Hồi 37
Tế tiên thánh Nam Kinh sửa lễ
Đưa Hiếu Tử Tây Thục tìm cha.
Ngu bác sĩ ra tiếp mấy người khách. Sau khi thi lễ, tất cả mọi người ngồi xuống. Trì Hành Sơn nói:
- Hôm nay chúng tôi đến đây để bàn về việc tìm người chủ tế trong buổi lễ ở đền Thái Bá. Vì Thái Bá là một vị thánh nhân cho nên người làm chủ tế cũng phải là một người hiền nhân mới không thẹn. Vì vậy, chúng tôi đến đây mời ông làm chủ tế.
Ngu nói:
- Ông nói như vậy tôi đâu dám nhận. Nhưng tế lễ là việc lớn, cố nhiên tôi rất vui lòng góp phần vào việc đó. Ngày tế định vào hôm nào?
Trì Hành Sơn nói:
- Định vào mồng một tháng tư này. Trước đấy một hôm, mời ông đến đấy, ăn chay, ngủ một đêm để tiện việc làm lễ.
Ngu bác sĩ nhận lời. Trà được bưng lên mời khách uống. Sau đó khách cáo từ ra về, cùng nhau đến nhà Thiếu Khanh ở bên bờ sông ngồi. Trì Hành Sơn nói:
- Chỉ sợ chúng ta không đủ người để tế.
Thiếu Khanh nói:
- May mắn vừa gặp lúc có một người bạn của tôi ở huyện lên đây.
Thiếu Khanh liền mời Tang Đồ ra gặp mặt mọi người. Thi lễ xong, Trì Hành Sơn nói:
- Trong việc tế lễ lớn này nhờ ông giúp cho để thêm phần long trọng.
Tang Đồ nói: - Tôi rất vui lòng cùng dự vào lễ lớn này. Sau đó, mọi người ra về.
Đến ngày hai mươi chín tháng ba, Trì Thành Sơn hẹn Đỗ Thiếu Khanh, Mã Thuần Phượng, Quý Vi Tiêu, Kim Đông Nhai, Lư Hoa Sĩ, Tân Đông Chi, Cừ Dật Phu, Dư Hòa Thanh, Lư Tín Hầu, Ngu Cảm Kỳ, Gia Cát Thiên Thân, Cảnh Lan Giang, Quách Thiết Bút, Tiêu Kim Huyễn, Chư Tín, Y Chiêu, Quý Điềm Dật, Kim Ngụ Lưu, Tôn Cơ, Vũ Thư, Tang Đồ đều đến cửa nam. Trang Thiệu Quang cũng đến đấy. Mọi người cùng đến xem đền Thái Bá. Mấy chục bậc tam cấp cao đưa đến cửa chính vào đền. Bên trái là một cái nhà để khám thịt tế. Phía trong đi qua cửa lớn là một cái sân rộng. Lại có mấy chục bậc tam cấp đi qua tam quan đến một cái sân rồng, hai bên là hành lang để những bài vị của các bậc tiên hiền các triều đại trước. Ở giữa là năm gian điện thờ lớn. Trong điện để bài vị Thái Bá có hương án, lư hương, đèn sáp. Phía sau điện lại là một cái sân rộng với năm gian nhà lầu, hai bên tả hữu, một bên là ba gian nhà đọc sách. Mọi người bước vào cửa lớn thấy ở trên cao treo một cái biển bằng vàng đề: “Thái Bá chi từ” (Đền thờ Thái Bá). Họ đi theo cái cửa thứ hai vào phía đông dọc theo hành lang đến một cái điện lớn. Ngẩng đầu lên thấy treo một cái biển đề mấy chữ vàng “Tập lễ lâu” (lầu tập lễ). Mọi người ngồi một lát ở trong thư phòng phía đông. Trì Hành Sơn cùng Mã Thuần Thượng, Vũ Thư và Cừ Dật Phu mở cửa lầu và cùng lên lầu đem tất cả những nhạc cụ xuống. Có cái để ở trong sảnh, có cái đưa ra ngoài sân. Trong sảnh đặt một cái chúc bài(1), bên hướng án cắm một lá cờ để chỉ dẫn ban nhạc, ngoài sân đốt đình liệu(2), cạnh cái cửa thứ hai có những chậu rửa tay, những chiếc khăn tay.
Kim Thứ Phúc và Bão Đình Tỷ mang một ban nhạc: người cầm khanh ngọc, người cầm đàn cầm, đàn sắt, người cầm sáo, người cầm trống bỏi, người cầm chúc(3) người cầm ngữ(4) người cầm sinh, người cầm chuông lớn, người cầm tiêu, người cầm chuông, người cầm khánh và ba mươi sáu đứa trẻ để múa lục dật(5). Trì Hành Sơn cầm những cái sáo đỏ và những cặp lông trĩ giao cho những đứa trẻ. Đến chiều, Ngu bác sĩ đến Trang Thiện Quang, Trì Hành Sơn, Mã Thuần Thượng, Đỗ Thiếu Khanh cùng ra tiếp. Uống trà xong, họ mặc lễ phục và bốn người đưa Ngu Dục Đức vào phòng để khám thịt tế. Mọi người đều ăn chay và ngủ lại ở hai thư phòng hai bên.
Hôm sau, canh năm, cửa đền mở rộng, mọi người đều dậy. Trên điện, dưới điện, trước cửa, trong sân, ở hai hành lang, đèn đuốc sáng choang, đình liệu được đốt lên. Trì Hành Sơn trước tiên mời Ngu Dục Đức làm chủ tế, rồi mời Trang Thiệu Quang làm á hiến (dâng rượu thứ hai). Khi mời đến người tam hiến (dâng rượu lần thứ ba) mọi người nhường nhau nói:
- Nếu không phải ông Trì, thì phải là ông Đỗ. Trì Hành Sơn nói:
- Hai chúng tôi làm dẫn tán (người đưa các vị tham dự vào chỗ đứng để làm lễ). Ông Mã là người Chiết Giang, xin mời ông Mã làm người dâng rượu lần thứ ba.
Mã Thuần Thượng hai ba lần chối từ. Mọi người kéo Mã đến cùng ngồi với Ngu và Trạng, Trì Hành Sơn và Đỗ Thiếu Khanh đưa ba người đến xem thịt tế. Trì Hành Sơn và Đỗ Thiếu Khanh quay trở lại mời Kim Đông Nhai làm xướng lễ mời Vũ Thư cầm cờ, mời Tang Đồ đọc văn, mời Quý Vi Tiêu, Tân Đông Chi, Dư Hòa Thanh dâng rượu, mời Cừ Dật Phu, Lư Tín Hầu, Ngu Cảm Kỳ dâng ngọc, mời Gia Cát Thiên Thân, Cảnh Lan Giang, Quách Thiết Bút dâng lụa, mời Tiêu Kim Huyễn, Chư Tín, Y Chiêu dâng xôi, mời Quý Điềm Dật, Kim Ngu Lưu, Tôn Cơ dâng cỗ. Sau đó, mời Lư Hoa Sĩ giúp Kim Đông Nhai xướng lễ. Tất cả các vị đều cùng bước ra ngoài cái cửa thứ hai.
Trống tế đánh ba hồi: Kim Thứ Phúc, Bão Đình Tỷ mang theo cả ban âm nhạc; người cầm khánh ngọc, người cầm đàn cầm, người cầm đàn sắt, người cầm sáo, người cầm trống bỏi, người cầm chúc, người cầm ngữ, người cầm sinh, người cầm chuông lớn, người cầm tiêu, người cầm chuông, người cầm khách và ba mươi sáu đứa trẻ để múa, tất cả đứng trong sảnh hay ở ngoài sân.
