Hồi 71
Sài Tiến cài hoa vào vườn cấm
Lý Quỳ đêm hội náo Đông Kinh
Đ ang nói chuyện hôm ấy ở Trung Nghĩa đường, khi chọn người cho đi xem hội đèn, Tống Giang nói:
- Ta đi với Sài Tiến, Sử Tiến đi với Mục Hoằng, Lỗ Trí Thâm đi với Võ Tòng, Chu Đồng cùng đi với Lưu Đường . Chỉ bấy nhiêu người thôi, các anh em khác ở lại giữ trại .
Lý Quỳ nói:
- Nghe nói hội đèn Đông Kinh vui lắm, đệ muốn xin đi một chuyến xem sao .
Tống Giang nói:
- Ngươi không đi được .
Lý Quỳ vật nài xin mãi, Tống Giang không từ chối được đành nói:
- Được, cho ngươi đi, nhưng cấm không được gây chuyện lôi thôi đấy . Ngươi cứ ăn mặc như người hầu mà đi theo ta .
Để cho Lý Quy có bạn, Tống Giang lấy thêm Yến Thanh cùng đi .
Chắc qýy vị nghĩ Tống Giang trước kia đã bị thích chữ vào mặt làm sao qua mắt được quân lính mà vào kinh đô ? Nguyên do là thần y An Đạo Toàn sau khi lên núi đã tẩy sạch dòng chữ kim ấn trên trán cho Tống Giang: dùng độc dược bôi vào vết chữ cho loét thịt ra, rồi lại buộc thuốc cho lành, sau đó lấy vàng và ngọc tốt nghiền nhỏ thành bột, hàng ngày xát đều vào vết da non, lâu dần mờ hết sẹo . Sách thuốc có câu "Ngọc tốt tiêu sẹo" chính là nói về phương thuốc ấy .
Ngay hôm đó, Sử Tiến và Mục Hoằng cải trang làm lái buôn lên đường đi trước . Ngày hôm sau, Lỗ Trí Thâm và Võ Tòng giả dạng hai nhà sư hành cước, đi tiếp theo . Tốp của Tống Giang cùng tốp bọn Chu Đồng, Lưu Đường ăn mặc như lái buôn, đi cuối cùng . Trong vạt áo bọn họ đều có dao lưng mã tấu nhưng cất giấu rất kín đáo, chuyện ấy không có gì phải nói .
Kể tiếp, Tống Giang và Sài Tiến cải trang như hai viên quan nhỏ, Đái Tôn đi theo làm tuỳ tùng để tiện đi báo tin khi có việc khẩn cấp, còn Lý Quỳ và Yến Thanh thì ăn mặc giả cách như hai tên hầu, mỗi người quảy một gánh hành lý cùng xuống núi . Các đầu lĩnh đi tiễn đến tận bến Kim Sa . Quân sư Ngô Dụng hai ba lần căn dặn Lý Quỳ:
- Trước đây mỗi lần xuống núi, hiền đệ thường hay gây sự rắc rối . Chuyế này cùng đi với Tống huynh trường, hiền đệ không được lỗ mãng . Dọc đường phải nhịn rượu, làm việc gì cũng phải thận trọng không được tuỳ tiện cẩu thả như xưa nay . Nếu sinh chuyện ẩu đả đáng tiếc thì nguy hiểm cả bọn đấy .
Lý Quỳ nói:
- Quân sư không phải lo, chuyến này đệ không dám làm phiền nhiễu đến ai cả!
Mọi người chia tay nhau lên đường . Qua Tế Châu sang Đằng Châu, lên Đan Châu, đến Tào Châu, phía trước đã trông thấy cửa Vạn Thọ ở thành Đông Kinh . Anh em Tống Giang bèn tìm một quán trọ nghỉ ngơi .
Hôm ấy là ngày mười tháng giêng . Tống Giang bàn với Sài Tiến:
- Bọn ta không nên liều lĩnh vào thành giữa ban ngày . Phải đợi đến đêm mười bốn tháng giêng, đông người đi xem hội, anh em ta mới dễ trà trộn .
Sài Tiến nói:
- Ngày mai, xin huynh trưởng cho đệ và Yến Thanh đi thăm dò trước .
Tống Gian nói:
- Thế cũng được!
Ngày hôm sau, Sài Tiến ăn mặc chỉnh tề, đầu chít khăn mới, chân đi giầy tất sạch sẽ . Yến Thanh cũng đóng bộ cánh khá trang nhã . Hai người ra khỏi quán trọ, thấy ở ngoài thành dân chúng ồn ào náo nức, mọi nhà tấp nập sửa soạn đón tết nguyên tiêu, mừng cảnh thái bình thịnh vượng .
Sài Tiến và Yến Thanh đi vào thành ung dung ngắm cảnh đường phố . Ngoài cửa Đông Hoa, người đi xem hội qua lại tấp nập, ai nấy áo gấm mũ hoa sang trọng rực rỡ . Các quán trà tiệm rượu khách ra vào chen chúc ồn ào . Sài Tiến và Yến Thanh vào một tiệm rượu, chọn phòng nhỏ trên gác có cửa trông xuống đường . Sài Tiến vịn lan can nhìn ra, thấy quân thị vệ đi qua cửa hoàng thành người nào cũng cài một chiếc trâm hình cành lá có đính một bông mai vàng . Sài Tiến bèn gọi Yến Thanh ghé tai nói nhỏ mấy câu: ".. bọn ta cũng phải thế". Yến Thanh là người chỉ trông cái gật đầu cũng hiểu ý nên chẳng cần phải hỏi han gì nhiều, vội đứng dậy xuống cầu thang . Ra khỏi cửa tiệm rượu, Yến Thanh gặp ngay một viên quản đội đã có tuổi, Yến Thanh vội đến vái chào . Viên đội nói:
- Đại ca là ai đây ? có lẽ tôi chưa có dịp làm quen ?
Yến Thanh đáp:
- Chủ nhân tôi vốn là bạn cũ của quan sát, sai tiểu nhân ra đây mời ngài quá bộ vào tiệm xơi rượu .
Viên quản đội ấy họ Vương nhưng Yến Thanh lại nói phỏng chừng:
- Đúng đại nhân đây là Trương quan sát chứ phải ai xa đâu ?
Viên quản đội đáp:
- Tiểu nhân họ vương .
Yến Thanh vội sửa ngay:
- Chủ nhân tôi bảo đi mời Vương quan sát, vội quá nhớ nhầm .
Vương quan sát theo Yến Thanh lên gác tiệm rượu . Yến Thanh vén màn nói vọng vào:
- Thưa quan nhân, Vương quan sát đã đến .
Nói đoạn Yến Thanh đỡ chiếc tín bài cho Vương quan sát . Sài Tiến vội ra cửa đón Vương quan sát vào . Hai người chào hỏi xong, Vương quan sát vẫn nghĩ hồi lâu không nhớ ra Sài Tiến là ai, bèn nói rằng:
- Tiểu nhân trót quên đại danh của túc hạ, dám mong túc hạ nhắc cho .
Sài Tiến cười đáp:
- Tiểu nhân với túc hạ chơi với nhau thuở bé, cứ để túc hạ nhớ lại xem sao ?
Nói đoạn Sài Tiến gọi hầu bàn lấy rượu và thức nhắm để cạn chén với Vương quan sát . Tửu bảo bày khay rượu lên bàn, Yến Thanh rót ruợu rồi đứng hầu phía sau . Rượu cạn vài tuần, cả hai người xem chừng đã ngà ngà hơi men, Sài Tiến hỏi:
- Quan sát cài chiếc trâm hoa trên đầu làm gì ?
Vương quan sát đáp:
- Thiên tử mừng tết nguyên tiêu, quân thị vệ chúng tôi hai mươi bốn ban tả hữu, tất cả đến năm sáu ngàn, ai cũng được ban một áo gấm và cành trâm lá biếc hoa vàng, phía trên có khảm vàng bốn chữ "dữ dân đồng lạc" (cùng vui với dân). Vì thế hàng ngày vào kiểm diện, chúng tôi phải mặc áo gấm, cài trâm hoa thi quân canh cổng mới cho vào .
Sài Tiến nói:
- Thì ra là thế, tiểu nhân không được biết .
Hai người uống mấy chén nữa, Sài Tiến bảo Yến Thanh:
- Nhờ ngưoi đi hâm lại rượu cho nóng .
Chẳng mấy chốc Yến Thanh bưng ấm rượu lên, Sài Tiến đứng dậy rót rượu bưng mời Vương quan sát:
- Kính mời túc hạ uống cạn chén rượu nóng để cho tiểu nhân được tỏ lòng tôn kính, rồi tiểu nhân sẽ xin thưa rõ họ tên .
Vương quan sát nói:
- Tiểu nhân quả thật đã quên rồi, mong túc hạ chỉ giáo cho .
Nói đoạn, Vương quan sát nâng rượu uống cạn . Vừa dốc chén Vương quan sá đã xùi bọt mép, lảo đảo ngã vật xuống ghế .
Sài Tiến vội thay áo giầy mũ, cỡi mượn toàn bộ đồ ngoài của Vương quan sát, từ áo gấm, vòng xuyến đeo chân đên cả đai lưng giây cạp . Thay mặc quần áo xong, Sài Tiến đội chiếc mũ có cài trâm hoa, tay cầm tín bài của Vương quan sát đi ra . Trước khi đi còn quay lại căn dặn Yến Thanh:
- Tửu bảo có hỏi thì nói Vương quan sát quá chén đang nằm nghỉ, còn ta có việc vừa đi ra ngòai .
Yến Thanh nói:
- Tiểu đệ ắt có cách đối đáp trôi chảy .
