Trước khi ra khỏi nhà trọ, Lê Thanh còn nghe lão già cụt chân nhắc lại:
- Cậu hãy nhìn cái chân chỉ còn một cọng như cái chân tôi đây để mà tính con đường tương lai của mình. Nên nhớ nằm lòng đều này: “Không ai được cái gì vô điều kiện từ mẹ rừng cả. Mà vàng, trầm đều là sản phẩm của rừng không thể tự tiện lấy đi mà được yên lành hoàn toàn đâu…”.
Đi đã xa trên con đường rừng rồi mà Thanh vẫn còn nghe vang vọng trong đầu câu nói ấy. Anh còn nhớ như in chuyện về cái chân bị mất của lão già. Chính một lần đi lấy trầm hương ở cánh rừng này lão đã bị hổ vồ và may mắn thoát được sau khi mất một chân trong miệng hổ đói, nhờ đã nhanh trí dùng con dao trên tay mình chặt đứt cẳng chân con hổ đang ngoạm.
Đâu phải ai tìm được trầm đều phải hy sinh thân thể. Đã có khối người làm giàu nhờ tìm được kỳ nam, trầm hương. Họ có sao đâu ngoài sự giàu sang và đổi đời?
Vả lại, với Thanh chuyện tìm trầm để làm giàu không phải là mục đích chính. Mà mục đích quan trọng hơn của anh là thực hiện lời nguyền của người cha quá cố. Trước khi nhắm mắt, ông đã gọi Lê Thanh đến bên và dặn chỉ một mình anh nghe thôi: “Con phải nhớ, cả đời ba đã tiêu tốn bao công sức chỉ cho mỗi mục đích là tìm cho ra một miếng trầm mà như lời ông nội con miêu tả lại, ông nội con đã để vuột mất nó chỉ trong nháy mắt chỉ vì một mỹ nhân xuất hiện bất ngờ khi ông con vừa tìm thấy trầm! Chính ba cũng vậy, sau hơn ba tháng canh chừng gian khổ, ba sắp lấy được nó thì cũng bỗng bị hoa mắt ngã té từ trên cây xuống gộp đá sâu, may mà không chết, chỉ bị hôn mê và sau đó bị bại liệt luôn, không còn khả năng trở lại rừng nữa... Nhưng ba quyết phải thành công. Đời ba làm chưa được thì tới phiên con. Con phải hứa với ba, phải tiếp tục con đường của ba, nếu không thì ba sẽ mãi mãi làm oan hồn, không thể siêu thoát...”.
Lê Thanh lao vào cái nghiệp đi tìm trầm không phải vì để làm giàu, mà vì chính lời ước nguyện của cha. Vả lại, chẳng biết phải do ám ảnh lời ước nguyện hay nguyên do nào khác, mà những lúc gần đây Thanh lại nghe niềm đam mê đi tìm trầm trong người cháy bỏng lên hơn bao giờ hết. Anh đã thề với lòng rằng phải tìm cho bằng được trầm hương mà không phải đánh đổi bất cứ thứ gì!
Soát lại túi thức ăn mang theo, Thanh khá yên tâm, bởi với lượng thức ăn này một mình anh thừa khả năng sống hơn một tuần giữa rừng. Cũng giống như lần trước, Lê Thanh không cần sự trợ giúp của ai, sẽ một mình lặng lẽ tìm kiếm và nhận mọi nguy hiểm chỉ với đôi tay và ý chí của mình. Anh nhớ lời cha anh đã nói lúc ông còn làm nghề đi rừng: “Tìm trầm hương là thử thách cái cơ duyên của mỗi người. Vậy đi tìm trầm thì tốt nhất là đi một mình. Có duyên thì vận may sẽ tới...”.
Đã sống qua một tuần trong chốn thâm u này mà cơ may chưa tới, nên hôm nay bắt đầu tuần thứ hai Thanh có vẻ tự tinh hơn, anh vừa tìm chỗ mắc võng nghỉ chân vừa lâm râm khấn vái vong hồn cha: “Con sẽ thực hiện được ước nguyện của cha, cha yên tâm đi. Trước sau gì con cũng thành công!”.
Những lời khấn vái như thế này đồng thời là những lời tự động viên của Thanh. Anh luôn muốn làm như vậy mỗi khi mệt mỏi, chán nản...
