Bóng Hồn
Tác giả:Yến Lũy Sinh
Dịch giả : Đại Lộc
Chương 1 : Vết mực
Từ lập đông đến giờ. trời âm u kéo dài đã hai tuần lễ, cứ cách ngày một, ngày hai lại đỗ mưa, mãi đến hôm nay mới thấy hừng nắng. Tác giả:Yến Lũy Sinh
Dịch giả : Đại Lộc
Chương 1 : Vết mực
Ngày mưa - với những ai đa sầu đa cảm, rất có thể sẽ là điều thú vị; không như tôi, một anh chàng độc thân, chỉ thấy vui lên khi trời quang mây tạnh.
Tôi vươn vai đứng dậy bên bàn giấy, đưa mắt nhìn ra ngòai. Nắng chói chang, những dãi nhà cao tầng gài răng lược san sát hai bên đường được nước mưa rửa sạch, ánh lên một vẻ tươi mới. Văn phòng nơi tôi làm việc ở tầng mười hai. Nhìn xuống con đường cái phía dưới, thỉnh thỏang mới thấy xe chạy qua, không gian rất tĩnh lặng vì được bao bọc bởi lớp cửa kính, hầu như không có tiếng động mà chỉ thấy bóng chiếc xe lướt qua rồi mất hút.
Tôi làm biên tập cho tờ "Tạp chí phổ thông" vừa mới ra đời. Vì việc cấp giấy phép cho số tạp chí là chuyện rất khó nên các lọai tạp chí hiện thời, phần nhiều đều phải mượn tên tạp chí cũ để ra mắt. Số tạp chí này cũng vậy, nó có tên là "Truyền kỳ đại quan biến thể"
"Truyền kỳ đại quan biến thể" vốn là tờ tạp chí lá cải chết yểu từ nhiều năm trước; khi ấy nó được chia phần chút ít trong số những tạp chí lá cải bày bán rất chạy trên các quầy báo. Lúc tôi đang còn là học sinh trung học, vẫn thường bắt gặp các bạn cùng lớp lén lút đem những tạp chí kiểu này, trên bìa có in ảnh những gái đẹp ăn vận hở hang vào trong nhà xí, ngồi đọc một cách rất thích thú.
Tôi có được đọc một số tạp chí, gồm tòan những truyện " vụ án xé xác người" hoặc "thần quyền chấn động núi non". Kém theo là những dòng đặc tả mà vào thời điểm bấy giờ được xem là thiếu tính giáo dục. Cho dù nó có góp phần làm phong phú thêm cho đời sống văn hóa của tầng lớp công nhân và học sinh trung học thời ấy, nhưng riêng tôi lại thấy chẳng có cảm tình chút nào. Bởi lẽ có lần tôi trót đọc được một câu chuyện có thể nói là bẩn thỉu trên một cuốn tạp chí. Một kẻ bất nhân, độc ác cộp được gái đẹp đã vờ "văn nhân", "nho nhã" lần lượt cởi bỏ váy áo trên thân thể người đàn bà, miệng không ngớt thốt lên những lời văn hoa vô lối. Nhưng theo đúng công thức thời ấy, khi mà hắn đã cởi đến bộ đồ lót và chuẩn bị chiếm đọat người phụ nữ thì một hiệp sĩ không biết từ đâu bỗng nhiên nhảy ra , tung quyền quật ngả tên khốn kiếp ngay tại chỗ và cứu được người đẹp.
Câu chuyện về vị đại hiệp này khiến tôi ngứa ngáy đến tận chân răng, chưa kể bút pháp của nó cũng kỳ cục với một lọat những câu dài lê thê có đến ba bốn mươi chữ xuất hiện ở nhiều chỗ trong các trang viết. Khỏang thời gia đó, tôi thường có thói quen đọc nhẩm không thành tiếng song những câu dài ấy khiến tôi ngạt thở. Nếu quá thêm nữa, chắc tôi sẽ bị ngất xỉu. Trong trường hợp có người phát hiện thấy, không chừng người ta sẽ đồn thổi rằng, chỉ vì đọc những đọan văn đó mà tôi bị căng đứt mạch máu. Nếu thật như thế thì tôi đành phải chấp nhận thôi.
Hồi ấy tôi đã nghĩ, nếu là mình viết thì chắc sẽ khá hơn. Nào ngờ mấy chục năm sau, khi tờ tạp chí này mượn danh kẻ khác để đến với công chúng thì tôi lại nghiễn nhiên trở thành biên tập viên chính thức của nó.
Tôi nghe thấy từ tầng dưới, tiếng búa đóng đinh dội lên inh ỏi. Ngôi nhà lớn này vốn được xé lẻ cho bảy tám công ty cùng thuê lại; cách đây ít lâu công ty thuê tầng dưới bị phá sản phải dọn đi, hôm nay một công ty khác mới đến đang gấp gút sửa sang lại nhà cửa. Tiếng búa chát chúa làm đầu tôi nhói lên đau buốt, tường chừng đầu mình cũng hóa thành cây cột đang bị đóng đinh dưới kia. Thế nên tôi quềnh quàng xếp gọn đống giấy tờ trên bàn rồi vội vàng bước ra cửa.
Tạp chí dự định phát hành vào ngày thứ bảy tuần này, hôm nay mới là thứ hai. Cuối tuần, các nhân viên trong tòa sọan đề đi về thực tế ở địa phương, chiều mới tập trung tại văn phòng, chỉ còn tôi và một nhân viên nữa nhận chân giữ chùa. Tiếng là đi lấy ý kiến bạn đọc nhưng thật ra đây chỉ là dịp ông chủ đãi khách và mọi người được một ngày dạo chơi ra vùng ngọai ô. Phần tôi chưa hẳn hết việc, vẫn còn tới hơn ba vạn chữ để chừa trên mặt báo đang chờ bài viết. Tác giả hẹn thứ bảy nộp bài cho tôi, thế mà hôm nay đã là chủ nhật rồi vẫn biệt tăm. Cũng may địa chỉ của ông ta ở trong nội thành; nhân lúc không thể ngồi nổi ở văn phòng, tôi đến thăm ông, luôn thể đi bát phố cũng hay.
