Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Chung Vô Diệm - Tô Chẩn dịch

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Hồi Thứ Mười Sáu - Cao Ly quốc đến dâng bửu bối

    Cao Ly quốc đến dâng bửu bối
    Bắc Yên Vương sai tướng thử Tề


    Nói về nước Yên vua Khoái vương, ngày kia đang buổi ngự trào, các quán văn võ phân đứng hai bên, bỗng thấy Huỳnh môn quan vào quỳ tâu rằng:
    - Nay có xứ Cao Ly đến dâng một cây đờn báu, gọi là Ngẫu tư cầm, còn đang đứng ngoài ngọ môn hầu chỉ.
    Khoái vương nghe tâu cả mừng, liền hạ chỉ cho triệu sứ vào. Tên sứ vào quỳ trước kim giai dân cây đờn lên. Nội thị tiếp lấy đem để trước Long án. Khoái vương xem kỹ lại, thấy phía trước cây đờn, có một bài thơ ngũ ngôn như vầy:



    Đờn làm bằng hương mộc
    Ấy thiệt của báu trân
    Khảy đặng cho ra tiếng
    Lớn nhỏ mới có phần

    Khoái vương xem rồi trong lòng cả mừng, bèn nghĩ thầm rằng:
    “Ấy thiệt là báu lạ của trời cho; nếu có ai đem qua nước Tề, đặng mà thử Tuyên vương, thì mới biết va giỏi dở”
    Nghĩ rồi bèn cười và nói với các quan rằng:
    - Nay trong các nước chư hầu thì duy có nước Tề và nước Tần là mạnh, nên trẫm muốn sai người đem cây Ngẫu tư cầm này qua đố thử Tề vương, như va chẳng biết, thì va chẳng dám khoe giỏi khoe hay với nước Yên ta nữa, hễ như bên nước va có người đờn đặng, thì mình phải tôn làm thượng quốc cũng đành, nếu mà đờn không ra tiếng, thì va phải xưng thần và thường năm phải dâng lễ cống cho nước ta, ý trẫm muốn như vậy, song chẳng có ai dám đi, các quan liệu ra thể nào.
    Khoái vương nói vừa dứt lời, bỗng thấy có một người bước ra chịu đi, Khoái vương xem lại người ấy là con cháu dòng công thần, họ Ngụy tên Tấn Anh, đang làm chức Thượng thơ binh bộ. Khoái vương cả mừng, liền gật đầu nói rằg:
    - Nếu khanh chịu đi thì chắc thành công, chừng về trào rồi trẫm sẽ gia phong quan chức.
    Nói rồi liền rót ba chén rượu cho Tấn Anh uống. Tấn Anh uống rồi, tạ ơn lãnh đờn về dinh kiểm điểm binh đinh hai mươi bốn người tuốt qua nước Tề. ( Nguyên Tấn Anh nầy là con dòng công thần, mình cao tám thước, lưng lớn mười vây, mắt chim, tai chuột, sức mạnh vô cùng, văn võ gồm đủ nhờ phụ ấm làm quan đến chức Thượng binh bộ kiêm Thừa tướng vụ, các quan lớn nhỏ đều thuột về một tay va quản thúc, bởi binh quyền lớn như vậy, cho nên trong lòng đã lăm le muốn thâu đoạt nước Yên, duy còn kiêng có Công chúa Yên Đơn và Phò mã Tôn Tháo nên chưa dám rục rịch, nay sẵn dịp này nên lãnh mạng ra đi, là có ý muốn giao thông với nước Tề mà mưu phản).
    Khi qua đến Tề thành, tìm đến Ngọ môn cậy quan Huỳnh môn, đễ bổn vào trào. Nhằm lúc Tề Tuyên vương đang ngự nơi đại điện, quan Huỳnh môn vào quỳ xuống tâu rằng:
    - Nay có sứ nước Yên tấn cống, còn đang ở ngoài Ngọ môn chờ hầu chỉ .
    Tề vương liền truyền chỉ triệu Yên sứ vào trào kiến giá, Tấn Anh nghe triệu liền xóc sửa áo mão vào trước kim ngai quỳ xuống tung hô Thiên tuế và lạy đủ hai mươi bốn lạy. Tề vương hạ chỉ cho ngồi rồi hỏi rằng:
    - Khanh qua đây tấn cống những báu vật chi, hãy tâu cho trẫm nghe thử?
    Tấn Anh tầu rằng:
    - Tôi là tôi nước Yên, làm chức Thượng thơ binh bộ, họ Ngụy tên Tấn Anh, vì chúa tôi ngưỡng mộ oai danh của Bệ hạ đã lâu, nên nay sai tôi đem bửu bối qua dâng, trong ấy có một bài thơ, xin bệ hạ hãy xem thì rõ.
    Tề vương nghe nói trong lòng nghi hoặc, bèn nghĩ rằng:
    “ Bấy lâu nước Yên vẫn có ý muốn tranh cường, nay sao lại đem báu vật dâng thì kỳ trong ắt có duyên cớ chi đây, trông thế cái báu vật này cũng có điều chi khó biện cho ra, nên nó muốn thử nước ta coi có ai biết đặng chăng; thôi đễ ta xem thì rõ”
    Nghĩ rồi liến lấy cây đờn mà coi, thấy có bài thơ ngũ ngôn chữ khắc rõ ràng, trong lòng khiếp sợ bèn nghĩ thầm rằng:
    Cây đờn này là Ngẫu tư cầm nguyên là của ngoại bang, biết đờn làm sao cho ra tiếng, vậy thì phải thương nghị với Yến quân sư mới đặng.
    Nghĩ rồi bèn nói với Yên sứ rằng:
    - Khanh hãy lui ra công xá mà nghỉ, để trẫm thương nghị với quần thần rồi trẫm sẽ cho hay.
    Yên sứ tạ ơn lui ra nhà công xá ở nghỉ ngơi mà đợi.
    Rồi đó Tề vương bèn nhóm hết quần thần bốn trăm văn quan, ba trăm võ tướng thảy đều đủ mặt, Tề vương liền nói rằng:
    - Nay nhơn nước Yên sai sứ đem qua một cây đờn mà đố nước ta khảy làm sao cho kêu đặng, vậy thì trong hàng trào sĩ các quan, như ai khảy đặng thì trẫm sẽ phong làm chức Tịnh kiên vương cho vinh thê ấm tử.
    Bá quan nghe nói thảy đếu lấy mắt nhìn nhau, chẳng có ai dám ra lãnh chỉ.
    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

    Comment


    • #17
      Hồi Thứ Mười Bảy - Yến Quân sư bảo cử Chung hậu Tề Tuyên

      Yến Quân sư bảo cử Chung hậu Tề Tuyên
      vương quỳ trước lãnh cung


      Khi Tề vương thấy quần thần thảy đều làm thinh, chẳng ai nói rằng chi hết thì giận lắm mắng lớn rằng:
      - Trẫm lấy ơn đãi các ngươi cũng hậu, lẽ thì các ngươi phải vì trẫm mà phân ưu, lời xưa có nói rằng: “ Nuôi quân ngàn bữa dùng nội một giờ” có đâu lúc thái bình ăn bổng lộc cho nhiều, cơm thác loạn lại co đầu, rút cổ, là lý chi vậy?
      Tề vương đang mắng om sòm, bỗng có Thừa tướng Yến Anh vội vã bước ra quỳ xuống tâu rằng:
      - Xin Bệ hạ bớt nóng giận mà mệt mình rồng.
      Yến Anh nói chưa dứt lời Tề vương liền hỏi rằng:
      - Tiên sanh biết khảy đờn ấy hay sao?
      Yến Anh nói:
      - Tôi có biết chi mà khảy đặng, song tôi bảo cử một người liệu ắt xong.
      Tề vương cả mừng bèn nói rằng:
      - Tiên sanh bảo cử người nào hãy nói phức đi cho trẫm rõ.
      Yến Anh cười rằng:
      - Nếu muốn khảy đặng cây đờn này trừ Chung quốc mẫu ra thì có ai khảy đặng.
      Tề vương cười rằng:
      - Tiên sanh khéo giả ngộ thì thôi, vả chăng cây đờn ấy làm bằng cây sen mảnh lắm, nếu ai mạnh sức mà thổi thì cũng đủ đứt, chẳng những là khảy mà thôi, huống chi Quốc mẫu của khanh tay chơn kịch cợm như tay cọp, lại thêm tánh tình thô lỗ, dây đồng dây sắt kia mà nó động tới thì cũng phải đứt, huống chi là dây đờn này. Thôi thôi từ này về sau hãy nhận làm hạ quốc, hãy viết hàng thơ hàng biểu mà dâng cho Yên quốc cho rồi.
      Yến Anh nói:
      - Cái giang san của Chúa công đây rất trượng vuông dài, hơn muôn dặm, lẽ thì lo mừng xưng đế vương, đặng có tranh danh đoạt lợi, định quốc an bang, có đâu lại đem giang san mà nhường cho người khác, nếu viết hàng thơ hàng biểu bây giờ , thì chỉ cho khỏi bị thiên hạ chư hầu khi dể và chê Chúa công là vua vô dụng, xin Chúa công hãy nghe theo lời tôi mà thỉnh Quốc mẫu ra, nếu người khảy đặng hơn nước Yên thì chẳng tốt lắm sao, bằng mà người khảy không đặng thì chừng ấy Chúa công sẽ nạp hàng biểu cũng chẳng muộn chi.
      Tề vương nói:
      - Lúc trước trẫm nhân trong cơn nóng giận mà biếm Chung hậu vào chốn Lãng cung, nay còn mặt mũi nào đi cầu nàng, trẫm liệu chắc nàng cũng chẳng khứng vì trẫm mà khảy đâu.
      Yến Anh tâu rằng:
      - Quốc mẫu chẳng phải như người thường đâu, tôi vẫn biết người có lòng trung nghĩa, vì nước vì dân; chẳng những bà đợi Bệ hạ đi thỉnh làm chi, hễ người nghe đặng tin ngoại bang dâng đờn thì người cũng muốn ra, tôi biết chắc người làm xong việc, xin Bệ hạ chớ lo, hãy đi đến Lãnh cung thỉnh người mới đặng.
      Tề vương nghe nói cả mừng, liền hạ chỉ bãi trào các quan ai về dinh nấy, duy còn có một mình Yến Anh ở lại hộ giá mà thôi. Rồi đó Tề vương truyền chỉ hai tên Thái giám xách đèn đi trước dẫn đường, chúa tôi dắt nhau vào Lãnh cung mà thỉnh Chung hậu.
      Nói về Chung nương ở trong Lãnh cung đánh tay mà coi thì đã biết trước rồi, liền đọc thần chú đòi Kiệt địa thần lên, khiến giữ gìn trước cửa Lãnh cung chặt cứng, chẳng cho Tề vương vào đặng. Khi chúa tôi đến cửa cung. Tề vương bèn khiến cung nhân mở cửa. Cung nhân vâng lịnh mở khóa rồi mà xô cửa ra không nổi. Tề vương cả giận mắng rằng:
      - Sắp nầy nó ăn rồi dưỡng vóc cho mập, chớ không nhờ chi đặng hết, sức có một cái cửa mà mở không ra, thì làm chi cho đặng?
      Yến Anh bèn tâu rằng:
      - Chúa công chưa rõ, việc nầy chẳng phải là lỗi của cung nhơn, đây chắc là tại Nương nương dùng phép chi đây, vậy xin Chúc công phải lấy lời dịu ngọt mà năn nỉ với người thì người mới cho mở.
      Yến Anh tâu chưa dứt lời, bỗng thấy gió thổi một lá thiệp bay tới trước mặt. Yến Anh cả mừng, vộ vã lượm lên mà coi thấy có chữ viết như vầy:
      - Chánh cung ngự thiệp, bái Tề Vương
      Như muôn cho Lãnh cung mở ra, thì phải quỳ trước cửa mà làm lễ cho đủ ba ngày, bằng chẳn,g vậy thì chớ trông cửa mở.
      Yến Anh xem rồi bèn dâng cho Tề vương xem lại; Tề vương thấy vậy ngã lòng, bèn, làm thinh mà ngẫm nghĩ. Yến Anh bước tới trước tâu rằng:
      - Xin Chúa công hãy lấy giang san làm trọng, ráng chịu khó mà quỳ cho nên việc.
      Tề vương cực chẳng đã không biết nói làm sao, phải quỳ xuống cửa Lãnh cung mà cầu khẩn.
      Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

      Comment


      • #18
        Hồi Thứ Mười Tám - Chốn lãnh cung, Quốc mẫu nhục Tề vương

        Chốn lãnh cung, Quốc mẫu nhục Tề vương Nơi Kim điện,
        Nương nương chào Yên sứ


        Khi ấy Chung nương ở trong lãnh cung giả ý không hay, để cho Tề vương quỳ trót nửa đêm, rồi mới khiến Kiệt địa thần mở cửa. Lúc ấy trời đã canh ba, chúa tôi đang quỳ, thấy cửa mở ra thì mừng lắm bèn khiến Nội giám xách đèn, Yến Anh đi trước bái kiến. Nương nương . Chung hậu xem thấy Yến Anh bèn hỏi rằng:
        - Tiên sanh vào đây có việc chi, mà đi tối tăm như vậy?
        Yến Anh liền chỉ lại sau lưng mà nói rằng:
        - Tôi theo Chúa công vào đây mà viếng Nương nương.
        Yến Anh chưa nói dứt lời, Tề vương liền bước tới làm bộ cười mơn mà nói rằng:
        - Xin Ngự thê chớ chấp, nay trẫm biết lỗi thì việc đã rồi, nên phải vào đây xin lỗi và thỉnh Ngự thê ra khỏi chốn Lãnh cung...
        Tề vương nói chưa dứt lời, Chung hậu cả giận mắng:
        - Ngươi là đứa hôn quân, bất nhơn thái thậm, đã biếm ta vào chốn Lãnh cung sau còn cấm tuyệt đồ ăn muốn bỏ ta chết đói, nay có việc gấp lại đến cầu ta, nếu ta chết rồi còn ai mà cẩu khẩn, thôi người biếm ta ba tháng, thì ta phải ở cho đủ một trăm ngày, hãy đi về phức cho rồi chớ ngồi lâu mà mang nhục.
        Tề vương ngẹn ngào mở miệng chẳng ra. Yến Anh thấy vậy liền quỳ xuống tâu rằng:
        - Xin Quốc mẫu mở rộng lượng từ bi thứ tội cho tôi, đặng tôi tâu với Quốc mẫu một điều cho rõ.
        Chung hậu nói:
        - Có việc chi thì khanh hãy tâu đi, có can chi mà ngại.
        Yến Anh nói:
        - Vì nay có Yên vương sai sứ đem qua một cây đờn gọi là Trầm hương Ngẫu tư cầm mà đố nước ta khảy thử, như không ai khảy đặng thì phải dâng biểu hàng đầu, mỗi năm cũng phải tấn cống, nay cả trào văn võ không ai văn võ không ai khảy đặng, làm cho Chúa công lo sợ hằng ngày, tôi thấy vậy nên phải dâng kế cho Chúa công vào đây mà cầu Quốc mẫu, xin Quốc mẫu liệu giùm.
        Yến Anh nói vừa dứt lời, Tề vương cũng nói tiếp theo rằng:
        - Nội giang san nhà Tề thì sở ỷ có một mình Ngự thê mà thôi. Lời xưa có nói: Nhà nghèo mới biết lòng con thảo, nước loạn mới hay dạ tôi ngay. Vậy xin Ngự thê hãy vì tình trẫm với Yến quân sư mà lo lắng việc này, đặng làm cho thiên hạ thái bình, nước nhà bền vững, thì ân sâu nghĩa nặng nầy, ngàn năm trẫm chẳng dám quên.
        Yến quân sư cũng quỳ lạy và năn nỉ đôi ba phen rằng:
        - Xin Nương nương hãy lấy giang san làm trọng, nếu Nương nương chẳng khứng ra tài, thì cơ nghiệp nhà Tề sẽ về tay người khác.
        Chung hậy thấy Yến Anh ân cần năn nỉ lắm, thì cầm lòng chẳng đặng bèn nói rằng:
        - Ta vị tình quân sư đó thôi, chớ như Tề vương nầy là một người ngoa ngôn xảo ngữ, đầu thì đầu thỏ, mắt thì mắt rắn, mũi thì mũi chim oanh, ấy là người vô ơn bạc nghĩa, chẳng phải đấng nhân quân, lưng thì eo, vai thì mỏng, đi như chồn, bước như hạc, thiệt là kẻ bạc ác bất nhơn, chẳng phải vị Thiên tử, duy có Yến quân sư là người gan đồng dạ sắt, thiệt là đấng trung thành nên ta phải vị tình, ráng lo việc ấy.
        Tề vương nghe Chung hậu ý đã chịu đi thì mừng lắm, bèn cười và nió rằng:
        - Ngự thê chê trẫm xấu xa cũng phải, nhưng mà sánh lại dung mạo của Ngự thê, thì còn hơn trẫm mấy phân, thiệt là tạo hóa cũng khéo đưa cho quỷ sư Quân vương mà sánh với Dạ sao Quốc mẫu. Ấy rõ ràng ông Kẹ mà lấy bà Chằng, rất xứng đào, xứng kép.
        Nói rồi vùng cười xòa. Chung hậu cũng tức cười, bền đổi giận làm vui. Yến Anh biết ý liền nói rằng:
        - Trống lầu đã trở canh năm rồi, xin Nương nương hãy về Chiêu Dương cung thay đổi xiêm y , đặng vào trào đối đáp cùng Yên sứ.
        Tề vương cùng bước lên phụng liễn, Cung nga và Thái giám đều ủng hộ về cung, còn Tề vương với Yến Anh thì dắt nhau trở lại đại diện.
        Khi Nương nương thay đổi y phục rồi, liền bước lên phụng liễn, hai bên Cung nga, Thế nữ theo hầu, đi thẳng vào đại diện, các quan văn võ đều quỳ lạy tiếp nghinh, còn tề vương cũng bước xuống Kim giai mà rước, và mời ngồi rồi nói rằng:
        - Nay Yên sứ còn ở nơi công xá, Ngự thê ý liệu thể nào?
        Chung nương nương liền hạ chỉ đòi Yên sứ vào trào. tấn Anh dâng chiếu vào quỳ trước Kim giai làm lễ tung hô và nói rằng:
        - Tôi là Ngụy Tấn Anh, sứ thần của Yên quốc, vào ra mắt, chúc Nương nương muôn tuổi, muôn tuổi.
        Nương nương nói:
        - Ta miễn lễ cho khanh đó, khanh hãy đứng dậy cho ta hỏi một điều, nay khanh phụng chỉ Chúa khanh, qua đây mà dâng những báu vật gì, hãy nói rõ ta rõ?
        Tấn Anh nói:
        - Bên nước tôi hẹp nhỏ, chẳng có chi làm báu, nay may nhờ của ngoại quốc đến dâng một cây Ngẫu tư cầm, thì gọi là của báu, Chúa tôi lại nghĩ vì Đông Tề là nước nhơn nghĩa, chứa rồng tôi hiền, đất cát rộng rãi, dân giàu nước thạnh, lại thêm nhân vật cũng nhiều, Chúa tôi lại ngưỡng mộ oai danh Quốc mẫu, thần thông quảng đại, cái thế anh hùng, nên phải đem cây đờn này dâng cho thượng quốc, như Quốc mẫu mà đờn cho ra tiếng thí Chúa tôi dâng biểu xưng thần, thường năm phải tấn công. Nếu bên này mà chẳng có ai khảy cây cầm ấy cho kêu, thì cũng phải làm hàng thơ hàng biểu mà xưng thần lại nước tôi, chừng ấy nước Yên làm thượng quốc, nước Tề phải đứng tiểu bang, thường năm phải tấn công cho nước tôi, cho khỏi việc đao binh dấy động, nay tôi đợi cũng lâu rồi, xin Nương nương công nghị mà cho tôi về cho sớm.
        Chung nuơng nương nghe nói mỉm cười, rồi nói rằng:
        - Như cây đờn này, mà hễ đờn đặng thì làm Thượng quốc, còn đờn không đặng thì phải làm hạ bang hay sao?
        Tấn Anh nói:
        - Phải.
        Chung nương nương nói:
        - Vậy thì khanh hãy ra nơi Ngọ môn mà đợi, ta sẽ đờn cho mà nghe.
        Ngụy Tấn Anh vâng chỉ lui ra, ở tại Ngọ môn mà nghe động tịnh
        Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