- Chào người anh em trẻ!
Câu chào của ai đó làm cho Lê Thanh giật mình quay lại. Một lão già người thượng quẩy chiếc gùi trên lưng, đang đi từ một con đường nhỏ băng ra. Họ chẳng quen nhau, nhưng thường người đi hay chào hỏi nhau nếu bất chợt gặp nhau giữa rừng.
- Dạ, chào già... ông cũng đi săn?
Ông lão cười nhe ra hai cái răng còn lại chổng trơ trên hàng nướu thâm xì:
- Anh trẻ đi săn gì? Có giống già đi tìm con tra trả hay không?
(Thanh đã có nghe về con chim gọi là tra trả này, nó là loài chim chuyên bám theo các loại thú dữ như cọp, beo để kêu lên mỗi khi loài ác thú xuất hiện. Người đi rừng thường bảo loài chim đó giống như loài chim báo bão ngoài biển khơi. Nó là loài cứu tinh của con người!)
Anh hỏi thăm:
- Rừng này có ông hổ nào có loài chim đó?
Lão già vẻ sợ hãi:
- Đây là hang ổ của chúng, sao lại không có! Mà sao anh trẻ đi một mình và không mang theo cái cây bùm bùm?
Biết ông già hỏi đến súng, Thanh cười đáp:
- Cháu không đi tìm ông hổ thì đem súng theo làm gì già ơi! Hổ sẽ không hại người khi người không tìm đến chúng phải không?
Lão già thượng rùn vai:
- Người ta nói vậy, chớ ở đây người đi rẫy, lên nương bị “ông” hạ hoài. Phải nói là không có ý săn hổ, nhưng có tiền kiếp thâm thù với hổ, thì cũng bị “ông” sát khi gặp mặt.
- Vậy già đi tìm chim tra trả để làm gì?
- À, già tìm cho Thần Hương. Thần ra lệnh đi tìm, bảo chim mau về đây, mang ông hổ cùng về, để giúp thần đuổi bọn xấu đi!
Lê Thanh ngạc nhiên:
- Thần Hương là ai? Có phải là Thần Trầm hay không?
Nghe Thanh nói, già thượng hoảng hốt:
- Đừng nói tên đó ra!
- Tên nào?
Lão hạ thấp giọng như sợ có người nghe:
- Ở đây không ai gọi là trầm hương cả, mà phải gọi là Thần Hương!
Lê Thanh càng tò mò thêm:
- Sao lại có Thần Hương?
Thấy anh chàng quá lờ mờ, già thượng phải nói rõ hơn:
- Lâu nay nhiều người đổ xô về đi tìm trầm, họ tận dụng chặt phá không chừa cây già đến cây con. Chỉ có những loài trầm hóa kiếp rồi mới thoát nạn, nhưng các vị ấy đã nổi giận!
Chạm vào đúng mục đích của mình, Thanh hỏi tới:
- Sao lại gọi là trầm đã hóa kiếp?
- Thì… trầm đã hiển linh, đã không còn là trầm mà bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy.
- Thì ra là thế!
Lê Thanh nhớ lại những chi tiết về cái chết của ông nội, rồi tai nạn của cha, anh liên tưởng đến điều mà già thượng vừa kể. Anh hỏi lại:
- Trầm đó có lấy được không?
- Trầm nào?
- Trầm hiển linh ấy!
Lão già nhẹ lắc đầu:
- Đừng hòng.
Ông ta đáp xong đưa mắt nhìn Lê Thanh ra vẻ ái ngại. Rồi lặng lẽ bỏ đi mà chẳng nói thêm một lời nào...
Anh chàng định gọi lại, nhưng nghĩ sao lại thôi. Đợi lão kia đi xa rồi Thanh mới rẽ về một hướng khác, nơi mà hôm trước anh đã từng đi qua, mà cũng là địa điểm mà theo lời chỉ dẫn của cha, ông đã từng ở đó lâu ngày và đã tìm được dấu vết của trầm hương.
Đến xế chiều hôm đó, chợt có một cơn mưa lớn. Lê Thanh đã thủ sẵn mọi thứ, nên chỉ trong vòng 5 phút anh đã mắc được chiếc võng treo lơ lửng giữa hai nhánh cây và có cả tấm bạt che mưa.
