiều người có lòng thương dân thì Thiên tử vui mừng hết sức.

                        Ngày kia đi đến Thiệu Bá trấn thuộc phủ Dương châu.

                        Thiên tử xem thấy chợ ấy, phố xá nguy nga, buôn bán đông đảo, qua lại dập dìu thì lòng rất mừng, vừa đi vừa khen.

                        Đi đến một chổ tửu lầu thì dắt Châu Nhựt Thanh lên đó ăn uống và xem thiên hạ buôn bán.

                        Lên tới nơi Thiên tử chọn một chổ gần cửa sổ mà ngồi.

                        Ngồi rồi thì kêu tửu bảo dặn rằng :

                        - Trong tiệm người có vật chi ngon hơn hết, bất luận giá mắc bao nhiêu, cứ việc đem ra cho ta ăn rồi ta trả tiền y giá.

                        Tửu bảo rất mừng mà rằng :

                        - Vậy thì xin mời khách quan ngồi chờ một chút, đặng tôi xuống dưới dặn người nấu ăn biện lấy mà nấu.

                        Nói rồi chạy xuống lầu. Giây lâu bưng lên một mâm đầy những trân tu mỹ vị và thưa với Thiên tử rằng :

                        - Nếu mấy món này không vừa lòng nhị vị thì xin chờ một chút tôi sẽ bưng món khác lên cho nhị vị dùng.

                        Thiên tử gặt đầu ngồi lại ăn uống với Châu Nhựt Thanh.

                        Trong lúc Thiên tử đương có ăn uống trò chuyện vói Châu Nhựt Thanh, xảy thấy một người cao lớn, đi thẳng lên lầu, mặt có sắc giận, trợn mắt chau mày, kêu tửu bảo nói rằng :

                        - Mau mau đem rượu và đồ ăn cho ta ăn.

                        Tửu bảo thấy người ấy mặt có sắc giận, mà lại nóng nảy như vậy thì cũng không dám trể nải, lật đật đem rượu và đồ ăn lại tức thì.

                        Người ấy vừa ăn vừa nói lầm bầm một mình, dường như có điều giận dữ.

                        Thiên tử xem thấy tình hình như vậy thì củng lấy làm lạ mà nghỉ thầm rằng :

                        - Cử chỉ của thằng nầy như vậy, chi là nó có điều chi oan ức đây, mà không minh cáo đặng, hoặc bị người hiếp đáp chi đây mà không báo thù đặng, cho nên nó mới có bộ giận dữ và gương mặt buồn rần như vậy.

                        Suy nghĩ giây lâu mà cũng không rõ cớ gì, lại thấy người ấy uống rượu chừng nào càng giận chừng nấy, thì Thiên tử càng nghi về việc oán cừu, ý muốn hỏi ra sự tích đặng giúp sức báo thù cho người ấy. Bèn bước lại gần bàn người ấy nói khích rằng :

                        - Nay tôi lên đây ăn uống là dùng cho vui lòng, chú có việc buồn thì ở nhà, sao lại lên đây làm chi than dài thở vắn, sắc giận dữ, làm cho mất hết điều vui của tôi như vậy ?

                        Người ấy chứa giận đã nhiều, nghe Thiên tử hỏi bấy nhiêu lời, lại càng thêm giận, bèn nói lớn tiếng rằng :

                        - Chú vui trối thây chú, tôi giận mặc kệ tôi, hai đàng không quen biết với nhau, can chi đến chú mà chú mừng tôi như vậy.

                        Nói rồi liền đứng dậy mà đánh Thiên tử.

                        Thiên tử tránh dang ra khỏi, rồi cũng xốc tới đánh với người ấy.

                        Người ấy cự địch không lại, bị Thiên tử đánh té nằm mẹp giữa lầu.

                        Châu Nhựt Thanh sợ Thiên tử đánh bồi mà chết người ấy, chạy lại can gián Thiên tử, rồi đở người ấy ngồi dậy.

                        Người ấy than rằng :

                        - Tôi đã đang cơn giận dữ chưa biết kế chi trả thù đặng, bây giờ lại thêm một điều nhục nầy thì còn sống nữa làm gì ! Ôi thôi, đã đành tự vận hồn xuống huỳnh tuyền đi cho rồi.

                        Nói rồi liền bước lại mở gói lấy ra một cây đao vắn, ý muốn liều mình.

                        Thiên tử đã nghe mấy lời than ấy, lại thấy tình cảnh như vậy thì động lòng thương, bèn nhảy tới giựt đao, lấy lời êm dịu hỏi người ấy rằng :

                        - Túc hạ có điều chi oan khúc, xin hãy nói thiệt với tôi, tôi sẻ ráng sức tính giùm, may khi trả thù cũng đặng, lựa phải liều thác làm gì. người ấy nói :

                        - Ở đây có con Diệp Hồng Cơ tên là Diệp Chấn Thinh thường muốn báo thù cho cha, mà chưa gặp dịp cho nên giao thông cùng bọn sơn tặc, tới lui thông đồng với nhau mà toan việc lớn, nay vì một việc lương thảo chưa đủ, cử sự không nổi cho nên cất một cái nhà giữa đường, đón ngăn thương khách mà thâu thuế hàng hóa. Ôi thôi, từ ngày bày việc ấy cho đến ngày nay chặt lột của dân không biết là bao nhiêu ! Nay tôi bán rau, đi ngang qua đó, bị bọn nó đánh thuế rất nặng, tôi không chịu đóng, cải lẩy với nó, ra việc đánh lộn, nhưng quả bất địch chúng, tôi đã bị đánh mà lại rau cũng không còn, đến chùng tôi giải khỏi vây rồi, lòng đương giận dữ, cho nên đến đây uống ít chén rượu tiêu khiển. Chẳng dè uống rượu chừng nào, thêm giận chừng nấy, lại gặp khách quan hỏi tôi mấy lời ấy tôi cũng không rảnh mà xét cho kỷ, cho nên mới làm ra điều tội lỗi với khách quan như vậy.

                        Thiên tử nói :

                        - Vậy chớ túc hạ tên họ là chi, nói cho tôi biết, tôi sẽ báo cừu tiết hận giùm cho.

                        Người ấy nói :

                        - Tôi là Sài Ngọc, cháu của Hàn Lâm viện Sài Vận Tòng đây.

                        Thiên tử nói :

                        - Điều ấy tôi không tin đặng. Ai đời cháu quan Hàn lâm mà lại bán rau bao giờ ?

                        Sài Ngọc nói :

                        - Khách quan không tin điều ấy cũng phải. Nguyên khi chú tôi ở nơi Hàn lâm việc, làm đến chức Thị Độc học sĩ, duy có một việc tế tảo Hoàng lăng mà bị hôn quân đuổi về quê quán, vì vậy cho nên từ ấy đến nay trong nhà nghèo khổ, chú tôi phải lập trường dạy học mà nuôi miệng cho qua tháng ngày, lại khiến tôi buôn bán nho nhỏ đặng kiếm lời chút đỉnh, chớ có vốn liếng chi nhiều mà buôn bán lớn đặng.

                        Thiên tử nghe nói thì nghĩ thầm rằng :

                        - Ấy cũng là điều lỗi của ta đây. Nguyên năm trước Sài hàn lâm theo Thiên tử mà tế tảo Hoàng lăng, văn võ bá quan đều đến tại đó, Thiên tử thấy người bằng đá, ngựa bằng đá đứng dàn hai bên nơi hoàng lăng, ý muốn hỏi thử cho biết sức học Sài Vận Tòng thế nào. Bèn chỉ người bằng đá mà hỏi Sài Vận Tòng rằng :

                        - Người bằng đá đó tên họ là chi, dựng vô Hoàng lăng nầy, lấy ý gì vậy ?

                        Sàì Vận Tòng tâu rằng :

                        - Ấy là trung thần đời trước tên là Trọng Ung, bình sanh người giử một lòng trung nghĩa, mến cố chúa, xin giử lăng mà đền ơn. Vì tích ấy cho nên đời nay bắt chước theo xưa, dựng hình người ấy đặng một là nêu gương trung nghĩa hai là xinh đẹp trong hoàng lăng. Thiên tử nghe nói thì nỗi giận mà rằng :

                        - Hàn lâm học sĩ sao mà sức học như vậy kìa, biết việc ấy mà lại nói không trúng tên, ấy bởi công phu chưa đến, sức học còn non, cho nên mới có chuyện sai ấy. Chớ người bằng đá đây lên là Ông Trọng, vốn cũng là hiền thần đời thượng cổ, còn thầy Trọng Ung là học trò đức Khỗng Tử, hai việc cách nhau xa lắm, sao lại đem tích nầy nói qua tích kia, như vậy thì làm Thị Độc học sĩ sao đặng.

                        Bèn hạ chiếu tướt chức Hàn Lâm của Sài Vận Tòng.

                        Sài Vận Tòng trở về quê quán, gia đạo bần hàn, phải dạy học trò mà độ nhựt.

                        Ngày nay thời may Sài Ngọc đặng gặp Thiên tử mà nhắc tích ấy. Thiên tử nhớ lại biết mình là lỗi, lòng rất không an, bèn nói với Sài Ngọc rằng :

                        - Tôi là Cao Thiên Tứ, khi trước tôi có giúp việc nơi Quân Cơ phòng cũng quen biết với lịnh thúc, ấy vậy ngươi hãy về trước thông báo với người rằng : Để tôi phá nát nhà thâu thuế của Diệp Chấn Thinh rồi sẽ đến đó ra mắt lịnh thúc.

                        Sài Ngọc nghe nói rất mừng, bèn từ giả Thiên tử và Châu Nhựt Thanh, trã tiền cho tửu bảo, xuống lầu mà trở về nhà.

                        Thiên tử thấy Sài Ngọc đi rồi thì thương nghị với Châu Nhựt Thanh rằng :

                        - Diệp Chấn Thinh ỷ thế làm ngang mong lòng bội nghịch, lại dám cả gan lập nhà thâu thuế, thay nước hại dân tội ấy rất lớn chẳng nên để vậy. Vã lại ta đã chịu báo cừu cho Sài Ngọc thì cũng chẳng nên quên lời ấy, vậy mau mau trả tiền cho tửu bảo, đặng có thẳng tới nhà thâu thuế của Diệp Chấn Thinh coi thử có thiệt như vậy hay không, rồi sẽ ráng sức mà trừ nó.

                        Châu Nhựt Thanh khen phải.

                        Bèn lấy bạc trã cho tửu bảo rồi bước xuống lầu ra khỏi đầu chợ đi một đỗi tới chổ ngã tư.

                        Châu Nhựt Thanh nói với Thiên tử rằng :

                        - Bây giờ biết đi đường nào mà tới chổ thâu thuế đó đặng ?

                        Thiên tử nói :

                        - Uổng thay, khi ấy ta quên hỏi Sài Ngọc, bây giờ biết liệu làm sao.

                        Châu Nhựt Thanh nói :

                        - Vậy thì ngồi đây nhà nghĩ, chờ có người nào đi ngang qua đây rồi sẽ hỏi đường.

                        Nói vừa dứt lời kế thấy hai người đầu kia đi lại, vai khiêng vật chi không biết, vừa đi vừa nói láp dáp với nhau, đến chừng đi gần tới thì nghe một người nói rằng :

                        - Bây giờ chúng ta mới rõ biết nhà thâu thuế của Diệp công tử nơi Thượng Quan kiều đó là người lập riêng, chớ không phải là có thánh chỉ ban cho ai hết.

                        Châu Nhựt Thanh nghe nói, lật đật chạy tới vòng tay hỏi hai người ấy rằng :

                        - Đường nào đi lại Thượng Quan kiều đặng, và từ đây đến đó gần xa thế nào xin chú làm ơn chỉ vẽ.

                        Người ấy đứng nhắm Châu Nhựt Thanh một hồi rồi mới đáp rằng :

                        - Coi bộ khách quan chắc là người ở phương xa phải chăng ?

                        Châu Nhựt Thanh nói :

                        - Phài.

                        Người ấy nói :

                        - Nguyên chỗ cầu Thượng Quan, thuộc về huyện Cang Tuyền, từ đây đến đó cách chừng năm dặm, đi thẳng một đường rồi lại quẹo qua phía tả thì tới. Tại chổ cầu ấy, đường thủy, đường bộ, thông thương, những kẻ buôn thuyền, những người bán bộ, qua lại dập dìu. Khách quan đến đó coi chơi một phen thì rõ.

                        Châu Nhựt Thanh thi lễ từ giả trở lại thuật rỏ mấy lời ấy cho Thiên tử nghe.

                        Thiên tử hối Nhựt Thanh đi cho mau, mà thẳng tới chỗ ấy.

                        Ði đến ngã ba quẹo qua phía tả chẳng bao xa thấy có một cái cầu lớn, thiên hạ qua lại dập dìu.

                        Châu Nhựt Thanh nói :

                        - Cầu ấy chắc là Thượng Quan kiều đó.

                        Thiên tử nói :

                        - Phãi hay không, tới đó sẽ biết.

                        Chưa bao lâu đã đến cầu, thấy có một tấm bia đá để ba chữ :

                        - Thượng Quan kiều rất lớn, dưới cầu này thuyền đậu chật sông, còn hai bên đầu cầu phố cất dài theo rất nhiều, buôn bán rất đông, trà đình tữu điếm thảy thảy đều đủ. Còn nhà thâu thuế thì cất tại đầu cầu, thương khách giành nhau nạp thuế.

                        Thiên tử thấy vậy nỗi giận ra đứng giữa đường nói lớn rằng :

                        - Xin các anh em hãy nghe tôi nói. Nguyên tôi là Cao Thiên Tứ khi trước có giúp việc nơi Quân Cơ phòng, nay tôi đi với Châu Nhựt Thanh đến đây, nghe có Diệp Chấn Thinh khuấy nước hại dân làm điều ngang trái, lại cất một nhà thâu thuế tại đầu cầu, ép dân phải nạp thuế riêng cho mình, vì vậy cho nên tôi mới đến đây quyết đốt nhà thâu thuế ấy đặng cho những người thương khách khỏi nạp tiền thuế, song tôi còn e quả bất địch chúng, cho nên tôi phải nói trước với anh em, như ai có gan xin ra giúp sức với tôi mà đốt nhà thâu thuế ấy, như có gây ra họa lớn thì để một mình tôi bao chịu, lỗi chẳng để cho các anh bị tội liên can đâu mà phòng sợ Nói rồi thì đi với Nhựt Thanh vào nhà thâu thuế, giả ý hỏi rằng :

                        - Liệt vị lập nhà thâu thuế, vậy mà có phép quan cho hay không, nay tôi có chở một trăm thang thuốc bắc, không biết nạp thuế tại đây đặng chăng ?

                        Mấy người thâu thuế nhắm nhía diện mạo Thiên tử, biết là không phải người nhà quê lại nghe Thiên tử nói chở thuốc rất nhiều thì cũng có ý vui mầng, bèn lật đặt mời ngồi mà rằng :

                        - Khách quan chưa rỏ, để tôi phân lại cho mà nghe. Ngày nay Binh bộ thiếu lương, không đủ phát cho quân sĩ, cho nên Binh bộ đại nhơn tâu cùng Thiên tử, xin lập nhà này mà thâu thuế đã hơn nữa năm nay rồi, nếu khách quan ý muốn đóng thuế, thì đóng tại đây thiệt là rất tiện.

                        Thiên tữ nghe nói nổi giận nạt rằng:

                        - Lời ấy chúng bây nói với con nít ba tuổi thì đặng, còn nói với ta thì không có ích gì, nay đã có ta đến đây, chúng bây hãy nói thiệt đi, bằng không thì ta thưa với quan trên, xin bắt chúng bây mà xử trảm.

