Tam Quốc Chí - La Quán Trung
Hồi 70
Trương Phi lấy Ngọa Khẩu ải
Huỳnh Trung đoạt Thiên Ðản san
Trương Hấp dẫn ba vạn quân đóng tại Nham Cừ Trại, Mông Ðầu Trại và Ðẳng Thạch Trại.
Sau đó lại rút hết quân ba trại, kéo vào Ba Tây, chỉ để một số ít phòng thủ .
Ðược tin này, Trương Phi liền sai Lôi Ðồng đến thương nghị.
Lôi Ðồng thưa :
- Chốn Mân Trung núi non hiểm trở, nếu Tướng Công ra đánh , để tôi phục binh nơi hiểm yếu ắt bắt được Trương Hấp dễ dàng .
Trương Phi nghe lời, sai Lôi Ðồng với năm ngàn quân, còn mình dẫn hai vạn kéo ra khỏi Mân Trung, bắt gặp quân Trương Hấp kéo đến.
Hai bên giao chiến chừng ba chục hiệp, quân Trương Hấp phía sau vùng lên, la ó. Trương Hấp thấy quân rối loạn, bèn rút quân lại.
Trương Phi rượt theo. Lôi Ðồng ngăn hai đầu đánh dồn, Trương Hấp cả thua, chạy thẳng về Nham Cừ trại dùng cung tên bắn ra.
Trương Phi hạ lệnh đóng quân tại Nham Cừ. Rồi hôm sau dẫn quân ra khiêu chiến, Trương Hấp cứ cố thủ trên núi , đờn địch, rượu chè không thèm ra.
Trương Phi tức giận, sai Lôi Ðồng xông lên núi, Trương Hấp truyền quân lăn gỗ, đá xuống, Lôi Ðồng phải rút lui.
Trương Phi ở đấy đã năm ngày mà không lấy được trại của Trương Hấp thì tức giận lắm, bèn đóng quân dưới chân núi, uống rượu, chửi bới.
Huyền Ðức thấy thế, kinh hoảng, bèn mời Khổng Minh đến nói rằng :
- Sao em ta cứ uống rượu cả ngày nơi trận như thế ?
Khổng Minh cười :
- Chắc Ba Tây không có rượu ngon, còn Thành Ðô nhiều rượu ngon lắm, vậy Chúa công nên chở năm chục hũ cho Trương công uống chơi .
Huyền Ðức nói :
- Em ta thường vì rượu mà hư việc, sao quân sư còn khuyến khích nó uống rượu ?
Khổng Minh đáp :
- Chúa công còn lạ gì Dực Ðức ? Trương Phi thường nóng nảy nhưng tại Tây Xuyên đã chinh phục được Nghiêm Nhan thì đâu phải kẻ dõng phu. Nay Trương Phi uống rượu trước trận, lại ngồi dưới núi mà chửi Trương Hấp thậm
tệ ắt Hấp phải sợ lui binh, bỏ trại mà chạy.
Huyền Ðức hiểu ý, nhưng còn ngờ vực, bèn sai Ngụy Diên dẫn quân đến giúp cùng với năm thùng rượu có cắm cây cờ vàng đề câu "Tiến quân dụng mỹ tửu ".
Ngụy Diên ra mắt Trương Phi.
Phi sai Ngụy Diên và Lôi Ðồng đem binh mai phục hai cánh tả hữu, rồi cứ đem rượu uống, núi xem quân sĩ vật lộn như thường.
Trương Hấp biết tin cho Trương Phi là kẻ khi dể mình, bèn khiến trại Mông Ðầu và trại Ðảng Thạch dẫn quân thành hai đạo mai phục hai bên núi, còn Hấp đêm ấy sai quân dẹp cờ, giấu trống, yên lặng xuống núi .
Hấp xuống đến trại Trương Phi mà không thấy quân ngăn đánh , bèn dẫn quân tới trung quân, thấy Phi say rượu, ngủ nhè. Hấp mừng xông tới đâm Phi một thương lăn xuống đất, xem kỹ thì là hình nộm bằng cỏ.
Trương Hấp hoảng hồn , biết bị mắc mưu, rút lui lẹ . Bỗng một tràng pháo nổ , một tướng trợn mắt tròn vo , tay cầm xà mâu, hét vang . Ðó mới thực Trương Phi.
Trương Hấp nghênh chiến, chờ binh tiếp viện. Nhưng hai đạo trên đã bị Ngụy Diên và Lôi Ðồng đón đánh, thừa cơ cướp trại rồi. Trong lúc giao chiến với Phi, Trương Hấp thấy trại mình khói lên nghi ngút, sợ hãi lui binh về Ngọa Khẩu, xin Tào Hồng tiếp cứu.
Tào Hồng thấy Trương Hấp vì không nghe lời mình nên đại bại, bèn không chịu tiếp cứu, lại cứ sai Hấp đem binh đánh nữa . Hấp túng thế , phân binh thành hai đạo mai phục nơi hiểm yếu, dặn dò quân sĩ :
- Hễ ta đánh Trương Phi mà giả đò bỏ chạy thì chúng bây xông ra chặn nó vào hang núi, vây lại . Ba quân vâng lệnh.
Ngày ấy, Trương Hấp ra khiêu chiến, giả thua Lôi Ðồng một trận .
Lôi Ðồng đuổi theo đến chân núi bị bao vây nên bị Hấp chém rơi đầu.
Trương Phi hay tin, kêu Ngụy Diên mà rằng :
- Lôi Ðồng chết cũng vì bị kế của Trương Hấp nơi hang núi. Vậy phải tương kế tựu kế . Bèn khiến Ngụy Diên cho quân đem cỏ khô theo mai phục. Còn Trương Phi đẫn quân khiêu chiến.
Trương Hấp nghe Trương Phi đến, bèn nghênh chiến vài hiệp rồi giả thua bỏ chạy. Phi cứ rượt theo. Hấp dụ đến hang núi thì không thấy binh phục của mình đâu hết , lại nghe tiếng quân la ó mới biết quân binh đã bị Phi thiêu cháy. Thất kinh, Hấp bỏ chạy đến ải Ngọa Khẩu cố thủ.
Còn Trương Phi cùng Ngụy Diên lấy được trại, nhưng dẫn binh đánh Ngọa Khẩu mãi không nổi. Ngày kia, Trương Phi thấy mấy người dân ở trên núi xuống, bèn sai người dụ dổ họ mà hỏi họ ở đâu đến.
Họ trả lời :
- Chúng tôi dân Hớn Trung, đi làm xa về, gặp binh biến, nên phải tìm đường tắt mà đi .
Trương Phi cả mừng hỏi :
- Phía sau núi có đường vào Ngọa Khẩu không ?
Họ đáp :
- Vào được .
Sau đó, Trương Phi sai Ngụy Diên đem binh mạnh đánh trước trại còn mình dẫn năm trăm quân ky, dắt mấy người dân theo đường nhỏ mà đến.
Trương Hấp ngày đêm phòng thủ, bỗng thấy Ngụy Diên đem quân công phá, bèn dồn quân về hét phía trước mà ngăn địch. Thình lình phía sau nổi lửa, tiếng la ó vang dội, Hấp cả sợ, biết yếu thế bèn dẫn quân kỵ vượt thành lửa chạy về báo Tào Hồng.
Thấy Trương Hấap đại bại, Tào Hồng giận lắm, nói rằng :
- Ta đã can gián mà ngươi không nghe, cứ nằng nặc đòi đánh Trương Phi. Sao không tự tử đi về đây làm gì ?
Nói rồi, Tào Hồng truyền đem Hấp đi chém .
Quách Hoài can :
- Hấp tuy chiến bại, song không nên chém. Trái lại, nên cấp thêm cho y năm ngàn quân đi đánh Hà Manh Quan, làm
cho Lưu Bị nao núng thì Hớn Trung mới yên được .
Tào Hồng nghe Quách Hoài bèn sai Trương Hấp ra Hà Manh Quan khiêu chiến.
Hoát Tuấn và Mạnh Ðạt đóng tại đây nghe tiếng Trương Hấp bèn một mặt sai quân báo Huyền Ðức, mặt khác thủ thành.
Huyền Ðức hay tin, bàn với Khổng Minh.
Minh nói :
- Phải cho người ra Ngọa Khẩu gọi Trương Phi về , sai ra Hà Manh Quan cự với Trương Hấp mới được .
Nói vừa dứt bỗng Huỳnh Trung bước ra thưa :
- Tôi tuy bất tài, song xin đem binh đến đó lấy đầu Hấp .
Khổng Minh nói :
- Lão tuy mạnh, nhưng tuổi đã già, cự sao lại Trương Hấp !
Huỳnh Trung, tóc bạc dựng đứng, đáp rằng :
- Tôi tuy già nhưng có thể cử nổi cây đao nặng ngàn cân, thì Trương Hấp tôi cho là đồ tiễu tốt .
Khổng Minh nói :
- Nếu đi, lão tướng chọn ai làm tiên phong ?
Huỳnh Trung nói :
- Xin cho Nghiêm Nhan. Nếu sai sẩy, chúng tôi xin chịu chết .
Khổng Minh đồng ý .
Triệu Vân nói :
- Trương Hấp kéo binh đánh Hà Manh Quan. Ðó là chuyện quan trọng. Nếu Hà Manh Quan mất, tất nguy cho Ích Châu, sao quân sư sai hai ông già đi cự địch lớn như thế ?
Khổng Minh đáp :
- Ðừng khinh kẻ già. Hớn Trung lấy được cũng nhờ hai lão đó . Thấy hai lão tướng kéo binh tới ải, Mạnh Ðạt và
Hoát Tuấn cười dài :
- Khổng Minh thật kỳ, sai hai ông già đến đây làm sao giữ sao nổi ?
Trung nhìn Nhan nói :
- Ông thay họ khinh mình già, nhếch miệng cười khẩy. Ta phải đánh một trận cho biết tay .
Nghiêm Nhan nói :
- Tôi xin vâng lệnh tướng quân. Sau đó Huỳnh Trung dẫn binh đối trận với Trương Hấp.
Thấy Trung, Hấp cười :
- Tuổi tác thế kia mà còn đem thân chống lại ta sao ?
Huỳnh Trung nghiêm mặt, mắng lớn :
- Tên khốn kia, ta già nhưng gươm ta đâu có già . Nói đoạn hươi thương ngay đầu Hấp đánh xuống.
Hấp hươi thương ra đỡ. Hai bên đánh dư năm mươi hiệp. Bỗng chốc, Nghiêm Nhan kéo ra tiếp ứng ; Hấp cự không lại. bỏ chạy dài. Trung và Nhan đuổi theo, rồi thâu binh vào thành.
Nghe thấy Trương Hấp thua trận nũa. Tào Hồng giận lắm, muốn gọi về trị tội, Quách Hoài can :
- Chớ làm thế , sợ Hấp bất mãn, đầu hàng Thục thì nguy, chi bằng viện binh cho y để y cố đánh .
Tào Hồng khen phải , sai Hạ Hầu Thượng và Hàng Hạo đi trợ chiến.
Khi đến trại , Trương Hấp nói :
- Có lão tướng Huỳnh Trung, lại có Nghiêm Nhan, ta chớ coi thường.
Hàng Hạo nói :
- Ở Trường Sa, lão dâng hết thành trì, làm hại anh tôi . Nay là lúc tôi có cơ báo thù . Nói xong kéo quân lên đường.
Mấy ngày liền, Huỳnh Trung đã dọ biết mọi nẻo, Nghiêm Nhan nói :
- Gần đây có hòn núi Thiên Ðản San, nơi Tào Tháo tích lũy lương thực. Nếu lấy được thì tất phá được Hớn Trung .
Huỳnh Trung đắc ý, Nghiêm Nhan bèn một mình dẫn quân ra đi.
Còn Huỳnh Trung cũng quyết xách đao lên ngựa.
Thấy Trung, Hàng Hạo mắng nhiếc, hươi thương đến đánh Trung.
Trung rán sức đánh Hàng Hạo và Hạ Hầu Thượng được mười mấy hiệp rồi chạy dài, bỏ cả doanh trại..Cứ thế, sau vài hiệp, Trung lại chạy dài, Hạo và Thượng lại rượt theo. Thấy thế. Trương Hấp chạy theo, la lớn :
- Chớ khinh địch ! Huỳnh Trung mà chạy dài như thế, ắt có mưu kế chi đây. Ðừng đuổi theo nữa !
Hạ Hầu Thượng quát lớn :
- Ngươi làm tướng mà nhát gan như thế thua cũng phải . Hôm sau, hai tướng lại đánh nữa. Vừa giáp trận, Huỳnh Trung đã chạy dài. đến rớt mão không hay. Hai tướng rượt theo sát. Huỳnh Trung chạy vào thành cố thủ.
Hai tướng truyền quân đóng trại trước thành ngày đêm khiêu khích Huỳnh Trung.
Ðược tin trên. Huyền Ðức thất kinh cho mời Khổng Minh đến hỏi.
Khổng Minh nói :
- Ấy là kế của lão tướng đó .
Huyền Ðức nghi ngờ, sai Lưu Phong đến tiếp ứng.
Khi đến nơi , Huỳnh Trung hỏi Phong :
- Tướng quân đến giúp hay có mục đích gì ?
Lưu Phong trả lời :
- Cha tôi thay lão tướng bại luôn , sai tôi đến tiếp ứng .
Huỳnh Trung cười :
- Ấy là kế của tôi mà ! Ðánh trận này chẳng những thu lại hết doanh trại mà còn chiếm được nhiều binh lương của giặc nữa . Nói đoạn, kêu Mạnh Ðạt lại dặn :
- Ðêm nay Hoát Tuấn ở lại giữ trại, Tướng quân đem binh đi chở lương thảo của địch về.
Ðêm ấy, Hàng Hạo và Hạ Hầu Thượng thừa thắng; sinh kiêu không đề phòng nên bị Huỳnh Trung đánh phá.
Hàng Hạo và Hầu Thượng thua chạy chí tử.
Huỳnh Trung đánh đến sáng, lấy lại được 3 dãy trại đầy ắp lương thực.
Huỳnh Trung sai Mạnh Ðạt chở về ải, nói :
- Tôi đổi 3 cái trại không lấy 3 trại đầy ắp lương thảo có hơn không ?
Nói rồi, sai quân đuổi theo nữa.
Lưu Phong can rằng :
- Quân sĩ đã mệt mõi, phải nghỉ đã chứ !
Huỳnh Trung trả lời :
- Không đến hang cọp sao bắt được cọp con ?
Nói xong, thúc ngựa lướt tới .
Hạ Hầu Thượng và Hàng Hạo thua chạy, gặp Trương Hấp.
Hấp nói :
- Núi Thiên Ðản San là nơi chứa binh lương, nếu sơ thất thì Hớn Trung sẽ lâm nguy .
Hạ Hầu Thượng nói :
- Mễ Thượng san có chú tôi là Hạ Hầu Uyên, còn Thiên Ðản San có anh tôi là Hạ Hầu Ðức thì có lo ngại chớ nữa .
Hàng Hạo nói :
- Vậy ta hợp binh tới đó cố thủ thì hay hơn. Nói xong, Hấp với hai tướng kéo binh đen Thiên Ðản San; ra mắt Hạ Hầu
Ðức .
Ðức nói :
- Ở đây ta có hơn mười vạn binh, cần chi tiếp ứng ?
Trương Hấp nói :
- Ðã đành, nhưng chớ nên khinh địch ! Vừa dứt lời thì có tin Huỳnh Trung kéo binh đến.
Hạ Hầu Ðức cười :
- Lão tặc đó mà ngại gì . Chỉ có dõng mãnh chứ mưu kế chi . Nói đoạn, Hàng Hạo tình nguyện xin ba ngàn binh mã đánh vạn Huỳnh Trung để đọ sức .
Hạ Hầu Ðức thuận lời .
Huỳnh Trung dẫn binh đến đánh.
Lưu Phong can :
- Quân sĩ đã mệt mỏi chớ nên xuất trận .
Trung cười lớn :
- Tướng quân đừng ngại . Trời giúp ta mà .
Thấy Huỳnh Trung, Hàng Hạo dẫn binh ra đối địch.
Mới vài hiệp, Huỳnh Trung đã chém bay đầu Hàng Hạo . Binh Thục thừa thắng rượt lên núi .
Trương Hấp và Hạ Hầu Thượng ra cự . Bỗng nghe phía sau núi, quân hét vang, lửa cháy rực, Hạ Hầu Ðức dẫn binh ra
chữa lửa gặp Nghiêm Nhan cho một đao, Hầu Ðức nhào xuống ngựa chết lăn. Sau đó, Nhan xua binh tiến tới, Hạ Hầu Thượng và Trương Hấp đều bị bao vây, phải đánh liều, bỏ cả Thiên Ðản San chạy qua Ðịnh Quân San để nương dựa với Hạ Hầu Uyên.
Ðược tin thắng trận, Huyền Ðức đắc chí, truyền dọn tiệc ăn mừng.
Pháp Chánh nói với Huyền Ðức :
- Nay ta đã chiếm được Thiên Ðản San, đánh bại Trương Hấp cũng nên thừa cơ đánh lấy Hán Trung. Hễ được Lưỡng Xuyên thì lo gì việc trừ họa Tào Tháo . Chớ nên bỏ lỡ cơ hội!
Huyền Ðức và Khổng Minh cho là phải bèn sai Triệu Vân và Trương Phi làm tiên phong. Còn Ðức và Minh dẫn 10 vạn quân đi lấy Hán Trung.
Huyền Ðức kéo binh khỏi Hà Manh Quan, đóng lại cho mời Huỳnh Trung và Nghiêm Nhan đến ban thưởng rất hậu , nói :
- Ai nấy đều khinh lão tướng già, nhưng lão tướng lại lập được kỳ công. Nay Thiên Ðản San đã chiếm được, còn Ðịnh Quân San cũng là nơi chứa binh lượng để cung cấp cho Dương Bình, vậy lão tướng còn dám đi chăng ?
Huỳnh Trung vỗ ngực xin đi .
Khổng Minh can :
- Không được. Hạ Hầu Uyên là tướng tài cửa Tào Tháo, đâu phải kẻ tầm thường. Phải kêu Vân Trường về đây mới trừ được .
Huỳnh Trung cả giận, nói lớn :
-- Xưa Liêm Pha đã 80 tuổi mà chư hầu ai nấy đều sợ, không dám xâm lấn nước Triệu, huống chi Huỳnh Trung này mới 70 tuổi có chi mà già. Nếu quân sư cho đi, tôi sẽ một mình dẫn binh đến lấy đầu Hạ Hầu Uyên về dâng ngài coi.
Tam Quốc Chí
Hồi 71
Huỳnh Trung lấy Ðối San
Triệu Vân lấy Hán Thủy
Khổng Minh chiều ý, sai Pháp Chánh theo Huỳnh Trung.
Minh nói với Huyền Ðức :
- Tôi nói khích y, có thế y mới thành công. Tuy vậy, Chúa công cũng phải đem binh tới tiếp ứng mới được.
Lưu Phong và Mạnh Ðạt được sai đến đóng nơi hiểm yếu, rải rác để làm giặc nghi sợ . Ðồng thời, Khổng Minh sai người qua Hạ Biên trao kế cho Mã Siêu, sai Nghiêm Nhan qua Ba Tây, sai Trương Phi và Ngụy Diên đi lấy Hán Trung.
Trong khi đó, Trương Hấp và Hầu Thượng đến gặp Hạ Hầu Uyên nói :
- Thiên Ðản San đã mất, Hàng Hạo và Hầu Ðức tử trận. Lại có tin Lưu Bị đem binh đến Hớn Trung, vậy phải tâu ngay với Ngụy Vương xin sớm phát binh chống cự. Uyên báo Tào Hồng, Hồng suốt đêm về ra mắt Tào Tháo.
Tháo được tin bèn nghe lời Lưu Hoa, đích thân dẫn bốn mươi vạn binh, phân ra ba đạo kéo đi. Tiên phong là Hạ Hầu Ðôn. Tào Tháo lãnh trung quân, Tào Hưu đi hậu tập.
Tháo cưởi ngựa bạch, mặc áo gấm, mang đai ngọc, với đủ nghi vệ tả phù hữu bật.
Khi ra đến ải Ðông Quan, đi ngang qua khu rừng rậm, Tào Tháo hỏi :
- Ðây là đâu ?
Tả hữu thưa :
- Ðây là rừng Lam Ðiền, trong đó có nàng Thái Ðạm, con gái cố tướng Thái Ung, chồng nàng Ðổng Kỳ (Tháo quen với Thái Ung, còn Thái Ðạm trước kia là tướng Vệ Ðạo Giới, Sau quân phương Bắc nổi lên giết chồng nàng và bắt nàng đem làm vợ, sinh được hai con. Khi ở Bắc nàng làm được 18 khúc kèn rợ Hồ, truyền đến Trung Nguyên. Tháo cảm thương, chuộc lại Vua phương Bắc là Tả Hiền sợ Tháo đành chịu. Tháo gả nàng cho Ðổng Kỳ).
Nhớ lại chuyện xưa, Tháo truyền quan quân vào nhà ấy . Tới nơi, Ðổng Kỳ đi xa, chỉ mình Thái Ðạm ở nhà. Nghe tin Tháo đến, sửa soạn nghênh tiếp. Lúc đứng trước bức tranh bi vân, Tháo hỏi lai lịch, Thái Ðạm kể : Ðó là tấm bia của nàng Tào Nga con người lên đồng tên Tào Vu. Vu chết vì uống rượu. Thấy cha chết Nga bèn nhãy xuống sông chết theo. Năm ngày sau thây nổi lên được vớt và chôn ở mé sông, sau được phong tặng hiếu nữ, được dựng bia ghi khắc bài miếu rất hay . Cha thiếp là Thái Ung đến xem có phê vào sau tấm bia 8 chữ . Tháo bước lại gần đọc lớn : Huỳnh Quyến ấu phụ ngoại Tôn Phi Bạch ".
Ðọc xong hỏi rằng :
- Nàng hiễu 8 chữ ấy không ?
Thái Ðạm đáp :
- Dạ, không rõ .
Tào Tháo hỏi chư tướng :
- Ai hiểu được ?
Dương Tu đáp :
- Tôi hiểu .
Tào Tháo nhìn Dương Tu :
- Khoan , đừng nói !
Sau đó từ giã nàng Thái Ðạm trở ra . Ði được 5 dặm, Tháo bảo Dương Tu :
- Ngươi thử nói ta nghe .
Dương Tu đáp :
- Ðó là ẩn ngử : Huỳnh Quyến là Nhan Sắc chi tư, một bên chữ Sắc, bên kia chữ Tư thành ra chữ Tuyệt. Ấu phụ là Thiếu Nữ , bên chữ Nữ, thêm chữ Thiếu thành ra chữ Diệu . Ngoại Tôn là nữ chi Tử : một bên chữ Nữ, thêm chữ Tử thành ra chữ Hảo . Phi Bạch là Thọ ngũ Tân, bên chữ Thọ, thêm chữ Tân thành chữ Từ . Tám chữ ráp thành : Tuyệt Diệu Hảo Từ .
Tháo cả kinh, thầm khen :
- Thật hợp ý ta !
Ai nấy đều phục Dương Tu .
Binh ra khỏi ải Ðồng Quan nhắm Nam Trịnh mà tiến phát.
Tào Hồng thuật hết việc của Trương Hấp.
Tháo nói :
- Ðó không phải tội Hấp. Việc thắng bại là lẽ thường .
Hồng thưa :
- Lưu Bị sai Huỳnh Trung đánh Ðịnh Quân San. Hạ Hầu Uyên được lệnh đại vương đến cố thủ mà không chịu ra đánh .
Tháo nói :
- Nếu không ra đánh thì nhát quá ! Nói xong, truyền Hạ Hầu Uyên tấn binh.
Lưu Hoa can :
- Hạ Hầu Uyên tính nóng e trúng gian kế .
Tháo bèn viết thư trao Hầu Uyên.
Tiếp được thư, Uyên đọc :
" Xưa nay Dũng, Trí thường đi đôi thì mới lợi . Nếu ỷ mạnh, chỉ đánh được một người, lấy Trí đánh đuợc nhiều người . Làm tướng phải có kinh quyền. Nay ta đến Nam Trịnh là để xem tài của tướng quân. Chớ làm mất tài năng của mình ! "
Xem xong Hầu Uyên mừng rỡ, nói với Trương Hấp :
- Ngụy vương đóng tại Nam Trịnh cố trừ Lưu Bị, nếu ta cố thủ hoài sao lập được đại công. Chi bằng xuất trận đánh Huỳnh Trung xem sao .
Hấp nói :
- Huỳnh Trung tài trí có dư, lại có Pháp Chánh giúp. Thiệt khó mà đánh !
Hầu Uyên nói :
- Cứ cố thủ , mặt mũi nào nhìn đại vương . Nói xong truyền lệnh :
- Ai dám ra cự địch ?
Hạ Hầu Thượng lớn tiếng :
- Tôi dám ?
Hạ Hầu Uyên nói :
- Ðánh Huỳnh Trung thì nên thua, chớ nên thắng. Ta có kế...
Hầu Thượng vâng lệnh, kéo quân khỏi trại .
Huỳnh Trung và Pháp Chánh nghe binh Tháo từ núi kéo xuống khai chiến, Trung muốn đi, Pháp Chánh can :
- Ta mới đến, chưa rõ binh tình, vậy phải chọn tướng ra dò binh lực của nó đã .
Huỳnh Trung hỏi :
- Ai dám ra trước ?
Trần Thức lớn tiếng :
- Có tôi !
Trung bèn khiến Thức ra sau Khẩu dàn trận.
Vừa giao chiến vài hiệp, Hạ Hầu Thượng giả chạy Thức rượt theo thì bị Hạ Hầu Uyên xua binh lướt tới, Thức cự không nổi bị Uyên bắt sống , quân lính đầu hàng rất nhiều .
Huỳnh Trung biết tin Trần Thức thua, sai Pháp Chánh đến hỏi, Chánh nói :
- Hầu Uyên tánh nóng, nên dụ y mà đánh. Cứ cho quân đến sát bên thành trêu tức nó ra đánh, ắt không còn nghĩ ra kế gì .
Huỳnh Trung y kế Pháp Chánh.
Hầu Uyên muốn ra đánh.
Trương Hấp can :
- Ấy là kế của giặc !
Hầu Uyên giận lắm, bèn khiến Hạ Hầu Thượng ra đánh.
Huỳnh Trung xuất trận, đánh chưa được vài hiệp đã bắt sống được Hầu Thượng.
Hầu Uyên hay tin, khiến người đến thương nghị đổi Trần Thức lấy Hầu Thượng.
Huỳnh Trung ước hẹn ngày mai trao đổi tù tại trận.
Hôm sau, Trung và Uyên kéo quân bố trận. Trung dắt Hầu Thượng, Uyên dắt Trần Thức. Hai người đều không cho mặc giáp cầm thương, cởi ngựa . Hồi trống vang lên, Thức và Thượng cứ nhắm ngay trận của mình mà chạy về .
Về được nửa đường thì Hạ Hầu Thượng trúng tên của Huỳnh Trung. Thấy thế Hầu Uyên giận lắm, vung thương đến đánh. Huỳnh Trung mừng rỡ ra cự địch. Hai bên đánh nhau không phân thắng bại . Thấy vậy, Trương Hấp lui quân trở
về .
Hầu Uyên hỏi thì Hấp đáp :
- Tôi nghe nói có cờ cửa quân Thục trên núi, sợ tướng quân mắc mưu địch .
Nghe lời, Hầu Uyên cố thủ không ra nữa đánh phá cả ngày không thắng nổi, Huỳnh Trung cũng lui binh trở về .
Pháp Chánh nói :
- Ðể tôi lên đỉnh núi ngang tầm với Ðịnh Quân San xem tình hình. Lão tướng nên đóng quân giữa núi . Hễ quân sĩ
địch mạnh mẽ tôi phất cờ trắng , hễ chúng mỏi mệt; tôi phất cờ đỏ . Lúc đó, lão tướng xuống núi mà áp. Thế là ta lấy khỏe đánh mệt vậy .
Thấy Pháp Chánh dò xét binh tình, Hầu Uyên kéo quân vây núi Ðối San. Huỳnh Trung vẫn cố thủ giữa núi .
Hầu Uyên la mắng cả ngày, còn Pháp Chánh cứ phất cờ trắng lám hiệu . Xế chiếu, thấy quân sĩ địch mệt mỏi, bỏ thương, xuống ngựa, Pháp Chánh bèn phất cờ đỏ .
Thấy cờ hiệu, Huỳnh Trung kéo binh xuống. Hầu Uyên chưa kịp đề phòng thì Huỳnh Trung đã đến trước mặt, hét lớn, hươi đao chém Hầu Uyên thành hai đoạn.
Giết được Hạ Hầu Uyên, Huỳnh Trung bèn xua quân tiến mạnh , binh Tào chết như rạ .
Trương Hấp hay tin dẫn quân tiếp cứu, nhưng bị Huỳnh Trung giáng cho một trận, Hấp bỏ chạy về Ðịnh Quân San.
Một lát sau, thấy Thường Sơn Triệu Tử Long. Hấp thất kinh, tìm đường thối thân.
Ði được mấy dặm, bỗng có Ðỗ Tập kéo quân đến thưa :
- Ðịnh Quân San đã bị Lưu Phong và Mạnh Ðạt chiếm rồi !
Hấp kinh hoàng dẫn Ðỗ Tập chạy về Hán Thủy rồi sai ngươi báo tin cho Tào Tháo .
Nghe tin Hầu Uyên chết . Tháo khóc rống mắng Huỳnh Trung rằng :
- Lão tặc, ta quyết không dung ngươi .
Sau đó, dẫn quân đến Ðịnh Quân San trả thù cho Hầu Uyên, sai Từ Quáng đi tiên phuông.
Ðến Hán Thủy, Hấp và Ðỗ Tập thưa :
- Ðịnh Quân San đã mất. vậy nên dời lương thảo qua Bắc San lo việc tiến binh.
Huỳnh Trung đem đầu Hạ Hầu Uyên về dâng . Huyền Ðức mừng rỡ , mở tiệc ăn mừng.
Bỗng nghe tin đại binh Tào Tháo đến báo thù cho Hầu Uyên và Trương Hấp đang dời lương qua Bắc San nơi
Hớn Thủy .
Khổng Minh nói :
- Tào Tháo đem quân tới đây, nhưng sợ thiếu lương thực không dám tới, nếu cho quân đốt hết lương thì chúng phải
tan rã hàng ngũ .
Huỳnh Trung xin lãnh mệnh.
Khổng Minh nói :
- Tháo đâu phải như Hầu Uyên. Chớ nên khinh địch !.
Huyền Ðức nói :
- Hầu Uyên tuy là Thống Soái, nhưng hữu dũng vô mưu, sao bằng Trương Hấp. Nếu chém được Hấp còn hơn nữa .
Huỳnh Trung thưa :
- Tôi xin đi chém tên Hấp cho .
Khổng Minh nói :
- Lão tướng phải hợp với Triệu Vân thống lãnh quân sĩ .
Triệu Vân và Huỳnh Trung lãnh quân ra đi liền.
Tríệu Vân hỏi :
- Lão tướng hứa với chúa công đi cướp trại của Tào Tháo, mà binh Tháo ở Bắc San hơn 50 vạn. Vậy lão tướng liệu kế
sao ?
Huỳnh Trung nói :
- Ta đi trước thử coi .
Triệu Vân giành đi trước nhưng Huỳnh Trung nói :
- Ta là chánh tướng , ngươi là phó tướng, sao lại đi trước được .
Triệu Vân nói :
- Chúng ta cùng vì chúa mà ra sức, hà tất phải phân chánh phó ?
Huỳnh Trung nói :
- Vậy bắt thăm .
Triệu Vân chịu liền. Rốt cuộc, Huỳnh Trung đi trước.
Triệu Vân bàn :
- Vậy phải cho đúng hẹn, nếu giờ ấy mà lão tướng không về thì tôi đến tiếp ứng .
Huỳnh Trung đồng ý .
Triệu Vân về trại dặn Trương Dực :
- Mai lão tướng đi cướp trại Tháo đúng ngọ mà không về ta phải đi tiếp ứng ngay . Ngươi ở nhà lo doanh trại .
Huỳnh Trung cũng nói với Trương Trứ :
- Mai ta đi đốt lương Tháo Qua canh tư , phó tướng phải rời khỏi trại đến chân núi Bắc San, trước hết phải lấy đầu
Trương Hấp, sau đốt lương .