Sài Tiến ra khỏi tiệm rượu liền đi qua cửa Đông Hoa vào hoàng thành, do ăn mặc đúng cách nên quân canh cửa không ngăn cản . Qua điện Tử thần, đến điện Văn Đức, thấy các cửa điện đều đóng kín có ổ khóa sắt chắc chắn, Sài Tiến lượng tính không có cách gì lọt vào được . Sài Tiến rẽ sang điện Ngưng Huy, đi men bên ngoài một đoạn rồi bám bờ tường nhảy vào, thấy trước hiên treo tấm biển thiếp vàng "Duệ Tư Điện". Đó là nơi đọc sách của đạo quân hoàng đế . Sài Tiến lách người bước qua bậc cửa sơn son đi vào . Chính giữa điện kê sập dựa, hai bên có mấy chiếc án thấp bầy sẵn đồ văn phòng từ báo: bút ngà, giấy tiên, mực rồng, nghiên Đoan . Trên giá sách quyển nào cũng có cài một chiếc thẻ ngà . Tấm bình phong chắn giữa vẽ cảnh sơn hà xã tắc non xanh nước biếc . Vòng ra phía sau bình phong, Sài Tiến thấy tờ giấy dán trên tường có chữ ngự thư ghi họ tên bốn kẻ đại tặc: "Sơn Đông Tống Giang, Hà Bắc Điền Hổ, Hoài Tây Vương Khánh, Giang Nam Phương Lạp" . Sài Tiến bèn rút đoản đao rạch cắt bốn chữ "Sơn Đông Tống Giang", rồi thóat vội ra ngoài, sợ ở lâu có người trông thấy .
Rời vườn cấm, Sài Tiến lại đi ra cửa Đông Hoa trở về tiệm rượu, thấy Vuơng quan sát vẫn nằm ngủ mê man trên ghế, Sài Tiến lại cởi áo gấm mũ hoa để lại trong phòng, lấy quần áo của mình mặc vào rồi bảo Yến Thanh gọi hầu bàn đến để trả tiền, thừa hơn chục quan tiền lẻ cũng cho nốt không lấy lại . Khi xuống cầu thang Sài Tiến dặn tửu bảo: "Ta với Vương quan sát là chỗ anh em . Ông ta uống quá chén, ta phải vào thành nội điểm danh thay, đến bây giờ ông ấy cũng chưa tỉnh hẳn . Nhà ta ở ngoài thành, phải về trước giờ đóng cổng . Chỗ tiền lẽ ấy ta thưởng cho ngươi, chỉ nhờ ngươi coi giữ đồ dùng quần áo cho Vương quan sát .
Tửu bảo đáp:
- Xin quân nhân yên lòng, tiểu nhân xin hầu hạ Vương quan sát thật chu đáo!
Sài Tiến và Yến Thanh ra khỏi tiệm rượu, rẽ đường tắt qua cửa Vạn Thọ về .
Chiều tối hôm ấy Vương quan sát tỉnh dậy, thấy áo gấm mũ hoa vẫn còn đủ cả, chỉ ngơ ngác không hiểu xảy ra chuyện gì . Tửu bảo thưa lại lời Sài Tiến dặn, Vương quan sát đành đứng dậy thờ thẩn ra về . Ngày hôm sau nghe người ta xì xào bàn tán: "Có kẻ lẻn vào điện Duệ Tử rạch cắt bốn chữ treo trên tường . Vì thế từ nay không mở cổng thành, ai có việc ra vào đều phải xét hỏi nghiêm ngặt". Bấy giờ Vương quan sát mới hiểu mọi việc nhưng chẳng dám hé chuyện với ai .
Lại nói Sài Tiến trở về quán trọ thuật lại với Tống Giang chuyện hoàng cung rồi lấy mảnh giấy có bốn chữ thủ bút của nhà vua đưa cho Tống Giang . Tống Giang xem xong thở dài nghĩ ngợi hồi lâu .
Chập tối ngày mười bốn tháng giêng, bầu trời không một gợn mây, vầng trăng toả sáng trên chân trời phía đông . Tống Giang và Sài Tiến đóng bộ như hai viên quan nhỏ, Đái Tôn làm người hầu, Yến Thanh giả làm thư lại để đi xem hội . Lý Quỳ phải ở lại quán trọ trông giữ hành lý . Bốn người theo đám đông ồn ào vào cửa Phong Khâu, dạo xem cảnh phố phường tấp nập . Đêm ấy gió hòa trời ấm rất hợp với các cuộc vui chơi . Hai bên đường phố sáng bừng, nhà nhà đều treo đèn kết hoa . Thật là:
Lầu trên sân dưới sáng ngời,
Xe qua ngựa lại, người người trông nhau .
Bốn người vòng ra phố ngự . Hai bên đường thấy các nhà đều treo đèn kéo quân . Quãng giữa phố có một nhà treo bức màn xanh ngoài cổng, cửa trước buông mành trúc hoa, các cửa sổ hai bên che rèm lụa xanh cẩm thạch . Hai bên cổng treo đôi câu đối: "Ca vũ thần tiên nữ, Phong lưu hoa nguyệt khôi" (Ca múa gái thần tiên, phong lưu đầu hoa nguyệt). Tống Giang xem xong ghé vào một quán trà, gọi hầu bàn bưng trà đến rồi hỏi:
- Hành viện ở bên kia đường là nhà nào đấy ?
Người hầu trà đáp:
- Đó là nhà hàng có tiếng nhất ở Đông Kinh của ca nữ Lý Sư Sư .
Tống Giang lại hỏi:
- Lý Sư Sư có phải là ca nữ thường được hoàng thượng lui tới hay không ?
Người hầu vội nói:
- Quan nhân nói khẽ cho, lỡ có người nghe tiếng .
Tống Giang bèn ghé tai nói nhỏ với Yến Thanh .
- Ta muốn gặp người ca nữ Lý Sư Sư nhờ thu xếp vài việc, hiền đệ kiếm cớ vào trước xem sao ? ta chờ ở đây .
Yến Thanh liền đứng dậy ra đi . Tống Giang ngồi chờ, cùng uống trà với Đái Tôn và Sài Tiến .
Lại nói Yến Thanh đến cửa nhà Lý Sư Sư, vén bức màn xanh gạt rèm trúc đàng hoàng bứơc vào . Giữa nhà treo đèn lồng trổ hình chim uyên ương, dưới đền là chiếc hương án bọc da tê ngưu, trên đặt đỉnh hương cổ bằng đồng Bác Sơn, khói thơm toả bay nhè nhẹ . Hai bên tường treo bốn bức tranh kê một chiếc ghế tựa dài bọc da tê ngưu . Không thấy ai ra tiếp, Yến Thanh đi luôn vào sân ở bên trong . Lại đến một phòng khách lớn có kê ba chiếc giường gụ nhỏ bóng lộn như gương xung quanh chạm hình hoa lá, trên trải đệm gấm màu tím thêu hình nước chảy hoa rơi . Giữa trần nhà treo đèn bát giác mặt ngọc, bên dưới bày một chiếc lọ cổ hình thù lạ mắt . Yến Thanh khẽ đằng hắng liền thấy một a hoàn từ sau bình phong đi ra . A hoàn cúi chào Yến Thanh rồi hỏi:
- Xin quan nhân cho biết quí danh .
Yến Thanh đáp:
Phiền cô nương cho thưa chuyện với bá mẫu .
A hoàn trở vào, một lát sau bà chủ họ Lý đi ra . Yến Thanh mời chủ nhân ngồi xuống ghế rồi sụp lạy chào . Mụ Lý hỏi:
- Đại lang là ai đây ?
Yến Thanh đáp:
- Bá mẫu quên rồi sao ? Tiểu nhân là Trương Nhàn, con Trương Ất đây! Tiện nhân đi xa từ thuở bé, nay mới có dịp về thăm nhà .
Trong thiên hạ thì họ Lý, họ Vương, họ Trương nhiều vô kể . Mụ Lý nghĩ ngợi hồi lâu nhưng chẳng nhớ ra, lại vì Yến Thanh đứng dưới đèn nên mụ không trông rõ . Một lúc sau như sực nhớ ra, mụ Lý bỗng kêu lên:
- Đại lang là Trương Nhàn, nhà ở bên cầu Thái Bình phải không ? Đi biệt đâu mà từ bấy đến nay không thấy lên chơi ?
Yến Thanh đáp:
- Tiểu nhân giúp việc cho một người khách buôn ở Sơn Đông về đây có vài việc riêng, nói ra sợ dài dòng . Người ấy là nhà buôn có tiếng ở vùng Yên Nam, Hà Bắc . Lần này chủ nhân tôi về kinh là để xem hội nguyên tiêu và đi thăm mấy nhà bà con ở kinh . Nhân tiện có chuyến hàng đem về bán và cũng muốn được làm quen với quí tiểu thư, dù chỉ được một lần cùng tiểu thư nâng chén cũng đủ thoả nguyện . Không dám nói dối bá mẫu cho phép để đưa tới xin hầu chuyện .
Mụ Lý là kẻ ham lợi, thấy món khách sộp là vồ vập ngay . Nghe Yến Thanh nói vậy, mụ liền đon đả gọi Lý Sư Sư ra tiếp . Lý Sư Sư trong nhà bước ra dưới ánh đèn sáng, Yến Thanh liếc nhìn quả là một trang nhan sắc tuyệt đẹp .
Chào hỏi xong, nghe mụ Lý nói qua lại ý của Yến Thanh, Lý Sư Sư hỏi:
- Hiện giờ viên ngọai ở đâu ?
Yến Thanh đáp:
- Chủ nhân tôi đang ngồi chờ ở quán trà trước cửa nhà ta .
Lý Sư Sư liền nói:
- Đại lang hãy sang mời viên ngoại qua tệ xá dùng trà .
Yến Thanh nói:
- Vì chưa thưa trước với tiểu thư nên viên ngoại không dám đường đột tới đây .
Mụ Lý nói:
- Đại lang mời viên ngoại sang ngay đi .
Yến Thanh cáo từ đi ra . Trở lại quán trà, Yến Thanh ghé tai báo cho Tống Giang biết . Đái Tôn gọi người hầu đến trả tiền rồi cùng Tống Giang theo Yến Thanh đi sang nhà Lý Sư Sư .
Qua cửa giữa, ba người đi vào phòng khách lớn . Lý Sư Sư vái chào rồi nói:
- Thiếp từng được nghe Trương Đại Lang nhiều lần nhắc đến quí danh của viên ngoại, thiếp thật có hồng phúc hôm nay được tiếp đón viên ngoại ở tệ xá này .
