Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Xuân thu oanh liệt

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Hồi 16 Cưỡi mây bay, Phùng Quán trổ tài

    Hồi 16

    Cưỡi mây bay, Phùng Quán trổ tài
    Lót vàng bạc, Trâu Kỵ sàm tấu


    Ngụy chúa nghe tâu nhìn ra thì người tâu ấy là phò mã Bàng Quyên,
    bèn phán hỏi rằng:
    - Khanh có kế chi lui được binh Tề, hãy nói cho quả nhân nghe?
    Bàng Quyên tâu:
    - Lúc hạ thần ở U Châu về có gặp một vị tiên sinh truyền cho phép
    ếm kêu là "Thất tiễn đinh đầu". bấy lâu nay chưa dùng đến. Nay muốn
    nhơn dịp này ếm thử Tôn Tẩn coi sao. Như quả phép linh thời trong bảy
    ngày Tôn Tẩn phải chết!
    Ngụy chúa phán rằng:
    - Có như vậy sao bấy lâu nay phò mã không dùng thử. Bây giờ thời
    thế đã gấp vậy phò mã hãy lo ếm cho mau đi.
    Bàng Quyên vâng lệnh trở về phủ kêu bộ hạlà Hà Mậu Tài, tới bảo
    ra sau vườn lập một bàn hương án, trên có saÜn đồ cúng, rồi kiếm cỏ khô
    bệnh một hình nộm giống như Tôn Tẩn, trong ruột để một miếng giấy
    biên rõ tên họ ngày tháng và năm sanh, dựng hình ấy trên hương án rồi
    chiếu theo thất khiếu (hai mắt, hai lỗ mũi, miệng và hai lỗ tai) mà điểm
    bảy nét mực, chỗ bảy điểm mực thắp bảy thếp đèn, lại làm một cây cung
    và bảy múi tên bằng nhánh cây đào, cụ bị tại hương án cho saÜn. Hà Mậu
    Tài ghi nhớ mấy lời dặn, lui ra hoa viên, lo làm xong xuôi rồi trở vào
    phục lịnh.
    Tới canh ba đêm ấy. Bàng Quyên tắm gội sạch sẽ ra sau hoa viên
    thắp nhang đốt đèn, để quyển sách "Thất tiễn đinh đầu". lên hương án
    chiếu theo lịnh văn trong ấy mà đọc. Đọc đủ mấy lượt, Bàng Quyên bèn
    lấy cung lắp tên giương lên nhắm con mắt bên trái hình nộm mà bắn rồi
    tắt ngọn đèn chỗ đó.
    Lúc bấy giờ Tôn Tẩn ngồi trong quân trướng bàn chuyện với Lỗ
    vương, thình lình la lên rằng:
    - Không xong rồi, tôi bị một mũi tên, mắt bên trái không còn thấy gì
    nữa!
    Lỗ vương cả kinh hỏi:
    - Cớ sao tiên sanh lại bị tên?
    Tôn Tẩn nói:
    - Tôi bị phép "Thất tiễn đinh đầu". của Bàng Quyên rồi, chỉ còn sống
    ở trên đời sáu ngày nữa thôi!
    Lỗ vương hỏi:
    - Vậy tiên sinh có phép gì cứu gỡ hay không?
    Tôn Tẩn nói:
    - Bị phép này chỉ có chờ chết mà thôi.
    Lỗ vương nghe nói buồn rầu vô hạn.
    Sáng ngày sau, Bàng Quyên lên thành xem thấy binh Tề phá thành lơ
    là lắm, thì biết phép mình có linh ứng, liền vào triều tâu với Ngụy vương
    rằng:
    - Phép ếm của hạ thần có lẽ đã công hiệu nên đêm hôn vừa bắn một
    mũi tên vào mắt tả của Tôn Tẩn, hôm nay binh Tề đã lơ là việc công
    thành rồi!
    Ngụy vương nói:
    - May lắm. Quả vậy thì phò mã ráng ếm cho xong đi.
    Bàng Quyên dạ dạ lui về phủ. Tới canh ba đêm ấy. Bàng Quyên lại
    ra hoa viên thắp đèn đốt nhang cúng rồi giở sách "Thất tiễn đinh đầu". ra
    đọc: đọc xong giương cung lắp tên nhắm mắt bên mặt hình nộm mà bắn,
    rồi tắt ngọn đèn chỗ đó.
    Liền lúc ấy, bên dinh Tề, Tôn Tẩn nhào la rằng:
    - Không xong rồi, tôi lại bị bắn luôn một mắt nữa. Bây giờ chỉ còn
    sống năm ngày nữa thôi. Tôi sẽ chết.
    Lỗ vương thấy vậy lo sợ quá, nhưng không biết làm sao chỉ hỏi lăng
    xăng rằng:
    - Phép ếm của Bàng Quyên độc hại như vậy mà tiên sinh có biết sách
    gì khác hơn để ếm lại nó không?
    Tôn Tẩn lắc đầu nói:
    - Hồi trước tôi cho phép đó là bại đức bất nhơn nên không học, chẳng
    rõ vì cớ chi mà thầy lại nhè thằng Bàng Quyên mà dại như vậy?
    Lỗ vương nghe nói cúi đầu làm thinh.
    Sáng ngày, Bàng Quyên lại lên thành xem tình hình quân Tề, thấy
    chúng lơi trễ hơn trước, thì cả mừng vào triều tâu với vua Ngụy rằng:
    - Có lẽ Tôn Tẩn lại đui một mắt nữ binh Tề ngã lòng, trong dinh lôi
    thôi lắm. Chỉ đợi trong năm ngày nữa Tôn Tẩn chết thì chúa tôi ta mặc
    sức mà hoành hành thiên hạ.
    Ngụy chúa nghe tâu cả mừng vuốt râu phán rằng:
    - Nếu Tôn Tẩn mà chết rồi thì nước Ngụy ta vững như bàn thạch, cái
    cơ dồ bá chủ ai dám tranh với ta! Phò mã hãy tận tâm việc trừ ếm cho
    xong đi!
    Bàng Quyên dạ dạ lui về an nghỉ.
    Nói lại bên dinh Tề, thấy Tôn Tẩn bị nạn như vậy, Lỗ vương và các
    tướng đều rầu lo, chỉ khoanh tay mà chịu chớ không biết cách gì cứu gỡ.
    Đương lúc ai nấy đều than thở, bỗng có quân giữ cửa vào bảo rằng:
    - Có Mạnh thường quân Điền Văn tới.
    Lỗ vương Điền Kỵ lật đật ra nghinh tiếp vào quân trường. Mạnh
    thường quân yên bèn nói:
    - Triều đình sai tôi đem dê núi và rượu tới khánh hạ cho điện hạ nam
    bình quận vương!
    Lỗ vương thở ra rồi nói:
    - Ôi thôi, ăn uống chi được mà cho rượu thịt. Tôn quận vương bị phép
    ếm của Bàng Quyên đã lui hết hai mắt rồi, sắp chết nay mai đây. Mạnh
    thường quân nghe nói thất kinh hỏi rằng:
    - Quả vậy hay sao? Bây giờ quận vương ở đâu để tôi tới hỏi thử coi
    ngài có nhìn thấy tôi không?
    Lỗ vương gật đầu dắt Mạnh thường quân tới chỗ Tôn Tẩn nằm rồi hỏi
    rằng:
    - Ai đứng trước đó, tiên sinh có biết không?
    Tôn Tẩn nói:
    - Đã không nhìn thấy làm sao biết được?
    Lỗ vương nói:
    - Vị này là Mạnh thường quân Điền Văn, vân lịnh triều đình đem dê
    núi và rượu tới khánh hạ cho chúng ta!
    Tôn Tẩn thở ra và nói:
    - Té ra điện hạ, thần không thấy được nên lỗi tiếp nghinh, xin điện hạ
    tha tội!
    Mạnh thường quân hỏi:
    - Tiên sinh là bậc đại tài nay gặp họa này há không tự cứu được à?
    Tôn Tẩn đáp:
    - Bây giờ muốn cứu hạ thần, phải cần có một người biết cỡi mây bay
    trên không mới được.
    Mạnh thường quân nói:
    - Muốn tìm người như vậy ắt phải treo bảng chiêu hiền. Nếu ai giúp
    được sẽ thưởng ngàn vàng và chức vạng hộ hầu. Vậy tiên sinh nên
    truyền các tướng ra bảng thử coi sao?
    Tôn Tẩn gật đầu, lập tức cho mời Ngô Giải tới dạy cách ra bảng. Ngô
    Giải vâng lịnh lui ra, viết bảng văn như vầy:
    "Tước Nam bình quận vương nước Đại Tề là Tôn Tẩn, vì quá lo việc
    xã tắt nên nhọc mệt mà sanh bịnh, đến nỗi đôi mắt mù lòa. Bây giờ cần
    người biết cỡi mây bay cao để lên chốn Nghê Hà tìm thuốc. Vậy nay ra
    bảng chiêu hiền, ai giúp được sẽ thưởng công ngàn vàng và chức vạn hộ
    cầu vinh diệu".
    Nay bảng văn.
    Ngô Giải viết xong bảng văn, bèn dạy sao ra nhiều bổn đem treo
    khắp chốn phương. Bảng treo ra chẳng bao lâu thì có một người tên
    Phùng Quán, vốn là thực khách của Mạnh thường quân, tới thâu bảng.
    Quân giữ bảng lập tức mời Phùng Quán vào trung quân. Lỗ vương trông
    thấy thì hỏi rằng:
    - Tráng sĩ biết cỡi mây à?
    Phùng Quán đáp:
    - Tiểu nhơn cỡi mây được.
    Tôn Tẩn hỏi:
    - Cỡi được mây chi?
    Phùng quán đáp:
    - Tiểu nhơn cỡi mây chiếu!
    Tôn Tẩn nói:
    - Mây chiếu (tịnh vân) bay không cao.
    Phùng Quán nói:
    - Tuy không cao chớ cũng được vài ba mươi trượng!
    Tôn Tẩn nói:
    - Nếu lên được vài ba mươi trượng thì được. Vậy tráng sĩ nên bay tới
    hoa viên của Bàng Quyên kiếm cho gặp bàn hương án, trên ấy có hình cỏ
    thời làm như vầy... Như vầy.
    Phùng Quán kê tai vào miệng Tôn Tẩn, nghe dặn xong liền từ giã lui
    ra. Ra tới ngoài đồng trống Phùng Quán kiếm chỗ vắng vẻ trải chiếu
    phép xuống, leo lên ngồi, rồi bắt ần niệm chú. Giây lâu, chiếc chiếu cất
    lên bay, đưa Phùng Quán thẳng vào vườn hoa của Bàng quyên rồi hạ
    xuống.
    Phùng Quán vào đó, tìm một lát, qua gặp bàn hương án. Trước hết
    anh ta bèn bưng các món đồ cúng trên bàn mà ăn, ăn xong liền nhổ hai
    mũi tên trên mắt hình nộm ra và thắp hai ngọn đèn dó lại. Kế đó anh ta
    gom hết, nào là cung tên, nào sách ếm, nào hình nộm chất một đống, nổi
    lửa đốt cháy rụi rồi cỡi chiếc bay về.
    Lúc Phùng Quán ở trong hoa viên nhổ tên thắp đèn lại thời bên dinh
    Tề, Tôn Tẩn cười vá nói rằng:
    - Được rồi, đôi mắt tôi tỏ lại như thường!
    Lỗ vương, Mạnh thường quân và các tướng quân nghe nói mừng rỡ vô
    cùng. Chẳng bao lâu Phùng Quán về tới, đem việc phá bàn ếm mà thuật
    lại. Tôn Tẩn khiêm nhượng nói rằng:
    - Tôi chẳng may bị phép độc, may nhờ có tráng sĩ cứu cho khỏi chết,
    ơn nặng muôn ngàn, dầu kết cỏ ngậm vành trả cũng chưa xứng!
    Mạnh thường quân cười rằng:
