Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

BÓNG MA GIỮA TRƯA - Alberto Moravia

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Chương 15


    Emilia im lặng suốt bữa ăn nhưng không hề biểu lộ một thoáng bối rối nào, điều đó làm tôi ngạc nhiên vì tôi nghĩ rằng nàng hẳn phải cảm thấy lúng túng và cho đến nay, tôi vẫn biết rằng nàng rằng vụng trong việc che đậy, dấu diếm. Battista trái lại, không che giấu tâm trạng hân hoan, chiến thắng của hắn, nói liến thoắng luôn mồm, đồng thời ăn một cách ngon lành và uống thả cửa. Tối hôm đó Battista nói những gì? Hắn nói đủ mọi điều, nhưng tôi nhận thấy, chủ yếu về hắn hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Từ "tôi" oang oang khiêu khích trên miệng hắn lập đi lập lại đến nỗi làm tôi phát cáu và tôi ghê tởm cái cách hắn cố gắng sử dụng ngay cả những cách rất ngượng ép, rất vu vơ vào bản thân hắn. Tuy nhiên, tôi hiểu rằng sự tán dương ấy không hẳn xuất phát từ thói kiêu căng bình thường, đó chính là bản năng khoe mẽ con đực của hắn muốn tự tôn vinh mình trước Emilia, và đồng thời để hạ nhục tôi, hắn tin chắc rằng hắn đã chinh phục được Emilia, và bây giờ một cách rất tự nhiên, lấy làm vui thích được phùng xoè như một con công khoe ra những cọng lông đẹp nhất trước nạn nhân của hắn. Về điểm này, tôi phải thừa nhận rằng Battista không phải là kẻ khờ khạo, và ngay cả trong những lúc cao hứng khoe khoang nhất, hắn vẫn không xa rời thực tế và nói ra những điều phần lớn rất thú vị. Chẳng hạn, vào lúc bữa ăn sắp chấm dứt, hắn kể cho chúng tôi nghe một cách rất sinh động, nhưng cũng có những phán đoán rằng nghiêm túc về chuyến đi Mỹ vừa của hắn, cũng như chuyến viếng thăm các phim trường Hollywood. Nhưng điều đó vần không làm tôi bớt cảm thấy cái giọng ngạo mạn, phô trương, lấy mình làm trung tâm của hắn trở nên không chịu đựng được nổi và tôi tưởng tượng một cách ngây thơ rằng Emilia cũng có một ấn tượng như vậy, vì tôi biết rằng nàng không ưa hắn, cho dù đã xảy ra điều như tôi đã thấy và đã biết. Nhưng một lần nữa, tôi đã lầm, Emilia không tỏ ra đối nghịch với hắn, trái lại, hơn một lần trong lúc hắn nói, tôi tưởng bắt gặp trong ánh mắt nàng một ánh lửa, nếu không hoàn toàn say đắm, ít ra cũng bộc lộ một mối quan tâm đặc biệt và đôi khi đầy vẻ thán phục. Ánh mắt đó mang lại cho tôi nhiều cay đắng, cũng bằng sự khoe mẽ của Battista, nếu không muốn nói là còn hơn nữa, ánh mắt ấy cũng gởi cho tôi một ánh mắt khác, tương tự như thế, nhưng thoạt tiên, tôi không thể nhớ ra được. Thế rồi, bỗng nhiên, khi bữa ăn gần chấm dứt, nó chợt hiện ra trong trí tôi, đó là ánh mắt không khác gì cái ánh mắt tôi bắt gặp cách đây không lâu nơi đôi mắt bà vợ của nhà đạo diễn Pasetti, khi tôi được mời ăn trưa ở nhà họ. Pasetti – xanh xao, vô vi, tủn mủn – đang nói, và vợ hắn ngắm nhìn hắn với ánh mắt say mê, trong đó có thể đọc thấy cùng lúc tình yêu, nỗi kinh sợ, sự ngưỡng mộ và sự hàng phục. Tất nhiên là Emilia chưa đạt đến những tình cảm đó đối với Battista, nhưng tôi nhìn thấy cái nhìn của nàng chất chứa sẵn mầm mống của những tình cảm mà vợ Pasetti dành cho chồng. Quả thật Battista phô trương ra là đúng, Emilia, một cách khó giải thích, đã phần nào bị khuất phục và chả bao lâu nữa sẽ hoàn toàn quy hàng. Nghĩ đến điều đó, tôi chợt chết điếng với một nỗi đau còn nhức nhối hơn nỗi đau tôi cảm thấy mới đây, khi tôi nhìn thấy họ hôn nhau. Tôi không thể giữ được nét mặt khỏi trở nên ảm đạm. Battista hẳn đã nhìn thấy sự thay đổi đó bởi vì hắn liếc nhìn tôi một cách sắc sảo và ngạc nhiên hỏi "Ông sao thế, Moltini? Ông không được vui vẻ ở Capri chăng? Có điều gì không ổn chăng?"
    "Sao ông lại hỏi thế?"
    "Bởi vì," hắn vừa nói vừa tự rót thêm rượu vào ly "Trông ông có vẻ buồn buồn, nếu không nói là cau có".
    Đó là phương pháp tấn công c hắn , có lẽ hắn biết rằng cách phòng thủ hay nhất là tấn công. Tôi buột miệng trả lời, nhanh đến mức tôi cũng lấy làm ngạc nhiên "Tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu khi tôi đứng ngoài thềm kia nhìn ra biển".
    Hắn nhướng mày nhìn tôi một cách dò xét nhưng không một chút tỏ ra xao xuyến "Ồ, thật ư…mà tại sao thế?"
    Tôi nhìn Emilia, nàng cũng tỏ ra rất thản nhiên. Cả hai đều tỏ ra tự tin một cách lạ thường, có lẽ Emilia đã trông thấy tôi và báo cho Battista biết Bỗng nhiên, tôi thảng thốt lên tiếng, hầu như không suy nghĩ "Battista, tôi có thể nói với ông đôi câu một cách trung thực được chứ?"
    Lại một lần nữa, thái độ điềm nhiên, không náo núng của Battista làm tôi kinh ngạc "Một cách trung thực? Tất nhiên rồi, tôi luôn luôn thích những ai nói với tôi một cách trung thực".
    "Ông thấy đấy" tôi tiếp tục, "Trong lúc đứng nhìn ra biển, tôi đã nghĩ rằng tôi đến đây làm việc cho quyền lợi của riêng mình. Nhưng tham vọng của tôi, như ông đã biết, là viết kịch. Và tôi nghĩ rằng đây là địa đỉêm tốt biết bao để cho tôi dốc toàn tâm toàn ý cho công việc của tôi, cảnh đẹp, không khí yên tĩnh, vợ tôi ở bên cạnh, chẳng còn điều gì bận tâm nữa. Nhưng tôi nhớ rằng tôi đã đến đây, đến cái địa điểm đáng yêu và thuận lợi này không phải vì mục đích đó, nhưng, xin lỗi, tôi phải nói trung thực, theo ý ông, để bỏ hết thì giờ viết những kịch bản phim chắc chắn phải hay nhưng thật ra chẳng ăn nhằm gì đến tôi hết. Tôi phải cống hiến tất cả những gì hay đẹp nhất của tôi cho Rheingold để hắn sử dụng tùy thích, và để cuối cùng, tôi sẽ nhận được một tấm chi phiếu. Và tôi sẽ lãng phí hết ba hoặc bốn tháng đẹp nhất, sáng tạo nhất của đời tôi. Tôi biết lẽ ra tôi không nên nói ra những điều này với ông, cũng như với bất cứ nhà sản xuất nào…nhưng ông đã muốn tôi trung thực…vậy, ông biết vì sao tôi cáu kỉnh".


    Tại sao tôi lại nói ra những điều này, thay vì những lời khác đã nằm trên đầu lưỡi tôi, những điều liên quan đến cách sử xự của Battista với vợ tôi? Tôi cũng không biết tại sao nữa. Có lẽ bởi vì tôi quá mỏi mệt vì thần kinh căng thẳng quá độ, cũng có lẽ bởi vì theo cách đó, tôi có thể diễn đạt nỗi tuyệt vọng của tôi đối với sự phản bội của Emilia mà tôi cảm thấy có liên quan đến cái tính chất đồng tiền và quỵ luỵ của công việc làm của tôi. Nhưng bởi vì trước sau, Battista và Emilia vẫn tỏ ra điềm nhiên trước khúc dạo đầu của tôi, bây giờ họ cũng chẳng tỏ ra nhẹ nhõm hơn trước lời thú nhận đau khổ, yếu đuối này. Battista nói một cách nghiêm trang "Nhưng, Molteni, tôi tin chắc rằng ông sẽ viết một kịch bản rất hay đấy".
    Lỡ phóng lao tôi đành phải theo lao, cho dù tôi có phải chịu những hậu quả cay đắng như thế nào. Tôi giận dữ trả lời "Tôi e rằng hình như tôi chưa nói hết được ý tôi muốn nói. Battista, tôi là một nhà văn của kịch nghệ, không phải là một trong số những nhà văn chuyên nghiệp viết kịch bản phim, và dù kịch bản này có hay ho, có hoàn hảo gì gì đi nữa, đối với tôi, nó vẫn chỉ là một kịch bản..một công việc – tôi xin phép được nói một cách trung thực – mà tôi làm đơn giản chỉ để kiếm tiên..Ở tuổi hai mươi bảy, người ta vẫn có cai thường được gọi là lý tưởng, và lý tưởng của tôi là viết kịch. Vậy tại sao tôi không thể làm như thế? Tại vì thế giới hiện nay có cái cơ cấu là không người nào có thể làm cái điều hắn thích làm, trái lại hắn bị buộc phải làm những gì người khác muốn hắn làm, bởi vì vấn đề tiền bạc chen vào khắp nơi - vào công việc chúng ta làm, vào bản thân hiện tại, vào hy vọng tương lai, ngay cả vào quan hệ của tôi với những người ta yêu nữa!"
    Tôi biết rằng tôi đang ở trong một tâm trạng phấn khích và mắt tôi đầm đìa nước mắt. Tôi cảm thấy xấu hổ và trong thâm tâm, tôi nguyền rủa những xúc động đã xui khiến tôi bộc lộ những điều tâm sự như vậy với kẻ vừa mới cám dỗ được vợ tôi.Nhưng Battista không hề thay đổi sắc mặt vì một chuyện nhỏ nhoi như vậy, "Ông biết đó, Molteni," hắn nói "nghe ông nói, tôi tưởng nhìn thấy lại chính tôi vào cái tuổi của ông".
    "Ồ, thật ư?" tôi lắp bắp.
    "Vâng, dạo ấy tôi nghèo lắm" Battista vừa rót thêm rượu vừa nói tiếp "và, như ông nói, tôi cũng có lý tưởng…Những lý tưởng đó là gì,thật ra lúc đó tôi cũng không thể nói ra ngay được, ngay cả tôi cũng không biết đó là cái gì…nhưng tôi vẫn có…hoặc có thể tôi không có lý tưởng này, lý tưởng nọ, nhưng tôi có lý tưởng với một chữ L viết hoa…Thế rồi, tôi gặp một người, và tất cả những gì tôi có ngày hôm nay đều do từ ông ấy mà ra, vì ông ấy đã dạy tôi nhiều điều" Battista dừng lại một chốc với vẻ trịnh trọng rất đặc trưng của hắn, và tôi chợt nhớ người đàn ông mà Battista nói đến ấy hẳn nhiên là một nhà sản xuất phim bây giờ đã bị người đời quên lãng, những ngày xưa, vào những ngày đầu tiên của điện ảnh, ông đã rất nổi tiếng, và có lẽ, dưới quềyn ông ta, Battista đã khởi đầu sự nghiệp làm ăn nên, làm giàu cho hắn, đó là người, theo như tôi được biết, được hắn khâm phục chỉ do mỗi khả năng làm tiền của ông ta.


    Battista tiếp tục "Tôi đã đọc cho ông ấy nghe những bài diễn văn it nhiều nghe cũng giống bài ông đã đọc cho tôi nghe tối hôm nay. Ông biết ông ấy trả lời tôi thế nào không? Lý tưởng, bao lâu ta còn biết chắc điều ta muốn, những lý tưởng ấy, tốt hơn hết, ta nên quên đi và gạt qua một bên…nhưng khi nào ta đã có một thế đứng vững chãi, ta lại có thể tìm đến chúng, và…đó là lý tưởng…tờ giấy bạc một nghìn lia đầu tiên ta kiếm được, đó là lý tưởng tốt đẹp nhất! Rồi thì, theo lời ông ấy bảo tôi, một rạp hát, bao nhiêu là phim đã và còn sẽ được thực hiện, nghĩa là công việc của ta đấy. Đấy là những gì ông ấy đã nói với tôi, và tôi đã làm như ông ấy bảo, và mọi thứ đã trở nên tốt đẹp hơn. Còn ông, ông có cái lợi thế là biết lý tưởng của ông là gì, đó là viết kịch. Tốt lắm, ông sẽ viết kịch!"
    "Tôi sẽ viết kịch?" không nén được, tôi hỏi với vẻ ngờ vực nhưng đồng thời lại có phần nào khuây khoả. "Vâng, ông sẽ viết kịch" Battista khẳng định, "Ông sẽ viết kịch nếu như ông thật tình muốn viết, ngay cả khi ông làm việc chỉ để kiếm tiền, ngay cả klhi ông viết kịch bản cho Chiến Thắng Phim. Ông có biết bí quyết của sự thành công là gì không, ông Molteni?"
    "Là gì nào?"
    "Xếp vào hàng, trong cuộc sống, y hệt như ông đứng xếp hàng trước quầy bán vé ở nhà ga. Chắc chắn sẽ đến phiên chúng ta, nếu chúng ta có đủ kiên nhẫn không nhảy đổi sang hàng khác. Thời cơ của chúng ta sẽ đến và nhân viên phòng bán vé sẽ đưa cho từng người, tuỳ ý thích, tùy theo giá trị đích thực của hắn, tất nhiên…người nào muốn đi xa và có đủ sức để đi, sẽ được nhận vé đi Úc. Người nào không có đủ sức, sẽ nhận được vé để đi đến những nơi gần hơn. Capri chẳng hạn" hắn cười lớn, đắc ý với lời ám chỉ đầy ngụ ý đến chuyến đi của chúng tôi đoạn nói tiếp "Tôi hy vọng ông sẽ nhận được vé để đi đến một nơi thật xa…châu Mỹ chẳng hạn. Ông nghĩ sao?"
    Tôi nhìn Battista, hắn mỉm cười với tôi như một người cha, rồi tôi nhìn Emilia và thấy nàng cũng đang mỉm cười, ấy là một nụ cười yếu ớt nhưng rất thành thật , ít ra theo tôi nghĩ, và tôi hiểu rằng nội trong ngày hôm nay, Battista đã làm thay đổi hoàn toàn thái độ của nàng, biến mối ác cảm thành một tình cảm thân thiện. Nghĩ đến đó, tôi lại cảm thấy tràn ngập một nỗi buồn mênh mông, như khi tôi phát hiện ra cái nhìn của bà Pasetti trong đôi mắt của Emilia. Tôi nói nỗi buồn, chứ không nói lòng ghen tuông. Tình thật, tôi rất mệt vừa do chuyến đi dài, vừa do những biến cố đã xảy ra trong ngày, cái mệt còn trộn lẫn những cảm xúc của tôi, ngay cả những cảm xúc mạnh mẽ nhất, làm tất cả mỏi mòn đi, biến chúng thành một nỗi buồn tuyệt vọng man mác.
    Bữa ăn cuối cùng đã chấm dứt một cách bất ngờ. Sau khi lắng nghe Battista nói một cách đầy thiện cảm, Emilia chợt nhớ đến tôi – hay đúng hơn, đến sự có mặt của tôi – theo cái chách càng làm cho tôi cảm thấy thêm khó chịu. Khi tôi lên tiếng nói bâng quơ "Chúng ta ra sân chơi được đấy, giờ này chắc trăng đã lên rồi…", nàng trả lời "em không muốn ra sân chơi….em đi ngủ, em mệt", và không nói gì thêm, nàng đứng dậy, chúc chúng tôi ngủ ngon và bước ra. Battista không tỏ ra ngạc nhiên về chuyện Emilia đứng dậy một cách đột ngột như thế, thật ra hắn có vẻ hài lòng về điều đó nữa, đó là dấu hiệu đáng kể về sự công phá hắn đã gặt hái được trong tâm trí của Emilia. Nhưng tôi thấy nỗi bực dọc của tôi càng tăng thêm. VÀ mặc dù tự nói là vì kiệt sức, và tốt hơn, nên dời lại mọi cuộc chất vấn đến ngày mai, cuối cùng tôi đã không dằn lòng được. Lấy cớ là buồn ngủ, tôi chào Battista và bước ra khỏi phòng.

    Comment


    • #17
      Chương 16


      Phòng ngủ của tôi ăn thông sang phòng ngủ của Emilia bằng một cánh cửa. Không chậm trễ, tôi đi ngay tới và gõ cửa. Emilia lên tiếng bảo tôi vào.


      Nàng đang ngồi trên giường, im lìm, dáng tư lự khi thấy tôi vào, nàng nói ngay, giọng mỏi mệt, gắt gỏng "Anh còn muốn gì ở tôi nữa?"
      "Không gì cả" tôi lạnh lùng trả lời, vì tôi cảm thấy hoàn toàn bình tĩnh và sáng suốt, và đã bớt mệt mỏi "Chỉ để chúc em ngủ ngon thôi".
      "Không phải để dò xét sem thử tôi nghĩ gì về cuộc nói chuyện của anh với Battista à? Tốt lắm, nếu anh muốn biết, tôi có thể bảo ngay, thật vaừa không hợp lúc vừa lố bịch nữa".
      Tôi nhắc một chiếc ghế, ngồi xuống và hỏi "Tại sao?"
      "Tôi không hiểu anh nổi" nàng nói, vẻ bực dọc, "Tôi thật tình không hiểu anh nổi. Anh ao ước bản hợp đồng này rồi đến bảo với nhà sản xuất rằng anh chỉ làm việc này vì tiền, rằng anh không tha thiết gì với công việc đó, và lý tưởng của anh là viết kịch ,vân vân và vân vân. Nhưng anh không hiểu rằng tối nay, vì lịch sự, ông ta nhượng bộ, nhưng ngày mai, ông ta sẽ suy nghĩ lại và sẽ không giao cho anh một công việc nào nữa, anh không hiểu điều đó sao? Anh không hiểu ra một điều đơn giản như thế sao?"