                        Mấy người thâu thuế nghe nói như vậy nổi giận mắng rằng :

                        - Mi là người ở xứ nào, sao dám đến đây toan xỉa răng cọp hay là mi còn chưa nghe danh tiếng của chủ ta chăng. Hay là mi đã phát cuồng nói bậy nói bạ đến đây mà liều thác chăng ? Chúng ta thấy mi là người phương xa, chưa biết phong tục xứ này, nên ta làm ơn nói giùm, mi hạy mau mau đi ra khỏi cửa, nếu để chủ ta đến đây ắt hồn mi về chín suối.

                        Thiên tử nghe nói nổi giận mắng rằng :

                        - Chúng bây thiệt là chuột bầy cáo lũ, chẳng biết phải quấy chi cả, ta phải ra sức bây mới biết tài.

                        Nói rồi liền lượm các vật trên ghế thâu thuế mà quăng xuống đất, Châu Nhựt Thanh đem lửa đốt nhà.

                        Bá tánh thấy vậy ôm rơm đến đó mà bỏ.

                        Trong giây phút lữa cháy rần rần, nhà thâu thuế ấy đã cháy rụi hết.

                        Lúc ấy bọn thâu thuế liệu mình cự địch không lại, lật đật chạy về báo với Diệp công tử.

                        Thiên tử và Châu Nhựt Thanh đốt nhà thâu thuế cháy rồi, lại đứng giữa đường mà nói lớn rằng :

                        - Tôi là Cao Thiên Tứ, quê ở Bắc kinh, bây giờ đến đây ở đậu tại nhà Sài Vận Tống, vì thấy Diệp Chấn Thinh lập nhà thâu thuế mà lấy của dân, cho nên nỗi giận, đến đốt nhà nầy. Nay tôi đã đốt rụi

                        rồi, chắc là nó cũng đem binh báo cừu, lòng tôi chuyến lo một điều lụy tới bá tánh, cho nên tôi phải nói trước cho các anh rõ : Như nó đến thì nói với nó rằng : Tôi có dặn nó hãy đến tại nhà Sài Vận Tống mà tìm tôi, đừng có hoành hành chổ nầy mà hiếp đáp bá tánh.

                        Nói rồi liền đi vói Châu Nhựt Thanh thẳng tới nhà Sài Vận Tòng.

                        Nói về Sài Ngọc, trong lúc nghe Thiên tử dặn bảo mấy lời thì có sắc vui, nhưng mà lòng còn nghi ngại vì mình không biết Cao Thiên Tứ là người thể nào, quê quán ở đâu cho nên còn chưa dám tin. Tuy vậy cũng lật đật trở về đặng có thông báo cho chú mình.

                        Về tới nhà, Sài Ngọc mệt thở hào hển, Sài Vận Tòng thấy y không biết có gì, lật đật hỏi rằng :

                        - Bửa nay sao cháu về sớm lắm vậy ?

                        Sài Ngọc tỏ hết các việc bị bọn thâu thuế nơi Thượng Quan kiều, gặp Cao Thiên Tứ nơi tửu lâu cho Sài Vận Tòng nghe.

                        Sài Vận Tòng hỏi rằng :

                        - Mi biết Cao Thiên Tứ là ai hay chăng ?

                        Sài Ngọc nói :

                        - Không biết.

                        Sài Vận Tòng nói :

                        - Người là đương kim Thiên tử đó, năm ngoái có người đến nói với ta rằng : Thánh thượng lén tới Giang Nam, cải tên là Cao Thiên Tứ dạo khắp các nơi, tìm hỏi tham quan ô lại đặng mà xét điều oan uổng cho dân. Nếu ngày nay người có đến thì phải hết lòng cung kính mà nghinh tiếp.

                        Liền hối Sài Ngọc dọn quét nhà cửa, dọn tiệc sẳn sàng mà chờ Thiên tử.

                        Nói về Thiên tư đi với Nhựt Thanh, hỏi thăm nhà Sài Vận Tòng mà tới.

                        Tới nơi Châu Nhựt Thanh vào trước nó vói Sài Vận Tòng rằng :

                        - Nay có Cao Thiên Tứ đến xin ra mắt.

                        Sài Vận Tòng lật dật sửa sang áo mảo, dắt hết con cháu trong nhà ra trước cửa ngỏ, quì mọp bên đường mà nghinh tiếp.

                        Thiên tử thấy vậy sợ tiếng đồn lần ra ngoài, sanh việc thị phi, cho nên nháy nhó Sài Vận Tòng khiến đừng làm như vậy.

                        Sài Vận Tòng hiểu ý liền đứng dậy vòng tay thưa rằng :

                        - Cao lão gia tưởng tình đến đây, vậy thì mời thẳng vào nhà rồi sẽ đàm đạo.

                        Thiên tử nắm tay Sài Vận Tòng mà vào nhà, thết đãi trà xong rồi thì Sài Vận Tòng thưa rằng :

                        - Cách mặt bấy lâu, lòng hằng hoài vọng, ngày nay đặng thấy Thiên nhan, rất phỉ tam sanh chi nguyện.

                        Thiên tữ nói :

                        - Vì tôi có gặp lịnh điệt, mới biệt Thái huynh ở đây, cho nên tìm tới thăm viếng.

                        Sài Vận Tòng nói :

                        - Lão gia có lòng đoái tưởng như vậy, lòng tôi cảm đội vô cùng.

                        Nói vừa dứt lời, kế thấy gia đinh thưa rằng :

                        - Tiệc rượu dọn đã sẳn rồi, xin mời Cao lão gia nhập cuộc.

                        Sài Vận Tòng lật đật đứng dậy mời Thiên tử và Châu Nhựt Thanh vầy tiệc ăn uống cũng nhau.

                        Trong lúc ăn uống, xảy nghe pháo nổ vang dầy, ba người đều thất kinh, khòng biết có gì, kế thấy Sài Ngọc chạy vào báo rằng :

                        - Diệp Chấn Thinh dem binh rất đông, đến vây nhà nầy trùng trùng điệp diệp, chắc là nó muốn báo cừu về việc đốt nhà thâu thuế.

                        Thiên tử nghe nói thì hỏi rằng :

                        - Không có Diệp Chấn Thinh bổn thân đến đây, hay là nó sai đứa khác, ngươi hay ra đó thám thính minh bạch vào đây báo lại với ta, rồi ta sẽ tính.

                        Sài Ngọc vâng lời, ra nơi cửa ngỏ, thấy Diệp Chấn Thinh đương có diệu võ giương oai, bộ tướng rất nên mạnh bạo, hai bên có bảy tám người giáo sư, lại có vài ngàn binh mạnh theo hầu một bên. Khi thấy Sài Ngọc ra đó thì điểm mặt mà mắng rằng :

                        - Cao Thiên Tứ đốt nhà thâu thuế cúa ta, rối đến đây mà trốn, cho nên ta mới tới đây bắt nó, ấy vậy ngươi phải mau mau vào đó thông báo cho nó hay, khiến nó phải ra đây dánh với ta một trận, đặng cho rõ tài hào kiệt nếu nó không ra thì ta phá hết nhà nầy đạp làm đất bằng, chẳng để một ngọn cỏ, chừng ấy có khi trong nhà chúng bây cũng bị liên can, ăn năn không kịp.

                        Sài Ngọc nghe nói vào thuật các việc Diệp Chấn Thinh đã nói cho Thiên tử nghe.

                        Thiên tư nói :

                        - Tưởng là việc chi lạ, chớ việc của Diệp Chấn Thinh đó, ta đã định trước rồi. Vậy thì để ta ra đó giết hết bọn nó, trừ hại cho dân.

                        Nói rồi liền đi vói Sài Vận Tòng, Sài Ngọc và Châu Nhựt Thanh ra cửa xem.

                        Ra đến cửa, xem thấy binh vây trùng trùng điệp điệp, Thiên tử mặt chẳng có sắc sợ, bèn khiến Sài Vận Tòng đốc bọn gia đinh cứ việc giữ cửa, còn mình thì đi với Châu Nhựt Thanh, Sài Ngọc ra đối địch.

                        Ra khỏi cửa rồi thì gặp giáo sư của Diệp Chấn Thinh là Trần Nhơn, tay cầm họa kích xông ra đón đường.

                        Châu Nhựt Thanh nạt rằng :

                        - Ngươi có phải là Diệp Chấn Thinh hay không ?

                        Trần Nhơn nói :

                        - Không phải, ta là giáo sư của Diệp công tử, họ Trần tên Nhơn.

                        Châu Nhựt Thanh nói :

                        - Nếu vậy ngươi chẳng phải là người đối thủ với ta mau mau kêu Diệp Chấn Thinh ra đây mà nạp mạng.

                        Trần Nhơn nỗi giận hươi kích đâm Châu Nhựt Thanh.

                        Hai đàng giao chiến với nhau đặng hai mươi hiệp, chưa định hơn thua.

                        Thiên tử thấy châu Nhựt Thanh thắng không đặng Trần Nhơn, thì lật đật đi cùng Sài Ngọc xông ra tiếp chiến.

                        Comment


                        • #27
                          Hồi Thứ Ba Mươi Chín



                          Trần Hà Đạo quyết lo cứu giá
                          Trâu Án sát dốc chí trừ gian


                          Lúc ấy Thiên tử thấy Châu Nhựt Thanh đánh với Trần Nhơn đã lâu mà không thắng nổi, thì lật đậ
                          t đi cùng Sài Ngọc xông ra trợ chiến, chẳng dè lại có Lý Trung và Hà An cũng là giáo sư của Diệp Chấn Thinh xông ra cản trỡ, chẳng cho tiếp chiến.

                          Thiên tử và Sài Ngọc ráng sức đánh với hai người ấy đặng hai mươi hiệp, nhưng mà cự địch không lại, cho nên Thiên tử vừa đánh vừa chạy, chẳng dè bọn ấy áp lại vây phủ Thiên tử và Sài Ngọc vào giữa.

                          Châu Nhựt Thanh thấy Thiên tử bị vây thì đã, tâm hoảng ý loạn, muốn bõ Trần Nhơn mà giải vây cho Thiên tử.

                          Rủi thay bị Trần Nhơn đánh một roi.

                          Nhựt Thanh té nhào xuống đất.

                          Trần Nhơn áp lại bắt sống mà giải về cho Diệp Chấn Thinh, rồi cũng trỡ lại hiệp sức vây Thiên tử và Sài Ngọc.

                          Lúc Thiên tử tả xông hữu đột, Đông tẩu Tây bôn, nhưng vòng vây cũng không khỏi.

                          Diệp Chấn Thinh lại truyền lịnh rằng :

                          - Nếu ai bắt sống đặng Cao Thiên Tứ thì ta trọng thưởng.

                          Vì vậy cho nên các giáo sư muốn bắt sống Thiên tử đặng lảnh thưởng cho nhiều.

                          Lúc ấy Thiên tử bụng đói sức mệt, mà bọn hung đồ áp lại thêm đông, cho nên Thiên tử cự định không lại, bị Lý Trung đánh một roi té quị xuống đó.

                          Bọn hung đồ áp lại bắt sống giải về cho Diệp Chấn Thinh.

                          Sài Ngọc nhơn lúc lộn xộn xông vây mà ra, chạy thẳng đến tĩnh đặng cầu cứu.

                          Chạy đặng một đổi xa xa, thời may lại gặp Trần Tường là quan tuần du đường sông, nay muốn kéo binh noi theo đường bộ mà trở về tỉnh.

                          Lúc ấy Sài Ngọc đón đường kêu oan, quân sĩ thộp ngực hỏi rằng :

                          - Ngươi có việc chi oan ức mà đến nỗi kêu nài giữa đường như vầy ?

                          Sài Ngọc nói :

                          - Xin dắt tôi lại ra mắt lão gia.

                          Quân sĩ nghe theo, bèn dắt Sài Ngọc ra mắt Trần Tường.

                          Trần Tường hỏi rằng :

                          - Ngươi có điều chi oan ức, mau mau khai hết cho ta nghe.

                          Sài Ngọc thưa rằng :

                          - Tôi có một việc cơ mật, xin lão gia đem tôi thẳng vào tư dinh thì tôi mới dám mật bẩm.

                          Trần Tường nghe theo, bèn dắt Sài Ngọc thẳng về tư dinh, đem tới chổ kín hỏi rằng :

                          - Ngươi có việc chi cẩn mật, mau mau nói phứt cho ta nghe.

                          Sài Ngọc tỏ bày tên họ và thuật từ lúc gặp Thiên tử nơi tửu lầu, đến lúc Thiên tử bị bắt cho Trần Tường nghe.

                          Trần Tường nghe nói thất kinh, lật đật điểm binh kéo tới dinh quan Án sát, đặng thông báo.

                          Quan Án sát là Trấu Văn Thạnh, thấy Trần Tường nai nịt hẳn hòi thì lòng đã sanh nghi liền hỏi rằng :

                          - Trần nhơn huynh đến có việc chi mà nai nịt hẳn hòi như vậy ?Trần Tường tỏ thiệt các việc Diệp Chấn Thinh bắt đặng Thiên tử cho Trâu Án sát nghe.

                          Trâu Án sát lật đật làm tờ hịch văn truyền cho các phủ các huyện khiến hội binh cứu giá.

                          Lúc ấy có quan Tham tướng là Phùng Trung, Du phủ là Trần Phiêu, Đô ti là Châu Giang, Thủ bị là Lý Văn Sáng, tiếp đặng tờ hịch của Trâu Án sát, lật đật điểm binh thẳng tới viên môn thỉnh lịnh.

                          Trâu Án sát điểm hết binh mã đặng hơn một muôn thì lòng rất mừng. Bèn truyền lịnh phát pháo khởi hành.

                          Nói về Thiên tử và Châu Nhựt Thanh bị Trần Nhơn và Lý Trung bắt sống giải đến cho Diệp Chấn Thinh.

                          Diệp Chấn Thinh nạt lớn lên rằng :

                          - Hai đứa bây là người ớ xứ nào, sao dám cả gan đốt nhà thâu thuế của ta kìa.

                          Châu Nhựt Thanh mắng rằng :

                          - Mi là loài gian tặc, không kiêng phép nước, chẳng sợ luật hình, chờ cho gươm kề tới cổ mới biết ăn năn hay sao ?

                          Diệp Chấn Thinh nghe nói nổi giận điểm mặt Châu Nhựt Thanh và mắng rằng :

                          - Loài súc sanh, thân mi như cá trên thớt, hãy còn buông lời cứng cỏi như vậy sao ?

                          Châu Nhựt Thanh nói :

                          - Ta đã bị bắt thì không còn kể mạng nầy ; nhưng trước khi ta thác rồi, phe đảng của ta đem binh báo cừu, e khi chúng bây chẳng khỏi tru di tam tộc.

                          Diệp Chấn Thinh suy nghĩ giây lâu rồi mới nói vói Trần Nhơn rằng :

                          - Hai đứa nầy chắc là phe đảng còn đông, ta phải giam cầm nó lại, chờ cho bắt hết phe đảng của nó rồi sẽ chém luôn một lần.

                          Trần Nhơn khen phải.

                          Diệp Chấn Thinh nhứt diện khiến hai mươi gia đinh luân phiên với nhau canh giử Thiên tử và Châu Nhựt Thanh, nhứt diện hối dọn tiệc khánh hạ.

