Những hiện tượng ác lai ác báo
Hình như có một định luật bất di bất dịch trong sinh hoạt loài người là những sự hỗn độn phải trở lại trật tự, những việc khác thường phải trở lại bình thường, cũng như biển cả phải trở lại êm đềm sau cơn bão tố. Sự quân bình của muôn vật phải được duy trỉ trong quy luật thiên nhiên.
Có một quy luật huyền bí làm luân chuyển bánh xe số mạng, để rồi những kẻ làm ác phải gặp ác và bánh xe công lý cuối cùng phải chiến thắng.
Lão Tử đã nói: Không có trận bão nào kéo dài mãi. Bệnh dịch không thể giết hết nhân loại. Giàu quá sẽ trở thành khánh tận. Độc tài quá sẽ tự tiêu diệt.
Đây không phải là triết lý suông, mà là giải thích những sự kiện vay trả sau này, khi các hung thần lần lượt đền tội bởi các thủ đoạn của chúng gây nên.
Mặc dù đầy mưu thần chước quỷ Thừa Tự và họ Lai luôn luôn bị những đòn cay đắng của các ông Địch Nhân Kiệt, Ngụy Viễn Chung và Hứa Ngọc Cung giáng tới. Ba người này dần dần làm chủ tình thế được các đại thần nhất trí tin tưởng.
Một vị Phó Đô Ngự Sử thà chết chứ không chịu tuân lệnh Võ Hậu rời Kinh Đô. Một pháp quan khác thà mất chức chớ không chịu nghe lời Võ Hậu tuyển đàn ông vào làm cung phi. Đó là nguyên nhân thúc đẩy quần thần đoàn kết lại để khôi phục lại cơ nghiệp nhà Đường.
Quyền hành đẻ ra tật xấu, Võ Hậu không thoát khỏi tật xấu này. Khi được uy quyền, Võ Hậu bắt đầu đắm mình trong thú vui xác thịt đến độ bà giữ anh em họ Trương trong khuê phòng để ngày đêm ân ái. Một lần nữa chúng ta thấy dù là người cương quyết siêu phàm, cũng phải chạy theo tiếng gọi của xác thịt.
Lẽ tự nhiên khi đã đạt được tham vọng, Võ Hậu phải dừng lại để hưởng thụ và bọn tham quan bắt đầu ganh ghét triệt hạ lẫn nhau. Có điều đáng chú ý là lúc tuổi già, cái tuổi mà tham vọng đã vơi đi, Võ Hậu có vài cảm nghĩ hồi tâm. Bà ngưng tàn nhẫn và triệu hồi các hiền thần mà trước đây vì tình thế bà buộc lòng phải bãi chức họ và đày đi nơi xa. Những hành vi này tuy có vẻ hối cải nhưng không thể xóa đi những vết tích mà bà đã gây ra trước kia.
Hầu hết các chính trị gia nửa mùa đã giúp Võ Hậu lên ngôi đều chết hết, chỉ trừ những người cháu của bà, chẳng hạn như Hạ Phó, người đã dẫn phái đoàn dân chúng tới Hoàng cung yêu cầu thay đổi triều đại, đã bị giết vì tham nhũng, đúng một năm sau khi Võ Hậu lên ngôi.
Hung thần họ Sở bị ghép vào tội cưỡng đoạt tài sản, bị đem ra xét xử. Gã từng bắt người ta phải cung khai. Khi gã chối tội quan tòa nói:
- Đúng lắm, ngươi sẽ nếm mùi đai sắt do chính ngươi sáng chế ra.
Họ Sở lạnh mình nghĩ đến chiếc đai sắt siết vào sọ gã làm chi xương sọ nứt ra, nên lập tức nhận tội và ít lâu thì chết trong tù.
Họ Châu thì qua cái chết thật buồn cười. Câu chuyện này được dân chúng truyền miệng trong các cuộc vui… Họ Lai rất ganh ghét họ Châu vừa được phong làm Phó Thừa Tướng, Lai cho người bỏ thư vu cáo Châu. Sau đó Lai vào gặp riêng Võ Hậu và được lệnh thanh toán Châu.
Lai mời châu đến nhà ăn tiệc. Trong lúc Lai ăn uống Lai bỗng hỏi:
- Tôi đang gặp một vụ rất khó, làm cách nào tội nhân cũng không khai. Gã cứng đầu không biết phải làm sao?
Châu trả lời ngay:
- Ngài hãy bỏ tội nhân vào chiếc chum đất rồi đốt lửa xung quanh. Tôi cam đoan với ngài là trước khi tội nhân bị quay chín sẽ năn nỉ ngài không giấu một lời.
