Chương 28
Lại nhắc đến Chu Văn Tiếp ở trong núi Trà Lang ngày ấy nghe quân vào báo:
- Tướng quân Tống Viết Phước đi dọ đường đã về đến xin vào ra mắt tướng quân.
Tiếp cho vào, Tống Viết Phước nói:
- Tôi vâng lệnh tướng quân đi dọ đường này việc đã xong nên về bẩm báo.
Tiếp nói:
- Ta muốn đem quân vào Gia Định hợp sức với chúa chống giặc Tây Sơn. Ngặt nỗi thuyền bè không có, không thể đi đường biển được, nên mới nhờ tướng quân đi dọ đường vào Gia Định. Nay việc ấy thế nào?
Phước đáp:
- Lúc theo cha tôi là Tống Phước Hiệp đem quân từ Gia Định ra đánh Tây Sơn chiếm lại Bình Thuận, Diên Khánh, Phú yên, tôi nhận thấy từ thành Trấn Biên đến Quy Nhơn chỉ có một con đường đại lộ dọc theo miền duyên hải mà thôi. Con ở hướng Tây toàn là núi non rừng rậm. Nay ta bí mật mở một con đường theo sườn núi phía Tây đi là vào được Trấn Biên như đường đại lộ vậy. Tiếp do dự hỏi:
- Nhưng việc mở đường e rằng khó quá!
Phước vung tay nói:
- Tôi vì nóng lòng báo thù nhà đến nợ nước xin đem quân đi trước mở đường. Nếu không như thế ta đành ở mãi trong núi Trà Lang này sao?
Phước vừa dứt lời có quân vào báo:
- Chúng tôi bắt được một người xưng là kẻ tâm phúc của Nguyễn Phúc Ánh xin được vào gặp tướng quân.
Tiếp liền cho vào. Tên quân đến quỳ thưa:
- Chúa thượng thua binh ở Gia Định phải chạy ra đảo Phú Quốc lánh nạn. Ngươi sai tôi trình mật thư cho tướng quân Chu Văn Tiếp.
Tiếp nhận thư, xem xong mừng rỡ nói:
- Nay chúa viết mật chiếu phong ta làm Bình Tây đại Nguyên soái, bảo gấp đem quân vào Gia Định đánh Đỗ Nhàn Trập chiếm lại Sài Côn. Phen này Chu Văn Tiếp ta đã lập được đại công rồi vậy, thể chẳng uổng công ta phải nằm chờ thời cơ trong núi Trà Lang suốt mấy năm nay. Và chẳng uổng công Tốn tướng quân ọ đường vào Gia Định.
Nói xong liền sai Tống Viết Phước đem năm trăm quân đi trước mở đường, còn Tiếp cùng em là Chu Đoan Chân và bộ tướng là Phạm Văn Sở đem toàn quân cùng băng rừng vào Gia Định.
Chu Văn Tiếp nóng lòng chiếm Sài Côn, nhận chức Bình Tây đại Nguyên soái, Tống Viết Phước mang nặng thù nhà ai nấy đều hết lòng thúc quân mở đường. Tiếp chia quân làm năm đội, đội nào mệt đi sau nghỉ ngơi, đội khoẻ lại lên trước chặt cây xẻ núi. Cứ như vậy luân phiên nhau suốt mấy tháng trời vào được đến khu rừng phía Tây thành Sài Côn.
Chu Văn Tiếp hội các tướng bàn việc đánh chiếm Sài Côn. Phạm Văn Sở hiến kế:
- Vừa rồi Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ đem thuỷ binh vào đánh quân chúa ở sông Thất Kỳ Giang, các tướng đều tan tác mỗi người một ngã, chúa và Lê Văn Quân phải chạy ra đảo Phú Quốc lánh nạn. Theo tôi các tướng Hồ Văn Lân, Tống Phước Khuông, Tôn Phước Lương, Nguyễn Nghi hiện đang lẩn trốn ở phía Đông Nam thành Sài Côn. Nay ta sai người lên các nơi ấy bảo các tướng hội quân nơi đây uy hiếp Thị Nghè. Đỗ Nhàn Trập ắt phải đem quân trong thành ra đồn Thị Nghè ở mặt Đông mà chống giữ không đề phòng ở phía Tây thành. Khi ấy ta bất ngờ từ hướng Tây đánh tới chắc là chiếm được thành.
Chu Văn Tiếp khen:
- Phạm Văn Sở thật là cao kiến. Nhưng việc liên lạc với các tướng phải cậy ai bây giờ?
Tống Viết Phước ra nói:
- Tôi mang ơn tướng quân cứu mạng, nay xin lãnh trọng trách này. Và chăng năm xưa cha tôi là Tống Phước Hiệp, anh tôi là Tống Viết Nghĩa bị Nguyễn Huệ đánh chết, lửa báo thù còn nung nấu tâm can. Nay hai anh là Tống Phước Khuông và Tống Phước Lương lại bị anh em Nhạc, Huệ đánh ở Thất Kỳ Giang chưa biết sống chết thế nào, tính cốt nhục dày vò gan mật. Vậy tôi xin lặn lội đi tìm các tướng trước là do đại sự, sau là vì tình riêng. Xin tướng quân thuận cho.
Văn Tiếp cả mừng nói:
- Nếu tướng quân lãnh nhận trọng trách này ta con lo gì nữa!
Nói rồi rót rượu tiễn Tống Viết Phước.
Tống Viết Phước đem theo vài người thân tín tìm đường về ấp Hoà Hưng thì trời vừa tối. Phước bèn gõ cửa một ngôi nhà xin vào tá túc. Chủ nhà ra mở cửa là một cụ già râu tóc bác phơ tinh thần quắc thước, cốt cách tiên phong. Cụ già hỏi:
- Khách lạ người phương nào, đi đâu trong đêm vắng gõ cửa tệ xá có điều gì chăng?
Phước cung kính đáp:
- Tôi vì đi tìm người thân, lỡ đường trời tối. Xin tiên sinh cho tạm ngủ qua đêm, sáng mai lại đi tiếp.
Cụ già mời Phước vào nhà. May thay lúc ấy hai tướng Tống Phước Lương và Tống Phước Khuông lại đang tá túc nhà sau, nghe tiếng người lạ, Khuông và Lương lên nhìn quá khe cửa thì thấy em mình là Tống Viết Phước. Khuông và Lương vội chạy ra ôm chầm lấy Phước. Anh em bất ngờ hội ngộ mừng mừng tủi tủi. Khuông hỏi:
- Từ ngày anh em ta theo cha ra Phú Yên đánh giặc Tây Sơn. Sau Nguyễn Huệ dùng mưu dương Đông kích Tây đánh lấy thành Phú Yên. Cha bị trúng tên của con nữ tặc Bùi Thị Xuân, uất hận mà chết, hai em thì bị vây ở chân núi Trà Lang anh không làm sao cứu được, lòng vô cùng đau đớn. Đến nay đã sáu năm, vì sao em mới về được đến đây, còn tam đệ Tống Viết Nghĩa ở đâu?
Phước gạt nước mắt đáp:
- Lúc ấy em và tam ca Tống Viết Nghĩa phục ở phía Bắc thành dưới chân núi Trà Lang, nghe ở thành Phú Yên súng nổ ầm ầm, lửa cháy rực trời liền kéo quân về cứu cha, không ngờ thành đã bị chiếm mất rồi tam ca bị tướng giặc là Đặng Văn Long chém chết. Em liều mình tử chiến trong cơn tuyệt vọng. May thay có tướng quân Chu Văn Tiếp chiêu binh mãi mã lập căn cứ trong núi Trà Lang đem quân cứu em cùng mấy trăm binh sĩ. Nay em tìm đường về đây là theo lệnh Chúa thượng Nguyễn Phúc Ánh, đi tìm các tướng mời khởi binh khôi phục lại thành Sài Côn.