Kim Đông Nhai, Lư Hoa Sỹ bước vào sảnh. Kim Đông Nhai xướng:
- Chấp sự giả các tư kỳ sự!(6) (Tất cả mọi người đều lo đến công việc của mình).
Những người cử nhạc cầm các nhạc khí trong tay.
Kim Đông Nhai xướng:
- Bài ban! (Đứng vào chỗ!).
Vũ Thư cầm cờ, dẫn Quí Vi Tiêu, Tân Đông Chi, Dư Hòa Thanh cầm chén rượu, Cử Dật Phu, Lư Tín Hầu, Ngu Cảm Kỳ cầm ngọc, Gia Cát Thiên Thân, Cảnh Lan Giang, Quách Thiết Bút cầm lụa, tất cả vào chỗ đứng ở phía đông sân. Sau đó, Vũ Thư cầm cờ dẫn Tang Đồ lên điện để lo đọc văn. Rồi lại dẫn Tiêu Kim Huyễn, Chư Tín, Y Chiêu lo dâng xôi. Quí Điềm Dật, Kim Ngu Lưu, Tôn Cơ lo dâng cỗ đứng ở phía tây sân. Vũ Thư cũng cầm cờ đứng ở phía tay dưới mọi người. Kim Đông Nhai xướng:
- Tấu nhạc!
Trong sảnh và ngoài sân, nhạc nổi lên. Kim Đông Nhai xướng:
- Nghinh thần! (Đón thần)
Trì Hành Sơn, Đỗ Thiếu Khanh hai tay dâng hương, đi ra cửa đón tiếp. Kim Đông Nhai xướng:
- Nhạc chỉ (nhạc dừng lại).
Trong sảnh và ngoài sân, nhạc dừng bặt. Kim Đông Nhai xướng:
- Phân hiến giả tựu vị (Các vị chủ tế thứ hai thứ ba vào chỗ) Trì Hành Sơn, Đỗ Thiếu Khanh ra mời Trang Thiệu Quang, Mã Thuần Thượng ra đứng bên trái hương án. Kim Đông Nhai xướng:
- Chủ tế giả, tựu vị (chủ tế vào chỗ).
Trì Hành Sơn, Đỗ Thiếu Khanh ra mời Ngu Dục Đức ở giữa sân. Trì và Đỗ đứng hai bên hương án. Trì Hành Sơn xướng:
- Quán tẩy (rửa tay)!
Và cùng Đỗ Thiếu Khanh đưa chủ tế đến chỗ rửa tay. Trì Hành Sơn xướng:
- Chủ tế giả, nghệ hương án tiền! (chủ tế ra trước hương án).
Trên hương án có một cái lư hương ở trong có cắm mấy cái cờ đỏ. Thiếu Khanh lấy ra một cái cờ trên có hai chữ “tấu nhạc”, Ngu Dục Đức đến trước hương án. Trì Hành Sơn xướng:
- Quì! Thăng hương (dâng hương) quán địa (đổ rượu xuống đất) Bái! Hưng! Bái! Hưng! Bái! Hưng! Bái! Hưng! Phụ vị (trở lại chỗ đứng)!
Thiếu Khanh lại rút một ngọn cờ có mấy chữ “nhạc chi”. Kim Đông Nhai xướng:
- Tấu thần nhạc chi nhạc (tấu thần nhạc)
Kim Thứ Phúc dẫn phường nhạc trong sảnh đều cử nhạc lên. Được một lát thì nhạc dừng.
Kim Đông Nhai xướng: - Hành sơ hiến lễ:
Lư Hoa Sĩ mang ở điện một cái biển đề hai chữ “sơ hiến” (lễ thứ nhất). Trì Hành Sơn, Đỗ Thiếu Khanh dẫn chủ tế Ngu Dục Đức vào tế. Vũ Thư cầm cờ đi trước. Ba người từ phía đông sân điện đi qua, theo sau là Quí Vi Tiêu dâng rượu, Cừ Dật Phu dâng ngọc, Gia Cát Thiên Thân dâng lụa, tất cả ra đón chủ tế. Họ đi qua phía tây sân điện thì vừa lúc Tiêu Kim Huyễn dâng xôi, Quí Điềm Dật dâng cỗ, từ phía tây ra đón chủ tế và đi qua hương án rồi sang phía đông. Khi bước vào điện, Đỗ Thiếu Khanh và Trì Hành Sơn đứng hai bên hương án, bên trái là Quí Vi Tiêu dâng chén, Cừ Dật Phu dâng ngọc, Gia Cát Thiên Thân dâng lụa; bên phải là Tiêu Kim Huyễn dâng xôi, Quí Điềm Dật dâng thịt. Trì Hành Sơn xướng:
- Tựu vị (lại chỗ đứng)! Quỳ!
Ngu Dục Đức quỳ trước hương án, Trì Hành Sơn xướng: - Hiến Tửu! (dâng rượu)!
Quí Vi Tiêu quỳ xuống dâng rượu cho Ngu Dục Đức, Ngu đặt chén rượu lên hương án. Trì Hành Sơn xướng:
- Hiến ngọc! (dâng ngọc)
Cừ Dật Phu quỳ xuống, dâng ngọc cho Ngu Dục Đức, Ngu đặt ngọc lên hương án. Trì Hành Sơn xướng:
- Hiến bạch! (dâng lụa)!
Gia Cát Thiên Thân quỳ xuống đưa lụa cho Ngu để lên hương án. Trì Hành Sơn xướng:
- Hiến tắc! (dâng xôi)!
Tiêu Kim Huyễn quỳ xuống dâng xôi cho Ngu để lên hương án. Trì Hành Sơn xướng:
- Hiến soạn! (dâng cỗ)!
Quỳ Điềm Dật quỳ xuống dâng cỗ cho Ngu để lên bàn. Lễ xong, những người chấp sự lui về. Trì Hành Sơn xướng.
- Bái! Hưng! Bái! Hưng! Bái! Hưng! Bái! Hưng!
Kim Đông Nhai xướng:
- Tấu nhạc “Chí đức” múa bài “Chí đức”!
Âm nhạc bắt đầu nổi lên ở trong sảnh. Ba mươi sáu đứa trẻ tay cầm sáo đỏ, lông trĩ đều ra múa. Múa xong, Kim Đông Nhai xướng:
- Giai hạ dự tế giả giai quỳ! (những người ở dưới thềm quì xuống)! Đọc chúc văn! (đọc văn)!
Tang Đồ quỳ xuống đọc văn. Kim Đông Nhai xướng:
- Thoái ban! (trở về chỗ).
Trì Hành Sơn xướng:
- Bình thân! (đứng lên)! Phục vị! (về chỗ)!
Vũ Thư, Đỗ Thiếu Khanh, Trì Hành Sơn, Quí Vi Tiêu, Cử Dật Phu, Gia Cát Thiên Thân, Tiêu Kim Huyễn, Quí Điểm Dật đưa chủ tế là Ngu Dục Đức từ phía tây về chỗ đứng. Sau khi Ngu về chỗ, những người chấp sự cũng về chỗ đứng của mình.
Kim Đông Nhai xướng:
- Hành á hiến lễ! (lễ thứ hai cử hành)
Lư Hoa Sĩ lại lên điện mang một cái biển có hai chữ “á hiến” (lễ thứ hai) Trì Hành Sơn, Đỗ Thiếu Khanh, dẫn chủ tế lần thứ hai là Trang Thiệu Quang ra trước hương án.
