Hồi 30 - Về Bành Thành , Phạm Tăng lìa Sở Bá
Hồi 30
Về Bành Thành , Phạm Tăng lìa Sở Bá
Ra Huỳnh Dương , Kỷ Tín thay Hán vương
Sau khi qua đến thành Triệu, Khoái Văn Thông xin vào yết kiến Hàn Tín, Hàn Tín mừng rỡ tiếp rước rất
hậu, và nói :
- Tiên sinh tới đây hẳn vì việc nước, muốn cho tôi giải binh giao hòa . Thiết tưởng, điều đó chẳng khó khăn gì . Nếu nước Yên chịu đầu hàng thì tôi đóng yên quân lính, nghỉ việc chiến tranh, khỏi làm khổ dân. Nhưng nếu Tiên sinh chỉ khuyên tôi bãi binh, mà nước Yên còn làm phên lũy cho Sở thì tôi sẽ đem quân tới sông Dịch, diễn võ trong Yên Ðài . Dầu Nhạc Nghị tái sinh, Kinh Kha sống lại cũng chẳng sợ.
Nói dứt lời, Hàn Tín sai người đưa Khoái Văn Thông ra nghỉ nơi quán dịch, không hỏi han gì nữa.
Khoái Văn Thông ở đó luôn mấy ngày, không được đi đâu lòng buồn bực vô cùng, song không biết tính sao.
Một hôm, bỗng có Lý Tả Xa đến thăm.
Khoái Văn Thông mở cửa mời vào, mỉm cười nói :
- Không ngờ ông lại đem nước Triệu nạp cho nước Hán. Trần Dư mất đầu, Triệu vương bi bắt, tình cảnh ấy thật đáng thương.
Lý Tả Xa nghiêm nét mặt nói :
- Ông lầm rồi . Vạn việc trong vũ trụ phải theo mệnh hệ chung. "Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả phong".
Hán vương vì vua Nghĩa Ðế trừ đứa hung bạo, đem lại thái bình thanh trì cho thiên hạ chẳng hợp với lòng trời sao. Ông xét việc hẹp hòi khư khư như làm tôi nước Sở, là làm trái với mệnh trời, phật lòng thiên hạ. Bởi Triệu vương không nghe lời tôi nên mất chức lụy thân. Ông tự xét Hán vương và Hạng vương ai là chân chúa ?
Văn Thông ngồi trầm ngâm một lúc rồi đáp :
- Có lẽ Hán vương.
Lý Tả Xa lại hỏi :
- Trương Lương, Hàn Tín so với các tướng Sở bên nào giỏi hơn ?
Văn Thông đáp :
- Dĩ nhiên Trương Lương và Hàn Tín giỏi hơn rồi.
Lý Tả Xa cười lớn nói :
- Thế thì Hán phải được, Sở chắc phải thua, cớ sao lại bỏ Hán mà phò Sở.
Khoái Văn Thông nín lặng hồi lâu rồi nói :
- Lời ông rất có lý. Tôi sang đây với sứ mạng là khuyên Hàn Tín bãi binh, không ngờ lại bị các ông khuyên tôi bỏ Sở theo Hán.
Lý Tả Xa nói :
- Lý vô nhị thị. Cái gì phải thì làm. Lẽ khôn dại trong đời dành cho kẻ thức thời, cần gì ngài phải nói điều ấy.
Văn Thông nói :
- Thế thì ngài đưa tôi vào yết kiến Hàn Nguyên Soái để nói chuyện hòa hảo. Sau đó, tôi sẽ tỏ ý xin ở luôn bên này phò Hán.
Tả Xa mừng rỡ, đưa Khoái Văn Thông vào tướng phủ.
Hàn Tín tiếp đãi Văn Thông rất hậu. Văn Thông xin trở về nước Yên khuyên Yên vương hàng Hán, và thu xếp theo phò Hán chúa.
Hàn Tín rất đẹp lòng, sai Tào Tham, Phàn Khoái lãnh một vạn quân theo Khoái Văn Thông về nước bái yết vua Yên, nói rõ đạo đức của Hán vương và tài năng của Hàn Tín, khuyên vua Yên bỏ Sở phò Hán.
Vua Yên tươi cười nói :
- Ta muốn hàng Hán đã lâu, chẳng qua muốn để Văn Thông đi dò xét thêm cho rõ. Nay đã hiểu chân tình, còn gì nghi ngại.
Nói xong, mở tiệc đãi đằng hai tướng Hán và truyền lệnh chọn vài trăm kỵ binh, hôm sau tự mình đi với hai tướng sang Triệu, yết kiến Hàn Tín.
Hàn Tín bảo Yên vương thảo tờ hàng biểu rồi cho người đưa về Huỳnh Dương dâng lên vua Hán, đồng thời chĩnh đốn quân mã lo việc đánh Tề.
Tin đồn đến nước Sở, Phạm Tăng và Chung Ly Muội thất kinh cùng vào tâu với Hạng vương :
- Hàn Tín bắt Ngụy Báo, chém Hạ Duyệt, phá nước Triệu, nay lại lấy nước Yên, đi đến đâu cũng không ai địch nổi. Hiện Hán vương án binh nơi Huỳ nh Dương, Ðại vương nên nhân lúc này trừ sớm đi kẻo để di họa .
Hạng vương nói :
- Ta dã có ý định khởi binh đánh Hán, nay các ngươi bàn như thế tất phải lẽ .
Liền truyền lênh điểm mười muôn binh, nội ngày đó xuất phát thẳng đến Huỳnh Dương .
Quân thám thính được tin về báo với Hán vương.
Hán vương vội đòi Trương Lương, Trần Bình vào triều thương nghị .
Hán vương nói :
- Nghe tin Bá vương lại kéo bọn đánh Huỳnh Dương nửa. Bây giờ Vương Lăng vì quá thương mẹ bệnh chưa lành, Anh Bố trở về Cảnh Giang, còn các tướng đi đánh các nơi , trong thành trống rỗng lấy ai đối địch.
Trần Bình thưa :
Hạng vương trước đây thua mấy trận, lòng đã nao núng, nay sở dĩ kéo binh qua đây là nghe lời Phạm Tăng , Chung Ly Muội và Long Thư. Các người ấy là đầu não, khiến sức mạnh của Hạng vương. Nếu không có các người ấy thì sức mạnh của Hạng vương cũng thành vô dụng .
Nay xin Ðại vương dùng một số vàng bạc làm kế phản gián, khiến vua tôi nước Sở ngờ vực nhau, không còn ai tin tưởng nhau nữa, bấy giờ ta lợi dụng cơ hội ấy phản công tất thắng được.
Hán vương nhận lời, trao cho Trần Bình bốn vạn lạng vàng để thi hành việc phản gián.
Trần Bình đem số vàng đó thuê rất nhiều người phao những giời gièm pha rằng : "Bọn Chung Ly Muội lập
công rất nhiều, mà không được một mảnh đất làm vua. Vì nay họ muốn tư thông với Hán hợp sức đánh Sở, để chia
của Sở "
Lời đồn ấy thấu đến tai Hạng vương. Và Hạng vương bắt đầu nghi ngờ bọn Chung Ly Muội không muốn dùng với họ bàn việc như trước nữa.
Sau khi quân Sở kéo đến thành Huỳnh Dương hạ trại xong, Hạng vương tự mình cưỡi ngựa đến bốn mặt thành, xem xét tình thế.
Luôn ba ngày, Hạng vương không thấy thành động tĩnh gì cả cho là trong thành hết kẻ đối địch, liền truyền quân đặt hỏa pháo công thành.
Quân Sở vừa công phá, thì trên gỗ đá lăn xuống tơi bời , tên bắn như mưa. Quân Sở không làm sao công hãm được nữa.
Hạng vương tức giận đốc quân đánh luôn bảy ngày . Bấy giờ Trương Lương vào ra mắt Hán vương, tâu :
- Hạng vương đánh rất ngặt, ta phải sai sứ ra ngoài thành xin hàng. Tôi chắc thế nào Hạng vương cũng sai sứ vào thành giảng hòa. Lúc ấy ta sẽ thừa cơ dùng kế ly gián của Trần Bình, làm cho vua tôi nước Sở lìa nhau thì mới khỏi nguy .
Hán vương hỏi :
- Nếu Sở không chiu cho mình hòa thì làm thế nào ?
