Hồi 15 : Quen mặt mà khác tên
Bây giờ thì bắt đầu vào một con đường mới.
Cho dầu là ngày hạ, cho dầu là mùa nóng bức, nhưng ban đêm đi trên con đường trống, gió lồng lộng thổi, da thịt con người mát rượi mà lòng người cũng nghe mát rượi.
“Người vui thì cảnh cũng vui.”
Được gió đêm man mác như thế này, chớ nếu bị nóng bức giữa trời nắng chang chang, Thư Hương chắc cũng không hề nghe nóng.
Vì lòng nàng bây giờ mát quá.
Thư Hương hít một hơi dài và nàng bỗng nghe mát lạnh, mát từ trên đầu xuống tới bàn chân.
Và bây giờ nàng mới nhớ ra rằng mình đi chân đất.
Nhớ đến chân không, nàng đâm ra tưng tức.
“Cố cho hắn nhìn chân trần của mình một chút cho lác mắt, thế mà hắn đã có thấy đâu”.
Nàng vụt nói :
- Trở lại một chút được không?
Trương Hảo Nhi hỏi :
- Trở lại chi vậy?
Và cô ta bỗng cười cười :
- Cô đừng lo ngại cái thên Đại Đầu Quỷ đó tìm hoảng, không có sao đâu, những người của tôi đều biết tôi đi về hướng nào, chắc chắn sẽ nói cho hắn biết.
Thư Hương bĩu môi :
- Ai mà công không đâu lo cho hắn, tôi trở lại để lấy đôi giày.
Trương Hảo Nhi nói :
- Tôi thiếu gì giày, ở đây nè, đủ kiểu hết, thứ nào cũng có.
Thư Hương cười cười :
- Nhưng... nhưng chúng ta đi... như thế này sao?
Trương Hảo Nhi đáp :
- Tôi biết chỗ khuya cách mấy cũng mướn được xe.
Thư Hương thở ra :
- Cô thật là giỏi, hình như cái gì cô cũng biết.
Trương Hảo Nhi thở dài :
- Cũng do hoàn cảnh thôi, một người con gái đi đây đi đó như thế này, nếu không nghĩ ra cách để tự chiếu cố cho mình thì sẽ bị đàn ông khinh dễ.
Thư Hương bỗng đâm tức :
- Cái bọn đàn ông đều là thứ chẳng ra gì.
Trương Hảo Nhi cười :
- Người tốt thì lại không nhiều.
Thư Hương vụt hỏi :
- À nè, tại sao cô lại biết tôi họ Đào? Tên Đại Đầu Quỷ đó nói à?
Trương Hảo Nhi gật gật đầu.
Thư Hương hỏi tới :
- Hắn còn nói với cô nương gì nữa?
Trương Hảo Nhi cười :
- Đàn ông một khi mà họ đã nói lén rồi thì tốt hơn hết là cô không nên nghe.
Thư Hương nói :
- Nghe cũng chẳng ăn thua gì, bất luận hắn nói gì tôi cũng xem như đồ bỏ.
Trương Hảo Nhi trầm ngâm :
- Thật ra thì hắn cũng chẳng có nói gì cho đáng, hắn chỉ nói tánh tình của cô không tốt, không tốt ở đây là hắn nói không thuần, nếu không lo dạy dỗ thì hư.
Thư Hương nhảy dựng lên :
- Đồ... Đại Đầu Quỷ, hắn mà dạy dỗ tôi? Hắn lấy tư cách gì mà dạy dỗ tôi chớ?
Trương Hảo Nhi nói :
- Hắn còn nói rằng sớm muộn gì rồi cô cũng sẽ gã về cho hắn, cho nên hắn không thể không lo dạy dỗ cô.
Thư Hương trừng trừng mắt :
- Cô đừng có nghe cái thằng đó, cô thử nghĩ coi con người của tôi như thế này mà đi gã cho cái loại của hắn à?
Trương Hảo Nhi cười :
- Tự nhiên là không thể, hắn không xứng với cô chỗ nào cả?
Thư Hương lừ lừ mắt nhìn Trương Hảo Nhi :
- Thế nhưng hình như cô đối với hắn... dễ chịu lắm thì phải?
Trương Hảo Nhi cười :
- Đối với rất nhiều người đàn ông tôi đều dễ chịu cả.
Thư Hương bồi thêm :
- Thế nhưng với hắn thì đặc biệt hơn, phải không?
Trương Hảo Nhi đáp :
- Nếu có thế thì do tôi là bạn lâu năm với hắn.
Thư Hương hỏi :
- Cô quen với hắn lâu rồi à?
Trương Hảo Nhi gật gật đầu.
Ngưng một chút, Trương Hảo Nhi lại cười cười :
- Nhưng cô đừng có tưởng hắn thật thà đâu nghe, hắn bề ngoài xem như là mộc mạc lắm, nhưng bên trong thì cũng nhiều thủ đoạn, hắn nói ra cô đừng tin một tiếng nào cả.
Thư Hương nhún nhún vai :
- Tôi thì đã nói rồi, bất cứ hắn nói gì, tôi cũng xem như đồ bỏ.
Ngoài miệng thì nói thế, nhưng trong bụng nàng có hơi khó chịu về những lời lẽ của Trương Hảo Nhi nói về hắn.
Nàng mắng, nàng rủa hắn là một chuyện, nhưng nếu người khác mắng hắn thì lại là chuyện khác.
Dầu gì thì nàng vẫn thấy Trương... Óc Mít giúp nàng không ít.
Đào tiểu thơ đâu phải là kẻ vong ân bội nghĩa?
Nàng đã hạ quyết tâm, sau này nàng sẽ tìm cơ hội để đền ơn hắn.
