Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Bóng Hồn - Yến Lũy Sinh

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    (tt)


    Đúng thế! Tên có ý nghĩa gì chứ? Cái bóng chẳng qua là cách gọi mà thôi. Dù những thứ màu đen đó không phải là bóng thì ta vẫn có thể đặt tên chúng là cái bóng. Và trông chúng vẫn đáng sợ, có thể làm tan chảy cả người đang sống. Tôi lại thấy ớn lạnh; cứ nghĩ đến cảnh tượng thân thể lão già đó nứt toát ra dưới ánh trăng như mô tả của Ôn Kiến Quốc, trong tôi lại trào dâng một nỗi sợ không nói nên lời.

    Thực ra, đáng sợ hơn còn có một sự kiện khác...
    – Nếu có thể tìm ra chứng cứ, giải Nobel y học năm nay chưa biết chừng sẽ thuộc về tôi, chấn động cả thế giới ấy chứ.– Trần Đào lại xoa xoa hai bàn tay, chìm đắm trong tưởng tượng của mình. – Mẹ nó chứ, một cơ hội tuyệt thế mà để vuột mất.
    – Thế còn cái mẫu vật mà Ôn Kiến Quốc cho ông thì sao?
    – Chính là cái này. Lúc đó tôi không biết, khi quan sát đã để cường độ ánh sáng quá mạnh. Lúc mới bắt đầu còn chưa phát hiện ra, nhưng rồi đã thấy cái bóng này co lại rất nhanh, tôi chỉ còn kịp chụp được mấy tấm ảnh đó. Vội quá, tiêu cự cũng không kịp chỉnh đúng, mẹ nó. – Anh ta làu bàu đầy miệng tục tĩu, chẳng hề giống một người đã được đào tạo bậc cao.
    – Thứ này sợ ánh sáng, hình như cũng có điểm tới hạn, vượt qua điểm tới hạn đó sẽ phát sinh hiệu ứng tuyết lở, thoắt cái đã biến hết. Hơn nữa, cái mà tôi được thấy chắc chắn chỉ là thi thể của cái xác đã chết hoặc là trong trạng thái bào tử, hoàn toàn không thể hoạt động. Giá như có được mẫu vật sống, chắc chắn sẽ có thể làm chấn động cả thế giới vi sinh học, kiếm được cái giải Nobel.
    Đúng là mơ giữa ban ngày, tôi ngắt lời anh ta.
    – Vậy sao lại gọi là Amiba không gian hai chiều?
    Anh ta tỉnh lại:
    – Ôi, cái tên này là tôi đặt ra, chẳng thể nói được nó là cái gì, thậm chí cũng chẳng có độ dày. Cậu thử
    xem cái ảnh này.
    Anh ta chỉvào một tấm ảnh. Hình ảnh rất mơ hồ, tôi chẳng thấy cái gì hay ho trong đó, tôi hỏi:
    – Có chuyện gì trong ảnh đó?
    – Hãy xem vùng rìa, có dấu vết nứt nẻ nhưng vẫn là một mặt bằng. Tấm ảnh này đã được phóng đại
    100000 lần, một tế bào hồng cầu đã khuyếch đại to lên bằng bánh xe ô tô, thế mà cái mảng màu đem
    này lại hầu như chẳng có độ dày, còn mỏng hơn một con Amip không biết bao nhiêu lần. Nói cách
    khác, dù là có độ dày thì kỹ thuật hiển vi ngày nay cũng chưa thể đo được, cbưa biết chừng có thể mỏng đến cấp độ nguyên tử. Thật là kỳ diệu, thế giới sao còn có thứ tuyệt diệu đến thế.
    Anh ta ra sức tán thưởng, tôi nhìn vào tấm ảnh nét mờ đó hỏi thêm:
    – Như Vậy, sau khi thâm nhập cơ thể con người, loại Amip này có thể tạo ra triệu chứng bệnh lý gì không?Anh ta ngẩn người rồi bỗng nói:
    – Phải rồi, nhưng tôi lại chưa tìm thấy. Sao cậu lại nghĩ tới chuyện cảm nhiễm vào cơ thể người? Với độ dày của loại Amip này, mảng tế bào chắc chỉ như tầng sương mù, trời ơi, giá mà được thấy thể trạng sống của nó thì tuyệt biết bao, chấn động thế giới là cái chắc.
    Tôi hơi sốt ruột hỏi:
    – Nhưng có triệu chứng bệnh lý nào không?
    – Với độ dày như thế chắc là sẽ chẳng có ảnh hưởng gì đến cơ thể con người.
    Tôi ngạc nhiên hỏi:
    – Có chuyện đó?
    – Chỉ là phán đoán của tôi. Thứ này tương đối yếu ớt, mà lại có thể không tiết ra chất độc gì, tôi thật sự không nghĩ ra được là có thể gây ra chứng bệnh gì hay không, cũng giống như khi đi ăn cơm, có thể anh vô tình nuốt vào một hạt sạn nhỏ, rồi nó sẽ được thải ra theo đường bài tiết.
    – Thế nhưng virus cũng rất nhỏ bé...
    – Virus là chuyện khác. – Ông ta cầm một cuốn sách dày trên bàn, có vẻ như muốn cho tôi nghe một bài
    giảng, tôi vội vàng nói:
    – Thật sự là không có ảnh hưởng gì chứ? Tôi cứ cảm thấy Ôn Kiến Quốc lúc đó có những biểu hiện khác thường.
    – Chuyện này tôi không dám chắc chắn. Thế giới rộng lớn quá, những điều ta hiểu chưa được nhiều, như chuyện nội tiết của cơ thể con người mãi đến bây giờ cũng vẫn chưa có cách gì tìm hiểu triệt để. – Ông ta nghĩ ngợi rồi nói tiếp. – Loại Amip này nếu nhiễm vào cơ thể người, ảnh hường lớn nhất có thể là vào hệ thần kinh.
    – Phát điên?
    Ông ta suy nghĩ rồi lắc đầu:
    – Tôi không biết. Mẹ nó, cái thằng cha Ôn Kiến Quốc chẳng biết lấy ở đâu ra cái thứ này. À, phải rồi, thế cậu là ai?
    Ông ta ngắm tôi với vẻ hoài nghi, tôi cười, miễn cưỡng trả lời:
    – Tôi chỉ là một người bạn của Ôn Kiến Quốc.
    – Thế thật ra cậu với hắn có liên lạc với nhau không? – Ông ta do dự một chút. – Nếu cậu có thể liên lạc với hắn thì bảo hắn rằng cố gắng mang thêm một chút thứ này về đây cho tôi xem.
    Tôi cười cay đắng, Ôn Kiến Quốc đã như giọt nước bốc hơi tan biến vào không khí, không còn để lại dấu vết, tôi hoàn toàn không nắm được hành tung của ông ta. Nhưng tay Trần Đào này hình như đã nhìn nhận đúng là tôi với Ôn Kiến Quốc vẫn có liên hệ với nhau. Tôi nói:
    – Được thôi, nếu tìm được ông ta, tôi sẽ báo ông. – Vừa nói tôi vừa bước ta cửa.
    – Đừng quên chuyện này nhé! – Ông ta đuổi theo. – Phát hiện này có thể làm đảo ngược cả thế giới vi sinh đấy. Sự tồn tại của sinh vật với kích thước nguyên tử sẽ là chuyện làm cho nhiều chuyên gia phải phát điên. Cậu tuyệt đối không được nói với ai, có tin tức gì thì báo tôi ngay. – Ông ta Vừa nói Vừa sờ vào trong túi lôi cái ví ra. – Phải rồi, tôi đưa trước cho cậu ít tiền, bảo Ôn Kiến Quốc liên lạc với tôi. Tìm được hắn, tôi cho cậu thêm.
    Tôi đẩy tiền của ông ta lại:
    – Tôi thật sự không biết, Ôn Kiến Quốc hầu như biến mất rồi, tôi cũng đang đi tìm ông ta.
    Rời khỏi cái viện vi sinh đó, tôi lại lên xe buýt, vừa vân vê tờ tiền giấy vừa nhớ lại bài học về sinh vật của Trần Đào. Amiba không gian hai chiều? Tôi không tin là có thứ đó, con Amip ăn thức ăn bằng cách biến dạng, nếu bóng đen chỉ có kích thước nguyên tử, không lẽ nó phải nuốt nguyên tử để sống? Thế nhưng, lần này thì ít nhất tôi đã biết sự bất thưòng của Ôn Kiến Quốc, rõ ràng là có liên quan tới những thứ màu đen kia, bản thân ông ta cũng đã phát hiện ra điều đó.
    "Ảnh hưởng tới hệ thần kinh" – Đúng là Ôn Kiến Quốc đã thay đổi rất nhiều, cứ như đã trờ thành người khác vậy. Phán đoán của Trần Đào rất có thể đúng. Bây giờ nên làm gì đây? Tôi những tưởng Ôn Kiến Quốc cung cấp số điện thoại này là để tôi nắm được hành tung của ông ta,hóa ra là không phải.
    Vậy ông ta có dụng ý gì đây và tại sao lại đến chỗ tôi, tại sao không nói thực với tôi mà lại báo cho tôi biết theo cách kỳ cục như thế này?

    Hoàng hôn đã buông xuống, những tia nắng lướt qua cửa sổ xe buýt như những bó tơ vàng óng. Lúc này đang tan tầm, xe chật cứng, khách chen chúc nhau. Tôi ngồi bên cửa sổ, ngây người ngắm nhìn cảnh vật nối tiếp lùi dần về phía sau rất nhanh. Cảnh vật ở xa lướt qua chậm làm cho những cảnh rất xa lại như đang tới gần. Hãy quên đi cái chết của Ôn Kiến Quốc, mặc kệ giải Nobel của Trần Đào. Điều tôi phải lo lúc này là tìm việc làm, kiếm cơm nuôi thân.

    Vừa nghĩ đến chuyện kiếm cơm tôi lại cảm thấy một cảm giác là lạ đang xâm chiếm tâm hồn. Khẩu vị của tôi ngày càng tồi tệ, cáng ngày càng chán chẳng muốn ăn, mà tôi cũng chẳng thấy đói. Hệ tiêu hóa của tôi có vấn đề gì sao? Người xưa vẫn có câu: "Không ăn không uống ắt thành Tiên" – Tôi mà được như thế thì may mắn quá. Thất nghiệp hay không chẳng còn quan trọng nữa, cứ kiếm chỗ nào đó dễ chịu, suốt ngày ngắm trời, ngắm đất lại chẳng sướng đời. Tôi bất giác mỉm cười, tự chữa thẹn. Mặt trời đã khuất sau núi, trời tốt rất nhanh, tôi thấy hình ảnh của mình hiện ra từ cửa kính xe thật ngộ nghĩnh, có lẽ do kính không được phẳng cho lắm. Cái bóng của tôi khi cười sao mà nham hiểm đến thế.

    Comment


    • #17
      Chương 11

      Cậu đến rồi




      Bóng tối sâu thẳm đến khó tưởng tượng đang quằn quại như một cơ thể sống, như một đầm lầy cổ đại sâu không thấy đáy, quá sâu đến mức làn nước cũng trở thành một mảng tối, đen kịt như mực tàu. Cái ga tàu hỏa hỗn loạn, chỗ nào cũng đầy người, khắp nơi đều như vậy. Ga Thường Đức cũng không ngoại lệ.

      Rời khỏi nhà ga, tôi lo lắng ngắm nhìn thành phố xa lạ này. Thành phố này nằm ở phía tây hồ Động Đình mấy năn nay phát triển rất nhanh, giống như những thành phố hàng đầu ở miền đông, khắp nơi là công trình xây dựng, chỗ nào cũng bụi mù, bầu trời cũng ngã màu xám xịt.
      Bức thư để lại của Ôn Kiến Quốc không nói rõ làng Xạ Công ở chỗ cụ thể nào. Đi tìm ngôi làng này như mò kim đáy biển. May mà tiểu thuyết của anh ta để lại một dấu vết, anh ta nói đã khởi hành từ Trường Sa đến Thường Đức, đáng lẽ định đi chơi một chầu ở Vũ Lăng, Phượng Hoàng, nhưng vì lên nhầm xe ở Nguyên Lăng nên mới lạc đến làng Xạ Công. Rõ ràng lộ trình đến đây đã không được vạch sẵn. Ngôi làng quá nhỏ bé này không có trên bản đồ, nhưng dấu vết nói trên đã thu hẹp phạm vi tìm kiếm rất nhiều.

      Bức tượng Phật bằng vàng đó có còn dưới giếng không? Tôi không biết, còn Ôn Kiến Quốc thì khẳng định là chưa mang về. Một cảm giác kỳ lạ dường như đã mách bảo tôi rằng trong cái giếng bị đậy chặt bằng đá khối ở cái làng nhỏ bé hẻo lánh đó, pho tượng vàng nặng trịch vẫn còn.
      Phật vàng! Trên mười lăm kilogram. Nếu tìm không thấy thì cứ coi như đi chơi. Tôi tự gỡ ngượng, nghĩ sống đến tuổi này, đã đi khắp đông tây nam bắc nhưng chưa có lần nào được đi chơi.

      Tương Tây là vùng đất mở cửa kém, lâu nay chẳng phát triển gì, nhưng vùng Phượng Hoàng lại nổi tiếng vì chính sách bế quan tỏa cảng và đã trở thành điểm du lịch thu hút lượng khách đổ về đông. Ngày giáp tết cũng là những ngày vàng cho du lịch. Tôi cứ tưởng sắp được đến một vùng u tịch cho thư giản tâm hồn nhưng đâu có ngờ rằng nơi ấy, người đông nườm nượt chẳng khác nào chợ rau chợ cá.

      Ra khỏi ga xe lửa, tôi ấn tay vào cái vali. Bên trong chẳng có thứ gì đáng tiền. Mấy bao thuốc lá, mấy bộ đồ thay đổi hàng ngày, cộng cả lại cũng chưa bằng tiến chiếc vali. Đường tàu đến Thường Đức quả thật là mệt dễ sợ. Con đường tiếp theokhông có tàu hỏa, cứ nghĩ đến việc đi bằng Ô tô xốc nảy người cũng đủ mất hết can đảm. Nhưng đã đến Thường đức rồi thì lẽ nào lại quay về. Vẫn còn may là đi đường thủy, chỉmột mạch là sẽ đến nơi. Tôi ra bến mua vé thuyền đến Nguyên Lăng, thời gian rời bến là 3 giờ 20 phút chiều. Tôi tìm một quán ăn nhỏ trên đường phố Thường Đức, gọi một món gì nhồi vào bụng, rồi châm một điếu thuốc lá, trầm tư suy nghĩ về chuyến đi.