T rương Lương nói :
- Hạng vương vốn tánh nóng nảy, đánh thành đã mấy ngày mà không lấy được, lòng đang bực bội. Nếu ta nhân nhượng sẽ làm cho Hạng vương dịu lòng căm phẫn mà nghe theo.
Hán vương không tin, nhưng cũng nghe theo lời, sai Tùy Hà làm sứ sang dinh Sở.
Tùy Hà vào ra mắt Hạng vương và nói :
- Trước Hán vương cùng với Bệ hạ họp quân đánh Tần, kết làm anh em, sau lại được Bệ hạ phong làm vua Hán Trung, ơn ấy Hán vương vẫn thường nhắc nhở mãi.
Chỉ vì Hán Trung đất đai chật hẹp không đủ dung thân nên mới kéo binh sang Ðông, mục đích đổi chỗ không có ý soán nghiệp "Bá vương". Nay mai được đất Quan T rung thì ý nguyện đã toại, vậy xin cắt từ Huỳnh Dương về Tây là thuộc Hán, từ Huỳnh Dương về Ðông là thuộc Sở. Hai bên giao hòa, cùng nhau giữ đất mình hưởng phú quý, xin Bệ hạ xét cho.
Hạng vương nghe nói nghĩ thầm :
- Ta đóng đô nơi Bành Thành đất cát hẹp hòi, lương thực kém cỏi, nếu ra tranh hùng với Hán còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, trong lúc chư hầu nổi lên làm phản, ta hắn tạm giảng hòa để củng cố thực lực rồi sau sẽ liệu .
Liền sai Phạm Tăng làm sứ sang Huỳnh Dương bàn với Hán việc giảng hòa.
Phạm Tăng nói :
- Không nên ? Chẳng qua Ðại vương đánh thành quá gấp nên họ mượn kế cầu hòa để tính việc quân cơ. Xin Ðại vương thêm hỏa pháo, đốc thêm binh mã, đánh một trận cho tan tành đừng có nghe lời lừa phỉnh của quân giặc
Hạng vương do dự không quyết, lại gọi Tùy Hà đến nói :
- Nhà ngươi cứ trở về rồi ta sẽ tính sau .
Tùy Hà tâu :
Việc này tôi tưởng Ðại vương không nên do dự. Vì cơ hội không thể lúc nào cũng có được. Hàn Tín vừa diệt Triệu, lấy Yên, hẹn với chư hầu nay mai đem quân về cứu Huỳnh Dương ; chừng ấy Ðại vương bị thế nội công ngoại kích muốn đánh cũng không được, cầu hòa cũng không xong.
Hạng vương nói :
- Nhà ngươi nói cũng phải. Vậy cứ về trước, ta sẽ sai người sang giảng hòa.
Tùy Hà bái biệt Hạng vương trở vào thành thuật lại công việc cho Hán vương nghe.
Hán vương gọi Trần Bình đến hỏi :
- Sớm tối ngày mai thế nào sứ Sở cũng đến đây. Ngươi dùng kế gì mà ly gián được vua tôi họ ?
Trần Bình ghé vào tai Hán vương nói nhỏ mấy lời.
Hán vương gật đầu nói :
- Kẻ ấy mà thành tựu, Phạm Tăng ắt phải vong mạng.
Trần Bình liền sai người sắp sửa các việc, chờ đón sứ giả nước Sở.
Sáng hôm sau, quả nhiên sứ giả bên Sở là Ngu Tử Kỳ xin vào yết kiến.
Bây giờ Hán vương vì đêm uống rượu quá say nên ngủ chưa dậy, Từ Kỳ phải ra tạm nghỉ nơi quán dịch .
Trương Lương và Trần Bình sai bày một yến tiệc nơi một cao lâu kín đáo, trang hoàng rất sang trọng rồi mời Ngu Từ Kỳ đến.
Hai người hỏi :
- Phạm quân sư lâu nay vẫn được mạnh giỏi chứ ? Ngài sai ông sang đây có việc gì chăng ?
Ngu Tử Ky đáp :
- Tôi là sứ giả nước Sở chứ đâu phải sứ giả của Phạm quân sư.
Trương Lương và Trần Bình giả cách ngạc nhiên, nói :
- Chúng tôi tưởng ông là sứ giả của Phạm quân sư té ra là sứ giả của Hạng vương ?
Dứt lời sai người đưa Tử Kỳ đến một căn quán chật hẹp, và sai người đem cơm lên thết.
Tử Kỳ dùng xong bữa cơm tầm thường ấy thì nghe tin Hán vương đã dậy, vội sắp sửa mũ áo vào chầu . Bấy giờ Hán vương chưa rửa mặt, thấy Tử Kỳ bước vào liền sai một viên hầu cận đưa Tử Kỳ qua một gian phòng kín ngồi chờ . Tử Kỳ ngồi đó một mình, lòng thấy bồi hồi, chẳng biết tại sao vua tôi nhà Hán có nhiều cừ chỉ thầm kín, dè dặt như vậy.
Lúc đang suy nghĩ, Tử Kỳ chợt thấy gần đó có một án thư, bên trên chồng chất nhiều thư từ các nơi gởi đến.
Gợi tánh tò mò, Tử Kỳ bước đến xem. Trong số đó có một bức thư không ký tên, trong thư đại khái nói :
- Hạng vương ngày nay lòng người không phục, binh mã chỉ còn hơn vài mươi vạn, và thế lực mỗi ngày một yếu dần.
Ðại vương chớ có giảng hòa làm chi hãy gọi Hàn Tín về ngay Huỳnh Dương đối địch. Lão thần với bọn Ch ung Ly Muội xin làm nội ứng. Cơ nghiệp nứớc Sở phá không khó khăn gì.
Còn như số vàng của Ðại vương ban cho, lão thần quyết không dám nhận lãnh. Chỉ xin, sau khi phá được Sở rồi, Ðại vương cấp cho một mảnh đất và một vương vị để an hưởng tuổi già, truyền lại cho con cháu ngày sau, thế là đủ lắm.
Xin miễn ký tên ?
Ngu Tử Kỳ xem thư xong giật mình nghĩ thầm :
- Gần đây nghe trong quân có tiếng thì thầm Phạm quân sư tư thông với Hán, nhưng ta không tin. Nay xét thái độ vua tôi nước Hán, lại có bức mật thư này thì rõ lời đồn kìa là chuyện thật .
Nghĩ rồi bỏ bức mật thư vào túi, trở về ngồi nơi chỗ cũ .
Một lúc sau, Tùy Hà đến nói :
- Hán vương đã lâm triều, xin mời ngài vào bệ kiến.
Ngu Tử Kỳ bước vào Hán vương nói :
- Ta với Hạng vương ngày xưa có đính ước trước mặt vua Hoài vương, hễ ai vào Quan rnmg trước thì được lành vua. Về sau ta vào Quan Trung trước, lẽ ra ta được làm vua Quan Trung mới phải. Hạng vương bội tín, nhưng nay ta đã lấy được Quan Trung rồi thì chí nguyện đã đủ. Ta không còn muốn cùng Hạng vương tranh hùng làm khổ muôn dân. Vậy xin cùng Hạng vương giao hòa, rạch đôi đất nước, phía Tây Huỳnh Dương là Hán, phía Ðông Huỳnh Dương là Sở. Túc hạ về chầu Bá vương hãy nói giùm cho .
Ngu Tử Kỳ nói :
- Sở vương tôi đã lãnh ý ấy, bây giờ chỉ muốn được cùng Ðại vương gặp nhau để bàn việc giao hảo.
Hán vương nói :
- Túc hạ cứ trở về. Ta bàn bạc ít lâu thế nào cũng cùng Bá vương hội ngộ một phen.
Ngu Tử Kỳ bái biệt, về thẳng đến dinh Sở, đem những chuyện vừa xảy ra thuật lại cho Hạng vương nghe, và đưa cho Hạng vương xem bức mật thư đã lấy được trong thành Huỳnh Dương.
Hạng vương xem thư mặt bừng sát khí, hét lớn :
- Thằng giặt già đó dám phản phúc ta như thế sao ? Ta quyết không dung thứ.
Ngu Tử Kỳ nói :
- Tuy vậy, song chưa biết sự thực như thế nào, xin Ðại vương hãy suy xét kỹ càng mới được.