Mắt Lai sáng lên:
- Ý kiến của ngài hay tuyệt! Tội nhân đang có ở đây. Chúng ta thử xem sao?
Một chiếc chum được mang ra và lửa được đốt lên. Lai hỏi:
- Như vậy đã nóng chưa?
Châu vẫn vô tình đáp:
- Nóng lắm rồi đó. Cho đem tội nhân bỏ vào đi.
Vẻ mặt Lai bỗng biến đổi. Gã rút trong tay áo một chiếu chỉ của Võ Hội và đọc cho Châu nghe. Sau đó gã kết luận:
- Bây giờ mời bạn hãy bước vào chum.
Châu tái mặt, bủn rủn chân tay, vội quì xuống vập đầu xin tha. Bản thú tội của gã được dâng lên Võ Hậu. Nhưng nghĩ đến công trạng của gã, Võ Hậu không nỡ giết, chỉ đày gã ra phương Nam. Trên đường đi đày, gã bị giết vì tay một người có thân quyến trước đây bị gã giết.
Sau cái chết của họ Châu, bọn mù chữ được ra làm quan lúc bấy giờ kể như đã bị tiêu diệt, chỉ còn mình họ Lai, dưới sự che chở của Thừa Tự nên gã trở thành một hung thần số một.
Tuy Võ Hậu đã đạt được mục đích không cần đến gã nữa, nhưng Thừa Tự vẫn phải trông cậy vào sự giúp đỡ của gã.
Võ Thừa Tự là cháu lớn nhất của Võ Hậu. Hắn thường tin tưởng rằng khi Võ Hậu lên ngôi hắn sẽ là người kế nhiệm. Nhưng thực tế Đán vẫn là Thái tử. Hắn quyết định phải hành động tích cực hơn nữa. Với sự tiếp tay của họ Lai, hắn đã loại trừ được nhiều đại thần không ưu hắn. Giờ đây đối thủ lợi hại nhất của hắn là Địch Nhân Kiệt. Định ý của họ Lai là phải diệt ông này.
Số phận nhà Đường chấm dứt hay được khôi phục là tùy thuộc vào những tay như Địch Nhân Kiệt. Chính họ Địch cũng biết như vậy nên hành động rất thận trọng. Ông biết lúc nào nên nói và lúc nào nên yên lặng. Trong thời kỳ khủng bố, ông rất phẫn nộ nhưng ông không nói gì. Ông có thừa can đảm để bênh vực những người vô tội, chống lại bọn hung thần, nhưng ông không muốn bị thất cơ và thừa những thời cơ thuận tiện mới có kế hoạch chu đáo.
Theo nhận xét của Địch Nhân Kiệt muốn đánh đổ triều đại mới khôi phục Nhà Đường cần phải có một nhóm người tài ba, can đảm giữ vững chức vụ chiến lược then chốt. Thêm vào đó phải tạo một bầu không khí chính trị mới để nâng cao tinh thần bá quan văn võ.
Rốt cuộc, Võ Hậu đã gặp đối thủ lợi hại nhất trong đời bà.
Nhân Kiệt không hoạt động lẻ loi, bên cạnh ông còn có Trương Giản và các bạn thân khác. Lúc Cao Tôn mới chết, Triết và Đán bị cầm tù, Giản Chi làm Tiết Độ Sứ tại Kinh Châu bên dòng Dương Tử, ông cùng một người bạn là Dương Viễn Yến bơi thuyền ra giữa sông để luận bàn thế sự. Hai người đều tức giận trước hành vi của Võ Hậu. Thế rồi dưới ánh trăng mờ, hai người đã thề nguyền nếu có dịp sẽ đánh đuổi kẻ soán nghịch và lấy lại ngai vàng cho con cháu Thái Tôn. Trong suốt thời kỳ khủng bố họ phải nhắm mắt nuốt hờn, nhưng thâm tâm họ vẫn luôn luôn hướng về lời thề bên sông.
Nhân Kiệt đã sáu mươi tuổi, trước kia dưới thời Cao Tôn ông đã từng làm pháp quan trong đại lý viện, ông nổi tiếng là một vị quan có tài xử án, thường ăn mặc giả thường dân đi tra xét các vụ án. Người ta kể rằng ông được giao trọng trách xử lại mười bảy ngàn vụ án bí mật nhất, không ai khám phá ra, kết quả ông đã cứu được nhiều người vô tội.
Nhân Kiệt không thích những trò mê tín dị đoan. Có lần đi thanh tra tại Bộ Công, ông đã cho đóng cửa một ngàn bảy trăm đền thờ tại các tỉnh vì các đền thờ này thiên về tà thuật và các hoạt động vô luân.