Tống Giang nói:
- Tiểu nhân sinh trưởng ở nơi thôn dã, nay mới được về thăm cảnh đẹp ở đất thần kinh . Thật là dịp may trong đời hiếm có .
Lý Sư Sư mời Tống Giang ngồi . Quay sang phía Sài Tiến, Lý Sư Sư hỏi:
- Đại lang đây là người cùng đi với túc hạ ?
Tống Giang đáp:
- Đó la Diệp tuần kiểm, em họ của tiểu nhân .
Tống Giang bảo Đái Tôn đến chào Lý Sư Sư . Chào hỏi xong, chủ khách chia ngôi thứ cùng ngồi . Tống Giang và Sài Tiến ngồi bên trái, Lý Sư Sư ngồi bên phải . Bà vú già bưng khay trà ra . Lý Sư Sư rót nước bưng mời Tống Giang, Sài Tiến, Đái Tôn và Yến Thanh . Hương vị ấm trà ấy khỏi phải nói thơm ngon đến thế nào . Mọi người uống trà xong, Lý Sư Sư đang hỏi thăm gốc tích gia thế của anh em Tống Giang thì thấy bà vú già hớt hả chạy vào báo tin:
- Quan gia đã đến cổng đằng sau .
Lý Sư Sư vội nói:
- Xin viên ngoại lượng thứ cho . Tối mai quan gia ban yến ở Thanh cung, tất không đến, mời viên ngoại trở lại nói chuyện lâu hơn .
Anh em Tống Giang đứng dậy rảo bước đi ra . Bốn người đi tắt qua phố nhỏ ra cầu Thiên Hán xem núi đền rùa . Qua Phân Lâu đình, tiếng đàn sáo vang lừng từ tầng cao vọng xuống, xung quanh đèn nến sáng trưng, khách xem hội vào ra đong nghịt .
Tống Giang dẫn bọn Sài Tiến lên gác Phàn Lâu đình . Tửu bảo bưng rượu và thức nhắm đến, bốn anh em thong thả cùng nhau uống rượu, xem đèn . Rượu cạn vài tuần, chợt nghe ở phòng bên cạnh có tiếng người hát nghêu ngao:
Hạo khí xung thiên quán Đẩu Ngưu,
Anh hùng sự nghiệp vị tăng thủ,
Thủ đề tam xích Long Tuyền Kiếm,
Bất trảm gian tà thệ bất hưu!
Át mở Ngưu Đầu khí xung thiên
Sự nghiệp anh hùng chửa báo đền,
Tay vung ba thước Long Tuyền Kiếm,
Thề diệt tà gian trước trận tiền .
Tống Giang nghe giọng hơi quen, vội đi sang xem, hoá ra chẳng phải ai xa lạ mà chính là cửu văn long Sử Tiến và một già lan Mục Hoằng . Hai người uống rượu, đang nói huyên thuyên .
Tống Giang lại gần khẽ quát:
- Hai vị hảo hán muốn làm hại cả bọn hay sao ? mau trả tiền rồi đi ngay cho! Ta không ngờ hai hiền đệ dám làm liều, chẳng may gặp bọn công sai thì tai họa không phải nhỏ . Tốt nhất đêm mai sẽ vào xem hội chính rồi trở về luôn, ở lại lâu thế nào cũng sinh chuyện .
Sử Tiến và Mục Hoằng biết lỗi ngồi im, đoạn gọi tửu bảo đến trả tiền rồi xuống lầu tìm đường đi ra ngọai thành .
Tống Giang cùng bọn Sài Tiến cạn thêm vài chén vừa đủ đượm hơi xuân, rồi Đái Tôn gọi tửu bảo đến trả tiền . Bốn người rũ áo đi xuống, lại qua cửa Vạn Thọ trở về quán trọ . Lý Quỳ còn đang ngái ngủ, thấy Tống Giang về liền nói:
- Huynh trưởng đem Lý Quỳ này đến đây rồi sai giữ nhà, buồn quá! còn các vị thì dạo chơi thoả thích .
Tống Giang nói:
- Vì hiền đệ nóng tính, tướng mạo lại dữ tợn phát khiếp nên ta đành phải để hiền đệ ở lại trông hành lý cho khỏi xẩy ra chuyện lôi thôi .
Lý Quỳ nói:
- Chỉ biết huynh trưởng cho mọi người đi chơi, bắt tiểu đệ ở lại một mình . Ai đã thấy Lý Quỳ gây sự giết chóc bao giờ ?
Tống Giang nói:
- Tối mai đúng ngày rằm, ta sẽ đưa hiền đệ đi xem hội chính, xem xong tất cả sẽ về trại luôn .
Nghe vậy, Lý Quỳ mới chịu vui lòng .
Hôm sau đúng rằm tháng giêng, trời quang mây tạnh, thời tiết ấm áp . Vừa chập tối, người đi xem hội nguyên tiêu đông không kể xiết .
Tống Giang và Sài Tiến cũng giả cách ăn mặc như hai viên quan đi vãn cảnh . Đái Tôn, Lý Quỳ và Yến Thanh đi theo làm người hầu . Năm người qua cửa Vạn Thọ vào thành nội . Tuy hôm ấy không có lệnh cấm đêm, nhưng ở các cổng thành đều có thêm quan quân được điều đến canh giữ, ai nấy đều mặc áo giáp mũ trụ, gươm tuốt giáo trần, cung tên lắp sẵn, cơ ngũ mười phần nghiêm chỉnh . Cao thái uý đích thân dẫn năm nghìn quân thiết kỵ đi tuần quanh trên mặt thành . Tống Giang ghé tai Yến Thanh nói nhỏ ".. cứ như thế, ta chờ hiền đệ ở quán trà hôm qua ".
Yến Thanh đến nhà Lý Sư Sư, cả mụ Lý và Lý Sư Sư cùng ra tiếp . Mụ Lý nói:
- Nhờ đại lang thưa với viên ngoại lượng thứ cho chúng tôi . Vì quan gia đến bất chợt nên phải thất lễ với viên ngoại .
Yến Thanh nói:
- Viên ngọai dặn tiểu nhân thưa với bá mẫu và nương tử: đất Sơn Đông rừng xa biển vắng, các thứ của qúy vật lạ không được dồi dào . Viên ngoại có mang theo vài thứ sản vật, chỉ e chưa hợp ý bá mẫu . Nay viên ngoại có vàng tốt trăm lạng sai tiểu nhân đem đến kính biếu bá mẫu gọi là chút quà tương kiến, còn những báu vật khác sẽ xin đưa sau .
Mụ Lý hỏi:
- Hôm nay viên ngoại nghỉ ở đâu ?
Yến Thanh đáp:
- Thưa bá mẫu, viên ngoại đang ở đầu phố chờ tiểu nhân để đi xem hội đèn .
Yến Thanh nói xong lấy hai thỏi vàng óng ánh đặt xuống bàn, mụ Lý thoáng thấy mừng rơn . Yến Thanh vừa dứt lời, mụ Lý nói:
- Nhờ đại lang thưa với viên ngoại mẹ con tôi có làm vài mâm rưộu, muốn mời viên ngoại quá bộ đến tệ xá cùng đón tết nguyên tiêu .
Yến Thanh đáp:
- Tiểu nhân xin đi mời ngay, thế nào viên ngoại cũng đến .
Yến Thanh sang quán trọ vắn tắt cho Tống Giang nghe rồi dẫn mọi người sang nhà Lý Sư Sư . Tống Giang để Đái Tôn và Lý Quỳ đứng chờ ngoài cổng rồii cùng Yến Thanh, Sài Tiến vào nhà .
Ba người vào phòng khách phía trong, Lý Sư Sư đi ra cúi đầu vái chào, nói với Tống Giang:
- Viên ngọai có lòng ghé thăm bá mẫu là thiếp cũng được hân hạnh rồi . viên ngọai lại còn cho lễ vật trọng hậu làm cho thiếp phạm lỗi bất kính với viên ngoại .
Tống Giang đáp:
- Tiểu nhân ở nơi quê mùa không có sản vật gì đáng qúy . Chút lễ mọn bày tỏ lòng ngưỡng mộ của tiểu nhân, nương tử hà tất phải bận tâm nhiều .
Lý Sư Sư mời ba người lên sân bên căn gác nhỏ chia ngôi chủ khách cùng ngồi . Vú già và mấy người hầu gái bưng hoa quả, rượu và các thức phẩm bày lên chiếc bàn đặt giữa sân thượng . Toàn là các thứ rượu quý cất trữ lâu năm, các món ăn thịnh soạn, thảy đều bầy xếp khéo léo trong các đĩa cổ bằng bạc có chân . Lý Sư Sư nâng rượu, nói:
- Thiếp thật có duyên từ trước nên hôm nay mới được gặp viên ngoại và đại lang đây . Cỗ bàn sơ sài mong viên ngoại và hai vị cạn chén cho .
Tống Giang nói:
- Tiểu nhân ở nơi thôn dã, ít nhiều có chút của nổi, nhưng so với cơ ngơi giàu sang phú qúy của nhà ta đây thì quả thật chưa thấm vào đâu . Thiên hạ biết bao người ngưỡng mộ hoa khôi nương tử, muốn từ xa trông thấy cũng là chuyện khó như bắt thang trèo trời . Huống chi lại còn được nâng chén thưởng xuân cùng nương tử!
Lý Sư Sư nói:
- Viên ngoại quá khen!
Lý Sư Sư lại mời mọi người cạn chén . Vú già đi quanh bàn rót rượu đầy các chén nhỏ nạm vàng . Sài Tiến vừa uống rượu vừa nói chuyện phiếm với Lý Sư Sư, Yến Thanh đứng bên cạnh thỉnh thoảng pha trò góp vui .
Rượu cạn vài tuần . Tống Giang chỉ tay vén áo giả bộ uống say . Sài Tiến cười nói với Lý Sư Sư:
- Đại huynh tôi quá chén, xin nương tử bỏ quá cho!
Lý Sư Sư nói:
- Mỗi người một tính, không có gì lạ .
Vừa lúc ấy có một a hoàn lên gác thưa rằng:
- Có hai người lạ mặt đứng ở cổng . Gã đen ria sém cứ lẩm bẩm chửi tục .