Làm tạp chí thì phải hiểu rõ tác giả như lòng bàn tay. Hơn nữa, bây giờ theo chế độ biên tập phụ trách; với mỗi bài viết, người phụ trách biên tập được nhận thêm nhuận bút, vì thế tác giả nổi tiếng luôn là đối tượng tranh chấp của các tạp chí. Cộng tác viên của tôi là Ôn Kiến Quốc, bút danh Ôn Khắc.
Người này tuy có biệt danh rất khó phát âm, nghe chẳng ra đàn ông và cũng không hẳn là đàn bà - Ôn Khắc, nhưng được cái, những gì anh ta viết đều được bạn đọc rất tán thưởng; đó là nhờ lối viết khác người, hơi méo mó, cộng với phần miêu tả sắc dục không đến nỗi phá cách. Vì thế, mặc dù viết chậm song hầu hết những bài viết cũa ông ta đều trót lọt, thoát qua khâu kiểm duyệt.
Ôn Kiến Quốc sống độc thân trong căn nhà một tầng ở trung tâm thành phố. Đây là một căn nhà cũ kỹ, có một cửa sổ và một cửa ra vào. Diện tích hẹp nhưng được cái nó ở vào vị trí "phát tài phát lộc", nghe đâu là đất thừa kế của tổ tiên. Nếu đem rao bán cũng đủ tiền cưới đến bảy tám bà vợ một lúc. Chẳng hiểu vì sao ông ta chịu thúc thủ ở mãi trong căn nhà chật chội này? Phải chăng vì thủ tục di dời nhà cửa ngày càng phức tạp, khó giải quyết?
Chớm đến đầu hè, tôi cất bước đi lên qua mấy bậc thềm đen sạm và nứt nẻ vì lâu năm không có ai lo việc sửa sang. Giơ tay gõ cửa không thấy ai thưa. Tôi hiểu rõ Ôn Kiến Quốc rất say mê viết nhưng rồi cũng có lúc ông ta vẫn phải dứt ra mà đi đi đâu đó chẳng hạn. Chần chử giây lát, đúng lúc định quay ra, tôi chợt nghe tiếng kẹt cửa.
Vừa nhìn rõ mặt người mới từ trong bước ra, tôi buộc miệng:
- Xin lỗi, không biết tôi có nhầm nhà không, thưa ông ?
Chả là người đứng trước mặt tôi, dáng vẻ dật dờ, sắc mặt sạm đen, hai mắt trũng sâu với xương bã vai nhô lên nhọn hoắt trông chằng khác một cái xác không hồn là mấy. Tôi không còn tin vào mắt mình nữa; tôi mới gặp ông ta cách đây một tháng, lúc ấy, gương mặt ông ta béo tốt với hai vành tai to. So với bây giờ, chỉ còn mỗi bộ kính mắt là giống trước, còn hiện tại rõ ràng đã trở thành một người lạ hoắc. Tôi chưa kịp mở lời đã nghe ông ta cười thành tiếng:
- Ủa... Ngỡ là ai chứ !
Nghe giọng nói của Ôn Kiến Quốc, tôi giật nảy mình, đưa mắt nhìn, vẻ dò hỏi: "Ông... Ông là Ôn Kiến Quốc? "
- Vâng, xin ông cứ tự nhiên cho.
Chủ nhà kéo lê đôi dép, từ nảy đến giờ ông ta vẫn nằm bẹp trên giường, bây giờ mới hấp tấp chìa tay mời tôi vào nhà. Những ngón tay của ông ta vốn dĩ béo múp, trắng bệch, giờ đây phơi rõ các khớp xương khô lỏng khỏng, trên ngón tay cái có đeo một chiếc nhẫn khác thường. Tôi từng đọc một cuốn sách cổ có nói đến cái thú chơi đồ trang sức, trong đó viết rẳng: nhẫn ở thời buổi ấy có một lọai đeo cho ngón tay cái, tên gọi "ban chỉ", nó được dùng để kéo dây cung và nỏ, mãi sau này mới trở thành một món trang sức. Thứ nhẫn này hình như không thấy có ở nước ngòai, chẳng trách nó được công nhận là "trang sức độc" của riêng Trung Quốc. Không rõ Ôn Kiến Quốc kiếm đâu ra được chiếc nhẫn làm bằng thứ đồng thau rắn cấc này, đeo nó vào trông thật kỳ dị. Với ai thì chưa biết, chứ một nhà văn cỡ như ông ta, nếu có tật khác đời như thế thì cũng chẳng ai lấy đó làm điều. Tay ông ta chìa ra, chưa kịp bỏ xuống thì sắc mặt đã thất thần, gần như người bị rắn cắn, loay hoay dùng tay xoay chiếc nhẫn đeo trên ngón tay cái.
Tôi rảo bước bám sát sau lưng ông ta:
- Ông không được khỏe phải không, ông Ôn Khắc?
Ông ta đứng khựng, ngỏanh đầu lại, đưa mắt nhìn tôi, sẵng giọng:
- Tôi mà bị ốm ư?
Giọng điệu của ông ta không muốn thừa nhận mình có bệnh, cho nên câu nói của tôi khiến ông ta nghĩ rằng tôi đang rủa ông ta. Nghĩ thế, nên tôi đành phải lựa lời:
- Chỉ tại tôi thấy sắc diện ông không được tươi tỉnh đấy thôi!
Căn phòng của ông ta ở rộng 30 mét được ngăn đôi bằng ván bìa mỏng. Gian ngoài dùng làm bếp và phòng khách mờ tối. Không gian hẹp nên phòng khách chỉ đủ chỗ cho bốn hoặc năm người khách ngồi chơi. Ông kéo ra mốt chiếc ghế dựa, vẻ dồn dã:
- Mời ông ngồi.
Tôi làm theo, nhanh tay lấy từ trong túi xách ra một bọc hoa quả mới mua ở dọc đường đặt lên bàn:
- Thưa ông Ôn Khắc, xin ông vui lòng cho biết về tập truyện ấy. Chắc ông đã viết xong rồi?