Trương Trứ vâng lệnh. Huỳnh Trung kéo binh đi trước, Trương Trứ theo sau, qua sông Hán Thủy đến Bắc San thì mặt trời đã ló, thấy lương chất như núi, quân canh giữ rất ít, Huỳnh Trung cả mừng, khiến quân lính chất rơm quanh đống lương, đánh đuổi quân canh rồi nổi lửa. Nhưng bỗng thấy Hấp đem binh tới, Trung chận đánh. Tháo được tin sai Từ Quáng đến tiếp cứu. Quáng vây Trung vào giữa, Trương Trứ vừa muốn thoát thân thì gặp quân của Văn Sánh. Trương Trứ lại bị quân Tháo vây phía hậu, cố đánh mà không thoát được.
Triệu Vân thấy đúng ngọ mà Huỳnh Trung không trở về dẫn quân đi, gần đến núi thì gặp tướng Mô Dũng Liệt cản lại. Triệu Vân bèn đâm Dũng Liệt một đao chết tốt. Binh Tào vỡ chạy ! Triệu Vân thừa thế rượt thẳng, gặp một tướng khác tên Tiêu Bình, bèn giáng cho một đao chết liền.
Giết tan binh Tào, Triệu Vân thẳng tới núi Bắc San, thấy Tù Quáng và Trương Hấp đang vây Huỳnh Trung, vội hươi thương như gió bão tới giữa vòng vây, ào ào như chỗ không người, khiến Từ Quáng và Trương Hấp thất kinh. Cứu Huỳnh Trung ra rồi, hai người vừa đánh vừa chạy. Triệu Vân tới đâu binh Tào chết tới đó. Tháo thấy vậy cả kinh
bèn hỏi quân sĩ :
- Ðó là tên nào ?
Tất cả thưa lớn :
- Thường Sơn Triệu Tủ Long .
Tháo nói :
- Ðương Dương Trường Bản, anh hùng thuở xưa, nay vẫn còn sao ?
Nói xong, truyền lệnh :
- Hễ y tới đâu hãy đề phòng cho kỹ !
Thay Trương Trứ còn bị vây, Triệu Vân bèn hươi thương tiến chém. Quân Tào cả kinh, không dám ra cự .
Trương Trứ được cứu dễ dàng. Thấy Triệu Vân Ðông xông Tây đột, cứu Huỳnh Trung và Trương Trứ quá dễ, Tào Tháo cả giận, bèn đích thân rượt theo nhưng Vân đã về tới trại rồi.
Triệu Vân đến trại, thì binh Tào cũng vừa theo kịp, Trương Dực ra tiếp, vừa thấy Tào rượt theo, liền đóng chặt cửa trại. Triệu Vân nói :
- Ðừng lo . Trước kia nơi Ðương Dương Trương Bản, chỉ một mình ta còn không ngán huống chi lúc này. Nói đoạn, cứ cầm thương mà đứng ngay trước cửa trại. Khi Trương Hấp và Từ Quáng đến, thấy Triệu Vân đứng đó, còn quân sĩ cờ xí trong trại vắng ngắt, bèn sinh nghi không dám vào. Phía sau, Tào Tháo thấy vậy cũng truyền quân rút lui.
Triệu Vân liền hươi thương chỉ lên, ba quân bèn nổi dậy, cung tên bắn ra như mưa. Binh Tào đạp nhau mà chạy. Huỳnh Trung, Trương Trứ, Triệu Vân rượt theo. Tào cắm đều chạy, không dám ngó lại, bỗng phía trước có quân của Lưu Phong, Mạnh Ðạt. Nhờ Trương Hấp và Từ Quáng cứu mà Tào thoát chết. Còn Phong và Ðạt tiến đến Bắc San nổi
lửa đốt binh lương của Tào Tháo. Thấy lương thảo bị cháy ngút trời , Tào và binh tướng kéo về Nam Trịnh.
Toàn thắng Triệu Vân, Huỳnh Trung đưa tin về cho Huyên Ðức. Ðức cả mừng, bèn cùng Khổng Minh kéo đến Hán Thủy.
Ðức hỏi quân lính về mưu kế của Triệu Vân , quân lính kể hết đầu đuôi, Ðức khen Vân không hết lời.
Hôm sau, được tin Từ kéo binh đến Tà Cốc, đánh Hán Thủy, Ðức bèn chuẩn bị đối phó.
Tào khiến Từ Quáng đi trả thù , nhưng có người tên Tây Xuyên , tự xưng thuộc hết đường tình nguyện giúp Tào đi trả thù. Người đó là Vương Bình, Tào bèn sai đi cùng Từ Quáng để giúp đở .
Từ Quáng , Vương Bình đi tiên phong.
Quáng sai quân sĩ phải qua sông mà đóng trại.
Vương Bình can :
- Trại đóng bên kia sông, đâu như muốn chạy thì sao ?
Từ Quáng cười :
- Xưa Hàn Tín bày trận, phía sau có sông, mà vẫn không chết !
Vương Bình nói :
- Không phải thế :
- Xưa Hàn Tín biết giặc vô mưu nên mới dám khinh, nay ta có thể thắng Triệu Vân được không ?
Từ Quáng nói :
- Ta cầm binh đã nữa đời mà còn sợ chúng sao ?
Nói rồi đốc quân tiến tới.
Tam Quốc Chí
Hồi 72
Gia Cát Lượng dụng mưu lấy Hán Trung
Tào A Man rút quân về Tà Cốc
Từ Quáng qua sông Hán Thủy đóng trại, không nghe Vương Bình can ngăn.
Huỳnh Trung hay tin, thưa với Huyền Ðức xin dẫn quân đánh Tào Tháo.
Ðức chấp thuận. Huỳnh Trung nói với Triệu Vân :
- Từ Quáng ỷ sức mạnh. Ta không thèm đánh, để lúc chúng mệt mỏi, ta đánh một trận xem sức chúng ra sao ?
Hôm sau, Quáng đến khiêu chiến. Quân Thục vẫn án binh bất động. Từ Quáng hạ lệnh bắn bừa vào trại.
Huỳnh Trung cười, nói với Triệu Vân :
- Từ Quáng muốn rút binh về . Vậy, đã đến lúc ta ra quân !
Lát sau, đội hậu quân của Quáng di động. Triệu Vân và Huỳnh Trung tung quân ra. Hai bên đánh úp lại. Quáng đại bại. Binh lính bỏ chạy, té xuống sông chết như rạ.
Từ Quáng cố thoát được thân, về trách Vương Bình :
- Sao binh ta lâm nguy, ngươi không cứu ?
Bình đáp :
- Nếu cứu ông, trại tôi sẽ nguy theo. Tôi can ông, ông không nghe, còn trách gì ?
Từ Quáng cả giận, muốn giết Vương Bình.
Ðêm ấy, Bình tức tối nổi lửa đốt hết doanh trại, rồi dẫn quân về hàng Huyền Ðức.
Huyền Ðức mừng, nói :
- Ta được tướng quân thì lấy Hán Trung như chơi .
Từ Quáng vội trở về thưa với Tào Tháo là Vương Bình làm phản, đầu hàng Lưu Bị rồi.
Tào Tháo giận lắm, đích thân đến lấy lại doanh trại.
Triệu Vân sợ quân sĩ ít nên rút qua phía Tây sông Hán Thuỷ đóng trại .
Huyền Ðức đi quan sát địa thế với Khổng Minh, rồi sai Triệu Vân đóng tại khoảng đất nổi lên ở giữa sông Hán Thủy, dặn kỹ :
- Hễ nửa đêm, nghe tiếng pháo nổ, thì cứ la ó mà không đánh.
Triệu Vân tuân lệnh. Qua hôm sau, binh Tào đến khiêu chiến, nhưng không thấy một tên lính Thục, bèn lui về.
Ðêm đến, lối canh ba, Khổng Minh thấy trại Tào an giấc, bèn đốt pháo. Triệu Vân khiến quân lính la ó. Tào thất kinh, tưởng quân Thục tới cướp trại ; nhưng khi kéo ra thì chàng thấy gì . . . Cả đêm Tào không ngủ mà cứ như thế ba đêm liền. Sợ hãi, Tào lui binh lại 10 dặm.
Khổng Minh cười :
- Tào đã sa vào quỉ kế của ta. Nói xong, truyền quân sĩ qua bên kia sông Hán Thủy đóng trại.
Thấy thế , Tào sinh nghi . Hôm sau, hai bên đều kéo binh dàn trận.
Tào chỉ Huyền Ðức nói :
- Ngươi là tên phản bạn, sao dám xâm lăng Hán Trung của ta .
Huyền Ðức nói :
- Mi là đứa gian thần, đã giết mẫu hậu, còn tự xưng là Ngụy Vương, để đoạt cơ nghiệp nhà Hán. Ta dung ngươi sao được .
Hai bên giao chiến !
Tào ra lịnh :
- Ai bắt được Lưu Bị thì được làm chúa đất Tây Xuyên. Ba quân hô lớn, xông trận.
Binh Thục nhắm sông Hán Thủy chạy dài, bõ hết binh khí, doanh trại. Quân Tào đua nhau thu lượm.
Tào thâu quân lại . Chư tướng hỏi Tào :
- Chúng tôi đang cố bắt Lưu Bị, sao đại Vương lại lui binh .
Tào nói :
- Ta thấy binh Thục đóng trại quay mặt xuống sông. Ðó là điều đáng nghi, lại chạy bỏ ngựa và nhiều binh khí. Ðây là hai điều đáng nghi lắm đó . Nói rồi truyền lịnh :
- Phải tức tốc thu binh, kẻ nào còn tiếc lấy vật gì ta chém đầu.
Tào vừa lui binh thì Khổng Minh ra hiệu Huyền Ðức lãnh trung quân, Huỳnh Trung lãnh tả quân, Triệu Vân hữu quân áp đến.
Binh Tào bỏ chạy.
Tào truyền quân sĩ về Nam Trịnh . Chạy được một quãng thì gặp Trương Phi và Ngụy Diên, lập tức kéo quân lên Nam Trịnh. Lúc Tào chạy về thì Nam Trịnh đã mất rồi, bèn khiến quân chạy về Dương Bình .
Quân Huyền Ðức vào Nam Trịnh an dân xong, bèn hỏi Khổng Minh :
- Sao Tào Tháo bại binh nhanh thế.
Khổng Minh thưa :
- Tào tuy dụng binh hay, nhưng đa nghi nên bị bại. Vậy lên tôi đùng nghi binh mà đánh nó .
Huyền Ðức nói :
- Nay Tào đã về Dương Bình Quan thì thế của nó đã có rồi. Vậy phải đuổi nó đi chứ ?
Khổng Minh thưa :
- Tôi đã chuẩn bị ! Nói xong sai Trương Phi và Ngụy Diên đi chận đường vận lương của Tào, khiến Huỳnh Trung và Triệu Vân đi nổi lửa đốt núi .
Tào Tháo sai quân đi thám thính, được tin báo :
- Binh Thục đã kéo đến ngăn nơi hiểm yếu, đốt rừng núi . Sau đó. Tháo lại được tin :
- Trương Phi, Ngụy Diên đón đường cướp lương .
Tào thất kinh sai Hứa Chữ đi hộ tống Giải Lương Quan.
Giải Lương Quan được Hứa Chữ hộ tống mừng rỡ nói :
- Nếu không có ông theo thì lương thảo sẽ mất hết . Nói xong truyền quân lấy ít rượu thịt dâng Hứa Chữ.
Hứa Chữ trong lúc say sưa, nói :
- Trương Phi , Ngụy Diên là những kẻ bất tài, nếu tôi gặp ắt chỉ một đao là chúng rụng đầu .
Giải Lương Quan nghe nói phục lăn.
Khi qua tới Bao Châu trời gần tối. Hứa Chữ thúc quân đi mau, Giải Lương Quan can :
- Trời gần tối , đường hiểm trở, nên hoãn binh .
Hứa Chữ cả giận :
- Ta sức cự muôn người, binh Thục là lũ chuột có chi phải sợ .
Ði được nửa đường, bỗng có pháo nổ, rồi thấy Trương Phi xông ra. Tay cầm xà mâu, hét như sấm.
Hứa Chữ thất kinh, giục ngựa đến đánh, bị Trương Phi đâm trúng bả vai lăn nhào. Quân sĩ vội khiêng Hứa
Chữ về . Còn xe lương thực bỏ chạy tán loạn.
Trương Phi không thèm rượt theo, đoạt hết lương thực đem về .
Hứa Chữ được Tào Tháo khiến lấy thuốc băng bó, rồi tiến binh đánh quân Thục.
Huyền Ðức thấy Tào Tháo tới liền dẫn binh ra cự địch cùng với Lưu Phong.
Tào thấy vậy mắng :
- Cái thằng bán dép, sai cái thằng con giả ra múa may. Nếu thằng con râu vàng của ta ra nó sẽ bầm nát thằng con giả của mi .
Lưu Phong nghe nói, tức lắm, xông tới đánh mạnh.
Tào sai Từ Quáng ra cự. Phong đánh một hồi, rồi trở lui. Mạnh Ðạt nhào tới. Một lát sau, hậu quân Tào bỗng dấy động. Tào nghi có binh phục liền thâu quân.
Khổng Minh ra lệnh đuổi theo. Quân Tào Tháo đạp lên nhau chết như rạ.
Tào Tháo chạy đến Dương Bình Quan mới dám nghĩ yên. Binh Phục bèn nổi lửa bên phía Ðông, la ó bên phía Tây thành. Tào Tháo sợ quá bỏ cả Dương Bình Quan mà chạy.
Ðang chạy gặp Trương Phi đón đường, phía sau lại có Triệu Vân rượt đến. Rồi Huỳnh Trung dẫn quân từ Bao Châu nhào tới một lượt.
Tào hoảng chạy, áo mão tơi bời.
Còn đang sợ sệt , bỗng một đạo binh từ xa kéo đến, Tào thất kinh :
- Binh Thục đâu mà đông vậy ? Nhìn kỷ thì ra binh của Tào Chương, con thứ Tào Tháo. hiệu Tử Vân, sức mạnh vô song.
Tào thường nói :
- Ngươi là đứa con dõng phu, đâu phải người tài .
Tào Chương đáp :
- Làm trai phải như Vệ Khanh, Hoắc Quang lập công trên yên ngựa, cứ bo ho thư loại nho sĩ , đọc sách tối ngày, làm được việc gì .
Năm Kiến An thứ 26 có Ô Hườn làm phản, Tào sai Chương đi dẹp giặc. Dẹp yên giặc, nghe tin Tào Tháo bại trận, đến cứu.
Tào Tháo thấy Tào Chương kéo binh đến cả mừng. nói :
- Có thằng con râu vàng của ta đến thì Lưu Bị sẽ chết . Bèn khiến Tào Chương đóng nới Tà Cốc mà cự địch.
Huyền Ðức thấy Tào Chương thì sai Lưu Phong và Mạnh Ðạt ra cự .
Lưu Phong đánh một vài hiệp, chống không nổi, bỏ chạy. Mạnh Ðạt lên tiếp ứng. Ðằng sau, quân Mã Siêu, Ngô Lan đánh một lượt, binh Tào đại bại.
Ngô Lan lại gặp Tào Chương. Hai bên giao chiến.
Tào Chương chém Ngô Lan nhào xuong ngựa. Ba quân hổn chiến. Tào liệu thế không xong, rút binh, đồn trú tại Tà Cốc, ý muốn tan binh, nhưng bị Mã Siêu ngăn đánh. Chống không nổi, lui không xong, bỗng quân sĩ đem dâng tô cháo có gân gà, Tào Tháo nhân đó như kẻ mê sảng. Lại gặp Hạ Hầu Ðôn tới xin khẩu hiệu. Tào bèn luôn miệng :
- Gân gà ! Gân gà !
Hạ Hầu Ðôn tưởng thật, cho ba quân khẩu hiệu " gân gà " .
Khi đó Dương Tu nghe truyền tiếng " gân gà" bèn truyền quân trở về . Chuyện đến tai Hạ Hầu Ðôn.
Ðôn thất kinh hỏi Tu :
- Tại sao ông có ý đó ?
Tu nói :
- Khẩu hiệu "gân gà" báo hiệu Ðại Vương sẽ trở về vì gân gà ăn thì vô vị, bỏ thì uổng. Nay tới thì không thắng nổi , mà lui thì sợ người chê cười . Ở đây vô ích, thà rút còn hơn !
Hạ Hầu Ðôn nghe nói khen thầm, bèn truyền lịnh lui binh.
Ðêm ấy Tào Tháo lo đến mất ngủ, bèn đích thân đi tuần tứ phía, đến trại Hầu Ðôn thấy quân tình như thế , bèn hỏi :
- Tại sao lại có ý ấy ?
Ðôn thuật lại lời Dương Tu. Tào khâm phục, song lại ghét nên đòi Dương Tu đến hỏi, Tu trả lời như thế .
Tào nạt lớn :
- Ngươi đã dùng lời lẻ làm sao động ba quân , tội đáng chém ! Nói xong truyền chém đầu Dương Tu.
Nguyên khi xưa, Tào còn làm thừa tướng, sai lập sở hoa viên. Khi xong , Tào viết chữ "Hoạt" nơi cửa. Không ai tỏ ý gì chỉ có Dương Tu nói :
- Chữ Hoạt viết ngay cửa. Cửa là môn, thêm chữ Hoạt là cửa rộng, Thừa Tướng có ý chê cửa hơi rộng. Thợ sửa lại. Tào đến thăm, ngạc nhiên hỏi :
- Ai biết được ý ta ?
Thọ đáp :
- Quan Dương Tu . Tào Tháo nghe qua có ý ghét, song giả bộ vui mà khen .
Tào Tháo vốn đa nghi sợ bị thích khánh nên thường dặn kẻ hầu :
- Lúc ngủ, ta hay mơ thấy giết người, bọn bây chớ lại gần.
Ðêm kia, đang ngủ , làm rớt mền , tên quân lượm lên đắp lại, Tào Tháo liền vung gươm chém chết, rồi leo lên ngủ lại, khi thức giấc giả đò quát lớn :
- Ai đã giết kẻ hầu cận của ta ?
Mấy người biết chuyện cứ ngay tình mà kể hết, Tào khóc rống, dạy chôn cất tử tế . Ai cũng tin Thao nằm mơ thấy giết người, duy có Dương Tu là rõ ý Tào . Ðến khi chôn, Tu chỉ hòm nói :
- Không phải Thừa Tướng chiêm bao, nhưng thiệt ngươi chiêm bao mà ra . Tào biết thế càng ghét Tu hơn.
Con thứ Tào là Tào Thực lại ưa Dương Tu. Nhân vụ Tào Tháo định lập thế tử.
Tào Phi nghe được, lén thương nghị cùng Ngô Chất nhưng sợ người ngoài biết bèn giấu Ngô Chất vào cái thùng lớn , giả thùng đựng lụa.
Dương Tu biết, tâu vời Tào xin đem quân rình bắt. Phi sợ lậu bèn bưng vô thùng khác. Quân lính khám thấy toàn lụa. Tào sinh nghi Dương Tu là kẻ gièm xiểm để cha con sát hại nhau, lại càng sinh ghét Tu.
Muốn thử Tào Phi và Tào Thực, Tào Tháo sai hai người vào bảo , rồi lại sai người ra cửa Nghiệp Thành chận không cho vào. Phi thấy vậy trở về .
Tào Thực thấy thế đến hỏi Dương Tu.
Dương Tu nói :
- Ngài vâng lệnh Ngụy vương. Ai ngăn cản thì chém.
Tào Thực nghe lời đến cửa quả gặp quân cản lại, bèn nói :
- Ta vâng lệnh Ngụy Vương lại, sao ngươi dám cản. Nói xong chém đi.
Tào Tháo thấy vậy khen Tào Thực ngoan. Nhưng khi biết chuyện Dương Tu bày mưu thì ghét luôn Tào Thực.
Nay, nhân vụ "gân gà" mà giết Dương Tu để tướng sĩ khỏi hoang mang. Sau đó, truyền lệnh ngày mai tan binh.
Rạng ngày binh Tào Tháo vừa ra khỏi Tà Cốc thì gặp quân của Ngụy Diên đón đầu, bèn sai Bàng Ðức ra đánh.
Hai tướng đang lâm trận thì trại của Tào lửa dậy, có kẻ thưa :
- Mã Siêu đem quân đoạt trại .
Tháo ra lệnh tiến tới. Ngụy Diên giả vờ bỏ chạy.
Tào Tháo truyền quân trở lại đánh Mã Siêu.
Khi đang xem hai bên giao chiến, bỗng có đạo binh kéo tới. Tào Tháo toan chạy xuống thì Ngụy Diên đã la lớn :
- Hãy mau xuống ngựa . Nói xong, giục ngựa tiến tới chém đầu Tào Tháo, Bàng Ðức la lên :
- Chớ có hại Chúa ta !
Nói xong phò Tào Tháo mà chạy.
Về đến trại, coi lại, Tào Tháo thấy mũi tên trúng miệng, làm gãy 2 răng cửa.
Tào cho mời lương y lại chữa. Lúc đang nằm trong xe, bỗng có quân báo :
- Trên núi Tà Cốc có lửa cháy, quân Thục đang rượt theo . Binh Tào nghe nói thất kinh, khiếp đảm.
Tam Quốc Chí
Hồi 73
Huyền Ðức lên ngôi Hán Trung Vương
Quan Vân Trường đánh chiếm Tương Dương quận
Tào Tháo lui về Tà Cốc, Khổng Minh biết Tào sắp bỏ Hán Trung nên sai Mã Siêu đánh phá hoài. Vì thế Tào ở lâu không được. Còn ba quân thì măt hết tinh thần.
Binh Tào Tháo chạy, hai bên lửa cháy, binh Mã Siêu rượt theo.
Tào hối quân chạy mau, đến Kinh Triệu mới an lòng.
Huyền Ðức thấy Tào bỏ Hán Trung , bèn sai Lưu Phong, Mạnh Ðạt, Vương Bình đi chiếm các quận.
Các quận nghe tin Tào bỏ chạy liền vội đầu hàng.
Lấy xong Hán Trung, ai nấy đều vui vẻ nên muốn tôn Huyền Ðức lên ngôi hoàng đế .
Khổng Minh liền dắt bọn Pháp Chánh vào, thưa rằng :
- Nay Tào Tháo chuyên quyền, bá tánh không chúa, chúa công nhân đức trải khắp thiên hạ, nay lại được cả Lưỡng
Xuyên, vậy nên theo mệnh trời, thuận lòng người mà lên ngôi hoàng đế .
Huyền Ðức nói :
- Ta tuy là hoàng tộc, song cũng là đạo tôi con, làm thế hóa ra phản Hán chăng ?
Khổng Minh nói :
- Nay thiên hạ phân tán, ai ai cũng muốn tìm minh chúa mà thờ. Nếu chúa công e ngại như vậy sợ phụ lòng người .
Chư tướng lại thưa :
- Nếu Chúa công thối thác e lòng người phân ly .
Khổng Minh thưa :
- Chúa công thường lấy nghĩa làm gốc. Nay đã có đất Kinh Châu và Lưỡng Xuyên thì nên xưng làm Hán Trung Vương đã , sau sẽ tính .
Huyền Ðức nói :
- Các ngươi muốn tôn ta làm Hán Trung Vương ; nhưng không có chiếu thiên tử thì khác chi tiếm ngôi. Ðây là điều không nên .
Khổng Minh thưa :
- Chúa công phải tòng quyền chứ !
Trương Phi vùng kêu lớn :
- Nhưng kẻ khác họ, mà còn muốn làm vua, huống chi đại ca là tông phái nhà Hán !
Khổng Minh lại nói :
- Xin ngài hãy tòng quyền mà tức vì Hán Trung Vương, rồi hãy làm chiếu dâng lên thiên tử .
Huyền Ðức từ chối mãi không được đành phải lên ngôi.
Năm Kiến An thứ 24, lập đàn Miêu Dương, nhi trượng đầy đủ quần thần đứng hầu, Hứa Trịnh, Pháp Chánh thỉnh Huyền Ðức đăng đàn , dâng áo mão, đai ấn xong, Huyền Ðức xưng hiệu Hán Trung Vương.
Con Huyền Ðức là Lưu Thiện (tức á Ðẩu) lập làm thế tử, phong Hứa Trịnh làm Thái phó, Pháp Chánh làm Thông Thư lịnh, Gia Cát Lượng làm quân sư, Vân Trường, Trương Phi , Triệu Vân, Huỳnh Trung , Mã Siêu làm ngũ hổ đại tướng. Phong Ngụy Diên làm Hán Trung thái thú, còn kỳ dư chư tướng đều luận công, phong tước.
Sau khi lên ngôi, Huyền Ðức sai người về Hứa Ðô dâng biểu chương.
Tào Tháo đang ở Nghiệp Quân nghe tin cả giận nói rằng :
- Cái thằng bán dép đó mà cũng làm trời sao ?
Liền truyền lệnh đánh Lưỡng Xuyên. Bỗng có kẻ can :
- Ðại vương chớ nên giận một lúc mà làm hư việc lớn. Tôi có một kế, không cần binh giáp mà quân Thục phải mang họa .
Ðó là Tư Mã Ý.
Tào Tháo nói :
- Lưu Bị mà dám xưng vương ngang ta. Há ta chịu sao ?
Tư Mã Ý nói :
- Ðại vương mới bại binh, tướng sĩ mất tinh thần, cử binh đánh nữa e mang hại.
Tào Tháo tuy cả giận, nhưng nghĩ lại trận vừa qua thì hoảng sợ . Bèn nghe lời Tư Mã Ý bỏ việc đánh Lưỡng Xuyên.
Lát sau, quay hỏi Tư Mã Ý :
- Trọng Ðạt có kế chi hay ?
Tư Mã Ý nói :
- Bên Giang Ðông, Tôn Quyền gả em cho Lưu Bị, rồi tự ý đem về . Còn Lưu Bị chiếm Kinh Châu không trả . Hai bên ắt thù nhau . Nay Ðại vương nên đốc Tôn Quyền đánh Kinh Châu ắt Lưu Bị sẽ đem quân Tây Xuyên về cứu ứng, chừng đó đại vương lấy Tây Xuyên khó gì .
Tào Tháo cả mừng bèn sai Mãng Lũng qua Giang Ðông ra mắt Tôn Quyền.
Ðược thư của Tào, Tôn Quyền hỏi Trương Chiêu .
Y thưa :
- Ngụy với Ngô không thù oán, nhưng vì nghe lời Khổng Minh mà sinh đánh nhau . Nay có sứ Ngụy sang ắt là muốn cầu hòa.
Tôn Quyền bèn lấy lễ trọng mà đãi Mãng Lũng.
Lũng thưa :
- Ngô với Ngụy vốn không thù hận bởi Khổng Minh nên mới sanh hiềm khích nhau . Nay Ngụy Vương sai tôi đến giao ước với ngài, hễ ngài chiếm Kinh Châu thì bên Ngụy sẽ đánh Hán Xuyên. Ðánh ép như vậy, Lưu Bị sẽ thất thủ. Lúc đó , lấy được Kinh Châu , Hán Xuyên, hai bên chia đôi lương thảo và thề không xâm phạm nhau nữa .
Tôn Quyền chưa quyết định, sai quân dẫn Măng Lung ra nghỉ tạm nới quán dịch, rồi cùng chư tướng bàn luận.
Cố Ung nói :
- Tuy là thuyết kế, nhưng cũng hay .
Gia Cát Cẩn nói :
- Binh Tào mới thua nơi Hán Xuyên, mượn ta để trả thù, chờ hai đàng đánh nhau để chúng thủ lợi . Việc này chưa chắc đã nên làm. Từ khi qua Kinh Châu, Huyền Ðức đã cưới vợ cho Vân Trường, sinh được một trai, một gái . Nay ta đến xin cầu hôn cho thế tử . Nếu chịu tức Vân Trường có ý hòa với Ðông Ngô, lúc đó sẽ hiệp binh đánh Tào . Bằng không , sẽ cùng Tào đánh Kinh Châu .
Tôn Quyền khen phải bèn khiến Gia Cát Cẩn đến Kinh Châu.
Tới nơi, Vân Trường hỏi Cẩn :
- Tử Du qua có việc chi ?
Cẩn đáp :
- Tôi đến có ý kết giao hai nhà . Chúa tôi có con trai thông minh , nghe ngài có con gái tuyệt sắc, nên muốn cầu thân. Nếu ưng thuận, chúng ta sẽ hiệp nhau đánh Tào .
Vân Trường bỗng nổi giận :
- Con gái ta ví như loài hổ, há lại gả cho loài khuyển ?
Sau đó truyền tả hữu đuổi Cẩn ra .
Cẩn về thuật lại câu chuyện.
Tôn Quyên cả giận muốn tấn binh ngay .
Bộ Chắc nói :
- Tào Tháo muốn soán Hán đã lâu, song còn sợ Lưu Bị, nay lại thuyết chúng ta đi dánh Lưu Bị, ý muốn gây họa cho ta đó . Hơn nữa Tào Nhơn đóng binh đã lâu tại Tương Dương, đi bộ qua ló Kinh Châu rất dễ , sao hắn không đi lấy, lại thuyết Chúa công động binh ? Bấy nhiêu đó đủ thấy lòng hắn rồi . Chúa công hãy sai sứ qua Hứa Ðô gặp Tào Tháo, bảo y sai Tào Nhơn đánh Kinh Châu trước . Vân Trường chắc sẽ tới chiếm Phàn Thành. Vân Trường rời khỏi , Chúa công sai tướng đi lấy Kinh Châu nào khó gì .
Tôn Quân nghe lời, sai sứ đi ngỏ ý với Tào Tháo.
Tào cả mừng bèn sai Tào Nhơn hiệp cùng Ðông Ngô chiếm lấy Kinh Châu.
Ngày kia bỗng có tin báo :
- Tào Tháo cùng Ðông Ngô đánh Kinh Châu .
Huyền Ðức thất kinh cho mời Khổng Minh đến để bàn luận.
Khổng Minh nói :
- Tôi biết mưu ấy, song Ðông Ngô mưu sĩ nhiều, chắc sẽ xúi Tào Tháo sai Tào Nhơn tấn binh trước .
Huyền Ðức hỏi :
- Vậy phải tính sao ?
Khổng Minh đáp :
- Khiến Vân Trường đi lấy Phàn Thành trước để làm cho binh Tào vỡ mật tất nó phải tan .
Huyền Ðức bèn sai Phi Thí đến nói với Vân Trường :
- Chúa công khiến tướng quân dẫn binh đánh Phàn Thành .
Vân Trường bèn sai Mê Phương dẫn quân đóng trước thành Kinh Châu. Trong lúc bàn chuyện với Phi Thí, bỗng lửa phát cháy. Thì ra Mê Phương và Phó Sĩ Nhơn mải uống rượu nên để lửa cháy hỏa pháo. Binh khí lương thảo đều bị thiêu rụi.
Vân Trường cả giận đòi Mê Phương và Phó Sĩ Nhơn đen quở trách truyền đem 2 người ra chém.
Phi Thí can ngăn hết lời, Vân Trường mới thôi. Sau đó, truyền hai người đem quân trấn nơi Nam Quận và Công An. Còn mình lãnh trung quân, Mả Lương và Y Tịch làm tham mưu, Liêu Hóa đi tiên phong, Quan Bình làm phó tướng,
tất cả kéo binh ra đi.
Khi đến Tương Dương, Tào Nhơn nghe báo có Vân Trường thì thất kinh, ý muốn cố thủ không ra đánh.
Phó tướng là Diệu Ngươn nói :
- Ðại Vương giao ước với Ðông Ngô chiếm Kinh Châu. Nay chưa đánh mà Vân Trường đã đến. Ấy là ý muốn nạp mình cho tướng công. Tại sao Ngài lại cố thủ ?
Mãng Lũng nói :
- Vân Trường đâu phải tay thường. Hãy coi chừng !
Hạ Hầu Ðôn nói :
- Nay binh giặt mới đến, còn mệt mỏi, không đánh thì đợi chừng nào ?
Tào Nhơn nghe theo, sai Mãng Lũng thủ thành còn mình đích thân đi đánh Vân Trường.
Hai bên bố trận xong. Liêu Hòa ra khiêu chiến, Diệu Ngươi ra cự địch . Một lát, Liêu Hóa giả vờ bỏ chạy, Diệu Ngươn lại rượt theo. Binh Kinh Châu lui lại mười dặm. Bỗng phía sau có tiếng quân hét vang, Tào Nhơn thấy thế vội truyền lui binh cho mau. Phía sau Lưu Hóa và Quan Bình đánh tới. Binh Tào đại bại. Tào Nhơn biết mình đã trúng kế
vội rút về Tương Dương. Ðến giữa đường thì gặp Vân Trường đang gò ngựa hoành đao chặn lại.