        Comment


        • #19
          Hồi Thứ Mười Chín - Chung hậu, lập đài chín trượng

          Chung hậu, lập đài chín trượng Nương nương,
          cầu thánh ba phen


          Khi Yên sứ lui ra rồi, Tề vương bàn nói với Chung hậu rằng:
          - Ngự thê phải ráng làm sao cho khỏi mất thinh danh.
          Chung hậu nói:
          - Việc ấy có khó chi, bệ hạ chớ lo mà nhọc dạ.
          Tề vương cả mừng, rồi lại hỏi rằng:
          - Chẳng hay Ngự thê tính ở chỗ nào mà khảy đờn ấy?
          Chung hậu nói:
          - Xin Bệ hạ chớ lo, để mặc tôi lo liệu.
          Nói rồi liền hạ chỉ truyền đòi thợ mộc cho nhiều, dạy ra nới trước cửa Ngọ môn, cất một cái đài bề cao chín trượng, rồi treo bông kết lụa, trên dưới cho chỉnh tề, teong ngoài cho sạch sẽ; lại đặt bàn hương ná, xông đất kỳ hương phải làm tức tốc cho đúng kỳ, nếu trể nải, thì thảy đều bị xử trảm. Ai nấy đều lãnh chỉ lo lắng lập đài. Chung nương nương lại truyền chỉ cho Huỳnh môn quan đi rao khắp 11 nước quanh dân, cùng là trong nước bất kỳ Cống giám sinh viên, hoặc là Cử nhân cùng là bá tánh, đdều tụ tới nghe đờn. Lịnh chỉ truyền đưa ra chưa đầy một ngày thì đã lập rồi, quan quân bèn vào tâu rằng:
          - Mười một nước quanh dân, và bá tánh đã tụ tới đủ rồi.
          Chung nương nương liền khiến sắm sửa phụng liễn đi với Tề vương, hai bên nhạc trổi đờn ca, bát âm tề tấn chẳng bao lâu ra tới Ngọ môn, Nương nương bèn xuống xe, Yên sứ là Tấn Anh bước tới quỳ mọp tâu rằng:
          - Tôi hầu đợi Nương nương khảy coi thể nào, đặng có trở về phục chỉ, kẻo Chúa tôi trônng đợi.
          Chung nương nương cười rằng:
          - Ngươi hãy ở trước đài ngảnh tai mà nghe, hễ ta đờn rồi thì ta hãy cho ngươi về nước.
          Tấn Anh vâng lịnh lui ra, Nương nương xem thấy mười một nước quan dân, đều quỳ hai bên mà tiếp nghinh phụng giá, bèn truyền cho quan lộc tự bày yến thết đãi mỗi ngày cho đủ ba bửa còn những Cống giám sanh viên và bá tánh trong nước, cũng đều thết đãi, lại phải sắm đồ chay cho tinh khiết đem để trên đài mà cúng thần tiên. Chung nương nương truyền chỉ ra rồi, liền day lại mà nói với Tề vương rằng:
          - Xin Chúa công hãy trở về An cực điện mà nghe, đặng cho tôi lên đài.
          Tề vương cười mà nói rằng:
          - Cái đài này cao lắm, e khó mà lên. Ngự thê hãy cẩn thận.
          Chung hậu nói:
          - Bệ hạ chớ lo, tôi cỡi mây mà lên, có khó chi đâu mà sợ.
          Nói rồi liền thò tay vào áo, lấy ra một tấm thần tiên phách trải trên mặt đất, khiến bọn Cung nga ôm cây đờn kìm vào đứng trên tấm vân phách, rồi thổi ra một cái, tức thì tấm vân phách liền hóa ra mây, đưa bọn Cung nga bay bổng lên đài. Nương nương lại đọc thần chú lâm râm, bỗng thấy dưới chân có tòa sen hiện ra hào quang năm sắc chói lòa, rồi cũng đưa Nương nương bay tuốt lên đài, Tề vương thấy vậy lòng mừng khấp khởi, còn những quan quân đứng coi thảy đều khen phục. Khi lên đến đài rồi, Nương nương đứng giữa vái van và khẩn cầu Thánh mẫu.
          Ngày ấy Lê San thánh mẫu đang ngồi trong động bỗng nghe mùi hương phưởng phất thì hiểu rõ căn nguyên, bèn đòi ssáu vị Thiên cô vào mà thương nghị, ssáu vị tiên cô đều nói:
          - Cây đờn ấy khó khảy cho kêu vậy xin thầy hãy liệu lẽ nào mà giúp Chung tho thơ cho đặng việc.
          Thánh mẫu nói:
          - Việc này phải qua hỏi thăm Tây vương mẫu mới xong.
          Nói rồi liền khiên Tiên đồng coi động, rồi dắt sáu vị Tiên cô cỡi phụng bay qua cung Diêu trì.
          Nói về bà Tây vương mẫu, ở tại cung Diêu trì nghe tiên nữ báo rằng:
          - Có bà Lê San thánh mẫu đến thăm.
          Vương mẫu cả mừng, vội vàng ra rước vcào cung, hai đàng làm lễ ra mắt nhau xong rồi mời ngồi, Tây vương mẫu bèn hỏi rằng:
          - Chẳng hay Tiên muội đến đây có việc chi?
          Thánh mẫu nói:
          - Em qua đây trước là thăm chị, sau hỏi chị mà mượn cây Tiêu vĩ tiên kim, đem về dùng giây lát.
          Tây vương mẫu lại hỏi:
          - Tiên muội muốn mượn cây Tiên ấy làm chi vậy?
          Thánh mẫu nói:
          - Nhân vì nay có sứ bên Yên quốc đem qua Tề dâng cây Ngẫu tư cầm đặng đố nước Tề coi ai khảy đặng, em nghĩ lại như cây Ngẫu tư cầm ấy thì khảy sao ra tiếng, nay Mạo đoan tinh nó cầu khẩn, nên em phải đến đây mượn cây Tiên vĩ kim, đặng lấy tiếng đờn này, thế cho cây kia mà giúp nó thì mới xong cho.
          Tây vương mẫu nghe rõ đầu đuôi, liền khiến Tiên nữ vào lấy cây Tiên vĩ kim ra cho bà Lê San thánh mẫu mượn. Thánh mẫu tiếp lấy rồi trao cho sáu vị Tiên cô và dặn rằng:
          - Cáu người hãy đem cây đờn này mau xuống dưới Đông Tề giúp nó cho mau.
          Sáu vị Tiên cô vâng lịnh lãnh đờn ra đi, còn bà Thánh mẫu cũng từ giã Tây vương mẫu trở về bửu động.
          Nói về sáu vị Tiên cô khi lìa khỏi Diêu trì, liền giá võ đằng vân tuốt xuống vân đài, nhằm lúc Chung hậu đang đứng vái van cầu khẩn, xảy thấy sáu vị Tiên cô đáp xuống thì mừng lắm, hai đàng làm lễ ra mắt nhau rồi thuật hết đầu đuôi các việc
          Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

          Comment


          • #20
            Hồi Thứ Hai Mươi - Chốn Vân đài, Tiên cô đờn giúp

            Chốn Vân đài, Tiên cô đờn giúp
            Trên điện đình, Tề chúa thưởng công


            Khi hai đàng gặp nhau thì mừng rỡ chẳng xiết, vì chị em xa cách đã lâu, sáu vị Tiên cô bèn tỏ ý mình vâng lịnh thầy đem đờn tiên xuống giúp, Chung hậu cả mừng, cảm ơn Thánh mẫu vô cùng, rồi lại hỏi sáu vị Tiên cô rằng:
            - Chẳng hay cây đờn ấy tiếng kêu nghe có xa chăng.
            Tiên cô nói:
            - Cây đờn này của đời Thượng cổ làm ra, qua đến đời vua Nghiêu vua Thuấn thấy nó kêu lớn nên đặt tên là Xung tiên kim, đến sau vua Thuấn về Tiên, người bèn đem mà dâng cho Tây vương mẫu, cây đờn này tiếng kêu xa trăm dặm, chừng khảy nó thì chị em tôi lại dùng gió tiên mà thổi đưa hơi, đến hai ba trăm dặm cũng còn nghe đặng.
            Chung hậu cả mừng liền khiến Cung nga dọn tiệc chay ra, rồi thỉnh hết sáu vị Tiên cô vào tiệc. Ăn uống rồi trời đã chánh ngọ, Tiên cô bèn nói rằng:
            - Thôi, chị hãy cứ việc đờn đi, để chị em tôi ẩn trên mây mà giúp tiếng cho.
            Sáu vị Tiên cô nói rồi liền ẩn trong đám mây ngay trên nóc Vân đài, chờ cho Chung hậu khảy theo cho ăn rập.
            Khi ấy Chung hậu ngồi tại Vân Đài, khiến bốn tên Cung nga cầm gương đứng nơi phía tả, một tên cầm phất trần đứng nơi phía hữu, còn hai tên thì cầm hai cây phụng phiến, bốn tên phân đúng bốn gốc, truyền cho dưới đài chớ nên xaxo xuyến, phải lẳng lặng mà nghe đờn. Lịnh truyền ra rồi, từ quan chí dân thảy đều làm thinh lẵng lặng. Chung hậu liền lấy đờn ra đờn, tiếng kêu rang rảng, âm vận du dương, rất nên thanh nhã. Yên sứ là Ngụy Tấn Anh thấy vậy thất kinh, còn sanh mười một nước quan dân, và những Cống cử Giám cùng bá tánh trong nước thảy đều vui lòng đẹp dạ.
            Lúc ấy Tề vương ngồi nơi An cực điện mà nghị luận, bỗng nghe tiếng đờn thảnh thót, Yến quân sư liền quỳ xuống nói rằng:
            - Tôi chúc mừng cho Bệ hạ, thiệt là phước lớn muôn vàn, Quốc mẫu khảy đờn tiếng nghe tiêu tao như vậy, thì Yên quốc lẽ nào chẳng phục.
            Tề vương nghe nói cả mừng, bèn lóng tai nghe một hồi, lòng mừng khắp khởi, bá quan văn võ ai nấy cũng mừng. Còn những bá tánh đứng coi thảy đều vỗ tay khen duy có một mình Yên sứ là Tân Anh mặt buồn dàu dàu.
            Nói đến mấy vị Tiên cô, khi đờn dủ hết mấy bài rồi, liền đáp xuốnf Vân Đài, Chung hậu vội vã tạ ơn, lại khiến Cung nga dọn tiệc chay mà đãi sáu vị Tiên cô. Ăn uống rồi Tiên cô thò tay vào hồ lô lấy ra ba hườn thuốc, trao cho Chung hậu và nói rằng:
            - Mấy chị em tôi biết trước, chẳng bao lâu đây sẽ có việc đao binh, sẵn dịp chị em tôi ở trong động mới luyện đặng những thuốc linh đơn, nên đem theo cho chị để phòng khi tai nạn đến mình, thì đem ra mà chữa trị, ấy là thuốc khởi từ hồi sanh, chị hãy cất lấy dể dành cho tử tế.
            Chung hậu lãnh thuốc rồi cảm tạ chẳng cùng. Rồi đó sáu vị Tiên cô từ giã Chung hậu, đàng vân giá võ bay tuốt về tiên động. Chung hậu liéên khiến Cung nga ôm lấy đờn , rồi cũng làm y như trước, cưỡi mây bay xuống dưới đài. Các quan văn võ đều quỳ xuống tiếp nghinh Quốc mẫu. Chung hậu bước lên phụng liễn, đi thẳng vào Kim loan điện. Tề vương cả mừng, vội vàng bước xuống nắm tay Chung hậu dắt vào mời ngồi nơi cẩm đôn và nói rằng:
            - Trẫm nhờ phước lớn của trời, nên mới sanh Ngự thê ra đây mà bảo phó giang san cho trẫm, thiệt là may biết dường nào.
            Nói rồi liền hạ chỉ bày yến thưởng công. Khi yến dọn ra rồi. Tề vương rót ba chén rượu thưởng tài Chung hậu, rồi lại rót ba chén khác mà thưởng công Yến quân sư tiến cử.
            Khi diên yến xong rồi, Chung hậu hạ chỉ đòi Yên sứ vào triều.
            Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

            Comment


            • #21
              Hồi Thứ Hai Mươi Mốt - Yến Anh hết dạ cứu Tấn Anh

              Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
              Yến Anh hết dạ cứu Tấn Anh
              Chung hậu cố tình làm nhục Yên quốc

              Nói về Tấn Anh, đang lúc lo buồn, bỗng thấy chỉ triệu vào trào, liền gắng gượng vào quỳ mọp nơi trước Kim giai. Chung hậu xem thấy nạt lớn lên rằng:
              - Chúa ngươi khéo bày kế lạ, tưởng bên nước ta đây chẳng có ai, nên mới sai ngươi đem cây Ngẫu tư cầm qua đây mà đố, một là chắc ý không ai khảy đặng rồi, vậy chớ người còn có tiếng chi nữa chăng?
              Tấn Anh nghe hỏi sợ run, cứ quỳ mọp làm thinh chẳng dám nói rằng chi hết. Chung hậu cả giận lại mắng lớn nữa rằng:
              - Đã biết rằng ngươi phụng chỉ của chúa ngươi mặc dầu, chớ ngươi thiệt là đứa súc sanh, thường mang lòng phản quốc, nếu nay ta chẳng dùng dịp này mà chém phức cho rồi, thì cho khỏi ngày sau ngươi khuấy rối nước Yên.
              Nói rồi liền hối quan đao phủ dẫn ra chém. Tấn Anh nghe nói hồn phách rụng rời, ngó bốn phía không biết ai mà cầu bảo cứu; duy còn chờ ngửa cổ mà chịu chết mà thôi. May đâu có Yến quân sư còn đứng tại sân chầu, thấy vậy liền vội vã bước ra quỳ xuống can rằng:
              - Xin Nương nương bớt trận lôi đình, việc này là tại nơi Yên vương, chớ chẳng phải là tại va, vì làm tôi, hễ Chúa sai đi đâu, thì phải đi đó; vả lại hai nước tranh cường chẳng nên chém người đi sứ, nếu nay Nương nương giận mà chém Tấn Anh, thì tôi e mười một nước thảy đều chẳng phục, lại chê Nương nương là người hẹp lượng, từ đây về sau chẳng còn ai dám tấn cống chi nữa, ấy có phải là mình lấp nẻo Chư hầu chăng, xin Nương nương mở hãy mở lượng từ bi, và nghĩ chút tình tôi mà tha cho chàng về nước.
              Chung nương nương nói:
              - Tiên sanh biết một mà chẳng biết đặng hai, vì ta xem tướng thằng này là một đứa gian thần đầu thì đầu rắn, mắt thì là mắt diều hâu, mũi chim ưng, mỏ nhọn như mỏ chuột, thiệt là đứa gian ác bất nhân, nếu nay chẳng giết nó đi cho rồi thì sau ắt sanh hậu hoạn.
              Yến quân sư liền bước đến gần tâu nhỏ rằng:
              - Điều ấy tôi há chẳng biết hay sao? Vì tôi đã đoán quẻ âm dương, trong ba năm tới đây thì nước Yên bị người này soán vị, ấy là cái cơ hội cho ta lấy nước Yên đó, xin Nương nương hãy tha hắn cho rồi.
              Chung hậu nghe nói gật đầu, rồi hạ chỉ đòi Tấn Anh lên điện nói rằng:
              - Nay có Quân sư ta can gián, nên ta phải vị tình dung thứ cho ngươi, ấy là tội thác ta tha, còn tội sống khó tha cho đặng.
              Nói rồi liền khiến quan Nội thị đem viết mực ra, viết một bài thơ tứ cú như vầy: Kính lời nhắn nói với Yên vương
              Chớ khá lung lăng thói bạo cường
              Nạp khoan đầu hàng thì khỏi hại
              Bằng không ta ắt động đao thươngViết rồi liền khiến quân Võ lâm thích bài thơ ấy trên mặt Tấn Anh. Quan Võ lâm vâng lịnh đè Tấn Anh xuống, lấy kim mà thích bốn câu thơ ấy trên mặt, máu chảy ròng ròng, thích rồi lại lấy chàm mà thoa vào cho rõ chữ. Lúc ấy Ngụy Tấn Anh bị kim thích nơi mặt đau đớn vô cùng song phải làm thinh mà chịu chẳng biết tỏ với ai, khi thích rồi liền quỳ lạy Nương nương tạ ơn chẳng giết. Chung nương nương bèn nói:
              - Chẳng phải là ta muốn lăng nhục chi ngươi, ấy là Chúa ngươi khi dể nuớc ta không người, thiệt rõ ràng là mình chuốc lấy cái họa cho mình vậy, vậy thì ngươi phải về nói lại với chúa ngươi, mỗi năm phải qua tấn cống, nếu để cho ta dấy động đao binh, thì chừng ấy một ngọn cỏ ta cũng chẳng chừa, nay ta ban cho ngươi chung ngự tửu mà đền công khó nhọc cho ngươi, ngươi hãy uống rượu đi, đặng có về cho sớm.
              Tấn Anh uống ba chung rượu rồi tạ ơn lui ra, và lên ngựa dắt kẻ tùng nhân trở về cố quốc
              Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