Chủ nhà cũng vừa ngồi vào chỗ, người co rúm như sợ rét nhưng không nghe tôi nói gì. Tôi hẵng giọng nói to hơn:
- Tác phẩm của ông đó, mong ông hoản tất cho, thứ bảy này phải lên khuôn đấy!
- Tiểu thuyết? À ... Tôi biết rồi, chỉ còn vài trăm chữ nữa là xong. Tôi viết nốt đây, ông ngồi chờ cho chốc lát được chứ?
Ông ta xây lưng đi vào bên trong. Đàn ông chưa vợ, phòng ngũ hẳn là bừa bộn lắm. Thấy ông ta đứng dậy, tôi định bước theo sau lưng nhưng cửa đã đóng sập ngay lại. Đấy là tấm cửa phên dán giấy, có lẽ là tự tay ông ta mới dựng nên, bữa trước tôi đã có dịp đế đây rồi nhưng chưa thấy nó. Liếc mắt nhìn vào bên trong, tôi hông thể thấy gì ngòai cảm giác mọi thứ đều tối om. Dễ thường Ôn Khắc vào đấy chỉ để đi ngũ. Rèm cửa buông xuống tối như bưng và vì nó đưộc may bằng thứ vải chống sáng nên không một tia sáng nào lọt vào nổi. Cả đến cây đèn bàn củng tắc lịm và người ta chỉ còn trông thấy mỗi điểm sáng của máy tính mà thôi.
Lại nói về thói quen của từng người lúc mới sáng tác, tôi vẫn còn nhớ như in về Ôn Kiến Quốc. Cứ mỗi lần ngồi xuống viết, ông ta đều phải có một điếu thuốc, một cốc trà, cửa sổ mở toang, cửa ra vào cũng vậy. Lắm khi ông ta còn bật nhạc MP3 trên máy tính là khác. Còn như những thói quen tôi vừa nhìn thấy, có lẽ là mới bị nhiễm trong thời gian gần đây, kể cả chiếc nhẫn quái dị mà ông ta đeo nữa.
Trở lại với cánh cửa phòng, nó vốn được làm bằng phên tre dán giấy nhưng chắc và kín, không để ánh sáng lọt vào. Bên trong tối đen như phòng dùng cho việc rửa ảnh vậy. Tôi những muốn thử dòm qua khe cửa nhưng nó đã bị bịt kín, chẳng còn trông thấy gì nữa. Áp tai lên bức vách mỏng, chỉ nghe mỗi tiếng đánh máy chữ lách cách đều đều.
Đây rồi, Ôn Kiến Quốc từ trong đi ra. Cửa mở làm tôi giật bắn mình, ông ta đặt chiếc đĩa mềm vào lòng bàn tay tôi rồi nói:
- Đây... ông nhận cho!
Tôi cần đĩa bỏ vào túi nhưng vẫn còn áy náy trong lòng:
- Ông không sao chứ, ông cần tĩnh dưỡng đấy, thưa ông Ôn Khắc?
Có lẽ đây lại là một cảm giác sai lạc nữa của tôi. Vừa rồi ông đi vào đó, chỉ một thóang thôi, nhưng tôi trông ông ta có vẻ tiều tụy hơn nên mới buộc miệng nói vậy. Không dè Ôn Khắc tưởng ra điều gì đó ghê gớm đáng sợ nên mới hỏi vặn:
- Có thật không? Thật như thế hay sao?
Ông ta lao mình ra cửa, ngơ ngác soi mình vào tấm gương treo trên tường. Tôi không ngời ông ta bị bị tự kỷ ám thị đến mức đó. Lúc ấy tôi vội đưa tay đập lên vai ông ta rồi nói:
- Xin ông... Ông hãy nghe tôi.
Né tránh được bàn tay tôi, Ôn Khắc ngỏanh đầu lại hốt hoảng:
- Thật thế chăng...? Sắc mặt tôi xấu lắm rồi phải không ?
Giá như ánh đèn ngòai cửa sáng hơn một chút nữa thì tốt biết mấy, vì bấy giờ tôi vừa kịp phát hiện trên tay ông ta có hộp phấn màu da hồng vốn là đồ trang điểm của các cô gái trẻ. Kỳ cục đến thế là cùng; cho dù Ôn Kiến Quốc muốn hóa thành Hà Lợi Tú đi nữa thì cũng đâu có được. Tôi không ngờ ông ta lại thích như vậy. Mặt ông ta chẳng đã thoa lên một lớp phấn rồi sao. chỉ phải cái cách đánh vụng về lắm. Ban nãy ông ta đứng sấp bóng mới qua được mắt tôi, bây giờ thì tôi thấy nó rõ quá, tựa như một lớp vôi trát dầy lên mặt vậy. Gương mặt Ôn Khắc trông cứng đơ, không chút biểu cảm, có một chỗ lớp phấn khô cứng thành vết rạn chân chim, giống hệt lớp men rạn trên bình hoa.
Tôi rùng mình:
- Ông có sao không, ông Ôn Khắc?
- Cút đi - Hai tay ông ta ôm lấy mặt. - Cút đi! Đừng bao giờ đến đây nữa!
Tội sững sốt. Ôn Khắc - con người xưa nay điềm đạm hòa nhã, sống có tình với mọi người, bây giờ hóa thành cục súc thế sao? Vả chăng thực bụng tôi cũng không còn muốn nấn ná lâu thêm, cứ đi khỏi đây là hơn cả. Tôi nhào ra ngòai cửa y như người trốn chạy, nghe đánh "rầm" một tiếng ở sau lưng và Ôn Kiến Quốc đóng sập cánh cửa lại.