      Như vậy, nàng đã phát động cuộc tấn công, mặc dù biết nàng làm thế chỉ để che dấu những trở ngại tôi có thể gây ra cho nàng, tôi vẫn nhìn được phần nào sự thành thật trong giọng nói của nàng, một sự thành thật làm tôi cảm thấy đau đớn và nhục nhã. Tôi đã tự hứa sẽ cố giữ bình tĩnh nhưng cái giọng khinh miệt trắng trợn của nàng làm tôi nổi nóng. Tôi hét lên "Nhưng đó là sự thật. Tôi không thích công việc đó. Chắc chắn là tôi sẽ không làm công việc đó!"
      "Chắc chắn rằng anh sẽ làm công việc đó" chưa bao giờ nàng khinh bỉ tôi bằng lúc này.
      Tôi nghiến răng, cố tự kiềm chế lấy mình "Có lẽ anh sẽ không làm việc đó" tôi bình tĩnh nói "sáng nay anh có ý định làm việc đó…nhưng nhiều sự việc đã xảy ra trong ngày hôm nay làm anh có thể sẽ báo cho Battista biết, trễ nhất là vào ngày mai, là anh sẽ từ bỏ hết"
      Tôi tuyên đọc lời tiên tri đó một cách trịnh trọng, với một cảm giác hầu như để trả đũa. Nàng đã hành hạ tôi quá mức, bây giờ tôi muốn hành hạ nàng lại, bằng cách nói bóng gió đến điều tôi đã thấy qua cửa sổ mà kgcần phải đề cập đến một cách trực tiếp hay chính xác. Nàng nhìn sững tôi, giọng lo ngại, hỏi "Những sự việc gì đã xảy ra?"
      "Rất nhiều"
      "Nhưng, những sự việc nào?"
      Nàng có vẻ muốn hỏi cho ra, hình như nàng tán thành muốn tôi kết tội nàng, trách cứ nàng vì cái tội phản bội của nàng. Nhưng tôi lẩn tránh " Đó là những chuyện về cuốn phim, những chuyện giữa Battista và anh, những chuyện chẳng đáng nói ra".
      "Tại sao chẳng đáng nêu ra?"
      "Vì em chẳng hề quan tâm đến những chuyện đó".
      "Có thể, nhưng anh sẽ không có cái can đảm tữ chối công việc ấy đâu, anh sẽ làm nó".
      Tôi không thể nói rõ phải chăng nhận xét của nàng biểu lộ sự khinh bỉ thường lệ, hay nó sẽ mang lại cho tôi một hy vọng nào đó. Một cách thân trọng, tôi hỏi lại "Tại sao em nghĩ thế?"
      "Tại vì tôi biết anh" nàng dừng lại một lát, và tìm cách khoả lấp điều nàng vừa nói "Chẳng hạn, những kịch bản phim…biết bao lần, tôi nghe anh tuyên bố sẽ không làm cái này, sẽ không làm cái kia, rồi anh lại làm hết! Những khó khăn trong đó, rồi anh sẽ giải quyết được hết"
      "Có thể như thế nhưng lần này, khó khăn không nằm trong kịch bản".
      "Vậy thì nó nằm ở đâu?"
      "Trong chính anh"
      "Anh muốn nói sao?"
      "Battista đã hôn em" lẽ ra tôi phải trả lời như thế. Nhưng tôi cố dằn lại, mối quan hệ giữa chúng tôi chưa bao giờ được phân giải một cách minh bạch cả, thường chúng tôi chỉ nói bóng gió thôi. Trước khi đi đến sự thật, thường phải qua nhiều đưa đón quanh co. Tôi hơi ngã người về phía trước, với vẻ nghiêm trang nhất rồi tuyên bố "Emilia, em biết lý do rồi đấy, ban nãy, ở bàn ăn, anh đã nói anh chán làm việc cho người khác và bây giờ , anh chỉ làm việc cho chính mình mà thôi"
      "Ai ngăn cản anh làm điều đó?"
      "Em" tôi nhấn mạnh, và khi thấy nàng phác một cử chỉ phản đối, tôi nói ngay "Không phải chính ngay em, một cách trực tiếp…nhưng, sự có mặt của em trong đời anh…mối quan hệ giữa chúng ta – khốn thay – không được suông sẻ - chúng ta không nhắc đến chuyện đó nữa, nhưng có gì đi nữa, em vẫn là vợ anh, và như anh vẫn thường nói với em, anh nhận những việc đó chủ yếu cũng là vì em. Nếu không phải vì em, anh đã không làm. Nói tóm lại, điều này em biết rõ quá, chẳng cần thiết để anh nhắc lại làm gì, chúng ta còn nhiều món nợ, còn phải đóng tiền cho căn hô, tiền mua xe chưa trả hết…đó là lý do tại sao anh phải nhận làm những kịch bản ấy. Bây giờ, anh muốn đề nghị với em một điều"
      "Điều gì?"
      Tôi đã cố giữ sao cho được bình tĩnh, sáng suốt, đúng mực, nhưng đồng thời, một cảm giác khío chịu, mơ hồ báo cho tôi biết một điều dối trá nào đó hoặc tệ hơn, một điều phi lý trong sự bình tĩnh, sáng suốt, chừng mực ấy. Xét cho cùng, tôi đã trông thấy nàng trong vòng tay Battista, đáng lẽ ra, đó mới là điều quan trọng nhất. Tuy thế, tôi vẫn tiếp tục "Đề nghị của anh là như sau, chính em sẽ quyết định anh sẽ làm hay không làm kịch bản này. Anh hứa với em là nếu em bảo anh đừng làm thì việc đầu tiên của anh vào sáng ngày mai là đến gặp Battista, nói cho ông ta biết, và chúng ta sẽ rời Capri bằng chuyến tàu sớm nhất"
      Nàng không ngẩng đầu lên nhưng ra dáng đang ngẫm nghĩ, sau cùng, nàng nói "Anh khôn lắm".
      "Tại sao?"
      "Tại vì nếu sau này hối tiếc, anh sẽ đổ thừa cho tôi"
      "Anh sẽ không bao giờ làm như thế…bởi vì chính anh yêu cầu em kia mà"
      hiển nhiên là nàng đang suy nghĩ về câu trả lời nàng sắp đưa ra, và câu trả lời này hàm ẩn một minh chứng ngấm ngầm về tình cảm của nàng dành cho tôi, chưa biết sẽ như thế nào. Nếu nàng bảo tôi nhận làm kịch bản, điều đó có nghĩa là nàng khinh tôi đến mức xem như chẳng có gì xảy ra và tôi vẫn cứ tiếp tục làm việc, ngược lại, nếu nàng bảo là không nên, điều đó có nghìa là nàng vẫn còn giữ một chút kính trọng đối với tôi, nàng không muốn tôi phải lệ thuộc vào tình nhân của nàng để có việc làm. Và như thế, sau cùng, tôi sẽ trở lại với câu hỏi thường lệ: nàng có khinh tôi không và tại sao nàng khinh tôi. Sau hết, nàng nói "Đó là những điều không ai có thể để người khác quyết định thay cho mình được"
      "Nhưng anh đang yêu cầu em quyết định"
      "Vậy anh hãy nhớ là chính anh đã khăng khăng bảo tôi phải quyết định đấy nhé" nàng nói ngay với vẻ trịnh trọng.
      "Được, anh sẽ nhớ"
      "Tốt lắm, tôi nghĩ rằng vì anh đã nhận, vì thế không nên bỏ ngang công việc ấy, chính anh đã nhiều lần nói với tôi điều ấy. Battista sẽ bực bội và sẽ không giao công việc cho anh nữa. Tôi nghĩ rằng anh nên làm công việc này".
      Tôi nghĩ đến cái hôn ấy và trả lời một cách gần như hằn học "Tốt, nhưng sau này, em đừngcó nói rằng em khuyên anh nhận vì biết anh thích làm công việc này…như ngày hôm đó, khi anh ký bản hợp đồng. Phải minh định rằng anh không thích làm công việc này".
      "Hừm, anh làm tôi mệt quá" nàng nói một cách bất cần, đứng dậy đi đến bên tủ áo "Đó là ý kiến của tôi…nhưng, tất nhiên, anh muốn làm sao thì tuỳ ý…"
      Nàng lại giở cái giọng miệt thị ấy ra, làm tôi càng tin chắc ở những giả thiết của mình. Và tôi lại cảm thấy đau nhói như lần đầu tiên ở Rome, nàng nói toạc vào mặt tôi rằng nàng căm ghét tôi. không dằn được, tôi kêu lên "Emila, cớ sự sao ra đến nỗi này? Tại sao chúng ta cứ mãi hằn học với nhau như thế?"
      Emilia đã mở tủ áo và đang soi mình trong gương. Nàng nói một cách lơ đãng "Đời là thế đấy!" Câu nói của nàng làm tôi kinh ngạc đến sững người. Emilia chưa bao giờ nói với tôi theo cách đó, với sự lãnh đạm và ác cảm đến thế, và bằng một cách nói khuôn sáo đến thế. Tôi biết tôi có thể lật ngược tình thế bằng cách nói toạc cho nàng biết tôi đã trông thấy nàng trong vòng tay của Battista, điều mà nàng cũng biết rất rõ, và khi yêu cầu nàng quyết định hộ tôi về chuyện các kịch bản phim, tôi đã cốt thử ý nàng, đúng như thế thật, và tóm lại, vấn đề giữa nàng với tôi vẫn như cũ, không có gì thay đổi cả. Nhưng tôi không có cái can đảm, đúng hơn, tôi không đủ sức để nói ra những điều ấy, tôi cảm thấy kiệt lực và hoàn toàn không còn đủ sức để khơi lại bất cứ chuyện gì. Vì vậy tôi chỉ rụt rè hỏi lại "Vậy thì em sẽ làm gì trong suốt thời gian chúng ta ở đây và anh lại bận phải viết kịch bản phim?"
      "Chẳng có gì đặc biệt, tôi sẽ đi dạo chơi, tôi sẽ đi bơi, tắm nắng…như mọi người".
      "Một mình thôi?"
      "Vâng, một mình"
      "Một mình không phải là đáng chán lắm hay sao?"
      "Tôi không bao giờ thấy chán. Tôi có nhiều chuyện để suy ngẫm"
      "Có khi nào em nghĩ về anh không?"
      "Có, tất nhiên là có"
      "Và em sẽ nghĩ như thế nào?" Tôi cũng đã đứng dậy và đến bên nàng, cầm lấy tay nàng.
      "Chúng ta đã nói về chuyện đó nhiều lần rồi" nàng không để tôi ôm nàng, nhưng vẫn không dằng tay ra.
      "Em vẫn nghĩ đến anh theo cái lối như ngày trước?" lần này nàng rụt tay lại và đột ngột nói "Bây giờ, anh nghe đây, anh nên đi ngủ đi. Tôi biết có nhiều điều anh không thích nghe, điều đó là tất nhiên thôi. Nhưng ngược lại, phần tôi, tôi chỉ có thể lập l.ai những gì tôi đã nói trước đây thôi. Cần gì phải nói đi nói lại nữa?"
      "Nhưng anh lại muốn nói đi nói lại về chuyện đó"
      "Để làm gì? Tôi chỉ có thể nhắc lại những gì tôi đã bao nhiêu lần nói với anh. Không phải tôi đến Capri mà tâm trí tôi thay đổi đâu. Trái lại là đàng khác".
      "Trái lại là thế nào?"
      "Khi tôi nói 'trái lại, tôi muốn nói rằng tôi không thay đổi gì cả. Vậy thôi" nàng giải thích một cách bối rối. "Vậy thì em vẫn giữ nguyên ý nghĩ về anh như trước?"
      một cách bất ngờ, nàng gần như bật khóc "Sao anh cứ hành hạ tôi mãi như thế này? Anh nghĩ rằng tôi vui sướng nói với anh những điều như vậy sao? Tôi căm ghét nó còn hơn là anh nữa kia!"
      Tôi xúc động về nỗi đau đớn tôi tưởng nhận ra trong giọng nói của nàng. Tôi lại nắm lấy tay nàng và nói "Anh vẫn nghĩ rất nhiều về em…Và anh sẽ luôn luôn nghĩ về em…." Và như để cho nàng biết rằng tôi tha thứ cho sự thiếu chung tình của nàng, điều đó đúng thật, tôi thêm "cho dù có gì xảy ra đi nữa"
      Nàng không nói gì. Nàng nhìn ra xa, có vẻ nhưn đang chờ đợi. Nhưng cùng lúc, tôi cảm thấy nàng cố rút tay ra một cách nhẹ nhàng nhưng cương quyết, vì vậy tôi đột ngột lên tiếng chúc nàng ngủ ngon và đi ra khỏi phòng hầu như ngay tức khắc. Tôi nghe thấy tiếng chìa khoá quay trong ổ.

      Comment


      • #18
        Chương 17



        Sáng ngày hôm sau, tôi dậy sớm và chẳng buồn nhìn xem Battista và Emilia ở đâu, tôi rời khỏi biệt thự - hay đúng hơn, tôi trốn chạy. qua một đêm, những biến cố ngày hôm trước, và nhớ lại cách ứng xử của riêng tôi, hiện ra dưới một ánh sáng khác, khó chịu hơn, như một chuỗi những điều phi lý, và cách ứng xử của tôi cũng phi lý không kém. Giờ đây tôi muốn suy ngẫm tôi nên làm gì mà không phương hại đến sự tự do hành động của mình vì những quyết định vội vã, không cứu vãn được. Vì vậy, tôi ra khỏi nhà, đi ngược trở lại con đường hôm qua tôi đã đi, tìm đến khách sạn của Rheingold. Tôi hỏi thăm và biết được hắn đang ở ngoài vườn. Tôi bước ra vườn và cuối một lối đi hai bên có trồng cây, tôi thoáng thấy những lan can một ngôi nhà hóng mát nằm phơi dưới ánh sáng chói chang của biển và trời rực nắng. Vài chiếc ghế và một chiếc bàn con xếp trước hàng lan can. Khi tôi đến, một người đứng dậy vồn vã chào đón. Đó là Rheingold, ăn mặc như một hạm trưởng thuỷ quân, với mũ kết trắng có gắn neo vàng, áo vét màu xanh cài cúc vàng, quần dài trắng. Trên bàn ăn là một cái khay với những thức ăn của bữa điểm tâm còn thừa. Tôi cũng trông thấy một cái cặp giấy và những tài liệu viết lách.
        Rheingold tỏ ra rất vui vẻ. Hắn hỏi tôi ngay "Này, Molteni, ông nghĩ thế nào về một buổi sáng như thế này?"
        "Một buổi sáng tuyệt vời"
        Rheingold nắm lấy cánh tay tôi, dắt tôi về phía dãy lan can và tiếp tục "Ông nghĩ sao nếu bây giờ chúng ta dẹp bỏ hết công việc này, thuê một chiếc thuyền và chèo chầm chậm chung quanh đảo? Nư vậy có phải là tốt hơn, rất tốt hơn không nào?"



        Trong thâm tâm tôi nghĩ một chuyến đi dạo như vậy cùng Rheingold sẽ mất đi nhiều hứng thú vì vậy tôi trả lời hắn một cách lửng lơ "Vâng, theo tôi một chiều hướng nào đó"
        "Ông cũng nói thế đấy, Molteni!" hắn kêu lên một cách đắc thắng "theo một chiều hướng..nhưng chiều hướng nào nhỉ? Chắc không phải theo chiều hướng chúng ta nghĩ về cuộc sống. Đối với chúng ta, cuộc sống là phận sự, phải không Molteni? Phận sự trước hết và trên hết. Nào, Molteni, vào việc thôi" hắn rời lan can và ngồi lại vào bàn, chồm người về phía trước, nhìn thẳng vào mắt tôi. Hắn nói vẻ long trọng "Ông ngồi xuống đây, trước mặt tôi…sáng hôm nay, chúng ta chỉ thảo luận thôi, tôi có nhiều điều muốn nói với ông".
        Tôi ngồi xuống. Rheingold chỉnh lại chiếc mũ đội và bắt đầu "Molteni, ông nhớ là trên đường đi từ Rome đến Napoli, tôi đang cắt nghĩa cho ông điều tôi hiểu về Odyssey…nhưng sự xuất hiện của Battista làm ta phải tạm gián đoạn. Rồi sau đó, tôi buồn ngủ quá và vì vậy câu chuyện phải gác lại. Ông nhớ không Molteni?" "Vâng, tất nhiên là tôi nhớ"
        "Ông cũng nhớ là tôi trao cho ông chiếc chìa khoá của tập Odyssey, nó như thế này: Ulyssess đã mất đến mười năm để về đến nhà, bởi vì trên thực tế, theo tiềm thức của hắn ta, hắn ta không muốn về nhà"
        "Vâng, chính thế"
        "Bây giờ tôi sẽ nói cho ông biết lý do tại sao ,theo tôi nghĩ, Ulysses không muốn về nhà" Rheingold nói. Hắn ngừng lại một lát như để nhấn mạnh vào phần nhập đề của hắn, đoạn, cau mày lại, nhìn chòng chọc vào tôi với vẻ nghiêm nghị độc đoán đặc trưng của hắn và nói tiếp "Ulysses, từ trong tiềm thức, không muốn trở về Ithaca bởi vì trên thực tế, mối quan hệ của hắn với Penelope không được đằm thắm. Lý do là thế đấy, Molteni ạ, mối quan hệ ấy đã không được cơm lành, canh ngọt ngay từ trước khi Ulysses ra đi chinh chiến. Tnh thật, hắn đã ra đi vì không được hạnh phúc ở nhà, vì hắn không được hạnh phúc, mà chính xác là vì mối quan hệ không hoàn hảo giữa hắn ta và vợ"
        Rheingold im lặng một lát nhưng vẫn tiếp tục cau đôi mày, nửa ra vẻ độc đoán, nửa ra vẻ thông thái, và tôi nhân cơ hội đó, xích chiếc ghế ra để tránh tia nắng rọi thẳng vào mặt. Đoạn hắn tiếp tục "Nếu mối quan hệ đó tốt đẹp, Ulysses đã không đi đánh nhau. Ulysses không phải là kẻ ngang tàng, hiếu chiến, tráilại, hắn là mẫu người thận trọng, khôn ngoan. Nếu có được cảnh thuận vợ thuận chồng, có lẽ, để biểu lộ sự ủng hộ, hắn ta chỉ cần gởi một lực lượng viễn chinh, trao cho một người tin cẩn chỉ huy là xong…nhưng thay vì làm thế, Ulysses đã đích thân ra đi, lợi dụng chiến tranh để rời bỏ gia dình và trốn chạy người vợ của mình".
        "Rất logic"
        "Rất hợp tâm lý chứ, Molteni," Rheingold chỉnh lại khi nhận ra vẻ mỉa mai trong giọng nói của tôi, "rất hợp tâm lý, và ông cũng hãy nhớ rằng mọi điều đều phụ thuộc vào tâm lý, nếu không có tâm lý, không có tính cách, và không có tính cách là không có câu chuyện . Giờ đây, tâm lý của Ulysses và Penelope là gì? Thế này này, Penelope là mẫu người truyền thống của Hy Lạp cổ, phong kiến, quý tộc. Nàng có đức hạnh, cao thượng, kiêu hãnh, sùng đạo, là người nội trợ giỏi, một bà mẹ tốt, một người vợ ngoan. Ulysses, trái lại, là kẻ đi trước thời đại của mình về tính cách. Hắn ta là mẫu người của nước Hy lạp về sau, nước Hy lạp của những nhà nguỵ biện và hiền triết. Ulysses là người không định kiến, và nếu cần, bất chấp mọi luân thường, đạo lý, hắn là người tinh tế, thông minh, không tín ngưỡng, bi quan, ngay cả đôi khi trơ tráo".
        Tôi phản đối "Tôi thấy hình như ông đang cố tình bôi đen tính cách của Ulysses. Thực tế, trong Odyssey…"
        Nhưng Rheingold ngắt lời tôi một cách nóng nảy "Chúng ta đừng có mảy may bận tâm đến Odyssey. Hay đúng hơn, chúng ta sẽ diễn giải, công khai Odyssey. Chúng ta đang một cuốn phim, Molteni ạ. Odyssey thì đã viêt xong, nhưng cuốn phim đang hình thành mà!"



        Tôi lại im lặng, và hắn lại tiếp tục "Lý do mà chuyện cơm không lành, canh không ngọt của Ulysses và Penelope, do đó, phải nằm trong sự nghiêm khắc về tính cách của hai người. Trước khi xảy ra cuộc chiến thành Troy, Ulysses đã làm một điều gì đó gây bất bình cho Penelope. Điều đó là gì? Vai trò của những kẻ vẫn theo đuổi Penelope bắt đầu đây. Theo Odyssey, chúng ta biết rằng chúng cầu hôn Penelope, đồng thời sống xa hoa, phung phí bằng chính tiền của Ulysses, ngay trong nhà hắn. Chúng ta phải lật ngược tình thế lại".
        Tôi há hốc mồm, nhìn Rheingold "Ông hiểu không?" hắn hỏi "Tốt, tôi sẽ giải thích cho ông ngay. Về phần những kẻ theo đuổi Penelope, có lẽ chúng ta nên rút lại còn một tên cho tiện lợi hơn, Juntinous chẳng hạn. Những tên này đã yêu Penelope từ trước cuộc chiến tranh thành Troy, và vì yêu, chúng đã đổ đầy quà tặng của chúng vào nhà nàng, theo tập quán của người Hy lạp. Penelope, kiêu hãnh và có tư cách, theo lối cổ xưa, muốn từ chối những quà tặng ấy, và nhất là muốn xua đuổi những kể quấy rầy kia đi. Nhưng Ulysses, vì những lý do mà chúng ta chưa biết nhưng sẽ dẽ dàng tìm ra, không muốn xúc phạm những kẻ ấy. Là một người duy lý, hắn không cho chuyện có kẻ theo đuổi vợ mình là quan trọng, vì hắn biết vợ mình vốn chung thuỷ, vả lại, hắn cũng không quan tâm đến ý nghĩa của những quà tặng, chúng có lẽ cũng không làm hắn phật ý lắm. Ông hãy nhớ rằng mọi người Hy Lạp đều tham quà tặng. Tất nhiên, Ulysses không bao giờ khuyên vợ mình chiều lòng những kẻ theo đuổi ấy, hắn chi muốn không xúc phạm đến bọn chúng, vì coi việc ấy là không xứng đáng. Ulysses muốn một cuộc sống yên lành, hắn ghét những vụ tai tiếng. Penelope vốn trông đợi một cái gì khác hơn là thái độ thụ động này, lấy làm phẫn nộ, hầu như nàng không tin nổi một điều như vậy. Nàng phản kháng, cũng chống đối, nhưng Ulysses vẫn điềm nhiên, không gì có thể làm hắn bất bình…vì vậy, hắn lại khuyên Penelope nhận các quà tặng, và xử sự một cách nhã nhặn – xét cho cùng, có tốn kém gì cho nàng đâu. Và cuối cùng Penelope nghe theo lời khuyên của chồng, nhưng đồng thời, nhen nhúm lòng khinh bỉ cùng cực đối với chồng…nàng chợt thấy không còn yêu chồng nữa và nói cho hắn biết điều ấy. Ulysses bấy giờ hiểu ra, lúc đó đã muộn, rằng vì tính thận trọng của mình, hắn đã huỷ hoại tình yêu của Penelope. Ulysses cố gắng cứu vãn tình thế, tìm cách chinh phục lại tình yêu của vợ, nhưng không thành công. Cuộc sống của hắn ta ở Ithaca trở thành địa ngục. Cuối cùng trong nỗi tuyệt vọng, hắn nắm lấy cơ hội cuộc chiến thành Troy để bỏ nhà ra đi. Bảy năm sau, cuộc chiến tranh chấm dứt, và Ulyssses xuống thuyền để trở về Ithaca, nhưng hắn biết rằng, ở nhà, một người vợ không còn yêu, thậm chí còn khinh hắn, đang chờ hắn. Vì vậy, hắn vui mừng tìm ra những cái cớ để trì hoãn chuyến trở về khó chịu, đáng sợ ấy, tuy rằng sớm hay muộn, hắn cũng phải về nhà. Nhưng, vào ngày trở về, hắn đã gặp một tình huống y hệt tình huống chàng kỵ sĩ trong truyền thuyết về con rồng – ông nhớ chứ, Molteni? Nàng công chúa đã yêu cầu chàng kỵ sĩ giết con rồng và để muốn tỏ ra xứng đáng với nàng, vì vậy, chàng kỵ sĩ đã giết con rồng và công chúa yêu chàng. Cùng với một cách ấy, khi Ulysses trở về, sau khi đã bày tỏ hết, Ulysses biết rằng nàng vẫn chung thuỷ, Penelope đã nói cho hắn k rằng lòng chung thuỷ của nàng không phải là tình yêu mà chỉ là đức hạnh, còn tình yêu của nàng dành cho Ulysses chỉ sống lại với một và chỉ một điều kiện, hắn phải giết hết những kẻ theo đuổi nàng. Ulysses, như chúng ta đã biết, không phải là kẻ bạo tàn, hoặc ưa thâm thù, có lẽ hắn đã muốn dẹp cái đám người kia bằng một cách gì đó nhẹ nhàng hơn, bằng sự thuyết phục chẳng hạn, nhưng lần này hắn đã nhất quyết ra tay vì biết rằng sự kính trọng của Penelope, và từ đó, cả tình yêu của nàng, đều tùy thuộc vào chuyện hắn có giết lũ người kia hay không. Vậy là hắn ta giết chúng. Lúc đó, chính vào lúc đó, Penelope không còn khinh bỉ hắn nữa và bắt đầu yêu hắn lại. Và thế là Ulysses và Penelope lại yêu nhau, sau bao năm trời xa cách, và họ cử hành đám cưới thật sự của họ - đám cưới máu. Nào, ông hiểu chứ, Molteni? Bây giờ chúng ta hãy tóm tắt lại! Điểm thứ nhất, Penelope khinh bỉ Ulysses vì đã không phản ứng như một người đàn ông, một người chồng, một vị vua trước sự cư xử trâng tráo của những kẻ theo đuổi vợ mình. Điểm thứ hai, vì sự khinh bỉ đó, Ulysses ra đi tham gia vào cuộc chiến tranh thành Troy. Đỉêm thứ ba, Ulysses biết rằng, ở nhà, một người vợ khinh bỉ hắn đang chờ hắn, hắn trì hoãn ngày trở về. Điểm thứ tư, để chiếm lại lòng kính trọng và tình yêu của Penelope, Ulysses giết những kẻ tình địch. Ông hiểu không, Molteni?"
        Tôi nói rằng tôi hiểu, chuyện đó chẳng có gì là khó hiểu. Nhưng mối căm ghét của tôi đối với lối diễn giải của Rheingold ngay từ đầu, giờ đây chợt bùng lên, mãnh liệt hơn bao giờ hết, làm tôi lặng người đi. Trong khi đó Rheingold tiếp tục giải thích một cách thông thái ra vẻ "Ông có biết làm sao để nắm được chìa khoá của toàn bộ tình huống đó không? Đơn giản chỉ bằng cách xét đến vụ tàn sát của Ulysses, như trong Odyssey kể lại. Tôi thấy vụ tàn sát này, hung ác, tàn bạo, nhẫn tâm, là hoàn toàn tương phản với tính cách của Ulysses, kẻ đã được tác gỉa vẽ nên như một người tinh khôn, linh động, tế nhị, chừng mực và thận trọng… và tôi tự nhủ, Ulysses chỉ cần, một cách rất lịch sự, đuổi những kẻ khốn nạn kia bước ra cửa. Hắn ta hoàn toàn có khả năng làm việc đó, vì hắn đang ở nhà mình, và hắn là vua, hắn chỉ việc chứng tỏ quyền uy của hắn. Khi không làm như thế, ắt là hắn có một lý do xác đáng nào đó. Lý do nào? Rõ ràng là Ulysses muốn chứng minh rằng không những hắn tinh khôn, linh động, tế nhị, chừng mực, thận trọng mà khi cần, hắn cũ!Người hung ác như Ajax, xốc nổi như Achilles, tàn nhẫn như Agamemnon. Và hắn muốn chứng tỏ điều ấy với vợ. Hiển nhiên là với Penelope, và thế đấy: Eureka!"
        Tôi im lặng. Những lý lẽ của Rheingold được hắn trình bày một cách chặt chẽ và phù hợp với xu hướng của hắn muốn biến Odyssey thành một hồ sơ bệnh lý của môn phân tâm học. Nhưng chính vì thế, những lý lẽ đó làm tôi kinh tởm, như thể đó là một sự báng bổ thần linh. Nơi Homer, tất cả rất đơn giản, thuần khiết, cao thượng, hồn nhiên, ngay cả sự quỷ quyệt của Ulysses cũng nằm trong giới hạn của tính ưu việt của trí thức, trong diễn giải của Rheingold, trái lại, mọi điều đều bị hạ thấp xuống ngang mức một vở kịch hiện đại, đầy những lời răn đạo đức và những phân tích tâm lý. Rất hài lòng với lối trình bày của mình, Rheingold kết luận:
        "Ông thấy đấy, Moteni, cuốn phim đã có sẵn, rất đầy đủ mọii tình tiết, chúng ta chỉ việc viết nó ra thôi".
        Tôi chặn ngay một cách thô bạo "Nghe đây, Rheingold, tôi chẳng thiết tha gì đến lối diễn giải của ông đâu".
        Rheingold mở to đôi mắt, kinh ngạc về sự táo tợn hơn là về sự bất đồng ý kiến của tôi "Ông không tha thiết gì thật sao? Mà vì sao kia chứ, Molteni?"
        Tôi gắng gượng trả lời hắn, nhưng càng nói, tôi càng cảm thấy tự tin hơn "Tôi không thích cái lối diễn giải của ông vì nó hàm chứa một sự xuyên tạc về tính cách của Ulysses. Trong Odissey, Ulysses được miêu tả như một người tế nhị, chừng mực, hoặc quỷ quyệt, nếu ông muốn, nhưng luôn luôn trong giới hạn của danh dự và tư cách. Ông ta luôn là một người anh hùng, nghĩa là một chiến sĩ dũng cảmm, một vị vua, một người chồng chính trực. Lối diễn giải của ông, xin mạn phép ông, ông Rheingold, có cơ biến Ulysses thành một kẻ không tư cách, không danh dự, không lễ nghĩa…chưa kể đó al` một chuyện quá xa rời nguyên bản".
        Trong lúc tôi nói, nụ cười nửa vầng trăng của Rheingold càng lúc càng hẹp dần lại, cho đến khi nó biến mất hẳn. Đoạn hắn nói tiếp bằng một giọng nói tàn nhẫn, rặt âm sắc Tuetonic mà hắn thường cố che giấu "Ông bạn Molteni, tôi mạn phép nói với ông điều này, là, như thường lệ, ông chẳng hiểu mô tê gì hết".
        "Như thường lệ?" tôi hỏi lại, cảm thấy bị thương tổn.
        "Phải, như thường lệ", Rheingold khẳng định "và tôi nói ngay như thế bở vì – hãy lắng nghe cho kỹ nhé, ông bạn Molteni!"
        "Tôi đang nghe đây, ông yên chí".
        "Tôi không muốn biến Ulysses, theo như trí tưởng tượng, thành một người không tư cách, không lễ nghĩa, không trọng danh dự. Tôi chỉ muốn dựhg nên hắn ta y như người được miêu tả trong Odissey. Ulysses trong Odyssey là ai? Hắn ta biểu thị cái gì? Ulysses trong Odyssey đơn giản là một người thông minh, là biểu tượng của văn minh. Trong số những vị anh hùng khác mà ta có thể miêu tả một cách xác là phi văn minh, Ulysses là vị anh hùng văn minh độc nhất. Và cái phẩm chất văn minh ấy nó nằm ở đâu? Nó nằm ở chỗ không có thành kiến, luôn dựa vào lý trí, bằng mọi giá. Ngay cả trong những vấn đề liên quan đến lễ nghĩa, tư cách, danh dự, như ông nói…. ở chỗ thông minh, khách quan. Tôi còn muốn nói khoa học nữa kia. Tất nhiên" Rheingold tiếp tục, "văn minh cũng có những hệ luỵ của nó. Chẳng hạn, nó dễ dàng bỏ qua tầm quan trọng được gán cho những vấn đề được xem là liên quan đến danh dự trong xã hội những người kém văn minh. Penelope không phải là một phụ nữ thông minh, nàng là một người đàn bà truyền thống. Nàng không biết gì về lý trí, nàng chỉ nghe theo bản năng, giòng dõi, và tính kiêu hãnh. Molteni, ông hãy nghe cho kỹ và cố gắng hiểu tôi đấy! Đối với những người kém văn minh, văn minh là hủ hoá, là vô luân, là bất chấp nguyên tắc, là tung hê cả đạo lý. Hitler chẳng hạn, là một người kém văn minh và thường dựa vào đó để đả kích văn minh, hắn hay ba hoa về danh dự, nhưng chúng ta biết quá rõ về hắn, và biết danh dự có ý nghĩa thế nào đối với hắn. Nói một cách vắn tắt, trong Odyssey, Penelope tượng trưng cho bản chất hoang sơ và Ulysses tượng trưng cho văn minh. Ông có biết không,. Molteni, ông là người mà tôi nghĩ cũng văn minh như Ulysses, ông lý luận y như nàng Penelope trình độ sơ khai như thế".
        Rheingold chấm dứt câu nói của hắn với một nụ cười toét miệng, rạng rỡ, rõ ràng là hắn cực kỳ thú vị về ý tiếng so sánh tôi với Penelope. Nhưng vì một lý do thầm kín mà tôi khó nói rõ, tôi cảm thấy sự so sánh đó là đáng tởm. Tôi giận tái người, tôi nói, giọng hơi run "Nếu ông muốn nói rằng văn minh được hiểu như một người chồng phải chìa tay hỗ trợ cho kẻ khác tán vợ mình, thì tôi, trong trường hợp đó, thưa ông Rheingold thân mến, tôi tự cảm thấy là một kẻ man dã".
        Lần này, tôi ngạc nhiên thấy Rheingold rất bình tĩnh. Hắn đưa tay lên "Hãy khoan đã, sáng nay ông không được sáng suốt lắm, giống như nàng Penelope vậy. Thôi, bây giờ như thế đã nhé! Ông về và đi bơi đi, rồi suy nghĩ lại, sáng ngày mai, ông lại ghé qua đây và cho tôi biết kết quả những suy tưởng của ông, được chứ?"
        Hơi bối rối, tôi trả lời "Vâng, được chứ…tôi e rằng tôi vẫn sẽ giữ nguyên ý kiến của tôi"
        "Ông về suy nghĩ lại đi" Rheingold lập lại, đứng lên và chìa tay ra.
        Tôi cũng đứng lên. Rheingold bình thản nói thêm "Tôi tin chắc rằng, ngày mai, sau khi đã suy đi, nghĩ lại, ông sẽ đồng ý với tôi".
        "Tôi lại không nghĩ thê", tôi đáp lại. Và tôi bước đi, xuống con đường nhỏ trước mặt khách sạn.