Tống Giang nói:
- Nhờ a hoàn gọi giúp hai người ấy vào đây .
Một lúc sau, Đái Tôn dẫn Lý Quỳ lên gác . Thấy Tống Giang và Sài Tiến ngồi uống rượu với Lý Sư Sư, Lý Quỳ tức giận trừng mắt đứng nhìn, Lý Sư Sư hỏi:
- Vị hảo hán này là ai, trông như phỗng đất đứng hầu trong miếu thành hoàng ?
Mọi người đều cười to, cả Lý Quỳ cũng phải phì cười . Tống Giang nói:
- Đây la Tiểu Lý, con trai lão bộc của gia đình tiểu nhân .
Lý Sư Sư cười nói:
- Trót phạm tôn uy của Thái Bạch học sĩ!
Tống Giang nói:
- Tiểu Lý khá võ nghệ, gánh nặng hai ba trăm cân, một mình đánh được bốn năm chục người .
Lý Sư Sư gọi lấy chung bạc lớn thưởng cho Lý Quỳ và Đái Tôn mỗi người ba chung . Yến Thanh nơm nớp lo Lý Quỳ rượu vào lời ra, vội kéo Lý Quỳ và Đái Tôn xuống nhà dưới, rồi bảo hai người ra chờ ngoài cổng .
Tống Giang nói:
- Trượng phu uống rượu không dùng chén nhỏ!
Nói đoạn Tống Giang với tay cầm chung bạc lớn tự rót rượu uống liền mấy chung . Lý Sư Sư khe khẽ ngâm bài từ "Đại giang đông khứ" (Sông lớn chảy về đông) của Tô Đông Pha . Tống Giang gọi lấy giấy bút, tự tay mài mực đặc, vuốt phẳng tờ giấy hoa tiên, chấm đẫm mực rồi nói với Lý Sư Sư:
- Tiểu nhân có làm một bài từ gọi là "Bất tài loạn đạo" để bày tỏ nỗi u uất trong lòng . Nay xin chép ra để trình hoa khôi nương tử .
Nói đoạn Tống Giang cầm bút một mạch viết xong bài từ nhạc phủ đưa cho Lý Sư Sư xem:
Trời Nam đất Bắc,
Hỏi kiền khôn nào chốn dung cuồng khách ?
Rời Sơn Đong miền thủy trại, đến tìm mua cảnh
Phương thành xuân sắc,
Quần hồng áo tía, tuyết trắng mây hồng,
Nhất tiểu thiên kim nào đã chắc ?
Yểu điệu thần tiên, dù phận mỏng dễ nào quên được ?
Bờ lau cát vàng, nước trong sam đỏ, bầu ngọc vầng trăng vắc .
Sáu sáu nhạn bay liền tám chín chỉ đợi gà vàng báo tin tức .
Lòng nghĩa che trời, dạ trung kín đất, bốn biển chưa ai hay biết .
Sáu ly muôn môi, lòng say một tối, nhận ra đầu đã bạc .
Lý Sư Sư xem xong không hiểu ý nghĩa thế nào . Tống Giang định kể lại nỗi lòng ủân khúc cho Lý Sư Sư nghe thì vú già lên gác báo tin:
- Quan gia theo lối tắt đã đến cổng sau rồi!
Lý Sư Sư vội nói:
- Viên ngoại và đại lang lượng thứ cho .
Lý Sư Sư vội xuống cầu thang ra cửa sau đón tiếp hoàng thượng . Vú già và các a hoàn nhanh tay dọn dẹp bàn ghế chén bát quét vội sân hiên . Anh em Tống Giang chưa ra khỏi nhà, chỉ kịp đứng nấp vào một xó tối . Nhìn ra thấy Lý Sư Sư sụp quỳ tâu rằng:
- Thần thiếp kính chúc Thánh thượng vạn thọ vô cương!
Đạo quân hoàng đế đầu chít khăn lục mỏng, mặc áo long cổn nhận lời chúc hạ của Lý Sư Sư rồi nói:
- Trẫm đến ban yến ở Thanh Cung xong, sai thái tử ra lầu Tuyên Đức ban ngự tửu cho vạn dân rồi cho hoàng đệ ra phố Thiên Bộ lang gọi Dương thái uý cùng đi với trẫm, nhưng chờ mãi không thấy nên trẫm đi trước đến đây . Cho phép ái khanh lại gần đây hầu trẫm .
Tống Giang đứng trong góc tối nói nhỏ với Sài Tiến và Đái Tôn:
- Ta muốn yết kiến hoàng thượng tâu bầy tình cảnh Lương Sơn Bạc, xin hoàng thượng xuống chiếu đại xá chiêu an . Lỡ dịp may này thì về sau khó gặp lại .
Sài Tiến nói:
- Cách này không xong . Dù hoàng thượng có chuẩn cho sau thế nào cũng sẽ nuốt trôi lời hứa .
Ba người vẫn đứng im trong góc tối thì thào bàn tính .
Lại nói Hắc toàn phong Lý Quỳ thấy Tống Giang và Sài Tiến ngồi ăn uống với nguời ca nữ, sai mình và Đái Tôn giữ cổng thì hầm hầm tức giận muốn xông vào hỏi cho ra lẽ . Đúng vào lúc ấy, Dương thái uý vén màn xanh, đẩy cửa bước vào . Thấy Lý Quỳ, Dương thái uý hỏi:
- Ngươi là ai mà đứng đây ?
Lý Quỳ không đáp vác chiếc ghế tựa phang vào đầu Dương thái úy . Dương thái úy trở tay không kịp, lại bị đánh tiếp một ghế nửa ngã nhào . Đái Tôn chạy ra nhưng can ngăn không kịp . Lý Quỳ giật một bức tranh trên tường, châm nếnn làm nổi lửa rồi vừa đập phá vừa đi châm lửa đốt khắp nơi . Bàn ghế trong nhà đều bị Lý Quỳ đập gãy . Bọn Tống Giang nghe tiếng ồn ào ở nhà ngoài vội chạy ra, thấy Hắc toàn phong Lý Quỳ quần trễ quá rốn đang đốt phá . Thấy Tống Giang cùng bọn Sài Tiến, Đái Tôn, Yến Thanh đã thoát ra khỏi cổng . Lý Quỳ cũng chạy ra . Lý Quỳ giật chiếc của một người qua đường, rồi cứ thế vừa đánh vừa chạy rẽ vào một phố nhỏ . Tống Giang biết chuyện chẳng lành vội cùng Sài Tiến và Đái Tôn chạy ra khỏi thành kịp khi quân canh chưa đóng cổng, chỉ để Yến Thanh ở lại hỗ trợ cho Lý Quỳ . Bấy giờ lửa bốc rừng rực ở nhà Lý Sư Sư . Đạo quân hoàng đế bị một phen kinh hồn, hoảng sợ tìm đường trốn về cung . Quân thị vệ ra sức chữa cháy rồi dìu Dương thái úy về tư dinh .
Tiếng hô hóan bắt giặc vang dậy khắp thành nội . Cao thái úy đang đi tuần tiễu ở thành cửa Bắc, được tin liền đem quân đến nơi hoả hoạn . Yến Thanh kèm sát bên Lý Quỳ vừa đánh vừa chạy, một lúc sau gặp Mục Hoằng, Sử Tiến đến cứu ứng . Bốn người vung gậy múa đao đánh mở đường chạy đến gần cổng thành, không may đúng lúc quân canh vội đóng chặt cổng . Vừa lúc ấy, Lỗ Trí Thâm múa thiền trượng, Võ Tòng vung cây song đao . Chu Đồng và Lưu Đường tuốt mã tấu từ bên ngoài nhất loạt xông vào giết quân canh cứu ứng cho bọn Yến Thanh, Mục Hoằng . Bốn hảo hán vừa ra khỏi thành thì Cao thái úy dẫn quân mã ập tới . Lúc ấy cả tám đầu lĩnh còn đang lo lắnt vì không thấy Tống Giang, Sài Tiến và Đái Tôn . Nguyên là sau khi các hảo hán được theo Tống Giang về kinh xem hội đèn, quân sư Ngô Dụng đoán trước thế nào cũng xảy chuyện đại náo ở Đông Kinh nên đã sai năm viên hổ tướng dẫn một nghìn quân mã xuống núi ruổi gấp về Đông Kinh chờ sẵn để tiếp ứng . Các hổ tướng đã gặp Tống Giang, Sài Tiến, Đái Tôn, mời ba đầu lĩnh lên ngựa . Một lát sau, bọn Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng cũng vừa tới . Mọi người sáp lên ngựa trở về, điểm lại thấy thiếu Lý Quỳ . Lúc ấy Cao thái úy sắp cho quân thiết kỵ vượt qua cổng thành đuổi theo . Năm hổ tướng Quan Thắng, Lâm Xung, Tần Minh, Hô Diên Chước, Đổng Bình thúc ngựa đến trước cổng thành ghìm cương bên bờ hào quá lớn:
- Các hảo hán Lương Sơn Bạc đều có mặt tại đây . Các ngươi muốn sống phải nộp thành đầu hàng!
Cao thái úy hoảng sợ ra lệnh cho quân sĩ dừng lại, rồi sai kéo cầu treo, chia quân lên giữ mặt thành .
Tống Giang bảo Yến Thanh:
- Chỉ có hiền đệ mới kèm được con quỷ đen kia . Hiền đệ nán lại một lúc kèm cho được hắn cùng về . Ta cùng các tướng đưa quân về sơn trại ngay đêm nay, chậm trễ e xảy chuyện rắc rối .
Lại nói Yến Thanh quay lại đứng nấp dưới mái hiên một nhà gần quán trọ, thấy Lý Quỳ trở về lấy hành lý khóac vai, rồi hai tay vung hai búa từ trong quán trọ quát gầm lên một tiếng, xăm xăm chạy ra định xông vào đánh quân giữ thành .
Đúng là:
Thét lớn sấm vang rời khỏi quán,
Hai tay hai búa đánh đô thành .
Chưa biế Hắc toàn phong Lý Quỳ đánh thành ra sao, xem hồi sau sẽ rõ .