              Comment


              • #22
                Hồi Thứ Hai Mươi Hai - Tấn Anh thêm lời gây họa

                Tấn Anh thêm lời gây họa
                Yên vương giận quyết dấy binh

                Đây nói về Tấn Anh khi về tới nước Yên còn đứng đợi lịnh trước Ngọ môn, có quan quan Huỳnh môn vào tâu cho vua Yên vương hay.
                Yên vương liền truyền chỉ cho đòi Tấn Anh vào quỳ lạy trước Kim loan điện, vua Yên mới hỏi rằng:
                - Vậy chớ khanh đem cây Ngẫu tư cầm qua bên Tề quốc mà có ai khảy đặng đờn ấy chăng?
                Tấn Anh nghe vua hỏi liền thở ra một tiếng dài, rồi tâu rằng:
                - Từ khi ngu thần phụng chỉ đem cầm qua xứ Tề, không dè bên Tề có một nàng tên là Chung Vô Diệm, là Chánh cung chấp chưởng của Tề vương, người ấy mặt mày tợ quỷ; mà phép tắc như thần. Nó lại khảy đặng Ngẫu tư kim tiếng nghe xa hơn ba trăm dặm, mà luôn vậy đến bảy ngày đêm quan dân trong mười một nước thảy đều tới coi đông như hội. Rồi việc đờn nó lại khiến quan bắt tôi đem ra pháp trường hạ sát, lúc ấy cũng may nhờ có Quân sư Yến Anh , người bảo tấu nên nó mới tha chém, rồi nó lại cho đòi tôi vào khắc bốn câu thơ nơi mặt, khi dể Chúa thượng đến đều, sự thích đã còn rành rành, xin Chúa công thẩm xét.
                Yên vương nghe nói có bốn câu thơ còn nơi mặt, liền dạy rằng:
                - Khanh hãy đứng dậy lại gần đâycho trẫm xem tỏ rọ.
                Khi vua Yên vương xem rồi, thì trợn mắt há miệng nói chẳng ra lời, Tấn Anh lại tâu nữa rằng:
                - Phải mau viết hàng biểu và dâng đồ châu báu qua mà cống hiến cho nước Tề, bằng không y điều ấy, thì nó dẽ dấy động đao binh, kéo qua ađ(p thành trì nước ta ra đất bằng, còn tam cung lục viện với văn võ bá quan, nó bắt hết không tha một người nhỏ. Lời thiệt tôi tâu bày, chẳng dám sai ngoa thêu dệt, xin Chúa công định đoạt.
                Vua Yên vương nghe tâu như vậy, càng thêm giận dữ, liền phán hỏi bá quan rằng:
                - Bây giờ có ai dám ra lãnh án Nguyên nhung, đem binh qua phạt Tề chăng?
                Bá quan nghe hỏi, mà chẳng có một ai dám ra chịu, vua Yên vương thấy vậy ngẫm nghĩ hồi lâu rồi truyền lịnh cho nội thị, đem văn phòng tứ bửu ra, liền viết bảng chiêu hiền như vầy: Vì nước cầu tướng giỏi
                Đã mạnh lại mưu mô
                Hay lui binh Tề đặng
                Đời đời sánh với vua
                Trai bảy tuổi ơn cho
                Gái tám tuổi ơn cho
                Lời bảng này chẳng dối
                Ai có chí tranh đuaVua Yên vương viết bảng văn rồi truyền lịnh cho quân đem ra trước Ngọ môn, kế đó bãi chầu, bá quan lui về dinh phủ.
                Đây nói về nước Yên, có một vị Phò mã tên là Tôn Tháo, con cháu Tôn Võ Tử, vẫn là một vị Tả cu Long ở thượng giới giáng phàm. Khi người mới đặng mười lăm thì sức mạnh hơn Ngũ Tân, thương pháp bì Dương Hổ, lại là anh em chú bác với với Vương Thiền lão tổ nữa. Ngày ấy nhân khi đi hội yến về, đi ngang qua Ngô môn, xem thấy bảng văn bỏ đi. Quan giữ bảng thấy lật đật chạy vào tâu cho Yên vương hay. Vua Yên vương nghe tâu cả mừng bèn cho đòi Phò mã vào trước kim giai. Phò mã vào quỳ lạy tung hô, vua Yên vương cho ngồi, rồi nói với Phò mã rằng :
                - Trẫm cũng tưởng bên nước Tề đã hết người nên mới sai Tân Anh đem cây NGẫu tư kim qua thử chúng nó, không dè sự chơi hóa thiệt, là vì Tề Tuyên vương có Chiêu dương chánh cung là Chung Vô Diệm. Người này tướng mạo tuy đen xấu, mà pháp thuật thiệt tinh thông đã khảy đặng kim tiên gia, lại thích thơ vào mặt sứ, mà hạ nhục quả nhơn ! Thật oán cừu này sâu tợ biển, hoạn họa ấy chấy tày non. Nay đã hết kế mưu thần, nên khó ra tài tướng lược ; vậy trẫm mới đăng bảng chiêu hiền, nếu như không kẻ ra tay thì trẫm phải viết biểu đầu hàng, đặng cho khỏi muôn dân đồ thán.
                Tôn Tháo khi nghe vua nói các điều, thí ta nha thiết xỉ, căm giận Tề vương, liền quỳ xuống tâu rằng :
                - Xin Chúa thượng chớ có dạ lo lường, để mặc ngu thần ra lãnh ấn Nguyên nhung, đi rửa hờn cho Chúa thượng ; và coi thử con Chung Vô Diệm xủ phụ tài cán dường bao, mà nó dám khinh dể nước ta thế ấy ?
                Vua Yên vương lại nói :
                - Phò mã tuy có lòng với trẫm, nhưng chinh chiến không từng quen, vả lại con Chung Vô Diệm là : Tài hay hoán võ vô phong, thuật biến sai thần khiến quỷ, cung tên nhàn thục thương mã tinh thông, e sợ Phò mã chẳng phải tay địch thủ với nó chăng ? Như chẳng may có điều nào, thì trẫm lại lo rầu lắm nữa. Vậy thôi để trẫm lựa một người cho tài bộ mà sai đi, còn Phò mã ở nhà dưỡng an quới thể.
                Tôn Tháo nghe vua nói mấy điều, thì tức giận cành hông, bèn tâu rằng :
                - Làm trai chẳng trả ơn vua, không đền nọ nước thì ra chi ? Nếu chúa trên không ưng dạ cho ra đề binh, thì tôi còn sống làm chi nữa ?
                Nói rồi, liền với tay ra sau rút cây gươm Long tuyền đeo nơi mìn,h muốn tự vận. Vua Yên vương xem thấy cả kinh, lật đật bước xuống Kim loan điện cầm tay Phò mã lại nói rằng :
                - Thôi thôi ! Nếu như Phò mã quyết chí hưng binh, vậy thì để đợi trẫm ngày mai hội bá quan rồi sẽ liệu định.
                Tôn Tháo thấy vua can thì an dạ, liền lạy tạ lui ra về dinh tỏ tình cùng vợ con
                Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                Comment


                • #23
                  Hồi Thứ Hai Mươi Ba - Đền Ngân an Yên Đơn tính kế

                  Đền Ngân an Yên Đơn tính kế
                  Chốn giáo đường Phò mã lãnh binh

                  Khi phò mã Tôn Tháo về đến dinh, con là Tôn Long, Tôn Hổ chạy ra nghinh tiếp vào ngồi nơi Ngân an diện. Hai tướng xem thấy cha mình, mày mặt có sắc sầu bi, thì hỏi rằng :
                  - Chẳng hay hôm nay phụ thân có việc chi coi bộ buồn rầu dữ vậy?
                  Phò mã nói:
                  - Quốc gia có đại sự, con hãy vào mời mẹ con ra ra đây.
                  Tôn Long, Tôn Hổ nghe cha bảo, lật đật chạy vào thông báo. Yên Đơn Công Chúa nghe tin chồng mình về, thì vội vã bước ra Ngân an điện chào mừng, và hỏi rằng:
                  - Nhơn sao Phò mã đi hội yến về, mà diện lại sầu bi? Xin chàng nói cho thiếp tỏ tưòng tâm sự với.
                  Phò mã nghe vợ hỏi, liền thở ra và nói rằng:
                  - Nàng ôi! Quốc gia gần có nạn, nên hạ quan mới buồn rầu, là bởi bên Đông Tề có Chánh cung hoàng hậu, tên Chung Vô Diệm, nàng ấy pháp thuật cao cường, oai danh chói rạng. Nay nó lại đề thơ vào mặt sứ, mạ nhục chúa ta, nó bảo phải dâng biểu hàng đầu, bằng không thì can qua gia phạt. Vì vậy cho nên Phụ vương mới xuất bảng cầu hiền, hạ quan thấy điều ấy bèn vào xin lãnh ấn Nguyên nhung, mà Phụ vương còn bần dùn chưa chịu, nên ta không biết liệu kế nào, mới cho đòi phu nhơn ra đây thương nghị.
                  Yên Đơn Công chúa nghe chồng mình nói các điều, thì mày liễu ủ ê, mặt hoa buồn bã! Bèn thưa với phò mã rằng:
                  - Vậy xin chàng hôm nay hãy an dạ, để ngày mai thiếp vào trào tâu với Phụ vương, quyết lãnh ấn Nguyên nhung cho chàng đề binh thẳng qua Tề quốc bắt con Chung xủ phụ rửa hờn mới đặng.
                  Vợ chồng toan liệu xong xuôi, bỗng đâu trời đã bừng sáng. Kế đó vua Yên vưong lâm trào bá quan văn võ chầu đủ mặt. Khi ấy vợ chồng Công chúa dẫn vào quỳ lạy trước kim giai tâu rằng:
                  - Mới đây con có hay tin Đông tề ỷ thế khi dể nước ta, thích chữ vào mặt sứ thần, lại bảo đầu hàng nạp khoán. Việc ấy chẳng biết có quả cùng chăng? Xin Phụ vương nói cho con hàng tưởng.
                  Yên Vương nghe hỏi phán rằng:
                  - Việc quả như lời,nhưng cha xét lại, nước ta binh ít, tướng hèn, không phương cự địch, chi bằng nhường cho Tề làm thượng quốc, còn nước ta dâng biểu xưng thần, như vậy đã khỏi hại sanh linh, lại vững an xã tắc.
                  Công chúa nghe dứt liền tâu rằng:
                  - Xin Phụ vưong chớ khá tôn trọng oai người, mà mất thinh danh mình. Xưa nước Yên ta, đặt vững giang san, dựng nên cơ đồ, cũng nhờ có nhà họ Tôn, là Tôn Võ Tử, bây giờ tiếng người hãy còn bốn biển bia danh, tám phương khiếp vía. Huống chi nay, chồng con cũng trong dòng họ ấy, nay lại hiện tiền sẵn có hai trai oanh liệt, đứa nào cũng võ nghệ tinh thông, binh thơ nhàn thục, xin Phụ vương hãy giáng chỉ cho vợ chồng con lãnh chức Nguyên nhung, đặng chọn ngày dấy binh đi rửa hờn cho Vương phụ.
                  Yên Vương nói:
                  - Cha cũng đả biết, nhưng mà lúc này, cha đả tuổi cao tác lớn, mình rồng lụm cụm hôm sớm không ai, còn Thái tử thì còn thơ dại. Đã vậy, vả lại con là phận nữ lưu, cầm thương lên ngựa ra chốn chiến trường, may thì chẳng nói chi, còn rủi, cha thêm sự buồn lắm nữa.
                  Công chúa tâu:
                  - Con tuy là phận gái mặc lòng song ngày trước có học đạo tiên gia với Thánh mẫu, con đã từng theo chồng con ra trận, đuổi Ngũ Tân nơi nước Sở, xua binh Bạch Khởi diệt nhà Trần, gánh vác giang san hưng phò xã tắc cũng lâu, nay cúi xin Vương phụ nhận lời, cho vợ chồng con đi rửa hờn cho Vương phụ.
                  Yên vương thấy Công chúa quyết chí, bèn nhận lời giáng chỉ cho Tôn Tháo làm chức Nguyên nhung hiệp với Công chúa quản lãnh bốn mươi vạn hùng binh, lại ban riêng cho hai vợ chồng mỗi người người là ba chung ngự tửu, rồi bãi chầu.
                  Qua ngày sau, Tôn Tháo lãnh soái ấn rồi, liền truyền lịnh cho chúng tướng dẫn nhau đến giáo trường kiểm điểm. Án theo Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, chia ra làm năm đạo. Dinh thứ nhì là Bính, Đinh, Hỏa ,cờ đỏ giáp đỏ, đóng ở phía Nam. Dinh thứ ba là: Canh, Tân, Kim, cờ tráng, giáp trắng, đóng ở phía Tây. Dinh thứ tư là: Nhâm, Quí, Thủy, cờ đen, giáp đen, đớng ở phương Bắc. Dinh thứ năm là: Mậu, Kỷ, Thổ, cờ vàng, giáp vàng đóng tại trung ương, còn kỳ dư thì dàn đều theo thức lớp đó. Khi Nguyên sói Tôn Tháo thao luyện quân sĩ xong rồi, bèn vào phục chỉ cho vua hay. Yên vương khiến dọn yến tiệc tống hành, khi ăn uống dặn dò sau trước xong xuôi rồi, vua Yên vương bèn phong cho cháu ngoại là Tôn Hổ và Tôn Long làm chức Tiên phong đi trước, còn Phò Mã với Công chúa cỡi ngực dẫn chúng tướng theo sau, lúc ra khỏi thành, đốt ba tiếng pháo kéo rốc binh, nhắm Đông tề tấn phát. Binh Yên khi đi vừa đặng vài dặm đường, xảy thấy trước mặt có một đội binh đang đứng đợi. Thám mã bèn quay ngựa trở lại mà báo rằng:
                  - Không phải là binh giặc đón đường.
                  Phò mã Tôn Tháo nghe báo vậy thì không đủ tin, bèn khiến kẻ khác đi coi lại, giây lâu thám tử trở về báo:
                  - Không phải là binh giặc, song có hai tướng muốn đến cầu ra mắt Nguyên soái.
                  Tôn Tháo cho đòi vào. ( Nguyên hai tướng này, là gia thần của Yên Bình Thái tử sai ra). Khi Thái tử nghe nói Phò mã và Công chúa lãnh binh đi phạt Tề, mà không có tới dâng lễ cống hành đặng, nên hôm nay sai Tống Lượng và Cao Kiên đem năm trăm xe lương thảo và mười muôn lượng bạch ngân, dâng cho Phò mã để dùng mà khao thưởng ba quân. Phò mã tiếp lấy lễ vật rất vui mừng, còn Công chúa lại kêu hai tướng mà dặn rằng:
                  - Hai người về thưa lại với Thái tử, nói rằng " Ta dặn, hôm sớm phải giữ đạo làm con cho hết lòng" .
                  Hai tướng vâng lời dạy tạ lui ra.
                  Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                  Comment


                  • #24
                    Hồi Thứ Hai Mươi Bốn - Quan Hùynh thảo công chúa nghỉ binh