Phạm Tăng hay được việc đó, vội vã vào triều ra mắt Hạng vương, vừa lạy vừa nói :
- Tôi thờ Ðại vương đã lâu. đem hết tâm can gìn giữ lòng trung, có đâu lại tư thông với Hán. Ðó chẳng qua là kế ly gián của địch quân muốn cho vua tôi ta chia ta để dễ bề thao túng. Xin Ðại vương đừng lầm mưu ấy.
Hạng vương nói :
- Ngu Tử Kỳ là kẻ thân tín của ta, bao giờ lại tìm lời dối trá.
Phạm Tăng đã biết tánh nóng nảy hẹp hòi của Hạng vương, biết không thể minh oan cho nịnh được, liền nói :
- Ngày nay việc thiên hạ như thế cũng tạm yên.Ðại vương gánh vác lấy cũng đủ. Lão thần này thờ phụng Ðại vương đã lâu, vất vả đã nhiều, nếu không dùng nữa, lão thần xin được mang nắm xương tàn về quê. Ðó là ơn lớn của Ðại vương.
Hạng vương nghĩ vì Phạm Tăng đã lập nhiều công to không nỡ giết hại, nên sai người đưa về điền dã.
Phạm Tăng từ biệt Hạng vương trở ra vừa đi, vừa than :
- Ta hết lòng với Sở mà Hạng vương lại có lòng ngờ vực ôi ! việc này không phải thương hại cho ta mà thương hại cho Hạng vương gặp chuyện không may.
Lúc đi dọc đường, Phạm Tăng vừa buồn vừa tức. Buồn vì biết trước rằng Sở sẽ bị Hán diệt, tức vì mình đem thân phụng thờ Hạng vương, một kẻ hữu dõng vô mưu.
Chẳng bao lâu Phạm Tăng lâm bệnh, phát một cái nhọt rất lớn ở lưng, rồi chết, thọ được 71 tuổi.
Hạng vương hay tin, hối hận chẳng cùng, sai người đem xác Phạm Tăng về Bành Thành khâm liệm và mai táng trọng lễ.
Hán vương được tin Phạm Tăng tạ thế, mừng rỡ nói với triều thần :
- Thế là ta đã trừ được cầi lo trong tâm phúc ta rồi.
Từ đấy, Hán vương không còn nhắc đến việc giao hòa nữa. .
Hạng vương hồi tỉnh, biết được Phạm Tăng chết oan, lòng xót xa, đau đớn, gọi bọn Chung Ly Muội đến nói:
~ Các ngươi cứ yên tâm, chớ nên nghĩ ngợi điều gì. Từ nay ta không bao giờ nghe lời dèm pha nữa.
Chung Ly Muội thưa :
- Tôi thờ Ðại vương trong mấy năm nay, tuy tài năng không có gì nhưng tấm lòng sắt đá không thể lay nổi.
Luôn bữa đó, Hạng vương phong cho Hạng Bá làm Quân sư, tất cả việc lớn nhỏ trong nước đều giao cho Hạng Bá trông nom.
Ðoạn cử đại binh sang vây thành Huỳnh Dương, công phá rất dữ.
Hán vương lo lắng, gọi các tướng đến hỏi :
- Ðại binh Hàn Tín chưa về, trong thành không ai là địch thủ của Hạng vương, vậy các khanh có kế gì giải vây chăng ?
Các tướng còn đang bàn mưu tính kế, thì đại có quân thám thính về báo :
- Hạng vương sắp ngăn hạ lưu sông Vinh, cho nước chảy vào Huỳnh Thành .
Tin này làm cho Hán vương luống cuống, vội đòi Trương Lương và Trần Bình vào nghị kế.
Trần Bình tâu :
- Tôi có một kế, có thể phá được vòng vây này, song chỉ sợ ở đây không có bậc trung thần nào dám chịu nạn thay cho Ðại vương.
Chu Bột và các võ tướng đều nói :
- Sao ngài lại khinh thị chúng tướng như vậy ?
Chúng tôi theo phò Chúa thượng đã lâu, dẫu phải bỏ thây ctĩng không tiếc.
Trần Bình vừa cười vừa nói :
- Cái đó clủ là kế sâu xa, có lẽ các ngài chưa hiểu ý
Hán vương hỏi :
- Tiên sinh có kế chi, xin nói rõ ra đây cho mọi người bàn luận.
Trần Bình ghé vào tai Hán vương nói nhỏ. Hán vương khen phải và nói :
- Kế đó rất hay. Trương Lương nên cố gắng thực hiện mới được.
Trơng Lương tuân lệnh về dinh mở một tiệc rượu mời các tướng đến dự.
Các tướng lần lượt đến, thấy giữa phòng tiệc có treo một bức tranh lớn, vẽ một chiếc xe, trong đó cố người ngồi, sau có hai vạn quân kỵ đang đuổi theo rất gấp. Ðàng trước là một khu rừng rậm. Trong rừng có một người đang nấp.
Các tướng không rõ bức tranh ấy có nghĩa gì, tại sao đem treo trong phòng tiệc, liền hỏi Trương Lương
Trương Lương đáp :
- Ngày xưa, vua Cảnh Công nước Tề đánh nhau với quân Tấn. Cảnh Công thua to, quân sĩ đều trốn hết, họ bỏ Cảnh Công ngồi một mình trong xe. May có một nông phu trông thấy vội đẩy xe cho Cảnh Công đi trốn . Tuy nhiên, quân Tấn đuổi theo rất ngặt, khó mà trốn thoát nổi.
Người nông phu nói : "Nguy đến nơi rồi, Chúa công nên đưa áo quần cho tôi mặc, tôi sẽ ngồi nơi xe này chịu chết thay cho Chúa công, còn Chúa công nên trốn vào rừng thoát nạn . Cảnh Công nói ; "Ta được thoát nạn mà nhà ngươi bi giết, lòng ta sao đành". Người nông phu lại nói : "Tôi chết đi, chỉ như trong rừng rậm mất một cây nhỏ còn Chúa công mất là giang sơn nước Tề phải mất. Xin Chúa công xét nghĩ". Cảnh Công theo lời, đổi ngay áo cho người nông phu, rồi trốn vào rừng. Quân Tấn đuổi theo thấy người nông phu mặc long bào ngồi trên xe ngỡ là Cảnh Công bắt đem về nạp cho vua Tấn. Vua Tấn biết người nông phu đó không phải là Cảnh Công liền truyền đem chém . Người nông phu nói : "Tôi đã thay mạng cho Chúa công tôi thoát nạn thì chết là việc thường tôi đâu sợ . Duy chỉ tiếc rằng vua Tấn giết tôi, sau này có người vào muốn thay mạng cho vua cũng không dám , vì họ sợ sẽ bị giết như tôi . Vua Tấn nghe nói khen người có nghĩa , tha chết cho nông phu. Vì thế mà nông phu lại cũng không chết. Tranh này về sự tích đó .
Các tương nghe nói mặt mày ngơ ngác chưa hiễu ý .
Trương lương nói tiếp :
- Ấy cũng nhờ người nông phu mà. Tề Cảnh Công sau này dựng nên nghiệp bá, tiếng để sử xanh . Ngày nay vẫn còn khen ngợi. Nay Chúa thượg ta ngộ nạn , chẳng khác nào như Cảnh Công thế mà không ai bắt chước làm cái việc người nông phu. Vì vậy, tôi treo bức tranh này lên để cùng xem.
Các tướng nghe nói đều hăng hái đứng dậy nhìn nhau, tỏ vẻ can trường :
- Cha có nạn, con chết thay, vua có nạn tôi chết thay. Chúng tôi xin đem thân thay Chúa thượng để Chúa thượng thoát khỏi trận Huỳnh Dương này .
Trương Lương nói :
- Các ông đều có lòng trung nghĩa thật đáng khen lắm .
Song hiện nay chỉ cần một người diện mạo giống Chúa thượng mà thôi. Người đó là Kỷ Tín, chăng biết Kỷ tướng quân có vui lòng chăng ?
Kỷ Tín nói :
- Ðó là ý nguyện của tôi, dẫu phải tan xương nát thịt cũng vui lòng.
Trương Lương và Trần Bình mừng rỡ, đưa Kỷ Tín vào ra mắt Hán vương tâu bày tự sự.
