Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

N h ữ n g N h â n V ậ t Trong Tác Phẩm "A n h H ù n g X ạ Đ i ê u" Của Kim Dung

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • N h ữ n g N h â n V ậ t Trong Tác Phẩm "A n h H ù n g X ạ Đ i ê u" Của Kim Dung




    Âu Dương Khắc tuy gọi Âu Dương Phong là chú nhưng sự thật là con trai Âu Dương Phong,
    do Tây Độc tư thông với chị dâu mình sinh ra. Y rất được Âu Dương Phong yêu quý, học được
    võ công chân truyền của chú mình, trở thành thiếu chủ nhân của núi Bạch Đà.

    Âu Dương Khắc phẩm hạnh thấp kém, háo sắc nhưng trí tuệ cao thâm khó lường, y thường
    bắt những phụ nữ xinh đẹp về làm tỳ thiếp cho mình. Âu Dương Khắc cũng là kẻ tự cao tự đại,
    sống ở Tây Vực, chưa từng tiếp xúc với các cao thủ võ lâm, Âu Dương Khắc thường tự cho mình
    là võ công thứ hai trong thiên hạ, chỉ xếp sau Âu Dương Phong.

    Trong truyện Anh Hùng Xạ Điêu, Âu Dương Khắc xuất hiện với tư cách khách mời của Triệu vương
    nước Kim Hoàn Nhan Hồng Liệt, cùng đám Linh Trí Thượng Nhân, Sa Thông Thiên, Bành Liên Hổ
    âm mưu tiêu diệt anh hùng trong thiên hạ. Tại đây y gặp gỡ Hoàng Dung, thấy nàng xinh đẹp, đáng yêu,
    y lập tức theo đuổi, quyết tâm chiếm đoạt. Tuy vậy, do Hoàng Dung cơ trí hơn y rất nhiều lần nên
    Âu Dương Khắc không thể đạt được mục đích. Y cũng đã từng cùng chú mình đến đảo Đào Hoa để cầu
    hôn Hoàng Dung nhưng cũng không thành.

    Cuối cùng khi dạt vào Áp Quỷ đảo cùng Hoàng Dung và Hồng Thất Công, y bị Hoàng Dung lập mưu cho
    đá đè gãy hai chân.

    Quay trở về Trung Nguyên, trong lúc sơ ý, y bị Dương Khang đâm chết.




  • #2


    Hồng Thất Công (洪七公) là nhân vật trong tiểu thuyết Anh Hùng Xạ Điêu của Kim Dung. Ông cũng tiếp tục xuất hiện trong tiểu thuyết tiếp theo Thần Điêu Hiệp Lữ.
    Hồng Thất Công là bang chủ thứ mười tám của Cái Bang, tính ham ăn ham rượu, từng một lần vì mải ăn uống mà để một vị huynh đệ chết thảm. Ông tức giận tự chặt một ngón tay của mình để trừng phạt, từ đó giang hồ gọi ông là Cửu Chỉ Thần Cái. Hồng Thất Công võ công rất cao siêu, tại Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, ông là một trong Thiên hạ ngũ tuyệt, xưng tụng là Bắc Cái. Hai môn võ nổi tiếng của Hồng Thất Công là Giáng Long Thập Bát Chưởng và Đả Cẩu Bổng Pháp.


    Trong Anh Hùng Xạ Điêu.

    Hồng Thất Công là đương nhiệm bang chủ Cái Bang, trong một lần bôn tẩu giang hồ, vô tình gặp cặp tình nhân trẻ tuổi Quách Tĩnh, Hoàng Dung. Hoàng Dung nhanh chóng nhận ra đây chính là vị tiền bối Cửu chỉ thần cái lừng danh nên ra sức nấu ăn, chế ra các món ngon miệng để dẫn dụ ông, khiến ông dạy cho Quách Tĩnh trọn bộ Giáng Long thập bát chưởng. Bản thân nàng cũng được ông truyền cho quyền pháp Tiêu Dao Du.
    Sau này khi Hồng Thất Công bị Âu Dương Phong đả thương, cùng Hoàng Dung trôi dạt vào Áp Quỷ đảo, tưởng mình không qua khỏi, ông tiếp tục dạy nàng Đả Cẩu Bổng Pháp và truyền chức bang chủ Cái Bang cho nàng. May sao ông được Quách Tĩnh nói cho khẩu quyết Cửu Âm chân kinh, tự tu luyện nên công lực phục hồi nhanh chóng. Cũng trong thời gian này ông kể cho Quách Tĩnh và Hoàng Dung nghe về nguồn gốc Cái Bang, và ông cũng kể về ngày xưa Cái Bang có một vị tiền bối danh xưng là Tiêu bang chủ uy trấn giang hồ, áp đảo quần hùng ở Tụ Hiền Trang(*)
    Cuối truyện, trên đỉnh Hoa Sơn, Hồng Thất Công xuất hiện, vạch rõ những sai trái của Cừu Thiên Nhận, khiến y thành tâm hối cải, quy y cửa Phật.
    (*): Trong lần sửa đổi mới nhất của Anh hùng xạ điêu, nhà văn Kim Dung đã kết nối Thiên Long Bát Bộ và Xạ Điêu Tam Bộ Khúc. Vị Tiêu bang chủ này chính là Tiêu Phong trong "Thiên Long Bát Bộ".


    Trong Thần Điêu Hiệp Lữ:

    Sang phần này Hồng thất công đã rất già. Ông cùng với Âu Dương Phong đánh nhau trên đỉnh Hoa Sơn từ lúc công lực còn dồi dào đến lúc cả hai đều sức cùng lực kiệt . Cuối cùng 2 người gặp được Dương Quá, Hồng Thất Công đã truyền lại Đả Cẩu Bổng Pháp cho chàng để chàng thay mình đánh nhau với Âu Dương Phong, Âu Dương Phong lần lượt hoá giải hết 35 chiêu của Đả cẩu Bổng Pháp nhưng đến chiêu cuối cùng thì y nghĩ mãi không ra cách đối phó đến bạc cả đầu. Cuối cùng Âu Dương Phong và Hồng Thất Công hòa giải mối hận thù cùng ôm nhau mà chết. Mộ của 2 người được đặt cạnh nhau.

    Comment


    • #3


      Bao Tích Nhược (包惜弱) là mẹ của Dương Khang, vợ của Dương Thiết Tâm và Hoàn Nhan Hồng Liệt. Bà là con một thầy đồ tư thục ở thôn Hồng Mai. Trong đời bà lấy hai người chồng: Người thứ nhất là Dương Thiết Tâm, người thứ hai là Hoàn Nhan Hồng Liệt. Dương Khang (hay Hoàn Nhan Khang) là con của bà với người chồng trước.

      Bà thời trẻ nhan sắc vô cùng diễm lệ, lại có lòng nhân từ, hay cứu giúp người, động vật. Cái tên Tích Nhược của bà cũng là do cha bà căn cứ theo tính cách bà mà đặt ra.

      Bà kết hôn với Dương Thiết Tâm ở thôn Ngưu gia, được hai năm thì mang thai. Cùng lúc đó, bà cứu sống một người lạ mặt bị Khưu Xử Cơ đánh trọng thương trước cửa nhà bà. Chẳng ngờ, kẻ đó chính là Hoàn Nhan Hồng Liệt, vương tử nước Kim. Thấy bà xinh đẹp, y chẳng những không trả ơn vợ chồng bà mà còn đưa quân đến tấn công họ, truy sát Dương Thiết Tâm còn với bà, y giả vờ nhân nghĩa, cứu bà khỏi đám quân lính. Bao Tích Nhược không biết rõ nội tình bên trong, lại nghĩ chồng đã chết, cuối cùng đành chấp nhận lấy Hoàn Nhan Hồng Liệt. Tại đây bà sinh hạ một đứa con trai, đặt tên là Hoàn Nhan Khang, thực ra đứa trẻ là con Dương Thiết Tâm.