Tào Nhơn vỡ mật, không dám giao phong, cứ nhắm Tương Dương mà chạy riệt. Lát sau, Diệu Ngươn và Hạ Hầu
Ðôn kéo binh về đồn, gặp Vân Trường chém cho mỗi người một đao chết tốt . Binh Tào hổn loạn, té nhào xuống sông chết như rạ.
Tào Nhơn lui về cố thủ Phàn Thành . Còn Vân Trường chiếm được Tương Dương mở tiệc khao quân. Giữa tiệc, Tùy Quân là Vương Phủ thưa rằng :
- Nay tuy chiếm được Tương Dương, song Lữ Mông thường hay để ý Kinh Châu, nếu kéo binh đi e bất tiện .
Vân Trường đáp :
- Ta cũng đang lo việc ấy . Nói xong sai Vương Phủ xây cất phòng hỏa đài dọc mé sông canh giử. Hễ thấy binh Ngô kéo tới thì đốt lửa làm hiệu, ta sẽ trở về đánh bọn chúng.
Vương Phủ nói :
- Mê Phương và Phó sĩ Nhơn giữ nơi ấy, tôi e không chắc lắm. Vậy xin sai Triệu Lụy đến tiếp ứng mới an tâm .
Vân Trường đáp :
- Triệu Lụy đang mắc lo lương thảo cũng là việc trọng. Vậy ngươi chớ lo ngại, hãy ráng làm phận sự ấy là tốt rồi.
Nói xong sai Quan Bình sửa soạn chiến thuyền qua sông đi đánh Phàn Thành.
Tào Nhơn lui về giữ Phàn Thành bèn viết thư báo cho Tào Tháo ở Hứa Ðô xin thêm viện binh.
Tào xem thư cả kinh, nói với Vu Cấm :
- Tương Dương mất, Phàn Thành đang lâm nguy. Ngươi phải đem binh đi tiếp cứu gấp .
Nói xong sai Bàng Ðức đi tiên chuông trong đạo quân của Vu Cấm, trực chỉ Phàn Thành.
Tam Quốc Chí
Hồi 74
Bàng Ðức khiêng hòm tử chiến
Vân Trường xổ nước thắng quân Tào
Tào Tháo thấy Bàng Ðức xin đi thì cả mừng, bèn phong cho Vu Cấm làm Chinh Nam trung quân, Bàng Ðức làm Chinh Tây Ðô tiên phuông, kéo quân ra Phàn Thành.
Lúc ấy, Ðổng Hoành và Ðổng Siêu nói với Vu Cấm :
- Tướng quân đi giải vây cho Phan Thành, sao lại đem người ấy theo ?
Vu Cấm hỏi :
- Người nào ?
Ðổng Hoành đáp :
- Bàng Ðức là thủ hạ của Mã Siêu, hiện Mã Siêu làm quan Tây Thục, anh ruột Bàng Ðức là Bàng Chu cũng làm quan bên ấy, lẽ nào y quên anh, quên chúa cũ ?
Vu Cấm nghe tin, vội vã vào thưa với Tào Tháo.
Tào liền đòi Bàng Ðức đến lấy ấn lại, trao người khác.
Bàng Ðức hỏi :
- Tôi chưa ra sức, tại sao đại vương lại đổi ý vậy ?
Tào Tháo đáp :
- Không phải tôi nghi tướng quân, nhưng anh tướng quân hiện ở bên Thục, lại Mã Siêu hiện đang phò Lưu Bị, nên
nếu tướng quân đi thì không khỏi mang tiếng với ba quân .
Bàng Ðức nghe nói, cởi hết áo mũ, khóc đến chảy máu mắt, nói :
- Tôi mong ơn Ðại Vương mà chưa trả nghĩa. Anh tôi trước kia vì chị dâu ngang ngược , tôi đã chém chị tôi . Tình anh em đã dứt . Còn Mã Siêu từ khi thất thủ , mỗi kẻ một phương , tìm thờ một chúa , thế là nghĩa cũ đã tuyệt không còn liên tưởng gì nữa.
Tào Tháo thấy Bàng Ðức có lòng trung nghĩa nên cứ để cho đi.
Qua bữa sau, Bàng Ðức đóng chiếc hòm để giữa nhà . Các quan lấy làm lạ hỏi thì Bàng Ðức thưa :
- Tôi qua Phàn Thành thề quyết ăn thua với Vân Trường. Nếu không giết được y, tôi ắt chết, nên sắm hòm sẵn đó . Bàng Ðức lại kêu vợ con lại mà trăn trối áo não. Ai nấy khóc ròng.
Quân sĩ thay vậy vào thưa với Tào Tháo.
Tào Tháo mừng rú :
- Bàng Ðức trung dũng như vậy, ta còn sợ gì .
Giả Hủ thưa :
- Nay Bàng Ðức quyết tử với Vân Trường tôi lấy làm lo. Quan Công là tên mưu trí có dư, nếu liều e Bàng Ðức thiệt mạng .
Tào Tháo nghe phải bèn viết lệnh đem cho Bàng Ðức, nói rằng :
- Chớ nên khinh binh. Liệu đánh được thì đánh, bằng không thì lui binh .
Bàng Ðức nhận lệnh nói với Vu Cấm :
- Sá gì Vân Trường. Ta sẽ làm cho y danh bại một phen .
Vu Cấm đáp :
- Ðại vương là bậc mưu trí. Lời ngài đáng lấy làm kinh nghiệm .
Bàng Ðức không nói nữa, cứ thúc quân thẳng đến Phàn Thành.
Vân Trường bỗng được tin báo có Vu Cấm và Bàng Ðức cầm bảy đạo binh tinh nhuệ, lại khiêng theo cái hòm, miệng nói lời vô lễ, quyết tử chiến với mình thì cả giận, tóc râu dựng lên nói :
- Oai danh ta vang lừng trong thiên hạ, Bàng Ðức là thằng con nít sao lại hổn xược thế .
Nói xong, khiến Quan Bình đến phá Phàn Thành, còn mình đánh với Bàng Ðức.
Quan Bình thưa :
- Xin cha để con chống với hắn. Cha như núi thái sơn chống với viên sỏi làm chi .
Quan Công nói :
- Vậy con hãy đi trước coi !
Thấy Bàng Ðức đem theo lá cờ thêu chữ "Nam An Bàng Ðức" , theo sau là cái hòm, Quan Bình nạt lớn :
- Bàng Ðức là tên khản chúa !
Bàng Ðức quay hỏi quân sĩ :
- Thằng nào đó ?
Quân sĩ thưa :
- Ðó là Quan Bình, con nuôi Quan Công .
Bàng Ðức cả giận, nạt lớn :
- Cút đi ! Ta đến để lấy đầu Vân Trường. Ngươi ra làm gi ?
Quan Bình cả giận thúc ngựa tới đâm liều. Bàng Ðức đánh với Quan Bình hơn 30 hiệp mà không phân thắng bại.
Hai bên về nghỉ. Có kẻ vào báo, Quan Công nổi giận bèn sai Liêu Hoá ra đánh Phàn Thành, còn mình đánh với Bàng Ðức.
Bàng Ðức xông ra, hét lớn :
- Ta đến để lấy đầu ngươi. Sợ ngươi không tin, ta mang theo cái hòm đó. Nếu sợ chết, hãy xuống ngựa mà đầu hàng ! Quan Công nổi giận :
- Mi là tên tiễu tốt. Ta chỉ tiếc cây thanh long đao của ta phải chém đầu ngươi . Thật không xứng đáng với oai danh của nó .
Nói dứt lời , bèn vung đao vụt ngựa . Hai bên đánh nhau dư trăm hiệp mà chưa phân tháng bại. Ai nay đều sửng sốt . Bên trại Ngụy, Vu Cấm sợ Bàng Ðức có sơ thất bèn gióng kèn thâu binh.
Bàng Ðức về nói với chư tướng :
- Quan Công nổi tiếng anh hùng, nay ta mới tin đó .
Quan Công trở về trại rồi, Quan Bình nói :
- Xưa có câu : " Bò con không biệt sợ cọp ". Dầu cha có chém được y đi nữa thì y cũng chỉ là đứa vô danh .
Quan Công đáp :
- Nếu không giết được y cha không hả giận. Con đừng nhiều lời !
Qua hôm sau, Quan Công kéo binh tới, Bàng Ðức cũng xua binh chống cự. Hai bên đánh đến 50 hiệp. Bàng Ðức giả vờ thua, quất ngựa chạy. Vân Trường giục ngựa rượt theo.
Quan Bình thấy cha bay ngựa đuổi Bàng Ðức, vội nói : "Bàng Ðức bấn lén cha đấy "
Vừa dứt lời thì mũi tên găm vào cánh tay Vân Trường.
Quan Bình thâu binh phò Quan Công về trại. Ðến nơi, Bình nhổ mũi tên ra, Quun Công cười, nói :
- Con chớ lo ! Cha sẽ dùng kế bắt nó .
Vu Cấm và Bàng Ðức thấy Quan Công bị tên thì cả mừng, nên đến khiêu chiến nữa. nhưng không ai ra, nghĩ rằng Quan Công đã bị thương nặng, bèn kéo quân đến đóng ở phía Bắc Phàn Thành .
Thấy Vu Cấm rời trại, Quan Công chưa rõ mưu gì, nhìn Phàn Thành thấy cờ xí lộn xộn, và phía Bắc vàm sông có quân mã trú đóng.
Một lúc lâu, Vân Trường hỏi tả hũu :
- Ðây là đâu ?
Có tiếng thưa lớn :
- Dạ, cửa Khoái Khẩu .
Quan Công cười :
- Vu Cấm phen này sẽ bị ta bắt sống .
Khi ấy nhằm tháng tám, trời mưa. Vân Trường sai sắm sửa thuyền bè.
Thấy vậy , Quan Bình hỏi :
- Ðánh giặc trên lộ mà sắm thuyền làm gì ?
Vân Trường đáp :
- Khoái Khẩu là nơi hiểm yếu, cha đă ngăn các ngả sông. Nhờ trời mưa lớn, ta xổ nước xuốg thì dẫu quân mạnh
mấy đi nữa cũng chỉ làm mồi cho cá .
Ðạo binh Ngụy đóng tại mé sông Khoái Khẩu, quan đốc tướng là Thanh Hà thấy trời mưa bèn nóì với Vu Cấm : Ðại binh đóng gần mé sông, đất thấp, mưa liên miên, tôi e nguy hiểm .
Vu Cam cười, đáp :
- Ðó là dụng ý của ta. Nay Vân Trường đã bị thương thì lo chi. Ta đang chờ y xuất trận .
Ðêm ấy trời mưa, sông Trường Giang nước dạt dào, Bàng Ðức đang ngồi, nghe tiếng ngựa chạy rần rần, chiêng trống
vang rền thì thất kinh, bèn lên ngựa quan sát , thấy bốn phía nước tràn lan, cuồn cuộn chảy, doanh trại bị ngập.
Vu Cấm và Bàng Ðức kéo quân tìm chổ cao mà tránh nước.
Trời hừng sáng, Vân Trường xuất binh kéo cờ giống trống. chèo thuyền lướt tới. Vu Cấm cả sợ, ngó tứ phía nước tràn ngập, không lối thoát, quân sĩ chỉ còn 5, 6 người. Liệu kế trốn không nổi bèn xin đầu hàng.
Quan Công sai cởi hết y giáp, bắt bỏ xuống thuyền, rồi tiếp tục đi bắt Bàng Ðức.
Lúc ấy Bàng Ðức đứng trên gò cao, thấy thuyền của Vân trường, biết là không còn cách nào thoát thân bèn hô lớn :
- Ngày nay là ngày chết của ta, song ta nhất định không đầu hàng .
Ðánh một hoi lâu, quân sĩ chết hết, Bàng Ðức thấy bên Kinh Châu có vài chiếc thuyền, bèn đoạt thuyền trốn về Phàn Thành.
Châu Thương thấy thế, bơi thuyền lặn tới ghìm thuyền Bàng Bức xuống nước.
Bàng Ðức bị trôi giữa giòng, Châu Thương lướt theo, bắt được Bàng Ðức bỏ vào thuyền Vân Trường đưa về trại.
Về đến trại, Vân Trường sai dẫn Vu Cấm đến.
Vu Cấm quì lạy xin tha tánh mạng.
Vân Trường nói :
- Ta giết mi cũng như giết con chuột, nào can chi .
Nói xong , sai quân giải về Kinh Châu giam giữ.
Vân Trường lại sai dẫn Bàng Ðức đến.
Ðức cau mày nhìn Vân Trường, không chịu quì.
Vân Trường hỏi :
- Anh ngươi, chúa ngươi đầu ở đất Thục, sao ngươi không chịu đầu cho sớm ?
Bàng Ðức đáp :
- Ta thà chịu chết, há phải đầu mi .
Quan Công cả giận truyền Châu Thương đem ra chém.
Khi Châu Thương dẫn ra, Quan Bình chạy theo hỏi Bàng bức :
- Cái hòm mi mang theo để đâu ?
Bàng Ðức trợn mắt không nói, Châu Thương bèn chém cho một đao rụng đầu.
Nhân lúc nước xuôi dòng, Quan Công bèn xuống thuyền tiến đánh Phàn Thành.
Phàn Thành nước ngập, binh sĩ mất hết tinh thần, muốn bỏ trốn.
Tào Nhơn thấy thế vội lên thành mà nói :
- Ai bỏ thành mà trốn ta lấy đầu tức khắc .
Nói đoạn, sai quân đi lấy đất chận các chỗ nước ngập.
Quan Công từ ngày chém Bàng Ðức, bắt Vu Cấm thì oai danh lừng lẫy ai nghe cũng sợ.
Ngày kia, Vân Trường sai con là Quan Lang gửi sổ bộ, công trạng của tướng sĩ về Tây Thục để xin thăng thưởng. Sau
đó , tiến quân đánh Phàn Thành.
Tào Nhơn đốc thúc quân sĩ bắan tên xuống như mưa.
Quan Công đang thúc binh bỗng bị một mũi tên nơi cánh tay, liền ngã ngựa.
Tam Quốc Chí
Hồi 75
Vân Trường nạo xương trị độc
Lữ Mông áo trắng qua sông
Tào Nhơn thấy Vân Trường bị tên thì cả mừng, bèn mở cửa thành dẫn quân ra.
Quan Bình liền thúc quân cản lại, cứu Vân Trường rước về trại. Vì tên tẩm thuốc độc, nên cánh tay Quan Công bị tê liệt.
Quan Bình thay cha bị thương nặng, bèn bàn với. chư tướng đưa Quan công về Kinh Châu dưỡng bệnh.
Quan Công thấy thế mắng rằng :
- Phàn Thành nay đã nguy ngập. Thành ấy ta đã lấy được trước mặt rồi, há vì vết thương nhỏ này mà lui binh sao ?
Chư tướng thấy vậy, bèn đi tìm lương y điều trị.
Ngày kia, bỗng có người ngồi trên thuyền nhỏ ở Giang Ðông đi qua.
Quan Bình hỏi, người ấy xưng là Hoa Ðà, nghe tin Vân Trường bị thương nặng nên tìm đến chữa.
Quan Bình cả mừng, nói :
- Tôi nghe danh tiên sinh đã lâu, nay lại đích thân đến, ơn ấy ngàn ngày không quên .
Nói đoạn, mời Hoa Ðà đến gặp Vân Trường.
Hoa Ðà xem vết thương nói :
- Tên có tẩm thuốc độc đã tới xương rồi. Phải trị ngay, nếu chậm sẽ nguy khốn .
Quan Công hỏi :
- Phải dùng thuốc chi ?
Hoa đà nói :
- Phải trồng một cây trụ nơi vắng vẻ. Tướng công phải chịu cho tôi cột vào cây trụ đó, lấy vải bịt mắt để khỏi thấy việc tôi làm .
Vân Trường hỏi :
- Chữa cách gì mà lạ vậy ?
Hoa Ðà nói :
- Tôi phải lóc thịt ra, cạo xương cho hết chất độc. Nếu không cột vào trụ, hoặc để nhìn thấy, ngài sẽ không chịu nổi . Vân Trường cười :
- Có gì mà không chịu nổi !
Nói rồi liền khiến Hoa Ðà cứ việc làm. Còn mình vẫn ngồi đánh cờ với Mã Lương.
Hoa Ðà lấy dao mổ vết thương.
Vân Trường vẫn cười nói như không. Máu chảy ràn rụa.
Hoa Ðà thán phục trước khí phách can trường của Quan Công.
Quan Công đứng đậy nói :
- Cánh tay đã hết đau, co dãn được. Ngài thật là bậc thần y đó .
Vân Trường bèn sai dọn tiệc đãi Hoa Ðà, rồi lại lấy vàng ra tạ ơn .
Hoa Ðà nói :
- Tôi nghe ngài là bậc trung nghĩa nên đến trị giúp, đâu phải để lấy bạc vàng .
Nói rồi từ giã ra về .
Từ ngày Vân Trường chém Bàng Ðức, giam Vu Cấm, ai nay đều kinh.
Tào Nhơn sai người về Hứa Ðô cầu viện.
Tào Tháo hay tin, nhóm tướng sĩ lại bàn luận.
Tư Mã ý nói :
- Vân Trường thắng trận là tại Ðông Ngô chưa thật lòng với ta. Nay, muốn thắng, nên sai sứ đến thúc Tôn Quyền đem binh lấy Kinh Châu, kéo binh đánh ngả sau để trừ Vân Trường, rồi sẽ chia đất cho Giang Ðông, thì tự nhiên giải vây
được Phàn Thành .
Tào Tháo nói :
- Một mặt sai sứ sang Ðông Ngô, mặt khác cử binh đến Phàn Thành mà tiếp cứu thì mới được .
Nói dừa dứt thì Từ Quáng xin đi.
Tào cả mừng, bèn khiến Từ Quáng làm tướng , Lữ Kiện làm phó tướng kéo quân đến Phàn Thành tức tốc.
Còn Tôn Quyền từ ngày lỗi hẹn với Tào, chưa dám động binh , nay nghe tin Vân Trường tiến đánh Phàn Thành, xa Kinh Châu lại được thư của Tào Tháo, liền triệu các tướng mà nghị bàn mưu kế .
Trương Chiêu thưa :
- Tào Tháo thúc ta lấy Kinh Châu vì Phàn Thành đang lâm nguy rồi ; được tin Vân Trường bắt Vu Cấm giết Bàng Ðức , vì thế Tào mới cầu cứu ta . Nếu ta đem binh hiệp với y thì chắc được ; nhưng sợ y sẽ trở mặt .
Lữ Mông thưa :
- Dầu Tào không cầu cứu ta, nhưng thừa dịp Vân Trường vây Phàn Thành, bỏ Kinh Châu, cũng nên thừa cơ mà chiếm lấy .
Tôn Quyền khen là phải bèn khiến Lữ Mông làm đô đốc quản thủ 5 vạn binh, 200 đội phiên thuyền qua sông Trường Giang.
Vừa đến Lục Khẩu, Mông nghe báo :
- Vân Trường đã đấp Phong Hỏa bài dọc bò sông. Hễ ta đến, quân canh sẽ nổi lửa. Vân Trường sẽ từ Phàn Thành về chống cự .
Ðêm ắy, Lữ Mông nằm nghĩ không ra kế, lại có Lục Tốn đến hỏi :
- Sao đô đốc chưa xuất chinh ?
Lữ Mông giả đau không trả lời. Lục Tốn bèn về báo với Tôn Quyền.
Tôn Quyền cả kinh, đích thân đến Lục Khẩu hỏi thăm bệnh tình.
Lữ Mông thưa :
- Tôi đau chỉ là một mưu kế . Vân Trường đã cất phong hỏa đài để làm hiệu, hễ ta kéo quân đen thì nổi lửa, để quân
Phàn Thành trở về cứu Kinh Châu. Bởi đó, tôi lập kế làm cho Vân Trường không đề phòng. Xin chúa công chọn một kẻ tầm thường thế tôi . Tôi sẽ viết thư cầu thân với Vân Trường, để y khinh khi không đề phòng Kinh Châu nữa ; lúc đó ta sẽ thừa cơ tấn binh mới được .
Tôn Quyền mừng rỡ, cử Lục Tốn thế Lữ Mông rồi cho rao truyền là Lữ Mông lâm bệnh không xuất quân được.
Lục Tốn lại viết thư gửi cho Vân Trường.
Vân Trường chê Tôn Quyền bất tài nên mới sai tên Lục Tốn cầm binh.
Nghĩ thế, Vân Trường rút hết binh Kinh Châu, tăng cường cho việc tấn công Phàn Thành.
Ðược tin báo, Tôn Quyền cả mừng, vội vàng cho mời Lữ Mông đến bàn luận.
Lữ Mông thưa :
- Nay Vân Trường đã kéo hết binh Kinh Châu qua Phàn Thành, ấy là y trúng kế của ta rồi. Vậy ngày mai, phải truyền quân sĩ giấu hết binh khí, giả mặc thường dân buôn bán qua sông. Mặt khác sai một đạo binh cũng giả thường dân, đến mé sông bắt hết quân canh nơi phong hỏa đài.
Mặt nữa, biên thư cho Tào Tháo phải hiệp binh đánh bọc hậu.
Ðêm ấy, Lữ Mông hành binh theo mưu kế đã vạch. Quân canh phong hỏa đài đều bị bắt hết.
Lữ Mông lại chiêu dụ chúng quân bảo đi trước về Kinh Châu nói quân mở cửa thành. Chúng quân được trọng dãi nên vui vẻ ra di. Nửa đêm thì đến chân thành , bèn kêu quân mở cửa. Quân canh thấy đúng là quân mình, bèn mở cửa thành ra, tức thì Lữ Mông dẫn đại binh tràn vào như nước lũ.
Quân trong thành bõ chạy. Lữ Mông truyền quân lính không được chém giết, cướp bóc. Lại đem hết gia tiểu của Quan Công để riêng một nhà. Ðồng thời báo cho Tôn Quyền.
Tôn Quyền hay tin cả mừng, bèn dẫn chư tướng đến, phong cho Hàn Duệ chức Tri trung, chấp chính viện Kinh Châu, mở ngục thả Vu Cấm trả cho Tào Tháo, rồi chiêu an trong thành.
Tôn Quyền hỏi Lữ Mông :
- Còn Công An và Nam Quận thì sao đây ?
Bỗng Ngu Phiên.bước ra thưa :
- Không cần binh lực, tôi ra uốn ba tấc lưỡi mà dụ Phó Sĩ Nhơn về đầu .
Tôn Quyền hỏi :
- Kế chi hay vậy ?
Ngu Phiên đáp :
- Thuở nhỏ tôi với Phó Sĩ Nhơn rặt thân, nay tôi thuyết y, chắc y nghe lời .
Tôn Quyền bèn sai Ngu Phiên dẫn 500 quân tuốt qua Công An.
Phó Sĩ Nhơn khi nghe Kinh Châu mất thì thất đảm, bỗng thấy Ngu Phiên xin ra mắt bèn cho vào.
Ngu Phiên bèn đem chuyện hơn thiệt kể cho Sĩ Nhơn nghe.
Nhơn thầm nghĩ :
- Vân Trường giận trách ta khi nọ, ắt là khó ở với ta , chi bằng đầu Ngô thì hơn .
Nghĩ rồi bèn chịu hàng.
Ngu Phiên đẫn Sĩ Nhơn đến Tôn Quyền.
Tôn phong cho Nhơn chức cũ, khiến về bảo thủ Cung An.
Lữ Mông thưa nhỏ với Tôn Quyền :
- Chưa bắt được Vân Trường mà để Sĩ Nhơn trấn nơi Công An e có biến, chi bằng sai y qua Nam Quận chiêu dụ Mê
Phương về đầu thì đúng hơn .
Tôn Quyền nghe lời Lữ Mông.
Tam Quốc Chí
Hồi 76
Từ Quáng đại chiến Miên Thủy
Vân Trường bại tẩu Mạch Thành
Mê Phương nghe Kinh Châu đã mất, còn đang suy tính thì được tin Phó Sĩ Nhơn đến.
Sĩ Nhơn đem chuyện đầu Ngô để chiêu dụ Mê Phương.
Mê Phương nói :
- Chúng ta mang ơn Hớn Trung Vương rất hậu, nỡ nào lại bội phản !
Phó Sĩ Nhơn lại dụ :
- Vân Trường lúc ra đi có quở hai ta, nếu y thắng phen này ắt ta không khỏi tội, chi bằng đầu phứt là hơn .
Ðang bàn luận, bỗng có sứ của Vân Trường từ Phàn Thành đến cho biết, Vân Trường cần gấp một ngàn hộc lương . Ðến truyền hai nơi Công An và Nam Quận phải áp tải đến cho kịp nội đêm nay.
Còn đang phân vân, bỗng có tin báo ngoài thành Lữ Mông đem binh đến vây kín .
Mê Phương thở dài, nói với Sĩ Nhơn :
- Thôi ! Ta đầu hàng quách cho xong .
Phó Sĩ Nhơn bèn mở cửa thành dẫn Mê Phương ra mắt Tôn Quyền.
Quyền mừng rỡ, kéo quân vào thành chiêu an dân chúng.
Lúc ấy, Tào Tháo đang ở Hứa Ðô, bỗng có sứ Ðông Ngô đến báo Kinh Châu đã lấy xong. Xin quân đánh Phàn Thành để tiêu diệt Vân Trường.
Tào Tháo mừng lắm, bèn sai Từ Quáng phải đánh gấp, còn phía khác kéo đại binh qua Nam Thành Lạc Dương, đồn trú tại Dương Lục Ba, để tiếp cứu Tào Nhơn.
Từ Quáng tuân lệnh.
Quan Bình thấy Từ Quáng đến bèn dẫn binh ra cự. Ðánh chưa đầy ba hiệp, Bình giả thua bỏ chạy, Từ Quáng rượt theo, cách ít dặm, bỗng phía sau lửa bốc cháy, Bình biết trại mình bị phá, thu quân về tiếp cứu, nhưng gặp quân Lữ Kiền chân đánh, khiến Quan Bình phải bỏ chạy về trại trung. Còn Liêu Hóa hay tin Lữ Mông đã chiếm được Kinh Châu thì cả kinh, bèn chạy về báo Vân Trường.
Vân Trường cả giận nói :
- Ấy là quỷ kế của chúng. Lữ Mông hiện đang đau nặng, còn Lục Tốn là thằng con nít, có chi mà ngại .
Vừa dứt lời, bỗng có tin báo Từ Quáng đã kéo binh đến.
Vân Trường bèn đích thân ra trận, mặc dầu còn đang đau. Quan Bình cản ngăn không được.
Từ Quáng thấy Vân Trường bèn la lớn :
- Từ Ngày xa cách, không ngờ Quan Hầu đã tóc bạc hoa râm. Tôi vẫn nhớ, lúc còn ở với nhau, Quan Hầu đã dạy dỗ rất nhiều , ơn hay sao quên cho được .
Vận Trường đáp :
- Ta với Công Minh là bạn chí thân. Sao hôm nay lại đến đây tranh hùng ?
Từ Quáng không trả lời, hét lớn :
- Ai dám ra bắt sống Vân Trường ?
Vân Trường ngạc nhiên hỏi :
- Sao Công Minh lại nói như vậy ?
Từ Quáng đáp :
- Hôm nay là việc quốc gia . Nói rồi, liền bươi búa đến đánh .
Quan Bình sợ Quan Công còn yếu sức nên truyền gióng trống thâu quân.
Về đến trại, nghe tin Lữ Mông đã chiếm được Kinh Châu, còn Công An, Nam Quận thì Mê Phương và Sĩ Nhơn đã dâng thành đầu hàng rồi .
Vân Trường thất kinh, hét một tiếng thật to nhào xuống bất tỉnh.
Một lát Sau tỉnh dậy, Vân Trường than :
- Phải ta nghe lời Vương Phủ thì đâu đến nỗi này .
Rồi lại hỏi :
- Tại sao các đồn mé sông không nổi lửa ra hiệu ?
Quân sĩ thưa :
- Lữ Mông giả thuyền buôn, bắt hết quân sĩ nên không còn ai nổi lửa .
Lúc ấy, Quan Ðốc Lương là Triệu Lụy thưa :
- Xin ngài sai người về Tây Thục, tin cho Hớn Trung Vương xin viện binh quyết lấy lại Kinh Châu.
Quan Công trả lời :
- Anh ta đã giao Kinh Châu cho ta. Nay cơ sự thế này, còn mặt mũi nào nữa . Nói đoạn một mặt sai Mã Lương, Y Tịch trở về Thành Ðô cầu cứu ; mặt khác truyền quân nhổ trại trở về Kinh Châu.
Từ Quáng nghe tin mai phục suốt đêm.
Vân Trường không dám đánh cứ thẳng đường về Kinh Châu.
Khi đó Phàn Thành đã giải vây rồi, Tào Tháo phong cho Từ Quáng làm Bình Nam tướng quân, ở lại giữ Tương Dương với Hạ Hầu Thượng để ngừa binh của Vân Trường, còn Tào thì đóng tại Mã Ba để nghe tin tức Kinh Châu.
Quan Công khi ấy trên đường về Kinh Châu, tiến thoái lưỡng nan, vì phía trước là quân Ngô, sau là quân Ngụy, bèn hỏi Triệu Lụy :
- Binh cứu viện chưa đến, vây phải làm sao ?
Triệu Lụy thưa :
- Phải liều đánh !
Quan Công bèn khiến tấn binh , nhưng lúc này quân sĩ mất hết tinh thần, vì Kinh Châu thất thủ, lại nghe tin Lữ Mông trọng đải bá tánh trong thành. Vì thế phần đông trốn về đầu hàng hết.
Khi về đến Kinh Châu thì quân sĩ chỉ còn hơn 300 người, Quan Công cả giận hét lớn.
Triệu Lụy thưa :
- Lữ Mông đã lập kế mua lòng quân sĩ , thật khó mà đánh, chi bằng tìm nơi đồn binh để ổn định lòng quân trước khi ra trận .
Quan Công nói :
- Kinh Châu mất, còn Công An và Nam Quận thì quân sĩ đầu giặc. Vậy đóng quân nơi nào ?
Triệu Lụy thưa :
- Ðóng nơi Mạch Thành !
Quan Công y lời.
Trong lúc Quan Công bàn luận cùng chư tướng, Triệu Lụy thưa :
- Chỗ này gần Thượng Dung có Lưu Phong, Mạnh Ðạt phòng thủ . Theo tôi, nên cầu viện hai nơi đó trong lúc chờ binh Tây Xuyên đến tiếp cứu .
Trong lúc bàn luận, bỗng có tin cấp báo binh Ngô kéo đến vây thành rồi .
Quan Công hỏi :
- Ai dám phá vòng vây đi đến Thượng Dung cầu cứu ?
Liêu Hóa tình nguyện ra đi.
Vừa ra khỏi thành, Liêu Hóa bị Ðinh Phụng chân lại, Quan Bình xông vào đánh, Ðinh Phụng bỏ chạy.
Liêu Hóa xông ra khỏi vòng vây, thẳng tới Thượng Dung.
Nghe tin Quan Công bại binh, Lưu Phong và Mạnh Ðạt đang bàn luận thì Liêu Hóa đến.
Liêu Hóa thưa :
- Quan Công bị bại , hiện đang bị vây tại Mạch Thành, mà binh Tây Xuyên thì đến chưa kịp, nên khiến tôi đến xin cầu cứu .
Lưu Phong nói :
- Xin tướng công hãy tạm nghỉ, để tôi nghĩ kế đã .
Lưu Phong hỏi Mạnh Ðạt.:
- Nay chú tôi bị vây, ngài tính sao ?
Mạnh Ðạt nói :
- Binh Ngô đang thế mạnh, chín quận Kinh Châu nay đã về tay họ rồi. Duy có Mạch Thành là cho hiểm yếu lại thêm
Tào Tháo đóng nơi Mã Ba. Giả như số binh của ta ở San Thành mà có đến cũng không cự nổi. Vậy chớ nên kinh động !
Lưu Phong nói :
- Tôi biết vậy, song Quan Công là chú tôi, lẽ nào ngồi yên mà không đi cứu .
Mạnh Ðạt cười :
- Tướng quân đừng tưởng Quan Công là chú. Tôi nghĩ chưa chắc Quan Công đã coi ngài là cháu. Ngài chỉ là con nuôi mà thôi. Lúc Hớn Trung vương lập thái tử có hỏi ý Khổng Minh nên lập ai, Khổng Minh cho biết nên hỏi Vân Trường và Trương Phi. Cả Vân Trường, Trương Phi đều cho là không nên lập con nuôi. Sau đó, lại có ý đưa ngài ra gửi nơi San Thành này. Bộ ngài không biết hay sao mà còn nghĩ tình chú cháu ?