Mưa ở rừng có khi kéo dài cả ngày, nhưng cũng có những cơn mưa chỉ ồ lên một chút rồi ngừng, như cơn mưa hôm nay. Mưa tạnh, nhìn đồng hồ thì đã quá giờ, nên Lê Thanh quyết định ngủ lại, sáng mai sẽ đi tiếp. Theo anh nhẩm tính thì đã sắp đến địa điểm có ghi dấu của cha và ông nội, Thanh yên tâm chờ đêm xuống...
Giật mình tỉnh giấc bởi mùi hương nức mũi, Lê Thanh nhìn xung quanh một lượt, nhận ra mình vẫn nằm yên trên võng treo giữa hai thân cây. Ánh trăng trên đỉnh đầu sáng trong tỏa khắp khu rừng, mà bằng mắt thường cũng nhìn thấy vạn vật như đang lay động theo từng cơn gió. Đêm rừng đẹp lạ thường!
Và còn đẹp hơn khi Thanh chợt nhìn xuống gốc cây và bắt gặp một người con gái đang đứng co ro, mái tóc xõa tung bay theo gió...
- Cô là…?
Thanh hỏi rất khẽ, nhưng cô gái đứng dưới vẫn nghe, cô không nhìn lên, thốt lời:
- Thật vô tình, mình nằm ngủ ấm áp như thế, để người khác lạnh cóng cả người…
Trước hoàn cảnh bất ngờ, Lê Thanh lúng túng:
- Cô là… là ai vậy? Tại sao nửa đêm lại ở đây? Cô là…
- Hỏi gì mà lắm thế? Không kịp để cho người ta trả lời!
- Nhưng... cô là...
- Là người thiếu lịch sự, ngồi trên cao nói chuyện với một người đang sắp chết vì lạnh dưới này, coi được lắm sao!
Bây giờ Lê Thanh mới nhớ ra, anh chuẩn bị bước xuống thì đã nghe nàng ta cười khúc khích:
- Thôi, để người ta lên!
Nói xong, cô này thoăn thoắt leo lên, còn giỏi hơn là Thanh lúc leo lên ban chiều.
- Cô biết leo cây?
- Cậu hãy nhìn cái chân chỉ còn một cọng như cái chân tôi đây để mà tính con đường tương lai của mình. Nên nhớ nằm lòng đều này: “Không ai được cái gì vô điều kiện từ mẹ rừng cả. Mà vàng, trầm đều là sản phẩm của rừng không thể tự tiện lấy đi mà được yên lành hoàn toàn đâu…”.
Đi đã xa trên con đường rừng rồi mà Thanh vẫn còn nghe vang vọng trong đầu câu nói ấy. Anh còn nhớ như in chuyện về cái chân bị mất của lão già. Chính một lần đi lấy trầm hương ở cánh rừng này lão đã bị hổ vồ và may mắn thoát được sau khi mất một chân trong miệng hổ đói, nhờ đã nhanh trí dùng con dao trên tay mình chặt đứt cẳng chân con hổ đang ngoạm.
Đâu phải ai tìm được trầm đều phải hy sinh thân thể. Đã có khối người làm giàu nhờ tìm được kỳ nam, trầm hương. Họ có sao đâu ngoài sự giàu sang và đổi đời?
Vả lại, với Thanh chuyện tìm trầm để làm giàu không phải là mục đích chính. Mà mục đích quan trọng hơn của anh là thực hiện lời nguyền của người cha quá cố. Trước khi nhắm mắt, ông đã gọi Lê Thanh đến bên và dặn chỉ một mình anh nghe thôi: “Con phải nhớ, cả đời ba đã tiêu tốn bao công sức chỉ cho mỗi mục đích là tìm cho ra một miếng trầm mà như lời ông nội con miêu tả lại, ông nội con đã để vuột mất nó chỉ trong nháy mắt chỉ vì một mỹ nhân xuất hiện bất ngờ khi ông con vừa tìm thấy trầm! Chính ba cũng vậy, sau hơn ba tháng canh chừng gian khổ, ba sắp lấy được nó thì cũng bỗng bị hoa mắt ngã té từ trên cây xuống gộp đá sâu, may mà không chết, chỉ bị hôn mê và sau đó bị bại liệt luôn, không còn khả năng trở lại rừng nữa... Nhưng ba quyết phải thành công. Đời ba làm chưa được thì tới phiên con. Con phải hứa với ba, phải tiếp tục con đường của ba, nếu không thì ba sẽ mãi mãi làm oan hồn, không thể siêu thoát...”.