      Dù ở trong phủ vương gia nhưng bà vẫn không nguôi nhớ về chồng, quê hương cũ. Sau này, khi Dương Thiết Tâm bị bắt đến phủ vương gia, hai người nhận ra nhau, cùng nhau bỏ trốn. Quân Kim truy đuổi rất gấp, cùng đường, hai người tự vẫn.

      Comment


      • #4


        Chu Bá Thông (tiếng Trung: 周伯通) hay Châu Bá Thông là một nhân vật có thật sống vào cuối thời Bắc Tống, có ảnh hưởng trong việc sáng lập Toàn Chân giáo. Tuy nhiên, từ sau năm 1957, nhiều người biết ông như là một nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung với ngoại hiệu Lão Ngoan Đồng (老頑童), xuất hiện trong hai phần đầu của Xạ Điêu tam bộ khúc, gồm Anh Hùng Xạ Điêu và Thần Điêu Hiệp Lữ.

        Tuy nổi tiếng là nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp, nhưng Chu Bá Thông là một nhân vật có thật trong lịch sử. Tuy nhiên tư liệu về ông rất ít. Một số ghi chép ít ỏi cho biết ông sống vào cuối thời Bắc Tống, cùng thời với Vương Trùng Dương, là người Ninh Hải, Sơn Đông, đồng hương với một số thành viên trong nhóm Toàn Chân Thất tử là Đan Dương tử Mã Ngọc, Trường Chân tử Đàm Xứ Đoan, Ngọc Dương tử Vương Xứ Nhất, Quảng Ninh tử Hách Đại Thông và Thanh Tĩnh tản nhân Tôn Bất Nhị.

        Chu Bá Thông sinh thời rất ngưỡng vọng Vương Trùng Dương. Bấy giờ, Vương đang vân du truyền đạo khắp nơi, đã thu nhận Khưu Xứ Cơ, Đàm Xứ Đoan, Mã Ngọc, Vương Xứ Nhất và Hách Đại Thông làm môn đệ. Mãi đến khoảng tháng 4 năm 1169, Vương cùng các đồ đệ mới trở về Ninh Hải. Chu Bá Thông khi đó đã mời Vương Trùng Dương tới nơi cư trú của mình, có tên là "Kim Liên Đường" để đàm đạo. Tại đây, vợ của Mã Ngọc là Tôn Bất Nhị xuất gia theo Toàn Chân giáo. Tháng 8 năm đó, Vương thành lập Tam giáo Kim Liên hội, một chi nhánh của Toàn Chân giáo, đặt dưới sự trợ giúp của Chu Bá Thông. Sau đó, Vương tiếp tục đến huyện Phúc Sơn truyền đạo, thu nạp Lưu Xứ Huyền.

        Những hành trạng khác của Chu Bá Thông không thấy tài liệu nào ghi chép tới.


        Anh Hùng Xạ Điêu

        Trong bộ truyện này, hành trạng của Chu Bá Thông được tái hiện theo lời kể của nhân vật với nhân vật Quách Tĩnh trên đảo Đào Hoa. Theo đó, ông vốn là một đứa trẻ mồ côi được Vương Trùng Dương nuôi dưỡng, nhận làm sư đệ và truyền thụ võ công cho.
        Sau Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, Vương Trùng Dương lo sau khi mình qua đời, không ai đủ sức chế ngự Âu Dương Phong nên cùng Chu Bá Thông tới Đại Lý gặp Đoàn Trí Hưng để bàn bạc. Trong thời gian ở Đại Lý, Chu Bá Thông làm quen với Lưu Anh, một sủng phi của Nam Đế, dạy nàng thuật điểm huyệt. Hai người nảy sinh tình cảm và có quan hệ với nhau, sinh ra một đứa con. Vì chuyện này, Chu Bá Thông hết sức sợ hãi, xin lỗi Đoàn Trí Hưng và bỏ đi. Về sau đứa bé bị Cừu Thiên Nhận đánh trọng thương, Đoàn Trí Hưng vì ghen mà không cứu, Lưu quý phi đành giết chết đứa nhỏ. Đây là căn nguyên của những oán hận về sau giữa Lưu phi, Chu Bá Thông, Đoàn Trí Hưng và Cừu Thiên Nhận.

        Sau khi Vương Trùng Dương mất, Vương Trùng Dương giao bộ Cửu Âm Chân Kinh cho sư đệ Chu Bá Thông cất giữ. Chu Bá Thông trên đường đi giấu bí kíp gặp vợ chồng Hoàng Dược Sư, bằng trí nhớ tuyệt vời của vợ, Hoàng lão tà nhanh chóng có được nội dung Cửu Âm chân kinh. Tuy vậy cũng vì phải ra sức nhớ nội dung bộ kinh thư, vợ Đông Tà chết ngay sau khi sinh Hoàng Dung. Chu Bá Thông biết mình bị lừa bèn tìm đến đảo đào hoa để cướp lại Cửu Âm Chân Kinh. Không may bị lạc vào Đào hoa trận và bị Hoàng Dược nhốt ông trên đảo Đào Hoa 15 năm.

        Chu Bá Thông ở trên đảo, nhàn rỗi vô sự, sáng tạo ra tuyệt học Không Minh quyền và Song thủ hỗ bác.

        Mười lăm năm sau, Hoàng Dung vô tình phát hiện ra nơi giam giữ Chu Bá Thông, thấy ông tính tình trẻ con nên thường đến chơi với ông. Hoàng Dược Sư biết chuyện nổi giận mắng con gái thậm tệ. Hoàng Dung giận cha bỏ đi, từ đó quen biết Quách Tĩnh.

        Khi hai người Quách Hoàng trở lại đảo, Quách Tĩnh không quen đường lối, lạc đến chỗ Chu Bá Thông. Hai người nói chuyện tâm đầu ý hợp. Chu Bá Thông đòi kết nghĩa huynh đệ với chàng. Dù tuổi tác hai người chênh lệch rất xa nhưng do ông nằng nặc yêu cầu, Quách Tĩnh đành đồng ý. Sau đấy, Chu Bá Thông khéo léo dạy Quách Tĩnh Không Minh quyền, Song thủ hỗ bác và cả Cửu Âm chân kinh.

        Từ đó đến cuối truyện, Chu Bá Thông rời đảo Đào Hoa, gây ra rất nhiều sự phiền phức vì tính tình trẻ con của ông nhưng cũng may không có hậu quả nghiêm trọng.


        Thần Điêu Hiệp Lữ

        Trong Thần Điêu Hiệp Lữ, Chu Bá Thông tuy đã già thêm hai ba chục tuổi nhưng vẫn giữ tính nết trẻ con như cũ, võ công ngày càng mạnh. Ông rất thích nô giỡn với Tiểu Long Nữ, dạy nàng Song thủ hỗ bác, lại lấy cắp bình mật nuôi ong của nàng.

        Chu Bá Thông cũng nhận một đệ tử là Gia Luật Tề, tuy nhiên do càng lớn, Gia Luật Tề càng đoan chính, không thích đùa giỡn nên ông cấm không cho chàng gọi ông là sư phụ.