                          Lúc đang ăn uống, xảy nghe pháo nỗ vang trời, quân la dậy đất, Diệp Chấn Thinh lòng đã hồ nghi, vừa muốn sai người ra coi, kế thấy gia đinh báo rằng :

                          - Trâu Án sát hội binh các nơi ước hơn một muôn, ý muốn đến đây giao chiến.

                          Diệp Chấn Thinh nghe nói thất kinh, rơi đủa xuống rất.

                          Trần Nhơn khuyên rằng :

                          - Công tử chớ có sợ, lời xưa có nói :

                          - Binh dáo tướng đương, thủy lợi thổ yểm, hễ có giặc thì cứ việc cự địch, xin chớ lo sợ làm gì.

                          Diệp Chấn Thinh nói :

                          - Xin nhờ các vị giáo sư ráng sức lo phương cự địch.

                          Lưu Phiêu, Trần Nhơn, Lý Trung và các gỉáo sư khác, thãy đều nai nịt sẳn sàng, đặng có lo bề cự địch.

                          Nói về Trâu Án sát đem binh đi đã gần đến trước nhà Diệp Chấn Thinh, thì khiến dừng binh lại và truyền lịnh rằng :

                          - Phùng Trung, Trần Phiêu, Châu Giang và Lý Văn Sáng đều đem binh mã của mình đánh phá bốn phía một lượt, như đạo binh nào đặng thắng thì ba đạo kia phải hiệp lại một chổ kéo thẳng vào nhà.

                          Sài Ngọc, Trần Tường chờ đến trong lúc lộn xộn, đem binh kéo thẳng vào nhà mà cứu Thiên tử và Châu Nhựt Thanh. Còn ta thì lảnh đạo trung quân đi vòng theo nhà mà tiếp ứng, chẳng cho gian tặc tẩu thoát.

                          Các tướng đều vâng lịnh, áp tới vây nhà Diệp Chấn Thinh.

                          Lúc ấy Trần Nhơn, Trương Bình đem gia đinh ra cửa phía Đông đánh với Phùng Trung, Lý Trung ; Huỳnh Chấn đem binh ra cửa phía Tây đánh với Trần Phiêu ; Hà An, Lưu Phiêu đem binh ra cửa phía Nam đánh với Châu Giang ; Diệp chấn Thinh, Tô Chiêu đem gia đinh ra cửa phía Bắc đánh với Lý Văn Sáng.

                          Khi đương hổn chiến với nhau, Sài Ngọc, Trần Tường nhơn lúc lộn xộn không người giử cửa thì đốc binh kéo thẳng vào nhà Diệp Chấn Thinh, bất luận già trẻ bé lớn, gặp ai giết nấy.

                          Bọn gia quyến của Diệp Chấn Thinh bị thác rất nhiều.

                          Đến chừng vào tới trung đường cũng không thấy Thiên tử và Châu Nhựt Thạnh thì lòng rất lo sợ, bèn kiếm khắp hết cả nhà, bắt đặng một tên gia đinh thi Trần Tường đưa gươm ngay cổ tên ấy mà nạt lớn rằng :

                          - Mi biết Cao lão gia bị cầm tại đâu, phải nói cho mau thì ta dung thứ, bằng không chịu nói ắt là hồn xuống huỳnh tuyền.

                          Tên gia đinh ấy lật đật thưa rằng :

                          - Cao lão gia và Châu lão gia còn giam trong phòng của Công tử, chờ bắt hết dư đãng rồi sẻ giết luôn một lần.

                          Trần Tường nghe nói rất mầng, khiến tên gia đinh ấy dắt thẳng đến phòng, phá cửa mà vào.

                          Vào tới nơi, liền chém tên gia đinh ấy một đao, rồi quì ngay trước mặt Thiên tử mà tâu rằng :

                          - Vì tôi cứu giá chậm trể, để cho Bệ hạ kinh tâm, cúi xin bệ hạ dung thứ.

                          Thiên tử đở Trần Tường dậy hỏi rằng :

                          - Khanh đã bắt hết gian đảng rồi chưa ?

                          Trần Tường tâu :

                          - Tôi vâng tướng lịnh vào đây cứu giá, Trâu Án sát và các tướng còq đương giao chiến, không biết thắng bại thể nào.

                          Thiên tử nói :

                          - Vậy thì khanh phải đi trước với Sài Ngọc, mau mau ra đó trợ chiến, còn trẩm và Nhựt Thanh thì cũng theo sau tiếp ứng.

                          Trần Tường lãnh mạng đi trước với Sài Ngọc, ra vừa khỏi cửa thì gặp Diệp Chấn Thinh và Tô Chiêu, hai đàng giao chiến với nhau chưa định hơn thua. Kế thấy Thiên tử và Châu Nhựt Thanh đến để tiếp ứng.

                          Diệp Chấn Thinh thấy Thiên tữ ra khỏi, lòng ắt kinh mang, đở thương không kịp, bị Trần Tường đâm một giáo, hồn về chín suối. Tô Chiêu cũng bị Châu Nhựt Thanh đập một giản, bể óc chết tươi. Còn bọn gia đinh vở chạy tứ tán.

                          Lúc ấy Trần Nhơn đánh với Phùng Trung hơn năm mươi hiệp. Trần Nhơn cự địch không lại, vừa đánh vừa chạy, rũi gặp Châu Nhựt Thanh đón đường mà đánh một giản, Trần Nhơn hồn về chín suối.

                          Trương Bình, Lý Trung, Huỳnh Chấn, Hà An và Lưu Phiêu, cũng bị Trần phiêu, Châu Giang bắt sống tại trận.

                          Còn bọn gia đinh của Diệp Chấn Thinh đứa thì bị giết, đứa thì bị thương, mười phần chết hết chín phần, còn lại bao nhiêu đều bị bắt sống.

                          Dẹp giặc yên rồi, các tướng gom lại ra mắt Thiên tử.

                          Thiên tử rất mầng, liền khiến Trâu Án sát đóng tại mà điểm binh lại.

                          Trâu Án sát vâng lời điểm binh thì cũng đũ số không hao một người, duy có một trăm người bị thương mà thôi.

                          Trâu Án sát tâu lại cùng Thiên tử.

                          Thiên tử rất mầng mà rằng :

                          - Bọn khanh có công cứu giá, lòng trẫm rất khen, nay đã trừ đặng Diệp Chấn Thinh rồi, còn bắt sống dư đãng của nó bao nhiêu đó, thãy đều bêu đầu mà răn chúng.

                          Trâu Án sát vâng lịnh, khiến chém hết bọn Lý Trung mà bêu đầu tại đó.

                          Thiên tử thấy các việc yên rồi thì truyền lịnh rằng :

                          - Các quan văn võ ai giử chức nấy như thường, chờ ngày thánh chỉ truyền đến sẽ có thăng thưởng. Còn bây giờ đây trẩm với Châu Nhựt Thanh muốn đi chổ khác xem chơi, các quan chẳng nên đồn đại ra ngoài mà sanh mối họa.

                          Nói rồi vừa muốn ra đi, kế thấy Sài Vận Tòng vào lạy ra mắt. Nguyên lúc Sài Vận Tòng thấy Thiên tử và Châu Nhựt Thanh bị bắt, lòng đà bối rối, nhưng vô kế khả thi, bèn trốn ra khỏi nhà dò thăm tin tức, nay nghe nhiều người đồn nói quan binh vây nhà Diệp Chấn Thinh, cho nên lật đật đến đó.

                          Thiên tử thấy Sài Vận Tòng thì rất mầng mà rằng :

                          - Từ ngày khanh quan trở về quê đến nay, trẩm hằng hoài vọng. Ấy vậy để trẩm làm một đạo mật chỉ đặng khanh đem về kinh sư giao cho Lưu Kỳ thì đặng phục chức.

                          Bèn làm đạo thánh chỉ giao cho Sài Vận Tòng mà hối đi tức thì, còn mình thì từ giả các quan đi cùng Châu Nhựt Thanh dạo chơi chổ khác, còn các quan ai về dinh nấy, mà chờ thánh chỉ.

                          Nói về Sài Vận Tòng đi với Sài Ngọc trở về nhà mình, xem thấy nhà cửa tiêu điều, vợ con tản lạc, thì mặt có sắc buồn, kế thấy vợ con và gia đinh đều gom về đó, Sài Vận Tòng rất mầng. Bèn giao nhà cửa và gia quyến cho Sài Ngọc bảo thủ, còn mình thì đi với một tên gia đinh là Sài Lộc thẳng tới Kinh sư.

                          Ði tới Kinh sư, Sài Vận Tòng khiến Sài Lộc đem thiếp đến Quân Cơ phòng dâng cho Lưu Kỳ.

                          Lưu Kỳ thấy thiếp của Sài Vận Tòng thì lòng sanh nghi nên nghỉ rằng :

                          - Lạ nầy, Sài Vận Tòng đã bị cách chức sao còn tới đây làm chi, thế khi có việc cơ mật chớ chẳng không.

                          Bên bước ra nghinh tiếp Sài Vận Tòng vào nơi trung đường mà hỏi rằng :

                          - Tiên sanh đến đây có việc chi chăng ?

                          Sài Vận Tòng thưa rằng :

                          - Tôi có mật chỉ trong mình, không dám trọn lễ, vậy đại nhơn dọn bàn đặng nghinh tiếp thánh chỉ.

                          Lưu Kỳ thất kinh lật đật hối quân đặt bàn hương án, đặng có nghinh tiếp thánh chỉ.

                          Comment


                          • #28
                            Hồi Thứ Bốn Mươi



                            Dương Châu thành, Tuần phủ định án
                            Kim Huê phủ, Thiên tử cứu dân



                            Lúc ấy Lưu Kỳ hối quân dọn bàn hương án ra quì xuống mà đọc thánh chỉ rằng :

                            Từ trẩm dạo chơi Giang Nam, cố ý xét việc dân tình, trừ đứa hung bạo, giúp kẽ thiện lương. Nay trẩm đi tới Thiện Bá trấn thuộc phủ Dương Châu, thấy có con của Diệp Hồng Cơ là Diệp Chấn Thinh lòng toan báo cừu, gồm chiếm một cỏi, gian ác khác thường, lại còn giao thương với bọn sơn tặc, lập riêng một nhà thâu thuế tại cầu Thượng Quan mà thâu của dân, lòng trẩm rất giận đến dốt nhà ấy, rồi tới tại nhà Sài Vận Tòng mà ở, Diệp Chấn Thinh lại đem vài ngàn lâu la vây nhà Sài Vận Tòng mà bắt trẩm, nhờ có Sài Ngọc xông vây, thoát ra báo với Trần Tường và Trâu Văn Thạnh thì hai người ấy nhóm hết binh mã trong bốn dinh, đem binh cứu giá mà trừ bọn ấy. Nay trẩm truyền lời chiếu nầy cho Lưu Kỳ đặng rỏ : Phải cho Sai Vận Tòng phục y cựu chức và truyền cho quan Tuần phủ Giang Nam là Trang Hửu Cung khiến phải tịch hết gia sản của Diệp Chấn Thinh mà ban thưởng cho quân bị cướp giật trong lúc ấy, còn các quan văn võ có công cứu giá thì tùy theo bực mà cho gia tăng tam cấp.

                            Lưu Kỳ đọc tờ chiếu rồi thì mời Sài Vận Tòng ngồi rồi nói rằng :

                            - Sài tiên sanh đả đặng phục chức thì tôi cũng có lòng mầng. Vậy chớ Thánh thượng đến nhà tiên sanh ngày nào, xin tiên sinh thuật rõ sự tích.

                            Sài Vận Tòng thuật hết đầu đuôi cho Lưu Kỳ nghe.

                            Lưu Kỳ than thở một hồi rồi hối Sài vận Tòng trở lại Hàn Lâm viện mà lãnh việc.

                            Rồi đó Lưu kỳ làm một tờ tư sai người đến giao cho quan Tuần phũ Giang Nam là Trang Hữu Cung.

                            Trang Hữu Cung chiếu theo tờ tư ấy mà thi hành.

                            Nói về phủ Kim Huê thuộc tỉnh Tích giang, có một người khách thương tên là Lý Mộ Nghĩa, quê ở Quảng châu thuộc tỉnh Quảng Đông đem của đến phủ Kim Huê lập tiệm buôn bán đã ba mươi năm, có cưới một người vợ và một người hầu, sanh đặng một đứa con trai và một đứa con gái.

                            Lý Mộ Nghĩa nầy tánh ưa làm lành, lòng ham bố thí, thường hay tế hiểm phò nguy, lân bần truất lão, như có việc gì phải nghĩa, tuy tốn ngàn vàng cũng không biết tiếc. Vì vậy cho nên người trong xứ ấy, tự bé chí lớn, ai cũng đem lòng kính mến, danh dự càng ngày càng cao. Ngày kia Mộ Nghĩa nghĩ rằng :

                            - Con người ở đời việc sống thác như ngựa qua cửa sổ, nếu ta không lo kinh dinh cho lớn thì biết chừng nào mới về quê quán mà an hưởng thanh nhàn đặng. Người xưa có nói : Phú quí bất qui cố hương, cũng như cẩm y dạ hành, lời ấy rất nên có lý.

                            Nghĩ đến điều ấy lòng rất phấn chấn lo việc buôn lớn, bèn cậy những người tri kỷ đến xin quan trên cho mình lập một tiệm lớn, buôn bán hàng hóa phương Tây. Trong lúc khai trương, thân bằng cố hữu cung hỉ, thiên hạ rất nhiều. Chẳng dè Lý Mộ Nghĩa thời vận bất kháng, từ lúc mua đặng hàng hóa phương Tây, mua vô thì có, bán ra thì không, túng phải bán rẽ bỏ vốn, lại thêm sở phí nhựt dụng rất nhiều cho nên mới có hai năm mà đã lỗ hơn hai muôn lượng.

                            Lúc ấy Lý Mộ Nghĩa lòng sợ hư hết sự nghiệp cho nên buồn rầu lo lắng hằng ngày. Khi đương buồn rầu, kế thấy có Trương viên ngoại đến viếng.

                            Lý Mộ Nghĩa lật đật rước vào và hỏi rằng :

                            - Cách mặt đã lâu những hằng hoài vọng, ngày nay tới đây có việc chi chăng ?

                            Trương viên ngoại nói :

                            - Từ ngày cách nhau đến nay đã hai năm trường, tưởng khi việc thương mải của anh chàng đà thạnh vượng, còn tôi ở Kinh sư đã hai năm nay, bây giờ mới về thăm nhà, cho nên phải đến viếng anh, vậy chớ anh có việc chi mà diện đái sầu dung như vậy ?

                            Lý Mộ Nghĩa tỏ thuật việc mình cho Trương viên ngoại nghe.

                            Trương viên ngoại nói :

                            - Việc ấy cũng là việc rối, nếu để lâu ngày ắt gở không ra, bây giờ phải tính toán sỗ sách cho biết lời lỗ bao nhiêu, rồi sẽ tính qua nghề khác làm ăn.

                            Lý Mộ Nghĩa nói :

                            - Lòng tôi bối rối tính nữa không đặng, anh có phương chi xin giúp em với. Vã lại bây giờ đây, nếu muốn tính sang nghề khác thì cũng không vốn mà làm, nhơn huynh như có lòng thương, tư trợ bạc vốn thì ơn ấy cảm đội ngàn ngày.

                            Trương viên ngoại nói :

                            - Tôi có một ngươi tri kỷ là Trần Kiển Thăng mua đặng thuế muối, những sức làm không nỗi, cho nên ý muốn kiếm người hiệp cổ làm việc ấy. Nếu nhơn huynh đồng tâm hiệp ý tính việc buôn bán với người ấy, ngày sau ắt có lời nhiều, vậy nhơn huynh bằng lòng hay chăng ?