Lê Thanh lao vào cái nghiệp đi tìm trầm không phải vì để làm giàu, mà vì chính lời ước nguyện của cha. Vả lại, chẳng biết phải do ám ảnh lời ước nguyện hay nguyên do nào khác, mà những lúc gần đây Thanh lại nghe niềm đam mê đi tìm trầm trong người cháy bỏng lên hơn bao giờ hết. Anh đã thề với lòng rằng phải tìm cho bằng được trầm hương mà không phải đánh đổi bất cứ thứ gì!
Soát lại túi thức ăn mang theo, Thanh khá yên tâm, bởi với lượng thức ăn này một mình anh thừa khả năng sống hơn một tuần giữa rừng. Cũng giống như lần trước, Lê Thanh không cần sự trợ giúp của ai, sẽ một mình lặng lẽ tìm kiếm và nhận mọi nguy hiểm chỉ với đôi tay và ý chí của mình. Anh nhớ lời cha anh đã nói lúc ông còn làm nghề đi rừng: “Tìm trầm hương là thử thách cái cơ duyên của mỗi người. Vậy đi tìm trầm thì tốt nhất là đi một mình. Có duyên thì vận may sẽ tới...”.
Đã sống qua một tuần trong chốn thâm u này mà cơ may chưa tới, nên hôm nay bắt đầu tuần thứ hai Thanh có vẻ tự tinh hơn, anh vừa tìm chỗ mắc võng nghỉ chân vừa lâm râm khấn vái vong hồn cha: “Con sẽ thực hiện được ước nguyện của cha, cha yên tâm đi. Trước sau gì con cũng thành công!”.
Những lời khấn vái như thế này đồng thời là những lời tự động viên của Thanh. Anh luôn muốn làm như vậy mỗi khi mệt mỏi, chán nản...
- Chào người anh em trẻ!
Câu chào của ai đó làm cho Lê Thanh giật mình quay lại. Một lão già người thượng quẩy chiếc gùi trên lưng, đang đi từ một con đường nhỏ băng ra. Họ chẳng quen nhau, nhưng thường người đi hay chào hỏi nhau nếu bất chợt gặp nhau giữa rừng.
- Dạ, chào già... ông cũng đi săn?
Ông lão cười nhe ra hai cái răng còn lại chổng trơ trên hàng nướu thâm xì:
- Anh trẻ đi săn gì? Có giống già đi tìm con tra trả hay không?
(Thanh đã có nghe về con chim gọi là tra trả này, nó là loài chim chuyên bám theo các loại thú dữ như cọp, beo để kêu lên mỗi khi loài ác thú xuất hiện. Người đi rừng thường bảo loài chim đó giống như loài chim báo bão ngoài biển khơi. Nó là loài cứu tinh của con người!)
Anh hỏi thăm:
- Rừng này có ông hổ nào có loài chim đó?
Lão già vẻ sợ hãi:
- Đây là hang ổ của chúng, sao lại không có! Mà sao anh trẻ đi một mình và không mang theo cái cây bùm bùm?
Biết ông già hỏi đến súng, Thanh cười đáp:
- Cháu không đi tìm ông hổ thì đem súng theo làm gì già ơi! Hổ sẽ không hại người khi người không tìm đến chúng phải không?
Lão già thượng rùn vai:
- Người ta nói vậy, chớ ở đây người đi rẫy, lên nương bị “ông” hạ hoài. Phải nói là không có ý săn hổ, nhưng có tiền kiếp thâm thù với hổ, thì cũng bị “ông” sát khi gặp mặt.
- Vậy già đi tìm chim tra trả để làm gì?
- À, già tìm cho Thần Hương. Thần ra lệnh đi tìm, bảo chim mau về đây, mang ông hổ cùng về, để giúp thần đuổi bọn xấu đi!
Lê Thanh ngạc nhiên:
- Thần Hương là ai? Có phải là Thần Trầm hay không?