        Cuối truyện, ông hóa giải những truyện hiểu lầm, oan nghiệt trước đây với Anh Cô (tên của Lưu quý phi sau khi rời cung) và Nhất Đăng Đại Sư (tên của Đoàn Trí Hưng sau khi đi tu), cùng nhau giúp Quách Tĩnh bảo vệ thành Tương Dương. Ông chính là người gợi ý cho Dương Quá giết cao thủ Mông Cổ, Kim Luân Pháp Vương.

        Tại Hoa Sơn luân kiếm lần thứ ba, Chu Bá Thông được bầu là người giỏi nhất, hiệu là Trung Ngoan Đồng (中頑).

        Võ lâm ngũ bá

        Trong tiểu thuyết dựa Kim Dung "Võ lâm ngũ bá", Chu Bá Thông hồi nhỏ tên là Chu Cẩu nhi, vốn là con hoang của một người đàn bà trẻ nhưng góa chồng bị một người đàn ông họ Dạ hiếp.

        Comment


        • #5


          Hoàng Dược Sư, hiệu Đông Tà, biệt hiệu Hoàng Lão Tà là nhân vật trong tiểu thuyết Anh Hùng Xạ Điêu của Kim Dung. Ông cũng xuất hiện trong bộ truyện tiếp theo Thần Điêu Hiệp Lữ.

          Hoàng Dược Sư là đảo chủ đảo Đào Hoa, tính tình quái dị, cô độc, làm mọi việc theo ý mình, thường chê bai cổ nhân. Võ công của ông cũng rất cao siêu, nhanh, chuẩn, lạ và đẹp. Các môn tuyệt kỹ của ông là Lạc Anh thần kiếm chưởng, Ngọc Tiêu kiếm pháp, Đàn chỉ thần công, Lan Hoa Phất Huyệt Thủ, Hoàng Phong Tảo Diệp Thoái Pháp và Bích Hải Triều Sinh Khúc. Hoàng Dược Sư từng làm một đôi câu đối về võ công của mình: "Đào hoa ảnh lạc bay thần kiếm - Bích hải triểu sinh trỗi ngọc tiêu".


          Tiền Anh Hùng Xạ Điêu

          Sau lần Hoa Sơn luận kiếm thứ nhất, Hoàng Dược Sư được bầu (xếp) vào Thiên hạ ngũ tuyệt, danh xưng là Đông Tà. Trên đảo Đào Hoa, Hoàng Dược Sư nhận sáu đệ tử là Khúc Linh Phong, Lục Thừa Phong, Trần Huyền Phong, Mai Siêu Phong, Vũ Nhãn Phong và Phùng Mạc Phong. Ông lại lấy nữ sĩ Phùng Thị Mai Hương làm vợ, sinh ra Hoàng Dung. Phùng Thị không biết võ công nhưng lại có một trí nhớ siêu việt. Ngay sau đó, Phùng Thị vì tổn hao tâm lực viết lại Cửu Âm chân kinh, lại thêm sinh nở khó khăn nên qua đời. Tiếp đó lại xảy ra chuyện Trần Huyền Phong và Mai Siêu Phong lấy cắp quyển hạ Cửu Âm chân kinh trốn đi. Hai sự việc này khiến Hoàng Dược Sư bị chấn động mạnh về tâm lý. Ông đánh gãy chân những đệ tử còn lại, đuổi ra khỏi đảo, lại nhốt Chu Bá Thông trên đảo Đào Hoa. Từ đó, Hoàng Dược Sư một mình nuôi con.

          Trong 1 tác phẩm kiếm hiệp khác dựa theo truyện của Kim Dung là Võ lâm ngũ bá nói về lần Hoa Sơn luận kiếm thứ nhất,Hoàng Dược Sư có tên thật là Hoàng Cố, là đệ tử của 1 nhà sư tên Chu Đồng. Chu Đồng tương truyền cũng là sư phụ của danh tướng Trung Hoa Nhạc Phi, 2 anh hùng trong tiểu thuyết Thủy Hử là Lư Tuấn Nghĩa và Lâm Xung.


          Anh Hùng Xạ Điêu

          Một lần cô bé Hoàng Dung giấu cha đến chơi với Chu Bá Thông, Hoàng Dược Sư nổi giận mắng mỏ con gái thậm tệ. Hoàng Dung giận cha bỏ vào đất liền. Hoàng Dược Sư đành đi tìm, trên đường đi gây ra không ít rắc rối với Giang Nam Thất Quái, Toàn Chân thất tử vì tính tình kì quái của mình.

          Khi Hoàng Dung muốn cưới Quách Tĩnh, Hoàng Dược Sư rất không vừa ý vì cho rằng chàng quá ngu ngốc nhưng cuối cùng ông cũng đồng ý khi nhận ra được những điểm tốt của chàng.


          Thần Điêu Hiệp Lữ

          Hoàng Dược Sư không xuất hiện nhiều trong Thần Điêu Hiệp Lữ. Trong phần này, ông nhận Trình Anh làm đệ tử và truyền thụ Lạc Anh Kiếm Pháp cho Trình Anh, tiếp đó lại giúp Dương Quá đánh đuổi Lý Mạc Sầu. Sau cùng hợp sức với Quách Tĩnh, Hoàng Dung đánh lui quân Mông Cổ tại thành Tương Dương.

          Cuối truyện, trong lần Hoa Sơn luận kiếm thứ ba, Hoàng Dược Sư vẫn được bầu (xếp) vào Thiên Hạ Ngũ Tuyệt tiếp tục đứng phía đông, mang danh Đông Tà. Cảm khái ông, nhà thơ dịch giả Nguyễn Tôn Nhan viết:

          "Chính tà nguồn cội là đâu?
          Ðộc tôn duy ngã, chốn Ðào Hoa chơi
          Mênh mông tiếng sáo trùng khơi"


          Tuyệt chiêu

          Đạn chỉ thần công là 1 trong 3 tuyệt kỹ (cùng với Lạc anh thần kiếm chưởng và Ngọc tiêu kiếm pháp) của Đảo chủ đảo Đào Hoa Hoàng Dược Sư trong tiểu thuyết kiếm hiệp Anh hùng xạ điêu của nhà văn Kim Dung. Người dùng Đạn chỉ thần thông phải dùng 1 hòn sỏi nhỏ, lấy ngón cái và ngón trỏ bắn đi, thủ pháp rất nhanh nhưng uy lực rất ghê gớm. Đây là loại chỉ pháp vô song, sánh ngang cùng Nhất dương chỉ của Nhất Đăng đại sư.

          Ngoài Hoàng Dược Sư ra, trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung chỉ có Quách Tĩnh, Dương Quá (trong Thần điêu hiệp lữ), Dương Tiêu (trong Ỷ thiên đồ long ký) và Tạ Yên Khách (trong Hiệp khách hành) biết sử dụng tuyệt kỹ này (Dương Quá được đích thân Hoàng Dược Sư dạy nhưng ông không cho Dương Quá nhận ông là sư phụ, còn Tạ Yên Khách thì nhận mình chỉ luyện được đến mức Đạn chỉ, còn Thần công thì chưa đạt tới)

          Comment


          • #6


            Dương Khang là người thông minh, cơ trí, võ công được học từ Khưu Xử Cơ và học được vài chiêu trong cửu âm bạch cốt trảo do Mai Siêu Phong dạy.

            Dương Khang là con của Dương Thiết Tâm và Bao Tích Nhược, quê tại Ngưu Gia Thôn. Cái tên Dương Khang là do đạo sĩ phái Toàn Chân, Trường Xuân Tử Khưu Xử Cơ đặt cho với ý nghĩa mong y và người anh em kết nghĩa Quách Tĩnh không quên mối nhục Tĩnh Khang của Đại Tống ngày trước.