Khi nàng nghĩ như thế thì trong trí tưởng tượng của nàng cũng hiện ra một bức họa do bàn tay họa sĩ “tưởng tượng” tài ba vẻ thật là linh động, bức họa đó như thế này :
- “Trương... Óc Mít bị một đám yêu quái vây đánh tơi bời, đánh đến đổi hắn muốn chạy mà cũng không làm sao chạy thoát, “Đào tiểu thơ” từ xa phi tới trên lưng một con bạch mã, tay cầm roi da uy nghi như một tiên nữ, nàng vung roi đánh tan loài yêu quái, cứu thoát Trương... Óc Mít.”
Dưới bức họa đó là một bức họa nữa, bức kế đó như thế này :
- “Trương... Óc Mít quì trước đầu ngựa của ?Đào tiểu thơ? cầu xin nàng ban cho một chút tình yêu, nàng chỉ cười lại chứ không trả lời, tiện tay, nàng quất cho hắn một roi đích đáng rồi giục ngựa bay đi... xa xa, có một thiếu niên tuấn tú cổ quàng khăn đỏ đang si mê đứng đợi nàng dưới ánh ráng chiều nhuộm hực đầu cây”.
Nghĩ đến đoạn này, Thư Hương bất giác mỉm cười.
Nàng nghiền ngẫm cái khung cảnh uy hùng mà thơ mộng ấy và lòng bỗng phát sanh rộng lượng, nàng thấy có lẽ không nên đánh hắn quá đau, mà nên trở cán roi “cốc” lên cái đầu bự của hắn một cái nhè nhẹ chơi cho vui thôi...
Dưới mắt nàng lúc bấy giờ, Trương... Óc Mít thấy tức cười chớ không thấy ghét.
Đang mơ mơ màng màng, Thư Hương chợt nghe vó ngựa.
Hư hư thực thực, nàng cứ nghĩ đến vó ngựa của nàng và của chàng...
Nhưng Trương Hảo Nhi đã kéo nàng về thực tại, cô ta nói :
- Xem chừng vận hạo của mình tốt lắm, chưa đi đến chỗ kiếm xe thì xe đã có rồi.
* * * * *
Vận hạn khi mà đã đến hồi tốt thì cái gì cũng tốt.
Cỗ xe chạy tới, chẳng những xe không, mà cỗ xe còn thật đẹp.
Ngựa thì giống ngựa ngoại Mông, cao và mướt, đánh xe là một gã thanh niên, sáng láng.
Phải vậy không thôi đâu, bên tay lại còn buộc chiếc khăn màu đỏ.
Màu đỏ thật tươi, màu đỏ rạng rỡ lất phất trong gió như cánh hoa Thạch Lựu đong đưa, như ngọn lửa hừng hừng.
Thư Hương đứng nhìn như ngây dại.
Cứ thấy được vuông khăn màu đỏ là y như nàng đã thấy được Lữ Ngọc Hồ.
Gã đánh xe bị nàng nhìn đến hơi nóng mặt, hắn cười cười lễ phép :
- Xin cô nương lên xe.
Thư Hương đỏ mặt, nàng lấp bấp :
- Anh buộc khăn đỏ thì chắc anh cũng bội phục Lữ Ngọc Hồ dữ lắm?
Tên đánh xe cười :
- Tự nhiên, tự nhiên, trong giang hồ có mấy ai mà lại không bội phục Lữ đại hiệp.
Thư Hương hỏi tới :
- Anh có gặp người ấy chưa?
Gã đánh xe vụt thở dài :
- Hạng người thấp thỏi như tôi thì làm gì có được phước khí gặp Lữ đại hiệp.
Thư Hương hỏi :
- Chắc anh rất muốn gặp phải không?
Tên đánh xe đáp :
- Chỉ cần diện kiến được Lữ đại hiệp một lần thì cho bắt phải nhịn ăn nhịn uống ba ngày cũng rất nhiều người muốn gặp.
Thư Hương nhoẻn miệng cười.
Nàng cười thật tươi, lòng nàng cũng thật vui.
Có mấy ai nghe thiên hạ ca tụng người mình ngưỡng mộ mà không thích thú?
Nàng lại nhoẻn miệng cười :
- Sáng ngày mai là tôi sẽ kiến diện cùng người ấy, hắn là... là bằng hữu của tôi mà.
Nàng không nhận thấy là nàng đang nói dối, vì trong tâm tưởng của nàng, Lữ Ngọc Hồ quả thật là bằng hữu, thuộc về bằng hữu tốt mà còn có thể hơn mức đó, có thể là tình nhân, có thể là vị hôn phu.
Ánh mắt của tên đánh xe cũng ngời ngời sắc thái ngưỡng mộ, hắn chắc lưỡi lia lịa như thằn lằn :
- Cha cha... như vậy cô nương quả là người nhiều phước khí...
Thư Hương bỗng nghe thân người mình nhẹ bổng, phiêu phiêu, giá như nàng nhún chân một cái là có thể vút thẳng tới mây xanh.
Nàng tự cảm thấy nàng quả là con người nhiều phước khí, chọn tới chọn lui, chọn đúng Lữ Ngọc Hồ.
Phải như thế chớ.
Phải là con người mà nói ra là thiên hạ phục lăn mới được chớ.
Đúng lắm, Lữ Ngọc Hồ đúng là một... nhân vật lớn.
* * * * *
Cỗ xe chồm tới và dừng lại.
Khi cỗ xe dừng lại thì phương đông đã rực khối hồng quang.
Thư Hương đang ngủ, đang mơ một giấc mơ thật êm đềm, ngọt lịm.
Tự nhiên trong giấc mộng đó không thể thiếu hình bóng của Lữ Ngọc Hồ.