Hán vương nói :
~ Việc đó không nên. Lưu Bang này chưa dựng nên nghiệp lớn, các người làm tôi chưa hề được một ân huệ ,
lâu nay nếu bắt Kỷ tướng quân bị nạn thay ta, để ta tìm đường đi trốn, ấy là hại ngươi, ích mình, ta không nỡ làm.
Kỷ Tín nói :
- Việc đã gấp lắm rồi. Nếu tôi không chịu nguy hiểm thì mai kia thành vỡ, đá tan, cả vua tôi đều chết . Cái chết của tôi ngày nay ích lợi hơn cái chết ngày mai rất nhiều. Tuy tôi chết mà danh tiếng còn mãi trong dân chúng, tình tôi còn mãi trong lòng Ðại vương.
Hán vương vẫn còn giả cách dùng dằng không nỡ.
Kỷ Tín rút gươm kề cổ nói lớn ;
- Nếu Ðại vương không nghe, tôi xin tự tử nơi đây để tỏ rằng tôi không tiếc gì tính mệnh.
Hán vương liền bước xuống đỡ tay Kỷ Tín, vừa khóc vừa nói :
- Lòng tướng quân rất mực trung thành, danh tiếng ấy muôn đời còn lưu. Chẳng hay tướng quân còn song thân chăng ?
Kỷ Tín nói :
- Tôi chỉ còn hiền mẫu.
Hán vương nói :
- Người ấy tức là mẹ của Lưu Bang. Lưu Bang phải thờ phụng cho đúng đạo. Vậy tướng quân đã có vợ chưa ?
Kỷ Tín nói :
- Tôi có vợ rồi.
Hán vương nói :
- Thế thì đó là chị dâu của Lưu Bang, Lưu Bang phải nuôi dưỡng. Và tướng quân hiện có con cái chăng ?
Kỷ Tín nói :
- Có một đứa con còn nhỏ.
Hán vương nói ;
- Ðó là con của Lưu Bang, Lưu Bang phải vô về, nuôi nấng. Thôi, ba việc đó Lưu Bang sẽ thay tướng quân lo lắng suốt đời.
Kỷ Tín khấu đầu tâu :
- Thế thì tôi chết đã đáng lắm.
Trương Lương và Trần Bình liền thảo hàng thư, và sai người ra ngoài thành nói :
- Hán vương nay bị vây quá ngặt không dám nói đến chuyện chia đất Quan Trung. Chỉ xin ra hàng trước mặt Hạng vương, mong Hạng vương không giết, thế là may rồi.
Quân Sở nghe nói liền báo với Hạng vương. Hạng vương truyền cho sứ giả vào hầu.
Sứ giả trình hàng thư, Hạng vương mở ra xem, thư rằng :
" Hán vương khấu đầu dâng thư dưới trướng .
Hạ thần đội ơn Ðại vương phong làm vua Hán Trung, chẳng may đến đó không quen thủy thổ, nên muốn về Ðáng sống nơi quê nhà. Nhờ lòng người hùa theo, nên lấy được Quan Trung . Chẳng ngờ bị thua trận Truy Thủy.
Từ ấy đến nay lòng đã khiếp uy Ðại vương ; cố thủ nơi Huỳnh Dương làm chỗ nương thân bảo tồn tánh mạng chẳng dám nghĩ việc gì khác . Ðến như Hàn Tín, sanh đánh phương Ðông đều là bởi tự ý hắn, gọi hắn không về , đuổi hắn không đi thật không phải là tội của Bang này . Nay Ðại vương kéo quân đánh thành Thành sắp vỡ , uy trời khó tránh hạ thần thuận theo lời khuyên của văn võ trói mình ra hàng , mong được khỏi chết . Xin Ðại vương nghĩ tình ngày xưa, cùng dấy binh khởi nghĩa mà tha chết cho Bang những tội đã rồi " .
Xem thư xong Hạng vương hỏi rằng :
- Bao giờ lưu Bang mới ra thành đầu hàng ?
Sứ giả thưa :
- Ðêm nay xin ra.
Hạng vương cho sử giả về, rồi đòi các beng truyền rằng :
Lúc nào Hán v ương ra đầu hàng, các ngươi phải phục sẳn đao phủ, bằm thây Hán vương ra trăm mảnh, như thế ta mới hả giận
Các tướng tuân lệnh, bố trí đâu đó sẵn sàng.
Ðêm ấy, Trương Lương và Trần Bình bàn với Hán vương :
- Ðại vương nên mặc thường phục cỡi ngựa mạnh, văn võ bá quan cũng phải nai nịt cho gọn gàng, chỉ để Tung Cung, Chu Hà ở lại giữ thành, còn Kỷ tướng quân mặc long bào, ngồi đong xa của Ðại vương, kéo nhau ra thành.
Sắp sửa xong, trời vừa sầm tối, Trương Lương truyền lệnh mở cửa thành phía Ðông, trước hết cho một đoàn phụ nữ lối hai ngàn người lục tục kéo ra.
Quân Sở trông thấy báo với Hạng vương. Hạng vương vừa cười vừa nói :
- Lưu Bang thật là đứa háo sắc, một mình mà chiếm đến bấy nhiêu con gái thì còn làm được trò gì ?
Trong lúc đoàn mỹ nữ lũ lượt réo ra cửa Ðông, quân Sở xầm xì bảo nhau, rồi khắp các cửa thành, đều đổ dồn về cửa Ðông, chen lấn nhau xem. Tướng Sở thấy vậy cũng không có cách nào cản được quân mình.
Giữa lúc đó, Hán vương và các văn võ, tướng sĩ đem nấy tên quân kỵ lẻn ra cửa Tây, hướng về lối Thành Cao lánh nạn.
Ðoàn mỹ nữ cứ ung dung tiến từng bước một . Gần hết canh hai mới ra khỏi thành, tiếp đến là đội quân kỳ, rồi đến một chiếc long xa.
Kỷ Tín ngồi chểm chệ bên trong xung quanh cờ lọng kín mít.
Khi gần đến trước mặt Hạng vương, Kỷ Tín không lạy, cũng không nói gì đến chuyện đầu hàng cả.
Hạng vương nói giận hét :
- Lưu Bang say rượu, chết ngất trong xe rồi chăng ? Tại sao thấy ta mà không xuống xe bái yết ?
Bọn tả hữu cầm đuốc soi vào long xa.
Kỷ Tín vẫn ngồi chễm chệ, không cử động.
Chúng hỏi :
- Tại sao Hán vương không nói ?
Kỷ Tín trợn mắt hét lớn :
- Ta là Kỷ Tín chứ không phải Hán vương. Hán vương đã kéo quân ra khỏi Huỳnh Dương để họp với chư hầu, đến Bành Thành, quyết một trận sống mái với Sở.
Tả hữu thất kinh, báo với Hạng vương :
- Người ngồi trong xe đó không phải Hán vương mà là Kỷ Tín.
Ðoạn, đem lời nói của Kỷ Tín thuật lại.
Hạng vương thở dài, nói :
- Hán vương đi trốn là chuyện thường, nhưng Kỷ Tín dám thay vua chịu chết, đó là việc hiếm có. Ta thu phục biết bao văn võ tướng, nhưng chưa có ai trung hậu như vậy.
Liền gọi Quý Bố đến bảo :
- Ngươi ra bảo Kỷ Tín hàng ta, ta rất yêu lòng trung nghĩa của hắn.
Quý Bố vâng lệnh bước ra nói với Ky Tín :
- Ông chịu chết thay Lưu Bang kẻ trung liệt như vậy thật hiếm có. Bá vương thương tình không nỡ giết, ông nên cảm ơn đức ấy xuống xe quy hàng sẽ được phong trọng tước.
Kỷ Tín trợn mắt nói lớn :
- Ðại trượng phu một lòng thờ chúa, dẫu chết không màng. Ta sống làm tôi nhà Hán, chết làm ma nhà Hán, đời nào chịu đầu Sở mà ngươi dụ dổ.
Hạng vương biết không thể làm đổi lòng kẻ trung liệt, liền ra lệnh tên quân cầm đuốc đốt xe. Trong khói lửa, người ta còn nghe giọng chửi mắng của Kỷ Tín vang ra rõ rệt.
Lửa tắt, khói tan, người và xe đều cháy ra tro cả.
Kỷ Tín chết rồi Hạng vương truyền Quý Bố, Long Thư lãnh bốn vạn quân đuổi theo Hán vương.