Trì Hành Sơn xướng: - Quán tẩy! (rửa tay)
Và cùng Đỗ Thiếu Khanh dẫn Trang Thiệu Quang đến chỗ rửa tay và lễ tiếp tục ba lần như vậy, lần thứ ba là Mã Tuần Thượng làm chủ tế và những người làm lễ thay đổi nhau để dâng các lễ vật(7).
Lễ tiếp tục cho đến khi hết. Kim Đông Nhai xướng:
- Lễ tất!
Mọi người đem cất các đồ tế, các nhạc cụ, thay lễ phục và cùng ra phía sau lầu. Kim Thứ Phúc và Bão Đình Tỷ mang ba mươi sáu trẻ em đi múa và những người nhạc công vào hai thư phòng ở hai bên. Trong việc tế lễ này người chủ tế là Ngu bác sĩ, hai người giúp là Trang Thiệu Quang và Mã Thuần Thượng. Tất cả ba người. Người xướng lễ là Kim Đông Nhai, người đọc văn là Tang Đồ, Lư Hoa Sĩ tất cả ba người. Người dẫn tán là Trì Hành Sơn và Đỗ Thiếu Khanh, cầm cờ là Vũ Thư, dẫn rượu là Quí Vi Tiêu, Tân Đông Chi, Dư Hòa Thanh, dâng ngọc là Cừ Dật Phu, Lư Tín Hầu, Ngu Cảm Kỳ, dâng lụa là Gia Cát Thiên Thân, Cảnh Lan Giang, Quách Thiết Bút, dâng lụa là Tiêu Kim Huyễn, Chư Tín, Y Chiêu, dâng thịt là Quí Điềm Dật, Kim Ngụ Lưu, Kim Thứ Phúc và Bão Đình Tỷ đem theo mười hai người tấu nhạc và ba mươi sáu trẻ em để múa. Cộng tất cả là bảy mươi sáu người.
Lúc này những người bếp đã khiêng lên một con bò, bốn con dê để cùng ăn với thịt tế và rau. Cỗ bàn bày ra: tất cả mười sáu bàn, tám bàn ở dưới lầu cho hai mươi bốn vị khách, tám bàn trong hai thư phòng để tiếp đãi những người khác. Sau khi ăn uống một ngày, Ngu bác sĩ lên kiệu về thành. Những người khác hoặc lên kiệu hoặc đi chân về nhà. Hai bên đường già trẻ kéo nhau lũ lượt ra xem. Mọi người đều vui vẻ. Mã Thuần Thượng cười, hỏi:
- Các ông xem như thế nào?
Mọi người đều nói:
- Chúng tôi sinh ở Nam Kinh có người đã đến bảy tám mươi tuổi rồi. Nhưng từ xưa đến nay tôi chưa bao giờ thấy một buổi lễ, chưa bao giờ nghe một buổi nhạc như thế này. Các cụ già nói rằng vị chủ tế là một vị thánh nhân giáng thế cho nên chúng tôi đều kéo nhau ra xem.
Mọi người đều vui vẻ kéo nhau về thành.
Vài ngày sau, Quí Vi Tiêu, Tiêu Kim Huyễn, Tân Đông Chi, Kim Ngu Lưu đều từ biệt Ngu bác sĩ để về Dương Châu. Mã Thuần Thượng và Cừ Dật Phu đến cái nhà bên bờ sông từ biệt Đỗ Thiếu Khanh để về Chiết Giang. Hai người bước vào nhà thấy Đỗ Thiếu Khanh, Tang Đồ và một người nữa cùng ngồi ở đấy. Cừ Dật Phu nhìn thấy giật mình, trong lòng nghĩ rằng:
- Đây chính là lão Trương Thiết Tý đã dùng cái đầu người giả để lừa các cậu của ta ở Lâu Phủ. Hắn đến đây làm gì?
Hai người chào nhau. Trương Thiết Lý nhìn thấy Cừ Dật Phu cũng thấy khó chịu, đỏ cả mặt. Uống trà xong, nói mấy câu từ biệt, Mã Thuần Thượng và Cừ Dật Phu cáo từ ra về. Đỗ Thiếu Khanh tiễn ra cửa. Cừ Dật Phu hỏi:
- Tại sao anh lại quen cái thằng Trương ấy? Đỗ Thiếu Khanh nói:
- Anh ta tên là Trương Tuấn Dân người ở huyện Thiên Trường của tôi.
Cừ Dật Phu mỉm cười, kể lại sơ lược những việc hắn đã làm ở Chiết Giang khi mang danh là Trương Thiết Tý và nói:
- Anh không nên chơi thân với thằng ấy. Nên cẩn thận! Đỗ Thiếu Khanh nói:
- Tôi biết rồi.
Hai người từ biệt ra về. Đỗ Thiếu Khanh trở vào hỏi Trương Tuấn Dân:
- Này ông, có phải ngày xưa tên ông là Thiết Tý phải không?
Trương Thiết Tý mặt đỏ gay nói: - Đó là tên tôi lúc còn trẻ.
Trương ấp úng không nói được nửa lời. Đỗ Thiếu Khanh cũng không hỏi gì nữa. Trương Thiết Tý thấy người ta biết rõ chân tướng của mình rồi, biết rằng ở lại cũng không được. Vài hôm sau Trương cùng Tang Đồ về Thiên Trường. Tiêu Kim Huyễn cùng Gia Cát Thiên Thân và Quý Điềm Dật mắc nợ chủ quán nên không thể về được phải đến nhờ Đỗ Thiếu Khanh giúp cho mấy lạng bạc. Sau đó cả ba đều trở về. Còn Tôn trở về Hồ Quảng và mang một bức tranh đến nhờ Đỗ Thiếu Khanh đề cho mấy chữ. Đỗ đề ngay và tiễn ra cửa. Vừa gặp lúc Vũ Thư đến. Thiếu Khanh hỏi:
- Anh Vũ Thư mấy lâu nay không gặp anh, anh ở đâu?
- Hôm trước có thi tất cả sáu lớp của trường, tôi lại đỗ đầu.
- Đó là một việc rất thú vị.
- Chẳng có gì thú. Nhưng nhân việc đó tôi biết được một việc rất lạ.
- Việc gì vậy?
- Lần này triều đình có lệnh sắp xếp lại tất cả các sinh viên trong trường, cho nên sinh viên cả sáu lớp cũng đều thi chung. Có lệnh khám xét rất cẩn thận từ đầu đến chân chẳng khác gì thi hương vậy. Bài thi ra lấy trong hai đoạn của “Tứ Thư”, một đoạn của “Ngũ Kinh”. Có một người học về kinh “Xuân thu”(8) mang theo một quyển kinh “Xuân Thu” trong mình. Cái đó không có gì lạ. Nhưng sau khi đi đồng anh ta bỏ lộn quyển này vào trong quyển thi và nộp lên cho quan giám khảo. May sao, quan giám khảo là Ngu bác sĩ. Ngu bác sĩ cùng đứng với một người giám thị. Khi nhận quyển thi, Ngu bác sĩ nhận thấy quyển Xuân Thu liền bỏ vào ống giầy. Người giám thị đứng bên cạnh hỏi có việc gì vậy, Ngu bác sĩ nói:
- Không có gì cả!
Sau khi người sinh viên kia quay lại, Ngu bác sĩ nói với anh ta:
- Anh cầm lấy đi, anh vừa nộp lộn cả quyển ấy vào quyển thi. May sao tôi thấy việc đó chứ nếu người khác thấy thì thế nào?
Người kia giật mình kinh sợ và xấu hổ. Khi kết quả công bố anh ta đỗ hàng thứ hai. Anh ta đến cảm tạ Ngu bác sĩ, nhưng Ngu bác sĩ không nhận nói:
- Tôi có nói gì với anh đâu. Có lẽ anh lầm rồi, không phải tôi.