                            Lý Mộ Nghĩa nói :

                            - Nhờ có nhơn huynh chỉ bảo, lời rất cám ơn, nếu tôi làm nên việc đặng, ơn ấy ngày sau sẽ đền.

                            Trương viên ngoại nói :

                            - Tôi với anh là người tri kỷ, lấy điều tình nghĩa làm bạn với nhau thì cũng như anh em ruột, lựa phải nói chuyện đền ơn làm gì. Qua dến ngày mai Trần Kiễn Thăng tới đây rồi sẽ diện nghị.

                            Nói rồi liền từ giả ra về.

                            Nguyên Trương viên ngoại nầy tên là Lộc Thành vốn người ở phủ Kim Huê, của cải hơn vài trăm muôn, buôn bán quen biết với Lý Mộ Nghĩa đã hơn mười năm. Nay thấy Lý Mộ Nghĩa bị lỗ, cho nên mách bảo việc ấy giúp nhau.

                            Ngày thứ Trương viên ngoại dắt Trần Kiển Thăng đến nhà Lý Mộ Nghĩa đàm đạo việc ấy, tính ra một người phải tậu năm chục muôn lượng thì mới đủ dùng.

                            Lý Mộ Nghĩa không có bạc vốn, cho nên phải vay của Trương viền ngoại mà hùn.

                            Từ ấy Lý Mộ Nghĩa thôi nghề buôn bán hàng hóa phương Tây mà theo nghề muối.

                            Qua năm sau Lý Mộ Nghĩa gã con gái cho Tư mả Thoại Long, vốn là Võ cử xuất thân, cho nên con trai là Lý Lưu Phương học đặng võ nghệ. Kế là gặp khoa thi võ, Lý Lưu Phương từ giã phụ thân trở về Quảng Đông ứng thí.

                            Cuộc thi xong rồi Lý Lưu Phương đậu đặng Võ cử thứ mười ba có tờ báo thiệp về nhà, mẹ con mừng rỡ hết sức, bèn làm thơ sai Lý Hưng đem qua Tích giang mà báo hỉ.

                            Nói về Lý Mộ Nghĩa, Trần Kiển Thăng chung vốn buôn nghề muối, chẳng dè mấy năm ấy muối lậu rất nhiều cho nên việc buôn bán phải lỗ, hai người thấy vậy thương nghị với nhau rằng :

                            - Chúng ta chung vốn với nhau làm nghề buôn nầy ngở là vốn lớn thì đặng lời to, chẳng dè đã hai năm nay, lời đâu không thấy, lại thêm lỗ vốn, nếu mình không tính cho sớm để chờ lâu năm, ắt là vốn phải hết.

                            Trần Kiển Thăng than rằng :

                            - Thuở nay tôi ngở nghề nầy là lời, bây giờ mới biết là nghề nầy không khá, chi bằng tính phứt chia hùn cho rồi.

                            Bèn tính sổ minh bạch một người lổ hơn ba mươi muôn, còn lại đồ đạc trong tiệm thì chia hai ra đem về nhà.

                            Trong lúc chia hùn vừa xong, kế có gia nhơn là Lý Hưng chạy đến báo hỉ, nói :

                            - Lý Lưu Phương đã đậu Võ cữ thứ mười ba.

                            Rồi trao gia thơ cho Lý Mộ Nghĩa xem.

                            Lý Mộ Nghĩa đương lúc buồn rầu mà gặp đặng tin lành thì cũng không mừng chi lắm.

                            Vì đương lo rầu về việc thiếu nợ của Trương Lộc Thành không biết lấy chi trả, bởi vậy cho nên lo rầu quá, bõ ăn bỏ ngủ, lâu ngày sanh ra chứng bịnh xây xẩm.

                            Lý Mộ Nghĩa phần lo rầu, phần thì đau, đau chừng nào thêm rầu chừng nấy, rầu chừng nào thêm đau chừng nấy, cho nên bịnh thế càng ngày càng thêm trầm trọng.

                            Bèn sai gia nhơn là Lý Hưng trở về Quảng Đông, khiến Lý Lưu Phương phải qua Tích giang lập tức.

                            Lý Hưng lảnh mạng đi ngày đi đêm trở về Quãng Đông.

                            Tới nơi, tỏ bày sự cớ cho mẹ con Lý Lưu Phương nghe.

                            Lý Lưu Phương thất kinh lật đật mướn đò đi với mẹ mình là Châu thị, vợ mình là Đào thị thẳng qua Tích giang.

                            Trong lúc ra đi Lý Lưu Phương dặn chủ đò rằng :

                            - Tôi có việc gấp muốn đi cho mau, ấy vậy chú phải nói của thủy thủ khiến nó chèo chống hết lực, đến chừng tôi lên bờ, tôi sẽ thưởng thêm tiền rượu. Còn việc đêm hôm, xin chủ gia ý đề phòng dụng tâm hộ vệ, miển là tới nơi tới chốn, lòng tôi không quản giá cả ít nhiều.

                            Chủ đò và các thuỹ thủ đều có lòng mừng, bèn ráng sức đi ngày đi đêm bất luận nước xuôi nước ngược. Đến chung thuyền tới Kim Huê phủ, Lý Lưu Phương khiến Lý Hưng đi trước thông tin cho Lý Mộ Nghĩa hay.

                            Lý Mộ Nghĩa nghe có vợ con tới viếng, thì lòng rất mầng, căn bịnh mười phần cũng giảm đặng ba, lật đật ngồi dậy mà chờ.

                            Chẳng bao lâu Lý Lưu Phương vào cửa quì mọp trước mặt Lý Mộ Nghĩa mà khóc rằng :

                            - Con thiệt là đứa bất hiếu, bỏ việc thần tỉnh mộ khang, cho nên phụ thân hoài vọng mà sanh bịnh.

                            Còn Châu thị thấy chồng đau ốm như vậy thì cũng khóc ròng.

                            Lý Mộ Nghĩa nói :

                            - Từ khi cha nghe con đậu võ eữ thì cha cũng có lòng mừng, nhưng đương lúc buồn rầu về việc lỗ lả thiếu nợ của Trương viên ngoại, cho nên lòng không lấy làm chi vui. Con ôi ! Cha vì lo lắng về việc nợ nần mà mang bịnh hoạn, ngày nay vợ chồng, cha con ta đoàn viên, cha có lòng mầng, bịnh thế như hết, ấy cũng là nhờ trời xuống phước cho cha đó.

                            Vợ chồng cha con vầy tiệc ăn uống cùng nhau cho đến chiều tối mới mản.

                            Nói về Trương viên ngoại từ lúc cho Lý Mộ Nghĩa và Trần Kiển Thăng vay bạc xong rồi thì cũng trở lại Kinh sư mà coi việc cho vay như cũ.

                            Tháng ngày thấm thoát tính đã hơn hai năm, Trương viên ngoại một là nhớ tưởng quê hương, hai là không biết việc buôn của Lý Mộ Nghĩa thể nào. Vì vậy cho nên giao việc cho người trong tiệm, đi với vài tên gia đinh, mướn đò trở về Tích giang. Tới nhà thăm các thân tộc xong rồi mới đi thăm Lý Mộ Nghĩa.

                            Đến nhà thấy Lý Mộ Nghĩa hình dung tiều tụy, thất kinh liền hỏi rằng :

                            - Nhơn huynh nhiễm lấy bịnh chi mà đến nỗi ốm o như thế ?

                            Lý Mộ Nghĩa tỏ thuật việc mình cho Trương viên ngoại nghe.

                            Trương viên ngoại nói :

                            - Nhơn huynh có bịnh trong mình thì phải tịnh dưởng cho lắm, xin chớ lo lắm mà hao tổn tinh thần. Trước kia cũng bởi nhơn huynh lo rầu thái quá, cho nên mới có bịnh nầy bây giờ phải bớt lo lắng, đặng mà uống thuốc thì bịnh mới lành.

                            Ban đầu nói dễ như vậy, đến chừng đàm đạo giây lâu, Trương viên ngoại lại hỏi Lý Mộ Nghĩa rằng :

                            - Số tiền nhơn huynh đa vay của tôi năm trước, bây giờ tôi có việc dùng, xin nhơn huynh tính hết và vốn và lời mà trả lại.

                            Lý Mộ Nghĩa nghe nói như vậy lòng rất buồn rầu không biết trả lời thế nào.

                            Trương viên ngoại thấy Lý Mộ Nghĩa làm thinh thì nghĩ thầm rằng :

                            - Số bạc nhiều lắm nếu mình ép va trã hết một lần thì không nỗi, chi bằng cho va phân kỳ trả lần thì hay hơn.

                            Nghỉ như vậy bèn hỏi nữa rằng :

                            - Trả nổi hay không nhơn huynh phải nói, sao lại làm thinh như vậy kìa. Vã tôi với nhơn huynh là ngươi tín cậy nhau lắm, cho nên mới dám cho vay đến số bạc ấy, bây giờ quá ngày quá tháng, sao lại không trả ít nhiều mà cũng không thèm nói một tiếng phải quấy.

                            Lý Mộ Nghĩa nghe nói như vậy lòng rất hổ ngươi lật đật đáp rằng :

                            - Nhơn huynh trách tôi như vậy thiệt cũng phải lắm, nhưng mà lòng tôi chẳng phải muốn đoạt của ấy, ngặt vì bị việc lỗ lả cho nên mới phải chịu lỳ, chớ tôi cũng biết ăn ở như vậy thiệt là vong ân bội nghĩa, thất tín vô tình, lòng rất hổ thẹn, vậy xin nhơn huynh đình lại cho tôi ít tháng, đặng tôi biến mải điền viên bên Quảng Đông mà trả nợ ấy.

                            Trương viên ngoại nghe bấy nhiêu lời cũng có lòng thương, bèn nói lại rằng :

                            - Thôi, tôi cũng tính rộng để cho nhơn huynh phân ra làm ba lần mà trả.

                            Lý Mộ Nghĩa nói :

                            - Như vậy thì ơn biết bao nhiêu.

                            Trương viên ngoại phân kỳ chắc chắn, rồi mới từ giả ra về.

                            Khi Trương viên ngoại về rồi thì Lý Mộ nghĩa thuật rõ các điều Trương viên ngoại trọng nghĩa khinh tài cho vợ con nghe, rồi lại nói với vợ rằng :

                            - Thế nầy ta phải trở về Quãng Đông, biến mải điền viên mà trả nợ ấy.

                            Lý Lưu Phương nói :

                            - Lời cha nói rất phải, Trương viên ngoại là có lòng rộng, nếu mình không tính cho sớm, ắt phải mang tiếng vong ân.

                            Châu thị cũng bằng lòng.

                            Rạng ngày Lý Lưu Phương tính hết gia sãn điền viên thì trả cũng không đủ số bạc ấy, ý muốn than thở với cha, nhưng mà sợ cha buồn rầu sanh bịnh, nên không dám nói rành điều ấy, cứ làm mặt vui mà an ủi cha mình, khiến phải an dưỡng tinh thần cho mau mạnh đặng có trở về Quảng Đông mà tính việc ấy.

                            Cách vài tháng, Lý Mộ Nghĩa lành mạnh như thường, lòng e Trương viên ngoại đến nhà đòi hỏi, cho nên thúc hối gia đinh tom góp hành lý, mướn đò trở về Quảng Đông.

                            Lý Mộ Nghia đi cũng đã lâu, Trương viên ngoại đến nhà đòi hỏi nợ ấy, Lý Lưu Phương thưa với Trương viên ngoại rằng :

                            - Cha tôi trở về Quảng Đông hổm rày đã lâu, chẳng biết cớ gì không thấy tin tức chi hết, lòng tôi lo sợ, một là cha tôi đi đường cầm lấy phong sương mà bịnh trở lại. Hai là biến mãi sự nghiệp chưa đặng, cho nên trể nải ngày giờ, ấy vậy cúi xin thế bá thương tình để nán ít ngày, chờ cha tôi về, ơn ấy thiệt là rất lớn.

                            Trương viên ngoại nói :

                            - Ta có việc gấp cho lên mới đòi, phen này chắc là để hưởn không đặng, khi trước ta cũng vị tình mà cho phân kỳ trả góp, nay đã đến kỳ, còn chưa chịu trã như vậy, thiệt cũng khó nổi vị tình.

                            Lý Lưu Phương năn nĩ hết sức, Trương viên ngoại suy nghĩ giây lâu, rồi mới nói rằng :

                            - Thôi, ta cũng ép lòng để một tháng nữa, nếu đến kỳ mà còn sai lời ắt là ta không vị đặng.

                            Nói rồi liền từ giả ra về.

                            Lý Lưu Phương bước vô nhà trong, thưa với mẹ rằng :

                            - Trương viên ngoại đến đòi nợ ấy, tôi đã hẹn thêm một tháng nữa, thì người cũng bằng lòng. Mẹ ôi ! Nếu đúng kỳ mà không trả nỗi, e khi người chẳng dung tình ắt là sanh khó cho mẹ con ta.

                            Châu thị nói :

                            - Con ôi ! Bây giờ vô kế khả thi, ta hãy phú điều họa phước cho trời, nếu va cả giận mà gây dữ, hoặc khi cũng gặp quí nhơn giúp đỡ chớ chẳng không.

                            Lý Lưu Phương vâng lời mẹ dạy thì cũng an lòng mà chờ đợi.

                            Tháng ngày thắm thoát, phút đã đúng kỳ, Lý Lưu Phương lòng e Trương viên ngoại đến đó không biết lấy chi mà trả, cho nên buồn bực cả ngày, bèn thương nghị với Châu thị rằng :

                            - Chẳng nay thì mai Trương viên ngoại đến đòi bạc nữa, chừng ấy con muốn lánh mặt, để mẹ lấy lời ngon ngọt mà hẹn với va, xin va để nán ít ngày, chờ cha về đây sẽ tính, như vậy không biết mẹ có bằng lòng không ?

                            Châu thị nói :

                            - Bây giờ vô kế khả thi, tính như con vậy cũng phải.

                            Lý Lưu Phương rất mầng, bèn từ giả mẩu thân, qua nhà Trần Kiển Thăng mà lánh mặt.

                            Đúng kỳ Trương viên ngoại trông hoài mà không thấy mặt cha con Lý Mộ Nghĩa thì đa nỗi giận, bèn khiến gia đinh dọn kiệu thẳng tới nhà Lý Mộ Nghĩa mà đòi.

                            Dến nơi gia đinh của Lý Mộ Nghĩa vào báo với Châu thị rồi ra thưa vói Trương viên ngoại rằng :

                            - Chủ tôi khiến mời lão gia ngồi chờ một lát, rồi chủ tôi sẽ ra.

                            Trương viên ngoại nghe nói rằng là có Mộ Nghĩa ở nhà thì lòng rất màng.

                            Bèn thẳng vào trung đường ngồi đó mà chờ.

                            Giây lâu không thấy Lý Mộ Nghĩa thì lòng đã sanh nghi, mới hỏi gia đinh ấy rằng :

                            - Mi đã vào báo nói chủ mi rồi, chủ mi sao còn chưa ra, như vậy thiệt là thất lễ.

                            Gia đinh thưa ràng :

                            - Chủ tôi còn ở bên Quảng Đông, cậu tôi chờ hoài không được, nên cũng trở về bên ấy mà thôi thúc.

                            Trương viên ngoại nói :

                            - Cớ sao khi nảy mi nói chờ trong giây phút thì chủ mi ra.

                            - Gia đinh thưa rằng :

                            - Khi nãy tôi nói chủ tôi đó là chủ mẩu tôi kìa, chớ không phãi là chủ tôi ở bên Quảng Đông về, ấy tại Viên ngoại nghe lầm mà thôi.