Lương lấy làm lạ hỏi:
- Sau khi thua trận ở Thất Kỳ Giang chúa tôi thất lạc mỗi người một ngả. Nay chúa đang ở đâu mà em vâng lệnh chúa được?
Phước lấy mật thư của Nguyễn Phúc Ánh trao cho hai anh rồi nói:
- Chúa chạy ra đảo Phú Quốc lánh nạn, cũng không rõ các tướng đang ẩn náu nơi đâu, nên người mới sai kẻ tâm phúc mang mật thư ra Phú Yên gọi tướng quân Chu Văn Tiếp đem binh vào Gia Định đánh Đỗ Nhàn Trập. Hiện Chu tướng quân đáng giấu quân ở cánh rừng phía Tây thành Sài Côn. Em mới lãnh mạng đi tìm các tướng hội quân theo lệnh Chu tướng quân đánh giặc.
Khương mừng rỡ hỏi:
- Chu tướng quân có bao nhiêu binh mã?
Phước đáp:
- Có một ngàn năm trăm binh mã.
Khuông lắc đầu nói:
- Quân Đỗ Nhàn Trạp có tới bốn ngàn người lại trong thành Sài Côn vững chắc, lương tháo dồi dào thì một ngàn năm trăm quân của Chu Văn Tiếp là sao đánh thành cho được.
Nghe Khuông nói xong, cụ già chủ nhà cười hỏi:
- Sau năm trước Nguyễn Huệ chỉ dùng có năm ngàn quân mà trong một đêm đánh thắng hai vận quân của Tống lão tướng quân. Đến nỗi anh em phá ly tán sáu năm mới gặp mặt là vi đâu?
Khuông quay sang cụ già đáp:
- Lúc ấy do cha tôi lầm kế giương Đông kích Tây của Nguyễn Huệ nên mới bại binh.
Cụ già lại nói:
- Vậy tại sao nay không dùng lại kế ấy để dùng một ngàn năm trăm quân Chu Văn Tiếp đánh bố ngàn quân của Đỗ Nhàn Trập. Việc này còn dễ hơn năm xưa Nguyễn Huệ dùng năm ngàn quân đánh hai vạn quân của Tống lão tướng quân rất nhiều.
Khuông liền hỏi:
- Dám hỏi tiên sinh kế thế nào là giương Đông kích Tây?
Cụ già đáp:
- Thành Sài Côn tiếng là bốn mặt, nhưng thực chất chỉ có hai vùng. Mặt Tây, Bắc là vùng đất bằng rừng rậm, mặt Đông, Nam là vùng kênh rạch sông ngòi. Nay quân ta vừa mới thua ở sông Thất Kỳ Giang, Đỗ Nhàn Trập ắt đề phòng tàn quân của ta nơi đây ở mặt Đông, Nam mà không đề phòng mặt Tây, Bắc. Vậy các tướng nên thu thập tàn quân thừa lúc đêm tối đột kích đồn Thị Nghè làm kế nghi binh, Đỗ Nhàn Trập tất đem quân cứu đồn Thị Nghè. Lúc ấy Chu Văn Tiếp dẫn binh đánh vào mặt Tây, thành Sài Côn không phòng bị chắc chắn là chiếm được thành. Ấy chẳng phải là kế giương Đông kích Tây đó sao? Tướng quân Tống Viết Phước lặn lội đi tìm các tướng chẳng phải là để thi hành kế độc này sao?
Tống Viết Phước giật mình hỏi:
- Tôi đến đây chính là vì kế ấy! Dám hỏi tiên sinh cao danh quý tánh là chi mà nhìn xa thấy rộng như thế?
Tống Phước Lương đỡ lời đáp:
- Tiên sinh đây tên huý là Võ Trường Toàn, hiệu là Sùng Đức ở trường dạy học ở ấp Hoà Hưng đã lâu. Dạy học trò trung quân ái quốc, tuy về ở ẩn mà vẫn hết lòng vì chúa, nên hai anh thua trận mới về tá túc trong nhà.
Phước hỏi:
- Tiên sinh học rộng tài cao, đa mưu túc trí sao không ra giúp chúa, cứu nước nhà đang lúc hưng vong.
Võ Trường Toàn đáp:
- Lão này tuổi tác đã cao, mở trường dậy học không màng đến việc thiên hạ. Nhưng không lâu nữa sẽ cho học trò ra giúp chúa khôi phục cơ đồ.
Tống Phước Khuông nói:
- Ý tiên sinh như thế không nên nói ép làm chi. Ngày mai em hãy quay về thưa cùng Chu tướng quân hẹn ngày khởi sự.
Nhắc lại Đỗ Nhàn Trập về hàng Tây Sơn được vua Thái Đức phong là tổng đốc trấn thủ đất Gia Định, ngày ấy ở trong thành Sài Côn nghe quân vào báo:
- Thưa tổng đốc, các tướng của Nguyễn Phúc Ánh là Nguyễn Nghi, Hồ Văn Lân, Tống Phước Khuông Tống Phước Lương, thua binh ở Thất Kỳ Giang nay lại nổi lên tụ tập tàn quân tập kích đồn Thị Nghè tình thế rất nguy. Xin tổng đốc định liệu.
Đỗ Nhận Trập nghe báo liền đích thân đem hai ngàn quân ra tiếp viện đồn Thị Nghè, để thuộc tướng là Đỗ Thành Tôn thủ thành Sài Côn. Đỗ Nhàn Trập kéo binh đến đồn Thị Nghè thì quân Nguyễn đã lui binh. Bỗng có quân từ thành Sài Côn chạy đến báo rằng:
- Thưa tổng đốc, quân Nguyễn từ hướng Tây bất ngờ đánh tới quân ta ở trong thành trở tay không kịp nên bại binh. Tướng quân Đỗ Thành Tôn đã tử trận. Xin tổng đốc định liệu.
Đỗ Nhàn Trập thất kinh than:
- Thôi ta đã lầm gian kế của giặc rồi!
Nói xong Trập dẫn quân chạy về cố thủ thành Trấn Biên. Chu Văn Tiếp và Phạm Văn Sở, Chu Đoan Chân chiếm được thành Sài Côn liền trường cờ bốn chữ "Lương Sơn Tá Quốc lên mặt thành. Các tướng Nguyễn là Nguyễn Nghi, Hồ Văn Lân, Tống Phước Khuông, Tống Phước Lương, Tống Viết Phước cũng về hội quan trong thành, binh thế lại mạnh lên. Chu Văn Tiếp một mặt sai người ra đảo Phú Quốc đón chúa Nguyễn Phúc Ánh, một mặt sai Nguyễn Nghi và Hồ Văn Lân đem binh đánh Đỗ Nhàn Trập ở Trấn Biên. Đỗ Nhàn Trập đánh không lại phải chạy về cùng Phẩm Ngàn trấn thủ Bình Thuận rồi sai người ra Quy Nhơn cấp bảo. Từ ấy đất Gia Định từ Trấn Biên vào đến Hà Tiên lại về tay quân Nguyễn Phúc Ánh. Phúc Ánh về Sài Côn rồi liền xuống chỉ cầu hiện. Nhân tài đất Gia Định theo giúp rập rất đông như Lê Văn Duyệt, Hồ Công Siêu, Dương Đông Trừng, Nguyễn Văn Quý. Con cháu trong hoàng tộc lại có thêm Tôn Thất Mẫn và Tôn Thất Dụ đều là võ tướng anh hùng cả. Trong các võ tướng Nguyễn Phúc Ánh thấy Lê Văn Duyệt nhỏ người thấp bé tỏ ý không mấy quan tâm. Lê Văn Duyệt hiểu ý tâu rằng:
- Thưa Thượng vương, quân Tây Sơn đã ba phen vào đánh Gia Định, lần nào quân ta cũng đại bại là bởi do ta tổ chức phòng thủ không chu đáo mà nên cơ sự như thế
Ánh hỏi:
- Theo ngươi tổ chức như thế nào mới là chu đáo?