Nghe Thanh nói, già thượng hoảng hốt:
- Đừng nói tên đó ra!
- Tên nào?
Lão hạ thấp giọng như sợ có người nghe:
- Ở đây không ai gọi là trầm hương cả, mà phải gọi là Thần Hương!
Lê Thanh càng tò mò thêm:
- Sao lại có Thần Hương?
Thấy anh chàng quá lờ mờ, già thượng phải nói rõ hơn:
- Lâu nay nhiều người đổ xô về đi tìm trầm, họ tận dụng chặt phá không chừa cây già đến cây con. Chỉ có những loài trầm hóa kiếp rồi mới thoát nạn, nhưng các vị ấy đã nổi giận!
Chạm vào đúng mục đích của mình, Thanh hỏi tới:
- Sao lại gọi là trầm đã hóa kiếp?
- Thì… trầm đã hiển linh, đã không còn là trầm mà bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy.
- Thì ra là thế!
Lê Thanh nhớ lại những chi tiết về cái chết của ông nội, rồi tai nạn của cha, anh liên tưởng đến điều mà già thượng vừa kể. Anh hỏi lại:
- Trầm đó có lấy được không?
- Trầm nào?
- Trầm hiển linh ấy!
Lão già nhẹ lắc đầu:
- Đừng hòng.
Ông ta đáp xong đưa mắt nhìn Lê Thanh ra vẻ ái ngại. Rồi lặng lẽ bỏ đi mà chẳng nói thêm một lời nào...
Anh chàng định gọi lại, nhưng nghĩ sao lại thôi. Đợi lão kia đi xa rồi Thanh mới rẽ về một hướng khác, nơi mà hôm trước anh đã từng đi qua, mà cũng là địa điểm mà theo lời chỉ dẫn của cha, ông đã từng ở đó lâu ngày và đã tìm được dấu vết của trầm hương.
Đến xế chiều hôm đó, chợt có một cơn mưa lớn. Lê Thanh đã thủ sẵn mọi thứ, nên chỉ trong vòng 5 phút anh đã mắc được chiếc võng treo lơ lửng giữa hai nhánh cây và có cả tấm bạt che mưa.
Mưa ở rừng có khi kéo dài cả ngày, nhưng cũng có những cơn mưa chỉ ồ lên một chút rồi ngừng, như cơn mưa hôm nay. Mưa tạnh, nhìn đồng hồ thì đã quá giờ, nên Lê Thanh quyết định ngủ lại, sáng mai sẽ đi tiếp. Theo anh nhẩm tính thì đã sắp đến địa điểm có ghi dấu của cha và ông nội, Thanh yên tâm chờ đêm xuống...
Giật mình tỉnh giấc bởi mùi hương nức mũi, Lê Thanh nhìn xung quanh một lượt, nhận ra mình vẫn nằm yên trên võng treo giữa hai thân cây. Ánh trăng trên đỉnh đầu sáng trong tỏa khắp khu rừng, mà bằng mắt thường cũng nhìn thấy vạn vật như đang lay động theo từng cơn gió. Đêm rừng đẹp lạ thường!
Và còn đẹp hơn khi Thanh chợt nhìn xuống gốc cây và bắt gặp một người con gái đang đứng co ro, mái tóc xõa tung bay theo gió...
- Cô là…?
Thanh hỏi rất khẽ, nhưng cô gái đứng dưới vẫn nghe, cô không nhìn lên, thốt lời:
- Thật vô tình, mình nằm ngủ ấm áp như thế, để người khác lạnh cóng cả người…
Trước hoàn cảnh bất ngờ, Lê Thanh lúng túng:
- Cô là… là ai vậy? Tại sao nửa đêm lại ở đây? Cô là…
- Hỏi gì mà lắm thế? Không kịp để cho người ta trả lời!
- Nhưng... cô là...
- Là người thiếu lịch sự, ngồi trên cao nói chuyện với một người đang sắp chết vì lạnh dưới này, coi được lắm sao!
Bây giờ Lê Thanh mới nhớ ra, anh chuẩn bị bước xuống thì đã nghe nàng ta cười khúc khích:
- Thôi, để người ta lên!
Nói xong, cô này thoăn thoắt leo lên, còn giỏi hơn là Thanh lúc leo lên ban chiều.
- Cô biết leo cây?
Comment