Tháng giêng năm 692, Nhân Kiệt bị bắt cùng với bốn năm Đại thần khác về tội sách động nổi loạn. Người ra lệnh bắt ông là Thừa Tự.
Là một tay lão luyện trong nghề, Nhân Kiệt quyết dùng trí để chống lại thủ đoạn của họ Lai. Khi bị đem ra tra hỏi, ông nhận tội ngay. Ông là người hiểu Luật hơn ai hết, nên biết nhận tội ngay thì không những tránh được tra tấn mà còn làm cho tội chết của ông không bị nhơ nhuốc về sau.
Ông nói với họ Lai:
- Tôi nhận tội. Nhà Đại Chu đã nhận được sự phó thác của trời và triều đại mới đã bắt đầu. Là một thần tử trung thành với Nhà Đường, tôi vui lòng chịu chết.
Họ Lai rất hài lòng. Mấy người cùng bị bắt với ông đều nói theo ông như vậy, chỉ trừ Ngụy Viễn Chung. Tất cả được đem trở lại trại giam.
Kết quả, Nhân Kiệt có thời gian và óc sáng suốt để hành động. Ông viết một lá thư cho con trai ông bảo phải trình vụ này lên Võ Hậu và yêu cầu Võ Hậu cho ông được gặp mặt. Sau đó, ông đem giấu bức thư trong túi áo bông, gởi về cho đứa con trai.
Khi nhận được lá thư, đứa con trai ông lập tức mang vào triều dâng lên Võ Hậu.
Rất may cho Nhân Kiệt, lúc đó trong cung có một cậu bé con trai của Phó Thượng Thư họ La, ông này bị giết trước đó ba tháng. Khi cha chết cậu bị bắt làm nô lệ. Nhờ sự lanh lẹ, cậu được đem vào giúp việc trong cung. Võ Hậu thấy cậu bé mặt mũi sáng sủa bèn gọi lại hỏi thăm hoàn cảnh. Cậu bé kể hết đầu đuôi câu chuyện cho bà nghe và xin khiếu nại.
Võ Hậu nói:
- Hài nhi còn muốn khiếu nại gì nữa. Cha của hài nhi đã được đem ra xét xử, vì có tội nên cha người phải chết.
Cậu bé hỏi:
- Muôn tâu lệnh bà: Không phải như vậy. Mọi người đều sợ họ Lai tra tấn. Bất cứ ai rơi vào tay ông ta cũng phải nhắm mắt nhận tội. Cha của hài nhi vô tội.
Võ Hậu hỏi:
- Thật vậy sao?
Cậu bé nói:
- Tâu lệnh bà, nếu không tin lệnh bà thử chọn một người trong cung một người trung thành nhất đem trao cho họ Lai, để ông ta ghép vào tội phản nghịch. Hài nhi chắc chắn họ Lai sẽ có cách làm cho người ấy có tội.
Võ Hậu suy nghĩ rất nhiều về lợi nói của cậu bé. Giữa lúc đó con trai của Địch Nhân Kiệt lại vào dâng thư cho cha. Đối với họ Địch, Võ Hậu rất kính nể.
Bà sai người gọi họ Lai vào cung để hỏi:
- Khanh đang làm gì vậy? Ta nghe nói khanh hành hạ tù nhân dữ lắm phải không? Địch Nhân Kiệt hiện giờ ra sao?
Họ Lai đáp:
- Tâu lệnh bà, họ đã tự ý thú tội và được đối xử tử tế tại nhà giam.
Võ Hậu hỏi:
- Tất cả đều tự thú rồi sao?
Họ Lai đáp:
- Tâu lệnh bà, tất cả đều tự thú, chỉ trừ Ngụy Viễn Chương.
Võ Hậu hỏi:
- Họ là những người công thần. Khanh hãy điều tra lại và xử họ một cách công bằng.
Việc này làm cho Võ Hậu nghi nghờ họ Lai. Bà cho gọi tất cả các phạm nhân vào triều kiến theo lời yêu cầu của Nhân Kiệt. Khi vào đến nơi họ đều quỳ xuống kêu oan.
Võ Hậu nói:
- Nếu oan sao các khanh lại nhận tội?
Nhân Kiệt trả lời:
- Tâu lệnh bà, nếu không nhận tội chắc chúng tôi đã bị tra khảo cho đến chết, đâu còn ngày hôm nay vào ra mắt lệnh bà.
Đáng lẽ nội vụ đến đây chấm dứt, nhưng Thừa Tự quả quyết bọn Nhân Kiệt đang mưu phản, hơn nữa họ là những người nguy hiểm, dù họ vô tội cũng nên bãi chức.