Sài Tiến cài hoa vào vườn cấm
Lý Quỳ đêm hội náo Đông Kinh
Đ ang nói chuyện hôm ấy ở Trung Nghĩa đường, khi chọn người cho đi xem hội đèn, Tống Giang nói:
- Ta đi với Sài Tiến, Sử Tiến đi với Mục Hoằng, Lỗ Trí Thâm đi với Võ Tòng, Chu Đồng cùng đi với Lưu Đường . Chỉ bấy nhiêu người thôi, các anh em khác ở lại giữ trại .
Lý Quỳ nói:
- Nghe nói hội đèn Đông Kinh vui lắm, đệ muốn xin đi một chuyến xem sao .
Tống Giang nói:
- Ngươi không đi được .
Lý Quỳ vật nài xin mãi, Tống Giang không từ chối được đành nói:
- Được, cho ngươi đi, nhưng cấm không được gây chuyện lôi thôi đấy . Ngươi cứ ăn mặc như người hầu mà đi theo ta .
Để cho Lý Quy có bạn, Tống Giang lấy thêm Yến Thanh cùng đi .
Chắc qýy vị nghĩ Tống Giang trước kia đã bị thích chữ vào mặt làm sao qua mắt được quân lính mà vào kinh đô ? Nguyên do là thần y An Đạo Toàn sau khi lên núi đã tẩy sạch dòng chữ kim ấn trên trán cho Tống Giang: dùng độc dược bôi vào vết chữ cho loét thịt ra, rồi lại buộc thuốc cho lành, sau đó lấy vàng và ngọc tốt nghiền nhỏ thành bột, hàng ngày xát đều vào vết da non, lâu dần mờ hết sẹo . Sách thuốc có câu "Ngọc tốt tiêu sẹo" chính là nói về phương thuốc ấy .
Ngay hôm đó, Sử Tiến và Mục Hoằng cải trang làm lái buôn lên đường đi trước . Ngày hôm sau, Lỗ Trí Thâm và Võ Tòng giả dạng hai nhà sư hành cước, đi tiếp theo . Tốp của Tống Giang cùng tốp bọn Chu Đồng, Lưu Đường ăn mặc như lái buôn, đi cuối cùng . Trong vạt áo bọn họ đều có dao lưng mã tấu nhưng cất giấu rất kín đáo, chuyện ấy không có gì phải nói .
Kể tiếp, Tống Giang và Sài Tiến cải trang như hai viên quan nhỏ, Đái Tôn đi theo làm tuỳ tùng để tiện đi báo tin khi có việc khẩn cấp, còn Lý Quỳ và Yến Thanh thì ăn mặc giả cách như hai tên hầu, mỗi người quảy một gánh hành lý cùng xuống núi . Các đầu lĩnh đi tiễn đến tận bến Kim Sa . Quân sư Ngô Dụng hai ba lần căn dặn Lý Quỳ:
- Trước đây mỗi lần xuống núi, hiền đệ thường hay gây sự rắc rối . Chuyế này cùng đi với Tống huynh trường, hiền đệ không được lỗ mãng . Dọc đường phải nhịn rượu, làm việc gì cũng phải thận trọng không được tuỳ tiện cẩu thả như xưa nay . Nếu sinh chuyện ẩu đả đáng tiếc thì nguy hiểm cả bọn đấy .
Lý Quỳ nói:
- Quân sư không phải lo, chuyến này đệ không dám làm phiền nhiễu đến ai cả!
Mọi người chia tay nhau lên đường . Qua Tế Châu sang Đằng Châu, lên Đan Châu, đến Tào Châu, phía trước đã trông thấy cửa Vạn Thọ ở thành Đông Kinh . Anh em Tống Giang bèn tìm một quán trọ nghỉ ngơi .
Hôm ấy là ngày mười tháng giêng . Tống Giang bàn với Sài Tiến:
- Bọn ta không nên liều lĩnh vào thành giữa ban ngày . Phải đợi đến đêm mười bốn tháng giêng, đông người đi xem hội, anh em ta mới dễ trà trộn .
Sài Tiến nói:
- Ngày mai, xin huynh trưởng cho đệ và Yến Thanh đi thăm dò trước .
Tống Gian nói:
- Thế cũng được!
Ngày hôm sau, Sài Tiến ăn mặc chỉnh tề, đầu chít khăn mới, chân đi giầy tất sạch sẽ . Yến Thanh cũng đóng bộ cánh khá trang nhã . Hai người ra khỏi quán trọ, thấy ở ngoài thành dân chúng ồn ào náo nức, mọi nhà tấp nập sửa soạn đón tết nguyên tiêu, mừng cảnh thái bình thịnh vượng .
Sài Tiến và Yến Thanh đi vào thành ung dung ngắm cảnh đường phố . Ngoài cửa Đông Hoa, người đi xem hội qua lại tấp nập, ai nấy áo gấm mũ hoa sang trọng rực rỡ . Các quán trà tiệm rượu khách ra vào chen chúc ồn ào . Sài Tiến và Yến Thanh vào một tiệm rượu, chọn phòng nhỏ trên gác có cửa trông xuống đường . Sài Tiến vịn lan can nhìn ra, thấy quân thị vệ đi qua cửa hoàng thành người nào cũng cài một chiếc trâm hình cành lá có đính một bông mai vàng . Sài Tiến bèn gọi Yến Thanh ghé tai nói nhỏ mấy câu: ".. bọn ta cũng phải thế". Yến Thanh là người chỉ trông cái gật đầu cũng hiểu ý nên chẳng cần phải hỏi han gì nhiều, vội đứng dậy xuống cầu thang . Ra khỏi cửa tiệm rượu, Yến Thanh gặp ngay một viên quản đội đã có tuổi, Yến Thanh vội đến vái chào . Viên đội nói:
- Đại ca là ai đây ? có lẽ tôi chưa có dịp làm quen ?
Yến Thanh đáp:
- Chủ nhân tôi vốn là bạn cũ của quan sát, sai tiểu nhân ra đây mời ngài quá bộ vào tiệm xơi rượu .
Viên quản đội ấy họ Vương nhưng Yến Thanh lại nói phỏng chừng:
- Đúng đại nhân đây là Trương quan sát chứ phải ai xa đâu ?
Viên quản đội đáp:
- Tiểu nhân họ vương .
Yến Thanh vội sửa ngay:
- Chủ nhân tôi bảo đi mời Vương quan sát, vội quá nhớ nhầm .
Vương quan sát theo Yến Thanh lên gác tiệm rượu . Yến Thanh vén màn nói vọng vào:
- Thưa quan nhân, Vương quan sát đã đến .
Nói đoạn Yến Thanh đỡ chiếc tín bài cho Vương quan sát . Sài Tiến vội ra cửa đón Vương quan sát vào . Hai người chào hỏi xong, Vương quan sát vẫn nghĩ hồi lâu không nhớ ra Sài Tiến là ai, bèn nói rằng:
- Tiểu nhân trót quên đại danh của túc hạ, dám mong túc hạ nhắc cho .
Sài Tiến cười đáp:
- Tiểu nhân với túc hạ chơi với nhau thuở bé, cứ để túc hạ nhớ lại xem sao ?
Nói đoạn Sài Tiến gọi hầu bàn lấy rượu và thức nhắm để cạn chén với Vương quan sát . Tửu bảo bày khay rượu lên bàn, Yến Thanh rót ruợu rồi đứng hầu phía sau . Rượu cạn vài tuần, cả hai người xem chừng đã ngà ngà hơi men, Sài Tiến hỏi:
- Quan sát cài chiếc trâm hoa trên đầu làm gì ?
Vương quan sát đáp:
- Thiên tử mừng tết nguyên tiêu, quân thị vệ chúng tôi hai mươi bốn ban tả hữu, tất cả đến năm sáu ngàn, ai cũng được ban một áo gấm và cành trâm lá biếc hoa vàng, phía trên có khảm vàng bốn chữ "dữ dân đồng lạc" (cùng vui với dân). Vì thế hàng ngày vào kiểm diện, chúng tôi phải mặc áo gấm, cài trâm hoa thi quân canh cổng mới cho vào .
Sài Tiến nói:
- Thì ra là thế, tiểu nhân không được biết .
Hai người uống mấy chén nữa, Sài Tiến bảo Yến Thanh:
- Nhờ ngưoi đi hâm lại rượu cho nóng .
Chẳng mấy chốc Yến Thanh bưng ấm rượu lên, Sài Tiến đứng dậy rót rượu bưng mời Vương quan sát:
- Kính mời túc hạ uống cạn chén rượu nóng để cho tiểu nhân được tỏ lòng tôn kính, rồi tiểu nhân sẽ xin thưa rõ họ tên .
Vương quan sát nói:
- Tiểu nhân quả thật đã quên rồi, mong túc hạ chỉ giáo cho .
Nói đoạn, Vương quan sát nâng rượu uống cạn . Vừa dốc chén Vương quan sá đã xùi bọt mép, lảo đảo ngã vật xuống ghế .
Sài Tiến vội thay áo giầy mũ, cỡi mượn toàn bộ đồ ngoài của Vương quan sát, từ áo gấm, vòng xuyến đeo chân đên cả đai lưng giây cạp . Thay mặc quần áo xong, Sài Tiến đội chiếc mũ có cài trâm hoa, tay cầm tín bài của Vương quan sát đi ra . Trước khi đi còn quay lại căn dặn Yến Thanh:
- Tửu bảo có hỏi thì nói Vương quan sát quá chén đang nằm nghỉ, còn ta có việc vừa đi ra ngòai .
Yến Thanh nói:
- Tiểu đệ ắt có cách đối đáp trôi chảy .