Ra ngoài tôi mới thấy mình hết rét; khác hẳn lúc còn ở trong nhà Ôn Khắc, tôi cứ có cảm giác mình bị ép ngồi trong phòng lạnh, tay chân tê cứng, run lên cầm cập. Nhiệt độ hôm nay không cao nhưng cũng chẳng đến nỗi rét quá, có chăng là nhiệt độ trong nhà Ôn Khắc chênh quá so với bên ngoài. Tôi đã để ý xem xét thêm về ngôi nhà, dễ thường do yếu tố tâm lý, một căn nhà nhỏ cũ kỹ đứng chơ vơ, lọt thỏm giữa những dãy nhà cao tầng, gieo vào lòng người ta cảm giác lạnh lẽo đến rợn người.
Về đến văn phòng thì vừa kịp giờ ăn. Với những ai làm biên tập, cơm trưa là cơm hộp, chỉ cốt no bụng chứ không phải ngon miệng. Như bữa ăn hôm nay chằng hạn, khó nuốt lắm. Món củ cải ninh với thịt mỡ nhừ nát, tôi ăn qua quít cho xong rồi lấy đĩa mềm Ôn Kiến Quốc đưa cho ra xem.
Đó là thứ đĩa mác tạp-pí-lù sản xuất ở trong nước, chất lượng không được tốt nhưng có thể dùng tạm, cũng giống như bữa ăn vội vừa rồi. Đĩa mềm tương tự như các thứ đồ khác sản xuất trong nước, vốn không được tín nhiệm, song gia công tương đối kỹ vẫn sử dụng được; chỉ hiềm một nỗi, chiếc đĩa mà Ôn Khắc đưa cho tôi bị dây một chấm mực. Chẳng hiểu Ôn Kiến Quốc làm gì nên thế. Thời buổi bây giờ còn ai dùng bút lông để đến nỗi bị dây mực.
Đang dùng dằn muốn mở hộp đĩa mềm, tôi bỗng thấy mình bị hoa mắt, cảm giác váng vất trong đầuvà lạnh cả trong bụng nữa. Khi nãy, trong chốc lát, cả người tôi mềm nhũng như bị rơi từ trên cao xuống, giống người thiếu máu nhưng chưa việc gì. Nhưng điều khiến tôi phải suy nghĩ là tôi vừa trông thấy một giọt mực động đậy ngay trên chiếc đĩa mềm. Trông nó giống một giọt thủy ngân màu đen. Nhưng nhìn kỹ lại thì giọt mực nho nhỏ ấy vẫn đúng là giọt mực. Tôi lắc đầu cho tỉnh táo rồi gỡ chiếc đĩa mềm ra, cho vào đĩa A và "copy".
Câu chuyện của Ôn Kiến Quốc mang tựa đề "Tổ ong" và có nội dung như sau: trong chuyến du lịch nước ngòai, một cặp tình nhân đặt chân đến một làng nhỏ trong núi. Lúc đó trời đã sẫm tối, họ bèm tìm một gia đình nhà nông xin ngủ nhờ một đêm. Đôi tình nhân nhận thấy, tuy trong làng có khá nhiều nhà nhưng lại có rất ít hộ làm nghề nông, hơn nữa, người ở đây, phần đông là người già và trẻ em. Khi trời tối, họ phát hiện dưới mái hiên gia đình nhà nông nọ có một tổ ong to bằng miệng bát và cảm thấy lo lắng. Đêm đến, ( sau đọan mô tả về lối làm tình nhăng nhuội bằng cách viết không đến nỗi lộ liễu quá đáng), họ bị tiếng động làm thức giấc. Không một mảnh vải che thân, họ cùng nhìn ra ngoài cửa sổ.
Đúng lúc này từ ổ đĩa A chợt phát ra tín hiệu "tạch... tạch... tạch".
Lạ thật, tôi đang trực tiếp đọc văn bản trên đĩa mềm cơ mà. Nghe đâu có lọai virus tấn công bằng cách khiến bạn cứ lần đọc mãi trên mỗi một rãnh từ nhằm phá hỏng chiếc đĩa mà bạn đang sử dụng. Thế nên tôi vội bấm nút ổ A, rút chiếc đĩa ra, kiểm tra kỹ càng một lượt nhưng không thấy dấu vết đáng ngờ. Tôi còn dùng đến cả scandisk để quét ổ cứng. Bởi lẽ đánh hỏng đĩa mềm chỉ là chuyện nhỏ chứ ổ cứng sinh chuyện thì lôi thôi to. Trong đó lưu trữ bản thảo của nhiều tác giả, còn thêm cả bản bông những bài viết đã được hiệu đỉnh cẩn thận. Với dung lượng 20KB, để quét một lượt, phải mất khá nhiều thời gian. Tôi đưa mắt theo dõi những hình vuông màu xanh di chuyển chậm chạp trên màn hình và rút đĩa mềm. Trước đây đã từng có lần phần mềm đồ họa bị format, két quả là toàn bộ minh họa, đồ thị làm xong đều bị mất hết. Và tháng đó, bộ phận biên tập mỹ thuật phải tốn công làm lại từ đầu.
A Di Đà Phật... Đội ơn Đức Chúa, xin đừng bắt chúng con phải tội như thế! - Tôi lầm rầm khấn thầm, trong lúc theo dõi máy vi tính quét virus, quên cả sự thể tôi đã khấn nhập nhằng, lẫn lộn cả hai vị giáo chủ cả hai tôn giáo tiêu biểu cho cả hai phía Đông và Tây. Không biết có chuyện gì xảy ra không?
Rất may, máy tính không có vấn đề gì.
Quét xong virus, tôi cho máy khởi động. Đèn báo và máy trở lại họat động ngon ơ... Tôi thở phào nhẹ nhõm. Từ đây đến ngày tạp chí ra mắt còn không đầy một tuần lễ nữa, nếu chẳng may có gì trục trặc, không chừng chủ nhật này tôi phải thức trắng đêm, làm theo ca, họa may mới kịp.
Cho dù ổ cứng vi tính bị hỏng thì tôi vẫn có cách cho copy lại tiểu thuyết của Ôn Kiến Quốc một lần nữa. Nắm thật chặc trong tay chiếc đĩa mềm Ôn Kiến Quốc đưa cho, tôi có phần yên tâm hơn nhưng cũng chưa giải tỏa hết được lo lắng.