    - Tưởng ai đâu lạ chớ Phùng tráng sĩ đây là môn khách của tôi, tiên
    sinh bất tất phải khiêm nhượng như vậy.
    Phùng Quán cũng nói:
    - Người xưa có ví: Nuôi binh ba năm, dùng trong một lúc. Hôm nay
    điện hạ có việc dùng, tiểu nhơn phải ra sức. Ấy là bổn phận nào dám kể
    công.
    Tôn Tẩn thấy nói vậy bèn dạy quân sĩ đem hết gấm vóc bạc vàng thịt
    rượu của vua Tề ban mà thưởng lại cho Phùng Quán.
    Nhắc lại tới canh ba đêm đó, Bàng Quyên chiếu lệnh ra hoa viên làm
    phép, chẳng dè khi ra tới nơi chỉ thấy bàn hương án trơ trơ, còn sách vở
    cung tên hình nộm đều đâu mất hết. Bàng Quyên cả kinh lục soát khắp
    nơi mà cũng chẳng thấy. Đến sáng vào ngày chầu vua Ngụy đem việc ấy
    mà tâu lên. Vua Ngụy cả giận quở trách Bàng Quyên thậm tệ. Liền khi
    ấy lại có quân giữ thành vào tâu rằng:
    - Muôn tâu bệ hạ, binh Tề phá thành gấp lắm, xin bệ hạ liệu định.
    Ngụy vương nghe báo lại càng giận Bàng Quyên nên hỏi gắt rằng:
    - Tại khanh gây binh đao với Tề nên nay mới bị nguy cấp như vậy.
    Vậy khanh hãy tự liệu lấy!
    Bàng Quyên tâu rằng:
    - Tâu bệ hạ, gây binh đao với Tề là tại bệ hạ chớ nào phải là hạ thần.
    Ngụy vương hỏi rằng:
    - Quả nhơn gây với Tề làm sao, khanh hãy nói cho nghe!
    Bàng Quyên nói:
    - Lúc trước bệ hạ hứa đổi Châu Tị trần cho vua Tề, rồi bệ hạ lén về
    nước không chịu đổi, nên vua Tề có giận sai binh sang đánh để đòi châu
    ấy cho được. Nếu bệ hạ chịu viết biểu hàng phục về dâng châu Tị trần ắt
    binh Tề lui về liền, nước Ngụy sẽ được thái bình như cũ!
    Ngụy chúa vô ý, nghe Bàng Quyên tâu như vậy, ngỡ thiệt, nên liền
    chuẩn tấu, lập tức viết hàng biểu, giao Châu Tị trần cho Từ Giáp sai qua
    Tề dâng lên để cầu hòa. Từ Giáp vâng lịnh lãnh hàng biểu và châu rồi
    bái tạ ra đi.
    Bàng Quyên thấy Ngụy chúa nghe lời mình thì cả mừng, lật đật lui về
    phủ sai Hà Mậu Tài đem một ngàn lượng vàng ròng sang giao cho Từ
    Giáp và dặn phải đem lo lót cho Thái sư nước Tề là Trâu Kỵ để cậy ông
    ấy tâu với vua Tề triệu binh Tôn Tẩn về. Từ Giáp lãnh vàng rồi lập tức
    lên ngựa ra thành.
    Tôn tẩn ngồi bên dinh Tề đoán quẻ biết việc của Bàng Quyên làm
    bèn nói với Lỗ vương rằng:
    - Bàng Quyên đã xúi được quân Ngụy dâng hàng biểu và Châu Tị
    trần cho chúa công ta, lại có sai người lót vàng cho Trâu Kỵ để cậy Trâu
    Kỵ tâu xin chúa công triệu chúng ta về!
    Lỗ vương nói:
    - Nếu nó lập mưu như vậy thời chúng ta dạy tướng sĩ giữ chặt các cửa
    thành đừng cho sứ nó lọt ra.
    Tôn Tẩn nói:
    - Nếu sứ nó ra mà đi dâng cống cho nước nào hì chúng ta ngăn được
    chớ cho nó đi phụng cống nước ta mà ngăn, e ra khi triều đình hay được
    ắt chẳng khỏi tội.
    Lỗ vương khen phải. Từ Giáp nhờ vậy nên ra thành khỏi bị quan sĩ
    ngăn cản.
    Từ Giáp đi mấy ngày đã tới thành Lâm Tri, liền thẳng vào phủ Thái
    sư bày mâm vàng xin ra mắt Trâu Kỵ, Trâu Kỵ tiếp rước tử tế rồi hỏi
    rằng:
    - Tiên sinh tới tệ phủ có việc chi xin dạy cho biết?
    Từ Giáp đáp:
    - Tôi vâng lịnh chúa thượng tôi, đem hàng biểu và Trâu Tị trần sang
    dưng cho Tề vương. Lại Bàng phò mã cũng có kính cho Thái sư ngàn
    lượng vàng cầu Thái sư tâu giúp một lời để Tề vương thâu binh Tôn
    nguyên soái về!
    Trâu Kỵ thấy vàng tối mặt liền hứa rằng:
    - Bàng phò mã đã dạy như vậy tôi đâu dám chẳng vâng lời. Vậy tiên
    sinh hãy lui ra nhà trạm yên nghỉ, tới mai vào triều yết kiến thánh thượng
    tôi sẽ tâu giúp.
    Từ Giáp tỏ lời cảm ơn rồi từ tạ lui ra.
    Sáng ngày sau, Từ vương ra triều, Từ Giáp vào tung hô rồi dưng châu
    và hàng biểu lên. Tề vương xem biểu xong phán rằng:
    - Quả hơn có ý muốn châu này đã lâu rồi, tới hôm nay mới được cầm
    tay.
    Phán dứt lời, cầm châu lên xem. Liền khi ấy Trâu Kỵ bước ra quỳ tâu
    rằng:
    - Nay nước Ngụy thuần phục, dưng hàng biểu và Châu Tị trần sang
    cống chúa thượng. Vậy chúa thượng nên vị tình hảo của hai nước mà
    giảng hòa. Nếu chúa thượng bằng lòng giảng hòathì nên hạ chỉ dạy Lỗ
    vương và Nam bình vương rút binh về, một là cho binh sĩ nghỉ ngơi, hai là
    khỏi lầm than bá tánh nước Ngụy.
    Vua Tề chuẩn tấu, lập tức một mặt soi kỳ bài quan đệ chiếu ra Nghi
    Lương triệu binh Tôn Tẩn về, một mặt ban thưởng cho Từ Giáp. Từ Giáp
    được thưởng lạy tạ ơn rồi từ giã về nước.
    Nói lại Lỗ vương, Mạnh thường quân và Tôn Tẩn, ngày nọ đương đốc
    xuất ba quân phá thành Nghi Lương bỗng có kỳ bài quan đem chiếu của
    Tề vương đem tới. Ba vị bèn vọng bàn hương án tiếp chiếu tuyên đọc.
    Sau khi khoản đãi quan tuyên chiếu, Tôn Tẩn bèn hạ lịnh lui binh. Quân
    sĩ được lịnh lập tức bạt trại kết đội lên đường.
    Ngày nọ đi tới ngã ba, một đường là về Tề, một đường là qua Hàng.
    Tôn Tẩn bèn nói với Lỗ vương và Mạnh thường quân rằng:
    - Nay saÜn đường qua nước Hàng, hạ thần muốn sang tạ ơn Hàng Hậu
    vì giữa mặt Ngụy chúa người giải oan cho hạ thần lúc nọ. Vậy chẳng rõ ý
    của hai điện hạ nghĩ như thế nào?
    Lỗ vương nói:
    - Phải, tiên sinh nên đi, một là tạ ơn, hai là kết tình hòa hảo với Hàng
    chúa.
    Tôn Tẩn cả mừng lập tức hạ lịnh ba quân đồn binh tại ngã ba lộ, để
    bọn Viên Đạt ở lại phòng thủ, rồi sang nước Hàng thẳng vào cửa triều
    xin vào yết kết Hàng chúa.
    Hàng chúa nghe nói có khách ở Tề sang bèn xuống điện tiếp rước tử
    tế rồi sai thị thần nhắc cẩm đôn mời ngồi. Ngồi xong, tôn Tẩn bèn tâu
    rằng:
    - Chúng tôi là Lỗ vương Điền Kỵ, Mạnh thường quân Điền Văn nà
    Nam bình vương Tôn Tẩn xin tới viếng bệ hạ và chúc bệ hạ vạn tuế.
    Hàng chúa đáp rằng:
    - Quả nhơn xin có lời cảm tạ chư vương. Vậy chẳng hay chư vương tới
    tệ quốc có điều chi dạy bảo chăng?
    Tôn Tẩn đáp:
    - Độ nọ tôi có nhờ ơn Hàng Hậu đã rộng lượng tới trứơc mặt Ngụy
    chúa mà tỏ nỗi oan tình, nên nay chúng tôi rút binh về Tề tiện đường
    ghé, trước là viếng bệ hạ, sau là tạ ơn Hàng Hậu!
    Hàng chúa nghe dứt đổi sắc buồn bã, đôi mắt rưng rưng giọt lụy.
    Tôn Tẩn tâu rằng:
    - Chẳng rõ lời tôi vừa tâu có chi xúc phạm tới bệ hạ mà bệ hạ chẳng
    vui như vậy?
    Hàng chúa đáp:
    - Chẳng giấu chi chư vương. Bởi vì lúc nọ Ngụy chúa sai sứ sang
    mượn binh về đặng cự với chư vương thời quả nhơn có cho Trương Xa
    sang giúp, song vì tình anh em. Hàng hậu có lãnh mạng thân chinh, chẳng
    dè qua tới Ngụy, sức chấu chống không nổi xe, đến nỗi phải bại trận, bởi
    cớ ấy Hàng Hậu bị Bàng Quyên sàm tấu với Ngụy chúa nhiều lời chẳng
    phải, nên chi Ngụy chúa quở trách Hàng Hậu, khiến Hàng Hậu buồn rầu
    thái quávề nước chẳng bao lâu thời bỏ mình.
    Lỗ vương, Mạnh thường quân và Tôn Tẩn nghe dứt lời ai cũng buồn
    bã, tỏ lời chia sầu với Hàng chúa. Hàng chúa cũng gán gạt lụy hạ lịnh
    bày tiệc khoản đãi ba vị khách quý.
    Cùng nhau ăn uống chuyện vãn rất tâm đắc, đến lúc tiệc gần mãn.
    Tôn Tẩn móc trong tay áo lấy ra một phong thơ trao cho Hàng chúa rồi
    dặn rằng:
    - Bệ hạ nên cất kỹ thơ này, phòng khi có sự chi nguy cấp sẽ giở ra mà
    xem.
    Hàng chúa tiếp lấy và tỏ lời cám ơn. Tiệc tan, Lỗ vương, Mạnh
    thường quân và Tôn Tẩn bèn từ giã Hàng chúa trở về cho đồn binh, hạ
    định ba quân bạt trại ra đi.
    Đi chẳng mấy ngày nữa thì về tới thành Lâm Tri. Lỗ vương, Mạnh
    thường quân và Tôn Tẩn thẳng vào ra mắt Tề chúa. Tề chúa ban khen ba
    vị và các tướng ít lời rồi hạ chỉ phong thưởng. Ai nầy tạ ơn lãnh thưởng
    rồi về phủ.
    Tôn Tẩn về Tề ở yên tại phủ Nam bình vương đâu được vài tháng,
    đêm nọ ra hoa viên xem thiêng tượng bỗng thấy sao bổn mạng sắp sửa
    xẹt thời cả kinh nói thầm rằng:
    - Ta sắp có nạn ba năm, vậy phải dùng phép ếm rồi ẩn mặt giả chết
    mới mong khỏi hoạ.
    Nghĩ đoạn. Hôm sau Tôn Tẩn bèn giả bịnh rồi sai Viên Đạt vào triều
    tâu rằng:
    - Từ Tôn quân sư ở Ngụy về tới, nay vì không được mạnh nên mắc
    bịnh phong, đau đớn nửa thân mình, thế rất nguy cấp, xin thánh thượng
    miễn tội khởi chầu!
    Tề chúa nghe tâu lo sợ lắm, lập tức sai ngự y sang chuẩn mạch điều
    tri. Ngự y phụng mạng lập tức đi sang Nam bình vương phủ trị bịnh cho
    Tôn Tẩn.
    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

