Giữa lúc bấy giờ bất thần nhìn thấy một vị trưởng lão đứng trên cái bục trông giống như một Kim Tự Tháp đang chỉ huy đám binh sĩ ngoài trận địa. Nhưng, hình ảnh của vị trưởng lão cùng các chiến sĩ ngoài trận địa kia biến thành một cột khói bốc lên cuồn cuộn tỏa ra cùng khắp.
Bầu trời đang xám xịt chuyển sang màu đỏ rực trông hệt như một biển lửa. Tôi cảm thấy đầu óc choáng váng. Hơi nóng càng lúc càng hực lên như thiêu như đốt. Rõ ràng, trước mắt tôi là cả một đô thị bốc cháy lên dữ dội, Những tiếng nổ long trời lở đất, những nóc nhà nguy nga đồ sộ lần lượt sụp đổ và cuối cùng trở thành bình địa.
Lúc bấy giờ trời bắt đầu tối sầm lại. Trong cái bóng đêm cùng khắp ấy phát ra các tiếng khóc than, tiếng kều gào, kết hợp với các tiếng rên rỉ tạo nên một điệp khúc u buồn ảm đạm.
- Trông kìa, nước biển dâng tràn lên.
Tôi bất giác thét lên như thể chính mình đang bị nằm trong hoàn cảnh hãi hùng đó. Làm sao tôi không hoảng hốt được, khi mà những đợt sóng thần cứ dập dồn phủ lên cuốn trôi tất cả mọi vật trên đất liền.
Các đợt sóng bủa lên cao và cứ thế cho đến khi cả dãy Hy Mã Lạp Sơn cùng tất cả những cái gì hiện diện trên mặt địa cầu này đều bị cuốn hút xuống tận dưới lòng đáy sâu bể cả. Quả đất chuyển động giật lên từng cơn như thể một con mãnh thú đang rẩy chết!
Lúc bấy giờ mặt đất hoàn toàn thay đổi. Lục địa biến thành bể cả, và biển cả bao la kia lại trở thành các dãy núi trùng trùng điệp điệp. Cuối cùng bão táp không còn nữa. Bầu trời trở lại trong sáng. Gió yên. Bể lặng. Đó đây trên mặt địa cầu còn lại một số sinh vật may mắn sống sót trong đó có cả con người. Họ là những kẻ được ghi nhận là có phúc phần lớn.
Nhưng rồi, những cảnh tàn phá trên màn ảnh không còn nữa. Giờ đây đã trở lại cảnh thanh bình. Hoa tuyết từ trên vòm trời bay bay rơi xuống. Những con người có phúc phần sống sót chạy ra ngửa hai lòng hai bàn tay hứng lấy bỏ vào miệng mình và nhắm nghiền mắt lại như thể để trọn hưởng những niềm vui bất tận.
Tôi thực sự bàng hoàng trước những dụng cụ khoa học phát ra từ trong cái "Ống Thời Gian" chiếu lên bức tường đá trong Cổ Hiền Thạch Động. Như vậy chứng tỏ loài người không phải đợi ngày nay mới có một nền khoa học tân tiến, mà nó đã từng có từ ngàn xưa, trước cả khi nạn đại hồng thủy xảy ra trên mặt đất!
Cuộc đời lắm cuộc bể dâu. Có đó rồi mất đó. Mới là thềm lục địa đã bỗng trở thành bể cả! Và, ngược lại, mới là bể cả mênh mông sóng gào gió thét, nay lại hóa thành một thềm lục địa xanh tươi, muôn màu muôn sắc.
Tôi nhìn tận mắt cảnh tượng của một trái núi trông hệt như cả dãy Hy Mã Lạp Sơn bị chẻ làm đôi, một nửa chìm sâu vào giữa lòng bể cả, một nửa còn lại trông hệt như con kình ngư bị lụy trước những cơn sóng cả bão bùng!
Chính nơi này, người đời sau gọi đó là Địa Trung Hải. Lại một nơi khác, cũng trước kia là một đại dương mênh mông, với màu xanh biếc, bây giờ thì biển cả kia đã hoàn toàn khô cạn, và biến thành một bãi cát trắng lớn đến nỗi tưởng chừng nếu có người lữ khách nào bị lạc lõng nơi đây thật khó lòng thoát ra khỏi được!