                    Quan Hùynh thảo công chúa nghỉ binh
                    Ải Giái bài Liêm Hùng hội yến
                    Nói về Tôn Nguyên soái từ biệt hai tướng xong rồi, liền khiến Tôn Long, Tôn Hổ lãnh đạo binh mã, dựng cờ hồng, làm chức tả hữu Tiên phong. Lý Thái, Triệu Cường lãnh một đội, kéo cờ xanh, coi về phía Tả quân. Tôn Thắng, Vương Kỳ, lãnh một đội cầm cờ đen coi về phía Tiền quân. Trần Quế và Hồ Phương, lãnh một đội, phất cờ vàng, coi về hậu quân. Đâu đó bày khai đội ngũ, sanh kỳ rực rỡ khí giới nghiêm trang, nhắm Sơn Đông chỉ dặm. Khi binh Yên đi vài ngày bỗng có thám tử trở lại báo:
                    - Trước mặt là Huỳnh Thảo quan, xin Nguyên nhung hạ lịnh dồn binh an nghỉ.
                    Tôn nguyên soái bèn khiến quân cầm lịnh tiễn vào thành thông tin.
                    Nói về hai tướng giữ ải Hùynh thảo quan này, tên là Thiết Giang và Lý Hải, nhằm khi vô sự hai tướng đang ngồi bàn luận binh thơ, xảy có quan giữ cửa vào báo:
                    - Nay có Phò Mã và Công chúa lãnh ấn Nguyên nhung đi dánh Tề, binh gần đến cửa quan, xin Tướng gia ra lịnh khai thành nghinh tiếp.
                    Hai tướng hay tin lật đật sửa soạn y quan lên ngựa, ra khỏi thành tiếp rước. Công chúa và Phò mã vào đến trung đường, hai tướng đãi đằng rất hậu. Lúc ấy Tôn nguyên soái hạ lịnh cho tam quân đình yến ba ngày rồi sẽ thượng lộ.
                    Qua ngày thứ tư, quân sĩ dậy sớm, cơm nước xong xuôi, Tôn nguyên soái truyền lịnh phát pháo kéo cờ, dẫn binh ra khỏi thành nhắm Đông Tề tấn phát. Khi binh dẫn đi đặng mấy ngày đường nữa, bỗng có quân thám mã trở lại báo rằng:
                    - Trước mặt đây là ải Giái bài về phần đất nước Triệu, xin Nguyên nhung toan định.
                    Tôn nguyên soái liền truyền lịnh an dinh rồi viết một phong thơ khiến quân đem vào thành thông báo.
                    Nói về tướng giữ ải Giái Bài nước Triệu này, tên là Liêm Hùng, đương khi phân đoán việc binh bỗng có quân vào báo:
                    - Hôm nay có Phò mã nước Yên đi phạt Tề, người còn đóng binh ở ngoài thành, khiến quân dâng thơ, dạy đem vào cho lão gia rõ.
                    Liêm Hùng tiếp lấy phong thơ coi rồi, liền sai quân vô hậu dinh kêu con là Liêm Pha ra dặn:
                    - Nay có Tôn Phò mã ở bên Yên, dẩn binh đi qua ải mình, vậy con phải mau ra rước vào quan mà thiết đãi.
                    Liêm Pha vâng mạng lên ngựa tức thì thẳng đến tiền quân thông tin ấy.¨Phò mã và Công chúa đặng tin cả mừng! Bèn hạ lịnh cho ba quân đi thẳng vào ải! Liêm Hùng khi ấy ra khỏi dinh, đón rước chào mừng! và nói rằng:
                    - Ngu huynh không hay hiền đệ và Công chúa tới đây, nên cam thất lễ.
                    Phò mã và Công chúa xuống ngựa, hết lòng cung kính đáp lễ lại rồi dẫn nhau vào đại đường phân ngôi chủ khách mà ngồi. Kế đó Công chúa kêu hai con mình tới khiến lạy ra mắt Liêm Hùng. Liêm hùng xem thấy Tôn Long và Tôn Hổ, môi tợ thoa son, mặt như dồi phấn, mình cao tám thước, lẫm lẫm oai phong, bèn khen thầm:
                    - Thiệt là con dòng cháu giống.
                    Liêm Hùng chịu lạy rồi, nói rằng:
                    - Nhà họ Tôn với nhà họ Liêm, từ đời trước nay, vẫn giao tình rất hậu, bây giờ đây ngu huynh cũng có sanh đặng một trai tuổi tác cũng chừng hơn hai mươi, muốn làm sao cho ba trẻ kết hiệp đệ huynh, sanh tử giữ đồng, tình cốt nhục, nghĩa núi sông, nếu ai có tai nạn phải ra tay cứu giúp, chẳng biết Phò mã và Công chúa có bằng lòng chăng?
                    Công chúa thưa:
                    - Hiền huynh có dạ vậy, vợ chồng tôi đâu dám chối từ.
                    Nói rồi khiến quân đặt bàn hương án, kêu ba đứa dạy cáo từ với trời đất xin kết đồng tử đồng sanh. Cáo tế xong rồi mới hỏi thăm tuổi tác. Liêm Pha lúc này hai mươi hai tuổi làm anh, còn Tôn Long mới mười bảy, Tôn Hổ mười lăm thì làm em như lời nguyện. Ba anh em phân tôn ty thượng hạ với nhau rồi bèn dắt nhau vào lạy Liêm Hùng với Tôn Tháo, kế bày yến diên ra ăn uống và khao thưởng ba quân, đồn binh lại nửa tháng.
                    ( Đây nói về sự thể họ Liêm với họ Tôn làm anh em với nhau. Về sau hồi Bàng quyên làm tướng bảy nước, đem binh qua đánh nước Yên, kéo binh đi ngang nước Triệu, Liêm Cang, không cho đi. Bàng quyên cả giận thích tử Liêm Cang. Chừng Tôn Tẩn hạ san, đánh bắt Bàng Quyên phân thân ra trăm đoạn trả thù cho Liêm Cang. Đến sau Vương Tiễn giúp Tần Thủy Hoàng, gồm thâu sáu nước, dòng họ Tôn lại bị Vương Tiễn giết sạch, sau Liêm Ph này đây còn sanh một gái, tên nàng là Tú Anh. Người có học đạo với bà Lê San tổ Mẫu. Khi nàng hạ san thì kết nghĩa tào khang với Tôn Yên, đánh phá binh Tần, bắt Vương Tiễn trả thù cho dòng họ Tôn. Ấy là việc sau, oan oan tương báo).
                    Đây nói về binh Yên đồn trú tại ải Giái Bài đã đạng nửa tháng, Tôn Nguyên soái bèn truyền lịnh cho ba quân phát kéo cờ dẫn binh ra thành, còn vợ chồng trở vào từ giã Liêm Hùng mà dời gót. Cha con Liêm Hùng đưa đón khỏi đôi ba dặm mới từ biệt. Lúc ấy Tôn Tháo dẫn chúng tướng đi đặng mấy ngày đêm, vừa tới núi Nhĩ Long, thình lình nghe tiếng quân ó vang rừng, giạy lâu thấy có một đảng lâu la xông tới, tướng cầm đầu tay cây Tuyên hoa phủ, bay ngựa đến la lớn tiếng nói rằng:
                    - Quân binh chớ chạy hãy mau nạp tiền mãi lộ cho ta, thì mới đặng đi, bằng không, tánh mạng ắt chẳng còn.
                    Quân sĩ Yên thấy vậy thối lại báo cho Tôn Nguyên soái hay. Nguyên soái bèn hạ lịnh đồn binh đóng trại
                    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                    Comment


                    • #25
                      Hồi Thứ Hai Mươi Lăm - Tôn Long ra oai bắt Nguyên Võ

                      Tôn Long ra oai bắt Nguyên Võ
                      Tôn Hổ đấu sức đánh Thần Võ


                      Khi Nguyên soái truyền lịnh dồn binh lại rồi, tức thì sửa soạn thương giáp vừa muốn lên ngựa, Tôn Long khi ấy thưa với cha mình rằng:
                      - Sá chi loài tiểu khấu, mà nghiêm phụ phải chịu nhọc nhằn, xin để cho con hiến đầu công, xin phụ thân nhậm lời hạ lịnh.
                      Tôn Nguyên soái nói:
                      - Con đã quyết chí, cha cũng bằng lòng, nếu ra giao phong thì con phải cho cẩn thận, trận đầu mà sơ thất, ắt chẳng phải điềm lành, con khá tua phấn chí bình sanh, mới rạng danh hào kiệt.
                      Tôn Long cúi đầu vâng lịnh, liền nai nịt hẳn hoi, cầm thương lên ngựalướt tới trận dồ. Tướng lâu la xem thấy có một viên thiếu niên ra trận, bèn hét lớn và nói rằng:
                      - Thàng nhỏ mà lớn mật, dám đem thịt nạp miệng hùm, hãy xưng tên họ ngươi, cho biết tài sức mổ.
                      Tôn Long vừa cười vừa nói rằng:
                      - Vậy chớ ngươi ở đây không hay nghe nói danh ta sao? Dòng Tôn Võ vang danh thiên hạ, phụ thân ta là Phò mã Yên vương, Tiên phong ấy Tôn Long là tao đấy. Còn ngươi tên họ gì? Hãy nói cho ta biết?
                      Tướng lâu la đáp lại:
                      - Nhĩ Long san tụ nghĩa, Cao Nguyên Võ là ta.
                      Tôn Long nói:
                      - Vậy thì ngươi mau xuống ngựa đầu hàng, cho khỏi nhọc công ta ra sức.
                      Nguyên Võ nghe nói cười ngất và lại nói rằng:
                      - Thằng nhỏ! Mày điên sao vậy?Mày hãy coi cây Tuyên Hoa Phủ của tao đây.
                      Nói rồi hươi búa tới chém nhầu, Tôn Long cũng đưa thương ra đỡ; một thương một búa, cũng như con cọp giỡn với rồng, đánh thôi bụi cát bay lấp rừng, tiếng quân ó, reo vang dậy núi; đánh đặng năm mươi hiệp dư, Nguyên Võ liệu bề cự không lại, vừa muốn quày ngựa thối binh, không dè Tôn Long lanh mắt dừng thương, nhảy qua bắt sống Nguyên Võ trên lưng ngựa mà trói lại. Quân lâu la xem thấy bốn phía vỡ tan, bị binh Yên chận đường đánh thóc la rền núi. Khi tan trận rồi, vợ chồng Tôn Nguyên soái ra ngồi nơi trướng đợi tin. Kế giây lâu Tôn Long dẫn Cao Nguyên Võ quỳ lạy dưới trướng, xin nạp đầu công, vợ chồng Tôn Nguyên soái cả mừng! Bèn sai quân lấy rượu thưởng tài con ba chén. Công chúa khi ấy xem tướng mạo Nguyên Võ, hình dung tuấn tú, diện mạo khôi ngôi bèn khiến quân dẫn Nguyên Võ vào hậu dinh giam lại, Tôn Tháo thấy vậy lấy làm lạ, mới hỏi vợ mình rằng:
                      - Chẳng hay phu nhân sai giam tướng giặc làm chi, sao không khiến chém?
                      Công chúa thưa :
                      - Vả chăng ta tính đi rửa hờn bên Tề quốc, mà tướng sĩ mình chẳng có bao nhiêu người tài bộ, nên ý thiếp muốn để tướng ấy dụ nó đầu hàng, thì ta đặng thêm nha thêm trảo.
                      Tôn Nguyên soái nghe vợ nói phải, thì khen rằng:
                      - Phu nhân thiệt cao kiến, ý Bổn soái chảng dám bì.
                      Chuyện vãn xong rồi, liền bày tiệc ra ăn uống và đãi đằng quân sĩ.
                      Nói về chủ tướng lâu la ở núi Nhĩ Long san tên là Cao Khôi, nhân rảnh việc, ngày ấy cho con xuống núi săn bắn chơi, đã hơn nửa ngày không thấy trở lại, bèn bước ra chốn tụ nghĩa đường, ngồi trông đợi.
                      Giây lâu bỗng thấy có một tốp lâu la ở dưới núi chạy ào lên nói rằng:
                      - Không xong rồi Đại lão gia ôi ! Họa lớn đã tới.
                      Cao Khôi nghe báo sửng sốt không biết việc gì, bèn hỏi rằng:
                      - Chuyện goì là họa lớn, hãy nói mau nghe thử.
                      Bọn lâu la vừa thở vừa thưa rằng:
                      - Khi nãy Đại đại vương xuống núi, gặp một tướng thanh niên mình mặc bạch giáp bạch bào, cưỡi con bạch mã, tay mặt cầm cây lê hoa thương, tay trái đeo roiHổ vị. Đại vương lại khi nó là con nít, nên đánh với nó mà chẳng đề phòng, không dè thằng nhỏ ấy thiệt giỏi quá, thương múa như bay roi hươi tợ chớp, nó đánh nhầu với Đại đại vương hơn mấy mươi hiệp, thình lình nó dừng thương lại nhảy a qua bắt sống Đại đại vương nơi lưng ngựa về dinh. Còn bọn tôi, thì trong ba phần bị chết hết một, xin Lão đại vương toan liệu.
                      Cao Khôi nghe báo, tai vang dường như pháo nổ, mặt đỏ tợ lửa hừng, bèn nói lớn rằng:
                      - Ta quyết xuống núi ăn cho đặng thịt thằng nhỏ bạch bào, mà trả thù cho con ta mới vừa dạ.
                      Nói chưa dứt lời, người con thứ hai là Thần Võ bước lại thưa rằng:
                      - Xin gia gia chớ có ra sức nhọc thân, để cho con đề binh xuống núi báo cừu cho huynh trưởng.
                      Nói rồi dốc quân phát ba tiếng pháo, kéo bọn lâu la xuống núi thẳng tới dinh Yên kêu lớn và nói rằng:
                      - Bớ Nguyên soái Yên, mau đưa thằng tướng nhỏ bạch giáp bạch khôi đó ra dây, thì vạn sự giai hữu, bằng không chớ trách ta vô đạo.
                      Quân kỳ bài nghe kêu nói, bèn vào thông báo cho Tôn Nguyên soái hay. Tôn Tháo khi rõ đặng việc ấy, liền ra lịnh kích cổ nhóm chúng tướng lại thương nghị. Tôn Tháo đương khi bàn soạn với chư tướng, xảy dưới trướng có một vị thanh niên, mình mặt hồng bào giáp, bước tới thưa rằng:
                      - Tiểu tử xin lãnh mạng ra binh, phụ thân rộng lòng hạ lịnh.
                      Tôn Nguyên soái xem lại là con mình, tên Hổ, Tôn Tháo bèn nói:
                      - Nếu con muốn xuất trận, thì cha cho, nhưng phải cẩn thận, chớ nên khinh giặc mà lầm mưu giặc:
                      - Tôn Hổ dạ dạ vâng mạng lui ra, cầm thương lên ngựa phát pháo khai dinh, còn ngoài trại thì Cao Thần Võ cùng lâu la đương đợi. Khi Tôn Hổ kéo binh ra hưỡn đãi. Thần Võ ở xa xem thấy một viên tiểu tướng đầu đội mão Tử kim quan, vai mang gươm Long Hổ Kim và có ý khen thầm, bèn kêu lớn nói rằng:
                      - Bớ thằng nhỏ kia! Ngươi đi đâu đó? Có Nhị vị đại vương đứng đợi đây.
                      Tôn Hổ nghe kêu ngước mặt lên xem thấy một viên đại tướng, mình mặc hùynh giáp, đầu đội mão sưtử, tay cầm một cây cương đao, ước đặng vài mươi cân, cưỡi con ngựa hồng trước cờ đề ba chữ " Thần Võ quán ". Tôn Hổ xem rồinghe kêu rằng:
                      - Tặc tử! Mi hãy rửa tai mà nghe ta nói. Ta dấy binh xuống đâychẳng qua là quyết chí báo cừu cho huynh trưởng, ngươi mau trở vào bảo thả anh ta ra thì thôi, bằng không, ngươi hãy coi cây đao của ta đây lợi hại thế nào thì biết.
                      Tôn Hổ đáp:
                      - Người mà bắt anh ngươi đó, vẫn thiệt là anh ta, nay ta muốn địch với ngươi thì ta cũng quyết bắt cho đặng ngươi như anh ta vậy.
                      Nói rồi hươi thương đánh nhầu với nhau hơn sáu bảy chục hiệp, mà chưa phân thắng bại. Kế đó Thần Võ loạn binh bèn chém bậy một đao, quất ngựa chạy mù như gió. Tôn Hổ cũng giục ngựa rượt theo, hai ngựa gần kề cách chừng một vài bước. (Ấy là kế của Thần Võ trá bại mà dụ Tôn Hổ rượt theo, để dùng hồi đao khảm hạ). Không dè Tôn Hổ lanh mắt, hươi thương gạt đao ra, liền rút roi thần tiên, đánh ngang hông.
                      Thần Võ thổ huyết nằm ôm đầu ngựa mà chạy. Quân lâu la thấy bốn phía vỡ ta, đều nhắm rừng chạy miết. Trong dinh Yên thấy đạo binh mình đại thắng, bèn gióng kiểng thâu quân. Tôn Hổ nghe lịnh, quay ngựa kéo binh về, vào thẳng viên môn thuật việc ra trận. Vợ chồng Phò mã mừng rỡ vô hồi!
                      Đoạn này Cao Khôi còn ngồi nơi Tụ Nghĩa thính đợi tin. Xảy có quân lâu la chạy về báo rằng:
                      - Lão Đại vương ôi! Nhị Đại vương đã bị đánh rượt vào rừng, không biết kiết hung lẽ nào, nên tôi phải về đây thông báo.
                      Cao Khôi nghe báo cả kinh, kế thấy bọn lâu la khìêng Cao Thần Võ về tới. Cao Khôi lật đật chạy ra xem, thì thấy con mình, mặt trắng tợ bôi vôi, môi xanh như lá chuối. Cao Khôi khiến khiêng vào hậu dinh kêu hồi lâu mới tỉnh dậy. Thần Võ khi vừa mới mở mắt, xem thấy có Cao Khôi đứng một bên bèn nói rằng:
                      - Phụ thân ôi! Xin hãy nhóm chúng tướng lại lo mưu kế mà cự địch mới xong.
                      Cao Khôi gật đầu, rồi tức thì trở ra Tụ nghĩa đường truyền lịnh cho lâu la đánh ba hồi trống. Khi trống vừa dứt tiếng, có chư tướng và bọn cháu của Cao Khôi mười hai người dắt nhau ra rần rộ chạy tới hỏi rằng:
                      - Chẳng hay bá phụ bữa nay đòi mấy anh em cháu tới có việc chi sai khiến?
                      Cao Khôi khi ấy khóc mếu máo và nói rằng:
                      - Số là mấy cháu chưa rõ, để bác nói lại cho mà nghe, vì ngày hôm nay có Phò mã nước Yên, đem thập vạn hùng binh đi phạt Tề, đại binh ấy đi ngang qua đây, anh cháu là Nguyên Võ ra chận đường đòi tiền mãi lộ, không dè bị một thằng tướng mặc bạch giáp bạch khôi, đánh bắt đặng dẫn ngay về trại, kế anh thứ hai của mấy cháu thấy vậy đồng lòng muốn trả thù cho anh, bèn dẫn lâu la xuống núi. Lại bị một tưóng hồng mãng hồng bào, thích thương rất lợi hại, bây giờ còn nằm ở hậu dinh, nên bác phải gióng hồi trống mời mười hai hiền diệt tới thương nghị.
                      Mười hai vị Thái tuế nghe rõ đầu đuôi liền nổi giận, bèn thưa rằng:
                      - Xin bá phụ an tâm, để viếc ấy mặc anh em tôi toan liệu.
                      Nói rồi ai đều về dinh nấy, đội khôi, mang giáp, lên ngựa cầm thương dẫn ba ngàn nhân mã thẵng xuống dinh Yên khiêu chiến. Thám mã Yên rõ đặng tin ấy, bèn bay ngựa về thông báo cho các dinh, canh giữ ân cần, nghiêm ngặt. Kế đó Phò mã khiến đắp một tướng đài, cho cao lớn, để xem thế giặc. Chúng tướng vâng lịnh, chẳng bao lâu làm xong tướng dài cao vọi. Vợ chồng Tôn phò mã liền dắt hai con đồng lên xem cuộc thể.
                      Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                      Comment