      Tôi xuất phát theo đúng lộ trình mà Ôn Kiến Quốc đã mô tả. Mấy hôm trước, tôi còn lưỡng lự nửa ở nửa đi, đôi lúc tôi chỉ biết ngồi cười cay đắng. Nhưng cuối cùng, tôi quyết định phải lên đường. Đồ ăn đã bưng lên, thức ăn Hồ Nam cho nhiều mắm muối nhưng tôi Vẫn thấy nhạt nhẽo, vô vị. Trong tôi lúc này chỉcòn bận tâm đến giấc mơ đó. Ân qua quýt, tôi đứng dậy trả tiền, rồi bước khỏi quán. Ngày trước, mỗi thành phố đều có diện mạo riêng của mình, mấy năm gần đây, khắp nơi đều đập phá nhà, xây lên những tòa nhà một kiểu như nhau. Tôi đảo một vòng quanh phố, rổi ra đợi thuyền. Thuyền ngược dòng Nguyên Giang rồi đi xuống phía nam, phong cảnh đôi bờ kỳ thú. đúng là núi non, sông nước đẹp vô cùng. Hầm mỏ, nhà máy rất ít, gần như chẳng có Ô nhiễm nào. Bế quan tỏa cảng cũng có cái hay của nó. Bầu trời đặc biệt trong xanh, tôi ngồi ở đuôi thuyền ngắm cảnh đôi bờ, thỉng thoảng lại gặp vài chiếc thuyền gỗ lướt qua hai bên. Khi vượt thác ghềnh, đám phu kéo thuyền lại quấn thừng vào vai giúp thuyền vượt qua. Nghe tiếng nhịp dô ta, dễ có cảm giác lạc về dĩ vãng.

      Trời rất lạnh. Đứng trên mạn thuyền, gió sông thổi vào mặt giá buốt. Tôi rút một điếu thuốc lá, thò tay vào túi quần rút chiếc bật lửa nhưng lại đụng phải chùm chìa khóa. Chùm chìa khóa rất lớn, trùm kín chiếc bật lửa, tôi đành phải rút tât cả ra. Chùm chìa khóa có rất nhiều chìa nhưng phần lớn là của cơ quan, giờ đã trở thành vô dụng nhưng tôi chưa kịp vứt đi. Gió quá mạnh, bật mãi không được lửa, đang vào bên trong khoang tìm chỗ kín gió châm thuốc rồi sẽ quay ra, bỗng có cánh tay đưa ra:
      – Xin mời!
      Đó là chiếc bật lửa cao cấp có thương hiệu nổi tiếng. Sau tiếng kêu giòn giã, lửa đã bắt ngay, tôi nghểnh mặt lên châm thuốc và nói càm ơn.
      Đó là một người đứng tuổi vận chiếc áo gió hàng hiệu cao cấp, chắc hẳn là một người thành đạt đi du lịch. Ông ta bỏ bật lửa vào túi và mỉm cười bảo tôi:
      – Đi chơi à?
      – Thưa vâng! – Tôi gật đầu.
      – Cảnh đơn côi không vợ, một người ăn no, cả nhà không đói, tranh thủ dịp này đi chơi một chút.
      – Tuổi trẻ tuyệt thật! – Ông ta thở dài một hơi. – Ô’ vào cái tuổi của cậu, tôi còn phải đi kiếm cơm, làm gì có chuyện du lịch. T
      ôi bỗng cười thầm đau khổ, tôi bây giờ đến bát cơm cũng chẳng kiếm được, nếu mục tiêu chuyến đi này không thành thì có nguy cơ trở thành kẻ bần cùng cũng nên. Tôi không định nói về chuyện này bèn đánh trống lảng:
      – Ông anh, anh làm ở ngành nào?
      Ông ta mỉm cười bảo:
      – Gì cũng làm, chủ yếu là đi khắp nơi kiếm ít đồ cổ.
      – Chắc mệt lắm hả? – Chẳng dễ ăn gì! – Ông ta thở dài não ruột. – cũng may là bây giờ đã có chút kinh nghiệm, đỡ hơn trước nhiều rồi. Nhưng nếu nhìn sai thì lỗ vốn.
      Ông ta ăn diện đàng hoàng, xem ra cũng chẳng phải là người làm ăn thua lỗ. Tôi hỏi:
      – Nghề này dễ kiếm không?
      – Nếu vớ được món tốt, thế nào cũng kiếm được gấp mười mấy lần.
      Ông ta có vẻ không muốn nói nhiều về chuyện này; tôi cũng hiểu những người buôn đồ cổ đâu chỉ kiếm lãi gấp mười lần. Tôi nghe nói có tay buôn đồ cổ bỏ ra hai trăm bạc mua được bốn cánh cửa sổ chạm khảm hoa văn, sau đó đã bán được với giá mười mấy ngàn đô la Mỹ tại nơi bán đấu giá Tô Phúc. Nếu Iàm tốt, hoàn toàn có thể kiếm lãi gấp trăm ngàn lần.
      Đoán chừng ông ta không muốn bộc bạch, tôi không tiện hỏi thêm. lm lặng hồi lâu, bỗng ông ta hỏi:
      – Cậu định đi đâu?
      – Nguyên Lăng.
      – Nguyên Lăng hả? – Có vẻ như ông ta nhớ ra chuyện gì đó. – Đó là một nơi thú vị có nhiều kiến trúc cổ. Ý tứ câu nói đó cho thấy ông ta chắc chắn đã từng đi tìm kiếm đồ cổ ở Nguyên Lăng và đã kiếm được ối tiền nên mới đánh giá cao vùng đất này.
      Vì tôi định đi Nguyên Lăng trước để dò hỏi thông tin, nên thuận mồm nói:
      – À phải, thế ông có biết một ngôi làng tên là Xạ Công không?
      – Tôi cũng đã đến đó. Thực ra tôi chỉ buộc miệng mà hỏi thôi, cũng chẳng thèm quay đầu nghe câu trả lời. Vừa nghe dứt câu nói của ông ta, tôi sững người, vội móc cuốn sổ tay ra, ghé sát rồi hỏi thêm:
      – Ở đâu cơ? Cái làng Xạ Công đó? Ông vẽ cho tôi cái bản đồ chỉ đường được không?
      Không ngờ mọi chuyện lại trở nên thuận buồm xuôi gió đến thế, thậm chí tôi chẳng dám tin. Vẽ xong bản đồ cho tôi, ông ta bảo:
      – Đó là ngôi làng hẻo lánh, chẳng có gì đáng giá, may tìm được cái bát đời Hán có một góc mẻ chẳng bõ công, thế cậu đến đó làm gì.
      Ông ta hỏi tôi vẻ hồ nghi, không dám nói thật, tôi thuận mồm nói:
      – Có mấy người thân thích. – Nhưng vừa nói xong, tôi đã thấy hối hận vì nếu có người thân ở đó, sao lại chẳng biết đường. Nếu ông ta vặn lại, tôi sẽ không sao trả lời nổi. May mà ông này chẳng thèm đểý mà chỉdán mắt vào chùm chìa khóa của tôi.
      Cái ông ta để ý là chiếc nhẫn.
      Chiếc nhẫn đó, hôm nay tôi không lùa lọt ngón tay nữa. Tôi không rõ lý do nữa, dù tôi cũng không nghĩ là mình béo ra. Tôi dùng nó làm cái vòng móc chìa khóa, khi đeo nó trên tay trông rất ngộ, nhưng khi làm vòng móc khóa lại rất đẹp. Tôi cười, định cất chùm chìa khóa vào túi thì ông ta vội nói:
      – Cho xem chút được không.– Giọng của ông ta khô khốc, nếu tôi không cảm nhận nhầm thì trong giọng nói đó có ý tham. Tôi đưa chùm chìa khóa cho ông ta, ông ta lật đi lật lại rồi đột ngột hỏi:
      – Cậu lấy đâu ra cái thứ này? Câu hỏi đường đột này làm tôi mất vui. Tôi trả lời qua quýt: " Của bạn tặng đấy." Vừa nói tôi vừa đưa tay lấy lại chùm chìa khóa. Thấy tôi bỏ chùm chìa khóa vào túi, ông ta lại đột ngột hỏi:
      – Tôi trả một trăm, có bán không?
      Tôi hơi giật mình:
      – Cái này đáng tiền không?
      Ông ta cười với chút thiếu tự nhiên:
      – Cũng chẳng phải là rất đáng tiền.- Ông ta nói xong, có lẽ nhận ra tôi có vẻ nghi ngờ nên mỉm cười.
      – Cái nhẫn này chế tác rất tinh tế, có điểu trùng thư, có lẽ là đồ thời Chiến Quốc, gặp khách cũng phải được ba bốn trăm. Nhưng cái này sáng quá, màu gỉ, có lẽ là gỉ nước, rất có thể là đồ rởm.
      – Điểu trung thư?.
      –Tôi lại ngạc nhiên. Tôi không hiểu lắm về thư pháp nhưng tôi biết điểu trùng thư là một loại thư pháp rất cổ. Tôi đã xem kỹ chiếc nhẫn, phát hiện nhiều hoa văn được khắc rất tinh vi nhưng chẳng hiểu ra là cái gì. Từ trước đến giờ, tôi vẫn tưởng nó cũng như hoa văn trang trí trên các đỉnh đồng thau thời Thương Chu, thế mà lại thấy ông ta bảo là chữ viết.
      Tôi lấy chùm chìa khóa ra hỏi:
      – Cậu nhận ra thư pháp điểu trùng thư chứ? – Ông ta nuốt nước bọt rồi nói.- Tôi cũng chẳng nhận ra được.
      Ông ta thiếu thật thà như vậy làm tôi hơi cáu, nhét vội chùm chìa khóa vào túi, nói :
      – Thế thì thôi vậy!
      Ông ta chẳng nói gì, búng búng tàn thuốc lá. Gió sông rất mạnh. Tàn thuốc rơi ra chỉ là một sợi màu trắng xám nhưng chưa kịp chạm mặt nước đã mất tăm mất tích. Điếu thuốc của tôi đã cháy gần hết, hút tiếp cảm thấy nặng nồng, tôi quẳng đầu thuốc xuống nước, mắt dõi theo đốm lửa đỏ âm thầm tắt trong làn nước trong xanh. Ông ta cũng ném đầu thuốc lá và bảo:
      – Đến giờ ăn rồi, đi thôi.
      Trời sắp tới, vẻ u ám như sắp có mưa. Ngắm nhìn những dãi núi bất tận hai bên sông, tôi bỗng dưng nghĩ tới lời thơ Trúc Sơn:" Tráng niên thỉnh vũ khách đan trung".
      Ăn xong bữa cơm nhà thuyền vừa đắt lại vừa khó nuốt, tôi đã định bụng hỏi thêm người đó đôi điều về làng Xạ Công. Nhưng ông ta đã biến mất như bong bóng xà phòng. Đúng lúc đó trời bắt đầu mưa, tôi ngồi bó gối trong khoang khách, sán lại gần ngọn đèn đọc mấy cuốn sách. Nghe tiếng mưa rơi, tiếng sóng vỗ mạn thuyền, tôi cảm thấy mệt mõi và bắt đầu buồn ngủ, nhưng không dám ngủ.
      Khoang khách có tám giường, giường tôi ở sát góc. Bảy giường kia mọi người đều đã ngủ, tiếng ngáy đều đều như đã say giấc. Tôi đắp chăn, lôi trong túi ra một cuộn thừng tự buộc tay phải trước, kéo qua người, luồn xuống kẻ hở của chiếc giường sắt rồi dùng răng tự cố định tay trái vào phía bên kia.
      Nếu ai đó trông thấy bộ dạng này ắt sẽ rất kinh ngạc, tưởng tôi là kẻ bất thường. Tôi vừa muốn cười lại vừa muốn khóc. Tự trói mình xong tôi nằm yên, nước mắt âm thầm chảy qua má.
      Đêm đó, tôi mơ mình đã đến một nơi hoang vắng. Âm u, mưa ướt suốt sũng người, giá buốt. Không biết bao lâu sau tôi mới hiểu ra đó chỉ là giấc mộng mà thôi.
      Khi thuyền đến Nguyên Lăng, trời còn chưa sáng. Sự ồn ào đánh thức giấc ngũ của tôi. Việc đầu tiên khi tỉnh dậy, tôi kiểm tra nút thắt còn chắc, chưa có dấu hiệu tuột. Tôi tự cởi trói trong chăn, mặc quần áo rồi ra khỏi giường, nhìn ra cửa sổ. Trên bến, đèn đuốc sáng trưng, một chiếc thuyền đang dỡ hàng.

      Trời còn sớm, thu nhặt đồ đạc, lên bến, ra đến đường phố, tôi còn cảm thấy hoa mắt nhức đầu. Có lẽ do tôi ngủ chưa đầy giấc. May mắn, tôi có tấm sơ đồ do tay buôn đồ cổ vẽ cho chiều qua. Từ Nguyên Lăng đến làng Xạ Công phải đổi nhiều tuyến xe, đoạn cuối cùng còn phải đi bộ. Khi bắt đầu hành trình, tôi cứ nghĩ mọi chuyện đơn giản nhưng lúc này lòng tin chẳng còn bao nhiêu. Ra bến Ô tô, mua xong tấm vé đến phố huyện nọ thì chiếc xe ca đã đợi sẵn trong bến. Tôi xách va li quần áo chui vào xe nhưng xe vắng tanh. Tôi ngồi một lát, bắt đầu ngũ gật, đang mơ màng thì xung quanh bỗng trở nên huyên náo. Họ là khách đi sớm, chuyện trò bằng tiếng địa phương, nghe không hiểu nỗi, cái rét ngọt đầu xuân, tất cả sao mà xa lạ. Tôi kéo cổ áo, co người lại, mong tạo được một thế giới riêng cho mình.

      Từ Nguyên Lăng đi mất ba tiếng thì đến một phố huyện trực thuộc. Khi xe dừng lại, trời không mưa nhưng bầu trời nặng trĩu. Tới làng Xạ Công, mỗi ngày chỉcó hai chuyến xe, một chuyến chỉcòn mười mấy phút nữa là khởi hành, còn một chuyến thì đến một giờ chiếu mới xuất phát. Cảm thấy không vội, tôi bèn mua vé chuyên sau rồi đi dạo xem cảnh phố phường.