        Comment


        • #19
          Chương 18


          Cuộc thảo luận của tôi với Rheingold kéo dài không quá một tiếng đồng hồ, vì vậy, tôi có gần trọn cả ngày trời để "suy nghĩ kỹ lại", như hắn nói, cái quyết định có chấp nhận lối diễn giải của hắn hay không. Thật tình ngay sau khi ra khỏi khách sạn, ý tưởng đầu tiên của tôi không phải là suy ngẫm về Odyssey mà là quên hết đi để tận hưởng cái ngày đẹp trời này. Tuy nhiên, trong những ý tưởng của Rheingold, tôi cảm thấy có cái gì đó vượt ra ngoài khuôn khổ của công việc làm phim, cái gì đó là gì, tôi không xác định được nhưng tôi cảm nhận được qua phản ứng quyết liệt của tôi đối với Rheingold. Bởi vì thế, cuối cùng, tôi cũng nên "suy nghĩ kỹ lại". Tôi nhớ lại, sán gnay, trên đường đi đến khách sạn, tôi có thoáng thấy một cái vũng nhỏ, vắng vẻ, nằm ngay dưới chân ngôi biệt thự, tôi quyết định leo xuống đó, nơi đó, tôi có thể, theo lời khuyên của gã đạo diễn, "suy nghĩ kỹ lại", hoặc, nếu thích, gạt bỏ hết mọi suy tư và nhảy ùm xuống bơi một chập cho thoả.
          Thế là tôi đi theo con đường nhỏ ngày hôm trước, con đường chạy quanh đảo, trỜi hãy còn sớm và trên lối đi tôi chỉ gặp lưa thưa vài người, ít cậu bé chân đất mà bước đi vang lên trong không khí tĩnh mịch, hai cô bé quàng vai nhau thủ thỉ chuyện trò, vài ba bà lão dắt chó đi dạo.



          Đổ hết con đường dốc, tôi rẽ sang lối đi hẹp nhỏ ngoằn ngoèo qua phần đất hoang vu và dốc đứng nhất đảo. Tôi đi xa hơn một chút và đến một ngõ rẽ vào một lối đi khác hẹp hơn tách ra dẫn đến một ngôi nhà hóng mát ở mép một bờ vực. Tôi men theo đường mòn đó lên đến ngôi nhà, đứng nhìn xuống mặt biển, chừng khoảng một trăm mét bên dưới, lao xao lung linh dưới ánh nắng, thay đổi màu sắc theo từng làn gió, chỗ này màu xanh dương, chỗ kia màu tím, chỗ khác nữa màu xanh lục. Từ trên mặt bỉên quạnh hiu, yên ắng ấy, các vách đá dốc đứng như ùa vào dâng lên đến nơi tôi đứng. Chợt ý tưởng tự sát hiện lên trong trí tôi, tôi không còn thiết sống nữa và tôi tự nhủ giá mà vào lúc đó, tôi có lao mình vào khoảng không bao là, sáng rỡ ấy, có lẽ tôi sẽ chết đi một cách không phải không xứng đáng với quãng đời trước đây của tôi. Vâng, có lẽ tôi nên tự sát, và trong cái chết, tìm được cái thuần khiết mà trong cuộc sống, tôi đã không đạt được.
          Ý tưởng tự sát cám dỗ tôi thật tình, và có lẽ trong một lúc lâu, mạng sống của tôi như treo lơ lửng. Rồi, gần như theo bản năng, tôi lại nghĩ đến Emilia, tự hỏi nàng sẽ nghĩ sao khi nghe tin tôi chết, và đột nhiên tôi tự nhủ "Mày không tự sát vì chán sống, mày còn yêu đời lắm. Mày tự sát vì Emilia!" Ý tưởng đó làm tôi đâm ra bối rối. Đoạn tôi lại cật vấn "Bởi Emilia hay là vì Emilia? Sự phân biệt rất quan trọng đấy", và tôi tự trả lờ ngay "Vì Emilia. Để có lại được sự kính yêu của nàng, cho dẫu sau khi đã chết. Để nàng phải ăn năn vì đã khinh bỉ một cách bất công như thế".
          Liền ngay sau đó, và tựa như trong trò chơi ghép hình của trẻ con, khi các mảnh vụn lộn xộn được xếp lại với nhau tạo nên một hình ảnh, bức tranh của hoàn cảnh hiện tại của tôi phần nào đã hình thành qua ý tưởng đó.
          "Mày phản ứng lại những ý tưởng của Rheingold một cách gay gắt như thế vì mày thấy đúng, khi giải thích những mối quan hệ giữa Ulysses và Penelope, hắn đã vô tình động đến mối quan hệ giữa mày và Emilia. Khi Rheingold nói đến sự khinh bỉ của Penelope đối với Ulysses, mày nghĩ đến sự khinh bỉ của Emilia đối với mày. Nói tóm lại, sự thật làm mày bực bội, và sự thật ấy, cho dù mày chống đối, vẫn là sự thật".



          Bức tranh vẫn chưa hoàn tất, một vài suy gẫm nữa sẽ đưa những nhát cọ cuối cùng để kết thúc. "Mày nghĩ đến chuyện tự sát bởi vì mày không dứt khoát trong tư tưởng. Để chiếm lại lòng ngưỡng mộ của Emilia, không cần thiết mày phải tự sát. Việc đó chưa đủ, Rheingold đã chỉ cho mày, bảo mày cần phải làm những gì. Để chinh phục lại tình yêu của Penelope, Ulysses giết chết bọn người theo đuổi vợ mình. Trên lý thuyết, mày phải giết chết Battista. Nhưng thế giới chúng ta bây giờ không còn hung tợn mà hoà bình hơn thơi Odyssey. Mày chỉ việc ném tung kịch bản đi, đoạn giao với Rheingold, và sáng ngày mai, trở về Rome lập tức. Emilia khuyên mày không nên tung hê hết mọi thứ bởi vì trên thực tế, nàng muốn khinh bỉ mày và muốn mày củng cố lòng khinh bỉ đó của nàng bằng chính cách ứng xử của mày, mày đừng quan tâm đến lời khuyên ấy, trái lại, mày phải hành động – như Rheingold gợi ý – theo đúng cách của Ulysses".



          Sự thật, toàn bộ vấn đề là như thế này: tôi đã xét lại tình huống của tôi từ bắt đầu cho đến hết hiện tại, một cách tàn nhẫn và thành thật hoàn toàn. Tôi thấy rõ là tôi không cần phải "suy nghĩ kỹ lại" như Rheingold đã khuyên nhủ. Tôi có thể quay lại đi thẳng đến chỗ hắn ta và báo cho hắn biết quyết định không lay chuyển của tôi. Nhưng sau đó một lát, tôi lại nghĩ rằng, vì chẳng có gì cần phải vội vã làm gì, để khỏi mang tiếng là hấp tấp và cố chấp. Chiều hôm nay, lúc đã hoàn toàn bình tĩnh, tôi sẽ đến chỗ Rheingold và cho hắn biết quyết định sau cùng của tôi. Khi về đến nhà, cùng một cách bình tĩnh như thế, tôi sẽ yêu cầu Emilia gói ghém hành lý của nàng lại. Về phần Battista, tôi quyết định sẽ không nói gì với hắn. Sáng hôm sau, trước khi ra khỏi nhà, tôi sẽ để lại cho hắn một mẩu giấy nhỏ, cho hắn biết vì không thể hoà đồng ý kiến với Rheingold, tôi đã đi đến quyết định này, mà điều đó quả cũng đúng sự thật. Battista là người ranh ma, hắn sẽ hiểu và sau đó, tôi sẽ không bao giờ gặp lại hắn nữa.



          Mải miên man suy nghĩ, và hầu như chẳng biết mình đi đâu, tôi theo con đường mòn đi ngược lại cho đến khi về dưới chân ngôi biệt thự. Tụt xuống một bờ dốc thẳng đứng, tôi tìm đường xuống cái vũng nhỏ hiu quạnh mà tôi thoáng thấy lúc ban sáng. Tôi mệt đến đứt thở, và khi đến nơi, để lấy lại sức, tôi ngồi im bất động trên một tảng đá, nhìn quanh quất hai bên. Đoạn bãi biển ngắn lởm chởm đá nằm lọt giữa những gộp đá lớn ngổn ngang như vừa từ trên cao kia lăn xuống, ở hai đầu là hai ghềnh đá lớn nhô lên trên làn nước trong xanh ngắt, lấp lánh ánh nắng làm lung linh những viên sỏi trắng dưới đáy. Tôi để ý tới một tảng đá to đen sì, nứt nẻ, mòn nhẵn nhụi, ngập một nửa trong cát và nước bỉên, tôi nghĩ tôi có thể đến nằm nấp sau tảng đá ấy, vì ánh nắng đã trở nên gay gắt. Nhưng vừa đi vòng qau, tôi nhìn thấy Emilia nằm dài, trần truồng, trên bãi cát.



          Tình thật, tôi không nhận ra nàng ngay vì khuôn mặt nàng nấp dưới một chiếc mũ rơm. Thật ra phản ứng đầu tiên của tôi là lùi lại, vì tôi tưởng tình cờ bắt gặp một người đang tắm nắng nào đó. Rồi tôi nhìn xuống cánh tay duỗi dài trên nền sỏi, từ cánh tay, tôi nhìn xuống bàn tay, và tôi nhận ra nơi ngón trỏ chiếc nhẫn có hình hai quả đấu bằng đá quí gắn trong chiếc vỏ bằng vàng mà tôi đã tặng nàng cách đây ít lâu để làm quà sinh nhật. Tôi đứng ngay phía sau Emilia, và thấy nàng như thâu ngắn lại. Như tôi đã nói, nàng hoàn toàn trần truồng, áo quần của nàng chất bên cạnh, ngay trên bãi cát, thành một đống sặc sỡ . Tôi có cảm tưởng dường như chúng không đủ để phủ cả tấm thân điệu đà này. Điều làm tôi kinh ngạc nhất, ngay từ cái nhìn đầu tiên, về sự trần truồng của Emilia, không phải là chi tiết này hoặc chi tiết nọ, nhưng nói chung là sự to lớn và mạnh mẽ của tấm thân nàng. Tất nhiên, tôi biết Emilia không cao to so với nhiều người đàn bà khác, nhưng vào lúc đó tấm thân trần truồng của nàng đối với tôi có vẻ như mênh mông, như thể là vẻ bao la của trời đất và bỉên cả đã tràn ngập người nàng. Vì nàng đang nằm ngửa, nên ngực nàng hơi dẹtt ra theo thế duỗi dài của cơ thể, tuy vậy vẫn lớn, theo cả bề mặt lẫn thể tích, theo những quầng vú hồng hào, đôi mông của nàng cũng vậy, lún sâu vào cát, trông chúng vừa to lớn vừa cường tráng, phần bụng nàng như gom cả ánh nắng lại, và đôi chân nàng duỗi theo bờ dốc thoai thoải trông càng dài thêm ra. Tôi tự hỏi không biết điều gì đã tạo ra nơi tôi cái cảm giác ấy, cảm giác về sự to lớn, mạnh mẽ, đến mức làm cho tôi bối rối, đoạn, tôi hiểu ra rằng cảm giác ấy xuất phát từ lòng ham muốn bỗng lại bừng lên trong tôi vào cái lúc bất ngờ này. Do tính bất chợt của nó, đó là một ham muốn thiên về tâm lý hơn là thể xác, đó là ham muốn hoà nhập vào với nàng chứ không phải vào thân xác nàng, hay đúng hơn, hoà nhập vào nàng thông qua thân xác nàng. Tôi ham muốn nàng, nhưng để thoả mãn niềm ham muốn đó, tôi phải tuỳ thuộc vào nnàng, và chỉ vào nàng, hơn là vào tôi, tôi phải chờ đợi sự đồng tình của nàng. Và tôi biết rằng tôi sẽ không bao giờ có được sự đồng tình ấy, cho dù, nằm sóng soài trần truông như thế, nàng cho tôi cái ảo tưởng là đang dâng hiến cho tôi.



          Nhưng tôi không thể đứng tần ngần ngắm nhìn tấm thân trần truồng này như vậy mãi, tôi bước lên một bước và lên tiếng kêu khẽ, giữa im lặng của cảnh vật "Emilia!"



          Nàng làm hai ba động tác nhanh nhẹn cùng một lúc. Nàng gạt chiếc mũ qua một bE6n, quơ tay với nhanh lấy chiếc áo lót trên đống áo quần như để che thân mình lại, đồng thời, nàng nhỏm dậy, vặn mình quay người nhìn ra phía sau. Nhưng khi tôi nói thêm "Anh đây, Rccardo đây", nàng trông thấy tôi ngay và buông chiếc aó lót xuống trên mặt cát. Trong lúc đó, nàng vẫn quay người lại để nhìn tôi cho rõ hơn. Tôi nghĩ rằng, thoạt tiên, nàng tưởng tôi là một khách lạ nào đó, khi biết là tôi, nàng cho là không cần thiết phải che người lại, như thế nàng đang đứng trước một người không còn tồn tại nữa. Tôi ghi lại ý nghĩ này, mặc dù cơ bản nó rất phi lý, để mô tả lại một cách chính xác tâm trạng của tôi lúc ấy. Tôi không bao giờ nghĩ rằng nàng đã không che người lại vì tôi không phải là người lạ mà chỉ là chồng nàng. Tôi tin chắc rằng đối với nàng, tôi không còn tồn tại nữa, ở bất cứ mức độ nào, về mặt tình dục, và qua cái cử chỉ mơ hồ ấy, tất nhiên tôi nhìn ra được chứng cứ về sự không tồn tại của tôi. Tôi nói nhỏ "Anh đã đứng đây nhìn em ít ra trong năm phút, em biết không, vậy mà anh cứ ngỡ như lần đầu tiên anh trông thấy em".
          Nàng không nói gì cả, mà chỉ hơi quay người thêm một chút để nhìn tôi cho rõ hơn, đồn thời chỉnh lại đôi kính râm trên mũi với một vẻ thờ ơ lạnh nhạt. Tôi nói tiếp "em có lấy làm phiền nếu anh đứng lại đây không? Hay là em thich anh đi chỗ khác?"



          Tôi thấy nàng nhìn tôi vẻ xem xét, đọan với một động tác rất là bình tĩnh, duỗi dài phơi người dưới ánh nắng mặt trời trở lại, nàng nói "Nếu muốn, anh cứ ở lại, miễn là đừng che khuất ánh mặt trời của tôi!"
          Như vậy, rõ ràng là nàng không còn xem tôi như đang hiện hữu nữa, đối với nàng, tôi chỉ còn là một vật có thể cản ánh sáng, chen vào giữa mặt trời và tấm thân trần truồng của nàng. Theo sự ham muốn của tôi, thật ra tấm thân này phải hoà hợp với tấm thân của tôi, và do đó, lẽ ra nàng phải tỏ ra e lệ, hay hoảng sợ. Sự lãnh đạm của nàng làm tôi bối rối một cách đau đớn, miệng tôi khô đi như thể vì sợ hãi, và mặc dù tôi cố gắng kìm lại, tôi biết mặt tôi vẫn lộ vẻ đau đớn, hoang mang, thấy gắng gượng tỏ vẻ tự tin một cách giả tạo. "Chỗ này thú lắm", tôi nói "Anh cũng nằm tắm nắng một lát", và để có được vẻ tự nhiên, tôi ngồi xuống, hơi xa nàng, lưng tựa vào tảng đá.
          Sau đó là khoảng thời gian im lặng kéo dài khá lâu. Những đợt ánh nắng vàng rực rỡ, nóng ấm và chói chan ngập tràn bủa xuống người tôi, tôi bất giác lim dim mắt lại, cảm thấy dễ chịu và bình yên. Nhưng tôi không thể tự đánh lừa mình là đến đây chỉ để phơi nắng. Tôi không thể hoàn toàn tận hưởng niềm vui đó nếu Emilia không yêu tôi. Tôi buột giọng nói "Chỗ này có vẻ dành cho những kẻ yêu nhau".
          "Vâng, chính thế" như tiếng vang, nàng đáp lại, không động đậy, khuôn mặt vẫn che khuất dưới chiếc mũ rơm.
          "Nhưng không dành cho chúng ta, chúng ta có yêu nhau nữa đâu". Lần này nàng không nói gì, và tôi lại đăm đăm nhìn nàng, cảm thấy nỗi thèm muốn bừng lên, rạo rực trở lại, nỗi thèm muốn mới ban nãy đây đã làm tôi xao xuyến khi đi vòng qua khối đá và chợt nhìn thấy nàng.