Duyệt giở bản đồ chỉ vào đáp:
- Quân Tây Sơn vào Gia Định luôn theo cửa Cần Giờ đánh vào thành Sài Côn. Đồn Thị Nghè là cửa ngõ trấn giữ mặt thuỷ của thành Sài Côn. Đồn tuy vững chắc những nằm trơ trọi một mình mà sông ngòi chằng chịt, giặc có thể dùng thuyền nhỏ theo kênh rạch rồi đổ bộ tấn công cả ba mặt, nên đồn Thị Nghè phải thất thủ là do thế. Nay Chúa thượng nên cho đắp ba đồn là đồn Bến Nghé, đón Thảo Câu và đón Dác Ngư, các nơi này đều quan trọng vì là cửa ngõ của các cửa sông đến thành Sài Côn. Đồng thời ta thao luyện thuỷ binh để chặn binh Tây Sơn từ cửa Cần Giờ. Nếu thuỷ binh ta yếu thế có thể lui về các đồn này cố thủ, làm thành thế ỷ giốc, như vậy sẽ có thể đối địch được với giặc Tây Sơn.
Phúc Ánh nghe xong giật mình nói:
- Nếu không nhờ ngươi mách bảo, ta chỉ lo thao luyện thuỷ quân mà quên mất việc về thành cố thủ. Ngươi tuy vóc người nhỏ nhắn mà thật là trí dũng song toàn.
Nói xong liền trọng dụng phong Lê Văn Duyệt làm tả tham mưu, luôn giữ bên mình bàn mưu định kế.
Một hôm Nguyễn Phúc Ánh và Lê Văn Duyệt đi thuyền trên sông Bến Nghé quan sát các đồn mới đắp, bỗng nghe trong bờ sông có tiếng ca vọng ra:
Thảo Câu, Bến Nghé, Dác Ngư
Hàm rồng bỏ ngỏ cũng như không làm.
Phúc Ánh ngạc nhiên lệnh quân quay thuyền vào bờ tìm người vừa ca ấy. Quân giải một người tư cách phong lưu, tướng mạo khoan thai nho nhã đến. Ánh hỏi:
- Tiên sinh có phải là người vừa mới ca đó chăng?
Người ấy đáp:
- Thưa chính là thần dân.
Ánh hỏi:
- Tiên sinh cao danh là gì. Quê quán ở đâu?
Người ấy đáp:
- Thần dân tên Ngô Tùng Châu quê quán miền Quy Nhơn phủ, vào đất Gia Định tìm thầy học chữ thánh hiền, vốn là học trò cùng Đức, Võ tiên sinh.
Ánh cung kính hỏi:
- Nay ta cho đắp thêm ba đồn Thảo Câu, Bến Nghé, Dác Ngư cùng đồn Thị Nghè làm thế ỷ giốc trấn giữ thành Sài Côn, sao tiên sinh lại bảo " Hàm rồng bỏ ngỏ cũng như không làm", là cố ý gì?
Ngô Tùng Châu ung dung đáp:
- Nay Chúa thượng cho đắp thêm ba đồn Thảo Câu, Bến Nghé, Đắc Ngư là đề phòng thủ thành Sài Côn. Nếu Tây Sơn lại đi thuyền vào cửa bể Hàm Luông đánh lên Trường Đồn (Mỹ Tho), rồi lại kéo ra đánh vào mặt Nam thành Sài Côn. Khi ấy liệu bỏ đồn này có thể giữ được thành Sài Côn chăng. Vì cửa Hàm Luông là nơi trọng yếu của thành Trường Đồn nên thần dân mới nói Hàm Rồng bỏ ngỏ là do thế.
Lê Văn Duyệt giật mình tâu với Phúc Ánh:
- Kẻ sách đắp đồn giữ Sài Côn của thần là kế nhỏ, việc giữ yên đất Gia Định mới là kế lớn. Chúa thượng nên trọng dụng người này.
Nguyễn Phúc Ánh liền mời Ngô Tùng Châu về thành tiếp đãi trọng hậu. Ánh nâng ly mời rượu Châu rồi hỏi:
- Vậy theo tiên sinh thì phải thế nào?
Châu cạn ly hiến kế:
- Chúa thượng nên cho người hùng tài kiệt hiệt vào trấn thủ thành Trường Đồn chặn giữ Hàm Luông thì có thể yên tâm mà dưỡng uy sức nhuệ chờ ngày Bắc phạt.
Ánh hỏi:
- Hiện quân tướng của ta con ít nếu chia quân và giữ Hàm Luông, ngộ nhỡ Tây Sơn lại đánh cửa Cần Giờ thì làm thế nào?
Châu đáp:
- Thành Sài Côn và cửa Cần Giờ đã có nguyên soái Chu Văn Tiếp, ba anh em họ Tống, tướng quân Lê Văn Duyệt, Lê Văn Quân, Trương Tấn Bửu đồn giữ. Trấn Biên thì đã có Nguyễn Nghi, Hồ Văn Lân trấn thủ che chở mặt Bắc. Nay xin tiến cử ba người trấn thủ đất Trường Đồn chặn cửa Hàm Luông ở mặt Nam thì Chúa thượng không phải lo gì nữa!
Ánh vội hỏi:
- Ba người ấy là ai?
Châu cười hỏi lại Ánh:
- Chúa công khởi binh ở đất Gia Định đánh Tây Sơn không biết ở Gia Định văn thì có Gia Định Tam Gia, võ thì có Gia Định Tam Hùng hay sao?
Ánh khiêm tốn nói:
- Ta tầm nhìn hạn hẹp, xin tiên sinh chỉ giáo!
Châu thưa rằng:
- Thầy của thần dân là Sùng Đức Võ tiên sinh mở trường dạy học, tuổi đã già không ra giúp chúa, nay người sai thần dân tìm đến diện kiến Chúa thượng. Thầy còn ba người học trò có thừa lòng trung quân ái quốc, văn chương như nước chảy, trí tuệ tựa Thái Sơn. Ấy là Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định và Ngô Nhơn Tĩnh được người đời xưng tưng là Gia Định Tam Gia. Nay Chúa thượng nên mời ba người này ra giúp nước trị quốc an dân. Dân có yên thì quân mới mạnh. Xin Chúa thượng minh xét.
Phúc Ánh cả mừng liền viết chiếu sai người đi triệu Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định và Ngô Nhơn Tĩnh. Xong việc Ánh lại hỏi:
- Ấy là văn, còn võ thì thế nào?
Châu đáp:
- Đất Long Hồ vùng Ba Thắc thì có Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Huỳnh Đức dấy binh. Ơ Tam Phụ giữ Trường Đồn thì có Võ Tánh hùng cứ. Lúc Chúa thượng chạy ra Phú Quốc ba người này vẫn một lòng đánh giặc Tây Sơn. Quân Tây Sơn thường gọi Nguyễn Huỳnh Đức, Võ Tánh và Đỗ Thành Nhân là Gia Định Tam Hùng. Sau Đó Thành Nhân làm phản Chúa thượng đã trừ đi. Xét về tài thì Nguyễn Văn Thành nào kém Đỗ Thành Nhân! Nay Chúa thượng nêm xuống chỉ dụ phong chức Nguyễn Văn Thành và Nguyễn Huỳnh Đức chặn lối Hàm Luông, cho Võ Tánh làm Trường Đồn trấn thủ. Nếu được ba người này làm thành trì che chở mặt Nam, thì đất Gia Định, Nam Hà ta yên như bàn thạch vậy!
Ánh ngẫm nghĩ rồi nói:
- Hai người kia thì được, còn Võ Tánh không xong.