      Thành trấn cổ xưa vùng Tương Tây này, nếu được bê về vùng duyên hãi thì chắc hẳn sẽ trở thành thắng cảnh cuốn hút khách du lịch lắm đấy. Nhà cửa, phố xá phầm lớn được Iàm từ cuối đời Thanh hoặc đầu thời Dân quốc, một số kiến trúc cổ có lẽ còn cổ xưa hơn.
      Dạo xong một vòng tôi còn phát hiện ra một biển hiệu được gìn giữ rất cẩn thận, có đề bốn chữ "Lập Huyết Văn Trinh". Không rõ là điển cổ gì nhưng nhìn bốn chữ đó cũng đoán ra, nơi đây hẳn đã xảy ra một cuộc tranh chấp đẫm máu, Chữ "Huyết" khiến tôi cảm thấy không thoải mái trong lòng.

      Chọn một tiệm cơm sạch sẽ trên phố, tôi bước vào. Người hầu bàn với phong cách hơi cổ chạy lại mời chào. Thức ăn Hồ Nam được tiếng là ngon nhưng lại rất cay. Bữa ăn ở Thường Đức đã cho tôi một bài học, vì thế tôi cố gắng chọn những món ít cay nhất nhưng khi ăn vào miệng vẫn không chịu nổi. Tôi gọi món mì bò và hai chiếc nem cuốn thịt trân châu, thong thả ăn, mãi thả hồn bên cửa sổ, không còn nhớ mình đang ngồi nơi đâu.

      Mì Hồ Nam được làm bằng cách trộn bột sống với bột chín thành thứ sợi săn, cắn vào thấy hơi dai. Nem cuốn thịt trân châu thì dùng bánh đa bột mì gói thịt vào trong rồi cùng rán với xôi nếp trong chảo mỡ, rất cay nhưng vị lạ miệng. Ân món này, tôi có cảm giác như đang nhai giấy.
      Đang ăn, bỗng có người lạ mặt xuất hiện. Không để ý, khi tôi ngẩng đầu lên thì người đó đã đi xa. Từ cửa sổ nhìn ra bên ngoài, thấy tất cả những người qua lại, ai cũng có dáng vẻ đờ đẫn, vội vàng như tôi.

      Tôi lắc đầu. Người tôi không có gì đặc biệt, tôi cũng chẳng có của nã gì cho xã hội đen để ý; có lẽ đó là những ý nghĩ lung tung.
      Ăn xong, hầu bàn tính tiền, thức ăn ở đây không đắt. Tôi cho tay vào túi lấy tiền bỗng thấy hoảng. Dáng người đó rất quen nhưng tôi không sao nhận ra. Chẳng lẽ là... là tay cảnh sát họ Trần hôm đó? tôi đã bị công an để ý? Nhưng tôi lập tức dẹp bỏ ý nghĩ này. Cảnh sát chắc sẽ chẳng bao giờ nghi tôi vào trại tạm giam giết Ôn Kiến Quốc? Nếu không phải là cảnh sát thì người đó là ai?
      – Mười ba đồng...
      Lời nhắc của tay hầu bàn cắt đứt dòng suy nghĩcủa tôi. Anh ta nhìn tôi với vẽ hoài nghi. Tôi thò tay vào túi mà mãi chẳng rút tiền ra, có lẽ anh ta tưởng là tôi muốn chạy làng. Tôi vội nói:
      – Được, được rồi! – Moi tiền từ trong ví ra trả anh ta, tôi nhắc vali bước ra đường. Đến cửa, tôi ngoái đầu nhìn lại sau lưng.
      Con ngõ dài lát đá rộng chừng ba mét, hai bên là những cửa hàng nhỏ đã có lịch sử lâu đời, vẫn còn dùng chai thủy tinh miệng rộng làm đồ chứa hàng, bên trong đựng kẹo bánh, bích quy...

      Đã gần giữa trưa, có một người đang ngồi trên bậu cửa để vặt lông gà, miệng ngậm điếu thuốc, ngân nga một điệu nhạc lưu hành ở địa phương, điệu bộ rất tự đắc. không có ai quen. Đối với tôi, mọi xó xỉnh của cái thế giới này đều toàn người xa lạ, chẳng có quan hệ gì. Tôi lắc đầu, thầm nhẫm tính giá trị của pho tượng vàng đó. Chỉ có mỗi cách ấy mới giúp tôi xua đuổi được những ý nghĩ lung tung, những nỗi sợ hãi vô cớ.
      Bữa cơm trưa, tôi ăn không thấy ngon miệng. Tôi không ăn được nhiều, chỉ một lát sau lại thấy đói bụng ngay. Tôi tới một tiệm nhỏ mua hai gói sôcôla. Dù chă thích thú gì với loại kẹo này nhưng dùng nó đối phó với cơn đói cũng không đến nỗi nào. Ân được một gói đã thấy chán, tôi cất gói còn lại vào túi.

      Một giờ chiều, chiếc xe ca bắt đầu lăn bánh. Tiếng máy chạy như muốn long cả ốc ốc vít, khói đùn ra làm người ta nôn mửa. Người ngồi xung quanh trò chuyện bằng tiếng địa phương, tôi không sao hiểu được, cảm giác như rơi vào hố bùn. Chiếc xe xóc tung người, chồm chồm tiến về phía trước. Tôi chen chúc trong xe. một cơn mệt mõi ập đến. Bầu trời bên ngoài u ám như sắp có mưa.
      Tôi chăm chú nhìn ra cửa sổ, cho đến khi trời đất mờ mịt. Tuy rất sợ ngủ quên nhưng dường như tôi đã rơi vào một cái đầm lầy, giãy dụa thế nào vẫn cứ chìm xuống cho đến khi bị chìm ngập.

      "Cậu đến rồi"

      Một giọng nói bỗng vang lên. Tôi giật mình, âm thanh đó phát ra phía trên đầu, lẽ nào người đó ngồi trên mui xe. Chiếc xe này rất cũ kỹ. Mui xe làm giá hàng có thể cho người ta để đồ đạc, nếu trên đó có người ngồi thì thật khó hiểu. Nghi nghi, hoặc hoặc, tôi định ngẩng đầu nhưng đốt sống cổ khôgn thể cựa quậy như bị đúc cứng, chỉcòn cách ngước mắt nhìn lên. Tôi không hề bất ngờ khi chỉ nhìn thấy mui xe han gỉ, chiếc xe này hình như sắp đến ngày thanh lý. Tôi muốn cười nhưng bỗng ngạc nhiên nhận ra da mặt mình đã bị đông cứng không nhúc nhích được.
      "Rốt cuộc cậu cũng đã về"
      Đúng là tôi đang ngủ mê. Vừa nghĩ tới những chuyện đó, tôi liền nhìn xuống đôi tay mình một cách có ý thức. Vết lằn do thừng vải buộc quá chặt đêm qua đã không còn dấu Vết, giờ chỉ là đôi tay rất bình thường. Nhìn ra xung quanh, cảnh tượng như trong phim câm có độ nét cao, tất cả mọi người đang giơ tay, múa mép nhưng không hề phát ra âm thanh.
      Cảnh tượng quái đản này chỉ có thể xuất hiện trong cơn mê. Tôi nhớ rõ rằng tôi cũng đã từng mơ thấy những hình ảnh như thế. Đó là một buổi trưa hè mười mấy năm về trước, tôi đang ngồi trong phòng tự học thì mọi thứ trước mắt bỗng trở nên kỳ lạ và bí hiểm. Từ góc phòng, những hình người nửa trong suốt lũ lượt kéo ra, cho đến lúc tôi thét lên vì sợ hãi thì mới hiểu mình đã gục đầu trên bàn mà ngủ.
      Đúng thế, một lần nữa, mọi thứ lại diễn ra.

      Tôi tự nhủ mình như vậy nhưng vẫn thấy chẳng yên lòng. Giọng nói này quả thực đến mức không thể bảo là ảo giác. Hay là tôi đang trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê vì đêm qua đi ngủ quá muộn.

      Tỉnh dậy mau, trời ơi, tỉnh dậy mau!

      Tôi mơ màng nghĩ. Lúc này xe đang chạy chậm như đứng yên một chỗ, người xung quanh cũng im phăng phắc như những pho tượng, nhưng tôi biết rằng, từ những cái miệng hé mở hay há hốc ra kia vẫn không ngừng thải ra mùi hôi thối, dưới lớp da của họ, dòng máu đặc quánh như hồ vẫn dâng lên hạ xuống như thủy triều. Thứ máu đó, quánh đặc và ngọt lịm như nước dưa hấu.
      Đó là ảo giác.

      "Quả là cậu đã đến"

      Như đập vỡ suy đoán của tôi, giọng nói này bỗng lại vang lên. Có thể nghe rõ giới tính của giọng nói, âm sắc cao nhưng không phân biệt là giọng đàn bà hay đàn ông. Mộng mị là sự phản ánh những quanh co của cuộc đời, nhưng tôi không sao tìm ra được giọng nói đó là của ai. Nó giống như giọng nói đã bị cố tình làm méo đi trong phim ảnh.
      Đây không phải là ảo giác. Tôi toan đứng lên nhưng toàn thân bị ép bởi vật nặng nghìn cân, không thể nhúc nhích. Đây phải chăng là cơn ác mộng? Tôi nghĩ. Trước mặt là một mảng tối, mọi người xung quanh như hóa đá.
      Tôi ra sức giãy giụa để đứng lên nhưng cả ngón tay cũng không thể động đậy. Tôi ngạc nhiên nhìn xung quanh, những người đàn ông, đàn bà đó vẫn không động đậy, không, không phải không động đậy mà là cử động hết sức chậm chạp.
      Miệng họ từ từ mở ra, khép lại, không phát ra âm thanh như đàn cá. Tôi lại giãy giụa như điên, giọng nói vang bên tai mỗi lúc một to biến thành một trận cười. Tiếng cười cất lên ở mọi nơi trong bóng đêm vậy. "Rốt cuộc là mày đã đến"

      Những âm thanh này được phát ra từ từ, vẻ như thỏa mãn lắm. Lời nói ra đầu ra đuôi như thể không giống với cảm nhận nhầm của tôi nhưng cảnh tượng chung thì lại quá phi hiện thực. Phải chăng đây là ảo giác của tôi, chắc hẳn là thế rồi.
      Tôi nghĩ ngợi, thân xác càng nặng trình trịch, cái tối đen đang quằn quại như vật thể sống, có một thứ sâu thăm thẳm không thể tưởng tượng, giống như đầm lầy cổ, sâu không thấy đáy, sâu quá chừng, đến nước cũng trở thành đen kịt như mực tàu.
      "Đến đi, cậu đến đi."

      Những âm thanh đó vẫn tiếp tục vang lên, độc địa, hãi hùng. Bàng hoàng, tôi thấy mình như đang đứng bên bờ vực sâu thăm thẳm. Tựa hồ như chỉđi thêm một bước là rơi xuống, thịt nát xương tan. Nhưng âm thanh đó vẫn lôi cuốn tôi, kéo tôi về phía trước, mặc cho hiểm nguy đang rình rập đe dọa.

      Đúng là mộng mị chăng? Chắc chắn là như thế, như giấc mộng này sao mà thật đến thế. Không, tôi nhất định không được ngủ thiếp đi. Thần kinh của tôi đã căng ra như dây đàn, tôi biết, nếu ngủ say thì hậu quả sẽ như thế nào.

      Tôi nhất định phải tính. Bây giờ tôi đang ngồi trong chiếc Ô tô, một chiếc xe cũ kỹ, xóc nảy người. Ngồi phía trên là một phụ nữ nông thôn đang ôm một chiếc làn, khư khư bảo vệ những thứ đựng bên trong. Đó có thể là trứng gà? Trứng gà sẽ nở thành gà con. Những quả không nở thì gọi là trứng ung. Mỗi quả trứng sẽ trở thành một chú gà con, đủ lông đủ cánh. Nếu đem những quả trứng chưa kịp nở thành con đem luộc, gọi là trứng lộn, đập ra có cả nước máu chảy ra, màu hồng. Nước máu có mùi vị tanh ngọt.
      “Ôi”
      Tự nhiên tôi như bị điện giật, dòng điện truyền khắp người, tôi đứng bật dậy. Giá hành lý ở ngay trên đầu, tôi đứng dậy quá nhanh, đầu va "rầm" vào hành lý làm cho đồ đạc trên đó cũng loảng xoảng phát ra âm thanh. Đầu đau buốt.

      Mãi đến lúc đó tôi mới phát hiện ra mình đã kêu la thảm thiết. Bên ngoài, vẫn hoàn toàn sáng sủa. Đến một nửa số người trên xe tỏ ra ngạc nhiên ngây người, mồm há hốc vì sự kì quặc của tôi. Có lẽ họ cho là tôi bị điên, tôi cười chữa thẹn phân bua:
      – Xin lỗi, tôi đang mãi nghĩ một chuyện, rất xin lỗi.