          Những cảm giác mạnh mẽ thường có khả năng thôi thúc ta chuyển từ cảm giác sang hành động theo cách hoàn toàn tự phát, không cần có sự thoả thuận của ý chí, hầu như một cách vô thức. Không ý thức được sự việc đã xảy ra như thế nào, tôi nhớ mình không còn lẻ loi ngồi tựa lưng vào tảng đá nữa, nhưng đang quỳ gối bên cạnh Emilia, cúi mặt xuống sát mặt nàng, trong lúc nàng nằm im thiêm thiếp ngủ. Không biết bằng cách nào, tôi đã nhấc được chiếc mũ rơm che kín mặt nàng, và trong lúc sửa soạn hôn nàng, tôi ngắm nhìn miệng nàng như đôI khi ta vẫn ngắm nhìn một trái cây ngon trước khi đưa răng cắn vào. Ấy là một cái miệng lớn, đầy đặn, lớp son môi có vẻ rạn nứt vì khô đi, không phải do nắng nhưng do một sức nóng nội tạng trong đó. Tôi tự nhủ rằng đôi môi này đã không hôn tôi từ rất lâu, và hương vị của nụ hôn này, nếu có sự đáp ứng của nàng trong lúc nằm dài nửa thức nửa ngủ như thế này, hương vị ấy dễ làm tôi say đắm như bất kỳ một loại rượu mạnh lâu năm nào. Tôi nhớ tôi đã ngắm nàng như thế ít ra cũng đến một giây, sau đó, một cách chậm rãi, tôi ghé môi tôi sát vào môi nàng. Nhưng tôi không hôn nàng ngay, tôi dừng đôi môi tôi sát trên đôi môi nàng. Tôi cảm thấy hơi thở nhẹ nhàng, bình thản của nàng và cũng cảm thấy hơi ấm của đôi môi nóng bỏng của nàng. Tôi biết đằng sau đôi môi này, bên trong chiếc miệng này, giống như tuyết đông đặc vùi trong mặt đất bi .mặt trời thiêu đốt, là cái mát lạnh của nước miếng nàng, bất ngờ và mát rượi sảng khoái. Trong lúc tôi đang thưởng thức trước cái hương vị ngọt ngào đó, môi của tôi đã đặt vào môi của Emilia. Nàng không tỉnh giấc, cũng không tỏ vẻ ngạc nhiên. Tôi áp môi, thoạt đầu nhẹ nhàng, sau đó càng lúc càng mạnh và thấy nàng vẫn im lìm, tôi hôn nàng mạnh hơn. Tôi cảm thấy miệng nàng từ từ hé ra, như tôi hy vọng – giống con sò hé mở đôi vỏ. Chầm chậm, chầm chậm, miệng nàng mở ra, và đồng thời, tôi cảm thấy một cánh tay của nàng quàng qua cổ tôi.
          Tôi giật nẩy mình tỉnh giấc…tôi vừa trải qua một cơn mê, từ cái quạnh hiu và cái nóng hừng hực của bãi biển này. Trước mặt tôi, Emilia vẫn nằm dài như lúc ban nãy, với chiếc mũ rơm che trên mặt. Tôi hiểu ra rằng tôi đã mơ thấy cái hôn đó, đúng hơn, tôi đã hưởng được hương vị của nó trong trạng thái ao ước của điên loạn, để đánh đổi lấy cái thực tế đau đớn lâ'y cái tư tưởng đầy lôi cuốn. Tôi đã hôn nàng và nàng đã hôn lại tôi, nhưng người hôn cũng như người hôn trả chỉ là một đôi bóng ma được gọi về bởi dục vọng và hoàn toàn tách biệt với hai người chúng tôi đang nằm bất động và xa cách nhau. Tôi nhìn Emilia và tự hỏi "Hay là ta thử hôn nàng thật?" Và tôi tự trả lời ngay "Không, không thử được…Mày đã bị tê liệt vì tính hèn nhát của mày, và cũng vì mày biết rõ là nàng khinh bỉ mày". Tôi đột nhiên gọi to lên "Emilia!"
          "Cái gì thế?"
          "Anh ngủ thiếp đi và mơ thấy anh hôn em"
          Emilia không nói gì. Hoảng sợ vì sự im lặng của nàng, tôi đổi vội chủ đề. Tôi hỏi bừa "Battita đâu rồi nhỉ?"
          Nàng trả lời một cách bình thản, mũ vẫn che trên mặt "Tôi cũng không biết ông ta ở đâu. Nhân tiện, ông ấy nhắn là không ăn trưa cùng chúng ta, ông ấy dùng bữa với Rheingold ngoài bãi biển."
          Trước khi kịp hiểu ra mình đang nói cái gì, tôi buột miệng thốt lên "Emilia, tối hôm qua anh thấy em lúc Battista hôn em trong phòng khách".
          "Tôi biết anh đã trông thấy tôi. Tôi cũng trông thấy anh". Giọng nàng vẫn hoàn toàn bình tĩnh, chỉ hơi bị nghẹt đi bởi chiếc mũ rộng vành.
          Tôi sửng sốt trước cái cách nàng đón nhận điều tôi vừa nói toạc ra, cũng như tôi ngạc nhiên về cái cách tôi thổ lộ với nàng. Tôi nghĩ cốt lõi của vấn đề là cái nắng khiếp đảm, cũng như cái quạnh quẽ trên bãi bỉên đã làm dịu cuộc tranh cãi của chúng tôi, hoà giải nó thành một cảm giác hư ảo và vô nghĩa. Tuy nhiên tôi vẫn gắng gượng nói "Emilia, em và anh, chúng ta cần phải nói chuyện với nhau".
          "Bây giờ thì chưa được, tôi muốn yên tĩnh để phơi nắng trước đã".
          "Vậy thì chiều nay"
          "Được, chiều nay"
          Tôi đứng lên và không nhìn lui, men theo đường mòn quay về biệt thự.

          Comment


          • #20
            Chương 19



            Trong bữa ăn trưa, hầu như chúng tôi chẳng nói với nhau lời nào. Sự im lặng cũng như ánh nắng gay gắt ban trưa xâm nhập vào bên trong ngôi biệt thự, trời cao và biển cả lùa vào qua các cửa sổ làm loá mắt chúng tôi và làm chúng tôi cảm thấy xa cách nhau. Màu xanh như một chất có thật có vẻ giống như đáy sâu của nước và chúng tôi ngồi dưới đáy biển, ngăn cách bởi cái chất lỏng sáng ngời, chập chờn ấy và không nói với nhau được. Hơn nữa tôi quyết định không đề cập với Emilia đến cuộc nói chuyện của chúng tôi trước thời hạn chiều nay, như tôi đã đề nghị. Có thể co trường hợp hai người ngồi đối diện nhau với một vấn đề quan trọng cần tranh cãi, họ không nghĩ đến chuyện gì khác ngoài vấn đề ấy. Chắc chắn đó không phải là trường hợp của chúng tôi. Tôi không nghĩ gì về cái hôn của Battista hay về mối quan hệ của chúng tôi. Và tôi tin chắc Emilia cũng vậy, nàng không nghĩ đến cái gì hết. Tất cả chỉ là tình trạng chờ đợi, sự mê muội, sự lãnh đạm đã làm tôi thiếp đi sáng nay trên bãi biển.
            Ăn xong, Emilia đứng dậy, nói rằng nàng đi nghỉ và rời khỏi phòng ăn. Còn lại một mình, tôi ngồi im một lát, phóng tầm mắt qua cửa sổ, phía xa ra đường chân trời sáng ngời, nơi màu xanh của biển hoà lẫn với màu xanh thẫm của da trời, một chiếc tàu bé tí màu đen di chuyển trên đường chân trời, trông như một con ruồi bò trên một sợi dây căng thẳng, và tôi dõi mắt nhìn theo, nghĩ đến tất cả những gì đang xảy ra trên tàu vào giờ ấy – thủy thủ đang đánh bóng những đồ vật bằng đồng thau hoặc đang cọ rửa boong tàu, người đầu bếp rửa chén bát trong bếp, các sĩ quan có lẽ đang nấn ná ở phòng ăn, và trong phòng máy, những người thợ đốt xoay trần đang xúc than cho vào lò. Ấy là một chiếc tàu bé nhỏ, và khi tôi nhìn nó, ấy chỉ là một chiếc tàu màu đen, nhưng đến gần bên, a là một vật to lớn chứa những con người và số mệnh của họ. Và ngược lại tôi nghĩ đến những con người ở ngoài xa kia, chắc họ từ tàu nhìn lên bờ đảo Capri, cái nhìn của họn có lẽ sẽ tình cờ dừng lại ở một chấm trắng cô quạnh trên bờ và họ sẽ không mảy may ngờ rằng chấm trắng ấy là ngôi biệt thự này, và tôi đang ở trong đó, cùng với tôi, có Emilia, và hai chúng tôi không yêu nhau, và Emilia khinh bỉ tôi và tôi không biết làm sao chiếm lại lòng yêu mến và tình yêu của nàng.
            Tôi biết tôi đang mơ màng muốn thiếp đi thì chợt với một cơn bộc phát của nghị lực, tôi quyết định thi hành bước đầu tiên trong chương trình của tôi, đến gặp Rheingold báo cho hắn biết tôi đã "suy nghĩ kỹ lại" xong, và kết quả là tôi không cộng tác với hắn để viết kịch bản nữa. Quyết định đó có giá trị như một xô nước lạnh tạt vào người tôi. Hoàn toàn tỉnh táo, tôi nhảy bật dậy và đi ra khỏi nhà.
            Sau nửa giờ rảo bước trên con đường nhỏ chạy quanh đảo, tôi tiến vào phòng tiền sảnh của khách sạn. Tôi báo tên và đến ngồi xuống một chiếc ghế bành. Tôi cảm thấy hoàn toàn sáng suốt, cho dù hơi có vẻ thảng thốt và xao xuyến. Nhưng xét theo sự thanh thản – hầu như là niềm vui – càng lúc càng lớn mạnh trong tôi khi nghĩ đến điều tôi sắp làm. Tôi biết tôi đã đi đúng đường. Vài phút sau, Rheingold bước vào và tiến gần bên tôi, vẻ mặt vừa cau có vừa ngạc nhiên, có lẽ hắn lấy làm lạ về việc tôi đến tìm hắn vào lúc quá sớm như thế này, đồng thời, có lẽ hắn nghĩ tôi sẽ mang đến cho hắn một thông báo chẳng thú vị gì. Theo phép lịch sự, tôi hỏi hắn "Có lẽ ông đang ngủ, phải không, Rheingold? Tôi e rằng đã làlm ông mất giấc ngủ"
            "Không, không" hắn trấn an tôi "Tôi đâu có ngủ, tôi không bao giờ ngủ trưa, nhưng vào đây một tí, Molteni".
            Tôi theo hắn đến bên quầy rượu, giờ này đang vắng hoe. Rheingold, như để trì hoãn cuộc tranh luận mà hắn nghĩ sắp nổ ra, hỏi tôi có uống chút gì không – cà phê hoặc rượu. Cách mời của hắn có vẻ nhạt nhẽo, gắng gượng như lão hà tiện bất đắc dĩ buộc phải hào phóng với khách mời. Nhưng tôi biết lý do không phải như thế, hắn chỉ muốn tôi đừng đến thôi. Tuy nhiên tôi vẫn từ chối, và sau vài câu xã giao, tôi đi ngay vào vấn đề chính. Tôi nói "Có lẽ ông ngạc nhiên về việc tôi quay lại gặp ông quá sớm. Tôi còn cả ngày để suy nghĩ. Nhưng chẳng cần nhọc công đợi đến ngày mai làm gì. Tôi đã suy nghĩ đến nơi, đến chốn, và tôi đến báo cho ông biết kết quả những suy nghĩ của tôi".
            "Vậy kết quả đó như thế nào?"
            "Tôi không thể cộng tác trong kịch bản này. Tôi từ chôi công việc này".
            Rheingold không tỏ ra ngạc nhiên, có vẻ như hắn chờ đợi lời tuyên bố này của tôi. Nhưng hắn vẫn bị khích động. Hắn nói ngay, giọng đã hơi khác "Molteni, ông và tôi, chúng ta cần phải nói chuyện cho cặn kẽ".
            "Tôi thấy dường như tôi đã nói cực kỳ cặn kẽ. Tôi không làm kịch bản Odyssey"
            "Nhưng tại sao kia chứ? Ông nói cho tôi rõ nào?"
            "Tại vì tôi không đồng ý với lối diễn giải của ông về chủ đề".
            "Như vậy" hắn vặc lại ngay, nhanh nhẩu và bất ngờ "Ông đồng ý với Battista!"
            tôi không hiểu vì sao bỗng dưng tôi phát cáu le6n vì lời cáo buộc bất ngờ ấy. Tôi không hề nghĩ rằng bất đồng với Rheingold có nghĩa là đồng ý với Battista. Tôi giận dữ nói "Battista thì dính dáng thế quái nào vào cái chuyện này? Mà tôi cũng chẳng đồng ý với Battista. Nhưng nói một cách trung thực, Rheingold ạ, nếu phải lựa chọn giữa hai người, tôi sẽ luôn thích chọn Battista hơn. Xin thứ lỗi, Rheingold, về phần tôi, tôi nghĩ hoặc chúng ta làm Odissey theo như của Homer, hoặc chúng ta không làm gì cả".
            "Một vũ hội hoá trang, màu mè, sặc sỡ, với toàn là đàn bà khoả thân, King kong, những màn múa bụng, những nịt vú, những con quái vật bằng giấy bìa và lũ người mẫu!"
            "Tôi không nói như thế, tôi nói Odyssey của Homer!"
            "Nhưng Odissey của Homer là như tôi đã diễn giải cho ông" Rheingold chồm tới và kêu lên, giọng tin tưởng chắc chắn "Như của tôi đó, Molteni!"
            do một thôi thúc thầm kín và bí ẩn, bỗng dưng tôi cảm thấy ước muốn làm cho Rheingold đau đớn, nụ cười giả dối của hắn, sự cứng rắn độc đoán, sự trì trệ theo khoa phân tâm học, tôi cảm thấy chịu hết nổi bao nhiêu là những thứ đó. Tôi nói một cách thịnh nộ "Không. Homer không phải như ông hiểu, Rheingold ạ. Và bởi vì ông buộc tôi nói, tôi cần phải thêm rằng Odyssey của Homer làm tôi say mê, trong khi Homer của ông làm tôi ghê tởm".
            "Molteni" lần này Rheingold tỏ ra thật sự cáu giận.
            "Vâng, tôi thấy nó đáng tởm" tôi tiếp tục noi càng lúc càng cảm thấy sôi sục lên "Cái ý của ông muốn làm giảm giá trị của người anh hùng của Homer, chỉ vì chúng ta không thể dựng lại hình ảnh của vị anh hùng đó theo như Homer đã sáng tạo, cái lối bêu xấu có hệ thống đó làm tôi ghê tởm, và sẽ không dự phần vào đó, với bất cứ giá nào!"
            "Molteni…đừng vội nóng, Molteni!"
            "Ông đã đọc Ulysses của James Joyce chưa?" tôi ngắt lời `hắn một cách giận dữ "Ông có biết James Joyce là ai không?"
            "Tôi đã đọc tất cả những gì có liên quan đến Odyssey" Rheingold đáp, giọng có vẻ bị thương tổn nặng "Nhưng ông…"
            "Tốt" tôi tiếp tục một cách say mê "Joyce cũng diễn giải Ulysses theo cách hiện đại…và ông ta còn đi xa hơn ông nữa kia, ông bạn Rheingold, trong công việc hiện đại hóa, tức là trong công việc bêu xấu, báng bổ…Ông ta đã biến Ulysses thành một kẻ bị vợ cắm sừng, một tên thủ dâm, một kẻ vô công rồi nghề, một mẫu người phất phơ, bất lực, còn Penelope thành một gái đĩ già hết thời. Aeolus biến thành một tay biên tập nhật báo, chuyến đi xuống hoả ngục trở thành đám tang của một tay chơi đồng tính. Circe trở thành gái làng chơi ở nhà thổ và chuyến trở về Ithaca trở thành một chuyến chơi đêm về, lúc canh khuya, ngang qua những đường phố của Dublin, thỉnh thoảng, dừng lại tè vào một xó xỉnh tối tăm. Nhưng ít ta, Joyce có cái nhận thức đúng đắn là không mang vào trong tác phẩm của mình cả Địa Trung Hải, cả biển, trời, vầng thái dương, và những vùng đất hoang sơ chưa khai phá thời thượng cổ. Ông ta đặt toàn bộ câu chuyện trong khung cảnh những đường phố lầy lội của một thành phố phương Bắc, trong những quán rượu và nhà chứa, phòng ngủ và phòng vệ sinh. Không ánh sáng, không biển, không trời…Mọi thứ đều hiện đại, hay nói cách khác, giảm giá, hạ thấp, thu hẹp lại ngang tầm chúng ta. Nhưng ông, ông thiếu cái sắc sảo của Joyce…Vì thế, tôi nhắc lại, giữa ông và Battista, tôi vẫn thích Battista hơn, bất chấp những thứ bằng giấy bồi của ông ta. Ông muốn biết tại sao tôi không thích làm kịch bản này…ông biết rồi đấy!"
            Tôi dựa người ra ghế, người ướt đẫm mồ hôi. Rheingold nhìn tôi với vẻ nghiêm nghị, trang trọng và đôi lông mày cau rúm lại. Hắn nói "Rõ ràng là ông đồng ý với Battista!"
            "Không. Tôi không đồng ý với Battista. Tôi bất đồng với ông ta"
            "Trái lại" Rheingold chợt cao giọng nói "Ông không đồng ý với tôi và ông đồng ý với Battista".
            Tôi tái mặt, xanh xám như xác chết. "Ông muốn nói cái gì?" tôi hỏi, giọng đã mất bình tĩnh.
            Rheingold chồm tới trước và rít lên (đó là từ ngữ chính xác duy nhất để miêu tả hắn vào lúc đó) như một con rắn khi bị đe doạ tấn công. "Thì chính tôi đã nói rồi đấy. Battista đã đến ăn trưa với tôi và ông ta đã không che giấu tôi những ý tưởng của ông ta cũng như việc các ông đã bàn bạc, nhất trí với nhau. Ông không bất đồng với tôi, ông chỉ đồng ý với Battista, về bất kỳ điều gì Battista muốn, đối với ông, nghệ thuật không thành vấn đề, tất cả những gì ông muốn là được người ta trả tiền thôi. Sự thật là như thế đấy, Molteni ạ…Ông chỉ muốn có tiền với bất cứ giá nào".
            "Rheingold!" tôi kêu to lên một cách đột ngột.
            "Ồ, vâng, vâng, tôi hiểu, thưa Ông thân mến" Rheingold vẫn chưa muốn buông tha tôi "và để nói thẳng vào mặt ông một lần nữa, với bất cứ giá nào!"
            Chúng tôi đã chồm sát vào mặt nhau, nín thở, tôi, mặt trắng bệch như tờ giấy, còn hắn, đỏ bừng. "Rheingold!" tôi lại kêu lên, vẫn với cái giọng cao vút như ban nãy, nhưng tôi biết trong tiếng kêu thất thanh của tôi, tôi không diễn đạt một nỗi bất bình vì bị miệt thị, mà một nỗi đau thầm kín, tiếng kêu "Rheingold!" chất chứa một lời van xin,hơn là một cơn thịnh nộ của một kẻ bị xúc phạm không còn muốn dùng lời lẽ nữa, nhưng chuẩn bị thượng cẳng tay, hạ cẳng chân một cách hung bạo. Do vậy tôi biết tôi sắp đấm vào mặt hắn. Nhưng không kịp nữa rồi – Rheingold – lạ lùng thay, tôi vẫn nghĩ hắn là kẻ trì độn – đã nhận ra nỗi đau đớn qua giọng nói của tôi, và bỗng nhiên, dừng lại và tự kiềm chế được. Hắn thối lui một bước và nói nhỏ, giọng nhẫn nhịn "Hãy tha thức cho tôi, Molteni, tôi chỉ buột miệng nói thế thôi".
            Tôi phác một cử chỉ bối rối như muốn nói "Tôi tha thứ cho ông" và đồng thời cảm thấy đôi mắt mình đẫm nước mắt. Sau một phút lúng túng, Rheingold nói tiếp "Thôi được, coi như ta thoả thuận xong. Ông sẽ không tham gia vào kịch bản. Ông đã báo cho Battista biết chưa?"
            "Chưa"
            "Ông có ý định báo cho ông ấy biết không?"
            "Ông vui lòng nói hộ với ông ấy, tôi không nghĩ rằng tôi sẽ còn gặp lại Battista" Tôi im lặng một lát, rồi nói tiếp "Ông cũng bảo với ông ấy tìm một người viết kịch bản khác. Chúng ta hãy dứt khóat về việc đó, Rheingold ạ".
            "Sao?" Rheingold kinh ngạc hỏi lại.
            "Tôi sẽ không viết một kịch bản Odyssey nào, cho dù theo ý ông, hay theo ý Battista….với ông, hay với bất cứ đạo diễn nào khác. Ông hiểu chứ, Rheingold?"
            Hắn hiểu và tôi bắt gặp một ánh mắt thông cảm sáng lên trong mắt hắn. Dù vậy hắn vẫn hỏi một cách thận trọng "Nói tóm lại, ý ông là không muốn làm kịch bản của tôi, hay là ông sẽ không làm kịch bản này, dù theo bất kỳ quan điểm nào?"
            Sau một lát suy nghĩ, tôi nói "Tôi đã nói với ông ,tôi không muốn làm kịch bản của ông. Tuy nhiên, tôi hiểu rằng nếu tôi giải thích sự từ chối của tôi theo cách đó, tôi sẽ làm hại ông trước mặt Battista. Vậy chúng ta sẽ thoả thuận như thế này, đối với ông, tôi không muốn làm kịch bản theo lối diễn giải của ông, đối với Battista, hãy xem như là tôi không muốn làm kịch bản cho dù chủ đề được hiểu theo bất kỳ lối nào. Hãy nói với Battista là tôi không thích kịch bản ấy, tôi mệt, thần kinh của tôi đã mỏi mòn…như vậy được chứ?"
            Rheingold như trút được gánh nặng khi nghe tôi gợi ý như thế. Tuy vậy hắn vẫn gặng lại "Liệu Battista có tin không?"
            "Ông ta sẽ tin. Ông đừng lo…ông sẽ thấy Battista tin ngay thôi".
            Chúng tôi lại im lặng. Cả hai chúng tôi đều bối rối . Dư hưởng cuộc cãi nhau vẫn còn lơ lửng trên không và cả hai chúng tôi vẫn chưa thể nào khoả lấp được. Sau cùng Rheingold nói "Tôi rất tiếc là ông không chịu cộng tác trong công trình này, Molteni. Có lẽ rồi ra chúng ta sẽ đồng ý với nhau được".
            "Tôi không nghĩ thế"
            "Xét cho cùng sự tương phản cũng không to lớn lắm đâu".
            Cảm thấy hoàn toàn đủ bình tĩnh trở lại, tôi nói một cách cương quyết "Không, to tát lắm, Rheingold. Có thể là ông có lý khi nhìn Odyssey theo cách ấy, nhưng tôi tin chắc rằng, ngay cả bây giờ, chúng ta vẫn có thể dựng lại Odyssey theo đúng như Homer đã viết ra".
            "Đó là khát vọng của ông ,Molteni. Ông khao khát một thế giới như thế giới của Homer…Ông mong muốn nó sẽ như thế, nhưng bất hạnh thay, nó không được như ông mong muốn".
            Tôi đấu dịu "Thôi cứ để mặc thế, tôi, tôi khao khát một thế giới như thế, còn ông, trái lại thì không".
            "Ồ, tôi cũng thích lắm chứ, Molteni…Ai mà lại không khao khát như thế? Nhưng khi chúng ta làm phim, khát vọng thôi chưa đủ".
            Chúng tôi lại im lặng. Tôi nhìn Rheingold và biết rằng cho dù hắn có hiểu những lý do của tôi, hắn vẫn chưa bị thuyết phục. Bỗng nhiên tôi bảo hắn "Chắc hẳn ông đã biết đoạn thơ nói về Ulysses của Dante chứ, Rheingold?"
            "Vâng" hắn trả lời, hơi ngạc nhiên về câu hỏi của tôi "Tôi biết nhưng tôi không nhớ chính xác".
            "Tôi đọc đoạn thơ ấy ông nghe nhé, tôi thuộc nó nằm lòng"
            "Ồ xin vui lòng đọc đi"
            Tôi không biết rõ vì sao tôi muốn đọc đoạn thơ của Dante ấy – có lẽ ,sau này tôi mới nghiệm ra, đó là cách tiện nhất để lập lại với Rheingold vài điều mà tôi không làm phật ý hắn lần nữa. Trong lúc gã đạo diễn ngả người ra sau trong chiếc ghế bành, và khuôn mặt hắn lộ vẻ hoà hoãn, tùng phục, tôi nói thêm "Trong đọan thơ này Dante cho Ulysses kể về cái chết của mình cùng các bạn đồng hành".
            "Vâng, tôi biết, Molteni. Tôi biết, ông cứ đọc đi".
            Tôi tập trung tư tưởng lại một lát, mắt nhìn xuống sàn nhà và bắt đầu đọc "Ngọn lửa lớn, như chiếc sừng, bắt đầu lay động, rì rầm, như quằn quại chống lại cơn gió" Tôi tiếp tục đọc một cách tự nhiên, cố gắng không ngân nga diễn cảm, Rheingold, sau khi nhìn tôi một lát, cau đôi mày lại bên dưới chiếc riềm mũ kết bằng vải, quay lại, đưa mắt nhìn ra biển và ngồi yên không nhúc nhích. Tôi tiếp tục đọc, chậm rãi mạch lạc. Nhưng đến câu "Hỡi các anh em! Tôi nói, 'các anh em đã vượt qua hàng trăm ngàn nguy hiểm để đến được miền Tây, giờ đây, trong lúc thần trí các anh em còn tỉnh táo trong giây lát ngắn ngủi còn lại này, các anh em đừng từ chối dạo chơi cho biết cái thế giới không người nằm sau Mặt Trời này", tôi cảm thấy giọng đọc của tôi bỗng dưng run run vì một cảm xúc bất chợt. Trong mấy dòng ngắn ngủi đó, tôi tìm thấy được, không chỉ hình ảnh của Ulysses theo như tôi hình dung, mà cả hình ảnh của tôi và cuộc đời tôi, một cuộc sống bất như ý. Tôi hiểu rằng mối xúc động ấy xuất phát từ vẻ trong sáng và nét đẹp của hình ảnh Ulysses so với tình trạng vô vọng của tôi hiện nay. Tuy nhiên, dần dần, tôi đã tự trấn tĩnh được, giọng tôi hết run, và tôi tiếp tuc, không vấp váp, đọc cho đến những câu cuối cùng "Ba lần, chiếc thuyền quay tròn với làn nước ngập tràn, tung toé, đến lần thứ tư, phần lái thuyền nhô cao lên, mũi thuyền cắm xuống cho đến khi mặt biển khép lại bên trên chúng tôi". Vừa dứt câu, tôi đứng bật dậy. Rheingold cũng đứng lên theo.
            "Molteni, cho phép tôi" hắn nói ngay, một cách vội vã "cho phép tôi hỏi ông một câu…Tại sao ông đọc cho tôi nghe đoạn thơ ấy của Dante? Vì mục đích gì? Đoạn thơ ấy hay lắm, tất nhiên, nhưng vì sao?"
            "Rheingold, đấy là hình ảnh Ulysses như tôi muốn dựng nên, tôi hình dung Ulysses như thế đấy. Trước khi cáo từ, tôi muốn xác định với ông điều đó…tôi nghĩ tôi có thể làm điều đó một cách hay ho hơn bằng cách mượn đoạn thơ của Dante hơn là dùng lời nói của chính tôi".
            "Hay hơn, tất nhiên…nhưng Dante là Dante, một con người thời Trung cổ, còn ông, ông là con người hiện đại".
            Lần này tôi không trả lời, nhưng chìa tay ra. Hắn hiểu và nói thêm "Cũng vậy thôi, Molteni ạ. Tôi rất tiếc là ông đã không cộng tác. Tôi vừa cảm thấy thân quen với ông".
            "Có lẽ một lần nào khác" tôi đáp 'tôi cũng thích làm việc với ông, Rheingold".
            "Nhưng tại sao? Vâng, tại sao, Molteni…"
            "Định Mệnh" tôi mỉm cười trả lời, lắc mạnh tay hắn. Và tôi bước đi. Rheinglold vẫn đứng bên quầy rượu, hai tay dang ra như để lập lại "Tại sao?"
            Tôi vội vã rời khách sạn.