Châu lấy làm lạ nhướng mắt hỏi:
- Vì sao lại không xong?
Ánh thở dài đáp:
- Lúc trước Đỗ Thành Nhân và Võ Nhân làm phản, ta bất đắc dĩ phải giết đi. Võ Nhân là anh Võ Tánh. Hay tin đó, Tánh và Đỗ Nhàn Trập bỏ thành Trường Đồn đem quân Đông Sơn lui về rừng Tam Phụ ẩn náu. Rồi Đỗ Nhàn Trập lại về hàng giặc Tây Sơn, được Nguyễn Nhạc phong làm Trấn thủ Gia Định. Vừa rồi nhờ có Chu Văn Tiếp đánh đuổi Nhàn Trập đi lấy lại đất Gia Định. Việc như thế ta làm sao dám tin dùng Võ Tánh. Vả lại dù ta có tin dùng hồ dễ Võ Tánh lại đâm ra giúp. Việc này thật là khó!
Ngô Tùng Châu khoát tay nói:
- Xin Chúa thượng cứ xuống chỉ dụ. Thần dân xin vì Chúa thượng đi mời Gia Định Tam Hùng về giúp.
Ánh lại hỏi:
- Ngộ như Võ Tánh vì nhớ thù nhà mà hại đến tiên sinh thì sao?
Châu đáp:
- Tánh có thời gian theo hầu dưới trướng Sùng Đức Võ tiên sinh, cũng với thần dân có tình cố cựu. Võ Tánh này vì bất đắc dĩ mới bỏ Chúa thượng và ẩn ở rừng Tam Phụ, chứ Võ Tánh là người hết lòng trung quân. Việc này xin Chúa thượng chớ lo!
Nói rồi Ngô Tùng Châu từ biệt Nguyễn Phúc Ánh đi chiêu mộ Gia Định Tam Hùng. Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Văn Thánh nhân được chỉ dụ phong chức tướng quân liền đem quân đóng đồn canh phòng ở bến Hàm Luông. Thu phục Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Văn Thành xong, Ngô Tùng Châu lại bôn ba đến rừng Tam Phụ diện kiến Võ Tánh. Võ Tánh mừng rỡ mới ngồi nói:
- Tôi từ ngày giã biệt thầy theo Đông Sơn chủ tướng đánh giặc Tây Sơn giúp chúa, đến nay mới gặp lại Ngô huynh. Chẳng hay Ngô huynh này đến đây có việc gì?
Châu lạnh lùng đáp:
- Tôi vâng lệnh thấy đến đây truyền đạt lời của thấy nhắn cùng Võ đệ!
Võ Tánh nghe nói có thầy chuyển lời liền quỳ xuống hỏi:
- Dám hỏi Ngộ huynh thấy nhắn gửi điều gì?
Ngô Tùng Châu lên tiếng rằng:
- Thấy bảo tôi nói cùng Võ tướng quân rằng: Ta không có người học trò nào tên là Võ Tánh cả. Từ nay về sau, xin Võ tướng quân chớ nhận thầy dậy và cho mình là Sùng Đức tiên sinh Võ Trường Toàn.
Võ Tánh thất kinh nói:
- Đôi với thấy, Tánh tôi vẫn một lòng tôn kính, vì cớ gì thầy lại từ tôi?
Tùng Châu làm mặt giận bảo:
- Thầy bảo rằng thấy đã từng dậy: "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung". Chúa cho người đến Trường Đồn bắt, Võ đã lại dám bỏ thành mà trốn về Tam Phụ. Đó là một lỗi! Rồi vua Tây Sơn là Nguyễn Nhạc vào đánh, Võ đã không đem quân cứu chúa, để đến nỗi chúa phải trốn tránh từ Sài Côn ra đến ngoài Phú Quốc. Ấy là hai tội! Đã không giúp chúa còn để cho Đỡ Nhàn Trập về hàng Tây Sơn. Ấy là ba tội! Với ba tội ấy thầy bảo với tôi rằng Võ Tánh bất trung nên không nhận tình thầy trò cùng Võ được nữa.
Võ Tánh nghe xong khóc ngất nói:
- Xin sư huynh về thưa cùng thầy kẻo oan cho Tánh tôi quá. Nguyên tôi không ở thành Trường Đồn chờ chúa đến bắt tội vì nghĩ thân này còn có ngày đánh Tây Sơn giúp chúa. Nên không màng câu: "Quân xử thần tử" mà kéo quân tạm tránh về rừng Tam Phụ, ấy là một lẽ! Chúa giết anh tôi, lại ngờ tôi cố ý báo thù, nếu tôi ra giúp chúa chắc gì chúa đã nhận, ấy là hai lẽ! Đỗ Nhàn Trập tự ý ra hàng không phải lỗi do tôi, ấy là ba lẽ! Nếu không có giặc Tây Sơn, Tánh tôi thà chết chứ đời nào lại chịu mang tiếng bất trung. Xin Ngô huynh về bẩm cùng thầy hộ tôi với.
Châu đỡ Tánh đứng lên nói:
- Việc ấy tôi sẽ với thưa với thấy minh oan cho tướng quân. Con việc đem quân ra giúp chúa đánh Tây Sơn thì sao?
Tánh gạt nước mắt đáp:
- Đánh Tây Sơn lúc nào tôi lại không đánh. Có ra giúp chúa bây giờ có hai điều e rằng chưa được!
Châu liền hỏi:
- Hai điều ấy là gì?
Tánh lại ứa lệ nói:
- Điều thứ nhất là chúa vẫn nghĩ rằng tôi làm phản, kéo binh về Tam Phụ đề báo thù anh. Điều thứ hai là bốn câu: "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" còn có câu: "Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu". Anh tôi là Võ Nhân thay cha nuôi tôi từ thuở nhỏ thì cũng như là quyền huynh thế phụ. Nay cha chết chưa được mãn tang đã theo phò tá người giết cha mình thì chẳng mang tiếng là người bất hiếu hay sao? Bởi thế ngay bây giờ tôi chưa thể ra phò tá chúa được!
Ngô Tùng Châu trầm ngâm:
- Lời Võ đệ nghe ra có lý! Chẳng giấu gì Võ đệ tôi theo lệnh chúa đi chiêu mộ Gia Định Tam Hùng. Hiện Nguyễn Văn Thành và Nguyễn Huỳnh Đức đá quy thuận đem quân đóng giữ ở cửa biển Hàm Luông. Chỉ còn có Võ đệ nữa là tôi đã làm tròn sứ mạng, bây giờ Võ đệ chưa thể ra giúp chúa được sao?
Tánh chưa xót đáp:
- Tiếng bất trung sớm muộn gì tôi cũng rửa được những nếu chưa mãn hẳn tang anh mà ra giúp chúa thì tiếng nhơ bất hiếu đến ngàn thu còn đó làu làu. Tánh tôi thà chết chứ đời nào lại làm người bất trung bất hiếu!
Ngô Tùng Châu không biết nói sao đánh cáo biệt ra về, thuật lại lời Võ Tánh cho Nguyễn Phúc Ánh, nghe xong Ánh nói:
- Nếu sau khi mãn tang Võ Nhân mà Vô Tánh không đem quân ra giúp là có ý ngờ ta.
Nó rồi bảo Ngô Tùng Châu chờ mãn tang Võ Nhân sẽ đến đón Võ Tánh. Ngô Tùng Châu vâng lệnh lui ra.
Từ ấy về sau Nguyễn Vương ngày đêm sai quân xây thành đắp luỹ, đãi sĩ cầu hiền, đóng thuyền đúc súng, tích thảo đồn lương, chiêu mộ binh lính, chờ có cô h6i là đánh Tây Sơn phục quốc!
Chu Văn Tiếp trương cờ "Lương Sơn tá quốc".