Hôm ấy tôi cũng vừa đúng lúc đến cảm tạ. Chính mắt tôi trong thấy việc đó. Khi người kia đi rồi, tôi mới hỏi thầy Ngu tại sao thầy không nhận. Thầy nói:
- Học trò ai cũng phải giữ lấy liêm sỉ. Anh ta đến cảm ơn tôi, nếu tôi nhận là có nói thì anh ta còn mặt mũi nào nữa.
Tôi không biết tên người kia là ai, tôi hỏi thầy Ngu tên anh ta là gì. Thầy không chịu nói. Anh thấy việc ấy có lạ không?
Đỗ Thiếu Khanh nói: - Ông ta thường làm những việc như thế đấy. Vũ Thư nói:
- Lại còn việc này buồn cười hơn. Anh biết người con của thầy lấy vợ, người vợ có mang theo một người đầy tớ gái, thầy đem gả người đầy tớ gái cho quản gia họ Nghiêm. Thằng khốn nạn này thấy ở nha môn này thanh đạm không kiếm ra tiền, cho nên có xin từ giã ra đi. Trước đấy, thầy đã không đòi một đồng nào cho không người đầy tớ gái. Nay thầy lại cho mang người đầy tớ gái đi. Nếu như người khác thế nào cũng bắt chuộc lại với số tiền không biết bao nhiêu mà kể. Thầy nghe hắn nói bèn bảo: “Cố nhiên là hai vợ chồng anh ra đi cũng được. Nhưng nay tiền ăn tiền ở đều không có thì làm thế nào?”. Thầy lại cho thêm mười lạng nữa.
Khi anh ta đi thầy lại gửi anh ta đến giúp việc cho nha môn một quan huyện. Anh thấy như thế có buồn cười không?
Đỗ Thiếu Khanh nói:
- Thằng cha ấy là đồ hèn hạ không có lương tâm gì! Nhưng thầy cho anh ta tiền hai lần cố nhiên không phải là để được khen. Cái đó mới là ít có.
Thiếu Khanh giữ Vũ Thư lại ăn cơm. Sau đó, Vũ Thư từ biệt Thiếu Khanh đi ra. Mới đến cầu Lợi thiệp đã gặp người, đầu đội mũ vuông, mình mặc áo cũ, lưng thắt dây tơ, chân đi giày cỏ, trên vai mang hành lý, đầu bạc hoa râm, dáng người tiều tụy. Người kia buông hành lý xuống vái chào
Vũ Thư. Vũ Thư kinh ngạc nói:
-Ông Quách! Từ khi từ biệt ở trấn Giang Ninh nay đã ba năm. Mấy lâu nay ông đi những nơi nào?
- Nói ra dài lắm!
- Mời ông vào quán trà ngồi!
Hai người cùng vào quán trà. Người kia nói:
- Tôi mấy lâu nay vì tìm cha(9) nên đi khắp thiên hạ. Trước đây, có người nói cha tôi ở Giang Nam cho nên tôi đến đó. Đến lần này là lần thứ ba. Lại có tin nói cha tôi không ở Giang Nam mà đã lên Tứ Xuyên cạo đầu đi tu. Cho nên ngày nay tôi lại lên Tứ Xuyên.
Vũ Thư nói: - Thật đáng thương, ông đi đường hàng vạn dặm, có phải dễ dàng đâu. Tôi biết một ông huyện ở phủ Tây An, họ Vưu, là ban học với thầy Ngu ở trường Quốc Tử Giám. Nay tôi nhờ thầy Ngu viết một bức thư đến đó. Như thế là tiền ăn đường có thiếu thì ông ta có thể giúp đỡ ông.
- Tôi vốn là người quê mùa, nay bước vào trường Quốc Tử Giám sợ không tiện.
- Không hề gì. Nhà ông Đỗ Thiếu Khanh cách đây có mấy bước, tôi cùng ông đến nhà ông ta. Tôi sẽ đi lấy bức thư cho ông.
- Ông Đỗ Thiếu Khanh à! Có phải cái ông ở thiên Trường được nhà vua mời ra nhưng không đi phải không?
- Đúng đấy! - Như vậy thì tôi phải đến mới được. Trả tiền trà xong, hai người ra khỏi quán trà cùng đến nhà Đỗ Thiếu Khanh. Đỗ Thiếu Khanh ra tiếp hỏi:
- Vị này là ai?
Vũ Thư nói:
- Vị này là Quách Lực hiệu là Thiết Sơn, hai mươi năm nay ông ta đi khắp thiên hạ, để tìm cha nên có tên là Hiếu Tử.
Đỗ Thiếu Khanh nghe nói, vái chào một lần nữa, mời Quách Hiếu Tử ngồi lên ghế trên và hỏi:
- Tại sao mấy mươi năm nay ông không nghe tin về cụ nhà ta?
Quách Hiếu Tử nín lặng. Vũ Thư ghé tai Đỗ Thiếu Khanh thì thầm:
- Trước kia ông ta làm quan ở Giang Tây, sau đầu hàng Ninh Vương cho nên bỏ trốn.
Đỗ Thiếu Khanh nghe vậy kinh ngạc, lại càng kính trọng hành động của Quách Hiếu Tử bèn bảo Quách Hiếu Tử bỏ hành lý xuống.
- Ông hãy tạm ở đây một hôm, ngày mai hãy đi.
- Ông Thiếu Khanh, ông là người hào kiệt, cả thiên hạ đều biết. Tôi không làm khách, cũng xin ở lại một đêm.
Thiếu Khanh vào bảo vợ giặt áo quần cho Quách Hiếu Tử, sửa soạn cơm rượu đãi khách. Khi Thiếu Khanh đi ra, Vũ Thư nhắc đến chuyện Quách muốn xin một bức thư của Ngu bác sĩ.
Thiếu Khanh nói:
- Cái đó thì dễ, ông Quách! Ông cứ ngồi đây. Tôi và ông Vũ sẽ đi lấy thư về.
Chỉ nhân phen này, khiến cho:
Khó nhọc ê chề, sá quản vào trong hang cọp:
Non sông xa thẳm, lại đi đến cõi Tàm Tùng(10).
Muốn biết sự việc như thế nào hãy xem hồi sau phân giải.
------------
(1) Giá gỗ để văn tế.
(2) Đồ dùng để thắp, làm bằng sắt trên cắm gỗ thông lúc làm lễ đốt gỗ thông lên.
(3) Chúc là nhạc khí cổ hình vuông; bằng gỗ, người ta lấy dùi gỗ để gõ vào chúc.
(4) Ngữ là nhạc khí cổ hình con hổ làm bằng gỗ trên lưng có 27 miếng kim khí gãy vào thành tiếng.
(5) Múa lục dật là một lối múa cổ chia làm 6 hàng, mỗi hàng 6 người.
(6) Những câu này chúng tôi phiên âm vì trong tế lễ Việt Nam người ta cũng xướng như vậy.
(7) Trong nguyên văn có cả ba lần cũng tỉ mỉ như lần thứ nhất và cũng in hệt như lần thứ nhất chỉ thay đổi người thôi. Ở đây chúng tôi lược bớt vì bạn đọc sẽ cho là thừa.
(8) Sách do Khổng Tử soạn.
(9) Cha Quách là Vương Huệ đầu hàng Ninh Vương đã nói ở trên.
(10) Tàm Tùng tên vua đất Ba Thục đời thượng cổ; sau này dùng để chỉ về địa phương Tử Xuyên
hết: Hồi 37, xem tiếp: Hồi 38
Tế tiên thánh Nam Kinh sửa lễ
Đưa Hiếu Tử Tây Thục tìm cha.