            Comment


            • #21
              Chương 20


              Tôi vội vã về nhà như khi nãy vội vã ra đi, với một cảm giác bồn chồn, phấn khích muốn gây gổ, ngăn cản tôi suy nghĩ một cách bình tĩnh về những gì đã xảy ra. Quả thật, khi tôi rảo bước trên con đường nhỏ hẹp, chạy dài như một dải ruy băng bằng xi măng dưới ánh nắng thiêu đốt, tôi không nghĩ đến một điều gì cả. Sự bế tắc trong một tình trạng không chịu đựng nổi đã kéo dài quá lâu, và bây giờ , tôi biết tôi đã phá vỡ nó. Tôi biết chỉ trong giây lát ngắn ngủi nữa thôi, tôi sẽ biết được tại sao Emilia không còn yêu tôi nữa, nhưng sau đó mọi chuyện sẽ ra sao thì tôi chịu. Sự suy tưởng chỉ có trước hoặc sau hành động. Trong lúc hành động, chúng ta được hướng dẫn bởi những suy tưởng đã qua và đã quên đi, nay đã trở thành những xúc cảm. Tôi đang hành động, vì vậy, tôi không suy nghĩ, tôi biết tôi sẽ suy nghĩ sau khi đã hành động xong.
              Khi về đến biệt thự, tôi chạy lên các bậc cấp cao đến thềm đât trước nhà và bước vào phòng khách.



              Gian phòng vắng tanh, những tờ tạp chí lật sẵn nằm trên một chiếc ghế bành, vài mẩu tàn thuốc dính son môi trong chiếc gạt tàn và âm thanh dìu dặt của điệu nhạc khiêu vũ phát ra từ chiếc máy thu thanh cho tôi thấy Emilia vừa mới rời nơi này không lâu. Và rồi, có lẽ do ánh sáng dìu dịu buổi xế trưa, hoặc do tiếng nhạc nhè nhẹ, kín đáo, tôi chợt thấy cơn giận của tôi lắng xuống, cho dù nguyên nhân của cơn giận vẫn còn nguyên vẹn sờ sờ ở đấy. Tôi đặc biệt ngạc nhiên vì cái vẻ tiện nghi rất thanh bình, thân thuộc của căn phòng. Có vẻ như chúng tôi đã sống ở đây hàng tháng, và Emilia đã quen xem nơi đây như nơi cư ngụ cố định của mình. Chiếc máy thu thanh, tờ tạp chí, những mẩu đầu thuốc, tất cả gợi lại cho tôi nỗi niềm tha thiết của Emilia đối với nhà cửa, và ước vọng thiết tha thuộc bản năng và giới tính của nàng về một mái ấm, một cơ ngơi êm đềm, bền vững của riêng nàng. Tôi cho rằng, cho dù đã xảy ra lắm điều chuyện, nàng đang sửa soạn cho một cuộc sống lâu dài ở nơi đây và nàng lấy làm hài lòng được ở lại Capri, trong nhà của Battista. Vậy mà giờ đây tôi sắp bảo nàng rằng chúng ta phải bỏ hết để ra đi.
              Một cách tư lự, tôi bước đến cửa phòng Emilia và mở ra. Nàng không ở trong phòng, nhưng ở đây tôi cảm nhận được những dấu hiệu của bản năng nội trợ của nàng – chiếc áo ngủ gấp đặt cẩn thận trên chiếc ghế bành dưới chân giường, đôi giày vải đặt ngay ngắn bên cạnh chiếc ghế, lọ to, lọ nhỏ đủ thứ và các vật linh tinh khác phục vụ sắc đẹp xếp ngăn nắp trên chiếc bàn trang đỉêm, trước tấm kính soi, bên chiếc bàn con, trên chiếc bàn con cạnh giường, một quyển ngữ pháp tiếng Anh , môn học nàng mới bắt đầu mày mò cách đây không lâu, bên cạnh nó la1` một quyển vở bài tập và một cây bút chì, một cái chai con, và không một dấu vết nào của vô số những chiếc va li nàng mang theo từ Rome. Hầu như theo bản năng, tôi mở tủ áo, những chiếc áo của Emilia – vốn không nhiều lắm – treo trên một dãy móc, và trên một cái giá là những khăn tay lớn, nhỏ, những thắt lưng, ruy băng và ít đôi giày. Vâng, tôi biết đối với Emilia, vấn đề không đặt ra là nàng yêu tôi hay yêu Battista, điều quan trọng trên hết là có một ngôi nhà riêng cho nàng, để có thể xếp đặt một cuộc sống lâu dài, êm thắm, không lo nghĩ về bất kỳ điều gì.
              Tôi ra khỏi phòng, và theo một hành lang ngắn đi xuống bếp nằm trong căn nhà phụ phía sau. Đến ngưỡng cửa, tôi nghe thấy tiếng Emilia nói chuyện với người bếp. Tôi thốt nhiên dừng lại sau cánh cửa, và lắng nghe một lúc.
              Emilia đang dặn dò người bếp về bữa ăn tối của chúng tôi. "Ông Molteni thích các món ăn nấu nướng giản dị, không cần nhiều nước xúp và xốt, chỉ cần hầm chín hoặc rán thôi. Như vậy, ít nhọc công cho bà hơn, phải không, Agnesina?"
              "Vâng thưa bà, vậy mà vẫn khối việc ra đấy. Nói là giản dị nhưng nào có giản dị đâu. Chiều nay chúng ta sẽ ăn những món gì ạ?"



              im lặng một lát. Hiển nhiên là Emilia đang nghĩ ngợi, rồi nàng hỏi "Vào giờ này, có thể mua cá được không?"
              "Được chứ, nếu đến các tiệm cá phục vụ khách sạn".
              "Tốt lắm, bà hãy mua một con khá lớn, khoảng chừng một hoặc một ký rưỡi, hay hơn nữa cũng được…Nhưng bà phải chọn loại ngon ấy, đừng mua loại nhiều xương, loại ngon nhất có thể chọn được và tôi nghĩ tốt nhất là đem đút lò…hay là hấp. Bà biết đánh sốt mayonnaise chứ?"
              "Vâng, biết chứ"
              "Tốt lắm. Nếu hấp, bà hãy đánh một ít sôt mayonnaise, thêm salad, hiểu vài thứ rau nấu chín, cà tím hay đậu tây…thứ gì cũng được. Và các loại quả, bà mua nhiều vào nhé. Bỏ các quả vào ướp đá ngay khi bà đi chợ về cho kịp lạnh".
              "Thế còn món đầu bữa?"
              "À phải đấy, còn món đầu bữa nữa. Bà chọn giùm món nào đơn giản thôi. Bà hãy mua ít giăm bông, chọn thứ ngon nhất…ăn kèm với quả vả…mua được cả chứ?"
              "Vâng, có thể mua được".



              Tôi không hiểu do đâu, nhưng khi lắng nghe mẩu chuyện trò bếp núc ấy, êm đềm, tự nhiên đến thế, tôi chợt nhớ l.ai những câu cuối cùng tôi đã trao đổi với Rheingold. Hắn nói rằng tgkhao khát một thế giới giống thế giới của Homer, và tôi đã đồng ý với hắn, và hắn cãi tôi rằng tôi sẽ không bao giờ được toại nguyện về khát vọng đó, rằng thế giới hiện đại không phải là thế giới của Odyssey. Và bây giờ đây, tôi nghĩ "Đây là tình huống hoàn toàn đã có thể xảy ra cách đây hàng ngàn năm, vào thời của Homer, bà chủ nhà đang nói chuyện cùng cô hầu gái về bữa ăn chiều". Ý tưởng này làm tôi nhớ đến làn ánh sáng xanh đáng yêu của buổi chiều hôm nay, rạng rỡ, nhưng dìu dịu, tràn ngập phòng khách, và như do phép tiên, tôi thấy ngôi biệt thự của Battista biến thành ngôi nhà ở Ithaca, và Emilia là Penelope, đang nói chuyện với cô hầu gái. Vâng, đúng thế, mọi thứ đều giống, hoặc, có thể giống như ngày xưa ấy, nhưng vẫn khác biệt một cách cay đắng. Tôi thò đầu vào cửa và gọi "Emilia!"
              Nàng hầu như chẳng quay người, lên tiếng hỏi "Cái gì thế?"
              "Em biết…anh đang muốn nói chuyện với em…"
              "Anh hãy vào chờ trong phòng khách ấy…Tôi còn bận chút việc với Agnesina. Tôi sẽ xong ngay đây thôi".
              Tôi trở lại phòng khách, ngồi xuống một chiếc ghế bành và chờ đợi. Tôi hơi ân hận về điều tôi sắp làm, Emilia đang sắp đặt để ở lại đây lâu dài, ngược lại, tôi sắp báo cho nàng biết chúng tôi sắp phải ra đi. Tôi nhớ lại cách đây ít hôm, nàng dứt khoát muốn xa tôi, và giờ đây, so sánh vẻ tuyệt vọng của nàng hôm ấy và thái độ thư thái hiện nay của nàng, tôi nghĩ có lẽ sau cùng, nàng hẳn phải quyết định sống với tôi, cho dù vẫn tiếp tục khinh bỉ tôi. Nói cách khác, trước đây, nàng đã cố gắng chống chọi lami một tình thế tuyệt vọng, còn bây giờ nàng đã chấp nhận, sự chấp nhận này đối với tôi còn đáng ngại hơn sự chống chọi của nàng, nó chứng tỏ một sự suy sụp của Emilia, như thể là nàng không những khinh bỉ tôi mà còn tự khinh bỉ chính mình. Ý tưởng này làm chút băn khoăn của tôi tan biến. Vì tôi, và vì cả nàng, chúng tôi phải rời khỏi nơi đây, tôi phải báo cho nàng biết điều đó.
              Tôi đợi một lát nữa, Emilia bước vào, nàng đi đến tắt chiếc radio và ngồi xuống "Anh nói là anh muốn nói chuyện với tôi".
              "Em dã soạn các quần áo ra khỏi vali chưa?" đến phiên tôi hỏi lại.
              "Rồi, mà anh hỏi thế để làm gì?"
              "Anh rất tiếc," tôi nói, "nhưng em phải cho tất cả vào vali lại thôi. Sáng ngày mai, chúng ta về lại Rome".
              Nàng ngồi bất động một lát, vẻ tần ngần như chưa hiểu. Đoạn, bằng một giọng gay gắt, nàng hỏi "Thế thì điều gì đã xảy ra vậy?"
              "Điều đã xảy ra" tôi đáp, vừa đi vừa khép cánh cửa mở ra hành lang." Là anh đã quyết định không làm kịch bản Odyssey nữa, anh dẹp bỏ hết, chúng ta về lại Rome".
              Mẩu tin ngắn ngủi này làm nàng tức tối thật sự, nàng cau mày hỏi "Tại sao anh quyết định từ chối công việc đó?"
              Tôi trả lời một cách khô khan "Anh ngạc nhiên sao em lại hỏi thế. Anh nghĩ là sau những gì đã thấy xuyên qua cửa sổ tối hôm qua, anh không thể nào làm khác hơn".
              Nàng phản bác lại một cách lạnn lùng "Tối hôm qua, anh đã có một lập trường khác…tuy rằng anh đã thấy".
              "Tối hôm qua, anh đã bị những lý lẽ của em thuyết phục…nhưng sau đó, anh thấy anh không thể dựa vào đó được. Anh không biết vì lý do nào em khuyên anh nên nhận công việc đó. Bây giờ, anh chỉ biết là đối với anh cũng như đối với em, tốt hơn là anh nên từ chối".
              "Battista đã biết chưa?" nàng hỏi một cách đột ngột.
              "Không, hắn không biết" tôi trả lời "Nhưng Rheingold biết. Anh nói cho ông ta biết".
              "Anh đã phạm một sai lầm lớn".
              "Tại sao?"
              "Tại vì chúng ta cần khoản tiền đó để trả cho căn hộ. Ngoài ra, anh vẫn thường hay nói đi nói lại rằng phá vỡ một hợp đồng có nghĩa là tự cắt hết mọi đường làm ăn sau này. Anh đã phạm một sai lầm tồi tệ. Lẽ ra, anh không nên hành động như thế"