    Comment


    • #17
      Hồi 17 - Nam Bình Vương Ẩn Mặt Giả Chết

      Hồi 17

      Nam Bình Vương Ẩn Mặt Giả Chết
      Nhan Trọng Tử Xem Thơ Hiểu Thi


      Ngự y điều trị cho Tôn Tẩn có hơn một tháng mà không thuyên giảm
      bèn vào triều tâu với Tề chúa hay rằng không sao cứu sống được. Tế
      chúa nghe tâu buồn rầu vô cùng.
      Cách đó ít ngày, Tôn Tẩn kêu Viên Đạt vào dặn nhỏ ít câu, rồi dùng
      hình nộm bằng giấy, bỏ bốn mươi chín hột gạo vào miệng rồi niệm linh
      văn, hình nộm bèn biến thành thây Tôn Tẩn nằm chết tại giữa thinh
      đường. Liền đó cả nhà tựu lại kêu khóc, còn Viên Đạt thì vào triều báo
      tin buồn cho Tề chúa hay. Tề chúa cả kinh lật đật đem các quan tới
      viếng, dạy gia tướng tấm rửa thi hài Tôn Tẩn rồi dùng lễ vương mà tẩn
      liệm. Linh cửu Tôn Tẩn để quàng giữa thính đường. Tề vương đứng vịn
      vào đó mà than khó rất thảm rồi lui về cũng viết thơ cáo phó, sai Tu Văn
      Long đem đi sáu nước.
      Tin Tôn Tẩn chết đã truyền ra sáu nước, các vua bèn sai người vào
      Tề điếu tế. Vua Tần sai Bạch Khởi, vua Yên sai Tôn Tháo, vua Hàng sai
      Trương Xa, vua Triệu sai Liêm Pha, vua Sở sai Huỳnh Hiệp, vua Ngụy
      sai Châu Hợi. Sáu quán sứ tới nước Tề, trước vào yết kiến vua Tề. Vua
      tề bèn đem sáu quan sứ tới Nam binh vương phủ điều tế.
      Khi lễ vật bày xong trước linh cửu, vua Tề bèn thắp hương quy quyện
      rồi dạy Tu Văn Long đọc tế văn rằng:
      "Đại quốc thiên tử năm thứ mười chín mùa thu tháng tám ngày
      mồng ba, vua Tề kính dùng bò con làm lễ, để tế linh hồn Nam
      Bình quận vương Tôn Bá Linh.
      Ô hô Danh rền bảy nước, công dẹo bốn phương.
      Sanh Yến quốc, con nhà phiệt duyệt,
      Quan Tề triều, tôi bực đống lương.
      Nhờ linh xưa Tài cao tột bực.
      Mưu rộng lạ thường.
      Ngồi một chỗ, bấm tay trong duy ốc,
      Sai muôn binh, cướp trại chốn cương trường.
      Tưởng là: Mãi mãi giúp giang san Tề quốc.
      Ai dè: Vội vàng về ra mặt Diêm vương
      Bây giờ trước án ri ra tiếng khóc
      Trong nhà thoảng thoảng mùi hương.
      Vẫn biết: Kẻ chết đã yên phần tịch mịch.
      Nhưng mà người còn không xiết nỗi đau thương.
      Hỡi ôi tiếc thay! Có linh xin hưởng!"
      Vua Tề tế rồi, bước ra. Lỗ vương Điền kỵ vào rót ba chén rượu, tầm
      tả nước mắt, quỳ đọc bài thơ như vầy:
      "Ba năm Châu giáp khỏi lo âu
      Nhờ sức khanh nên định các hầu.
      Đứng trước cửa vàng rồng cá sợ,
      Ngó sau điện ngọc cọp beo rầu.
      Rường to đâu bỗng cơn lay đổ,
      Cột chắc nay đà lúc sụo xiêu.
      Đám hỏi ông xanh sao độc ác?
      Con người tri kỷ giấu đi đâu!"
      Điền Kỵ vừa đọc thơ vừa khóc. Đọc xong bước ra thì sứ Tần là Bạch
      Khởi vào tế. Kế đó là Huỳnh Hiệp, Liêm Pha, Trương Xa, Tôn Tháo,
      Châu Hợi rồi tới Viên Đạt, Lý Mục, Độc Cô Trần, Ngô Giải, Mã Thăng,
      Tu Văn Long, Tu Văn Hổ, mỗi người đều có đọc điều văn hoạc thi giảng.
      Ai nấy đều rơi lụy để tỏ lòng thương xót.
      Điếu tế xong, vua Tề và các sứ thần lui về. Tối hôm sau ai nấy đều
      tự lại phủ Nam bình đồng đưa linh cửu lên đường, thẳng tới Tây Giao an
      táng.
      Xong cuộc tang ma, sứ thần sáu nước vào từ giã vua Tề mà về. Vua
      Tề chuẩn cho Châu Hợi là sứ nước Ngụy về trước, còn năm sứ kia thì
      mời ở lại.
      Sau khi Châu Hợi về, vua Tề bèn nhóm các sứ thần lại mà nói rằng;
      - Theo ý của quả nhân định thế nào Bàng Quyên cũng nhơn lúc Tôn
      tiên sanh đã chết mà đem binh xâm lăng sáu nước. Vậy chúng ta nên
      hiệp ước với nhau hễ khi binh Ngụy đánh một nước nào, thời bốn nước
      khác phải giúp. Ý quả nhơn thì vậy, chẳng rõ các quan sứ có đồng lòng
      hay không?
      Các sứ thần rập tâu rằng:
      - Bệ hạ nghĩ vậy thì hay lắm, chúng ta nên hiệp với nhau.
      Tề vương cả mừng, sai Quan lộc đại phụ bày tiệc đãi các sứ, Khi tan
      tiệc, các sứ bèn từ giã trở về nước.
      Châu hợi về tới thành Nghi Lương vào ra mắt Ngụy chúa rồi tâu
      rằng:
      - Tôn Tẩn quả chết rồi. Hạ thần ở tại Tề đã cùng với sứ thần các
      nước đưa linh cửu tới chôn ở Tây giao, khi xong việc tang ma mới trở về
      phục mạng đây!
      Ngụy vương cả mừng nói:
      - Thằng ấy chết rồi thì nước Ngụy ta mới mong được thái bình.
      Bàng Quyên nghe rõ như vậy nhưng không tin, bụng vẫn ngại ngại
      rằng Tôn Tẩn giả chết nên khi trở về phủ liền sai nhiều thám tử thay
      phiên nhau qua tề mà dọ tin ấy.
      Dọ như vậy gần ba năm, tin Tôn Tẩn chết vẫn còn là thiệt. Bàng
      Quyên cả mừng vào ra mắt vua Ngụy rồi tâu rằng:
      - Lúc Tôn Tẩn còn sống ỷ tài thị chúng, đã mấy phen đánh phá nước
      ta, đến nỗi nước ta phảo chịu xưng hàng và dương châu Tị Trần nó mới
      lui binh. Cái thù ấy không sao quên được. Nay Tôn Tẩn đã thiệt chết rồi,
      hạ thần muốn đem binh sang phạt Tề để đòi châu ấy lại rồi nhân đó dẹp
      cả sáu nước để dựng nghiệp bá chủ. Xin bệ hạ xét coi có nên hay không?
      Ngụy chúa phán rằng:
      - Nếu phò mã lập được công ấy thời còn chi hay bằng.
      Bàng Quyên cả mừng trở về phủ sắp đặt các việc xong xuôi, rồi ngày
      hôm sau tới giáo trường điểm một muôn binh mã, nội ngày ấy kéo sang
      nước Tề.
      Khi đại binh kéo đi được ba ngày thì tới một chỗ ngã ba. Quân tiền
      đội trở lại báo với Bàng Quyên rằng:
      - Trước mặt có hai ngã, một ngã sang Tề, một ngã sang Hàng, vậy xin
      phò mã dạy cho biết phải đi đường nào?
      Bàng Quyên hỏi:
      - Đường tới Hàng có thể qua Tề được hay không?
      Quân tiền đội thưa:
      - Nếu đi ngang Hàng thời tới Tề gần hơn.
      Bàng Quyên nói:
      - Vậy thời ta hãy tới dạp Hàng rồi sẽ đánh thẳng qua Tề cũng chẳng
      muộn.
      Ba quân được lệnh liền kéo thẳng tới ngoài Hàng thành hạ trại.
      Quân nước Hàng trông thấy binh Ngụy tới bèn vào triều báo cho
      Hàng chúa hay. Hàng chúa cả kinh than rằng:
      - Quả nhân đã biết trước, hễ Tôn Tẩn chết thì thế nào Bàng Quyên
      cũng kéo binh thâu sáu nước. Nay thật quả vậy, mà nó lại toan thâu nước
      Hàng ta trước!
      Than dứt, liền sai Trương xa ra lui binh Ngụy. Trương Xa được lệnh,
      lập tức điểm binh ra thành.
      Bàng Quyên nghe quân báo có tướng Hàng khiêu chiến, bèn lên
      ngựa đem binh ra trận. Hai tướng gặp nhau thời xáp lại đánh chứ không
      thèm hỏi tên họ. Đánh nhau được ba mươi hiệp. Trương xa kém thế liền
      quày ngựa chạy về thành. Bàng Quyên đắc thắng, lùa binh tới giết quân
      Hàng vô số. Trương Xa vào được trong thành, sắp đặt việc cố thủ cẩn
      thận, rồi tới ra mắt Hàng chúa mà tạ tội thất trận. Hàng chúa được tin ấy
      buồn rầu vô cùng, gượng nói với Trương Xa rằng:
      - Bàng Quyên là đứa kêu dõng, trừ Tôn Tẩn ra, thời trong bảy nước
      không ai là tay đối địch với nó.
      Trương Xa nghe nói vậy cũng bớt lo sợ, từ tạ lui ra.
      Trọn ngày ấy, Hàng chúa ngồi lo buồn không biết cách chi để lui binh
      Ngụy. Suy nghĩ mãi bỗng nhớ tới phong thơ của Tôn Tẩn để lại lúc nọ,
      Hàng chúa bèn lấy ra xem.
      Thơ như vầy:
      "Vẫn nghe dâu ta sanh con nhỏ,
      Ở ngoài đường bạn khách tới nườm nượp cả tháng
      Vua Tề dâng chén không đáy,
      Trong triều một đêm bảy nước lo tính".
      Hàng chúa đọc đi, đọc lại mấy lượt cũng chẳng hiểu nghĩa ra sao. Đời
      đến sáng ra triều, Hàng chúa bèn đem thơ ấy hỏi ý các quan. Trong triều
      có vị đại thần là Nhan Trọng Tử, người học giỏi, nghe Hàng chúa đọc bài
      thì ấy bèn bước ra tâ rằng:
      - Hạ thần có thể đoán bài thi ấy được.
      Hàng chúa nói:
      - Vậy khanh có hiểu Tôn tiên sinh nói gì trong ấy chăng?
      Nhan Trọng Tử tâu:
      - Cứ theo bài thơ mà lấy nghĩ thời như vầy: Câu thứ nhất nói dâu sanh
      con nhỏ nghĩa là có cháu, cháu tức là tôn, chỉ họ Tôn. Câu thứ hai nói
      bạn khách tới nườm nượp cả tháng, nghĩa là chử tân, và chữ ngoạt nhập
      lại chữa Tẩn. Câu thứ ba nói chén không đáy nghĩa là chữ bôi, mất một
      chữ thành chữ bất. Câu thứ tư nói một đêm lại là chữ tử. Ráp bốn câu lấy
      bốn chữ là: Tôn Tẩn bất tử nghĩ là Tôn Tẩn chẳng chết. Lại bốn chữ đầu
      của bốn câu là thượng tại Tề quốc, nghĩa là hiện nay còn ở tại nước Tề.
      Hạng chúa lộ vẻ mừng phán rằng:
      -Nếu quả như Tôn Tẩn chưa chết, thì quả nhân bớt lo.
      Phán dứt bèn cho dời Trương Xa tới hỏi rằng:
      - Lúc khanh ở Tề, Tề chúa có nói chuyện chi không?
      Trương Xa tâu:
      Tề chúa nói rằng Tôn Tẩn chết rồi, ắt Bàng Quyên chinh phạt sáu
      nước. Vậy khi nào xảy ra chuyện như vậy thời trong sáu nước phải hiệp
      lực với nhau mà chống với Ngụy.
      Hàng chúa phán rằng:
      - Nếu vậy thì bây giờ trong các khanh có ai lãnh mạng cầm thơ qua
      Tề dâng cho Tề chúa xin binh cứu viện và dò tin Tôn Tẩn luôn thể hay
      không?
      Hàng chúa hỏi luôn mấy tiếng mới có một vị lão quan tuổi hơn bảy
      chục ra xin đi.
      Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