Ngô Tùng Châu tiến cử "Gia Định tam hùng".
Ngô Tùng Châu tiến cử "Gia Định tam hùng".
Lại nhắc đến Chu Văn Tiếp ở trong núi Trà Lang ngày ấy nghe quân vào báo:
- Tướng quân Tống Viết Phước đi dọ đường đã về đến xin vào ra mắt tướng quân.
Tiếp cho vào, Tống Viết Phước nói:
- Tôi vâng lệnh tướng quân đi dọ đường này việc đã xong nên về bẩm báo.
Tiếp nói:
- Ta muốn đem quân vào Gia Định hợp sức với chúa chống giặc Tây Sơn. Ngặt nỗi thuyền bè không có, không thể đi đường biển được, nên mới nhờ tướng quân đi dọ đường vào Gia Định. Nay việc ấy thế nào?
Phước đáp:
- Lúc theo cha tôi là Tống Phước Hiệp đem quân từ Gia Định ra đánh Tây Sơn chiếm lại Bình Thuận, Diên Khánh, Phú yên, tôi nhận thấy từ thành Trấn Biên đến Quy Nhơn chỉ có một con đường đại lộ dọc theo miền duyên hải mà thôi. Con ở hướng Tây toàn là núi non rừng rậm. Nay ta bí mật mở một con đường theo sườn núi phía Tây đi là vào được Trấn Biên như đường đại lộ vậy. Tiếp do dự hỏi:
- Nhưng việc mở đường e rằng khó quá!
Phước vung tay nói:
- Tôi vì nóng lòng báo thù nhà đến nợ nước xin đem quân đi trước mở đường. Nếu không như thế ta đành ở mãi trong núi Trà Lang này sao?
Phước vừa dứt lời có quân vào báo:
- Chúng tôi bắt được một người xưng là kẻ tâm phúc của Nguyễn Phúc Ánh xin được vào gặp tướng quân.
Tiếp liền cho vào. Tên quân đến quỳ thưa:
- Chúa thượng thua binh ở Gia Định phải chạy ra đảo Phú Quốc lánh nạn. Ngươi sai tôi trình mật thư cho tướng quân Chu Văn Tiếp.
Tiếp nhận thư, xem xong mừng rỡ nói:
- Nay chúa viết mật chiếu phong ta làm Bình Tây đại Nguyên soái, bảo gấp đem quân vào Gia Định đánh Đỗ Nhàn Trập chiếm lại Sài Côn. Phen này Chu Văn Tiếp ta đã lập được đại công rồi vậy, thể chẳng uổng công ta phải nằm chờ thời cơ trong núi Trà Lang suốt mấy năm nay. Và chẳng uổng công Tốn tướng quân ọ đường vào Gia Định.
Nói xong liền sai Tống Viết Phước đem năm trăm quân đi trước mở đường, còn Tiếp cùng em là Chu Đoan Chân và bộ tướng là Phạm Văn Sở đem toàn quân cùng băng rừng vào Gia Định.
Chu Văn Tiếp nóng lòng chiếm Sài Côn, nhận chức Bình Tây đại Nguyên soái, Tống Viết Phước mang nặng thù nhà ai nấy đều hết lòng thúc quân mở đường. Tiếp chia quân làm năm đội, đội nào mệt đi sau nghỉ ngơi, đội khoẻ lại lên trước chặt cây xẻ núi. Cứ như vậy luân phiên nhau suốt mấy tháng trời vào được đến khu rừng phía Tây thành Sài Côn.
Chu Văn Tiếp hội các tướng bàn việc đánh chiếm Sài Côn. Phạm Văn Sở hiến kế:
- Vừa rồi Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ đem thuỷ binh vào đánh quân chúa ở sông Thất Kỳ Giang, các tướng đều tan tác mỗi người một ngã, chúa và Lê Văn Quân phải chạy ra đảo Phú Quốc lánh nạn. Theo tôi các tướng Hồ Văn Lân, Tống Phước Khuông, Tôn Phước Lương, Nguyễn Nghi hiện đang lẩn trốn ở phía Đông Nam thành Sài Côn. Nay ta sai người lên các nơi ấy bảo các tướng hội quân nơi đây uy hiếp Thị Nghè. Đỗ Nhàn Trập ắt phải đem quân trong thành ra đồn Thị Nghè ở mặt Đông mà chống giữ không đề phòng ở phía Tây thành. Khi ấy ta bất ngờ từ hướng Tây đánh tới chắc là chiếm được thành.
Chu Văn Tiếp khen:
- Phạm Văn Sở thật là cao kiến. Nhưng việc liên lạc với các tướng phải cậy ai bây giờ?
Tống Viết Phước ra nói:
- Tôi mang ơn tướng quân cứu mạng, nay xin lãnh trọng trách này. Và chăng năm xưa cha tôi là Tống Phước Hiệp, anh tôi là Tống Viết Nghĩa bị Nguyễn Huệ đánh chết, lửa báo thù còn nung nấu tâm can. Nay hai anh là Tống Phước Khuông và Tống Phước Lương lại bị anh em Nhạc, Huệ đánh ở Thất Kỳ Giang chưa biết sống chết thế nào, tính cốt nhục dày vò gan mật. Vậy tôi xin lặn lội đi tìm các tướng trước là do đại sự, sau là vì tình riêng. Xin tướng quân thuận cho.
Văn Tiếp cả mừng nói:
- Nếu tướng quân lãnh nhận trọng trách này ta con lo gì nữa!
Nói rồi rót rượu tiễn Tống Viết Phước.
Tống Viết Phước đem theo vài người thân tín tìm đường về ấp Hoà Hưng thì trời vừa tối. Phước bèn gõ cửa một ngôi nhà xin vào tá túc. Chủ nhà ra mở cửa là một cụ già râu tóc bác phơ tinh thần quắc thước, cốt cách tiên phong. Cụ già hỏi:
- Khách lạ người phương nào, đi đâu trong đêm vắng gõ cửa tệ xá có điều gì chăng?
Phước cung kính đáp:
- Tôi vì đi tìm người thân, lỡ đường trời tối. Xin tiên sinh cho tạm ngủ qua đêm, sáng mai lại đi tiếp.
Cụ già mời Phước vào nhà. May thay lúc ấy hai tướng Tống Phước Lương và Tống Phước Khuông lại đang tá túc nhà sau, nghe tiếng người lạ, Khuông và Lương lên nhìn quá khe cửa thì thấy em mình là Tống Viết Phước. Khuông và Lương vội chạy ra ôm chầm lấy Phước. Anh em bất ngờ hội ngộ mừng mừng tủi tủi. Khuông hỏi:
- Từ ngày anh em ta theo cha ra Phú Yên đánh giặc Tây Sơn. Sau Nguyễn Huệ dùng mưu dương Đông kích Tây đánh lấy thành Phú Yên. Cha bị trúng tên của con nữ tặc Bùi Thị Xuân, uất hận mà chết, hai em thì bị vây ở chân núi Trà Lang anh không làm sao cứu được, lòng vô cùng đau đớn. Đến nay đã sáu năm, vì sao em mới về được đến đây, còn tam đệ Tống Viết Nghĩa ở đâu?
Phước gạt nước mắt đáp:
- Lúc ấy em và tam ca Tống Viết Nghĩa phục ở phía Bắc thành dưới chân núi Trà Lang, nghe ở thành Phú Yên súng nổ ầm ầm, lửa cháy rực trời liền kéo quân về cứu cha, không ngờ thành đã bị chiếm mất rồi tam ca bị tướng giặc là Đặng Văn Long chém chết. Em liều mình tử chiến trong cơn tuyệt vọng. May thay có tướng quân Chu Văn Tiếp chiêu binh mãi mã lập căn cứ trong núi Trà Lang đem quân cứu em cùng mấy trăm binh sĩ. Nay em tìm đường về đây là theo lệnh Chúa thượng Nguyễn Phúc Ánh, đi tìm các tướng mời khởi binh khôi phục lại thành Sài Côn.