Nhìn bên ngòai chiếc đĩa mềm không có gì khác thường nhưng không hiểu sao, tôi lại cảm thấy nó có gì đó không ổn, cứ biến đổi lúc thế này, lúc thế khác mà không biết thực sự thế nào. Tôi mở hộp ra, lật đi lật lại xem cho kỹ càng, song chỉ thấy đó là một chiếc đĩa bình thường, không có dấu hiệu lạ nào cả. Bất chợt, tôi giật nảy mình.
Vết mực bỗng biến đâu mất ?
Chiếc đĩa bây giờ trông sạch bong, không dây một vết bẩn nào, y như đã được gột rửa bằng nước tấy vậy. Lẽ nào ổ A có cả chức năng làm sạch nữa? Nói vậy chứ dù kiến thức của tôi về máy tính chưa thật đầy đủ, tôi vẫn tin chắc rằng đó là điều không thể có được. Vậy rốt cuộc vết mực ấy biến đi đường nào?
Hoặc giả chưa hề có vết mực ấy, mà chỉ tại lúc đó tôi hoa mắt thôi?
Máy tính đã hiển thị Windows, tôi ngước nhìn màn hình với bầu trời xanh và mây trắng, nín thở vì hồi hộp.
Trên màn hình xuất hiện một vết mực!
Tôi không nhớ thật rõ hình thù vết mực cũ như thế nào nhưng tôi đảm bảo rằng nó không khác gì mấy so với vết mực hiện thị trên màn hình, có chăng chỉ là to hơn chút ít. Vết mực bám vào màn hình trông như một chấm mây đen kẹp giữa vầng mây trắng. Tôi đưa ngón tay trỏ cào khẽ vào đó nhưng đầu ngón tay chỉ đụng vào mặt kính. Vết mực không phải bám trên bề mặt màn hình mà hiển hiện ngay ở bên trong đó.
Có thể như vậy chăng? Tôi biết rằng ổ A đọc bằng đầu từ và những gì đầu từ đọc là thông tin có trong rãnh từ, nó không thể đọc được vết mực có ở ngoài đĩa mềm. Còn nếu như ta cho nó là virus thì đây là một thứ virus không ai có thể tường tượng ra.
Tôi còn trông thấy tận mắt ... bây giờ nó xuất hiện trên mặt bàn. Còn vết mực kia vẫn ở nguyên chỗ cũ.
Phải chăng đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên?
Có thể lỗi ở màn hình, còn như vết mực có trên đĩa mềm là do tôi hoa mắt?
Tuy đã tự cắt nghĩa cho mình như thế nhưng tôi vẫn cứ băn khuăn, đứng ngồi không yên. Bởi lẽ chuyện này, thật không sao hiểu nỗi, không chỉ riêng tôi mà với ai ở trường hợp này cũng thế thôi. Tôi kéo bàn phím ra và click nút khởi động nóng. Nghe một tiếng "tịch", màn hình trở lại tối đen.
Tuy màn hình tối đen nhưng tôi vẫn nhận ra được trong màn đen ấy có một điểm sẫm hơn, đó chính là nơi vết mực đen lúc nãy xuất hiện.
Dứt khóat là do lỗi hiển thị! Chắc đúng rồi!
Máy tính trở lại giao diện khởi động ban đầu... và cũng giống như ban nãy, nó vẫn hiển thị một vết mực đen; nhưng đến đây thì tôi thấy rợn người và ớn lạnh, tưởng mình bị quăng vào một khe sâu đầy tuyết, mình mẩy trần truồng, lo lắng và hoảng sợ.
Lạ một nỗi, vết mực ấy định hình không giống nhau. Không thể giải thích nổi nguyên nhân; khi ở trên màn hình, trông nó to hơn so với ở trên đĩa mềm và trông như nó được vấy lên đó, bắn ra những giọt li ti ở bốn chung quanh. Nếu ta cẩm một cây bút lông chấm đẫm mực để lơ lửng ở phía trên một tờ giấy ít hút mực, rồi cho nhỏ một giọt mực xuống, ta sẽ thấy nó gần giống hệt vết mực ở trên với hình thù "Trùng amip" biến dạng.
Ở vết mực này ẩn chứa một sức mạnh có thể nói là quái dị, khiến tôi gần như bị ngạt thở mỗi khi trông thấy nó. Trong con mắt của tôi, dường như nó ngày càng to ra và cử động ngay trên màn hình, đúng như con trùng biến hình mà người ta trông thấy qua ống kính hiển vi bội số cao.
Tôi vẫn còn nhớ hồi còn là học sinh trung học, có một lần tôi lên lớp nghe giảng bài sinh học, được thầy cho quan sát một giọt nước bẩn lấy từ dưới cống. Nhìn bằng mắt thường chỉ thấy giọt nước vẩn đục, nhưng khi đem nó đậ dưới mắt kính hiển vị , tức thì, một thế giới dị kỳ hiện lêntrước mắt. Ở đó, lúc nhúc và náo lọan vô số những con sinh vật nhỏ bé, hình thù quái đản tranh cướp giành giật lẫn nhau, con nọ nuốt sống con kia. Trong đó có một số mang hình hài y hệt một đống mỡ bầy nhầy, không ngừng thay đổi hình thể, bao bọc chung quanh những chấm nhỏ li ti. Đó chính là "Trùng amip".
Vậy phải chăng vết mực này cũng là một con trùng biến hình khổng lồ? không hiểu có gì run rủi không mà tôi cứ hình dung ra như thế. Ý nghĩ ấy làm tôi hỏang sợ, bủn rủn cả người. Amip là lọai trùng ký sinh nhỏ bé, người ta chỉ có thể nhìn thấy nó qua kính hiển vi có bội số cao, vì thế giả thiết về một con amip lớn cỡ ấy là điều không thể. Nhưng đúng là hình dạng của giọt mực mà tôi trông thấy và trùng amip giống nhau một cách kỳ lạ. Ngay lúc này đây, chính tôi cũng không biết đó chỉ là cảm giác hay là sự thật. Nhưng rõ ràng trước mắt tôi, vết mực đang động đậy, vẻ như sắp biến hình. Bỗng nhiên có một làn gió lạnh lướt ngang qua sau gáy; giật mình, tôi bấm vào phím khởi động.