      Mọi người đều thở phào nhẹ nhõm. Người phụ nữ nông dân mở tấm bạt ba lô đang đậy kín chiếc làn để ra soát đồ đạc trong đó. Trong xe chật chội và bí hơi, nếu tôi là một kẻ điên thì chẳng ai có thể yên lòng. Nhưng bây giờ tôi đã tỏ ra là một người hoàn toàn bình thường. Tôi ngồi xuống, chẳng thèm để ý đến người chung quanh đang lặng lẽ đoán mò, một số khác nhìn ra cửa sổ với vẻ lo âu.
      Đã sắp đến huyện có làng Xạ Công. Nhưng càng gần đến gần mục tiêu, sự hoảng loạn trong tôi càng thêm nặmg nề. Lúc mới đi, tôi cảm thấy chuyến đi này có lí do đầy đủ. Nhưng đến bây giờ, tôi thấy việc mình đến cái làng xa xôi hẻo lánh này thật vô nghĩa. Vì pho tượng vàng đó? Dạo trước, tôi từng đọc một mẫu tin ngắn nói rằng có một phụ nữ Nhật xem một cuốn phim Mỹ đã cho rằng báu vật Tây Tạng trong phim là thật và đã sang tận ơi để tìm. Hàm ý của mẫu tin này là: người phụ nữ đó có vấn đề về thần kinh. Nhưng tôi đã qua cái tuổi đọc truyện và coi những gì kể trong đó là thật, sao lại có thể chạy tới tận đây chỉvì pho tượng Phật bằng vàng mà Ôn Kiến Quốc nhắc đến trong tiểu thuyết kia chứ!
      Không lẽ tôi cũng bị điên?
      Điên rồi, tôi thật sự điên thật rồi.
      Tôi đã tự nhận thấy biểu hiện bất thường của mình. Học trò trường trung học có thể chạy đến Thiếu Lâm tự học võ sau khi xem phim Thiếu Lâm Tự, chuyện này đã có tiền lệ. Những năm ba mươi của thế kỷ trước từng có chuyện một cậu bé nào đó, sau khi đọc xong tiểu thuyết kiếm hiệp đã tìm đến núi Nga Mi để học đạo. Tôi đã thành người lớn, mà cũng bị mê hoặc bởi cái tượng Phật vàng này sao? Nếu Văn Đán và bọn họ biết, chưa chừng cũng sẽ cười nhạo tôi.
      Đầu óc đã tỉnh táo, cơn buồn ngủ đã tan biến. Dù thế nào cũng đã trót, không thể quay đầu lại. – Tôi tự trấn an. Thôi thì mặc chuyện gì đến cứ đến, tới làng Xạ Công hẵng hay. Tôi tiếp tục nghĩ theo chiều hướng đó để chữa thẹn cho mình, hi vọng mong manh có thể tìm ra tượng vàng.
      Nhưng theo Ôn Kiến Quốc, cái giếng đó có người chết, còn Liễu Văn Uyên...Chuyện của Ôn Kiến Quốc đã kết thúc rất lặng lẽ. Tôi không thấy trong đó có hành động gì của Liễu Văn Uyên cả. Những lời Văn Uyên nói, chẳng giống chút nào với cung cách của người hiện đại, lại còn những cái chi chi kiểu vào dịp trăng tròn ngày rằm, giống như câu chuyện của những tay tiểu thuyết gia tầm thường, làm sao có thể coi là chuyện thật.
      Nghe bình văn mà rơi lệ cho cổ nhân là chuyện nực cười, còn tôi?
      Chưa chừng ở làng Xạ Công chẳng có tay Liễu Văn Uyên nào cả; chẳng hóa ra sẽ thành chuyện cười cho giới săn tin?
      Tôi tự hành mình không chút thương xót, cũng không ngớt tự cười cay đắng. Nhưng mặc cho sóng gió tự nguyền rủa đang trào dâng, tự đáy lòng, một tiếng nói ngoan cường vẫn nhắc nhở tôi rằng: Ôn Kiến Quốc đã chết.
      Không chỉ Ôn Kiến Quốc mà cả Lâm Bồ Lam cũng đã chết.
      Theo Ôn Kiến Quốc thì không những đây là chuyện có thật mà nếu muốn sống, tôi phải đến làng Xạ Công. Ôn Kiến Quốc đã viết như thế. Lẽ nào ông ta cũng đã chết. Tôi lại giật thót người nhưng may chưa hét thành tiếng! Tôi chỉ muốn thét, muốn gào thật to. Trong khoảmh khắc ấy, tôi biết được kết cục của Ôn Kiến Quốc.
      Đúng vậy, mỗi câu chuyện đều phải có một kết cục, Ôn Kiến Quốc đâu có phải là ngoại lệ. Nhưng liệu tôi có rơi vào trường hợp đặc biệt này không? Chính tôi cũng không biết nữa.
      Trời rất lạnh nhưng không khí trong xe bức bối. Còn tôi, tôi vẫn thấy rét, rét đến run người, rét đến mức đôi môi tê cứng. Hai bàn tay tôi chà sát như điên vào nhau, nhưng những ngón tay vẫn tê dại không còn cảm giác, trơ khấc như khúc gỗ.

      * * *

      Xe dừng lại, cuộn theo một đám bụi. Bến xe cũ nát, có lẽ còn sót lại từ hàng chục năm trước, ngoài cửa còn lại cái biểu ngữ từ thời cách mạng Văn hóa, màu đỏ của nó đã phai nhạt. Có lẽ chỉtrong những năm tháng loạn lạc đó, bến xe hẻo lánh này mới trở thành trận địa tuyên truyến tư tưởng cách mạng.
      Tôi xách vali xuống xe, bị một đám bụi làm mờ mắt. Tránh sang một bên, thò tay vào túi móc ra một điếu thuốc lá rồi từ túi quần moi ra một chgiếc bật lửa châm thuốc. Nhưng động tác quen thuộc này làm tôi sửng sốt, túi quần trống rỗng, không bình thường, tôi thọc lại tay vào túi.
      Chùm chìa khóa nặng trịch đã biến mất. Tôi ngán ngẫm, lúc này nó chẳng có tác dụng gì nhưng nếu mất đi, khi trở về, tôi sẽ phải đối mặt với sự khó chịu của chủ nhà, nhất là lúc mượn mẫu chìa khóa đi đánh cái mới. Chiếc xe đang định quay đầu chuẩn bị vào chỗ đợi khách. Tôi vội vàng đuổi theo hò hét:
      – Đợi một tí.
      Tài xế phanh lại, thò đầu ra cửa xe:
      – Chuyện gì thế?
      – Tôi mất chùm chìa khóa, cho lên tìm được không?
      Anh tài tuổi chưa cao, tỏ vẻ thông cảm, vội mở cửa xe:
      – Vào tìm nhanh lên, khách sắp lên rồi.
      Tôi nhảy lên xe, thùng xe ngập ngụa vỏ trái cây, đầu thuốc lá, phân gà và các thứ khác chẳng khác gì sau một đêm cuồng hoang của thú vật. Tôi bước tới chỗ ngồi lúc trước, tìm kỹ trên sàn xe. Chùm chìa khóa nhét sâu trong túi quần, khó có thể rơi nhưng trong cơn mê sảng, có thể tôi đã vô tình làm nó văng đi đâu đấy. Tôi lấy chân bới đống vỏ trái cây, đầu thuốc nhưng không sao tìm thấy được. Không cam chịu, tôi tìm lại một lần nữa từ đầu xe tới cuối xe mà vẫn không có kết quả gì. Chùm chìa khóa ấy đâu có nhỏ bé gì, nếu rơi ở trên xe, chắc chắn tôi đã tìm thấy.
      Người lái xe cầm chổi bắt đầu quét, khi tôi đi tới cuối xe, anh ta cũng sắp quét tới đó. Thấy tôi, anh ta vươn thẳng lưng hỏi:
      – Đã tìm được chưa?
      – Chẳng tìm thấy. – Tôi thiểu não – Chắc là rơi ờ nơi khác rồi.
      – Có gay lắm không?
      – Cũng chẳng đến nỗi, xin cảm ơn!
      Tôi nhảy xuống xe, nắng và bụi bên ngoài làm mắt tôi nheo lại. May mà chùm chìa khóa cũng chẳng phải tài sản to tát, chứ mất ví tiền thì tôi chẳng còn đường xoay sở. Giữa nơi xa lạ này, việc mất chùm chỉa khóa làm tôi cảm thấy có điềm chẳng lành. Còn cái nhẫn đó, vì được dùng làm vòng móc khóa nên cũng mất theo luôn. Theo lời tay buôn đồ cổ thì cái nhẫn đó cũng được món tiền, kể ra cũng hơi tiếc.
      Từ đây đến làng Xạ Công còn mười mấy dặm, theo sơ đồ tay buôn đồ cổ đó vẽ thì có một đoạn tôi buộc phải đi bộ hoặc phải bắt xe.
      Tôi dự kiến nếu không bắt được xe thì quay lại mua vé về Nguyên Giang ngủ trọ một tối, đảo một vòng ngắm cảnh thị trấn cổ. Chuyến đi cũng chẳng đến nỗi mất công
      Tôi đang bước ra phía ngoài, thì người lái xe đang bê sọt rác, chạy lại gọi lớn: – Này ông anh, đi đâu thế, đánh mất chìa khóa không sao chứ? Nhiệt tình của ông bạn lái xe làm tôi cảm thấy ấm lòng, tôi cười cười nói:
      – Cũng chẳng sao, tôi định đi hỏi xem có xe đến Xạ Công không?
      Anh ta nhăn mày, tôi đang e ngại việc anh ta hỏi cặn kẽ lý do tôi đến làng Xạ Công thì anh ta lại nói:
      – Phải rồi, vừa may cậu hai tôi tuần nào cũng đến đó thu gom ít hàng hóa, hôm nay là đúng ngày. Để tôi gọi điện hỏi ông ấy xem, nếu ông ấy chưa đi, anh có thể bám xe.
      Tôi sững người. Tôi chẳng thấy phấn chấn chút nào mà còn thầm mong anh ta không liên lạc được với ông cậu để có thời gian thong thả ngắm cảnh. Anh ta đã vào văn phòng bến xe để gọi điện, lát sau vui vẻ quay ra bảo:
      – Có rồi, có rồi, cậu ấy sẽ đến ngay, đợi ở đây nhé!
      Tôi hỏi:
      – Thế có bất tiện không?
      Anh ta cười bảo:
      – Đáng kể gì. Anh cứ đợi ở đây là được rồi, đằng nào thì cũng thuận đường. Chút nữa tôi đi rồi mà cậu hai tôi vẫn chưa đến, thì khi thấy chiếc xe ba bánh tới, anh cứ nói là A Đông bảo cho anh đi nhờ.
      Tôi cười miễn cưỡng:
      – Vậy xin cám ơn anh!.
      – Nhưng thực ra trong bụng chẳng cảm thấy ơn huệ gì, mặc dù hiểu rất rõ thiện chí của người ta.
      Vừa dứt lời, tù góc đường vọng tới tiếng động cơ ầm ầm của xe máy, anh ta vội lao ra:
      – Cậu Hai ơi, cậu Hai!
      Đó là chiếc xe ba bánh, loại xe này nay không còn thấy ở vùng duyên hải. Nó là một chiếc mô tô ba bánh có trùm bạt. Người lái cũng là một thanh niên tuổi trạc hai mươi, nghe lái xe gọi bằng cậu, tôi cứ ngỡ là một ông già.
      Chiếc xe đỗ lại, người cháu đến bên nói:
      – Này, cậu đi xạ công chứ gì, anh này cũng cần đến đó, cậu cho ahn ấy đi theo một đoạn.
      Tôi bước về phía trước, chìa một điếu thuốc mời anh ta:
      – Nếu không tiện thì cũng chẳng sao đâu, tôi tìm cách khác cũng được thôi.
      Anh ta nhận điếu thuốc rồi cài lên tai:
      – Lên đi, chúng tôi đến đại đội còn cách cái làng đó hơn một dặm đường, đoạn đó anh đành đi bộ Vậy nhé.
      Tôi cười:
      – Được rồi, được rồi, không sao đâu, cảm ơn anh!
      Tôi chui vào trong xe, xe không đến nỗi chật lắm, nhưng vừa ngồi tôi đã thấy gò bó. Anh ta đạp cần
      khởi động và nổ máy, tôi chào cám ơn người lái xe ca, còn chưa ngồi ấm chỗ thì chiếc xe đã phát ra
      một tiếng "khục", đùn ra phía sau luồng khói dầu và lao về phía trước.

      Comment


      • #18
        Chương 12

        Lạc đường


        - Mở hành lý ra cho tôi xem có truyền đơn không!
        Tôi dở khóc dở cười. Tự nghĩ, một bí thư đại đội như ông ta hình như không có quyền khám xét, nhưng cũng chẳng dám nói ra câu này. Nếu chọc tức ông ta chưa biết chừng sẽ bị quy tội hành nghề mê tìn dị đoan, thần quyền cũng nên. Tôi quỳ xuống mở va li bảo:
        - Ông xem đi.
        Trong vali của tôi chỉ toàn là quần áo thay đổi hàng ngày, giấy má cũng chẳng có lấy một tờ. Ông ta đến, lật lên lật xuống, thấy rõ tôi thực sự chẳng giống một kẻ tình nghi, mới ôn tồn hỏi:
        - Đúng là đi tìm đồ cổ? Sao mà chẳng có đồ đạc gì?
        Tôi nói:
        - Tôi mới vào nghề, không dám tranh với các vị tiền bối, chỉ dám đến những nơi hẻo lánh để thử vận may.
        Trịnh Bảo Xuân vỗ vỗ lên vai tôi:
        - Cậu phải cẩn thận đấy, cái làng ấy nhiều thầy lắm ma lắm đó. Nếu không phải vì họ rất ít ra ngoài thì đại đội đã dùng biện pháp mạnh từ lâu rồi.
        Ông ta chẳng nói ra sẽ dùng biện pháp gì, nhưng bỗng vươn thẳng lưng, lại hít hít cái vỏ hộp đựng chai rượu rồi nói tiếp:
        - Phức tạp lắm, cái làng ấy phức tạp lắm, không tiện nói.
        Tôi cảm thấy lạ, hỏi tiếp:
        - Phức tạp lắm ư?
        - Phải rồi, làng ấy hẻo lánh quá, nấp sâu trong xó xỉnh, đường lại xấu, chả được mấy hộ gia đình, chả biết đang làm cái chuyện gì, nghe nói kẻ đứng đầu là cái tay Liễu Văn Uyên gì đó.
        - Liễu Văn Uyên?
        Tôi buột miệng, Trịnh Bảo Xuân ngẩng phất đầu lên nhìn tôi với vẻ cảnh giác, hỏi lại:
        - Cậu đã nghe nói về hắn?
        Tôi hơi hối tiếc, không dễ nói lại, tôi chỉ thuận mồm nói thêm:
        - Là nghe một người buôn đồ cổ đã đến đó nói, ông ta đã mua một mó đồ của Liễu Văn Uyên.
        - Trương Bằng phải không? - Trịnh Xuân Bải hỏi lại. - Tay này cứ ít lâu lại đến đây một lần, hôm nay cũng mới đi, cậu làm ăn với hắn chứ?
        Tôi móc bao thuốc đưa cho cậu hai và bí thư Trịnh, mỗi người một điếu và nói:
        - Bí thư Trịnh, cái tay Trương Bằng đó thế nào?
        Trịnh bảo Xuân cầm lấy điếu thuốc, vui vẻ đến mức không biết để chân tay vào chỗ nào, một tay ôm chai rượu, tay kia đưa điếu thuốc lên miệng, mắt cười, miệng nói:
        - Ôi trời, tử tế quá...Cái tay Trương Bằng đó hả. người tốt đấy, lúc nào cũng mặc cái áo khoác, cứ gặp người là mời thuốc, rất lắm tiền, hổi này chắc phải sắm sửa, làm dáng rồi.
        "Là cái tay buôn đồ cổ đó?" Tôi giật mình. Tôi không ngờ hắn cũng đến làng Xạ Công mà còn nhanh hơn tôi một bước. Y không bảo tôi là y cũng đến Xạ Công, có lẽ y nghi ngờ tôi đã nghe được tin tức gì đó nên mới đến làng đó kiếm đồ cổ và cố ý đi trước tôi. Chả trách sau khi thấy cái nhẫn của tôi, y trở nên lạnh lùng. Cùng nghề hay trở thành đối thủ, nghề buôn đồ cổ cũng không phải là ngoại lệ.
        Trịnh Bảo Xuân rít lên hai hơi, liến thoắn nói về Trương Bằng.
        - Tay đó năm nào cũng phải đến một lần, toàn đi mua những của rẻ tiền, người trên tỉnh thích những thứ đó lắm à? - Trời ơi! Thứ thuốc này của cậu hút ngon tuyệt.