Ngu bác sĩ ra tiếp mấy người khách. Sau khi thi lễ, tất cả mọi người ngồi xuống. Trì Hành Sơn nói:
- Hôm nay chúng tôi đến đây để bàn về việc tìm người chủ tế trong buổi lễ ở đền Thái Bá. Vì Thái Bá là một vị thánh nhân cho nên người làm chủ tế cũng phải là một người hiền nhân mới không thẹn. Vì vậy, chúng tôi đến đây mời ông làm chủ tế.
Ngu nói:
- Ông nói như vậy tôi đâu dám nhận. Nhưng tế lễ là việc lớn, cố nhiên tôi rất vui lòng góp phần vào việc đó. Ngày tế định vào hôm nào?
Trì Hành Sơn nói:
- Định vào mồng một tháng tư này. Trước đấy một hôm, mời ông đến đấy, ăn chay, ngủ một đêm để tiện việc làm lễ.
Ngu bác sĩ nhận lời. Trà được bưng lên mời khách uống. Sau đó khách cáo từ ra về, cùng nhau đến nhà Thiếu Khanh ở bên bờ sông ngồi. Trì Hành Sơn nói:
- Chỉ sợ chúng ta không đủ người để tế.
Thiếu Khanh nói:
- May mắn vừa gặp lúc có một người bạn của tôi ở huyện lên đây.
Thiếu Khanh liền mời Tang Đồ ra gặp mặt mọi người. Thi lễ xong, Trì Hành Sơn nói:
- Trong việc tế lễ lớn này nhờ ông giúp cho để thêm phần long trọng.
Tang Đồ nói: - Tôi rất vui lòng cùng dự vào lễ lớn này. Sau đó, mọi người ra về.
Đến ngày hai mươi chín tháng ba, Trì Thành Sơn hẹn Đỗ Thiếu Khanh, Mã Thuần Phượng, Quý Vi Tiêu, Kim Đông Nhai, Lư Hoa Sĩ, Tân Đông Chi, Cừ Dật Phu, Dư Hòa Thanh, Lư Tín Hầu, Ngu Cảm Kỳ, Gia Cát Thiên Thân, Cảnh Lan Giang, Quách Thiết Bút, Tiêu Kim Huyễn, Chư Tín, Y Chiêu, Quý Điềm Dật, Kim Ngụ Lưu, Tôn Cơ, Vũ Thư, Tang Đồ đều đến cửa nam. Trang Thiệu Quang cũng đến đấy. Mọi người cùng đến xem đền Thái Bá. Mấy chục bậc tam cấp cao đưa đến cửa chính vào đền. Bên trái là một cái nhà để khám thịt tế. Phía trong đi qua cửa lớn là một cái sân rộng. Lại có mấy chục bậc tam cấp đi qua tam quan đến một cái sân rồng, hai bên là hành lang để những bài vị của các bậc tiên hiền các triều đại trước. Ở giữa là năm gian điện thờ lớn. Trong điện để bài vị Thái Bá có hương án, lư hương, đèn sáp. Phía sau điện lại là một cái sân rộng với năm gian nhà lầu, hai bên tả hữu, một bên là ba gian nhà đọc sách. Mọi người bước vào cửa lớn thấy ở trên cao treo một cái biển bằng vàng đề: “Thái Bá chi từ” (Đền thờ Thái Bá). Họ đi theo cái cửa thứ hai vào phía đông dọc theo hành lang đến một cái điện lớn. Ngẩng đầu lên thấy treo một cái biển đề mấy chữ vàng “Tập lễ lâu” (lầu tập lễ). Mọi người ngồi một lát ở trong thư phòng phía đông. Trì Hành Sơn cùng Mã Thuần Thượng, Vũ Thư và Cừ Dật Phu mở cửa lầu và cùng lên lầu đem tất cả những nhạc cụ xuống. Có cái để ở trong sảnh, có cái đưa ra ngoài sân. Trong sảnh đặt một cái chúc bài(1), bên hướng án cắm một lá cờ để chỉ dẫn ban nhạc, ngoài sân đốt đình liệu(2), cạnh cái cửa thứ hai có những chậu rửa tay, những chiếc khăn tay.
Kim Thứ Phúc và Bão Đình Tỷ mang một ban nhạc: người cầm khanh ngọc, người cầm đàn cầm, đàn sắt, người cầm sáo, người cầm trống bỏi, người cầm chúc(3) người cầm ngữ(4) người cầm sinh, người cầm chuông lớn, người cầm tiêu, người cầm chuông, người cầm khánh và ba mươi sáu đứa trẻ để múa lục dật(5). Trì Hành Sơn cầm những cái sáo đỏ và những cặp lông trĩ giao cho những đứa trẻ. Đến chiều, Ngu bác sĩ đến Trang Thiện Quang, Trì Hành Sơn, Mã Thuần Thượng, Đỗ Thiếu Khanh cùng ra tiếp. Uống trà xong, họ mặc lễ phục và bốn người đưa Ngu Dục Đức vào phòng để khám thịt tế. Mọi người đều ăn chay và ngủ lại ở hai thư phòng hai bên.
Hôm sau, canh năm, cửa đền mở rộng, mọi người đều dậy. Trên điện, dưới điện, trước cửa, trong sân, ở hai hành lang, đèn đuốc sáng choang, đình liệu được đốt lên. Trì Hành Sơn trước tiên mời Ngu Dục Đức làm chủ tế, rồi mời Trang Thiệu Quang làm á hiến (dâng rượu thứ hai). Khi mời đến người tam hiến (dâng rượu lần thứ ba) mọi người nhường nhau nói:
- Nếu không phải ông Trì, thì phải là ông Đỗ. Trì Hành Sơn nói:
- Hai chúng tôi làm dẫn tán (người đưa các vị tham dự vào chỗ đứng để làm lễ). Ông Mã là người Chiết Giang, xin mời ông Mã làm người dâng rượu lần thứ ba.
Mã Thuần Thượng hai ba lần chối từ. Mọi người kéo Mã đến cùng ngồi với Ngu và Trạng, Trì Hành Sơn và Đỗ Thiếu Khanh đưa ba người đến xem thịt tế. Trì Hành Sơn và Đỗ Thiếu Khanh quay trở lại mời Kim Đông Nhai làm xướng lễ mời Vũ Thư cầm cờ, mời Tang Đồ đọc văn, mời Quý Vi Tiêu, Tân Đông Chi, Dư Hòa Thanh dâng rượu, mời Cừ Dật Phu, Lư Tín Hầu, Ngu Cảm Kỳ dâng ngọc, mời Gia Cát Thiên Thân, Cảnh Lan Giang, Quách Thiết Bút dâng lụa, mời Tiêu Kim Huyễn, Chư Tín, Y Chiêu dâng xôi, mời Quý Điềm Dật, Kim Ngu Lưu, Tôn Cơ dâng cỗ. Sau đó, mời Lư Hoa Sĩ giúp Kim Đông Nhai xướng lễ. Tất cả các vị đều cùng bước ra ngoài cái cửa thứ hai.
Trống tế đánh ba hồi: Kim Thứ Phúc, Bão Đình Tỷ mang theo cả ban âm nhạc; người cầm khánh ngọc, người cầm đàn cầm, người cầm đàn sắt, người cầm sáo, người cầm trống bỏi, người cầm chúc, người cầm ngữ, người cầm sinh, người cầm chuông lớn, người cầm tiêu, người cầm chuông, người cầm khách và ba mươi sáu đứa trẻ để múa, tất cả đứng trong sảnh hay ở ngoài sân.