Lương lấy làm lạ hỏi:
- Sau khi thua trận ở Thất Kỳ Giang chúa tôi thất lạc mỗi người một ngả. Nay chúa đang ở đâu mà em vâng lệnh chúa được?
Phước lấy mật thư của Nguyễn Phúc Ánh trao cho hai anh rồi nói:
- Chúa chạy ra đảo Phú Quốc lánh nạn, cũng không rõ các tướng đang ẩn náu nơi đâu, nên người mới sai kẻ tâm phúc mang mật thư ra Phú Yên gọi tướng quân Chu Văn Tiếp đem binh vào Gia Định đánh Đỗ Nhàn Trập. Hiện Chu tướng quân đáng giấu quân ở cánh rừng phía Tây thành Sài Côn. Em mới lãnh mạng đi tìm các tướng hội quân theo lệnh Chu tướng quân đánh giặc.
Khương mừng rỡ hỏi:
- Chu tướng quân có bao nhiêu binh mã?
Phước đáp:
- Có một ngàn năm trăm binh mã.
Khuông lắc đầu nói:
- Quân Đỗ Nhàn Trạp có tới bốn ngàn người lại trong thành Sài Côn vững chắc, lương tháo dồi dào thì một ngàn năm trăm quân của Chu Văn Tiếp là sao đánh thành cho được.
Nghe Khuông nói xong, cụ già chủ nhà cười hỏi:
- Sau năm trước Nguyễn Huệ chỉ dùng có năm ngàn quân mà trong một đêm đánh thắng hai vận quân của Tống lão tướng quân. Đến nỗi anh em phá ly tán sáu năm mới gặp mặt là vi đâu?
Khuông quay sang cụ già đáp:
- Lúc ấy do cha tôi lầm kế giương Đông kích Tây của Nguyễn Huệ nên mới bại binh.
Cụ già lại nói:
- Vậy tại sao nay không dùng lại kế ấy để dùng một ngàn năm trăm quân Chu Văn Tiếp đánh bố ngàn quân của Đỗ Nhàn Trập. Việc này còn dễ hơn năm xưa Nguyễn Huệ dùng năm ngàn quân đánh hai vạn quân của Tống lão tướng quân rất nhiều.
Khuông liền hỏi:
- Dám hỏi tiên sinh kế thế nào là giương Đông kích Tây?
Cụ già đáp:
- Thành Sài Côn tiếng là bốn mặt, nhưng thực chất chỉ có hai vùng. Mặt Tây, Bắc là vùng đất bằng rừng rậm, mặt Đông, Nam là vùng kênh rạch sông ngòi. Nay quân ta vừa mới thua ở sông Thất Kỳ Giang, Đỗ Nhàn Trập ắt đề phòng tàn quân của ta nơi đây ở mặt Đông, Nam mà không đề phòng mặt Tây, Bắc. Vậy các tướng nên thu thập tàn quân thừa lúc đêm tối đột kích đồn Thị Nghè làm kế nghi binh, Đỗ Nhàn Trập tất đem quân cứu đồn Thị Nghè. Lúc ấy Chu Văn Tiếp dẫn binh đánh vào mặt Tây, thành Sài Côn không phòng bị chắc chắn là chiếm được thành. Ấy chẳng phải là kế giương Đông kích Tây đó sao? Tướng quân Tống Viết Phước lặn lội đi tìm các tướng chẳng phải là để thi hành kế độc này sao?
Tống Viết Phước giật mình hỏi:
- Tôi đến đây chính là vì kế ấy! Dám hỏi tiên sinh cao danh quý tánh là chi mà nhìn xa thấy rộng như thế?
Tống Phước Lương đỡ lời đáp:
- Tiên sinh đây tên huý là Võ Trường Toàn, hiệu là Sùng Đức ở trường dạy học ở ấp Hoà Hưng đã lâu. Dạy học trò trung quân ái quốc, tuy về ở ẩn mà vẫn hết lòng vì chúa, nên hai anh thua trận mới về tá túc trong nhà.
Phước hỏi:
- Tiên sinh học rộng tài cao, đa mưu túc trí sao không ra giúp chúa, cứu nước nhà đang lúc hưng vong.
Võ Trường Toàn đáp:
- Lão này tuổi tác đã cao, mở trường dậy học không màng đến việc thiên hạ. Nhưng không lâu nữa sẽ cho học trò ra giúp chúa khôi phục cơ đồ.
Tống Phước Khuông nói:
- Ý tiên sinh như thế không nên nói ép làm chi. Ngày mai em hãy quay về thưa cùng Chu tướng quân hẹn ngày khởi sự.
Nhắc lại Đỗ Nhàn Trập về hàng Tây Sơn được vua Thái Đức phong là tổng đốc trấn thủ đất Gia Định, ngày ấy ở trong thành Sài Côn nghe quân vào báo:
- Thưa tổng đốc, các tướng của Nguyễn Phúc Ánh là Nguyễn Nghi, Hồ Văn Lân, Tống Phước Khuông Tống Phước Lương, thua binh ở Thất Kỳ Giang nay lại nổi lên tụ tập tàn quân tập kích đồn Thị Nghè tình thế rất nguy. Xin tổng đốc định liệu.
Đỗ Nhận Trập nghe báo liền đích thân đem hai ngàn quân ra tiếp viện đồn Thị Nghè, để thuộc tướng là Đỗ Thành Tôn thủ thành Sài Côn. Đỗ Nhàn Trập kéo binh đến đồn Thị Nghè thì quân Nguyễn đã lui binh. Bỗng có quân từ thành Sài Côn chạy đến báo rằng:
- Thưa tổng đốc, quân Nguyễn từ hướng Tây bất ngờ đánh tới quân ta ở trong thành trở tay không kịp nên bại binh. Tướng quân Đỗ Thành Tôn đã tử trận. Xin tổng đốc định liệu.
Đỗ Nhàn Trập thất kinh than:
- Thôi ta đã lầm gian kế của giặc rồi!
Nói xong Trập dẫn quân chạy về cố thủ thành Trấn Biên. Chu Văn Tiếp và Phạm Văn Sở, Chu Đoan Chân chiếm được thành Sài Côn liền trường cờ bốn chữ "Lương Sơn Tá Quốc lên mặt thành. Các tướng Nguyễn là Nguyễn Nghi, Hồ Văn Lân, Tống Phước Khuông, Tống Phước Lương, Tống Viết Phước cũng về hội quan trong thành, binh thế lại mạnh lên. Chu Văn Tiếp một mặt sai người ra đảo Phú Quốc đón chúa Nguyễn Phúc Ánh, một mặt sai Nguyễn Nghi và Hồ Văn Lân đem binh đánh Đỗ Nhàn Trập ở Trấn Biên. Đỗ Nhàn Trập đánh không lại phải chạy về cùng Phẩm Ngàn trấn thủ Bình Thuận rồi sai người ra Quy Nhơn cấp bảo. Từ ấy đất Gia Định từ Trấn Biên vào đến Hà Tiên lại về tay quân Nguyễn Phúc Ánh. Phúc Ánh về Sài Côn rồi liền xuống chỉ cầu hiện. Nhân tài đất Gia Định theo giúp rập rất đông như Lê Văn Duyệt, Hồ Công Siêu, Dương Đông Trừng, Nguyễn Văn Quý. Con cháu trong hoàng tộc lại có thêm Tôn Thất Mẫn và Tôn Thất Dụ đều là võ tướng anh hùng cả. Trong các võ tướng Nguyễn Phúc Ánh thấy Lê Văn Duyệt nhỏ người thấp bé tỏ ý không mấy quan tâm. Lê Văn Duyệt hiểu ý tâu rằng:
- Thưa Thượng vương, quân Tây Sơn đã ba phen vào đánh Gia Định, lần nào quân ta cũng đại bại là bởi do ta tổ chức phòng thủ không chu đáo mà nên cơ sự như thế
Ánh hỏi:
- Theo ngươi tổ chức như thế nào mới là chu đáo?