      Comment


      • #18
        Hồi 18 - Trương Tiên Giản Dùng Kế Mỹ Nữ,

        Hồi 18

        Trương Tiên Giản Dùng Kế Mỹ Nữ,
        Ngụy Thái Tử Sa Vào Lao Cung

        Hàng chúa nhìn xuống xem thì vị lão quan ấy chính là Trương Tiêu
        Giản, quan coi về việc ca nhạc ở Giáo phường, ngài bèn hỏi rằng:
        - Trương tư nhạc đã già nua, đâu có thể đi qua Tề được?
        Tiêu Giản tâu:
        - Tâu bệ hạ lời xưa có nói: "Gừng già càng cay, người già càng lý".
        Hạ tần đã già song tấm lòng vì nước, vì dân vẫn còn trẻ. Xin bệ hạ chuẩn
        tấu cho hạ thần đi!
        Hàng chúa phán rằng:
        - Nếu khanh thật lòng như vậy thời giang san có phước lớn. Song lúc
        khanh đi qua dinh Bàng tặc, hãy dè dặt kẻo bị họa nghe!
        Tiêu Giản dạ dạ. Hàng chúa trao thơ cho, rồi lui chầu.
        Trương Tiêu Giản lãnh mạng cầm thơ về phủ cho đòi ba nàng nữ
        nhạc đẹp nhứt và hát hay nhứt trong giáo phường ra dặn dòn mưu mẹo
        rồi cùng nhau sắm sửa hành lý ra đi.
        Trương Tiêu Giản và ba nàng nữ nhạc lén ra vừa khỏi thành liền bị
        tuần giải vào quân trường. Lúc bấy giờ Bàng Quyên đương chong đèn
        xem binh thơ thấy quan giải vào một bọn người già và gái bèn hỏi:
        - Các ngươi là người ở đâu, sao dám lén vào trong quân lúc ban đêm?
        Trương Tiêu Giản thưa:
        - Tôi là quan tư nhạc tên Trương Tiêu Giản gốc người nước Ngụy,
        nhân lúc binh Tề vây thành Nghi Lương, tôi sợ nạn nên lén đem mấy ả
        nữ nhạc sang Hàng. Nay Hàng bị phò mã phạt, thành sẽ bị hãm nay mai,
        nếu chờ tới lúc hãm thành ắt vàng đá khó phân, vậy nên tôi đem mấy ả
        này lén ra thành trốn về Ngụy. Vậy xin phò mã tha mạng cho chúng tôi.
        Bàng Quyên gật đầu rồi hỏi:
        - Trong đám này có ả nào biết hắt chăng?
        Tiêu Giản chỉ một nàng mà đáp:
        - Ả này tên Thảnh Nô con tôi, nó ca tốt giọng lắm!
        Bàng Quyên bèn ngoắc Thảnh Nô lại, xem thấy nàng đẹp đẽ mỹ
        miều thì hỏi rằng:
        - Nàng ca hay lắm à? Ca cho ta nghe ít bản nghe đi!
        Thảnh Nô đáp:
        - Phò mã đã dạy, thiếp đâu dám chẳng vâng. Nhưng nếu ca không
        hay xin phò mã thương mà hỉ xả cho!
        Bàng Quyên gật đầu cười, Thảnh Nô bèn sửa giọng rồi cất tiếng ca
        Bảnh "Cung nữ trốn nạn lúc đêm khuya" rằng:
        "Mẹ nước ngơi ngon giấc.
        Các cung nữ cùng nhau lật đật
        Cùng nhau lật đật.
        Sắp sửa tư trang, hòa phải cải trang.
        Rón rén ra thành, rất cơ linh cùng cẩn mật.
        DĐêm khuya thân gái ngại ngùng, giữa rừng hoang, lạ lùng,
        quanh mình rừng rậm, kìa trời đây đất.
        Nạn gần lánh khỏi, họa xa đâu chẳng biết khỏi chăng là.
        Thượng cánh đào tơ, mơn mởn. Hoa xuân rỡ rỡ lưu lý khổ sở,
        biết rồi đây, cơ trời đày, vùi dậy cỏ hoa, hoặc còn, hoặc mất!"
        Nàng Thảnh Nô ca tiếng nỉ non ai oán, như khóc như than, khi bỗng
        lúc trầm, làm cho Bàng Quyên ngồi nghe khi mê lúc tỉnh. Dứt bản đó,
        Thảnh Nô ca tiếp mấy bản nữa, bản nào cũng hay, người ca đã tình,
        giọng ca lại mùi làm cho Bàng Quyên sống tình dường đã phiêu phiêu
        xem trong cử chỉ có nhiều lả lơi. Bây giờ Bàng Quyên muốn cầm bọn
        Thảnh Nô ở lại trong trướng để ca đờn hầu rượu, song lại sợ tin ấy tới tai
        vua Ngụy thì mắc tội, nên bèn hỏi Tiêu Giản rằng:
        - Bây giờ ông định đi đâu?
        Tiêu Giản đáp:
        - Tôi định về Nghi Lương.
        Bàng Quyên nói:
        - Vậy thì ông nên đem mấy ả này về trước, kiếm chổ ở tử tế gần phủ
        tôi, để khi tôi ban sư có kiếm cho dễ. Chừng tôi ban sư, ông đưa con ông
        vào phủ cho tôi, tôi sẽ phong thưởng trọng hậu.
        Nói dứt dạy quân lấy ra năm mươi lượng bạc cho Tiên Giản làm lộ
        phí. Tiên Giản tạ ơn, hứa sẽ về Nghi Lương chờ đợi, rồi lãnh bạch cùng
        ba ả nữ nhạc từ giã Bàng Quyên mà đi. Tiên Giản thấy bàn quyên trúng
        kế thì cả mừng, riết tới một đổi xa, kiếm nơi quen biết gởi ba nàng nữ
        nhạc ở đó, rồi một mình tách ra đi riết qua nước Tề.
        Nói lại Tôn Tẩn ẩn thân giấu tiếng ở trong mấy gian phòng sau vườn
        hoa tới nay đã ba năm rồi. Trong ba năm rồi. Trong ba năm ấy chỉ có một
        mình Tôn phu nhân (vợ Tôn Tẩn) và một ả a hường tin cậy lui tới nuôi
        dưỡng mà thôi. Ngoài ra, chỉ còn có một người biết nữa là Viên Đạt.
        DNhưng trong khoảng ba năm đó Viên Đạt không nề thấy mặt Tôn Tẩn. Vì
        vậy cái tin Tôn Tẩn chết giữ tới ba năm cũng còn là tin thiệt.
        Ngày nọ, Tôn Phu nhân đem cơm vào cho Tôn Tẩn. Tôn Tẩn bèn nói:
        - Ba năm tai nạn của tôi đã qua rồi. Vậy phu nhân cho dời Viên Đạt
        tới cho tôi dạy việc.
        Tôn phu nhân y lời lui ra đồng đi tới nhà Viên Đạt nói rằng phu nhân
        có chuyện cho mời. Viên Đạt lật đật theo chân gia đồng tới Nam bình
        vương phủ ra mắt Tô phu nhân. Tô phu nhân bèn đưa Viên Đạt ra sau
        vườn yết kiế Tôn Tẩn. Viên Đạt thấy mặt Tôn Tẩn thì cả mừng nói rằng:
        - Mấy năm rồi, tiểu nhân giữ kín việc này không hề hởi môi cho ai
        biết. Nay chẳng rõ quận vương cho đòi tới có dạy bảo điều chi chăng?
        Tôn Tẩn nói:
        - Nay tai nạn ta đã qua khỏi rồi, muốn nói chuyện với Lỗ vương. Vậy
        người đi mời Lỗ vương cho ta, song dặn ngài hãy đi cẩn thận chớ nên
        dùng xa giá rần rộ làm chi mà chúng sinh nghi.
        Viên Đạt vâng lệnh lui ra khỏi Nam Bình vương phủ thẳng tới Lỗ
        phủ.
        Viên Đạt vào Lỗ phủ ra mặt Lỗ vương Điền Kỵ rồi nói:
        - Thầy tôi, Tôn Tẩn tiên sinh đã khỏi nạn ba năm rồi, dạy tôi tới mời
        đại vương qua Nam bình phủ cho thầy nói chuyện. Song đại vương chớ
        dùng xa giá.
        Lỗ vương nghe bẩm mấy lời như mê mới tỉnh lật đật theo chân Viên
        Đạt qua phủ Nam bình vương. Tôn phu nhân nghe nói có Lỗ vương tới
        bèn ra tiếp rồi đưa thẳng vào hoa viên hội kiến với Tôn Tẩn. Lỗ vương
        trông thấy Tôn Tẩn bèn nói:
        D- Cách nhau ba năm bỗng gặp gỡ, cái vui này biết lấy chi cân!
        Tôn Tẩn cười rồi nói:
        - Hạ thần gặp lúc có nạn phải dùng phép trấn yểm ít lâu. Nay đã khỏi
        ba năm, tới lúc ra mặt. Nhân có chuyện quan trọng nân thỉnh điện hạ tới
        đây cùng luận bàn. Vả chăng đêm hôm, thần xem thiên tượng thấy Bàng
        quyên cử binh chỉ Tề phạt Hàng rồi. Thần nhớ lúc trước thần có cho
        Hàng chúa một phong thơ rồi. Thần nhớ lúc trước thần có cho Hàng chúa
        một phong thơ dặn lúc có nạn sẽ coi. Nay Hàng chúa bị nạn ắt sai người
        qua nước Tề ta mà xin binh cứu và dâng thơ ấy. Vậy hạ thần chắc thế
        nào thánh thượng cũng mời điện hạ tới mà hỏi chuyện hạ thần chết giả
        hay thiệt và sai điện hạ tìm kiếm. Nếu quả vậy xin điện hạ có vào triều
        thì nên yêu cầu với thánh thượng nếu muốn tìm được hạ thần thì trước
        cho một tờ chỉ tha tội khi trá cho hạ thầ, vậy hạ thần mới dám vào triều
        phục mạng. Nếu hạ thần ra mặt đem binh đi dẹp Ngụy thì cái thù chặt
        chân dễ trả như chơi.
        Lỗ vương nghe Tôn Tẩn nói dứt bèn gật đầu cười rằng:
        - Tôn xin vâng lời tiên sinh.
        Tôn Tẩn cả mừng sai tả hữu bày tiệc rồi cùng Lỗ vương ăn uống.
        Tiệc tan Lỗ vương kiếu từ mà về phủ. Nói lại Trương Tiêu Giản đi mấy
        ngày mới tới thành Lâm Tri, liền vào cửa triều xin bái yết Tề vương.
        Quan huỳnh môn vào trong tâu lại.
        Tề vương cho triệu vào rồi hỏi rằng:
        - Khanh là người ở đâu, tới đây có việc chi?
        Tiêu Giản tâu:
        - Thần là quan Tư nhạc nước Hàng tên là Trương Tiêu Giản vâng
        lệnh Hàng chúa tới đây tâu lên bệ hạ rằng lúc Tôn quân sư và Lỗ vương
        Dđi phạt Ngụy về có ghế viếng Hàng chúa và tặng cho một phong thơ dặn
        thì khi có nạn hãy mở thơ ra xem. Nay nước Hàng bị binh Bàng Quyên
        công phá, Hàng chúa mở thơ xem không hiểu ý chi, về sau có Nhạn
        Trọng Tử giải rõ thì ấy là thi thàng đầu, nghĩa chiết sự là Tôn Tẩn bất tử
        thượng tại Tề quốc. Vậy nên nay hạ thần đem thơ qua dưng lên bệ hạ để
        hỏi dò tin tức Tôn quân sư. Và lúc Tôn quân sư chết đó, sứ Hàng qua
        điều tế, bệ hạ có mở hội để liên hiệp nhau, phòng khi binh Ngụy công
        phá một nước nào thì các nước khác liên kết mà cứu giải. Vậy nên hạ
        thần tới xin bệ hạ nhớ lời mà giúp nước Hàng chúng tôi.
        Trương Tiêu Giản tâu xong bèn dưng thơ lên. Tề vương cầm thơ xem
        qua mấy lượt không hiểu ý gì, bèn đọc lên rồi phán hỏi các triều thần.
        Đại phu Bốc Thương bèn bước ra tâu rằng:
        - Cứ như chữ trong thơ ấy mà chiết ra thì có bốn câu có "Tôn Tẩn bất
        tử". rồi lấy bốn chữ ấp thử thì là "Thượng tại Tề quốc". Như vậy rõ ràng
        là Tôn tiên sinh chưa chết, còn ở tại nước Tề.
        Tề vương phán rằng:
        - Lúc đó chính mắt quả nhân thấy Tôn Tiên sinh đã chết, thây thể
        nhập liệng rõ ràng, thế thì còn gọi sống sao được?
        Bốc Thương tâu:
        - Có lẽ lúc đó bệ hạ xem không kỹ chăng? Thây chết đó hoặc là
        người nào hình dáng giống Tôn tiên sinh chăng?
        Tề vương nghe nói hơi nghi bèn phán rằng:
        - Từ lúc ghé Hàng cho thơ tới khi về phủ đều có Lỗ vương gần gũi
        một bên. Vậy bây giờ phải hỏi lại Lỗ vương mới biết.
        Phan dứt lời hạ lệnh cho mời Lỗ vương Điền Kỵ vào chầu.
        Chẳng bao lâu, Lỗ vương vào chầu, tung hôn xong. Tề vương hỏi:
        D- Ba năm trước ngự đệ có đi với Tôn Tẩn qua Hàng, và có cho Hàng
        chúa một phong thơ phải không?
        Lỗ vương tâu:
        - Dạ có, lúc ấy Tôn Tiên sinh có cho Hàng chúa phong thơ dặn khi
        nào có tai nạn thì giở ra xem.
        Tề vương phản hỏi:
        - Trong thơ ấy có đề bốn câu thơ tàng đầu kết chữ Tôn Tẩn bất tử,
        thượng tại Tề quốc. Vậy nay Tôn Tẩn ở đâu chắc có lẽ ngự đệ biết chớ!
        Lỗ vương tâu:
        - Hạ thần không biết toán số âm dương nên chaÜng rõ tiên sinh sống
        hay chết. Việc này nếu muốn biết rõ, xin hãy tới hỏi Tô phu nhân!
        Tề vương phán rằng:
        - Vậy thì ngự đệ hãy chịu khó đi hỏi thử coi!
        Lỗ vương tâu rằng:
        - Tâu bệ hạ, hỏi thì dễn song hạ thần sợ Tô phu nhân chẳng hề nói
        thiệt vì nếu Tôn Tẩn giả chết, ắt phải có tôi khi quân. Vậy nay muốn hỏi
        cho ra, xin bệ hạ hãy ban cho hạ thần một đạo chỉ văn tha cho Tôn Tẩn,
        như vậy may Tôn Tẩn còn sống mới dám ra mặt.
        Tề vương phán rằng:
        - Bất luận là tội khi quân, dầu tội sát nhân mà nay Tôn Tẩn xin tha,
        quả nhân cũng tha nữa.
        Dứt lời, Tề vương dạy thị thần đem văn phòng tứ bửu ra rồi viết chỉ
        Dân xá cho Tôn Tẩn mà trao cho Lỗ Vương. Lỗ vương tiếp chỉ từ tạ lui ra
        khỏi triều rồi thẳng tới Nam bình vương phủ.
        Tôn Tẩn nghe Lỗ vương tới, bèn ra tiếp, rồi đặt bàn hương án mà
        lãnh chỉ. Đọc thánh chỉ xong, Tôn Tẩn ngó vào bệ khuyết mà lạy tạ ơn,
        rồi đoạn mời Lỗ vương vào thính đường ngồi nói chuyện. Tôn Tẩn nói
        rằng:
        - Hạ thần mà còn sống thì cả đời Bàng Quyên không dám đem binh
        đánh một nước nào. Vậy nên hạ thần phải giả chết để gạt nó kéo binh ra
        hoành hành thiên hạ. Và nếu nay mà nó hay tôi còn sống, ắt nó kéo binh
        lui về trốn biệt không ai làm sao cho nó ra. Vậy xin điện hạ dặt giùm.
        Lỗ vương gật đầ, rồi cùng đi với Tôn Tẩn vào triều ra mắt Tề vương.
        Tề vương trông thấy Tôn Tẩn còn sống thì cả mừng nói rằng:
        - Tôn quân sư đã chết ba năm rồi, sao nay sống lại được?
        Tôn Tẩn tâu rằng:
        - Hạ thần làm như vậy thật tội đáng muôn chết, xin bệ hạ tha cho. Vả
        chăng, hạ thần với Bàng Quyên có cái thù chặt chân, chưa hề trả được.
        Nếu hạ thần còn sống thì không bao giờ Bàng Quyên dám ra binh. Vậy
        hạ thần phải ếm sao, giả chết để gạt Bàng Quyên. Nay Bàng Quyên chỉ
        Tề phạt Hàng rồi hạ thần phải đem binh ra dẹp. Nhưng muốn cho Bàng
        Quyên đừng trốn thì chữ cờ chẳng nên lấy hiệu của hạ thần, hãy lấy hiệu
        Lỗ vương và Viên Đạt mà thôi. Hạ thần ẩn trong trung quân sẽ có mưu
        kế giúp được cả thắng.
        Tề vương khen phải và chuẩn tấu, lập tức dạy Trương Tiêu Giản về
        nước trước báo tin cho Hàng chúa hay.
        Buổi chầu hôm ấy tan, Lỗ vương và Tôn Tẩn bèn thẳng tới giáo
        trường điệm ba muôn nhân mã rồi cùng bọn Viên Đạt, Độc Cô Trần, Lý
        DMục, Mã Thăng, Ngô Giải, Tu Văn Long, Tu Văn Hổ đồng kéo thẳng
        qua Hàng.
        Binh kép ít lâu tới một nơi đồng trống nọ, Tôn Tẩn liền hạ lệnh đồn
        lại rồi sai Viên Đạt, Lý Mục, Độc Cô Trần đem một toán quân đi qua mé
        Đông Bắc mà cướp lương thảo. Ba tướng lãnh mạng đem binh đi, đi được
        hai mươi dặm quả gặp một đoàn quân vận lương bèn cản đường mà hét
        rằng:
        - Binh kéo đi đâu phải nói cho mau?
        Tướng cầm đầu đoàn quân ấy là Từ Giáp xốc tới đáp rằng:
        - Ta là Ngụy Vương giá hạ chúc đại phu tên Từ Giáp phụng hộ chỉ hộ
        giá thái tử Tất Mao giải lương ra cho Bàng Phò mã đây.
        Viên Đạt nghe dứt, dòm sau lưng Từ Giáp thấy có vị thiếu niên anh
        tuấn, mặc y phục thật đẹp, tay cầm đao thì biết đó là thái tử Tất Mao bèn
        hét rằng:
        - Bất kể là ai, hễ gặp ta thì phải để hết lương thảo lại đó mới mong
        khỏi chết!
        Thái Tử Tất mạo nghe nói nổi giận nạt rằng:
        - Lương thảo của triều đình há chịu để cho mi à?
        Viên Đạt nói:
        - Không chịu để lương thì đưa đầu cho ta!
        Thái Tử Tất Mạo cả giận hươi đao xông tới chém Viên Đạt. Viên Đạt
        đưa búa đỡ. Hai tướng đánh nhau hơn mười hiệp. Viên Đạt thừa cơ chụp
        ngang hông thái tử quăng nhào xuống ngựa cho binh Tề trói lại rồi hạ
        lệnh tấn tới. Quân Tề được lệnh áp tới chém giết quân Ngụy như bằm
        chuối. Từ Giáp thất kinh sải ngựa chạy như gió. Chém giết một hồi binh
        DNgụy chết hết, Viên Đạt bèn dạy quân Tề giải thái tử Tất Mạo và vận
        tải xe lương thảo trở lại dinh rồi vào ra mắt Lỗ vương và Tôn Tẩn mà
        bẩm việc thắng trận. Tôn Tẩn cả mừng dạy giam Tất Mạo sau trại, mỗi
        ngày cho ăn uống tử tế, chờ khi bắt được Bàng Quyên rồi sẽ thả về nước,
        còn lương thảo cướp được bao nhiêu thì đều chia ra cho ba quân. Xong
        xuôi các việc, Tôn Tẩn bèn hạ lệnh nhổ trại kép đi.
        Nói lại Từ Giáp thoát khỏi nạn về tới Ngụy triều vào tâu việc bị cướp
        lương thảo và thái tử bị bắt cho Ngụy chúa hay. Ngụy chúa thất kinh, hỏi
        các quan văn võ phải làm sao cứu thái tử. Các quan đồng tâu:
        - Tâu bệ hạ, việc này đều do phò mã mà ra. Vậy thì dầu thế nào cũng
        là trách nhiệm của phò mã. Lần trước đi phạt Tề, phò mã nghĩ cách chi
        mà chỉ Tề áp triệu phạt Yên rồi gây cho Tề binh tới phá thành đến phải
        dâng biểu chịu hàng và dâng châu Tị trần mới hòa được. Nay cũng cách
        ấy, đánh Tề chẳng lo để phạt Hàng khiến nên thái tử bị bắt. Đầu đuôi
        đều lỗi tại phò mã, thì phò mã nên lo chuộc lấy lỗi mình chớ chúng hạ
        thần làm sao mà mo cho được!
        Ngụy chúa nghe dứt bàn trao cho Từ Giáp một thanh bửu kiếm rồi
        dặn rằng:
        - Khanh đem gươm này ra giao cho Bàng Quyên bảo nó phải cứu thái
        tử. Cứu được thì muôn việc đều êm, còn cứu không đước thì bảo nó hãy
        tự liệu lấy thân rồi khanh đem gươm này trở về mà phục chỉ!
        Từ Giáp lãnh mạng ra đi.
        Lại nhắc qua việc Tôn Tẩn đem binh đi mấy ngày đã tới Hàng thành,
        bèn dạy quân sĩ đóng trại, cách trại của Bàng Quyên mười dặm. Lập trại
        vừa xong, Tôn Tẩn liền sai Viên Đạt đem binh đi rồi Tôn Tẩn lại sai anh
        em Tu Văn Long và Tu Văn Hổ đem hai cây cờ tụ thần ra đứng trước cửa
        trung quân dặn hễ khi thấy quân Ngụy rượt Viên Đạt về tới thì phất ba
        lần. Hai tướng lãnh cờ đi ra.
        DBàng Quyên ở trong trại Ngụy nghe quân vào báo có tướng Tề tới
        khiêu chiến bèn dắt binh ra trận. Hai tướng gặp nhau bèn xưng họ tên rồi
        xáp lại đánh. Đánh hơn ba mươi hiệp, Viên Đạt bèn quay ngựa chạy.
        Bàng Quyên đem quân rượt theo. Tu Văn Long, Tu Văn Hổ thấy Viên
        Đạt bị rượt gần về tới trại bèn phất cờ tụ thần. Tôn Tẩn thấy cờ phất bèn
        niệm linh văn rồi hô "Lui". một tiếng. Liền ấy quân sĩ trong trại đều lui
        ra sau ba mươi dặm bỏ trại không lại đó. Bàng Quyên kéo binh tới đánh
        giết binh Tề tản lạc hết, nhân thấy trại bỏ không bèn vào lục soát. Khi
        thấy bếp nấu bỏ lại nhiều quá bèn đếm thử thì có tới mười muôn ba ngàn
        năm trăm cái, Bàng Quyên thất kinh không biết binh Tề đóng tới cơ man
        nào. Liền đó, liền hạ lệnh quân Ngụy dời qua đóng trong trại Tề.
        Dời trại vừa, bỗng có quân vào báo cho Bàng Quyên hay rằng có Từ
        Giáp ở triều ra tới. Bàng Quyên liền ra tiếp Từ Giáp vào trung quân mời
        ngồi và chuyện vãn. Từ Giáp dâng gươm lên rồi đem ý chỉ của Ngụy
        chúa mà truyền lại. Bàng Quyên nghe dứt, kinh sợ vô cùng, lập tức điểm
        binh ra trận hầu cứu thái tử.
        Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