Sài Tiến ra khỏi tiệm rượu liền đi qua cửa Đông Hoa vào hoàng thành, do ăn mặc đúng cách nên quân canh cửa không ngăn cản . Qua điện Tử thần, đến điện Văn Đức, thấy các cửa điện đều đóng kín có ổ khóa sắt chắc chắn, Sài Tiến lượng tính không có cách gì lọt vào được . Sài Tiến rẽ sang điện Ngưng Huy, đi men bên ngoài một đoạn rồi bám bờ tường nhảy vào, thấy trước hiên treo tấm biển thiếp vàng "Duệ Tư Điện". Đó là nơi đọc sách của đạo quân hoàng đế . Sài Tiến lách người bước qua bậc cửa sơn son đi vào . Chính giữa điện kê sập dựa, hai bên có mấy chiếc án thấp bầy sẵn đồ văn phòng từ báo: bút ngà, giấy tiên, mực rồng, nghiên Đoan . Trên giá sách quyển nào cũng có cài một chiếc thẻ ngà . Tấm bình phong chắn giữa vẽ cảnh sơn hà xã tắc non xanh nước biếc . Vòng ra phía sau bình phong, Sài Tiến thấy tờ giấy dán trên tường có chữ ngự thư ghi họ tên bốn kẻ đại tặc: "Sơn Đông Tống Giang, Hà Bắc Điền Hổ, Hoài Tây Vương Khánh, Giang Nam Phương Lạp" . Sài Tiến bèn rút đoản đao rạch cắt bốn chữ "Sơn Đông Tống Giang", rồi thóat vội ra ngoài, sợ ở lâu có người trông thấy .
Rời vườn cấm, Sài Tiến lại đi ra cửa Đông Hoa trở về tiệm rượu, thấy Vuơng quan sát vẫn nằm ngủ mê man trên ghế, Sài Tiến lại cởi áo gấm mũ hoa để lại trong phòng, lấy quần áo của mình mặc vào rồi bảo Yến Thanh gọi hầu bàn đến để trả tiền, thừa hơn chục quan tiền lẻ cũng cho nốt không lấy lại . Khi xuống cầu thang Sài Tiến dặn tửu bảo: "Ta với Vương quan sát là chỗ anh em . Ông ta uống quá chén, ta phải vào thành nội điểm danh thay, đến bây giờ ông ấy cũng chưa tỉnh hẳn . Nhà ta ở ngoài thành, phải về trước giờ đóng cổng . Chỗ tiền lẽ ấy ta thưởng cho ngươi, chỉ nhờ ngươi coi giữ đồ dùng quần áo cho Vương quan sát .
Tửu bảo đáp:
- Xin quân nhân yên lòng, tiểu nhân xin hầu hạ Vương quan sát thật chu đáo!
Sài Tiến và Yến Thanh ra khỏi tiệm rượu, rẽ đường tắt qua cửa Vạn Thọ về .
Chiều tối hôm ấy Vương quan sát tỉnh dậy, thấy áo gấm mũ hoa vẫn còn đủ cả, chỉ ngơ ngác không hiểu xảy ra chuyện gì . Tửu bảo thưa lại lời Sài Tiến dặn, Vương quan sát đành đứng dậy thờ thẩn ra về . Ngày hôm sau nghe người ta xì xào bàn tán: "Có kẻ lẻn vào điện Duệ Tử rạch cắt bốn chữ treo trên tường . Vì thế từ nay không mở cổng thành, ai có việc ra vào đều phải xét hỏi nghiêm ngặt". Bấy giờ Vương quan sát mới hiểu mọi việc nhưng chẳng dám hé chuyện với ai .
Lại nói Sài Tiến trở về quán trọ thuật lại với Tống Giang chuyện hoàng cung rồi lấy mảnh giấy có bốn chữ thủ bút của nhà vua đưa cho Tống Giang . Tống Giang xem xong thở dài nghĩ ngợi hồi lâu .
Chập tối ngày mười bốn tháng giêng, bầu trời không một gợn mây, vầng trăng toả sáng trên chân trời phía đông . Tống Giang và Sài Tiến đóng bộ như hai viên quan nhỏ, Đái Tôn làm người hầu, Yến Thanh giả làm thư lại để đi xem hội . Lý Quỳ phải ở lại quán trọ trông giữ hành lý . Bốn người theo đám đông ồn ào vào cửa Phong Khâu, dạo xem cảnh phố phường tấp nập . Đêm ấy gió hòa trời ấm rất hợp với các cuộc vui chơi . Hai bên đường phố sáng bừng, nhà nhà đều treo đèn kết hoa . Thật là:
Lầu trên sân dưới sáng ngời,
Xe qua ngựa lại, người người trông nhau .
Bốn người vòng ra phố ngự . Hai bên đường thấy các nhà đều treo đèn kéo quân . Quãng giữa phố có một nhà treo bức màn xanh ngoài cổng, cửa trước buông mành trúc hoa, các cửa sổ hai bên che rèm lụa xanh cẩm thạch . Hai bên cổng treo đôi câu đối: "Ca vũ thần tiên nữ, Phong lưu hoa nguyệt khôi" (Ca múa gái thần tiên, phong lưu đầu hoa nguyệt). Tống Giang xem xong ghé vào một quán trà, gọi hầu bàn bưng trà đến rồi hỏi:
- Hành viện ở bên kia đường là nhà nào đấy ?
Người hầu trà đáp:
- Đó là nhà hàng có tiếng nhất ở Đông Kinh của ca nữ Lý Sư Sư .
Tống Giang lại hỏi:
- Lý Sư Sư có phải là ca nữ thường được hoàng thượng lui tới hay không ?
Người hầu vội nói:
- Quan nhân nói khẽ cho, lỡ có người nghe tiếng .
Tống Giang bèn ghé tai nói nhỏ với Yến Thanh .
- Ta muốn gặp người ca nữ Lý Sư Sư nhờ thu xếp vài việc, hiền đệ kiếm cớ vào trước xem sao ? ta chờ ở đây .
Yến Thanh liền đứng dậy ra đi . Tống Giang ngồi chờ, cùng uống trà với Đái Tôn và Sài Tiến .
Lại nói Yến Thanh đến cửa nhà Lý Sư Sư, vén bức màn xanh gạt rèm trúc đàng hoàng bứơc vào . Giữa nhà treo đèn lồng trổ hình chim uyên ương, dưới đền là chiếc hương án bọc da tê ngưu, trên đặt đỉnh hương cổ bằng đồng Bác Sơn, khói thơm toả bay nhè nhẹ . Hai bên tường treo bốn bức tranh kê một chiếc ghế tựa dài bọc da tê ngưu . Không thấy ai ra tiếp, Yến Thanh đi luôn vào sân ở bên trong . Lại đến một phòng khách lớn có kê ba chiếc giường gụ nhỏ bóng lộn như gương xung quanh chạm hình hoa lá, trên trải đệm gấm màu tím thêu hình nước chảy hoa rơi . Giữa trần nhà treo đèn bát giác mặt ngọc, bên dưới bày một chiếc lọ cổ hình thù lạ mắt . Yến Thanh khẽ đằng hắng liền thấy một a hoàn từ sau bình phong đi ra . A hoàn cúi chào Yến Thanh rồi hỏi:
- Xin quan nhân cho biết quí danh .
Yến Thanh đáp:
Phiền cô nương cho thưa chuyện với bá mẫu .
A hoàn trở vào, một lát sau bà chủ họ Lý đi ra . Yến Thanh mời chủ nhân ngồi xuống ghế rồi sụp lạy chào . Mụ Lý hỏi:
- Đại lang là ai đây ?
Yến Thanh đáp:
- Bá mẫu quên rồi sao ? Tiểu nhân là Trương Nhàn, con Trương Ất đây! Tiện nhân đi xa từ thuở bé, nay mới có dịp về thăm nhà .
Trong thiên hạ thì họ Lý, họ Vương, họ Trương nhiều vô kể . Mụ Lý nghĩ ngợi hồi lâu nhưng chẳng nhớ ra, lại vì Yến Thanh đứng dưới đèn nên mụ không trông rõ . Một lúc sau như sực nhớ ra, mụ Lý bỗng kêu lên:
- Đại lang là Trương Nhàn, nhà ở bên cầu Thái Bình phải không ? Đi biệt đâu mà từ bấy đến nay không thấy lên chơi ?
Yến Thanh đáp:
- Tiểu nhân giúp việc cho một người khách buôn ở Sơn Đông về đây có vài việc riêng, nói ra sợ dài dòng . Người ấy là nhà buôn có tiếng ở vùng Yên Nam, Hà Bắc . Lần này chủ nhân tôi về kinh là để xem hội nguyên tiêu và đi thăm mấy nhà bà con ở kinh . Nhân tiện có chuyến hàng đem về bán và cũng muốn được làm quen với quí tiểu thư, dù chỉ được một lần cùng tiểu thư nâng chén cũng đủ thoả nguyện . Không dám nói dối bá mẫu cho phép để đưa tới xin hầu chuyện .
Mụ Lý là kẻ ham lợi, thấy món khách sộp là vồ vập ngay . Nghe Yến Thanh nói vậy, mụ liền đon đả gọi Lý Sư Sư ra tiếp . Lý Sư Sư trong nhà bước ra dưới ánh đèn sáng, Yến Thanh liếc nhìn quả là một trang nhan sắc tuyệt đẹp .
Chào hỏi xong, nghe mụ Lý nói qua lại ý của Yến Thanh, Lý Sư Sư hỏi:
- Hiện giờ viên ngọai ở đâu ?
Yến Thanh đáp:
- Chủ nhân tôi đang ngồi chờ ở quán trà trước cửa nhà ta .
Lý Sư Sư liền nói:
- Đại lang hãy sang mời viên ngoại qua tệ xá dùng trà .
Yến Thanh nói:
- Vì chưa thưa trước với tiểu thư nên viên ngoại không dám đường đột tới đây .
Mụ Lý nói:
- Đại lang mời viên ngoại sang ngay đi .
Yến Thanh cáo từ đi ra . Trở lại quán trà, Yến Thanh ghé tai báo cho Tống Giang biết . Đái Tôn gọi người hầu đến trả tiền rồi cùng Tống Giang theo Yến Thanh đi sang nhà Lý Sư Sư .
Qua cửa giữa, ba người đi vào phòng khách lớn . Lý Sư Sư vái chào rồi nói:
- Thiếp từng được nghe Trương Đại Lang nhiều lần nhắc đến quí danh của viên ngoại, thiếp thật có hồng phúc hôm nay được tiếp đón viên ngoại ở tệ xá này .