Lưu Phong nói :
- Rất phải , nhưng nên liệu cách nào từ chối ?
Mạnh Ðạt thưa :
- Cứ nói là thành này mới chiếm, lòng dân chưa an, nếu kéo binh đi, e thất thủ .
Lưu Phong nghe lời, rồi kêu Liêu Hóa lại mà trình tự sự .
Liêu Hóa thất kinh la lớn :
- Nếu thế thà giết Quan Công còn hơn ! Nói rồi khóc lóc van xin.
Lưu Phong và Mạnh Ðạt khoác tay áo, đi vào trong.
Thấy việc không xong, Liêu Hóa lên ngựa mắng nhiếc hai người rồi tiến thẳng về Thành Ðô mà cầu cứu Hớn Trung vương.
Trong khi đó Quan Công ở Mạch Thành cứ trông binh Thượng Dung đến tiếp cứu mà không thấy, quân sĩ còn ít, lại bị thương nhiều, lương thực cạn sạch, nên rất bối rối. Bỗng có tin Gia Cát Cẩn tới xin ra mắt .
Sau hồi trà nước, Gia Cát Cẩn thưa :
- Tôi vâng lệnh Ngô hầu đen đây khuyến dụ ngài. Bấy lâu Ngô hầu nghe danh Ngài nên rất ngưỡng mộ. Nay chín quận Kinh Châu đã mất, chỉ còn thành này, Ngài giữ làm chi cho mệt trí. Nếu Ngài nghe tôi, về với Ngô hầu thì Ngô hầu sẽ giao đạt Kinh Châu cho Ngài để bảo tồn gia quyến.
Gia Cát Cẩn chưa dứt lời, Quan Công đã nghiêm sắc mặt nói :
- Vì chúa công, ta lấy tình thủ túc mà đền đáp. Lẽ nào ta bội nghĩa mà đầu giặc. Ngọc dầu có nát, chứ cái sắc không phai ; tre dầu có cháy cũng không hư cái tiết. Thân ta dù thác, danh tiết cũng không nhơ. Ông chớ nói nhiều lời .
Gia Cát Cẩn thưa :
- Ngô Hầu chỉ muốn kết nghĩa với ngài để đánh Tào Tháo, chớ nào có ý chi .
Nói vừa dứt, Quan Bình đứng bên muốn rút gươm chém đầu Cẩn.
Nhưng Vân Trường can ngăn :
- Em của va đang giúp bác con ở Tây Thục. Con đừng nóng giận làm hại đến tình cốt nhục của người .
Nói xong, đuổi Cẩn ra ngoài.
Gia Cát Cẩn hổ thẹn về thưa với Tôn Quyền :
- Lòng Quan Công như sắt đá, khó mà dụ được .
Tôn Quyền khen :
- Thực là bậc trung thần !
Lữ Mông thưa :
- Nếu y không chịu đầu mà cố thủ ở Mạch Thành thì ắt không bao lâu lương sẽ cạn, sớm muộn cũng phải bõ thành về Tây Thục. Tôi có một kế dầu y có tài giỏi cũng khó mà thoát được .
Tam Quốc Chí
Hồi 77
Núi Ngọc Tuyền , Quan Công hiển thánh
Lạc Dương thành , Tào Tháo cảm thần
Tôn Quyền nghe Lữ Mông nói thì cả mừng bèn hỏi kế gì ?
Lữ Mông thưa :
- Phía bắc Mạch Thành có con đường nhỏ hiểm trở, nếu Vân Trường bỏ thành thì tất phải đi ngả ấy. Ta nên sai Châu Nhiên đem quân mai phục ở phía Bắc, đợi Vân Trường đến thì rượt cho y qua ngả Lâm Thơ. Rồi sai Phan Chương đến mai phục tại Lâm Thơ là nơi hiểm trở thì Vân Trường sẽ bị bắt sống .
Quyền bèn sai đánh phá mấy cửa rất ngặt, chỉ chừa cửa phía Bắc thôi, rồi khiến Châu Nhiên và Phan Chương thi hành kế ấy.
Vân Trường ở Mạch Thành, quân ít, lương cạn, lại bị quân Ngô vây chặt mà binh cứu thì không đến.
Quan Công bèn nói với Vương Phủ :
- Bây giờ phải liệu sao ?
Vương Phủ khóc mà nói :
- Tình thế đã nguy, dẫu cho Khương Tử Nha có sống lại cũng hết kế .
Triệu Lụy nói :
- Binh cứu ở Thượng Dung không đến, vì Lưu Phong và Mạnh Ðạt không chịu phát binh. Vậy nên bỏ đây mà rút về Kinh Châu .
Quan Công thấy có lý bèn kéo binh vượt vòng vây trở về Tây Xuyên.
Vương Phủ khóc mà nói :
- Quan Hầu phải thận trọng vì phía Bắc chật hẹp, sẽ có binh phục, nên theo đường lớn thì hơn .
Quan Công cũng khóc, nói với Vương Phủ :
- Hai người hãy ở lại thủ thành, đợi tin ta . Nói rồi sai Quan Bình và Triệu Lụy theo mình.
Quan Công đi trước, đi được vài chục dặm thì một đạo binh của Châu Nhiên ra chặn đường.
Châu Nhiên thét lớn :
- Vân Trường hãy đầu đi cho sớm .
Quan Công cả giận, giục ngựa tới chém Châu Nhiên.
Châu Nhiên thua chạy dài.
Quan Công rượt theo. Bỗng bên phía binh phục đều nổi dậy.
Quan Công không dám đánh, nhắm đường Lâm Thơ mà chạy.
Chạy được mấy dặm thì gặp Phan Chương xông tới.
Quan Công hươi thương tới đánh. Chương thua bỏ chạy. Quan Công không dám rượt theo, cứ đường núi mà chạy.
Phía sau Quan Bình chạy tới thưa :
- Triệu Lụy đã bỏ mình !
Quan Công thương xót vô cùng. Ði đến Quyết Thạch, hai bên đều là núi, cây cối rậm rạp, Quan Công đương chạy, bỗng có tiếng la hét, hai bên binh phục ào ra, lấy câu móc giật mạnh, khiến ngựa vấp chân té xuống, Quan Công ngã theo. Quan Bình thấy cha mình bị bắt, nhào tới cứu, nhưng rốt cuộc cũng bị bắt theo.
Trời vừa sáng, Tôn Quyền nghe cha con Quan Công bị bắt, liền nhóm hết chư tướng lại bàn luận, khiến Mã Trung dẫn Quan Công đến.
Tôn Quyền nói :
- Ta mến tài đức Quan Hầu đã lâu, muốn kết thân, sao lại khi ta quá vậy ?
Quan Công nạt lớn :
- Ta với Lưu Hoàng Thúc đã kết nghĩa với nhau, quyết khôi phục nhà Hớn. Nay chí chưa toại mà lại bị gian kế này thì có chết cũng chẳng cần. Bây đừng nhiều lời .
Tôn Quyền hỏi các quan :
- Vân Trường là người hào kiệt trong đời Ta rất mến. Vậy có nên trọng đãi để dụ y đầu hàng .
Tử Hàm thưa :
- Thuở trước Tào Tháo vừa được y đã phong Hàm tử tước , tam nhựt tiểu yến , thất nhựt đại yến, mà còn giử y không được. Nay, nếu không trừ đi e sẽ sinh hậu họa .
Tôn Quyền làm thinh một lát, rồi sai dẫn cha con Quan Công ra pháp trường hành quyết.
Lúc ấy Quan Công được 58 tuổi . Ít lâu sau, con ngựa Xích Thố của Vân Trường cũng bỏ ăn mà chết theo. Còn Vương Phủ ở Mạch Thành, Ngày kia nói với Châu Thương rằng : đêm hôm tôi thấy Quan Công mình vay đầy máu
về đây, tôi muốn hỏi liền biến mất. Giật mình thức dậy mới hay là chiêm bao . Ðang chuyện trò thì được tin báo binh Ngô đem thủ cấp của cha con Quan Công đến bên thành mà chiêu an. Vương Phủ lên thành nhìn thấy nhào xuống mà chết. Châu Thương cũng tự vận theo.
Khi ấy linh hồn Quan Công chưa tan. Ðến một nơi tên Kinh Môn Châu, Hướng Dương huyện có hòn núi tên Ngọc Tuyền . Ở trên có nhà sư Phổ Tịnh.
Ðêm ấy bỗng có liếng la lớn :
- Trả đầu cho ta .
Phổ Tịch nhìn lên thấy có ngườl cỡi con Xích Thố , tay cầm thanh long đao, ta hữu hai tướng. Ba người ở trên không sa xuống núi Ngọc Tuyền.
Phổ Tịnh hỏi ở đâu ?
Hồn Vân Trường bèn thưa :
- Bạch sư cụ đây là đâu ? Xin cho biết pháp danh ?
Phổ Tịnh nói :
- Lão tăng tên Phổ Tịnh , khi trước tại ải Dịch Thủy đã gặp Quan Hầu nay quên rồi sao ?
Quan Công nói :
- Trước kia nhờ ngài cứu, tôi vẫn ghi ơn, nay tôi đã chết. Xin ngài chỉ dẫn đường mê muội cho tôi .
Phổ Tịnh nói :
- Xưa trái nay phải, nhất thiết không bàn, nhân trước quả sau. Nay tướng công bị Lữ Mông làm hại đòi trả đầu ra đây , thế thì trước kia Nhan Lương, Văn Xú và sáu tướng trong 5 ải và biết bao đầu quân lính, thì đòi vào đâu ?
Quan Công tỉnh ra, biến mất.
Phổ Tịnh biết Quan Công đã hiển thánh và chịu phép qui y.
Tôn Quyền giết được Quan Công, lấy được Kinh:Châu bèn khao thưởng ba quân và nói :
- Ý ta muốn đoạt Kinh Châu đã lâu, nhưng chưa làm được nay Tử Minh bàn kế giết được Vân Trường, lấy được Kinh Châu , công ấy rất lớn . Nói xong, rót rượu thưởng cho Lữ Mông.
Lữ Mông tiếp chén rượu, vừa định uống bỗng quăng chén xuống đất, Nhảy tới thộp ngực Tôn Quyền, mắng lớn :
- Thằng mặt xanh râu đỏ, vừa bọn chuột kia mi biết ta chăng ?
Ai nay đều thất kinh. Lữ Mông bèn xô Tôn Quyền xuống đất, nhảy lên chổ của Quyền mà hét lớn :
- Hớn Thọ Ðình Hầu Vân Trường là ta đây .
Tôn Quyền cả kinh, quì, lạy.
Lữ Mông liền té xuống đất, hộc máu mà chết.
Sau đó, Tôn Quyền truyền chôn cất Lữ Mông tử tế và cho con là Lữ Bá nối tước cha .
Từ ngày ấy, Tôn Quyền hồi hộp, ăn ngủ không yên, bèn kể đầu đuôi câu chuyện cho Trương Chiêu.
Chiêu thưa :
- Nay chúa công hại cha con Quan Công thì Giang Ðông ắt không khỏi họa. Huyền Ðức và Vân Trường kết nghĩa, thề sống chết. Nay Ðức đã lấy hết Tây Thục. Lại có nhiều tướng tài như Trương Triệu, Mã, Huỳnh phò tá. Nếu Huyền Ðức hay tin Vân Trường bị giết, ắt kéo binh báo thù. Tôi e đất Giang Ðông sẽ ra tro bụi .
Tôn Quyền cả sợ, nói :
- Vậy phải làm sao ?
Trương Chiêu thưa :
- Việc đã lỡ, nay phải làm như vầy ! Ngưng một lát, nói tiếp :
- Nay Tào Tháo ứng 50 vạn, Huyền Ðức muốn báo thù Ðông Ngô thì phải hòa với Tào. Vậy, nên đem đầu Vân Trường gởi cho Tào; khiến Huyền Ðức hiểu lầm đó là kế của Tào, làm cho y khởi binh đánh Ngụy thì mới thoát được họa cho Ðông Ngô .
Tôn Quyền nghe theo, sai đem thủ cấp Vân Trường dâng cho Tào Tháo.
Thấy đầu Quan Công, Tào cả mừng, nói :
- Vân Trường đã chết ta còn ngại gì nữa .
Tư Mã ý thưa :
- Ðó là kế của Ðông Ngô, chớ vội mừng.
Tào Tháo ngạc nhiên .
Tư Mã Ý tiếp :
- Quan Công và Huyền Ðức kết nghĩa anh em. Nay Quan Công chết, chắc chắn Huyền Ðức sẽ báo thù. Ðông Ngô sợ họa ấy, nên gieo họa cho ta .
Tào Tháo nói :
- Vậy phải làm sao ?
Tư Mã Ý thưa :
- Ðại Vương nên sai tiện một cái thân người bàng cây hương mộc, tẩn liệm tử tế, Huyền Ðức biết, ắt cho ngài là ân nhân còn Ðông Ngô mới là kẻ thù .
Tào Tháo cười, nói đùa :
- Vân Trường vẫn mạnh chớ ! Bỗng đầu Vân Trường trợn tròn mắt, tóc râu dựng lên.
Tào Tháo thất kinh té nhào.
Ðông Ngô lại thuật chuyện Lữ Mông . Tào nghe , Tào cả sợ, sai làm hình nhân, rồi theo nghi lễ chôn cất, lại bản thân quì lạy, đặt quan giữ mộ, cho sứ về Giang Ðông.
Huyền Ðức từ ngày lên ngôi thì dân an, nước thịnh.
Ngày kia, Pháp Chánh thưa :
- Nay lịnh phu nhân trước đã mất, Tôn phu nhân về Ngô, xin Chúa Thuợng hãy lập em Ngô Ý là Ngô Thị làm Vương Phi. Nàng vốn xinh lại nết na. Trước Ý đã gả cho con trai Lưu Yên là Lưu Mạo, nhưng chưa cưới thì Lưu Mạo chết . Vì thế nàng vốn ở góa .
Huyền Ðức suy nghĩ một lát rồi ưng thuận , đặt Ngô Thị làm Vương Phi. Sau sinh được 2 con trai tên Lưu Vĩnh và Lưu Lý.
Ngày kia được tin từ Kinh Châu, Vân Trường đã bắt Vu Cấm, chém Bàng Ðức, đắp các phong hỏa đài phòng giặc thì Huyền Ðức hết lo chuyện Kinh Châu.
Nhưng một hôm Huyền Ðức nằm thấy thịt giật hoài, đứng ngồi không yên , bèn dậy thắp đèn xem sách. Một lát, mỏi mệt thiếp đi, bỗng có luồng gió thổi đến lạnh mình, sực ngó ra thấy một người đứng dưới bóng đèn nhìn kỹ thì thấy Vân Trường đang núp ở đó. Huyền Ðức hỏi :
- Em ở Kinh Châu, nay về đây ắt có chuyện gì ?
Trường đáp :
- Anh hãy dấy binh trả thù cho em ! Nói đoạn, biến đi mất.
Ðức giật mình dậy mới hay đó là giấc mơ, bèn đem chuyện hỏi Khổng Minh.
Khổng Minh thưa :
- Vì xa cách nhớ nhung nên chúa Công nằm mơ đấy thôi .
Huyền Ðức trong lòng nghi hoặc.
Khổng Minh cố lấy lời mà khuyên.
Bước ra ngoài, Khổng Minh gặp Hứa Tịnh, Tịnh kễ chuyện Quan Công bị hại .
Khổng Minh nói nhỏ :
- Tôi đã biết Vân Trường bị giết, Lữ Mông lấy được Kinh Châu , nhưng không dám nói sợ chúa công buồn .
Hai người đang chuyện trò, thì Huyền Ðức đến nắm áo Khổng Minh mà khóc :
- Việc như vậy mà quân sư nỡ giấu ta !
Khổng Minh vội quì xuống thưa :
- Ấy là lời đồn đại, xin chúa thượng chớ lo .
Huyên Ðức nói :
- Ta với Vân Trường thề sống thác bên nhau, nếu xảy ra như vậy thì ta sống một mình sao được .
Ðang khuyên giải Huyền Ðức thì Y Tịch và Mã Lương vào tâu :
- Kinh Châu đã thất thủ, Quan Công đã bại binh, sai tôi về cầu cứu.
Huyền Ðức định phát binh thì Liêu Hóa về tâu :
- Lưu Phong, Mạnh Ðạt không chịu phát binh, mà Quan Công đang bị bao vây ngặt .
Huyền Ðức khóc lớn :
- Nếu vậy thì em ta còn gì ?
Khổng Minh thưa :
- Lưu Phong và Mạnh Ðạt vô lễ, tội đáng giết . Chúa thượng an tâm, mai tôi dấy binh lấy Kinh Châu .
Hôm sau, lại có tin báo :
- Quan Công nữa đêm chạy đến Lâm Thơ, bị tướng Ngô bắt, vì nghĩa chẳng chịu khuất phục nên cha con đã bị giết .
Huyền Ðức nghe nói vừa dứt thì rống lên một tràng rồi té xỉu.
Tam Quốc Chí
Hồi 78
Chữa chứng đầu nhức, Hoa Ðà uổng đời
Trăn trối việc sau, Tào Tháo hết kiếp
Huyền Ðức được tin cha con Vân Trường chết thì khóc đến chảy
máu mắt. Khổng Minh khuyên giải :
- Tôi xem thiên văn thấy tướng tinh của Vân Trường bị sa nơi miền Kinh Sở nên tôi biết số trời đã định. Nhưng sợ chúa công buồn nên không dám tâu .
Lúc ấy, Quan Hưng bước tới khóc lóc.
Huyền Ðức thấy thế càng khóc to hơn rồi nói :
- Ta quyết đánh Ðông Ngô báo thù cho Vân Trường .
Khổng Minh can :
- Không nên . Nay Ngô muốn ta đánh Ngụy mà Ngụy cũng muốn ta đánh Ngô. Vậy xin chúa công hãy án binh bất động lo việc cử tang, chờ Ngô Ngụy bất hòa, nhân đó mà tính mới được Các quan nhất loạt can gián, Huyền Ðức mới chịu ăn uống. Rồi truyền tướng sĩ đồng để tang.
Còn Tào Tháo, từ ngày chôn cất Quan Công rồi trong lòng sợ sệt, ăn ngủ không yên, bèn nói với chư tướng :
- Ta cầm quân đã nữa đời người, chưa hề biết sợ sệt, nay sao trong người ta lại sinh sợ hãi như vậy ?
Các quan thưa :
- Thành cung này lâu ngày nhiều ma quái. Ðại vương nên cất cung mới .
Tào Tháo nói :
- Ta muộn lập cái đền kêu Kiến Thủy điện, ngặt chưa có thợ khéo .
Giả Hủ thưa :
- Tại Lạc Dương có người thợ khéo, tên Tô Việt .
Tào nghe lời, khiến đòi Tô Việt đến.
Tô Việt dâng bản họa đồ. Tào Tháo lấy làm đắc chí.
Tô Việt lại xin một thứ cây thật tốt để làm.
Giả Hủ thưa với Tào :
- Trước đây có cái làm gọi là Dượt Long Ðầm, ở đó có một cây cho thụ. Xin đốn về dùng thì tốt lắm .
Tào Tháo cả mừng, cho quân đi đốn. Quân đi rồi về thưa :
- Cây ấy cứng lắm, búa cưa gì cũng không được .
Tào cả giận :
- Cây gì mà kỳ thế ! Bèn đích thân đến, lấy báu kiếm ra chặt, thì cây ấy phun máu ướt hết mình.
Tào thất kinh lên ngựa trở về .
Về đến dinh, đêm ấy Tào ngủ không được , lại thấy một người đầu bỏ tóc xõa, mặc áo đen đến nói : ta là thần cây lê đây. Sao mi dám phạm đến Thần Mộc của ta. Nay ta biết số mi đã mãn, nên đến giết mi . Nói rồi, cầm gươm chém xuống.
Tào giật mình thức giấc mới hay là chiêm bao.
Tháo bị đau nhức mấy ngày.
Trong số các quan đến thăm có Hoa Hâm thưa :
- Ðại vương có nghe danh thần y Hoa đà ?
Tào đáp :
- Ta cũng nghe danh . Nói xong cho người đi tìm.
Vài ngày sau, Hoa Ðà tới. Xem mạch xong nói với Tào :
- Ðại vương bị chứng phong. Phong nó dồn lên óc phải bửa óc ra mà nạo thì mới lành .
Tào nghe nói thất kinh, bèn hỏi :
- Ngươi muốn hại ta sao ?
Hoa Ðà cười, nói :
- Xưa Vân Trường bị mũi tên ở cánh tay, tôi phải mổ xương mà nạo, Vân Trường không sợ gì hết .
Tào Tháo nói :
- Cánh tay khác, óc khác. Bộ ngươi là kẻ thân của Vân Trường đến hại ta sao ?
Nói xong truyền giam Hoa Ðà vào ngục, các quan can ngăn không được
Lúc ấy có viên cai ngục tên Ngô Áp Ngục, thấy Hoa Ðà thì thương .
Hoa Ðà cảm nghĩa ấy, tặng Áp Ngục cuốn sách gọi là Thần Y Thơ.
Ngô Áp Ngục cả mừng, lãnh về giấu đi. Cách ít ngày Hoa Ðà chết trong ngục, Áp Ngục lo an táng tử tế rồi về nhà lấy sách ra đọc.
Không ngờ vợ Ngô Áp Ngục đã đốt mất chỉ còn lại vài tờ.
Áp Ngục quở trách thì vợ nói :
- Có tài giỏi như Hoa Ðà cũng chỉ đến chết trong ngục. Học làm chi cho mệt ?
Còn Tào Tháo bệnh tình ngày càng nặng. Một đêm, Tào mơ thấy ba con ngựa cùng ăn một tàu, sáng ra hỏi Giả Hủ :
- Ta nằm mơ thấy ba con ngựa cùng ăn một tàu, nghi cha con Mã càng làm hại. Nay Mã Ðằng đã chết, đêm hôm lại mơ thấy thế. Lành dữ ra sao ?
Giả Hủ thưa :
- Ngựa cùng ăn một tàu là lộc trời về Tào. Xin ngài chớ lo.
Nghe xong, Tháo thấy lòng thơ thới. Lại một đêm, Tào bỗng vùng dậy. Xảy nghe có tiếng kêu như xé lụa. Tào ngó thấy Phục Hoàng:Hậu, Ðổng Thừa, Phục Hườn , Ðông quí Phi, Hoàng tử đứng trong đám mây, lại nghe tiếng kêu đòi mạng. Tào thất kinh, rút gươm chém, bỗng có tiếng vang làm sập góc dinh. Tào cả sợ té nhào xuống.
Sáng sau các quan đến thăm, Tào nói :
- Chắc là ta đến số rồi !
Nói xong nộ khí xung thiên làm cho hai mắt Tào không thấy đường nữa. Tào liền cho mời Hạ Hầu Ðôn vào, Ðôn cũng nhìn thấy Phục hoàng hậu, Ðổng Thừa . . . hiện ra trong đám mây. Ðôn cả sợ té nhào, rồi cũng bị đau luôn. Tào bèn cho thỉnh các quan văn võ đến mà nói :
- Ta bình sanh đánh dư trăm trận đều cả thoáng duy chỉ còn Ðông Ngô và Tây Thục chưa trừ được mà thôi. Nay con lớn ta là Tào Ngang đã thác. Biện Thị sinh được Tào Phi, Tào Chương, Tào Thực và Tào Hưng. Ta đã lập Tào Phi làm thế tử. Vậy các khanh cố phò tá hết lòng .
Tào Tháo lại sai mang đồ quí ra phân phát cho bọn thị thiếp mà dặn :
- Nếu ta chết, các ngươi hãy ở Ðồng Tước Ðài ngày đêm dâng hương, ca hát cho đông .
Lại dặn Tào Phi :
- Ta chết rồi nhớ làm cho 72 cái mả giống nhau, để người sau không biết mả nào mà khuấy phá . Trối trăn xong liền buông tiếng thở dài, nước mắt chảy ròng rồi tắt thở.
Năm ấy Tào thọ 66 tuổi.
Tào Phi nghe tin cha chết thì dẫn quân ra khỏi thành nằm mọp dưới đất khóc lóc rồi nghinh linh cửu vào đặt nơi thiên điện. Các quan thảy đều để tang. Bỗng có tiếng nói lớn :
- Ngụy vương đã thác rồi , thì phải lập thế tử lên cho an lòng thiên hạ đi chứ ngồi đó khóc được ích gì ?
Rồi các quan đưa Tào Phi lên tức vị. Tất cả đều lạy mừng.
Tào Phi truyền bày diên yến ra tiếp đãi.
Ðang ăn uống bỗng có tin Tào Chương dẫn quân đến bên thành.
Tào Phi cả sợ nói :
- Cái tháng em râu vàng của ta ý chừng dẫn binh về sinh sự chẳng sai . Bỗng có người xin đứng phân giải thiệt hơn. Xem lại thì ra Giả Quì.
Tào Phi cả mừng khiến Giả Quì ra tiếp đón.
Tam Quốc Chí
Hồi 79
Anh chẹt em , Tào Thực phải làm thơ
Cháu bỏ chú, Lưu Phong đành thọ tội
Giả Quì ra thành đón rước.
Tào Chương hỏi :
- Ấn thọ của tiên vương đâu ?
Giả Quì trả lời :
- Việc đó không phải việc của Quân hầu mà thắc mắc .
Chương lầm lủi theo Quì vào thành , chợt Quì hỏi Chương :
- Quân hầu về có ý bôn tang hay đoạt ngôi ?
Tào Chương đáp :
- Ta về bôn tang chứ chẳng có ý chi ?
Tào Chương cho hết quân vào thành, rồi ra mắt Tào Phi.
Phi cả mừng. Anh em ôm nhau khóc ròng.
Sau đó, Tào Chương lại trở về Yên Lăng .
Từ đó Tào Phi an lòng, cải hiệu Diên Khương nguyên niên, phong Giả Hủ làm Thái úy ; Hoa Hâm làm tướng quốc ; Vương Lâm làm Ngự Sử Ðại Phu, còn kỳ dư đều được thăng thưởng.
Lúc đó, Hoa Hâm thưa :
- Yên Lăng Hầu đã giao hết binh, còn Lâm Trì Hầu là Tào Thực, Tiêu Hoài Hầu là Tào Hưng, cả hai đều không về bôn tang, nên sai sứ đến đó vấn tội .
Tào Phi nghe lời.
Chưa đầy một ngày, sứ giả về thưa :
- Tào Hưng sợ vấn tội nên đã tự vận .
Hôm sau nữa, sứ Lâm Trì về thưa :
- Tào Thực ngày đêm uống rượu, làm thơ ngạo mạn , chẳng chịu vâng lệnh, lại nói, ngày trước Ngụy Vương muốn lập ta là thế tử, nhưng bọn nịnh thần sàm tấu nên lập anh ta ? Nay cha ta mới chết được vài ngày mà đã đến vấn tội. Anh em gì lũ ấy .
Tào Phi cả giận, truyền bắt Tào Thực và Ðinh Nghi đem về.
Tào Phi lại dạy đem bọn Ðinh Nghi chém trước.
Mẹ Tào Phi là Biện Thị nghe Tào Hưng đã tự vận, lại nghe Tào Thực bị bắt thì buồn giận lắm, bèn ra điện đòi Tào Phi ra mắt. Tào Phi vội vã đứng hầu.
Biện Thị khóc :
- Con chớ vì địa vị mà hại tình cốt nhục. Nay em con nó ỷ tài mà làm liều, thì con cũng nên nghĩ đến mẹ .
Tào Phi chẳng dám cải, dạ dạ lui ra.
Hoa Hâm hỏi :
- Phải thái hậu nói đừng giết Tào Tử Kiến ?
Tào Phi đáp :
- Phải !
Hoa Hâm nói :
- Tào Tử Kiến là kẻ trí dũng, không trừ ắt sinh đại họa.
Tào Phi đáp :
- Mẹ ta chẳng cho. Ta đâu dám cưỡng !
Hoa Hâm lại nói :
- Xin chúa công đòi vào coi thử ý tình ?
Tào Phi liền đòi Tào Thực ra mắt.
Phi nói :
- Ta với ngươi đáng lẽ phải giữ tình cốt nhục. Sao ngươi vô lễ thế. Vậy ngươi hãy đi bảy bước nếu làm được bài thơ, ta sẽ dung tha . Tào Thực đi vừa hết bảy bước (Thất bộ thành thi) thì đọc bài thơ :
Nấu đậu bằng dây đậu
Ðậu ở trong chảo khóc
Vốn thiệt một gốc sanh
Ðốt nhau sao quá gấp
Tào Phi xem thơ, ngùi ngùi rơi lệ. Rồi khiến Thực làm Ân Vương hầu .
Từ đó Tào Phi thay đổi hết pháp lệnh, bức Hiến Ðế gấp bội Tào Tháo.
Huyền Ðức thấy vậy nói :
- Tào Tháo đã chết. Tào Phi kế vị còn hiếp đáp Hiến Ðế hơn cha y. Còn Ðông Ngô, Tôn Quyền xưng hùng.
Ý ta muốn đánh Ngô báo thù cho Vân Trường, rồi dẫn binh về Trường An vấn tội .
Liêu Hóa thưa :
- Vân Trường chết cũng vì Lưu Phong và Mạnh Ðạt . Không giết để làm chi !
Huyền Ðức cả giận, sai người đi bắt thì Khổng Minh can :
- Không nên vội vàng. Hãy thăng chức cho Lưu Phong khiến qua giử Miên Trước, để chia rẽ chúng .
Bành Dạng bạn thân của Mạnh Ðạt hay tin, viết thư cho Mạnh Ðạt.
Khổng Minh biết rõ, thưa với Huyền Ðức.
Ðức cả giận tống giam Bành Dạng đến chết.
Còn Lưu Phong vâng lệnh đến trấn tại Miên Trước.
Ðêm ấy, Mạnh Ðạt được tin, bèn cùng Thân Thầm lén qua đầu Ngụy.
Huyền Ðức hay tin, cả giận, muốn đem binh vấn tội.
Khổng Minh can :
- Chớ nên, hãy sai Lưu Phong đi đánh, thắng bại cũng sẽ trở về Thành Ðô chừng nay sẽ giết đi để trừ hậu họa .
Ðức bèn sai Lưu Phong đến Tương Dương hỏi tội Ðạt.
Mạnh Ðạt vừa ra mắt Tào Phi thì nghe tin Lưu Phong đến bắt.
Tào Phi sai Mạnh Ðạt ra dụ Phong về đầu.
Lưu Phong cả giận, chửi Mạnh Ðạt là tên phản bội rồi đem quân ra đánh.
Hai bên đánh nhau chừng ba hiệp, Mạnh Ðạt phải bỏ chạy về Phàn Thành cầu cứu Từ Quáng.
Từ Quáng hiệp binh đánh Lưu Phong thua chạy về Thượng Dung. Về đến nơi, quân trên thành bắn tên xuống như mưa, Thân Thầm nói lớn :
- Ta đã đầu Ngụy rồi !
Phong cả sợ, kéo quân ra ngoài thì bị Từ Quáng giáng cho một trận.
Phong thua chạy về Thành Ðô ra mắt Huyền Ðức mà chịu tội.
Huyền Ðức cả giận nói :
- Ngươi ăn cơm, mặc áo, đâu phải hình nhân sao lại nghe lời Mạnh Ðạt là tên phản tặc mà cắt đứt tình thâm . Nói xong khiến đem ra chém liền.
Chém xong Lưu Phong rồi, Huyền Ðức mới hay tin Lưu Phong xé thư Mạnh Ðạt không chịu ra hàng, nên trong lòng ăn năn vô cùng. Vì đó mà phải án binh bất động, chưa tính việc trả thù cho Vân Trường.
Còn Tào Phi từ khi tước vị, đã thăng thưởng văn võ bá quan, duy còn Hạ Hầu Ðôn đau nặng mà chết, Tào Phi bèn để tang và chôn cất tử tế .
Qua tháng chín, tại Huyện Thạch Ấp có Phụng Hoàng lại nghỉ, tại thành Lâm Tri có Kỳ Lân xuất hiện, tại Nghiệp Quận có rồng vàng hiện ra. Ai nay đều cho điềm Ngụy thay Hớn .
Rồi bọn Hoa Hâm, Giả Hủ, Lưu Di... hiệp nhau vào nội điện tâu với Hán Ðế nhường ngôi cho Ngụy Vương Tào phi.