Võ Hậu nói:
- Đâu có chứng cớ gì để buộc tội họ.
Thừa Tự vẫn một mực nài nỉ. Võ Hậu bực mình nói:
- Nói vậy đủ rồi! Lời ta đã nói ra là không sửa đổi.
Bọn Nhân Kiệt bị đuổi đi làm quan ở các tỉnh khác. Tuy không đồng ý với Võ Hậu, Thừa Tự cũng hài lòng với kết quả này. Họ Lai cũng không đến nổi bị mất chức, nhờ sự che chở của Thừa Tự.
Việc thoát chết của Nhân Kiệt không những may mắn cho chính ông mà còn đánh dấu giai đoạn cáo chung của sự bắt bớ, chém giết các đại thần nữa. Vào tháng sáu năm đó, một số trung thần như Nghiêm Sơn Tự, Chu Thanh Sắc, Tu Tiễn và Châu Cửa gởi thư về triều xin vãn hồi thủ tục tố tụng, kiểm điểm hành vi các pháp quan và cách chức những kẻ có thành tích bất hảo, hạn chế tội tử hình như trong bộ Luật dưới thời Vua Thái Tôn. Những biện pháp này nhằm thiết lập một chánh thể nhân đạo hơn để lấy lòng dân.
Nhân vật kiêu hùng thứ hai sau Nhân Kiệt là Ngụy Viễn Chung. Ông chính là người đứng đầu nhất, hăng hái trung thực và được lòng tất cả mọi người. Ông đã bốn lần suýt chết hoặc bị đi đầy, nhưng lần nào ông cũng tránh khỏi.
Người ta kể lại rằng trong những lần bị tai nạn vì tánh cứng rắn của ông, đáng tức cười là một tên mù chữ họ Hầu đem ra xử. Hầu là tên bán bánh bao, được Võ Hậu cho làm Pháp quan.
Khi ông bị đem ra xét xử tự nhiên ông bật cười vì tình trạng khôi hài lúc đó. Một tên mù chữ lại xét xử, hành hạ một đại học gia. Thấy ông há miệng, họ Hầu tưởng ông thú tội, nên hỏi:
- Người muốn khai?
Viễn Chung hớm hỉnh trả lời:
- Ta có cảm tưởng như được một con lừa kéo đi chơi.
Họ Hầu gầm lên vị tức giận. Gã văng tục đủ thứ, Viễn Chung vẫn thản nhiên nói:
- Ngôn ngữ của bạn nghe có vẻ nhà quê.
Họ Hầu hỏi:
- Ngươi nói sao?
Viễn Chung nói:
- Ta nói rằng giọng bạn nghe nhà quê quá. Hơn nữa, bạn lại dùng những chữ thiếu văn vẻ. Đó là vì bạn không đọc sách. Bạn đang làm quan lớn, cần phải dùng ngôn ngữ cao quí thì mọi người mới kính nể. Bạn muốn học không? Ta sẽ giúp bạn thành công trong ít ngày. Chắc bạn không biết rằng được nói chuyện với Ngụy Viễn Chung là một điều rất may mắn.
Tên mù chữ rất cảm kích. Như các người nhà quê khác, xưa nay gã rất kính trọng các nhà trí thức và gã biết người trước mặt gã là một học giả lão thành.
Sau một phúc suy nghĩ, gã mở trói cho Viễn Chung và mời ông ngồi. Viễn Chung bắt đầu sửa giọng nói cho gã, ít lâu sau, ông được tha.
LỜI BÀN
Trong cuộc sống, mọi việc đều tác động lẫn nhau. Sau một thời gian chạy theo tham vọng hưởng thụ, Võ Hậu đã dùng quyền uy tác động vào nền tảng xã hội về mặt chính trị, gây nhiều biến động đủ mọi mặt. Rồi chính những biến động đó lại tác động ngược chiều, làm cho tâm trạng của Võ Hậu tự nhiên biến đổi theo. Đó cũng là qui luật tự nhiên trong lương tâm và lẽ sống. Bởi vậy, trong lẽ sống có người tự học hành, nghiên cứu để trao dồi bản thân, tìm đến đạo nghĩa làm người, còn có kẻ phải đợi tác động của cuộc sống trong xã hội mới chỉnh đốn được lương tâm, hòa hợp với cuộc sống để cải tiến con người.
Học trong sách vở và học ngoài đời, cả hai lĩnh vực đều đem lại lợi ích cho mình. Chỉ cần con người có nhận thức được điều hay, lẽ phải hay không mà thôi.