                      • #26
                        Hồi Thứ Hai Mươi Sáu - Núi Long Sơn cả đánh yên binh

                        Núi Long Sơn cả đánh yên binh
                        Rừng Xích tòng bắt đặng Thái tuế


                        Khi hai vợ chồng Tôn Phò mã lên tướng đài xem thấy đạo binh Long sơn, có mười hai vị làm đầu, tướng mạo đường đường oai phong lẫm lẫm, cũng đáng khen. Khi Tôn phò mã xem day lại nói với Công chúa rằng:
                        Bây giờ phải tính kế nào, thâu phục cho đặng bọn này, để dùng giúp ta đi đánh Tề, thì hay lắm !
                        Công chúa thưa:
                        - Việc ấy cũng chẳng khó, vậy xin để mặc tôi điều khiển.
                        Vợ chồng bàn luận xong xuôi, đồng dẫn nhau xuống tướng đài, tới giữa trung quân truyền lịnh kích cổ đòi chư tướng hội dinh thỉnh lịnh. Trong giây phút các tướng nai nịt hẳn hoi, đồng đến trung dinh đứng hai bên hầu lịnh. Khi ấy Công chúa điều khiển chúng tướng như vầy:
                        - Lý Phiên, dẫn năm ngàn binh dõng sĩ, tới chỗ Dương trường ( đường quanh co như ruột dê) cốc khẩu mà đào hầm, rồi dắt binh vào mé rừng Xích tòng mai phục, chờ cho quân giặc chạy tới sỉa hang, thì chừngấy ùa binh ra bắt hết trói lại, chẳng nên để tẩu thoát ngưòi nào, nếu vi lính thì tội về phần người chịu.
                        Lý Phiên vâng mạng, lãnh binh ra đi. Công chúa lại kêu Triệu Cường dặn rằng:
                        - Còn phần ngươi, thì cũng lãnh năm ngàn quân mã đem đi mai phục nơi chỗ rậm phía Đông núi Xích tòng, chờ cho quân giặc đi ngang qua đó rồi, thì sẽ hiệp lực với Lý Phiên mà nả tróc.
                        Triệu Cường vâng lịnh dẫn binh đi. Công chúa lại kêu Vương Hùng mà khiến rằng:
                        - Còn phần ngươi lãnh một muôn sức lực, năm ngàn, thì cung tiễn cho hẳn hoi, dẫn tới đồn tại phía Tây; trên núi Xích tòng, đốn cây sấp đá để trước đó mà giữ phòng; nếu như quân giặc muốn chạy lên về phía ấy, thì ở trên rứt dây, lăn cây thả xuống cho lấp đường, và cung tên khiến quân bắn xối ra dừng cho chạy qua phía Tây ấy.
                        Vương Hùng vâng lịnh ra lựa binh sức lực, rồi dẫn đi ngõ tắt. Vương Hùng đi rồi Công chúa lại đòi Trương Hổ khiến rằng:
                        - Phần ngươi dẫn ba ngàn nhân mã binh khí cho rõ ràng, dẫn đến mai phục tại phía Bắc núi ấy mà chờ chừng ra tiếp ứng.
                        Trương Hổ vâng mạng dẫn binh đi. Công chúa phân khiến chư tướng xong rồi, bèn thưa với Phò mã rằng:
                        - Bây giờ phần này là phần Nguyên soái, vậy xin Lang quân hãy dẫn mười hai vị đại tướng theo cùng, và năm ngàn binh dõng sĩ, y thừa kế, đồng ra mà cự địch với binh tặc.
                        Tôn NGuyên soái y theo lời, bổn thân dẫn mười hai viên đại tướng , phát ra tiếng pháo, khai mấy cửa dinh nhắm trận đồ xông tới, kêu lớn lên rằng:
                        - Bọn cường đồ! Chúng bây tên họ là gì? Phải xưng danh cho ta biết.
                        Bọn tướng lâu la đáp rắng:
                        - Tụ nghĩa tại núi Nhĩ Long, mười hai vị Thái tuế là chúng ta đây.
                        Tôn Nguyên soái nói rằng:
                        - Chúng bây muốn đến nạp mạng hay sao?
                        Mười hai vị Thái tuế lại hỏi:
                        - Vậy chớ chúng bay không biết ta hay sao?Yên bang vị Phò mã Trấn Quốc công thần thể sở hi, Tôn Tháo danh hiệu vang thiên hạ, phạt Tề Nguyên soái chưởng binh kỳ là ta. ta xem các tướng cũng chẳng phải là bọn hư hèn, cớ sao lại nương thân chốn sơn lâm, cho uổng tài lương đống. Vậy chi bằng qui thuận cùng bổn quan, mà khến công lập nghiệp với triều đình, đã đành câu: Tử ấm thê vinh, lại đặng chữ: Cải tà quy chánh. Trước đã khỏi bề hiu quạnh, sau thêm lập đặng công danh, tùng cùng bổn soái Đông chinh, cho rạng danh hào kiệt.
                        Chủ tướng là Lý Kỳ, nghe Tôn Tháo nói các điều, thì cười ngất và nói rằng:
                        - Ngươi mà tài cán chi, dám biểu bọn anh em ta hàng phục, nếu ngươi mà đặng hơn thì ta mới chịu.
                        Nói rồi hươi đao lướt tới, và mười một vị Thái tuế cũng đồng xông ra một lượt. Bên bọn Tôn Tháo cùng mười hai viên đại tướng áp ra đồng ngăn đánh. Lúc này gươm chém thương đâm, kẻ qua người lại, đánh vùi với nhau hơn một trăm mấy dư hiệp mà chưa phân thắng bại. Tôn Tháo liệu khó bề thủ thắng và đánh và nghĩ thầm rằng:
                        " Bây giờ phải giả chước rồi dụ chúng nó vào chốn Tòng lâm mới đặng chuyện"
                        Nghĩ rồi đâm bậy một thương mà chạy, mười hai viên đại tướng biết ý, y kế quất ngựa chạy theo như tên bắn. Bọn Lý Kỳ và mười một vị Thái tuế cũng đuổi theo tợ chim bay. Bọn tướng Yên lúc này chạy đặng một đổi xa, tới gần nơi chân núi, bèn phần tẻ nhau ra đi tứ tán, còn Tôn nguyên soái, thì cứ theo đường Dương trường quanh lộn mà dẫn dụ quân giặc vào. Bọn Thập nhị Thái tuế khi rượt theo vừa khỏi phía tây núi Tòng lâm rồi, Vương Hùng ở trên xem thấy cứ việc dứt dây lăn gỗ xuống, quân giặc biết chỗ ấy có phục binh, muốn tìm đường trở lại, kế bị Vương Hùng dẫn binh xuống chận đánh, bốn bề núi cao chơm chởm, tám phía rừng rậm chập trùng không có nẻo ra, chỉ có một đường quanh co, đi vừa đặng một người một ngựa; quân giặc lại muốn vỡ càng lên núi. Vương Hùng lại ra lịnh pháo, cung tiễn trên núi bắn xuống như mưa, quân giặc túng thế mới dẫn nhau cứ theo đường Dương trường mà chạy qua ngả Xích Tòng lâm. Lúc này Yên Đơn Công chúa ở trên tướng đài xem thấy quân giặc đã vào vòng mai phục mình, liền cầm gươm chỉ qua hướng Đông Nam mà niệm thần chú lâm râm, giây phút gió thổi đến ào ào, mây bay mờ mịt, làm cho cây ngã đá bay, thiên ám địc hôn, lại thêm có tiếng pháo nổ vang rừng dậy núi. Bọn lâu la thấy vậy thất kinh, kéo nhau chạy trốn, mà không đề phòng, bèn bị té nhầu xuống hầm hết. Lý Phiên và Triệu Cưòng vùa binh ra một lượt đánh bắt đặng mười hai vị Thái tuế. Xong việc bắt rồi, Tôn Nguyên soái bèn ra lịnh gióng kiểng thâu binh và giải bọn Thập nhị Thái tuế về dinh mà phát lạc. Khi về tới trại, Công chúa xem thấy mừng rỡ vô cùng, liền khiến dẫn bọn tướng giặc ấy ra hậu dinh giam lại, đợi bắt cho đặng Cao Khôi rồi sẽ luận tội. Kế đó Yên Đơn Công chúa truyền lịnh bày khai một tiệc đặng khao thưởng ba quân. Yến ẩm xong xuôi Công chúa lại khiến Tôn Long lên ngựa, dẫn quân đến Nhĩ Long sau san khiêu chiến nữa.
                        Nói về Cao Khôi ở tại Tụ nghĩa đường đợi tin , bỗng xem thấy lâu la về báo rằng:
                        - Không xong rồi Lão đại vương ôi! Quân yên dẫn chiến vào nơi Tòng lâm, mười hai vị Thái tuế đều bị bắt hết rồi.
                        Cao Khôi nghe nói, hồn phi phách tán, bèn nhào ngữa ra chết giấc. Quân sư Châu Chi và Vương Văn kêu cứu, giây lâu mới tỉnh dậy, Cao Khôi thở ra một tiếng dài mà nói rằng:
                        - Nhị vị Quân sư ôi! Có ai có mưu chi kế chi mà giải cứu đặng sự này chăng?
                        Châu Phi và Vưong Văn thưa rằng:
                        - Việc ấy cũng không khó chi mà lo sợ, xin lão vương hãy an tâm định tỉnh.
                        Cao Khôi hỏi:
                        - Vậy chớ bây giờ hai Quân sư có kế chi mà cứu khỏi con ta và cháu ta chăng?
                        Vương Văn thưa:
                        - Yên binh vốn thiệt đi phạtTề, chớ chẳng phải cố ý mà tới đây, bởi Đại đại vương gây họa, mới đến cơ hội này, vậy bây giờ Lão đại vưong phải biện đồ châu báu và lương thảo vài xe, đem xuống núi dâng cho Yên mà chuộc tội, chắc là Phò mã nhận lời thả Đại đại vương cùng Nhập thị Thái tuế về chẳng sai.
                        Cao Khôi nghe phân tỏ cả mừng, bèn truyền quân sắp đặt vàng bạc và lương thảo vào xe, đặng rạng ngày xuống núi đến dinh Yên thục tội. Lúc ấy quân tình con đưong lộn xộn, kẻ nói qua, người nói lại, nói chuyền đến tai con gái của Cao Khôi tên là Kim Định. Kim Định hay đặng tin ấy, nhưng nàng chưa tỏ sự đầu đuôi là thể nào, bèn kêu tỳ nữ là Mai Hương mà hỏi cho tường chung thỉ.
                        Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                        Comment


                        • #27
                          Hồi Thứ Hai Mươi Bảy - Thuốc tiên cứu sống Thần Võ

                          Thuốc tiên cứu sống Thần Võ
                          Phép mầu bắt đặng Tôn Long

                          Nói về Cao Kim Định đi dạo huê viên chơi, nghe quân nói chuyện việc đi cống lễ chuộc tội bèn trở vào kêu Mai Hương mà hỏi, Mai Hương bèn thuật hết các việc đầu đuôi, Cao Kim định nghe rõ mấy lời, liền bước ra Tụ nghĩa đường xem lại. Cao Khôi thấy con gái mình ra chốn ấy, thì hỏi rằng:
                          - Con vả chăng là phận nữ lưu sao không ở chốn thâm khuê, lại tới chỗ này làm chi vậy?
                          Cao tiểu thơ nghe cha mình quở, bèn cúi đầu thuật lại các lời của Mai Hương nói cho Cao Khôi nghe, Cao Khôi lúc ấy rơi lụy nói rằng:
                          - Cha nay tuổi hơn sáu chục, có cầm thương lên ngựa đặng đâu, mấy anh em con đã bị bắt hết rồi, trong trại chẳng còn một viên dõng tướng, nên cha phải nghe theo lời Quân sư, đem lễ vật dâng cho người ta, mà thú tội đặng chuộc mạng mấy anh con về.
                          Cao tiểu thơ thưa :
                          - Xin cha chớ có phiền muộn mà hao tổn tinh thần, để con đem thuốc linh đơn vào cứu anh con và con quyết phen này ra trận, bắt cho đặng cừu nhơn mà trả thù cho huynh trưởng.
                          Nói rồi cha con dẫn vào hậu dinh, Kim Định lấy thuốc tiên cho Thần Võ uống vào tức thì khoẻ mạnh. Lúc này Tôn Long dẫn chúng tướng đến dưới núi, cũng đã hơn nửa ngày, mà chẳng thấy ai ra binh đồi địch, bèn kêu quân lâu la giữ cửa trại mà nói rằng:
                          - Bây hãy vào nói lại cùng chủ trại bay hay, nếu hết người xuất trận nữa, thì xuống đầu hàng, bằng không vâng lời, thì ta sẽ bắn hỏa pháo vào đốt dinh trại tiêu tan ra tro bụi.
                          Quân lâu la nghe nói vậy bèn đem những lời ấy vào báo lại cho Coa Khôi hay. Cao Kim định nghe các lời xốc ý, thì cả giận, liền hỏi cha mình rằng:
                          - Thưa cha, chẳng hay nước Yên dõng lực dưòng nào? Mà dám khi người như vậy? Chớ như con, đã từng học đạo với Cửu Thiên, lão thục pháp sai thần khiến quỷ, mà còn chẳng dám khi ai, huống chi là tướng ấyra thể nào? Vậy xin phụ thân cùng huynh trưởng an dưỡng thân rồng, để mặc con dẫn binh xuống núi, nguyện bắt cho đặng người tướng thiếu niên đó mà báo cừu mới đã giận.
                          Nói rồi, liền trở lại hương phòng, lấy đổ bửu bối, cầm đao lên ngựa, khiến phát ba tiếng pháo, rồi kéo rốc bọn lâu la xuống núi. Khi Cao Kim Định xuống gần tới trận, thấy vọi xa, có một tướng vừa chạn mình, môi son mặt trắng, chẳng khác chi người ở Bồng lai. Kim Định lúc này, mắt nhìn sửng sốt, bụng nghĩ bồi hồi! Sực nhớ lại chuyện xưa thầy có dặn:
                          - Năm nay tháng nầy có gã Tôn Long đi ngang qua núi đây, người ấy là lương duyên dạy phải thành thân cùng người, mà hiệp lực phạt Tề, đặng lập công với nước.
                          Thầy lại có nói nữa rằng :
                          - Đến sau mình sanh sản đặng một trai, đặt hiệu làTôn Yên, nối dòng cho Tôn Võ Tử, chừng ấy lại đặng làm vua, thì cả đời mình thân đặng ấm. Lời thầy dặn đã rõ ràng, oán thù mà thành ân ái.
                          Khi Cao tiểu thơ còn đương nghĩ suy, thì Tôn Long đã giục ngựa tới trước ngó thấy có một viên nữ tướng, mày liễu má đào, hoa nhường nguyệt thẹn, mình mặc giáp hồng, bào lục, mão phụng, hài oanh, ví như Tiên nữ lâm phàm, Thiên nga giáng thế. Tôn Long cũng ngó mãi không thôi. Kim Định xem thấy Tôn Long ngó sững thì có ý thẹn, bèn kêu hỏi rằng:
                          - Tướng quân kia, tên họ là chi? Xin hãy nói thiệt cho thiếp tường tôn tánh.
                          Tôn Long đáp:
                          - Ta thiệt họ Tôn tên Long, con Phò Mã Tôn Tháo, cháu ngoại của vua Yên vương Khoái phụng mạng đi phạt Tề, chức làm tiên phong.
                          Kim Định nghe nói rõ, mừng thầm, cười ngỏn ngoẻn kêu mà nói rằng:
                          - Bớ tướng quân ôi! Ta chẳng phải là người nào, vẫn thiệt con gái của Cao KHôi, tên là Cao Kim Định, thôi thôi, xếp giáo đứng xê lại đây, ta nói nho nhỏ mà nghe. Ta đã vâng lời sư phụ, ở đây đợi đó cũng lâu ngày rồi, người có dặn ta rằng: Chờ chừng nào cho Công tử đi ngang qua đây, khi ấy là vầy duyên can lệ.
                          ( Nguyên Tôn Long vẫn là trai mới lớn lên, nên hay mắc cở). Khi nghe Kim Định nói các lời, thì hổ thẹn, nên nổi giận mắng rằng:
                          - Đồ tiện tỳ, không biết xấu, sao giữa đám ba quân dám buông lời trăng gió. Sách có chữ: Phụ mẫu chi mạng. Lại có câu: Mai chước chi ngôn, gái tơ sao đã sớm ngứa nghề, mong những điều trao duyên gởi phận.
                          Nói rồi hươi thương tới đâm nhầu, tiểu thơ cũng đưa đao ra đỡ, hai đàng đánh nhau có hơn trăm hiệp, mà chưa định hơn thua. Kim Định bèn nghĩ ra một kế, liền quất ngựa trá bại chạy dài. Tôn Long liền giục thúc đuổi theo, hai đàng gần kề, Kim Định liền thò tay vào túi, lấy ra một món bửu bối, tên là Kỳ môn pháp, bèn liệng trải ra nơi mặt đất. Tôn Long không biết là chi, cứ quất ngựa chạy a vào trong phép kỳ môn, tức thì hai mắt đổ hào quang, mịt mù không thấy đường sá nữa. Khi đó Kim Định thấy Tôn Long chớ Tôn Long không thấy Kim Định. Nếu nhằm tay tướng khác thì đã rơi đầu xuống đất, ngặt vì duyên nợ trời xui, nên phải kiếm mưu mỹ dụ. Kim Định liền trở ngựa lại lấy dây ty cương bắt Tôn Long trói lại, rồi thâu phép cất vào túi, tay hươi bửu kiếm xốc lại gần kêu Tôn Long mà hỏi rằng:
                          - Oan gia kia! Muốn sống hay muốn chết?
                          Tôn Long hỏi lại:
                          - Làm sao gọi là sống, còn làm sao gọi là chết?
                          Kim Định đáp:
                          - Nếu người muốn chết thì ta cắt thủ cấp ngươi, đem về dân công cho cha ta, bằng ngươi muốn sống thì phải nghe theo lời ta kết duyên loan phụng.
                          Tôn Long đương khi túng thế nghe nói như vậy bèn nghĩ thầm rằng:
                          " Cha mình làm Nguyên soái, Mẹ lại con vua, còn giòng họ Tôn ta vẫn là cành vàng lá ngọc. Như nay ta kết duyên với một nàng con gái cường đồ, sao cho khỏi miệng đời đàm tiếu, còn như bây giờ không nghe lời nó, thì nó có đâu chịu tha ta, chi bằng tương kế tựu kế cho xuôi, rồi sẽ tìm phưong thế khác";
                          Nghĩ rồi, cười chúm chím đáp rằng:
                          - Cô nương ôi! Mạt tướng xin thuận tình, chẳng quên duyên giai cấu.
                          Kim Định nghe nói rất mừng, liền bổn thân bước lại mở trói cho Tôn Long. Tôn Long đặng thả rồi, sửa sang y giáp, lên ngựa hươi thương cả kêu Kim Định mà nói rằng:
                          - Mầy dám đánh với tao cho biết tài cao thấp.
                          Kim Định nổi giận hươi đao xốc tới, đao thương day trở, đánh hơn ba trăm hiệp nữa. Kim Định có ý khen thầm:
                          - Thiệt là con dòng nhà tướng.
                          Khen rồi lại tính:
                          - Nếu ta ra tài hạ gã, thời lỡ phận oan ương, thôi để kiếm thế bắt chàng coi còn nói sao nữa cho biết.
                          Tình rồi thò tay vào túi, lấy ra một sợi dây Khổn tiên thằng quăng lên trên không, rồi kêu:
                          - Bớ chàng Tôn Long !Hãy coi bửu bối của ta.
                          Tôn Long nghe nói bửu bối thì ngước mặt ngó lên, thấy hào quang sáng giới, nhắm ngay đầu mình nhểu xuống. Kim Định lấy tay chỉ ra, tức thì Tôn Long bị dây Khổn tiên thằng trói lại. Khi ấy Kim Định cầm đao đến gần hỏi rằng:
                          - Chàng họ Tôn! Phen này ngươi chịu phục ta chưa? Nếu không, hãy nói đặng xuống dđo phứt cho hết đời.
                          Tôn Long đáp:
                          - Nàng ôi! Tôi thiệt cam phục lời nàng, xin đó rộng lòng mở trói.
                          Kim Định nói:
                          - Không đặng, lời ấy lấy chi làm bằng cớ, vậy phải thể thốt làm sao cho thiệt tình, ta mới chịu.
                          Tôn Long túng thế phải thề dối rằng:
                          - Ai mà dám nói gạt nàng nữa, thì bị ở tù một trăm ngày chẵn.
                          Kim Định buộc lời thề chắc chắn, bên thâu phép mở trói cho Tôn Long. Tôn Long đặng thong thả rồi, cũng cứ làm theo như trước, cầm thương lên ngựa và mắng nhiếc om sòm. Kim Định cũng hươi đao tới chém. Hai dàng đặng chừng vài hiệp, Kim Định giả thua bỏ chạy. Tôn Long rượt theo nói rằng:
                          - Mi là đồ nữ lưu, có tài lực bao nhiêu mà dám khoe khoang thần võ, phen này ta quyết bắt cho đặng mi mới nghe.
                          Nói rồi quất ngựa rượt nà. Kim Định chạy đặng một đỗi xa rồi quay đầu lại, miệng niệm thần chú lâm râm, tay hươi lia cây bửu kiếm rồi liệng lên trên không và kêu chỉ Tôn Long mà nói rằng:
                          - Bớ Tôn Long! Ngươi thiết là đứa bạc tình, hãy coi cây bửu kiếm ta lấy đầu ngươi tức thì, cho biết mặt.
                          Tôn Long ngó lên xem thấy một làn lửa đỏ, nhắm ngay đầu mình gần muốn sa xuống. Tôn Long xem thấy thất kinh, nhảy xuống ngựa xá Kim Định mà năn nỉ. Kim Định thấy vậy liền thâu bửu bối lại, rồi chỉ mặt Tôn Long nói:
                          - Phen này nữa là ba, chàng đã rõ tài cao thấp chưa? Sách có chữ: Lương duyên do túc đế, giai ngẫu tự nhiên thành, bởi ta vâng lời sư phụ dặn bảo ân cần, chớ chẳng phải như đồ chó điếm mèo đàng đâu mà búng rảy. Còn phần cha ta chiếm cứ chỗ này có hơn ba chục vạn hùng binh và mấy mươi viên dõng sĩ, lương thảo bạc vàng chẳng biết bao nhiêu, nếu chàng nghe theo lời thiếp, thì ta đồng hiệp lực phạt Tề chẳng là hay hơn, sao lại cứ gạt ta hoài, hay là đó muốn hồn về địa phủ hay sao?
                          Tôn Long nói rằng:
                          - Nàng ôi, số là nàng chưa rõ, để mạt tướng phân lại cho nàng nghe. Vốn ta chẳng loài cây cỏ, đễ không biết chỗ ái ân, ngặt vì ta mà kết nghĩa với tặc nhân, chi cho khỏi tru di tam tộc. Ấy là duyên hương lửa chưa bén dây cầm sắt, sự tai ương đã mang táng âm ty, dầu cho tiểu thơ pháp lực chi chi, muốn cứu ta, cứu sao cho đặng?
                          Kim Định khi nghe Tôn Long tỏ tình tâm sự, thì chúm chím cười mà nói rằng:
                          - Vậy sao hồi giờ chàng không nói sớm, để thiếp tưởng là đứa bạc tình, thôi thôi, công tử hãy ngó non xanh , mà hẹn với đầu xanh, chỉ biển bạc mà nguyền cùng tóc bạc, một lời thề xin chàng thề cho chắc, muôn việc khó đó dể mặc thiếp liệu toan.
                          Tôn Long nói:
                          - Trăn năm đành kết tóc, chữ đồng ấy ghi xương, sau dầu ai dạ phi thường, thì muôn tiễn thiên đao phân xẻ.
                          Kim Định thưa:
                          - Vậy thì để thiếp giả bứt công tử về dinh, đặng cho khỏi ngoại nhân nghi hoặc.
                          Nói rồi miệng niệm chân ngôn, giây phút ù ù gió thổi đến, làm cho thiên ám địa hôn, người chẳng nhìn nhau đặng, binh Yên đều vỡ tan chạy hết
                          Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                          Comment