Tống Giang nói:
- Tiểu nhân sinh trưởng ở nơi thôn dã, nay mới được về thăm cảnh đẹp ở đất thần kinh . Thật là dịp may trong đời hiếm có .
Lý Sư Sư mời Tống Giang ngồi . Quay sang phía Sài Tiến, Lý Sư Sư hỏi:
- Đại lang đây là người cùng đi với túc hạ ?
Tống Giang đáp:
- Đó la Diệp tuần kiểm, em họ của tiểu nhân .
Tống Giang bảo Đái Tôn đến chào Lý Sư Sư . Chào hỏi xong, chủ khách chia ngôi thứ cùng ngồi . Tống Giang và Sài Tiến ngồi bên trái, Lý Sư Sư ngồi bên phải . Bà vú già bưng khay trà ra . Lý Sư Sư rót nước bưng mời Tống Giang, Sài Tiến, Đái Tôn và Yến Thanh . Hương vị ấm trà ấy khỏi phải nói thơm ngon đến thế nào . Mọi người uống trà xong, Lý Sư Sư đang hỏi thăm gốc tích gia thế của anh em Tống Giang thì thấy bà vú già hớt hả chạy vào báo tin:
- Quan gia đã đến cổng đằng sau .
Lý Sư Sư vội nói:
- Xin viên ngoại lượng thứ cho . Tối mai quan gia ban yến ở Thanh cung, tất không đến, mời viên ngoại trở lại nói chuyện lâu hơn .
Anh em Tống Giang đứng dậy rảo bước đi ra . Bốn người đi tắt qua phố nhỏ ra cầu Thiên Hán xem núi đền rùa . Qua Phân Lâu đình, tiếng đàn sáo vang lừng từ tầng cao vọng xuống, xung quanh đèn nến sáng trưng, khách xem hội vào ra đong nghịt .
Tống Giang dẫn bọn Sài Tiến lên gác Phàn Lâu đình . Tửu bảo bưng rượu và thức nhắm đến, bốn anh em thong thả cùng nhau uống rượu, xem đèn . Rượu cạn vài tuần, chợt nghe ở phòng bên cạnh có tiếng người hát nghêu ngao:
Hạo khí xung thiên quán Đẩu Ngưu,
Anh hùng sự nghiệp vị tăng thủ,
Thủ đề tam xích Long Tuyền Kiếm,
Bất trảm gian tà thệ bất hưu!
Át mở Ngưu Đầu khí xung thiên
Sự nghiệp anh hùng chửa báo đền,
Tay vung ba thước Long Tuyền Kiếm,
Thề diệt tà gian trước trận tiền .
Tống Giang nghe giọng hơi quen, vội đi sang xem, hoá ra chẳng phải ai xa lạ mà chính là cửu văn long Sử Tiến và một già lan Mục Hoằng . Hai người uống rượu, đang nói huyên thuyên .
Tống Giang lại gần khẽ quát:
- Hai vị hảo hán muốn làm hại cả bọn hay sao ? mau trả tiền rồi đi ngay cho! Ta không ngờ hai hiền đệ dám làm liều, chẳng may gặp bọn công sai thì tai họa không phải nhỏ . Tốt nhất đêm mai sẽ vào xem hội chính rồi trở về luôn, ở lại lâu thế nào cũng sinh chuyện .
Sử Tiến và Mục Hoằng biết lỗi ngồi im, đoạn gọi tửu bảo đến trả tiền rồi xuống lầu tìm đường đi ra ngọai thành .
Tống Giang cùng bọn Sài Tiến cạn thêm vài chén vừa đủ đượm hơi xuân, rồi Đái Tôn gọi tửu bảo đến trả tiền . Bốn người rũ áo đi xuống, lại qua cửa Vạn Thọ trở về quán trọ . Lý Quỳ còn đang ngái ngủ, thấy Tống Giang về liền nói:
- Huynh trưởng đem Lý Quỳ này đến đây rồi sai giữ nhà, buồn quá! còn các vị thì dạo chơi thoả thích .
Tống Giang nói:
- Vì hiền đệ nóng tính, tướng mạo lại dữ tợn phát khiếp nên ta đành phải để hiền đệ ở lại trông hành lý cho khỏi xẩy ra chuyện lôi thôi .
Lý Quỳ nói:
- Chỉ biết huynh trưởng cho mọi người đi chơi, bắt tiểu đệ ở lại một mình . Ai đã thấy Lý Quỳ gây sự giết chóc bao giờ ?
Tống Giang nói:
- Tối mai đúng ngày rằm, ta sẽ đưa hiền đệ đi xem hội chính, xem xong tất cả sẽ về trại luôn .
Nghe vậy, Lý Quỳ mới chịu vui lòng .
Hôm sau đúng rằm tháng giêng, trời quang mây tạnh, thời tiết ấm áp . Vừa chập tối, người đi xem hội nguyên tiêu đông không kể xiết .
Tống Giang và Sài Tiến cũng giả cách ăn mặc như hai viên quan đi vãn cảnh . Đái Tôn, Lý Quỳ và Yến Thanh đi theo làm người hầu . Năm người qua cửa Vạn Thọ vào thành nội . Tuy hôm ấy không có lệnh cấm đêm, nhưng ở các cổng thành đều có thêm quan quân được điều đến canh giữ, ai nấy đều mặc áo giáp mũ trụ, gươm tuốt giáo trần, cung tên lắp sẵn, cơ ngũ mười phần nghiêm chỉnh . Cao thái uý đích thân dẫn năm nghìn quân thiết kỵ đi tuần quanh trên mặt thành . Tống Giang ghé tai Yến Thanh nói nhỏ ".. cứ như thế, ta chờ hiền đệ ở quán trà hôm qua ".
Yến Thanh đến nhà Lý Sư Sư, cả mụ Lý và Lý Sư Sư cùng ra tiếp . Mụ Lý nói:
- Nhờ đại lang thưa với viên ngoại lượng thứ cho chúng tôi . Vì quan gia đến bất chợt nên phải thất lễ với viên ngoại .
Yến Thanh nói:
- Viên ngọai dặn tiểu nhân thưa với bá mẫu và nương tử: đất Sơn Đông rừng xa biển vắng, các thứ của qúy vật lạ không được dồi dào . Viên ngoại có mang theo vài thứ sản vật, chỉ e chưa hợp ý bá mẫu . Nay viên ngoại có vàng tốt trăm lạng sai tiểu nhân đem đến kính biếu bá mẫu gọi là chút quà tương kiến, còn những báu vật khác sẽ xin đưa sau .
Mụ Lý hỏi:
- Hôm nay viên ngoại nghỉ ở đâu ?
Yến Thanh đáp:
- Thưa bá mẫu, viên ngoại đang ở đầu phố chờ tiểu nhân để đi xem hội đèn .
Yến Thanh nói xong lấy hai thỏi vàng óng ánh đặt xuống bàn, mụ Lý thoáng thấy mừng rơn . Yến Thanh vừa dứt lời, mụ Lý nói:
- Nhờ đại lang thưa với viên ngoại mẹ con tôi có làm vài mâm rưộu, muốn mời viên ngoại quá bộ đến tệ xá cùng đón tết nguyên tiêu .
Yến Thanh đáp:
- Tiểu nhân xin đi mời ngay, thế nào viên ngoại cũng đến .
Yến Thanh sang quán trọ vắn tắt cho Tống Giang nghe rồi dẫn mọi người sang nhà Lý Sư Sư . Tống Giang để Đái Tôn và Lý Quỳ đứng chờ ngoài cổng rồii cùng Yến Thanh, Sài Tiến vào nhà .
Ba người vào phòng khách phía trong, Lý Sư Sư đi ra cúi đầu vái chào, nói với Tống Giang:
- Viên ngọai có lòng ghé thăm bá mẫu là thiếp cũng được hân hạnh rồi . viên ngọai lại còn cho lễ vật trọng hậu làm cho thiếp phạm lỗi bất kính với viên ngoại .
Tống Giang đáp:
- Tiểu nhân ở nơi quê mùa không có sản vật gì đáng qúy . Chút lễ mọn bày tỏ lòng ngưỡng mộ của tiểu nhân, nương tử hà tất phải bận tâm nhiều .
Lý Sư Sư mời ba người lên sân bên căn gác nhỏ chia ngôi chủ khách cùng ngồi . Vú già và mấy người hầu gái bưng hoa quả, rượu và các thức phẩm bày lên chiếc bàn đặt giữa sân thượng . Toàn là các thứ rượu quý cất trữ lâu năm, các món ăn thịnh soạn, thảy đều bầy xếp khéo léo trong các đĩa cổ bằng bạc có chân . Lý Sư Sư nâng rượu, nói:
- Thiếp thật có duyên từ trước nên hôm nay mới được gặp viên ngoại và đại lang đây . Cỗ bàn sơ sài mong viên ngoại và hai vị cạn chén cho .
Tống Giang nói:
- Tiểu nhân ở nơi thôn dã, ít nhiều có chút của nổi, nhưng so với cơ ngơi giàu sang phú qúy của nhà ta đây thì quả thật chưa thấm vào đâu . Thiên hạ biết bao người ngưỡng mộ hoa khôi nương tử, muốn từ xa trông thấy cũng là chuyện khó như bắt thang trèo trời . Huống chi lại còn được nâng chén thưởng xuân cùng nương tử!
Lý Sư Sư nói:
- Viên ngoại quá khen!
Lý Sư Sư lại mời mọi người cạn chén . Vú già đi quanh bàn rót rượu đầy các chén nhỏ nạm vàng . Sài Tiến vừa uống rượu vừa nói chuyện phiếm với Lý Sư Sư, Yến Thanh đứng bên cạnh thỉnh thoảng pha trò góp vui .
Rượu cạn vài tuần . Tống Giang chỉ tay vén áo giả bộ uống say . Sài Tiến cười nói với Lý Sư Sư:
- Đại huynh tôi quá chén, xin nương tử bỏ quá cho!
Lý Sư Sư nói:
- Mỗi người một tính, không có gì lạ .
Vừa lúc ấy có một a hoàn lên gác thưa rằng:
- Có hai người lạ mặt đứng ở cổng . Gã đen ria sém cứ lẩm bẩm chửi tục .