Cảnh tượng sau cơn Đại Hồng Thủy, những người còn cơ may sống sót, họ bắt đầu tìm cách gặp nhau lập thành bộ lạc, rồi trở lại sống kiếp lang thang nay đây mai đó như đàn người du mục ngày nào của một thời cổ đại. Họ trở lại với nếp sống nguyên sơ, đói đi tìm hoa quả hái ăn.
Khát rủ rê nhau đi tìm dòng suối ngọt để uống. Rồi dần dà tìm ra lửa và từ đó nền văn hóa lửa tái xuất hiện nói lên sự tiến hóa của con người Thế rồi từ hình ảnh này sang hình ảnh nọ, từng giai đoạn theo thời gian tuần tự.
Có những lúc đoàn người may mắn còn sống này tiếp tục quây quần bên bếp lửa để lắng nghe tiếng nổ lách tách của các đốm lửa phát ra, kể những chuyện ngày xưa, từ tiềm thức họ lóe ra cho nhau nghe. Họ nhắc nhở nạn lụt Đại Hồng Thủy, về châu Atlantis, từng có một nền văn minh cực thịnh, nhưng thời vàng son ấy hiện đang nằm yên giữa lòng sâu bể cả.
Họ cũng kể cho nhau nghe chuyện khó tin nhưng là sự thật, đó là chuyện cái ngày mặt trời không bao giờ chịu tắt. Những ngày xa xôi ấy không có bóng hoàng hôn, và cũng chẳng nhìn thấy có bóng đêm bao trùm lên vạn nẻo.
Tất cả chỉ toàn là một màu xanh êm dịu, quanh năm trăm hoa đua nở, bướm lượn ong vờn, với tiếng chim đua nhau líu lo ca hót, cây cối sum suê, lộc mới đơm cành. Đó là hình ảnh của một thời từng có một mùa xuân bất tận. Nhưng rồi chẳng có cái gì tuyệt đối cả. Tôi hỏi điều này: Tại sao lạ vậy?
Thầy tôi cười đáp:
- Âu đó là cái lý. Thoạt đầu chỉ có mỗi cái một thì chẳng bao giờ động. Nhưng chẳng lẽ bất động thì làm sao có sự chuyển biến? Theo quy luật của Tạo Hóa, có "tịnh" thì phải có "động".
Trương Tải bảo rằng cái "khí" mang tính vật chất ấy đó là nguyên lý đầu tiên của vũ trụ. Ông bảo trời đất phải có lý, có khí, đó là cái đạo hình nhi thượng, mà chú nên nhớ rằng đó là cái vốn của sinh vật. Chú hiểu điều này chứ ?
Tôi lắc đầu biểu lộ là mình chưa thấu đáo được hết nghĩa của thầy tôi vừa giảng giải. Minh Sư Minh Dà Đông Đạt nhìn tôi trong giây lát, đoạn cất tiếng giảng giải tiếp:
- Lỗ San nên nhớ rằng cuộc sống của con người và vạn vật phải có cái "lý" ù nhiên hậu mới có tính. Với Chu Hy, người còn liên kết giữa cái "lý" với Thái cực. Điều này ta đã có lần bàn thảo với chú kia mà!
Tôi sực nhớ ra, gật đầu:
- Thưa Minh Sư, quả có. Ấy đó là cái gốc vũ trụ của đạo gia. Thưa thầy con hiểu điều này. Tổng hợp cái lý của vạn vật trong trời đất lại thì đó là Thái cực, như Chư tử nói:
"Tổng thiên địa vạn vật chi lý, tiện thị thái cực". Đó là "Lý nhất phân thù" "vật vô vô đối". Tuy vậy con chưa hiểu thế nào là "cách vật trí tri"?
- Lỗ San đúng. Cái "Lý nhất" đó là bản nguyên của vũ trụ. Mà bản nguyên của vũ trụ là Thái Cực. Còn "phân thù" là âm dương, ngũ hành, là vạn vật, vạn lý. Là mọi sự vật trong thế định vị không đổi, nó có mặt đối lập với nhau, ấy chính đó mới phát sinh ra "cái động".
Như chú thấy vũ trụ đã hoàn toàn thành hình, nó không có một mà có hai. Một và hai đó chính là động tĩnh. Chú phải tìm kiếm cái nguyên lý của sự vật đó mới thấu đáo được cái cùng của nó. Đó là "cách vật trí tri " mà chú vừa nêu ra hỏi đó.