        Trong vali của tôi vẫn còn mấy bao, thấy ông ta tán dương, tôi vội vàng lấy ra hai bao đưa cho ông ta và cậu hai, mỗi người một bao:
        - Đây là thuốc lá sản xuất ở chỗ tôi, các vị nếm thử đi, lần này vội, lần sau đến sẽ đem cho cho mỗi vị một cây.
        Trịnh Bảo Xuân nhét bao thuốc vào túi rồi bỗng trở nên nhiệt tình, bảo với cậu hai rằng:
        - Tam Hoạnh Vương, cậu đưa cậu này đến đến Xạ Công đi, chốc nữa tớ cho cậu bốc hàng nhiều hơn chút đỉnh.
        Cậu hai có phần do dự:
        - Đến Xạ Công?
        Chưa dứt lời thì Trịnh Bảo Xuân đã nghiêm giọng:
        - Cậu sợ cái gì? Đi mau đi, đi sớm về sớm, người ta từ xa đến đây đâu có dễ dàng.
        Nhưng cái cậu hai đó vẫn rất do dự, tôi thấy rõ là anh ta có ý ngại đi nhưng không dám cưỡng lại. Tôi vội nói:
        - Chẳng phải là chỉ còn chừng một dặm nữa sao?
        - Ôi dào, thấy núi rồi mà chạy chết ngựa đó, một dặm đường cũng phải đ mất cả tiềng đồng hồ đấy.
        Tôi cười:
        - Dù sao thì tôi cũng chẳng vội, cứ đi từ từ là được rồi.


        Bây giờ là khoàng hơn ba giờ chiều, trời có vẻ sắp mưa nhưng trong vòng một tiếng rưỡi chắc chưa thể mưa. Lang thanh một lát ở nơi hẻo lánh này có lẽ sẽ giúp tôi vơi bớt những chuyện không vui hàng ngày. Tôi chia tay họ và bắt đầu lên đường.


        Vừa ra khỏi làng, bỗng thấy sau lưng có người gọi, tiếng gọi mỗi lúc một gần, rõ ràng là bằng thứ tiếng phổ thông không lấy gì làm chuẩn mực lắm. Tôi đứng lại, thấy cái cậu lái xe túc túc đang vừa vẫy tay vừa chạy tới. Tôi đứng đợi, anh ta chạy lại phía tôi, miệng thở hồng hộc, hai tay chổng lên hai đầu gối.
        Tôi đợi anh ta bình thường trở lại rồi hỏi:
        - Có chuyện gì thế?
        Anh ta hít mấy hơi dài rồi hỏi:
        - Anh định đến Xạ Công thật à?
        Có vẻ như anh ta muốn nói điều gì đó, nhưng lại chỉ há hốc mồm như con cá heo, chẳng nói ra lời nào. Tôi lặng lẽ đợi anh ta nói, anh ta ngập ngừng chỉ hỏi:
        - Anh thực sự là không làm chuyện mê tín chứ?
        Anh ta chạy vội như thế, tôi cứ tưởng có chuyện gì quan trọng lắm muốn nói, vậy mà lại chỉ có một câu như vậy. Tôi cười:

        - Thế tôi có giống như vậy không?
        Anh ta cũng cười:
        - Chẳng giống mấy. - Nhưng cái cưới thì gượng gạo. Đá cục đất trên đường, anh ta nói: - Nghe nói ngưới ở đó rất lỳ, họ cũng rất ít ra ngoài, nếu anh không có người quen thì hãy cẩn thận.
        Tôi nói:
        - Vâng, xin cám ơn!
        Anh ta có vẻ muốn nói thêm điều gì đó, nhưng bỗng quay ngoắt, chạy lộn lại. Tôi nhìn theo bóng anh ta, lắc đầu rồi lại đi tiếp.
        Tôi đi đôi giày du lịch, hợp với cuốc bộ đường dài. Tuy là nói vậy, nhưng mới đi được một đoạn đã cảm thấy chán. Con đướng ấy quanh quanh, co co, lên lên, xuống xuống. Vừa chui qua một khe núi lại phải leo lên một ngọn đồi. Một dặm đường này chắc là ước lượng trên bản đồ, còn thực tế có lẽ phải dài gấp đôi gấp ba.
        Tôi lâu nay ít luyện tập, mới đi được nửa tiếng đã thấy mệt hết hơi, đầu bốc ra hơi nóng. Tôi nhặt một viên đá bên đường để ngồi lên, định hút một điếu thuốc rồi tính tiếp. Hòn đá lạnh buốt, vừa ngồi lên bỗng như có tiếng sấm nổ trên đầu. Tôi giật mình, ngẩng phất nhìn lên, chẳng ngờ vừa đưa mắt về phía chân trời thì toàn thân đã run lên.
        Trời đất kiểu quái gì thế này?


        Mặt trời đã ngã về tây. Trời nhiều mây phản chiếu nắng chiều đỏ rực một vùng. Mây trời tạo nên những hình thù quái dị, đang bốc lên cuồn cuộn thiên biến vạn hóa, phảng phất như có một bầy quái thú khổng lồ đang nấp trong các tầng mây. Bầy quái thú thương tích đầy mình đang giãy giụa tìm cách thoát ra.


        Những đám mây đó, chúng đã không còn giống đám mây nữa rồi, trông lại càng giống một đàn côn trùng đỏ máu đang xúm xít lại với nhau thành đống làm cho ai trông thấy cũng phải dựng tóc gáy.
        Lúc đó tuy đã là mùa mưa, nhưng còn chưa tới Kinh Chập ( tên gọi một trong hai mươi bốn ngày tiết trong năm theo lịch cổ truyền của TQ, ứng với 5.6 hoặc 7 tháng 3 dương lịch - ND), sao đã có sấm chớp? Tôi có chút hoang mang, nhìn ra xung quanh không biết phải làm gì. Trong hành lý của tôi có một chiếc ô, nhưng nếu trời mưa to thì chiếc ô này cũng không chống đỡ nổi.
        Tôi xem xét ven đường, nuôi hy vọng tìm ra một cái hang núi hay một nơi nào đó có thể trú mưa. Nhưng nhìn mãi cũng chỉ thấy núi với rừng. Khi trời sấm chớp, không được đứng dưới gốc cây, tôi đã hiểu tình thế khó khăn. Kẹt ở nơi này, không gần làng cũng chẳng gần quán, quay lại thì không kịp nữa, đi tiếp thì chưa biết đến bao giờ mới tới nơi.


        Tôi lại nhìn lên trời, những đám mây đỏ mỗi lúc thêm quái dị, đỏ thẫm đến mức ngã sang màu tím nhưng lại tối bầm, chẳng khác một miếng tiết lợn đã đông đặc.


        Tôi không đoán chừng được khoảng bao lâu thì mưa rơi xuống. Chẳng hiểu tại sao khi nhìn cái ráng chiều đỏ màu máu đỏ tôi lại nghĩ rằng, nếu trời mưa thì nước mưa cũng sẽ đỏ rực. Trước cảnh hoàng hôn ập xuống, tôi cảm thấy một nỗi sợ mơ hồ, xách vội vali và chạy thục mạng.
        Không rõ vì sao trong cơn hoảng hốt, lúc nào tôi cũng cảm thấy có một con quái thú đang bám đuổi sau mình. Trong lúc chạy nhanh, lồng ngực phập phồng không ngừng, dường như từng chút không khí đều bị ép, phát ra tiếng thở như tiếng đàn gió.
        Bỗng chân tôi vấp phải một cái gì đấy, tôi lảo đảo, suýt ngã lộn. Tôi ngừng chạy, đặt vali xuống, đôi tay chống lên đầu gối thở gấp.
        Trời bỗng tối sầm. Có lẽ lúc đó mới chỉ bốn giờ. Bình thường thì vào giờ này, trời còn sáng lắm, chưa đến giờ ăn cơm, nhưng ở đây, tất cả đều tối đen như mực, chẳng khác gì lúc nửa đêm. Thường thì phải qua một quá trình, trời mới tối hẳn. Nhưng lúc này, bầu trời như bị một chiêc thảm không lọt sáng trùm kín từ đầu đến chân. Xung quanh bỗng chốc tối như hũ nút. Tôi lại chạy thục mạng chẳng khác gì trong cơn ác mộng, đất dưới chân như cũng dần nhão ra, càng tạo cho người ta một cảm giác siêu thực, còn tôi thì mỗi lúc một hoang mang hơn.
        Sao tôi lại ở đây?


        Tôi không hiểu nổi mình. Tôi chỉ là kẻ lang thang không việc làm, thậm chí không bao giờ nghĩ đến đi du lịch vì thiếu tiền. Vậy mà sao tôi lại một mình đơn côi đến cái làng nhỏ hẻo lánh này? Rốt cuộc là nguyên nhân gì?


        Mây trời đã dồn tụ tới mức có thể sập xuống bất cứ lúc nào, trong cái hoàn cảnh yêu dị đó, đầu óc tôi bỗng tỉnh táo tới mức không thể ngờ tới. Giống như hít vào một thứ khí nào đó, trạng thái tinh thần của tôi bỗng phấn khích, nhìn mọi vật thấy sáng sủa lên, bất luận là cây, cỏ, đá, gỗ, thậm chí là một chiếc lá rụng đều thấy sáng đến lóa mắt. Đúng ra, tôi nên ở lại cái thành phố nhỏ đầy bụi và tiếng ồn đó, hít thở cái không khí đầy huyền phù chứ không nên ở đây. Nhưng thực tế là tôi đã đến đây, cho dù mỗi gốc cây, ngọn cỏ chung quanh đều là chân thực nhưng bỗng chốc đem lại cho tôi một cảm giác không thực.


        Nên về đi.


        Tôi đột ngột dừng bước, ngây người ra nghĩ. Cho dù sẽ bị mưa làm cho ướt sũng cũng chỉ cần về được cái đại đội sản xuất ấy, ngồi uống rượu cùng với tay bí thư họ Trịnh có cái mũi nở ấy, chỉ ở đó mới là thực.
        Nhưng lúc này tôi như đang chìm dưới đáy đầm lầy, cái bóng tối sâu thẳm ấy như một thứ keo dính, đặc sệt, bó chặt lấy tôi. Mọi cử động giơ tay, đưa chân đều làm cho tôi có cảm giác như không khớp với thực tế.
        Tôi quyết định quay trở lại. Vừa quay đầu, tôi đã bị sững lại. Trời còn rét, cỏ chưa rậm, nhưng đã bắt đầu lún phún xanh non. Gió đã ngừng thổi, nhưng thảm cỏ vẫn nhấp nhô gợn sóng; đên lúc này tôi mới hiểu ra vì sao mà thứ thực vật này đem lại một cảm giác bình yên.
        Chúng đang mọc lên!


        Cây cỏ mọc lên, bản thân nó chẳng có gì đáng sợ. Nhưng khi chứng kiến được cây cỏ đang mọc lên bằng mắt thường thì nỗi sợ càng tăng. Như có con vật lớn đang trốn trong lòng đất, vươn những xúc tu nhỏ bé màu xanh ra ngoài, được sự vẫy gọi của sấm chớp kích thích bỗng rẽ đất chui ra, run rẫy vươn lên bầu trời, làm cho tôi bất giác liên tưởng tới những con đĩa đang rập rờn theo sóng nước.
        Trời ơi!


        Tự đáy lòng, tôi thầm kêu lên. Mãi đến lúc đó tôi mới hiểu ra vì sao Ôn Kiến Quốc rất ưa dùng hai tiếng đó. Thứ cỏ lớn lên theo từng giây, chẳng khác gì cuộn phim quay chậm rồi chiếu lên theo tốc độ thường. Không nhanh nhưng vẫn có thế thấy chúng đã vươn dài từng ly, từng ly một, từ từ phủ kín mặt đất.


        Cảnhột cách ma quái. Lúc đó, thứ thực vật thường ít được chú ý này lại phát tiết ra sức mạnh của sự sống, sôi động và quái đản.
        Mặt đường bị vùi kín. Có hai lối đi trong rừng, tôi chọn lối đi chưa có người bước qua. Một thoáng u uất mơ hổ bỗng làm tôi sững lại. Không nhớ thời gian qua đi bao lâu, một ánh chớp lóe lên làm tôi tỉnh lại, người bất giác run lên.
        Con đường đã biến mất.
        Con đường mà tôi đã đi khi mới đến đây đã bị cỏ phủ kín. Ngoảnh đầu nhìn lại, chỉ còn thấy những ngọn cỏ điên dại đang tiếp tục vươn dài, trông rất giống những con bọ xanh đang oằn oại. Tôi lùi một bước. Nhưng đám cỏ kia vẫn tiếp tục tràn tới như lửa rừng và tiếp tục vươn tới, thậm chí có mấy ngọn còn chui cả vào ống quần của tôi. Tôi nhận thấy chúng đang tiếp tục vươn cao với tốc độ kinh người, nhẹ nhàng chà xát lên da tôi, gây cảm giác ngứa giống như ngón tay người chết.