Hồi 70
Trương Phi lấy Ngọa Khẩu ải
Huỳnh Trung đoạt Thiên Ðản san
Trương Hấp dẫn ba vạn quân đóng tại Nham Cừ Trại, Mông Ðầu Trại và Ðẳng Thạch Trại.
Sau đó lại rút hết quân ba trại, kéo vào Ba Tây, chỉ để một số ít phòng thủ .
Ðược tin này, Trương Phi liền sai Lôi Ðồng đến thương nghị.
Lôi Ðồng thưa :
- Chốn Mân Trung núi non hiểm trở, nếu Tướng Công ra đánh , để tôi phục binh nơi hiểm yếu ắt bắt được Trương Hấp dễ dàng .
Trương Phi nghe lời, sai Lôi Ðồng với năm ngàn quân, còn mình dẫn hai vạn kéo ra khỏi Mân Trung, bắt gặp quân Trương Hấp kéo đến.
Hai bên giao chiến chừng ba chục hiệp, quân Trương Hấp phía sau vùng lên, la ó. Trương Hấp thấy quân rối loạn, bèn rút quân lại.
Trương Phi rượt theo. Lôi Ðồng ngăn hai đầu đánh dồn, Trương Hấp cả thua, chạy thẳng về Nham Cừ trại dùng cung tên bắn ra.
Trương Phi hạ lệnh đóng quân tại Nham Cừ. Rồi hôm sau dẫn quân ra khiêu chiến, Trương Hấp cứ cố thủ trên núi , đờn địch, rượu chè không thèm ra.
Trương Phi tức giận, sai Lôi Ðồng xông lên núi, Trương Hấp truyền quân lăn gỗ, đá xuống, Lôi Ðồng phải rút lui.
Trương Phi ở đấy đã năm ngày mà không lấy được trại của Trương Hấp thì tức giận lắm, bèn đóng quân dưới chân núi, uống rượu, chửi bới.
Huyền Ðức thấy thế, kinh hoảng, bèn mời Khổng Minh đến nói rằng :
- Sao em ta cứ uống rượu cả ngày nơi trận như thế ?
Khổng Minh cười :
- Chắc Ba Tây không có rượu ngon, còn Thành Ðô nhiều rượu ngon lắm, vậy Chúa công nên chở năm chục hũ cho Trương công uống chơi .
Huyền Ðức nói :
- Em ta thường vì rượu mà hư việc, sao quân sư còn khuyến khích nó uống rượu ?
Khổng Minh đáp :
- Chúa công còn lạ gì Dực Ðức ? Trương Phi thường nóng nảy nhưng tại Tây Xuyên đã chinh phục được Nghiêm Nhan thì đâu phải kẻ dõng phu. Nay Trương Phi uống rượu trước trận, lại ngồi dưới núi mà chửi Trương Hấp thậm
tệ ắt Hấp phải sợ lui binh, bỏ trại mà chạy.
Huyền Ðức hiểu ý, nhưng còn ngờ vực, bèn sai Ngụy Diên dẫn quân đến giúp cùng với năm thùng rượu có cắm cây cờ vàng đề câu "Tiến quân dụng mỹ tửu ".
Ngụy Diên ra mắt Trương Phi.
Phi sai Ngụy Diên và Lôi Ðồng đem binh mai phục hai cánh tả hữu, rồi cứ đem rượu uống, núi xem quân sĩ vật lộn như thường.
Trương Hấp biết tin cho Trương Phi là kẻ khi dể mình, bèn khiến trại Mông Ðầu và trại Ðảng Thạch dẫn quân thành hai đạo mai phục hai bên núi, còn Hấp đêm ấy sai quân dẹp cờ, giấu trống, yên lặng xuống núi .
Hấp xuống đến trại Trương Phi mà không thấy quân ngăn đánh , bèn dẫn quân tới trung quân, thấy Phi say rượu, ngủ nhè. Hấp mừng xông tới đâm Phi một thương lăn xuống đất, xem kỹ thì là hình nộm bằng cỏ.
Trương Hấp hoảng hồn , biết bị mắc mưu, rút lui lẹ . Bỗng một tràng pháo nổ , một tướng trợn mắt tròn vo , tay cầm xà mâu, hét vang . Ðó mới thực Trương Phi.
Trương Hấp nghênh chiến, chờ binh tiếp viện. Nhưng hai đạo trên đã bị Ngụy Diên và Lôi Ðồng đón đánh, thừa cơ cướp trại rồi. Trong lúc giao chiến với Phi, Trương Hấp thấy trại mình khói lên nghi ngút, sợ hãi lui binh về Ngọa Khẩu, xin Tào Hồng tiếp cứu.
Tào Hồng thấy Trương Hấp vì không nghe lời mình nên đại bại, bèn không chịu tiếp cứu, lại cứ sai Hấp đem binh đánh nữa . Hấp túng thế , phân binh thành hai đạo mai phục nơi hiểm yếu, dặn dò quân sĩ :
- Hễ ta đánh Trương Phi mà giả đò bỏ chạy thì chúng bây xông ra chặn nó vào hang núi, vây lại . Ba quân vâng lệnh.
Ngày ấy, Trương Hấp ra khiêu chiến, giả thua Lôi Ðồng một trận .
Lôi Ðồng đuổi theo đến chân núi bị bao vây nên bị Hấp chém rơi đầu.
Trương Phi hay tin, kêu Ngụy Diên mà rằng :
- Lôi Ðồng chết cũng vì bị kế của Trương Hấp nơi hang núi. Vậy phải tương kế tựu kế . Bèn khiến Ngụy Diên cho quân đem cỏ khô theo mai phục. Còn Trương Phi đẫn quân khiêu chiến.
Trương Hấp nghe Trương Phi đến, bèn nghênh chiến vài hiệp rồi giả thua bỏ chạy. Phi cứ rượt theo. Hấp dụ đến hang núi thì không thấy binh phục của mình đâu hết , lại nghe tiếng quân la ó mới biết quân binh đã bị Phi thiêu cháy. Thất kinh, Hấp bỏ chạy đến ải Ngọa Khẩu cố thủ.
Còn Trương Phi cùng Ngụy Diên lấy được trại, nhưng dẫn binh đánh Ngọa Khẩu mãi không nổi. Ngày kia, Trương Phi thấy mấy người dân ở trên núi xuống, bèn sai người dụ dổ họ mà hỏi họ ở đâu đến.
Họ trả lời :
- Chúng tôi dân Hớn Trung, đi làm xa về, gặp binh biến, nên phải tìm đường tắt mà đi .
Trương Phi cả mừng hỏi :
- Phía sau núi có đường vào Ngọa Khẩu không ?
Họ đáp :
- Vào được .
Sau đó, Trương Phi sai Ngụy Diên đem binh mạnh đánh trước trại còn mình dẫn năm trăm quân ky, dắt mấy người dân theo đường nhỏ mà đến.
Trương Hấp ngày đêm phòng thủ, bỗng thấy Ngụy Diên đem quân công phá, bèn dồn quân về hét phía trước mà ngăn địch. Thình lình phía sau nổi lửa, tiếng la ó vang dội, Hấp cả sợ, biết yếu thế bèn dẫn quân kỵ vượt thành lửa chạy về báo Tào Hồng.
Thấy Trương Hấap đại bại, Tào Hồng giận lắm, nói rằng :
- Ta đã can gián mà ngươi không nghe, cứ nằng nặc đòi đánh Trương Phi. Sao không tự tử đi về đây làm gì ?
Nói rồi, Tào Hồng truyền đem Hấp đi chém .
Quách Hoài can :
- Hấp tuy chiến bại, song không nên chém. Trái lại, nên cấp thêm cho y năm ngàn quân đi đánh Hà Manh Quan, làm
cho Lưu Bị nao núng thì Hớn Trung mới yên được .
Tào Hồng nghe Quách Hoài bèn sai Trương Hấp ra Hà Manh Quan khiêu chiến.
Hoát Tuấn và Mạnh Ðạt đóng tại đây nghe tiếng Trương Hấp bèn một mặt sai quân báo Huyền Ðức, mặt khác thủ thành.
Huyền Ðức hay tin, bàn với Khổng Minh.
Minh nói :
- Phải cho người ra Ngọa Khẩu gọi Trương Phi về , sai ra Hà Manh Quan cự với Trương Hấp mới được .
Nói vừa dứt bỗng Huỳnh Trung bước ra thưa :
- Tôi tuy bất tài, song xin đem binh đến đó lấy đầu Hấp .
Khổng Minh nói :
- Lão tuy mạnh, nhưng tuổi đã già, cự sao lại Trương Hấp !
Huỳnh Trung, tóc bạc dựng đứng, đáp rằng :
- Tôi tuy già nhưng có thể cử nổi cây đao nặng ngàn cân, thì Trương Hấp tôi cho là đồ tiễu tốt .
Khổng Minh nói :
- Nếu đi, lão tướng chọn ai làm tiên phong ?
Huỳnh Trung nói :
- Xin cho Nghiêm Nhan. Nếu sai sẩy, chúng tôi xin chịu chết .
Khổng Minh đồng ý .
Triệu Vân nói :
- Trương Hấp kéo binh đánh Hà Manh Quan. Ðó là chuyện quan trọng. Nếu Hà Manh Quan mất, tất nguy cho Ích Châu, sao quân sư sai hai ông già đi cự địch lớn như thế ?
Khổng Minh đáp :
- Ðừng khinh kẻ già. Hớn Trung lấy được cũng nhờ hai lão đó . Thấy hai lão tướng kéo binh tới ải, Mạnh Ðạt và
Hoát Tuấn cười dài :
- Khổng Minh thật kỳ, sai hai ông già đến đây làm sao giữ sao nổi ?
Trung nhìn Nhan nói :
- Ông thay họ khinh mình già, nhếch miệng cười khẩy. Ta phải đánh một trận cho biết tay .
Nghiêm Nhan nói :
- Tôi xin vâng lệnh tướng quân. Sau đó Huỳnh Trung dẫn binh đối trận với Trương Hấp.
Thấy Trung, Hấp cười :
- Tuổi tác thế kia mà còn đem thân chống lại ta sao ?
Huỳnh Trung nghiêm mặt, mắng lớn :
- Tên khốn kia, ta già nhưng gươm ta đâu có già . Nói đoạn hươi thương ngay đầu Hấp đánh xuống.
Hấp hươi thương ra đỡ. Hai bên đánh dư năm mươi hiệp. Bỗng chốc, Nghiêm Nhan kéo ra tiếp ứng ; Hấp cự không lại. bỏ chạy dài. Trung và Nhan đuổi theo, rồi thâu binh vào thành.
Nghe thấy Trương Hấp thua trận nũa. Tào Hồng giận lắm, muốn gọi về trị tội, Quách Hoài can :
- Chớ làm thế , sợ Hấp bất mãn, đầu hàng Thục thì nguy, chi bằng viện binh cho y để y cố đánh .
Tào Hồng khen phải , sai Hạ Hầu Thượng và Hàng Hạo đi trợ chiến.
Khi đến trại , Trương Hấp nói :
- Có lão tướng Huỳnh Trung, lại có Nghiêm Nhan, ta chớ coi thường.
Hàng Hạo nói :
- Ở Trường Sa, lão dâng hết thành trì, làm hại anh tôi . Nay là lúc tôi có cơ báo thù . Nói xong kéo quân lên đường.
Mấy ngày liền, Huỳnh Trung đã dọ biết mọi nẻo, Nghiêm Nhan nói :
- Gần đây có hòn núi Thiên Ðản San, nơi Tào Tháo tích lũy lương thực. Nếu lấy được thì tất phá được Hớn Trung .
Huỳnh Trung đắc ý, Nghiêm Nhan bèn một mình dẫn quân ra đi.
Còn Huỳnh Trung cũng quyết xách đao lên ngựa.
Thấy Trung, Hàng Hạo mắng nhiếc, hươi thương đến đánh Trung.
Trung rán sức đánh Hàng Hạo và Hạ Hầu Thượng được mười mấy hiệp rồi chạy dài, bỏ cả doanh trại..Cứ thế, sau vài hiệp, Trung lại chạy dài, Hạo và Thượng lại rượt theo. Thấy thế. Trương Hấp chạy theo, la lớn :
- Chớ khinh địch ! Huỳnh Trung mà chạy dài như thế, ắt có mưu kế chi đây. Ðừng đuổi theo nữa !
Hạ Hầu Thượng quát lớn :
- Ngươi làm tướng mà nhát gan như thế thua cũng phải . Hôm sau, hai tướng lại đánh nữa. Vừa giáp trận, Huỳnh Trung đã chạy dài. đến rớt mão không hay. Hai tướng rượt theo sát. Huỳnh Trung chạy vào thành cố thủ.
Hai tướng truyền quân đóng trại trước thành ngày đêm khiêu khích Huỳnh Trung.
Ðược tin trên. Huyền Ðức thất kinh cho mời Khổng Minh đến hỏi.
Khổng Minh nói :
- Ấy là kế của lão tướng đó .
Huyền Ðức nghi ngờ, sai Lưu Phong đến tiếp ứng.
Khi đến nơi , Huỳnh Trung hỏi Phong :
- Tướng quân đến giúp hay có mục đích gì ?
Lưu Phong trả lời :
- Cha tôi thay lão tướng bại luôn , sai tôi đến tiếp ứng .
Huỳnh Trung cười :
- Ấy là kế của tôi mà ! Ðánh trận này chẳng những thu lại hết doanh trại mà còn chiếm được nhiều binh lương của giặc nữa . Nói đoạn, kêu Mạnh Ðạt lại dặn :
- Ðêm nay Hoát Tuấn ở lại giữ trại, Tướng quân đem binh đi chở lương thảo của địch về.
Ðêm ấy, Hàng Hạo và Hạ Hầu Thượng thừa thắng; sinh kiêu không đề phòng nên bị Huỳnh Trung đánh phá.
Hàng Hạo và Hầu Thượng thua chạy chí tử.
Huỳnh Trung đánh đến sáng, lấy lại được 3 dãy trại đầy ắp lương thực.
Huỳnh Trung sai Mạnh Ðạt chở về ải, nói :
- Tôi đổi 3 cái trại không lấy 3 trại đầy ắp lương thảo có hơn không ?
Nói rồi, sai quân đuổi theo nữa.
Lưu Phong can rằng :
- Quân sĩ đã mệt mõi, phải nghỉ đã chứ !
Huỳnh Trung trả lời :
- Không đến hang cọp sao bắt được cọp con ?
Nói xong, thúc ngựa lướt tới .
Hạ Hầu Thượng và Hàng Hạo thua chạy, gặp Trương Hấp.
Hấp nói :
- Núi Thiên Ðản San là nơi chứa binh lương, nếu sơ thất thì Hớn Trung sẽ lâm nguy .
Hạ Hầu Thượng nói :
- Mễ Thượng san có chú tôi là Hạ Hầu Uyên, còn Thiên Ðản San có anh tôi là Hạ Hầu Ðức thì có lo ngại chớ nữa .
Hàng Hạo nói :
- Vậy ta hợp binh tới đó cố thủ thì hay hơn. Nói xong, Hấp với hai tướng kéo binh đen Thiên Ðản San; ra mắt Hạ Hầu
Ðức .
Ðức nói :
- Ở đây ta có hơn mười vạn binh, cần chi tiếp ứng ?
Trương Hấp nói :
- Ðã đành, nhưng chớ nên khinh địch ! Vừa dứt lời thì có tin Huỳnh Trung kéo binh đến.
Hạ Hầu Ðức cười :
- Lão tặc đó mà ngại gì . Chỉ có dõng mãnh chứ mưu kế chi . Nói đoạn, Hàng Hạo tình nguyện xin ba ngàn binh mã đánh vạn Huỳnh Trung để đọ sức .
Hạ Hầu Ðức thuận lời .
Huỳnh Trung dẫn binh đến đánh.
Lưu Phong can :
- Quân sĩ đã mệt mỏi chớ nên xuất trận .
Trung cười lớn :
- Tướng quân đừng ngại . Trời giúp ta mà .
Thấy Huỳnh Trung, Hàng Hạo dẫn binh ra đối địch.
Mới vài hiệp, Huỳnh Trung đã chém bay đầu Hàng Hạo . Binh Thục thừa thắng rượt lên núi .
Trương Hấp và Hạ Hầu Thượng ra cự . Bỗng nghe phía sau núi, quân hét vang, lửa cháy rực, Hạ Hầu Ðức dẫn binh ra
chữa lửa gặp Nghiêm Nhan cho một đao, Hầu Ðức nhào xuống ngựa chết lăn. Sau đó, Nhan xua binh tiến tới, Hạ Hầu Thượng và Trương Hấp đều bị bao vây, phải đánh liều, bỏ cả Thiên Ðản San chạy qua Ðịnh Quân San để nương dựa với Hạ Hầu Uyên.
Ðược tin thắng trận, Huyền Ðức đắc chí, truyền dọn tiệc ăn mừng.
Pháp Chánh nói với Huyền Ðức :
- Nay ta đã chiếm được Thiên Ðản San, đánh bại Trương Hấp cũng nên thừa cơ đánh lấy Hán Trung. Hễ được Lưỡng Xuyên thì lo gì việc trừ họa Tào Tháo . Chớ nên bỏ lỡ cơ hội!
Huyền Ðức và Khổng Minh cho là phải bèn sai Triệu Vân và Trương Phi làm tiên phong. Còn Ðức và Minh dẫn 10 vạn quân đi lấy Hán Trung.
Huyền Ðức kéo binh khỏi Hà Manh Quan, đóng lại cho mời Huỳnh Trung và Nghiêm Nhan đến ban thưởng rất hậu , nói :
- Ai nấy đều khinh lão tướng già, nhưng lão tướng lại lập được kỳ công. Nay Thiên Ðản San đã chiếm được, còn Ðịnh Quân San cũng là nơi chứa binh lượng để cung cấp cho Dương Bình, vậy lão tướng còn dám đi chăng ?
Huỳnh Trung vỗ ngực xin đi .
Khổng Minh can :
- Không được. Hạ Hầu Uyên là tướng tài cửa Tào Tháo, đâu phải kẻ tầm thường. Phải kêu Vân Trường về đây mới trừ được .
Huỳnh Trung cả giận, nói lớn :
-- Xưa Liêm Pha đã 80 tuổi mà chư hầu ai nấy đều sợ, không dám xâm lấn nước Triệu, huống chi Huỳnh Trung này mới 70 tuổi có chi mà già. Nếu quân sư cho đi, tôi sẽ một mình dẫn binh đến lấy đầu Hạ Hầu Uyên về dâng ngài coi.
Tam Quốc Chí
Hồi 71
Huỳnh Trung lấy Ðối San
Triệu Vân lấy Hán Thủy
Khổng Minh chiều ý, sai Pháp Chánh theo Huỳnh Trung.
Minh nói với Huyền Ðức :
- Tôi nói khích y, có thế y mới thành công. Tuy vậy, Chúa công cũng phải đem binh tới tiếp ứng mới được.
Lưu Phong và Mạnh Ðạt được sai đến đóng nơi hiểm yếu, rải rác để làm giặc nghi sợ . Ðồng thời, Khổng Minh sai người qua Hạ Biên trao kế cho Mã Siêu, sai Nghiêm Nhan qua Ba Tây, sai Trương Phi và Ngụy Diên đi lấy Hán Trung.
Trong khi đó, Trương Hấp và Hầu Thượng đến gặp Hạ Hầu Uyên nói :
- Thiên Ðản San đã mất, Hàng Hạo và Hầu Ðức tử trận. Lại có tin Lưu Bị đem binh đến Hớn Trung, vậy phải tâu ngay với Ngụy Vương xin sớm phát binh chống cự. Uyên báo Tào Hồng, Hồng suốt đêm về ra mắt Tào Tháo.
Tháo được tin bèn nghe lời Lưu Hoa, đích thân dẫn bốn mươi vạn binh, phân ra ba đạo kéo đi. Tiên phong là Hạ Hầu Ðôn. Tào Tháo lãnh trung quân, Tào Hưu đi hậu tập.
Tháo cưởi ngựa bạch, mặc áo gấm, mang đai ngọc, với đủ nghi vệ tả phù hữu bật.
Khi ra đến ải Ðông Quan, đi ngang qua khu rừng rậm, Tào Tháo hỏi :
- Ðây là đâu ?
Tả hữu thưa :
- Ðây là rừng Lam Ðiền, trong đó có nàng Thái Ðạm, con gái cố tướng Thái Ung, chồng nàng Ðổng Kỳ (Tháo quen với Thái Ung, còn Thái Ðạm trước kia là tướng Vệ Ðạo Giới, Sau quân phương Bắc nổi lên giết chồng nàng và bắt nàng đem làm vợ, sinh được hai con. Khi ở Bắc nàng làm được 18 khúc kèn rợ Hồ, truyền đến Trung Nguyên. Tháo cảm thương, chuộc lại Vua phương Bắc là Tả Hiền sợ Tháo đành chịu. Tháo gả nàng cho Ðổng Kỳ).
Nhớ lại chuyện xưa, Tháo truyền quan quân vào nhà ấy . Tới nơi, Ðổng Kỳ đi xa, chỉ mình Thái Ðạm ở nhà. Nghe tin Tháo đến, sửa soạn nghênh tiếp. Lúc đứng trước bức tranh bi vân, Tháo hỏi lai lịch, Thái Ðạm kể : Ðó là tấm bia của nàng Tào Nga con người lên đồng tên Tào Vu. Vu chết vì uống rượu. Thấy cha chết Nga bèn nhãy xuống sông chết theo. Năm ngày sau thây nổi lên được vớt và chôn ở mé sông, sau được phong tặng hiếu nữ, được dựng bia ghi khắc bài miếu rất hay . Cha thiếp là Thái Ung đến xem có phê vào sau tấm bia 8 chữ . Tháo bước lại gần đọc lớn : Huỳnh Quyến ấu phụ ngoại Tôn Phi Bạch ".
Ðọc xong hỏi rằng :
- Nàng hiễu 8 chữ ấy không ?
Thái Ðạm đáp :
- Dạ, không rõ .
Tào Tháo hỏi chư tướng :
- Ai hiểu được ?
Dương Tu đáp :
- Tôi hiểu .
Tào Tháo nhìn Dương Tu :
- Khoan , đừng nói !
Sau đó từ giã nàng Thái Ðạm trở ra . Ði được 5 dặm, Tháo bảo Dương Tu :
- Ngươi thử nói ta nghe .
Dương Tu đáp :
- Ðó là ẩn ngử : Huỳnh Quyến là Nhan Sắc chi tư, một bên chữ Sắc, bên kia chữ Tư thành ra chữ Tuyệt. Ấu phụ là Thiếu Nữ , bên chữ Nữ, thêm chữ Thiếu thành ra chữ Diệu . Ngoại Tôn là nữ chi Tử : một bên chữ Nữ, thêm chữ Tử thành ra chữ Hảo . Phi Bạch là Thọ ngũ Tân, bên chữ Thọ, thêm chữ Tân thành chữ Từ . Tám chữ ráp thành : Tuyệt Diệu Hảo Từ .
Tháo cả kinh, thầm khen :
- Thật hợp ý ta !
Ai nấy đều phục Dương Tu .
Binh ra khỏi ải Ðồng Quan nhắm Nam Trịnh mà tiến phát.
Tào Hồng thuật hết việc của Trương Hấp.
Tháo nói :
- Ðó không phải tội Hấp. Việc thắng bại là lẽ thường .
Hồng thưa :
- Lưu Bị sai Huỳnh Trung đánh Ðịnh Quân San. Hạ Hầu Uyên được lệnh đại vương đến cố thủ mà không chịu ra đánh .
Tháo nói :
- Nếu không ra đánh thì nhát quá ! Nói xong, truyền Hạ Hầu Uyên tấn binh.
Lưu Hoa can :
- Hạ Hầu Uyên tính nóng e trúng gian kế .
Tháo bèn viết thư trao Hầu Uyên.
Tiếp được thư, Uyên đọc :
" Xưa nay Dũng, Trí thường đi đôi thì mới lợi . Nếu ỷ mạnh, chỉ đánh được một người, lấy Trí đánh đuợc nhiều người . Làm tướng phải có kinh quyền. Nay ta đến Nam Trịnh là để xem tài của tướng quân. Chớ làm mất tài năng của mình ! "
Xem xong Hầu Uyên mừng rỡ, nói với Trương Hấp :
- Ngụy vương đóng tại Nam Trịnh cố trừ Lưu Bị, nếu ta cố thủ hoài sao lập được đại công. Chi bằng xuất trận đánh Huỳnh Trung xem sao .
Hấp nói :
- Huỳnh Trung tài trí có dư, lại có Pháp Chánh giúp. Thiệt khó mà đánh !
Hầu Uyên nói :
- Cứ cố thủ , mặt mũi nào nhìn đại vương . Nói xong truyền lệnh :
- Ai dám ra cự địch ?
Hạ Hầu Thượng lớn tiếng :
- Tôi dám ?
Hạ Hầu Uyên nói :
- Ðánh Huỳnh Trung thì nên thua, chớ nên thắng. Ta có kế...
Hầu Thượng vâng lệnh, kéo quân khỏi trại .
Huỳnh Trung và Pháp Chánh nghe binh Tháo từ núi kéo xuống khai chiến, Trung muốn đi, Pháp Chánh can :
- Ta mới đến, chưa rõ binh tình, vậy phải chọn tướng ra dò binh lực của nó đã .
Huỳnh Trung hỏi :
- Ai dám ra trước ?
Trần Thức lớn tiếng :
- Có tôi !
Trung bèn khiến Thức ra sau Khẩu dàn trận.
Vừa giao chiến vài hiệp, Hạ Hầu Thượng giả chạy Thức rượt theo thì bị Hạ Hầu Uyên xua binh lướt tới, Thức cự không nổi bị Uyên bắt sống , quân lính đầu hàng rất nhiều .
Huỳnh Trung biết tin Trần Thức thua, sai Pháp Chánh đến hỏi, Chánh nói :
- Hầu Uyên tánh nóng, nên dụ y mà đánh. Cứ cho quân đến sát bên thành trêu tức nó ra đánh, ắt không còn nghĩ ra kế gì .
Huỳnh Trung y kế Pháp Chánh.
Hầu Uyên muốn ra đánh.
Trương Hấp can :
- Ấy là kế của giặc !
Hầu Uyên giận lắm, bèn khiến Hạ Hầu Thượng ra đánh.
Huỳnh Trung xuất trận, đánh chưa được vài hiệp đã bắt sống được Hầu Thượng.
Hầu Uyên hay tin, khiến người đến thương nghị đổi Trần Thức lấy Hầu Thượng.
Huỳnh Trung ước hẹn ngày mai trao đổi tù tại trận.
Hôm sau, Trung và Uyên kéo quân bố trận. Trung dắt Hầu Thượng, Uyên dắt Trần Thức. Hai người đều không cho mặc giáp cầm thương, cởi ngựa . Hồi trống vang lên, Thức và Thượng cứ nhắm ngay trận của mình mà chạy về .
Về được nửa đường thì Hạ Hầu Thượng trúng tên của Huỳnh Trung. Thấy thế Hầu Uyên giận lắm, vung thương đến đánh. Huỳnh Trung mừng rỡ ra cự địch. Hai bên đánh nhau không phân thắng bại . Thấy vậy, Trương Hấp lui quân trở
về .
Hầu Uyên hỏi thì Hấp đáp :
- Tôi nghe nói có cờ cửa quân Thục trên núi, sợ tướng quân mắc mưu địch .
Nghe lời, Hầu Uyên cố thủ không ra nữa đánh phá cả ngày không thắng nổi, Huỳnh Trung cũng lui binh trở về .
Pháp Chánh nói :
- Ðể tôi lên đỉnh núi ngang tầm với Ðịnh Quân San xem tình hình. Lão tướng nên đóng quân giữa núi . Hễ quân sĩ
địch mạnh mẽ tôi phất cờ trắng , hễ chúng mỏi mệt; tôi phất cờ đỏ . Lúc đó, lão tướng xuống núi mà áp. Thế là ta lấy khỏe đánh mệt vậy .
Thấy Pháp Chánh dò xét binh tình, Hầu Uyên kéo quân vây núi Ðối San. Huỳnh Trung vẫn cố thủ giữa núi .
Hầu Uyên la mắng cả ngày, còn Pháp Chánh cứ phất cờ trắng lám hiệu . Xế chiếu, thấy quân sĩ địch mệt mỏi, bỏ thương, xuống ngựa, Pháp Chánh bèn phất cờ đỏ .
Thấy cờ hiệu, Huỳnh Trung kéo binh xuống. Hầu Uyên chưa kịp đề phòng thì Huỳnh Trung đã đến trước mặt, hét lớn, hươi đao chém Hầu Uyên thành hai đoạn.
Giết được Hạ Hầu Uyên, Huỳnh Trung bèn xua quân tiến mạnh , binh Tào chết như rạ .
Trương Hấp hay tin dẫn quân tiếp cứu, nhưng bị Huỳnh Trung giáng cho một trận, Hấp bỏ chạy về Ðịnh Quân San.
Một lát sau, thấy Thường Sơn Triệu Tử Long. Hấp thất kinh, tìm đường thối thân.
Ði được mấy dặm, bỗng có Ðỗ Tập kéo quân đến thưa :
- Ðịnh Quân San đã bị Lưu Phong và Mạnh Ðạt chiếm rồi !
Hấp kinh hoàng dẫn Ðỗ Tập chạy về Hán Thủy rồi sai ngươi báo tin cho Tào Tháo .
Nghe tin Hầu Uyên chết . Tháo khóc rống mắng Huỳnh Trung rằng :
- Lão tặc, ta quyết không dung ngươi .
Sau đó, dẫn quân đến Ðịnh Quân San trả thù cho Hầu Uyên, sai Từ Quáng đi tiên phuông.
Ðến Hán Thủy, Hấp và Ðỗ Tập thưa :
- Ðịnh Quân San đã mất. vậy nên dời lương thảo qua Bắc San lo việc tiến binh.
Huỳnh Trung đem đầu Hạ Hầu Uyên về dâng . Huyền Ðức mừng rỡ , mở tiệc ăn mừng.
Bỗng nghe tin đại binh Tào Tháo đến báo thù cho Hầu Uyên và Trương Hấp đang dời lương qua Bắc San nơi
Hớn Thủy .
Khổng Minh nói :
- Tào Tháo đem quân tới đây, nhưng sợ thiếu lương thực không dám tới, nếu cho quân đốt hết lương thì chúng phải
tan rã hàng ngũ .
Huỳnh Trung xin lãnh mệnh.
Khổng Minh nói :
- Tháo đâu phải như Hầu Uyên. Chớ nên khinh địch !.
Huyền Ðức nói :
- Hầu Uyên tuy là Thống Soái, nhưng hữu dũng vô mưu, sao bằng Trương Hấp. Nếu chém được Hấp còn hơn nữa .
Huỳnh Trung thưa :
- Tôi xin đi chém tên Hấp cho .
Khổng Minh nói :
- Lão tướng phải hợp với Triệu Vân thống lãnh quân sĩ .
Triệu Vân và Huỳnh Trung lãnh quân ra đi liền.
Tríệu Vân hỏi :
- Lão tướng hứa với chúa công đi cướp trại của Tào Tháo, mà binh Tháo ở Bắc San hơn 50 vạn. Vậy lão tướng liệu kế
sao ?
Huỳnh Trung nói :
- Ta đi trước thử coi .
Triệu Vân giành đi trước nhưng Huỳnh Trung nói :
- Ta là chánh tướng , ngươi là phó tướng, sao lại đi trước được .
Triệu Vân nói :
- Chúng ta cùng vì chúa mà ra sức, hà tất phải phân chánh phó ?
Huỳnh Trung nói :
- Vậy bắt thăm .
Triệu Vân chịu liền. Rốt cuộc, Huỳnh Trung đi trước.
Triệu Vân bàn :
- Vậy phải cho đúng hẹn, nếu giờ ấy mà lão tướng không về thì tôi đến tiếp ứng .
Huỳnh Trung đồng ý .
Triệu Vân về trại dặn Trương Dực :
- Mai lão tướng đi cướp trại Tháo đúng ngọ mà không về ta phải đi tiếp ứng ngay . Ngươi ở nhà lo doanh trại .
Huỳnh Trung cũng nói với Trương Trứ :
- Mai ta đi đốt lương Tháo Qua canh tư , phó tướng phải rời khỏi trại đến chân núi Bắc San, trước hết phải lấy đầu
Trương Hấp, sau đốt lương .