Chợt có ai đó gõ cửa, tôi như sực tỉnh ra khỏi cơn mê, ngoảnh đầu lại.
Hóa ra cô đồng nghiệp xinh đẹp đến tận nơi tìm gặp tôi. Tên cô là Lý Đĩnh, một bông hoa của đất Yên Triệu (tức là Hà Bắc) với thân hình thon thả, dong dỏng cao, nước da trắng ngần. Có rất nhiều chàng trai bám theo tán tỉnh cô, tôi - một anh biên tập quèn, nghèo kiết xác, quyền lực chẳng có trong tay đâu dám mơ tường đến gần làm thân. Giá như vào một ngày thường, cô dừng chân ghé qua văn phòng thăm tôi thì tôi sẽ sung sướng đến mức nào, nhưng hôm nay, khi tôi còn đang bàng hòangvới những nỗi lo sợ vẩn vơ không rõ nguyên do, thú thật, tôi đã mất hết khả năng phản ứng.
- Giờ này anh có bận gì với máy tính không? Muốn nhờ anh tí chút vì máy tính của tôi vừa bị lỗi.
Lý Đĩnh với dáng đi yểu điệu, tay cầm chiếc đĩa mềm khác bước đến bên cạnh tôi, thoang thoảng một mùi thơm dịu dàng của nước hoa linh lan. Máy tính nơi chúng tôi làm việc đều có mã số của người sử dụng. Chắc mọi người đi đâu vắng nên cô đành phải đến dùng nhờ máy tính của tôi. Tôi vội đứng dậy nhường chỗ của mình:
- Máy này hình như cũng đang bị lỗi ở phần hiển thị, nó xuất hiện một mảng đen đấy.
Chả là vừa rồi tôi click phím khởi động máy, máy bây giờ ở tình trạng scandisk. Cô ngồi xuống đưa mắt nhìn hiển thị, vẻ chăm chú:
- Đâu nào. Mảng đen đâu?
Không có ư? Liệu còn điều gì có thể làm tôi ngạc nhiên hơn nữa không? Tôi như người bị choáng, chân bước lảo đảo tiến đến bên Lý Đĩnh, căng mắt nhìn. Trên nền màn hình bây giờ hiện rõ mồm một bức tranh trời xanh mây trắng sạch sẽ, không một tì vết nào.
Trời, mình hoa mắt chăng? Tôi lại đưa tay lên dụi mắt nhưng vẫn không thấy gì hết.
- Anh làm sao mà trông gà hóa cuốc thế! thú thật đi nào, chỉ được cái giỏi vụng trộm xem ảnh gái đẹp phải không?
Nói rồi cô phá lên cười và thuận tay đưa đĩa mềm của mình vào ổ A.
- Chỉ tại sếp "boongke" quá mà thôi. Máy móc, thiết bị cũ kỹ và rệu rã, mọi thứ long như răng ông lão hết cả, cũng chẵng biết họ mua lại đồ cũ của công ty Net nào nữa?
Bài vở của tạp chí mà tôi phụ trách, hầu hết đều là những chuyện ly kỳ, rùng rợn. Phần việc dành cho Lý Đĩnh là chuyên mục truyền kỳ, vốn không thiếu gì những điều ma quái kỳ quặc khó tin. Xem ra cô cũng từng trải già dặn hơn trước nhiều. Như bài viết đăng trên số tạp chí kỳ vừa rồi có nội dung: Tòa tháp Hòn ngọc Phương Đông ở Thượng Hải thực ra là căn cứ địa của người ngoài hành tinh. Người ta tìm thấy ở đó những cỗ máy kỳ dị và nghe đâu, ông kỹ sư trưởng ở đấy đã được đĩa bay rước đi đâu mất rồi. Thế nên với ai thì chưa biết chứ để Lý Đĩnh nhìn thấy vết mực trên màn hình thì chắc gì cô đã cho đó là chuyện lạ.
Tôi cũng cười và đổi giọng chợt nhả :
- Xem ảnh mà làm gì chứ, cứ nhìn cô đây chẳng hơn sao! Ảnh có đẹp mấy đi nữa cũng chẳng bì kịp với cô.
Chuyện thường tình thôi, đã là con gái, thì ai chả thích người khác khen mình đẹp, vả chăng cô cũng đẹp thật. Lý Đĩnh đang mãi giở tập bản bông, mười đầu ngón tay như bay nhảy trên giấy, cô đặt bút sửa hết chỗ này đến chỗ khác. Tôi đứng một bên cảm thấy ngượng nghịu:
- Cô Đĩnh, hay là tôi đi lấy cho cô cốc nước nhé?
- Anh gọi tên tôi thân mật như thế, không sợ bạn trai tôi ghen à? - Cô bụm miệng cười.
Tôi đang giơ tay rút ra một cái cốc giấy dùng một lần, nghe thế không khỏi bị chạnh lòng nhưng chỉ cười:
- Có thế mà đã ghen thì đem anh ta ngâm vào chum dấm cho xong chuyện? cô uống trà được chứ?
- Cám ơn anh, nước trắng cũng được.
Tôi bước đến bên phích nước đun sôi tự động, mở chốt vòi, mắt nhìn dòng nước tuôn chảy mà tủi lòng.
Mình là cái thá gì chứ? Tuổi hai mười qua lâu rồi, bây giờ tuổi ba mươi đang sầm sập đuổi tới sau lưng. Tiếng là tốt nghiệp đại học ra nhưng làm ăn long đong lận đận; đổi hết việc này đến việc khác, nay đây mai đó vẫn chỉ hòai công. Tiền của túng bấn, tướng mạo cũng thua kém chẳng bằng ai. Những muốn làm một viên đá lót đường song chỉ có thể là viên đá trơn nhẵn không có hoa văn, đến nỗi thân con trai mà chẳng có lấy một người bạn gái nào.