                          • #28
                            Hồi Thứ Hai Mươi Tám - Cao Khôi bày tiệc mừng giai tế

                            Cao Khôi bày tiệc mừng giai tế,
                            Tôn Tháo đưa lễ rước Tân nhơn

                            Nói về Kim Định làm phép hô phong, quân yên vỡ chạy tứ tán hết, rồi dắt Tôn Long về trại. Khi Kim Định về tới nơi, Cao Khôi và Thần Võ mừng rỡ vô cùng, liền truyền quân nhắc ghế cho Tiểu thơ ngồi gần một bên. Kế đó quân lâu la dẫn Tôn Long đem vô trước án. Quân sư Vương Văn bèn chỉ mặt Tôn Long mà nói rắng:
                            - Thằng này bữa trước nó bắt Đại đại vương, hôm nay Tiểu thơ bắt đặng nó đây thiệt là may lắm!
                            Cao Khôi nghe nói lại mừng thêm nữa, rồi khiến quân bày tiệc hạ công, đặng ăn mừng Tiểu thơ thắng trân. Tiệc rượu xong rồi , Cao Kim Định lui vào chốn hậu cung ra mắt mẫu thân, đặng tỏ bày tâm sự. Lão phu nhơn thấy con về rất mừng rỡ! Bèn hỏi rằng:
                            - Ngày nay con ra trận thắng bại thể nào !
                            Kim Định quỳ xuống thưa rằng :
                            - Trăm lạy mẫu thân, con xin tỏ thiệt, năm trước, con mới hạ san, thầy con có dặn: Năm nay, tháng này, có Tôn Long đi ngang qua đây, người ấy là lương duyên của con, tới nay thiệt quả. Con mới xuất trận, đã bắt đặng chàng rồi, xin Mẫu thân tha tội. Xin mẫu thân làm chủ tướng giùm việc ấy cho con luôn thể.
                            Lão phu nhơn nghe nói liền hỏi rằng:
                            - Tôn Long bây giờ hiện ở đâu? Để mẹ đi xem tướng mạo nó coi ra thể nào đã.
                            Kim Định thưa:
                            - Tôn Long chẳng phải tay tầm thường, vốn con dòng nhà vương tướng, văn hay tam lược , võ đủ lục thao, nếu hôm nay ép gã thành thân, chắc là người chẳng phục. Vậy bây giờ phải sai ai xuống dinh Phò mã, nói sự nhân duyên, nếu như Phò mã đã nhận lời, thì phải sai người lên hôn sinh, chừng ấy phụ huynh tôi một lòng qui thuận mà khiến công lập nghiệp với triều đình, bằng mà dưới không thuận tình, thì khi ấy hãy cầm Tôn Long lại. Vậy thôi, Mẫu thân hãy đợi con ngày mai xuất chiến nữa, bắt đặng tướng khác rồi sẽ thi kế mới xong.
                            Cao phu nhơn khen phải, liền bước ra trước Tụ Nghĩa đường, phân trần mọi sự. Cao Khôi thấy vợ mình đến, thì lật đật tiếp rước mời ngồi, Cao phu nhơn bèn thưa răéng:
                            - Nay nữ nhi xuất trận, nó có nói bắt đặng Tôn Long, nó lại vào thưa thiệt với mụ rằng: năm trước nó hạ san, thầy nó có dặn như gặp Tôn Long qua chốn này, thì thằng ấy là lương duyên của nó. Tôi nghĩ lại: lời thầy nó đã tỏ bầy mạng trời ắt chẳng sai, duyên nợ khéo thày lay, giống như ai xuôi khiến, xin lão gia xét lại, kẻo mang lỗi với trời.
                            Cao Khôi nghe Phu nhơn phân tỏ việc thiên cơ thì đã mừng, liền bước xuống, mở trói cho Tôn Long rồi truyền lịnh dọn tiệc đãi đằng rể mới, lại khiến cho con mình là Thần Võ, bồi yến với Tôn Long. Khi mãn tiệc Cao Khôi lui vào hậu trại, nói với phu nhơn rằng :
                            - Lời thầy nó có dặn như vậy, thì ngày nay cho hai trẻ nó động phòng huê chúc, thành thân đi cho rồi.
                            Phu nhơn đáp:
                            - Việc ấy xin ông để chậm chậm dọ coi đã, chớ thằng Tôn Long, nó là con cháu vương hầu, nếu chúng ta làm điều quấy , chi cho khỏi quan quân chê cười. Vậy thôi bây giờ phải cho người xuống nói lại với Tôn Tháo hay, như người có bằng lòng làm vậy, thì phải thả con chúng ta ra, rồi sai người đưa người đưa sính lễ tới đây mới đặng.
                            Cao Khôi khen phải, bèn ra Tư Nghĩa Đường, đòi hai ông Quân sư Vương Văn và Châu Chi đến, khiến làm thông mai, xuống dinh Yên tỏ bày việc đôi bạn ấy trược Hai tướng vâng lịnh lên ngựa thẳng xuống núi chạy mù.
                            Lúc này vợ chồng Phò mã còn đương bàn luận việc quân tình, bỗng thấy quân kỳ bài vào báo rằng:
                            - Công tử đã bị giặc bắt rồi, nên tôi phải vào cho Nguyên sóai rõ.
                            Vợ chồng Phò mã nghe báo sững sờ, bèn cho đòi quan lược trận vào mà hỏi nguyên do. Quan lược trận thưa rằng:
                            - Khi Công tử ra khiêu chiến, thì có một viên Nữ tướng lịch sự vô song, ra cầm binh đánh với Công tử, đánh hơn bốn năm trăm hiệp, mà cũng cầm đồng hoài, rồi đó không biết Nữ tướng làm phép chi, thình lình bắt Công tử trói lại. Lúc ấy tôi thấy hai người nói chuyện gì nho nhỏ, tôi không đặng rõ điều chi, rồi lại thả Công tử ra, làm như vậy đến ba lần, lần chót hết, anh em chúng tôi vừa muốn ra tay đến giựt Công tử đem về trại, chẳng dè Nữ tướng nói chi lâm dâm trong miệng, kế thấy gió ở phía Đông Bắc thổi tới ào ào, đá bay cây ngã, ngó chẳng thấy đặng nhau. Bởi vậy cho nên đạo binh nầy đều vỡ tan chạy tản lạc hết. Kế thấy tan trận giông thì không thấy Công tử, mà Nữ tướng ấy cũng đi đâu mất nữa.
                            Công chúa nghe rõ thì hiểu rồi bèn nói với Phò mã rằng:
                            - Chuyện này lộng giả thành chân, tưởng là sai con đi đánh kiếm thêm một mớ lương thảo, phòng chi dụng cho bá quan, không dè ở chỗ sơn lâm như vầy, lại có người lương đống. Vậy bây giờ phải cho đòi gã Cao Nguyên Võ ra đây hỏi thử coi nữ tướng đó là con ai mà có tài phép dường ấy.
                            Phò mã khen phải, liền truyền lịnh cho quân dẫn Cao Nguyên Võ ra thết đãi rượu trà tươm tất. Công chúa khi ấy nói rằng :
                            - Cao tướng quân ôi! Ta xem diện mạo của tướng quân, không phải là người tầm bậy, cớ sao lại thất thân nơi chốn thảo dã làm chi? Thôi tướng quân hãy lui hàng cùng Phò mã, báo quốc phục thù. Đã đành câu: Tử ấm thê phong, lại khỏi tiếng nghịch thần tặc đảng.
                            Nguyên Võ bẩm :
                            - Cũng vì đời ly loạn, nên cha con tôi mới chiếm cứ núi nầy, quyền một thời mà nương náu tấm thân, may gặp hội phong vân cho phỉ chí. Nay Công chúa có lòng yêu vị, chúng tôi cũng đành dạ phục tòng.
                            Công chúa thấy Nguyên Võ chịu phục thì cả mừng, bèn hỏi nữa rằng :
                            - Chẳng hay ở trong sơn trại có một người nữ tướng nào chừng mười sáu, mười bảy mà pháp lực cao cường, tinh thông thao lược, người đó với tướng quân có bà con xa gần chi chăng?
                            Nguyên Võ nghe hỏi ngẫm nghĩ hồi lâu rồi thưa rằng:
                            - Trong sơn trại tôi, chẳng có ai là Nữ tướng hết, duy có một em gái tôi, tên Kim Định. Nó thiệt là : Môn hạ Cửu Thiên, mới từ sư ly động năm xưa, thầy nó có dặn nó: về sơn trại đợi chờ ắt có trượng phu đến kết nghĩa. Nó học thiệt giỏi, những là: bá ban võ nghệ, với bửu bối tiên gia, linh nghiệm như Hồng cẩm sách, Khổn tiên thằng, lại đủ các môn độn pháp nữa.
                            Hai vợ chồng Phò mã nghe nói chết điếng trong lòng, không biết lấy chi thâu phục cho đặng Cao Kim Định. Vợ chồng còn đương ngồi thương nghị, xảy có quân kỳ bài vào báo rằng:
                            - Có hai người đại tướng ở trên Nhĩ long san trại xuống đến xin cầu ra mắt Nguyên sóai có chuyện cơ mật.
                            Tôn Nguyên sóai truyền lịnh cho mời vào. Vương Văn và Châu Chi vào tới viên môn làm lễ ra mắt xong rồi. Tôn Nguyên sóai mời ngồi và hỏi rằng :
                            - Chẳng hay hai tướng xuống đây có việc chi cơ mật chăng?
                            Vương Văn bẩm rằng :
                            - Hai tôi vâng lịnh Chủ trại mấy lời sai khiến, xin Nguyên sóai thứ tha. Vốn tiểu thơ con gái Chủ trại hôm qua, xuất trận bắt đặng Tiên phong Công Tử, Chủ trại tôi thấy Công tử thiếu niên anh dõng, lại có mấy lời sư phụ dặn dò. Bởi cớ ấy cho nên Chủ trại tôi muốn kết nghĩa sui gia, cho hai trẻ được vầy duyên cầm sắt.
                            Công chúa nghe rõ bèn nói rằng:
                            - Cảm đội ơn hai tướng có lòng xuống tới thông mai, chớ tôi cũng ngỡ là con tôi cùng tiểu thơ sớm đã thành loan phụng rồi.
                            Châu Chi thưa :
                            - Con gái nhà ai thì tôi không dám nói, chớ con gái Chủ trại tôi chẳng phải con gái hèn, đã là môn đệ của Cửu Thiên lại sanh nhằm chỗ nhà lễ nghĩa nữa, chẳng phải như đồ trên nguyệt dưới hoa, đâu có thói xuyết tường tỏa huyệt. Một lời đã quả quyết, có sính lễ mới cho xong.
                            Công chúa nghe nói cả mừng! Liền truyền lịnh thả mười hai vị Thái tuế ra, rồi dạy dọn tiệc đãi đằng rất hậu. Khi tiệc rượu xong rồi, Công chúa truyền cho quân lấy ra một trăm lượng vàng và một ngàn cây gấm và khiến bốn vị Tổng Trấn đi với Vương Văn và Châu Chi lên nạp lễ sính trước, còn Phò mã và Công chúa cũng dấn chư tướng theo sau đi rước dâu. Khi bốn viên Tổng trấn và hai ông thông mai lên tới sơn trại, quân lâu la vào báo cho Cao Khôi hay. Cao Khôi cả mừng! Khiến dọn dẹp Tụ nghĩa đường mà nghinh tiếp. Kế đó tin vợ chồng Công chúa cũng tới nữa, hai vợ chồng Cao Khôi ra khỏi thính đường quỳ rahai bên mà làm lễ mừng Phò mã, vợ chồng Công chúa lật đật xuống ngựa đáp lễ lại, rồi sui gia đồng dẫn vào Tụ nghĩa đườngphân ngôi chủ khách mà ngồi.
                            Kế đó yến tiệc tân hôn, đờn ca nhịp trỗi, vui rất nên vui. Vừa khi mãn tiệc, thì trời đã hoàng hôn, đêm ấy kết bông thắt tuội, đốt pháo treo đèn, hai vợ chồng Tôn Long kết tóc giao thề nguyện cùng trời đất rồi dẫn vào dinh lạy tạ hai vợ chồng Phò mã và hai vợ chồng Cao Khôi. Công chúa khi ấy xem thấy Kim Định, ngư trầm, nhạn lạc, bế nguyệt tu hoa, sánh với Tôn Long chẳng khác chi tiên đồng ngọc nữ, xứng rất xứng! Công chúa mừng rỡ khôn cùng, kế đêm đã sang canh, hai vợ chồng Tôn Long dẫn nhau vào phòng an giấc. Còn vợ chồng Phò mã nghỉ ngơi tại sơn trại đến ba ngày, rồi viết bảng văn treo trước sơn trại, rao khắp cho bọn lâu la hay :
                            -" Nếu ai muốn tình nguyện đi theo, thì biên tên vào sổ, bằng ai chẳng muốn đi, thì ban thưởng cho tiền bạc, đem về lo việc làm ăn".
                            Khi ấy đâu đó sắp đặt sau trước xong xuôi, Phò mã truyền cho xe giá rước hết gia quyến Cao Khôi, còn Kim Định thì theo hầu hạ Công chúa và quản lý việc binh. Nguyên Võ, Thần võ và mười hai vị Thái tuế, thì nhập vào tiền bộ tiên phong với Tôn Long, Tôn Hổ. Nội ngày ấy sắp đặt xong rồi. Phò mã truyền lịnh phát ba tiếng pháo nhổ trại dẫn nhau xuống núi nhắm Sơn Đông chỉ dặm.
                            Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                            Comment