            Vương gia nước Kim là Hoàn Nhan Hồng Liệt vì say mê nhan sắc mẹ y, đã mang quân tấn công Ngưu Gia Thôn. Cha y mất tích, mẹ y đành tạm thời nhận Hoàn Nhan Hồng Liệt làm chồng. Y đẻ ra mang họ Hoàn Nhan, gọi là Hoàn Nhan Khang và được Khưu Xử Cơ nhận làm học trò, truyền thụ võ nghệ cho.

            Sau do tình cờ y phát hiện ra mình thực là con Dương Thiết Tâm nên lấy lại tên là Dương Khang nhưng trong lòng vẫn ôm mộng giàu sang phú quý, đi theo phò tá Hoàn Nhan Hồng Liệt chống lại quê hương mình, gây ra rất nhiều tội ác.

            Dương Khang giết Âu Dương Khắc và năm người trong nhóm Giang Nam Thất Quái để mong được Tây Độc Âu Dương Phong nhận làm đồ đệ. Âm mưu đó bị Hoàng Dung phát hiện, y định giết người diệt khẩu nhưng lại gậy ông đập lưng ông, trúng độc chết.

            Dương Khang rất chung tình, có một người con trai với Mục Niệm Từ - người duy nhất mà anh ta yêu, được Quách Tĩnh đặt tên là Dương Quá. Khác với cha, Dương Quá được người đời coi là một vị anh hùng với tên gọi Thần Điêu Hiệp Lữ. Đây cũng là nhân vật chính trong tiểu thuyết tiếp theo.


            Comment


            • #7


              Dương Thiết Tâm còn có tên khác là Mục Dịch là nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp Anh Hùng Xạ Điêu của Kim Dung. Ông là cháu nhiều đời của danh tướng chống Kim Dương Tái Hưng.

              Dương Thiết Tâm thân hình cao lớn, mặt mũi trắng trẻo, tính tình hào sảng. Ông dùng một ngọn giáo dài thi triển võ thuật gia truyền Dương gia thương pháp, cũng khá lợi hại. Dương Thiết Tâm là người Đại Tống, sau khi quân Kim đánh tiêu diệt Bắc Tống, ông chuyển xuống phương nam, sống tại Ngưu Gia thôn, gần phủ Lâm An. Ông kết nghĩa huynh đệ với Quách Khiếu Thiên, lấy vợ là Bao Tích Nhược. Ông và Quách Khiếu Thiên hẹn ước, nếu cả hai cùng sinh con trai thì cho chúng kết làm anh em, cùng sinh con gái cho kết làm chị em, một gái một trai thì cho kết làm chồng vợ.

              Sau vì vương gia nước Kim, Hoàn Nhan Hồng Liệt say mê nhan sắc vợ Dương Thiết Tâm nên mang quân đến tấn công nơi ở của họ. Ông bị thương nặng, may mà chạy thoát. Vợ chồng Dương Thiết Tâm lạc nhau từ đấy.

              Dương Thiết Tâm sau khi dưỡng thương khoẻ lại, liền đổi tên là Mục Dịch (chữ Dương tách ra thành chữ Mộc và chữ Dịch, lại đổi chữ Mộc thành chữ Mục nên gọi là Mục Dịch), nhận con gái nuôi là Mục Niệm Từ, đi khắp thiên hạ để tìm tung tích vợ mình và vợ chồng Quách Khiếu Thiên. Hơn mười năm bôn tẩu, khi Mục Niệm Từ đã lớn, ông cho dựng cờ tỷ võ chiêu thân, ai hạ được Mục Niệm Từ, người đó sẽ thành chồng nàng. Mục Niệm Từ trong một lần vô tình, đã được Hồng Thất Công truyền cho chút võ nghệ nên đánh bại nàng cũng không dễ.

              Đến Trung đô của nước Đại Kim, Bắc Kinh, Hoàn Nhan Khang, con của Triệu vương Hoàn Nhan Hồng Liệt, bỗng xuất hiện, lên tham gia tỷ võ. Y đánh bại Mục Niệm Từ nhưng chỉ coi đó là trò đùa, nhất định không chịu lấy nàng làm vợ. Quách Tĩnh khi đó đi ngang qua, bất bình ra tay can thiệp. Hai người đánh nhau nửa ngày trời, sau Vương Xử Nhất xuất hiện mời can thiệp được.

              Vì Quách Tĩnh trước sau cứ ép Hoàn Nhan Khang phải lấy Mục Niệm Từ, Hoàn Nhan Khang liền bắt hai cha con Mục Dịch, đem nhốt trong phủ của mình. Tại đây Dương Thiết Tâm phát hiện ra, vương phi của Hoàn Nhan Hồng Liệt chính là Bao Tích Nhược vợ mình và Hoàn Nhan Khang chính là con ruột của mình, Dương Khang.

              Vợ chồng gặp nhau vô cùng mừng rỡ nhưng Hoàn Nhan Khang nhất định không nhận ông là cha ruột của y. Hai người trốn đi nhưng lại bị Hoàn Nhan Hồng Liệt truy đuổi. Cuối cùng hai người cùng nhau tự sát.

              Comment


              • #8


                Giang Nam thất quái là nhóm bảy nhân vật trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu của Kim Dung. Người đứng đầu nhóm này Kha Trấn Ác còn tiếp tục xuất hiện trong tác phẩm tiếp theo Thần điêu hiệp lữ. Giang Nam thất quái là tên giang hồ sử dụng để gọi sau lưng họ còn khi gặp gỡ, người ta gọi họ một cách lịch sự là Giang Nam thất hiệp.

                Giang Nam thất quái bao gồm bảy người, đều sinh trưởng tại vùng Giang Nam. Họ sống với nhau từ nhỏ nên tình thân như ruột thịt, sẵn sàng xả thân bảo vệ nhau. Ngoài ra bảy người này cũng rất háo danh, háo thắng, đôi khi chỉ vì một vài chuyện nhỏ mà gây ra rắc rối không sao dàn xếp được.


                Phi thiên biển bức Kha Trấn Ác

                Kha Trấn Ác ngoại hiệu là Phi thiên biển bức (con dơi) là nhân vật hư cấu trong bộ tiểu thuyết anh hùng xạ điêu và Thần điêu hiệp lữ của nhà văn Kim Dung. Trong tiểu thuyết này Kha Trấn Ác là người đứng đầu nhóm Giang Nam thất quái nổi tiếng trên giang hồ thời bấy giờ và là đại sư phụ của Quách Tĩnh.

                Ông là em ruột của Phi thiên thần long Kha Tịch Tà. Trước đây hai anh em giao chiến với vợ chồng Hắc phong song sát Trần Huyền Phong, Mai Siêu Phong. Hai người địch không lại đôi vợ chồng này. Kha Tịch Tà bị giết còn Kha Trấn Ác bị đánh mù mắt. Vì vậy đối với Kha Trấn Ác, cặp vợ chồng Đồng Thi - Thiết Thi là kẻ thù số một.

                Là người đứng đầu, cũng là người nhiều tuổi nhất trong Giang Nam thất quái. Ông tính tình cổ quái, nóng vội, không biết xét trước sau. Nhiều lần vì sự nóng vội của ông ta mà gây ra chuyện hiểu lầm. Kha Trấn Ác bị mù do trận chiến đấu với Hắc phong song sát. Tuy vậy ông có tai thính và giỏi về ném phi tiêu và sử dụng tốt quyền trượng. Ông sử một cây quải trượng bằng sắt nặng và ám khí độc lăng. Võ công của Kha Trấn Ác mạnh mẽ, hơi độc ác và khá lợi hại.