        Không đến mức quá khó chịu nhưng tôi cảm thấy rất ghét, mặc dù đó chỉ là những ngọn cỏ, và chính tôi cũng biết đó chỉ là những ngọn cỏ.
        Những chuyện sau đó, tôi không còn biết rõ. Mãi cho đến khi bị những giọt nước từ trên trời rơi xuống đánh thức, tôi mới phát hiện ra mình đang chạy dưới gốc cây lớn, thở phì phò. Trí nhớ trở thành mớ hỗn độn không lần ra đầu mối, tôi loáng thoáng nhớ ra là mình vừa mở to mồm nhưng có phát ra tiếng kêu la hay không thì tôi không biết. Vài giây sau, tôi đã xoay người một cách bản năng, điên dại phóng về phía trước.
        Đây là ác mộng, là ma ám, tôi sẽ tỉnh ngay thôi.


        Tôi cúi đầu tự nhủ, nhưng mưa vẫn lạnh lùng tuôn xuống làm ướt đẫm quần áo, đem đến cái lạnh thấu xương. Nếu đây là ác mộng thì quả thực là cơn ác mộng đáng sợ nhất, bởi thực tại lại quá chân thực.
        Mộng mị chăng? Đúng thế rồi. Tôi vẫn bướng bỉnh tự nhủ, có lẽ là tôi đang nằm trên giường, nửa đêm đạp tung chăn nên mới cảm thấy lạnh đến thế. Không lâu sau, tôi bị cái lạnh đánh thức rồi mặc quần áo, xuống nhà ăn sáng, bắt xe buýt đi làm, biên tập số báo mới chi Truyền Kỳ Đại Quan. Bởi vậy, đây nhất định là mộng mị; một người bình thường tuyệt đối không thể nổi máu tham, chỉ vì một bức tượng Phật bằng vàng ròng mà lao tới cái xó xỉnh hẻo lánh này.
        Là mộng mị, tôi lẩm bẩm, rập rờn như bướm lượm, khi tỉnh dậy không còn biết là trong giấc mơ, bướm biến thành Trng Chu hay Trang Chu biến thành bướm. Lần đầu đọc câu chuyện chẳng có giá trị giáo dục này, tôi cảm thấy bị mê hoặc; đến tận bây giờ vẫn thế.


        Tôi mong rằng đây là giấc mộng, nhưng nó là một phần trong cuộc sống thực của tôi lúc này. Liệu những thứ tôi biên tập cho Truyền Kỳ Đại Quan cũng đều là mộng? Còn tôi, lẽ nào lại chính là những con sâu đã gặm no lá cây và đang ngủ ngon trong khu rừng nào đó?


        Tôi xoa xoa lên mặt, chùi sạch cả nước mưa và nước mắt. Dù có phải là mộng mị hay không, lúc này tôi chỉ còn thấy lạnh, cô đơn và hơi đói bụng. Tôi ngẩng đầu. Cuộc chạy như điên dại vừa rồi làm cho tôi không biết mình đang ở đâu, khắp nơi đều là cây cỏ màu xanh đậm, vì trời càng u ám, lại đang mưa, tôi không còn trông thấy chúng đang mọc nữa nhưng vẫn còn nghe thấy tiếng rì rào vươn lên của những cây cỏ ấy, ướt đẫm, như những con bướm chui ra khỏi bùn.


        Tiếng rì rào mỗi lúc một to, át cả tiếng mưa rơi, như có những chiếc đinh mảnh mai lấp đầy lỗ tai tôi; gây nên một cơn đau nhói trong tai.
        Quá ư là không thực, trời ơi, chuyện này quả là không thực.
        Tôi bị vấp vào hòn đá, ngã sóng xoài xuống đất, chỉ còn kịp nghĩ được như vậy. Phía trước có một quãng sáng khi tỏ khi mờ, nhưng chẳng nhìn được là cái gì.
        Tôi cố gắng mở to mắt, cứ ngỡ khó làm nhưng hóa ra lại mở to được ngay. Một quầng sáng tràn ngay vào mắt.
        Không chói mắt, nhưng vửa thấy luồng sáng đó, thoáng chốc, tôi đã chẳng trông thấy gì nữa. Thoáng chốc, cảm giác lóa mắt đã qua đi rất nhanh, tôi lại thích ứng được ngay.
        Đó là một ngọn đèn dầu. Không rõ được thắp bằng loại dầu gì, có lẽ là dầu ma dút vì tôi ngửi thấy cái mùi đặc biệt của nó. Trong sự ngỡ ngàng, tôi lại nhớ đến lần mẹ tôi nấu cháo cho tôi trên bếp dầu ma dút hồi tôi còn bé. Thời ấy thường hay mất điện, buổi tối, khi lò than tổ ong đã tắt, muốn đun nấu gì đó đều phải dùng bếp dầu ma dút. Mỗi khi mất điện, mẹ tôi lại bê bếp dầu ra, mở nắp, châm lửa, dùng bếp thay đèn. Tôi ngồi bên bếp làm bài tập ở nhà. Đã bao năm trôi qua, kỷ niệm chỉ còn là dĩ vãng.
        Nghĩ đến thời gian, tôi lại sững sờ. Hai mươi năm, gần ba mươi năm rồi. Một thoáng chua xót trong lòng; những hồi ức xa xưa bỗng như cặn, lắng cuộn lên từ đáy nước, trào trong lòng tôi rõ mồm một. Cứ ngỡ chỉ vươn tay ra là có thể sờ mái tóc bạc của mẹ.
        Tôi chết rồi chăng? Tôi đang nghĩ ngợi mông lung, bỗng nghe thấy tiếng ai đó gọi, nói thì thào. Giọng nói già nua, phát âm cổ quái cứ như không phải là tiếng Trung. Lúc đó tôi tưởng mình mị hoặc là đã rơi vào một không gian kỳ ảo khác. Nhưng giọng một người con gái nhẹ nhàng đã làm vỡ ảo giác của tôi:
        - Bà ơi, người này tỉnh rồi.
        Tôi chống tay nửa ngồi trở lại, thần trí lại nhập về với thân tôi. Tôi đang nằm trên chiếc giường ván gỗ cũ kỹ, cũng chẳng có khung, chỉ dùng hai cbiếc ghế dài kê lên thành giường. Một chiếc chăn cũ đắp lên mình tôi, khá sạch sẽ.
        Quần áo ngoài của tôi đã được cởi bỏ nhưng đồ lót vẫn còn nguyên, có lẽ bởi bé gái đó ngượng không dám lột hết cho tôi.
        Thật giống với chuyện tình lãng mạn, tôi thầm nghĩ, một thôn nữ xinh đẹp đã cứu sống tôi. Nhưng khi nhìn thấy cô bé đó, những ảo vọng bỗng tan thành mây khói.
        Đó đúng là một thiếu nữ, cho dù quần áo trên người cũ kỹ, vá víu mấy chỗ, nhưng vẫn là quần áo thiếu nữ, chỉ có điều khác với mong ước của tôi, cô ấu cực kỳ xấu xí.
        Thấy tôi tỉnh lại, cô ả vội vàng kêu lên:
        - Anh tỉnh rồi?
        Ả nói bằng thứ tiếng phổ thông không chuẩn. Tôi cảm thấy may mắn vì ả biết nói tiếng phổ thông, còn thứ tiếng mà bà già nói thì quả thực còn khó hiểu hơn cả tiếng nước ngoài. Tôi ngồi thẳng lên, giọng yếu ớt:
        - Là cô cứu tôi sao? Đây là đâu? Tôi đã làm gì?
        Da mặt ả vừa đen vừa ráp, nhưng giọng nói lại rất dịu dàng, hoàn toàn trái ngược với nhan sắc. Nghe tôi nói, mặt ả lại càng đen hơn, có lẽ là đã đỏ lên thì phải, ả cúi xuống nói:
        - Anh ngã trên mặt đất, đi cắt cỏ lợn về, thấy anh thì đưa về đây. Anh cứ ngất mãi... Đồng chí ạ, đây là làng Xạ Công.
        Cách gọi này có lẽ là bắt chước những bộ phim cũ , được nói ra một cách cứng ngắt. Tôi cứ ngỡ, làng Xạ Công khép kín với bên ngoài, không ngờ vẫn có những mối giao lưu
        Tôi cười miễn cưỡng:
        - Tôi không sao chứ?
        - Chẳng sao cả. - Ả mở to mắt nhìn tôi. - Quần áo của anh ở đây, đã hong khô cả rồi, anh khỏe rồi chứ ?
        Tuy chưa được thấy con người này, nhưng y đã làm cho tôi cảm thấy thần bí và bất trắc. Tôi trầm ngâm, xỏ chân vào giày, bước xuống đất. Khi vấp ngã bất tỉnh, có thể tôi đã bị thương, nhưng bước đi, tôi không hề thấy khó chịu, xem ra cũng chẳng có chuyện gì nghiêm trọng. Cô ả thấy tôi bước xuống, lấy ra từ lồng ủ cơm một âu có nắp đậy:
        - Còn khỏe chứ, húp tí cháo đi.
        Lồng ủ cơm được bện bằng cỏ, giống kiểu người dân quê tôi vẫn dùng thời xa xưa. Cái lồng ủ cơm này rất thô kệch, tối màu, có lẽ đã dùng từ lâu lắm rồi, nhưng được cọ rửa rất sạch sẽ, nắp đậy khít, vẫn có luồng hơi nóng xì ra. Ả mở nắp, bên trong đầy ắp thứ cháo trắng muốt, có lẽ đã được nấu từ lâu, bề mặt phủ một lớp màng dày. Ả múc cho tôi một bát, lại lấy ra một lọ ớt dầm, miệng nói:
        - Cho anh này.
        Cháo rất thơm, tôi đón lấy bát cháo đang định húp, ngẩng mặt lên:
        - À phải, tôi tên Tần Thành Khang, cứ gọi là A Khang. Vẫn chưa biết xưng hô với cô thế nào?
        Ả khẽ cười:
        - Gọi tôi là Tử Lam là được rồi.
        Tôi cứ ngỡ là sẽ nghe thấy một cái tên đại loại như Xuân Hoa, Chiêu Đệ... Không ngờ ả mang cái tên đẹp thế này. Tôi lại ngây ra.
        Ả ta hỏi:
        - Sao cơ, cái tên này dở hơi à?
        Người không đẹp, dù có mang cái tên danh gia vọng tộc trong tiểu thuyết ái tình thì vẫn cứ không đẹp. Nhưng lúc đó ả ta cũng đã lộ ra cai thần sắc rất chuẩn của một thiếu nữ. Tôi nói với nụ cười cay đắng:
        - Chẳng phải là dở hơi mà rất hay. Thế ai đặt tên cho cô?
        Nét mặt Tử Lam sa sầm:
        - Là Liễu Văn Uyên.
        Cứ nhắc đến Liễu Văn Uyên là ả ta lại kêu đủ họ tên. Giọng điệu cho thấy Liễu văn Uyên phải là bề trên đến mấy đời. Tôi lấy làm lạ hỏi:
        - Cô hình như không thích Liễu Văn Uyên?
        - Không thích, cả làng không ai thích.
        Liễu văn Uyên là người cao tuổi trong làng, lý ra phải được kính trọng nhất, nhưng theo lời Tử Lam thì ngược lại. Như thế có nghĩa là thế nào?
        - Anh ăn đi, ăn đi.
        Thực ra tôi không dám ăn ớt, còn dân Hồ Nam thì nổi danh về chuyện đó. Cái thứ ớt muối này, chắc hẳn phải cay là lưỡi, tôi đang định từ chối, Tử Lam bỗng tiếp thêm một câu:
        - Tôi muối đấy, anh nếm thử xem có ngon không?
        Vẻ chờ đợi hiện rõ trong mắt ả, tôi cảm thấy không ăn thì có lỗi với thiện chí của ả. Tôi gắp lấy một quả nhỏ, bỏ vào mồm. Cứ tưởng là vị giác đã hết nhạy cảm, ăn thứ gì cũng chẳng có cảm giác ngon, nhưng tôi vừa cắn một cái đã cảm thấy như bị ai phang một gậy vào sau gáy, nước mắt nước mũi traò ra. Tất nhiên là không do cảm động mà chỉ vì cay. Thứ ớt này vừa mặn vừa cay, thậm chí chẳng phải là thức ăn nữa mà như thứ cây đầy gai, đám gai nhọn của nó móc vào lưỡi và hàm trên của tôi rồi gãy luôn trong đó. Chẳng khác một cục lửa, trong đó có những tia bật từ que hàn điện, bung ra trong miệng tôi:
        "Ôi" Tôi rên rỉ húp vội một lớp cháo. Cháo còn rất nóng, tôi định làm cho miệng đỡ cay, nào ngờ lại tưới thêm dầu vào lửa. Cay quá thành đau, lúc đó miệng tôi tê dại đến mức có thể nhổ răng mà không cần tiêm thuốc tê. Tôi bưng lấy miệng rên rỉ. Bộ dạng đó có vẻ rất hài hước. Tử Lam và bà của ả đều bật cười. Ả lấy một cái hộp ở gần đó, bên trong là thứ nước không màu sắc. Ả rót một bát đưa tôi:
        - Uống đi.
        Tôi sợ ả lại rót cho một thứ rượu mạnh gì đó, hàm hồ hỏi lại:
        - Là cái gì thế ?
        - Nước đây, nước tôi vừa cõng dưới suối về.


        Tôi cầm lấy bát nước, uống một hơi hết sạch. thứ nước này mát đến tận ruột non, ruột già. Uống xong ngụm nước, quả thực rất dễ chịu, cảm giác cay đã được ép xuống. Đến lúc đó tôi mới phát hiện ra, ngoài cảm giác cay, loại ớt ấy còn có vị ngọt rất lạ mà chỉ rau cỏ miền núi mới có.
        Đó phải chăng là dư vị của ớt muối? Đáng tiếc là với kiểu người không quen ăn ớt như tôi, quả thực là không thể thưởng thức được cái ngon của ớt muối. Tôi lau miệng rồi xin:
        - Rót cho tôi thêm một bát nước nữa đi.
        Tử Lam nén cười, lại rót một bát nữa cho tôi. Tôi đón lấy, uống cạn một hơi, thở dài một cái mà rằng:
        - Thứ nước này ngon quá. Tử Lam, cô thường lên núi cõng nước về sao?
        - Nước trong làng không uống được. - Tử Lam thấy tôi uống hết bèn lấy lại cái bát, nói tiếp. - Nước lạnh không được uống quá nhiều, làm hỏng người đấy.