Kim Đông Nhai, Lư Hoa Sỹ bước vào sảnh. Kim Đông Nhai xướng:
- Chấp sự giả các tư kỳ sự!(6) (Tất cả mọi người đều lo đến công việc của mình).
Những người cử nhạc cầm các nhạc khí trong tay.
Kim Đông Nhai xướng:
- Bài ban! (Đứng vào chỗ!).
Vũ Thư cầm cờ, dẫn Quí Vi Tiêu, Tân Đông Chi, Dư Hòa Thanh cầm chén rượu, Cử Dật Phu, Lư Tín Hầu, Ngu Cảm Kỳ cầm ngọc, Gia Cát Thiên Thân, Cảnh Lan Giang, Quách Thiết Bút cầm lụa, tất cả vào chỗ đứng ở phía đông sân. Sau đó, Vũ Thư cầm cờ dẫn Tang Đồ lên điện để lo đọc văn. Rồi lại dẫn Tiêu Kim Huyễn, Chư Tín, Y Chiêu lo dâng xôi. Quí Điềm Dật, Kim Ngu Lưu, Tôn Cơ lo dâng cỗ đứng ở phía tây sân. Vũ Thư cũng cầm cờ đứng ở phía tay dưới mọi người. Kim Đông Nhai xướng:
- Tấu nhạc!
Trong sảnh và ngoài sân, nhạc nổi lên. Kim Đông Nhai xướng:
- Nghinh thần! (Đón thần)
Trì Hành Sơn, Đỗ Thiếu Khanh hai tay dâng hương, đi ra cửa đón tiếp. Kim Đông Nhai xướng:
- Nhạc chỉ (nhạc dừng lại).
Trong sảnh và ngoài sân, nhạc dừng bặt. Kim Đông Nhai xướng:
- Phân hiến giả tựu vị (Các vị chủ tế thứ hai thứ ba vào chỗ) Trì Hành Sơn, Đỗ Thiếu Khanh ra mời Trang Thiệu Quang, Mã Thuần Thượng ra đứng bên trái hương án. Kim Đông Nhai xướng:
- Chủ tế giả, tựu vị (chủ tế vào chỗ).
Trì Hành Sơn, Đỗ Thiếu Khanh ra mời Ngu Dục Đức ở giữa sân. Trì và Đỗ đứng hai bên hương án. Trì Hành Sơn xướng:
- Quán tẩy (rửa tay)!
Và cùng Đỗ Thiếu Khanh đưa chủ tế đến chỗ rửa tay. Trì Hành Sơn xướng:
- Chủ tế giả, nghệ hương án tiền! (chủ tế ra trước hương án).
Trên hương án có một cái lư hương ở trong có cắm mấy cái cờ đỏ. Thiếu Khanh lấy ra một cái cờ trên có hai chữ “tấu nhạc”, Ngu Dục Đức đến trước hương án. Trì Hành Sơn xướng:
- Quì! Thăng hương (dâng hương) quán địa (đổ rượu xuống đất) Bái! Hưng! Bái! Hưng! Bái! Hưng! Bái! Hưng! Phụ vị (trở lại chỗ đứng)!
Thiếu Khanh lại rút một ngọn cờ có mấy chữ “nhạc chi”. Kim Đông Nhai xướng:
- Tấu thần nhạc chi nhạc (tấu thần nhạc)
Kim Thứ Phúc dẫn phường nhạc trong sảnh đều cử nhạc lên. Được một lát thì nhạc dừng.
Kim Đông Nhai xướng: - Hành sơ hiến lễ:
Lư Hoa Sĩ mang ở điện một cái biển đề hai chữ “sơ hiến” (lễ thứ nhất). Trì Hành Sơn, Đỗ Thiếu Khanh dẫn chủ tế Ngu Dục Đức vào tế. Vũ Thư cầm cờ đi trước. Ba người từ phía đông sân điện đi qua, theo sau là Quí Vi Tiêu dâng rượu, Cừ Dật Phu dâng ngọc, Gia Cát Thiên Thân dâng lụa, tất cả ra đón chủ tế. Họ đi qua phía tây sân điện thì vừa lúc Tiêu Kim Huyễn dâng xôi, Quí Điềm Dật dâng cỗ, từ phía tây ra đón chủ tế và đi qua hương án rồi sang phía đông. Khi bước vào điện, Đỗ Thiếu Khanh và Trì Hành Sơn đứng hai bên hương án, bên trái là Quí Vi Tiêu dâng chén, Cừ Dật Phu dâng ngọc, Gia Cát Thiên Thân dâng lụa; bên phải là Tiêu Kim Huyễn dâng xôi, Quí Điềm Dật dâng thịt. Trì Hành Sơn xướng:
- Tựu vị (lại chỗ đứng)! Quỳ!
Ngu Dục Đức quỳ trước hương án, Trì Hành Sơn xướng: - Hiến Tửu! (dâng rượu)!
Quí Vi Tiêu quỳ xuống dâng rượu cho Ngu Dục Đức, Ngu đặt chén rượu lên hương án. Trì Hành Sơn xướng:
- Hiến ngọc! (dâng ngọc)
Cừ Dật Phu quỳ xuống, dâng ngọc cho Ngu Dục Đức, Ngu đặt ngọc lên hương án. Trì Hành Sơn xướng:
- Hiến bạch! (dâng lụa)!
Gia Cát Thiên Thân quỳ xuống đưa lụa cho Ngu để lên hương án. Trì Hành Sơn xướng:
- Hiến tắc! (dâng xôi)!
Tiêu Kim Huyễn quỳ xuống dâng xôi cho Ngu để lên hương án. Trì Hành Sơn xướng:
- Hiến soạn! (dâng cỗ)!
Quỳ Điềm Dật quỳ xuống dâng cỗ cho Ngu để lên bàn. Lễ xong, những người chấp sự lui về. Trì Hành Sơn xướng.
- Bái! Hưng! Bái! Hưng! Bái! Hưng! Bái! Hưng!
Kim Đông Nhai xướng:
- Tấu nhạc “Chí đức” múa bài “Chí đức”!
Âm nhạc bắt đầu nổi lên ở trong sảnh. Ba mươi sáu đứa trẻ tay cầm sáo đỏ, lông trĩ đều ra múa. Múa xong, Kim Đông Nhai xướng:
- Giai hạ dự tế giả giai quỳ! (những người ở dưới thềm quì xuống)! Đọc chúc văn! (đọc văn)!
Tang Đồ quỳ xuống đọc văn. Kim Đông Nhai xướng:
- Thoái ban! (trở về chỗ).
Trì Hành Sơn xướng:
- Bình thân! (đứng lên)! Phục vị! (về chỗ)!
Vũ Thư, Đỗ Thiếu Khanh, Trì Hành Sơn, Quí Vi Tiêu, Cử Dật Phu, Gia Cát Thiên Thân, Tiêu Kim Huyễn, Quí Điểm Dật đưa chủ tế là Ngu Dục Đức từ phía tây về chỗ đứng. Sau khi Ngu về chỗ, những người chấp sự cũng về chỗ đứng của mình.
Kim Đông Nhai xướng:
- Hành á hiến lễ! (lễ thứ hai cử hành)
Lư Hoa Sĩ lại lên điện mang một cái biển có hai chữ “á hiến” (lễ thứ hai) Trì Hành Sơn, Đỗ Thiếu Khanh, dẫn chủ tế lần thứ hai là Trang Thiệu Quang ra trước hương án.