                            • #29
                              Hồi Thứ Hai Mươi Chín - Ải Đức hung hai nước giao phong

                              Ải Đức hung hai nước giao phong,
                              Trúng Kim phiêu sáu tướng bị thác

                              Đạo binh Yên lúc này ngày đi đêm nghỉ, đi gần nửa tháng trời mới tới ải giáp giới nước Tề. Tôn Nguyên sóai truyền lịnh, cách thành bốn mươi dặm hạ trại, Đóng binh làm năm khoản, rồi cho nghỉ binh ba ngày, mới toan tính sự giao chiến. Qua ngày thứ tư, Tôn Phò mã truyền lịnh gióng trống nhóm chư tướng lại mà thương nghị. Phò mã khi ấy nói:
                              - Trận này là trận đầu, nếu sai các tướng đi, thì e bất tiện, vậy để bổn sóai lâm trận trước, coi thế giặc thế nào đã.
                              Công chúa khen phải. Phò mã liền nai nịt xong rồi, cầm cương lên ngựa thống lánh tam quân, phát pháo, kéo binh tới thành khiêu chiến.
                              Nói về tướng giữ ải Đức hưng quan, tên là Trang Bạo, thình lình nghe tiếng pháo chẳng biết việc gì, kế có quân kỳ bài vào báo:
                              - Nay có Phò mã và Công chúa Yên thống lãnh năm mươi quân binh mã, cách lũy bốn mươi dặm an dinh, bây giờ có một tướng đã tới dưới thành khiêu chiến xin sóai gia định đọat.
                              Trang Bạo nghe báo cả kinh, liền hội tề chư tướng lại thương nghị. Lúc ấy có năm người con của Trang Bạo tên là Trang Quế, Trang Xuân, Trang Thực, Trang Bá và Trang Tòng, lại có tam viên phó tướng nữa, Trang Bạo khi ấy bèn hỏi rằng:
                              - Có ai dám ra đối thủ với tướng Yên không?
                              Phó tướng là Hứa Long ra lãnh mạng, phát pháo mở cửa thành; kéo binh xông đến trước trận, mình mặc khôi đồng giáp đồng, miệng to mày lớn cưỡi ngựa vàng, tay cầm cây đại đao. Phò mã bèn hỏi:
                              - Tướng kia tên họ là gì?
                              Hứa Long đáp:
                              - Ta là Đại Tề Trạng Nguyên sóai, huy hạ phó tướng, tên là Hứa Long, còn nhà ngươi tên họ là chi, xin nói cho ta biết.
                              Phò mã cũng xưng tên mình rồi, hai đạo binh liền giáp chiến, đánh hơn năm mươi hiệp. Hứa Long thế địch không lại nên bị Tôn Tháo đâm trúng một thương nhằm vế bên trái té nhào xuống ngựa. Quân Yên chạy tới chém lấy thủ cấp, quân Tề vỡ chạy. Tôn Tháo đắc thắng quầy ngựa về dinh. Công chúa và chư tướng đều ra tiếp rước vào đại diện, rồi truyền lịnh đem bêu đầu Hứa Long trước cửa trại mà lấy oai với giặc. Bên này quân Tề thua chạy vỡ tán về báo cho Trang Bạo hay sự Hứa Long đã tử trận. Trang Nguyên sóai cả kinh, kế đó xảy có phó tướng là Lưu Nguyên ra thưa rằng:
                              - Mạt tướng xin đi báo cừu cho Hứa Long.
                              Trang Bạo y lời, Lưu Nguyên liền nai nịt cầm đao lên ngựa, dẫn theo ba ngàn nhân mã, phát pháo, mở cửa ải xông ra, lướt tới trước Yên dinh kêu tên Tôn Tháo mà sỉ mạ, quân kỳ bài Yên vào thông báo lại cho Tôn nguyên sóai và Công chúa hảy Tôn Phò mã liền hỏi:
                              - Có ai dám ra lập công trận này chăng?
                              Hỏi vừa dứt lời có hai người con nuôi là Tôn Kỳ và Tôn Cương ứng thinh lãnh mạng. Phò mã nói:
                              - Nghĩa nhi muốn xuất trận, thì phải đề phòng cho lắm mới đặng.
                              Hai tướng dạ dạ lui ra, đóai lãnh ba ngàn quân sĩ, đến trước trận tiền, thấy tướng Tề râu đỏ mặt đen, đầu đội mão sư tử, mình mang giáp vải rồng, tay cầm đại quân đao, còn Lưu Nguyên thấy hai tướng Yên, một người hồng khôi, hồng giáp và cưỡi ngựa hồng, một người nữa mặc ngân khôi giáp và cùng cưỡi con ngựa bạch ngân, hai người cũng đều cầm trường thương và xưng tên họ với nhau rồi, liền bài khai đội ngũ, hai bên giáp chiến đánh nhau hơn năm sáu mươi hiệp Lưu Nguyên liệu thế khó nổi chống đương với hai anh em Tôn Kỳ, liền sanh ra một kế, chém bậy rồi quất ngựa chạy dài. Anh em Tôn Kỳ rượt theo, Lưu Nguyên ngó lại thấy hai tướng đuổi gần kề, thì bụng mừng thầm; liền thò tay vào túi lấy ra một phép, kêu là bất ta pháp của một dị nhân cho, miệng niệm chân ngôn, quăng lên trên không và nói lớn tiếng rằng:
                              - Hai tướng kia, hãy coi bửu bối của ta.
                              Hai anh em Tôn Kỳ không hiểu là gì, bèn ngó lên trên không, thấy bốn phía chói đỏ sáng lòa, tức thì mười hai cái Kim phiêu ở trên không rớt ngay đầu hai anh em mà đánh nhào xuống ngựa chết hết. Thương ôi! Họ tên hai tướng chưa chép vào công hộ, mà thần hồn đã sớm xuống hùynh tuyền. Kế đó quân Tề ào tới cắt lấy thủ cấp, Lưu Nguyên thừa thắng đuổi giết binh Yên, thẳng tới trước dinh cả kêu Tôn Tháo mà sỉ mạ, quân Yên vào phi báo cho Tôn Tháo hay rằng:
                              - Anh em Tôn Kỳ đã tử trận và Lưu Nguyên bây giờ đang đứng mắng nhiếc trước trại om Sòm.
                              Vợ chồng Phò mã nghe báo khóc thương hại cho hai đứa con nuôi! Xong việc ấy, Tôn Phò mã mới hỏi các tướng:
                              - Có ai dám ra binh bắt thằng Lưu Nguyên mà trả thù cho nghĩa tử của ta chăng?
                              Nói chưa dứt lời, thì có bốn vị Thái tuế ra xin lãnh mạng, xem lại là Phá thiên thái tuế Lý Kỳ, Cần Long thái tuế Tịnh Võ, Diêm la thái tuế Tương Hùng và Dạ xoa thái tuế Triệu Quyền, bốn tướng xông ra trước trận, kêu Lưu Nguyên mà nói rằng:
                              - Mau mau xuống ngựa chịu trói và hiến quân hàng đầu, bằng không thì như lửa cháy núi Côn cang chẳng phân vàng đá.
                              Lưu Nguyên đáp rằng:
                              - Như chúng bây hơn đặng ta, thì ta sẽ phục tùng, nếu không thì ta phân thay các ngươi thành muôn đoạn.
                              Nói rồi cầm đao lại chém đùa, bốn vị Thái tuế cũng đưa thương ra ngăn đở đánh nhau một trận. Lưu Nguyên chống ngăn không nổi bèn quày ngựa chạy mù, bốn tướng sải ngựa đuổi theo. Lưu Nguyên cả mừng, thò tay vào túila61y cái Kim phiêu liệng lên, miệng niệm lầm thầm và kêu bốn tướng mà nói rằng:
                              - Chúng bay sẽ coi bửu bối của ta.
                              Bốn tướng ngó lên trên không, thấy hồng quang muôn đạo, mười hai cái Kim phiêu chiếu sáng như mặt trời, bốn tướng biết phép Kim phiêu lợi hại, liến quất ngựa chạy nà, Lưu Nguyên nói :
                              - Chúng bây chạy đường nào cho khỏi?
                              Nói rồi liền chỉ Kim phiêu mà rằng:
                              - Bửu bối sao không rớt xuống mà rượt theo?
                              Kim phiêu tức thì rơi xuống đất, túa ra một lằn hồng quang lớn, rượt theo làm cho bốn tướng phải nhào xuống ngựa, Lưu Nguyên tới cắt lấy thủ cấp, sai quân đem về dinh mình mà báo công.
                              Còn hai vợ chồng Tôn Tháo Nguyên nhung lúc này ngồi nơi trướng đương thương nghị, bỗng thấy quân kỳ bài vào báo:
                              - Bốn vị Thái tuế thảy đều bị phép Kim phiêu của Lưu Nguyên đánh chết.
                              Tôn Tháo và Công chúa nghe báo thở than, khá thương cho bốn tướng, quy hàng mà chưa được phong thưởng của triều đình, nay mạng bỏ bơi sa trường, rất nên thảm thiết ! Nói rồi hai vợ chồng rơi lụy, các tướng cũng động lòng, lại thấy quân kỳ bài vào báo nữa rằng:
                              - Lưu Nguyên đã tới bên trại mình khiêu chiến nữa.
                              Công chúa cả giận, vừa muốn nai nịt lên ngựa, ra bắt Lưu Nguyên đem về mà tế sáu vị trận vong. Khi ấy Tôn Long thưa rằng :
                              - Sá chi yêu thuật, mà mệt dạ mẫu thân, xin cho con ra trận giao phong, quyết sanh cầm tặc tử.
                              Cao tiểu thơ đứng hầu một bên mẹ, nghe chồng mình xin ra trận, thì cũng tình nguyện đi theo. Nguyên sóai với Công chúa cả mừng, dặn dò cẩn thận, rồi hai vợ chồng Tôn Long dẫn ba ngàn binh mã, phát pháo mở cửa dinh xông ra lướt tới trận, Lưu Nguyên ngó thấy, cười ngất và nói rằng:
                              - Ta biết Yên đã hết tướng, cho nên mới sai một đứa con nít chanh ranh, và một con đàn bà đồng tới đây nạp mạng.
                              Tôn Long cả giận nói rằng:
                              - Bớ Lưu Nguyên, bữa nay ta quyết bắt sống cho đặng mỉ mà trả thù cho sáu tướng.
                              Nói rồi, hươi thương tới đâm đùa, Lưu Nguyên đuối sức, liến quất ngựa chạy dài, Tôn Long cũng giục ngựa đuổi theo, Cao tiểu thơ kêu Công tử mà nói rằng :
                              - Bớ phu quân, hãy dừng ngựa lại, để thiếp bắt sống tướng ấy cho.
                              Nói rồi lấy dây Hồng cẩm sách, liệng theo và kêu Lưu Nguyên biểu coi bửu bối của mình. Khi đó Lưu Nguyên cũng muốn muốn lấy cái Kim phiêu mà liệng ra, bỗng nghe tiếng Nữ tướng kêu, thì ngóai lại thấy muôn đạo kim quang tử khí, như cái nhà, chỉ ngay đầu mình chụp xuống, trói lại vừa người vừa ngựa chặt cứng, quân Yên áp tới bắt dẫn về trại, còn Cao tiểu thơ với Tôn Long thừa thế chém giết quân Tề, chết thôi hằng hà vô số. Trong dinh Yên xem thấy đạo binh mình đại thắng, liền đánh trống thâu quân, hai vợ chồng Tôn Long đốc giải Lưu Nguyên vô ra mắt Tôn Nguyên sóai. Công chúa cả mừng , truyền quân dọn bàn và dẫn Lưu Nguyên ra, mổ lấy trái tim , mà tế linh hồn sáu tướng.
                              Qua ngày sau, Công chúa ra lịnh cho ba quân, tới dưới cửa thành kêu chủ sóai Tề là Trang Bạo ra biểu hàng đầu, nếu không thì quan ải trở nên tro bụi, quân giữ cửa thành hay việc ấy, liền vào thông báo cho Trang Nguyên sóai hay. Trang Bạo cả giận bèn dẫn bốn con mình với mười viên phó tướng, phát pháo mở cửa thành kéo quân ra trận. Công chúa cũng sắp đặt đội ngũ chỉnh tề, tay cầm cây kim thương , mình mang hồng bào kim giáp, lướt ngựa tới trước, hỏi lớn tiếng rằng:
                              - Có ai dám ra bắt Trang Bạo hiến nạp đầu côngcho ta chăng?
                              Tôn Long ứng thinh liền giục ngựa hươi thương đến đâm vào mặt Trang Bạo, Trang Băo né khỏi, con là Trang Xuân cầm kích ngăn đánh, Trang Thực, Trang Bá, Trang Tòng đều ra trợ chiến. Bên Yên Tôn Hổ, Nguyên Võ với Thần Võ cũng xông ra một lượt mà tiếp chiến, tám tướng đương lúc đánh say, chưa phân thắng bại, Cao tiểu thơ thấy vậy, bay ngựa đưa tới, chém Trang Tòng một đao, nhào xuống ngựa chết tốt, Trang Xuân bất ý ngó theo, cũng bị Tôn Long đâm một thương sau hậu tâm, hồn về địa phủ, Công chúa khi ấy thì niệm chú hô phong, bỗng phút phía Đông có một trận gió ào ào thổi tới, làm cho tẩu thạch phi sa, quân Tề tối mắt ngó chẳng thấy đường, đề huề vỡ chạy như ong, còn cha con Trang Bạo thâu góp binh tàn, rồi cũng bỏ ải chạy dài một nước, Công chúa đốc quân vào chiếm cứ Đức hưng quan, thâu góp lương tiền và khí giới vô số.
                              Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                              Comment


                              • #30
                                Hồi Thứ Ba Mươi - TRÂU BÌNH QUAN, ĐIỀN THƯỜNG BÁO CẤP