Hình như có một định luật bất di bất dịch trong sinh hoạt loài người là những sự hỗn độn phải trở lại trật tự, những việc khác thường phải trở lại bình thường, cũng như biển cả phải trở lại êm đềm sau cơn bão tố. Sự quân bình của muôn vật phải được duy trỉ trong quy luật thiên nhiên.
Có một quy luật huyền bí làm luân chuyển bánh xe số mạng, để rồi những kẻ làm ác phải gặp ác và bánh xe công lý cuối cùng phải chiến thắng.
Lão Tử đã nói: Không có trận bão nào kéo dài mãi. Bệnh dịch không thể giết hết nhân loại. Giàu quá sẽ trở thành khánh tận. Độc tài quá sẽ tự tiêu diệt.
Đây không phải là triết lý suông, mà là giải thích những sự kiện vay trả sau này, khi các hung thần lần lượt đền tội bởi các thủ đoạn của chúng gây nên.
Mặc dù đầy mưu thần chước quỷ Thừa Tự và họ Lai luôn luôn bị những đòn cay đắng của các ông Địch Nhân Kiệt, Ngụy Viễn Chung và Hứa Ngọc Cung giáng tới. Ba người này dần dần làm chủ tình thế được các đại thần nhất trí tin tưởng.
Một vị Phó Đô Ngự Sử thà chết chứ không chịu tuân lệnh Võ Hậu rời Kinh Đô. Một pháp quan khác thà mất chức chớ không chịu nghe lời Võ Hậu tuyển đàn ông vào làm cung phi. Đó là nguyên nhân thúc đẩy quần thần đoàn kết lại để khôi phục lại cơ nghiệp nhà Đường.
Quyền hành đẻ ra tật xấu, Võ Hậu không thoát khỏi tật xấu này. Khi được uy quyền, Võ Hậu bắt đầu đắm mình trong thú vui xác thịt đến độ bà giữ anh em họ Trương trong khuê phòng để ngày đêm ân ái. Một lần nữa chúng ta thấy dù là người cương quyết siêu phàm, cũng phải chạy theo tiếng gọi của xác thịt.
Lẽ tự nhiên khi đã đạt được tham vọng, Võ Hậu phải dừng lại để hưởng thụ và bọn tham quan bắt đầu ganh ghét triệt hạ lẫn nhau. Có điều đáng chú ý là lúc tuổi già, cái tuổi mà tham vọng đã vơi đi, Võ Hậu có vài cảm nghĩ hồi tâm. Bà ngưng tàn nhẫn và triệu hồi các hiền thần mà trước đây vì tình thế bà buộc lòng phải bãi chức họ và đày đi nơi xa. Những hành vi này tuy có vẻ hối cải nhưng không thể xóa đi những vết tích mà bà đã gây ra trước kia.
Hầu hết các chính trị gia nửa mùa đã giúp Võ Hậu lên ngôi đều chết hết, chỉ trừ những người cháu của bà, chẳng hạn như Hạ Phó, người đã dẫn phái đoàn dân chúng tới Hoàng cung yêu cầu thay đổi triều đại, đã bị giết vì tham nhũng, đúng một năm sau khi Võ Hậu lên ngôi.
Hung thần họ Sở bị ghép vào tội cưỡng đoạt tài sản, bị đem ra xét xử. Gã từng bắt người ta phải cung khai. Khi gã chối tội quan tòa nói:
- Đúng lắm, ngươi sẽ nếm mùi đai sắt do chính ngươi sáng chế ra.
Họ Sở lạnh mình nghĩ đến chiếc đai sắt siết vào sọ gã làm chi xương sọ nứt ra, nên lập tức nhận tội và ít lâu thì chết trong tù.
Họ Châu thì qua cái chết thật buồn cười. Câu chuyện này được dân chúng truyền miệng trong các cuộc vui… Họ Lai rất ganh ghét họ Châu vừa được phong làm Phó Thừa Tướng, Lai cho người bỏ thư vu cáo Châu. Sau đó Lai vào gặp riêng Võ Hậu và được lệnh thanh toán Châu.
Lai mời châu đến nhà ăn tiệc. Trong lúc Lai ăn uống Lai bỗng hỏi:
- Tôi đang gặp một vụ rất khó, làm cách nào tội nhân cũng không khai. Gã cứng đầu không biết phải làm sao?
Châu trả lời ngay:
- Ngài hãy bỏ tội nhân vào chiếc chum đất rồi đốt lửa xung quanh. Tôi cam đoan với ngài là trước khi tội nhân bị quay chín sẽ năn nỉ ngài không giấu một lời.