Duyệt giở bản đồ chỉ vào đáp:
- Quân Tây Sơn vào Gia Định luôn theo cửa Cần Giờ đánh vào thành Sài Côn. Đồn Thị Nghè là cửa ngõ trấn giữ mặt thuỷ của thành Sài Côn. Đồn tuy vững chắc những nằm trơ trọi một mình mà sông ngòi chằng chịt, giặc có thể dùng thuyền nhỏ theo kênh rạch rồi đổ bộ tấn công cả ba mặt, nên đồn Thị Nghè phải thất thủ là do thế. Nay Chúa thượng nên cho đắp ba đồn là đồn Bến Nghé, đón Thảo Câu và đón Dác Ngư, các nơi này đều quan trọng vì là cửa ngõ của các cửa sông đến thành Sài Côn. Đồng thời ta thao luyện thuỷ binh để chặn binh Tây Sơn từ cửa Cần Giờ. Nếu thuỷ binh ta yếu thế có thể lui về các đồn này cố thủ, làm thành thế ỷ giốc, như vậy sẽ có thể đối địch được với giặc Tây Sơn.
Phúc Ánh nghe xong giật mình nói:
- Nếu không nhờ ngươi mách bảo, ta chỉ lo thao luyện thuỷ quân mà quên mất việc về thành cố thủ. Ngươi tuy vóc người nhỏ nhắn mà thật là trí dũng song toàn.
Nói xong liền trọng dụng phong Lê Văn Duyệt làm tả tham mưu, luôn giữ bên mình bàn mưu định kế.
Một hôm Nguyễn Phúc Ánh và Lê Văn Duyệt đi thuyền trên sông Bến Nghé quan sát các đồn mới đắp, bỗng nghe trong bờ sông có tiếng ca vọng ra:
Thảo Câu, Bến Nghé, Dác Ngư
Hàm rồng bỏ ngỏ cũng như không làm.
Phúc Ánh ngạc nhiên lệnh quân quay thuyền vào bờ tìm người vừa ca ấy. Quân giải một người tư cách phong lưu, tướng mạo khoan thai nho nhã đến. Ánh hỏi:
- Tiên sinh có phải là người vừa mới ca đó chăng?
Người ấy đáp:
- Thưa chính là thần dân.
Ánh hỏi:
- Tiên sinh cao danh là gì. Quê quán ở đâu?
Người ấy đáp:
- Thần dân tên Ngô Tùng Châu quê quán miền Quy Nhơn phủ, vào đất Gia Định tìm thầy học chữ thánh hiền, vốn là học trò cùng Đức, Võ tiên sinh.
Ánh cung kính hỏi:
- Nay ta cho đắp thêm ba đồn Thảo Câu, Bến Nghé, Dác Ngư cùng đồn Thị Nghè làm thế ỷ giốc trấn giữ thành Sài Côn, sao tiên sinh lại bảo " Hàm rồng bỏ ngỏ cũng như không làm", là cố ý gì?
Ngô Tùng Châu ung dung đáp:
- Nay Chúa thượng cho đắp thêm ba đồn Thảo Câu, Bến Nghé, Đắc Ngư là đề phòng thủ thành Sài Côn. Nếu Tây Sơn lại đi thuyền vào cửa bể Hàm Luông đánh lên Trường Đồn (Mỹ Tho), rồi lại kéo ra đánh vào mặt Nam thành Sài Côn. Khi ấy liệu bỏ đồn này có thể giữ được thành Sài Côn chăng. Vì cửa Hàm Luông là nơi trọng yếu của thành Trường Đồn nên thần dân mới nói Hàm Rồng bỏ ngỏ là do thế.
Lê Văn Duyệt giật mình tâu với Phúc Ánh:
- Kẻ sách đắp đồn giữ Sài Côn của thần là kế nhỏ, việc giữ yên đất Gia Định mới là kế lớn. Chúa thượng nên trọng dụng người này.
Nguyễn Phúc Ánh liền mời Ngô Tùng Châu về thành tiếp đãi trọng hậu. Ánh nâng ly mời rượu Châu rồi hỏi:
- Vậy theo tiên sinh thì phải thế nào?
Châu cạn ly hiến kế:
- Chúa thượng nên cho người hùng tài kiệt hiệt vào trấn thủ thành Trường Đồn chặn giữ Hàm Luông thì có thể yên tâm mà dưỡng uy sức nhuệ chờ ngày Bắc phạt.
Ánh hỏi:
- Hiện quân tướng của ta con ít nếu chia quân và giữ Hàm Luông, ngộ nhỡ Tây Sơn lại đánh cửa Cần Giờ thì làm thế nào?
Châu đáp:
- Thành Sài Côn và cửa Cần Giờ đã có nguyên soái Chu Văn Tiếp, ba anh em họ Tống, tướng quân Lê Văn Duyệt, Lê Văn Quân, Trương Tấn Bửu đồn giữ. Trấn Biên thì đã có Nguyễn Nghi, Hồ Văn Lân trấn thủ che chở mặt Bắc. Nay xin tiến cử ba người trấn thủ đất Trường Đồn chặn cửa Hàm Luông ở mặt Nam thì Chúa thượng không phải lo gì nữa!
Ánh vội hỏi:
- Ba người ấy là ai?
Châu cười hỏi lại Ánh:
- Chúa công khởi binh ở đất Gia Định đánh Tây Sơn không biết ở Gia Định văn thì có Gia Định Tam Gia, võ thì có Gia Định Tam Hùng hay sao?
Ánh khiêm tốn nói:
- Ta tầm nhìn hạn hẹp, xin tiên sinh chỉ giáo!
Châu thưa rằng:
- Thầy của thần dân là Sùng Đức Võ tiên sinh mở trường dạy học, tuổi đã già không ra giúp chúa, nay người sai thần dân tìm đến diện kiến Chúa thượng. Thầy còn ba người học trò có thừa lòng trung quân ái quốc, văn chương như nước chảy, trí tuệ tựa Thái Sơn. Ấy là Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định và Ngô Nhơn Tĩnh được người đời xưng tưng là Gia Định Tam Gia. Nay Chúa thượng nên mời ba người này ra giúp nước trị quốc an dân. Dân có yên thì quân mới mạnh. Xin Chúa thượng minh xét.
Phúc Ánh cả mừng liền viết chiếu sai người đi triệu Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định và Ngô Nhơn Tĩnh. Xong việc Ánh lại hỏi:
- Ấy là văn, còn võ thì thế nào?
Châu đáp:
- Đất Long Hồ vùng Ba Thắc thì có Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Huỳnh Đức dấy binh. Ơ Tam Phụ giữ Trường Đồn thì có Võ Tánh hùng cứ. Lúc Chúa thượng chạy ra Phú Quốc ba người này vẫn một lòng đánh giặc Tây Sơn. Quân Tây Sơn thường gọi Nguyễn Huỳnh Đức, Võ Tánh và Đỗ Thành Nhân là Gia Định Tam Hùng. Sau Đó Thành Nhân làm phản Chúa thượng đã trừ đi. Xét về tài thì Nguyễn Văn Thành nào kém Đỗ Thành Nhân! Nay Chúa thượng nêm xuống chỉ dụ phong chức Nguyễn Văn Thành và Nguyễn Huỳnh Đức chặn lối Hàm Luông, cho Võ Tánh làm Trường Đồn trấn thủ. Nếu được ba người này làm thành trì che chở mặt Nam, thì đất Gia Định, Nam Hà ta yên như bàn thạch vậy!