Thật tình nàng không muốn thức giấc chút nào cả.
Thế nhưng cái cô Trương Hảo Nhi phá đám cứ lay gọi mãi.
Thư Hương dụi dụi mắt dòm ra.
Đại môn.
Hai cánh cửa đỏ chói dưới ánh nắng dìu dịu ban mai, hai con sư tử bằng đá trắng uy nghi ở hai bên cổng.
Thư Hương chớp chớp mắt :
- Đến rồi à? Đây là đâu vậy?
Trương Hảo Nhi đáp :
- Đã đến tệ xá rồi.
Thư Hương cười.
“Tệ Xá”, cái danh từ đó từ cửa miệng của Trương Hảo Nhi nói ra nghe thật là hài hước, thật thích thú.
Mà có lẽ bây giờ, bất cứ chuyện gì nàng cũng thấy là thích thú.
Trương Hảo Nhi hỏi :
- Cô nương cười chi thế?
Thư Hương đáp :
- Tôi cười vì cô khách sáo quá, nếu cái nhà này mà là “Tệ Xá” thì trong đời này chắc không có bao nhiêu “tệ xá”.
Trương Hảo Nhi cũng cười.
Ai nghe người ta khen cái nhà mình mà lại không vui?
Trương Hảo Nhi bây giờ quả thật đang vui.
* * * * *
Thật ra thì cũng không phải riêng Thư Hương, mà bất cứ ai cũng phải công nhận cái nhà này thật đẹp.
Hai cánh cửa màu sơn như mới, hai vòng khoan bằng đồng bóng ngời như vàng y.
Bên trong vòng tường là hoa viên, những con đường nho nhỏ trải sạn trắng mà tàng cây rợp mát đều là thứ cây trái quí.
Tiếng chim đua hót, mùi hương ngào ngạt, người bịnh lâu năm vào đây cũng mạnh lại mà không cần thang thuốc, một không khí trong lành khoáng khoát.
Thư Hương hỏi :
- Nhà này là nhà của cô đấy à?
Trương Hảo Nhi gật đầu.
Thư Hương gặn lại :
- Cô mua đấy à?
Trương Hảo Nhi đáp :
- Mới mua hai năm nay, chủ cũ của nó là một nhà học vấn, văn thi thông bác, nhưng ông ta đúng là con mọt sách, chỉ biết ba cái chữ nghĩa chớ chẳng biết khỉ khô gì nữa cả, vì thế nên nghèo, nghèo phải bán nhà mà đã bán nhà lại còn bán rẻ, vì nếu bán mắc thì ai mua, không ai mua thì ông ta làm sao mà sống?
Thư Hương gật gật đầu...
Nàng bỗng cảm thấy cái nghề “từ thiện” này vậy mà khá quá, học cho lung, văn hay chữ giỏi để rồi phải bán nhà.
Nghĩ sao là nói vậy, nàng nói :
- Làm cái nghề “từ thiện” kể ra cũng nên người, ít nhất cũng hơn cái bọn chỉ biết có văn chương chữ nghĩa hiện nay...
Trương Hảo Nhi hơi đỏ mặt, nàng quay qua hướng khác ho khan cho... khỏa lấp.
Biết ngay là mình đã lỡ lời, Thư Hương vội hỏi :
- Lữ Ngọc Hồ hôm nay có đến không?
Trương Hảo Nhi đáp :
- Tôi đưa cô ra sau nghỉ đã, nếu hắn không đến thì tôi sẽ tìm hắn đến.
Hậu viện lại càng đẹp hơn tiền viện.
Ngôi lầu nho nhỏ, ngói đỏ viền xanh, đứng bên ngoài nhìn vào trông y như bức họa, từ bên trong nhìn ra cũng y như bức họa.
Thư Hương chắc lưỡi :
- Chỗ này thật là đẹp quá.
Trương Hảo Nhi nói :
- Những ngày mùa hạ, lúc khí trời nóng bức, tôi thường rút mãi trong này chớ không muốn bước ra ngoài, ở đây mát mẻ lắm.
Thư Hương nói :
- Cô quả là người biết hưởng thụ...
Thật ra thì Cẩm Tú sơn trang đâu phải là kém hơn ở chỗ này, cũng có một vài điểm thiếu, nhưng hầu hết là hơn, thế nhưng cô ta lại cứ muốn đi, muốn giao thiệp với những “nhân vật lớn”, muốn thỏa mản tính hiếu kỳ và tự tôn tự đại của mình, nên cô ta mới chịu nếm mùi gian khổ.
Trương Hảo Nhi nói :
- Sợ Đào tiểu thơ không thích, chớ nếu thích thì tôi nhường lại đó, để sau này thành thân với Lữ Ngọc Hồ thì lấy nơi này thiết lập phòng hoa chúc.
Thư Hương bất giác ửng hồng đôi má, nàng nắm tay Thư Hương giựt giựt :
- Sao mà... sao mà cô tốt với tôi quá vậy?
Trương Hảo Nhi dịu giọng :
- Tôi đã nói rồi, vừa thấy mặt tiểu thơ là tôi đâm mến liền, mình có duyên với nhau mà.
Cô ta vỗ vai Thư Hương :
- Bây giờ thì hãy đi tắm rửa cho khỏe đi đã, tắm xong, ngủ một giấc, bao giờ Lữ Ngọc Hồ đến, tôi sẽ gọi cô dậy, phải sửa soạn trước khi để khi thức dậy thì đã... đẹp sẵn rồi mới được chớ.
Thư Hương cúi xuống nhìn thân thể của mình...
Mình mẫy vừa dơ, quần áo vừa bèo nhèo, trông thật y như con chồn, con chó vậy.