Hồi 30
Về Bành Thành , Phạm Tăng lìa Sở Bá
Ra Huỳnh Dương , Kỷ Tín thay Hán vương
Sau khi qua đến thành Triệu, Khoái Văn Thông xin vào yết kiến Hàn Tín, Hàn Tín mừng rỡ tiếp rước rất
hậu, và nói :
- Tiên sinh tới đây hẳn vì việc nước, muốn cho tôi giải binh giao hòa . Thiết tưởng, điều đó chẳng khó khăn gì . Nếu nước Yên chịu đầu hàng thì tôi đóng yên quân lính, nghỉ việc chiến tranh, khỏi làm khổ dân. Nhưng nếu Tiên sinh chỉ khuyên tôi bãi binh, mà nước Yên còn làm phên lũy cho Sở thì tôi sẽ đem quân tới sông Dịch, diễn võ trong Yên Ðài . Dầu Nhạc Nghị tái sinh, Kinh Kha sống lại cũng chẳng sợ.
Nói dứt lời, Hàn Tín sai người đưa Khoái Văn Thông ra nghỉ nơi quán dịch, không hỏi han gì nữa.
Khoái Văn Thông ở đó luôn mấy ngày, không được đi đâu lòng buồn bực vô cùng, song không biết tính sao.
Một hôm, bỗng có Lý Tả Xa đến thăm.
Khoái Văn Thông mở cửa mời vào, mỉm cười nói :
- Không ngờ ông lại đem nước Triệu nạp cho nước Hán. Trần Dư mất đầu, Triệu vương bi bắt, tình cảnh ấy thật đáng thương.
Lý Tả Xa nghiêm nét mặt nói :
- Ông lầm rồi . Vạn việc trong vũ trụ phải theo mệnh hệ chung. "Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả phong".
Hán vương vì vua Nghĩa Ðế trừ đứa hung bạo, đem lại thái bình thanh trì cho thiên hạ chẳng hợp với lòng trời sao. Ông xét việc hẹp hòi khư khư như làm tôi nước Sở, là làm trái với mệnh trời, phật lòng thiên hạ. Bởi Triệu vương không nghe lời tôi nên mất chức lụy thân. Ông tự xét Hán vương và Hạng vương ai là chân chúa ?
Văn Thông ngồi trầm ngâm một lúc rồi đáp :
- Có lẽ Hán vương.
Lý Tả Xa lại hỏi :
- Trương Lương, Hàn Tín so với các tướng Sở bên nào giỏi hơn ?
Văn Thông đáp :
- Dĩ nhiên Trương Lương và Hàn Tín giỏi hơn rồi.
Lý Tả Xa cười lớn nói :
- Thế thì Hán phải được, Sở chắc phải thua, cớ sao lại bỏ Hán mà phò Sở.
Khoái Văn Thông nín lặng hồi lâu rồi nói :
- Lời ông rất có lý. Tôi sang đây với sứ mạng là khuyên Hàn Tín bãi binh, không ngờ lại bị các ông khuyên tôi bỏ Sở theo Hán.
Lý Tả Xa nói :
- Lý vô nhị thị. Cái gì phải thì làm. Lẽ khôn dại trong đời dành cho kẻ thức thời, cần gì ngài phải nói điều ấy.
Văn Thông nói :
- Thế thì ngài đưa tôi vào yết kiến Hàn Nguyên Soái để nói chuyện hòa hảo. Sau đó, tôi sẽ tỏ ý xin ở luôn bên này phò Hán.
Tả Xa mừng rỡ, đưa Khoái Văn Thông vào tướng phủ.
Hàn Tín tiếp đãi Văn Thông rất hậu. Văn Thông xin trở về nước Yên khuyên Yên vương hàng Hán, và thu xếp theo phò Hán chúa.
Hàn Tín rất đẹp lòng, sai Tào Tham, Phàn Khoái lãnh một vạn quân theo Khoái Văn Thông về nước bái yết vua Yên, nói rõ đạo đức của Hán vương và tài năng của Hàn Tín, khuyên vua Yên bỏ Sở phò Hán.
Vua Yên tươi cười nói :
- Ta muốn hàng Hán đã lâu, chẳng qua muốn để Văn Thông đi dò xét thêm cho rõ. Nay đã hiểu chân tình, còn gì nghi ngại.
Nói xong, mở tiệc đãi đằng hai tướng Hán và truyền lệnh chọn vài trăm kỵ binh, hôm sau tự mình đi với hai tướng sang Triệu, yết kiến Hàn Tín.
Hàn Tín bảo Yên vương thảo tờ hàng biểu rồi cho người đưa về Huỳnh Dương dâng lên vua Hán, đồng thời chĩnh đốn quân mã lo việc đánh Tề.
Tin đồn đến nước Sở, Phạm Tăng và Chung Ly Muội thất kinh cùng vào tâu với Hạng vương :
- Hàn Tín bắt Ngụy Báo, chém Hạ Duyệt, phá nước Triệu, nay lại lấy nước Yên, đi đến đâu cũng không ai địch nổi. Hiện Hán vương án binh nơi Huỳ nh Dương, Ðại vương nên nhân lúc này trừ sớm đi kẻo để di họa .
Hạng vương nói :
- Ta dã có ý định khởi binh đánh Hán, nay các ngươi bàn như thế tất phải lẽ .
Liền truyền lênh điểm mười muôn binh, nội ngày đó xuất phát thẳng đến Huỳnh Dương .
Quân thám thính được tin về báo với Hán vương.
Hán vương vội đòi Trương Lương, Trần Bình vào triều thương nghị .
Hán vương nói :
- Nghe tin Bá vương lại kéo bọn đánh Huỳnh Dương nửa. Bây giờ Vương Lăng vì quá thương mẹ bệnh chưa lành, Anh Bố trở về Cảnh Giang, còn các tướng đi đánh các nơi , trong thành trống rỗng lấy ai đối địch.
Trần Bình thưa :
Hạng vương trước đây thua mấy trận, lòng đã nao núng, nay sở dĩ kéo binh qua đây là nghe lời Phạm Tăng , Chung Ly Muội và Long Thư. Các người ấy là đầu não, khiến sức mạnh của Hạng vương. Nếu không có các người ấy thì sức mạnh của Hạng vương cũng thành vô dụng .
Nay xin Ðại vương dùng một số vàng bạc làm kế phản gián, khiến vua tôi nước Sở ngờ vực nhau, không còn ai tin tưởng nhau nữa, bấy giờ ta lợi dụng cơ hội ấy phản công tất thắng được.
Hán vương nhận lời, trao cho Trần Bình bốn vạn lạng vàng để thi hành việc phản gián.
Trần Bình đem số vàng đó thuê rất nhiều người phao những giời gièm pha rằng : "Bọn Chung Ly Muội lập
công rất nhiều, mà không được một mảnh đất làm vua. Vì nay họ muốn tư thông với Hán hợp sức đánh Sở, để chia
của Sở "
Lời đồn ấy thấu đến tai Hạng vương. Và Hạng vương bắt đầu nghi ngờ bọn Chung Ly Muội không muốn dùng với họ bàn việc như trước nữa.
Sau khi quân Sở kéo đến thành Huỳnh Dương hạ trại xong, Hạng vương tự mình cưỡi ngựa đến bốn mặt thành, xem xét tình thế.
Luôn ba ngày, Hạng vương không thấy thành động tĩnh gì cả cho là trong thành hết kẻ đối địch, liền truyền quân đặt hỏa pháo công thành.
Quân Sở vừa công phá, thì trên gỗ đá lăn xuống tơi bời , tên bắn như mưa. Quân Sở không làm sao công hãm được nữa.
Hạng vương tức giận đốc quân đánh luôn bảy ngày . Bấy giờ Trương Lương vào ra mắt Hán vương, tâu :
- Hạng vương đánh rất ngặt, ta phải sai sứ ra ngoài thành xin hàng. Tôi chắc thế nào Hạng vương cũng sai sứ vào thành giảng hòa. Lúc ấy ta sẽ thừa cơ dùng kế ly gián của Trần Bình, làm cho vua tôi nước Sở lìa nhau thì mới khỏi nguy .
Hán vương hỏi :
- Nếu Sở không chiu cho mình hòa thì làm thế nào ?