        Tuy ả không đẹp, nhưng giọng nói nhỏ nhẹ, ôn tồn, dưới ánh đàn dầu khi mờ khi tỏ, tôi bỗng cảm thấy khuôn mặt bình thản chẳng có gì hấp dẫn, thậm chí còn vẹo vọ ấy trở nên bắt mắt hơn nhiều. Tôi hơi ngẩn người trong chốc lát.

        Comment


        • #19
          Chương 13

          Mở giếng


          Ánh trăng sáng lòa rọi lên thân người, phảng phất như đưa cả hơi lạnh tới. Ở vùng quê hoang vắng này, mặt trăng có vẻ như to khác thường.
          Tôi ngồi xuống bên cửa, phiến đá lạnh băng, hơi lạnh thấu tới tận xương. Mới hút được nửa điếu thuốc, tôi chợt thấy tiếng động sau lưng. Ngoảnh đầu lại đã thấy Tử Lam. Ã khoác
          áo đứng nhìn tôi dò xét.
          Tôi hỏi:
          - Sao không ngủ nữa đi?
          Tử Lam nhìn tôi xét nét rồi chậm rãi nói:
          - A Khang, sao anh không ngủ?
          Tôi đau khổ cười:
          - Ngủ không nổi.
          - Anh buồn ngủ lắm rồi cơ mà!
          Tôi hơi lúng túng. Lúc nãy tôi ngồi ngáp, Tử Lam đều thấy rõ. Tôi bảo không ngủ được rõ ràng là nói dối. Nhưng ả biết tôi không dám ngủ. Tôi lại rít một hơi thuốc, không nói thêm gì
          nữa.
          Tử Lam ngồi bên bậu cửa sau lưng tôi nói nhỏ:
          - A Khang, anh là người xã nào?
          Tôi bảo:
          - Xa lắm đấy, cũng phải ngót ngàn dặm.
          Ả hơi sững người:
          - Anh không phải là người ở đây?
          Tôi cũng ngây người, quay đầu lại nhìn:
          - Sao lại nghĩ thế?
          - Lúc nãy anh nói mấy câu, đúng là giọng địa phương ở đây, bà nghe còn hiểu được. Bà chưa bao giờ ra khỏi làng này, làm sao mà hiểu được giọng vùng khác?
          Tôi hít một hơi khí lạnh, không biết trả lời Tử Lam ra sao. Giọng của bà Tử Lam, tôi nghe không hiểu chút nào, vậy mà ả bảo tôi nói giọng địa phương này, sao lại thế được? Tôi ngẩn
          người ngồi xuống, miệng làu bàu:
          - Thật thế không?
          - Thật đấy, lúc nãy anh hỏi Liễu Văn Uyên bao nhiêu tuổi, câu ấy đúng là giọng ở đây. Tôi nghe anh nói giọng địa phương cũng giật thót mình.
          Dải đất Tương Tây có nhiều dân tộc thiểu số, tiếng địa phương đặc biệt khó nghe. Nhưng tiếng địa phương trên dải đất Hồ Nam, về cơ bản là gần giống nhau, không như các vùng
          khác, đi mười dặm là không hiểu nhau. Thời nhỏ tôi đã ở các vùng khác nhau, nhưng phần lớn là bắc Hồ Nam, từ nhỏ đã không nói tiếng địa phương, đến nay quên sạch rồi, có
          chăng chỉ nhớ được đôi câu.
          Tôi chẳng dám nghĩ thêm, chỉ cười trừ mà rằng:
          - Có lẽ là câu ấy giống nhau. Quê gốc tôi cũng là Hồ Nam. Chỉ tại bỏ quê từ nhỏ, đến giờ chẳng còn nhớ được đã ở những nơi nào.
          - Ngoài ấy tốt không?
          Tôi lắc đầu:
          - Cũng khó bảo là tốt, thành phố lớn thì người chen người, ồn ào kinh khủng, tôi cũng chẳng thích, phố trấn nhỏ thì cũng loạn lắm. Được cái hơi nhiều nhà cao tầng một chút. Thực ra ở
          đây chỉ cần mở mang cũng có thể thành điểm du lịch, xa xôi người ta vẫn thích đến.
          Ả thở dài một cái:
          - Tôi thực bụng muốn đi xem một cái, cái làng này, tôi cũng chưa lần nào ra khỏi.
          Tôi cười:
          - Nếu như cô rỗi rãi, tôi đưa cô đi thăm Nguyên Lăng là được rồi.
          Mặt Tử Lam thoáng một nét buồn lo:
          - Liễu Văn Uyên đã bảo mọi người chúng tôi không được ra khỏi làng.
          - Vì sao? - Tôi bỗng có ác cảm với cái tay Liễu Văn Uyên Chưa từng trông thấy mặt ấy.
          - Thật nực cười, đến cả trưởng thôn cũng không được phép canh chừng không cho cô ra khỏi làng. - Tử Lam mở to mắt như nghe thấy điều gì đó rất đáng sợ, nói một cách gượng
          gạo:
          - Nhưng dân làng này, nếu ra bên ngoài đều không sống nổi, nhà A Bảo cũng thế đấy!
          A Bảo, cái tên này cũng đã xuất hiện trong cuốn truyện của Ôn Kiến Quốc, kẻ này đã rơi xuống giếng và bị tượng Phật dìm chết. Tôi nắm lấy tay ả:
          - Có thật là có người tên A Bảo không?
          Tử Lam ngượng ngùng rút tay ra khỏi tay tôi:
          - Có chứ, anh biết người ta à? Phải rồi, anh đã mua đồ cổ nơi anh Chín chứ?
          Anh Chín lại là ai đây? Tôi chột dạ, chả hiểu từ đâu lại thêm ra cái gã anh Chín này.
          Tử Lam thấy rõ sự nghi hoặc của tôi:
          - Anh Chín là bố A Bảo.
          Tôi gượng cười:
          - Ngôi thứ của cô cũng khá cao đấy chứ?
          Ở làng quê thường là như vậy, người cả làng thường có quan hệ họ hàng, thông gia xa gần với nhau. Lâu đời rồi thì người ngôi thứ dưới lại cao tuổi hơn người ngôi thứ trên. Như
          vậy thì cái tay anh Chín này đúng là người già đã chết trước miệng giếng trong tiểu thuyết của Ôn Kiến Quốc.
          Chẳng hiểu tại sao tôi bắt đầu run khắp người, tôi hỏi nhỏ:
          - Họ đều đã chết cả sao?
          Tử Lam lấy làm lạ, nhìn tôi một cái:
          - Cái anh này kỳ lạ thật, làm sao mà anh biết? Liễu văn Uyên đã bảo bọn họ ra ngoài thì phải chết, chị Chín còn khóc vật vã mấy ngày cơ đấy.
          - Họ chết thế nào?
          Tử Lam hơi ngại ngùng nhưng thấy bộ dạng sốt ruột của tôi, ả thì thầm bảo:
          - Liễu Văn Uyên nói, người làng Xạ Công, nếu đi ra ngoài thiên hạ thì Dạ Vương sẽ ăn thịt hết, thế là chẳng ai dám đi.
          Dạ Vương, lại hai chữ đó. Tôi hỏi:
          - Dạ Vương, thực ra là cái gì?
          Tôi vừa buột miệng, mặt Tử Lam đã tái đi. Da dẻ ả vốn đã đen, lúc đó lúc đó lại biến thành màu xám. Ả vội vàng xua tay:
          - Đừng nói, Liễu Văn Uyên bảo Dạ Vương là thứ không ai được nói đến.
          Cái tay Liễu Văn Uyên này đúng là đang dùng mê tín khống chế dân làng. Tôi bảo:
          - Tử Lam, cô đừng sợ Dạ Vương, cái thứ này không có đâu, chắc chắn là Liễu Văn Uyên lừa các người. Chắc chắn là hàng năm hắn đều đều mọi người tiến cống cho Dạ Vương,
          thực ra là để hắn thu về cho mình.
          Tử Lam hoảng hốt nhìn tôi:
          - Có đâu, giếng Dạ Vương mỗi năm chỉ mở một lần, cũng chỉ ném vào đó một con lợn, Liễu Văn Uyên chẳng lấy cái gì. Nhà ông ấy cũng chẳng sung sướng gì, hai đứa con đều dở
          người.
          Nếu là như thế thì Liễu văn Uyên đâu có phải là tay lừa đảo bằng mê tín dị đoan, chưa biết chừng hắn là tín đồ Thiên Chúa thật sự. Tôi thở dài một hơi:
          - Cứ cho là ông ta không lấy, thế nhưng đã có ai trông thấy Dạ Vương chưa?
          Sắc mặt Tử Lam vừa bình thường trở lại, bây giờ bỗng xám xịt. Ả nhìn ra bên ngoài, đêm đã khuya, chỉ có tiếng côn trùng rải rác, nhẹ nhàng và lạnh lẽo thảng hoặc kêu lên.
          Ả ghé sát tai tôi nói khẽ:
          - A Khang, tôi bảo anh, có Dạ Vương thật đấy, tôi đã thấy.
          Ả nói mới nghiêm trang làm sao, chẳng có vẻ gì là khóac lác. Tôi hỏi:
          - Cô thấy thật chứ?
          - Đã nhiều năm rồi, năm đó bỗng có nhiều ô tô đến đây, có một người đàn ông ăn vận rất đẹp đến làng tìm Liễu Văn Uyên. - Ả nói đến đó lại nhìn ra bốn chung quanh rồi bỗng hạ
          giọng thầm thì hơn nữa. - Nhưng anh tuyệt đối không được nói với ai.
          Bộ dạng ả lúc này chẳng khác gì một bé gái. Cho dù ả không đẹp nhưng cái thần thái ấy cũng có đôi phần đáng yê. Tôi cảm thấy lòng mình cũng đã rộng mở hơn nhiều.
          Tôi nhịn cười bảo:
          - Được rồi, tôi ngồi nghe, nói tiếp đi.
          - Tôi chưa bao giờ được thấy quần áo đẹp đến thế, hình như không phải bằng vải, đúng lắm... cứ như nước ấy.
          Ả phải nghĩ một chút mới tìm ra cách so sánh này. Có lẽ trong nhận thức của Tử Lam, chỉ có mặt nước mới so được với chất liệu làm nên thứ vải phẳng phiu đó.
          vừa đưa tay sờ lên cổ
          - Đang cắn vào động mạch cổ - Tôi lẩm bẩm một mình, trong lòng như đóng băng. Lời của Tử lam không ai tin, nhưng tôi biết đó là sự thật. Không những Liễu Văn Uyên, cả Ôn Kiến Quốc và tôi cũng đã trở thành những con quỷ hút máu, đều bởi Dạ Vương cả. Trần Đào bảo những thứ đó ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Hắn đã đoán đúng... Nhưng tôi không thể hiểu được là tôi bị nhập cuộc vào lúc nào. Còn Lâm Bồ Lam, cô ta có bị nhập không? Vì sao mà trên thân cô ta lại mọc ra những vết rằn vện màu đen còn Ôn Kiến Quốc và tôi thì không? Nghĩ đến đó tôi ngắt lời Tử Lam:
          - Phải rồi, trên thân Liễu Văn Uyên cp1 thấy những vết vằn vện màu đen không?
          Tử Lam lấy làm lạ nhìn tôi:

          - Anh cũng biết là xúc phạm Dạ Vương sẽ thành ra thế sao?
          Một mớ hổn độn trong đầu óc tôi. kết hợp tất cả những lời nói của Ôn Kiến Quốc, Lâm Bồ Lam và Tử Lam lại với nhau, tôi đã hiểu được "nhân quả" của sự việc, nhưng tôi vẫn chưa hiểu rõ vì sao trên mình tôi và Ôn Kiến Quốc chưa xuất hiện những vết vằn vện. Sau khi chết, trên mình Lâm Bồ Lam không còn vết vằn vện nữa, tôi đã thấy rất rõ trêb tivi; còn Ôn Kiến Quốc ngay cả khi còn sống, tôi cũng không hề thấy thân thể anh ta những vết đó.
          Tôi đang mãi nghĩ thì Tử Lam bảo:
          - Nhưng trên thân Liễu Văn Uyên đâu có thấy?
          - Tai sao Liễu Văn Uyên muốn hút máu người, người khác có biết không?
          Tử Lam lại lắp bắp:
          - A Khang, anh không được nói với ai đấy nhé; nếu Liễu Văn Uyên biết tôi nói với anh, ông ta sẽ giết tôi.
          - Sẽ không nói đâu. - Tôi lẩm bẩm, vẫn còn hoang mang không hiểu thết nào.
          Dạ Vương thực ra là cái thứ gì vậy? Sự thật này tôi không sao hiểu nổi và cũng thật đáng sợ. Chắc chắn là Tử Lam không nói dối tôi, mọi điều ả nói, khẳng địng là đúng, nhưng tất cà những điều đó thật là khó hiểu.
          Tôi bảo:
          - Kể tiếp đi, về sao thế nào?
          - Người đó... - Mắt ả bổng trợn lên, giọng lạc đi - A Khang, không kể có được không?
          - Kể tôi nghe đi.
          m thanh nghe thấy lúc này hoàn toàn không giống với tiếng còi hụt hơi đó nhưng chẳng hiểu tại sao, tôi cứ cảm thấy chúng cùng một loại.
          Tôi lại nhìn Tử Lam, đôi mắt ả đầy vẻ sợi hãi chẳng khác gì con vật nhỏ bé đang bị thú dữ chằm chằm nhìn mình. Tôi thấy hơi nhói đau trong lòng, đập đập vào tay ả:
          - Thôi, đi ngủ đi, tôi đi xem một chút rồi về ngay.
          - Anh cẩn thận đấy, đừng đến quá gần - Ả dường như sắp bật khóc - Tôi sợ lắm.
          - Đừng sợ.
          Tôi đi về phía trước, được hai bước lại quay đầu nhìn lại, Tử Lam vẫn đứng trước cửa nhìn theo tôi, người đứng thẳng, hoàn toàn không động đậy. Tôi vẫy tay tiếp tục bước. m thanh đó vọng tới, nghe rõ hơn và không còn giống tiếng còi ho8i; chỉ là tiếng rít của không khí phát ra trong đường ống; vừa rền rĩ vừa trầm nặng. Khi mới nghe tưởng như rất xa, nhưng nghe kỹ lại có cảm giác rất gần, gần như ngay dười chân và dễ làm người ta liên tưởng đến hơi thỏ.
          Đúng vậy, ở ngay dười chân. đôi chân tôi đã cảm nhận được lòng đất đang run rẩy.
          Trong nhà là nền đất, nhiều năm tháng đã qua, nền đất bị giẫm đã chật cứng. Vậy mà gan bàn chân tôi lại cảm nhận thấy nơi ấy đang gợn sóng trồi sụt , tuy biên độ rất nhỏ nhưng có thể cảm nhận rõ. Tôi dường như đang đứng trên lưng một con sâu xanh khổng lồ, con sâu này oằn oại từng cơn.
          Liệu tôi có nhầm lẫm, tôi đã đọc được trong một cuốn sách viết rằng: nơi mà lớp vỏ trái đất đang có hoạt động chuyển dịch mạnh mẽ thì những cơn động đất nhẹ kiểu này là chuyện thường thấy. Có lẽ cái làng nhỏ bé Tương Tây này cũng nằm trong vùng thường xuyên xảy ra địa chấn.
          Nếu lắng tai, có thể nghe thấy tiếng lao xao rất khẽ xung quanh như tiếng thở của đất. Nhưng tất cả những âm thanh đó chỉ biến nơi này thành tĩnh lặng như trong cõi chết. Những âm thanh đó rất nhỏ nhẹ, thậm chí còn có nhịp điệu, tạo nên sự kỳ bí của đêm đen.
          Nhà của Tử Lam hẳn phải ở chỗ cùng làng vì tôi không nhìn thấy mái nhà nào khác. Một con đường vòng qua trước cửa rồi chìm vào cỏ dại cao lút đầu người. Tôi thận trọng bước lên từng bước vì đường làng không được là phẳng bằng xe lu mà do con người đi mãi thành lối mòn. Sau cơn mưa, mặt đường mềm nhão; nếu đi chân trần bùn nhão chắc hẳn sẽ trào qua kẽ chân.
          Tôi rẽ cỏ tiến lên phía trước. Bùn dính bám vào đế giày theo từng bước chân làm mất sức nhanh như thể có một sức mạnh bí hiểm nào đó muốn níu chân tôi. Không chút do dự, tôi từng bước, từng bước tiến về phía trước.
          Tiếng lào xào bỗng lắng xuống
          Tôi cũng đứng sững lại nỗi sợ hãi mơ hồ trào dâng làm tôi chao đảo, chẳng khác gì đang đi đêm trên con đường đá mấp mô, gồ ghề; khi bước lên đoạn đường nhẵn phằng lại có cảm giác không vững nữa.
          Tôi rẽ cỏ tiếp tục tiến bước.
          Cỏ mọc rất cao che khuất mọi vật trước mắt, nhưng lúc này chắc chắn là tôi đã đến rìa tràng cỏ, phía trước là vùng thoáng đãng. Không chỉ trảng cỏ trên vùng tới đây, cỏ quanh làng cũng tốt um tùm, nhẹ nhàng gợn sóng trong gió đêm; trông giống như đàn động vật nguy hiểm tiềm ẩn. Tôi vươn tay ngắt một lá cỏ đẩm nước mưa, nước dính vào ngón tay đem lại cảm giác giá buốt. Nhưng không hiểu vì lý do gì, trong lòng tôi bỗng trào lên một dục vọng mờ ám.
          Có người đến. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Tôi thực sự chẳng muốn bước thêm, cảm thấy như trút được gánh nặng.
          Có ba người đến. Người đi trước ăn vận kiểu nông dân. Kẻ đi giữa vạm vỡ, khỏe mạng trên tay cầm chiếc gậy dài bằng sắt có vẻ rất nặng. Người đi cuối cùng vận chiếc áo gió, ăn mặc kiểu tỉnh thành.
          Ngoài tôi ra, hóa ra làng Xạ Công vẫn có người ngoài. Mãi đến lúc này, cái thế giới siêu thực như lời đồn đại mới mờ nhạt bớt. Lâu nay tôi vẫn cho rằng cái làng nhỏ bé này là một thế giới hoàn toàn biệt lập.
          Bọn họ bước tới trước giếng, người mặc áo gió bỗng nói:
          - Thì ra là ở đây.
          Người này hạ giọng rất thấp, cổ áo gió dựng đứng che khuất mặt mũi nhưng giọng nói thì nghe quen quen. Tôi chưa kịp nhớ ra là ai thì người mặc bộ đồ thôn quê kia đã nói:
          - Ở đây! Chuẩn bị xong chưa?
          - Tấn nhiên.
          Kẻ mặc áo gió cười, rút một điếu thuốc đưa lên miệng:
          - Làm điếu thuốc đã nào!
          - Làm việc trước đã - Người cầm gậy nói.
          Một tiếng "tách", lửa đã bật. Tiếng bật lửa đó như tiếng chuông đánh thức trí nhớ của tôi. Nhờ ánh sáng bật lửa, tôi nhìn rõ mặt người này, y chính là tay lái buôn đồ cổ có tên Trương Bằng mà tôi gặp trên thuyền.
          Sao hắn cũng đến đây? Phải chăng lúc ở trên thuyền, thấy tôi muốn hỏi han về làng Xã Công, hắn tưởng tôi cũng đi kiếm đồ cổ nên đã vội đến trước? Tôi rất giận hắn, nhưng nghĩ đến việc nếu không có cái sơ đồ mà hắn vẽ cho, tôi khó mà đên được làng Xạ Công này nên tôi cũng nguôi ngoai.
          Tay vạm vỡ đó lùa cây gậy vào dưới nắp giếng, một tiếng "cheng" phát ra. đó là tiếng va chạm của kim loại, rõ ràng cây gậy đó phải là cây gậy sắt. Hắn dùng sức bẫy lên, cái nắp giếng phát tiếng kêu "két" nhưng cũng chỉ hơi nhúc nhích. Hắn lại nắm lấy cạnh nắp giếng, kéo thử một cái rồi gọi Trương Bằng:
          - Đừng phát ra ánh lửa.
          Trương Bằng cùng gả nông dân, mỗi người nắm lấy một cạnh của nắp giếng, từ từ nhích từng chút một. Chiếc nắp cọ trên thành giếng phát ra tiếng cọt kẹt như nghiến răng. Bố con nhà A Bảo, như Ôn Kiến Quốc nói, chắc hẳn đã tốn không ít công sức mới mở được cái nắp ấy ra. Trương Bằng làu nhàu:
          - Giấu kỹ đấy.
          - Bên trong là pho tượng vàng ròng đó? Trong bóng đêm, nhịp thở của tôi cũng gấp gáp thêm.
          Trong bóng tối bỗng lại có người nói khẽ:
          - Chú ơi, làm thế này không được đâu.
          Tiếng nói đó thật đột ngột, lại một người đàn ông mặc áo nông dân bước ra. Giọng nói này rất già. Ánh trăng soi vào mặt ông, có thể thấy rõ những nếp nhăn như vỏ cam héo dồn lại thành đống. Cả ba người kia đều giật mình, buông nắp giếng ra đứng sang một bên.
          - A Kim, việc này không quan hệ gì đến anh.
          Người đàn ông mặc áo nông dân hạ giọng nói; vừa nghe thấy, tôi liền chột dạ. Giọng trầm nhỏ nhưng như có nam châm, phát âm khúc chiết, tôi không thể tin được giọng nói đó lại có thể từ miệng một người nông dân ở vùng hẻo lánh này. Nếu đó là một phát thanh viên của đài trung ương thì tôi tin ngay.
          - Sao lại không quan hệ gì đến tôi, tôi là trưởng thôn, dù thứ bậc trong họ thì chú cao hơn tôi nhưng chú phải nghe tôi.
          Khẩu khí của tay trưởng thôn tên Kim đó rất cứng, ông ta lại bước lên một bước nói:
          - Trời ơi, các cụ đã bảo rồi, nắp giếng này không được mở, mở ra là sinh chuyện đấy. Dạo trước cả nhà A Bảo mở nắp giếng này đều đã chết ở trong rồi còn gì. Từ hôm đó chú chẳng bảo bọn tôi là không bao giờ được đến gần cái giếng này nữa là gì. Sao chú còn dẫn người lạ lén lén lút lút tới đây mở giếng?
          Trương Bằng ngơ ngác nhìn người trưởng thôn rồi nói:
          - Liễu Văn Uyên, thế này là thế nào?

          Comment


          • #20
            Chương 14

            Điên cuồng

            Cháu biết rằng tối đến, mọi người hễ ngủ say là không tỉnh lại được nên hai ngày nay không ai dám ngủ. Ngoài đại đội đã hỏi cháu là trong làng có làm cái trò mê tín dị đoan không, chú ơi...!
            Ông ta chưa nói xong bỗng tắc nghẹn. Trương Bằng đứng bên cạnh nhảy cẫng lên, lưng cong lại như con tôm, kêu la thảm khốc.
            Một đoạn gậy sắt đã thò ra phía sau lưng trưởng thôn. Đó là đoạn gậy sắp đần đìa máu. Đoạn này hơi chúc xuống nên đã bị nhuộm thành máu đỏ thẫm, máu theo đoạn gậy sắt thò ra chảy ròng ròng xuống đất.
            Thằng cha vạm vỡ đó đã xông đến trước mắt ông ta với tốc độ mà mắt thường không kịp thấy, cây gậy sắt trong tay hắn đã xuyên qua người ông ta. Bóng hai người áp sát vào nhau như rất thân mật, dưới ánh trăng, mặt kẻ này như có nét cười.
            Tôi khiếp sợ ngẩn người. Tôi không sao hiểu được sự việc lại được phát triển tới mức ấy. Chỉ một lời không vừa ý đã có thể ra tay giết người. Tôi cứ tưởng kiểu cách này chỉ có trong những chuyện rẻ tiền trên các tạp chí vỉa hè đại loại như "Truyền kỳ đại quan". Không lẽ kẻ này đã phát điên? Hay là ở cái làng này, pháp luật chẳng có giá trị gì? Muốn giết người là giết
            Ánh trăng chiếu sáng lên mặt hắn làm rõ cái nét cười nhạt nhẽo và dễ sợ.
            Hắn từ từ rút cây gậy sắt gần như chui hết qua xác trưởng thôn làm phát ra tiếng kêu "rốp rốp". Có lẽ là tiếng ma sát giữa vằn xoắn trên gậy sắt với xương cốt của trưởng thôn. Tôi không thể tưởng tượng được loài người chúng ta lại có kẻ có sức mạnh lớn thế. Khi cây thép xây dựng đã được rút ra, xác trưởng thôn đổ vật xuống đất như một hình nộm. - Giờ thì chẳng còn đứa nào quấy rối nữa, nhanh tay lên Liễu Văn Uyên!
            Tên này nhìn lên bầu trời. Trăng đã lên tới đỉnh đầu, sáng như ban ngày. Gió rất lớn, xác trưởng thôn nằm bên bờ giếng đã nhuộm đầy máu. Trương Bằng bỗng hét lên:
            - Sao lại giết ông ta? Sai lãi giết người, làm thế nào bây giờ? - Y đứng đó, chân tay lóng ngóng; khi trưởng thôn bị giết có mấy giọt máu bắn lên quần áo của y, nóng như mấy giọt dầu sôi; Trương Bằng cứ cuống quít lau chùi, miệng làu bàu. Lúc này, thằng cha vạm vỡ bỗng vọt tới như tên bắn, túm chặt lắy cổ Trương Bằng nói:
            - Nhanh lên, đừng lề mể nữa.
            Rõ ràng là Trương Bằng không hề ngờ tình thế lại diễn biến như vậy. Thằng cha quả là khỏe kinh người; dù cũng được coi là to con nhưng trong tay hắn, Trương Bằng cũng chỉ như con gà đợi cắt tiết. Y ngoẹo cổ hét lớn:
            - Mày là cái loại người gì? - Xem ra định chửi rủa mấy câu nhưng thằng cha kia đã hươ hươ cây gậy sắt, thế là y không còn dám kêu la gì nữa.
            Hắn dồn Trương Bằng đến bên thành giếng gọi:
            - Liễu Văn Uyên, làm phép thuật đi.
            Đúng là một giấc mộng. Tôi nghĩ, đây đúng là một giấc mộng. Mọi hành vi của lũ người này thật không thể hiểu được, chỉ có thể gặp trong ác mộng. Tôi quỳ xuống, cảm thấy khó thở. Bầu không khí như đặc quánh đến nỗi bước đi cũng khó khăn, chẳng khác gì con ruồi dính chân lên bẫy dính chỉ còn biết giãy dụa tuyệt vọng
            Nhưng đây đâu phải là nỗi sợ. Tôi nghĩ đây chắc chắn là ác mộng, rồi tôi sẽ tính lại thôi, sẽ tính lại trong căn phòng đó.
            Thằng cha kia lôi Trương Bằng đến bên thành giếng, gần như định quăng xuống. Trương Bằng vẫn còn dãy dụa nhưng sức khỏe của y làm sao so được với thằng cha kia. Liễu Văn Uyên nhìn Trương Bằng một cái, chút thương hại ánh lên trong mắt, nói:
            - Thiết Mân, sao lại đi giết người, mày không sợ báo ứng à?
            Thằng cha đó tên là Thiết Mân? Tôi thấy hắn ngẩng đầu lên , mắt đã lộ rõ vẻ dữ dằn nói:
            - Đây là việc ông lớn giao cho, ngoài ông lớn ra, trên đời này ta không sợ ai hết, ai lề mề chậm chạp tôi đều giết hết.
            Thằng cha Thiết Mân này, mặt vuông chữ điền nhưng đầy vẻ ngu dốt, rõ ràng là hạng người của xã hội đen. Tôi cảm thấy người mỗi lúc một lạnh, chân cứ mềm nhũn ra. Tình huống đã diễn biến ngoài sức tưởng tượng. Tôi không hiểu lai lịch thằng cha Thiết Mân này từ đâu mà ra, cái ông lớn mà hắn nói ra chắc chắn phải là một tay trùm của xã hội đen rồi. Nhân vật giết người không ghê tay này, xưa nay chỉ có thể tìm thấy trong tiểu thuyết vá điện ảnh. Vậy rốt cuộc bọn chúng ở đây là gì?

            Comment

            Working...
            X