Trương Hảo Nhi cười :
- Cô có vóc người đẹp lắm, tôi có sẵn quần áo đẹp, để tôi gọi Tiểu Lan mang đến cho cô thay đổi.
Nàng ngần ngừ và nói tiếp :
- Tiểu Lan tuy là nữ tỳ, nhưng nó ngoan lắm, tôi xem nó như em, cô cứ sai bảo nó.
Thư Hương nhìn sững Trương Hảo Nhi, trong lòng nàng cảm kích không sao nói được.
Nàng cảm thấy rằng bất cứ làm cái nghề nào, bất cứ trong hạng nào đều cũng có người tốt và bây giờ nàng mới chắc rằng nàng đã gặp đúng một con người tốt.
* * * * *
Trên vách có treo một bức họa.
Đây là thứ tranh lụa, trong tranh, bên góc có một mái ngói ló ra ẩn hiện trong sương mù y như tiên cảnh, bên dưới là suối nước trong xanh, cỏ non phơn phớt, bên cạnh dòng suối có một cặp trai gái ngồi dựa vào nhau nhìn dòng nước chảy, dáng cách của họ như quên cả thời gian...
Góc trên có hai câu thơ “Lên tiên chi dễ bằng tiên, ở trần mình dệt tơ duyên với mình”
Bức họa đã đẹp mà thi tứ cũng tuyện trần.
“Giả như có một ngày nào mình và Lữ Ngọc Hồ được ngồi dựa bên nhau như thế, thì cũng không cần nghĩ đến cảnh thần tiên nào nữa”.
Thư Hương đứng nhìn bức tranh đến si mê, nàng vẫn còn mơ một ngày mai...
Chợt có tiếng gõ cửa.
Cánh cửa chỉ khép hờ.
Nàng nói :
- Tiểu Lan đó à? Vô đi...
Một tiểu a đầu mặt áo hồng, tay bưng một xấp quần áo mới bước vào, nói :
- Tiểu Lan xin hầu cô nương.
Cô gái có đôi mắt to đen, có cái miệng nhỏ, khi không cười không giận cũng cứ hơi nhếch vành môi.
Thiếu chút nữa Thư Hương đã kêu lớn “Đào Liễu”!
Cô tiểu a đầu lại chính là Đào Liễu.
Chỉ sững sốt một giây là Thư Hương đã nhào tới ôm lấy cô bé làm cho xấp quần áo văng rơi xuống đất...
- Tử a đầu, tử tiểu quỷ, đi đâu mất biệt vậy, đến đây bao giờ?
Tiểu a đầu mở tròn đôi mắt như là hoảng sợ, hết hồn :
- Dạ... dạ tôi tới hai năm nay.
Thư Hương cười :
- Tiểu quỷ, nói láo, ngươi tưởng ta không nhận ra ngươi hả?
Tiểu a đầu chớp chớp mắt :
- Cô nương biết tôi?
Thư Hương cười :
- Chớ chẳng lẽ ngươi lại không biết ta?
Tiểu a đầu lắc lắc đầu :
- Đâu có biết.
Thư Hương sững sốt, gặn lại :
- Ngươi không biết ta?
Tiểu a đầu ngơ ngơ :
- Đâu có, đâu có gặp lần nào?
Bây giờ thì Thư Hương mới đâm hoảng, nàng dụi mắt :
- Ngươi... ngươi không phải Đào Liễu?
Tiểu a đầu trân trối như gặp phải ma :
- Đào Liễu? Đâu phải, tôi tên là Tiểu Lan, “Tiểu” là nhỏ, còn “Lan” là hoa lan đó mà.
Thư Hương đứng khựng.
Cô bé vẻ mặt hết sức ngây thơ, cô ta nói chuyện thật lễ phép...
Nàng cúi mặt lầm bầm :
- Không lẽ... là quỷ?
Tiểu Lan nhìn Thư Hương như nhìn người mắc bịnh thần kinh và hình như cô ta cũng hơn ngán nên vội cúi đầu :
- Cô nương không có dạy bảo điều chi, vậy để tôi đi sửa soạn nước cho cô nương tắm rửa.
Không chờ Thư Hương nói nữa, cô ta lật đật đi ra như chạy trốn... ma.
Thư Hương đứng trân trân.
Có thật nó không phải là Đào Liễu?
Nếu không phải thì sao lại giống dữ vậy?
Mặt nó giống hao hao thì chẳng nói chi, đằng này giống y như đúc, đến vóc dáng, thân mình cũng rập khuôn.
Trong đời làm sao lại có kẻ giống nhau dữ vậy?
Quả thật Thư Hương không thể tin nổi, nhưng sự thật là như thế, không tin cũng không được.
Ngay lúc đó, hai người đàn bà hơi già, nhưng hãy còn tráng kiện khiêng vào một bồn nước.
Nước trong bồn thoang thoảng hơi thơm và còn âm ấm.
Tiểu Lan đi sau, tay mang khăn tắm, cô bước vào và cúi đầu :
- Thưa, cô nương có cần tôi kỳ cọ...
Thư Hương trừng mắt nhìn và lắc đầu, nhưng rồi vụt la lên :
- Ngươi thật không phải là Đào Liễu?
Tiểu Lan hoảng hốt vừa thối lui vừa lắc đầu và lui riết ra ngoài cửa dông luôn.
Thư Hương nhìn theo và vụt thở ra cười nói lầm thầm :
- Đúng là nằm mơ... tại làm sao lại có chuyện người giống người quá lạ lùng như thế chớ...
Trong lòng cứ hoài nghi và thắc mắc, nhưng bồn nước không cho nàng suy nghĩ nhiều hơn nữa, phải tắm cho mát cái đã rồi có gì sẽ tính sau...
Nàng chắc lưỡi để... mặc kệ và lần cởi dây áo.