Đến đây, Minh Sư ngừng lại mỉm cười:
- Tạm đủ rồi, bây giờ thì chúng ta phải nghỉ ngơi ăn uống cái đã! Ngày mai thức dậy hãy tiếp tục xem thử còn những gì trong Cổ Hiền Thạch Động này để được tìm hiểu thêm chăng!
Chúng tôi ăn uống thật no nê và ngủ một giấc ngay trong lòng Cổ Hiền Thạch Động! Đêm ngủ này chúng tôi cảm thấy vô cùng thoải mái!
Sáng dậy, chúng tôi lại được lệnh của Minh Sư khuân ít thùng có chất dẻo bước ra khỏi lòng Thạch Động, cùng nhau đẩy tảng đá bít kín cửa hang lại.
- Hãy để cho Cổ Hiền Thạch Động yên lòng nằm ngủ! Biết đâu, có một ngày đẹp trời nào đó, sẽ lại có những người có cơ duyên đến viếng thăm chiêm ngưỡng! Rồi họ cũng như các chú, sẽ được nhìn tận mắt những gì chúng ta đã nhìn thấy!
Chúng tôi ra khỏi lòng hang động, nhìn cảnh tượng đổ nát bên ngoài động mà lòng không khỏi bồi hồi!
Trên đường về phải qua một cây cầu treo vỏn vẹn chỉ có hai sợi dây, một sợi dùng để đặt bàn chân lên bước đi và một sợi khác ngang tầm tay, để vịn cho khỏi ngã. Nhìn xuống bên dưới một con sông nước chảy xiết, nghĩ dại nếu vạn nhất sẩy chân thì mạng sống khó lòng an toàn.
Nhờ đã vào thu nên trời mát dịu. Ánh nắng vàng trải mình lên vạn vật. Dăm ba con công đang xòe đuôi đủ màu sắc ra múa lượn, như tuồng chúng muốn phô trương cái đẹp của mình trước những loài hoa dại ở ven rừng.
Nhờ khí trời mát dịu nên chúng tôi quên cả sự mệt mỏi, quên luôn cả nghỉ ngơi. Mãi đến khi sương mù từ khí đá núi xông lên tỏa ra khắp làm mờ mịt cả núi rừng mới giật mình bảo nhau đêm sắp về đến nơi rồi! Bóng hoàng hôn phủ khắp sơn khê và mặt nhật đã thật sự lặn xuống dưới chân đồi.
Bầu trời đang xám xịt chuyển sang màu đỏ rực trông hệt như một biển lửa. Tôi cảm thấy đầu óc choáng váng. Hơi nóng càng lúc càng hực lên như thiêu như đốt. Rõ ràng, trước mắt tôi là cả một đô thị bốc cháy lên dữ dội, Những tiếng nổ long trời lở đất, những nóc nhà nguy nga đồ sộ lần lượt sụp đổ và cuối cùng trở thành bình địa.
Lúc bấy giờ trời bắt đầu tối sầm lại. Trong cái bóng đêm cùng khắp ấy phát ra các tiếng khóc than, tiếng kều gào, kết hợp với các tiếng rên rỉ tạo nên một điệp khúc u buồn ảm đạm.
- Trông kìa, nước biển dâng tràn lên.
Tôi bất giác thét lên như thể chính mình đang bị nằm trong hoàn cảnh hãi hùng đó. Làm sao tôi không hoảng hốt được, khi mà những đợt sóng thần cứ dập dồn phủ lên cuốn trôi tất cả mọi vật trên đất liền.
Các đợt sóng bủa lên cao và cứ thế cho đến khi cả dãy Hy Mã Lạp Sơn cùng tất cả những cái gì hiện diện trên mặt địa cầu này đều bị cuốn hút xuống tận dưới lòng đáy sâu bể cả. Quả đất chuyển động giật lên từng cơn như thể một con mãnh thú đang rẩy chết!
Lúc bấy giờ mặt đất hoàn toàn thay đổi. Lục địa biến thành bể cả, và biển cả bao la kia lại trở thành các dãy núi trùng trùng điệp điệp. Cuối cùng bão táp không còn nữa. Bầu trời trở lại trong sáng. Gió yên. Bể lặng. Đó đây trên mặt địa cầu còn lại một số sinh vật may mắn sống sót trong đó có cả con người. Họ là những kẻ được ghi nhận là có phúc phần lớn.
