Cõi Sống Chết
Tôi nằm lim dim định chợp mắt sau chuyến tảo mộ giữa trưa hè. Cái nắng Michigan không cực độ, không gay gắt như Texas nhưng lại oi bức tạo cảm giác rít rát khó chịu. Thủ tục đầu tiên sau chuyến về thăm nhà là mẹ tôi dẫn đi thăm mộ người anh quá cố. Mẹ dặn phải lễ phép thì anh sẽ luôn phù hộ cho. Tôi ngoan ngoãn làm theo. Xưa nay mẹ vẫn vậy, cực kỳ tin vào những chuyện tâm linh . Dù đã bao năm sống ở Mỹ, mẹ vẫn giữ nếp sống như ở quê nhà.
Chiếc quạt chạy vù vù hắt khí mát lạnh đưa tôi vào trạng thái nữa mê nữa tỉnh. Tiếng xì xào loáng thoáng bên tai rồi mỗi lúc một xa dần. Tôi chìm vào giấc ngủ trưa lúc nào không biết …Bỗng có ai vỗ nhẹ vai:" Em mới về chơi hả ?””Dạ”Hình như là tiếng nói quen thuộc của người anh quá cố. Tôi xoay người nhìn cho rõ mặt và giật mình, mở mắt. Không một ai xung quanh. Cảm giác rờn rợn khiến tôi rùng vai .
Bao thương nhớ chợt trỗi dậy .
Thực hay mộng? Rõ ràng tôi mới thấy anh tôi về hỏi thăm. Dẫu sao tôi định bụng sẽ kể lại cho mẹ nghe.Lần cuối về thăm nhà là lúc đám tang anh tôi. Cái chết của anh khiến tôi suy ngẫm thật nhiều về kiếp nhân sinh. Đó là lần thứ hai trong đời tôi mất người thân. Dù buồn bã, dù thương nhớ, nhưng tôi giữ bình thản. Đời người quả mong manh! Còn, mất -cách nhau chỉ trong khoảnh khắc, như một nhà văn ví “đời người tợ hơi sương”. Người ra đi trả lại tấm thân về với vô thuỷ, hồn phiêu du ở cõi luân hồi nào. Người ở lại bịn rịn, lây lất với bao thương nhớ khôn nguôi. Lần đầu tiên tôi đối diện với cái chết của người thân là lúc ông ngoại tôi qua đời. Ngày ông tôi chết, mẹ khóc thật nhiều. Tâm trí bé thơ khắc ghi những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt buồn vời vợi. Hôm đó, tôi không hiểu sao mọi người trong gia đình vây quanh ông Ngoại rồi oà lên khóc. Tôi phụng phịu:“Mạ, Ôn răng rứa ?”
“Ôn chết rồi con!”
“Chết là răng Mạ ?”
“Ôn đi về một nơi khác, mà Mạ con mình sẽ không thấy được” Giọng mẹ khan đục, trũng mắt đọng ướt từ bao giờ .
“Ôn không chơi với con nữa hả Mạ ?”
“Không con!”
Rồi mẹ tôi kéo tôi vô ép sát ngực như tìm nguồn an ủi.
Im lặng.
Hôm sau, Ngoại nằm lặng yên trong chiếc quan tài gỗ trong bộ bà ba trắng, tay khoanh vòng trước ngực.
Chòm râu trắng bạc phơ, khuôn mặt phúc hậu đó vĩnh viễn xa tôi. Tôi giận tại sao Ngoại bỏ tôi đi nhưng thấy mẹ ngồi rủ rượi nên không dám nói năng gì. Những ngày kế tiếp là sự trống vắng vô biên. Tôi nhớ ông Ngoại, cứ chui vô một góc nhà ngồi khóc thút thít. Chết-một khái niệm quá trừu tượng cho trí óc một đứa trẻ thơ mới lên năm lên bảy như tôi lúc bấy giờ. Tôi chỉ hiểu nôm na rằng đó là một điều tối ky., nhất là vào những ngày Tết. Mẹ nhất định không cho nhắc đến chuyện chết chóc vì cho đó là điều xui xẻo cho cả năm. Vìvậy, nó càng trở nên huyền bí. Tôi cứ thắc mắc hoài rằng tại sao Ông Ngoại bỏ tôi đi biền biệt không về .
Sau này, tôi chấp nhận cái chết của người anh đầu một cách dễ dàng hơn, có lẽ vì tôi đã trưởng thành. Anh tôi, một tấm gương hiếu học. Qua Mỹ khi tuổi đã xế chiều nhưng anh vẫn cặm cuội đèn sách. Sau chín năm miệt mài, anh ra trường với bằng bác sĩ .
Một tương lai sáng sủa đang chờ đón sau những tháng ngày cực khổ. Như một định mệnh đã sắp sẵn, ngày đầu tiên đi làm trong bệnh viện mà anh đã từng thực tập, anh ngã lăn xuống nền nhà. Sau những khám nghiệm y khoa, bác sĩ chuẩn bệnh ung thư não như một bản án khắc nghiệt.