Trì Hành Sơn xướng: - Quán tẩy! (rửa tay)
Và cùng Đỗ Thiếu Khanh dẫn Trang Thiệu Quang đến chỗ rửa tay và lễ tiếp tục ba lần như vậy, lần thứ ba là Mã Tuần Thượng làm chủ tế và những người làm lễ thay đổi nhau để dâng các lễ vật(7).
Lễ tiếp tục cho đến khi hết. Kim Đông Nhai xướng:
- Lễ tất!
Mọi người đem cất các đồ tế, các nhạc cụ, thay lễ phục và cùng ra phía sau lầu. Kim Thứ Phúc và Bão Đình Tỷ mang ba mươi sáu trẻ em đi múa và những người nhạc công vào hai thư phòng ở hai bên. Trong việc tế lễ này người chủ tế là Ngu bác sĩ, hai người giúp là Trang Thiệu Quang và Mã Thuần Thượng. Tất cả ba người. Người xướng lễ là Kim Đông Nhai, người đọc văn là Tang Đồ, Lư Hoa Sĩ tất cả ba người. Người dẫn tán là Trì Hành Sơn và Đỗ Thiếu Khanh, cầm cờ là Vũ Thư, dẫn rượu là Quí Vi Tiêu, Tân Đông Chi, Dư Hòa Thanh, dâng ngọc là Cừ Dật Phu, Lư Tín Hầu, Ngu Cảm Kỳ, dâng lụa là Gia Cát Thiên Thân, Cảnh Lan Giang, Quách Thiết Bút, dâng lụa là Tiêu Kim Huyễn, Chư Tín, Y Chiêu, dâng thịt là Quí Điềm Dật, Kim Ngụ Lưu, Kim Thứ Phúc và Bão Đình Tỷ đem theo mười hai người tấu nhạc và ba mươi sáu trẻ em để múa. Cộng tất cả là bảy mươi sáu người.
Lúc này những người bếp đã khiêng lên một con bò, bốn con dê để cùng ăn với thịt tế và rau. Cỗ bàn bày ra: tất cả mười sáu bàn, tám bàn ở dưới lầu cho hai mươi bốn vị khách, tám bàn trong hai thư phòng để tiếp đãi những người khác. Sau khi ăn uống một ngày, Ngu bác sĩ lên kiệu về thành. Những người khác hoặc lên kiệu hoặc đi chân về nhà. Hai bên đường già trẻ kéo nhau lũ lượt ra xem. Mọi người đều vui vẻ. Mã Thuần Thượng cười, hỏi:
- Các ông xem như thế nào?
Mọi người đều nói:
- Chúng tôi sinh ở Nam Kinh có người đã đến bảy tám mươi tuổi rồi. Nhưng từ xưa đến nay tôi chưa bao giờ thấy một buổi lễ, chưa bao giờ nghe một buổi nhạc như thế này. Các cụ già nói rằng vị chủ tế là một vị thánh nhân giáng thế cho nên chúng tôi đều kéo nhau ra xem.
Mọi người đều vui vẻ kéo nhau về thành.
Vài ngày sau, Quí Vi Tiêu, Tiêu Kim Huyễn, Tân Đông Chi, Kim Ngu Lưu đều từ biệt Ngu bác sĩ để về Dương Châu. Mã Thuần Thượng và Cừ Dật Phu đến cái nhà bên bờ sông từ biệt Đỗ Thiếu Khanh để về Chiết Giang. Hai người bước vào nhà thấy Đỗ Thiếu Khanh, Tang Đồ và một người nữa cùng ngồi ở đấy. Cừ Dật Phu nhìn thấy giật mình, trong lòng nghĩ rằng:
- Đây chính là lão Trương Thiết Tý đã dùng cái đầu người giả để lừa các cậu của ta ở Lâu Phủ. Hắn đến đây làm gì?
Hai người chào nhau. Trương Thiết Lý nhìn thấy Cừ Dật Phu cũng thấy khó chịu, đỏ cả mặt. Uống trà xong, nói mấy câu từ biệt, Mã Thuần Thượng và Cừ Dật Phu cáo từ ra về. Đỗ Thiếu Khanh tiễn ra cửa. Cừ Dật Phu hỏi:
- Tại sao anh lại quen cái thằng Trương ấy? Đỗ Thiếu Khanh nói:
- Anh ta tên là Trương Tuấn Dân người ở huyện Thiên Trường của tôi.
Cừ Dật Phu mỉm cười, kể lại sơ lược những việc hắn đã làm ở Chiết Giang khi mang danh là Trương Thiết Tý và nói:
- Anh không nên chơi thân với thằng ấy. Nên cẩn thận! Đỗ Thiếu Khanh nói:
- Tôi biết rồi.
Hai người từ biệt ra về. Đỗ Thiếu Khanh trở vào hỏi Trương Tuấn Dân:
- Này ông, có phải ngày xưa tên ông là Thiết Tý phải không?
Trương Thiết Tý mặt đỏ gay nói: - Đó là tên tôi lúc còn trẻ.
Trương ấp úng không nói được nửa lời. Đỗ Thiếu Khanh cũng không hỏi gì nữa. Trương Thiết Tý thấy người ta biết rõ chân tướng của mình rồi, biết rằng ở lại cũng không được. Vài hôm sau Trương cùng Tang Đồ về Thiên Trường. Tiêu Kim Huyễn cùng Gia Cát Thiên Thân và Quý Điềm Dật mắc nợ chủ quán nên không thể về được phải đến nhờ Đỗ Thiếu Khanh giúp cho mấy lạng bạc. Sau đó cả ba đều trở về. Còn Tôn trở về Hồ Quảng và mang một bức tranh đến nhờ Đỗ Thiếu Khanh đề cho mấy chữ. Đỗ đề ngay và tiễn ra cửa. Vừa gặp lúc Vũ Thư đến. Thiếu Khanh hỏi:
- Anh Vũ Thư mấy lâu nay không gặp anh, anh ở đâu?
- Hôm trước có thi tất cả sáu lớp của trường, tôi lại đỗ đầu.
- Đó là một việc rất thú vị.
- Chẳng có gì thú. Nhưng nhân việc đó tôi biết được một việc rất lạ.
- Việc gì vậy?
- Lần này triều đình có lệnh sắp xếp lại tất cả các sinh viên trong trường, cho nên sinh viên cả sáu lớp cũng đều thi chung. Có lệnh khám xét rất cẩn thận từ đầu đến chân chẳng khác gì thi hương vậy. Bài thi ra lấy trong hai đoạn của “Tứ Thư”, một đoạn của “Ngũ Kinh”. Có một người học về kinh “Xuân thu”(8) mang theo một quyển kinh “Xuân Thu” trong mình. Cái đó không có gì lạ. Nhưng sau khi đi đồng anh ta bỏ lộn quyển này vào trong quyển thi và nộp lên cho quan giám khảo. May sao, quan giám khảo là Ngu bác sĩ. Ngu bác sĩ cùng đứng với một người giám thị. Khi nhận quyển thi, Ngu bác sĩ nhận thấy quyển Xuân Thu liền bỏ vào ống giầy. Người giám thị đứng bên cạnh hỏi có việc gì vậy, Ngu bác sĩ nói:
- Không có gì cả!
Sau khi người sinh viên kia quay lại, Ngu bác sĩ nói với anh ta:
- Anh cầm lấy đi, anh vừa nộp lộn cả quyển ấy vào quyển thi. May sao tôi thấy việc đó chứ nếu người khác thấy thì thế nào?
Người kia giật mình kinh sợ và xấu hổ. Khi kết quả công bố anh ta đỗ hàng thứ hai. Anh ta đến cảm tạ Ngu bác sĩ, nhưng Ngu bác sĩ không nhận nói:
- Tôi có nói gì với anh đâu. Có lẽ anh lầm rồi, không phải tôi.