        Comment


        • #19
          Hồi 19 - Bàng Quyên Mắc Kế Giết Hoàng Phủ,

          Hồi 19

          Bàng Quyên Mắc Kế Giết Hoàng Phủ,
          Trương Tài Hành Thích Vào Tề Dinh

          Bàng Quyên tới trưới dinh Tề cả kêu rằng: "Quân Tề phải đem thái
          tử ra thả, bằng không ta sẽ giết hết cả lũ bây giờ!". Tôn Tẩn nghe báo,
          bèn dạy Ngô Giải, Mã thăng đem binh ra trận mà trái bại, nhữ Bàng
          Quyên về cửa dinh Tề. Hai tướng đi rồi, Tôn Tẩn lại sai anh em họ Tu
          đem tụ thần kỳ ra chờ ở cửa dinh như trước.
          Ngôi Giải, Mã Thăng đem binh ra tới trận, Bàng Quyên hét rằng:
          - Hai tướng tên gì, phải nói cho mau!
          Ngô Giải, Mã Thăng xưng tên rồi hỏi Bàng Quyên rằng:
          - Mi là ai, sao dám tới đây chịu chết?
          Bàng Quyên nói:
          - Ta là Võ an quân nước Ngụy, tới đây đòi thái tử ta về. Nếu chúng
          bây giao trả thì thôi, bằng nghịch mạng ta chặt đấu cả lũ.
          Ngô, Mã hai tướng không thèm đáp nữa, cứ việc áp lại đâm đánh.
          Bàng Quyên hươi đao nghinh chiến. Cả ba đánh nhau được hơn năm
          mươi hiệp. Ngô Giải, Mã Thăng bèn quày ngựa chạy về dinh. Bàng
          Quyên xua binh đuổi theo. Tu Văn Long, Tu Văn Hổ thấy Bàng Quyên
          rượt gần tới trước dinh bèn phất cờ tụ thần. Tôn Tẩn bèn niệm lục giác
          linh văn, làm phép thâu đất, lập tức binh Tề lui lại sau đó hai mươi dặm,
          rồi có vô số binh ma, tướng quỷthế lại đầy đủ để chờ binh Bàng Quyên
          tới. Bàng Quyên kéo binh rượt tới trước dinh, thừa thế chém giết quan Tề
          rất nhiều, rồi đánh thẳng vào trong dinh chèm giết đến nỗi máu chảy
          thành suối, thây chất nên gò!
          Khi chiếm được dinh Tề rồi, Bàng Quyên bèn dạy quân sĩ đếm bếp
          lại. Thấy số còn tám mươi ba ngàn cái. Bàng Quyên mừng lắm, tính lại
          thì biết đã giết binh Tề hết năm muôn năm trăm rồi. Bây giờ Bàng
          Quyên bèn hạ lệnh binh Ngụy đồn binh trong dinh Tề.
          Liền khi đó, quân thám mã vào báo cho Bàng Quyên hay rằng có
          tướng Tề là Lý Mục kéo binh ra trận. Hai tướng gặp nhau liền sáp lại
          đánh. Đánh được vài mươi hiệp, Lý Mục bèn chạy về dinh Bàng Quyên
          rượt theo tới trước dinh Tề. Anh em họ Tu liền phất cờ tụ thần, Tôn Tẩn
          lại làm phép thâu đất, bao nhiêu binh Tề đều lui lại hai chục dặm, để trại
          lại cho binh ma tướng quỷcố thủ. Bàng Quyên rượt Lý Mục tới trước trại,
          thừa thế chém giết rất nhiều rồi cướp luôn trại mà đồn binh. Đồng binh
          xong lại sai đếm bếp nấu. Bây giờ số bếp chỉ còn năm muôn một ngàn
          cái. Bàng Quyên tính một trận mà đã giết quân Tề tới ba muôn hai ngàn
          rưỡi tên nữa thì mừng lắm.
          Giây lát lại có quân váo báo với Bàng Quyên rằng có tướng Tề là
          Độc Cô Trần tới khiêu chiến. Bàng Quyên lập tức kéo binh ra trận. Hai
          đàng gặp nhau liều sáp lại đánh. Đánh được vài mươi hiệp, Một Cô Trần
          trá bại, Bàng Quyên rượt theo tới cửa trại, anh em họ Tu liền phất cờ,
          Tôn Tẩn lại làm phép lui binh Tề ra sau hai chục dặm nữa, để binh ma
          tướng quỷở lại trại và chịu cho binh Ngụy chém giết. Bàng Quyên rượt
          Độc Cô Trần chạy đã xa rồi, bèn cướp trại Tề mà đồn binh, và đếm thử
          số bếp lại thì chỉ còn ba muôn. Bàng Quyên mừng lắm, đinh ninh trong trí
          rằng nếu đánh luôn hai trận nữa ắt binh Tề không còn manh giáp mà về,
          thế nào cũng cứu được thái tử.
          Dùng mưu và làm phép luôn mấy trận đã nhử Bàng Quyên theo gần
          tới Mã lăng đạo rồi, bây giờ Tôn Tẩn bèn kêu Tu Văn Long, Tu Văn Hổ,
          Ngô Giải, Mã Thăng tới dặn nhỏ ít câu rồi sai bốn tướng đem binh tới
          mai phục chung quanh Mã Lăng đạo.
          Nói lại Bàng Quyên cướp được trại Tề luôn bốn lần thì thích chí lắm,
          quyết đánh luôn vài trận nữa để cứu thái tử, nên ngày hôm ấy ngồi trong
          dinh suy định mưu kế. Đương lúc suy nghĩ, bỗng thấy quân vào báo có
          người đạo sĩ xin ra mắt. Bàng Quyên bèn truyền cho mời vào. Đạo sĩ
          được lệnh vào trung quân ra mắt Bàng Quyên rồi nói rằng:
          - Tiêu đạo là học trò của Huỳn Bá Dương tên là Hoàng Phủ Trí, nhân
          nghe phò mã cầu hiền chuộng sĩ nên giúp sức đánh Tề. Tiểu đạo tuy học
          dở tài hèn song cũng rõ được ba quyển thiên thơ, hay kêu mưu gió hú,
          hóa đá thành binh. Nếu phò mã tin dùng, ắt nghiệp bá dễ thành như trở
          tay vậy!
          Bàng Quyên nghe mấy lời quả quyết, nhìn mặt Hoàng Phủ trí có vẻ
          khác phàm thì cả mừng nói rằng:
          - Nếu được tiên sinh giúp tôi thời may lắm. Vậy bây giờ tiên sinh nên
          nghĩ cách cứu thái tử giúp tôi.
          Hoàng Phủ Trí nói:
          - Tiểu đạo tới đây cũng vì việc thái tử đó. Xin phò mã hãy để việc đó
          mặc tiểu đạo lo liệu tính!
          Bàng Quyên cả mừng sai quân dọn chỗ bên tả dinh cho Hoàng Phủ
          Trí ở.
          Lúc bây giờ, Tôn Tẩn ở bên dinh Tề đoán quẻ biết rõ việc của Bàng
          Quyên bèn nói với Lỗ vương rằng:
          - Bàng Quyên mới thâu dụng một người, người đó là học trò của
          Huỳnh Bá Dương tên là Hoàng Phủ Trí, phép tắc khá lắm, tuy không làm
          chi nổi chúng ta, song cũng làm chúng ta mất công ít tháng.
          Lỗ vương nghe dứt bèn nói:
          - Vậy tiên sinh không có cách chi để trừ nó à?
          - Có, song để làm thử coi. Được thì xong xuôi mọi việc, còn không
          được thì phải đánh nhau một trận rất to.
          Nói dứt lời, Tôn Tẩn bèn lấy một miếng giấy viết bốn câu thơ rồi
          niệm chú làm phép nổi lên một trận gió bay qua dinh Ngụy.
          Hôm nay, Bàng Quyên đương ngồi trong dinh sai người đi mời Hoàng
          Phủ Trí tới bàn việc, thình lình thấy có miếng giấy theo gió bay tới rớt
          bên chỗ ngồi, bèn lượm lên xem, trong ấy có bốn câu thơ rằng:
          Học trò Bá Dương Hoàng Phủ Trí,
          Ràng rẽ thiên thơ, thông đạo lý
          Không phải tới giúo Võ an quân.
          Trá hàng ứng Tề đặng phá Ngụy
          Bàng Quyên xem thơ xong mừng thầm rằng: "Té ra thằng này là
          quân tế của Tề à! May có trời giúp ta bốn câu thơ, không thời việc cả sẽ
          hư!"
          Vừa khi ấy quân sĩ mời Hoàng Phủ Trí tới. Bàng Quyên liền trợn mắt
          rút gươm chém Hoàng Phủ Trí rớt đầu chết tươi.
          Tôn Tẩn ở dinh Tề đoán quẻ hay Bàng Quyên đã giết Hoàng Phủ Trí
          thì mừng lắm, nói lại cho Lỗ vương biết.
          Vì Bàng Quyên đã lẩn tưởng Hoàng Phủ Trí là kẻ thích khách nên
          trong trí liền nảy ra một kế, lập tức sai quân đi mời bộ tướng là Trương
          Tài tới cho mình dạy việc. Trương Tài tới ra mắt Bàng Quyên. Bàng
          Quyên nói rằng:
          - Nay ta cần dùng mi đi qua dinh Tề dọ thám binh tình một chuyến,
          mi có dám hay không?
          Trương Tài nói:
          - Tưởng chuyện chi rằng khó, chớ chuyện đó dễ như chơi!
          Bàng Quyên nói:
          - Ngoài sự dọ thám binh tình, ta còn cậy mi một việc nữa là lén giết
          Lỗ vương và quân sư của y.
          Trương Tài nói:
          - Tôi đủ gan dạ và tay chân lạnh lẹ làm việc đó có khó gì!
          Bàng Quyên cả mừng kê miệng vào tai Trương Tài dặn nhỏ ít câu rồi
          nói.
          - Ráng lo xong việc ta sẽ trọng thưởng.
          Trương Tài dạ từ giã lui về giắt gươm vào mình lẻn ra đi.
          Bên dinh Tề, Tôn Tẩn đoán quẻ biết mưu của Bàng Quyên bèn nói
          cho Lỗ vương hay rằng:
          - Bàng tặc lại sai Trương Tài tới giả đầu hàng đặng lén giết điện hạ
          và dò tin tôi. Vậy chúng ta phải đề phòng mới được.
          Lỗ vương gật đầu. Tôn Tẩn lại truyền lại quân sĩ rằng:
          - Từ nay về sau không được gọi là Tôn Tẩn quân sư nữa, phải gọi là
          Huỳnh Bá Dương quân sư sai khiến. Nếu ai vi lệnh ta sẽ chém đầu làm
          gương.
          Ba quân nghe truyền đều y lệnh gọi Tôn Tẩn là Huỳnh Bá Dương.
          Sau đó một buổi, quân kỳ bài vào báo cho Lỗ vương xá một xá rồi
          nói:
          - Tiểu vương là Trương Tài, bộ hạ của phò mã Bàng Quyên, vì phò
          mã ỷ thế khi người, vô cớ đánh đòn tiểu tướng, vì tủi nhục với bạn bè,
          nên tiểu tướng phải lánh mặt kiếm nơi khác mà lập thân. Nay nghe đại
          vương yêu hiền chuộng sĩ nên mới tới đây xin làm bầy tôi dưới trướng!
          Lỗ vương nghe dứt bèn đáp:
          - Về việc quân, ta không trọn quyền. Vậy để hỏi lại Huỳnh Bá Dương
          quân sư coi thế nào?
          Huỳnh Bá Dương giả đáp:
          - Người này có dõng lại đa mưu nên dùng lắm bỏ qua rất uổng.
          Lỗ vương gật đầu tỏ lời thâu Trương Tài rồi dạy lui ra hậu trại.
          Trương Tài được dung nộp, thích chí lắm tưởng Lỗ vương đã tới số chết
          nên mới lầm mưu mình. Từ đây Trương tài ở trong trại Tề dọ hỏi tin tức
          Tôn Tẩn, song chỉ nghe quân sĩ nói Tôn Tẩn đã chết rồi va quân sư bây
          giờ là Huỳnh Bá Dương mà thôi.
          Một hôm, Tôn Tẩn sai một tên quân rất tin cậy, bện hai cái hình cỏ to
          lớn như người thường cho mặc y phục, một cái giống như Lỗ vương Điền
          Kỵ, một cái giống như quân sư Tôn Tẩn, trong có hai hình ấy đểu có để
          bong bóng heo đựng đầy máu heo, tay chân đầu cổ đều có gắn lắc léo để
          dễ làm cho cử động, rồi đem hai hình ấy để trong quân trướng chuyền
          dây vào vách cho ít tên quân núp trong ấy cầm coi chừng. Đoạn đốt vài
          cái đèn lu lu ở trong quân trướng, mấy tên quân cầm dây kéo tới giựt lui
          làm cho hai hình nộm cử động như là nói chuyện thầm. Bây giờ Tôn Tẩn
          bèn đọc linh văn, họa phép cho hai hình nộm được cơ lin như người thiệt,
          rồi cùng Lỗ vương lui ra trại sau mà yên nghĩ.
          Đêm đó tới canh ba, Trương Tài cấp đao lén vào quân trướng, dưới
          bóng đèn lờ mờ, nó thấy hai hình cử động như sống, quyết chắc Lỗ vương
          và quân sư đương bàn luận hình cơ thời cả mừng đi lần vào, khi thấy
          chẳng có quân hầu bèn xông tới trước ch1m mỗi người một đao. Hai
          người đứt đầu té lăng máu chảy dầm dề.
          Hành thích xong, Trương Tài bèn lén ra khỏi dinh Tề đi riết về trại
          Ngụy ra mắt Bàng Quyên trình lưỡi đao dính máu lên và thuật rõ việc
          hành thích, Bàng Quyên nghe dứt mừng rỡ vô cùng, quyết ý thế nào cũng
          sẽ đánh tan binh Tề mà cứu Thái Tử.
          Ngày hôm sau, Bàng Quyên sai quân dọ tin tức về việc Trương Tài
          hành thích Lỗ vương và quân sư Huỳnh Bá Dương coi có thiệt hay không.
          Mãi tới chiêu hôm ấy, quân báo rằng trại tề đã hạ cờ hiệu Lỗ vương và
          Huỳnh quân sư rồi, chỉ còn có một cây cờ hiệu của Viên Đạt mà thôi.
          Bàng Quyên được tin này lại mừng rỡ bội phận.
          Tới chạng vạng ngày ấy, Tôn Tẩn sai người ra sau khiêng mười cái
          rương ra trung quân, rồi giở rương ra lấy hết những mặt nạ trong đá mà
          phát cho quân sĩ mỗi đước một cái và dặn mưu chúng nó phải làm như
          vầy... Như vầy...
          Quân sĩ được lệnh lập tức kéo nhau tới mai phục gần dinh Ngụy.
          Đêm ấy đến canh ba, bọn quân sĩ mai phục đó bèn bỏ tóc xõa, đeo
          mặt nạ men lần tới dinh Ngụy, cả tiếng kêu khỏc rều rĩ rất ghe gớm. Kêu
          khóc chán lại gọi tên Bàng Quyên mà mắng là gian thần bội hữu, diệt lý
          bại luân, đã giết chúng nó thì nay phải thừơng mạng.
          Bàng Quyên đương ngủ trong dinh, nghe tiếng kêu khóc thì tỉnh giấc
          dậy, lắng nghe một hồi, trong lòng đã run sợ, kịp đến lúc nghe chúng kêu
          mắng và đòi thường mạng thì nghĩ thầm rằng:
          - Có lẽ ta giết nhiều quân Tề, nên ngày nào hồn oan chúng nó hiện
          đến đòi thường mạng. Vậy kẻ chánh khí nào sợ tà mi ta hãy ra khu trục
          chúng nó đi rồi!
          Nghĩ đoạn, Bàng Quyên bèn điểm binh nổi đèn đuốc rồi lền ngựa
          kéo ra khỏi trại.
          Bàng Quyên ra tới ngoài trại, bỗng có một trận gió lạnh thổi tới, rồi
          có vô số yêu ma, mặt xanh, mặt đỏ, đầu tóc rũ rượi, kết đoàn lũ, kêu
          khóc rền rĩ ngoài xa xa. Bàng Quyên bèn nói ta rằng:
          - Chúng oan hồn kia không được làm náo động quân dinh ta lúc đên
          khuya như vầy. Hãy tan đi nơi khác cho mau, chờ khi ta ban sư về nước
          Ngụy ta sẽ làm chay siêu độ cho!
          Chúng oan hồn nghe dứt, đã không tan đi mà lại càng kêu khóc mắng
          chửi Bàng Quyên nữa. Bàng Quyên cả giận lùa binh đuổi theo.
          Bàng Quyên đuổi lũ hồn oan một hồi bỗng tới Mã Lăng đạo, thấy nơi
          ấy có một cây huỳnh dương rất to, trên cây có treo ngọn đèn rất tỏ, dưới
          bóng đèn, da cây lủng sâu biến thành sáu chữ:
          - Bàng Quyên chết tại cội này.
          (Nguyên mấy năm trước Tôn Tẩn giận Bàng Quyên bạc nghĩa, chặt
          chân mình nên mọng cho y phạm lời thề là chết tại Mã Lăng đạo, nên tới
          trước lấy mực trộn mật mà viết như vậy. Ngày qua tháng lại, sâu mọt
          đánh hơi ngọt, cạp đục vào da cây nên nay hiện thành sáu chữ tự nhiên).
          Bàng Quyên dòm lên cây huỳnh dương thấy mấy chữ ấy, biết là chỗ
          chẳng lợi cho mình, nên liền truyền lệnh ba quân lui về. Chẳng dè quân
          Ngụy chưa kịp quày lại bỗng nghe có tiếng pháo nổ, có bốn tướng Tề là
          Mã Thăng, Ngô Giải, Tu Văn Long, Tu Văn Hổ đem một muôn hình
          cung nỏ xông ra bốn phía bủa vây Bàng Quyên và quân Ngụy vào giữa.
          Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