Nhưng rồi, những cảnh tàn phá trên màn ảnh không còn nữa. Giờ đây đã trở lại cảnh thanh bình. Hoa tuyết từ trên vòm trời bay bay rơi xuống. Những con người có phúc phần sống sót chạy ra ngửa hai lòng hai bàn tay hứng lấy bỏ vào miệng mình và nhắm nghiền mắt lại như thể để trọn hưởng những niềm vui bất tận.
Tôi thực sự bàng hoàng trước những dụng cụ khoa học phát ra từ trong cái "Ống Thời Gian" chiếu lên bức tường đá trong Cổ Hiền Thạch Động. Như vậy chứng tỏ loài người không phải đợi ngày nay mới có một nền khoa học tân tiến, mà nó đã từng có từ ngàn xưa, trước cả khi nạn đại hồng thủy xảy ra trên mặt đất!
Cuộc đời lắm cuộc bể dâu. Có đó rồi mất đó. Mới là thềm lục địa đã bỗng trở thành bể cả! Và, ngược lại, mới là bể cả mênh mông sóng gào gió thét, nay lại hóa thành một thềm lục địa xanh tươi, muôn màu muôn sắc.
Tôi nhìn tận mắt cảnh tượng của một trái núi trông hệt như cả dãy Hy Mã Lạp Sơn bị chẻ làm đôi, một nửa chìm sâu vào giữa lòng bể cả, một nửa còn lại trông hệt như con kình ngư bị lụy trước những cơn sóng cả bão bùng!
Chính nơi này, người đời sau gọi đó là Địa Trung Hải. Lại một nơi khác, cũng trước kia là một đại dương mênh mông, với màu xanh biếc, bây giờ thì biển cả kia đã hoàn toàn khô cạn, và biến thành một bãi cát trắng lớn đến nỗi tưởng chừng nếu có người lữ khách nào bị lạc lõng nơi đây thật khó lòng thoát ra khỏi được!
Cảnh tượng sau cơn Đại Hồng Thủy, những người còn cơ may sống sót, họ bắt đầu tìm cách gặp nhau lập thành bộ lạc, rồi trở lại sống kiếp lang thang nay đây mai đó như đàn người du mục ngày nào của một thời cổ đại. Họ trở lại với nếp sống nguyên sơ, đói đi tìm hoa quả hái ăn.
Khát rủ rê nhau đi tìm dòng suối ngọt để uống. Rồi dần dà tìm ra lửa và từ đó nền văn hóa lửa tái xuất hiện nói lên sự tiến hóa của con người Thế rồi từ hình ảnh này sang hình ảnh nọ, từng giai đoạn theo thời gian tuần tự.
Có những lúc đoàn người may mắn còn sống này tiếp tục quây quần bên bếp lửa để lắng nghe tiếng nổ lách tách của các đốm lửa phát ra, kể những chuyện ngày xưa, từ tiềm thức họ lóe ra cho nhau nghe. Họ nhắc nhở nạn lụt Đại Hồng Thủy, về châu Atlantis, từng có một nền văn minh cực thịnh, nhưng thời vàng son ấy hiện đang nằm yên giữa lòng sâu bể cả.
Họ cũng kể cho nhau nghe chuyện khó tin nhưng là sự thật, đó là chuyện cái ngày mặt trời không bao giờ chịu tắt. Những ngày xa xôi ấy không có bóng hoàng hôn, và cũng chẳng nhìn thấy có bóng đêm bao trùm lên vạn nẻo.
Tất cả chỉ toàn là một màu xanh êm dịu, quanh năm trăm hoa đua nở, bướm lượn ong vờn, với tiếng chim đua nhau líu lo ca hót, cây cối sum suê, lộc mới đơm cành. Đó là hình ảnh của một thời từng có một mùa xuân bất tận. Nhưng rồi chẳng có cái gì tuyệt đối cả. Tôi hỏi điều này: Tại sao lạ vậy?
Thầy tôi cười đáp:
- Âu đó là cái lý. Thoạt đầu chỉ có mỗi cái một thì chẳng bao giờ động. Nhưng chẳng lẽ bất động thì làm sao có sự chuyển biến? Theo quy luật của Tạo Hóa, có "tịnh" thì phải có "động".
Trương Tải bảo rằng cái "khí" mang tính vật chất ấy đó là nguyên lý đầu tiên của vũ trụ. Ông bảo trời đất phải có lý, có khí, đó là cái đạo hình nhi thượng, mà chú nên nhớ rằng đó là cái vốn của sinh vật. Chú hiểu điều này chứ ?