Trong vòng năm năm với ba ca mổ não và không biết bao nhiêu lần nhập viện, bác sĩ đành bó tay. Những ngày cuối cùng, tôi xót xa nhìn thấy anh tức tưởi khóc. Không dằn được lòng, tôi cũng ứa nước mắt theo. Tôi hiểu vì sao anh khóc. Anh tiếc là không gặt hái được thành quả mà anh đã cam khổ để có được.
Tôi không dám giải thích hay khuyên bảo rằng anh nên buông xả để thanh thản ra đi. Tôi muốn đem những bài pháp mà Thầy đã giảng nói với anh, nhưng lại sợ anh buồn. Vốn sở hữu một tâm hồn mẫn cảm, buồn vui khác người, cảm xúc ồ ạt làm tôi dễ tổn thương, nhưng khi hiểu được rằng tất cả mọi sự việc đều bất biến vô thường, tôi bớt ảo não, nuối tiếc, đó là do lời Thầy giảng dạy mỗi ngày một thấm dần.
Thật vậy, con người và vạn vật trên thế gian như những hạt cát giữa sa mạc mênh mông. Những hạt cát đó tích tụ rồi tan như những cuộc hợp ly trên cõi đời này. Tôi nhớ tới lời của một thiền sư: “ Chúng ta tạo tác những nhà tù thể xác rồi tự nhốt mình vào đấy, rồi khóc lóc, rồi sầu bi khổ, ưu não. Ta đã lang thang từ muôn triệu kiếp mới tìm ra khuôn mặt của kẻ tạo tác ấy. Nó chính là vô minh và ái dục. Chính nó dã tạo nên các uẫn, chồng chất từ lớp này đến lớp kia” Sinh, lão, bệnh, tử, gặp gỡ, rồi ly tan: tất cả như một vòng xoay, một dòng chuyển chằn chịt nối kết nhau từ vô lượng kiếp, xoay mãi vô định trong thiên thu!
Bao năm đã qua, ông Ngoại tôi đã về với đất. Anh tôi chắc cũng được vãng sanh. Giữa biển đời dâu bể, cuộc sống như một cuộc tranh đấu với những tư duy sinh tồn, tôi đón nhận niềm vui và nổi buồn theo lẽ vô thường: đến, đi, có, không. Ngồi tĩnh lặng bên cửa sổ, ngoài kia trăng khuya hắt tia sáng khác lạ vào phòng như một tuệ giác vừa loé lên. Đêm trừ tịch lặng lờ trôi …
ThônVỹDạ
Tôi nằm lim dim định chợp mắt sau chuyến tảo mộ giữa trưa hè. Cái nắng Michigan không cực độ, không gay gắt như Texas nhưng lại oi bức tạo cảm giác rít rát khó chịu. Thủ tục đầu tiên sau chuyến về thăm nhà là mẹ tôi dẫn đi thăm mộ người anh quá cố. Mẹ dặn phải lễ phép thì anh sẽ luôn phù hộ cho. Tôi ngoan ngoãn làm theo. Xưa nay mẹ vẫn vậy, cực kỳ tin vào những chuyện tâm linh . Dù đã bao năm sống ở Mỹ, mẹ vẫn giữ nếp sống như ở quê nhà.
Chiếc quạt chạy vù vù hắt khí mát lạnh đưa tôi vào trạng thái nữa mê nữa tỉnh. Tiếng xì xào loáng thoáng bên tai rồi mỗi lúc một xa dần. Tôi chìm vào giấc ngủ trưa lúc nào không biết …Bỗng có ai vỗ nhẹ vai:" Em mới về chơi hả ?””Dạ”Hình như là tiếng nói quen thuộc của người anh quá cố. Tôi xoay người nhìn cho rõ mặt và giật mình, mở mắt. Không một ai xung quanh. Cảm giác rờn rợn khiến tôi rùng vai .
Bao thương nhớ chợt trỗi dậy .
Thực hay mộng? Rõ ràng tôi mới thấy anh tôi về hỏi thăm. Dẫu sao tôi định bụng sẽ kể lại cho mẹ nghe.Lần cuối về thăm nhà là lúc đám tang anh tôi. Cái chết của anh khiến tôi suy ngẫm thật nhiều về kiếp nhân sinh. Đó là lần thứ hai trong đời tôi mất người thân. Dù buồn bã, dù thương nhớ, nhưng tôi giữ bình thản. Đời người quả mong manh! Còn, mất -cách nhau chỉ trong khoảnh khắc, như một nhà văn ví “đời người tợ hơi sương”. Người ra đi trả lại tấm thân về với vô thuỷ, hồn phiêu du ở cõi luân hồi nào. Người ở lại bịn rịn, lây lất với bao thương nhớ khôn nguôi. Lần đầu tiên tôi đối diện với cái chết của người thân là lúc ông ngoại tôi qua đời. Ngày ông tôi chết, mẹ khóc thật nhiều. Tâm trí bé thơ khắc ghi những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt buồn vời vợi. Hôm đó, tôi không hiểu sao mọi người trong gia đình vây quanh ông Ngoại rồi oà lên khóc. Tôi phụng phịu:“Mạ, Ôn răng rứa ?”