Bây giờ thì bắt đầu vào một con đường mới.
Cho dầu là ngày hạ, cho dầu là mùa nóng bức, nhưng ban đêm đi trên con đường trống, gió lồng lộng thổi, da thịt con người mát rượi mà lòng người cũng nghe mát rượi.
“Người vui thì cảnh cũng vui.”
Được gió đêm man mác như thế này, chớ nếu bị nóng bức giữa trời nắng chang chang, Thư Hương chắc cũng không hề nghe nóng.
Vì lòng nàng bây giờ mát quá.
Thư Hương hít một hơi dài và nàng bỗng nghe mát lạnh, mát từ trên đầu xuống tới bàn chân.
Và bây giờ nàng mới nhớ ra rằng mình đi chân đất.
Nhớ đến chân không, nàng đâm ra tưng tức.
“Cố cho hắn nhìn chân trần của mình một chút cho lác mắt, thế mà hắn đã có thấy đâu”.
Nàng vụt nói :
- Trở lại một chút được không?
Trương Hảo Nhi hỏi :
- Trở lại chi vậy?
Và cô ta bỗng cười cười :
- Cô đừng lo ngại cái thên Đại Đầu Quỷ đó tìm hoảng, không có sao đâu, những người của tôi đều biết tôi đi về hướng nào, chắc chắn sẽ nói cho hắn biết.
Thư Hương bĩu môi :
- Ai mà công không đâu lo cho hắn, tôi trở lại để lấy đôi giày.
Trương Hảo Nhi nói :
- Tôi thiếu gì giày, ở đây nè, đủ kiểu hết, thứ nào cũng có.
Thư Hương cười cười :
- Nhưng... nhưng chúng ta đi... như thế này sao?
Trương Hảo Nhi đáp :
- Tôi biết chỗ khuya cách mấy cũng mướn được xe.
Thư Hương thở ra :
- Cô thật là giỏi, hình như cái gì cô cũng biết.
Trương Hảo Nhi thở dài :
- Cũng do hoàn cảnh thôi, một người con gái đi đây đi đó như thế này, nếu không nghĩ ra cách để tự chiếu cố cho mình thì sẽ bị đàn ông khinh dễ.
Thư Hương bỗng đâm tức :
- Cái bọn đàn ông đều là thứ chẳng ra gì.
Trương Hảo Nhi cười :
- Người tốt thì lại không nhiều.
Thư Hương vụt hỏi :
- À nè, tại sao cô lại biết tôi họ Đào? Tên Đại Đầu Quỷ đó nói à?
Trương Hảo Nhi gật gật đầu.
Thư Hương hỏi tới :
- Hắn còn nói với cô nương gì nữa?
Trương Hảo Nhi cười :
- Đàn ông một khi mà họ đã nói lén rồi thì tốt hơn hết là cô không nên nghe.
Thư Hương nói :
- Nghe cũng chẳng ăn thua gì, bất luận hắn nói gì tôi cũng xem như đồ bỏ.
Trương Hảo Nhi trầm ngâm :
- Thật ra thì hắn cũng chẳng có nói gì cho đáng, hắn chỉ nói tánh tình của cô không tốt, không tốt ở đây là hắn nói không thuần, nếu không lo dạy dỗ thì hư.
Thư Hương nhảy dựng lên :
- Đồ... Đại Đầu Quỷ, hắn mà dạy dỗ tôi? Hắn lấy tư cách gì mà dạy dỗ tôi chớ?
Trương Hảo Nhi nói :
- Hắn còn nói rằng sớm muộn gì rồi cô cũng sẽ gã về cho hắn, cho nên hắn không thể không lo dạy dỗ cô.
Thư Hương trừng trừng mắt :
- Cô đừng có nghe cái thằng đó, cô thử nghĩ coi con người của tôi như thế này mà đi gã cho cái loại của hắn à?
Trương Hảo Nhi cười :
- Tự nhiên là không thể, hắn không xứng với cô chỗ nào cả?
Thư Hương lừ lừ mắt nhìn Trương Hảo Nhi :
- Thế nhưng hình như cô đối với hắn... dễ chịu lắm thì phải?
Trương Hảo Nhi cười :
- Đối với rất nhiều người đàn ông tôi đều dễ chịu cả.
Thư Hương bồi thêm :
- Thế nhưng với hắn thì đặc biệt hơn, phải không?
Trương Hảo Nhi đáp :
- Nếu có thế thì do tôi là bạn lâu năm với hắn.
Thư Hương hỏi :
- Cô quen với hắn lâu rồi à?
Trương Hảo Nhi gật gật đầu.
Ngưng một chút, Trương Hảo Nhi lại cười cười :
- Nhưng cô đừng có tưởng hắn thật thà đâu nghe, hắn bề ngoài xem như là mộc mạc lắm, nhưng bên trong thì cũng nhiều thủ đoạn, hắn nói ra cô đừng tin một tiếng nào cả.
Thư Hương nhún nhún vai :
- Tôi thì đã nói rồi, bất cứ hắn nói gì, tôi cũng xem như đồ bỏ.
Ngoài miệng thì nói thế, nhưng trong bụng nàng có hơi khó chịu về những lời lẽ của Trương Hảo Nhi nói về hắn.
Nàng mắng, nàng rủa hắn là một chuyện, nhưng nếu người khác mắng hắn thì lại là chuyện khác.
Dầu gì thì nàng vẫn thấy Trương... Óc Mít giúp nàng không ít.
Đào tiểu thơ đâu phải là kẻ vong ân bội nghĩa?
Nàng đã hạ quyết tâm, sau này nàng sẽ tìm cơ hội để đền ơn hắn.