                                TRÂU BÌNH QUAN, ĐIỀN THƯỜNG BÁO CẤP
                                CHIÊU DƯƠNG ĐIỆN, VÔ DIỆM HƯNG SƯ

                                Lúc này cha con Trang Bạo đem mấy ngàn binh tàn suốt đêm chạy về Trâu Bình quan, thông tin ấy, quân giữ ải hay tin gấp, bèn báo với chủ soái là Điền Thường rằng:
                                - Đức Hưng quan đà thất thủ, Trang Bạo dẫn tàn binh đem về đã tói ngoài xin soái gia toan liệu.
                                Điền Thường nghe báo cả kinh, lật đật truyền quân mở ải rước Trang Bạo vào, cha con Trang Bạo thấy Điền Thường thì khóc rống một hồi rồi nói rằng:
                                - Bất tài đã bị thất qua, còn tướng Hứa Long, Lưu Nguyên với hai đứa con cũng đều tử trận, binh Yên nhân cường mã tráng nên tôi cự địch không nổi, nếu thiên tuế có mưu chi xin định liệu.
                                Điền Thường ngẫm nghĩ hồi lâu rồi truyền quân dọn dẹp hậu dịnh rước cha con Trang Bạo vào nghỉ ngơi. Còn Tôn nguyên soái chiếm được Đức Hưng quan, an dưỡng sĩ tốt đã hơn nửa tháng. Hai vợ chồng mới thương nghị với nhau để giao thành cho Cao Khôi với hai quân sư của người là Vương Văn và Châu Chí đồn thủ nơi ấy. Rồi đó kiểm điểm quân mã, đội ngũ chỉnh tề phát ba tiếng pháo kéo hết binh đi tới ải khác. Khi đi được ít ngày, có quân thám tử báo rằng:
                                - Ải trước mặt đó là Trâu Bình quan, xin soái gia hạ lệnh.
                                Tôn nguyên soái liền truyền cho quân đồn dinh, cách thành năm chục dặm hạ trại.
                                Đã mấy ngày Điền Thường đều có hội tề chư tướng lại thương nghị, mà chưa ai tính ra được kế nào, xảy thấy quân kỳ bài vào báo:
                                - Binh Yên đã tới cách thành năm chục dặm, binh ròng tướng mạnh ước có hơn năm mươi muôn.
                                Điền Thường nghe thưa thất vía liền truyền lệnh hội tướng sĩ các nơi về mà lo toan công thủ. Khi ấy có một vị tham tướng bước ra nói rằng:
                                - Tôi nghe phò mã Tôn Tháo có tài thao lược, thiệt là một vị anh hùng đại tướng, chớ chẳng phải như người tầm thường, lại thêm Yên Đơn công chúa thông minh pháp lực, và hai con trai của người cũng võ nghệ cao cường, còn dõng quán tam quân, thủ hạ lương tướng không biết bao nhiêu, binh oai rất tinh nhuệ, mình khó nổi cự đương. Bây giờ phải bế thành mà kiên thủ và tuần phòng cho cẩn thận, trên thành thì chứa những đồ cây, đá, còn bốn phía đều phải đặt pháo đài, nếu có muốn làm hỗn thì cũng không làm chi nổi. Rồi đó tả cáo cấp biểu văn, sai người về trào xin cứu viện, như có Chung nương nương tới đây thì có lo chi bắt không được Yên Đơn công chúa.
                                Điền Thường nghe nói hồi lâu ngẫm nghĩ gật đầu khen phải, bèn ngó lại người ấy thì là Quản Hòa, con trai của tướng quốc Quản Trọng, là một người tài năng mưu trí trong nước Tề, kiêm chức tham mưu của Điền Thường. Điền Thường nghe theo lời của Quản Hòa liền hỏi các tướng:
                                - Có ai dám vì ta mà đem bổn tấu về trào cầu cứu chăng?
                                Hỏi vừa dứt lời thì có một viên tiểu tướng xin lãnh mạng, Điền Thường xem lại thì ra em mình là Điền Năng, thì cười và nói rằng:
                                - Nay bào đệ vì nhà khó mà ra công nên chẳng nài sự khổ nải cùng anh, vậy chớ nên mê sa tửu điếm trà đình mà trễ nải việc quốc gia đại sự.
                                Nói rồi truyền đem văn phòng tứ bảo ra, viết một đạo biểu chương giao cho Điền Năng và thưởng cho ba chung mỹ tửu. Điền Năng lãnh lấy biểu văn, cầm thương lên ngựa chỉ thẳng kinh thành lướt dặm, đi thẳng mấy ngày đã tới nơi, Điền Năng vào trước dịch đình đợi lệnh. Nhằm lúc Tuyên Vương lâm trào, quan Huỳnh môn vào tâu rằng:
                                - Nay có chủ soái Trâu Bình quan sai em là Điền Năng về dâng biểu chương.
                                Tuyên Vương hạ chỉ cho vào. Điền Năng đến trước Kim điện triều bái hung hô:
                                - Chẳng hay vương điệt về trào có chuyện gì cần kíp không?
                                Điền Năng liền quì dâng biểu chương lên. Tuyên Vương giở tờ biểu xem thấy các việc, nổi giận mắng rằng:
                                - Căm giận thay loài xủ phụ, làm cho bình địa khởi phong ba, nay Yên bang dấy động can qua, biết mưu kế chi cho cô gia ngự định, lương tướng đã thiếu người chấp kích, cần vương ai bổng tịch hồng nhung, Đức Hưng quan thất thủ thế cùng Trâu Bình quan anh hung bị khốn!
                                Yến Anh nghe mấy lời của Tuyên Vương than trách Chung quốc mẫu thì vội vàng toán quẻ âm dương đánh tay ra biết hết các việc liền bước tới tâu rằng:
                                - Xin bệ hạ hãy an dưỡng mình rồng, Chung quốc mẫu chẳng phải người thường đâu, vốn thiệt là Mão Đoan tinh trên trời giáng thế, nước Tề ta có người xuống thiệt phước lớn vô hồi! Dầu cho Yên bang có bá vạn hùng binh di nữa, không đủ lo đâu, xin bệ hạ đừng buồn trách!
                                Tuyên vương nghe mấy lời thì phán rằng:
                                - Đã biết Chung nương là người trí dõng, lại thêm pháp lực cao cường, tuy vậy mà một rồng không lấy nước đặng muôn sông, độc lực khó cự đặng vạn chúng. Nay trẫm hạ một tờ long chỉ giao tiên sinh tấn triệu Chiêu Dương.
                                Yến Anh lãnh chỉ, thẳng vào nội cung thông báo cho nội giám hay. Quan nội giám vào tâu với Chung quốc mẫu. Quốc mẫu nghe có thánh chỉ, vội vàng đi ra nghênh tiếp để trên hương án cúi đầu làm lễ. Yến Anh đọc chiếu xong rồi nương nương mới hỏi:
                                - Chẳng hay thánh thượng tuyên triệu ai gia có việc chi lành hay là dữ?
                                Yến Anh tâu rằng:
                                - Bởi bên Yên sai hai vợ chồng phò mã Tôn Tháo thống lãnh 50 vạn hùng quân đã đến chiếm đoạt Đức Hưng quan rồi, còn Trâu Bình quan nay đang bị khốn nữa. Mới đây Điền Thường có sai em về dâng biểu chương, xin chúa thượng bái tướng xuất sư, vì vậy cho nên thiên tử sai ngu thần đến thỉnh ý nương nương.
                                Chung nương nương truyền quân nội giám sắm sửa phụng liễn, đi theo Yến thừa tướng vào trào. Tới nơi Chung nương nương vừa muốn làm lễ triều kiến thì Tuyên vương đã bước xuống Kim Loan điện cầm tay nghinh tiếp Chung nương nương mà dắt lên điện, rồi nói rằng:
                                - Nay Yên bang khi dễ nước ta, sai Tôn Tháo với công chúa Yên Đơn đem quân xâm phạt, vì vậy Cô vương đã lưỡng sách, ngự thê tua khá hết lòng, điểm hùng binh trực khứ giao phong, xin ngự thê phải ra công việc nước.
                                Chung nương nương tâu:
                                - Thần thiếp nhắm Yên bang không bao nhiêu chiến tướng mà dám khi thượng quốc vô nhân, phen này thiếp quyết bắt cho đặng Yên Đơn, thâu bờ cõi Dịch Châu giao giới, xin thánh hoàng đừng ngại, để mặc thiếp lo đương.
                                Vừa đang khi nghị luận lại thấy quan Huỳnh môn vào tâu rằng:
                                - Gần hoàng thành đây chừng 20 dặm, có một cái đầm, kêu là Hắc Long Đàm, mới có một yêu quái sanh ra, phái hại sinh linh dữ lắm! Hương dân đến cáo cấp, xin thánh thượng lo toan.
                                Tuyên vương nghe tâu cả kinh, nói rằng:
                                - Chẳng biết cô gia bạc đức hay sao? Cho nên trong nước đã dấy động đao binh lại thêm yêu tinh xuất hiện.
                                Chung nương nương tâu:
                                - Xin cho thiếp tới đó xem thử loài yêu quái ra thể nào?
                                Nói rồi truyền quân nội giám dẫn phụng liễn tới. Chung nương nương bái biệt Tuyên vương bước ào phụng liễn, đi ra Ngọ môn, hương dân dẫn đường chẳng bao lâu thì đã tới Long Đàm. Khi tới nơi mặt trời vừa gác núi, ngó thấy một vừng trăng tỏ, soi nơi dòng nước và mấy khóm sao người, rọi đáy sông sâu. Chung nương truyền quân nội giám đồn binh,cơm nước xong rồi, ở đó mà đợi.
                                Qua tới canh ba, Chung nương nương thấy giữa đầm sóng nổi, gió đến thổi ầm ầm có một con yêu quái dưới nước nhảy tuốt lên nhăn nanh trổ vuốt, chạy tới đụng Chung nương nương. Nương nương nạt lớn rằng:
                                - Đồ nghiệt súc, sao chẳng kịp hiện nguyên hình, còn muốn ta động thủ hay sao?
                                Con quái ấy chẳng nói chi, cứ việc xốc tới cắn Chung Vô Diệm. Hai đàng đánh nhau hơn trăm hiệp, chưa phân thắng thua. Chung nương nương liệu bề dùng sức mà đánh không thắng yêu quái được, liền niệm chú di sơn, kêu hết Lục đinh Lục giáp và bốn vị thổ thần, đều tới thỉnh lịnh. Giây phút bỗng thấy có một tòa núi ở thinh không rớt xuống chụp, đè lấy con yêu quái. Nương nương bèn tế Khổn yêu thằng lên, trói chặt con yêu quái lại, vùng vẫy chi cũng không nổi, bèn gật đầu ba bốn cái. Nương nương biết ý con quái ấy đã hàng phục mình rồi, nên mới tới gần xem lại, quả thấy một con thiên lý mã, trên đầu có hai sừng, hai mắt như sao băng, mình cao 9 thước, lưng dài 1 trượng dư, dưới bụng có 36 cái vảy, châu thân có 24 cái xoáy. Chung nương nương thấy vậy cả mừng, mới nghĩ rằng: Chẳng phải là đồ yêu quái chi, quả là trời giúp cho mình một con thần cu, dùng để chinh chiến.
                                Rồi việc ấy kế trời hừng đông. Chung nương nương truyền lệnh vỗ an dân xã và cấpcho tiền bạc, lại truyền nội giám sửa sang phụng liễn, trở về trào. Khi đi đặng một đỗi đường, bỗng có một trận gió nổi qua khác thường. Nương nướng ngó một hồi lâu, thấy có một ông đạo nhân đầu bạc phơi phới đi chăm chỉ đến trước mặt mà nói rằng:
                                - Nàng này sao lại dám bắt ngựa của ta vậy?
                                Chung nương đáp:
                                - Con ngựa này tôi mới thâu phục đặng nơi Hắc Long đàm, có phải ngựa nào của ông mà nói.
                                Ông đạo cả giận nói:
                                - Con này thiệt lão khẩu, để ta đem đồ điều kiều khấu nó cho mà coi.
                                Nói rồi liền kêu đạo đồng đem ra một bộ đồ ngựa, đủ các món bát bửu linh lung, rất nên xinh đạp, rồi khiến đạo đồng tra yên mang lạc lên cho con ngựa, thì không sai chút nào, ông già ấy bèn hỏi Chung nương nương rằng:
                                - Nàng còn nói ngựa này của nàng nữa thôi?
                                Chung nương nương cười mà đáp rằng:
                                - Ông là người xuất gia đầu phật, mà còn dùng ngựa làm gì? Vậy xin ông bán lại cho tôi, thì tôi rất cảm tạ.
                                Đạo nhân nói:
                                - Ngựa này đắt lắm, nêú muốn thì phải cho ta được một trăm tòa đền, bằng không thì cũng một trăm muôn lượng vàng thì ta mới bán.
                                Chung nương nương đáp:
                                - Ông muốn bao nhiêu cũng được, nhưng tôi nhân lúc đi đường, tiền bạc không có đem theo, xin đạo trưởng hãy chịu phiền đi với tôi tới kinh thành thì tôi sẽ hườn như ý.
                                Đạo nhân y lời, liền biểu đạo đồng giao ngựa lại cho Chung nương nương, lại đưa cho một cây roi san hô nữa, Chung nương nương ngó lại thì không thấy hai thầy trò đạo nhân nữa. Đương khi suy nghĩ, bỗng có một trận gió thổi qua, thấy có một tờ giấy trên không rớt xuống. Nương nương truyền quân nội giám lượm lấy mà xem, thì có bốn câu thơ như vầy:
                                Ngựa hay đời ít có,
                                Yên khấu đủ mọi đồ.
                                Của Lê San lão mẫu,
                                Sai ta xuống ban cho.
                                Chung nương nương xem hết bài thơ thì cả mừng, liền đứng giữa thinh không tạ ơn lão mẫu. (nguyên bà Lê San lão mẫu sai con tiên thú xuống tại Hắc Long đàm giả làm yêu quái, để cho nương nương tới đó thâu phục đem về mà dùng, phòng khi bình định giang san, lại sai Thái Bạch Kim tinh hóa ra ông già đón bên đường cho những đồ yên khấu)
                                Rồi đó Chung Vô Diệm cưỡi ngựa đi thẳng về tới kinh thành ào ngay Kim Loan điện, Tuyên vương vội vàng xuống ngai ra mừng rỡ tiếp rước hỏi rằng:
                                - Chẳng hay ngự thể tới đó, có thâu trừ đặng loài yêu quái chăng?
                                Chung nương nương tâu:
                                - Không phải loài yêu quái, vốn nó thiệt là một con thiên lý mã của tiên gia.
                                Nói như vậy rồi đem sự việc đầu đuôi đi phục con ngựa ấy, mà đọc lại một hồi và dắt Tuyên vương ra coi con Long cu. Tuyên vương liền đi với Chung nương nương cùng các quan triều thần ra xem tỏ rõ, thì ai cũng cho là việc phước, nên mới thâu phục được con thiên lý mã. Tuyên vương xem rồi, trở về đền liền truyền nội thị dọn yến hạ công. Đương lúc yến ẩm vui say lại thấy quan Huỳnh môn vào tâu rằng:
                                - Nay có chủ soái Điền Thường, sai người về dâng biểu cáo cấp.
                                Tuyên vương liền truyền nội giám dâng lên, mở ra xem hồi lâu, rồi nói với Chung nương nương rằng:
                                - Trâu Bình quan bị vây gấp lắm, tuớng soái đánh cự không lại biết làm sao bây giờ?
                                Chung nương nương tâu:
                                - Xin chúa thượng chớ khá lo phiền để thần thiếp dẫn chư tướng đến quan ải tỏ sự thiệt hư, nếu binh Yên bang không khứng, muốn khởi bá vạn hùng sư đi nữa cũng chẳng nao núng.
                                Lúc ấy thừa tướng Yến Anh ra tâu rằng:
                                - Nay nương nương lãn soái ấn, đi chinh phạt Yên bang, thì việc chẳng phải tầm thường, xin bệ hạ ra lệnh khiến đắp một cái tướng đài tại cửa Đông môn, rồi bệ hạ đến đó đăng đàn bái tướng mà đảo khẩn với thiên địa quỉ thần, phong nương nương lên làm đại nguyên soái, như vậy mới dẹp nước Yên đặng trọn.
                                Tuyên vương khen phải, liền giáng chỉ cho ngự lâm quân ra phía Đông môn coi lập tướng đài. Ngự lâm quân vân chỉ, đốc quân sĩ làm chẳng bao lâu đã hoàn thành tướng đài đồ sộ. Quan huỳnh môn về phục chỉ lại. Tuyên vương và Chung nương nương đồng lên long xa thẳng tới cửa Ngọ Môn, bá quan văn võ, đều tựu đến triều bái tung hô quốc mẫu. Tuyên vương với Chung nương nương lên đài làm lễ đảo khấu xong rồi, Yến Anh liền quì dâng những đồ bửu kiếm, lịnh tiễn, và ngọc ấn. Tuyên vương liền tiếp lấy đưa cho nương nương và chúc rằng:
                                - Kỳ khai đắc thắng, mã đáo thành công.
                                Chung nương nương thâu thập các món và tạ ơn Tuyên vương, rồi dắt nhau xuống đài. Kế đó Chung nương nương thẳng tới giáo trường kiểm điểm hai mươi muôn binh mã, đội ngũ chỉnh tề đao binh rực rỡ, phong cho Điền Năng làm chức tiên hành, con gái Quản Trọng là Quản Thoại Hoa làm chức nội vệ tiên phong và hai ngàn quân ngự lâm để theo hầu hạ.
                                Qua ngày sau, Tuyên vương ngự đến Chiêu Dương cung truyền lệnh cho nội thị dọn yến mà tiễn biệt Chung Vô Diệm. Quân dọn xong rồi dâng lên, Tuyên vương rót ba ly rượu mời nương nương mà nói rằng:
                                - Ly thứ nhất, xin ngự thê hãy vì nước Tề, lo vững an xã tắc, cầu cho bình được nước Yên, thì đặng danh vang bốn biển; ly thứ nhì, phần Tôn Tháo là một người võ nghệ cao và và Yên Đơn công chúa pháp thuật cũng tinh thông, ngư thê cũng tiên pháp chân truyền chẳng thua gì, nhưng mà phải cẩn thận đề phòng; ly thứ ba, vợ chồng tuy là phân cách, binh gia thắng bại cũng sự thường, ải Trâu Bình quan như bình định đặng Yên bang, thì khá kíp ban sư, kẻo cô gia hoài vọng.
                                Nương nương tiếp lấy ba ly rượu rồi ta ơn quân vương và tâu rằng:
                                - Xin thánh thượng hãy nghỉ an nơi chín bệ, chớ có ưu phiền mà hao tổn vóc rồng; ải Trâu Bình để mặc thiếp phá xông, bắt cho được Yên Đơn mới an lòng đành dạ.
                                Chung nương nương lại tâu với thiên tử xin phong cho Đao Khải và Vương Đào làm chức tiên phong; Thanh Long và Thanh Hổ coi tả quân; Trần Quế và Vương Tiên coi hữu quân; Tiêu Bá và An Kỳ coi tiền quân; còn Lưu Võ coi hữu quân và kiêm vận lương thảo. Thiên tử nhậm lời tấu.
                                Yến tiệc xong rồi, nương nương bái biệt thiên tử dẫn binh ra phát pháo mở cửa đông môn thành kéo thẳng ra Trâu Bình quan ải.
                                Nói về chúa soái Trâu Bình quan là Điền Thường bị quân Yên công thành rất gấp, nên hết lòng trông cứu binh đến mà không thấy nên còn đương thương nghị với Trang Bạo lo kế thủ thành, bỗng thấy kỳ bài vào báo rằng:
                                - Chung quốc mẫu lãnh ấn nguyên nhung kéo binh đi gần tới thành, xin soái gia toan liệu.
                                Điền Thường cả mừng, bèn dẫn chúng tướng bày khai đội ngũ mở cửa thành trong đánh ra ngoài đánh vô, quân Yên vỡ loạn, Chung nương nương dẹp trống đường rồi vào soái phủ. Điền Thường, Trang Bạo và chúng tướng làm lễ triều kiến quốc mẫu xong xuôi, nương nương truyền lệnh cho ba quân vào thành an nghỉ.
                                Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                                Comment

                                Working...
                                X