Ánh ngẫm nghĩ rồi nói:
- Hai người kia thì được, còn Võ Tánh không xong.
Châu lấy làm lạ nhướng mắt hỏi:
- Vì sao lại không xong?
Ánh thở dài đáp:
- Lúc trước Đỗ Thành Nhân và Võ Nhân làm phản, ta bất đắc dĩ phải giết đi. Võ Nhân là anh Võ Tánh. Hay tin đó, Tánh và Đỗ Nhàn Trập bỏ thành Trường Đồn đem quân Đông Sơn lui về rừng Tam Phụ ẩn náu. Rồi Đỗ Nhàn Trập lại về hàng giặc Tây Sơn, được Nguyễn Nhạc phong làm Trấn thủ Gia Định. Vừa rồi nhờ có Chu Văn Tiếp đánh đuổi Nhàn Trập đi lấy lại đất Gia Định. Việc như thế ta làm sao dám tin dùng Võ Tánh. Vả lại dù ta có tin dùng hồ dễ Võ Tánh lại đâm ra giúp. Việc này thật là khó!
Ngô Tùng Châu khoát tay nói:
- Xin Chúa thượng cứ xuống chỉ dụ. Thần dân xin vì Chúa thượng đi mời Gia Định Tam Hùng về giúp.
Ánh lại hỏi:
- Ngộ như Võ Tánh vì nhớ thù nhà mà hại đến tiên sinh thì sao?
Châu đáp:
- Tánh có thời gian theo hầu dưới trướng Sùng Đức Võ tiên sinh, cũng với thần dân có tình cố cựu. Võ Tánh này vì bất đắc dĩ mới bỏ Chúa thượng và ẩn ở rừng Tam Phụ, chứ Võ Tánh là người hết lòng trung quân. Việc này xin Chúa thượng chớ lo!
Nói rồi Ngô Tùng Châu từ biệt Nguyễn Phúc Ánh đi chiêu mộ Gia Định Tam Hùng. Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Văn Thánh nhân được chỉ dụ phong chức tướng quân liền đem quân đóng đồn canh phòng ở bến Hàm Luông. Thu phục Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Văn Thành xong, Ngô Tùng Châu lại bôn ba đến rừng Tam Phụ diện kiến Võ Tánh. Võ Tánh mừng rỡ mới ngồi nói:
- Tôi từ ngày giã biệt thầy theo Đông Sơn chủ tướng đánh giặc Tây Sơn giúp chúa, đến nay mới gặp lại Ngô huynh. Chẳng hay Ngô huynh này đến đây có việc gì?
Châu lạnh lùng đáp:
- Tôi vâng lệnh thấy đến đây truyền đạt lời của thấy nhắn cùng Võ đệ!
Võ Tánh nghe nói có thầy chuyển lời liền quỳ xuống hỏi:
- Dám hỏi Ngộ huynh thấy nhắn gửi điều gì?
Ngô Tùng Châu lên tiếng rằng:
- Thấy bảo tôi nói cùng Võ tướng quân rằng: Ta không có người học trò nào tên là Võ Tánh cả. Từ nay về sau, xin Võ tướng quân chớ nhận thầy dậy và cho mình là Sùng Đức tiên sinh Võ Trường Toàn.
Võ Tánh thất kinh nói:
- Đôi với thấy, Tánh tôi vẫn một lòng tôn kính, vì cớ gì thầy lại từ tôi?
Tùng Châu làm mặt giận bảo:
- Thầy bảo rằng thấy đã từng dậy: "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung". Chúa cho người đến Trường Đồn bắt, Võ đã lại dám bỏ thành mà trốn về Tam Phụ. Đó là một lỗi! Rồi vua Tây Sơn là Nguyễn Nhạc vào đánh, Võ đã không đem quân cứu chúa, để đến nỗi chúa phải trốn tránh từ Sài Côn ra đến ngoài Phú Quốc. Ấy là hai tội! Đã không giúp chúa còn để cho Đỡ Nhàn Trập về hàng Tây Sơn. Ấy là ba tội! Với ba tội ấy thầy bảo với tôi rằng Võ Tánh bất trung nên không nhận tình thầy trò cùng Võ được nữa.
Võ Tánh nghe xong khóc ngất nói:
- Xin sư huynh về thưa cùng thầy kẻo oan cho Tánh tôi quá. Nguyên tôi không ở thành Trường Đồn chờ chúa đến bắt tội vì nghĩ thân này còn có ngày đánh Tây Sơn giúp chúa. Nên không màng câu: "Quân xử thần tử" mà kéo quân tạm tránh về rừng Tam Phụ, ấy là một lẽ! Chúa giết anh tôi, lại ngờ tôi cố ý báo thù, nếu tôi ra giúp chúa chắc gì chúa đã nhận, ấy là hai lẽ! Đỗ Nhàn Trập tự ý ra hàng không phải lỗi do tôi, ấy là ba lẽ! Nếu không có giặc Tây Sơn, Tánh tôi thà chết chứ đời nào lại chịu mang tiếng bất trung. Xin Ngô huynh về bẩm cùng thầy hộ tôi với.
Châu đỡ Tánh đứng lên nói:
- Việc ấy tôi sẽ với thưa với thấy minh oan cho tướng quân. Con việc đem quân ra giúp chúa đánh Tây Sơn thì sao?
Tánh gạt nước mắt đáp:
- Đánh Tây Sơn lúc nào tôi lại không đánh. Có ra giúp chúa bây giờ có hai điều e rằng chưa được!
Châu liền hỏi:
- Hai điều ấy là gì?
Tánh lại ứa lệ nói:
- Điều thứ nhất là chúa vẫn nghĩ rằng tôi làm phản, kéo binh về Tam Phụ đề báo thù anh. Điều thứ hai là bốn câu: "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" còn có câu: "Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu". Anh tôi là Võ Nhân thay cha nuôi tôi từ thuở nhỏ thì cũng như là quyền huynh thế phụ. Nay cha chết chưa được mãn tang đã theo phò tá người giết cha mình thì chẳng mang tiếng là người bất hiếu hay sao? Bởi thế ngay bây giờ tôi chưa thể ra phò tá chúa được!
Ngô Tùng Châu trầm ngâm:
- Lời Võ đệ nghe ra có lý! Chẳng giấu gì Võ đệ tôi theo lệnh chúa đi chiêu mộ Gia Định Tam Hùng. Hiện Nguyễn Văn Thành và Nguyễn Huỳnh Đức đá quy thuận đem quân đóng giữ ở cửa biển Hàm Luông. Chỉ còn có Võ đệ nữa là tôi đã làm tròn sứ mạng, bây giờ Võ đệ chưa thể ra giúp chúa được sao?
Tánh chưa xót đáp:
- Tiếng bất trung sớm muộn gì tôi cũng rửa được những nếu chưa mãn hẳn tang anh mà ra giúp chúa thì tiếng nhơ bất hiếu đến ngàn thu còn đó làu làu. Tánh tôi thà chết chứ đời nào lại làm người bất trung bất hiếu!
Ngô Tùng Châu không biết nói sao đánh cáo biệt ra về, thuật lại lời Võ Tánh cho Nguyễn Phúc Ánh, nghe xong Ánh nói:
- Nếu sau khi mãn tang Võ Nhân mà Vô Tánh không đem quân ra giúp là có ý ngờ ta.
Nó rồi bảo Ngô Tùng Châu chờ mãn tang Võ Nhân sẽ đến đón Võ Tánh. Ngô Tùng Châu vâng lệnh lui ra.
Từ ấy về sau Nguyễn Vương ngày đêm sai quân xây thành đắp luỹ, đãi sĩ cầu hiền, đóng thuyền đúc súng, tích thảo đồn lương, chiêu mộ binh lính, chờ có cô h6i là đánh Tây Sơn phục quốc!
Comment