              Đến phiên tôi điên tiết "Nhưng cô không hiểu à?" tôi kêu lên, "Cô không hiểu là làm sao tôi chịu đựng nổi…Tôi không thể cầm đồng tiền từ tay cái thằng đàn ông…cái thằng đàn ông rình rập, quyến rũ vợ tôi?"
              Emilia không nói gì, tôi tiếp tục "Tôi từ chối công việc ấy rõ ràng vì mọi lẽ như thế, nhưng tôi từ chối công việc ấy cũng là vì cô, để cô thay đổi nhận định của cô về tôi. Tôi không hiểu tại sao cho đến nay, cô vẫn nghĩ là tôi có thể chấp nhận một công việc trong những điều kiện như thế. Tôi không phải là hạng người như thế"
              Tôi thấy mắt nàng loé lên một tia nhìn thù hận và hiểm độc. "Nếu anh làm tất cả mọi điều đó vì những lý do riêng, tôi không biết…nhưng nếu anh bảo là vì tôi thì anh nên suy nghĩ lại. Anh đã làm một việc vô ích, tôi cam đoan với anh như thế. Việc anh làm sẽ chẳng mang lại kết quả gì đâu, có chăng nữa, đó chỉ là để thay đổi bộ mặt của anh đó thôi. Chỉ có thế thôi".
              "Cô muốn nói gì?"
              "Tôi nói rõ ràng như thế đấy – việc anh làm chẳng đạt được mục đích nào".
              Tôi thấy lạnh hai bên thái dương và mặt tôi tái đi. "Rồi sao nữa?"
              "Trước tiên, anh thử nói cho tôi xem thử cái trò hy sinh của anh sẽ làm gì được cho tôi"
              Tôi biết rằng cuối cùng, giây phút của sự thật đã đến. Và chính nàng gợi ra trước. Bỗng nhiên tôi cảm thấy sợ. Mặc dù vậy, tôi vẫn bắt đầu "Cách đây ít lâu, cô bảo rằng ..cô khinh tôi…Vâng, cô đã nói thế. Tôi không hiểu vì sao cô khinh bỉ tôi. Tôi chỉ biết rằng người ta chỉ đáng bị khinh bỉ khi đã làm những việc đáng khinh. Chấp nhận công việc này, vào lúc này, chính là một việc làm đáng khinh. Vậy quyết định của tôi, hơn bất kỳ điều gì khác, sẽ chứng tỏ cho cô thấy tôi không phải như cô nghĩ. Thế thôi"
              Emilia trả lời tôi ngay, giọng đắc thắng, hài lòng, có vẻ như thế, vì cuối cùng, đã dụ được tôi rơi vào bẫy "Trái lại, quyết định của anh sẽ không chứng tỏ được điều gì cả đối với tôi…Đó là lý do tại sao tôi khuyên anh nên nhận công việc đó lại…"
              "Cô muốn nói sao? Không chứng tỏ điều gì hết?"
              Tôi đã ngồi xuống lại, và, với một cử chỉ vô thức, qua dó, có thể thấy rõ cảnh khốn quẫn của tôi, tôi nắm lấy tay Emilia đang đặt nằm trên tay ghế, "Emilia, hãy nói đi nào!"
              Nàng rụt tay lại một cách lúng túng "Đừng có động vào tôi…đừng cố tình đụng vào tôi nữa. Tôi không yêu anh, và không bao giờ có chuyện tôi lại yêu anh nữa".
              Tôi rụt tay lại, và nói với nàng, giọng oán trách "Đừng nói về tình yêu giữa chúng ta nữa, đừng bận tâm về chuyện đó nữa…hãy nói về…về lòng khinh bỉ của em. Nếu anh từ chối công việc này thì em có vẫn tiếp tục khinh bỉ anh hay không?"
              Nàng bỗng dưng đứng bật dậy, như bị thôi thúc bởi một nỗi bực bội không kiềm chế nổi "Có, tôi sẽ tiếp tục khinh anh. Thôi, bây giờ anh hãy để tôi yên!"
              "Nhưng tại sao em khinh anh?"
              "Bởi vì tôi khinh anh" nàng kêu lên "bởi vì anh là thế đấy, và cho dù có cố gắng mấy đi nữa, anh vẫn không thay đổi được".
              "Nhưng anh là đấy là thế nào?"
              "Tôi không biết bản chất anh là thế nào – điều đó, anh hẳn tự biết lấy. Tôi chỉ biết anh không là một người đàn ông, anh không xử sự xứng đáng như một người đàn ông".
              Tôi choáng váng về vẻ chân thành trong giọng nói của nàng và sự khuôn sáo trong câu nói của nàng. "Nhưng là một người đàn ông nghĩa là thế nào?" tôi hỏi, trong giận dữ có pha chút mỉa mai "Em không hiểu rằng đó chỉ là một đie6ù vô nghĩa à?"
              "Vô nghĩa – vâng, anh biết rõ lắm"
              Nàng đã đi đến cạnh bên cửa sổ, và vẫn quay lưng lại tôi trong khi nói. Tôi ôm lấy đầu, tuyệt vọng nhìn theo nàng. Nàng đã quay lưng lại tôi,. Theo nghĩa đen cũng như theo nghĩa bóng. Nàng không muốn, hoặc biết đâu, nàng không thể giải thích được lý do tại sao nàng khinh bỉ tôi. Tôi chợt nghĩ hẳn phải có một lý do nào đó, nhưng vì nó mơ hồ quá nên nàng không nắm bắt được, và gán hết tất cả cho một hành động đáng khinh nào đó của tôi trước đây, một hành động vu vơ nào đó nên nàng không cứu chữa được. Tôi nhớ lại ngay lời diễn giải của Rheingold về mối quan hệ giữa Ulysses và Penelope, và đột nhiên, ánh sáng loé lên làm tôi sửng sốt tự hỏi "Phải chăng Emilia có ấn tượng trong mấy tháng gần đầy tôi biết Battista đang tán tỉnh nàng, và tôi cố gắng lợi dụng điều đó, thay vì phê phán, tôi đã khuyến khích những ý đồ của Battista để mưu lợi riêng?" Ý tưởng đó làm tôi ngạt thở, hơn nữa, tôi vừa chợt nhớ ra một số những sự kiện hàm hồ có thể đã củng cố mối nghi ngờ của Emilia, trong số những sự kiện đó, có sự chậm trễ của chính tôi vào buổi tối đầu tiên chúng tôi đi chơi với Battista, sự chậm trễ do một chiếc xe taxi gây ra, nhưng theo nàng, có thể là một trò tiểu xảo khéo léo của tôi để Battista có cơ hội đi cùng nàng. Như để xác nhậnm những suy tưởng của tôi, Emilia bỗng nhiên lên tiếng, trong lúc vẫn không quay lại "Một người đàn ông đích thực là người đàn ông đã không xử sự như anh tối hôm qua, chẳng hạn, sau khi đã chứng kiến những gì anh đã chứng kiến đấy. Nhưng sau đó, anh lại làm bộ, làm tịch đến hỏi ý kiến tôi, vờ như không trông thấy gì hết, hy vọng rằng tôi sẽ khuyên anh tiếp tục công việc. Tôi đã cho anh lời khuyên anh cần có đó, và anh đã chấp nhận. Thế rồi, hôm nay – có trời mới biết được chuyện gì xảy ra với cái lão đạo diễn người Đức ấy – anh trở lại đây, nói là anh đã từ chối công việc là vì tôi, bởi vì tôi khinh bỉ anh và anh không muốn tôi khinh bỉ anh. Nhưng tôi, tôi biết rõ anh. Không phải anh quyết định từ chối công việc mà chính cái lão người Đức đó đã đẩy anh vào cái thế đó. Dù sao, bây giờ cũng đã quá muộn rồi. Tôi đã dứt khóat với anh và anh có thể từ bỏ mọi công việc trên cõi đời nàt mà không làm tôi mảy may xao động. Vậy nên, anh cũng không nên làm nhặng lên về cái chuyện đó, hãy nhận việc. và đi đi, để tôi yên".
              Như vậy, chúng tôi lại trở về điểm xuất phát, tôi không thể tránh khỏi ý nghĩ, nàng khinh bỉ tôi nhưng không cho tôi biết tại sao. Tôi cảm thấy kinh sợ khi phải tự nói ra cái lý do ấy, trước hết vì cái lý do ấy vốn đã đáng kinh tởm đối với tôi, hơn nữa, khi nói ra lý do ấy, tôi buộc phải chấp nhận phần nào tính xác thực của nó. Tuy nhiên, tôi muốn đi đến gốc rễ của vấn đề, không còn cách nào khác. Cố gắng trấn tĩnh lại, tôi nói "Emilia, em khinh bỉ anh, nhưng em không muốn nói cho anh tại sao…có lẽ chính em cũng không biết tại sao…Nhưng phần anh, anh có quyền được biết, biết để giải thích cho em rằng lý do đó không xác đáng, để anh có thể tự biện minh cho mình. Em hãy nghe đây, nếu anh nói rõ lý do đó ra, em có hứa là em sẽ cho anh biết nó đúng hay sai không?"
              Nàng vẫn đứng ở cửa sổ, lưng quay về phía tôi và trong một lát, không nói năng gì. Rồi với giọng mệt mỏi, gắt gỏng, nàng nói "Tôi không hứa gì cả…thôi, anh đi đi, để tôi yên!"
              "Lý do là như thế này" tôi nói một cách chậm rãi, như thể đang đánh vần từng từ một "Em đã tưởng tượng một cách sai lầm, theo những đánh giá bề ngoài không xác đáng, là anh…anhđã biết về Battista , và rằng, vì lợi riêng, anh đã cố tình nhắm mắt lại…rằng anh đã cố đẩy em vào vòng tay của hắn…có phải như vậy không?"
              Tôi ngẩng lên nhìn về phía nàng, trong lúc nàng vẫn đứNgười quay lưng lại, và chờ câu trả lời của nàng. Nhưng tôi hoài công chờ đợi, nàng vẫn đang ngắm nhìn cái gì đó bên ngoài cửa sổ và không nói năng gì. Bỗng dưng, tôi cảm thấy người tôi đỏ bừng đến tận mang tai, hốt nhiên, tôi xấu hổ về điều tôi vừa nói ra. Và như tôi đã e sợ, tôi thấy điều tôi vừa nói ra đã được nàng xem như là một bằng cớ khác có cơ sở xác đáng cho lòng khinh bỉ của nàng. Một cách tuyệt vọng, tôi vội vã nói thêm "Nhưng nếu quả đúng như thế, Emilia, anh thề với em là em đã nghĩ sai rồi. Anh không hề mảy may hay biết gì cho đến tối hôm qua. Tất nhiên, em có quyền tin hoặc không tin anh, nhưng em không tin anh, điều đó có nghĩa là em muốn khinh anh bằng mọi giá, em không muốn thay đổi ý kiến, em không muốn cho anh một cơ hội để biện minh".
              Lại một lần nữa, nàng không nói gì. Và tôi nhận thấy tôi đã đánh trúng đích. Có lẽ thật tình nàng không biết tại sao nàng khinh bỉ tôil và trong mọi trường hợp cũng không muốn biết tại sao, mà chỉ muốn tiếp tục xem tôi như một thứ đáng khinh, không cần lý giải, hoặc không cần xét đến tư cách của tôi. Tôi thấy tôi chưa đạt được kết quả mong muốn, nhưng tôi nghĩ rằng sự vô tội không phải lúc nào cũng thuyết phục được lòng tin. Thôi thúc bởi một ước muốn không kìm hãm được, tôi cảm thấy cần có một hành động đi kèm với lời nói. Tôi đứng dậy đi đến bên nàng – Emilia vẫn đang đứng bên cửa sổ nhìn ra ngoài – nắm lấy cánh tay nàng "Emilia ,tại sao em căm ghét anh đến thế? Tại sao em không chấp nhận sự việc như chuyện đã rồi, cho dù trong chốc lát thôi?"
              Tôi thấy nàng quay mặt đi, như để che dấu nó. Nhưng nàng vẫn để tôi nắm lấy tay nàng, và khi tôi đứng sát vào bên nàng, chạm vào người nàng, nàng vẫn không tránh ra. Tôi cảm thấy bạo dạn hơn, quàng một tay ôm lấy eo nàng. Sau cùng, nàng quay lại, tôi thấy khuôn mặt nàng ràn rụa nước mắt, nàng kêu lên "Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho anh! Không bao giờ tôi sẽ tha thứ cho anh đã làm tan vỡ tình yêu của chúng ta. Tôi đã yêu anh biết bao, tôi chưa yêu ai ngoài anh ra… và tôi sẽ không yêu ai khác nữa… thế mà anh đã làm hỏng, làm tan vỡ hết, chỉ do tính nết của anh…Chúng ta đã sống bên nhau hạnh phúc biết bao…thế mà bây giờ, còn gì nữa? Làm sao tôi có thể chấp nhận được mọi việc như đã rồi? Làm sao tôi không căm ghét anh cho được?"



              Một niềm hy vọng mong manh nhen nhóm trong tôi, nàng đã nói rằng nàng yêu tôi, nàng không yêu ai khác ngoài tôi ra, và tôi đề nghị "Em nghe anh nói đây, em đi sửa soạn hành lý, và sáng ngày mai, chúng ta sẽ đi…khi về đến Rome, anh sẽ giải thích cho em mọi chuyện, em sẽ tin anh, anh bảo đảm như thế".
              Đến đây, nàng vùng thoát khỏi tay tôi "Tôi không đi!" nàng kêu lên "Tại sao tôi phải về Rome? Tôi sẽ phải rời căn hộ, me tôi cũng không muốn đón tôi về, tôi sẽ phải ra đi và sống trong một căn phòng trọ, và trở lại làm một nhân viên đánh máy. Không, tôi không đi…tôi ở lại đây…tôi cần được yên tĩnh nghỉ ngơi, tôi sẽ ở lại đây…anh cứ đi đi, nếu anh muốn. Phần tôi, tôi ở lại. Battista nói rằng tốt muốn ở lại bao lâu cũng được … vì vậy, tôi ở lại!"
              Tôi giận điên lên. Tôi hét "Cô sẽ đi với tôi, sáng ngày mai!"
              "Không, anh nhầm to. Tôi ở lại đây!"
              "Nếu thế, tôi cũng ở lại…cho đến khi Battista tống cổ cả hai chúng ta ra khỏi nhà hắn".
              "Không, anh không ở lại được"
              "Được đấy, tôi sẽ ở lại"



              Nàng nhìn tôi một lát, đoạn không nói một lời, đi ra khỏi phòng. Cánh cửa phòng ngủ của nàng đập mạnh và sau đó, tôi nghe tiếng chìa khóa lách cách quay trong ổ.

              Comment


              • #22
                Chương 21


                Và như thế là tôi bị ràng buộc vào lời tuyên bố trong lúc giận dữ "Tôi sẽ ở lại đây!" Thật ra, sau khi Emilia rời khỏi phòng, tôi hiểu rằng tôi không thể nào ở lại đây nữa, người duy nhất phải ra đi chính là tôi. Tôi đã đoạn giao với Rheingold, tôi đã đoạn giao với Battista, và bây giờ, rất có thể, tôi sắp đoạn giao với chính ngay Emilia nữa. Nói tóm lại, tôi đã trở thành kẻ thữa, và tôi buộc phải đi thôi. Nhưng tôi đã hét lên với Emilia rằng tôi sẽ ở lại, và trong thâm tâm, có thể do một niềm hy vọng cuối cùng, hoặc do giận dữ, tôi cảm thấy tôi muốn ở lại. Một tình huống như thế, trong một hoàn cảnh khác, có thể xem là lố bịch, nhưng trong tâm trí tuyệt vọng của tôi, trông chỉ thấy thảm não. Tôi như một người leo núi, leo đến một điểm thật nguy hiểm, hiểu rằng không thể ở lại, mà leo lên nữa hay tụt xuống đều không xong. Bức xúc vì lo âu và xao xuyến, tôi bỗng rảo bước đi đi, lại lại quanh phòng, tự hỏi sẽ làm gì. Tôi biết rằng tôi sẽ không thể ngồi vào bàn cùng ăn với Emilia và Battista như thể chưa có điều gì xảy ra. Trong một lúc, tôi nghĩ là tôi nên đi ăn tối dưới làng, và đợi đến khuya mới về, nhưng cả ngày hôm nay, tôi đã bốn lần đi về trên con đường ấy, lần thì gần như chạy, lần thì phơi ra dưới ánh nắng như thiêu như đốt, bây giờ, tôi cảm thấy mệt mỏi và không còn muốn đặt chân xuống đó nữa. Tôi nhìn đồng hồ: sáu giờ. Còn ít ra hai tiếng nữa mới đến giờ ăn tối. Tôi sẽ làm gì đây? Sau rốt, tôi có quyết định: về phòng và khoá chặt cửa lại.
                Tôi đóng các cánh cửa chớp và trong bóng tối, tôi gieo mình xuống giường. Tôi thật sự mệt mỏi, từ ngay khi tôi ngã lưng xuống, tay chân tôi dã theo bản năng tự chọn lấy những tư thế thoải mái nhất để ngủ. Tôi biết ơn thân xác của tôi, lúc ấy khôn ngoan hơn tâm trí tôi, đã dễ dàng cho tôi câu trả lời thầm lặng cho câu hỏi đau đớn của tôi "Ta phải làm gì?" Một lát sau tôi đã ngủ li bì.
                Tôi ngủ một giấc lâu, không mộng mị, sau đó tôi thức giấc, và căn cứ theo bóng đêm dày đặc vây quanh, tôi đoán đêm đã khuya lắm rồi. Tôi bước xuống giường, đi đến cửa sổ, mở tung ra và nhận thấy đêm đã thật sự buông xuống. Tôi bật đèn và nhìn đồng hồ: chín giờ. Tôi đã ngủ được ba tiếng đồng hồ. Bữa ăn tối, theo tôi biết, được dọn le6n bàn lúc tám giờ, hoặc trễ nhất, vào lúc tám giờ rưỡi. Tôi lại đứng trước vấn nạn: ta sẽ làm gì đây? Nhưng giờ đây tôi đã được nghỉ ngơi khoẻ khoắn, tôi tìm ra ngay câu trả lời trơ tráo, hồn nhiên "Ta đang ở trong biệt thự, ta không việc gì phải ẩn nấp, ta sẽ ra ngồi vào bàn ăn, đến đâu thì đến". Tôi còn cảm thấy hiếu chiến, và sẵn sàng gây sự với Battista, và như tôi đã đe Emilia, cố tình làm cho hắn ta sớm tống cổ hai chúng tôi ra khỏi nhà. Tôi sửa sang lại quần áo và đi ra khỏi phòng.
                Nhưng phòng khách vắng hoe, mặc dù bàn ăn đã được dọn sẵn ở góc thường lệ. Tôi thấy bữa ăn được dọn chỉ cho một người. Hầu như ngay tức thì, để giải đáp mối nghi ngờ đang lớn dần của tôi, cô người hầu xuất hiện ở cửa, và nói cho tôi biết Battista và Emilia đã xuống làng dùng bữa tối. Nếu muốn, tôi có thể xuống tìm họ ở nhà hàng Bellavista, hoặc, ngược lại, tôi có thể ăn ở nhà, bữa ăn đã được dọn sẵn từ nửa giờ rồi.
                Tôi thấy rằng Battista và Emilia cũng đã tự đặt lấy câu hỏi: phải làm gì? và họ đã giải quyết vấn đề một cách thảnh thơi bằng cách bỏ đi để lại tôi một mình làm chủ chiến trường. Tuy nhiên, tôi không cảm thấy ghen, cũng không cảm thấy bực tức hay chán nản, trái lại – tôi cảm thấy một cách buồn rầu – rằng họ đã phải chọn giải pháp duy nhất đó, và tôi nên cám ơn họ đã tránh cho chúng tôi một cuộc đụng đầu khó chịu. Tôi cũng hiểu rằng chiến thuật vườn không nhà trống đó có mục đích xua đuổi tôi đi khỏi nơi đây, và nếu họ kiên trì áp dụng chiến thuật ấy trong những ngày sắp đến, chắc chắn họ sẽ đạt được mục đích ấy. Nhưng đó là vấn đề của tương lai mù mịt sau này. Tôi bảo người hầu dọn thức ăn lên, tôi sẽ ăn ở nhà, và ngồi vào bàn.
                Tôi ăn ít, một cách miễn cưỡng, nhón lấy một lát giăm bông, và một miếng cá cắt lấy từ con cá lớn mà Emilia đã dặn người bếp chuẩn bị cho cả ba chúng tôi. Bữa tối của tôi chỉ kéo dài trong vài phút. Tôi bảo cô người hầu đi nghỉ vì tôi không cần cô ta nữa. Và tôi bước ra sân.
                Có một số ghế xếp trong một góc sân. Tôi bật ra một chiếc và ngồi xuống trước hàng lan can, đối diện với mặt bỉên tối đen không còn nhìn thấy được.
                Sáng hôm nay, trên đường quay về biệt thự sau cuộc gặp gỡ với Rheingold, tôi đã tự hứa sẽ suy nghĩ một cách bình tĩnh về mọi điều sau khi đã nói chuyện với Emilia xong. Vào lúc đó, tôi vẫn chưa hay biết gì về lý do khiến nàng không yêu tôi nữa, nhưng chắc chắn tôi không hề nghĩ rằng sau khi đã nói chuyện với Emilia, tôi vẫn mù tịt về mọi chuyện. Trái lại, dù chẳng có một chút cơ sở nào, tôi vẫn tin chắc rằng những giải thích của Emilia sẽ mang lại cho tôi một lối thoát ngoài sự mong ước của tôi, và tất cả cuối cùng đơn giản đến mức độ tôi buột miệng kêu lên "Chỉ có vậy thôi ư? Chỉ vì một lý do tầm thường đến thế mà em nỡ không yêu anh nữa sao?"
                Nhưng thay cho điều đó, mọi việc đã chuyển biến khác hẳn với lòng mong đợi của tôi. Tôi đã nói chuyện xong với Emilia, và tôi vẫn không biết gì nhiều hơn những gì tôi đã biết trước đây. Tệ hơn nữa, tôi phát hiện ra rằng lý do của lòng khinh bỉ của Emilia khó có thể tìm thấy khi xét lại mối quan hệ đã qua giữa nàng và tôi, vậy mà nàng vẫn không nhận ra điều đó, và trong thâm tâm, vẫn muốn tiếp tục khinh bỉ tôi mà không cần có lý do, và như thế, tước đi của tôi mọi khả năng bào chữa, biện minh, và về phần nàng, cắt đứt mọi khả năng yêu tôi trở lại.
                Tôi hiểu rằng ,trong lòng Emilia, mối khinh bỉ đã có từ trước khi lối ứng xử vụng về của tôi đã cung cấp cho nàng những lý do để biện minh. Sự khinh bỉ ấy xuất phát từ sự chung đụng hàng ngày giữa hai tính cách của chúng tôi, không qua một cuộc thử nghiệm nào. Quả thật, khi tôi đánh bạo đưa ra giả thuyết rằng việc nàng không yêu tôi nữa có thể bắt nguồn từ một đánh giá sai lầm của nàng về thái độ của tôi đối với Battista, nàng đã không thừa nhận, cũng không phản bác, mà vẫn lẩn trốn trong im lặng. Tôi chợt có ý nghĩ đau đớn là ngay từ đầu, nàng đã xem tôi hoàn toàn có thể có tư cách hèn hạ đến thế, hoặc tệ hơn nữa, nàng đã muốn chứng minh rằng nàng không nhầm. Nói cách khác, trong thái độ của Emilia, có một sự thẩm định về giá trị của con người tôi, một sự đánh giá về tính cách của tôi mà không cần xét đến hành động của tôi. Thật ra, hành động của tôi cũng chỉ củng cố thêm nhận định của nàng và tôi nghĩ dù có hay không có sự phụ hoạ này, nàng vẫn không phán xét tôi theo một cách khác hơn.
                Chứng cứ của sự việc là tính kỳ quặc, bí ẩn trong cách ứng xử của nàng. Ngay từ đầu, để đánh tan sự hiểu lầm đã làm tan vỡ tình yêu của chúng tôi, nàng có thể nói với tôi, kể cho tôi nghe, tâm tình với tôi. Nhưng nàng đã không làm thế, vì – như tôi vừa mới hét vào mặt nàng – nàng không muốn thay đổi ý kiến, nàng không muốn bị tôi thuyết phục, và chỉ muốn tiếp tục khinh bỉ tôi.
                Từ ban nãy đến bây giờ, tôi vẫn nằm dài trên chiếc ghế xếp. Nhưng, bứt rứt với những ý tưởng đó, tôi thảng thốt đứng lên, và đến đứng tựa vào hàng lan can. Có lẽ, tôi muốn nhờ sự tĩnh mịch của màn đêm giúp tôi bình tĩnh trở lại. Nhưng khi đưa khuôn mặt nóng bừng hứng lấy làn gió nhẹ như hơi thở của biển đưa vào, tôi chợt nghĩ rằng tôi không đáng được hưởng chút ít thư thái đó. Tôi hiểu rằng một người bị khinh bỉ không thể hoặc không nên tìm kiếm sự bình an cho mình, khi nỗi khinh bỉ còn đó. Hắn có thể nói, như những kẻ tội lỗi vào ngày Phán xét cuối cùng, "Hỡi Núi, hãy rơi đè lên chúng tôi, hỡi Đồi, hãy vùi lấp có thể", nhưng mối khinh bỉ sẽ đeo đuổi hắn cho đến tận hang cùng, ngõ hẻm, vì nó đã ngấm sâu vào tâm trí hắn, và hắn mang nỗi khinh bỉ ấy đi khắp chân trời, góc biển, bất kể nơi nào hắn đặt chân đến.
                Tôi quay lại, ngã người nằm dài trên chiếc ghế xếp và run rẩy đốt một điếu thuốc. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng dù tôi có đáng khinh hay không – tôi tin chắc là không – tôi vẫn còn trí thông minh, một phẩm chất mà chính Emilia phải thừa nhận, và nó là niềm tự hào, cũng như chỗ dựa của tôi. Tôi thường nghĩ rằng, cho dù tôi có suy nghĩ về vấn đề gì đi nữa, tôi cần phải duy trì sự luyện tập cho trí thông minh của tôi, vì nếu tôi buông xuôi luôn cả sự luyện tập này, tôi chẳng còn gì nữa, ngoài cái cảm giác não nề về sự khinh bỉ tôi phải gánh lấy một cách oan uổng.
                Tôi bắt đầu suy nghĩ trở lại, một cách kiên quyết và sáng suốt, cái tính cách đáng khinh ấy của tôi, nó nằm ở chỗ nào? Tôi chợt nhớ đến câu nói của Rheingold, trong lúc xác định vị trí của Ulysses trong mối quan hệ với Penelope, hắn đã vô tình xác định vị trí của tôi trong mối quan hệ với Emilia "Ulysses là một người đàn ông văn minh, Penelope là một người phụ nữ cổ sơ". Nói một cách vắn tắt, Rheingold, sau khi đã vô tình thúc đẩy nhanh mối quan hệ giữa tôi và Emilia sớm đi đến chỗ khủng hoảng, đã lại an ủi tôi, giống hệt mũi lao của Achilles có thể chữa lành vết thương do nó gây ra, bằng cách nói rõ cho tôi biết, qua lối diễn giải của hắn về Odysssey, rằng tôi không phải là kẻ đáng khinh, mà chỉ là một con người "văn minh". Tôi biết rằng lời an ủi đó làm tôi khuây khoả, nếu tôi vui lòng chấp nhận nó. Thật thế, tôi là người văn minh, trong tình thế nan giải vì bị xúc phạm, đã từ chối không viện đến lưỡi dao, mà chỉ sử dụng lý trí của mình để đối phó với những vấn đề được xem là thiêng liêng nhất.
                Vậy, tại sao Emilia hết còn yêu tôi? Tại sao nàng khinh bỉ tôi? Và quan trọng nhất, tại sao nàng cảm thấy cần thiết phải khinh bỉ tôi?Bỗng nhiên hiện ra trong trí tôi câu nói của Emilia "Vì anh không phải là một người đàn ông", câu nói ấy làm tôi choáng váng vì cái tính khuônsoá, bao quát của nó, tương phản với vẻ thành thật trong giọng nói của nàng. Tôi tin có thể tìm thấy ra được trong lời cáo giác của nàng chìa khóa của thái độ của Emilia đối với tôi. Quả thật, trong câu nói đã có những biểu thị về hình ảnh lý tưởng của Emilia về một người đàn ông "đích thực là đàn ông", theo cách nói của nàng, hình ảnh mà tôi không bao giờ đạt đến được. Trái lại, câu nói khuôn sáo cũ mèm của nàng cho tôi thấy rằng hình ảnh ấy không phát xuất từ những chiêm nghiệm của riêng nàng về giá trị của con người, mà từ những ước lệ của thế giới xuất thân của nàng. Trong thế giới ấy, một người đàn ông "đích thực là đàn ông", chẳng hạn, tất nhiên sẽ là Battista với cái sức mạnh súc vật và những thành công bộc phát của hắn. Điều này đã được chứng minh trước mắt tôi qua cái nhìn hầu như là thán phục của Emilia hướng vào hắn ở bàn ăn vào ngày hôm trước, cũng như sự hàng phục của nàng trước những đòi hỏi dục tình của hắn, cho dù, vì thế cùng…nàng phải lâm vào cảnh ấy. Quả thật, Emilia khinh bỉ và chỉ muốn khinh bỉ tôi, vì mặc dù bản chất vốn đơn giản và chân thật, nàng đã bị loé mắt về cái thế giới tầm thường của Battista. Một trong những điều khuôn sáo ấy là người nghèo không thể tránh khỏi bị chi phối bởi người giàu, nói cách khác, hắn khó lòng trở thành được "một người đàn ông". Tôi không biết chắc có phải Emilia thật tình nghi tôi vì lợi riêng mà chiều theo những ý đồ của Battista hay không, nhưng nó điều đó có thật…hẳn nhiên nàng đã suy nghĩ như thế này "Ricardo phụ thuộc vào Battista, anh ấy được Battista trả tiền, anh ấy hy vọng được Battista giao cho nhiều việc hơn, Battista tán tỉnh mình, vì vậy, Ricardo nghĩ rằng mình có thể trở thành tình nhân của Battista".
                Tôi sửng sốt về chuyện trước đây tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều này. Thật là lạ lùng rằng chính tôi đã thấy rõ trong những diễn giải của Rheingold và của Battista hai quan niệm sống khác biệt nhau rõ rệt, tôi lại không hiểu ra rằng Emilia, trong lúc tạo dựng nên hình ảnh về tôi một cách rất sai lạc so với thực tế, về cơ bản, đã hành động y hệt hai gã kia. Điều khác biệt duy nhất là Battista v1 Rheingold nhắm tới hai nhân vật hư cấu là Ulysses và Penelope, trong khi Emilia lại áp dụng những quy ước đáng khinh của nàng vào hai sin hvt hiện hữu, chính nàng và tôi. Như thế, sự liên kết giữa tính ngay thẳng, đạo đức với tính thông tục vô thức đã làm phát sinh ý tưởng, mà Emilia không chấp nhận nhưng cũng không phản đối, rằng tôi đã mong muốn đẩy nàng vào vòng tay của Battista.
                Tôi tự nhủ, để chứng thực điều này, ta hãy tưởng tượng trong giây lát tình huống Emilia buộc phải chọn một trong ba lối diễn giải về Odyssey của ba chúng tôi, Rheingold, Battista và tôi. Dĩ nhiên, nàng có thể hiểu được những động cơ thương mãi của Battista khi hắn khăng khăng muốn hiểu Odyssey là một tác phẩm hoành tráng, nàng cũng có thể tánh thưởng quan điểm thuần tâm lý của Rheingold, nhưng chắc chắn do từ tính đơn giản và thiển cận của nàng, Emilia không đạt đến trình độ của lối diễn giải của tôi, hay đúng hơn, của Homer và Dante. Nàng không làm được điều đó không phải chỉ vì nàng dốt, mà còn vì nàng không sống trong một thế giới lý tưởng, nhưng trong một thế giới thực tế của những người như Batitsta và Rheingold. Như vậy vòng tròn đã khép lại. Emilia là người đàn bà trong mơ ước của tôi, đồng thời, nàng cũng là người đàn bà đã phán xét và khinh bỉ tôi trên cơ sở một điều khuôn sáo khốn nạn. Penelope trung thành với chồng trong mười muốn trường, còn cô đánh máy của tôi nhìn đâu cũng thấy những vụ lợi, kể cả ở những nơi không hề có chút hơi hướng ấy. Và để có được cái cô Emilia mà tôi yêu dấu ấy, và để nàng chỉ phán xét tôi theo đúng bản chất của tôi, tôi cần mang nàng ra khỏi cái thế giới nàng đang sống, và đưa nàng vào một thế giới cũng đơn giản như nàng, thuần phác như nàng, một thế giới trong đó tiền bạc không đáng kể tới, và ngôn ngữ vẫn giữ được tính chính trực của nó ,một thế giới – như Rheingold đã vạch rõ cho tôi thấy – mà tôi khao khát, nhưng đó là một thế giới chưa hề hiện hữu.
                Tuy thế, tôi vẫn phải tiếp tục sống, nghĩa là vẫn phải đi lại, hoạt động chung cùng trong một thế giới với Battista và Rheingold. Tôi sẽ làm gì đây? Tôi cảm thấy trước tiên, tôi phải tự giải thoát được cái cảm giác tự ti đau đớn đang hành hạ tôi do từ mối nghi hoặc về tư cách hèn hạ bẩm sinh của tôi. Sự hèn hạ ấy, một khi đã bàn cho rốt ráo, là ý tưởng chủ chốt trong thái độ của Emilia đối với tôi, ý tưởng về một sự ti tiện không thuộc về hiện tượng nhưng thuộc về bản chất. Bây giờ đây, tôi tin rằng không ai tự thân có thể bị xem là đáng khinh, khi xét riêng rẽ, không quan hệ với người khác. Nhưng để tự giải phóng khỏi mặc cảm tự ti đó, tôi cần phải thuyết phục Emilia tin vào điều này.
                Tôi nhớ lại ba hình ảnh của Ulysses mà kịch bản Odyssey đã tạo dựng nên, qua đó tôi có thể tách ra được ba quan niệm sống, hình ảnh về Ulysses của Battista, của Rheingold và cuối cùng, của chính tôi, mà tôi cho là hình ảnh trung thức duy nhất, và về cơ bản, là hình ảnh mà Homer muốn tạo dựng. Tại sao Batitsta, Rheingold và tôi lại có những quan niệm khác nhau đến thế về hình ảnh của Ulysses? Rõ ràng bởi vì cuộc sống và những lý tưởng nhân sinh của chúng tôi quá khác nhau. Hình ảnh của Battista nông cạn, tầm thường, phô trương, vô nghĩa, giống như cuộc sống và những lý tưởng – hoặc đúng hơn, những lợi lộc – của hắn, hình ảnh của Rheingold thực tế hơn, nhưng hèn mọn, nhỏ nhoi hơn, phù hợp với những khả năng về đạo đức và nghệ thuật của hắn , và sau hết, hình ảnh của tôi, chắc chắn là cao gía nhất, nhưng tự nhiên, nên thơ và thật nhất, được tạo nên do từ khát vọng của tôi, có lẽ yếu đuối nhưng chân thành, phù hợp với cuộc sống chưa bị đồng tiền làm nhơ bẩn, bại họai, và cũng chưa bị hạ thấp xuống ngang tầm sinh lý và vật chất. Tôi cảm thấy được an ủi phần nào vì hình ảnh Ulysses của tôi là đẹp nhất. Tôi phải cố gắng sống theo hình ảnh đó, cho dù tôi đã không đưa nó vào trong kịch bản cũng như trong cuộc sống của tôi. Chỉ có thể bằng cách đó tôi mới thuyết phục được Emilia tin vào lý lẽ của tôi, và chinh phục lại được lòng cảm phục cũng như tình yêu của nàng. Tôi sẽ thực hiện việc đó bằng cách nào? Tôi thấy không có cách nào khác hơn là vẫn yêu nàng, và thêm một lần nữa, hoặc khi cần thiết, chứng tỏ cho nàng thấy rằng tình yêu của tôi là thuần khiết và vô vị lợi.
                Tuy vậy, tôi đ đến kết luận là vào lúc này, cố gắng gây sức ép với nàng không phải là thượng sách. Tôi chỉ nên ở lại đây đến ngày mai và tôi sẽ rời nơi đây đi bằng chuyến tàu xế chiều mà không tìm cách nói chuyện hoặc gặp mặt nàng nữa. Sau này, khi đã về Rome, tôi sẽ viết cho nàng một bức thư thật dài để giải thích cho nàng mọi điều mà tôi không thể dùng lời nói để phân giải được.
                Vào lúc đó, tôi nghe những tiếng nói bình thản vọng lên từ lối đi bên dưới, và tôi nhận ra ngay giọng nói của Emilia và Battista. Vội vã, tôi rảo bước về phòng, đóng chặt cửa lại. Tôi cảm thấy buồn ngủ, hơn nữa, tôi cảm thấy đau đớn phải thức tỉnh trong căn phòng ngột ngạt này, trong lúc hai kẻ kia chuyện trò, đi lại loanh quanh, chính ngay trong ngôi nhà này. Bởi vì dạo này tôi hay bị mất ngủ, nhất là trong mấy tuần gần đây, tôi đã mang theo từ Rome một loại thuốc ngủ rất mạnh, rất chóng có hiệu quả. Tôi uống một liều đôi và gieo mình xuống giường một cách giận dữ, áo quần để nguyên không thay ra. Hẳn tôi đã thiếp đi ngay vì những tiếng nói của Battista và Emilia chỉ văng vẳng trong tai tôi không hơn vài phút.