T rương Lương nói :
- Hạng vương vốn tánh nóng nảy, đánh thành đã mấy ngày mà không lấy được, lòng đang bực bội. Nếu ta nhân nhượng sẽ làm cho Hạng vương dịu lòng căm phẫn mà nghe theo.
Hán vương không tin, nhưng cũng nghe theo lời, sai Tùy Hà làm sứ sang dinh Sở.
Tùy Hà vào ra mắt Hạng vương và nói :
- Trước Hán vương cùng với Bệ hạ họp quân đánh Tần, kết làm anh em, sau lại được Bệ hạ phong làm vua Hán Trung, ơn ấy Hán vương vẫn thường nhắc nhở mãi.
Chỉ vì Hán Trung đất đai chật hẹp không đủ dung thân nên mới kéo binh sang Ðông, mục đích đổi chỗ không có ý soán nghiệp "Bá vương". Nay mai được đất Quan T rung thì ý nguyện đã toại, vậy xin cắt từ Huỳnh Dương về Tây là thuộc Hán, từ Huỳnh Dương về Ðông là thuộc Sở. Hai bên giao hòa, cùng nhau giữ đất mình hưởng phú quý, xin Bệ hạ xét cho.
Hạng vương nghe nói nghĩ thầm :
- Ta đóng đô nơi Bành Thành đất cát hẹp hòi, lương thực kém cỏi, nếu ra tranh hùng với Hán còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, trong lúc chư hầu nổi lên làm phản, ta hắn tạm giảng hòa để củng cố thực lực rồi sau sẽ liệu .
Liền sai Phạm Tăng làm sứ sang Huỳnh Dương bàn với Hán việc giảng hòa.
Phạm Tăng nói :
- Không nên ? Chẳng qua Ðại vương đánh thành quá gấp nên họ mượn kế cầu hòa để tính việc quân cơ. Xin Ðại vương thêm hỏa pháo, đốc thêm binh mã, đánh một trận cho tan tành đừng có nghe lời lừa phỉnh của quân giặc
Hạng vương do dự không quyết, lại gọi Tùy Hà đến nói :
- Nhà ngươi cứ trở về rồi ta sẽ tính sau .
Tùy Hà tâu :
Việc này tôi tưởng Ðại vương không nên do dự. Vì cơ hội không thể lúc nào cũng có được. Hàn Tín vừa diệt Triệu, lấy Yên, hẹn với chư hầu nay mai đem quân về cứu Huỳnh Dương ; chừng ấy Ðại vương bị thế nội công ngoại kích muốn đánh cũng không được, cầu hòa cũng không xong.
Hạng vương nói :
- Nhà ngươi nói cũng phải. Vậy cứ về trước, ta sẽ sai người sang giảng hòa.
Tùy Hà bái biệt Hạng vương trở vào thành thuật lại công việc cho Hán vương nghe.
Hán vương gọi Trần Bình đến hỏi :
- Sớm tối ngày mai thế nào sứ Sở cũng đến đây. Ngươi dùng kế gì mà ly gián được vua tôi họ ?
Trần Bình ghé vào tai Hán vương nói nhỏ mấy lời.
Hán vương gật đầu nói :
- Kẻ ấy mà thành tựu, Phạm Tăng ắt phải vong mạng.
Trần Bình liền sai người sắp sửa các việc, chờ đón sứ giả nước Sở.
Sáng hôm sau, quả nhiên sứ giả bên Sở là Ngu Tử Kỳ xin vào yết kiến.
Bây giờ Hán vương vì đêm uống rượu quá say nên ngủ chưa dậy, Từ Kỳ phải ra tạm nghỉ nơi quán dịch .
Trương Lương và Trần Bình sai bày một yến tiệc nơi một cao lâu kín đáo, trang hoàng rất sang trọng rồi mời Ngu Từ Kỳ đến.
Hai người hỏi :
- Phạm quân sư lâu nay vẫn được mạnh giỏi chứ ? Ngài sai ông sang đây có việc gì chăng ?
Ngu Tử Ky đáp :
- Tôi là sứ giả nước Sở chứ đâu phải sứ giả của Phạm quân sư.
Trương Lương và Trần Bình giả cách ngạc nhiên, nói :
- Chúng tôi tưởng ông là sứ giả của Phạm quân sư té ra là sứ giả của Hạng vương ?
Dứt lời sai người đưa Tử Kỳ đến một căn quán chật hẹp, và sai người đem cơm lên thết.
Tử Kỳ dùng xong bữa cơm tầm thường ấy thì nghe tin Hán vương đã dậy, vội sắp sửa mũ áo vào chầu . Bấy giờ Hán vương chưa rửa mặt, thấy Tử Kỳ bước vào liền sai một viên hầu cận đưa Tử Kỳ qua một gian phòng kín ngồi chờ . Tử Kỳ ngồi đó một mình, lòng thấy bồi hồi, chẳng biết tại sao vua tôi nhà Hán có nhiều cừ chỉ thầm kín, dè dặt như vậy.
Lúc đang suy nghĩ, Tử Kỳ chợt thấy gần đó có một án thư, bên trên chồng chất nhiều thư từ các nơi gởi đến.
Gợi tánh tò mò, Tử Kỳ bước đến xem. Trong số đó có một bức thư không ký tên, trong thư đại khái nói :
- Hạng vương ngày nay lòng người không phục, binh mã chỉ còn hơn vài mươi vạn, và thế lực mỗi ngày một yếu dần.
Ðại vương chớ có giảng hòa làm chi hãy gọi Hàn Tín về ngay Huỳnh Dương đối địch. Lão thần với bọn Ch ung Ly Muội xin làm nội ứng. Cơ nghiệp nứớc Sở phá không khó khăn gì.
Còn như số vàng của Ðại vương ban cho, lão thần quyết không dám nhận lãnh. Chỉ xin, sau khi phá được Sở rồi, Ðại vương cấp cho một mảnh đất và một vương vị để an hưởng tuổi già, truyền lại cho con cháu ngày sau, thế là đủ lắm.
Xin miễn ký tên ?
Ngu Tử Kỳ xem thư xong giật mình nghĩ thầm :
- Gần đây nghe trong quân có tiếng thì thầm Phạm quân sư tư thông với Hán, nhưng ta không tin. Nay xét thái độ vua tôi nước Hán, lại có bức mật thư này thì rõ lời đồn kìa là chuyện thật .
Nghĩ rồi bỏ bức mật thư vào túi, trở về ngồi nơi chỗ cũ .
Một lúc sau, Tùy Hà đến nói :
- Hán vương đã lâm triều, xin mời ngài vào bệ kiến.
Ngu Tử Kỳ bước vào Hán vương nói :
- Ta với Hạng vương ngày xưa có đính ước trước mặt vua Hoài vương, hễ ai vào Quan rnmg trước thì được lành vua. Về sau ta vào Quan Trung trước, lẽ ra ta được làm vua Quan Trung mới phải. Hạng vương bội tín, nhưng nay ta đã lấy được Quan Trung rồi thì chí nguyện đã đủ. Ta không còn muốn cùng Hạng vương tranh hùng làm khổ muôn dân. Vậy xin cùng Hạng vương giao hòa, rạch đôi đất nước, phía Tây Huỳnh Dương là Hán, phía Ðông Huỳnh Dương là Sở. Túc hạ về chầu Bá vương hãy nói giùm cho .
Ngu Tử Kỳ nói :
- Sở vương tôi đã lãnh ý ấy, bây giờ chỉ muốn được cùng Ðại vương gặp nhau để bàn việc giao hảo.
Hán vương nói :
- Túc hạ cứ trở về. Ta bàn bạc ít lâu thế nào cũng cùng Bá vương hội ngộ một phen.
Ngu Tử Kỳ bái biệt, về thẳng đến dinh Sở, đem những chuyện vừa xảy ra thuật lại cho Hạng vương nghe, và đưa cho Hạng vương xem bức mật thư đã lấy được trong thành Huỳnh Dương.
Hạng vương xem thư mặt bừng sát khí, hét lớn :
- Thằng giặt già đó dám phản phúc ta như thế sao ? Ta quyết không dung thứ.
Ngu Tử Kỳ nói :
- Tuy vậy, song chưa biết sự thực như thế nào, xin Ðại vương hãy suy xét kỹ càng mới được.