Tống Giang nói:
- Nhờ a hoàn gọi giúp hai người ấy vào đây .
Một lúc sau, Đái Tôn dẫn Lý Quỳ lên gác . Thấy Tống Giang và Sài Tiến ngồi uống rượu với Lý Sư Sư, Lý Quỳ tức giận trừng mắt đứng nhìn, Lý Sư Sư hỏi:
- Vị hảo hán này là ai, trông như phỗng đất đứng hầu trong miếu thành hoàng ?
Mọi người đều cười to, cả Lý Quỳ cũng phải phì cười . Tống Giang nói:
- Đây la Tiểu Lý, con trai lão bộc của gia đình tiểu nhân .
Lý Sư Sư cười nói:
- Trót phạm tôn uy của Thái Bạch học sĩ!
Tống Giang nói:
- Tiểu Lý khá võ nghệ, gánh nặng hai ba trăm cân, một mình đánh được bốn năm chục người .
Lý Sư Sư gọi lấy chung bạc lớn thưởng cho Lý Quỳ và Đái Tôn mỗi người ba chung . Yến Thanh nơm nớp lo Lý Quỳ rượu vào lời ra, vội kéo Lý Quỳ và Đái Tôn xuống nhà dưới, rồi bảo hai người ra chờ ngoài cổng .
Tống Giang nói:
- Trượng phu uống rượu không dùng chén nhỏ!
Nói đoạn Tống Giang với tay cầm chung bạc lớn tự rót rượu uống liền mấy chung . Lý Sư Sư khe khẽ ngâm bài từ "Đại giang đông khứ" (Sông lớn chảy về đông) của Tô Đông Pha . Tống Giang gọi lấy giấy bút, tự tay mài mực đặc, vuốt phẳng tờ giấy hoa tiên, chấm đẫm mực rồi nói với Lý Sư Sư:
- Tiểu nhân có làm một bài từ gọi là "Bất tài loạn đạo" để bày tỏ nỗi u uất trong lòng . Nay xin chép ra để trình hoa khôi nương tử .
Nói đoạn Tống Giang cầm bút một mạch viết xong bài từ nhạc phủ đưa cho Lý Sư Sư xem:
Trời Nam đất Bắc,
Hỏi kiền khôn nào chốn dung cuồng khách ?
Rời Sơn Đong miền thủy trại, đến tìm mua cảnh
Phương thành xuân sắc,
Quần hồng áo tía, tuyết trắng mây hồng,
Nhất tiểu thiên kim nào đã chắc ?
Yểu điệu thần tiên, dù phận mỏng dễ nào quên được ?
Bờ lau cát vàng, nước trong sam đỏ, bầu ngọc vầng trăng vắc .
Sáu sáu nhạn bay liền tám chín chỉ đợi gà vàng báo tin tức .
Lòng nghĩa che trời, dạ trung kín đất, bốn biển chưa ai hay biết .
Sáu ly muôn môi, lòng say một tối, nhận ra đầu đã bạc .
Lý Sư Sư xem xong không hiểu ý nghĩa thế nào . Tống Giang định kể lại nỗi lòng ủân khúc cho Lý Sư Sư nghe thì vú già lên gác báo tin:
- Quan gia theo lối tắt đã đến cổng sau rồi!
Lý Sư Sư vội nói:
- Viên ngoại và đại lang lượng thứ cho .
Lý Sư Sư vội xuống cầu thang ra cửa sau đón tiếp hoàng thượng . Vú già và các a hoàn nhanh tay dọn dẹp bàn ghế chén bát quét vội sân hiên . Anh em Tống Giang chưa ra khỏi nhà, chỉ kịp đứng nấp vào một xó tối . Nhìn ra thấy Lý Sư Sư sụp quỳ tâu rằng:
- Thần thiếp kính chúc Thánh thượng vạn thọ vô cương!
Đạo quân hoàng đế đầu chít khăn lục mỏng, mặc áo long cổn nhận lời chúc hạ của Lý Sư Sư rồi nói:
- Trẫm đến ban yến ở Thanh Cung xong, sai thái tử ra lầu Tuyên Đức ban ngự tửu cho vạn dân rồi cho hoàng đệ ra phố Thiên Bộ lang gọi Dương thái uý cùng đi với trẫm, nhưng chờ mãi không thấy nên trẫm đi trước đến đây . Cho phép ái khanh lại gần đây hầu trẫm .
Tống Giang đứng trong góc tối nói nhỏ với Sài Tiến và Đái Tôn:
- Ta muốn yết kiến hoàng thượng tâu bầy tình cảnh Lương Sơn Bạc, xin hoàng thượng xuống chiếu đại xá chiêu an . Lỡ dịp may này thì về sau khó gặp lại .
Sài Tiến nói:
- Cách này không xong . Dù hoàng thượng có chuẩn cho sau thế nào cũng sẽ nuốt trôi lời hứa .
Ba người vẫn đứng im trong góc tối thì thào bàn tính .
Lại nói Hắc toàn phong Lý Quỳ thấy Tống Giang và Sài Tiến ngồi ăn uống với nguời ca nữ, sai mình và Đái Tôn giữ cổng thì hầm hầm tức giận muốn xông vào hỏi cho ra lẽ . Đúng vào lúc ấy, Dương thái uý vén màn xanh, đẩy cửa bước vào . Thấy Lý Quỳ, Dương thái uý hỏi:
- Ngươi là ai mà đứng đây ?
Lý Quỳ không đáp vác chiếc ghế tựa phang vào đầu Dương thái úy . Dương thái úy trở tay không kịp, lại bị đánh tiếp một ghế nửa ngã nhào . Đái Tôn chạy ra nhưng can ngăn không kịp . Lý Quỳ giật một bức tranh trên tường, châm nếnn làm nổi lửa rồi vừa đập phá vừa đi châm lửa đốt khắp nơi . Bàn ghế trong nhà đều bị Lý Quỳ đập gãy . Bọn Tống Giang nghe tiếng ồn ào ở nhà ngoài vội chạy ra, thấy Hắc toàn phong Lý Quỳ quần trễ quá rốn đang đốt phá . Thấy Tống Giang cùng bọn Sài Tiến, Đái Tôn, Yến Thanh đã thoát ra khỏi cổng . Lý Quỳ cũng chạy ra . Lý Quỳ giật chiếc của một người qua đường, rồi cứ thế vừa đánh vừa chạy rẽ vào một phố nhỏ . Tống Giang biết chuyện chẳng lành vội cùng Sài Tiến và Đái Tôn chạy ra khỏi thành kịp khi quân canh chưa đóng cổng, chỉ để Yến Thanh ở lại hỗ trợ cho Lý Quỳ . Bấy giờ lửa bốc rừng rực ở nhà Lý Sư Sư . Đạo quân hoàng đế bị một phen kinh hồn, hoảng sợ tìm đường trốn về cung . Quân thị vệ ra sức chữa cháy rồi dìu Dương thái úy về tư dinh .
Tiếng hô hóan bắt giặc vang dậy khắp thành nội . Cao thái úy đang đi tuần tiễu ở thành cửa Bắc, được tin liền đem quân đến nơi hoả hoạn . Yến Thanh kèm sát bên Lý Quỳ vừa đánh vừa chạy, một lúc sau gặp Mục Hoằng, Sử Tiến đến cứu ứng . Bốn người vung gậy múa đao đánh mở đường chạy đến gần cổng thành, không may đúng lúc quân canh vội đóng chặt cổng . Vừa lúc ấy, Lỗ Trí Thâm múa thiền trượng, Võ Tòng vung cây song đao . Chu Đồng và Lưu Đường tuốt mã tấu từ bên ngoài nhất loạt xông vào giết quân canh cứu ứng cho bọn Yến Thanh, Mục Hoằng . Bốn hảo hán vừa ra khỏi thành thì Cao thái úy dẫn quân mã ập tới . Lúc ấy cả tám đầu lĩnh còn đang lo lắnt vì không thấy Tống Giang, Sài Tiến và Đái Tôn . Nguyên là sau khi các hảo hán được theo Tống Giang về kinh xem hội đèn, quân sư Ngô Dụng đoán trước thế nào cũng xảy chuyện đại náo ở Đông Kinh nên đã sai năm viên hổ tướng dẫn một nghìn quân mã xuống núi ruổi gấp về Đông Kinh chờ sẵn để tiếp ứng . Các hổ tướng đã gặp Tống Giang, Sài Tiến, Đái Tôn, mời ba đầu lĩnh lên ngựa . Một lát sau, bọn Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng cũng vừa tới . Mọi người sáp lên ngựa trở về, điểm lại thấy thiếu Lý Quỳ . Lúc ấy Cao thái úy sắp cho quân thiết kỵ vượt qua cổng thành đuổi theo . Năm hổ tướng Quan Thắng, Lâm Xung, Tần Minh, Hô Diên Chước, Đổng Bình thúc ngựa đến trước cổng thành ghìm cương bên bờ hào quá lớn:
- Các hảo hán Lương Sơn Bạc đều có mặt tại đây . Các ngươi muốn sống phải nộp thành đầu hàng!
Cao thái úy hoảng sợ ra lệnh cho quân sĩ dừng lại, rồi sai kéo cầu treo, chia quân lên giữ mặt thành .
Tống Giang bảo Yến Thanh:
- Chỉ có hiền đệ mới kèm được con quỷ đen kia . Hiền đệ nán lại một lúc kèm cho được hắn cùng về . Ta cùng các tướng đưa quân về sơn trại ngay đêm nay, chậm trễ e xảy chuyện rắc rối .
Lại nói Yến Thanh quay lại đứng nấp dưới mái hiên một nhà gần quán trọ, thấy Lý Quỳ trở về lấy hành lý khóac vai, rồi hai tay vung hai búa từ trong quán trọ quát gầm lên một tiếng, xăm xăm chạy ra định xông vào đánh quân giữ thành .
Đúng là:
Thét lớn sấm vang rời khỏi quán,
Hai tay hai búa đánh đô thành .
Chưa biế Hắc toàn phong Lý Quỳ đánh thành ra sao, xem hồi sau sẽ rõ .
Comment