                Comment


                • #23
                  Chương 22


                  Tôi thức giấc khá trưa, tôi biết thế, căn cứ theo những tia nắng lọt vào phòng qua các khe cửa chớp và trong một lúc lâu, tôi nằm lắng nghe cái tĩnh mịch, sâu lắng của miền hải đảo, khác với sự im lặng nơi thành thị, ngay vào lúc trọn vẹn nhất, vẫn còn ngân vang những dư âm của niềm đâu quá vãng. Tôi nằm ngửa, im nghe sự tĩnh mịch nguyên sơ ấy, và tôi chợt nhận ra một cái gì đó thiếu vắng – không phải là những âm thanh thầm lặng như tưởng máy xình xịch bơm nước lên hồ vào buổi sáng, hay tiếng soèn soẹt của những nhát chổi quét nhà của cô người làm, những âm thanh này vốn dĩ như càng làm sự im lặng đầy sức sống mà là một sự im lặng trong đó sinh khí như đã tắt hẳn. Đó là sự im lặng, như tôi đã cố diễn đạt cho thật chính xác, của sự ruồng bỏ. Từ ngữ đó vừa loé lên trong trí, tôi đã bật dậy, bước đến cửa thông sang phòng Emilia. Tôi mở cửa, và điều đầu tiên đập vào mắt tôi là một bức thư nằm trên chiếc gối, trên đầu chiếc giường rộng, chăn mền xô lệch, vắng ngắt.

                  Bức thư rất ngắn "Ricardo thân mến, xét vì anh không muốn rời bỏ nơi này, tôi phải ra đi vậy. Có lẽ, tôi không đủ can đảm đi một mình, tôi đi cùng Battista, nhân chuyến ông ấy trở về Rome. Và vì tôi rất sợ sự cô đơn, sự đồng hành của ông ấy có vẻ dễ chịu đối với tôi hơn là cảnh thui thủi một mình. Nhưng về đến Rome, tôi sẽ xa ông ta và sống một mình. Tuy nhiên, nếu sau này, nghe tin tôi trở thành tình nhân của Battista, anh đừng ngạc nhiên, tôi không phải là đá tảng, và điều đó có nghĩa là tôi đã không xoay sở và chịu đựng được.
                  Tạm biệt, Emilia".

                  Đọc xong mấy giòng đó, tôi ngồi phịch xuống giường, tay cầm bức thư, mắt nhìn thẳng trước mặt. Tôi trông thấy cánh cửa sổ mở rộng, và ngoài kia, ở xa xa, đôi cây thông và bức tường đá. Rồi tôi rời mắt khỏi cửa sổ và nhìn quanh phòng. Tất cả chỉ là một sự hỗn độn, một sự lộn xộn trống trải, hoang vắng. Không áo quần, không dày dép, không những vật dụng vệ sinh cá nhân…chỉ toàn là những ngăn kéo trống trơn, há hốc mồm, hoặc kéo ra một nửa, những tủ áo toang hoác với những móc áo lủng lẳng, những chiếc ghế trống trơn. Tôi vẫn thường nghĩ đến chuyện Emilia có thể lìa bỏ tôi với tâm trạng của người nghĩ đến một tai hoạ sắp giáng xuống đầu mình. Tôi cảm thấy một nỗi đau tê cứng xuất phát từ chiều sâu thăm thẳm của tâm hồn tôi, một cái cây bật gốc, nếu có cảm thấy đau đớn, hẳn cũng có cùng cảm giác như thế, nó sẽ cảm thấy nỗi đau đớn ngấm lên từ những chiếc rễ giữ cho thân cây đứng vững trong đất. Tôi bỗng nhiên bị bật gốc, và những chiếc rễ của tôi, giống những chiếc rễ cây, đã đưa thẳng lên không, và đất ngọt ngào, Emilia, vốn từ trước đến nay, nuôi dưỡng chúng bằng tình thương của nàng, bây giờ đã xa cách chúng, những chiếc rễ sẽ không bao giờ được cắm vào trong tình yêu ấy nữa để được nuôi dưỡng, chúng sẽ héo dần đi và tôi cảm thấy chúng đã bắt đầu se lại, và chúng làm tôi đau đớn không cùng.

                  Cuối cùng tôi đứng dậy và trở về phòng, tôi cảm thấy choáng váng và quẩn trí, giống một kẻ từ trên cao rơi hẫng xuống, cảm thấy đau ê ẩm và biết rằng cơn đau âm ỉ ấy sẽ bộc phát thành một cơn co giật đau đớn, vào một giây lát kinh khủng nào đó. Chiêm nghiệm nỗi đau thầm kín ấy một cách thận trọng giống như một kẻ khiếp sợ nhìn một con mãnh thú đang lăm le nhảy xổ vào xé xác mình vào bất cứ lúc nào, tôi như cái máy, vớ lấy bộ đồ tắm, đi ra khỏi nhà, bước dọc theo lối đi chạy vòng quanh đảo và đến quảng trường của làng. Tôi mua một tờ báo, vào ngồi trong một quán cà phe6, và tôi ngạc nhiên thấy mình, thay vì dẹp bỏ hết mọi chuyện, đã đọc một mạch hết cả tờ báo, từ giống đầu cho đến giòng cuối. Tôi cảm thấy mình giống một con ruồi mà một đứa bé tai ác đã vặt đứt đầu nhưng vẫn không cảm thấy điều đó, và vẫn bước đi loạng choạng, xoa xoa hai chân trước như để chùi rửa, rồi đột nhiên ngã lăn ra chết. Sau cùng, đồng hồ của gác chuông gõ vang rền báo giờ trưa đứng bóng. Một chiếc xe bus chuẩn bị rời đi Piccola Marina, tôi lật đật bước lên.

                  Sau đó một lát, tôi đến một khoảng đất rộng ngập nắng, bốc mùi khai nồng nặc, với những cỗ xe ngựa nhỏ bé đứng chờ, trong lúc những người đánh xe xúm vào một góc chuyện trò. Tôi theo những bậc cấp bước xuống bãi biển, một bãi sỏi trắng trải dài bên mép nước màu xanh dưới bầu trời êm ả. Mặt bỉên êm, phẳng và láng như sa tanh trải dài đến tận chân trời. Những vệt nước luân chuyển lượn ngoằn ngoèo trên mặt biển dưới ánh nắng chói chang. Tôi nghĩ chèo thuyền ra khơi chơi một chuyến vào chiều nay có lẽ cũng là điều hay, làm tôi khuây lãng, và tôi sẽ được hoàn toàn cô đơn, xa lánh bãi biển giờ đây bắt đầu nhộn nhịp. Tôi đi đến một cái quán, gọi người phục vụ và nhờ anh ta chuẩn bị cho một chiếc thuyền. Đoạn tôi đi vào thay đồ.

                  Khi trở ra, tôi đi chân không, dạo trên thềm trước các quán, mắt nhìn xuống, cố tránh những tấm ván xù xì, long vênh, xóc vào chân. Mặt trời tháng sáu chiếu chói chang trên đầu tôi, toả làn ánh sáng gay gắt, nóng bỏng lên lưng tôi. Tôi cảm nhận một cảm giác dễ chịu, tương phản với tâm trạng bấn loạn của tôi. Mắt vẫn nhìn xuống, tôi theo những bậc cấp dốc đứng, bước xuống bên mép nước, dẫm lên những khối đá nóng bỏng. Chỉ sau khi đã bơi ra xa bờ, tôi mới ngẩng nhìn lên, và lúc đó, tôi nhìn thấy Emilia.

                  Người phục vụ, một ông lão gầy gò nhưng cường tráng, nâu như một tấm da thuộc với chiếc mũ rơm kéo sụp xuống tận mắt, đứng bên cạnh chiếc thuyền đã được đẩy một nửa xuống nước. Emilia ngồi ở đàng lái thuyền, mặc bộ đồ tắm hai mảnh mà tôi biết rất rõ, màu xanh nhạt. Nàng ngồi bắt chéo hai chân lại, hai tay soãi chống ra sau, khoảng hông trần thon thả hi vặn lại phía trên bờ mông, trong một tư thế chông chiênh nhưng đầy duyên dáng. Biết tôi ngạc nhiên, nàng mỉm cười và nhìn thẳng vào mắt tôi, như muốn nói "Em đây…Nhưng anh đừng nói gì cả…Hãy làm như anh biết rằng em đã ngồi ở đây từ lâu rồi".

                  Tôi tuân theo lời khuyên thầm lặng ấy và lặng lẽ, thẫn thờ, bối rối , tim đập thình thịch, như cái máy, nắm lấy bàn tay người phục vụ đưa ra để đỡ tôi nhảy lên thuyền. Người phục vụ lội nước ra đến ngang đầu gối, đặt hai bơi chèo vào ngàm và đẩy chiếc thuyền ra. Tôi ngồi xuống, cầm lấy bơi chèo, cúi đầu xuống, chèo đi trong ánh nắng nóng như thiêu đốt về phía rặng đá cao vây bọc cái vịnh nhỏ. Tôi chèo mạnh tay, và trong vòng mười phút, đến được rặng đá, vẫn im lặng và không nhìn Emilia. Tôi cảm thấy khó chịu khi nghĩ rằng phải nói chuyện với nàng trong lúc vẫn còn trông thấy bãi biển ở xa trong khia với những lều quán và những người đi tắm. Tôi muốn được hoàn toàn cô quạnh với nàng, như khi ở biệt thự, và như mọi khi tôi có điều gì đó cần nói với nàng.
                  Nhưng trong lúc chèo thuyền tôi chợt nhận ra rằng trong một cơn xúc cảm rào rạt cay đắng, pha lẫn một niềm vui mới mẻ kỳ lạ, nước mắt bỗng tuôn trào trong mắt tôi. Tôi tiếp tục chèo, cảm thấy mắt nóng bỏng nước mắt, và mặt tôi nóng bừng lên mỗi khi những giọt lệ ấy tràn ra và chảy dài xuống ma. Khi đến trước rặng đá, tôi chèo mạnh hơn để vượt qua giòng nước xiết làm mặt nước nổi sóng và réo sôi lên. Bên phải tôi là một khối đá nhỏ nhô lên khỏi mặt nước, bên trái là vách đá cao sừng sững. Tôi đưa mũi thuyền đâm vào một hành lang hẹp đó, chèo mạnh vượt qua giòng nước cuồn cuộn, và đến được bờ bên kia. Rặng đá, ở chỗ mấp mé chìm xuống nước, đóng muối trắng xoá, và mỗi lần nước rút xuống, ta có thể trông thấy lòng thòng những đám rong biển sáng lóng lánh dưới ánh nắng, điểm lác đác những quả đỏ như cà chua. Phía bên rặng đá là một sườn đồi ngổn ngang đá tảng, tựa lưng vào vách núi dựng đứng, và rải rác cách quãng là những bãi sỏi trắng vắng vẻ. Biển nơi đây vắng lặng, không một bóng thuyền hay một người nào đi tắm, nước biển xanh sẫm, phẳng lì và nhờn như dầu, chứng tỏ là rất sâu. Xa hơn nữa, những mỏm đá khác nổi bật lên trên nền biển xanh rì, chan hoà ánh nắng, giống như những cánh gà của một sân khấu thiên nhiên kỳ quái.

                  Tôi chèo chậm lại và ngẩng nhìn Emilia. Và dường như cũng có ý đợi cho đến khi chúng tôi đi vòng quanh hết mỏm đá mới chịu lên tiếng, nàng mỉm cười và nhẹ nhàng hỏi tôi "Tại sao anh khóc?"
                  "Anh khóc vì vui mừng được gặp em", tôi đáp.
                  "Anh vui mừng được gặp em?"
                  "Phải, rất mừng…Anh những tưởng em đã đi luôn…nhưng sau cùng, em đã không đi".
                  Nàng đưa mắt nhìn xuống và nói "Em đã quyết định ra đi…và sáng nay, đã xuống bến cảng cùng Battista…Nhưng đến phút cuối, em đã nghĩ kỹ lại và em ở lại".
                  "Vậy em đã làm gì từ lúc đó đến giờ?"
                  "Em đi lang thang trên bến cảng…ngồi trong quán cà phê..Em đi xe cáp treo về làng và điện thoại về biệt thự, người ta chỉ bảo là anh đã đi khỏi…em nghĩ có lẽ anh đã đi Piccola Marina, vì vậy, em đến đây…em thay đồ tắm và chờ anh…em thấy anh hỏi người phục vụ để thuê thuyền. Em nằm phơi nắng và anh đã đi qua sát bên em mà không thấy em. Rồi, trong lúc anh thay đồ, em đã leo lên thuyền".
                  Trong một lúc lâu, tôi không nói gì. Bây giờ, chúng tôi đang ở lưng chừng giữa rặng đá chúng tôi vừa mới vượt qua và một rặng đá khác bọc quanh cái vịnh nhỏ. Nằm về phía bên kia rặng đá, tôi biết đó là Hang Xanh, nơi mà ban nãy tôi có ý định đến tắm. Cuối cùng tôi hạ thấp giọng, hỏi nàng "Tại sao em không đi với Battista như đã dự định? Tại sao em ở lại?"
                  "Bởi vì, sáng nay, khi đã nghĩ kỹ lại, em thấy rằng em đã nghĩ sai về anh…và tất cả mọi chuyện chỉ là một sự hiểu nhầm".
                  "Cái gì đã giúp em nhận ra điều ấy?"
                  "Em cũng không biết nữa…nhiều thứ…nhất là, có lẽ giọng nói của anh tối hôm qua".
                  "Vậy em thật tình tin chắc rằng anh chưa bao giờ phạm vào những điều khiếp đảm mà em đã cáo buộc anh ấy?"
                  "Vâng, em tin chắc"

                  Tuy nhiên, vẫn còn một điều mà tôi cần biết rõ, và có lẽ, đó là điều quan trọng nhất "Nhưng em" tôi nói "Em không nghĩ anh là kẻ đáng khinh chứ? Ngay cả không làm những việc ấy, anh vẫn không đáng khinh chứ, đáng khinh vì bản chất đáng khinh chứ? Em hãy nói đi, em không tin điều đó chứ, Emilia?"
                  "Em không bao giờ tin như thế …em nghĩ anh đã xử sự theo cách nào ấy, và đó là điều làm em mất đi lòng quý mến đối với anh…Nhưng bây giờ, em biết tất cả chỉ là sự hiểu nhầm, thôi, chúng ta đừng nhắc đến chuyện đó nữa, anh ạ!"