Mắt Lai sáng lên:
- Ý kiến của ngài hay tuyệt! Tội nhân đang có ở đây. Chúng ta thử xem sao?
Một chiếc chum được mang ra và lửa được đốt lên. Lai hỏi:
- Như vậy đã nóng chưa?
Châu vẫn vô tình đáp:
- Nóng lắm rồi đó. Cho đem tội nhân bỏ vào đi.
Vẻ mặt Lai bỗng biến đổi. Gã rút trong tay áo một chiếu chỉ của Võ Hội và đọc cho Châu nghe. Sau đó gã kết luận:
- Bây giờ mời bạn hãy bước vào chum.
Châu tái mặt, bủn rủn chân tay, vội quì xuống vập đầu xin tha. Bản thú tội của gã được dâng lên Võ Hậu. Nhưng nghĩ đến công trạng của gã, Võ Hậu không nỡ giết, chỉ đày gã ra phương Nam. Trên đường đi đày, gã bị giết vì tay một người có thân quyến trước đây bị gã giết.
Sau cái chết của họ Châu, bọn mù chữ được ra làm quan lúc bấy giờ kể như đã bị tiêu diệt, chỉ còn mình họ Lai, dưới sự che chở của Thừa Tự nên gã trở thành một hung thần số một.
Tuy Võ Hậu đã đạt được mục đích không cần đến gã nữa, nhưng Thừa Tự vẫn phải trông cậy vào sự giúp đỡ của gã.
Võ Thừa Tự là cháu lớn nhất của Võ Hậu. Hắn thường tin tưởng rằng khi Võ Hậu lên ngôi hắn sẽ là người kế nhiệm. Nhưng thực tế Đán vẫn là Thái tử. Hắn quyết định phải hành động tích cực hơn nữa. Với sự tiếp tay của họ Lai, hắn đã loại trừ được nhiều đại thần không ưu hắn. Giờ đây đối thủ lợi hại nhất của hắn là Địch Nhân Kiệt. Định ý của họ Lai là phải diệt ông này.
Số phận nhà Đường chấm dứt hay được khôi phục là tùy thuộc vào những tay như Địch Nhân Kiệt. Chính họ Địch cũng biết như vậy nên hành động rất thận trọng. Ông biết lúc nào nên nói và lúc nào nên yên lặng. Trong thời kỳ khủng bố, ông rất phẫn nộ nhưng ông không nói gì. Ông có thừa can đảm để bênh vực những người vô tội, chống lại bọn hung thần, nhưng ông không muốn bị thất cơ và thừa những thời cơ thuận tiện mới có kế hoạch chu đáo.
Theo nhận xét của Địch Nhân Kiệt muốn đánh đổ triều đại mới khôi phục Nhà Đường cần phải có một nhóm người tài ba, can đảm giữ vững chức vụ chiến lược then chốt. Thêm vào đó phải tạo một bầu không khí chính trị mới để nâng cao tinh thần bá quan văn võ.
Rốt cuộc, Võ Hậu đã gặp đối thủ lợi hại nhất trong đời bà.
Nhân Kiệt không hoạt động lẻ loi, bên cạnh ông còn có Trương Giản và các bạn thân khác. Lúc Cao Tôn mới chết, Triết và Đán bị cầm tù, Giản Chi làm Tiết Độ Sứ tại Kinh Châu bên dòng Dương Tử, ông cùng một người bạn là Dương Viễn Yến bơi thuyền ra giữa sông để luận bàn thế sự. Hai người đều tức giận trước hành vi của Võ Hậu. Thế rồi dưới ánh trăng mờ, hai người đã thề nguyền nếu có dịp sẽ đánh đuổi kẻ soán nghịch và lấy lại ngai vàng cho con cháu Thái Tôn. Trong suốt thời kỳ khủng bố họ phải nhắm mắt nuốt hờn, nhưng thâm tâm họ vẫn luôn luôn hướng về lời thề bên sông.
Nhân Kiệt đã sáu mươi tuổi, trước kia dưới thời Cao Tôn ông đã từng làm pháp quan trong đại lý viện, ông nổi tiếng là một vị quan có tài xử án, thường ăn mặc giả thường dân đi tra xét các vụ án. Người ta kể rằng ông được giao trọng trách xử lại mười bảy ngàn vụ án bí mật nhất, không ai khám phá ra, kết quả ông đã cứu được nhiều người vô tội.
Nhân Kiệt không thích những trò mê tín dị đoan. Có lần đi thanh tra tại Bộ Công, ông đã cho đóng cửa một ngàn bảy trăm đền thờ tại các tỉnh vì các đền thờ này thiên về tà thuật và các hoạt động vô luân.