Tôi đưa mắt lên nhìn Lý Đĩnh. Cô ngồi đó, cắm cúi đánh máy chữ. Cô để tóc chấm vai, đuôi tóc được kẹp bằng chiếc cặp màu xanh hình con bướm và chiếc áo len màu đỏ ôm sát mình , tôn lên đường nét uyển chuyển của thân người.
Giá như mình được làm bạn với cô thì may mắn biết mấy, tiếc rằng chuyện đó không bao giờ là thật. Nghe đâu bạn trai của cô là một viên chức cao cấp trong một doanh nghiệp nước ngòai, tiền lương mỗi năm lê tới hai ba chục vạn. Cơm bữa có cá tươi, đi đâu có xe đưa xe đón. Chỉ những chàng trai cỡ ấy mới xứng đội với cô mà thôi. Chứ như tôi... có mà...
- Anh tặc lưỡi kiểu gì lạ thế?
Cô dừng tay đánh máy, đưa hai tay lên đầu sửa sang mái tóc, kẹp lại cái cặp và liếc nhìn tôi.
- Xong hết rồi... Nước vừa mới rót vào cốc- Tôi vừa nói vừa cười.
Có lẽ vì quá bối rối nên tôi rót nước tràn qua cả miệng cốc, nước bỏng giẫy ngấm đẫm cốc làm bằng giấy bìa mềm oặt, khó lòng cầm lên được. Tôi luống cuống tay chân, đang toan đổ bớt nước trong cốc đi thì bỗng nghe một tiếng "ối" từ phía Lý Đĩnh.
Tiếng kêu hốt hoảng của cô khiến tôi thảng thốt bỏ luôn cốc nước ở đấy, vội vàng chạy tới.
- Việc gì thế? lại có chuyện gì phải không?
- Bàn phím của anh có chiếc đinh ghim!
- Đinh ghim làm sao? Tôi giật mình thêm một lần nữa, tim như thót lại. Không biết vì sao hôm nay có nhiều chuyện lạ như thế ?
- Đinh ghim ư? Nó đâu nào?
Đinh ghim rơi tọt vào trong bàn phím, nó có thễ gây nên đoản mạch, đốt cháy bàn phím. tôi đưa tay cầm lấy bàn phím và lật sấp, vỗ mạnh lên thân nó nhưng chỉ dốc ra được chút ít cát bụi bên trong mà không thấy có đinh ghim.
- Lạ chưa? Ngay mới rồi tay tôi vừa chạm vào bàn phím thì ngón giữa nhói lên đau buốt cơ mà?
vừa nói cô vừa chìa ngón giữa tay phải ra xem, tôi thấy buồn cười quá:
- Hãy khoan, để tôi chụp cho cô tấm ảnh này!
Bàn tay phải của cô, chỉ trừ mỗi ngón giữa, cón bốn ngón kia đều cụp vào lòng bàn tay, đưa ra một dấu hiệu không được đẹp mắt và nó là của người Mỹ dùng trong trường hợp chửi đổng. Lý Đĩnh cũng bất chợt nhận ra điều đó và nắm chặt bàn tay lại:
- Thôi, tôi chẳng thèm nói gì với anh nữa. anh làm sao ấy!
- Thôi được rồi. Cùng bỏ qua nhé! - Tôi cố nhịn cười - Xem nào, có vết kim châm hay không?
Cô lại chìa tay ra, lần này thì cô xòe cả bàn tay năm ngón, mắt nhìn chăm chú rồi lắc đầu:
- Quái lạ thật, cả vết kim châm cũng biến đâu mất.
Năm ngón tay của cô trông thon dài, trắng muốt như ruột cây hành đã bóc vỏ, rất đẹp. Tôi sáp lại gần:
- Đúng thế, không nhìn thấy được. Cô chờ đấy để tôi đi lấy kính lúp.
Trong ngăn bàn của tôi luôn có sẵn kính lúp. Có nó, tôi cầm lấy bàn tay cô đưa lên xem:
- Chà...không thấy vết thương, chẵng lẽ đó cũng là cảm giác nhầm lẫn?
Cô rút ngón tay ra khỏi lòng bàn tay tôi, mặt đỏ lên:
- Thôi nhé. bây giồ cũng hết đau rồi. Cứ để mặc tôi làm cho xong công việc.
Nghe giọng nói, tôi biết cô cũng đã lấy lại được khẩu khí lạnh lùng vốn có của mình nên tôi làm bộ tươi cười cất kính lúp vào chỗ của nó rồi nói:
- Đầu ngón tay là nơi tập trung nhiều đầu dây thần kinh, lắm khi chỉ một vết xước nhỏ trên bàn phím cũng có thể làm cho bàn tay đau buốt, phát sốt lên được đấy.
Thật vậy, nói đến đầu dây thần kinh ở đầu ngón tay, bạn có thể tự kiểm nghiệm bằng cách lấy hai đầu mũi kéo đâm nhẹ lên mu bàn tay và chỉ bằng xúc giác không thôi, bạn sẽ không thể nào có cảm nhận rõ ràng xem đó là một hay là hai mũi kéo. Nhưng nếu bạn chọc mũi kéo vào đầu ngón tay thì cảm giác bạn nhận được sẽ không sai vào đâu được. Cũng như với bàn tay của Lý Đĩnh nếu nó được cô chăm chút tỉ mĩ như thế, chắc hẳn nó nhạy cảm hơn hẳn bàn tay tôi rồi. Nhưng tôi vẫn chưa hết phân vân: Phải chăng đấy đúng là vết xước trên bề mặt bàn phím?
Không hiểu sao đầu óc tôi cứ mãi trăn trở không thể dứt ra khỏi ý nghĩ về cái vết xước ấy.
Lý Đĩnh làm thẳng một mạch trên máy tính của tôi tất cả các việc như: sắo đặt lại câu chuyện bát nháo của cô, sửa hết những câu văn nghe chừng còn trúc trắc, "load" hết vào đĩa mềm rồi mới đứng lên:
- May quá, xong cả rồi!
- Lần này cô biên tập những nội dung quái quỉ gì vậy?
- Bí mật đấy? - Cô nhếch mép cười.