                            Trương viên ngoại làm thinh.

                            Chưa bao lâu Châu thị bước ra chào hỏi, Trương viên ngoại đáp lễ rồi thuật rỏ các việc mình đã giúp vốn cho Lý Mộ Nghĩa buôn bán, và trách Lý Mộ Nghĩa sao có thất tín nhiều lần.

                            Châu thị nói :

                            - Chồng tôi chịu mang danh thất tín đó, quả là một việc bất đắc dĩ. thuở nay đại ca cũng biết, chồng tôi chẳng phải là người lợi kỷ tổn nhơn, rất đỗi buôn bán với người ngoài mà còn không có lòng tham, huống chi ở với anh em bạn thiết, lẻ nào lại có lòng quấy như vậy sao, cúi xin nhơn huynh xét lại. Từ ngày chồng tôi mắc nợ của nhơn huynh thì cũng hết lòng lo lắng mà lo cũng không đặng lại tính bán hết sự sản mà trả, song bán không kịp, cho nên mới chầm trể như vậy. Vậy xin nhơn huynh để nán cho chồng tôi ít ngày, hể bán đặng sự sản thì sẽ trả một lần.

                            Trương viên ngoại nói :

                            - Bây giờ tôi không để nữa, nếu không lo trả cho tôi ắt là tôi phải thưa mà xin bán hết sự sãn và tôi tớ trong nhà.

                            Nói rồi liền phủi đít ra về.

                            Châu thị lòng rất buồn rầu liền sai gia đinh qua nhà Trần Kiển Thăng mà kêu Lý Lưu Phương về.

                            Lý Lưu Phương về thấy mẹ ngồi khóc thì hỏi rằng :

                            - Mẹ nói vói Trương viên ngoại, thời chịu hay không mà mẹ khóc ròng như vậy.

                            Châu thị thuật rỏ các lời của Trương viên ngoại cho Lý Lưu Phương nghe.

                            Lý Lưu Phương thở vắn than dài, song cũng không biết kế chi mà định đặng.

                            Nói về Thiên tử và Châu Nhựt Thanh, từ lúc từ giả các quan nơi Dương châu đi dạo khắp tứ xứ. Ngày ấy đi đến mé sông, Thiên tử khiến Nhựt Thanh mướn đò đi theo lòng sông mà chơi bời.

                            Thiên tử xem thấy thuyền buôn qua lại rất đông thì có lòng mầng mà nói với Châu Nhựt Thanh rằng :

                            - Ngươi hãy kêu chủ đò ra đây đặng ta khiến nó biện dụng rượu thịt mà ăn một bửa.

                            Châu Nhựt Thanh vâng lời bước ra sau lái mà kêu chủ đò.

                            Chủ đò ra đến trước mặt Thiên tử hỏi rằng :

                            - Lão gia kêu tôi có việc chi chăng ?

                            Thiên tử hỏi :

                            - Phía bên kia sông cái, thuộc về phủ nào ?

                            Chủ đò thưa rằng :

                            - Phía bên ấy thuộc phủ Kim Huê, vậy chớ lão gia muốn qua bên ấy hay sao ?

                            Thiên tữ nói :

                            - Ta muốn qua bên ấy mà xem cho biết, vậy thì ngươi hãy chèo ngang qua đó mà đi lần tới tại phủ Kim Huê còn bây giờ đây phải biện một tiệc rượu cho ta ăn uống mà xem giang biên.

                            Chủ đò vâng lời, dọn một tiệc rượu cho Thiên tử và Châu Nhựt Thanh ăn uống.

                            Đến chừng thuyền tới tại phủ Kim Huê.

                            Thiên tử hối Châu Nhựt Thanh trã tiền đò xong rồi bèn bước lên bờ thì đã nhằm lúc huỳnh hôn rồi.

                            Châu Nhựt Thanh nói:

                            - Bây giờ trời tối, đi chơi không vui, xin tìm khách điếm mà an nghĩ rồi mai sẽ nay.

                            Thiên tử khen phải. Bèn đi thẳng vào thành mà kiếm khách điếm. đi đến chổ kia, thấy có một tấm bảng để bốn chữ : "Liên thăng công quán" lại có để phụ một hàng : Tiếp ngụ vãng lai quan thương.

                            Thiên tử và Châu Nhựt Thanh bước vào công quán, người trong công quán lật đật tiếp rước mời ngồi và hỏi rằng :

                            - Nhị vị khách quan quê quán ở đâu tên họ là chi xin cho tôi biết ?

                            Thiên tử nói :

                            - Tên tôi là Cao Thiên Tứ, người nầy là Châu Nhựt Thanh, quán ở phủ Thuận Thiên, nghe đồn cho nầy là chốn phồn hoa, cho nên đến xem chơi cho biết. Ở đây có phòng sạch sẽ xin dọn cho tôi nghĩ đở vài ngày.

                            Người trong công quán nói :

                            - Có, có.

                            Bèn dọn một căn phòng sạch sẻ cho Thiên tử ở.

                            Thiên tử vào phòng xong rồi, lại khiến dọn một bửa cơm cho đủ trân tu mỹ vị, giá cả bao nhiêu cũng được.

                            Người trong công quán vâng lời.

                            Lúc ấy Thiên tử nói với Châu Nhựt Thanh rằng :

                            - Trẩm thấy phòng này sạch sẻ, ý muốn ở lâu, vậy thì ở đây ít ngày, mà xem phong cảnh cho cùng, rồi sẻ đi sang chổ khác.

                            Châu Nhựt Thanh khen phải.

                            Kế thấy tửu bảo dọn một mâm cơm đầy những sơn hào hải vị, Thiên tử và Châu Nhựt Thanh ngồi lại ăn uống.

                            Lúc ấy Châu Nhựt Thanh uống rượu say mèm, nằm ngủ mê man.

                            Thiên tử ngồi buồn, giở sách ra xem.

                            Lúc đương xem sách, xảy nghe có tiếng khóc than rất nên thảm thiết nhưng không biết thuộc về hướng nào, bèn để sách xuống, nghiêng tai mà nghe, mới biết là bởi nơi căn nhà khít vách, lóng tai nghe lại cho kỹ thì cũng không rỏ khóc về việc gì.

                            Qua đến canh hai, nhơn lúc đêm vắng, Thiên tử lóng tai mà nghe. Nghe rồi mở cữa ra.

                            Người trong quán nỏi rằng :

                            - Cao lão gia muốn đi đâu vậy ?

                            Thiên tử nói :

                            - Ta muốn qua nhà cách vách trong giây phút rồi sẽ về.

                            Nói rồi liền bước qua nhà Lý Mộ Nghĩa mà gỏ cữa.

                            Gia đinh của Lý Mộ Nghĩa mở cửa rước vào mà hỏi rằng :

                            - Khách quan đến đây có việc chi chăng ?

                            Thiên tử nói :

                            - Ta có việc cần, muốn nói với chủ nhà ngươi.

                            Gia đinh lật đật dắt vào thơ phòng đặng cho Thiên tử ra mắt Lý Lưu Phương.

                            Lý Lưu Phương hỏi rằng :

                            - Khách quan là ai, đến đây làm chi ?

                            Thiên tử nói :

                            - Tôi là khách ngụ nơi nhà khít vách, vì nghe nhơn huynh khóc than một cách thảm thiết như vậy, lòng rất xốn xang, nằm không an giấc cho nên mới phải qua đây mà an ũi.

                            Lý Lưu Phương nói :

                            - Khách quan có lòng thương xót như vậy, tôi rất cám ơn, vậy chớ khách quan tên họ là chi, quê quán đâu xin cho tôi biết ?

                            Thiên tử noi :

                            - Tôi Ià Cao Thiên Tứ giúp việc lại Quân Cơ phòng, nơi dinh quan Đại học sĩ là Lưu Kỳ, vậy chớ nhơn huynh lên họ là chi, xin cho tôi rõ.

                            Lý Lưu Phương nói :

                            - Tôi là Lý Lưu Phương quê ở Quảng Đông, mới đậu Võ cử khoa nầy, cha tôi là Lý Mộ Nghĩa, lập hảng buôn lớn tại đây đã ba mươi hai năm nay, người người đều biết.

                            Thiên tử nói :

                            - Nhơn huynh đậu đặng Võ cữ, lịnh tôn cả lập hảng buôn lớn, như vậy đã giàu lại sang, lẽ thì vui vẽ hằng ngày, cớ gì nhơn huynh lại khóc than lắm vậy ?

                            Lý Lưu Phương tỏ bày các việc cha mình buôn lỗ, đến nổi chủ nợ đòi hỏi ắt ngặt cho Thiên tử nghe.

                            Thiên tử nói :

                            - Nhơn huynh chớ rầu, để tôi cho mượn đũ số bạc ấy mà trả. Vậy nhơn huynh cỏ người thân quyến ở đây hay không ?

                            Lý Lưu Phương nói :

                            - Duy có một người hùn vốn với cha tôi khi trước tên là Trần Kiển Thăng mà thôi, còn không có thân thích chi hết.

                            Thiên tử hỏi :

                            - Trần Kiển Thăng có vốn ước chừng bao nhiêu ?

                            Lý Lưu Phương nói :

                            - Có vốn ước chừng năm ba muôn lượng mà thôi.

                            Thiên tử nói :

                            - Như vậy thì đặng rồi, nhơn huynh hãy đến mượn của Trần Kiển Thăng một muôn năm ngàn lượng đặng trả lại, còn bạc vốn năm mươi muôn lượng đó thì để tôi trả thế cho. Ấy vậy ngày mai tôi với nhơn huynh phải đến tại nhà Trần Kiển Thăng mà nói, coi thử va chịu hay không, rôi sẽ đến tại nha môn Tri phủ Kim Huê trả hết nợ ấy mà lấy giấy. Như việc ấy xong rồi, nhơn huynh phải lai Kinh mà hội thí.

                            Lý Lưu Phương nghe nói rất mừng lật đật hối gia đinh dọn tiệc thết đãi thiên tử ăn uống cho đến canh ba mới mản tiệc.

                            Thiên tử từ giã trở về công quán.

                            Comment


                            • #29
                              Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt



                              Nhơn Thánh chúa, giận chém gian quan
                              Văn võ cử đều nhờ đại đức



                              Ngày thứ Lý Lưu Phương thức dậy qua nhà Liên Thăng công quán mời Thiên tử đi với mình.

                              Thiên tử hứa chịu, bèn hối Châu Nhựt Thanh sắm sửa để đi với mình thẳng tới nhà Trần Kiển Thăng.

                              Trần Kiển Thăng tiếp rước mời ngồi và hỏi rằng :

                              - Vậy chớ hiền điệt dắt người khách quan đến đây có việc chi chăng ?

                              Lý Lưu Phương nói :

                              - Ngặt vì món nợ cũa Trương Lộc Thành đòi hỏi rất ngặt, bây giờ va lại đem giấy thưa với quan Tri phủ sở tại rồi, tôi lo hết sức mà cũng vô kế khả thi cho nên than khóc cả ngày cả đêm. Hồi hôm này, may có Cao lão gia đây nghe tiếng tôi khóc, đem lòng thương, chịu cho tôi mượn năm muôn lượng, đặng trả vốn cho Trương Lộc Thành, tuy vậy, tôi cũng còn thiếu một muôn năm ngàn lượng bạc lời, cho nên đến đây xin chú làm ơn cho cha tôi mượn số bạc ấy, đặng trả phứt cho rồi.

                              Trần Kiển Thăng nói :

                              - Chẳng phải qua có lòng sợ điều chi, ngặt vì bây giờ bạc không có sẳn.

                              Thiên tử nói :

                              - Tôi đây là khách phương xa, còn dám cho mượn năm mươi muôn lượng. Túc hạ là người bạn thiết, hùn hiệp với nhau thuở ấy, nếu không cho mượn bạc ấy thiệt là vô nghĩa vô tình.

                              Trần Kiển Thăng nói :

                              - Chẳng phải là tôi không muốn cho mượn, ngặt vì trong nhà không có sẳn, nên không biết làm sao, túc hạ có lòng rộng cho mượn đến năm mươi muôn, còn tại một muôn năm ngàn nữa cũng không bao nhiêu, xin túc hạ làm ơn luôn thể.

                              Thiên tử nghe nói nổi giận nói rằng :

                              - Trần Kiển Thăng thiệt đứa tiểu nhân. Thôi, chú đã không chịu cho mượn bạc ấy thì phải tới quan nhận tôi là người bà con, đặng tôi nói rõ sự tình với Tri phủ hẹn đôi ba ngày nữa, chừng ấy tôi sẽ có bạc trả tất.

                              Trần Kiển Thăng nói :

                              - Như vậy thì đặng.

                              Thiên tử lại khiến Lý Lưu Phương về đem gia quyến và các đồ tế nhuyển gởi tại nhà Trần Kiển Thăng.

                              Lý Lưu Phương nghe theo, trở về thưa lại với mẹ, rồi cũng làm y theo lời ấy.

                              Gởi gấm xong rồi, Thiên tử nói với Lý Lưu Phương rằng :

                              - Ðể ta đến phũ Kim Huê, thám thính coi thử thể nào, rồi sẽ về đây thương nghị.

                              Nói rồi liền lên kiệu thẳng tới Phũ đường.

                              Đến nơi nhằm lúc Tri phủ thăng đường.

                              Thiên tử xuống kiệu thẳng vào nha môn thi lễ ra mắt Tri phủ.

                              Tri phủ thấy Thiên tử diện mạo thung dung, nghi biểu bất tục thì cũng không dám khi dễ, bèn đáp lễ và hỏi rằng :

                              - Túc hạ tên họ là chi, quê quán ở đâu, đến đây có việc chi chăng ?

                              Thiên tử nói :

                              - Tôi là người giúp việc tại Quân Cơ phòng, tên là Cao Thiên Tứ, nay đến đây chơi, thấy việc cha con Lý Mộ Nghĩa thiếu nợ của Trương Lộc Thành, Trương Lộc Thành đã đem tờ giấy kiện tới ngài, cho nên tôi mới đến đây, xin ngài làm ơn cho tôi coi tờ ấy.

                              Tri phủ nghe nói thì hỏi rằng :

                              - Túc hạ muốn coi làm chi ?

                              Thiên tử nói :

                              - Ngài chưa rõ, để tôi nói lại cho ngài nghe : Nguyên Lý Mộ Nghĩa đã về Quãng Đông, Lý Lưu Phương không sức trả nỗi, tôi thấy vậy ý muốn làm ơn trả thế nợ ấy cho nên đến đây xin coi giấy tờ cho biết bao nhiêu, rồi sẽ tính.

                              Tri phủ nghe nói thì nghĩ thầm rằng :

                              - Cao Thiên Tứ là người giàu có bực nào, mà dám liều trả thế năm mươi muôn lượng như vậy kìa, điều này thật khó tin. Thôi, để ta cho nó coi giấy một chút, rồi sẽ hỏi bạc, coi thử nó nói thể nào.

                              Tri phủ nghĩ như vậy, nhưng lòng hãy còn nghi, bèn nói với thiên tử rằng :

                              - Nếu túc hạ có lòng trọng nghĩa sơ tài thì trả phứt nợ ấy mà lấy giấy, lựa là phải coi làm gì.

                              Thiên tử nói :

                              - Phải coi cho biết số bạc bao nhiêu rồi tôi sẽ trả.

                              Tri phũ thấy nói như vậy thì khiến thơ lại lấy tờ giấy của Trương Lộc Thành đã nạp, mà trao cho Thiên tử xem.