Tháng giêng năm 692, Nhân Kiệt bị bắt cùng với bốn năm Đại thần khác về tội sách động nổi loạn. Người ra lệnh bắt ông là Thừa Tự.
Là một tay lão luyện trong nghề, Nhân Kiệt quyết dùng trí để chống lại thủ đoạn của họ Lai. Khi bị đem ra tra hỏi, ông nhận tội ngay. Ông là người hiểu Luật hơn ai hết, nên biết nhận tội ngay thì không những tránh được tra tấn mà còn làm cho tội chết của ông không bị nhơ nhuốc về sau.
Ông nói với họ Lai:
- Tôi nhận tội. Nhà Đại Chu đã nhận được sự phó thác của trời và triều đại mới đã bắt đầu. Là một thần tử trung thành với Nhà Đường, tôi vui lòng chịu chết.
Họ Lai rất hài lòng. Mấy người cùng bị bắt với ông đều nói theo ông như vậy, chỉ trừ Ngụy Viễn Chung. Tất cả được đem trở lại trại giam.
Kết quả, Nhân Kiệt có thời gian và óc sáng suốt để hành động. Ông viết một lá thư cho con trai ông bảo phải trình vụ này lên Võ Hậu và yêu cầu Võ Hậu cho ông được gặp mặt. Sau đó, ông đem giấu bức thư trong túi áo bông, gởi về cho đứa con trai.
Khi nhận được lá thư, đứa con trai ông lập tức mang vào triều dâng lên Võ Hậu.
Rất may cho Nhân Kiệt, lúc đó trong cung có một cậu bé con trai của Phó Thượng Thư họ La, ông này bị giết trước đó ba tháng. Khi cha chết cậu bị bắt làm nô lệ. Nhờ sự lanh lẹ, cậu được đem vào giúp việc trong cung. Võ Hậu thấy cậu bé mặt mũi sáng sủa bèn gọi lại hỏi thăm hoàn cảnh. Cậu bé kể hết đầu đuôi câu chuyện cho bà nghe và xin khiếu nại.
Võ Hậu nói:
- Hài nhi còn muốn khiếu nại gì nữa. Cha của hài nhi đã được đem ra xét xử, vì có tội nên cha người phải chết.
Cậu bé hỏi:
- Muôn tâu lệnh bà: Không phải như vậy. Mọi người đều sợ họ Lai tra tấn. Bất cứ ai rơi vào tay ông ta cũng phải nhắm mắt nhận tội. Cha của hài nhi vô tội.
Võ Hậu hỏi:
- Thật vậy sao?
Cậu bé nói:
- Tâu lệnh bà, nếu không tin lệnh bà thử chọn một người trong cung một người trung thành nhất đem trao cho họ Lai, để ông ta ghép vào tội phản nghịch. Hài nhi chắc chắn họ Lai sẽ có cách làm cho người ấy có tội.
Võ Hậu suy nghĩ rất nhiều về lợi nói của cậu bé. Giữa lúc đó con trai của Địch Nhân Kiệt lại vào dâng thư cho cha. Đối với họ Địch, Võ Hậu rất kính nể.
Bà sai người gọi họ Lai vào cung để hỏi:
- Khanh đang làm gì vậy? Ta nghe nói khanh hành hạ tù nhân dữ lắm phải không? Địch Nhân Kiệt hiện giờ ra sao?
Họ Lai đáp:
- Tâu lệnh bà, họ đã tự ý thú tội và được đối xử tử tế tại nhà giam.
Võ Hậu hỏi:
- Tất cả đều tự thú rồi sao?
Họ Lai đáp:
- Tâu lệnh bà, tất cả đều tự thú, chỉ trừ Ngụy Viễn Chương.
Võ Hậu hỏi:
- Họ là những người công thần. Khanh hãy điều tra lại và xử họ một cách công bằng.
Việc này làm cho Võ Hậu nghi nghờ họ Lai. Bà cho gọi tất cả các phạm nhân vào triều kiến theo lời yêu cầu của Nhân Kiệt. Khi vào đến nơi họ đều quỳ xuống kêu oan.
Võ Hậu nói:
- Nếu oan sao các khanh lại nhận tội?
Nhân Kiệt trả lời:
- Tâu lệnh bà, nếu không nhận tội chắc chúng tôi đã bị tra khảo cho đến chết, đâu còn ngày hôm nay vào ra mắt lệnh bà.
Đáng lẽ nội vụ đến đây chấm dứt, nhưng Thừa Tự quả quyết bọn Nhân Kiệt đang mưu phản, hơn nữa họ là những người nguy hiểm, dù họ vô tội cũng nên bãi chức.