Nụ cười của cô mới đẹp đẽ và đáng yêu làm sao, tôi đâm ra mủi lòng xen lẫn sự ganh tỵ:
- Ủa, cô mới nhổ răng đấy ư, cô Lý Đĩnh?
Chả là ban nãy, lúc cô cười, tình cờ tôi thấy hình như cô mất một chiếc răng hàm bên má trái.
- Đâu có. - Cô nói vẻ ngạc nhiên.
Tôi giơ tay chỉ vào một bên má trái:
- Có đấy, tôi nhác thấy ở chỗ này cô bị hụt mất một chiếc răng.
- Đúng thế không? Răng sâu chứ gì? Cô giật mình và thò tay vào trong ví đầm để bên mình, lấy ra chiếc gương soi nhỏ, há to miệng, ghé mặt gần vào để soi. Tuy vậy, muốn nhìn cho rõ chiếc răng hàm ở sâu trong miệng đâu phải chuyện dễ. Lý Đĩnh càng há to miệng, tôi lại thấy cô càng đẹp hơn lúc thường.
- A ha...- Tôi tức cười không sao nhịn được nữa. Tiếng cười của tôi làm cô phát cáu:
- Đồ tồi, định lừa tôi hay sao? Tôi đã tưởng anh là người ngay thật, ai ngờ ...
- Tồi ở chỗ nào?... Tôi nhịn cười - Đàn ông hiền lành thì phụ nữ không yêu. Tôi nói thật tình, cô nghe nhé, cô Đĩnh. Giả sử cô tẩy chay anh bạn trai thì cứ đến với tôi là hơn đó.
- Phì... - Cô làm bộ nhổ toẹt - Đến với anh sao, rõ là đồ mỏ quạ. Mặc xác anh!
Cô xô chiếc ghế tựa sang bên rồi vùng vằn bỏ đi. Tôi gọi với theo:
- Cô Đĩnh... cô còn quên chưa uống nước.
Nhưng lần này thì cô tỉnh bơ. Ta khỏi cửa rồi cô còn kịp kéo sập cánh của lại.
Chờ cô đi khỏi tôi mới ngồi xuống. Hơi ấm của cô vẫn còn vương trên ghế, bên bàn máy tính, xen lẫn mùi thơm của hoa linh lan - thứ nước hoa cô thường dùng. Ngồi trước máy tính, lòng tôi bâng khuâng khó tả, cảm giác ấy đưa tôi trở về với một thời dĩ vãng.
Ngày ấy đã xa rồi... Trong lối ngõ heo hút...mưa rơi mịt mù. Tay giương chiếc dù lợp giấy dầu to quá khổ so với thân hình, tôi mãi miết đi. Lúc ấy đang tầm giữa trưa mà dọc đường vắng tanh, không một bóng người. Ngõ hẻm chạy dài tít tắp ở giữa, vách tường cao chất ngất hai bên đường cứ như muốn khép lại, áp sát người đi trên đường. Vào thời ấy, tường đất đều xây bằng đất, lớp vôi trát ngòai nhiều chỗ tróc lỡ, để lộ thân gạch xám xanh. Nền đất lát đá tảng loang lỗ những vũng đọng nước mưa chảy thành dòng, cuốn theo những tàu lá rụng từ sân vườn hai bên ngõ chảy xuôi.
Thời thơ ấu của tôi đó...
Nhưng tôi không còn nhớ gì hết ngòai cảnh tượng trên đây, nó luôn tái hiện trước mắt tôi. Một lối ngõ chạy dài tít tắp, không biết đâu là cùng. Từ đầu này đến đầu kia không một bóng người. Chân bước dưới cây dù che, tôi bỗng thấy mình cô đơn khôn xiết.
Vâng... cô đơn như bây giờ.
Trong không khí có mùi hôi thối của da thuộc. Tôi giống như một con chuột bị sập bẫy, ngồi thu lu trong chiếc ghế tựa nhỏ, chợ cảm thấy rét thấu xương.
Cô ấy đi rồi, máy tính của tôi lại không bị hỏng hóc nên tôi có thể làm thêm ca, đem bản bông tiểu thuyết của Ôn Kiến Quốc ra để sửa các lỗi chính tả. Khác với những cuốn sách trước, tập tiểu thuyết này của anh ta viết rất quái đản, phần cuối viết rất lộn xộn, không theo một trật tự nào cả. Như người ta nói, sau này, gần như anh ta bị tẩu hỏa nhập ma, may mà thóat nạn không mắc tội tuyên truyền cho phong kiến và mê tín. Dẫu sao đi nữa thì anh ta vẫn là một cây bút từng trải, biết tránh xa những vấn đề được cho là kị húy khi làm tạp chí.
Đối chiếu được một lượt thì trời vừa tối. câu chuyện làm tôi phát rét lên được và nghe khó chịu trong người, chốc chốc lại rộ lên từng cơn một. Rồi tôi tắt vi tính, chuẩn bị nghỉ ca.
Xong xuôi mọi việc, mấy hôm trước ngày phát hành tạp chí sẽ là thời gian thảnh thơi. Tối nay, tôi hí hửng ra ngòai định bụng tự đãi mình một bữa ra trò. Bước khỏi cửa vẫn thấy phòng bên cạnh còn sáng đèn. "Cô ấy còn ở đây sao?" - Tôi bước đến gần đưa tay gõ cửa.
- Cô Đĩnh, cô vẫn chưa về à?
Đây chỉ là cái cớ cho tôi tiếp cận mà thôi và thực như thế, tôi đã nghe giọng nói của cô lạnh nhạt:
- À, tôi còn dở tí việc.
Đàn bà là thế, họ chỉ vồn vã khi cần nhờ vã điều gì đó thôi. Còn tôi, những muốn nhân dịp này được gần gũi hơn, biết đâu có thể tạo tình thân giữa hai bên mà không được. Tôi đành lẳng lặng xuống gác một mình.
Thang máy đang dừng ở tầng trệt. Tôi bấm nút điện, đứng chờ. Vừa bước vào, tôi giật mình hoảng sợ.
Comment