          Comment


          • #20
            Hồi 20 Ứng Lời Thề, Tới Mã Lăng Đạo Bị Bắt,

            Hồi 20

            Ứng Lời Thề, Tới Mã Lăng Đạo Bị Bắt,
            Chán Cuộc Đời, Về Vận Mộng Sơn Tu Trì

            Bốn tướng Tề vây được Bàng Quyên vào giữa, vừa muốn hạ lệnh ba
            quân buông tên, bỗng thấy Tôn Tẩn sải ngựa tới truyền rằng:
            - Đừng bắn nó! Đừng bắn nó!
            Bàng Quyên nghe kêu, ngước mặt ra ràng là Tôn Tẩn thì kinh sợ, tê
            tái cả mình, vô ý té nhào xuống ngựa. Tôn Tẩn truyền quân bắt bỏ vào tù
            xa, rồi chỉ vào mặt mà mắng rằng:
            - Bàng Quyên ơi, mi rõ là kẻ lòng lang dạ thú, gạt chúa khi vua, vong
            ơn bạc nghĩa! Mi có nhớ lúc tại chợ Châu Tiên mi thề với ta rằng: Ai lỗi
            đạo anh em sẽ bị loạn tên tại Mã Lăng đạo và bị bảy nước phân thây hay
            không? Nay số mi đã cùng, mạng mi đã tuyệt nên trời khiến mi tới đây
            mà nạp mình. Ta không thèm bắn mi, ta hãy đem mi về nước Ngụy, một
            là giao trả Thái tử Tất Mạo cho vua Ngụy, hai là xin vua Ngụy một
            khoảng đất dùng làm chỗ bảy nước phân thây mi!
            Bàng Quyên nghe mấy lời hối hận quá, nhưng nào có kịp!
            Người sau đọc sử tới đây, có vịnh bài thơ rằng:
            Muôn mũi tên gom tại Mã Lăng,
            Khen mưu Tôn Tẩn ứ ai bằng
            Đau chân bởi bạn càng buốn trí,
            Hươi kiếm vì ai phải nghiến rằng,
            Ba vạn binh Tề oai vũ dõng,
            Một viên tướng Ngụy dạ kinh mang
            Người sau kết bạn nên đôn hậu,
            Chớ khá vô tâm học chú Bàng.
            Bây giờ Tôn Tẩn bèn kéo binh về trại ra mắt Lỗ vương, thuật rõ việc
            bắt Bàng Quyên rồi nói tiếp rằng:
            - Bây giờ hạ thần muốn kéo binh qua thành Nghi Lương để trả Thái
            tử Tát Mạo cho vua Ngụy và mượn một tiếng đất hầu xử tội Bàng
            Quyên. Chẳng rõ ý điện hạ thế nào?
            Lỗ Vương khen phải, lập tức hạ lệnh nhổ trại ra đi.
            Quân sĩ được lệnh, liền nhổ trại, kết đội lên đường. Đi chẳng mấy
            ngày đã tới thành Nghi lương, đại binh đồn tại ngoài thành. Tôn Tẩn dạy
            quân sĩ nói với quân trong thành rắng:
            - Nay Tôn quân sư đã bắt được Bàng Quyên tại Mả Lăng rồi. Bây giờ
            đối với Ngụy chúa không có cừu thù gì, nên đem Thái tử Tất Mạo tới trả.
            Vậy trên thành phải vào mới Ngụy chúa ra lãnh.
            Ngụy chúa tuy mừng con mà cũng buồn vì nỗi phải bị sĩ nhục. Dầu
            thế nào, Ngụy chúa cũng rán đem các quan lên thành hội kiến với Tôn
            Tẩn. Tôn Tẩn thấy Ngụy chúa đứng trên thành, bèn nói:
            - Tôi với Bàng Quyên có cái thù chặt chân, chứ với Bệ hạ thời không
            cừu oán chi. Nay tôi bắt được Bàng Quyên rồi, nên tôi giao trả Thái tử
            lại cho bệ hạ, và luôn đây xin Bệ hạ cho tôi mượn một khoảnh đất ở cửa
            đông thành để xử tội Bàng Quyên.
            Ngụy chúa nghe hỏi mượn đất giết Bàng Quyên, biết Tôn Tẩn muốn
            làm nhục mình nên buồn lắm, song cũng gượng nhận lời rồi sai quân sĩ
            thòng ván đu xuống dưới thành rước Thái tử lên, rồi cho con và các quan
            lui vào triều.
            Ngụy chúa vào triều vẻ mặt buồn bã lắm, đem việc vừa hội kiến với
            Tôn Tẩn mà thuật lại cho các quan nghe. Con trai Bàng Quyên là Bàng
            Anh nghe nói Tôn Tẩn sẽ giết cha mình tại ngoài cửa đông thì liền xin
            với ông ngoại là Ngụy vương, sáng hôm sau đem binh ra đó cứu cha.
            Ngụy chúa chuẩn tấu. Tới hừng đông, Bàng Anh đem binh đi, vừa ra cửa
            thành gặp Viên Đạt đem binh đón giết mất. Viên Đạt kêu lới rằng:
            - Quân trên thành hãy vào báo với Ngụy chúa rằng: Tôn quân sư
            không định giết Bàng Quyên tại đây. Hỏi mượn đất như vậy là lập mưu
            gạt Bàng Anh ra thành đặng giết cho tuyệt giống như vong ân phụ nghĩa.
            Nay Bàng Anh đã bị giết rồi. Tôn quân sư đem Bàng Quyên sang Mao
            Đâu Na hành hình. Vậy Ngụy chúa tới ngày hai mươi lăm tháng này phải
            có mặt tại đó đặng chứng kiến với các vua chưa hầu. Ngày đó nước nào
            thiếu mặt sẽ bị quân sư đem binh hỏi tội.
            Quân sư kêu bèn đem các lời vào báo lại với Ngụy chúa. Ngụy chúa
            nghĩ rằng:
            - Ngày ấy quả nhân còn mặt nào mà hội với các chư hầu. Âu là sai
            người có bệnh đi không được.
            Bây giờ Tôn Tẩn lại viết hịch văn sai sứ đi tới sáu nước mời chư hầu
            nhóm hội xử tôi Bàng Quyên. Hịch văn như vầy:
            "Tượng nghe: Kẻ nào khi dễ vua và cha mẹ, ắt bị chém đầu,
            mà bà con cũng có tội. Kẻ nào nói dối gạt người ắt bị mài rằng
            cắt lưỡi. Phép tắc đã rành rành như mặt trời chói chang, kẻ vô
            đạo đâu thoát khỏi ngoài vòng được. Tôi Tân Tẩn, tài hèn trí
            mọn, may được các vua cho dự binh quyền để dẹp rối thiên hạ.
            Tới nay, vì thù chung của các nước phải đem binh ra chiến đấu
            với Bàng Quyên. Nó là đứa con trời hiếp dân, gạt vua quấy
            nước, vong ân bội nghĩa, không thể cùng chung sống với Tẩn
            này một trời. Vậy tôi đã hết sức đánh gạt mà bắt được rồi, định
            sẽ hành hình tại Mao Đậu Na, một là trừ hậu họa cho chư hầu,
            hai là trả thù chặt chân của tôi. Đến ngày hành hình là hai
            mươi lăm tháng này, các vua nên tựu đủ mặt để xem quả báo:
            Làm dữ gặp dữ và mừng đã trừ cái tai nạn của sự hòa bình.
            Ngày mười một tháng chín mùa thu năm thứ ba mươi hai,
            vua Oai vương nước Tề.
            Sai sứ đi các nước rồi, Tôn Tẩn lại sai Tu Văn Long về nước Tề rước
            Tề vương. Lúc bây giờ, Tề Oai vương đã băng, con là Tuyên vương thế
            ngôi. Tu Văn Long về triều ra mắt Tuyên vương đem việc Tôn Tẩn bắt
            được Bàng Quyên định tới ngày hai mươi lăm thì hành chính... Mà tâu
            lại, rồi thỉnh Tuyên vương ra Mao Đậu Na chứng giám. Tuyên vương
            chuẩn tấu truyền quan nghi trượng sắp sửa xa giá tới hôm sau thì đi.
            Tuyên vương ra tới Mao đậu Na, Lỗ vương và Tôn Tẩn hay tin bèn ra
            khỏi trại rất xa mà tiếp. Khi vào tới trung quân, phân ngôi thứ ngồi xong,
            Tuyên vương bèn phán rằng:
            - Quả nhân nghe tin báo tiếp thì mừng rỡ biết bao nhiêu. Thiệt tiên
            sanh đã gánh chịu tủi nhục mới có được hôm nay.
            Tôn Tẩn nói:
            - Hạ thần mà trả được thù này đều nhờ ơn tiên vương và chúa công
            vậy.
            Tuyên vương phán rằng:
            - Đó là trời giúp tiên sinh chớ quả nhân có ơn gì? À, bây giờ giam
            Bàng Quyên ở đâu, hãy cho quả nhân xem mặt thằng khuấy nước hại
            dân, vô ơn bạc nghĩa đó coi ra sao?
            Tôn Tẩn dạ dạ rồi truyền lệnh ba quân đem cũi nhốt Bàng Quyên ra
            trước quân tướng. Tề Tuyên vương trông thấy Bàng Quyên thì chỉ vào
            mặt mắng nhiếc thậm tệ, rồi dạy đem giam nơi khác chờ các nước hội đủ
            sẽ hành hình. Bây giờ Tề Tuyên Vương lại sai ngự trù dọn tiệc, rồi cùng
            Lỗ vương và Tôn Tẩn ăn uống.
            Chẳng mấy ngày vua nước Tần, nước Sở, nước Triệu, nước Yên, nước
            Hàng đều tới hội, còn nước Ngụy thì có Châu Hợi đi thay mặt. Thấy đủ
            mặt các nước rồi, Tề Tuyên vương bèn truyền bày tiệc khoan đãi. Các
            nước đều tôn Tuyên vương là vua nước đàn anh xếp ngồi trên, rồi cùng
            nhau ăn uống chuyện vãn.
            Tiệc rượu tới vài tuần, Tôn Tẩn bèn dạy quân sĩ đem Bàng Quyên ra
            trước mặt các vua, rồi đứng lên nói rằng:
            - Tôi chẳng phải là người bất nhân bất nghĩa, song vì Bàng Quyên
            xưng hùng bội bạc với tôi, nên nay tôi phải sửa trị nó. Vậy tôi xin đứng
            trước đây kể lai lịch của nó cho các đại vương nghe.
            Tôn Tẩn nói dứt liền đem việc mình với Bàng Quyên từ lúc gặp nhau
            giữa đường, thề nguyền kết bạn, tới lúc học với Quỷ Cốc bị gạt, rồi khi
            xuống Ngụy bị Bàng Quyên chặt chân và toan giết... Mà kể lại. Kể xong
            bèn nói tiếp rằng:
            - Tôi với Bàng Quyên chỉ có cái thù chặt chân, vậy nay tôi xin chặt
            chân nó cho hả giận. Còn nó đối với các vua thế nào thì các vua hãy liệu
            mà xử.
            Tôn Tẩn nói dứt, đôi dòng nước mắt chảy xuống ròng ròng. Các vua
            đồng nói:
            - Tôn tiên sinh xử như vậy là phải.
            Tôn Tẩn liền dạy quân sĩ trói Bàng Quyên để nằm ngửa ra, rồi khiến
            khiêng cái áp đồng kẹp chân lại. Đoạn Tôn Tẩn ra lệnh quân sĩ ép
            xuống. Đánh rốt một tiếng, mười ngón chân Bàng Quyên đứt liền, máu ra
            lai láng. Bàng Quyên chết ngất đi rồi sống lại. Tôn Tẩn nói:
            - Bảng Quyên ơi, nay mi bị chặt chân đau thế ấy. Thiệt lưới trời thưa
            mà không lọt phép trời rộng mà khó dung.
            Người sau có thơ rằng:
            Mi lìa Nghi Lương, ta cách Yên,
            Gặp nhau kết bạn, chợ Châu Tiên.
            Theo thầy chung học lòng không nản,
            Giữ nghĩa cùng chơi dạ chẳng riêng.
            Xuống Ngụy sớm quên lời thệ nguyện,
            Chặt chân đã buốc mối oan khiên.
            Cơ trời báo ứng Mả Lăng đạo,
            Mao Đậu Na, nghiệt trả nhãn tiền.
            Tôn Tẩn nói dứt, lui lại chỗ cũ mà ngồi, Lỗ vương Điền Kỵ bước tới
            chỉ mặt Bàng Quyên mà rằng:
            - Ta với mi nào có thù áo chi mà lúc trước mi làm nhục cạo râu bôi
            phấn vào mặt ta. Nay ta cũng lấy cách ấy để trả thù cho mi biết nhục!
            Nói rồi dạy quân sĩ cạo râu và bôi phấn vào mặt Bàng Quyên.
            Rồi đó lại tới phiên Hàng chúa bước tới mắng Bàng Quyên rằng:
            - Ơ Bàng tặc, Ngụy Dương công chúa là vợ ta, có cừu thù chi với mi,
            mà mi dám đặt điều nói xấu giữa Ngụy Triều để đến nỗi công chúa uất
            ức mà chết. Nay ta vì vợ ta mà trả thù đây!
            Mắng dứt dạy tả hữu kéo lưỡi ra mà cắt một khúc.
            Đoạn tới tướng nước Triệu là Liên Pha xách gươm tới chỉ vào mặt
            Bàng Quyên mà mắng rằng:
            - Ớ thằng chọc trời khuấy nước kia! Con ta là Liên Cang gởi ải Bá
            Linh, mi ỷ mạnh buộc nó mở cửa cho mi đi qua một lần rồi, thế mà sao
            lại còn tới giết nó? Nay mi tới đây chính là ngày mi thường mạng cho con
            ta vậy!
            Dứt lời Liêm Pha hươi gươm chặt đứt làm hai đoạn.
            Xong việc trả thù Tôn Tẩn bèn dạy quân đao phủ phân thây Bàng
            Quyên chia cho bảy nước. Nước Tề đứng bực lớn lấy cái đầu. Tần lấy
            cánh tay trái. Sở lấy cánh tay mặt, Yên lấy thân dưới. Mỗi nước một
            phần đem về treo ngoài thành cho diều tha quạ đánh, nắng đốt mưa chan
            hai ngày để răn chúng. Còn bộ lòng của Bàng Quyên, thì Tôn Tẩn cậy
            Châu Hợi đem về cho Thoại Liên công chúa.
            Phân thây Bàng Quyên vừa rồi, Tề Tuyên vương bèn hiệp với các
            vua phong cho Tôn Tẩn làm chức Thiên hạ tổn binh quân sư, cho đeo ấn
            vàng của bảy nước. Tôn Tẩn lãnh chức rồi nói với các vua rằng:
            - Từ nay các ngài nên giữ lệ nẹp cống cho Tề vương. Nếu ai đổi lòng
            tôi sẽ hưng binh hỏi tội. Chừng ấy chớ trách tôi sao chẳng trọn lòng trung.
            Các vua đều tỏ lời bằng long.
            Sau khi tiệc tan, các vua từ Tuyên vương, Lỗ vương và Tôn Tẩn mà
            về nước.
            Nói lại Châu Hợi đem bộ lòng và thân dưới của Bàng Quyên về Nghi
            Lương thành tâu rõ đầu đuôi việc hành hình tại Mao Đậu Na cho Ngụy
            chua nghe. Ngụy chúa nghe dứt than rằng:
            - Tại Bàng Quyên lúc bình sinh hay thù oán, nên nay chết chẳng toàn
            thây! Thôi thi thể nó khanh hãy liệu lý giùm, rồi cho công chúa hay và
            an ủi chớ quá buồn mà hại thân!
            Châu Hợi dạ dạ lui ra khỏi triều, qua phủ Phò mã mà báo tin buồn
            cho công chúa. Công chúa nghe tin chồng bị bảy nước phân thây, liền
            nhào xuống lầu mà chết. Có thơ chứng rằng:
            Ai khéo xuôi chi rẽ phụng loan
            Nghe tin chi xiết nỗi kinh hoàng
            Nơi cồn Mao Đậu chàng tan xác
            Thiếp phải mau theo xuống suối vàng.
            Tề vương về triều, dạy quân đem đầu Bàng Quyên ra theo ở cửa
            thành rồi truyền quan đại phu Quan Lộc mở tiệc lớn cho chúa tôi cũng ăn
            uống khánh công. Giữa lúc ăn uống, vua hạ chỉ tha các tù phạm và miễn
            thuế cho dân ba năm. Bữa tiệc hôm ấy chúa tôi ăn uống rất vui vẻ.
            Bây giờ, công đã thành, danh đã toại, thù đã trả. Tôn Tẩn muốn học
            gương triết nhân, nên định từ tạ Tề vương đem vợ con về Yên thăm cha
            mẹ, anh em, rồi vào núi ẩn thân tu niệm. Ý đã định một buổi chầu nọ,
            Tôn Tẩn bèn dâng sớ xin giải chức. Tuyên vương cầm lại đôi ba lần
            không được bèn phong cho hòn núi Thạch Nhàn để dùng làm chỗ tu
            niệm. Tôn Tẩn bái tạ, rồi từ giã lui về phủ. Ít hôm Tôn Tẩn từ biệt, đem
            vợ con về Yên thăm cha mẹ anh em rồi vào ở trong núi Thạch Nhàn, ở
            hơn một năm thì mất ám dạng. Người đương thời nghĩ rằng: "Tôn Tẩn đã
            theo thầy Quỹ Cốc về tu luyện ở núi Vân Mộng rồi".
            Người sau có thơ khen rằng:
            Ba năm học phép núi Vân Mộng.
            Một lúc đem ra giúp vạc Tề.
            Công toại danh thành, lòng chẳng động
            Về non tu luyện, lánh nơi mê.