Võ Hậu nói:
- Đâu có chứng cớ gì để buộc tội họ.
Thừa Tự vẫn một mực nài nỉ. Võ Hậu bực mình nói:
- Nói vậy đủ rồi! Lời ta đã nói ra là không sửa đổi.
Bọn Nhân Kiệt bị đuổi đi làm quan ở các tỉnh khác. Tuy không đồng ý với Võ Hậu, Thừa Tự cũng hài lòng với kết quả này. Họ Lai cũng không đến nổi bị mất chức, nhờ sự che chở của Thừa Tự.
Việc thoát chết của Nhân Kiệt không những may mắn cho chính ông mà còn đánh dấu giai đoạn cáo chung của sự bắt bớ, chém giết các đại thần nữa. Vào tháng sáu năm đó, một số trung thần như Nghiêm Sơn Tự, Chu Thanh Sắc, Tu Tiễn và Châu Cửa gởi thư về triều xin vãn hồi thủ tục tố tụng, kiểm điểm hành vi các pháp quan và cách chức những kẻ có thành tích bất hảo, hạn chế tội tử hình như trong bộ Luật dưới thời Vua Thái Tôn. Những biện pháp này nhằm thiết lập một chánh thể nhân đạo hơn để lấy lòng dân.
Nhân vật kiêu hùng thứ hai sau Nhân Kiệt là Ngụy Viễn Chung. Ông chính là người đứng đầu nhất, hăng hái trung thực và được lòng tất cả mọi người. Ông đã bốn lần suýt chết hoặc bị đi đầy, nhưng lần nào ông cũng tránh khỏi.
Người ta kể lại rằng trong những lần bị tai nạn vì tánh cứng rắn của ông, đáng tức cười là một tên mù chữ họ Hầu đem ra xử. Hầu là tên bán bánh bao, được Võ Hậu cho làm Pháp quan.
Khi ông bị đem ra xét xử tự nhiên ông bật cười vì tình trạng khôi hài lúc đó. Một tên mù chữ lại xét xử, hành hạ một đại học gia. Thấy ông há miệng, họ Hầu tưởng ông thú tội, nên hỏi:
- Người muốn khai?
Viễn Chung hớm hỉnh trả lời:
- Ta có cảm tưởng như được một con lừa kéo đi chơi.
Họ Hầu gầm lên vị tức giận. Gã văng tục đủ thứ, Viễn Chung vẫn thản nhiên nói:
- Ngôn ngữ của bạn nghe có vẻ nhà quê.
Họ Hầu hỏi:
- Ngươi nói sao?
Viễn Chung nói:
- Ta nói rằng giọng bạn nghe nhà quê quá. Hơn nữa, bạn lại dùng những chữ thiếu văn vẻ. Đó là vì bạn không đọc sách. Bạn đang làm quan lớn, cần phải dùng ngôn ngữ cao quí thì mọi người mới kính nể. Bạn muốn học không? Ta sẽ giúp bạn thành công trong ít ngày. Chắc bạn không biết rằng được nói chuyện với Ngụy Viễn Chung là một điều rất may mắn.
Tên mù chữ rất cảm kích. Như các người nhà quê khác, xưa nay gã rất kính trọng các nhà trí thức và gã biết người trước mặt gã là một học giả lão thành.
Sau một phúc suy nghĩ, gã mở trói cho Viễn Chung và mời ông ngồi. Viễn Chung bắt đầu sửa giọng nói cho gã, ít lâu sau, ông được tha.
LỜI BÀN
Trong cuộc sống, mọi việc đều tác động lẫn nhau. Sau một thời gian chạy theo tham vọng hưởng thụ, Võ Hậu đã dùng quyền uy tác động vào nền tảng xã hội về mặt chính trị, gây nhiều biến động đủ mọi mặt. Rồi chính những biến động đó lại tác động ngược chiều, làm cho tâm trạng của Võ Hậu tự nhiên biến đổi theo. Đó cũng là qui luật tự nhiên trong lương tâm và lẽ sống. Bởi vậy, trong lẽ sống có người tự học hành, nghiên cứu để trao dồi bản thân, tìm đến đạo nghĩa làm người, còn có kẻ phải đợi tác động của cuộc sống trong xã hội mới chỉnh đốn được lương tâm, hòa hợp với cuộc sống để cải tiến con người.
Học trong sách vở và học ngoài đời, cả hai lĩnh vực đều đem lại lợi ích cho mình. Chỉ cần con người có nhận thức được điều hay, lẽ phải hay không mà thôi.
Comment