                              Thiên tử xem rồi liền bỏ vào túi mà rằng :

                              - Bây giờ tôi không sẳn bạc, để tôi trở về Kinh sư rồi sẽ đem lại mà trã.

                              Tri phủ nỗi giận mắng rằng :

                              - Đừng có nói bậy, ngươi đã không bạc trã thế, thì phải để tờ giấy lại đây.

                              Thiên tử cũng không chịu đưa.

                              Tri phủ liền kêu nha dịch mà rằng :

                              - Phải bắt cho đặng thằng côn đồ nầy, chẳng nên để nó tẩu thoát. Thiên tử nghe, nhảy tới thộp ngực Tri phủ nói lớn rằng :

                              - Tri phủ thiệt muốn bắt tôi hay sao, tôi xin để nán vài ngày thì sẽ trả tất, cớ gì Tri phủ lại muốn gây thù. Nếu Tri phủ chẳng nhậm lời thì tôi cũng không dung tánh mạng.

                              Tri phũ nổi giận nạt lớn rằng :

                              - Mi là côn đồ ở xứ nào, sao dám cả gan đến đây làm dữ, phải buông ta ra cho mau kẻo mà chẳng khỏi lăng trì xữ tữ.

                              Thiên tử nghe nói rút đao vắn mà nộ tri phủ.

                              Tri phủ nỗi giận mắng nhiếc nặng lời lại có bọn nha dịch áp lại muốn bắt Thiên tử.

                              Thiên tử giận lắm, liền chém Tri phũ một đao hồn về chín suối.

                              Bọn nha dịch thấy vậy áp tới một lượt mà bắt Thiên tử.

                              Thiên tữ tả xông hữu đột, đánh Bắc dẹp Nam, bọn nha dịch cự địch không lại, đều phải vở chạy tứ tán.

                              Thiên tử chạy tuốt về nhà Trần Kiển Thăng nói với Lý Lưu Phương và Trần Kiển Thăng rằng :

                              - Trong cơn thạnh nộ ta đã giết Tri phũ tại nơi nha môn, bây giờ quan binh rượt theo, trong giây phút cũng tới. Vậy phải thâu góp những đồ tế nhuyển đặng lo việc bôn đào, còn như quan binh tới đây thì để mặc ta cự địch.

                              Lý Lưu Phương và Trần Kiển Thăng kinh hải, không biết toan liệu thể nào, túng phãi dặn dò gia quyến trở về Quảng Đông, còn mình thì mang gói hành lý rồi mới kiếm phương đào tị.

                              Thiên tư hối Châu Nhựt Thanh đi với mình, đón đường cự chiến.

                              đi đặng vài dặm thì gặp quan binh ùng ùng kéo tới.

                              Hai đàng áp lại đánh với nhau.

                              Lúc ấy quan binh nghe chuyện cường đồ đến giết Tri phủ thì lật đật rượt theo bắt. Té ra cự địch không lại bị Thiên tử và Châu Nhựt Thanh đánh nhầu một trận, lại thêm Trần Kiễn Thăng và Lý Lưu Phương theo sau tiếp chiến, thủ vỉ hiệp công, quân binh túng phải vỡ chạy tứ tán. Thiên tử, Châu Nhựt Thanh, Trần Kiển Thăng, Lý Lưu Phương không dám rượt theo, rủ nhau chạy qua phía Bắc.

                              Chạy đặng năm mươi dặm đường, Thiên tử từ giả Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương tẻ đường khác, Trần Kiển Thăng có lòng lưu luyến, không nỡ chia tay, bèn nói với Thiên tử rằng :

                              - Xin lão gia đi với anh em tôi thẳng về Kinh sư luôn thể.

                              Thiên tử nói :

                              - Tôi có vương mạng tại thân, muốn qua Tích giang biện sự, xin nhị vị thẳng tới kinh sư mà hội thí, như đặng kim bảng đề danh, thì cũng gặp nhau có lúc.

                              Nói rồi liền từ giả đi với Châu Nhựt Thanh.

                              Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương lòng rất bịn rịn cứ đứng ngó chừng Thiên tử và Châu Nhựt Thanh đi đã xa rồi thì mới qua phía Bắc.

                              Ngày đi tối nghĩ, trải gió dầm mưa, đi cũng nhiều ngày mới đến địa phận Thiên Tân, vào nhà khách điếm an nghĩ.

                              Mới vào khách điếm xảy gặp Tư Mã Thoại Long cũng đi hội thí, anh em gặp nhau rất mừng, vầy lại một tiệc ăn uống và đàm đạo với nhau.

                              Lúc ấy Lý Lưu phương tỏ thuật các việc thiếu nợ của Trương Lộc Thành và các việc Cao Thiên Tứ giết thác Tri phũ cho Tư Mã Thoại Long nghe, Tư Mã Thoại Long cũng đem lòng buồn.

                              Ngày thứ, ba người vầy đoàn thẳng vào hoàng thành, kiếm nhà Quảng Đông hội quán mà ở.

                              Nói về Trần Hoằng Mưu và Lưu Kỳ quyền Nhiếp quốc chánh, quản việc quản cơ. Ngày ấy lâm trào, bá quan văn võ đủ mặt thì có Lễ bộ và Binh bộ đều ra tâu rằng :

                              - Nay đã đến kỳ hội thí, các cử tử bên văn, bên võ, hội tới Kinh đô rất nhiều, xin nhị vị Đại nhơn sai người ra làm Giám khảo đặng dự cuộc thi ấy.

                              Trần Hoằng Mưu nghe tâu liền nói với các quan rằng :

                              - Những việc khai chọn hiền tài, thuộc về Lễ bộ và Binh bộ coi sóc, Thánh thượng còn ở Giang Nam chưa về, vậy thì tôi phải quyền Nhiếp việc ấy làm chủ khảo mà dự cuộc hội thi, còn cuộc đình thi, chờ cho Thánh thượng trở về vậy. Văn võ bá quan bằng lòng hay chăng ?

                              Các quan đều nói :

                              - Chúng tôi thảy đầu vâng lời.

                              Trần Hoằng Mưu và Lưu Kỳ thấy các quan thảy đều bằng lòng thì truyền đăng bảng và định ngày nhập trường.

                              Nói về anh em Tư Mã Thoại Long từ dến Kinh sư ký ngụ nơi nhà Quảng Đông hội quán, rủi thay Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương đều nhiễm bịnh.

                              Tư Mã Thoại Long lo việc thuốc thang, tiền bạc đã hết mà bịnh chưa lành thì buồn rầu hết sức.

                              Ngày kia Tư Mã Thoại Long đàm đạo với Vương Giám Sanh, ý muốn biết hết các người nhà giàu nơi Kinh sư, bèn hỏi Vương Giám Sanh rằng :

                              - Nhơn huynh ở đây đã lâu vậy có biết nhưng người nhà giàu xứ nầy, xin kễ hết cho tôi nghe thử.

                              Vương Giám Sanh nói :

                              - Tại Kinh sư có hơn một trăm người nhà giàu, nhưng duy có một mình Trung Thân vương, vàng bạc châu báu chứa đầy như núi, người ấy thiệt là giàu sang bực nhứt, những vật quí báu trong nhà, tuy trong vương cung cũng không bì kịp.

                              Tư Mã Thoại Long nghe nói thì nghĩ rằng :

                              - Bậy giờ tiền bạc đã hết, Lý Lưu Phương và Trần Kiển Thăng bị bịnh chưa lành, nội đây thân bằng cố hữu đều không, chẳng biết tới ai mà vay tạm. Thôi thôi, đêm nay ta phãi chờ lúc canh ba, tới nhà Trung Thân vương ăn trộm bạc vàng, đem về chạy thuốc cho hai người ấy thì mới lành bịnh đặng.

                              Vương Giám Sanh từ giã trở về phòng mình.

                              Đêm ấy Tư Mã Thoại long chờ đến canh ba, lén tới Vương phủ núp nơi chổ kín, chờ cho ai nấy ngũ hết rồi sẽ ra tay. Chẳng dè nơi Vương phủ ấy Hoạn quan rất nhiều, luân phiên với nhau canh tuần sáng đêm. Vì vậy cho nên Tư Mã Thoại Long làm gì không đặng, túng phải lần qua phía Đông nhà về.

                              Khi đi đường, xảy gặp bốn người nội thị, tay cầm lồng đèn, có để năm chữ : Kim bữu khố tuần tra.

                              Thoại Long lật đật núp lại chỗ tối, đứng mà nghĩ rằng :

                              - Nếu vậy chổ nầy là kho vàng bạc và các đồ quí đây. Vậy ta phải chờ cho bọn tuần qua khỏi rồi sẽ vào đó trộm lấy vàng bạc mà dùng đỡ lúc nghèo.

                              Đến chừng bốn người Nội thị đi ngang qua đó, thấy Thoại Long liền la lớn lên.

                              Thoại Long kinh khủng, lật dật chém bốn người Nội thị rồi cạy cữa vào kho lấy vàng mà trở về cho ngụ.

                              Ðến nơi Thoại Long moi đất chôn các đồ báu nơi dưới giường. Không ai biết, đến nơi Trân Kiển Thăng, Lý Lưu Phương cũng không hay đặng.

                              Rạng ngày Trung Thân vương hay đặng chuyện ấy, đếm lại trong kho thì đã mất hết hai chục nén vàng, nặng chừng hai trăm lượng, một chục đính vàng nặng chừng năm mươi lượng, và mười xâu chuổi bằng trân châu ; trị giá hết thảy có hơn một ngàn lượng bạc.

                              Trung Thân vương nỗi giận, truyền rao các nơi tìm kiếm mà bắt.

                              Từ ngày Tư Mã Thoại Long trộm đặng vàng ấy giấu ở dưới giường không dám bày ra, đến chừng tiền bạc không có mà xài, túng phải moi một đỉnh vàng đem đến tiệm vàng mà đỗi.

                              Người chủ tiệm là Châu Quang Kim, thấy vàng sanh nghi liền hỏi rằng :

                              - Khách quan tên họ là chi, quê quán ở đâu, xin cho tôi biết.

                              Tư Mã Thoại Long bày thiệt quê quán và tên họ của mình cho Châu Quang Kim nghe, rồi lại nói với Châu Quang Kim rằng :

                              - Ba anh em tôi đều đi hội thí, rủi thay hai người đau nặng, chạy thuốc hết tiền, cho nên phải đỗi đính vàng nầy mà xài.

                              Châu Quang Kim nói :

                              - Để tôi cậy người coi lại cho biết cao thấp thế nào, rồi sẽ định giá mà trả cho khách quan.

                              Nói rồi liền kêu gia đinh gom lại đặng có vây phủ đặng có bắt Thoại Long mà giải cho Trung Thân vương.

                              Lúc ấy Thoại Long thấy Châu Quang Kim và bọn gia đinh nói to nhỏ với nhau, đứa thì cầm cây, đứa thì cầm hèo, thì biết việc đã lậu rồi, liền ráng sức đánh cùng bọn ấy giải vây mà chạy.

                              Châu Quang Kim là người yếu đuối bị Tư Mã Thoại Long đá một đá, té ngữa chết tươi.

                              Tư Mã Thoại Long thấy Châu Quang Kim chết rồi thì lật đật chạy về chổ ngụ, bọn gia đinh không dám rượt theo, chạy đến báo với quan Giám thành.

                              Quan Giám thành cả kinh, đến lấy khẫu cung và khán nghiệm thi hài, rồi đem đỉnh vàng ấy báo với Trung Thân vương.

                              Trung Thân vương lật đật sai quân thị vệ đem binh đến vây nhà Quảng Đông hội quán, bắt Tư Mã Thoại Long giao cho quan Bình uý.

                              Lúc ấy Trần Kiển Thăng, Lý Lưu Phương và các cử tử nơi nhà Hội quán thấy Tư Mã Thoại Long bị bắt thì ai nấy đều đem dạ bất bình, đến chừng hay rỏ các việc đỗi vàng bị bắt thì không rõ ngay gian.

                              Tư Mã Thoại Long bị bắt đem đến nha quan Bình úy.

                              Quan Bình úy tra khảo mấy phen thì Tư Mã Thoại Long cũng cứ một lời mà khai rằng :

                              - Hồi chiều hôm qua tôi ra ngoài thành, xãy gặp một người mà tôi không biết tên họ, cầm đính vàng năn nỉ khiến tôi mua. Lúc ấy lòng tôi tham rẻ, ý muốn kiếm lời, cho nên mới lầm của tang ấy, chớ tôi không phải là kẻ trộm cướp, cúi xin đại nhơn xét lại cho tôi nhờ, nếu quả tôi là kẽ trộm lẻ nào cã nhà Hội quán không ai hay, còn như tôi đã trộm lấy của ấy, lẻ nào lại dám đổi tại thành nầy ? Vã lại tôi là Võ cử đã có phẩm hàm, mình chịu ơn nước, lẽ nào không biết giử lấy danh giá mà làm điều xấu như vậy.

                              Quan Bình úy xét chưa ra lẻ, bèn khiến giam cầm vào ngục.

                              Các cữ tữ dọ đặng mấy lời khai ấy thì có lòng mầng.

                              Lý Lưu Phương nói :

                              - Thoại Long là người chí thân của tôi, vì sự rủi ro mà mang tội như vậy, thiệt cũng oan lắm, xin liệt vị tưởng tình lo phương giải cứu, thì ơn ấy ví tợ non cao.

                              Các cử tử nghe nói đều đồng ý mà lo kế.

                              Trần Kiển Thăng nói với các cữ tử rằng :

                              - Bây giờ chúng ta đứng tên với nhau làm tờ cáo trạng đến dưng cho Trung Thân vương xin tha tội cho Thoại Long. Làm như vậy, họa may người có động lòng dung thứ thì thôi, như người không dung thì chúng ta sẽ tính kế khác. vả lại chúng ta vào thi, Trung Thân vương cũng ra nơi giáo trường coi chúng ta thao diễn, chừng ấy chúng ta nhân dịp xin người dung thứ cho Thoại Long, như người không dung thì sẽ rủ nhau đồng lòng không chịu vào trường, làm cho tới trước thánh minh, tâu rành phải quấy, thì mới thiệt kế vạn toàn.

                              Ai nấy đều khen phải.

                              Lý Lưu Phương bớt rầu một ít, bèn cậy Trần Kiển Thăng làm tờ cáo trạng cho các cử tử đứng tên đủ mặt, rồi đem dưng cho Trung Thân vương.

                              Trung Thân vương xem tờ ấy thì cười thầm mà không nhậm lời.

                              Các cử tử thấy vậy nỗi giận, rũ nhau đến tại Binh Bộ đường nói mình không muốn thi.

                              Binh Bộ thượng thơ là Triệu Sùng Ân, lật đật hỏi rằng :

                              - Các ngươi vì có việc chi mà bán đò nhi phế, vã việc ứng thí như may kim đặng bảng đề danh, thì một là vinh diệu tổ tông, hai là phong thê ấm tử, phú quí vinh huê, hưởng điều khoái lạc trọn đời, cớ sao các ngươi đã đến đây rồi, khi không lại muốn về như vậy, hay là các người bị ai hiếp đáp, có điều oan ức chi đây ? Nếu quả như vậy thì phải thưa thiệt với ta, ta sẽ liệu phương bày giải, đặng cho các ngươi cứ việc ứng thí mà lấy chữ công danh với đời.

                              Các cử tử nghe hỏi như vậy thì đem các việc Tư Mã Thoại Long đỗi vàng bị bắt thuật lại với Triệu Sùng Ân.