            Hết
            Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

            Comment


            • #21
              - Như qủa vậy thì quân sư hãy án binh, để chờ tôi tâu với Ngụy chúa,
              ắt ngài sẽ y như lời xin cầu gỡ nạn binh đao cho bá tánh.
              Hàng Hậu nói dứt kiếu từ mà lui ra.
              - Hàng Hậu ra khỏi dinh Tề, lên ngựa riết vào thành Nghi Lương, ra
              mắt Ngụy chúa, tâu rõ mấy lời Tôn Tẩn vừa nói, và xin Ngụy chúa hãy
              giải nạp Bàng Quyên cho Tôn Tẩn để cầu hòa. Ngụy chúa nghe tâu chưa
              kịp phán sao, Bàng Quyên bèn quỳ xuống tâu rằng:
              - Hàng Hậu nương nương là ngự muội của bệ hạ, nay đem binh cứu
              Ngụy không được, lại bị tướng giặc bắt, đáng lẽ phải liều chết để qở
              nhục cho quân vương. Chớ có lý đâu nương nương mến đức yêu tài Tôn
              Tẩn nghe lòi nó dụ dỗ trở về tâu những lời hại mạng giết người như vầy
              thì thanh thế nước Ngụy còn gì? Ấy là nương nương bỏ Ngụy theo Tề rồi.
              Xin bệ hạ thẩm xét.
              Ngụy vương nghe Bàng Quyên tâu dứt bèn vỗ long án quát mắng
              Hàng Hậu thậm tệ. Hàng Hậu không nói sao được chỉ nhỏ nước mắt mà
              chịu, rồi từ giã lui ra ngoài thành thẳng tới Tề dinh đem câu chuyện
              Ngụy chúa nghe lời sàm tấu của Bàng Quyên mà.



              Bác Na hình như 2 đoạn này ở hồi 13 không ăn khớp với nhau




              Chiều ngày ấy, lúc sắp sửa đi rước dâu, Tôn Tẩn nghĩ cha con Trâu
              Kỵ sẽ trả oán, nên lần tay đoán quẻ. Khi hiểu rõ âm mưu cướp cô dâu
              của Trâu Kỵ thì Tôn Tẩn liền tỏ cho Lỗ vương biết. Lỗ vương thất kinh
              hỏi:
              - Nếu chúng nó làm ngang như vậ thì Quận vương nên lập một kế
              đánh lừa nó chơi!
              Tôn Tẩn gật đầu suy nghĩ một lát rồi kê miệng vào tai Lỗ vương nói
              nhỏ ít câu. Lỗ vương cả cười. Tôn Tẩn lại cho mời Viên Đạt tới cũng nói

              Comment


              • #22
                Mình đã sửa lại rùi đó Psycho. Cám ơn đã nhắc nhở.
                Enjoy nha ,


                Thân,
                Nahoku
                Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                Comment


                • #23
                  Cám ơn Bác Na, chuyện rất hay và đây là lần đầu tiên mình đọc chuyện này, trước kia thì mình chỉ đọc được " Xuân Thu Chiến Quốc" là sau bộ này cho nên cung không hiểu phần này cho lắm hôm nay đọc được phần này là rất bổ ích rất cám ơn Bác Na

                  Comment


                  • #24
                    Bác Na có Thủy Hử và Thuyết Đường, Phi Long Diễn Nghĩa... không cho mình xin với, trước kia mình đọc rất nhiều nhưng không nhớ rõ tựa nếu nhớ thêm thì xin thêm

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên Văn Bài Viết Của psycho View Post
                      Bác Na có Thủy Hử và Thuyết Đường, Phi Long Diễn Nghĩa... không cho mình xin với, trước kia mình đọc rất nhiều nhưng không nhớ rõ tựa nếu nhớ thêm thì xin thêm


                      OK, yên trí...yên trí nha...mình sẽ post Thuỷ Hử trước nha. ( mà không biết post ở phòng nào cho đúng , thui post tạm ở phòng này nha.


                      Thân,
                      Nahoku
                      Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên Văn Bài Viết Của nahoku View Post
                        OK, yên trí...yên trí nha...mình sẽ post Thuỷ Hử trước nha. ( mà không biết post ở phòng nào cho đúng , thui post tạm ở phòng này nha.


                        Thân,
                        Nahoku
                        Nếu Bác Na post theo yêu cầu thì mình se tìm cho Bác Na líst của mình muốn đọc để xem Bác Na sẻ tìm được bao nhiêu

                        Comment


                        • #27
                          Hồi ở VN , HK có đọc Xuân Thu Oanh Liệt, sau đó có cuốn , Hậu Xuận Thu Oanh Liệt, không biết đó có phải là cùng tác giả hay không, lâu lắm rồi không nhớ, lúc đó mới có 12 tuổi hà
                          "Life is like a river, let it flow.
                          Cuộc đời giống như một dòng sông. Cứ để nó trôi."

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên Văn Bài Viết Của Hiệp Khách View Post
                            Hồi ở VN , HK có đọc Xuân Thu Oanh Liệt, sau đó có cuốn , Hậu Xuận Thu Oanh Liệt, không biết đó có phải là cùng tác giả hay không, lâu lắm rồi không nhớ, lúc đó mới có 12 tuổi hà
                            Hình như không phải gọi là Hậu Xuân Thu Oanh Liệt mà hình như gọi là Xuân Thu Chiến Quốc vì lúc này là lúc Tần Thủy Hoàng gồm thâu Lục Quốc thì phải?

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên Văn Bài Viết Của psycho View Post
                              Hình như không phải gọi là Hậu Xuân Thu Oanh Liệt mà hình như gọi là Xuân Thu Chiến Quốc vì lúc này là lúc Tần Thủy Hoàng gồm thâu Lục Quốc thì phải?
                              Không biết có phải không, nhưng HK không thích lắm, vì giống như thần thoại. Tôn Tẩn cưỡi trâu bay như là ngựa bay vậy
                              "Life is like a river, let it flow.
                              Cuộc đời giống như một dòng sông. Cứ để nó trôi."

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên Văn Bài Viết Của Hiệp Khách View Post
                                Không biết có phải không, nhưng HK không thích lắm, vì giống như thần thoại. Tôn Tẩn cưỡi trâu bay như là ngựa bay vậy
                                Buồn buồn đọc lại để nhớ những ngày xa xưa

                                Comment

                                Working...
                                X