Trương Trứ vâng lệnh. Huỳnh Trung kéo binh đi trước, Trương Trứ theo sau, qua sông Hán Thủy đến Bắc San thì mặt trời đã ló, thấy lương chất như núi, quân canh giữ rất ít, Huỳnh Trung cả mừng, khiến quân lính chất rơm quanh đống lương, đánh đuổi quân canh rồi nổi lửa. Nhưng bỗng thấy Hấp đem binh tới, Trung chận đánh. Tháo được tin sai Từ Quáng đến tiếp cứu. Quáng vây Trung vào giữa, Trương Trứ vừa muốn thoát thân thì gặp quân của Văn Sánh. Trương Trứ lại bị quân Tháo vây phía hậu, cố đánh mà không thoát được.
Triệu Vân thấy đúng ngọ mà Huỳnh Trung không trở về dẫn quân đi, gần đến núi thì gặp tướng Mô Dũng Liệt cản lại. Triệu Vân bèn đâm Dũng Liệt một đao chết tốt. Binh Tào vỡ chạy ! Triệu Vân thừa thế rượt thẳng, gặp một tướng khác tên Tiêu Bình, bèn giáng cho một đao chết liền.
Giết tan binh Tào, Triệu Vân thẳng tới núi Bắc San, thấy Tù Quáng và Trương Hấp đang vây Huỳnh Trung, vội hươi thương như gió bão tới giữa vòng vây, ào ào như chỗ không người, khiến Từ Quáng và Trương Hấp thất kinh. Cứu Huỳnh Trung ra rồi, hai người vừa đánh vừa chạy. Triệu Vân tới đâu binh Tào chết tới đó. Tháo thấy vậy cả kinh
bèn hỏi quân sĩ :
- Ðó là tên nào ?
Tất cả thưa lớn :
- Thường Sơn Triệu Tủ Long .
Tháo nói :
- Ðương Dương Trường Bản, anh hùng thuở xưa, nay vẫn còn sao ?
Nói xong, truyền lệnh :
- Hễ y tới đâu hãy đề phòng cho kỹ !
Thay Trương Trứ còn bị vây, Triệu Vân bèn hươi thương tiến chém. Quân Tào cả kinh, không dám ra cự .
Trương Trứ được cứu dễ dàng. Thấy Triệu Vân Ðông xông Tây đột, cứu Huỳnh Trung và Trương Trứ quá dễ, Tào Tháo cả giận, bèn đích thân rượt theo nhưng Vân đã về tới trại rồi.
Triệu Vân đến trại, thì binh Tào cũng vừa theo kịp, Trương Dực ra tiếp, vừa thấy Tào rượt theo, liền đóng chặt cửa trại. Triệu Vân nói :
- Ðừng lo . Trước kia nơi Ðương Dương Trương Bản, chỉ một mình ta còn không ngán huống chi lúc này. Nói đoạn, cứ cầm thương mà đứng ngay trước cửa trại. Khi Trương Hấp và Từ Quáng đến, thấy Triệu Vân đứng đó, còn quân sĩ cờ xí trong trại vắng ngắt, bèn sinh nghi không dám vào. Phía sau, Tào Tháo thấy vậy cũng truyền quân rút lui.
Triệu Vân liền hươi thương chỉ lên, ba quân bèn nổi dậy, cung tên bắn ra như mưa. Binh Tào đạp nhau mà chạy. Huỳnh Trung, Trương Trứ, Triệu Vân rượt theo. Tào cắm đều chạy, không dám ngó lại, bỗng phía trước có quân của Lưu Phong, Mạnh Ðạt. Nhờ Trương Hấp và Từ Quáng cứu mà Tào thoát chết. Còn Phong và Ðạt tiến đến Bắc San nổi
lửa đốt binh lương của Tào Tháo. Thấy lương thảo bị cháy ngút trời , Tào và binh tướng kéo về Nam Trịnh.
Toàn thắng Triệu Vân, Huỳnh Trung đưa tin về cho Huyên Ðức. Ðức cả mừng, bèn cùng Khổng Minh kéo đến Hán Thủy.
Ðức hỏi quân lính về mưu kế của Triệu Vân , quân lính kể hết đầu đuôi, Ðức khen Vân không hết lời.
Hôm sau, được tin Từ kéo binh đến Tà Cốc, đánh Hán Thủy, Ðức bèn chuẩn bị đối phó.
Tào khiến Từ Quáng đi trả thù , nhưng có người tên Tây Xuyên , tự xưng thuộc hết đường tình nguyện giúp Tào đi trả thù. Người đó là Vương Bình, Tào bèn sai đi cùng Từ Quáng để giúp đở .
Từ Quáng , Vương Bình đi tiên phong.
Quáng sai quân sĩ phải qua sông mà đóng trại.
Vương Bình can :
- Trại đóng bên kia sông, đâu như muốn chạy thì sao ?
Từ Quáng cười :
- Xưa Hàn Tín bày trận, phía sau có sông, mà vẫn không chết !
Vương Bình nói :
- Không phải thế :
- Xưa Hàn Tín biết giặc vô mưu nên mới dám khinh, nay ta có thể thắng Triệu Vân được không ?
Từ Quáng nói :
- Ta cầm binh đã nữa đời mà còn sợ chúng sao ?
Nói rồi đốc quân tiến tới.
Tam Quốc Chí
Hồi 72
Gia Cát Lượng dụng mưu lấy Hán Trung
Tào A Man rút quân về Tà Cốc
Từ Quáng qua sông Hán Thủy đóng trại, không nghe Vương Bình can ngăn.
Huỳnh Trung hay tin, thưa với Huyền Ðức xin dẫn quân đánh Tào Tháo.
Ðức chấp thuận. Huỳnh Trung nói với Triệu Vân :
- Từ Quáng ỷ sức mạnh. Ta không thèm đánh, để lúc chúng mệt mỏi, ta đánh một trận xem sức chúng ra sao ?
Hôm sau, Quáng đến khiêu chiến. Quân Thục vẫn án binh bất động. Từ Quáng hạ lệnh bắn bừa vào trại.
Huỳnh Trung cười, nói với Triệu Vân :
- Từ Quáng muốn rút binh về . Vậy, đã đến lúc ta ra quân !
Lát sau, đội hậu quân của Quáng di động. Triệu Vân và Huỳnh Trung tung quân ra. Hai bên đánh úp lại. Quáng đại bại. Binh lính bỏ chạy, té xuống sông chết như rạ.
Từ Quáng cố thoát được thân, về trách Vương Bình :
- Sao binh ta lâm nguy, ngươi không cứu ?
Bình đáp :
- Nếu cứu ông, trại tôi sẽ nguy theo. Tôi can ông, ông không nghe, còn trách gì ?
Từ Quáng cả giận, muốn giết Vương Bình.
Ðêm ấy, Bình tức tối nổi lửa đốt hết doanh trại, rồi dẫn quân về hàng Huyền Ðức.
Huyền Ðức mừng, nói :
- Ta được tướng quân thì lấy Hán Trung như chơi .
Từ Quáng vội trở về thưa với Tào Tháo là Vương Bình làm phản, đầu hàng Lưu Bị rồi.
Tào Tháo giận lắm, đích thân đến lấy lại doanh trại.
Triệu Vân sợ quân sĩ ít nên rút qua phía Tây sông Hán Thuỷ đóng trại .
Huyền Ðức đi quan sát địa thế với Khổng Minh, rồi sai Triệu Vân đóng tại khoảng đất nổi lên ở giữa sông Hán Thủy, dặn kỹ :
- Hễ nửa đêm, nghe tiếng pháo nổ, thì cứ la ó mà không đánh.
Triệu Vân tuân lệnh. Qua hôm sau, binh Tào đến khiêu chiến, nhưng không thấy một tên lính Thục, bèn lui về.
Ðêm đến, lối canh ba, Khổng Minh thấy trại Tào an giấc, bèn đốt pháo. Triệu Vân khiến quân lính la ó. Tào thất kinh, tưởng quân Thục tới cướp trại ; nhưng khi kéo ra thì chàng thấy gì . . . Cả đêm Tào không ngủ mà cứ như thế ba đêm liền. Sợ hãi, Tào lui binh lại 10 dặm.
Khổng Minh cười :
- Tào đã sa vào quỉ kế của ta. Nói xong, truyền quân sĩ qua bên kia sông Hán Thủy đóng trại.
Thấy thế , Tào sinh nghi . Hôm sau, hai bên đều kéo binh dàn trận.
Tào chỉ Huyền Ðức nói :
- Ngươi là tên phản bạn, sao dám xâm lăng Hán Trung của ta .
Huyền Ðức nói :
- Mi là đứa gian thần, đã giết mẫu hậu, còn tự xưng là Ngụy Vương, để đoạt cơ nghiệp nhà Hán. Ta dung ngươi sao được .
Hai bên giao chiến !
Tào ra lịnh :
- Ai bắt được Lưu Bị thì được làm chúa đất Tây Xuyên. Ba quân hô lớn, xông trận.
Binh Thục nhắm sông Hán Thủy chạy dài, bõ hết binh khí, doanh trại. Quân Tào đua nhau thu lượm.
Tào thâu quân lại . Chư tướng hỏi Tào :
- Chúng tôi đang cố bắt Lưu Bị, sao đại Vương lại lui binh .
Tào nói :
- Ta thấy binh Thục đóng trại quay mặt xuống sông. Ðó là điều đáng nghi, lại chạy bỏ ngựa và nhiều binh khí. Ðây là hai điều đáng nghi lắm đó . Nói rồi truyền lịnh :
- Phải tức tốc thu binh, kẻ nào còn tiếc lấy vật gì ta chém đầu.
Tào vừa lui binh thì Khổng Minh ra hiệu Huyền Ðức lãnh trung quân, Huỳnh Trung lãnh tả quân, Triệu Vân hữu quân áp đến.
Binh Tào bỏ chạy.
Tào truyền quân sĩ về Nam Trịnh . Chạy được một quãng thì gặp Trương Phi và Ngụy Diên, lập tức kéo quân lên Nam Trịnh. Lúc Tào chạy về thì Nam Trịnh đã mất rồi, bèn khiến quân chạy về Dương Bình .
Quân Huyền Ðức vào Nam Trịnh an dân xong, bèn hỏi Khổng Minh :
- Sao Tào Tháo bại binh nhanh thế.
Khổng Minh thưa :
- Tào tuy dụng binh hay, nhưng đa nghi nên bị bại. Vậy lên tôi đùng nghi binh mà đánh nó .
Huyền Ðức nói :
- Nay Tào đã về Dương Bình Quan thì thế của nó đã có rồi. Vậy phải đuổi nó đi chứ ?
Khổng Minh thưa :
- Tôi đã chuẩn bị ! Nói xong sai Trương Phi và Ngụy Diên đi chận đường vận lương của Tào, khiến Huỳnh Trung và Triệu Vân đi nổi lửa đốt núi .
Tào Tháo sai quân đi thám thính, được tin báo :
- Binh Thục đã kéo đến ngăn nơi hiểm yếu, đốt rừng núi . Sau đó. Tháo lại được tin :
- Trương Phi, Ngụy Diên đón đường cướp lương .
Tào thất kinh sai Hứa Chữ đi hộ tống Giải Lương Quan.
Giải Lương Quan được Hứa Chữ hộ tống mừng rỡ nói :
- Nếu không có ông theo thì lương thảo sẽ mất hết . Nói xong truyền quân lấy ít rượu thịt dâng Hứa Chữ.
Hứa Chữ trong lúc say sưa, nói :
- Trương Phi , Ngụy Diên là những kẻ bất tài, nếu tôi gặp ắt chỉ một đao là chúng rụng đầu .
Giải Lương Quan nghe nói phục lăn.
Khi qua tới Bao Châu trời gần tối. Hứa Chữ thúc quân đi mau, Giải Lương Quan can :
- Trời gần tối , đường hiểm trở, nên hoãn binh .
Hứa Chữ cả giận :
- Ta sức cự muôn người, binh Thục là lũ chuột có chi phải sợ .
Ði được nửa đường, bỗng có pháo nổ, rồi thấy Trương Phi xông ra. Tay cầm xà mâu, hét như sấm.
Hứa Chữ thất kinh, giục ngựa đến đánh, bị Trương Phi đâm trúng bả vai lăn nhào. Quân sĩ vội khiêng Hứa
Chữ về . Còn xe lương thực bỏ chạy tán loạn.
Trương Phi không thèm rượt theo, đoạt hết lương thực đem về .
Hứa Chữ được Tào Tháo khiến lấy thuốc băng bó, rồi tiến binh đánh quân Thục.
Huyền Ðức thấy Tào Tháo tới liền dẫn binh ra cự địch cùng với Lưu Phong.
Tào thấy vậy mắng :
- Cái thằng bán dép, sai cái thằng con giả ra múa may. Nếu thằng con râu vàng của ta ra nó sẽ bầm nát thằng con giả của mi .
Lưu Phong nghe nói, tức lắm, xông tới đánh mạnh.
Tào sai Từ Quáng ra cự. Phong đánh một hồi, rồi trở lui. Mạnh Ðạt nhào tới. Một lát sau, hậu quân Tào bỗng dấy động. Tào nghi có binh phục liền thâu quân.
Khổng Minh ra lệnh đuổi theo. Quân Tào Tháo đạp lên nhau chết như rạ.
Tào Tháo chạy đến Dương Bình Quan mới dám nghĩ yên. Binh Phục bèn nổi lửa bên phía Ðông, la ó bên phía Tây thành. Tào Tháo sợ quá bỏ cả Dương Bình Quan mà chạy.
Ðang chạy gặp Trương Phi đón đường, phía sau lại có Triệu Vân rượt đến. Rồi Huỳnh Trung dẫn quân từ Bao Châu nhào tới một lượt.
Tào hoảng chạy, áo mão tơi bời.
Còn đang sợ sệt , bỗng một đạo binh từ xa kéo đến, Tào thất kinh :
- Binh Thục đâu mà đông vậy ? Nhìn kỷ thì ra binh của Tào Chương, con thứ Tào Tháo. hiệu Tử Vân, sức mạnh vô song.
Tào thường nói :
- Ngươi là đứa con dõng phu, đâu phải người tài .
Tào Chương đáp :
- Làm trai phải như Vệ Khanh, Hoắc Quang lập công trên yên ngựa, cứ bo ho thư loại nho sĩ , đọc sách tối ngày, làm được việc gì .
Năm Kiến An thứ 26 có Ô Hườn làm phản, Tào sai Chương đi dẹp giặc. Dẹp yên giặc, nghe tin Tào Tháo bại trận, đến cứu.
Tào Tháo thấy Tào Chương kéo binh đến cả mừng. nói :
- Có thằng con râu vàng của ta đến thì Lưu Bị sẽ chết . Bèn khiến Tào Chương đóng nới Tà Cốc mà cự địch.
Huyền Ðức thấy Tào Chương thì sai Lưu Phong và Mạnh Ðạt ra cự .
Lưu Phong đánh một vài hiệp, chống không nổi, bỏ chạy. Mạnh Ðạt lên tiếp ứng. Ðằng sau, quân Mã Siêu, Ngô Lan đánh một lượt, binh Tào đại bại.
Ngô Lan lại gặp Tào Chương. Hai bên giao chiến.
Tào Chương chém Ngô Lan nhào xuong ngựa. Ba quân hổn chiến. Tào liệu thế không xong, rút binh, đồn trú tại Tà Cốc, ý muốn tan binh, nhưng bị Mã Siêu ngăn đánh. Chống không nổi, lui không xong, bỗng quân sĩ đem dâng tô cháo có gân gà, Tào Tháo nhân đó như kẻ mê sảng. Lại gặp Hạ Hầu Ðôn tới xin khẩu hiệu. Tào bèn luôn miệng :
- Gân gà ! Gân gà !
Hạ Hầu Ðôn tưởng thật, cho ba quân khẩu hiệu " gân gà " .
Khi đó Dương Tu nghe truyền tiếng " gân gà" bèn truyền quân trở về . Chuyện đến tai Hạ Hầu Ðôn.
Ðôn thất kinh hỏi Tu :
- Tại sao ông có ý đó ?
Tu nói :
- Khẩu hiệu "gân gà" báo hiệu Ðại Vương sẽ trở về vì gân gà ăn thì vô vị, bỏ thì uổng. Nay tới thì không thắng nổi , mà lui thì sợ người chê cười . Ở đây vô ích, thà rút còn hơn !
Hạ Hầu Ðôn nghe nói khen thầm, bèn truyền lịnh lui binh.
Ðêm ấy Tào Tháo lo đến mất ngủ, bèn đích thân đi tuần tứ phía, đến trại Hầu Ðôn thấy quân tình như thế , bèn hỏi :
- Tại sao lại có ý ấy ?
Ðôn thuật lại lời Dương Tu. Tào khâm phục, song lại ghét nên đòi Dương Tu đến hỏi, Tu trả lời như thế .
Tào nạt lớn :
- Ngươi đã dùng lời lẻ làm sao động ba quân , tội đáng chém ! Nói xong truyền chém đầu Dương Tu.
Nguyên khi xưa, Tào còn làm thừa tướng, sai lập sở hoa viên. Khi xong , Tào viết chữ "Hoạt" nơi cửa. Không ai tỏ ý gì chỉ có Dương Tu nói :
- Chữ Hoạt viết ngay cửa. Cửa là môn, thêm chữ Hoạt là cửa rộng, Thừa Tướng có ý chê cửa hơi rộng. Thợ sửa lại. Tào đến thăm, ngạc nhiên hỏi :
- Ai biết được ý ta ?
Thọ đáp :
- Quan Dương Tu . Tào Tháo nghe qua có ý ghét, song giả bộ vui mà khen .
Tào Tháo vốn đa nghi sợ bị thích khánh nên thường dặn kẻ hầu :
- Lúc ngủ, ta hay mơ thấy giết người, bọn bây chớ lại gần.
Ðêm kia, đang ngủ , làm rớt mền , tên quân lượm lên đắp lại, Tào Tháo liền vung gươm chém chết, rồi leo lên ngủ lại, khi thức giấc giả đò quát lớn :
- Ai đã giết kẻ hầu cận của ta ?
Mấy người biết chuyện cứ ngay tình mà kể hết, Tào khóc rống, dạy chôn cất tử tế . Ai cũng tin Thao nằm mơ thấy giết người, duy có Dương Tu là rõ ý Tào . Ðến khi chôn, Tu chỉ hòm nói :
- Không phải Thừa Tướng chiêm bao, nhưng thiệt ngươi chiêm bao mà ra . Tào biết thế càng ghét Tu hơn.
Con thứ Tào là Tào Thực lại ưa Dương Tu. Nhân vụ Tào Tháo định lập thế tử.
Tào Phi nghe được, lén thương nghị cùng Ngô Chất nhưng sợ người ngoài biết bèn giấu Ngô Chất vào cái thùng lớn , giả thùng đựng lụa.
Dương Tu biết, tâu vời Tào xin đem quân rình bắt. Phi sợ lậu bèn bưng vô thùng khác. Quân lính khám thấy toàn lụa. Tào sinh nghi Dương Tu là kẻ gièm xiểm để cha con sát hại nhau, lại càng sinh ghét Tu.
Muốn thử Tào Phi và Tào Thực, Tào Tháo sai hai người vào bảo , rồi lại sai người ra cửa Nghiệp Thành chận không cho vào. Phi thấy vậy trở về .
Tào Thực thấy thế đến hỏi Dương Tu.
Dương Tu nói :
- Ngài vâng lệnh Ngụy vương. Ai ngăn cản thì chém.
Tào Thực nghe lời đến cửa quả gặp quân cản lại, bèn nói :
- Ta vâng lệnh Ngụy Vương lại, sao ngươi dám cản. Nói xong chém đi.
Tào Tháo thấy vậy khen Tào Thực ngoan. Nhưng khi biết chuyện Dương Tu bày mưu thì ghét luôn Tào Thực.
Nay, nhân vụ "gân gà" mà giết Dương Tu để tướng sĩ khỏi hoang mang. Sau đó, truyền lệnh ngày mai tan binh.
Rạng ngày binh Tào Tháo vừa ra khỏi Tà Cốc thì gặp quân của Ngụy Diên đón đầu, bèn sai Bàng Ðức ra đánh.
Hai tướng đang lâm trận thì trại của Tào lửa dậy, có kẻ thưa :
- Mã Siêu đem quân đoạt trại .
Tháo ra lệnh tiến tới. Ngụy Diên giả vờ bỏ chạy.
Tào Tháo truyền quân trở lại đánh Mã Siêu.
Khi đang xem hai bên giao chiến, bỗng có đạo binh kéo tới. Tào Tháo toan chạy xuống thì Ngụy Diên đã la lớn :
- Hãy mau xuống ngựa . Nói xong, giục ngựa tiến tới chém đầu Tào Tháo, Bàng Ðức la lên :
- Chớ có hại Chúa ta !
Nói xong phò Tào Tháo mà chạy.
Về đến trại, coi lại, Tào Tháo thấy mũi tên trúng miệng, làm gãy 2 răng cửa.
Tào cho mời lương y lại chữa. Lúc đang nằm trong xe, bỗng có quân báo :
- Trên núi Tà Cốc có lửa cháy, quân Thục đang rượt theo . Binh Tào nghe nói thất kinh, khiếp đảm.
Tam Quốc Chí
Hồi 73
Huyền Ðức lên ngôi Hán Trung Vương
Quan Vân Trường đánh chiếm Tương Dương quận
Tào Tháo lui về Tà Cốc, Khổng Minh biết Tào sắp bỏ Hán Trung nên sai Mã Siêu đánh phá hoài. Vì thế Tào ở lâu không được. Còn ba quân thì măt hết tinh thần.
Binh Tào Tháo chạy, hai bên lửa cháy, binh Mã Siêu rượt theo.
Tào hối quân chạy mau, đến Kinh Triệu mới an lòng.
Huyền Ðức thấy Tào bỏ Hán Trung , bèn sai Lưu Phong, Mạnh Ðạt, Vương Bình đi chiếm các quận.
Các quận nghe tin Tào bỏ chạy liền vội đầu hàng.
Lấy xong Hán Trung, ai nấy đều vui vẻ nên muốn tôn Huyền Ðức lên ngôi hoàng đế .
Khổng Minh liền dắt bọn Pháp Chánh vào, thưa rằng :
- Nay Tào Tháo chuyên quyền, bá tánh không chúa, chúa công nhân đức trải khắp thiên hạ, nay lại được cả Lưỡng
Xuyên, vậy nên theo mệnh trời, thuận lòng người mà lên ngôi hoàng đế .
Huyền Ðức nói :
- Ta tuy là hoàng tộc, song cũng là đạo tôi con, làm thế hóa ra phản Hán chăng ?
Khổng Minh nói :
- Nay thiên hạ phân tán, ai ai cũng muốn tìm minh chúa mà thờ. Nếu chúa công e ngại như vậy sợ phụ lòng người .
Chư tướng lại thưa :
- Nếu Chúa công thối thác e lòng người phân ly .
Khổng Minh thưa :
- Chúa công thường lấy nghĩa làm gốc. Nay đã có đất Kinh Châu và Lưỡng Xuyên thì nên xưng làm Hán Trung Vương đã , sau sẽ tính .
Huyền Ðức nói :
- Các ngươi muốn tôn ta làm Hán Trung Vương ; nhưng không có chiếu thiên tử thì khác chi tiếm ngôi. Ðây là điều không nên .
Khổng Minh thưa :
- Chúa công phải tòng quyền chứ !
Trương Phi vùng kêu lớn :
- Nhưng kẻ khác họ, mà còn muốn làm vua, huống chi đại ca là tông phái nhà Hán !
Khổng Minh lại nói :
- Xin ngài hãy tòng quyền mà tức vì Hán Trung Vương, rồi hãy làm chiếu dâng lên thiên tử .
Huyền Ðức từ chối mãi không được đành phải lên ngôi.
Năm Kiến An thứ 24, lập đàn Miêu Dương, nhi trượng đầy đủ quần thần đứng hầu, Hứa Trịnh, Pháp Chánh thỉnh Huyền Ðức đăng đàn , dâng áo mão, đai ấn xong, Huyền Ðức xưng hiệu Hán Trung Vương.
Con Huyền Ðức là Lưu Thiện (tức á Ðẩu) lập làm thế tử, phong Hứa Trịnh làm Thái phó, Pháp Chánh làm Thông Thư lịnh, Gia Cát Lượng làm quân sư, Vân Trường, Trương Phi , Triệu Vân, Huỳnh Trung , Mã Siêu làm ngũ hổ đại tướng. Phong Ngụy Diên làm Hán Trung thái thú, còn kỳ dư chư tướng đều luận công, phong tước.
Sau khi lên ngôi, Huyền Ðức sai người về Hứa Ðô dâng biểu chương.
Tào Tháo đang ở Nghiệp Quân nghe tin cả giận nói rằng :
- Cái thằng bán dép đó mà cũng làm trời sao ?
Liền truyền lệnh đánh Lưỡng Xuyên. Bỗng có kẻ can :
- Ðại vương chớ nên giận một lúc mà làm hư việc lớn. Tôi có một kế, không cần binh giáp mà quân Thục phải mang họa .
Ðó là Tư Mã Ý.
Tào Tháo nói :
- Lưu Bị mà dám xưng vương ngang ta. Há ta chịu sao ?
Tư Mã Ý nói :
- Ðại vương mới bại binh, tướng sĩ mất tinh thần, cử binh đánh nữa e mang hại.
Tào Tháo tuy cả giận, nhưng nghĩ lại trận vừa qua thì hoảng sợ . Bèn nghe lời Tư Mã Ý bỏ việc đánh Lưỡng Xuyên.
Lát sau, quay hỏi Tư Mã Ý :
- Trọng Ðạt có kế chi hay ?
Tư Mã Ý nói :
- Bên Giang Ðông, Tôn Quyền gả em cho Lưu Bị, rồi tự ý đem về . Còn Lưu Bị chiếm Kinh Châu không trả . Hai bên ắt thù nhau . Nay Ðại vương nên đốc Tôn Quyền đánh Kinh Châu ắt Lưu Bị sẽ đem quân Tây Xuyên về cứu ứng, chừng đó đại vương lấy Tây Xuyên khó gì .
Tào Tháo cả mừng bèn sai Mãng Lũng qua Giang Ðông ra mắt Tôn Quyền.
Ðược thư của Tào, Tôn Quyền hỏi Trương Chiêu .
Y thưa :
- Ngụy với Ngô không thù oán, nhưng vì nghe lời Khổng Minh mà sinh đánh nhau . Nay có sứ Ngụy sang ắt là muốn cầu hòa.
Tôn Quyền bèn lấy lễ trọng mà đãi Mãng Lũng.
Lũng thưa :
- Ngô với Ngụy vốn không thù hận bởi Khổng Minh nên mới sanh hiềm khích nhau . Nay Ngụy Vương sai tôi đến giao ước với ngài, hễ ngài chiếm Kinh Châu thì bên Ngụy sẽ đánh Hán Xuyên. Ðánh ép như vậy, Lưu Bị sẽ thất thủ. Lúc đó , lấy được Kinh Châu , Hán Xuyên, hai bên chia đôi lương thảo và thề không xâm phạm nhau nữa .
Tôn Quyền chưa quyết định, sai quân dẫn Măng Lung ra nghỉ tạm nới quán dịch, rồi cùng chư tướng bàn luận.
Cố Ung nói :
- Tuy là thuyết kế, nhưng cũng hay .
Gia Cát Cẩn nói :
- Binh Tào mới thua nơi Hán Xuyên, mượn ta để trả thù, chờ hai đàng đánh nhau để chúng thủ lợi . Việc này chưa chắc đã nên làm. Từ khi qua Kinh Châu, Huyền Ðức đã cưới vợ cho Vân Trường, sinh được một trai, một gái . Nay ta đến xin cầu hôn cho thế tử . Nếu chịu tức Vân Trường có ý hòa với Ðông Ngô, lúc đó sẽ hiệp binh đánh Tào . Bằng không , sẽ cùng Tào đánh Kinh Châu .
Tôn Quyền khen phải bèn khiến Gia Cát Cẩn đến Kinh Châu.
Tới nơi, Vân Trường hỏi Cẩn :
- Tử Du qua có việc chi ?
Cẩn đáp :
- Tôi đến có ý kết giao hai nhà . Chúa tôi có con trai thông minh , nghe ngài có con gái tuyệt sắc, nên muốn cầu thân. Nếu ưng thuận, chúng ta sẽ hiệp nhau đánh Tào .
Vân Trường bỗng nổi giận :
- Con gái ta ví như loài hổ, há lại gả cho loài khuyển ?
Sau đó truyền tả hữu đuổi Cẩn ra .
Cẩn về thuật lại câu chuyện.
Tôn Quyên cả giận muốn tấn binh ngay .
Bộ Chắc nói :
- Tào Tháo muốn soán Hán đã lâu, song còn sợ Lưu Bị, nay lại thuyết chúng ta đi dánh Lưu Bị, ý muốn gây họa cho ta đó . Hơn nữa Tào Nhơn đóng binh đã lâu tại Tương Dương, đi bộ qua ló Kinh Châu rất dễ , sao hắn không đi lấy, lại thuyết Chúa công động binh ? Bấy nhiêu đó đủ thấy lòng hắn rồi . Chúa công hãy sai sứ qua Hứa Ðô gặp Tào Tháo, bảo y sai Tào Nhơn đánh Kinh Châu trước . Vân Trường chắc sẽ tới chiếm Phàn Thành. Vân Trường rời khỏi , Chúa công sai tướng đi lấy Kinh Châu nào khó gì .
Tôn Quân nghe lời, sai sứ đi ngỏ ý với Tào Tháo.
Tào cả mừng bèn sai Tào Nhơn hiệp cùng Ðông Ngô chiếm lấy Kinh Châu.
Ngày kia bỗng có tin báo :
- Tào Tháo cùng Ðông Ngô đánh Kinh Châu .
Huyền Ðức thất kinh cho mời Khổng Minh đến để bàn luận.
Khổng Minh nói :
- Tôi biết mưu ấy, song Ðông Ngô mưu sĩ nhiều, chắc sẽ xúi Tào Tháo sai Tào Nhơn tấn binh trước .
Huyền Ðức hỏi :
- Vậy phải tính sao ?
Khổng Minh đáp :
- Khiến Vân Trường đi lấy Phàn Thành trước để làm cho binh Tào vỡ mật tất nó phải tan .
Huyền Ðức bèn sai Phi Thí đến nói với Vân Trường :
- Chúa công khiến tướng quân dẫn binh đánh Phàn Thành .
Vân Trường bèn sai Mê Phương dẫn quân đóng trước thành Kinh Châu. Trong lúc bàn chuyện với Phi Thí, bỗng lửa phát cháy. Thì ra Mê Phương và Phó Sĩ Nhơn mải uống rượu nên để lửa cháy hỏa pháo. Binh khí lương thảo đều bị thiêu rụi.
Vân Trường cả giận đòi Mê Phương và Phó Sĩ Nhơn đen quở trách truyền đem 2 người ra chém.
Phi Thí can ngăn hết lời, Vân Trường mới thôi. Sau đó, truyền hai người đem quân trấn nơi Nam Quận và Công An. Còn mình lãnh trung quân, Mả Lương và Y Tịch làm tham mưu, Liêu Hóa đi tiên phong, Quan Bình làm phó tướng,
tất cả kéo binh ra đi.
Khi đến Tương Dương, Tào Nhơn nghe báo có Vân Trường thì thất kinh, ý muốn cố thủ không ra đánh.
Phó tướng là Diệu Ngươn nói :
- Ðại Vương giao ước với Ðông Ngô chiếm Kinh Châu. Nay chưa đánh mà Vân Trường đã đến. Ấy là ý muốn nạp mình cho tướng công. Tại sao Ngài lại cố thủ ?
Mãng Lũng nói :
- Vân Trường đâu phải tay thường. Hãy coi chừng !
Hạ Hầu Ðôn nói :
- Nay binh giặt mới đến, còn mệt mỏi, không đánh thì đợi chừng nào ?
Tào Nhơn nghe theo, sai Mãng Lũng thủ thành còn mình đích thân đi đánh Vân Trường.
Hai bên bố trận xong. Liêu Hòa ra khiêu chiến, Diệu Ngươi ra cự địch . Một lát, Liêu Hóa giả vờ bỏ chạy, Diệu Ngươn lại rượt theo. Binh Kinh Châu lui lại mười dặm. Bỗng phía sau có tiếng quân hét vang, Tào Nhơn thấy thế vội truyền lui binh cho mau. Phía sau Lưu Hóa và Quan Bình đánh tới. Binh Tào đại bại. Tào Nhơn biết mình đã trúng kế
vội rút về Tương Dương. Ðến giữa đường thì gặp Vân Trường đang gò ngựa hoành đao chặn lại.