                  Lần này tôi không nói gì, và nàng cũng im lặng. Tôi bắt đầu chèo mạnh tay hơn, với một sức mạnh được nhân lên gấp đôi bởi một cảm giác vui sướng càng lúc càng mãnh liệt hơn trong tôi, như mặt trời dần dần le6n, sưởi ấm tâm trí tôi, cho đến lúc đó vẫn còn nhức nhối và cóng buốt. Chúng tôi đã đến trước Hang Xanh, tôi lái thuyền về phía cửa hàng, lúc này đã hiện rõ, đen ngòm bên trên một vạt nước trong xanh, lạnh buốt. "Và em vẫn yêu anh?" tôi hỏi.

                  Nàng do dự một lát rồi trả lời "Em vẫn luôn yêu anh…Em sẽ luôn luôn yêu anh…" nhưng giọng nói của nàng nghe buồn rầu đến mức làm tôi ngạc nhiên. Tôi lo ngại, hỏi gặng lại "Nhưng tại sao giọng em nghe buồn thảm đến thế?"
                  "Em không biết, có lẽ bởi vì, lẽ ra mọi chuyện qua rồi, chúng ta không nên nghĩ đến những chuyện đó nữa…chúng ta sẽ yêu nhau mãi đến trọn đời". nàng có vẻ như gật đầu, nhưng vẫn không nhìn lên, và vẫn buồn. Tôi ngưng chèo một lát, cúi người về phía trước, nói thêm "Bây giờ, chúng ta sẽ đến Hang Đỏ, hang ấy nhỏ hơn, sâu hơn, ở phía bên kia Hang Xanh…Trong hang, có một bãi cát nhỏ, trong bóng tối, chúng ta sẽ yêu nhau ở đó, nhé, Emilia?"

                  Tôi thấy nàng ngẩng đầu lên và im lặng, khẽ gật đầu đồng ý, mắt đăm đăm nhìn tôi với vẻ dè dặt, kín đáo, đúng hơn, e lệ và đồng loã. Tôi lại bắt đầu chèo mạnh hơn, và con thuyền chui vào hang, bên dưới cái vòm đá cao, lởm chởm, trên đó, nước và ánh sáng phản chiếu đã khảm lên một mạng lưới lung linh những hạt bích ngọc lóng lánh. Xa hơn nữa, giữa những khe đá, sóng biển ì oạp tràn vào từng đợt, nước có màu tối sẫm, với một vài tảng đá nhẵn bóng, đen sì, nhô lên như tấm lưng các loài thuỷ quái. Chúng tôi đã đến cửa Hang Đỏ, nằm cuối một lạch nước hẹp giữa hai vách đá. Emilia vẫn ngồi yên, lẳng lặng nhìn tôi, theo dõi từng động tác của tôi với dáng điệu chờ đợi đầy vẻ lẳng lơ, nhưng vẫn kiên nhẫn, ngoan ngoãn, như một người đàn bà sẵn sàng hiến dâng thân mình và đang chờ đợi…Bằng cách lấy hai bơi chèo lần lượt chống vào hai bên vách đá, dưới cái vòm lung linh thạch nhũ, tôi đẩy được chiếc thuyền vượt qua lạch nước, tiến vào cái mồm há hốc đen ngòm của cửa hang. "Em hãy coi chừng cái đầu!" tôi nói với Emilia và dùng bơi chèo đẩy mạnh, đưa chiếc thuyền rướn qua làn nước phẳng lặng trườn vào trong hang.

                  Hang Đỏ được chia ra làm hai phần. Phần thứ nhất như một gian tiền sảnh được ngăn với phần thứ hai ở chỗ cái vòm hạ thấp sát xuống. Bên trong chỗ này, hang chạy lệch về phía một bãi cát ở đáy xa. Phần thứ hai của hang hầu như hoàn toàn chìm trong bóng tối, mắt thường phải quen dần với bóng tối lờ mờ mới nhận ra được cảnh vật. Một làn ánh sáng kỳ lạ màu đỏ nhạt nhuộm đỏ toàn thể bãi cát ấy, từ đó người ta dặt cho hang này cái tên Hang Đỏ. "Bên trong hang này tối lắm" tôi nói tiếp "nhưng lát nữa, mắt quen dần ,chúng ta sẽ thấy được". Trong lúc đó chiếc thuyền vẫn còn trớn, lướt đi trong bóng tối, bên dưới cái vòm đỏ sà thấp, và tôi không còn nhìn thấy gì nữa. Sau cùng, tôi nghe tiếng mũi thuyền chạm đánh soạt vào bãi cát, trườn lên trên các hòn sỏi với những âm vang ẩm ướt. Tôi buông chèo và lom khom đứng dậy, trong bóng tối, đưa tay về phía dưới thuyền và nói "Đưa tay đây, anh đỡ em lên bờ". Tôi không nghe thấy tiếng trả lời nào. Ngạc nhiên, tôi vẫn soải tay tới và nhắc lại "Emilia, đưa tay anh dắt nào!" Lại không một tiếng trả lời. Tôi cố nhoài người về phía trước, và thận trọng, để khỏi chạm vào mặt nàng, tôi sờ soạng tìm nàng trong bóng tối. Nhưng tay tôi không sờ phải một cái gì cả, tất cả chỉ là trống không, và khi hạ thấp tay xuống, ở nơi đáng lẽ Emilia đang ngồi, tôi sờ phải mặt ván nhẵn bóng , trống trơn. Nỗi kinh ngạc của tôi hoà lẫn với cơn sợ hãi khủng khiếp, tôi kêu lên "Emilia! Emilia!" Đáp lại tiếng kêu của tôi, chỉ có những tiếng vang yếu ớt, buốt giá. Đồng thời mắt tôi quen dần với bóng tối, và tôi đã có thể trông thấy lờ mờ chiếc thuyền ghếch mũi lên bãi cát, tôi trông thấy bãi cát với những viên sỏi màu đen, và trên đầu tôi, cái vòm đá lung linh với những giọt nước long tong nhỏ xuống. Và rồi tôi trông thấy chiếc thuyền hoàn toàn trống trơn, ở đuôi thuyền, không một ai, bãi cát cũng trống trơn, và chung quanh tôi, chẳng một ai, chỉ một mình tôi đứng trơ trọi một mình.

                  Nhìn về phía đuôi thuyền, tôi sững sờ gọi lại "Emilia!" nhưng lần này giọng tôi yếu hẳn đi. Tôi lập lại một lần nữa "Emilia, em ở đâu?" và tôi chợt hiểu ra. Tôi nhảy ra khỏi thuyền, vật mình xuống cát, vùi mặt vào cát sỏi đẫm nước. Tôi nghĩ có lẽ tôi đã ngất đi, bởi vì tôi nằm hoàn toàn bất động, không cảm giác, trong một khoảng thời gian tưởng chừng như vô tận.

                  Sau đó, tôi đứng dậy, như cái máy, leo lên thuyền, chèo ra khỏi hang. Ở cửa hang, ánh nắng chói chang, phản chiếu lên từ mặt biển làm tôi lảo đảo. Tôi nhìn xuống đồng hồ đeo tay và thấy kim chỉ hai giờ chiều. Như vậy, tôi đã ở trong hang hơn một tiếng đồng hồ. Và tôi nhớ ra rằng buổi trưa là giờ ma hiện. Tôi hiểu ra rằng tôi đã trò chuyện và đã khóc cùng một bóng ma.

                  Comment


                  • #24
                    Chương 23 (chương kết)


                    Chuyến trở về của tôi rất chậm chạp, từng lúc, tôi ngưng chèo và ngồi yên, hai tay nắm chặt đôi mái dầm, mắt nhìn sững xuống mặt biển xanh, sáng ngời. Rõ ràng tôi đã trải qua một ảo giác. Như lần cách đây hai hôm, khi Emilia nằm dài trần truồng phơi nắng và tôi đã tưởng tượng ra mình đã cúi xuống và hôn nàng, trong khi thật ra, tôi vẫn ở nguyên tại chỗ, thậm chí, không hề đến sát bên nàng. Lần này, ảo giác chính xác và rõ nét hơn, nhưng để chứng minh đó chỉ là một ảo giác không hơn không kém, tôi nghĩ có lẽ không cần chứng cứ nào khác hơn là cuộc trò chuyện mà tôi đã tưởng tượng trao đổi với bóng ma của Emilia – một cuộc trò chuyện trong đó, tôi đã cho Emilia nói những gì tôi ao ước nàng nói, và có những thái độ tôi ao ước nàng co. Mọi điều bắt đầu và chấm dứt ngay nơi tôi. Điều khác biệt duy nhất trong những trường hợp như thế này là tôi đã không tự giới hạn trong phạm vi chỉ tưởng tượng ra những gì tôi ao ước xảy ra, nhưng từ nguồn cảm xúc tràn ngập thôi t húc trong lòng, tôi đã tự đánh lừa mình bằng cách xem những điều mong ước ấy đã thật sự xảy ra. Điều lạ lùng là tôi không lấy làm ngạc nhiên chút nào vì đã có một ảo giác không những kỳ dị, mà có lẽ chưa từng có với bất kỳ ai. Như thế là ảo giác còn tiếp diễn, tôi không để ý đến tính hư vô của nó mà chỉ quan tâm đến những chi tiết, lần lượt tạo dựng lại từng chi tiết một, dừng lại một cách khoái trá ở những tình huống làm tôi sung sướng nhất. Emilia xinh đẹp biết bao khi ngồi ở đuôi thuyền, không thù nghịch, nhưng tình tứ biết bao, những lời nói của nàng ngọt ngào, và những cảm xúc của tôi mãnh liệt biết bao khi tôi ngỏ lời muốn làm tình với nàng và nàng khẽ gật đầu đồng ý. Giống một kẻ vừa trải qua một giấc mơ đầy khóai lạc và sống động, đến khi thức dậy còn vương vấn một cách thú vị với cảnh tượnmg và cảm xúc trong mơ, tôi thật tình còn sống trong ảo giác, tin vào nó, và vui sướng được sống lại với nó trong hồi ức, tôi không bận tâm lắm về vấn đề đó chỉ là ảo giác, vì tôi đã trải qua những cảm giác thật, như người ta cảm thấy được trước một sự việc có xảy ra thật.


                    Vẫn lưu luyến với những chi tiết của ảo ảnh, tôi chợt nảy ra ý tưởng đối chiếu lại một lần nữa thời gian khi tôi rời Piccola Marina bằng thuyền với thời điểm tôi ra khỏi Hang Đỏ, và tôi sửng sốt nhận ra tôi đã ở lại lâu đến thế trên bãi ngầm trong hang ấy. Trừ đi chừng bốn mươi lăm phút là thời gian tôi đi từ Piccola Marina đến Hang Đỏ, thời gian tôi ở trong hang phải lâu hơn một giờ đồng hồ. Như đã nói ở trên, tôi đã cho thời gian ấy là thời gian tôi ngất đi, hoặc ít ra, thiếp đi. Bây giờ đây, xét lại ảo giác của tôi, xét vì nó kéo dài một cách đầy đủ và đáp ứng một cách thoả đáng những ước nguyện sâu xa nhất của tôi, tôi tự hỏi phải chăng tôi đã nằm mơ hết toàn bộ sự việc. Phải chăng tôi đã lên thuyền một mình từ ở bãi tắm với chẳng một con ma nào trên thuyền, và đã chui vào hang một mình, nằm dài ra bãi và ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ - nếu đúng như thế - tôi đã nằm mơ thấy tôi bắt đầu lên thuyền cùng với Emilia ngồi gần ở cuối thuyền, tôi đã nói chuyện với nàng, nàng đã trả lời tôi, tôi đã ngỏ ý muốn làm tình với nàng và cả hai chúng tôi đã vào hang. Rồi thì tôi cũng đã mơ thấy tôi đã đưa tay để đỡ nàng nhảy ra khỏi thuyền, tôi đã tìm nàng mà không thấy, tôi đã hoảng sợ, tôi đã nghĩ rằng tôi đã đi chung thuyền với một bóng ma, tôi đã nằm phục xuống bãi cát và ngất đi.



                    Giả thuyết này đối với tôi có thể chấp nhận được nhưng dù sao đó cũng chỉ là giả thuyết. Nhưng bây giờ, trí tưởng tượng của tôi đã làm cho nó trở nên lạc hướng và rối rắm, tôi không thể tìm ra được lằn ranh phân biệt giữa mộng và thực, đường phân ranh ấy hẳn phải ở vào lúc tôi nằm phục trên bãi cát. Điều gì đã thật sự xảy ra đúng vào lúc tôi nằm ở đó? Phải chăng tôi đã ngủ thiếp đi và nằm mơ thấy bóng ma của Emilia hiện lên với tôi? Hoặc nữa, phải chăng tôi đã ngủ thiếp đi và mơ thấy tôi ngủ và mơ thấy giấc mơ này, hoặc giấc mơ kia? Giống như những chiếc hộp của người Trung Hoa, mỗi cái lại chứa một cái khác nhỏ hơn, cát thực hình như chứa đựng cái mộng, cái mộng lại chứa một cái thực khác, cái thực này lại biến thành cái mộng, và cứ thế mãi. Như vậy, cứ từng chốc, tôi lại ngưng chèo và suy nghĩ, tôi tự hỏi phải chăng tôi đã mơ hay đó chỉ là một ảo giác, hay – kỳ quái hơn nữa – phải chăng tôi đã gặp một bóng ma? Cuối cùng tôi đi đến kết luận là tôi chịu không thể nào hiểu nổi, và chắc chắn là tôi sẽ không bao giờ hiểu nổi.



                    Tôi tiếp tục chèo và về đến cái quán bên bãi. Tôi vội vã mặc áo quần, leo vội lên đường, vừa kịp đón một chuyến xe bus sắp chạy về quảng trường. Tôi vội vã về nhà, vì một lý do mà tôi không hiểu ra được, tôi tin rằng khi về đến biệt thự, có lẽ tôi sẽ tìm ra được chìa khoá của những điều bí ẩn này. Tôi cũng vội trở về vì tôi cũng cần ăn trưa, sửa soạn hành lý để đáp chuyến tàu sáu giờ chiều nay, tôi đã mất quá nhiều thì giờ rồi. Xuống xe, tôi rời quảng trường ngay và bước đi hầu như chạy trên con đường quen thuộc. Tôi về đến biệt thự sau chừng hai mươi phút.



                    Khi bước vào phòng khách, tôi không có thì giờ để buồn về cái cảnh vắng vẻ, quạnh quẽ. Trên bàn ăn đã dọn sẵn, bên cạnh chiếc đĩa lớn, tôi trông thấy một bức điện tín. Không ngờ vực, nhưng hơi băn khoăn, tôi cầm lấy chiếc phong bì màu vàng và mở ra. Cái tên Battista làm tôi ngạc nhiên, nhưng cũng mang lại cho tôi chút hy vọng về một tin thuận lợi. Nhưng rồi tôi đọc nội dung bức điện; nó báo cho tôi biết một cách vắn tắt rằng do một tai nạn nghiêm trọng, Emilia "đang ở trong tình trạng nguy kịch".



                    Không còn gì để nói nữa. Cũng như tôi thấy không cần thiết phải kể ra những gì tôi cảm thấy vào chiều hôm đó, khi tôi đến Napoli và được biết là Emilia đã chết trong một tai nạn xe khi gần đến Terracina. Cái chết của nàng cũng là một cái chết lạ lùng. Do vì mệt và khí trời quá nóng nực, nàng đã ngủ thiếp đi, đầu gục xuống, cằm tì vào ngực. Battista, như thường lệ, lái xe rất nhanh. Một chiếc xe bò đột nhiên đâm ra từ một con đường ngang. Battista dận mạnh thắng, sỉ vả người đánh xe bò mấy câu rồi tiếp tục lái đi. Nhưng đầu của Emilia lắc mạnh từ bên này qua bên kia và nàng không nói gì. Battista nói với nàng, nhưng nàng chẳng ư hử, và khi xe qua một khúc quanh, nàng ngã đè lên người hắn. Battista dừng xe lại, và phát hiện là nàng đã chết. Cú dậm thắng đột ngột để tránh chiếc xe bò đã xô mạnh thân nàng vào lúc các cơ bắp đang thả lỏng trong giấc ngủ, và cú nẩy đột ngột của chiếc xe khi thắng gấp đã làm cổ nàng lắc mạnh, gãy lìa cột sống. Nàng đã chết mà không hay biết.



                    Trời rất oi ả, làm nỗi đau buồn càng nặng nề hơn. Tang lễ cử hành vào một ngày oi bức, ngột ngạt, dưới một bầu trời đầy mây u ám. Không khí ẩm ướt, không một hơi gió. Sau đó, lúc chiều tối, tôi trở về căn hộ của chúng tôi – bây giờ đã mãi mãi trở nên vô dụng và trống vắng – tôi mở cửa, bước vào và khép lại. Bây giờ, tôi hiểu rằng Emilia thật sự đã chết, và không bao giờ tôi có thể trông thấy nàng nữa. Tôi mở toang mọi cửa sổ, hy vọng đón một cơn gió nhẹ nhất, nhưng tôi vẫn cảm thấy ngộp thở khi đi lang thang từ phòng này sang phòng nọ, trên sàn nhà đánh xi bóng loáng, trong làn ánh sáng lờ mờ. Trong lúc đó, những cửa sổ sáng choang của những ngôi nhà lân cận với những bóng người hiện rõ trong phòng làm tôi muốn phát điên le6n, ánh sáng yên lành của họ nhắc tôi nhớ đến cái thế giới trong đó, người ta yêu nhau mà không hiểu nhầm nhau, và được yêu, được sống những cuộc sống bình yên, cái thế giới ấy nay đã khép chặt lại đối với tôi. Sự tái hội nhập vào cái thế giới ấy đòi hỏi tôi phải có được sự giải thích của Emilia về thái độ của nàng đối với tôi, lòng tin tưởng của nàng vào sự vô tội của tôi, và sự tái tạo nên phép mầu của tình yêu, mà theo tôi, phải được nhóm lên không phải chỉ trong tim ta mà còn trong tim người khác. Nhưng những chuyện đó đối với tôi nay đã trở thành bất khả , và tôi cảm thấy hóa rồ khi nghĩ rằng tôi nên nhận ra trong cái chết của Emilia một hành vi thù nghịch cuối cùng và quyết liệt nhất nàng dành cho tôi.



                    Nhưng tôi vẫn phải tiếp tục sống. Ngày hôm sau tôi vớ lấy chiếc va li mà tôi chưa mở ra, khóa cửa căn hộ với cái cảm giác đóng lại một ngôi mộ, giao chìa khoá cho người gác dan, nói cho ông ta biết là tôi muốn bán tống, bán tháo căn hộ ngay sau khi tôi đi nghỉ về. Đoạn tôi đi Capri một lần nữa. Điều lạ lùng là tôi cảm thấy mong ước trở về đó, với hy vọng bằng cách này hay cách khác, ở cùng một nơi nàng đã từng hiện ra với tôi hay ở một nơi nào khác, Emilia sè hiện ra lại cùng tôi, và khi đó, tôi sẽ giải thích cho nàng biết mọi chuyện đã xảy ra như thế nào, tôi sẽ thố lộ tình yêu của tôi đối với nàng và tôi sẽ được nàng đoan chắc với tôi ràng nàng hiểu tôi và yêu tôi . Hy vọng này tự nó là một điều điên rồ, tôi biết thế. Chưa bao giờ tôi ở vào một trạng thái gần như điên loạn như thế, bập bềnh giữa lòng ghê sợ thực tế và ao ước cái hư ảo.



                    May mắn thay, Emilia không hiện ra với tôi một lần nữa, khi ngủ cũng như khi thức. Và khi tôi so sánh thời gian khi nàng hiện ra với khi nàng chết, tôi phát hiện ra chúng khóp với nhau. Emilia hãy còn sống lúc tôi nghĩ là tôi trông thấy nàng ngồi ở cuối đuôi thuyền, nhưng có lẽ nàng đã chết trong thời gian tôi nằm ngất trên bãi cát ở đáy Hang Đỏ. Như vậy giữa cái chết và cái sống, không có sự phù hợp. Và tôi chẳng bao giờ biết được nàng đã là một bóng ma hay là một ảo giác, một giấc mơ hay một ảo tưởng khác. Tính hàm hổ huỷ hoại mối quan hệ giữa chúng tôi khi sống vẫn còn tiếp tục sau cái chết của nàng.



                    Mơ tưởng đến nàng và tới những chỗ tôi nghĩ tôi đã trông thấy nàng lần chót, một hôm, tôi quay lại bãi biển bên dưới ngôi biệt thự, nơi tôi đã bất chợp bắt gặp nàng nằm trần truồng phơi nắng và có cái ảo tưởng đã hôn nàng. Bãi cát vắng hoe, và khi tôi từ sau những tảng đá bước ra, mắt hướng về khoản biển xanh tươi cười, ý nghĩa về Odyssey hiện ra trong trí tôi, với Ulysses và Penelope, Emilia đang ở trong khoảng biển bao la kia và nàng dã thuộc vào cõi vĩnh hằng, theo dáng dấp của nàng khi sống. Để tìm lại được nàng và tiếp tục câu chuyện trần thế giữa chúng tôi với một sự thanh thản mới mẻ, tôi phải dựa vào chính tôi chứ không phải vào mơ mộng hay ảo giác. Chỉ bằng cách đó, nàng mới được giải thoát khỏi tâm trí tôi, nàng mới thoát được những tình cảm của tôi, và sẽ cúi xuống đời tôi như một hình ảnh an ủi, một hình ảnh của cái đẹp. Và tôi quyết định viết những dòng hồi tưởng này ra với hy vọng thực hiện được lòng mong muốn đó.




                    HẾT



                    Đánh máy : Tumbleweed
                    Nguồn: Tumbleweed - VNthuquan - Thư viện Online

                    Comment

                    Working...
                    X