                              Triệu Sùng Ân nghe đã minh bạch thì nói rằng :

                              - Té ra các người vì việc Thoại Long bị Trung Thân vương vu oan mà đồng lòng về hết, như vậy thì cũng đáng khen. Nay ta mới rỏ Tư Mã Thoại Long là người võ cữ, thì cũng đem dạ bất bình. Thôi, để ta đến tại Vương phủ xin Trung Thân vương dung thứ cho Thoại Long, như người rộng lòng dung thứ thì thôi, còn có việc chấp nê bất ngộ, ỷ thế Thân vương, quyết lòng muốn hại Thoại Long, thì đến mai đây là ngày lâm trào, các người hội lại mà tâu việc ấy thì Trung Thân vương không lẻ nói gì nữa đặng.

                              Các cữ tử nghe nói như vậy, thảy đều mừng rỡ, bèn từ giả trở về chổ ngụ.

                              Triệu Sùng Ân hối quân dọn kiệu thẳng đến Vương phũ.

                              Trung Thân vương tiếp rước và thết đải trà xong rồi thì Triệu Sùng Ân đứng dậy vòng tay thưa rằng :

                              - Tôi có một việc cúi xin Đại vương rộng lòng dung thứ.

                              Trung Thân vương hỏi :

                              - Thượng thơ có việc chi nói phứt đi, không can gì đâu mà phòng ngại.

                              Triệu Sùng Ân tỏ bày việc trước cho Trung Thân vương nghe, rồi xin Trung Thân vương rộng lòng dung thứ cho Tư Mã Thoại Long.

                              Trung Thân vương nghe nói như vậy thì nghĩ rằng :

                              - Tư Mã Thoại Long là người võ cử, không lẻ chịu làm kẻ trộm, chắc là mua lầm của gian, bấy giờ bọn cử tử đồng lòng kêu nài, lại có Triệu Sùng Ân năn nỉ như vậy thì ta cũng nên thả ghe theo nước, đặng làm chút nhân tình với va.

                              Nghỉ như vậy bèn nói vói Triệu Sùng Ân rằng :

                              - Khi ban đầu, đương cơn nóng giận chưa kịp xét suy, e chẳng khỏi oan khúc, nay có Thượng thơ đên phân rành rẽ tôi mới nghĩ lại, thiệt cũng nên thả.

                              Nói rồi liền truyền cho thị vệ thả Thoại Long ra đó.

                              Triệu Sùng Ân thấy Thoại Long thì thật mừng, liền khiến tạ ơn Trung Thân vương mà trở về hội quán.

                              Thoại Long vâng lời tạ ân Trung Thân vương và Triệu Sùng Ân Xong rồi thì thì giả từ về hội quán, Triệu Sùng Ân cũng từ giả Trung Thân vương mà về dinh.

                              Lúc ấy các cử tử nơi hội quán đương ngồi bàn luận về việc Thoại Long, thấy Thoại Long bước vào, ai nấy đều mừng rỡ.

                              Thoại long nói :

                              - Tuy là nhờ có Triệu đại nhơn giúp sức, song cũng bỡi nơi liệt vị thương tình. Thân tôi còn đặng sống đây, thì nhờ ơn liệt vị rất lớn. Nếu không có liệt vị thì tôi đã hồn xuống suối vàng rồi.

                              Các cữ tữ đều nói :

                              - Chúng tôi tưởng tình đồng hương nên cứu nhau như vậy, nếu cứu không đặng thì cũng chẳng nên thi cử làm gì, ngày nay cứu đặng nhơn huynh chúng tôi lòng mừng hết sức.

                              Bèn bày tiệc ăn mừng với nhau.

                              Nói về Tân khoa giải ngươn là Tống Thành Ân, vốn người ở huyện Đông Hoãn, thuộc tĩnh Quảng Đông nay vì đã cận ngày thi cho nên nhóm võ cử, nai nịt hẳn hòi, đều tới giáo trường thao diễn.

                              Nguyên tại Kinh thành Thiên tử có bày một chổ giáo trường để cho các cữ tử tập luyện, nơi giáo trường ấy có phân ra bốn nẻo đường, đặng cho cử tử cưỡi ngựa tập luyện, trong bốn nẻo đường phân ra hoặc sáu tỉnh chạy chung một đường, hoặc năm tĩnh chạy chung một đường, các cữ tử nơi Quảng Đông chung tiền lại xin làm một đường riêng, đặng cho rộng rải.

                              Từ ấy đến nay cũng đã lâu rồi, cho nên bọn cữ tử nầy nhiều người không rỏ tích trước.

                              Lúc ấy Đơn Như Hoè là Giải ngươn nơi Sơn Đông thấy đường Sơn Đông thiên hạ rất nhiều, dung rủi bất tiện, cho nên rủ bọn võ cữ tỉnh mình qua đường Quảng Đông tập cho dễ.

                              Té ra mới vừa dượt ngựa đặng đôi ba vòng thì lại có người chạy ra cản trở hỏi rằng :

                              - Liệt vị là người tỉnh nào, sao lại đến đây mà thao dượt ngựa ?

                              Các võ cử nói :

                              - Chúng ta là người Sơn Đông đến đây ứng thí, vì nay đã gần ngày thi cho nên ra đây dượt ngựa.

                              Người ấy nói :

                              - Không đặng, không đặng, đường nầy thuộc về Quãng Đông, liệt vị là người Sơn Đông, không đặng dượt ngựa đường nầy, phải qua đường bên phía Tây kia mà dượt.

                              Sơn Như Hoè nghe nói nổi giận nạt rằng :

                              - Đừng có nói bậy, giáo trường của Thiên tử lập ra, để cho võ cử dượt ngựa, chúng ta muốn dượt đường nào cũng đặng, ngươi chớ nói bậy mà bị dòn.

                              Hai đàng cải lẩy cùng nhau, Tống Thành Ân cũng đương dượt ngựa, nghe có tiếng cãi lẩy không biết cớ gì, lật đật rủ bọn võ cử lại đó xem, hỏi ra mới biết là bọn ấy giành đường Quảng Đông mà ra chuyện ấy.

                              Tống Thành Ân nói :

                              - Đường nầy là đường Quảng Đông, các tỉnh dều biết, cớ sao các ngươi lại dám làm ngang.

                              Các cử tử Sơn đông đều nói đường của Triều đình sắm cho các cử tử dượt ngựa, ngươi là người gì lại dám gọi là của riêng mà cản trở chúng ta vậy.

                              Hai đàng cải lẩy với nhau không ai nhịn ai, ý muốn gây cuộc tranh chiến.

                              Comment


                              • #30
                                Hồi Thứ Bốn Mươi Hai



                                An Phước đánh thua Phi Long các
                                Triệu Hổ thâu phục Kim Ngao hùng





                                Lúc Tống thành Ân thấy bọn võ cử Sơn Đông quyết ý gây dữ như vậy, thì kêu bọn võ cữ tỉnh mình trở về hội quán thương nghị rằng :

                                - Chúng ta sắp đặt mưu kế sẳn sàng, làm cho chúng nó thất kinh một phen, thì mới hết điều hậu hoạn.

                                Bọn võ cử nói :

                                - Bây giờ phải liệu làm sao, trừ cho đặng bọn ấy ?

                                Tống Thành Ân nói :

                                - Theo ý tôi tưỡng thì chúng ta phải làm kế mai phục, dụ cho chúng nó tới núi Hĩ phong, rồi la lên một lượt làm thủ vĩ hiệp công, thì ắt thắng đặng.

                                Bọn võ cử đều khen kế hay. Bèn sai người đến hẹn ngày giờ với bọn Sơn Đông đặng giao chiến.

                                Nói về bọn võ cử Sơn đông thấy bọn võ cử Quảng Đông sai người hẹn này gíao chiến thì cũng y kỳ đến đó đánh.

                                Đánh chưa bao lâu, bọn võ cử Quảng đông rùng rùng chạy hết. Bọn Sơn đông không rỏ là kế dụ địch, cứ việc rượt theo.

                                Té ra theo đặng bảy tám dặm đường, tới núi Hỉ phong thấy có một tốp cử tử áp ra chận phía sau lại, bọn cử tử phía trước trở lại hiệp công, vây bọn Đơn Như Hoè vào giữa mà đánh.

                                Bọn Đơn Như Hoè thủ vỉ bất nan tương cố, cự địch không lại, tả xông hữu đột ráng đánh hết sức mới ra khõi vây vở chạy tứ tán. Bọn võ cử Quảng Đông cũng không truy cản, trở về hội quán dọn tiệc ăn uống với nhau.

                                Còn bọn võ cử Sơn Đông thấy bọn võ cử Quảng Đông không theo thì gom nhau lại, rồi trở về hội quán thương nghị mưu kế báo cừu Lúc ấy Đơn Như Hoè nói :

                                - Chúng ta bị nó làm kế mai phục, cho nên phải thua. Vã chăng đường đó là của triều đình, để cho cữ tử dượt ngưa, lẽ nào lại phân riêng ra cho người Quảng Đông đặng choán một đường, tôi dám chắc là tại Tống Thành Ân, Bạch An Phước và bọn cử tử, ỷ là phe đảng Quảng Đông đã mạnh lại đông cho nên tính bề cưỡng chiếm đường ấy, đặng có dượt ngựa rộng rải. Bây giờ chúng ta không lẽ chịu thua, để tôi đến tại Quảng Đông hội quán giao với bọn nó cho rành, hễ mình đánh thua một trận nữa thì chịu nhịn thua, đành để đường ấy cho nó dượt ngựa, còn như trận này nó bị thua, thì nó phải để đường cho mình dượt ngựa. Hễ nó chịu theo như vậy, chúng ta cũng ráng sức đánh với nó một trận nữa.

                                Các cử tữ đều khen phải.

                                Lúc gần ra đi, Ðơn Như Hòe lại nói với các bằng hữu rằng :

                                - Một mình tôi nói với nó, như nó lấy điều lễ nghĩa thì chẳng nói chi, nếu nó làm ngang, ý muốn gây dữ, thì một mình tôi chắc là không dám cải lấy với nó. Ấy vậy, phải chọn bảy tám người cho mạnh mẻ và cho lanh lợi, đặng có tới đó mà nói với nó, hễ nó làm thinh thì cũng làm lành, bằng nó gây dữ thì cũng gây dữ với nó. Các cử tử đều khen phải, bèn chọn bảy tám người mạnh mẻ và lanh lợi khiến theo Đơn Như Hoè mà thẳng tói Quảng Đông hội quán.

                                Đến nơi, bọn Tống Thành Ân cũng lấy lễ mà tiếp rước như thường. Thết đải xong rồi Ðơn Như Hoè nói rằng :

                                - Tôi muốn nói với liệt vị một điều, không biết liệt vị có bằng lòng không ?

                                Tống Thành Ân nói :

                                - Túc hạ nói chi thì nói, như vừa ý đặng thì tôi cũng vâng lời.

                                Đơn Như Hoè nói :

                                - Đường dượt ngựa của các tĩnh phía Sơn Đông thì liên tiếp với đường Quảng Đông. Chúng tôi thấy đường Quảng Đông ít người dượt ngựa, cho nên qua đó mà dượt, té ra mới qua đến đó chưa kịp dượt đường nào, mà đã sanh chuyện tranh đấu như vậy, chúng tôi cũng khó nỗi nhịn. Bây giờ đến đây xin cùng liệt vị một điều như muốn hòa hảo với nhau, phải cho chúng tôi mượn đở đường ấy mà dượt ngựa ít ngày, hễ cuộc thi xong rồi, thì chúng tôi trả lại lập tức.

                                Tống Thành Ân nói đường ấy cũng có duyên cớ, cho nên chúng tôi mới nói, còn như quả là đường của Triều đình, thì chúng tôi có giành làm gì.

                                Bạch An Phước nói :

                                - Tống huynh chẳng cần phải cắt nghĩa làm gì, vã chăng mấy đường ấy đều có cắm thẻ, hễ thấy đó thì các ổng đã biết rồi.

                                Bèn nói với Đơn Như Hoè rằng :

                                - Túc hạ trở về nói với các vị võ cử bên ấy, khiến họ đừng tưởng chuyện quấy mà sanh rầy rà, còn như quyết giành cho đường đàng ấy thì phải giáp chiến với nhau một trận nữa, hễ chúng tôi bị thua thì mới chịu nhượng đường ấy.

                                Bọn Đơn Như Hoè nghe nói, liền đứng dậy nói lớn rằng :

                                - Chúng tôi đến đây là quyết ý giao lại cho rành, đặng có giáp với nhau một trận nữa, hể chúng tôi đánh thua thì phải để đường cho liệt vị dượt ngựa, không dám léo tới chổ đó, còn như liệt vị đánh thua thì phải giao đường lại cho chúng tôi, chẳng đặng nói điều chi nữa. Ấy vậy chúng ta tới tại Phi Long các, mà đánh với nhau.

                                Nói rồi liền từ giả ra về.

                                Lúc ấy Tống Thành Ân nói với Bạch An Phước rằng :

                                - Khi nảy nhơn huynh nói cứng với nó, cho nên nó hẹn tới tại Phi Long các mà đánh, bây giờ nếu chúng ta không đánh với nó thì dở, còn đánh mà thua, thì lại thất danh hơn nữa.

                                Bạch An Phước nói :

                                - Nhơn huynh sao nhát lắm vậy, để mai tôi đi trước giáp chiến với nó, còn liệt vị theo sau tiếp ứng, phen nầy chúng ta đều phải ráng sức làm cho bọn nó khi phải phục mới thôi, dầu chẳng may mà bị thua nó, thì cũng phãi lập kế báo thù, đừng để cho bọn nó khinh dễ.

                                Ai nấy đều khen là người khẳng khái, bèn sai người đi đến Phi Long các mà thăm nghe hư thiệt.

                                Còn bọn Ðơn Như Hoè về đến Sơn Đông hội quán, các cử tử nghinh tiếp mà hỏi rằng :

                                - Liệt vị nhơn huynh qua đến Quảng Đông hội quán thương nghị thể nào, chúng nó có đành để cho chúng ta dượt ngựa đường ấy hay không ?

                                Đơn Như Hoè tõ thuật các lời Tống Thành Ân và Bạch An Phước đã nói khi đó cho các cử tử nghe rồi, lại nói vói các cử tử rằng :

                                - Chúng ta phải làm cho nó khiếp phục thì mới đặng êm, nếu để như vầy, tranh đấu chừng nào cho dứt !

                                Các cử tử hỏi :

                                - Nhơn huynh có mưu kế chi chăng ?

                                Đơn Như Hoè nói :

                                - Việc nầy phải tính cho đặng vạn toàn rồi sẽ tính mới đặng, nếu tính theo việc cầu may, e khi chẳng khỏi hư bại.

                                Các cử tử nghe nói đều đồng ý lo kế, kẻ tính phương nầy người lo thế khác, nghị luận rộn ràng không ra gì hết.

                                Đơn Như Hoè nói :

                                - Phi Long các là chỗ cậy cỏ rậm rạp, đường sá quanh co, mà lại chổ cao chỗ thấp, nếu chúng ta sắp đồ dẫn hỏa cho sẳn, mai phục nơi chổ rậm rạp, dụ cho bọn nó đến đó, nỗi lửa đốt rừng, ứng lên mà đánh thì thắng nó ắt đặng.

                                Các cử tử đều khen rằng :

                                - Đơn huynh lập kế rất hay.

                                Bèn rủ nhau đến tại Phi Long các mà hội chiến.

                                Lúc ấy người thám thính của bọn Quảng Đông dọ đặng tin ấy, lật đật trở lại Quảng Đông hội quán mà báo với anh em Bạch An Phước.