Tào Nhơn vỡ mật, không dám giao phong, cứ nhắm Tương Dương mà chạy riệt. Lát sau, Diệu Ngươn và Hạ Hầu
Ðôn kéo binh về đồn, gặp Vân Trường chém cho mỗi người một đao chết tốt . Binh Tào hổn loạn, té nhào xuống sông chết như rạ.
Tào Nhơn lui về cố thủ Phàn Thành . Còn Vân Trường chiếm được Tương Dương mở tiệc khao quân. Giữa tiệc, Tùy Quân là Vương Phủ thưa rằng :
- Nay tuy chiếm được Tương Dương, song Lữ Mông thường hay để ý Kinh Châu, nếu kéo binh đi e bất tiện .
Vân Trường đáp :
- Ta cũng đang lo việc ấy . Nói xong sai Vương Phủ xây cất phòng hỏa đài dọc mé sông canh giử. Hễ thấy binh Ngô kéo tới thì đốt lửa làm hiệu, ta sẽ trở về đánh bọn chúng.
Vương Phủ nói :
- Mê Phương và Phó sĩ Nhơn giữ nơi ấy, tôi e không chắc lắm. Vậy xin sai Triệu Lụy đến tiếp ứng mới an tâm .
Vân Trường đáp :
- Triệu Lụy đang mắc lo lương thảo cũng là việc trọng. Vậy ngươi chớ lo ngại, hãy ráng làm phận sự ấy là tốt rồi.
Nói xong sai Quan Bình sửa soạn chiến thuyền qua sông đi đánh Phàn Thành.
Tào Nhơn lui về giữ Phàn Thành bèn viết thư báo cho Tào Tháo ở Hứa Ðô xin thêm viện binh.
Tào xem thư cả kinh, nói với Vu Cấm :
- Tương Dương mất, Phàn Thành đang lâm nguy. Ngươi phải đem binh đi tiếp cứu gấp .
Nói xong sai Bàng Ðức đi tiên chuông trong đạo quân của Vu Cấm, trực chỉ Phàn Thành.
Tam Quốc Chí
Hồi 74
Bàng Ðức khiêng hòm tử chiến
Vân Trường xổ nước thắng quân Tào
Tào Tháo thấy Bàng Ðức xin đi thì cả mừng, bèn phong cho Vu Cấm làm Chinh Nam trung quân, Bàng Ðức làm Chinh Tây Ðô tiên phuông, kéo quân ra Phàn Thành.
Lúc ấy, Ðổng Hoành và Ðổng Siêu nói với Vu Cấm :
- Tướng quân đi giải vây cho Phan Thành, sao lại đem người ấy theo ?
Vu Cấm hỏi :
- Người nào ?
Ðổng Hoành đáp :
- Bàng Ðức là thủ hạ của Mã Siêu, hiện Mã Siêu làm quan Tây Thục, anh ruột Bàng Ðức là Bàng Chu cũng làm quan bên ấy, lẽ nào y quên anh, quên chúa cũ ?
Vu Cấm nghe tin, vội vã vào thưa với Tào Tháo.
Tào liền đòi Bàng Ðức đến lấy ấn lại, trao người khác.
Bàng Ðức hỏi :
- Tôi chưa ra sức, tại sao đại vương lại đổi ý vậy ?
Tào Tháo đáp :
- Không phải tôi nghi tướng quân, nhưng anh tướng quân hiện ở bên Thục, lại Mã Siêu hiện đang phò Lưu Bị, nên
nếu tướng quân đi thì không khỏi mang tiếng với ba quân .
Bàng Ðức nghe nói, cởi hết áo mũ, khóc đến chảy máu mắt, nói :
- Tôi mong ơn Ðại Vương mà chưa trả nghĩa. Anh tôi trước kia vì chị dâu ngang ngược , tôi đã chém chị tôi . Tình anh em đã dứt . Còn Mã Siêu từ khi thất thủ , mỗi kẻ một phương , tìm thờ một chúa , thế là nghĩa cũ đã tuyệt không còn liên tưởng gì nữa.
Tào Tháo thấy Bàng Ðức có lòng trung nghĩa nên cứ để cho đi.
Qua bữa sau, Bàng Ðức đóng chiếc hòm để giữa nhà . Các quan lấy làm lạ hỏi thì Bàng Ðức thưa :
- Tôi qua Phàn Thành thề quyết ăn thua với Vân Trường. Nếu không giết được y, tôi ắt chết, nên sắm hòm sẵn đó . Bàng Ðức lại kêu vợ con lại mà trăn trối áo não. Ai nấy khóc ròng.
Quân sĩ thay vậy vào thưa với Tào Tháo.
Tào Tháo mừng rú :
- Bàng Ðức trung dũng như vậy, ta còn sợ gì .
Giả Hủ thưa :
- Nay Bàng Ðức quyết tử với Vân Trường tôi lấy làm lo. Quan Công là tên mưu trí có dư, nếu liều e Bàng Ðức thiệt mạng .
Tào Tháo nghe phải bèn viết lệnh đem cho Bàng Ðức, nói rằng :
- Chớ nên khinh binh. Liệu đánh được thì đánh, bằng không thì lui binh .
Bàng Ðức nhận lệnh nói với Vu Cấm :
- Sá gì Vân Trường. Ta sẽ làm cho y danh bại một phen .
Vu Cấm đáp :
- Ðại vương là bậc mưu trí. Lời ngài đáng lấy làm kinh nghiệm .
Bàng Ðức không nói nữa, cứ thúc quân thẳng đến Phàn Thành.
Vân Trường bỗng được tin báo có Vu Cấm và Bàng Ðức cầm bảy đạo binh tinh nhuệ, lại khiêng theo cái hòm, miệng nói lời vô lễ, quyết tử chiến với mình thì cả giận, tóc râu dựng lên nói :
- Oai danh ta vang lừng trong thiên hạ, Bàng Ðức là thằng con nít sao lại hổn xược thế .
Nói xong, khiến Quan Bình đến phá Phàn Thành, còn mình đánh với Bàng Ðức.
Quan Bình thưa :
- Xin cha để con chống với hắn. Cha như núi thái sơn chống với viên sỏi làm chi .
Quan Công nói :
- Vậy con hãy đi trước coi !
Thấy Bàng Ðức đem theo lá cờ thêu chữ "Nam An Bàng Ðức" , theo sau là cái hòm, Quan Bình nạt lớn :
- Bàng Ðức là tên khản chúa !
Bàng Ðức quay hỏi quân sĩ :
- Thằng nào đó ?
Quân sĩ thưa :
- Ðó là Quan Bình, con nuôi Quan Công .
Bàng Ðức cả giận, nạt lớn :
- Cút đi ! Ta đến để lấy đầu Vân Trường. Ngươi ra làm gi ?
Quan Bình cả giận thúc ngựa tới đâm liều. Bàng Ðức đánh với Quan Bình hơn 30 hiệp mà không phân thắng bại.
Hai bên về nghỉ. Có kẻ vào báo, Quan Công nổi giận bèn sai Liêu Hoá ra đánh Phàn Thành, còn mình đánh với Bàng Ðức.
Bàng Ðức xông ra, hét lớn :
- Ta đến để lấy đầu ngươi. Sợ ngươi không tin, ta mang theo cái hòm đó. Nếu sợ chết, hãy xuống ngựa mà đầu hàng ! Quan Công nổi giận :
- Mi là tên tiễu tốt. Ta chỉ tiếc cây thanh long đao của ta phải chém đầu ngươi . Thật không xứng đáng với oai danh của nó .
Nói dứt lời , bèn vung đao vụt ngựa . Hai bên đánh nhau dư trăm hiệp mà chưa phân tháng bại. Ai nay đều sửng sốt . Bên trại Ngụy, Vu Cấm sợ Bàng Ðức có sơ thất bèn gióng kèn thâu binh.
Bàng Ðức về nói với chư tướng :
- Quan Công nổi tiếng anh hùng, nay ta mới tin đó .
Quan Công trở về trại rồi, Quan Bình nói :
- Xưa có câu : " Bò con không biệt sợ cọp ". Dầu cha có chém được y đi nữa thì y cũng chỉ là đứa vô danh .
Quan Công đáp :
- Nếu không giết được y cha không hả giận. Con đừng nhiều lời !
Qua hôm sau, Quan Công kéo binh tới, Bàng Ðức cũng xua binh chống cự. Hai bên đánh đến 50 hiệp. Bàng Ðức giả vờ thua, quất ngựa chạy. Vân Trường giục ngựa rượt theo.
Quan Bình thấy cha bay ngựa đuổi Bàng Ðức, vội nói : "Bàng Ðức bấn lén cha đấy "
Vừa dứt lời thì mũi tên găm vào cánh tay Vân Trường.
Quan Bình thâu binh phò Quan Công về trại. Ðến nơi, Bình nhổ mũi tên ra, Quun Công cười, nói :
- Con chớ lo ! Cha sẽ dùng kế bắt nó .
Vu Cấm và Bàng Ðức thấy Quan Công bị tên thì cả mừng, nên đến khiêu chiến nữa. nhưng không ai ra, nghĩ rằng Quan Công đã bị thương nặng, bèn kéo quân đến đóng ở phía Bắc Phàn Thành .
Thấy Vu Cấm rời trại, Quan Công chưa rõ mưu gì, nhìn Phàn Thành thấy cờ xí lộn xộn, và phía Bắc vàm sông có quân mã trú đóng.
Một lúc lâu, Vân Trường hỏi tả hũu :
- Ðây là đâu ?
Có tiếng thưa lớn :
- Dạ, cửa Khoái Khẩu .
Quan Công cười :
- Vu Cấm phen này sẽ bị ta bắt sống .
Khi ấy nhằm tháng tám, trời mưa. Vân Trường sai sắm sửa thuyền bè.
Thấy vậy , Quan Bình hỏi :
- Ðánh giặc trên lộ mà sắm thuyền làm gì ?
Vân Trường đáp :
- Khoái Khẩu là nơi hiểm yếu, cha đă ngăn các ngả sông. Nhờ trời mưa lớn, ta xổ nước xuốg thì dẫu quân mạnh
mấy đi nữa cũng chỉ làm mồi cho cá .
Ðạo binh Ngụy đóng tại mé sông Khoái Khẩu, quan đốc tướng là Thanh Hà thấy trời mưa bèn nóì với Vu Cấm : Ðại binh đóng gần mé sông, đất thấp, mưa liên miên, tôi e nguy hiểm .
Vu Cam cười, đáp :
- Ðó là dụng ý của ta. Nay Vân Trường đã bị thương thì lo chi. Ta đang chờ y xuất trận .
Ðêm ấy trời mưa, sông Trường Giang nước dạt dào, Bàng Ðức đang ngồi, nghe tiếng ngựa chạy rần rần, chiêng trống
vang rền thì thất kinh, bèn lên ngựa quan sát , thấy bốn phía nước tràn lan, cuồn cuộn chảy, doanh trại bị ngập.
Vu Cấm và Bàng Ðức kéo quân tìm chổ cao mà tránh nước.
Trời hừng sáng, Vân Trường xuất binh kéo cờ giống trống. chèo thuyền lướt tới. Vu Cấm cả sợ, ngó tứ phía nước tràn ngập, không lối thoát, quân sĩ chỉ còn 5, 6 người. Liệu kế trốn không nổi bèn xin đầu hàng.
Quan Công sai cởi hết y giáp, bắt bỏ xuống thuyền, rồi tiếp tục đi bắt Bàng Ðức.
Lúc ấy Bàng Ðức đứng trên gò cao, thấy thuyền của Vân trường, biết là không còn cách nào thoát thân bèn hô lớn :
- Ngày nay là ngày chết của ta, song ta nhất định không đầu hàng .
Ðánh một hoi lâu, quân sĩ chết hết, Bàng Ðức thấy bên Kinh Châu có vài chiếc thuyền, bèn đoạt thuyền trốn về Phàn Thành.
Châu Thương thấy thế, bơi thuyền lặn tới ghìm thuyền Bàng Bức xuống nước.
Bàng Ðức bị trôi giữa giòng, Châu Thương lướt theo, bắt được Bàng Ðức bỏ vào thuyền Vân Trường đưa về trại.
Về đến trại, Vân Trường sai dẫn Vu Cấm đến.
Vu Cấm quì lạy xin tha tánh mạng.
Vân Trường nói :
- Ta giết mi cũng như giết con chuột, nào can chi .
Nói xong , sai quân giải về Kinh Châu giam giữ.
Vân Trường lại sai dẫn Bàng Ðức đến.
Ðức cau mày nhìn Vân Trường, không chịu quì.
Vân Trường hỏi :
- Anh ngươi, chúa ngươi đầu ở đất Thục, sao ngươi không chịu đầu cho sớm ?
Bàng Ðức đáp :
- Ta thà chịu chết, há phải đầu mi .
Quan Công cả giận truyền Châu Thương đem ra chém.
Khi Châu Thương dẫn ra, Quan Bình chạy theo hỏi Bàng bức :
- Cái hòm mi mang theo để đâu ?
Bàng Ðức trợn mắt không nói, Châu Thương bèn chém cho một đao rụng đầu.
Nhân lúc nước xuôi dòng, Quan Công bèn xuống thuyền tiến đánh Phàn Thành.
Phàn Thành nước ngập, binh sĩ mất hết tinh thần, muốn bỏ trốn.
Tào Nhơn thấy thế vội lên thành mà nói :
- Ai bỏ thành mà trốn ta lấy đầu tức khắc .
Nói đoạn, sai quân đi lấy đất chận các chỗ nước ngập.
Quan Công từ ngày chém Bàng Ðức, bắt Vu Cấm thì oai danh lừng lẫy ai nghe cũng sợ.
Ngày kia, Vân Trường sai con là Quan Lang gửi sổ bộ, công trạng của tướng sĩ về Tây Thục để xin thăng thưởng. Sau
đó , tiến quân đánh Phàn Thành.
Tào Nhơn đốc thúc quân sĩ bắan tên xuống như mưa.
Quan Công đang thúc binh bỗng bị một mũi tên nơi cánh tay, liền ngã ngựa.
Tam Quốc Chí
Hồi 75
Vân Trường nạo xương trị độc
Lữ Mông áo trắng qua sông
Tào Nhơn thấy Vân Trường bị tên thì cả mừng, bèn mở cửa thành dẫn quân ra.
Quan Bình liền thúc quân cản lại, cứu Vân Trường rước về trại. Vì tên tẩm thuốc độc, nên cánh tay Quan Công bị tê liệt.
Quan Bình thay cha bị thương nặng, bèn bàn với. chư tướng đưa Quan công về Kinh Châu dưỡng bệnh.
Quan Công thấy thế mắng rằng :
- Phàn Thành nay đã nguy ngập. Thành ấy ta đã lấy được trước mặt rồi, há vì vết thương nhỏ này mà lui binh sao ?
Chư tướng thấy vậy, bèn đi tìm lương y điều trị.
Ngày kia, bỗng có người ngồi trên thuyền nhỏ ở Giang Ðông đi qua.
Quan Bình hỏi, người ấy xưng là Hoa Ðà, nghe tin Vân Trường bị thương nặng nên tìm đến chữa.
Quan Bình cả mừng, nói :
- Tôi nghe danh tiên sinh đã lâu, nay lại đích thân đến, ơn ấy ngàn ngày không quên .
Nói đoạn, mời Hoa Ðà đến gặp Vân Trường.
Hoa Ðà xem vết thương nói :
- Tên có tẩm thuốc độc đã tới xương rồi. Phải trị ngay, nếu chậm sẽ nguy khốn .
Quan Công hỏi :
- Phải dùng thuốc chi ?
Hoa đà nói :
- Phải trồng một cây trụ nơi vắng vẻ. Tướng công phải chịu cho tôi cột vào cây trụ đó, lấy vải bịt mắt để khỏi thấy việc tôi làm .
Vân Trường hỏi :
- Chữa cách gì mà lạ vậy ?
Hoa Ðà nói :
- Tôi phải lóc thịt ra, cạo xương cho hết chất độc. Nếu không cột vào trụ, hoặc để nhìn thấy, ngài sẽ không chịu nổi . Vân Trường cười :
- Có gì mà không chịu nổi !
Nói rồi liền khiến Hoa Ðà cứ việc làm. Còn mình vẫn ngồi đánh cờ với Mã Lương.
Hoa Ðà lấy dao mổ vết thương.
Vân Trường vẫn cười nói như không. Máu chảy ràn rụa.
Hoa Ðà thán phục trước khí phách can trường của Quan Công.
Quan Công đứng đậy nói :
- Cánh tay đã hết đau, co dãn được. Ngài thật là bậc thần y đó .
Vân Trường bèn sai dọn tiệc đãi Hoa Ðà, rồi lại lấy vàng ra tạ ơn .
Hoa Ðà nói :
- Tôi nghe ngài là bậc trung nghĩa nên đến trị giúp, đâu phải để lấy bạc vàng .
Nói rồi từ giã ra về .
Từ ngày Vân Trường chém Bàng Ðức, giam Vu Cấm, ai nay đều kinh.
Tào Nhơn sai người về Hứa Ðô cầu viện.
Tào Tháo hay tin, nhóm tướng sĩ lại bàn luận.
Tư Mã ý nói :
- Vân Trường thắng trận là tại Ðông Ngô chưa thật lòng với ta. Nay, muốn thắng, nên sai sứ đến thúc Tôn Quyền đem binh lấy Kinh Châu, kéo binh đánh ngả sau để trừ Vân Trường, rồi sẽ chia đất cho Giang Ðông, thì tự nhiên giải vây
được Phàn Thành .
Tào Tháo nói :
- Một mặt sai sứ sang Ðông Ngô, mặt khác cử binh đến Phàn Thành mà tiếp cứu thì mới được .
Nói dừa dứt thì Từ Quáng xin đi.
Tào cả mừng, bèn khiến Từ Quáng làm tướng , Lữ Kiện làm phó tướng kéo quân đến Phàn Thành tức tốc.
Còn Tôn Quyền từ ngày lỗi hẹn với Tào, chưa dám động binh , nay nghe tin Vân Trường tiến đánh Phàn Thành, xa Kinh Châu lại được thư của Tào Tháo, liền triệu các tướng mà nghị bàn mưu kế .
Trương Chiêu thưa :
- Tào Tháo thúc ta lấy Kinh Châu vì Phàn Thành đang lâm nguy rồi ; được tin Vân Trường bắt Vu Cấm giết Bàng Ðức , vì thế Tào mới cầu cứu ta . Nếu ta đem binh hiệp với y thì chắc được ; nhưng sợ y sẽ trở mặt .
Lữ Mông thưa :
- Dầu Tào không cầu cứu ta, nhưng thừa dịp Vân Trường vây Phàn Thành, bỏ Kinh Châu, cũng nên thừa cơ mà chiếm lấy .
Tôn Quyền khen là phải bèn khiến Lữ Mông làm đô đốc quản thủ 5 vạn binh, 200 đội phiên thuyền qua sông Trường Giang.
Vừa đến Lục Khẩu, Mông nghe báo :
- Vân Trường đã đấp Phong Hỏa bài dọc bò sông. Hễ ta đến, quân canh sẽ nổi lửa. Vân Trường sẽ từ Phàn Thành về chống cự .
Ðêm ắy, Lữ Mông nằm nghĩ không ra kế, lại có Lục Tốn đến hỏi :
- Sao đô đốc chưa xuất chinh ?
Lữ Mông giả đau không trả lời. Lục Tốn bèn về báo với Tôn Quyền.
Tôn Quyền cả kinh, đích thân đến Lục Khẩu hỏi thăm bệnh tình.
Lữ Mông thưa :
- Tôi đau chỉ là một mưu kế . Vân Trường đã cất phong hỏa đài để làm hiệu, hễ ta kéo quân đen thì nổi lửa, để quân
Phàn Thành trở về cứu Kinh Châu. Bởi đó, tôi lập kế làm cho Vân Trường không đề phòng. Xin chúa công chọn một kẻ tầm thường thế tôi . Tôi sẽ viết thư cầu thân với Vân Trường, để y khinh khi không đề phòng Kinh Châu nữa ; lúc đó ta sẽ thừa cơ tấn binh mới được .
Tôn Quyền mừng rỡ, cử Lục Tốn thế Lữ Mông rồi cho rao truyền là Lữ Mông lâm bệnh không xuất quân được.
Lục Tốn lại viết thư gửi cho Vân Trường.
Vân Trường chê Tôn Quyền bất tài nên mới sai tên Lục Tốn cầm binh.
Nghĩ thế, Vân Trường rút hết binh Kinh Châu, tăng cường cho việc tấn công Phàn Thành.
Ðược tin báo, Tôn Quyền cả mừng, vội vàng cho mời Lữ Mông đến bàn luận.
Lữ Mông thưa :
- Nay Vân Trường đã kéo hết binh Kinh Châu qua Phàn Thành, ấy là y trúng kế của ta rồi. Vậy ngày mai, phải truyền quân sĩ giấu hết binh khí, giả mặc thường dân buôn bán qua sông. Mặt khác sai một đạo binh cũng giả thường dân, đến mé sông bắt hết quân canh nơi phong hỏa đài.
Mặt nữa, biên thư cho Tào Tháo phải hiệp binh đánh bọc hậu.
Ðêm ấy, Lữ Mông hành binh theo mưu kế đã vạch. Quân canh phong hỏa đài đều bị bắt hết.
Lữ Mông lại chiêu dụ chúng quân bảo đi trước về Kinh Châu nói quân mở cửa thành. Chúng quân được trọng dãi nên vui vẻ ra di. Nửa đêm thì đến chân thành , bèn kêu quân mở cửa. Quân canh thấy đúng là quân mình, bèn mở cửa thành ra, tức thì Lữ Mông dẫn đại binh tràn vào như nước lũ.
Quân trong thành bõ chạy. Lữ Mông truyền quân lính không được chém giết, cướp bóc. Lại đem hết gia tiểu của Quan Công để riêng một nhà. Ðồng thời báo cho Tôn Quyền.
Tôn Quyền hay tin cả mừng, bèn dẫn chư tướng đến, phong cho Hàn Duệ chức Tri trung, chấp chính viện Kinh Châu, mở ngục thả Vu Cấm trả cho Tào Tháo, rồi chiêu an trong thành.
Tôn Quyền hỏi Lữ Mông :
- Còn Công An và Nam Quận thì sao đây ?
Bỗng Ngu Phiên.bước ra thưa :
- Không cần binh lực, tôi ra uốn ba tấc lưỡi mà dụ Phó Sĩ Nhơn về đầu .
Tôn Quyền hỏi :
- Kế chi hay vậy ?
Ngu Phiên đáp :
- Thuở nhỏ tôi với Phó Sĩ Nhơn rặt thân, nay tôi thuyết y, chắc y nghe lời .
Tôn Quyền bèn sai Ngu Phiên dẫn 500 quân tuốt qua Công An.
Phó Sĩ Nhơn khi nghe Kinh Châu mất thì thất đảm, bỗng thấy Ngu Phiên xin ra mắt bèn cho vào.
Ngu Phiên bèn đem chuyện hơn thiệt kể cho Sĩ Nhơn nghe.
Nhơn thầm nghĩ :
- Vân Trường giận trách ta khi nọ, ắt là khó ở với ta , chi bằng đầu Ngô thì hơn .
Nghĩ rồi bèn chịu hàng.
Ngu Phiên đẫn Sĩ Nhơn đến Tôn Quyền.
Tôn phong cho Nhơn chức cũ, khiến về bảo thủ Cung An.
Lữ Mông thưa nhỏ với Tôn Quyền :
- Chưa bắt được Vân Trường mà để Sĩ Nhơn trấn nơi Công An e có biến, chi bằng sai y qua Nam Quận chiêu dụ Mê
Phương về đầu thì đúng hơn .
Tôn Quyền nghe lời Lữ Mông.
Tam Quốc Chí
Hồi 76
Từ Quáng đại chiến Miên Thủy
Vân Trường bại tẩu Mạch Thành
Mê Phương nghe Kinh Châu đã mất, còn đang suy tính thì được tin Phó Sĩ Nhơn đến.
Sĩ Nhơn đem chuyện đầu Ngô để chiêu dụ Mê Phương.
Mê Phương nói :
- Chúng ta mang ơn Hớn Trung Vương rất hậu, nỡ nào lại bội phản !
Phó Sĩ Nhơn lại dụ :
- Vân Trường lúc ra đi có quở hai ta, nếu y thắng phen này ắt ta không khỏi tội, chi bằng đầu phứt là hơn .
Ðang bàn luận, bỗng có sứ của Vân Trường từ Phàn Thành đến cho biết, Vân Trường cần gấp một ngàn hộc lương . Ðến truyền hai nơi Công An và Nam Quận phải áp tải đến cho kịp nội đêm nay.
Còn đang phân vân, bỗng có tin báo ngoài thành Lữ Mông đem binh đến vây kín .
Mê Phương thở dài, nói với Sĩ Nhơn :
- Thôi ! Ta đầu hàng quách cho xong .
Phó Sĩ Nhơn bèn mở cửa thành dẫn Mê Phương ra mắt Tôn Quyền.
Quyền mừng rỡ, kéo quân vào thành chiêu an dân chúng.
Lúc ấy, Tào Tháo đang ở Hứa Ðô, bỗng có sứ Ðông Ngô đến báo Kinh Châu đã lấy xong. Xin quân đánh Phàn Thành để tiêu diệt Vân Trường.
Tào Tháo mừng lắm, bèn sai Từ Quáng phải đánh gấp, còn phía khác kéo đại binh qua Nam Thành Lạc Dương, đồn trú tại Dương Lục Ba, để tiếp cứu Tào Nhơn.
Từ Quáng tuân lệnh.
Quan Bình thấy Từ Quáng đến bèn dẫn binh ra cự. Ðánh chưa đầy ba hiệp, Bình giả thua bỏ chạy, Từ Quáng rượt theo, cách ít dặm, bỗng phía sau lửa bốc cháy, Bình biết trại mình bị phá, thu quân về tiếp cứu, nhưng gặp quân Lữ Kiền chân đánh, khiến Quan Bình phải bỏ chạy về trại trung. Còn Liêu Hóa hay tin Lữ Mông đã chiếm được Kinh Châu thì cả kinh, bèn chạy về báo Vân Trường.
Vân Trường cả giận nói :
- Ấy là quỷ kế của chúng. Lữ Mông hiện đang đau nặng, còn Lục Tốn là thằng con nít, có chi mà ngại .
Vừa dứt lời, bỗng có tin báo Từ Quáng đã kéo binh đến.
Vân Trường bèn đích thân ra trận, mặc dầu còn đang đau. Quan Bình cản ngăn không được.
Từ Quáng thấy Vân Trường bèn la lớn :
- Từ Ngày xa cách, không ngờ Quan Hầu đã tóc bạc hoa râm. Tôi vẫn nhớ, lúc còn ở với nhau, Quan Hầu đã dạy dỗ rất nhiều , ơn hay sao quên cho được .
Vận Trường đáp :
- Ta với Công Minh là bạn chí thân. Sao hôm nay lại đến đây tranh hùng ?
Từ Quáng không trả lời, hét lớn :
- Ai dám ra bắt sống Vân Trường ?
Vân Trường ngạc nhiên hỏi :
- Sao Công Minh lại nói như vậy ?
Từ Quáng đáp :
- Hôm nay là việc quốc gia . Nói rồi, liền bươi búa đến đánh .
Quan Bình sợ Quan Công còn yếu sức nên truyền gióng trống thâu quân.
Về đến trại, nghe tin Lữ Mông đã chiếm được Kinh Châu, còn Công An, Nam Quận thì Mê Phương và Sĩ Nhơn đã dâng thành đầu hàng rồi .
Vân Trường thất kinh, hét một tiếng thật to nhào xuống bất tỉnh.
Một lát Sau tỉnh dậy, Vân Trường than :
- Phải ta nghe lời Vương Phủ thì đâu đến nỗi này .
Rồi lại hỏi :
- Tại sao các đồn mé sông không nổi lửa ra hiệu ?
Quân sĩ thưa :
- Lữ Mông giả thuyền buôn, bắt hết quân sĩ nên không còn ai nổi lửa .
Lúc ấy, Quan Ðốc Lương là Triệu Lụy thưa :
- Xin ngài sai người về Tây Thục, tin cho Hớn Trung Vương xin viện binh quyết lấy lại Kinh Châu.
Quan Công trả lời :
- Anh ta đã giao Kinh Châu cho ta. Nay cơ sự thế này, còn mặt mũi nào nữa . Nói đoạn một mặt sai Mã Lương, Y Tịch trở về Thành Ðô cầu cứu ; mặt khác truyền quân nhổ trại trở về Kinh Châu.
Từ Quáng nghe tin mai phục suốt đêm.
Vân Trường không dám đánh cứ thẳng đường về Kinh Châu.
Khi đó Phàn Thành đã giải vây rồi, Tào Tháo phong cho Từ Quáng làm Bình Nam tướng quân, ở lại giữ Tương Dương với Hạ Hầu Thượng để ngừa binh của Vân Trường, còn Tào thì đóng tại Mã Ba để nghe tin tức Kinh Châu.
Quan Công khi ấy trên đường về Kinh Châu, tiến thoái lưỡng nan, vì phía trước là quân Ngô, sau là quân Ngụy, bèn hỏi Triệu Lụy :
- Binh cứu viện chưa đến, vây phải làm sao ?
Triệu Lụy thưa :
- Phải liều đánh !
Quan Công bèn khiến tấn binh , nhưng lúc này quân sĩ mất hết tinh thần, vì Kinh Châu thất thủ, lại nghe tin Lữ Mông trọng đải bá tánh trong thành. Vì thế phần đông trốn về đầu hàng hết.
Khi về đến Kinh Châu thì quân sĩ chỉ còn hơn 300 người, Quan Công cả giận hét lớn.
Triệu Lụy thưa :
- Lữ Mông đã lập kế mua lòng quân sĩ , thật khó mà đánh, chi bằng tìm nơi đồn binh để ổn định lòng quân trước khi ra trận .
Quan Công nói :
- Kinh Châu mất, còn Công An và Nam Quận thì quân sĩ đầu giặc. Vậy đóng quân nơi nào ?
Triệu Lụy thưa :
- Ðóng nơi Mạch Thành !
Quan Công y lời.
Trong lúc Quan Công bàn luận cùng chư tướng, Triệu Lụy thưa :
- Chỗ này gần Thượng Dung có Lưu Phong, Mạnh Ðạt phòng thủ . Theo tôi, nên cầu viện hai nơi đó trong lúc chờ binh Tây Xuyên đến tiếp cứu .
Trong lúc bàn luận, bỗng có tin cấp báo binh Ngô kéo đến vây thành rồi .
Quan Công hỏi :
- Ai dám phá vòng vây đi đến Thượng Dung cầu cứu ?
Liêu Hóa tình nguyện ra đi.
Vừa ra khỏi thành, Liêu Hóa bị Ðinh Phụng chân lại, Quan Bình xông vào đánh, Ðinh Phụng bỏ chạy.
Liêu Hóa xông ra khỏi vòng vây, thẳng tới Thượng Dung.
Nghe tin Quan Công bại binh, Lưu Phong và Mạnh Ðạt đang bàn luận thì Liêu Hóa đến.
Liêu Hóa thưa :
- Quan Công bị bại , hiện đang bị vây tại Mạch Thành, mà binh Tây Xuyên thì đến chưa kịp, nên khiến tôi đến xin cầu cứu .
Lưu Phong nói :
- Xin tướng công hãy tạm nghỉ, để tôi nghĩ kế đã .
Lưu Phong hỏi Mạnh Ðạt.:
- Nay chú tôi bị vây, ngài tính sao ?
Mạnh Ðạt nói :
- Binh Ngô đang thế mạnh, chín quận Kinh Châu nay đã về tay họ rồi. Duy có Mạch Thành là cho hiểm yếu lại thêm
Tào Tháo đóng nơi Mã Ba. Giả như số binh của ta ở San Thành mà có đến cũng không cự nổi. Vậy chớ nên kinh động !
Lưu Phong nói :
- Tôi biết vậy, song Quan Công là chú tôi, lẽ nào ngồi yên mà không đi cứu .
Mạnh Ðạt cười :
- Tướng quân đừng tưởng Quan Công là chú. Tôi nghĩ chưa chắc Quan Công đã coi ngài là cháu. Ngài chỉ là con nuôi mà thôi. Lúc Hớn Trung vương lập thái tử có hỏi ý Khổng Minh nên lập ai, Khổng Minh cho biết nên hỏi Vân Trường và Trương Phi. Cả Vân Trường, Trương Phi đều cho là không nên lập con nuôi. Sau đó, lại có ý đưa ngài ra gửi nơi San Thành này. Bộ ngài không biết hay sao mà còn nghĩ tình chú cháu ?