Phạm Tăng hay được việc đó, vội vã vào triều ra mắt Hạng vương, vừa lạy vừa nói :
- Tôi thờ Ðại vương đã lâu. đem hết tâm can gìn giữ lòng trung, có đâu lại tư thông với Hán. Ðó chẳng qua là kế ly gián của địch quân muốn cho vua tôi ta chia ta để dễ bề thao túng. Xin Ðại vương đừng lầm mưu ấy.
Hạng vương nói :
- Ngu Tử Kỳ là kẻ thân tín của ta, bao giờ lại tìm lời dối trá.
Phạm Tăng đã biết tánh nóng nảy hẹp hòi của Hạng vương, biết không thể minh oan cho nịnh được, liền nói :
- Ngày nay việc thiên hạ như thế cũng tạm yên.Ðại vương gánh vác lấy cũng đủ. Lão thần này thờ phụng Ðại vương đã lâu, vất vả đã nhiều, nếu không dùng nữa, lão thần xin được mang nắm xương tàn về quê. Ðó là ơn lớn của Ðại vương.
Hạng vương nghĩ vì Phạm Tăng đã lập nhiều công to không nỡ giết hại, nên sai người đưa về điền dã.
Phạm Tăng từ biệt Hạng vương trở ra vừa đi, vừa than :
- Ta hết lòng với Sở mà Hạng vương lại có lòng ngờ vực ôi ! việc này không phải thương hại cho ta mà thương hại cho Hạng vương gặp chuyện không may.
Lúc đi dọc đường, Phạm Tăng vừa buồn vừa tức. Buồn vì biết trước rằng Sở sẽ bị Hán diệt, tức vì mình đem thân phụng thờ Hạng vương, một kẻ hữu dõng vô mưu.
Chẳng bao lâu Phạm Tăng lâm bệnh, phát một cái nhọt rất lớn ở lưng, rồi chết, thọ được 71 tuổi.
Hạng vương hay tin, hối hận chẳng cùng, sai người đem xác Phạm Tăng về Bành Thành khâm liệm và mai táng trọng lễ.
Hán vương được tin Phạm Tăng tạ thế, mừng rỡ nói với triều thần :
- Thế là ta đã trừ được cầi lo trong tâm phúc ta rồi.
Từ đấy, Hán vương không còn nhắc đến việc giao hòa nữa. .
Hạng vương hồi tỉnh, biết được Phạm Tăng chết oan, lòng xót xa, đau đớn, gọi bọn Chung Ly Muội đến nói:
~ Các ngươi cứ yên tâm, chớ nên nghĩ ngợi điều gì. Từ nay ta không bao giờ nghe lời dèm pha nữa.
Chung Ly Muội thưa :
- Tôi thờ Ðại vương trong mấy năm nay, tuy tài năng không có gì nhưng tấm lòng sắt đá không thể lay nổi.
Luôn bữa đó, Hạng vương phong cho Hạng Bá làm Quân sư, tất cả việc lớn nhỏ trong nước đều giao cho Hạng Bá trông nom.
Ðoạn cử đại binh sang vây thành Huỳnh Dương, công phá rất dữ.
Hán vương lo lắng, gọi các tướng đến hỏi :
- Ðại binh Hàn Tín chưa về, trong thành không ai là địch thủ của Hạng vương, vậy các khanh có kế gì giải vây chăng ?
Các tướng còn đang bàn mưu tính kế, thì đại có quân thám thính về báo :
- Hạng vương sắp ngăn hạ lưu sông Vinh, cho nước chảy vào Huỳnh Thành .
Tin này làm cho Hán vương luống cuống, vội đòi Trương Lương và Trần Bình vào nghị kế.
Trần Bình tâu :
- Tôi có một kế, có thể phá được vòng vây này, song chỉ sợ ở đây không có bậc trung thần nào dám chịu nạn thay cho Ðại vương.
Chu Bột và các võ tướng đều nói :
- Sao ngài lại khinh thị chúng tướng như vậy ?
Chúng tôi theo phò Chúa thượng đã lâu, dẫu phải bỏ thây ctĩng không tiếc.
Trần Bình vừa cười vừa nói :
- Cái đó clủ là kế sâu xa, có lẽ các ngài chưa hiểu ý
Hán vương hỏi :
- Tiên sinh có kế chi, xin nói rõ ra đây cho mọi người bàn luận.
Trần Bình ghé vào tai Hán vương nói nhỏ. Hán vương khen phải và nói :
- Kế đó rất hay. Trương Lương nên cố gắng thực hiện mới được.
Trơng Lương tuân lệnh về dinh mở một tiệc rượu mời các tướng đến dự.
Các tướng lần lượt đến, thấy giữa phòng tiệc có treo một bức tranh lớn, vẽ một chiếc xe, trong đó cố người ngồi, sau có hai vạn quân kỵ đang đuổi theo rất gấp. Ðàng trước là một khu rừng rậm. Trong rừng có một người đang nấp.
Các tướng không rõ bức tranh ấy có nghĩa gì, tại sao đem treo trong phòng tiệc, liền hỏi Trương Lương
Trương Lương đáp :
- Ngày xưa, vua Cảnh Công nước Tề đánh nhau với quân Tấn. Cảnh Công thua to, quân sĩ đều trốn hết, họ bỏ Cảnh Công ngồi một mình trong xe. May có một nông phu trông thấy vội đẩy xe cho Cảnh Công đi trốn . Tuy nhiên, quân Tấn đuổi theo rất ngặt, khó mà trốn thoát nổi.
Người nông phu nói : "Nguy đến nơi rồi, Chúa công nên đưa áo quần cho tôi mặc, tôi sẽ ngồi nơi xe này chịu chết thay cho Chúa công, còn Chúa công nên trốn vào rừng thoát nạn . Cảnh Công nói ; "Ta được thoát nạn mà nhà ngươi bi giết, lòng ta sao đành". Người nông phu lại nói : "Tôi chết đi, chỉ như trong rừng rậm mất một cây nhỏ còn Chúa công mất là giang sơn nước Tề phải mất. Xin Chúa công xét nghĩ". Cảnh Công theo lời, đổi ngay áo cho người nông phu, rồi trốn vào rừng. Quân Tấn đuổi theo thấy người nông phu mặc long bào ngồi trên xe ngỡ là Cảnh Công bắt đem về nạp cho vua Tấn. Vua Tấn biết người nông phu đó không phải là Cảnh Công liền truyền đem chém . Người nông phu nói : "Tôi đã thay mạng cho Chúa công tôi thoát nạn thì chết là việc thường tôi đâu sợ . Duy chỉ tiếc rằng vua Tấn giết tôi, sau này có người vào muốn thay mạng cho vua cũng không dám , vì họ sợ sẽ bị giết như tôi . Vua Tấn nghe nói khen người có nghĩa , tha chết cho nông phu. Vì thế mà nông phu lại cũng không chết. Tranh này về sự tích đó .
Các tương nghe nói mặt mày ngơ ngác chưa hiễu ý .
Trương lương nói tiếp :
- Ấy cũng nhờ người nông phu mà. Tề Cảnh Công sau này dựng nên nghiệp bá, tiếng để sử xanh . Ngày nay vẫn còn khen ngợi. Nay Chúa thượg ta ngộ nạn , chẳng khác nào như Cảnh Công thế mà không ai bắt chước làm cái việc người nông phu. Vì vậy, tôi treo bức tranh này lên để cùng xem.
Các tướng nghe nói đều hăng hái đứng dậy nhìn nhau, tỏ vẻ can trường :
- Cha có nạn, con chết thay, vua có nạn tôi chết thay. Chúng tôi xin đem thân thay Chúa thượng để Chúa thượng thoát khỏi trận Huỳnh Dương này .
Trương Lương nói :
- Các ông đều có lòng trung nghĩa thật đáng khen lắm .
Song hiện nay chỉ cần một người diện mạo giống Chúa thượng mà thôi. Người đó là Kỷ Tín, chăng biết Kỷ tướng quân có vui lòng chăng ?
Kỷ Tín nói :
- Ðó là ý nguyện của tôi, dẫu phải tan xương nát thịt cũng vui lòng.
Trương Lương và Trần Bình mừng rỡ, đưa Kỷ Tín vào ra mắt Hán vương tâu bày tự sự.