Khi nàng nghĩ như thế thì trong trí tưởng tượng của nàng cũng hiện ra một bức họa do bàn tay họa sĩ “tưởng tượng” tài ba vẻ thật là linh động, bức họa đó như thế này :
- “Trương... Óc Mít bị một đám yêu quái vây đánh tơi bời, đánh đến đổi hắn muốn chạy mà cũng không làm sao chạy thoát, “Đào tiểu thơ” từ xa phi tới trên lưng một con bạch mã, tay cầm roi da uy nghi như một tiên nữ, nàng vung roi đánh tan loài yêu quái, cứu thoát Trương... Óc Mít.”
Dưới bức họa đó là một bức họa nữa, bức kế đó như thế này :
- “Trương... Óc Mít quì trước đầu ngựa của ?Đào tiểu thơ? cầu xin nàng ban cho một chút tình yêu, nàng chỉ cười lại chứ không trả lời, tiện tay, nàng quất cho hắn một roi đích đáng rồi giục ngựa bay đi... xa xa, có một thiếu niên tuấn tú cổ quàng khăn đỏ đang si mê đứng đợi nàng dưới ánh ráng chiều nhuộm hực đầu cây”.
Nghĩ đến đoạn này, Thư Hương bất giác mỉm cười.
Nàng nghiền ngẫm cái khung cảnh uy hùng mà thơ mộng ấy và lòng bỗng phát sanh rộng lượng, nàng thấy có lẽ không nên đánh hắn quá đau, mà nên trở cán roi “cốc” lên cái đầu bự của hắn một cái nhè nhẹ chơi cho vui thôi...
Dưới mắt nàng lúc bấy giờ, Trương... Óc Mít thấy tức cười chớ không thấy ghét.
Đang mơ mơ màng màng, Thư Hương chợt nghe vó ngựa.
Hư hư thực thực, nàng cứ nghĩ đến vó ngựa của nàng và của chàng...
Nhưng Trương Hảo Nhi đã kéo nàng về thực tại, cô ta nói :
- Xem chừng vận hạo của mình tốt lắm, chưa đi đến chỗ kiếm xe thì xe đã có rồi.
* * * * *
Vận hạn khi mà đã đến hồi tốt thì cái gì cũng tốt.
Cỗ xe chạy tới, chẳng những xe không, mà cỗ xe còn thật đẹp.
Ngựa thì giống ngựa ngoại Mông, cao và mướt, đánh xe là một gã thanh niên, sáng láng.
Phải vậy không thôi đâu, bên tay lại còn buộc chiếc khăn màu đỏ.
Màu đỏ thật tươi, màu đỏ rạng rỡ lất phất trong gió như cánh hoa Thạch Lựu đong đưa, như ngọn lửa hừng hừng.
Thư Hương đứng nhìn như ngây dại.
Cứ thấy được vuông khăn màu đỏ là y như nàng đã thấy được Lữ Ngọc Hồ.
Gã đánh xe bị nàng nhìn đến hơi nóng mặt, hắn cười cười lễ phép :
- Xin cô nương lên xe.
Thư Hương đỏ mặt, nàng lấp bấp :
- Anh buộc khăn đỏ thì chắc anh cũng bội phục Lữ Ngọc Hồ dữ lắm?
Tên đánh xe cười :
- Tự nhiên, tự nhiên, trong giang hồ có mấy ai mà lại không bội phục Lữ đại hiệp.
Thư Hương hỏi tới :
- Anh có gặp người ấy chưa?
Gã đánh xe vụt thở dài :
- Hạng người thấp thỏi như tôi thì làm gì có được phước khí gặp Lữ đại hiệp.
Thư Hương hỏi :
- Chắc anh rất muốn gặp phải không?
Tên đánh xe đáp :
- Chỉ cần diện kiến được Lữ đại hiệp một lần thì cho bắt phải nhịn ăn nhịn uống ba ngày cũng rất nhiều người muốn gặp.
Thư Hương nhoẻn miệng cười.
Nàng cười thật tươi, lòng nàng cũng thật vui.
Có mấy ai nghe thiên hạ ca tụng người mình ngưỡng mộ mà không thích thú?
Nàng lại nhoẻn miệng cười :
- Sáng ngày mai là tôi sẽ kiến diện cùng người ấy, hắn là... là bằng hữu của tôi mà.
Nàng không nhận thấy là nàng đang nói dối, vì trong tâm tưởng của nàng, Lữ Ngọc Hồ quả thật là bằng hữu, thuộc về bằng hữu tốt mà còn có thể hơn mức đó, có thể là tình nhân, có thể là vị hôn phu.
Ánh mắt của tên đánh xe cũng ngời ngời sắc thái ngưỡng mộ, hắn chắc lưỡi lia lịa như thằn lằn :
- Cha cha... như vậy cô nương quả là người nhiều phước khí...
Thư Hương bỗng nghe thân người mình nhẹ bổng, phiêu phiêu, giá như nàng nhún chân một cái là có thể vút thẳng tới mây xanh.
Nàng tự cảm thấy nàng quả là con người nhiều phước khí, chọn tới chọn lui, chọn đúng Lữ Ngọc Hồ.
Phải như thế chớ.
Phải là con người mà nói ra là thiên hạ phục lăn mới được chớ.
Đúng lắm, Lữ Ngọc Hồ đúng là một... nhân vật lớn.
* * * * *
Cỗ xe chồm tới và dừng lại.
Khi cỗ xe dừng lại thì phương đông đã rực khối hồng quang.
Thư Hương đang ngủ, đang mơ một giấc mơ thật êm đềm, ngọt lịm.
Tự nhiên trong giấc mộng đó không thể thiếu hình bóng của Lữ Ngọc Hồ.
Thật tình nàng không muốn thức giấc chút nào cả.