Lưu Phong nói :
- Rất phải , nhưng nên liệu cách nào từ chối ?
Mạnh Ðạt thưa :
- Cứ nói là thành này mới chiếm, lòng dân chưa an, nếu kéo binh đi, e thất thủ .
Lưu Phong nghe lời, rồi kêu Liêu Hóa lại mà trình tự sự .
Liêu Hóa thất kinh la lớn :
- Nếu thế thà giết Quan Công còn hơn ! Nói rồi khóc lóc van xin.
Lưu Phong và Mạnh Ðạt khoác tay áo, đi vào trong.
Thấy việc không xong, Liêu Hóa lên ngựa mắng nhiếc hai người rồi tiến thẳng về Thành Ðô mà cầu cứu Hớn Trung vương.
Trong khi đó Quan Công ở Mạch Thành cứ trông binh Thượng Dung đến tiếp cứu mà không thấy, quân sĩ còn ít, lại bị thương nhiều, lương thực cạn sạch, nên rất bối rối. Bỗng có tin Gia Cát Cẩn tới xin ra mắt .
Sau hồi trà nước, Gia Cát Cẩn thưa :
- Tôi vâng lệnh Ngô hầu đen đây khuyến dụ ngài. Bấy lâu Ngô hầu nghe danh Ngài nên rất ngưỡng mộ. Nay chín quận Kinh Châu đã mất, chỉ còn thành này, Ngài giữ làm chi cho mệt trí. Nếu Ngài nghe tôi, về với Ngô hầu thì Ngô hầu sẽ giao đạt Kinh Châu cho Ngài để bảo tồn gia quyến.
Gia Cát Cẩn chưa dứt lời, Quan Công đã nghiêm sắc mặt nói :
- Vì chúa công, ta lấy tình thủ túc mà đền đáp. Lẽ nào ta bội nghĩa mà đầu giặc. Ngọc dầu có nát, chứ cái sắc không phai ; tre dầu có cháy cũng không hư cái tiết. Thân ta dù thác, danh tiết cũng không nhơ. Ông chớ nói nhiều lời .
Gia Cát Cẩn thưa :
- Ngô Hầu chỉ muốn kết nghĩa với ngài để đánh Tào Tháo, chớ nào có ý chi .
Nói vừa dứt, Quan Bình đứng bên muốn rút gươm chém đầu Cẩn.
Nhưng Vân Trường can ngăn :
- Em của va đang giúp bác con ở Tây Thục. Con đừng nóng giận làm hại đến tình cốt nhục của người .
Nói xong, đuổi Cẩn ra ngoài.
Gia Cát Cẩn hổ thẹn về thưa với Tôn Quyền :
- Lòng Quan Công như sắt đá, khó mà dụ được .
Tôn Quyền khen :
- Thực là bậc trung thần !
Lữ Mông thưa :
- Nếu y không chịu đầu mà cố thủ ở Mạch Thành thì ắt không bao lâu lương sẽ cạn, sớm muộn cũng phải bõ thành về Tây Thục. Tôi có một kế dầu y có tài giỏi cũng khó mà thoát được .
Tam Quốc Chí
Hồi 77
Núi Ngọc Tuyền , Quan Công hiển thánh
Lạc Dương thành , Tào Tháo cảm thần
Tôn Quyền nghe Lữ Mông nói thì cả mừng bèn hỏi kế gì ?
Lữ Mông thưa :
- Phía bắc Mạch Thành có con đường nhỏ hiểm trở, nếu Vân Trường bỏ thành thì tất phải đi ngả ấy. Ta nên sai Châu Nhiên đem quân mai phục ở phía Bắc, đợi Vân Trường đến thì rượt cho y qua ngả Lâm Thơ. Rồi sai Phan Chương đến mai phục tại Lâm Thơ là nơi hiểm trở thì Vân Trường sẽ bị bắt sống .
Quyền bèn sai đánh phá mấy cửa rất ngặt, chỉ chừa cửa phía Bắc thôi, rồi khiến Châu Nhiên và Phan Chương thi hành kế ấy.
Vân Trường ở Mạch Thành, quân ít, lương cạn, lại bị quân Ngô vây chặt mà binh cứu thì không đến.
Quan Công bèn nói với Vương Phủ :
- Bây giờ phải liệu sao ?
Vương Phủ khóc mà nói :
- Tình thế đã nguy, dẫu cho Khương Tử Nha có sống lại cũng hết kế .
Triệu Lụy nói :
- Binh cứu ở Thượng Dung không đến, vì Lưu Phong và Mạnh Ðạt không chịu phát binh. Vậy nên bỏ đây mà rút về Kinh Châu .
Quan Công thấy có lý bèn kéo binh vượt vòng vây trở về Tây Xuyên.
Vương Phủ khóc mà nói :
- Quan Hầu phải thận trọng vì phía Bắc chật hẹp, sẽ có binh phục, nên theo đường lớn thì hơn .
Quan Công cũng khóc, nói với Vương Phủ :
- Hai người hãy ở lại thủ thành, đợi tin ta . Nói rồi sai Quan Bình và Triệu Lụy theo mình.
Quan Công đi trước, đi được vài chục dặm thì một đạo binh của Châu Nhiên ra chặn đường.
Châu Nhiên thét lớn :
- Vân Trường hãy đầu đi cho sớm .
Quan Công cả giận, giục ngựa tới chém Châu Nhiên.
Châu Nhiên thua chạy dài.
Quan Công rượt theo. Bỗng bên phía binh phục đều nổi dậy.
Quan Công không dám đánh, nhắm đường Lâm Thơ mà chạy.
Chạy được mấy dặm thì gặp Phan Chương xông tới.
Quan Công hươi thương tới đánh. Chương thua bỏ chạy. Quan Công không dám rượt theo, cứ đường núi mà chạy.
Phía sau Quan Bình chạy tới thưa :
- Triệu Lụy đã bỏ mình !
Quan Công thương xót vô cùng. Ði đến Quyết Thạch, hai bên đều là núi, cây cối rậm rạp, Quan Công đương chạy, bỗng có tiếng la hét, hai bên binh phục ào ra, lấy câu móc giật mạnh, khiến ngựa vấp chân té xuống, Quan Công ngã theo. Quan Bình thấy cha mình bị bắt, nhào tới cứu, nhưng rốt cuộc cũng bị bắt theo.
Trời vừa sáng, Tôn Quyền nghe cha con Quan Công bị bắt, liền nhóm hết chư tướng lại bàn luận, khiến Mã Trung dẫn Quan Công đến.
Tôn Quyền nói :
- Ta mến tài đức Quan Hầu đã lâu, muốn kết thân, sao lại khi ta quá vậy ?
Quan Công nạt lớn :
- Ta với Lưu Hoàng Thúc đã kết nghĩa với nhau, quyết khôi phục nhà Hớn. Nay chí chưa toại mà lại bị gian kế này thì có chết cũng chẳng cần. Bây đừng nhiều lời .
Tôn Quyền hỏi các quan :
- Vân Trường là người hào kiệt trong đời Ta rất mến. Vậy có nên trọng đãi để dụ y đầu hàng .
Tử Hàm thưa :
- Thuở trước Tào Tháo vừa được y đã phong Hàm tử tước , tam nhựt tiểu yến , thất nhựt đại yến, mà còn giử y không được. Nay, nếu không trừ đi e sẽ sinh hậu họa .
Tôn Quyền làm thinh một lát, rồi sai dẫn cha con Quan Công ra pháp trường hành quyết.
Lúc ấy Quan Công được 58 tuổi . Ít lâu sau, con ngựa Xích Thố của Vân Trường cũng bỏ ăn mà chết theo. Còn Vương Phủ ở Mạch Thành, Ngày kia nói với Châu Thương rằng : đêm hôm tôi thấy Quan Công mình vay đầy máu
về đây, tôi muốn hỏi liền biến mất. Giật mình thức dậy mới hay là chiêm bao . Ðang chuyện trò thì được tin báo binh Ngô đem thủ cấp của cha con Quan Công đến bên thành mà chiêu an. Vương Phủ lên thành nhìn thấy nhào xuống mà chết. Châu Thương cũng tự vận theo.
Khi ấy linh hồn Quan Công chưa tan. Ðến một nơi tên Kinh Môn Châu, Hướng Dương huyện có hòn núi tên Ngọc Tuyền . Ở trên có nhà sư Phổ Tịnh.
Ðêm ấy bỗng có liếng la lớn :
- Trả đầu cho ta .
Phổ Tịch nhìn lên thấy có ngườl cỡi con Xích Thố , tay cầm thanh long đao, ta hữu hai tướng. Ba người ở trên không sa xuống núi Ngọc Tuyền.
Phổ Tịnh hỏi ở đâu ?
Hồn Vân Trường bèn thưa :
- Bạch sư cụ đây là đâu ? Xin cho biết pháp danh ?
Phổ Tịnh nói :
- Lão tăng tên Phổ Tịnh , khi trước tại ải Dịch Thủy đã gặp Quan Hầu nay quên rồi sao ?
Quan Công nói :
- Trước kia nhờ ngài cứu, tôi vẫn ghi ơn, nay tôi đã chết. Xin ngài chỉ dẫn đường mê muội cho tôi .
Phổ Tịnh nói :
- Xưa trái nay phải, nhất thiết không bàn, nhân trước quả sau. Nay tướng công bị Lữ Mông làm hại đòi trả đầu ra đây , thế thì trước kia Nhan Lương, Văn Xú và sáu tướng trong 5 ải và biết bao đầu quân lính, thì đòi vào đâu ?
Quan Công tỉnh ra, biến mất.
Phổ Tịnh biết Quan Công đã hiển thánh và chịu phép qui y.
Tôn Quyền giết được Quan Công, lấy được Kinh:Châu bèn khao thưởng ba quân và nói :
- Ý ta muốn đoạt Kinh Châu đã lâu, nhưng chưa làm được nay Tử Minh bàn kế giết được Vân Trường, lấy được Kinh Châu , công ấy rất lớn . Nói xong, rót rượu thưởng cho Lữ Mông.
Lữ Mông tiếp chén rượu, vừa định uống bỗng quăng chén xuống đất, Nhảy tới thộp ngực Tôn Quyền, mắng lớn :
- Thằng mặt xanh râu đỏ, vừa bọn chuột kia mi biết ta chăng ?
Ai nay đều thất kinh. Lữ Mông bèn xô Tôn Quyền xuống đất, nhảy lên chổ của Quyền mà hét lớn :
- Hớn Thọ Ðình Hầu Vân Trường là ta đây .
Tôn Quyền cả kinh, quì, lạy.
Lữ Mông liền té xuống đất, hộc máu mà chết.
Sau đó, Tôn Quyền truyền chôn cất Lữ Mông tử tế và cho con là Lữ Bá nối tước cha .
Từ ngày ấy, Tôn Quyền hồi hộp, ăn ngủ không yên, bèn kể đầu đuôi câu chuyện cho Trương Chiêu.
Chiêu thưa :
- Nay chúa công hại cha con Quan Công thì Giang Ðông ắt không khỏi họa. Huyền Ðức và Vân Trường kết nghĩa, thề sống chết. Nay Ðức đã lấy hết Tây Thục. Lại có nhiều tướng tài như Trương Triệu, Mã, Huỳnh phò tá. Nếu Huyền Ðức hay tin Vân Trường bị giết, ắt kéo binh báo thù. Tôi e đất Giang Ðông sẽ ra tro bụi .
Tôn Quyền cả sợ, nói :
- Vậy phải làm sao ?
Trương Chiêu thưa :
- Việc đã lỡ, nay phải làm như vầy ! Ngưng một lát, nói tiếp :
- Nay Tào Tháo ứng 50 vạn, Huyền Ðức muốn báo thù Ðông Ngô thì phải hòa với Tào. Vậy, nên đem đầu Vân Trường gởi cho Tào; khiến Huyền Ðức hiểu lầm đó là kế của Tào, làm cho y khởi binh đánh Ngụy thì mới thoát được họa cho Ðông Ngô .
Tôn Quyền nghe theo, sai đem thủ cấp Vân Trường dâng cho Tào Tháo.
Thấy đầu Quan Công, Tào cả mừng, nói :
- Vân Trường đã chết ta còn ngại gì nữa .
Tư Mã ý thưa :
- Ðó là kế của Ðông Ngô, chớ vội mừng.
Tào Tháo ngạc nhiên .
Tư Mã Ý tiếp :
- Quan Công và Huyền Ðức kết nghĩa anh em. Nay Quan Công chết, chắc chắn Huyền Ðức sẽ báo thù. Ðông Ngô sợ họa ấy, nên gieo họa cho ta .
Tào Tháo nói :
- Vậy phải làm sao ?
Tư Mã Ý thưa :
- Ðại Vương nên sai tiện một cái thân người bàng cây hương mộc, tẩn liệm tử tế, Huyền Ðức biết, ắt cho ngài là ân nhân còn Ðông Ngô mới là kẻ thù .
Tào Tháo cười, nói đùa :
- Vân Trường vẫn mạnh chớ ! Bỗng đầu Vân Trường trợn tròn mắt, tóc râu dựng lên.
Tào Tháo thất kinh té nhào.
Ðông Ngô lại thuật chuyện Lữ Mông . Tào nghe , Tào cả sợ, sai làm hình nhân, rồi theo nghi lễ chôn cất, lại bản thân quì lạy, đặt quan giữ mộ, cho sứ về Giang Ðông.
Huyền Ðức từ ngày lên ngôi thì dân an, nước thịnh.
Ngày kia, Pháp Chánh thưa :
- Nay lịnh phu nhân trước đã mất, Tôn phu nhân về Ngô, xin Chúa Thuợng hãy lập em Ngô Ý là Ngô Thị làm Vương Phi. Nàng vốn xinh lại nết na. Trước Ý đã gả cho con trai Lưu Yên là Lưu Mạo, nhưng chưa cưới thì Lưu Mạo chết . Vì thế nàng vốn ở góa .
Huyền Ðức suy nghĩ một lát rồi ưng thuận , đặt Ngô Thị làm Vương Phi. Sau sinh được 2 con trai tên Lưu Vĩnh và Lưu Lý.
Ngày kia được tin từ Kinh Châu, Vân Trường đã bắt Vu Cấm, chém Bàng Ðức, đắp các phong hỏa đài phòng giặc thì Huyền Ðức hết lo chuyện Kinh Châu.
Nhưng một hôm Huyền Ðức nằm thấy thịt giật hoài, đứng ngồi không yên , bèn dậy thắp đèn xem sách. Một lát, mỏi mệt thiếp đi, bỗng có luồng gió thổi đến lạnh mình, sực ngó ra thấy một người đứng dưới bóng đèn nhìn kỹ thì thấy Vân Trường đang núp ở đó. Huyền Ðức hỏi :
- Em ở Kinh Châu, nay về đây ắt có chuyện gì ?
Trường đáp :
- Anh hãy dấy binh trả thù cho em ! Nói đoạn, biến đi mất.
Ðức giật mình dậy mới hay đó là giấc mơ, bèn đem chuyện hỏi Khổng Minh.
Khổng Minh thưa :
- Vì xa cách nhớ nhung nên chúa Công nằm mơ đấy thôi .
Huyền Ðức trong lòng nghi hoặc.
Khổng Minh cố lấy lời mà khuyên.
Bước ra ngoài, Khổng Minh gặp Hứa Tịnh, Tịnh kễ chuyện Quan Công bị hại .
Khổng Minh nói nhỏ :
- Tôi đã biết Vân Trường bị giết, Lữ Mông lấy được Kinh Châu , nhưng không dám nói sợ chúa công buồn .
Hai người đang chuyện trò, thì Huyền Ðức đến nắm áo Khổng Minh mà khóc :
- Việc như vậy mà quân sư nỡ giấu ta !
Khổng Minh vội quì xuống thưa :
- Ấy là lời đồn đại, xin chúa thượng chớ lo .
Huyên Ðức nói :
- Ta với Vân Trường thề sống thác bên nhau, nếu xảy ra như vậy thì ta sống một mình sao được .
Ðang khuyên giải Huyền Ðức thì Y Tịch và Mã Lương vào tâu :
- Kinh Châu đã thất thủ, Quan Công đã bại binh, sai tôi về cầu cứu.
Huyền Ðức định phát binh thì Liêu Hóa về tâu :
- Lưu Phong, Mạnh Ðạt không chịu phát binh, mà Quan Công đang bị bao vây ngặt .
Huyền Ðức khóc lớn :
- Nếu vậy thì em ta còn gì ?
Khổng Minh thưa :
- Lưu Phong và Mạnh Ðạt vô lễ, tội đáng giết . Chúa thượng an tâm, mai tôi dấy binh lấy Kinh Châu .
Hôm sau, lại có tin báo :
- Quan Công nữa đêm chạy đến Lâm Thơ, bị tướng Ngô bắt, vì nghĩa chẳng chịu khuất phục nên cha con đã bị giết .
Huyền Ðức nghe nói vừa dứt thì rống lên một tràng rồi té xỉu.
Tam Quốc Chí
Hồi 78
Chữa chứng đầu nhức, Hoa Ðà uổng đời
Trăn trối việc sau, Tào Tháo hết kiếp
Huyền Ðức được tin cha con Vân Trường chết thì khóc đến chảy
máu mắt. Khổng Minh khuyên giải :
- Tôi xem thiên văn thấy tướng tinh của Vân Trường bị sa nơi miền Kinh Sở nên tôi biết số trời đã định. Nhưng sợ chúa công buồn nên không dám tâu .
Lúc ấy, Quan Hưng bước tới khóc lóc.
Huyền Ðức thấy thế càng khóc to hơn rồi nói :
- Ta quyết đánh Ðông Ngô báo thù cho Vân Trường .
Khổng Minh can :
- Không nên . Nay Ngô muốn ta đánh Ngụy mà Ngụy cũng muốn ta đánh Ngô. Vậy xin chúa công hãy án binh bất động lo việc cử tang, chờ Ngô Ngụy bất hòa, nhân đó mà tính mới được Các quan nhất loạt can gián, Huyền Ðức mới chịu ăn uống. Rồi truyền tướng sĩ đồng để tang.
Còn Tào Tháo, từ ngày chôn cất Quan Công rồi trong lòng sợ sệt, ăn ngủ không yên, bèn nói với chư tướng :
- Ta cầm quân đã nữa đời người, chưa hề biết sợ sệt, nay sao trong người ta lại sinh sợ hãi như vậy ?
Các quan thưa :
- Thành cung này lâu ngày nhiều ma quái. Ðại vương nên cất cung mới .
Tào Tháo nói :
- Ta muộn lập cái đền kêu Kiến Thủy điện, ngặt chưa có thợ khéo .
Giả Hủ thưa :
- Tại Lạc Dương có người thợ khéo, tên Tô Việt .
Tào nghe lời, khiến đòi Tô Việt đến.
Tô Việt dâng bản họa đồ. Tào Tháo lấy làm đắc chí.
Tô Việt lại xin một thứ cây thật tốt để làm.
Giả Hủ thưa với Tào :
- Trước đây có cái làm gọi là Dượt Long Ðầm, ở đó có một cây cho thụ. Xin đốn về dùng thì tốt lắm .
Tào Tháo cả mừng, cho quân đi đốn. Quân đi rồi về thưa :
- Cây ấy cứng lắm, búa cưa gì cũng không được .
Tào cả giận :
- Cây gì mà kỳ thế ! Bèn đích thân đến, lấy báu kiếm ra chặt, thì cây ấy phun máu ướt hết mình.
Tào thất kinh lên ngựa trở về .
Về đến dinh, đêm ấy Tào ngủ không được , lại thấy một người đầu bỏ tóc xõa, mặc áo đen đến nói : ta là thần cây lê đây. Sao mi dám phạm đến Thần Mộc của ta. Nay ta biết số mi đã mãn, nên đến giết mi . Nói rồi, cầm gươm chém xuống.
Tào giật mình thức giấc mới hay là chiêm bao.
Tháo bị đau nhức mấy ngày.
Trong số các quan đến thăm có Hoa Hâm thưa :
- Ðại vương có nghe danh thần y Hoa đà ?
Tào đáp :
- Ta cũng nghe danh . Nói xong cho người đi tìm.
Vài ngày sau, Hoa Ðà tới. Xem mạch xong nói với Tào :
- Ðại vương bị chứng phong. Phong nó dồn lên óc phải bửa óc ra mà nạo thì mới lành .
Tào nghe nói thất kinh, bèn hỏi :
- Ngươi muốn hại ta sao ?
Hoa Ðà cười, nói :
- Xưa Vân Trường bị mũi tên ở cánh tay, tôi phải mổ xương mà nạo, Vân Trường không sợ gì hết .
Tào Tháo nói :
- Cánh tay khác, óc khác. Bộ ngươi là kẻ thân của Vân Trường đến hại ta sao ?
Nói xong truyền giam Hoa Ðà vào ngục, các quan can ngăn không được
Lúc ấy có viên cai ngục tên Ngô Áp Ngục, thấy Hoa Ðà thì thương .
Hoa Ðà cảm nghĩa ấy, tặng Áp Ngục cuốn sách gọi là Thần Y Thơ.
Ngô Áp Ngục cả mừng, lãnh về giấu đi. Cách ít ngày Hoa Ðà chết trong ngục, Áp Ngục lo an táng tử tế rồi về nhà lấy sách ra đọc.
Không ngờ vợ Ngô Áp Ngục đã đốt mất chỉ còn lại vài tờ.
Áp Ngục quở trách thì vợ nói :
- Có tài giỏi như Hoa Ðà cũng chỉ đến chết trong ngục. Học làm chi cho mệt ?
Còn Tào Tháo bệnh tình ngày càng nặng. Một đêm, Tào mơ thấy ba con ngựa cùng ăn một tàu, sáng ra hỏi Giả Hủ :
- Ta nằm mơ thấy ba con ngựa cùng ăn một tàu, nghi cha con Mã càng làm hại. Nay Mã Ðằng đã chết, đêm hôm lại mơ thấy thế. Lành dữ ra sao ?
Giả Hủ thưa :
- Ngựa cùng ăn một tàu là lộc trời về Tào. Xin ngài chớ lo.
Nghe xong, Tháo thấy lòng thơ thới. Lại một đêm, Tào bỗng vùng dậy. Xảy nghe có tiếng kêu như xé lụa. Tào ngó thấy Phục Hoàng:Hậu, Ðổng Thừa, Phục Hườn , Ðông quí Phi, Hoàng tử đứng trong đám mây, lại nghe tiếng kêu đòi mạng. Tào thất kinh, rút gươm chém, bỗng có tiếng vang làm sập góc dinh. Tào cả sợ té nhào xuống.
Sáng sau các quan đến thăm, Tào nói :
- Chắc là ta đến số rồi !
Nói xong nộ khí xung thiên làm cho hai mắt Tào không thấy đường nữa. Tào liền cho mời Hạ Hầu Ðôn vào, Ðôn cũng nhìn thấy Phục hoàng hậu, Ðổng Thừa . . . hiện ra trong đám mây. Ðôn cả sợ té nhào, rồi cũng bị đau luôn. Tào bèn cho thỉnh các quan văn võ đến mà nói :
- Ta bình sanh đánh dư trăm trận đều cả thoáng duy chỉ còn Ðông Ngô và Tây Thục chưa trừ được mà thôi. Nay con lớn ta là Tào Ngang đã thác. Biện Thị sinh được Tào Phi, Tào Chương, Tào Thực và Tào Hưng. Ta đã lập Tào Phi làm thế tử. Vậy các khanh cố phò tá hết lòng .
Tào Tháo lại sai mang đồ quí ra phân phát cho bọn thị thiếp mà dặn :
- Nếu ta chết, các ngươi hãy ở Ðồng Tước Ðài ngày đêm dâng hương, ca hát cho đông .
Lại dặn Tào Phi :
- Ta chết rồi nhớ làm cho 72 cái mả giống nhau, để người sau không biết mả nào mà khuấy phá . Trối trăn xong liền buông tiếng thở dài, nước mắt chảy ròng rồi tắt thở.
Năm ấy Tào thọ 66 tuổi.
Tào Phi nghe tin cha chết thì dẫn quân ra khỏi thành nằm mọp dưới đất khóc lóc rồi nghinh linh cửu vào đặt nơi thiên điện. Các quan thảy đều để tang. Bỗng có tiếng nói lớn :
- Ngụy vương đã thác rồi , thì phải lập thế tử lên cho an lòng thiên hạ đi chứ ngồi đó khóc được ích gì ?
Rồi các quan đưa Tào Phi lên tức vị. Tất cả đều lạy mừng.
Tào Phi truyền bày diên yến ra tiếp đãi.
Ðang ăn uống bỗng có tin Tào Chương dẫn quân đến bên thành.
Tào Phi cả sợ nói :
- Cái tháng em râu vàng của ta ý chừng dẫn binh về sinh sự chẳng sai . Bỗng có người xin đứng phân giải thiệt hơn. Xem lại thì ra Giả Quì.
Tào Phi cả mừng khiến Giả Quì ra tiếp đón.
Tam Quốc Chí
Hồi 79
Anh chẹt em , Tào Thực phải làm thơ
Cháu bỏ chú, Lưu Phong đành thọ tội
Giả Quì ra thành đón rước.
Tào Chương hỏi :
- Ấn thọ của tiên vương đâu ?
Giả Quì trả lời :
- Việc đó không phải việc của Quân hầu mà thắc mắc .
Chương lầm lủi theo Quì vào thành , chợt Quì hỏi Chương :
- Quân hầu về có ý bôn tang hay đoạt ngôi ?
Tào Chương đáp :
- Ta về bôn tang chứ chẳng có ý chi ?
Tào Chương cho hết quân vào thành, rồi ra mắt Tào Phi.
Phi cả mừng. Anh em ôm nhau khóc ròng.
Sau đó, Tào Chương lại trở về Yên Lăng .
Từ đó Tào Phi an lòng, cải hiệu Diên Khương nguyên niên, phong Giả Hủ làm Thái úy ; Hoa Hâm làm tướng quốc ; Vương Lâm làm Ngự Sử Ðại Phu, còn kỳ dư đều được thăng thưởng.
Lúc đó, Hoa Hâm thưa :
- Yên Lăng Hầu đã giao hết binh, còn Lâm Trì Hầu là Tào Thực, Tiêu Hoài Hầu là Tào Hưng, cả hai đều không về bôn tang, nên sai sứ đến đó vấn tội .
Tào Phi nghe lời.
Chưa đầy một ngày, sứ giả về thưa :
- Tào Hưng sợ vấn tội nên đã tự vận .
Hôm sau nữa, sứ Lâm Trì về thưa :
- Tào Thực ngày đêm uống rượu, làm thơ ngạo mạn , chẳng chịu vâng lệnh, lại nói, ngày trước Ngụy Vương muốn lập ta là thế tử, nhưng bọn nịnh thần sàm tấu nên lập anh ta ? Nay cha ta mới chết được vài ngày mà đã đến vấn tội. Anh em gì lũ ấy .
Tào Phi cả giận, truyền bắt Tào Thực và Ðinh Nghi đem về.
Tào Phi lại dạy đem bọn Ðinh Nghi chém trước.
Mẹ Tào Phi là Biện Thị nghe Tào Hưng đã tự vận, lại nghe Tào Thực bị bắt thì buồn giận lắm, bèn ra điện đòi Tào Phi ra mắt. Tào Phi vội vã đứng hầu.
Biện Thị khóc :
- Con chớ vì địa vị mà hại tình cốt nhục. Nay em con nó ỷ tài mà làm liều, thì con cũng nên nghĩ đến mẹ .
Tào Phi chẳng dám cải, dạ dạ lui ra.
Hoa Hâm hỏi :
- Phải thái hậu nói đừng giết Tào Tử Kiến ?
Tào Phi đáp :
- Phải !
Hoa Hâm nói :
- Tào Tử Kiến là kẻ trí dũng, không trừ ắt sinh đại họa.
Tào Phi đáp :
- Mẹ ta chẳng cho. Ta đâu dám cưỡng !
Hoa Hâm lại nói :
- Xin chúa công đòi vào coi thử ý tình ?
Tào Phi liền đòi Tào Thực ra mắt.
Phi nói :
- Ta với ngươi đáng lẽ phải giữ tình cốt nhục. Sao ngươi vô lễ thế. Vậy ngươi hãy đi bảy bước nếu làm được bài thơ, ta sẽ dung tha . Tào Thực đi vừa hết bảy bước (Thất bộ thành thi) thì đọc bài thơ :
Nấu đậu bằng dây đậu
Ðậu ở trong chảo khóc
Vốn thiệt một gốc sanh
Ðốt nhau sao quá gấp
Tào Phi xem thơ, ngùi ngùi rơi lệ. Rồi khiến Thực làm Ân Vương hầu .
Từ đó Tào Phi thay đổi hết pháp lệnh, bức Hiến Ðế gấp bội Tào Tháo.
Huyền Ðức thấy vậy nói :
- Tào Tháo đã chết. Tào Phi kế vị còn hiếp đáp Hiến Ðế hơn cha y. Còn Ðông Ngô, Tôn Quyền xưng hùng.
Ý ta muốn đánh Ngô báo thù cho Vân Trường, rồi dẫn binh về Trường An vấn tội .
Liêu Hóa thưa :
- Vân Trường chết cũng vì Lưu Phong và Mạnh Ðạt . Không giết để làm chi !
Huyền Ðức cả giận, sai người đi bắt thì Khổng Minh can :
- Không nên vội vàng. Hãy thăng chức cho Lưu Phong khiến qua giử Miên Trước, để chia rẽ chúng .
Bành Dạng bạn thân của Mạnh Ðạt hay tin, viết thư cho Mạnh Ðạt.
Khổng Minh biết rõ, thưa với Huyền Ðức.
Ðức cả giận tống giam Bành Dạng đến chết.
Còn Lưu Phong vâng lệnh đến trấn tại Miên Trước.
Ðêm ấy, Mạnh Ðạt được tin, bèn cùng Thân Thầm lén qua đầu Ngụy.
Huyền Ðức hay tin, cả giận, muốn đem binh vấn tội.
Khổng Minh can :
- Chớ nên, hãy sai Lưu Phong đi đánh, thắng bại cũng sẽ trở về Thành Ðô chừng nay sẽ giết đi để trừ hậu họa .
Ðức bèn sai Lưu Phong đến Tương Dương hỏi tội Ðạt.
Mạnh Ðạt vừa ra mắt Tào Phi thì nghe tin Lưu Phong đến bắt.
Tào Phi sai Mạnh Ðạt ra dụ Phong về đầu.
Lưu Phong cả giận, chửi Mạnh Ðạt là tên phản bội rồi đem quân ra đánh.
Hai bên đánh nhau chừng ba hiệp, Mạnh Ðạt phải bỏ chạy về Phàn Thành cầu cứu Từ Quáng.
Từ Quáng hiệp binh đánh Lưu Phong thua chạy về Thượng Dung. Về đến nơi, quân trên thành bắn tên xuống như mưa, Thân Thầm nói lớn :
- Ta đã đầu Ngụy rồi !
Phong cả sợ, kéo quân ra ngoài thì bị Từ Quáng giáng cho một trận.
Phong thua chạy về Thành Ðô ra mắt Huyền Ðức mà chịu tội.
Huyền Ðức cả giận nói :
- Ngươi ăn cơm, mặc áo, đâu phải hình nhân sao lại nghe lời Mạnh Ðạt là tên phản tặc mà cắt đứt tình thâm . Nói xong khiến đem ra chém liền.
Chém xong Lưu Phong rồi, Huyền Ðức mới hay tin Lưu Phong xé thư Mạnh Ðạt không chịu ra hàng, nên trong lòng ăn năn vô cùng. Vì đó mà phải án binh bất động, chưa tính việc trả thù cho Vân Trường.
Còn Tào Phi từ khi tước vị, đã thăng thưởng văn võ bá quan, duy còn Hạ Hầu Ðôn đau nặng mà chết, Tào Phi bèn để tang và chôn cất tử tế .
Qua tháng chín, tại Huyện Thạch Ấp có Phụng Hoàng lại nghỉ, tại thành Lâm Tri có Kỳ Lân xuất hiện, tại Nghiệp Quận có rồng vàng hiện ra. Ai nay đều cho điềm Ngụy thay Hớn .
Rồi bọn Hoa Hâm, Giả Hủ, Lưu Di... hiệp nhau vào nội điện tâu với Hán Ðế nhường ngôi cho Ngụy Vương Tào phi.
Comment