                                Bọn ấy nghe báo thì chừng kéo tới Phi Long các giao chiến.

                                Đến nơi thấy bọn cử tử Sơn Đông cũng gom nhau lại nơi phía hữu các ấy.

                                Nguyên khi ấy Đơn Như Hòe đến trước thì đã sắp đặt người nào phải phục chỗ nào, rồi mới gom lại nơi phía tả các ấy mà chờ bọn Quảng Đông đến đó.

                                Bọn Quảng đông không rỏ cơ mưu cho nên mới phải thua trận ấy.

                                Ngày thứ hẹn nhau đánh tại trước cửa Phi Long các.

                                Đánh đặng vài mươi hiệp bọn Sơn Đông đối địch không lại.

                                Đơn Như Hòe lật đật ra trận tiếp ứng mà đánh với Bạch An Phước, đánh đặng năm bảy hiệp, cũng chịu thua mà chạy.

                                Tư Mã Thoại Long, Lý Lưu Phương thấy bọn mình có thế mạnh mẻ, thì giục cử tử rượt theo mà đánh.

                                Theo đặng năm sáu dặm, đến một chỗ kia, rừng rú rậm rạp mà không thấy bọn cử tử Sơn Đông, thì bọn cử tử Quãng Đông mới tĩnh ngộ, biết rằng mình đã mắc mưu dụ địch, lại sợ về việc hỏa công, bèn hội nhau trở lại cho kịp.

                                Té ra vừa mới trở lại đã nghe một tiếng pháo nỗ, bốn phía rừng đều có lửa cháy rần rần.

                                Bọn cử tử Quãng Đông kinh hải, kiếm đường mà chạy, chẳng dè chạy ra phía nào, đều có bọn cử tử Sơn Đông đón đường mà đánh. Bọn Quảng Đông ráng sức cự địch.

                                Song khi đương đánh phía trước lại bị bọn cử tử ở phía sau lưng áp tới làm cho bọn Quảng Đông lưởng đầu thọ địch, thảy đều kêu trời liên thinh, vở chạy tứ tán.

                                Bọn Sơn Đông thấy vậy cũng rộng lòng dung thứ không thèm đuổi theo, rủ nhau trở về hội quán.

                                Còn bọn cử tử Quảng Đông chạy ra khỏi rừng, cũng gom nhau lại trở về hội quán.

                                Về tới nơi, Tống Thành Ân thương nghị với bọn cử tử ấy rằng :

                                - Chúng ta bị thua trận nầy, chắc là chúng nó chiếm đoạt đường dượt ngựa của chúng ta rồi. Bây giờ chúng ta không lẻ nhịn thua, phải tính thế khác mà trừ chúng nó. Vậy liệt vị có kế chi chăng ?Bạch An Phước ngẩm nghĩ giây lâu rồi mới đáp rằng :

                                - Tôi nhớ lại, có một người nầy trừ bọn Sơn Đông rất dễ.

                                Các cử tử đều hỏi :

                                - Người ấy là ai đâu ?

                                Bạch An Phước nói :

                                - Người ấy bà con với tôi tên là Trần Hi Nhan, sức mạnh vô cùng bây giờ cũng dự về việc khão thí nơi võ trường, lại đặng làm chức cai quãn, nếu cậy đặng người ấy báo thù thì thâu phục bọn Sơn Đông rất dễ, song e va sợ mang tiếng mà không chịu giúp chúng ta. Các cử tử nói :

                                - Lời ấy rất phải, Trần Hị Nhan đã có sức mạnh lại có quyền thế nếu va chịu giúp chúng ta, lẻ nào bọn ấy không phục. Vậy thì Bạch huynh đến thử năn nĩ với va, may khi va cũng tưỡng tình mà giúp sức.

                                Bạch An Phước nghe theo, bèn đến ra mắt Trần Hi Nhan mà tỏ thuật đầu đuôi và xin giúp sức báo thù.

                                Trần Hi Nhan nói :

                                - Tôi cũng có hay huyện ấy, song vì lánh việc hiềm nghi, cho nên không dám ra mặt mà giúp sức. Nay nghe túc hạ tỏ việc bọn cử tử Sơn Đông khi dễ bọn Quảng Đông như vậy tôi cũng đem dạ bất bình, vậy túc hạ hãy trở về hội quán mà an nghĩ, để tôi tính kế binh vực.

                                Bạch An phước rất mầng, bèn từ giả trở về hội quán.

                                Ngày thứ, có người đến với bọn cử tử Quãng Đông rằng :

                                - Không biết ý gì, hôm nay bọn cử tử Sơn đông không dám dượt ngựa nơi đường Quảng Đông, kéo nhau trở lại hội quán hết rồi. Bọn Bạch An Phước nghe nói rất mầng, kể chắc là Trần Hi Nhan đã chế phục bọn Ðơn Như Hòe đặng rồi.

                                Bèn thương nghị cùng các cử tử, sắm sanh lễ vật đến tạ Trần Hi Nhan và mời tới tại hội quán để mở tiệc rất lớn.

                                Lúc ấy có quan Tổng binh trấn ngoài mé biển, tên là Diêu Văn Thăng nay đã dẹp yên nước Hải Ba, vua nước ấy phải dâng biểu chịu tấn cống mỗi năm, lại có dâng một con gấu xứ ấy, tên là gấu Kim Ngao, gấu ấy bề cao bốn thước, bề dài từ đầu chí đuôi tám thước, mình giống mình trâu, miệng như miệng chuột, sắc lông lại vàng, sức mạnh thái quá.

                                Diêu Văn Thăng thấy vua Hải Ba chịu dâng thứ lạ như vậy cùng có lòng mầng, nhưng mà không dám tự chuyên, bèn dâng Sứ thần về trào, đặng có tâu cùng Thiên tử.

                                Về đến Kinh đô, Diêu Văn Thăng dắt Sứ thần vào nơi Hoàng Huê quán an nghỉ.

                                Lúc ấy lại có Nhan Như Thám dẹp đặng nghịch thần là Cao Phát Sĩ, nay vâng chiếu triệu về trào. Nhan Như thám là người Quảng Đông, cho nên bọn cử tử Quảng Đông hay Nhan Như Thám về, thãy đều mầng rỡ, lật đật nghinh tiếp vào nhà hội quán dọn tiệc thết đãi.

                                Trong khi ăn uống đàm đạo cùng nhau, nói đến chuyện Ðơn Như Hoè cậy mạnh làm ngang, chiếm đoạt đường ngựa, nay nhờ thế lực của Trần Hi Nhan mà lấy lại đặng, cho nên dọn tiệc ăn mầng như vậy đó.

                                Nhan Như Thám nghe nói nổi giận bèn nói rằng :

                                - Nếu bọn Sơn Đông làm ngang như vậy, thiệt là không kiêng vương pháp, chẳng kể triều đình, tự tư dĩ hậu, chúng nó êm đi thì thôi, nếu còn làm ngang giành đường ấy nữa, thì tôi vào chầu tâu rõ sự tình, ắt là chúng nó chẳng khỏi mang tai.

                                Bọn cử tử Quảng đông đếu mầng, ngở là mình đã có thế, bọn Sơn Đông không dám làm gì nữa rồi, chẳng dè bọn Sơn Đông còn muốn tranh nữa, ngặt vì kiếm chưa đặng thế. Nay nghe Diêu Văn Thăng về trào thì bọn Sơn Đông mầng rỡ hết sức.

                                Lúc ấy Đơn Như Hoè nói với bọn cử tử ấy rằng Diêu Văn Thăng là người đồng hương với chúng ta, mà lại là bà con với tôi nữa, nếu tôi đến tỏ với va về việc bị Trần Hi Nhan và bọn Quảng Đông hiếp đáp, mà xin va giúp sức, may khi va cũng nghe theo, nếu va nhậm lời chịu giúp thì bọn Quảng Đông ắt phải nhịn thua.

                                Các cử tử đều mừng, hối thúc Sơn Như Hoè phải đi lập tức.

                                Đơn Như Hoè từ giã bọn cử tử ấy, lên kiệu thẳng tới Hoàng Huê quán.

                                Đến nơi ra mắt Diêu Văn Thăng xong rồi, thì Đơn Như Hoè tỏ thuật các việc cho Diêu Văn Thăng nghe và cậy giúp sức báo thù. Diêu Văn Thăng nói :

                                - Để mai tôi vào chầu tâu rõ các điều, mà xin trị tội mấy người làm đầu trong đám ấy coi thử chúng nó còn dám tranh hành nữa không.

                                Đơn Như Hoè nghe nói mừng rỡ hết sức, bèn từ tạ trở về hội quán.

                                Nói về Nhan Như Thám và Diêu Văn Thăng, đàng thì binh vực người Sơn Đông, một đàng thì bênh vực người Quảng Đông.

                                Đêm ấy qua đến canh năm, hai người thay đổi triều phục thẳng tới Ngọ môn, cái lẩy với nhau một hồi, đến chừng nghe tiếng chuông rung, hai vị đại thần lâm trào nhiếp chính.

                                Diêu Văn Thăng, Nhan Như Thám và văn võ bá quan vào chầu xong rồi thì Diêu Văn Thăng tâu rằng :

                                - Tôi đã dẹp yên Hải Ba quốc, vua nước ấy chịu đầu, sai Sứ thần tấn công một con gấu lớn tên là Kim Ngao hùng. Bây giờ còn ở nơi Ngọ môn mà đợi chỉ.

                                Hai vị đại thần chưa kịp phán dạy điều chi, kế thấy Nhan Như Thám tâu về việc mình đã dẹp yên bọn gian thần Cao Phát Sĩ, rồi lại tâu các việc Đơn Như Hoè và bọn cử tử Sơn Đông cậy mình làm ngang, chiếm đoạt đường riêng của Quảng Đông mà xin nhị vị Đại thần phân đoán.

                                Diêu Văn Thăng nghe Nhan Như Thám tâu như vậy thì liền quì xuống tâu rằng :

                                - Nhan đại nhơn binh người đồng hương ra tâu như vậy thật là quấy lắm. Khi tôi về tới Kinh sư thì đã nghe hết sự tích cử tử Quãng Đông hiếp đáp cử tử Sơn Đông rồi. Nay Nhan đại nhơn mong giúp kẻ dữ toan hiếp người lành như vậy, thiệt là bõ luật triều đình, cúi xin nhị vị Đại nhơn thẩm xét. Vã chăng đường dượt ngựa đó là của triều trình sắm cho cử tử tập luyện, nay bọn Quảng Đông chiếm cứ đường ấy, thiệt là không kể triều đình, cúi xin nhị vị Đại nhơn xét lại.

                                Nhan Như Thám nghe Diêu Văn Thăng tâu như vậy thì nỗi giận đứng dậy mà nói lớn tiếng.

                                Diêu Văn Thăng cũng nói lớn tiếng.

                                Hai đàng đối đáp với nhau một người một tiếng, hóa ra một đám mắng lộn tại giữa trào đình.

                                Văn võ bá quan giải hòa không đặng, Trần Hoằng Mưu thấy vậy nghĩ ra một kế, bèn kêu tên hai người ấy nói rằng :

                                - Hai người chẳng nên tranh luận, để ta phán đoán cho mà nghe : Nay có Sứ thần bên nước Hải Ba, tấn cống một con gấu lớn, bây giờ đương đợi chỉ nơi Ngọ môn. Ấy vậy ngày mai nhóm các cử tử Quãng Đông và Sơn Đông tựu lại giáo trường, rồi đem gấu ấy ra đó truyền cho cử tử trong hai tỉnh ấy như có người nào ra đánh sức một với gấu mà trừ nó đặng thì đường dượt ngựa đó thuộc về tĩnh của người ấy rồi, không ai còn nói gì nữa, còn như ai dở bị gấu ấy giết chết thì thôi.

                                Diêu Văn Thăng và Nhan Như Thám đều bằng lòng vưng lời.

                                Hai vị đại thần truyền bải chầu.

                                Diêu Văn Thăng và Nhan Như Thám đều về hội quán tõ thuật các điều trong trong lúc hội chầu cho các cử tử nghe.

                                Các cử tử đều bằng lòng đánh cùng gấu ấy.

                                Ngày thứ, cữ tử trong hai tĩnh đều đến giáo trường mà đợi.

                                Tới chừng nhị vị Đại thần ra đến đó thì truyền lịnh rằng :

                                - Cử tử Quảng Đông và Sơn Đông tranh đường dượt ngựa sanh rầy với nhau hàng ngày cho nên ta phải hội tại chỗ nầy, truyền cho bọn cử tử đặng rõ : Như trong đám cử tử có người trong tỉnh nào ra đánh sức một đấu với gấu Kim Ngao nầy mà thắng nó đặng, thì đường dượt ngựa thuộc về tỉnh ấy, không ai tranh trỡ chi đặng, còn như cự địch không lại gấu ấy, lại bị nó giết thì bọn đồng hương phải đem về chôn cất, không đặng nói tiếng chi cả. Lời ta đã định như vậy, ai muốn đánh với gấu ấy thì phãi ra giữa giáo trường xướng tên họ cho ta biết rồi sẽ giáp chiến.

                                Nói vừa dứt lời, Diêu Văn Thăng ra giữa giáo trường xướng tên họ mình rồi mới nhảy vô trong rào, tới lại trước mặt gấu ấy, ý muốn đạp một đạp mà giết gấu ấy cho rồi, chẳng dè gấu ấy né khỏi làm cho Diêu Văn Thăng bị té giữa đất, gấu ấy nhảy tới bắt sống Diêu Văn Thăng xé thây ra làm hai.

                                Lúc ấy Đơn Như Hoè vừa muốn nhãy vô cứu, song cứu không kịp, thấy Diêu Văn Thăng bị gấu xé thây, thì lòng rất giận, hối bọn cử tử hiệp sức với mình, nhào đại vô rào trừ khử gấu ấy cho đặng, một là báo thù cho Diêu Văn Thăng, hai là lấy cớ giết đặng gấu ấy mà tranh đường dượt ngựa.

                                Chẳng dè gấu ấy rất mạnh, tuy các cử tử Sơn Đông hiệp sức đánh với nó, nhưng đánh cũng không lại, bị thương rất nhiều, chừng ấy liệu bề cự địch không lại, bọn cử tử Sơn Đông kéo nhau chạy ráo.

                                Còn bên phe cử tử Quảng Đông, là Tống Thành Ân ra đánh với gấu ấy, song đánh không lại, chút nữa đã bị gấu ấy giết rồi.

                                Triệu Hỗ thấy gấu ấy đương rượt Tống Thành Ân thì nhảy ra rượt theo gấu ấy mà đạp một đạp tại xương đuôi rất nặng, gấu ấy bị đạp rất đau, mình mẩy bải hoải, la một tiếng lớn dường như sấm.

                                Triệu Hổ thừa thế nhảy tới, cởi đại lên lưng gấu ấy, một tay thì nắm gáy, một tay thì đánh loạn đả, hai chơn thì thúc nơi hông mà hỏi gấu ấy rằng :

                                - Loài nghiệt thú, mi đã chịu phục hãy chưa ?

                                Lạ thay, gấu ấy là loài thú nhưng mà cũng hiểu tiếng người, khi nghe Triệu Hổ nói bấy nhiêu lời, liền quì móp cúi đầu đụng đất đôi ba phen làm như chịu lạy.

                                Triệu Hỗ thấy vậy lòng không nỡ giết bèn buông gấu ấy ra không đánh nữa, lại dắt gấu ấy ra trước mặt nhị vị Đại thần mà phục mạng.

                                Comment

                                Working...
                                X