Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Âm Phủ (yếu tim đừng xem)

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Âm Phủ (yếu tim đừng xem)

    Âm Phủ


    Trong tín ngưỡng và thần thoại, địa ngục hay âm phủ gần giống một nơi mà các linh hồn tội lỗi sẽ bị đày đến sau cuộc sống dương gian, người cai quản địa ngục thường gọi là Diêm Vương. Tuy nhiên, ý nghĩa cụ thể của từ này phụ thuộc vào từng nền văn hóa.


    Trong Phật giáo

    Trong Phật giáo, địa ngục (地 獄 naraka) được xem là nơi nhiều khổ ải, nhưng sau khi Nghiệp ác chấm dứt có thể tái sinh trên những thiện đạo. Ta cần hiểu địa ngục không phải là một thế giới có vị trí địa dư thông thường mà đó là một trạng thái của tâm thức, nên hiểu Tịnh độ cũng là như thế. Địa ngục chỉ là một trong ba ác đạo, song song với Ngạ quỉ (quỉ đói) và súc sinh.

    Trong quan điểm vũ trụ của Phật giáo, địa ngục có nhiều dạng khác nhau, gần giống với quan điểm của Ấn Độ giáo: hỏa ngục và hàn ngục, chia làm 8 ngục chính với 16 ngục phụ, mà A-tì địa ngục (avīcī) là ngục khủng khiếp nhất. Chúng sinh trong địa ngục chịu nhiều khổ hình trong những thời gian khác nhau, như bị lột da lóc thịt, bị cắn mổ... Địa ngục của phật giáo được Diêm vương (yama) cai trị.

    Từ gốc trong thuật ngữ Ấn Độ là naraka (tiếng Phạn) và niraya (tiếng Pāli), dịch sang tiếng Hán là Nại-lạc (奈落), Na-lạc (那落) và Nê-lê (泥黎). Được xem là một trong 3 đường ác (Tam ác đạo 三惡道, Tam ác thú 三惡趣), hoặc là một trong Ngũ thú (五趣), Lục đạo (六道), hay Thập giới (十界).

    Kinh điển đề cập đến nhiều loại và tên các địa ngục, trong đó, nổi tiếng nhất là Bát nhiệt địa ngục (八熱地獄, hoặc Bát đại địa ngục 八大地獄) và Bát hàn địa ngục (八寒地獄), kéo dài từ địa ngục Đẳng hoạt (等活) đến Địa ngục A-tì (阿鼻, avīci), là toàn phần của Căn bản địa ngục (根本地獄).

    Còn có địa ngục nhỏ hơn, kế tiếp hoặc sát bên cạnh. Tầng thứ ba địa ngục gọi là những địa ngục biệt lập (Cô địa ngục 孤地獄) ở trong núi, sa mạc ở bên trên mặt đất. Sự tạo thành và tương quan giữa các địa ngục được giải thích chi tiết trong những kinh luận như A-tì-đạt-ma Câu-xá luận.

    Như người ta nghĩ, giáo lí chung về địa ngục được phát triển qua một thời gian dài, căn cứ vào nhiều nguồn và ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ. Mọi cuốn từ điển Phật giáo đều có ghi đề mục này, bao gồm nhiều chi tiết về danh mục và thuộc tính của từng địa ngục.

    Vị bồ tát cai quản địa ngục trong phật giáo là Địa Tạng

    Trong tín ngưỡng Đông Á

    Trong tín ngưỡng Đông Á, địa ngục (地 獄, phát âm tiếng Hán dìyù, phát âm tiếng Nhật jigoku) là tù ngục trong lòng đất, nơi đó tội nhân phải chịu mọi loại tra tấn do kết quả của mọi việc ác đã làm trong tiền kiếp.






    Cởi Hạc Qui Tiên





    Sinh Lảo Bệnh Tử



    19 Từng Địa Ngục
















































    HỒI ĐẦU LÀ NGẠN
    QUAY ĐẦU LẠI VẨN CÒN KỊP



    Hình Ảnh:
    U Minh Cốc Lảo - Supermax

    ( Còn Tiếp )
    sigpic


  • #2
    Âm Phủ

    Âm Phủ

    19 Từng Địa Ngục













































































    Hình Ảnh:
    U Minh Cốc Lảo - Supermax



    ( Còn Tiếp )
    sigpic

    Comment


    • #3
      Âm Phủ

      Địa Ngục




      Medieval illustration của địa ngục trong Hortus deliciarum manuscript của Herrad cùa Landsberg (khoảng 1180)


      Địa ngục hay cõi âm là một địa danh siêu nhiên được nhắc đến trong nhiều nền văn minh và tôn giáo. Theo đó, đây là nơi đến của các linh hồn sau khi chết. Phần lớn các tôn giáo đều cho rằng địa ngục là nơi giam giữ và trừng phạt các linh hồn tội lỗi, đối nghịch với Thiên đàng.

      Người ta tin rằng khi lìa đời, chỉ có thể xác bị hủy hoại, linh hồn sẽ được lên thiên đàng hay xuống địa ngục, hoặc đầu thai sang kiếp khác (làm súc vật hoặc làm người) tùy theo việc lúc còn sống ở thiện hay ở ác.


      Sơ lược về địa ngục (Tín ngưỡng Á Đông)

      Theo kho tàng văn hóa dân gian: Thập Điện Diêm Vương là 10 vua cai quản cõi âm , nơi sẽ trừng phạt kẻ có tội. Trong điện có gương Nghiệt kính đài. Tất cả những hành vi của người chết lúc còn tại thế sẽ hiện ra trong gương. Chiếu theo bản án của Diêm Vương ghi chép, linh hồn có tội sẽ bị quỷ sứ điệu đi thụ hình tại các ngục.

      Tổng cộng có 8 cửa ngục lớn, và 128 cửa ngục nhỏ. Mỗi cửa ngục lại có kiểu trừng phạt riêng: mổ bụng, moi tim, đun trong vạc dầu sôi, chặt tay, chặt chân, cưa người,...Kiểu nào cũng đáng sợ và đau khổ ghê gớm. Ngoài ra Diêm Vương còn có Bổ kinh Sở để phạt các sư sãi tụng kinh không đủ, phải vào đó tụng bù.

      Điện Diêm Vương thứ 10 (Thập Điện Chuyển Luân Vương) cai quản việc chuyển kiếp đầu thai. Tại điện này có cầu Nại Hà bắc qua sông Vong Xuyên hình cầu vồng, rất trơn. Ven sông Vong Xuyên, có một tảng đá, gọi là Tam Sinh Thạch.

      Những kẻ giết người, gian ác phải leo qua cầu, dưới sông đầy thuồng luồng, cá sấu ; hai đầu cầu lại lại có bầy chó ngao sẵn sàng cắn xé. Những linh hồn được đi đầu thai trở lại làm người đều phải qua Vong Đài (đài quên), uống canh Quên Lãng của Mạnh bà để quên hết chuyện kiếp trước. Canh Mạnh Bà khiến người quên đi hết thảy, Tam Sinh Thạch ghi lại kiếp trước kiếp này của con người.



















































      Quay Đầu Lại Là Bến Bờ




      Hình ảnh: U Minh Cốc Lảo - Supermax

      Tài liệu: Wikipedia Tiếng Việt
      sigpic

      Comment

      Working...
      X