Hôm ấy tôi cũng vừa đúng lúc đến cảm tạ. Chính mắt tôi trong thấy việc đó. Khi người kia đi rồi, tôi mới hỏi thầy Ngu tại sao thầy không nhận. Thầy nói:
- Học trò ai cũng phải giữ lấy liêm sỉ. Anh ta đến cảm ơn tôi, nếu tôi nhận là có nói thì anh ta còn mặt mũi nào nữa.
Tôi không biết tên người kia là ai, tôi hỏi thầy Ngu tên anh ta là gì. Thầy không chịu nói. Anh thấy việc ấy có lạ không?
Đỗ Thiếu Khanh nói: - Ông ta thường làm những việc như thế đấy. Vũ Thư nói:
- Lại còn việc này buồn cười hơn. Anh biết người con của thầy lấy vợ, người vợ có mang theo một người đầy tớ gái, thầy đem gả người đầy tớ gái cho quản gia họ Nghiêm. Thằng khốn nạn này thấy ở nha môn này thanh đạm không kiếm ra tiền, cho nên có xin từ giã ra đi. Trước đấy, thầy đã không đòi một đồng nào cho không người đầy tớ gái. Nay thầy lại cho mang người đầy tớ gái đi. Nếu như người khác thế nào cũng bắt chuộc lại với số tiền không biết bao nhiêu mà kể. Thầy nghe hắn nói bèn bảo: “Cố nhiên là hai vợ chồng anh ra đi cũng được. Nhưng nay tiền ăn tiền ở đều không có thì làm thế nào?”. Thầy lại cho thêm mười lạng nữa.
Khi anh ta đi thầy lại gửi anh ta đến giúp việc cho nha môn một quan huyện. Anh thấy như thế có buồn cười không?
Đỗ Thiếu Khanh nói:
- Thằng cha ấy là đồ hèn hạ không có lương tâm gì! Nhưng thầy cho anh ta tiền hai lần cố nhiên không phải là để được khen. Cái đó mới là ít có.
Thiếu Khanh giữ Vũ Thư lại ăn cơm. Sau đó, Vũ Thư từ biệt Thiếu Khanh đi ra. Mới đến cầu Lợi thiệp đã gặp người, đầu đội mũ vuông, mình mặc áo cũ, lưng thắt dây tơ, chân đi giày cỏ, trên vai mang hành lý, đầu bạc hoa râm, dáng người tiều tụy. Người kia buông hành lý xuống vái chào
Vũ Thư. Vũ Thư kinh ngạc nói:
-Ông Quách! Từ khi từ biệt ở trấn Giang Ninh nay đã ba năm. Mấy lâu nay ông đi những nơi nào?
- Nói ra dài lắm!
- Mời ông vào quán trà ngồi!
Hai người cùng vào quán trà. Người kia nói:
- Tôi mấy lâu nay vì tìm cha(9) nên đi khắp thiên hạ. Trước đây, có người nói cha tôi ở Giang Nam cho nên tôi đến đó. Đến lần này là lần thứ ba. Lại có tin nói cha tôi không ở Giang Nam mà đã lên Tứ Xuyên cạo đầu đi tu. Cho nên ngày nay tôi lại lên Tứ Xuyên.
Vũ Thư nói: - Thật đáng thương, ông đi đường hàng vạn dặm, có phải dễ dàng đâu. Tôi biết một ông huyện ở phủ Tây An, họ Vưu, là ban học với thầy Ngu ở trường Quốc Tử Giám. Nay tôi nhờ thầy Ngu viết một bức thư đến đó. Như thế là tiền ăn đường có thiếu thì ông ta có thể giúp đỡ ông.
- Tôi vốn là người quê mùa, nay bước vào trường Quốc Tử Giám sợ không tiện.
- Không hề gì. Nhà ông Đỗ Thiếu Khanh cách đây có mấy bước, tôi cùng ông đến nhà ông ta. Tôi sẽ đi lấy bức thư cho ông.
- Ông Đỗ Thiếu Khanh à! Có phải cái ông ở thiên Trường được nhà vua mời ra nhưng không đi phải không?
- Đúng đấy! - Như vậy thì tôi phải đến mới được. Trả tiền trà xong, hai người ra khỏi quán trà cùng đến nhà Đỗ Thiếu Khanh. Đỗ Thiếu Khanh ra tiếp hỏi:
- Vị này là ai?
Vũ Thư nói:
- Vị này là Quách Lực hiệu là Thiết Sơn, hai mươi năm nay ông ta đi khắp thiên hạ, để tìm cha nên có tên là Hiếu Tử.
Đỗ Thiếu Khanh nghe nói, vái chào một lần nữa, mời Quách Hiếu Tử ngồi lên ghế trên và hỏi:
- Tại sao mấy mươi năm nay ông không nghe tin về cụ nhà ta?
Quách Hiếu Tử nín lặng. Vũ Thư ghé tai Đỗ Thiếu Khanh thì thầm:
- Trước kia ông ta làm quan ở Giang Tây, sau đầu hàng Ninh Vương cho nên bỏ trốn.
Đỗ Thiếu Khanh nghe vậy kinh ngạc, lại càng kính trọng hành động của Quách Hiếu Tử bèn bảo Quách Hiếu Tử bỏ hành lý xuống.
- Ông hãy tạm ở đây một hôm, ngày mai hãy đi.
- Ông Thiếu Khanh, ông là người hào kiệt, cả thiên hạ đều biết. Tôi không làm khách, cũng xin ở lại một đêm.
Thiếu Khanh vào bảo vợ giặt áo quần cho Quách Hiếu Tử, sửa soạn cơm rượu đãi khách. Khi Thiếu Khanh đi ra, Vũ Thư nhắc đến chuyện Quách muốn xin một bức thư của Ngu bác sĩ.
Thiếu Khanh nói:
- Cái đó thì dễ, ông Quách! Ông cứ ngồi đây. Tôi và ông Vũ sẽ đi lấy thư về.
Chỉ nhân phen này, khiến cho:
Khó nhọc ê chề, sá quản vào trong hang cọp:
Non sông xa thẳm, lại đi đến cõi Tàm Tùng(10).
Muốn biết sự việc như thế nào hãy xem hồi sau phân giải.
------------
(1) Giá gỗ để văn tế.
(2) Đồ dùng để thắp, làm bằng sắt trên cắm gỗ thông lúc làm lễ đốt gỗ thông lên.
(3) Chúc là nhạc khí cổ hình vuông; bằng gỗ, người ta lấy dùi gỗ để gõ vào chúc.
(4) Ngữ là nhạc khí cổ hình con hổ làm bằng gỗ trên lưng có 27 miếng kim khí gãy vào thành tiếng.
(5) Múa lục dật là một lối múa cổ chia làm 6 hàng, mỗi hàng 6 người.
(6) Những câu này chúng tôi phiên âm vì trong tế lễ Việt Nam người ta cũng xướng như vậy.
(7) Trong nguyên văn có cả ba lần cũng tỉ mỉ như lần thứ nhất và cũng in hệt như lần thứ nhất chỉ thay đổi người thôi. Ở đây chúng tôi lược bớt vì bạn đọc sẽ cho là thừa.
(8) Sách do Khổng Tử soạn.
(9) Cha Quách là Vương Huệ đầu hàng Ninh Vương đã nói ở trên.
(10) Tàm Tùng tên vua đất Ba Thục đời thượng cổ; sau này dùng để chỉ về địa phương Tử Xuyên
hết: Hồi 37, xem tiếp: Hồi 38
Comment