“Ôn chết rồi con!”
“Chết là răng Mạ ?”
“Ôn đi về một nơi khác, mà Mạ con mình sẽ không thấy được” Giọng mẹ khan đục, trũng mắt đọng ướt từ bao giờ .
“Ôn không chơi với con nữa hả Mạ ?”
“Không con!”
Rồi mẹ tôi kéo tôi vô ép sát ngực như tìm nguồn an ủi.
Im lặng.
Hôm sau, Ngoại nằm lặng yên trong chiếc quan tài gỗ trong bộ bà ba trắng, tay khoanh vòng trước ngực.
Chòm râu trắng bạc phơ, khuôn mặt phúc hậu đó vĩnh viễn xa tôi. Tôi giận tại sao Ngoại bỏ tôi đi nhưng thấy mẹ ngồi rủ rượi nên không dám nói năng gì. Những ngày kế tiếp là sự trống vắng vô biên. Tôi nhớ ông Ngoại, cứ chui vô một góc nhà ngồi khóc thút thít. Chết-một khái niệm quá trừu tượng cho trí óc một đứa trẻ thơ mới lên năm lên bảy như tôi lúc bấy giờ. Tôi chỉ hiểu nôm na rằng đó là một điều tối ky., nhất là vào những ngày Tết. Mẹ nhất định không cho nhắc đến chuyện chết chóc vì cho đó là điều xui xẻo cho cả năm. Vìvậy, nó càng trở nên huyền bí. Tôi cứ thắc mắc hoài rằng tại sao Ông Ngoại bỏ tôi đi biền biệt không về .
Sau này, tôi chấp nhận cái chết của người anh đầu một cách dễ dàng hơn, có lẽ vì tôi đã trưởng thành. Anh tôi, một tấm gương hiếu học. Qua Mỹ khi tuổi đã xế chiều nhưng anh vẫn cặm cuội đèn sách. Sau chín năm miệt mài, anh ra trường với bằng bác sĩ .
Một tương lai sáng sủa đang chờ đón sau những tháng ngày cực khổ. Như một định mệnh đã sắp sẵn, ngày đầu tiên đi làm trong bệnh viện mà anh đã từng thực tập, anh ngã lăn xuống nền nhà. Sau những khám nghiệm y khoa, bác sĩ chuẩn bệnh ung thư não như một bản án khắc nghiệt.
Trong vòng năm năm với ba ca mổ não và không biết bao nhiêu lần nhập viện, bác sĩ đành bó tay. Những ngày cuối cùng, tôi xót xa nhìn thấy anh tức tưởi khóc. Không dằn được lòng, tôi cũng ứa nước mắt theo. Tôi hiểu vì sao anh khóc. Anh tiếc là không gặt hái được thành quả mà anh đã cam khổ để có được.
Tôi không dám giải thích hay khuyên bảo rằng anh nên buông xả để thanh thản ra đi. Tôi muốn đem những bài pháp mà Thầy đã giảng nói với anh, nhưng lại sợ anh buồn. Vốn sở hữu một tâm hồn mẫn cảm, buồn vui khác người, cảm xúc ồ ạt làm tôi dễ tổn thương, nhưng khi hiểu được rằng tất cả mọi sự việc đều bất biến vô thường, tôi bớt ảo não, nuối tiếc, đó là do lời Thầy giảng dạy mỗi ngày một thấm dần.
Thật vậy, con người và vạn vật trên thế gian như những hạt cát giữa sa mạc mênh mông. Những hạt cát đó tích tụ rồi tan như những cuộc hợp ly trên cõi đời này. Tôi nhớ tới lời của một thiền sư: “ Chúng ta tạo tác những nhà tù thể xác rồi tự nhốt mình vào đấy, rồi khóc lóc, rồi sầu bi khổ, ưu não. Ta đã lang thang từ muôn triệu kiếp mới tìm ra khuôn mặt của kẻ tạo tác ấy. Nó chính là vô minh và ái dục. Chính nó dã tạo nên các uẫn, chồng chất từ lớp này đến lớp kia” Sinh, lão, bệnh, tử, gặp gỡ, rồi ly tan: tất cả như một vòng xoay, một dòng chuyển chằn chịt nối kết nhau từ vô lượng kiếp, xoay mãi vô định trong thiên thu!
Bao năm đã qua, ông Ngoại tôi đã về với đất. Anh tôi chắc cũng được vãng sanh. Giữa biển đời dâu bể, cuộc sống như một cuộc tranh đấu với những tư duy sinh tồn, tôi đón nhận niềm vui và nổi buồn theo lẽ vô thường: đến, đi, có, không. Ngồi tĩnh lặng bên cửa sổ, ngoài kia trăng khuya hắt tia sáng khác lạ vào phòng như một tuệ giác vừa loé lên. Đêm trừ tịch lặng lờ trôi …
ThônVỹDạ