Hán vương nói :
~ Việc đó không nên. Lưu Bang này chưa dựng nên nghiệp lớn, các người làm tôi chưa hề được một ân huệ ,
lâu nay nếu bắt Kỷ tướng quân bị nạn thay ta, để ta tìm đường đi trốn, ấy là hại ngươi, ích mình, ta không nỡ làm.
Kỷ Tín nói :
- Việc đã gấp lắm rồi. Nếu tôi không chịu nguy hiểm thì mai kia thành vỡ, đá tan, cả vua tôi đều chết . Cái chết của tôi ngày nay ích lợi hơn cái chết ngày mai rất nhiều. Tuy tôi chết mà danh tiếng còn mãi trong dân chúng, tình tôi còn mãi trong lòng Ðại vương.
Hán vương vẫn còn giả cách dùng dằng không nỡ.
Kỷ Tín rút gươm kề cổ nói lớn ;
- Nếu Ðại vương không nghe, tôi xin tự tử nơi đây để tỏ rằng tôi không tiếc gì tính mệnh.
Hán vương liền bước xuống đỡ tay Kỷ Tín, vừa khóc vừa nói :
- Lòng tướng quân rất mực trung thành, danh tiếng ấy muôn đời còn lưu. Chẳng hay tướng quân còn song thân chăng ?
Kỷ Tín nói :
- Tôi chỉ còn hiền mẫu.
Hán vương nói :
- Người ấy tức là mẹ của Lưu Bang. Lưu Bang phải thờ phụng cho đúng đạo. Vậy tướng quân đã có vợ chưa ?
Kỷ Tín nói :
- Tôi có vợ rồi.
Hán vương nói :
- Thế thì đó là chị dâu của Lưu Bang, Lưu Bang phải nuôi dưỡng. Và tướng quân hiện có con cái chăng ?
Kỷ Tín nói :
- Có một đứa con còn nhỏ.
Hán vương nói ;
- Ðó là con của Lưu Bang, Lưu Bang phải vô về, nuôi nấng. Thôi, ba việc đó Lưu Bang sẽ thay tướng quân lo lắng suốt đời.
Kỷ Tín khấu đầu tâu :
- Thế thì tôi chết đã đáng lắm.
Trương Lương và Trần Bình liền thảo hàng thư, và sai người ra ngoài thành nói :
- Hán vương nay bị vây quá ngặt không dám nói đến chuyện chia đất Quan Trung. Chỉ xin ra hàng trước mặt Hạng vương, mong Hạng vương không giết, thế là may rồi.
Quân Sở nghe nói liền báo với Hạng vương. Hạng vương truyền cho sứ giả vào hầu.
Sứ giả trình hàng thư, Hạng vương mở ra xem, thư rằng :
" Hán vương khấu đầu dâng thư dưới trướng .
Hạ thần đội ơn Ðại vương phong làm vua Hán Trung, chẳng may đến đó không quen thủy thổ, nên muốn về Ðáng sống nơi quê nhà. Nhờ lòng người hùa theo, nên lấy được Quan Trung . Chẳng ngờ bị thua trận Truy Thủy.
Từ ấy đến nay lòng đã khiếp uy Ðại vương ; cố thủ nơi Huỳnh Dương làm chỗ nương thân bảo tồn tánh mạng chẳng dám nghĩ việc gì khác . Ðến như Hàn Tín, sanh đánh phương Ðông đều là bởi tự ý hắn, gọi hắn không về , đuổi hắn không đi thật không phải là tội của Bang này . Nay Ðại vương kéo quân đánh thành Thành sắp vỡ , uy trời khó tránh hạ thần thuận theo lời khuyên của văn võ trói mình ra hàng , mong được khỏi chết . Xin Ðại vương nghĩ tình ngày xưa, cùng dấy binh khởi nghĩa mà tha chết cho Bang những tội đã rồi " .
Xem thư xong Hạng vương hỏi rằng :
- Bao giờ lưu Bang mới ra thành đầu hàng ?
Sứ giả thưa :
- Ðêm nay xin ra.
Hạng vương cho sử giả về, rồi đòi các beng truyền rằng :
Lúc nào Hán v ương ra đầu hàng, các ngươi phải phục sẳn đao phủ, bằm thây Hán vương ra trăm mảnh, như thế ta mới hả giận
Các tướng tuân lệnh, bố trí đâu đó sẵn sàng.
Ðêm ấy, Trương Lương và Trần Bình bàn với Hán vương :
- Ðại vương nên mặc thường phục cỡi ngựa mạnh, văn võ bá quan cũng phải nai nịt cho gọn gàng, chỉ để Tung Cung, Chu Hà ở lại giữ thành, còn Kỷ tướng quân mặc long bào, ngồi đong xa của Ðại vương, kéo nhau ra thành.
Sắp sửa xong, trời vừa sầm tối, Trương Lương truyền lệnh mở cửa thành phía Ðông, trước hết cho một đoàn phụ nữ lối hai ngàn người lục tục kéo ra.
Quân Sở trông thấy báo với Hạng vương. Hạng vương vừa cười vừa nói :
- Lưu Bang thật là đứa háo sắc, một mình mà chiếm đến bấy nhiêu con gái thì còn làm được trò gì ?
Trong lúc đoàn mỹ nữ lũ lượt réo ra cửa Ðông, quân Sở xầm xì bảo nhau, rồi khắp các cửa thành, đều đổ dồn về cửa Ðông, chen lấn nhau xem. Tướng Sở thấy vậy cũng không có cách nào cản được quân mình.
Giữa lúc đó, Hán vương và các văn võ, tướng sĩ đem nấy tên quân kỵ lẻn ra cửa Tây, hướng về lối Thành Cao lánh nạn.
Ðoàn mỹ nữ cứ ung dung tiến từng bước một . Gần hết canh hai mới ra khỏi thành, tiếp đến là đội quân kỳ, rồi đến một chiếc long xa.
Kỷ Tín ngồi chểm chệ bên trong xung quanh cờ lọng kín mít.
Khi gần đến trước mặt Hạng vương, Kỷ Tín không lạy, cũng không nói gì đến chuyện đầu hàng cả.
Hạng vương nói giận hét :
- Lưu Bang say rượu, chết ngất trong xe rồi chăng ? Tại sao thấy ta mà không xuống xe bái yết ?
Bọn tả hữu cầm đuốc soi vào long xa.
Kỷ Tín vẫn ngồi chễm chệ, không cử động.
Chúng hỏi :
- Tại sao Hán vương không nói ?
Kỷ Tín trợn mắt hét lớn :
- Ta là Kỷ Tín chứ không phải Hán vương. Hán vương đã kéo quân ra khỏi Huỳnh Dương để họp với chư hầu, đến Bành Thành, quyết một trận sống mái với Sở.
Tả hữu thất kinh, báo với Hạng vương :
- Người ngồi trong xe đó không phải Hán vương mà là Kỷ Tín.
Ðoạn, đem lời nói của Kỷ Tín thuật lại.
Hạng vương thở dài, nói :
- Hán vương đi trốn là chuyện thường, nhưng Kỷ Tín dám thay vua chịu chết, đó là việc hiếm có. Ta thu phục biết bao văn võ tướng, nhưng chưa có ai trung hậu như vậy.
Liền gọi Quý Bố đến bảo :
- Ngươi ra bảo Kỷ Tín hàng ta, ta rất yêu lòng trung nghĩa của hắn.
Quý Bố vâng lệnh bước ra nói với Ky Tín :
- Ông chịu chết thay Lưu Bang kẻ trung liệt như vậy thật hiếm có. Bá vương thương tình không nỡ giết, ông nên cảm ơn đức ấy xuống xe quy hàng sẽ được phong trọng tước.
Kỷ Tín trợn mắt nói lớn :
- Ðại trượng phu một lòng thờ chúa, dẫu chết không màng. Ta sống làm tôi nhà Hán, chết làm ma nhà Hán, đời nào chịu đầu Sở mà ngươi dụ dổ.
Hạng vương biết không thể làm đổi lòng kẻ trung liệt, liền ra lệnh tên quân cầm đuốc đốt xe. Trong khói lửa, người ta còn nghe giọng chửi mắng của Kỷ Tín vang ra rõ rệt.
Lửa tắt, khói tan, người và xe đều cháy ra tro cả.
Kỷ Tín chết rồi Hạng vương truyền Quý Bố, Long Thư lãnh bốn vạn quân đuổi theo Hán vương.
Comment