                Sau khi thất bại trong cuộc cá độ với Khưu Xứ Cơ, Kha Trấn Ác và giang nam thất quái lên phía bắc vào đến Mông Cổ để tìm con của Quách Khiếu Thiên. Tại đây, nhóm người này đã gặp Quách Tĩnh và nhận cậu làm đồ đệ. Kha Trấn Ác là đại sư phụ của Quách Tĩnh. Với mong muốn Quách Tĩnh học võ thật giỏi để thắng trong cuộc tỉ võ với truyền nhân của Dương Thiết Tâm do Khưu Xứ Cơ dạy, ông đã bắt Quách Tĩnh tập luyện khổ cực nhưng sai phương pháp cộng với tư chất khờ khạo của Quách Tĩnh nên kết quả không khả quan.

                Kha Trấn Ác từng có hiểu lầm với Hoàng Dung xung quanh vụ việc Giang nam thất quái bị Âu Dương Phong giết chết và giàn cảnh đổ vạ cho Hoàng Dược Sư, sau đó hiểu lầm được giải tỏa và mối quan hệ giữa hai người tốt hơn. Đặc biệt là cả Hoàng Dung và Kha Trấn Ác có điểm giống nhau là đều có thành kiến với Dương Quá vì anh là con của Dương Khang.


                Diệu thủ thư sinh Chu Thông

                Ông đứng thứ hai trong Giang Nam thất quái. Chu Thông tinh thông sách vở, nhiều mưu mẹo, am hiểu chuyện đời. Chu Thông thường ăn mặc như một gã học trò nghèo, dùng quạt làm vũ khí. Ngoài ra Chu Thông chân tay rất mau lẹ, có thể lấy đồ trong túi người khác mà không ai hay biết. Võ công nổi tiếng của Chu Thông là "Phân cân thác cốt thủ", do ông tự luyện thành.


                Mã vương thần Hàn Bảo Câu

                Đứng vai thứ ba, thân thể béo lùn, thường dùng nhuyễn tiên làm vũ khí nhưng võ công cũng bình thường. Sở trường của ông là điều khiển ngựa.


                Nam sơn tiều tử Nam Hi Nhân

                Ông là người thứ tư. Ông ăn mặc như một người gánh củi. Võ công không có gì đặc biệt.


                Tiếu di đà Trương A Sinh

                Người này thân thể cao to, trông như một tay đồ tể. Trương A Sinh tâm tính thuần hậu thậm chí hơi ngốc nghếch. Ông thường dùng một con dao mổ lợn làm vũ khí nhưng cũng không xuất sắc lắm. Trương A Sinh có tình cảm rất đặc biệt với tiểu muội Hàn Tiểu Oanh.


                Náo thị hiệp ẩn Toàn Kim Phát

                Đứng thứ sáu, tuổi còn khá trẻ, trông như một người buôn bán. Ông dùng một cán cân lớn làm vũ khí. Võ công cũng chỉ ở mức bình thường.


                Việt nữ kiếm Hàn Tiểu Oanh

                Là người nhỏ tuổi nhất trong Giang Nam thất quái. Nàng khá xinh đẹp, thường làm nghề chài lưới, tính tình hiền hậu. Hàn Tiểu Oanh sử dụng kiếm theo Việt Nữ kiếm pháp.

                Anh hùng xạ điêu

                Trong Anh Hùng Xạ Điêu, bảy người vì đánh cuộc với Khưu Xử Cơ mà đến tận Mông Cổ tìm Quách Tĩnh dạy võ công cho chàng, hy vọng chàng có thể đánh bại Dương Khang, đệ tử của Khưu Xứ Cơ. Nhưng phương pháp của họ sai lầm nên võ công Quách Tĩnh tiến triển rất chậm.

                Tại đây họ hai lần chạm trán với Hắc phong song sát, tuy giết được Trần Huyền Phong, làm mù mắt Mai Siêu Phong nhưng Trương A Sinh cũng tử thương, khiến cho Hàn Tiểu Oanh ở vậy cả đời.

                Sau sáu người theo Quách Tĩnh về Trung Nguyên, lần lượt va chạm với Hoàng Dung, Hoàng Dược Sư, Âu Dương Phong mà hầu hết là do sự nóng vội của họ gây ra. Cuối cùng trên đảo Đào Hoa, năm người Châu Thông, Hàn Bảo Câu, Nam Hy Nhân, Toàn Kim Phát và Hàn Tiểu Oanh bị Âu Dương Phong và Dương Khang giết chết. Kha Trấn Ác tuy thoát chết nhưng do mắt mù lại hồ đồ nên cho rằng kẻ ra tay là Hoàng Dược Sư khiến Quách Tĩnh và Hoàng Dung lại có xung đột, rất lâu mới giải quyết được.

                Thần điêu hiệp lữ

                Trong bộ truyện tiếp theo, Kha Trấn Ác đã về ở cùng Quách Tĩnh, Hoàng Dung trên đảo Đào Hoa. Ông ta chăm sóc cho con gái vợ chồng họ Quách là Quách Phù. Cũng một vài lần Kha Trấn Ác gặp lại kẻ thù Âu Dương Phong nhưng đều bị đánh trọng thương không làm gì dược.

                Lần cuối cùng Kha Trấn Ác xuất hiện là gặp gỡ Dương Quá, nói rõ cho chàng biết về cha chàng, Dương Khang. Điều này đã giúp Dương Quá giải tỏa được hiểu lầm bấy lâu đối với Quách Tĩnh, Hoàng Dung.

                Comment


                • #9


                  Công Chúa Hoa Tranh là một nhân vật phụ trong truyện anh hùng xạ điêu của Kim Dung. Nàng là con gái út của Thành Cát Tư Hãn và Quang Hiếu Hoàng Hậu Bột Nhĩ Thiếp.


                  Nàng khi nhỏ lớn lên từ sa mạc nên bắn cung khá giỏi. Nàng làm bạn của Quách Tĩnh từ thủa niên thiếu cũng như anh trai Đà Lôi của nàng. Năm Quách Tĩnh 18 tuổi, do lập công nhiều nên được Thành Cát Tư Hãn quý mến và muốn gả công chúa Hoa Tranh cho chàng phong chàng làm Kim Đao Phò Mã. Nhưng vì Quách Tĩnh còn phải trả thù cho cha và cuộc hẹn 18 năm nên cuộc hứa hôn tạm hoãn.


                  Công chúa Hoa Tranh rất yêu Quách Tĩnh nhưng chàng thì chỉ coi nàng là em gái và sau này lại yêu quý Hoàng Dung và hình bóng nàng dần dần phai nhạt. Khi đến Ngưu Gia Thôn gặp Dương Khang và Dương Khang bịa đặt là Quách Tĩnh đã bị Đông Tà Hoàng Dược Sư giết chết nên rất đau buồn và liều mình tự vẫn may là được Đà Lôi ngăn lại. Sau đó nàng gặp lại Quách Tĩnh. Hoàng Dược Sư tức giận bảo chàng phải giết Hoa Tranh nhưng chàng suy đi nghĩ lại thấy đại trượng phu đã hứa là làm thì thề cưới hoa Tranh. Hoàng Dược Sư ra tay muốn giết nàng nhưng nàng được Hoàng Dung cứu giúp.