Tôi lắc đầu biểu lộ là mình chưa thấu đáo được hết nghĩa của thầy tôi vừa giảng giải. Minh Sư Minh Dà Đông Đạt nhìn tôi trong giây lát, đoạn cất tiếng giảng giải tiếp:
- Lỗ San nên nhớ rằng cuộc sống của con người và vạn vật phải có cái "lý" ù nhiên hậu mới có tính. Với Chu Hy, người còn liên kết giữa cái "lý" với Thái cực. Điều này ta đã có lần bàn thảo với chú kia mà!
Tôi sực nhớ ra, gật đầu:
- Thưa Minh Sư, quả có. Ấy đó là cái gốc vũ trụ của đạo gia. Thưa thầy con hiểu điều này. Tổng hợp cái lý của vạn vật trong trời đất lại thì đó là Thái cực, như Chư tử nói:
"Tổng thiên địa vạn vật chi lý, tiện thị thái cực". Đó là "Lý nhất phân thù" "vật vô vô đối". Tuy vậy con chưa hiểu thế nào là "cách vật trí tri"?
- Lỗ San đúng. Cái "Lý nhất" đó là bản nguyên của vũ trụ. Mà bản nguyên của vũ trụ là Thái Cực. Còn "phân thù" là âm dương, ngũ hành, là vạn vật, vạn lý. Là mọi sự vật trong thế định vị không đổi, nó có mặt đối lập với nhau, ấy chính đó mới phát sinh ra "cái động".
Như chú thấy vũ trụ đã hoàn toàn thành hình, nó không có một mà có hai. Một và hai đó chính là động tĩnh. Chú phải tìm kiếm cái nguyên lý của sự vật đó mới thấu đáo được cái cùng của nó. Đó là "cách vật trí tri " mà chú vừa nêu ra hỏi đó.
Đến đây, Minh Sư ngừng lại mỉm cười:
- Tạm đủ rồi, bây giờ thì chúng ta phải nghỉ ngơi ăn uống cái đã! Ngày mai thức dậy hãy tiếp tục xem thử còn những gì trong Cổ Hiền Thạch Động này để được tìm hiểu thêm chăng!
Chúng tôi ăn uống thật no nê và ngủ một giấc ngay trong lòng Cổ Hiền Thạch Động! Đêm ngủ này chúng tôi cảm thấy vô cùng thoải mái!
Sáng dậy, chúng tôi lại được lệnh của Minh Sư khuân ít thùng có chất dẻo bước ra khỏi lòng Thạch Động, cùng nhau đẩy tảng đá bít kín cửa hang lại.
- Hãy để cho Cổ Hiền Thạch Động yên lòng nằm ngủ! Biết đâu, có một ngày đẹp trời nào đó, sẽ lại có những người có cơ duyên đến viếng thăm chiêm ngưỡng! Rồi họ cũng như các chú, sẽ được nhìn tận mắt những gì chúng ta đã nhìn thấy!
Chúng tôi ra khỏi lòng hang động, nhìn cảnh tượng đổ nát bên ngoài động mà lòng không khỏi bồi hồi!
Trên đường về phải qua một cây cầu treo vỏn vẹn chỉ có hai sợi dây, một sợi dùng để đặt bàn chân lên bước đi và một sợi khác ngang tầm tay, để vịn cho khỏi ngã. Nhìn xuống bên dưới một con sông nước chảy xiết, nghĩ dại nếu vạn nhất sẩy chân thì mạng sống khó lòng an toàn.
Nhờ đã vào thu nên trời mát dịu. Ánh nắng vàng trải mình lên vạn vật. Dăm ba con công đang xòe đuôi đủ màu sắc ra múa lượn, như tuồng chúng muốn phô trương cái đẹp của mình trước những loài hoa dại ở ven rừng.
Nhờ khí trời mát dịu nên chúng tôi quên cả sự mệt mỏi, quên luôn cả nghỉ ngơi. Mãi đến khi sương mù từ khí đá núi xông lên tỏa ra khắp làm mờ mịt cả núi rừng mới giật mình bảo nhau đêm sắp về đến nơi rồi! Bóng hoàng hôn phủ khắp sơn khê và mặt nhật đã thật sự lặn xuống dưới chân đồi.
Comment