Thế nhưng cái cô Trương Hảo Nhi phá đám cứ lay gọi mãi.
Thư Hương dụi dụi mắt dòm ra.
Đại môn.
Hai cánh cửa đỏ chói dưới ánh nắng dìu dịu ban mai, hai con sư tử bằng đá trắng uy nghi ở hai bên cổng.
Thư Hương chớp chớp mắt :
- Đến rồi à? Đây là đâu vậy?
Trương Hảo Nhi đáp :
- Đã đến tệ xá rồi.
Thư Hương cười.
“Tệ Xá”, cái danh từ đó từ cửa miệng của Trương Hảo Nhi nói ra nghe thật là hài hước, thật thích thú.
Mà có lẽ bây giờ, bất cứ chuyện gì nàng cũng thấy là thích thú.
Trương Hảo Nhi hỏi :
- Cô nương cười chi thế?
Thư Hương đáp :
- Tôi cười vì cô khách sáo quá, nếu cái nhà này mà là “Tệ Xá” thì trong đời này chắc không có bao nhiêu “tệ xá”.
Trương Hảo Nhi cũng cười.
Ai nghe người ta khen cái nhà mình mà lại không vui?
Trương Hảo Nhi bây giờ quả thật đang vui.
* * * * *
Thật ra thì cũng không phải riêng Thư Hương, mà bất cứ ai cũng phải công nhận cái nhà này thật đẹp.
Hai cánh cửa màu sơn như mới, hai vòng khoan bằng đồng bóng ngời như vàng y.
Bên trong vòng tường là hoa viên, những con đường nho nhỏ trải sạn trắng mà tàng cây rợp mát đều là thứ cây trái quí.
Tiếng chim đua hót, mùi hương ngào ngạt, người bịnh lâu năm vào đây cũng mạnh lại mà không cần thang thuốc, một không khí trong lành khoáng khoát.
Thư Hương hỏi :
- Nhà này là nhà của cô đấy à?
Trương Hảo Nhi gật đầu.
Thư Hương gặn lại :
- Cô mua đấy à?
Trương Hảo Nhi đáp :
- Mới mua hai năm nay, chủ cũ của nó là một nhà học vấn, văn thi thông bác, nhưng ông ta đúng là con mọt sách, chỉ biết ba cái chữ nghĩa chớ chẳng biết khỉ khô gì nữa cả, vì thế nên nghèo, nghèo phải bán nhà mà đã bán nhà lại còn bán rẻ, vì nếu bán mắc thì ai mua, không ai mua thì ông ta làm sao mà sống?
Thư Hương gật gật đầu...
Nàng bỗng cảm thấy cái nghề “từ thiện” này vậy mà khá quá, học cho lung, văn hay chữ giỏi để rồi phải bán nhà.
Nghĩ sao là nói vậy, nàng nói :
- Làm cái nghề “từ thiện” kể ra cũng nên người, ít nhất cũng hơn cái bọn chỉ biết có văn chương chữ nghĩa hiện nay...
Trương Hảo Nhi hơi đỏ mặt, nàng quay qua hướng khác ho khan cho... khỏa lấp.
Biết ngay là mình đã lỡ lời, Thư Hương vội hỏi :
- Lữ Ngọc Hồ hôm nay có đến không?
Trương Hảo Nhi đáp :
- Tôi đưa cô ra sau nghỉ đã, nếu hắn không đến thì tôi sẽ tìm hắn đến.
Hậu viện lại càng đẹp hơn tiền viện.
Ngôi lầu nho nhỏ, ngói đỏ viền xanh, đứng bên ngoài nhìn vào trông y như bức họa, từ bên trong nhìn ra cũng y như bức họa.
Thư Hương chắc lưỡi :
- Chỗ này thật là đẹp quá.
Trương Hảo Nhi nói :
- Những ngày mùa hạ, lúc khí trời nóng bức, tôi thường rút mãi trong này chớ không muốn bước ra ngoài, ở đây mát mẻ lắm.
Thư Hương nói :
- Cô quả là người biết hưởng thụ...
Thật ra thì Cẩm Tú sơn trang đâu phải là kém hơn ở chỗ này, cũng có một vài điểm thiếu, nhưng hầu hết là hơn, thế nhưng cô ta lại cứ muốn đi, muốn giao thiệp với những “nhân vật lớn”, muốn thỏa mản tính hiếu kỳ và tự tôn tự đại của mình, nên cô ta mới chịu nếm mùi gian khổ.
Trương Hảo Nhi nói :
- Sợ Đào tiểu thơ không thích, chớ nếu thích thì tôi nhường lại đó, để sau này thành thân với Lữ Ngọc Hồ thì lấy nơi này thiết lập phòng hoa chúc.
Thư Hương bất giác ửng hồng đôi má, nàng nắm tay Thư Hương giựt giựt :
- Sao mà... sao mà cô tốt với tôi quá vậy?
Trương Hảo Nhi dịu giọng :
- Tôi đã nói rồi, vừa thấy mặt tiểu thơ là tôi đâm mến liền, mình có duyên với nhau mà.
Cô ta vỗ vai Thư Hương :
- Bây giờ thì hãy đi tắm rửa cho khỏe đi đã, tắm xong, ngủ một giấc, bao giờ Lữ Ngọc Hồ đến, tôi sẽ gọi cô dậy, phải sửa soạn trước khi để khi thức dậy thì đã... đẹp sẵn rồi mới được chớ.
Thư Hương cúi xuống nhìn thân thể của mình...
Mình mẫy vừa dơ, quần áo vừa bèo nhèo, trông thật y như con chồn, con chó vậy.