                  Sau này ở Mông Cổ vì biết Quách Tĩnh cùng Lý Bình sắp về Nam, vì muốn giữ chàng ở lại, nàng đã báo cho Thành Cát Tư Hãn biết mẹ con họ đã mở mật lệnh cẩm nang mà cha nàng đã giao cho Quách Tĩnh. Thành Cát Tư Hãn mang Lý Bình ra ép Quách Tĩnh phải nhận đi đánh Đại Tống, Lý Bình không chịu nghe theo và đã tự vẫn. Quách Tĩnh được Đà Lôi và Triết Biệt tha cho bỏ về Trung Nguyên và theo Hoàng Dung. Khi quân Mông Cổ chuẩn bị tấn công thành Tương Dương vì biết chàng tinh trung vì nước nên đã liều chết báo tin. Sau này nàng về Tây Vực sống cùng huynh trưởng Truật Xích ở tây Vực. Còn Quách Tĩnh thì sau này Lấy Hoàng Dung sinh được ba người con là Quách Phù, Quách Tương và Quách Phá Lỗ.

                  Comment


                  • #10


                    Hoàng Dung là nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết Anh Hùng Xạ Điêu của Kim Dung. Hoàng Dung cũng xuất hiện trong tác phẩm Thần Điêu Hiệp Lữ (phần thứ hai của Xạ Điêu Tam Bộ Khúc bao gồm: Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Hiệp Lữ và Ỷ Thiên Đồ Long Ký).

                    Hoàng Dung là con gái của đảo chủ đảo Đào Hoa, Đông Tà Hoàng Dược Sư và Phùng Hành. Nàng mồ côi mẹ từ nhỏ và được cha nuôi nấng, truyền thụ võ nghệ. Tính cách Hoàng Dung khá giống với cha mình, nàng thông minh, nhanh trí, nhiều mưu kế nhưng cũng rất đanh đá, cổ quái, thường làm việc theo ý mình. Hoàng Dung vô cùng xinh đẹp nhưng võ công rất cao, trên người mặc Nhuyễn Vị Giáp khiến cho những kẻ háo sắc không thể đến gần. Môn võ công nổi tiếng của nàng là Đả Cẩu Bổng Pháp.

                    Một lần Hoàng Dược Sư mắng nàng, Hoàng Dung liền bỏ đi. Trên đường đi nàng cải trang thành thằng bé ăn mày và vô tình gặp gỡ Quách Tĩnh. Hoàng Dung nhanh chóng bị thu hút bởi sự ngốc nghếch đáng yêu đến tốt bụng, thật thà, chất phác, lương thiện của Quách Tĩnh. Nàng đã sắp xếp cho Quách Tĩnh học võ công của Bắc Cái Hồng Thất Công. Bản thân nàng cũng học quyền pháp Tiêu Dao Du từ vị tiền bối này.

                    Trên quá trình hành tẩu giang hồ, Hoàng Dung và Quách Tĩnh đã trải qua rất nhiều sóng gió, có lúc bị thương nặng như chết đi sống lại, có lúc lạc nhau hàng tháng trời và cả những ngăn cấm của các tiền bối. Tuy vậy sau cùng hai người cũng vượt qua được tất cả và kết làm phu thê. Hoàng Dung sinh được ba người con: Quách Phù, Quách Tương và Quách Phá Lỗ.

                    Sang phần Thần Điêu Hiệp Lữ, tính cách nàng có phần thay đổi, do lần này nàng không còn là 1 người tự do nữa, mà giờ đây đã mang tư cách là 1 người chưởng môn, 1 người vợ và cũng là 1 người mẹ, nàng chín chắn hơn nhưng cũng lo nghĩ nhiều hơn (đặc biệt trong ý kiến của nàng với Dương Quá) khiến cho nhiều người đọc cảm thấy nàng không còn đáng yêu như ở phần Anh Hùng Xạ Điêu.

                    Thành tích lớn nhất của Hoàng Dung là bảo vệ thành Tương Dương trước sự xâm lăng của người Mông Cổ.

                    Kim Dung không nói rõ Hoàng Dung sinh năm bao nhiêu chỉ ước đoán nàng kém Quách Tĩnh khoảng 2 hoặc 3 tuổi.

                    Comment


                    • #11


                      Hoàn Nhan Hồng Liệt là con thứ sáu của hoàng đế nước Kim, Chương Tông Hoàn Nhan Cảnh, được phong tước Triệu Vương. Khi y sinh ra, chính quyền nước Kim đã bước vào giai đoạn suy thoái, trong khi các bộ lạc Mông Cổ dần lớn mạnh dưới sự chỉ huy của Thiết Mộc Chân. Hoàn Nhan Hồng Liệt được coi như một trong những nhân tài cuối cùng của nước Kim. Y thông minh, tài trí, lắm mưu nhiều kế, luôn ôm mộng lên ngôi vua, thống nhất Trung Quốc. Đối nghịch hoàn toàn với anh trai y, Tam vương tử, Vinh vương Hoàn Nhan Hồng Hy.

                      Trong một lần đi sứ ở Nam Tống, y và quân đội bị Khưu Xử Cơ đánh bại. Y bị thương nặng phải giả chết mới thoát nạn. Hoàn Nhan Hồng Liệt được vợ Dương Thiết Tâm, Bao Tích Nhược cứu sống, chăm sóc cho khỏi bệnh. Say mê nhan sắc của nàng, sau khi lành bệnh, y lại đem quân tấn công nơi ở của các ân nhân mình, giết chết Quách Khiếu Thiên, làm vợ chồng họ Dương lạc nhau. Tiếp đó y lại dụ dỗ, lấy Bao Tích Nhược làm vợ.

                      Tại nước Kim, Bao Tích Nhược sinh ra Dương Khang. Dù biết đó không phải con mình nhưng y vẫn rất yêu quý Dương Khang. Cặp cha con này rất tâm đầu ý hợp trong việc bàn mưu tính kế, cùng nhau toan tính tiêu diệt các cao thủ võ lâm, tấn công Đại Tống. Chúng̣ lần lượt mời các cao thủ như Sa Thông Thiên, Hầu Thông Hải, Bành Liên Hổ, Linh Trí thượng nhân, Lương Tử Ông, Âu Dương Khắc tới bàn bạc về việc này. Y nhanh chóng trở thành kẻ thù của Mông Cổ cũng như Đại Tống.

                      Sau cùng Hoàn Nhan Hồng Liệt đi sứ tới Hoa Thích Tử Mô, khuyên vua nước này chống quân Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn cùng Quách Tĩnh tấn công nước này, bắt được y. Hoàn Nhan Hồng Liệt bị Thành Cát Tư Hãn xử trảm.

                      Comment


                      • #12


                        Khâu Xứ Cơ hay Khưu Xứ Cơ (tiếng Trung: 丘处机; 1148 – 23 tháng 7, 1227) là đạo sĩ thời kỳ giao thời giữa nhà Kim và nhà Nguyên, tự Thông Mật, đạo hiệu là Trường Xuân Tử và Trường Xuân chân nhân, quê ở Thê Hà thuộc Đăng Châu (nay là huyện Tê Hà, tỉnh Sơn Đông).

                        Ông mồ côi cha mẹ từ nhỏ, năm 19 tuổi xuất gia học đạo tại núi Côn Lôn (Ninh Hải). Năm sau, bái Vương Trùng Dương (tổ sư của Toàn Chân Đạo) làm thầy. Có lẽ ông là người nổi tiếng nhất trong Toàn Chân thất tử. Sau về núi Long Môn (phía đông nam của thị trấn Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây ngày nay) tu luyện 7 năm, rồi sáng lập Toàn Chân Long Môn phái. Năm Đại Định thứ 28 (tức năm 1188), vua Kim Thế Tông (Hoàn Nhan Ung) triệu vời ông đến Trung Đô (nay là Bắc Kinh), biệt đãi và trọng vọng.

                        Năm 1190, vua Kim Chương Tông e ngại Toàn Chân giáo làm mê hoặc dân chúng nên đã ra lệnh cấm. Khưu Xử Cơ quay trở về Sơn Đông.

                        Năm 1219, Thành Cát Tư Hãn mời Trường Xuân tử đến gặp ông. Bức thư mời của Thành Cát Tư Hãn, tính theo lịch hiện nay thì viết ngày 15 tháng 5 năm 1219, hiện vẫn còn lưu giữ được và là một trong những di vật có giá trị lịch sử. Bức thư này cho thấy vị Khả Hãn Mông Cổ ghê gớm này lại là một môn đồ nhu mì của sự thông thái, cùng tính tình khiêm tốn và giản dị, gần như là rất nghiêm khắc trong sự tự rèn luyện, giác ngộ được nhiều triết lý về sự sống và quyền lực.

                        Sau chuyến đi Trường Xuân đã sống tại Bắc Kinh cho đến khi chết vào năm 1227. Ông bị bệnh mất, an táng ở Bạch Vân Quán (Bắc Kinh). Nguyên Thế Tổ (Hốt Tất Liệt) năm 1269 phong tặng ông hiệu Trường Xuân Diễn Đạo Chủ Giáo Chân Nhân.

                        Chuyến đi

                        Trường Xuân tuân theo lời thỉnh cầu này và rời Sơn Đông vào tháng 2 năm 1220 cùng 18 đệ tử để tới Bắc Kinh. Biết rằng Thành Cát Tư Hãn đã đi xa về phía tây trong các cuộc viễn chinh mới, nhà hiền triết này đã lưu lại tại đây trong mùa đông. Vào tháng 2 năm 1221 Trường Xuân lại lên đường, vượt qua miền đông Mông Cổ để đến doanh trại của người em Thành Cát Tư Hãn là Ujughen, gần hồ Bbr (hay Buyur), ở thượng lưu Kerulun-Amur. Từ đây ông đi về phía tây nam tới Kerulun, vượt qua khu vực Karakorum ở miền bắc khu vực trung tâm Mông Cổ, và sau đó vượt qua dãy núi Altay phần thuộc Trung Quốc ngày nay, có lẽ là gần khu vực Uliassutai. Sau khi đi ngang qua Altay ông đã đến Bishbalig, hay Ürümqi ngày nay (tiếng Duy Ngô Nhĩ: ئۈرۈمچى شەھرى, tiếng Trung: 乌鲁木齐, thủ phủ khu tự trị Tân Cương), và đi dọc theo sườn phía bắc của dãy núi Thiên Sơn tới hồ Sairam, Almalig (hay Kuija), và thung lũng giàu có Ili.

                        Sau đó đoàn của ông đến sông Chui (thuộc Kyrgyzstan ngày nay) và vượt qua sông này tới Talas (thị trấn nhỏ ở tây bắc Kyrgyzstan) và khu vực Tashkent, và sau đó vượt qua sông Jaxartes (tức sông Syr Darya) tới Samarkand, tại đây ông dừng lại vài tháng. Cuối cùng, qua cổng sắt Termit, vượt qua sông Oxus (sông Amu Darya), và theo đường tới Balkh (một thị trấn nhỏ thuộc Afghanistan ngày nay) và miền bắc Afghanistan, Trường Xuân đã đến được doanh trại của Thành Cát Tư Hãn ở gần dãy núi HinduKush. Nguyên Thái Tổ hỏi ông về phép tu luyện trường sinh bất tử, khen ông là thần tiên, phong là Đại Tông Sư, toàn quyền chưởng quản Đạo giáo trong thiên hạ, nhờ đó mà Toàn Chân Đạo trở nên cực thịnh

                        Ngày 7 tháng 3 năm 1223, đoàn của ông quay trở lại phía đông. Hành trình trở về của ông chủ yếu là theo lộ trình cũ nhưng nhanh hơn, với một số sự lệch hướng, chẳng hạn đến thăm Kuku-khoto. Ông về tới Bắc Kinh vào cuối tháng giêng năm 1224. Từ các câu truyện kể về chuyến đi của ông (Trường Xuân Chân Nhân tây du ký, được học trò và bạn đồng hành của ông là Lý Chí Thường viết, chính vì điều này mà tác giả của Tây du ký đôi khi được coi là Trường Xuân, nhưng điều này là không chính xác. Tây du ký do Ngô Thừa Ân viết. Sự nhầm lẫn như vậy là do tên gọi tương tự nhau của hai tác phẩm này) người ta có thể thấy một số hình ảnh đẹp và đầy sức sống nhất được tạo ra bởi thiên nhiên và con người giữa Vạn lý trường thành và Kabul, giữa biển Aral và Hoàng Hải. Đáng chú ý là các phác thảo về người Mông Cổ và người dân ở Samarkand cũng như các vùng phụ cận; bản miêu tả sự màu mỡ, phì nhiêu và các sản phẩm của khu vực này, cũng như của khu vực thung lũng Ili, tại hay gần Almalig-Kulja; và sự miêu tả các dãy núi lớn, đỉnh núi và hẻm núi, chẳng hạn dãy núi Altay, Thiên Sơn, đỉnh Bogdo-ola (?), và cổng sắt Termit. Ngoài ra, ở đây cũng thấy có các chi tiết đáng chú ý về vùng đất dường như là thuộc thượng nguồn sông Enisei.

                        Theo lệnh của Thành Cát Tư Hãn một số đất đai thuộc hoàng gia trước đó đã được chuyển giao cho ông để xây dựng nơi tu hành cho Đạo giáo. Ông chủ trương tam giáo bình đẳng, tác phẩm có: Nhiếp Sinh Tiêu Tức Luận, Đại Đan Trực Chỉ, Bàn Khê Tập, Huyền Phong Khánh Hội Lục, Minh Đạo Tập[cần dẫn nguồn].

                        Tiểu thuyết hóa

                        Ông được nhà văn Kim Dung xây dựng thành nhân vật Khưu (Khâu) Xử Cơ trong một cuốn tiểu thuyết của mình là Anh hùng xạ điêu.

                        Comment


                        • #13



                          Mai Siêu Phong (梅超風) hay Mai Nhược Hoa, là một nhân vật không có thực trong Xạ Điêu Tam Bộ Khúc, nổi tiếng với công phu "Cửu âm bạch cốt trảo" luyện từ Cửu âm chân kinh.

                          Cuộc đời

                          Từ nhỏ cha mẹ mất sớm, Mai Nhược Hoa sống lưu lạc với đứa em gái và sau được Tây độc Âu Dương Phong đem về Bạch Đà sơn trang nuôi dưỡng và nhận làm đệ tử. Sau khi gặp Trần Huyền Sanh, đại đệ tử của Cừu Thiên Nhẫn bang chủ Thiết Chưởng bang, cô đã đem lòng yêu mến, nhưng "chánh tà bất lưỡng lập" nên họ không dám đến với nhau. Sau này khi Trần Huyền Sanh nhận ra chính sư phụ mình, Cừu Thiên Nhẫn, vốn là người đã giết chết sư bá của chàng, chàng đã từ bỏ tất cả đi theo Mai Nhược Hoa. Nhưng vì chàng đã biết được bí mật của sư phụ nên ông ta luôn đuổi giết chàng. Bên cạnh đó, Tây độc Âu Dương Phong cũng biết được ý định Mai Nhược Hoa muốn bỏ trốn cùng người yêu nên đã giam cô ở Bạch Đà sơn trang. Trần Huyền Sanh muốn cứu Mai Nhược Hoa nhưng ý định bất thành. Chàng bèn nhờ Đông Tà Hoàng Dược Sư giúp đỡ. Sau này hai người được Đông Tà Hoàng Dược Sư nhận làm đệ tử và đặt tên cho Mai Nhược Hoa là Mai Siêu Phong và Trần Huyền Sanh là Trần Huyền Phong.