Trương Hảo Nhi cười :
- Cô có vóc người đẹp lắm, tôi có sẵn quần áo đẹp, để tôi gọi Tiểu Lan mang đến cho cô thay đổi.
Nàng ngần ngừ và nói tiếp :
- Tiểu Lan tuy là nữ tỳ, nhưng nó ngoan lắm, tôi xem nó như em, cô cứ sai bảo nó.
Thư Hương nhìn sững Trương Hảo Nhi, trong lòng nàng cảm kích không sao nói được.
Nàng cảm thấy rằng bất cứ làm cái nghề nào, bất cứ trong hạng nào đều cũng có người tốt và bây giờ nàng mới chắc rằng nàng đã gặp đúng một con người tốt.
* * * * *
Trên vách có treo một bức họa.
Đây là thứ tranh lụa, trong tranh, bên góc có một mái ngói ló ra ẩn hiện trong sương mù y như tiên cảnh, bên dưới là suối nước trong xanh, cỏ non phơn phớt, bên cạnh dòng suối có một cặp trai gái ngồi dựa vào nhau nhìn dòng nước chảy, dáng cách của họ như quên cả thời gian...
Góc trên có hai câu thơ “Lên tiên chi dễ bằng tiên, ở trần mình dệt tơ duyên với mình”
Bức họa đã đẹp mà thi tứ cũng tuyện trần.
“Giả như có một ngày nào mình và Lữ Ngọc Hồ được ngồi dựa bên nhau như thế, thì cũng không cần nghĩ đến cảnh thần tiên nào nữa”.
Thư Hương đứng nhìn bức tranh đến si mê, nàng vẫn còn mơ một ngày mai...
Chợt có tiếng gõ cửa.
Cánh cửa chỉ khép hờ.
Nàng nói :
- Tiểu Lan đó à? Vô đi...
Một tiểu a đầu mặt áo hồng, tay bưng một xấp quần áo mới bước vào, nói :
- Tiểu Lan xin hầu cô nương.
Cô gái có đôi mắt to đen, có cái miệng nhỏ, khi không cười không giận cũng cứ hơi nhếch vành môi.
Thiếu chút nữa Thư Hương đã kêu lớn “Đào Liễu”!
Cô tiểu a đầu lại chính là Đào Liễu.
Chỉ sững sốt một giây là Thư Hương đã nhào tới ôm lấy cô bé làm cho xấp quần áo văng rơi xuống đất...
- Tử a đầu, tử tiểu quỷ, đi đâu mất biệt vậy, đến đây bao giờ?
Tiểu a đầu mở tròn đôi mắt như là hoảng sợ, hết hồn :
- Dạ... dạ tôi tới hai năm nay.
Thư Hương cười :
- Tiểu quỷ, nói láo, ngươi tưởng ta không nhận ra ngươi hả?
Tiểu a đầu chớp chớp mắt :
- Cô nương biết tôi?
Thư Hương cười :
- Chớ chẳng lẽ ngươi lại không biết ta?
Tiểu a đầu lắc lắc đầu :
- Đâu có biết.
Thư Hương sững sốt, gặn lại :
- Ngươi không biết ta?
Tiểu a đầu ngơ ngơ :
- Đâu có, đâu có gặp lần nào?
Bây giờ thì Thư Hương mới đâm hoảng, nàng dụi mắt :
- Ngươi... ngươi không phải Đào Liễu?
Tiểu a đầu trân trối như gặp phải ma :
- Đào Liễu? Đâu phải, tôi tên là Tiểu Lan, “Tiểu” là nhỏ, còn “Lan” là hoa lan đó mà.
Thư Hương đứng khựng.
Cô bé vẻ mặt hết sức ngây thơ, cô ta nói chuyện thật lễ phép...
Nàng cúi mặt lầm bầm :
- Không lẽ... là quỷ?
Tiểu Lan nhìn Thư Hương như nhìn người mắc bịnh thần kinh và hình như cô ta cũng hơn ngán nên vội cúi đầu :
- Cô nương không có dạy bảo điều chi, vậy để tôi đi sửa soạn nước cho cô nương tắm rửa.
Không chờ Thư Hương nói nữa, cô ta lật đật đi ra như chạy trốn... ma.
Thư Hương đứng trân trân.
Có thật nó không phải là Đào Liễu?
Nếu không phải thì sao lại giống dữ vậy?
Mặt nó giống hao hao thì chẳng nói chi, đằng này giống y như đúc, đến vóc dáng, thân mình cũng rập khuôn.
Trong đời làm sao lại có kẻ giống nhau dữ vậy?
Quả thật Thư Hương không thể tin nổi, nhưng sự thật là như thế, không tin cũng không được.
Ngay lúc đó, hai người đàn bà hơi già, nhưng hãy còn tráng kiện khiêng vào một bồn nước.
Nước trong bồn thoang thoảng hơi thơm và còn âm ấm.
Tiểu Lan đi sau, tay mang khăn tắm, cô bước vào và cúi đầu :
- Thưa, cô nương có cần tôi kỳ cọ...
Thư Hương trừng mắt nhìn và lắc đầu, nhưng rồi vụt la lên :
- Ngươi thật không phải là Đào Liễu?
Tiểu Lan hoảng hốt vừa thối lui vừa lắc đầu và lui riết ra ngoài cửa dông luôn.
Thư Hương nhìn theo và vụt thở ra cười nói lầm thầm :
- Đúng là nằm mơ... tại làm sao lại có chuyện người giống người quá lạ lùng như thế chớ...
Trong lòng cứ hoài nghi và thắc mắc, nhưng bồn nước không cho nàng suy nghĩ nhiều hơn nữa, phải tắm cho mát cái đã rồi có gì sẽ tính sau...
Nàng chắc lưỡi để... mặc kệ và lần cởi dây áo.
Comment