                          Hắc Phong song sát

                          Sau khi được Hoàng Dược Sư nhận làm đệ tử, Mai Siêu Phong và Trần Huyền Phong có dịp gần gũi nên tình cảm ngày càng nảy nở. Vì sợ sư phụ phát hiện, nên cả hai đã đánh cắp Cửu âm chân kinh rồi bỏ trốn khỏi Đào Hoa đảo. Chính vì việc này mà Hoàng Dược Sư đã cắt gân chân của tất cả các đệ tử còn lại rồi đuổi ra khỏi đảo.

                          Chỉ lấy cắp được quyển hạ (nửa dưới bộ Cửu âm chân kinh) ghi lại cách thức tập luyện ngoại môn mà thiếu mất quyển thượng (nửa trên Cửu âm chân kinh) ghi lại cách luyện tập nội công nên cả 2 không thể hiểu được cách thức luyện tập, cuối cùng đành luyện bừa võ công trong quyển hạ, dùng các phương pháp khác thường nâng cao nội công (Uống thạch tín), do luyện bừa mà thành 2 công phu biến tướng là "Cửu âm bạch cốt trảo" và "Tồi tâm chưởng" trong Cửu âm chân kinh, giết người tàn nhẫn nên giang hồ đã đặt cho 2 người ngoại hiệu là Hắc phong song sát (Trần Huyền Phong là "đồng thi", Mai Siêu Phong là "thiết thi"). Cũng vì đó mà mọi người lầm tưởng Cửu âm chân kinh là võ công cực kỳ âm độc.

                          Hắc phong song sát trên đường hành tẩu giang hồ đã xảy ra xung đột với 2 anh em Phi thiên thần long Kha Tịch Tà và Phi thiên biển bức Kha Trấn Ác. Kha Tịch Tà bị giết, Kha Trấn Ác bị mù đôi mắt. Do đó oán thù ngày càng sâu. Sau này, Kha Trấn Ác trở thành lão đại của Giang Nam thất quái. Trong một lần đụng độ với Giang Nam thất quái, Trần Huyền Phong bị giết, Mai Siêu Phong bị trọng thương, nhưng trốn thoát. Sau đó, Mai Siêu Phong và Giang Nam thất quái vẫn còn đánh nhau nhiều lần nữa.

                          Cái chết

                          Tuy đã bỏ trốn khỏi sư môn, nhưng Mai Siêu Phong vẫn rất kính yêu sư phụ Hoàng Dược Sư. Trong một lần đỡ đòn đánh lén của Âu Dương Phong cho sư phụ, Mai Siêu Phong bị trọng thương rồi chết, được Hoàng Dược Sư tha tội.

                          Comment


                          • #14





                            Mục Niệm Từ là một nhân vật phụ trong tiểu thuyết "Anh hùng xạ điêu", là con nuôi Dương Thiết Tâm, ngoài ra cô còn là đệ tử của Hồng Thất Công. Trong một lần tỷ võ chiêu thân, cô vô tình gặp được Dương Khang, anh là người duy nhất đã đánh bại được cô trong số những người muốn thử sức, lần đó cũng là lúc bắt đầu cho mối tình giữa họ. Trớ trêu thay, cha nuôi Dương Khang, Hoàn Nhan Hồng Liệt là người đã ép cha nuôi Mục Niệm Từ, cũng là cha ruột của Dương Khang phải chết.

                            Trong lòng cô tuy hận mà yêu, cô nhiều lần mong Dương Khang có thể quay đầu với cha nuôi mình mà về với cô, nhưng dù thế nào, Hoàn Nhan Hồng Liệt đã có ơn dưỡng dục với Dương Khang suốt mấy năm trời, ông thật sự coi Dương Khang là con đẻ của mình, vì lẽ đó Dương Khang đã rất lúng túng không biết làm thế nào. Đến cuối cùng Dương Khang cũng chưa thật sự đưa ra được 1 quyết định thì đã bị giết bởi chính mình khi anh cố ý ám hại Hoàng Dung. Sau khi Dương Khang mất, Mục Niệm Từ đã bỏ đi 1 mình và cô chẳng còn thiết gì nữa mà dành hết tâm sức ra để mà nuôi đứa con của cô với Dương Khang. Theo mong muốn của cô, đứa bé đã được Quách Tĩnh đặt tên là Dương Quá, và sau này, khác với cha của nó, đứa bé này đã trở thành 1 trong những người anh hùng của thời cổ, được anh hùng võ lâm xếp vào võ lâm ngũ tuyệt và mang danh hiệu Tây Cuồng Dương Quá.

                            Comment


                            • #15



                              Đoàn Chính Thuần (chữ Hán: 段正淳, bính âm: Duan Zhengchun) là vị hoàng đế trong lịch sử nước Đại Lý (giai đoạn Hậu Đại Lý, từ năm 1096 đến năm 1253). Vị vua cuối cùng của Tiền Đại Lý, Đoàn Chính Minh, là anh ruột của ông.

                              Trong lịch sử

                              Năm sinh và năm mất của Đoàn Chính Thuần hiện nay vẫn chưa rõ. Tổ phụ của ông là vua Hiếu Đức đế Đoàn Tư Liêm. Năm 1094, quyền thần Cao Thăng Thái bức ép hoàng đế cuối cùng Tiền Đại Lý là Đoàn Chính Minh thoái vị nhường ngôi, tự lập làm vua, cải quốc hiệu là Đại Trung. Tuy nhiên, chưa được 3 năm thì Cao Thăng Thái bệnh chết. Trước khi chết, Cao Thăng Thái có di chiếu lại cho con là Cao Thái Minh trả lại ngôi cho họ Đoàn, lập em của Đoàn Chính Minh là Đoàn Chính Thuần lên ngôi. Do thời gian gián đoạn 3 năm ngôi vị vào tay họ Cao, nên vương triều Đại Lý từ Đoàn Chính Thuần trở đi gọi là Hậu Đại Lý.

                              Trong những năm trì vị, Đoàn Chính Thuần sử dụng các niên hiệu sau:

                              * Thiên Thụ (1096)
                              * Khai Minh (1097-1102)
                              * Thiên Chính (1103-1104)
                              * Văn An (1105-1107)

                              Đoàn Chính Thuần trị vì đến năm 1107 thì nhường ngôi cho con là Đoàn Dự, xuất làm sư theo Phật giáo Mật Tông. Sau khi qua đời, ông được tôn thụy hiệu là Văn An Đế.

                              Trong tiểu thuyết

                              Đoàn Chính Thuần cũng là một nhân vật trong tiểu thuyết kiếm hiệp Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung. Ông được Kim Dung miêu tả ở lần đầu tiên, khi xuất hiện bên Tiểu Kính hồ: "Gương mặt hình chữ quốc, khoảng chừng ngoài bốn mươi nhưng chưa đến năm mươi, hình mạo uy võ nhưng áo thùng thình, xem chừng có vẻ tiêu sái". Lúc đấy, Đoàn Chính Thuần là em trai của đương kim hoàng đế nước Đại Lý Bảo Định Đế, giữ chức vụ Trấn Nam vương, tước hiệu Hoàng Thái đệ (sẽ được kế vị ngôi Hoàng đế). Ông được mô tả là một con người đa tình, "Yêu mĩ nữ hơn giang sơn", quan hệ với rất nhiều mĩ nữ nhưng tình cảm của ông dành cho họ đều rất thật lòng, và xem ra ông thật sự yêu thương, say mê họ (khi ở cạnh nhau).

                              Comment

                              Working...
                              X